Hồi 56
Tác giả: Ngọa Long Sinh
Thực ra lão áo xanh và hai tên đại hán đã biết rõ chưởng pháp liên hoàn của Tiêu Lĩnh Vu lợi hại tuyệt luân không thể đương nỗi. Lão áo xanh tuy cầm trường kiếm mà chỉ chống đỡ không phản kích được . Hai gã đại hán giáp chiến Kim Lan đã tấn công đến mấy chục chiêu đều bị cô gạt đi. Nếu còn đánh nữa là
tụ rước lấy cái nhục.
Tiêu Lĩnh Vu thở dài sườn sượt chắp tay nhìn lão áo xanh thi lễ hỏi :
- Xin huynh đài cho biết cao tính đại danh ? Thủ cấp người trong rương là của ai ?
Lão áo xanh ngập ngừng đáp :
- Lão phu là Ðổng Công Thành ở Hình Ý Môn...
Lão đưa mắt nhìn đầu người trong rương nói tiếp :
- Thủ cấp trong rương là của chưởng môn nhân đời thứ chín trong bản môn, còn hai gã này đều là đệ tử. Chúng nặng tình phụ tử, trong lòng phẫn khích quá độ nên không thể trách chúng được.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi :
- Huynh đài đối với vị chưởng môn đó là thế nào ?
Ðổng công Thành đáp :
- Lão phu là sư đệ của y.
Lão nghiêng mình ngó cái đầu rồi hỏi tiếp :
- Trong quí trang có cái đầu lâu này chắc đã lâu rồi ?
Tiêu Lĩnh Vu lắc đầu đáp :
- Cái đó tại hạ không biết.
Ðổng Công Thành hỏi :
- Tiêu huynh mới vào giang hồ chưa được bao lâu mà thanh danh đã vang dội. Không hiểu lẽ gì lại gia nhập Bách Hoa Sơn Trang ?
Tiêu Lĩnh Vu gượng cười ngập ngừng :
- Cái đó... Cái đó...
Chàng lập lại hai tiếng cái đó hồi lâu rồi nói tiếp :
- Nguyên nhân không tiện nói ra.
Ðổng Công Thành đưa mắt nhìn những vật còn để trong cái rương khác nói :
- Chẳng giấu gì Tiêu huynh, những người tới đây bữa nay không phải chỉ có bọn Hình Ý Môn mà thôi...
Tiêu Lĩnh Vu ngửng đầu trông ra khu rừng cây nói :
- Tại hạ cũng biết thế. Trong rừng kia còn rất nhiều cao nhân giám thị tại hạ.
Ðổng Công Thành hỏi :
- Tam trang chúa định xử trí với việc bữa nay thế nào ?
Tiêu Lĩnh Vu đáp :
- Tại hạ cũng không biết làm thế nào, mong rằng Ðổng huynh chỉ giáo cho.
Ðổng Công Thành ngẩn người ra nói :
- Vụ này thật rầy rà. Theo chỗ lão phu biết thì số người ẩn trong rừng kia có cả cao tăng ở phái Thiếu Lâm và những cao nhân trong ba môn phái lớn.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi :
- Sao bọn họ đợi đến tại hạ để đòi nợ ư ? .
Ðổng Công Thành đáp :
- Bách Hoa Sơn Trang thiếu nợ máu quá nhiều rồi. Dù Tam trang chúa thực ra chưa tham dự vào những hành vi của họ nhưng tiếng ác chứa chất lâu ngày mà muốn bình yên thì thật là một việc rất khó.
Tiêu Lĩnh Vu dương cặp lông mày lên nói :
- Những người trong chín môn phái lớn tuy đều được đồng đạo giang hồ kính mến nhưng cũng không nên khinh người thái quá. Lòng nhẫn nại của tại hạ cũng chỉ được đến giới hạn nào thôi...
Khô Mộc đại sư lớn tiếng ngắt lời :
- Tuy bọn họ không phân rõ đen trắng nhưng lòng oán hận lên cao đến tột độ Tam trang chúa thử đặt địa vị mình vào chỗ họ, bần tăng e rằng cũng không nhẫn nại được đến thế. Nếu Tiêu thí chủ chịu nghe lời khuyên của bần tăng thì nên tỏ ra rất đại lượng, cố gắng nhẫn nại đừng để cục diện bữa nay gây thành vụ
lưu huyết thê thảm...
Ðột nhiên nhà sư chắp hai tay, nhắm mắt lại từ từ nói :
- Tiêu thí chủ mình mang tuyệt kỷ cao thâm hơn sự tiên liệu của lão tăng, nếu bữa nay mà Tiêu thí chủ không ráng nhẫn nại thì rồi đây trên chốn giang hồ còn nhiều trận gió tanh mưa máu, chẳng được ngày nào yên tĩnh, lão tăng ở kín một nơi, ít khi qua lại giang hồ, chưa có cơ duyên hội ngộ Huyết ảnh tử Thẩm
Mộc Phong đại trang chúa, chỉ được nghe ngoại hiệu của y. Y đã gây ra thâm thù khắp nơi thì dĩ nhiên võ công tuyệt thế. Bữa nay lão tăng gặp Tam trang chúa lại càng tin như vậy.
Tiêu Lĩnh Vu lạnh lùng nói :
- Ðại trượng phu chịu chết chứ không chịu nhục. Nếu người đời đều cho Tiêu mỗ là kẻ tội ác ngập đầu thì đành vậy chứ biết làm sao ?
Khô Mộc đại sư đáp :
- Vinh nhục đều ở trong lòng mà ra. Bữa nay quần hào tụ tập hưng binh vấn tội. Nếu Tiêu thí chủ gây ra cuộc trường huyết kiếp thương tâm giảm mục quang thì sao bằng cố tình nhẫn nhục để mua lấy tiếng danh.
Tiêu Lĩnh Vu nói :
- Sự sống chết của con người là việc nhỏ, vinh nhục mới là chuyện lớn.
Nếu phải nhịn nhục để sống trộm thì thà rằng chết vinh còn hơn. Huống chi đã chắc ai được ai thua ?
Khô Mộc đại sư đáp :
- Câu chuyện không phải như vậy. Gánh nặng đi xa chỉ người quân tử mới làm được. Nếu không nhịn điều nhỏ nhặt để máu đổ chan hòa thì đâu phải là vinh dự. Chữ nhẫn là nguồn gốc điều thiện, bên trong có máy huyền cơ.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi :
- Nhẫn thì làm sao mà không nhẫn thì làm sao ?
Khô Mộc đại sư đáp :
- Nhẫn thì đổi hung thành kiết, biến khốc liệt thành hòa vui. Những cái đó đều ở trong bàn tay thí chủ. Sự vinh nhục cá nhân là chuyện nhỏ mà giữ cho chúng sinh được bình yên mới là một việc lớn.
Tiêu Lĩnh Vu nghe nhà sư nói bất giác động tâm đáp :
- Ða tạ đại sư chỉ giáo.
Chàng ngửng đầu trông ra thấy mấy chục người đủ cả tăng, tục, già, trẻ từ khu rừng thửng thẳng đi tới. Trong bọn này có người sát khí bừng bừng, lăm lăm cầm khí giới trong tay.
Tiêu Lĩnh Vu vẩy tay khẻ bảo Kim Lan :
- Ngươi bảo vệ cho hai người lên xe ngồi đi.
Kim Lan dạ một tiếng rồi đỡ Ðường Tam Cô và Ngọc Lan lên xe.
Tiêu Lĩnh Vu thở phào một cái cho vơi nỗi lo buồn trong dạ rồi đứng sửng.
Quần hào xuất hiện lẹ bước bao vây Tiêu Lĩnh Vu vào giữa.
Một gả thiếu niên đứng ở mé Tây mình mặc hiếu phục đột nhiên bật tiếng la :
- Di thư của gia phụ !
Gã nhẩy xổ đến cái rương gỗ quì xuống, cầm lấy phong thư.
Tiêu Lĩnh Vu liếc mắt ngó thấy ngoài bao đề :
"Thơ gởi cho Văn Nga hiền thê mở coi"
Thiếu niên vô cùng xúc động. Gã quì dưới đất đặt hai tay ôm bức thơ người run bần bật.
Mấy chục con mắt trong trường đều nhìn vào lá thư trên tay thiếu niên.
Bọn họ chưa một ai chất vấn Tiêu Lĩnh Vu, mà chàng đã hồi hộp không yên.
Chàng biết mọi người đối với mình có mối thâm cừu đại hận mà nẩy lòng cảm khái, bất giác buông tiếng thở dài.
Tiếng thở dài của chàng khiến cho mọi người chung quanh cười lạt mĩa mai.
Cục diện trở nên rất vi diệu. Chẳng một ai lên tiếng mà cũng không người nào trỏ vào Tiêu Lĩnh Vu. Nhưng bầu không khí giữa chàng và quần hào khẩn trương vô cùng, tựa hồ hai bên cùng ngấm ngầm chuẩn bị để sắp khai diễn một trường quyết đấu sinh tử.
Tiêu Lĩnh Vu cố gắng giữ tâm tình bình tỉnh. Chàng muốn lên tiếng để phá tan bầu không khí yên lặng mà khẩn trương, nhưng không biết lên tiếng bằng cách nào.
Bỗng thấy thanh âm Khô Mộc đại sư lọt vào tai :
- Tiểu thí chủ ! Dằn lòng xuống ! Tình cảnh này có liên hệ đến vận mệnh mai hậu của thí chủ. Thí chủ cần có định lực phi thường để đón tiếp làn sát khí dàn dụa này. Ðại biến sẽ xẩy ra trong khoảnh khắc.
Tiêu Lĩnh Vu nở một nụ cười nhăn nhó, nhìn nhà sư bằng cặp mắt không biết làm sao.
Ðột nhiên thiếu niên tay ôm phong thơ quì xuống dưới đất lẩm bẩm khấn :
- Gia gia ơi ! Hồi sinh tiền gia gia là người quang minh lỗi lạc chẳng có việc gì phải dấu diếm ai. Mẫu thân tưởng nhớ gia gia mười mấy năm đằng đẳng.
Bất hạnh tháng trước người đã từ trần. Hài nhi xin mở coi bức thư mà gia gia để lại cho mẫu thân.
Quần hào bốn phía dường như đều quen biết thiếu niên mặc hiếu phục và tỏ ra rất kính trọng gã, mà lại tựa hồ không quen biết gã để mở miệng khuyên gã một tiếng.
Bỗng thấy thiếu niên mở phong thư, cầm tờ giấy trong tay giơ ra cho quần hào bốn mặt coi.
Tiêu Lĩnh Vu liếc mắt nhìn quần hào, rồi ngó lại tấm hoa tiên thấy những dòng chữ :
" Thơ gởi cho hiền thê rõ : ta bị cầm tù trong Bách Hoa Sơn Trang đã chịu đủ mười bẩy thứ độc hình khác nhau, e rằng tấm thân sẽ thành tàn phế. Nàng coi bức thư này cũng như gặp ta lần cuối cùng. Ta mong nàng nghĩ tình nghĩa phu thê, tận tâm dưỡng nuôi cho con khôn lớn. Mấy lời ngắn ngủi khôn tả tình quyến
luyến dào dạt trong lòng..."
Phía dưới thự danh " Cam phái thái cực môn, chưởng môn đời thứ 12 là Thạch Tuấn Sơn.
Những lời trong thư toàn là dặn vợ con. Chỗ thự danh ở phía dưới không ăn khớp với nội dung bức thư.
Tiêu Lĩnh Vu xoay chuyển ý nghĩ lẩm bẩm :
- Thạch Tuấn Sơn viết bức thư này rồi không chắc gì đưa đến được tay ái thê nên phía dưới mới ghi rõ lai lịch để vạn nhất thơ này có lọt vào tay đồng đạo võ lâm thì mong được họ chuyển đến Nam phái ở Thái Cực Môn.
Những tiếng thở dài buồn bã vang lên tỏ ra quần hào rất đồng tình với Thạch Tuấn Sơn.
Thiếu niên mặc hiếu phục, hai mắt đẫm lệ nhỏ giọt xuống lá thơ. Tay gã càng run bần bật, không gấp thơ lại được nữa.
Bỗng nghe thanh âm trầm trọng vọng lại :
- Thạch chưởng môn bất tất phải quá bi thương ! Tiếng hào hiệp của lệnh tôn khiến đồng đạo võ lâm ở Giang Nam đều kính trọng. Thạch chưởng môn nên bớt nỗi bi ai để báo thù cho lệnh tôn.
Trong đám đông đột nhiên có hai lão già lối 50 tuổi rảo bước đến bên thiếu niên nói :
- Chưởng môn mình mang trọng trách chấn hưng môn phái và báo cừu rữa hận không nên tự hoại thân mình.
Thiếu niên mặc hiếu phục từ từ đứng lên thở dài đáp :
- Xin hai vị sư thúc giữ bức thư này thay cho tiểu điệt.
Gã cầm thư trịnh trọng giao lại cho lão già mé tả và nói tiếp :
- Vạn nhất mà tiểu điệt không may bị mất mạng, hai vị sư thúc gìn giữ bức thư này để triệu tập bọn đệ tử Nam phái ở Thái Cực Môn lập chưởng môn nhân khác, đừng để Nam phái Thái Cực Môn vì cái chết của tiểu điệt mà mất tích trên chốn giang hồ.
Gã giơ tay lên lau nước mắt. Mục quang chiếu ra những tia cừu hận nhìn thẳng vào mặt Tiêu Lĩnh Vu hỏi :
- Các hạ là Tam trang chúa ở Bách Hoa Sơn Trang phải không ?
Tiêu Lĩnh Vu chắp tay đáp :
- Tiểu đệ chính là Tiêu Lĩnh Vu.
Thiếu niên mặc hiếu phục nói :
- Việc gia phụ bị hại ở Bách Hoa Sơn Trang đã có bức thư này làm bằng thì không thể giả mạo được. Chữ phụ thù bất cộng đối thiên. Nay tại hạ thấy đủ chứng cớ không còn nghi ngờ gì nữa. Thiếu nợ phải trả tiền, giết người phải đền mạng. Tại hạ đòi món nợ máu này ở nơi Tam trang chúa.
Tiêu Lĩnh Vu thở dài đáp :
- Thạch huynh nói phải, nhưng tiểu đệ cũng có mối ẩn khúc mong rằng có cơ hội để giải thích...
Bỗng nghe tiếng khóc vọng lại. Một phụ nhân toàn thân mặc đồ trắng ôm linh bài hấp tấp chạy tới.
Phụ nhân này tay mặt ôm linh bài, tay trái bưng mặt khóc lóc bi ai nhưng chân chạy rất nhanh, chớp mắt đã tới bên bọn quần hào.
Quần hào thấy phụ nhân tay ôm linh bài mình mặc hiếu phục bất giác tránh sang bên để nhường lối.
Phụ nhân chạy vào trong trường rồi xoay tay rút trường kiếm ở sau lưng ra, lớn tiếng hỏi :
- Vị nào là trang chúa ở Bách Hóa Sơn Trang ?
Tiêu Lĩnh Vu nghĩ thầm trong bụng :
- Lạ thiệt ! Bọn này dường như không ước hẹn với nhau từ trước mà sao đều đến cả đây một lúc...
Thực ra lão áo xanh và hai tên đại hán đã biết rõ chưởng pháp liên hoàn của Tiêu Lĩnh Vu lợi hại tuyệt luân không thể đương nỗi. Lão áo xanh tuy cầm trường kiếm mà chỉ chống đỡ không phản kích được . Hai gã đại hán giáp chiến Kim Lan đã tấn công đến mấy chục chiêu đều bị cô gạt đi. Nếu còn đánh nữa là
tụ rước lấy cái nhục.
Tiêu Lĩnh Vu thở dài sườn sượt chắp tay nhìn lão áo xanh thi lễ hỏi :
- Xin huynh đài cho biết cao tính đại danh ? Thủ cấp người trong rương là của ai ?
Lão áo xanh ngập ngừng đáp :
- Lão phu là Ðổng Công Thành ở Hình Ý Môn...
Lão đưa mắt nhìn đầu người trong rương nói tiếp :
- Thủ cấp trong rương là của chưởng môn nhân đời thứ chín trong bản môn, còn hai gã này đều là đệ tử. Chúng nặng tình phụ tử, trong lòng phẫn khích quá độ nên không thể trách chúng được.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi :
- Huynh đài đối với vị chưởng môn đó là thế nào ?
Ðổng công Thành đáp :
- Lão phu là sư đệ của y.
Lão nghiêng mình ngó cái đầu rồi hỏi tiếp :
- Trong quí trang có cái đầu lâu này chắc đã lâu rồi ?
Tiêu Lĩnh Vu lắc đầu đáp :
- Cái đó tại hạ không biết.
Ðổng Công Thành hỏi :
- Tiêu huynh mới vào giang hồ chưa được bao lâu mà thanh danh đã vang dội. Không hiểu lẽ gì lại gia nhập Bách Hoa Sơn Trang ?
Tiêu Lĩnh Vu gượng cười ngập ngừng :
- Cái đó... Cái đó...
Chàng lập lại hai tiếng cái đó hồi lâu rồi nói tiếp :
- Nguyên nhân không tiện nói ra.
Ðổng Công Thành đưa mắt nhìn những vật còn để trong cái rương khác nói :
- Chẳng giấu gì Tiêu huynh, những người tới đây bữa nay không phải chỉ có bọn Hình Ý Môn mà thôi...
Tiêu Lĩnh Vu ngửng đầu trông ra khu rừng cây nói :
- Tại hạ cũng biết thế. Trong rừng kia còn rất nhiều cao nhân giám thị tại hạ.
Ðổng Công Thành hỏi :
- Tam trang chúa định xử trí với việc bữa nay thế nào ?
Tiêu Lĩnh Vu đáp :
- Tại hạ cũng không biết làm thế nào, mong rằng Ðổng huynh chỉ giáo cho.
Ðổng Công Thành ngẩn người ra nói :
- Vụ này thật rầy rà. Theo chỗ lão phu biết thì số người ẩn trong rừng kia có cả cao tăng ở phái Thiếu Lâm và những cao nhân trong ba môn phái lớn.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi :
- Sao bọn họ đợi đến tại hạ để đòi nợ ư ? .
Ðổng Công Thành đáp :
- Bách Hoa Sơn Trang thiếu nợ máu quá nhiều rồi. Dù Tam trang chúa thực ra chưa tham dự vào những hành vi của họ nhưng tiếng ác chứa chất lâu ngày mà muốn bình yên thì thật là một việc rất khó.
Tiêu Lĩnh Vu dương cặp lông mày lên nói :
- Những người trong chín môn phái lớn tuy đều được đồng đạo giang hồ kính mến nhưng cũng không nên khinh người thái quá. Lòng nhẫn nại của tại hạ cũng chỉ được đến giới hạn nào thôi...
Khô Mộc đại sư lớn tiếng ngắt lời :
- Tuy bọn họ không phân rõ đen trắng nhưng lòng oán hận lên cao đến tột độ Tam trang chúa thử đặt địa vị mình vào chỗ họ, bần tăng e rằng cũng không nhẫn nại được đến thế. Nếu Tiêu thí chủ chịu nghe lời khuyên của bần tăng thì nên tỏ ra rất đại lượng, cố gắng nhẫn nại đừng để cục diện bữa nay gây thành vụ
lưu huyết thê thảm...
Ðột nhiên nhà sư chắp hai tay, nhắm mắt lại từ từ nói :
- Tiêu thí chủ mình mang tuyệt kỷ cao thâm hơn sự tiên liệu của lão tăng, nếu bữa nay mà Tiêu thí chủ không ráng nhẫn nại thì rồi đây trên chốn giang hồ còn nhiều trận gió tanh mưa máu, chẳng được ngày nào yên tĩnh, lão tăng ở kín một nơi, ít khi qua lại giang hồ, chưa có cơ duyên hội ngộ Huyết ảnh tử Thẩm
Mộc Phong đại trang chúa, chỉ được nghe ngoại hiệu của y. Y đã gây ra thâm thù khắp nơi thì dĩ nhiên võ công tuyệt thế. Bữa nay lão tăng gặp Tam trang chúa lại càng tin như vậy.
Tiêu Lĩnh Vu lạnh lùng nói :
- Ðại trượng phu chịu chết chứ không chịu nhục. Nếu người đời đều cho Tiêu mỗ là kẻ tội ác ngập đầu thì đành vậy chứ biết làm sao ?
Khô Mộc đại sư đáp :
- Vinh nhục đều ở trong lòng mà ra. Bữa nay quần hào tụ tập hưng binh vấn tội. Nếu Tiêu thí chủ gây ra cuộc trường huyết kiếp thương tâm giảm mục quang thì sao bằng cố tình nhẫn nhục để mua lấy tiếng danh.
Tiêu Lĩnh Vu nói :
- Sự sống chết của con người là việc nhỏ, vinh nhục mới là chuyện lớn.
Nếu phải nhịn nhục để sống trộm thì thà rằng chết vinh còn hơn. Huống chi đã chắc ai được ai thua ?
Khô Mộc đại sư đáp :
- Câu chuyện không phải như vậy. Gánh nặng đi xa chỉ người quân tử mới làm được. Nếu không nhịn điều nhỏ nhặt để máu đổ chan hòa thì đâu phải là vinh dự. Chữ nhẫn là nguồn gốc điều thiện, bên trong có máy huyền cơ.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi :
- Nhẫn thì làm sao mà không nhẫn thì làm sao ?
Khô Mộc đại sư đáp :
- Nhẫn thì đổi hung thành kiết, biến khốc liệt thành hòa vui. Những cái đó đều ở trong bàn tay thí chủ. Sự vinh nhục cá nhân là chuyện nhỏ mà giữ cho chúng sinh được bình yên mới là một việc lớn.
Tiêu Lĩnh Vu nghe nhà sư nói bất giác động tâm đáp :
- Ða tạ đại sư chỉ giáo.
Chàng ngửng đầu trông ra thấy mấy chục người đủ cả tăng, tục, già, trẻ từ khu rừng thửng thẳng đi tới. Trong bọn này có người sát khí bừng bừng, lăm lăm cầm khí giới trong tay.
Tiêu Lĩnh Vu vẩy tay khẻ bảo Kim Lan :
- Ngươi bảo vệ cho hai người lên xe ngồi đi.
Kim Lan dạ một tiếng rồi đỡ Ðường Tam Cô và Ngọc Lan lên xe.
Tiêu Lĩnh Vu thở phào một cái cho vơi nỗi lo buồn trong dạ rồi đứng sửng.
Quần hào xuất hiện lẹ bước bao vây Tiêu Lĩnh Vu vào giữa.
Một gả thiếu niên đứng ở mé Tây mình mặc hiếu phục đột nhiên bật tiếng la :
- Di thư của gia phụ !
Gã nhẩy xổ đến cái rương gỗ quì xuống, cầm lấy phong thư.
Tiêu Lĩnh Vu liếc mắt ngó thấy ngoài bao đề :
"Thơ gởi cho Văn Nga hiền thê mở coi"
Thiếu niên vô cùng xúc động. Gã quì dưới đất đặt hai tay ôm bức thơ người run bần bật.
Mấy chục con mắt trong trường đều nhìn vào lá thư trên tay thiếu niên.
Bọn họ chưa một ai chất vấn Tiêu Lĩnh Vu, mà chàng đã hồi hộp không yên.
Chàng biết mọi người đối với mình có mối thâm cừu đại hận mà nẩy lòng cảm khái, bất giác buông tiếng thở dài.
Tiếng thở dài của chàng khiến cho mọi người chung quanh cười lạt mĩa mai.
Cục diện trở nên rất vi diệu. Chẳng một ai lên tiếng mà cũng không người nào trỏ vào Tiêu Lĩnh Vu. Nhưng bầu không khí giữa chàng và quần hào khẩn trương vô cùng, tựa hồ hai bên cùng ngấm ngầm chuẩn bị để sắp khai diễn một trường quyết đấu sinh tử.
Tiêu Lĩnh Vu cố gắng giữ tâm tình bình tỉnh. Chàng muốn lên tiếng để phá tan bầu không khí yên lặng mà khẩn trương, nhưng không biết lên tiếng bằng cách nào.
Bỗng thấy thanh âm Khô Mộc đại sư lọt vào tai :
- Tiểu thí chủ ! Dằn lòng xuống ! Tình cảnh này có liên hệ đến vận mệnh mai hậu của thí chủ. Thí chủ cần có định lực phi thường để đón tiếp làn sát khí dàn dụa này. Ðại biến sẽ xẩy ra trong khoảnh khắc.
Tiêu Lĩnh Vu nở một nụ cười nhăn nhó, nhìn nhà sư bằng cặp mắt không biết làm sao.
Ðột nhiên thiếu niên tay ôm phong thơ quì xuống dưới đất lẩm bẩm khấn :
- Gia gia ơi ! Hồi sinh tiền gia gia là người quang minh lỗi lạc chẳng có việc gì phải dấu diếm ai. Mẫu thân tưởng nhớ gia gia mười mấy năm đằng đẳng.
Bất hạnh tháng trước người đã từ trần. Hài nhi xin mở coi bức thư mà gia gia để lại cho mẫu thân.
Quần hào bốn phía dường như đều quen biết thiếu niên mặc hiếu phục và tỏ ra rất kính trọng gã, mà lại tựa hồ không quen biết gã để mở miệng khuyên gã một tiếng.
Bỗng thấy thiếu niên mở phong thư, cầm tờ giấy trong tay giơ ra cho quần hào bốn mặt coi.
Tiêu Lĩnh Vu liếc mắt nhìn quần hào, rồi ngó lại tấm hoa tiên thấy những dòng chữ :
" Thơ gởi cho hiền thê rõ : ta bị cầm tù trong Bách Hoa Sơn Trang đã chịu đủ mười bẩy thứ độc hình khác nhau, e rằng tấm thân sẽ thành tàn phế. Nàng coi bức thư này cũng như gặp ta lần cuối cùng. Ta mong nàng nghĩ tình nghĩa phu thê, tận tâm dưỡng nuôi cho con khôn lớn. Mấy lời ngắn ngủi khôn tả tình quyến
luyến dào dạt trong lòng..."
Phía dưới thự danh " Cam phái thái cực môn, chưởng môn đời thứ 12 là Thạch Tuấn Sơn.
Những lời trong thư toàn là dặn vợ con. Chỗ thự danh ở phía dưới không ăn khớp với nội dung bức thư.
Tiêu Lĩnh Vu xoay chuyển ý nghĩ lẩm bẩm :
- Thạch Tuấn Sơn viết bức thư này rồi không chắc gì đưa đến được tay ái thê nên phía dưới mới ghi rõ lai lịch để vạn nhất thơ này có lọt vào tay đồng đạo võ lâm thì mong được họ chuyển đến Nam phái ở Thái Cực Môn.
Những tiếng thở dài buồn bã vang lên tỏ ra quần hào rất đồng tình với Thạch Tuấn Sơn.
Thiếu niên mặc hiếu phục, hai mắt đẫm lệ nhỏ giọt xuống lá thơ. Tay gã càng run bần bật, không gấp thơ lại được nữa.
Bỗng nghe thanh âm trầm trọng vọng lại :
- Thạch chưởng môn bất tất phải quá bi thương ! Tiếng hào hiệp của lệnh tôn khiến đồng đạo võ lâm ở Giang Nam đều kính trọng. Thạch chưởng môn nên bớt nỗi bi ai để báo thù cho lệnh tôn.
Trong đám đông đột nhiên có hai lão già lối 50 tuổi rảo bước đến bên thiếu niên nói :
- Chưởng môn mình mang trọng trách chấn hưng môn phái và báo cừu rữa hận không nên tự hoại thân mình.
Thiếu niên mặc hiếu phục từ từ đứng lên thở dài đáp :
- Xin hai vị sư thúc giữ bức thư này thay cho tiểu điệt.
Gã cầm thư trịnh trọng giao lại cho lão già mé tả và nói tiếp :
- Vạn nhất mà tiểu điệt không may bị mất mạng, hai vị sư thúc gìn giữ bức thư này để triệu tập bọn đệ tử Nam phái ở Thái Cực Môn lập chưởng môn nhân khác, đừng để Nam phái Thái Cực Môn vì cái chết của tiểu điệt mà mất tích trên chốn giang hồ.
Gã giơ tay lên lau nước mắt. Mục quang chiếu ra những tia cừu hận nhìn thẳng vào mặt Tiêu Lĩnh Vu hỏi :
- Các hạ là Tam trang chúa ở Bách Hoa Sơn Trang phải không ?
Tiêu Lĩnh Vu chắp tay đáp :
- Tiểu đệ chính là Tiêu Lĩnh Vu.
Thiếu niên mặc hiếu phục nói :
- Việc gia phụ bị hại ở Bách Hoa Sơn Trang đã có bức thư này làm bằng thì không thể giả mạo được. Chữ phụ thù bất cộng đối thiên. Nay tại hạ thấy đủ chứng cớ không còn nghi ngờ gì nữa. Thiếu nợ phải trả tiền, giết người phải đền mạng. Tại hạ đòi món nợ máu này ở nơi Tam trang chúa.
Tiêu Lĩnh Vu thở dài đáp :
- Thạch huynh nói phải, nhưng tiểu đệ cũng có mối ẩn khúc mong rằng có cơ hội để giải thích...
Bỗng nghe tiếng khóc vọng lại. Một phụ nhân toàn thân mặc đồ trắng ôm linh bài hấp tấp chạy tới.
Phụ nhân này tay mặt ôm linh bài, tay trái bưng mặt khóc lóc bi ai nhưng chân chạy rất nhanh, chớp mắt đã tới bên bọn quần hào.
Quần hào thấy phụ nhân tay ôm linh bài mình mặc hiếu phục bất giác tránh sang bên để nhường lối.
Phụ nhân chạy vào trong trường rồi xoay tay rút trường kiếm ở sau lưng ra, lớn tiếng hỏi :
- Vị nào là trang chúa ở Bách Hóa Sơn Trang ?
Tiêu Lĩnh Vu nghĩ thầm trong bụng :
- Lạ thiệt ! Bọn này dường như không ước hẹn với nhau từ trước mà sao đều đến cả đây một lúc...