watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Những thiên thần xanh-Chương 4 - tác giả Nguyễn Phước Thảo Nguyễn Phước Thảo

Nguyễn Phước Thảo

Chương 4

Tác giả: Nguyễn Phước Thảo

Suốt một tuần đầu vào tập trung trong đội năng khiếu, Tùng chỉ có mỗi nhiệm vụ là mang giầy chạy quanh sân vận động. Chuyện đó đối với những cầu thủ khác là chuyện thường nhưng đối với Tùng là một cực hình. Không quen mang giầy nên chỉ ngày đầu, chân cẳng Tùng xưng phồng buốt rát. Hai nhóc cầu thủ U15 Tâm và Trung, hai cầu thủ được tuyển từ giải đường phố tỏ ra rất cảm tình với Tùng. Có lẽ cùng xuất thân từ con nhà nghèo, dốt mà bọn chúng dễ hoà đồng với nhau. Vào trung tâm, Tùng được cấp quần áo mới, mùng màng mới và đêm thì được ngũ một giường riêng, giường được trang bị một tấm mệm mỏng. Tùng cứ ngở mình lên tiên. Đối với Tùng, một đứa trẻ xuất thân từ một gia đình nghèo phải làm quần quật mới có được miếng ăn thì chế độ sống trong Trung Tâm quả như thiên đường. Đêm được ngũ trong chăm êm mệm ấm, nó nhớ cha nó mà chảy nước mắt. Nó được như ngày này, đó là công của ba nó. Thấy chân Tùng sưng phù, Trung bày - Tối mày lấy muối rồi pha nước âm ấm ngâm chân. Tùng nhìn nó - Ngân nước muối rát chịu gì nổi?
- Rát chút hết chứ gì. Mày tin tao đi vài ngày là chân mày quen. Nhờ ngâm nước muối vài ngày sau, Chân Tùng bắt đầu quen với giầy. Nó không còn cảm thấy ngượng ngập khi mang giầy. Và khi đi thỏai mái trong đôi giầy trông nó cũng có dáng cầu thủ lắm. Khi thấy Tùng không còn đau chân, Minh Chánh tăng số lần chạy lên. Anh đang cho nó tập thể lực. Tuy ngoài mặt tỏ ra nghiêm nghị lạnh lùng, nhưng trong lòng huấn luyện viên Chánh khoái Tùng : thằng bé chăn trâu. Mấy tuần đầu, đêm về là Tùng rả rời. Tuy là dân lao động, nhưng làm mệt thì nó được nghĩ. Còn tập ở đây dù mệt nó cũng không được phép nghĩ. Chạy ba mươi vòng là ba mươi vòng, chạy đủ số vòng mới được nghĩ. Mệt ra khói lỗ tai! Tùng đã quen chơi bóng trên mặt ruộng nên khi được chơi trên sân cỏ, Tùng chơi rất hứng khởi. Chiều nay Minh Chánh chia bọn trẻ làm hai đội, Tùng được xếp đá tiền đạo và ra sân ngay từ đầu. Khi chân đã quen với giầy, cu cậu như cá gặp nước. Chỉ sau vài phút vào cuộc, từ một đường chuyền dài xẻ cánh của Trung, Tùng ghi bàn. Minh Chánh ngồi ngoài sân phải gật đầu tán thưởng - Hay! Khi ghi được bàn, Tùng như lên mây. Được sự hổ trợ tốt của hai tiền tiền vệ Tâm và Trung chỉ trong hai mươi phút đầu, Tùng ghi liền ba bàn. Minh Chánh cho thay liền một lúc ba cầu thủ của đội bên kia, ba cầu thủ hạng U18. Trong đó có Quốc Tuấn, Minh Cường cặp tiền đạo số một của hạng U18, Quốc Trung hậu vệ thòng chơi nổi bật của U16. Thành phần đội của Tùng thì ngay từ đầu, Minh Chánh xếp cầu thủ đủ các hạng tuổi từ U15 đến U18. Khi thấy Tùng quá xuất sắc, Chánh muốn thử nghiệm với các anh lớn. Quốc Tuấn vào sân và vổ đầu Tùng - Mày chơi tốt đó! Nhưng gặp tao thì bọn mày chuẩn bị đi, lấy giỏ mà đựng. Tùng chỉ cười. Bên kia được tăng cường bộ khung mạnh, trận đấu cân bằng ngay. Các anh lớn có phần lấn lướt và ít phút sau Quốc Tuấn ghi bàn rút ngắn tỉ số. Rồi từ một đường chuyền dài, Tùng có bóng và cậu ta một mình một ngựa đột nhập trung lộ. Quốc Trung bám sát và truy cản quyết liệt, nhưng xem ra Quốc Trung không cản được. Đang dẫn bóng tốc độ cao Tùng bổng dừng đột ngột và chuyển hướng, một kỷ xảo của những tay chuyên nghiệp.
- Vào! Cả đội nhảy tưng tưng reo mừng, Tâm và Trung chạy tới ôm chầm lấy Tùng. Hình như thắng được các anh lớn, các cậu khoái chí.
- Hoan hô! Hoan hô! Các anh lớn xụ mặt. Trận đấu càng lúc càng gay cấn, quyết liệt. Các anh lớn quyết tâm lấy lại sĩ diện, các cậu nhóc cố chứng minh mình và trận đấu bắt đầu có va chạm. Minh Chánh càng xem càng thích, lâu lâu anh cũng nhắc nhở những cầu thủ chơi thô bạo và cảnh cáo mấy cậu cố tình chơi xấu. Càng lúc anh càng phát hiện ra cậu bé Tùng có nhiều kỷ năng chuyên nghiệp. Những kỷ năng đó không phải ngẫu nhiên mà có, được như vậy là cả một quá trình luyện tập. Tính năng động, dũng mảnh và sút bóng dứt khoát, tuy có phần độc đoán cá nhân nhưng đó là một trong những yếu tố giúp Tùng săn bàn cực nhanh. Đặc biệt cậu bé có vẽ không ngại va chạm. Tỉ số cuối trận là 5 - 3 một tỉ số làm nức lòng các cậu nhỏ. Kết thúc trận đấu, Quốc Tuấn phát hiện ra một điều. Tùng: Thằng chăn trâu đó có ngày sẽ chiếm vị trị số một của Trung Tâm, vị trí hiện giờ của anh ta. Đó là điều Quốc Tuấn không muốn.
***
Trong khu tập thể nhà thi đấu đa năng của Tỉnh, nơi ở tạm thời của các cầu thủ trẻ Trung Tâm, Minh Chánh cũng có một phòng riêng. Phòng chia làm hai ngăn, một là noi làm việc, một là chổ ngũ. Ngày khánh thành Khu Trung Tâm đã gần kề, anh đang lo. Buổi hợp sáng nay sếp Cận thông báo sẽ có tất cả mười hai đội dự giải “Những Thiên Thần Xanh”, đáng gờm nhất là Thành Long và Gạch Đồng Tâm. Thời gian còn khoảng hơn ba tháng và khoảng thời gian đó không phải lớn khi sếp chỉ đạo bằng mọi giá phải đạt chức vô địch. Đội hình U15 mà anh đang có trong tay không phải là một đội hình mạnh. Hang hậu vệ và tiền vệ có thể nói tạm ổn, hàng tấn công thì trong tay anh không có cầu thủ nào xuất sắc. Phong và Minh là hai cầu thủ mới tuyển từ giải học sinh trung học cơ sở. Đó là một cặp tiền đạo bén, khả năng săn bàn tốt nhưng về đẳng cấp thì chúng còn rất non. Nếu đụng với nhưng cầu thủ mang tính chuyên nghiệp cao như Thành Long, chúng như cừu non. Tiếc là Tùng quá lớn tuổi, phải chi Tùng ở hạng tuổi mười lăm thì anh yên lòng biết bao. Khuya! Chánh không ngũ được, anh bước ra sân làm vài động tác hít thở. Không khí đêm trong lành, hít thở sâu nghe mát cả lòng ngực. Trời đêm yên tịnh, ánh trăng bàng bạc. Chánh thơ thẩn dạo bước trong sân với bao toan tính trong đầu. Bổng anh phát hiện nơi góc sân có ai đó đang nằm dài trên một băng đá giữa trời đêm. Anh xem đồng hồ:11giờ 20. Đứa nào mà ngũ quên ngoài trời thế này. Trong khuôn viên này chỉ có các cầu thủ của anh mà thôi. Khi nghe có tiếng chân lại gần, cậu bé nhổm người ngồi vậy. Đó là Tùng, Nguyễn Bá Tùng.
- Em làm gì mà nằm đây?
- Em hỏng ngủ được nên ra đây nằm chơi. Chánh ngồi xuống ghế đá với Tùng - Chơi cái gì? Nằm ngoài sương, ngoài gió là bệnh đó. Tùng cười - Hồi ở nhà em ngủ ngoài trời như vầy hoài thấy bệnh hoạn gì đâu. Chỉ mấy tuần mà thằng bé bắt đầu lên cân. Chánh hỏi - Em thấy sống trong đây thế nào?
- Sướng lắm! Sướng gấp mấy lần ở nhà.
- Sướng à? Em nói cụ thể xem. Tùng nói có vẻ ngượng - Chắc tại nhà em nghèo, nên với em sống như vầy là sướng. Ở nhà thì cơm ăn vô tư nhưng thức ăn thì bửa có, bửa quẹ quẹ mấy con cá lòng tong. Hôm nào em siêng đi kiếm thì mới có cá bự. Hai anh em tối ngủ chỉ vó một cái mền, lạnh em hay cuốn mền làm con nhỏ em của em lạnh tội lắm. Vậy chớ sao em nhớ nhà quá, nhớ không ngủ được luôn.. Khi được hỏi về những ngày sống ở nhà, Tùng sôi nổi hẳn lên. Nó say xưa kể lại những chuyện mò cua bắt cá, chuyện chơi cùng thằng Cu Tí, Cu Tèo trong xóm, chuyện đua trâu với thằng Cu Bảo xóm trên, chuyện đánh lộn với mấy thằng cu xóm chợ. Nói về chuyện đá banh thì Tùng hào hứng - Anh chưa biết đâu, trong xóm mổi lần có đá banh thì bọn nó đua nhau dành em, vui lắm. Có bửa em bận không tới được chúng cũng bắt em và chấp nhận đá thua người. Chánh thắc mắc - Em đá bóng như vậy mà dự giải lần nào chưa?
- Có lần mấy thầy mượn đi đá giải trường, cũng thắng mấy trận sau đó bị người ta khiếu nại nên bị loại. Kỳ đó tại mấy thằng đá chung cứ kêu em Cu Đen nên bị tụi bên kia nghi ngờ. Thiệt tình có cái cái tên xấu cũng hư chuyện, làm em tức muốn chết. Chánh phì cười - Không phải vì cái tên mà người ta nghi ngờ đâu. Thứ nhất là em chơi bóng quá khéo, trình độ đó không hợp với một giải không chuyên. Thứ hai em quá đen, nhìn là nghi ngờ liền. Tùng có vẽ tự ái - Trong xóm có mấy thằng cũng còn đi học, nó cũng đen như em chứ gì, thậm chí còn đen hơn. Anh thấy có đứa nào đá banh ghiền mà không đen đâu. Phơi nắng chang chang thì thằng nào mà trắng cho được. Chà! Thằng nhỏ cũng lý lẽ gớm. Chánh hỏi lắc léo - Cứ cho là do cái tên Cu Đen là nguyên nhân, vậy thì em đang xấu hổ về cái tên của mình.
- Gì mà xấu hổ! Có ăn cắp ăn trộm gì ai mà xấu hổ. Tên của ba mẹ đặt mà xấu hổ là trật. Em tức là tức em có cái tên Tùng đẹp muốn chết mà chúng không chịu gọi. Phải gọi tên Tùng thì người ta đâu biết. Gọi Cu Đen thì người ta biết dân chăn trâu liền. Chánh lại phì cười - Ai nói với em tên Cu Đen đồng nghĩa với chăn trâu.
- Thì trong xóm mấy đứa chăn trâu như em thằng nào mà không cu này cu nọ. Nói chuyện với thằng cu này đúng là vui, nó ngang như cua.
- Vậy tên Tùng có nghĩa chăn trâu không?
- Tên Tùng đẹp hơn, gọi tên Tùng thì người ta không có nghĩ đó là thằng chăn trâu.
- Vậy sao em tên Tùng, nhưng em lại chăn trâu? Tùng nhìn Chánh chưng hửng - Tùng là tên trong giấy, tên của ông nội đặt, lúc đó nhà chưa có trâu. Lúc có con trâu là ba gọi em là Cu Đen, con trâu thì ba đặt tên Phèn vì chân nó có mấy đốm lông vàng.
- Nhà em mua trâu lâu chưa?
- Đâu bốn năm chứ gì.
- Trước đó thì ba em kêu em tên gì?
- Chỉ gọi là thằng cu thôi. Chánh ôm bụng cười. Thằng này đúng vui. Nói chuyện kiểu này tới sáng nó cũng bảo vệ tên Cu Đen đồng nghĩa là chăn trâu.
- Vậy tên Tùng có nghĩa gì?
- Em đâu biết! Em nghe ba em nói ông nội em đặt tên Tùng là nghĩa gì đó tốt, là không có nghèo. Ông Nội em chết rồi, phải Nội em còn sống, Nội sẽ cắt nghĩa cho em biết. Chánh vỗ vai Tùng thân thiện - Được! Nếu em muốn biết anh sẽ giải thích cho em biết. Các cụ ngày xưa mỗi khi đặt tên cho con cháu, các cụ thường gởi gấm trong đó rất nhiều ước muốn. Tùng là tên một loài cây sống thẳng đứng, hiên ngang trong giông bảo. Và cây Tùng được các cụ ngày xưa mượn hình tượng ám chỉ cho nhân cách của người quân tử. Ý ông Nội em muốn em sau này sống phải như cây Tùng, cây Bách, muốn em sống phải thật thà thẳng thắng, sống phải biết phấn đấu vươn lên với đời. Tùng im lặng nhìn xa xa ra bầu trời cao rộng. Thằng bé có vẽ suy nghĩ.
- Em không ngờ cái tên em nó ý nghĩa dữ vậy. Điều đó lớn quá làm sao em làm được. Mà người quân tử là sao hả anh? Minh Chánh nhìn Tùng rồi đâm ra lúng túng.
- Người quân tử hả! Nói nôm na người quân tử là người sống có trách nhiệm, người có dũng khí, thấy giàu không sợ thấy nghèo không khinh. Là người sống có trách nhiệm với mọi chuyện do bản thân mình tạo ra. Thấy Tùng có vẽ ngơ ngơ không hiểu, Chánh giải thích - Giả vụ như em coi trâu, trâu em ăn lúa của người khác. Chuyện đó không ai biết. Xóm thì có nhiều trâu, khi chủ lúa hỏi thì đứa này đổ cho đứa kia. Không đứa nào chịu nhận vì biết nhận là ăn đòn. Còn nếu tất cả đều không nhận thì ông chủ lúa sẽ không biết trâu của đứa nào, huề cả làng. Nếu em là người can đảm thì em sẽ đứng ra nhận vì lỗi, đó là do em, do em không cẩn thận để trâu ăn lúa người. Tùng cười, mắt sáng lên - Chuyện đó dễ ợt! Em bị ba em đánh hoài vì cái tội để trâu ăn lúa người ta. Cái đó đâu có gì khó phải không anh, mình làm mình chịu chứ gì. Chuyện gì chứ chuyện đó em gan lắm, dám chơi là dám chịu. Chơi là phải quân tử chứ. Chánh nhìn Tùng, cả hai cùng cười.
***
Mỗi khi cho cầu thủ dượt bóng với nhau, Minh Chánh để ý thấy mỗi khi Tùng có bóng thì Quốc Tuấn hay tranh cướp với thái độ khá hằn học. Tuấn muốn tranh tài. Nhưng Tùng khéo quá. Cả hai quần với nhau và trái bóng cứ theo chân hai cầu thủ chạy dọc theo sân. Có buổi các cầu thủ khác bỏ cả dượt xúm nhau xem cả hai tranh tài. Và khi có những cuộc tranh đối đầu của Quốc Tuấn, Tùng nổi bật hẳn lên. Giờ thì cả trung tâm ai cũng biết tài năng của cậu bé Tùng. Điều đó làm Quốc Tuấn càng thêm tức tối, còn Tùng thì vô tư cười khoái chí. Có lần Tuấn nổi điên, cậu ta lừa dịp Tùng lắc bóng ngang, Tuấn xoạc chân. Tùng té lăn cù. Thằng này đúng là trâu, coi bộ nó không hề hấn gì mà còn đứng dậy cười hề hề.
- Chơi kỳ nghen! Tuấn cười giả lã - Xin lỗi! Xin lỗi! Anhnh động đó không thoát khỏi cặp mắt của Chánh. Từ ngoài sân, Chánh khẻ cau mày. Minh Cường nói nhỏ với Quốc Tuấn.
- Ông Chánh nhìn mày kìa! Chơi vậy là gãy giò thằng nhỏ đó. Quốc Tuấn nhún vai - Tao đâu cố ý, đá bóng mà, chuyện gãy giò là chuyện thường. Minh Cường cười.
- Ai không hiểu mày chứ tao thì biết tỏng. Quốc Tuấn nhìn Minh Cường - Biết gì? Minh Cường cười hì hì, nói như đùa.
- Ai lại đi tức tối với một thằng chăn trâu. Mày đang đánh đồng mày với nó đó. Mà tao cũng công nhận thằng đó chơi bóng khéo. Lơ mơ kỷ thuật nó hơn mày nữa đó. Mặt Tuấn hằn lên - Để coi! Có lẽ Tùng cảm nhận được điều đó nên suốt buổi tập, mỗi khi thấy Tuấn vào bóng là Tùng chuyền không giữ bóng trong chân. Vậy mà còn bị Tuấn chùi bóng bằng gầm giầy, Tùng nhanh mắt né được. Tùng nhìn vào mặt Tuấn mà không nói tiếng nào. Mặt Tùng có vẽ buồn. Kết thúc buổi tập, khi các cầu thủ kéo nhau vào nghĩ. Chánh gọi riêng Tuấn ở lại.
- Em là một cầu thủ có nhiều triển vọng. Tính đố kỵ ganh ghét không thể làm em trở tAnhnh một cầu thủ lớn được. Nếu em chọn bóng đá làm sự nghiệp thì anh khuyên em nên suy nghĩ lại những hành động vừa rồi của mình. Tuấn chống chế - Em có làm gì đâu? Chánh nghiêm mặt - Anh dẫn dắt em mấy năm nay lẽ nào anh không biết tính của em. Trong bóng đá, cầu thủ chơi không đẹp sẽ không có chổ đứng. Bởi khi ra sân chơi, hàng ngàn cặp mắt dỏi theo bước chân em. Làm người là phải biết can đảm thừa nhận những lỗi lầm của mình, chối quanh chối quẩn chỉ làm khổ thân mình mà thôi. Quốc Tuấn đứng đó mặt dựng lên nhìn theo Minh Chánh.
***
Trong xóm, một ngôi nhà mới cất, nhà của Ba Xị. Ai cũng nói Ba Xị lên hương, nhờ có thằng con biết đá bóng mà đổi đời. Ai nói gì Ba Xị cũng cười hề hề.
- Lên hương cái nổi gì, tại thấy nghèo quá nên người ta thương đó thôi. Cái này cũng như nhà tình nghĩa mà nhà nước cho vậy thôi. Sau cái vụ đưa được thằng con vào Trung Tâm, Tư Rô nể Ba Xị ra mặt. Chứ ngày xưa cái hạng chăn trâu, làm thuê làm mướn như Ba Xị trong mắt của Tư Rô đâu có đáng. Thấy nó hiền dễ sai nên hồi xưa cho nó cái chân vác trống để xem đá banh khỏi tốn tiền. Giờ có mồi ngon là Tư Rô sai con mời Ba Xị lai rai. Cái thằng cũng được, coi vậy chứ cũng biết, chơi với Tư Rô lúc nào Ba Xị cũng giữ mình ở chiếu dưới, biết thân biết phận lắm. Nhờ vậy mà Tư Rô càng lúc càng thương. Chiều nay, thằng Tùng được nghĩ, được về thăm nhà. Mấy đứa trong xóm la hò từ ngoài ngỏ - Cu Đen về bây ơi! Cũng là thằng Cu Đen của mọi khi, nhưng nghe hô là bọn trẻ đứa nào cũng chạy ra coi thằng Cu Đen. Có ai xa lạ đâu, cũng là mấy thằng nhóc đá banh với nó hoài đấy thôi. Thấy bọn bạn củ cứ trố mắt nhìn, Tùng đâm ngượng - Tao có gì lạ mà nhìn dữ vậy? Cả bọn cười ồ.
- Thì đang coi mày có lạ ra không? Cũng đen thùi lùi y chang lúc trước.
- Hình như nó có mập ra một chút.
- Lên bốn ký đó! - Mày vô đó rồi đá banh lại bọn trong đó không?
- Thì tụi nó cũng đá banh như mình chứ gì, cũng đá bằng giò. Cả bọn lại cười ồ.
- Chút nữa đá banh mày chơi không?
- Chơi chứ! Đá banh với tụi bây tao khoái hơn.
- Bộ trong đó chơi không đã sao? Tùng nhăn mặt - Đã thì có đã nhưng nhức đầu lắm, không thỏai mái như chơi với tụi bây. Nào là chiến thuật, nào là chạy chổ, nào là phối hợp mệt cả óc. Lâu lâu tao hứng lên dẫn bóng chơi một mình bị la hoài. Huấn luyện viên la tao chơi cá nhân.
- Mà đá có dô không?
- Có cái được cái không? Mấy thằng chụp buôl trong đó giỏi lắm, khó ăn lắm. Từ đầu xóm cả bọn theo chân Cu Đen về tận nhà nó, đi tới đâu người lớn nhìn tới đó. Tùng phải hứa chút ra sân, bọn trẻ mới tan hàng. Thấy con về Ba Xị mừng ra mặt. Còn Tùng thì ngỡ ngàng nhìn ngắm ngôi nhà.
- Nhà mình hả ba? Ba Xị cười - Cha mày! Không nhà mình thì nhà ai hả. Thật ra nhà của nó cũng là một ngôi nhà thường, nhà gỗ mái lợp tole nhưng so với ngôi nhà nữa lều, nữa trại ngày xưa thì ngôi nhà này trong mắt của nó quá đẹp.
- Nhà đẹp dữ hén! Tùng móc từ trong cái túi nhựa đen bài ra - Con có mua cho ba nửa kí thịt bò cho ba nhậu chơi. Hồi nào giờ không thấy ba nhậu thịt bò. Cái áo trắng này là của con Thư, cái khăn này là của mẹ. Con Thư cầm cái áo mừng rở, và cảm ơn anh hai rối rít. Mẹ nó cầm cái khăn ra chiều cảm động lắm.
- Mua chi tốn tiền vậy con. Tùng hào hứng - Con có lương nữa mẹ! Người ta cho con tháng trăm rưởi ngàn lận đó. Ba Xị cầm bọc thịt bò ngắm nghía.
- Chà! Mồi này coi bộ bén nghen. Mồi ngon phải có bạn hiền, để tui rủ anh Tư Rô với ông hai Kiểng lai rai chơi. Bà coi làm mồi cho tui nghen.
- Ông thì ngày nào cũng nhậu. Ba Xị cười hề hề - Nhờ vậy mà người ta mới kêu tui là Ba Xị. Tức cái là hồi nào tới giờ có làm được ba xị đâu, một xị là chết ngắt rồi. Con Thư nắm tay anh hai lôi đi - Anh hai! Ra đây em chỉ cho coi cái này nè.
- Cái gì?
- Đi với em đi. Con nhỏ kéo thằng anh ra tận bụi tre sau nhà. Cái mà nó khoe với thằng anh là một con trâu. Con Thư hí hửng - Ba nói con trâu đó là của em, ba mới mua đó. Nó tên Mun. Tùng sửng sờ nhìn con trâu. Đó là một con trâu cổ rất đẹp. Không biết ba nó lựa ở đâu được con trâu cổ đẹp thế này, con này là cả đống tiền đây. Hai con trâu đứng cạnh nhau trông xứng làm sao. Thêm con trâu này nữa thì ba nó cực cho biết, không có nó ở nhà thì kiếm cỏ mệt. Tùng bước tới đưa tay vuốt vuốt con Mun, con trâu nghe hơi lạ bước thụt lùi nhưng rồi nó cũng đứng im cho Tùng ve vuốt.
- Mun! Mun! Im nào!
Con Phèn như đánh hơi ra Tùng, nó cọ cọ cái mỏ vào người Tùng. Tùng quay ôm cổ con Phèn - Mày có nhớ tao không hả Phèn? Ngoài đồng, bọn trẻ kêu í ới - Cu Đen! Cu Đen! Ra đá banh nè.
Những thiên thần xanh
Chưong 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7