watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Điệu Sáo Mê Hồn-Hồi 103 - tác giả Ngọa Long Sinh Ngọa Long Sinh

Ngọa Long Sinh

Hồi 103

Tác giả: Ngọa Long Sinh

Cổn Long Vương hắng giọng rồi giơ ngón tay ra điểm. Một luồng chỉ phong nhằm thẳng huyệt huyền cơ Liên Tuyết Kiều phóng tới.
Liên Tuyết Kiều né mình tránh khỏi. Nàng chưa kịp vung kim đao phản kích, đã thấy một bóng người lướt đi, Cổn Long Vương tiến sát lại. Tay phải lão ra chiêu “Thiên Địa Khai Thái”. Chưởng thế tay phải đang đánh xuống thì tay trái lão ra luôn chiêu “Phá Vân Mô Tinh”. Chiêu này biến thành chỉ lực chia ra điểm vào bốn đại huyệt Liên Tuyết Kiều.
“Thiên Địa Khai Thái” là một chiêu thức cực kỳ mãnh liệt trong võ học phái Thiếu Lâm. Chiêu này đánh ra một cách thẳng thắn đường hoàng thì trái lại chiêu “Phá Vân Mô Tinh” cực kỳ hiểm độc biến ảo khôn lường! Trong một thế công mà Cổn Long Vương dùng hai chiêu thức tương phản nhau, một đằng theo lối dương cương, một đằng theo lối âm nhu.
Liên Tuyết Kiều cả kinh, đột nhiên vung kim đao ra chiêu “Pháp Luân Cửu Chuyển”. Ánh kim quang lóe ra bốn mặt. Người nàng được làn ánh sáng vàng bao phủ xung quanh.
Cổn Long Vương đã chắc mẩm nếu không điểm trúng huyệt đạo Liên Tuyết Kiều thì ít ra cũng bức bách nàng phải lùi lại. Lão không ngờ đường kim quang lóe ra, bắt buộc chiêu thức của mình phải thu hồi.
Liên Tuyết Kiều vừa phát chiêu đầu đã chiếm ưu thế, nàng liền biến đổi đao pháp phóng luôn ba chiêu đánh rất rát.
Ba chiêu này tuy không mãnh liệt nhưng trong mỗi chiêu đều biến hóa vô cùng, khiến cho đối phương không nhận biết đường nào mà chống đỡ.
Cổn Long Vương bị Liên Tuyết Kiều dùng kim đao áp bức mình phải lùi lại thì trong lòng căm tức vô cùng. Lão đang định ra tay hiểm độc để bắt sống Liên Tuyết Kiều mà không thì cũng đánh chết nàng ngay tức khắc.
Võ công của Liên Tuyết Kiều phần lớn đã được Cổn Long Vương truyền thụ. Nhưng ít lâu nay nàng đã có duyên kỳ ngộ luyện được nhiều môn khác, nên không phải dùng hoàn toàn những thế cũ để đối phó với Cổn Long Vương. Vì vậy mà lão cũng khó lòng chế phục được nàng.
Ba chiêu thức Liên Tuyết Kiều vừa thi triển rất kỳ dị, mặc dầu Cổn Long Vương vốn là một tay võ học uyên bác mà cũng chưa được trông thấy bao giờ, bất giác lão kinh hãi vô cùng và lòng tự tin bị giảm đi rất nhiều.
Cổn Long Vương càng bối rối hơn nữa khi lão liên tưởng đến những người
đứng sau Liên Tuyết Kiều là Thượng Quan Kỳ cùng Viên Hiếu đã luyện những chiêu thức tựa hồ như chuyên để chống đối lại những thế võ của lão.
Liên Tuyết Kiều đánh luôn ba đao bức bách Cổn Long Vương phải lùi lại, rồi nàng cũng phấn khởi tinh thần và tăng thêm phần tự tin. Nàng thu đao về cười nói:
– Vương gia! Lấy binh khí ra đi.
Cổn Long Vương trầm ngâm không nói gì. Lão đã đeo mặt nạ trơ như gỗ, không thể nhìn rõ nét biến chuyển, nhưng hai mắt lão lộ vẻ kinh ngạc, đồng thời phát hiện thâm tâm lão nhụt nhuệ khí và kém phần tin tưởng.
Bỗng thấy Cổn Long Vương từ từ vén áo xanh lên lấy ra một vật đen sì giống hình con rắn. Tay lão cầm cây Nhuyễn Tiên đột nhiên vùng lên nói:
– Võ công mi đã đến mực mà ta không thể ngờ tới.
Liên Tuyết Kiều cười nói:
– Tiểu nữ đã khuyên Vương gia nên lấy khí giới ra mà Vương gia cố ý không nghe.
Tuy miệng nàng nói ung dung mà trong lòng vẫn ngấm ngầm đề phòng. Nàng nhớ lại Cổn Long Vương trước nay động thủ với ai vẫn không dùng đến binh khí. Bây giờ lão cầm cây Nhuyễn Tiên hình con rắn, không hiểu nó có những chiêu thức gì kỳ lạ?
Cổn Long Vương hai mắt nhìn trừng trừng lưỡi kim đao trong tay Liên Tuyết Kiều chậm rãi hỏi:
– Ta có điều muốn hỏi mi, chẳng hiểu mi có chịu nói thực.
Liên Tuyết Kiều cười nói:
– Vương gia cứ hỏi đi!
Cổn Long Vương nhìn cây kim đao hỏi:
– Đại khái các món binh khí khắp thiên hạ đều đánh bằng gang thép nguyên chất. Sao thanh đao của mi lại đúc bằng vàng
Liên Tuyết Kiều cười đáp:
– Vương gia hỏi câu này thực ra không phải là chân tâm muốn hỏi vậy. Có phải Vương gia định hỏi: Tại sao thanh kim đao lại sắc bén đến thế?
Cổn Long Vương nói:
– Nếu vậy thì sao?
Liên Tuyết Kiều đáp:
– Thanh kim đao của tiểu nữ có rất nhiều lai lịch...
Cổn Long Vương hơi rùng mình hỏi:
– Phải chăng đó là lưỡi đao Kinh Hồn?
Liên Tuyết Kiều đáp:
– Đúng thế.
Cổn Long Vương mất cả oai phong lẫm liệt, thở dài hỏi:
– Kim đao đã xuất hiện thì chắc là nhị bảo kia cũng lòi ra rồi?
Liên Tuyết Kiều đáp:
– Dĩ nhiên là Võ Lâm Tam Bảo đã nhất tề xuất hiện.
Hai mắt Cổn Long Vương chiếu ra tia sáng kỳ dị, nhìn chằm chặp vào Liên Tuyết Kiều. Lão nói bằng một giọng cực kỳ hòa nhã trước nay chưa từng thấy:
– Con ơi! Những tay cao thủ dưới trướng ta có đến mấy trăm vị. Kể về kiến thức cùng đảm lược thì con là người hơn hết.
Liên Tuyết Kiều ngơ ngác nói:
– Phụ vương quá khen! Tiểu nữ thật là xấu hổ...
Rồi nàng cười lạt nói tiếp:
– Vì thế mà phụ vương cần phải giết tiểu nữ.
Cổn Long Vương nói:
– Ta đem bao nhiêu tâm cơ vào việc kiến tạo vương cung, thu quét dũng sĩ, không phải chi ở việc thành danh bá nghiệp trong võ lâm mà thôi.
Liên Tuyết Kiều nói:
– Tiểu nữ biết rồi. Vương gia định cầm binh tác loạn, tranh đoạt ngôi báu thiên hạ.
Cổn Long Vương nói:
– Phải rồi! Giả tỷ chí nguyện ta mà thành tựu thì người duy nhất đủ tài thừa kế ngôi hoàng đế chí tôn để thống suất vạn dân ngoài con ra không còn ai đảm đương được.
Liên Tuyết Kiều hỏi:
– Vương gia nói câu này không tự biết là quá muộn rồi sao?
Cổn Long Vương đáp:
– Nếu Võ Lâm Tam Bảo này chưa xuất hiện thì đại nghiệp của cha còn có phần khó khăn chưa dám nắm chắc. Hỡi ơi! Con chỉ biết Võ Lâm Tam Bảo là những lợi khí sắc bén mà chưa hiểu nó còn đại dụng khác nữa.
Lão khẽ đằng hắng một tiếng rồi nói tiếp:
– Trên thế gian này người biết rõ cái diệu dụng chân chính của Võ Lâm Tanh Bảo chỉ có mình ta mà thôi.
Thượng Quan Kỳ không nhịn được nữa, hỏi xen vào:
– Đường Toàn so với lão thế nào?
Cổn Long Vương không đáp lời Thường Quan Kỳ, hai luồng nhãn quang vẫn nhìn chằm chặp Liên Tuyết Kiều, lão nói tiếp:
– Chắc con đã biết rõ hơn ai hết là mấy chục năm nay ta đã tốn bao nhiêu hơi sức để truy tầm cho ra Võ Lâm Tam Bảo há phải chỉ là... vì lưỡi đao Kinh Hồn sắc bén tuyệt thế vô song mà thôi ư?
Liên Tuyết Kiều bất giác động tâm tự hỏi: “Ta đã xem kỹ Võ Lâm Tam Bảo lại chưa tìm ra những chỗ khả nghi”?
Cổn Long Vương lại nói tiếp:
– Dù Đường Toàn có biết rõ tác dụng chân chính của Võ Lâm Tam Bảo, song ta quyết rằng: Y chưa nói tỏ tường cho các ngươi hay.
Lão nổi lên một tràng cười giòn giã rồi hỏi:
– Đúng không?
Liên Tuyết Kiều lẩm bẩm một mình:
– Trong cuốn di thư của Đường Toàn quả chưa từng đề cập đến Võ Lâm Tam Bảo còn có tác dụng gì khác nữa.
Cổn Long Vương lại nói:
– Ta có thể cho con hay rằng: Ai đã nắm được Võ Lâm Tam Bảo thì người đó có thể đoạt được ngôi chí tôn trong thiên hạ.
Lão thở dài nói tiếp:
– Vì việc này mà ta bôn tẩu suất đời. Con ơi! Con nên biết rằng nay ta đã gần sáu chục tuổi đầu, hùng tâm tráng chí cũng theo tuổi già mà mòn mỏi. Dù cho ta có đoạt được ngôi chí tôn trong thiên hạ cũng chẳng còn sống được bao lâu. Ta đã không còn, mà Mai Quyên Đại nghĩa muội lại bản tính chất phác khờ dại, không đương nổi đại nhiệm. Suy đi tính lại chỉ có mình con là người thừa kế duy nhất.
Liên Tuyết Kiều hỏi móc:
– Giả tỷ tiểu nữ bị chết vì Phụ Cốt Độc Châm của Vương gia rồi thì sao?
Cổn Long Vương đáp:
– Con không thể chết được. Ta sẽ đi tận góc bể bên trời để tìm con và chữa cho khỏi chết.
Thượng Quan Kỳ xem chừng Liên Tuyết Kiều sắp bị Cổn Long Vương nói cho xiêu lòng thì giật mình vội nhắc:
– Liên cô nương! Cô nương đừng nghe lão tán hươu, tán vượn.
Cổn Long Vương đưa mắt nhìn Thượng Quan Kỳ lạnh lùng hỏi:
– Cha con ta nói chuyện với nhau sau khi tương biệt, việc gì đến mi mà phải chõ mồm vào?
Mắt Thượng Quan Kỳ vừa chạm vào luồng nhãn quang của Cổn Long Vương. Chàng lập tức cảm thấy tâm thần hoang mang, thì không khỏi giật mình la thất thanh:
– Di Hồn Đại Pháp?
Bỗng thấy Liên Tuyết Kiều nói bằng một giọng ôn tồn:
– Bể khổ mông mênh, cuối cùng quay đầu vào tới bến. Suất đời Vương gia đã làm bao nhiêu điều ác nghiệt, giết người bàn tay đẫm máu. Bây giờ Vương gia nên nghe lời tiểu nữ khuyên can: Buông lưỡi đao đồ tể xuống bó tay chịu trói để tạ tội với võ lâm hoặc giả còn có cơ thoát chết.
Thượng Quan Kỳ nghe nàng nói vậy cả mừng lẩm bẩm: “Té ra nàng vẫn chưa bị Di Hồn Đại Pháp của Cổn Long Vương làm mê loạn tâm thần”.
Chàng ngoảnh đầu nhìn sang thấy hai mắt Liên Tuyết Kiều phóng ra những tia sáng kỳ dị. Vẻ mặt rất ôn hòa, khiến ai cũng phải thương xót, bất giác nghĩ thầm: “Phải rồi! Cả hai người đối đáp với nhau ngoài mặt tuy không có điều gì khả nghi mà thực ra họ đang vận nội công, thi triển Mê Hồn Đại Pháp toan làm rối loạn tâm thần đối phương”.
Bỗng thấy Cổn Long Vương cười lạt hỏi:
– Phải chăng con định thi triển thuật Mê Hồn Đại Pháp đã được ta truyền thụ cho để toan làm loạn tâm hồn ta?
Liên Tuyết Kiều đáp:
– Cái đó tùy Vương gia suy nghĩ thôi!
Cổn Long Vương nháy mắt nói:
– Con đã không nghe lời ta khuyên bảo thì bất đắc dĩ ta phải giết con đi để trừ khử một tay kình địch.
Liên Tuyết Kiều nói:
– Vương gia chớ vội khoe khoang. Chưa chắc ai chết về tay ai.
Cổn Long Vương đột nhiên vung cây Nhuyễn Tiên hình như con rắn rít lên một tiếng kinh hồn điểm vào trước ngực Liên Tuyết Kiều.
Liên Tuyết Kiều đưa kim đao lên gạt ngang hất ngọn roi ra, lạnh lùng nói:
– Lưỡi đao Kinh Hồn này bất luận vật gì cứng rắn đến đâu nó cũng chém đứt, nhưng không hiểu có chặt cây Xà tiên trong tay Vương gia chăng?
Cồn Long Vương rung cổ tay một cái, cây Xà tiên chưa đến nơi lại thu về, nhưng lão không để cho Liên Tuyết Kiều kịp vung đao phản kích, đã lại phóng Xà tiên ra ngay. Ánh roi biến hóa cực kỳ ảo diệu phát ra những tiếng rùng rợn toan quấn lấy đao của đối phương.
Liên Tuyết Kiều múa tít thanh kim đao để hộ vệ thân thể.
Đây là lần đâu mà nàng thấy Cổn Long Vương dùng khí giới để đối địch. Đường roi của lão quả nhiên có những chiêu thức rất kỳ dị, thế công ác liệt dị thường.
Liên Tuyết Kiều thủ thế rất nghiêm mật.
Trong vòng nửa năm trời nàng đã được Viên Hiếu dạy cho rất nhiều thế võ đặc biệt cực kỳ mãnh liệt. Đao đi roi lại thật là kỳ phùng địch thủ. Cũng may mà Liên Tuyết Kiều đã được Cổn Long Vương truyền thụ cho rất nhiều nên biết đường lối chống đỡ. Hơn nữa lưỡi kim đao trong tay nàng lợi hại tuyệt luân. Cổn Long Vương không dám để binh khí của mình chạm vào bảo đao nên nàng mới giữ được ngang sức.
Mỗi khi Cổn Long Vương thi triển tuyệt kỹ để toan hạ sát Liên Tuyết Kiều ngay tức khắc, thì nàng dùng những chiêu thức đã học được của Viên Hiếu để giải khai đối phương.
Hai bên đang tranh đấu không phân được thua, thoáng cái đã dư năm mươi hiệp.
Cổn Long Vương đánh lâu không thắng được thì trong lòng nóng nảy, lão rút chặt tay roi tấn công dữ dội hơn.
Liên tuyết Kiều thấy ngọn roi của đối phương lúc quét lúc điểm với một luồng kình lực ghê gớm tựa hồ như để đè ép luồng hô hấp của mình, làm cho khó thở thì biết rằng Cổn Long Vương vận nội công vào đầu ngọn roi dùng toàn lực để tranh thắng mau lẹ. Nếu còn đánh nữa thì khó lòng chống đỡ được lâu. Đột nhiên nàng ra chiêu “Phong Khởi Vân Dũng” để ngăn ngừa thế công của Cổn Long Vương rồi nhảy lui lại ba thước.
Cổn Long Vương đè tay phải xuống cây Xà tiên như bóng theo hình, rượt Liên Tuyết Kiều. Chân nàng chưa chấm đất thì ngọn Xà tiên đã điểm ngay ngực.
Liên Tuyết Kiều bóp ngực lại nhảy vọt lên lùi ra ba thước.
Cổn Long Vương cười lạt nói:
– Mi đã không giữ đạo làm con thì đừng trách ta không vẹn nghĩa làm cha.
Lão vung roi lên quất xuống, bóng roi loang loáng đầy trời, bốn mặt giáp công. Thế roi kỳ tuyệt này khiến cho đối phương dường như không có cách gì chống chọi được.
Liên Tuyết Kiều trong lúc hoang mang đành ra chiêu “Pháp Luân Cửu Chuyển”, làn ánh sáng vàng bao phủ cả ánh roi.
Cổn Long Vương thấy nàng đã ra cả thảy đến bốn chiêu “Pháp Vân Cửu Chuyển” để tự giải nguy. Lão liền nghĩ cách ra chiêu kịch liệt hơn để áp đảo thế “Pháp Luân Cửu Chuyển” của đối phương.
Lão lại ngấm ngầm vận kình lực ngưng tụ vào cánh tay.
Liên Tuyết Kiều áp đảo được làn roi của Cổn Long Vương rồi đang thu đao về để đổi chiêu thức, thì lão đột nhiên giơ ngón tay trái ra điểm vào tĩnh huyệt trên vai nàng. Lão điểm một cách mau lẹ dị thường, Liên Tuyết Kiều tránh không kịp đành né người đi một chút để khỏi bị trúng huyệt. Vậy mà nàng thấy vai bên phải đau nhói tựa hồ như bị thiết chùy đánh trúng, một bên tay nhũn ra rũ xuống. Rớt mất bảo đao.
Cổn Long Vương cười lạt, vung tay phải một cái, cây Xà tiên nhắm bụng Liên Tuyết Kiều điểm tới. Viên Hiếu quát lên một tiếng thật to, vung quyền như gió bão đánh tới. Vì gã vội cứu Liên Tuyết Kiều nên đem lực lượng toàn thân dồn vào cánh tay đánh ra, phát lên tiếng gió vù vù.
Cổn Long Vương tuy cương cường là thế mà không dám chống lại thoi quyền, phải lạng người đi né tránh.
Thượng Quan Kỳ tung người nhảy lại đỡ lấy Liên Tuyết Kiều khẽ hỏi:
– Cô nương bị thương nặng lắm phải không?
Liên Tuyết Kiều sắc mặt lợt lạt, mà vẫn cố cựa quậy không để cho Thượng Quan Kỳ ôm mình vào lòng. Nàng gắng gượng đáp:
– Ta không sao đâu. Mau đoạt lại thanh kim đao.
Bỗng thấy Cổn Long Vương phóng cây Xà tiên xuống đất cuốn lấy thanh kim đao.
Thượng Quan Kỳ quát lên một tiếng, tiến lại, tay trái đánh ra một chưởng, năm ngón tay phải nửa co nửa duỗi vung ra toan ướp lấy cây Xà tiên đang cuốn lưỡi kim đao. Tuy chàng biết rõ chiêu này mạo hiểm vô cùng, song sợ Cổn Long Vương đã võ công tuyệt thế lại cướp được kim đao thì khác nào như hổ thêm móng vuốt nên chàng phải liều mạng ra tay.
Cổn Long Vương cười lạt một tiếng hất cây Xà tiên đã cuốn được kim đao, chém ngược lại vào tay mặt Thượng Quan Kỳ.
Thượng Quan Kỳ biết lưỡi kim đao sắc bén vô cùng đành phải lùi lại để tránh. Chàng vung tay trái, vận toàn lực đánh ra một chưởng.
Cổn Long Vương lại lia lưỡi kim đao đi, Thượng Quan Kỳ phải rụt tay trái về. Mấy chiêu này chàng phóng ra cực kỳ mạo hiểm chỉ khe cái chết chừng sợi tóc nhưng chàng động thủ mãnh liệt vô cùng khiến cho Cổn Long Vương không sao với tay ra để lượm lưỡi kim đao được. Cổn Long Vương quả là tay võ công tuyệt thế tuy lão không thò tay ra lấy được lưỡi kim đao mà lão huy động cây Xà tiên đã quấn được lưỡi kim đao để nghinh chiến một cách rất linh hoạt tựa hồ như cầm lưỡi kim đao trong tay vậy.
Viên Hiếu bỗng gầm lên một tiếng, vung quyền đánh mạnh vào sườn bên tả Cổn Long Vương. Thế quyền của gã, chẳng khác gì cây thiết chùy đập xuống tảng đá.
Thượng Quan Kỳ tinh thần phấn khởi, chăm chú để ý vào việc cướp lại lưỡi kim đao. Hai tay chàng duỗi ra co lại vun vút, toan chụp lấy lưỡi đao.
Cổn Long Vương tuy bề ngoài vẫn giữ vẻ trấn tĩnh, mà trong lòng kinh hãi vô cùng. Từ lúc lão bị Thượng Quan Kỳ cùng Viên Hiếu giáp công, lão phải đem toàn lực ra để đối phó.
Viên Hiếu chạm phải tiềm lực của lão làm rung chuyển và lùi lại phía sau ba bước. Nhưng gã dũng mãnh dị thường, vừa đứng vững gã lại lập tức xông lên.
Ba người giao tranh một loáng đã được đến bốn năm chục chiêu.
Viên Hiếu cùng Thượng Quan Kỳ trên trán mồ hôi nhỏ giọt và hơi thở đã cấp bách. Đường quyền cùng đòn chưởng của hai người phần nhiều chuyên để khắc chế chiêu thức đối phương mà vẫn không sao thủ thắng được. Xem chưởng của hai người đã mệt mà Cổn Long Vương chưa lộ vẻ gì khác lạ.
Thực ra Cổn Long Vương cũng đã mệt nhoài, mồ hôi ra như tắm. Song nhờ được lão nội công thâm hậu, lão vận động chân khí để đè ép hơi thở không phát ra tiếng.
Viên Hiếu vừa vung quyền đánh kịch liệt vừa gầm lên như sấm vang đánh luôn mười hiệp nữa mà hai bên vẫn giữ mức quân bình không phân thắng bại.
Lúc này mình Thượng Quan Kỳ đã ướt đẫm mồ hôi, song thế quyền chàng vẫn phóng ra mãnh liệt và mau lẹ dị thường.
Cổn Long Vương chiến đấu rất vất vả, mấy lần toan thò tay ra lượm lưỡi kim đao mà không sao lượm được vì Thượng Quan Kỳ để hết tinh thần vào việc tranh đoạt bảo đao. Hễ chàng thấy lão vươn tay ra, là lập tức điểm vào những huyệt trọng yếu trong người lão khiến lão lập tức phải nghinh địch, không được rảnh tay.
Thượng Quan Kỳ biết rằng: Nếu hôm nay để Cổn Long Vương lấy được bảo đao thì chẳng những không bao giờ có hi vọng cướp lại được nữa mà số mạng quần hào lâm vào tình trạng nguy ngập vô cùng, nên chàng quyết chí không để lưỡi kim đao lọt vào tay lão.
Cổn Long Vương đem hết các môn sở trường võ công, cả về quyền chưởng lẫn chỉ pháp, mà vẫn bị Thượng Quan Kỳ cùng Viên Hiếu đỡ gạt được. Sau lão biết rằng khó lòng lấy được lưỡi kim đao mà cứ giữ như vậy thì điều động ngọn roi kém phần linh hoạt. Đột nhiên lão tung ngọn roi duỗi thẳng ra cho lưỡi kim đao rơi xuống đất. Đồng thời lão ra những chiêu rất lợi hại để công kích đối phương.
Thượng Quan Kỳ cùng Viên Hiếu tuy hợp sức cố đánh mà vẫn không sao lấy được lưỡi kim đao.
Đang lúc tranh dấu kịch liệt, đột nhiên Cổn Long Vương khẽ huýt lên một tiếng còi. Bọn thị vệ áo đen mai phục bốn mặt nhảy xô ra.
Liên Tuyết Kiều sau một lúc điều dưỡng, thân thể đã hồi phục khá nhiều. Nàng nhìn thấy lưỡi đao Kinh Hồn rớt ở dưới chân ba người mà không ai được rảnh
tay lúc nào để lượm lấy. Bên ngoài mấy chục tên thị vệ áo đen đang tràn vào, nàng kinh hãi vô cùng vội nói:
– Hai người ráng đẩy lão lui ra xa vài bước để ta lượm kim đao!
Viên Hiếu quát to lên một tiếng, đánh ra một quyền cực mạnh nhằm thẳng vào giữa ngực đối phương. Cổn Long Vương không dám phản kích, phải né tránh.
Mỗi lệnh truyền của Liên Tuyết Kiều đối với Viên Hiếu khác nào một tờ chiếu chỉ của nhà vua. Gã đem toàn lực phóng quyền ra, không tưởng gì đến cách phòng thủ thân mình lộ ra bao nhiêu chỗ sơ hở.
Thượng Quan Kỳ thấy vậy giật mình, đành đem toàn lực phóng hai chưởng ra để che chở cho Viên Hiếu.
Bỗng nghe véo một tiếng, đầu roi của Cổn Long Vương đã điểm trúng bả vai Thượng Quan Kỳ, máu tươi chảy ra đầm đìa. Tiếp theo là một tiếng rung chuyển, Cổn Long Vương phóng tay trái ra để gạt thoi quyền của Viên Hiếu. Nhưng vì lão còn phân tâm tấn công Thượng Quan Kỳ, không thể dùng toàn lực để chống với thế quyền của Viên Hiếu.
Lão cũng bị rung chuyển và lùi lại hai bước.
Liên Tuyết Kiều mạo hiểm duỗi chân ra khều được lưỡi Kinh Hồn đao cầm vào tay.
Giữa lúc này Viên Hiếu cũng bị chưởng lực Cổn Long Vương hất lùi lại hai bước.
Liên Tuyết Kiều thấy hai tay phải mình hãy còn đau ê ẩm nàng vung tay trái huy động lưỡi kim đao, vừa xông ra ngoài, vừa hô lớn:
– Chúng ta phải mau ra khỏi cung Thuần Dương!
Cổn Long Vương chống đỡ thế quyền của Viên Hiếu rồi, cũng cảm thấy khí huyết sôi động cần phải điều dưỡng một lúc mới có thể tiếp tục động thủ được. Nếu cứ miễn cưỡng đánh hoài, tất bị nội thương. Lão cân nhắc lợi hại rồi không động thủ nữa, ngấm ngầm vận động chân khí điều dưỡng.
Viên Hiếu bị nội thương nặng hơn Cổn Long Vương, nhưng gã còn trẻ tuổi, sức vóc tráng kiện. Gã nghiến răng vung quyền đánh lại, thế quyền chưa tới mà luồng chưởng phong đã quạt đến trước ngực một gã áo đen. Gã rú lên một tiếng ngã lăn ra.
Thượng Quan Kỳ vội xé mảnh áo để buộc vết thương rồi xoay mình chạy ra ngoài.
Liên Tuyết Kiều vừa vung đao đón đỡ vừa bảo Thượng Quan Kỳ cùng Viên Hiếu:
– Các ngươi huy động quyền chưởng về phía trước mặt ta để mở đường mà chạy.
Viên Hiếu liền vung quyền phóng ra theo thế liên hoàn.
Thượng Quan Kỳ phóng luôn ba chưởng mãnh liệt, phát ra tiếng gió vù vù.
Liên Tuyết Kiều thừa thế múa tít lưỡi kim đao mở một đường máu, xông ra khỏi cung Thuần Dương chạy vào rừng.
Thiên Mộc đại sư cùng Kim Nguyên Đạo phấn khởi tinh thần cầm ngang ngọn thiền trượng và cây hoa thương để cản đường. Kim Nguyên Đạo ngoài cây Lượng Ngân Thương cầm trong tay, sau lưng còn giắt một lưỡi đơn đao.
Liên Tuyết Kiều bảo hai người:
– Các vị chống cự cường địch cho bọn ta!
Thiên Mộc đại sư cùng Kim Nguyên Đạo không dám hỏi nhường lối cho ba người đi khỏi rồi đứng ra, chắn đường quân địch đuổi theo.
Liên Tuyết Kiều chạy xa được hai ba trượng rồi nói:
– Chúng ta hãy điều dưỡng một lúc đã!
Viên Hiếu nói:
– Phải lắm, phải lắm!
Liên Tuyết Kiều thò tay lấy ra một viên linh đan bảo Viên Hiếu:
– Ngươi nuốt viên linh đan này để còn lấy sức chống lại Cổn Long Vương.
Viên Hiếu nhe răng ra cười rồi ngồi xếp bằng lại điều dưỡng.
Liên Tuyết Kiều ngoảnh đầu nhìn thấy vai Thượng Quan Kỳ máu tươi chảy ra đầm đìa thì không khỏi chau mày hỏi:
– Ngươi không mặc áo Thiên Tằm ư?
Thượng Quan Kỳ đáp:
– Thuộc hạ đã để cho Viên đệ mặc. Gã kiêu dũng hơn người, đúng là ngôi sao kiềm chế Cổn Long Vương.
Liên Tuyết Kiều lẳng lặng ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói:
– Ta đã biết rõ chỗ dụng tâm của ngươi rồi. Sao ngươi không nói cho ta biết trước?
Thượng Quan Kỳ cười nói:
– Thương thế thuộc hạ cũng nhẹ thôi, bất tất phải lo ngại. Cô nương cũng trúng chưởng, có bị thương nặng lắm không?
Liên Tuyết Kiều nói:
– Ta có bảo y chống đỡ, nên bị thương xoàng thôi, chỉ nghỉ thêm một lúc nữa là khỏi hẳn.
Thượng Quan Kỳ không nói gì nữa ngồi buộc lại vết thương.
Liên Tuyết Kiều cũng từ từ đưa tay ra giúp chàng buộc lại vết thương cho cẩn thận để máu tươi không chảy ra nữa, rồi nàng mới nhắm mắt dưỡng thần.
Lúc này Thiên Mộc đại sư và Kim Nguyên Đạo đang động thủ với bọn thị vệ áo đen. Thiên Mộc thi triển một trăm lẻ tám chiêu thức về Phong Lôi La Hán Trượng. Ánh trượng dày đặc như non, tiếng gió nổi lên như sấm.
Kim Nguyên Đạo thương đâm đao chém phối hợp với thế trượng của Thiên Mộc, ngăn cản cường địch không tiến thêm được bước nào.
Bọn thị vệ áo đen không quanh ra nẻo khác để truy kích bọn Liên Tuyết Kiều mà chỉ dừng lại đánh nhau với Thiên Mộc. Nhưng Thiên Mộc chưa thi triển hết một trăm lẻ tám chiêu thức về “Phong Lôi La Hán Trượng”, một môn tuyệt học để trấn sơn của phái Thiếu Lâm thì đối phương không thể nào xông qua được.
Liên Tuyết Kiều từ từ đứng dậy, khẽ hỏi Thượng Quan Kỳ và Viên Hiếu:
– Thương thế các ngươi đã đỡ chưa?
Thượng Quan Kỳ đáp:
– Thuộc hạ bị thương ở ngoài da, chẳng có gì quan hệ.
Viên Hiếu nói:
– Bây giờ tiểu đệ có thể động thủ với họ rồi.
Liên Tuyết Kiều khẽ nói:
– Hay lắm! Ngươi hãy điều dưỡng thêm một lúc. Chắc rằng chúng ta lui về đến chỗ Ngũ Anh thì các ngươi sẽ hoàn toàn bình phục, đem toàn lực ra đánh một trận là tiêu diệt được đội thị vệ áo đen.
Ngừng một lát, Liên Tuyết Kiều lại nói với Thiên Mộc đại sư cùng Kim Nguyên Đạo:
– Hai vị phải duy trì thực lực, không nên cố đánh. Chúng ta lùi lại phía sau!
Kim Nguyên Đạo tay phải cầm thương, tay trái cầm dao, đánh ra hai chiêu rồi khẽ bảo Thiên Mộc:
– Chúng ta rút lui thôi!
Thiên Mộc đại sư vừa ra được một trăm chiêu trong phép “Phong Lôi La Hán Trượng”, thế dường nghiêng non dốc biển, khiến cho bọn thị vệ áo đen đều bắt buộc phải lùi ra xa hơn một trượng. Nhà sư liền cùng Kim Nguyên Đạo thừa cơ lùi lại.
Thượng Quan Kỳ khẽ hỏi Liên Tuyết Kiều:
– Sao chưa thấy Cổn Long Vương động thủ nữa?
Liên Tuyết Kiều đáp:
– Ta chắc rằng y cũng vận khí trị thương như bọn ta.
Thiên Mộc đại sư cùng Kim Nguyên Đạo vừa thu khí giới rút lui thì bọn thị
vệ áo đen rượt theo như nước triều dâng.
Liên Tuyết Kiều quay lại nhìn Viên Hiếu nói:
– Ngươi phóng ra mấy chưởng vào quãng không để ngăn cản bên địch, đừng để chúng bao vây mình.
Viên Hiếu vâng lệnh ra tay, phóng liền một lúc bốn chưởng.
Bọn thị vệ áo đen đương rượt theo bị Viên Hiếu phóng chưởng ra quãng không ngăn cản lại. Nhờ thế mà Thiên Mộc cùng Kim Nguyên Đạo rút lui một cách bình yên. Hai người vừa lui vừa dùng thiền trượng cùng trường thương đâm tả phóng hữu.
Liên Tuyết Kiều dẫn Thượng Quan Kỳ đi trước, Viên Hiếu cùng Thiên Mộc và Kim Nguyên Đạo theo sau đoạn hậu.
Viên Hiếu nội công thâm hậu, cường lực mãnh liệt hễ thấy quân địch gần đến lại phóng chưởng ra ngăn cản, không cho đuổi đến nơi.
Đoàn người chạy ra đến cánh đồng cỏ rộng mênh mông. Tại đây, Tích Mộc đại sư cùng Tả Hữu Nhị Đồng đã bày trận sẵn để chờ địch. Thiên Mộc, Viên Hiếu và Kim Nguyên Đạo gần tới mặt trận thì đi rẽ ra nhường cho ba người chống với đội thị vệ đuổi theo.
Tả Hữu Nhị Đồng vung cặp kiếm lên đánh theo lối liên hoàn một cách biến ảo dị thường. Hai người bên đánh bên lui, tuy không nhằm chính diện chống đối, song tìm chỗ sơ hở dể đánh cho bên địch bị thương rất nhiều.
Tích Mộc đại sư vung cây thiền trượng quét ngang bổ sung cho Nhị Đồng. Nhà sư là một vị cao tăng chùa Thiếu Lâm, chẳng những trượng pháp uyên thâm mà nội lực lại cực kỳ hùng hậu, chuyên tiếp ứng vào những kẽ hở của Nhị Đồng một cách rất chu đáo.
Ba người dường như đã thương lượng trước về phép cự địch nên phối hợp với nhau rất nghiêm mật, vừa đánh vừa chạy. Chẳng bao lâu ba người đã lui xa hơn mười trượng và đánh bị thương được năm tên thị vệ vào hàng cao thủ của Cổn Long Vương. Những gã này bị thương nặng phải loại ra ngoài vòng chiến.
Điệu Sáo Mê Hồn
Lời dịch giả
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32, 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 66
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117