Chương 2
Tác giả: Nguyễn Phước Thảo
Qua mùa giải chuyên nghiệp V- League 2004 đầy cam go trên suốt chiều dài đất nước, các cầu thủ trẻ Lu Va Đồng Tiến đã đoàn kết một lòng cùng ban huấn luyện siết chặt đội hình vừa đá vừa tiến bộ, chiến đấu hết mình với niềm tự hào và kỳ vọng của nhân dân vùng lũ. Đội Lu Va Đồng Tiến đã làm được điều mà ngay từ đầu giải nhiều nhà chuyên môn nhận định rằng Lu Va Đồng Tiến sẽ không thể trụ hạng. Ông Nguyễn Tiến, Tổng giám đống công ty Thuốc Trừ Sâu LuVa tuyên bố.
- Mùa giải V- League 2005, Tổng Công Ty Lu Va sẽ tiếp tục tài trợ cho Lu Va Đồng Tiến số tiền là 200.000 USD và để tạo cho Lu Va Đồng Tiến có một tiềm lực mạnh mẽ trong những mùa giải tới, Tổng Công Ty sẽ tài trợ thêm 300.000 USD. Với số tiền 300.000 USD trong công tác đào tạo cầu thủ trẻ cho Lu Va Đồng Tiến, phía Tổng Công Ty Lu Va đòi hỏi Sở Thể Thao Tỉnh phải đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng một Trung Tâm Huấn Luyện đạt chuẩn. Đó là lý do mà các quan chức Sở mở phiên hợp đột xuất. Giám đốc Sở Thể Thao phát biểu.
- Sớm hay muộn gì thì chúng ta cũng phải xây dựng một trung tâm huấn luyện. Đó là điều tất yếu khi chơi trong một giải chuyên nghiệp. Mấy năm nay chúng ta vẫn làm tốt khu đào tạo cầu thủ trẻ dù cơ sở vật chất còn vay mượn tạm bợ. Nay được nguồn tài trợ từ Tổng Công Ty Lu Va, Uỷ Ban Tỉnh đồng ý cấp vốn cho chúng ta xây dựng một trung tâm được trang bị hiện đại, đó là điều mơ ước mà không phải Tỉnh nào cũng được. Số tiền 300.000 USD mà Tổng Công Ty Lu Va Tài trợ xây dựng trung tâm huấn luyện sẽ được giải ngân trong ba năm, mỗi năm 100.000 USD, số tiền này có thể bị cắt nếu như chúng ta không làm đúng tiêu chí mà nhà tài trợ yêu cầu. Tạm thời Sở quyết định điều đồng chí Tư Cận làm giám đốc Trung Tâm Huấn Luyện. Địa đieåm xây dựng Khu Trung Tâm nằm phía sau sân vận động Tỉnh, diện tích được duyệt là 50 héc ta. Ngay trong phiên hợp, Tư Cận hứa sẽ cố hết sức mình hoàn thành công việc nhanh nhất. Về công tác tuyển chọn và đào tạo cầu thủ Tư Cận đề cử Nguyễn Minh Chánh làm trưởng ban huấn luyện của trung tâm. Chánh tốt nghiệp trường Đại Học Thể Dục Thể Thao Thủ Đức và làm giáo viên dạy thể dục trường THPT Thị Xã. Mấy năm trước qua các giải bóng đá của học sinh trung học, các sếp ở Sở thấy anh có tài nên rút về làm huấn luyện viên đào tạo cầu thụ trẻ. Do kinh phí hạn hẹp nên mấy năm qua công tác đào tạo của anh chẳng có gì đáng nói, đã mấy lần anh xin các sếp cho anh về dạy lớp nhưng các sếp động viên anh cố chờ và….thời cơ đã đến với anh. Nhận nhiệm vụ, Tư Cận và Minh Chánh bắt tay vào việc ngay. Tư Cận liên hệ với các ban quản lý dự án lên sơ đồ qui hoạch, bản vẽ, lập dự toán. Minh Chánh kết hợp với Sở Giáo Dục đi khắp các trường trong Tỉnh tìm những tài năng trẻ từ giải bóng đá học đường. Nghe huyện nào tổ chức bóng đá cho học sinh là Minh Chánh mò tới, anh theo dõi từng trận đấu, từng cầu thủ nhí với cặp mắt nhà nghề. Sau gần nữa năm. Minh Chánh đã có trong tay một lực lượng cầu thủ trẻ khoảng trăm có độ tuổi từ U12 đến U18. Các cầu thủ còn là học sinh ở xa được chuyeån về học trường thị xã và kinh phí đào tạo được nhà tài trợ Lu Va cấp bình quân một triệu trên người cho một tháng. Trước mắt trung tâm mượn khu thi đấu đa năng của Tỉnh làm nơi tập trung luyện tập cho bọn trẻ. Khi có một nguồn đầu tư dồi dào, huấn luyện viên Chánh boång noåi như cồn. Rất nhiều người boång dưng tìm đến anh, có những người bà con xa “đại bát bắn không tới” cũng tìm đến anh gởi gấm con em. Khoåâ taâm nhaát là những ông con nhà quan, đá trúng được trái bóng thì có năng khiếu bẩm sinh, là tìm năng một cầu thủ lớn. Không nhận thì không được vì Tư Cận đã quyết. Mỗi lần nhận những cầu thủ như vậy, Chánh nhăn mặt nhăn mày - Như vầy hoài là chết đó anh Tư! Nhận một cầu thủ lôm côm như vầy thì đồng nghĩa với một tài năng thật sự bị ra rìa. Không khéo cái trung tâm của mình sẽ thành nồi tả pí lù mất. Tư Cận cười khà khà - Có các anh thì mới có cái trung tâm, mình giúp các anh thì các anh mới giúp lại mình. Nguyên tắc quá thì lỡ việc. Anh tin là chú mày xoay sở được. Bóng đá là môn phoå thông, trẻ con đứa nào mà chả đá được.
- Đá được bóng và có năng khiếu đá bóng là hai chuyện khác nhau.
- Chú mày làm huấn luyện viên làm gì? Nhiệm vụ của chú mày là phải làm cho nó có cái năng khiếu đó. Minh Chánh lắc đầu chào thua. Anh biết nếu caõi với sếp cuối cùng chẳng đi đến đâu bởi một điều đơn giản, trong suốt ngần ấy năm làm trong Sở Thể Thao, chưa bao giờ Tư Cận làm huấn luyện viên bất kỳ môn thể thao nào. Một quan chức chỉ chuyên làm công tác tổ chức thì khó mà hieåu ñöôïc lòng của các huấn luyện viên.
***
Phía sau Sân Vận Động Tỉnh là một baõi đất hoang thuộc quản lý của Sở Thể Thao. Nơi sẽ xây dựng Trung Tâm Huấn Luyện. Nơi đó hiện có một gia đình đang sinh sống đó là nhà của Ba Xị. Nếu nói về định cư thì gia đình Ba Xị thuộc loại cựu trào. Không ai xác định được anh sống ở đó từ lúc nào vì khi đeå ý thì đã thấy anh cất cái lều ở đó. Vợ chồng anh sống bằng nghề làm thuê, ai thuê gì cũng làm. Mấy năm gần đây, Ba Xị đã lên đời chuyển từ nhà lợp lá lên tol và tậu được trâu kéo lúa. Tên thật của anh không phải là Ba Xị, anh thứ ba và có thói quen chích một xị đế sau một ngày làm cực nhọc nên anh em gọi là Ba Xị, gọi riết thành danh. Vợ chồng anh có hai đứa con, thằng lớn được ông nội nó đặt cho cái tên rất đẹp: Nguyễn Bá Tùng, nhưng nó đen như củ súng nên ngay từ nhỏ ba nó thường gọi nó là Cu Đen. Bọn trẻ trong sớm cũng gọi Cu Đen, lâu ngày ba nó muốn quên cái tên Nguyễn Bá Tùng đầy hoa mỹ của nó. Lúc nhỏ nó cũng được đi học, nhưng mỗi khi đi ngang sân vận động thấy có đá banh là bỏ cặp kê đít ngồi coi, coi đã rồi ôm cặp về. Các anh có lở đá bóng xuống ruộng hay lọt bụi cây là nó nhiệt tình đi lượm. Yêu cầu của nó thật đơn giản là xin được đá trái bóng một cái. Dân đá bóng ai mà không khoái có một thằng bé lượm bóng, có hôm thấy nó quá nhiệt tình các anh cũng xếp nó chơi trong đội hình cho vui. Những hôm như vậy nó sướng lắm. Ba nó cũng vậy, cũng ghiền bóng đá. Nếu không đi làm thấy có người chơi bóng là lò mò tới xem. Và Cu Đen bị bộp tai hoài vì bỏ học. Thằng nhỏ vừa khóc vừa ôm cặp về nhà, còn ba nó thì ngồi xuống đó, ngồi ngay choå thằng con vừa ngồi coi bóng đá. Khi Sân Vận Động nâng cấp thành Sân Vận Động Tỉnh có vòng rào bao quanh thì Cu Đen cũng nghĩ học ở nhà chăn trâu cho ba nó. Chiều chiều nó cùng bọn trẻ trong sớm chia nhau chơi bóng trên những ô ruộng vừa gặt, Cu Đen luôn là lựa chọn số một của bọn trẻ. Không phải ngẫu nhiên mà cậu bé Tùng chơi bóng giỏi, có lẽ do nhà gần sân vận động và cộng với niềm say mê đá bóng ngay từ nhỏ mà Tùng có những kỷ năng chơi bóng mà những cậu bé trạc độ tuổi như Tùng không thể có. Ngày nào mà Tùng không coi cầu thủ luyện tập, người ta học thì nó cũng học. Khi lên giải chuyên nghiệp Sân Vận Động có vòng rào, nhưng….Tùng cũng kịp làm cho mình một lỗ chui. Chuyện đó Tùng dấu kín và đó cũng là bí quyết mà càng lúc Tùng càng trở nên xuất sắc trong lũ trẻ ở xóm. Không có phương tiện luyện tập như các cầu thủ, Tùng chặt tre chôn thành hàng dài rồi tập rê dắc bóng lắc léo qua những cột tre, tập dừng bóng đột ngột khi đang đi tốc độ cao, tập chuyển hướng, tập tâng gối, tập sút xa…tất cả những gì Tùng thấy trong chương trình huấn luyện cầu thủ, Tùng đều tự tạo cho mình những dụng cụ tập mà nó chế được. Đó là thú vui của nó, và đó cũng là niềm tự hào của nó đối với bọn trẻ trong xóm. Bước vào sân bóng Nguyễn Bá Tùng là nhân vật số một. Và nhân vật số một cũng từng bị ba của nó đánh tơi tả vì cái tội mê chơi để trâu ăn lúa người.
***
Buổi trưa, Ba Xị xách hai con cá lóc to vào trong xóm tìm Tư Rô.
- Anh Tư rảnh không? Nhậu chơi anh Tư. Tư Rô nằm dắt dẻo trên cái võng ngoài sân, võng được mắc vào hai gốc soài.
- Có mồi màng gì không mà rủ?
- Thằng cu nhà tôi siệt được mấy con cá nè anh Tư. Tư Rô nhỏm dậy.
- Rảnh thì rảnh….có chuyện gì mà rủ tao nhậu?
- Có gì đâu! Buồn buồn rủ anh nhậu chơi.
- Có rơm kìa, nướng luôn đi. Có rượu chưa? Ba Xị lôi từ trong túi áo ra bịch rượu - Mới mua ở đầu xóm một lít đây. Tư Rô cười hì hì - Mày đúng là bợm! Đưa đây tao. Kiếm cái chai đựng cho nó lịch sự. Nướng cá đi để tao vô nhà kiếm chén mắm me. Một loáng, cả hai đã bài mâm dưới gốc xoài. Khi đã ngà ngà Ba Xị hỏi - Anh Tư thấy thằng cu nhà tôi thế nào? Tư Rô nhìn Ba Xị không hiểu. Ba Xị giải thích - Ý em hỏi là hỏi về cái chuyện nó đá banh đó.
- Ạ! Thằng con mày hả? Nó đá khéo đó. Ba Xị rót ly rượu rồi đưa Tư Rô, đưa hai tay - Em biết ở xóm này nói về bóng đá thì không có ai có trình độ hiểu biết bằng anh tư. Em hỏi thiệt anh tư thấy thằng cu nhà em có năng khiếu không? Tư Rô gật gù - Nếu nói về bóng đá thì thằng con này đá được đó, thuộc loại có năng khiếu. Tao thường coi nên….mà mày hỏi chi vậy? Ba Xị nhìn quanh rồi hạ thấp giọng - Không dấu gì anh! Anh đi đây đó nhiều, quen nhiều, em định nhờ anh xin cho thằng cu nhà em vô cái trường năng khiếu bóng đá gì đó. Xin cho nó cái chân lượm bóng cũng được. Em nghe nói hể có năng khiếu đá banh là người ta nhận liền. Tư Rô nhìn sửng Ba Xị - Tào lao! Mày nghe ai nói vậy? Nếu dễ thì trẻ con xóm mình đã xin vô hết rồi. Phải tài năng lắm mới được. Ông chủ tịch xã mình xin hoài mà có được đâu.
- Nhưng thằng con ổng đá dở ẹt - Còn con mày thì dốt! Không lẽ người ta bỏ tiền tỷ để đào tạo mấy thằng chăn trâu như con mày. Bỏ đi! Đừng mơ ước chuyện trên mây. Ba Xị tự lự - Mấy tay cầu thủ trong đội tuyển tỉnh hiện giờ làm gì không có đứa dốt. Tư Rô ra dáng kẻ cả - Đó là chuyện ngày xưa, chuyện đá banh tự phát. Bây giờ người ta khác rồi, cầu thủ trẻ tuyển toàn dân có học. Bóng đá hiện đại mà! Chiến thuật chiến lược dữ lắm, dốt thì làm sao hiểu.
- Anh nói sao đâu! Cái chiến thuật chiến lược gì đó là chuyện của huấn luyện viên chứ dính dáng gì đến cầu thủ. Đá banh mà! Hể cầu thủ giỏi là ăn tiền.
- Mày không tin tao thì thôi! Mày cứ đi xin. Thằng con mày mà được tuyển vào trung tâm là tao đi bằng đầu. Ba Xị ngồi đó mặt xuội lơ buồn hiu.
***
Trưa. Tư Cận vừa về tới thì nghe cậu văn thư báo cáo - Sáng giờ có một ông cứ đòi gặp anh hoài, chờ từ bảy giờ sáng tới giờ.
- Làm ở cơ quan nào?
- Ông này nông dân.
- Cậu nói là tôi chưa về. Cậu văn thư gải gải đầu - Thấy ổng tội tội nên lúc xe anh về em lỡ nói. Tư Cận nghiêm mặt - Lần này thôi nghen! Làm việc cả ngày rồi, cậu phải cho tôi nghĩ ngơi nữa chứ. Tôi đâu phải là máy. Làm việc văn phòng mà những điều sơ đẳng nhất cũng không biết thì cậu tự xét lại mình đi. Cậu văn thư tái mặt - Dạ! Em biết. Em sẽ không tái phạm nữa, hay đeå em ra nói anh bận. Tư Cận nhún vai - Giờ mà không tiếp người ta nói mình quan liêu. Nói xong Tư Cận xách cặp đi, ông tươi cười nhìn người đàn ông ngồi chờ trước cửa phòng. Đó là Ba Xị.
- Nghe nói anh cần gặp tôi. Ba Xị đứng lên khúm núm - Dạ! Chào ông Tư. Tư Cận rót trà mời khách rồi hỏi - Anh kiếm tôi có chuyện gì không? Nghe nói anh chờ tôi từ sáng. Ba Xị rụt rè - Dạ! Em có thằng con, nó đá bóng được lắm, em định xin anh cho nó vào đội trẻ gì đó, anh cho nó chân lượm bóng cũng được. Từ ngày nhận chức Giám đốc trung tâm, Tư Cận tiếp không biết bao nhiêu người đến xin con vào đội tuyển trẻ, nhưng loại trụi lũi không ngoe không càng như anh nông dân này thì lần đầu tiên Tư Cận mới gặp.
- Ai chỉ anh tới gặp tôi?
- Dạ! Em có hỏi mấy người trong đây, người ta nói ở đây anh là lớn nhất. Muốn xin cái gì thì phải gặp anh mới được. Tư Caän phát bực trong mình. Cái thằng văn phòng thật tệ, đã dặn bao nhiêu lần rồi, mấy cái vụ đến xin con vào Trung Tâm thì lựa lời mà từ chối. Không lẽ bây giờ từ chối thaúng thì kỳ.
- Con anh học lớp mấy rồi?
- Dạ! Nhà nghèo quá nên cháu nó nghĩ học lâu rồi.
- Giờ nó làm gì?
- Nhà mua được con trâu, cháu nó tiếp giữ trâu phụ giúp gia đình. Anh chưa thấy thằng con tui chứ thấy là anh mê liền, cháu nó đá banh là số một luôn. Tư Caän nhìn anh Ba Xị - Anh thứ mấy?
- Dạ! Tui thứ ba, người ta thường kêu tui là Ba Xị. Tư Caän ra vẽ ân cần - Để tôi trả lời anh Ba đừng buồn nhé! Trung Tâm chúng tôi chỉ tuyển những cháu phải có năng khiếu và phải là học sinh. Con anh đã nghĩ học, nên xét về tiêu chuẩn cháu không được. Ba Xị cầu xin - Tui xin ông Tư một điều thôi, ông Tư cứ cho thằng con tui vào đây một lần, ông cứ cử người kiểm tra. Nếu con tui mà không đủ trình độ tui cũng cam lòng. Tui nói với ông Tư là thằng con tui nó giỏi thiệt. Ông Tư tin tui đi. Cái thằng cha này đúng lì. Tư Caän phát bực - Tôi đã trả lời với anh rồi, con anh dốt trung tâm không nhận. Ba Xị cũng phát liều, mọi hy vọng của anh phút chốc tan thành mây khói.
- Ông Tư làm vậy là không công bằng chút nào! Ông làm như tui không biết. Kỳ rồi ông nhận hai thằng bán báo dạo, hai thằng đó cũng dốt chứ có biết chử nào đâu.
- Người ta dốt nhưng người ta có tài, hai thằng đó là cầu thủ xuất sắc giải bóng đá đường phố. Con anh là cái thứ chăn trâu thì làm sao mà sánh được. Ba Xị bật dậy - Chăn trâu thì sao! Chăn trâu thì không biết đá banh à? Tư Caän cảnh cáo - Đây là cơ quan nhà nước nghen! Tháo quát ở đây là không xong đó nghen.
- Ông làm gì tui? Ông bắt tui à? Xin không được thì thôi chứ làm gì dữ vậy. Ông thì không biết tui chứ tui thì biết ông rành. Tư Caän phát điên - Biết cái gì? Ba Xị bỏ đi ra khỏi phòng - Tui không biết người ta nghĩ sao mà cho ông làm giám đốc. Đưa một thằng không biết đá banh làm giám đốc đá banh, buồn cười. Tư Caän tím mặt tím mày, không lẽ điện cho công an bắt nó….mà bắt thì bắt vì nguyên nhân gì. Giận cá chém thớt, Tư Caän toan quay sang cậu văn thư, như biết trước cậu văn thư trốn mất.
***
Chiều. Ba Xị đi chân nam, chân bắc về nhà, nách còn cặp chai rượu. Bên hông nhà trên bải cỏ, Cu Đen chơi bóng một mình giữa những cộc tre. Ba Xị ngồi phệt lên bải cỏ nhìn con chơi bóng. Là dân ghiền bóng đá thứ thiệt, là lính khiêng trống cho Tư Rô nên Ba Xị cũng biết nhìn lắm. Có trận nào đá ở Sân Vận Động mà không có Ba Xị, thaäm chí mấy trận ở Tỉnh xa, có xe đi là Ba Xị theo liền. Mà thằng Cu Đen đá bóng khéo thiệt chứ, chuyện đó cả xóm ai cũng công nhận chứ đâu phải riêng anh. Giờ nhìn con chơi, Ba Xị thấy lòng ngao ngán.
- Cu Đen! Cu Đen! Cu Đen ôm trái bóng xà vào ngồi bên cạnh. Nó ngửi ngửi cái mũi - Rồi! Xỉn rồi! - Cha mày chứ xỉn! Tao uống có mấy ly. Ba Xị xoa xoa đầu con - Tập làm gì cho mệt! Dân chăn trâu cũng là dân chăn trâu thôi con ơi. Cu Đen nhìn ba nó cười - Chăn trâu thì chăn trâu chứ có gì đâu.
- Cái thứ như mày làm sao mà thành cầu thủ được.
- Chiều nào mà con không đá banh, tụi nó đua nhau mà giành con đó.
- Tao nói là nói cầu thủ đội tuyển kìa! Cái thứ đá banh vườn thì nói làm gì. Cu Đen cười hồn nhiên - Chuyện đó con không mơ! Ba Xị lấy chai rượu tu một hớp - Mày biết gì mà mơ! Chuyện mơ là chuyện của tao.