watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thân phận ma trơi-Bà cháu, bố con - tác giả Nguyễn Thụy Long Nguyễn Thụy Long

Nguyễn Thụy Long

Bà cháu, bố con

Tác giả: Nguyễn Thụy Long

Hai mươi năm trước, nghĩa là sau ngày chế độ cộng hòa ở miền Nam bại trận, toàn cõi miền Nam sống dưới chế độ Cộng Sản. Đất nước thống nhất. Trở thành nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, độc lập - tự do - hạnh phúc!
Tôi là nhà văn nhà báo thuộc chế độ cũ nên sớm thất nghiệp, sống lêu bêu giữa lòng Sài Gòn, gia đình tan nát trong cái nháy mắt.
Tôi là dân ngụy, vợ tôi không ngờ là con nhà liệt sĩ, hai đứa con thơ của tôi bị gia đình cách mạng nhà vợ bỏ vào viện mồ côi để mấy bà sơ đói rách nuôi dưỡng. Thật tội nghiệp những bà sơ nghèo tiền bạc mà giàu lòng bác ái.
Tôi lồng lên đi tìm con, rồi cũng thấy chúng, khi bà sơ Nhất sửa soạn cho hai đứa con tôi, mỗi đứa một mẹt hành tỏi ới để ra chợ Tân Định bán buôn kiếm thêm tiền nuôi thân và chị em đồng cảnh ngộ còn quá bé nhỏ.
Đứa con gái lớn của tôi khi đó mới tám tuổi, mách tôi tội của em nó:
- Bố ơi, em Bambi bới thùng rác nhặt khúc bánh mì ăn dở của ai đó, em nó dám ăn.
Con bé bảy tuổi đang ở trong vòng tay tôi, cãi:
- Bởi tại em đói quá, thèm quá!
Tôi không kềm nổi xúc động, không kềm nổi nước mắt. Tôi oà khóc, ôm hai con vào lòng trước mặt bà sơ Nhất.
Bà sơ hiền từ nhìn ba bố con tôi:
- Anh không cần phải có giấy tờ chứng minh hai cháu là con anh. Tôi nghe mẹ nó nói anh là ngụy đã bị bắn chết ngày 30-4 rồi, nên chúng tôi nhận hai cháu, mẹ nó không còn đủ sức nuôi cháu nữa. Thôi được, nếu muốn anh cứ mang các cháu về, anh chứng minh tấm lòng chân thật của anh với Chúa là đủ.
- Thưa còn trách nhiệm của bà với mẹ nó, người gửi con cho bà?
Bà sơ nói khi quay đi:
- Có Chúa biết tôi phải làm gì khi tôi gặp hoàn cảnh này. Tôi làm theo Chúa sai bảo...
Tôi không quên hình ảnh chiều hôm ấy. Không thể nào quên hình ảnh bà sơ Nhất đứng trên thềm nhà thờ Tân Định nhìn theo bố con tôi, hình ảnh một bà sơ khác đang đu mình trên bánh xe như con nhái bén quay ép nước mía ở ngoài cổng viện mồ côi, lấy tiền nuôi bày trẻ đói, hình ảnh những trẻ thơ bưng mẹt hành tỏi ớt ở chợ về.
Khi đó vào đầu mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ sân trường. Cây thánh giá mỏng manh chót vót trên đỉnh tháp chuông nhà thờ Tân Định. Hình ảnh đó còn lại mãi trong tôi cho tới ngày nay và không biết đến tận bao giờ. Tôi nói nhỏ với hai con:
- Bố còn sống đây, nhưng bố không thể đưa các con về nhà cũ ở đường Nguyễn Phi Khanh được nữa, bố đã bị đuổi ra khỏi nhà ấy rồi.
Có chút tiền bạc nhỏ nhoi trong túi, tôi mua cho con hai miếng bánh mì, cho chúng uống ly nước mía. Ngon đến độ chúng phải nhắm tịt cả hai mắt để thưởng thức cho hết hương vị lương thực hiếm hoi.
Vượt qua hai cây cầu gỗ ọp ẹp, qua cù lao Rạch Miễu có nhiều ao rau muống lầy lội, trở về đến ấp Đông Ba, nơi ấy có căn nhà hoang mẹ tôi đang cư ngụ. Bố con tôi sống với bà nội của các cháu. Ngày ngày tôi đi kiếm công việc làm, nhưng chẳng được gì. Tôi lại nhớ đến nghề cầm bút của mình, nhưng tôi nghĩ ngay đó là điều xuẩn động. Ông cậu ruột của tôi, một vị khoa bảng, đại trí thức ở miền bắc vào thăm mẹ tôi, có thành tích học tập cải tạo hết mười lăm năm trời, mười năm làm việc lao động hốt phân bằng tay vì sợ mòn xẻng. Ông ngao ngán lắc đầu nói với tôi:
- Cháu ơi, vác cây bút ở Xã Hội Chủ Nghĩa nặng lắm, cháu nên tìm nghề khác mà làm nuôi con. Mao chủ tịch đã nói trí thức không giá trị bằng một cục phân bón ruộng. Nhớ lấy, không nên quên...
Cậu ruột tôi nay đã khuất bóng, tôi vẫn không quên lời cậu dạy.
Suốt mùa hè năm ấy, ba bố con tôi kiếm sống bằng cách lang thang chợ trời. Nơi nào cũng đi, nơi nào cũng ghé. Ba bố con trên chiếc xe đạp cọc cạch trong thành phố, dưới rừng cờ sao và khẩu hiệu. Hai cái bánh xe đạp của tôi không thể bị bể nổ được vì tôi nhồi vào đó đủ thứ cao su, rác rưởi làm thành bánh đặc như thuở chiếc xe đạp thời sơ khai. Cái thắng xe bằng miếng ván gỗ ráp sát bánh sau, chỉ cần đạp chân một cái xe cũng đứng lại, dù rằng tốc lực không cao lắm, chiếc dép tôi mang ở chân đỡ mòn. Tôi thầm chấp cả ngàn vạn dặm đường trong thành phố.
Ba bố con tôi bữa đói bữa no nhưng cũng hưởng thụ được chút lương thực. Tôi cứ tưởng rừng bố con tôi được sống mãi bên nhau... Đó là điều tôi tưởng, không phải đời sắp xếp cho.
Một buổi trưa, ba bố con tôi dừng chân trước một biệt thự xinh xinh, bên kia cầu Công Lý, nghe tiếng hát tiếng đàn từ trong ngôi biệt thự phát ra ... như thấy bác Hồ trong ngày vui đại thắng... "
Ngôi biệt thự có khu vườn nhỏ xinh xinh ở sân trước. Tôi nhìn vào đó thấy những luống khoai lang mới thay vì những cây hoa, chuyện đó cũng thường thôi ở những vỉa hè thành phố bấy giờ. Một cô bé nhỏ xíu chừng tuổi con tôi lúi húi trong vườn. Cánh cửa sắt mở rộng, hình như nơi đó ai ra vào cũng được. Chờ gì nữa mà tôi không vào, biết đâu không mua bán được gì ở trong ngôi nhà này. Tôi chưa phải đi ăn mày, nhưng có thể "trúng mánh " kiếm được tí cháo.
Tôi dừng xe trong sán, hai đứa con tôi nhảy xuống, nhìn cô bé đang lúi húi chơi ở khu vườn. Nó vun đất thành một nấm nho nhỏ, thoáng nhìn bố con tôi một tí, rồi lại tiếp tục trò chơi một mình.
Trên nhà vẫn vang tiếng đờn ca, mãi một lát sau mới có một bà già, một bà cụ thật già lưng còng từ một ngách cửa ga ra, có lẽ là ga ra xe hơi, đi ra. Tôi thưa với bà cụ:
- Cháu thưa với cụ xem trong nhà có gì bán được không?
Bà cụ ngước nhìn tôi, đôi mắt mờ đục như cùi nhãn:
- Anh đến lầm địa chỉ rồi, bây giờ nhà này không phải nhà tôi nữa, không có gì bán đâu. Các ông cán bộ ở trên kia mới là chủ.
Bà cụ chỉ lên nhà trên, nơi phát ra tiếng đờn ca bằng ngón tay già nua cong queo, run rẩy. Cụ quay ra vườn gọi:
- Thủy ơi, cháu lại nghịch đất nghịch cát đấy hả, vào đây với bà nào.
Hai đứa con gái tôi làm quen với cô bé gái xinh xinh ấy thật nhanh. Chúng cũng đang vầy vầy đất với cô bé.
Bà cụ lại hỏi:
- Ai đó cháu?
- Bạn mới của con, gượm nhé bà, cho cháu chơi đắp mồ cho Tu Ti một tí!
- Rõ thật là con nít!
Bà cụ lẩm bẩm nói thế rồi lững thững quay vào, để mặc tôi đứng ngoài sân. Tôi chang là cái thá gì để ai phải quan tâm. Tôi biết rõ thân phận tôi. Bà cụ coi bộ cũng có một dĩ vãng hách dịch thời chếđộ cũ.
Nhà trên đã im tiếng hát, tiếng một ai đó gắt gỏng:
- Các anh các chị hát thế không được, phải hùng dũng lên. Coi này, tôi hát cho nghe để làm mẫu.
Một giọng nam opéra cất lên nghe thật hùng dũng, phấn khởi đến khiếp đảm cũng bằng bài hát ấy, bài hát tôi được nghe khi bước chân vào sân nhà này. Một lát sau tôi nghe lệnh nghỉ giải lao. Những người ở trong nhà ấy ùa ra sân, như bầy trẻ được nghỉ ra chơi từ một lớp học trường Mầm Non.
Tôi bắt gặp một vài mặt quen ở đó. Nữ ca sĩ Ngọc Minh, tài tử điện ảnh Trần Quang, nhà báo thuộc chiến tranh tâm lý thời chế độ cũ Vũ Duy, các anh các chị ấy đều là người cư ngụ thuộc quận Phú Nhuận...
Họ cũng nhận ra tôi và hỏi:
- Đến tham gia vào ban văn nghệ quận hả?
Tôi lắc đầu:
- Không, tôi đi chợ trời vô tình ghé qua thôi.
- Nếu muốn tham gia, tôi giới thiệu cho.
- ăn cái giải gì không?
- Chẳng có giải gì hết, chỉ là phong trào.
à ra vậy? Tôi chỉ nói thế, tuyệt nhiên không có ý kiến gì khác. Cũng là lúc tôi phải đưa hai con về. Một người quen trong đám người tôi mới gặp giữ tôi lại nói cho biết:
- Ngôi biệt thự này nhà nước mới tiếp thu của gia đình ngụy quyền bỏ đi, còn sót lại một bà cụ già và đứa trẻ, cách mạng đã thu xếp cho họ ở dưới bếp. Nhà trên tạm thời dùng làm trụ sở cho ban văn nghệ quận.
Tôi ừ hữ, vì chuyện đố có thiếu gì ở Sài Gòn sau ngày giải phóng. Chính tôi cũng đã được giải phóng. Buổi chiều tôi chở xe đạp hai con về nhà. Qua cù lao Rạch Miễu, ao rau muống hoa tím nở đầy, con gái tôi đòi xuống xe lội ra ao hái hoa.
Tôi hỏi:
- Con hái làm chi vậy?
- Con hái để lên mồ chó Tu Ti.
- Mồ chó Tu Ti?
- Con chó của bé Thủy, con mới quen, con chó dễ thương đã chết rồi, bé Thủy làm mả cho nó, trong vườn không còn bông hoa nào, người ta làm luống khoai hết rồi, bố thấy không?
Tôi nhớ ngay ra câu chuyện mới gặp trưa nay.
Buổi tối, tôi nằm nghe hai con gái tôi líu tíu kể chuyện. Dù không chú ý nghe mấy, nhưng tôi cũng nắm bắt được sự kiện về con chó lông xù, người bạn độc nhất của cô bé Thủy bị người lạ vào ngụ trong ngôi biệt thự ấy đập chết làm thịt nướng ăn uống rồi vứt lại xương, lông. Cô bé vừa khóc vừa thu gom những tàn dư của con chó yêu quí chôn ở góc vườn hoang, không còn một bông hoa. Mà trước đây là một vườn hồng khoe sắc thắm.
Tuy lối kể chuyện của con tôi còn trẻ thơ, không gẫy gọn. Nhưng tôi cũng nhìn thấy nét bi thương ở câu chuyện.
Tôi nói với con:
- Lúc về bố thấy bé Thủy bế một con chó búp bê mà, cũng màu trắng, lông xù.
- Của một ông lấy trong ba lô ra đền lại cho bé Thủy đó. Bé Thủy nhận ra con chó ấy của mình, trong tủ đồ chơi trước kia. Con chó gắn pin biết sủa gâu gâu và vẫy đuôi mừng. Như bố đã mua cho con và em Bi hồi trước, sinh nhật con ấy mà, bố nhớ không?
- Bây giờ con chó ấy có sủa nữa không?
- Không thưa bố, nó coi như chết rồi. Vì nó hết pin thôi nên bị câm bị què cái đuôi.
- Thôi ngủ đi hai con, mai bố đưa con đi sớm ra hái hoa rau muống rồi con đến bé Thủy chơi, bố đi chợ trời biết đâu không mua được cục pin còn xài được, con chó lại sủa, lại ngoắc đuôi.
Tôi chiều con nên làm theo ý chúng nhưng có một điều tôi không làm được vì không kiếm đâu ra một cục pin còn điện. Con chó đành câm luôn và không biểu lộ nổi tình cảm bằng cái ngoắc đuôi mừng rỡ. Đó là sự thật của một con chó giả hết pin.
Cục pin cũ không thể tái sinh như cây bút bi hay cái vỏ xe. Cả một thành phố như thế, chợ trời thuốc Tây bán nhiều loại thuốc hết " đát ". Đồ giả hiệu hơn đồ thật cả con người cũng còn sống giả nữa là đồ vật vô tri. Hình như không ai còn tin ai, không muốn nói thật với nhau điều gì. Có một cái gì đó, như bóng đen đe dọa chụp xuống đời sống. Đời sống trở nên nặng nề, khó thở. Điều tôi nói ra vẫn là sự thật ở thời điểm đó.
Nhưng, riêng tôi được hưởng một đặc ân, ráng trong những điều không tin nhau trong đời sống, bà cháu bé Thủy lại tin bố con tôi.
Bà cụ không ngần ngại cho tôi biết rằng cụ vẫn sống no đủ với cháu. Cụ có cả mấy thùng khuy gạo ở trong nhà, lương khô mắm muối còn vô số, kể cả một số vàng phòng thân. Cụ dành dụm từ hồi còn trẻ như các bà già xưa. Cái nhà kho và nhà bếp người ta dành cho cụ ở lúc nào cũng khóa cửa, chìa khóa luôn luôn trong hầu bao bà cụ.
Một thời gian, tôi không nhớ dài ngắn bao lâu, thường xuyên con gái tôi có những đóa hoa rau muống màu tím trên mồ chó Tu Ti nên đi đến chỗ thân tình với bà cháu bé Thủy.
Các con tôi trở thành bạn thân của cô bé cô đơn. Tôi trở thành người đáng tin cậy của bà cụ, bà cụ có thể trút nỗi niềm tâm sự được.
Đồ chơi của đứa bé là con chó giả và hai đứa bạn cùng trang lứa trong khu vườn hoang. Những trò chơi có mẹ có cha, có một gia đình hạnh phúc. Tôi xúc động vì những trò chơi của chúng, gọi nhau bằng má, xưng con rồi nũng nịu, rồi hờn dỗi, dỗ dành y như thật, tôi phải cảm phục trí tưởng tượng phong phu của chúng. Con chó giả cũng được cưng chiều, sống động như con chó Tu Ti nào đó đã chết.
Chúng làm sống dậy mọi thứ mà tuổi thơ của chúng đã bị mất đi, bị tước đoạt.
Tôi nghe con gái tôi hỏi bé Thủy:
- Tại sao chú người lớn chiếm nhà Thủy cho lại Thủy con chó giả này?
- Chú ấy lấy của Thủy đấy chứ. Chú định mang về cho con chú chơi, nhưng tội nghiệp Thủy bị ăn thịt mất con chó thật nên cho lại con chó này để Thủy khỏi khóc. Chú ấy nói nếu Thủy còn khóc nữa thì chú ăn thịt Thủy luôn. Thủy sợ quá nên chỉ khóc lén bên mồ con Tu Ti một mình thôi.
Con bé Bambi của tôi le lưỡi nói "eo ơi! ".
Con chị Minou thì hỏi trống không: "Sao người ta ác thế nhỉ Đó là lời trẻ thơ, tôi không đề ý cũng phải quan tâm.
Bé Thủy còn tâm sự nữa với bạn, là hai con tôi:
- ở nhà trên còn có cây đàn dương cẩm của má Thủy nữa. Thủy nhớ má Thủy đàn, nhiều khi muốn lên nhà ấn một cái vào phím đàn cho đỡ nhớ má, bị các chú ấy đuổi, Thủy sợ quá chạy ra vườn trốn, bên cạnh mồ Tu Ti này. Tu Ti hồi trước hay bênh vực Thủy, nó đã bị ăn thịt rồi còn đâu.
Tôi nhìn thấy nỗi tuyệt vọng và chưng hửng tiếc nuối ở nét mặt còn măng sữa của cô bé. Tôi tiếp tục nghe lời tâm sự của bà cụ:
- Số là thế này, con trai và con dâu tôi sợ gia đình thiếu lương thực khi Việt Cộng đánh vào thành phố nên mua trữ sẵn, cả một bể nước vĩ đại xây ở sau bếp. Lương thực cả nhà có thể sống được năm tháng trời. Nay chỉ còn hai bà cháu dùng bao giờ mới hết được. Tôi và cháu Thủy ăn như mèo. Có hôm hai bà cháu không ăn hết một gói mì Đại Hàn.
- Những người ở nhà trên không tiếp thu những thứ này sao?
- Có đấy, nhưng tôi không cho, bà cháu tôi đứng chắn cửa.
Một chuyện vô lý ngoài sức tưởng tượng của tôi, sức vóc hai bà cháu nhà này? Nhưng bà cụ giải thích ngay:
- Tôi liều chết, liều cái thân già này, tôi nói với họ có giỏi thì bắn chết hai bà cháu tôi đi mà cướp lấy miếng ăn của bà cháu tôi... Họ cũng phải giữ mẽ, nên kệ tôi. Họ nói gì nhỉ, à động viên tôi, nói tôi hiến nết phần lương thực này cho nhân dân, họ cũng không để bà cháu tôi chết đói. Nhưng tôi nói tôi đã từng là mệnh phụ phu nhân cháu tôi là tiểu thư khuê các không biết ăn sắn ăn khoai... Không cho bà cháu tôi ăn những thứ này thà chết còn sướng hơn. Cả cái áo quan kia nữa. Bà cụ kéo tấm bạt nhà binh phủ trên một cái hòm dài trong ga-ra, lộ ra một cái áo quan đồ sộ chạm trổ tinh vi đánh véc ni bóng loáng. Bà cụ bình tĩnh nói:
- Cái này cũng của tôi. Hồi tôi ốm nặng tưởng chết, tôi ao ước có cái áo quan sang đẹp nên con trai tôi báo hiếu tôi bằng cách đặt cho tôi một cái áo quan này ở Tobia cho tôi nhìn thấy trước khi nhắm mắt. Thế mà tôi lại không chết, bây giờ tôi khoẻ cùi cụi, chẳng cần thuốc thang gì hết. Không biết tôi được hưởng phước hay bất hạnh sống để nhìn cảnh này, thật tan nát cả cõi lòng... Cháu nội tôi còn thơ dại quá, như con anh. Tôi không còn thương tôi mà thương chúng, những trẻ thơ... Chả biết nó sẽ ra sao khi mất tất cả. Bỗng dưng chúng thành trẻ mồ côi. Một hôm tôi đang ngồi lau cái áo quan này thì có lẽ một ông lớn đi vào. Ông ta hỏi, tôi nói cái áo quan này của tôi. ông ta nói không nên để đây choán chỗ, vì chỗ này có thể dành cho một hộ nhân dân ở thì tốt hơn... Nghĩa là tôi nên quăng cái áo quan này đi chỗ khác hoặc chẻ làm củi đun bếp. Tôi nổi tam bành, không hiểu sao tôi lại trở nên dữ thế. Tôi hỏi ông ta có súng không, nếu có đủ lòng bất nhân thì bắn chết bà cháu tôi đi rồi lấy hết, sẽ chẳng còn ai nói gì nữa... ông ta liền quay ra nói, cách mạng không tơ hào đến cây kim sợi chỉ của nhân dân.
Tôi chẳng hiểu gì cả.
Tôi thầm nhủ, thôi bà cụ ơi đừng kể lể nữa, con khóc mất. Nhưng bà cụ vẫn kể, lời ai oán ấy vẫn lọt vào tai tôi:
- Mẹ con tôi là Bắc kỳ di cư đấy. Tôi là địa chủ, suýt nữa thì bị đấu tố chết, may mà trốn thoát được. Con trai tôi đã học hành nên người đọc có cái cơ ngơi này. Hôm 29 tháng 4 hai bà cháu tôi mắc đi chơi về không kịp, con trai và con dâu tôi chạy thoát ở cái máy bay bên kia đường. Chắc vợ chồng nó cũng khóc hết nước mắt. Tôi mong có một ngày cháu tôi không côi cút, cái thân tôi thì có sá gì. Cái áo quan có cũng được mà không cũng chẳng sao.
Tôi vốn là nghệ sĩ dễ xúc động, tâm hồn yếu đuôi Tôi nhòa nước mắt lúc nào không biết. Tôi nghĩ đi ri hoàn cảnh của chính mình, tôi thương hai đứa con của tôi.
Buổi tối, ba bố con tôi trở lại căn nhà xưa ở ấp Đông Ba Gia Định. Tôi kể chuyện thần tiên cho con tôi nghe. Tôi hoài vọng ở những đứa con của tôi:
- Này Minou, bố gọi con là Minou không phải tên một con chó đâu. Tên ấy là tên - một nữ thi sĩ thần đồng của Pháp, Minou Drouet. Còn Bambi, tên một chú nai con trong phim hoạt họa của đại họa sĩ Walt Disney của Mỹ. Toàn là những con người dù trong tưởng tượng cũng trong sáng hiền hòa. Bố hoài vọng ở các con... các con mãi mãi là niềm yêu thương và tin tưởng của bố. Dù bất cứ trong hoàn cảnh nào các con cũng làm con người.
Tôi cũng không ngờ đó là lời nói cuối cùng của tôi với hai con, sau những năm dài, tôi bị bắt, bị tù đầy, đưa đi học tập cải tạo.
Ra tù, tôi vẫn không trở thành một con người khác, tôi vẫn thế. Tôi được biết tin con tôi ra sống ở nước ngoài.
Căn nhà cũ ở đường Nguyễn Phi Khanh đã có chủ khác. Tôi đến thăm ngôi biệt thự của bà cháu bé Thủy cũng thấy khác rồi. Ngoài cổng có lính gác. Ngôi biệt thự đã được tân trang.
Kỷ niệm khốn khó thời thơ ấu của các con tôi. Tôi nay đã là một lão già, có lẽ đã lẩn thẩn, sống trong căn nhà xưa ở ấp Đông Ba xưa, nay ngươi ta không còn gọi tên địa danh ấy nữa. Ruộng, ao rau muống đã lấp rồi, không còn những đóa hoa tím con gái tôi hái ngày nào.
Bấm đốt ngón tay tính toán, nay con gái tôi đã vào tuổi 29, 30. Ngày sinh nhật của gà, của heo con, bố còn nhớ.
Tôi viết truyện ngắn này gửi cho con, những bạn bè cùng lứa tuổi con. Truyện này tôi đã viết từ lâu rồi, nhưng một người bạn thân đọc được, anh đã xé, xé, hủy hoại nó vì anh thương tôi, sợ tôi gặp nạn. Nay tôi viết lại. Bây giờ cũng đang độ vào hè.
Buổi hoàng hôn tôi ra khỏi ấp Đông Ba, xuống cù lao Rạch Miễu, nơi có những ao rau muống đã bị lấp bằng. Tôi lẩn thẩn nói:
- Lá rụng về cội cũng được mà trôi theo dòng cũng xong.
Không bàn tay ai che kín được mặt trời.
ấp Đông Ba, năm Kỷ Mão 1999



Hai mươi năm trước, nghĩa là sau ngày chế độ cộng hòa ở miền Nam bại trận, toàn cõi miền Nam sống dưới chế độ Cộng Sản. Đất nước thống nhất. Trở thành nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, độc lập - tự do - hạnh phúc!

Tôi là nhà văn nhà báo thuộc chế độ cũ nên sớm thất nghiệp, sống lêu bêu giữa lòng Sài Gòn, gia đình tan nát trong cái nháy mắt.

Tôi là dân ngụy, vợ tôi không ngờ là con nhà liệt sĩ, hai đứa con thơ của tôi bị gia đình cách mạng nhà vợ bỏ vào viện mồ côi để mấy bà sơ đói rách nuôi dưỡng. Thật tội nghiệp những bà sơ nghèo tiền bạc mà giàu lòng bác ái.

Tôi lồng lên đi tìm con, rồi cũng thấy chúng, khi bà sơ Nhất sửa soạn cho hai đứa con tôi, mỗi đứa một mẹt hành tỏi ới để ra chợ Tân Định bán buôn kiếm thêm tiền nuôi thân và chị em đồng cảnh ngộ còn quá bé nhỏ.

Đứa con gái lớn của tôi khi đó mới tám tuổi, mách tôi tội của em nó:

- Bố ơi, em Bambi bới thùng rác nhặt khúc bánh mì ăn dở của ai đó, em nó dám ăn.

Con bé bảy tuổi đang ở trong vòng tay tôi, cãi:

- Bởi tại em đói quá, thèm quá!

Tôi không kềm nổi xúc động, không kềm nổi nước mắt. Tôi oà khóc, ôm hai con vào lòng trước mặt bà sơ Nhất.

Bà sơ hiền từ nhìn ba bố con tôi:

- Anh không cần phải có giấy tờ chứng minh hai cháu là con anh. Tôi nghe mẹ nó nói anh là ngụy đã bị bắn chết ngày 30-4 rồi, nên chúng tôi nhận hai cháu, mẹ nó không còn đủ sức nuôi cháu nữa. Thôi được, nếu muốn anh cứ mang các cháu về, anh chứng minh tấm lòng chân thật của anh với Chúa là đủ.

- Thưa còn trách nhiệm của bà với mẹ nó, người gửi con cho bà?

Bà sơ nói khi quay đi:

- Có Chúa biết tôi phải làm gì khi tôi gặp hoàn cảnh này. Tôi làm theo Chúa sai bảo...

Tôi không quên hình ảnh chiều hôm ấy. Không thể nào quên hình ảnh bà sơ Nhất đứng trên thềm nhà thờ Tân Định nhìn theo bố con tôi, hình ảnh một bà sơ khác đang đu mình trên bánh xe như con nhái bén quay ép nước mía ở ngoài cổng viện mồ côi, lấy tiền nuôi bày trẻ đói, hình ảnh những trẻ thơ bưng mẹt hành tỏi ớt ở chợ về.

Khi đó vào đầu mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ sân trường. Cây thánh giá mỏng manh chót vót trên đỉnh tháp chuông nhà thờ Tân Định. Hình ảnh đó còn lại mãi trong tôi cho tới ngày nay và không biết đến tận bao giờ. Tôi nói nhỏ với hai con:

- Bố còn sống đây, nhưng bố không thể đưa các con về nhà cũ ở đường Nguyễn Phi Khanh được nữa, bố đã bị đuổi ra khỏi nhà ấy rồi.

Có chút tiền bạc nhỏ nhoi trong túi, tôi mua cho con hai miếng bánh mì, cho chúng uống ly nước mía. Ngon đến độ chúng phải nhắm tịt cả hai mắt để thưởng thức cho hết hương vị lương thực hiếm hoi.

Vượt qua hai cây cầu gỗ ọp ẹp, qua cù lao Rạch Miễu có nhiều ao rau muống lầy lội, trở về đến ấp Đông Ba, nơi ấy có căn nhà hoang mẹ tôi đang cư ngụ. Bố con tôi sống với bà nội của các cháu. Ngày ngày tôi đi kiếm công việc làm, nhưng chẳng được gì. Tôi lại nhớ đến nghề cầm bút của mình, nhưng tôi nghĩ ngay đó là điều xuẩn động. Ông cậu ruột của tôi, một vị khoa bảng, đại trí thức ở miền bắc vào thăm mẹ tôi, có thành tích học tập cải tạo hết mười lăm năm trời, mười năm làm việc lao động hốt phân bằng tay vì sợ mòn xẻng. Ông ngao ngán lắc đầu nói với tôi:

- Cháu ơi, vác cây bút ở Xã Hội Chủ Nghĩa nặng lắm, cháu nên tìm nghề khác mà làm nuôi con. Mao chủ tịch đã nói trí thức không giá trị bằng một cục phân bón ruộng. Nhớ lấy, không nên quên...

Cậu ruột tôi nay đã khuất bóng, tôi vẫn không quên lời cậu dạy.

Suốt mùa hè năm ấy, ba bố con tôi kiếm sống bằng cách lang thang chợ trời. Nơi nào cũng đi, nơi nào cũng ghé. Ba bố con trên chiếc xe đạp cọc cạch trong thành phố, dưới rừng cờ sao và khẩu hiệu. Hai cái bánh xe đạp của tôi không thể bị bể nổ được vì tôi nhồi vào đó đủ thứ cao su, rác rưởi làm thành bánh đặc như thuở chiếc xe đạp thời sơ khai. Cái thắng xe bằng miếng ván gỗ ráp sát bánh sau, chỉ cần đạp chân một cái xe cũng đứng lại, dù rằng tốc lực không cao lắm, chiếc dép tôi mang ở chân đỡ mòn. Tôi thầm chấp cả ngàn vạn dặm đường trong thành phố.

Ba bố con tôi bữa đói bữa no nhưng cũng hưởng thụ được chút lương thực. Tôi cứ tưởng rừng bố con tôi được sống mãi bên nhau... Đó là điều tôi tưởng, không phải đời sắp xếp cho.

Một buổi trưa, ba bố con tôi dừng chân trước một biệt thự xinh xinh, bên kia cầu Công Lý, nghe tiếng hát tiếng đàn từ trong ngôi biệt thự phát ra ... như thấy bác Hồ trong ngày vui đại thắng... "

Ngôi biệt thự có khu vườn nhỏ xinh xinh ở sân trước. Tôi nhìn vào đó thấy những luống khoai lang mới thay vì những cây hoa, chuyện đó cũng thường thôi ở những vỉa hè thành phố bấy giờ. Một cô bé nhỏ xíu chừng tuổi con tôi lúi húi trong vườn. Cánh cửa sắt mở rộng, hình như nơi đó ai ra vào cũng được. Chờ gì nữa mà tôi không vào, biết đâu không mua bán được gì ở trong ngôi nhà này. Tôi chưa phải đi ăn mày, nhưng có thể "trúng mánh " kiếm được tí cháo.

Tôi dừng xe trong sán, hai đứa con tôi nhảy xuống, nhìn cô bé đang lúi húi chơi ở khu vườn. Nó vun đất thành một nấm nho nhỏ, thoáng nhìn bố con tôi một tí, rồi lại tiếp tục trò chơi một mình.

Trên nhà vẫn vang tiếng đờn ca, mãi một lát sau mới có một bà già, một bà cụ thật già lưng còng từ một ngách cửa ga ra, có lẽ là ga ra xe hơi, đi ra. Tôi thưa với bà cụ:

- Cháu thưa với cụ xem trong nhà có gì bán được không?

Bà cụ ngước nhìn tôi, đôi mắt mờ đục như cùi nhãn:

- Anh đến lầm địa chỉ rồi, bây giờ nhà này không phải nhà tôi nữa, không có gì bán đâu. Các ông cán bộ ở trên kia mới là chủ.

Bà cụ chỉ lên nhà trên, nơi phát ra tiếng đờn ca bằng ngón tay già nua cong queo, run rẩy. Cụ quay ra vườn gọi:

- Thủy ơi, cháu lại nghịch đất nghịch cát đấy hả, vào đây với bà nào.

Hai đứa con gái tôi làm quen với cô bé gái xinh xinh ấy thật nhanh. Chúng cũng đang vầy vầy đất với cô bé.

Bà cụ lại hỏi:

- Ai đó cháu?

- Bạn mới của con, gượm nhé bà, cho cháu chơi đắp mồ cho Tu Ti một tí!

- Rõ thật là con nít!

Bà cụ lẩm bẩm nói thế rồi lững thững quay vào, để mặc tôi đứng ngoài sân. Tôi chang là cái thá gì để ai phải quan tâm. Tôi biết rõ thân phận tôi. Bà cụ coi bộ cũng có một dĩ vãng hách dịch thời chếđộ cũ.

Nhà trên đã im tiếng hát, tiếng một ai đó gắt gỏng:

- Các anh các chị hát thế không được, phải hùng dũng lên. Coi này, tôi hát cho nghe để làm mẫu.

Một giọng nam opéra cất lên nghe thật hùng dũng, phấn khởi đến khiếp đảm cũng bằng bài hát ấy, bài hát tôi được nghe khi bước chân vào sân nhà này. Một lát sau tôi nghe lệnh nghỉ giải lao. Những người ở trong nhà ấy ùa ra sân, như bầy trẻ được nghỉ ra chơi từ một lớp học trường Mầm Non.

Tôi bắt gặp một vài mặt quen ở đó. Nữ ca sĩ Ngọc Minh, tài tử điện ảnh Trần Quang, nhà báo thuộc chiến tranh tâm lý thời chế độ cũ Vũ Duy, các anh các chị ấy đều là người cư ngụ thuộc quận Phú Nhuận...

Họ cũng nhận ra tôi và hỏi:

- Đến tham gia vào ban văn nghệ quận hả?

Tôi lắc đầu:

- Không, tôi đi chợ trời vô tình ghé qua thôi.

- Nếu muốn tham gia, tôi giới thiệu cho.

- ăn cái giải gì không?

- Chẳng có giải gì hết, chỉ là phong trào.

à ra vậy? Tôi chỉ nói thế, tuyệt nhiên không có ý kiến gì khác. Cũng là lúc tôi phải đưa hai con về. Một người quen trong đám người tôi mới gặp giữ tôi lại nói cho biết:

- Ngôi biệt thự này nhà nước mới tiếp thu của gia đình ngụy quyền bỏ đi, còn sót lại một bà cụ già và đứa trẻ, cách mạng đã thu xếp cho họ ở dưới bếp. Nhà trên tạm thời dùng làm trụ sở cho ban văn nghệ quận.

Tôi ừ hữ, vì chuyện đố có thiếu gì ở Sài Gòn sau ngày giải phóng. Chính tôi cũng đã được giải phóng. Buổi chiều tôi chở xe đạp hai con về nhà. Qua cù lao Rạch Miễu, ao rau muống hoa tím nở đầy, con gái tôi đòi xuống xe lội ra ao hái hoa.

Tôi hỏi:

- Con hái làm chi vậy?

- Con hái để lên mồ chó Tu Ti.

- Mồ chó Tu Ti?

- Con chó của bé Thủy, con mới quen, con chó dễ thương đã chết rồi, bé Thủy làm mả cho nó, trong vườn không còn bông hoa nào, người ta làm luống khoai hết rồi, bố thấy không?

Tôi nhớ ngay ra câu chuyện mới gặp trưa nay.

Buổi tối, tôi nằm nghe hai con gái tôi líu tíu kể chuyện. Dù không chú ý nghe mấy, nhưng tôi cũng nắm bắt được sự kiện về con chó lông xù, người bạn độc nhất của cô bé Thủy bị người lạ vào ngụ trong ngôi biệt thự ấy đập chết làm thịt nướng ăn uống rồi vứt lại xương, lông. Cô bé vừa khóc vừa thu gom những tàn dư của con chó yêu quí chôn ở góc vườn hoang, không còn một bông hoa. Mà trước đây là một vườn hồng khoe sắc thắm.

Tuy lối kể chuyện của con tôi còn trẻ thơ, không gẫy gọn. Nhưng tôi cũng nhìn thấy nét bi thương ở câu chuyện.

Tôi nói với con:

- Lúc về bố thấy bé Thủy bế một con chó búp bê mà, cũng màu trắng, lông xù.

- Của một ông lấy trong ba lô ra đền lại cho bé Thủy đó. Bé Thủy nhận ra con chó ấy của mình, trong tủ đồ chơi trước kia. Con chó gắn pin biết sủa gâu gâu và vẫy đuôi mừng. Như bố đã mua cho con và em Bi hồi trước, sinh nhật con ấy mà, bố nhớ không?

- Bây giờ con chó ấy có sủa nữa không?

- Không thưa bố, nó coi như chết rồi. Vì nó hết pin thôi nên bị câm bị què cái đuôi.

- Thôi ngủ đi hai con, mai bố đưa con đi sớm ra hái hoa rau muống rồi con đến bé Thủy chơi, bố đi chợ trời biết đâu không mua được cục pin còn xài được, con chó lại sủa, lại ngoắc đuôi.
Tôi chiều con nên làm theo ý chúng nhưng có một điều tôi không làm được vì không kiếm đâu ra một cục pin còn điện. Con chó đành câm luôn và không biểu lộ nổi tình cảm bằng cái ngoắc đuôi mừng rỡ. Đó là sự thật của một con chó giả hết pin.

Cục pin cũ không thể tái sinh như cây bút bi hay cái vỏ xe. Cả một thành phố như thế, chợ trời thuốc Tây bán nhiều loại thuốc hết " đát ". Đồ giả hiệu hơn đồ thật cả con người cũng còn sống giả nữa là đồ vật vô tri. Hình như không ai còn tin ai, không muốn nói thật với nhau điều gì. Có một cái gì đó, như bóng đen đe dọa chụp xuống đời sống. Đời sống trở nên nặng nề, khó thở. Điều tôi nói ra vẫn là sự thật ở thời điểm đó.

Nhưng, riêng tôi được hưởng một đặc ân, ráng trong những điều không tin nhau trong đời sống, bà cháu bé Thủy lại tin bố con tôi.

Bà cụ không ngần ngại cho tôi biết rằng cụ vẫn sống no đủ với cháu. Cụ có cả mấy thùng khuy gạo ở trong nhà, lương khô mắm muối còn vô số, kể cả một số vàng phòng thân. Cụ dành dụm từ hồi còn trẻ như các bà già xưa. Cái nhà kho và nhà bếp người ta dành cho cụ ở lúc nào cũng khóa cửa, chìa khóa luôn luôn trong hầu bao bà cụ.

Một thời gian, tôi không nhớ dài ngắn bao lâu, thường xuyên con gái tôi có những đóa hoa rau muống màu tím trên mồ chó Tu Ti nên đi đến chỗ thân tình với bà cháu bé Thủy.

Các con tôi trở thành bạn thân của cô bé cô đơn. Tôi trở thành người đáng tin cậy của bà cụ, bà cụ có thể trút nỗi niềm tâm sự được.

Đồ chơi của đứa bé là con chó giả và hai đứa bạn cùng trang lứa trong khu vườn hoang. Những trò chơi có mẹ có cha, có một gia đình hạnh phúc. Tôi xúc động vì những trò chơi của chúng, gọi nhau bằng má, xưng con rồi nũng nịu, rồi hờn dỗi, dỗ dành y như thật, tôi phải cảm phục trí tưởng tượng phong phu của chúng. Con chó giả cũng được cưng chiều, sống động như con chó Tu Ti nào đó đã chết.

Chúng làm sống dậy mọi thứ mà tuổi thơ của chúng đã bị mất đi, bị tước đoạt.

Tôi nghe con gái tôi hỏi bé Thủy:

- Tại sao chú người lớn chiếm nhà Thủy cho lại Thủy con chó giả này?

- Chú ấy lấy của Thủy đấy chứ. Chú định mang về cho con chú chơi, nhưng tội nghiệp Thủy bị ăn thịt mất con chó thật nên cho lại con chó này để Thủy khỏi khóc. Chú ấy nói nếu Thủy còn khóc nữa thì chú ăn thịt Thủy luôn. Thủy sợ quá nên chỉ khóc lén bên mồ con Tu Ti một mình thôi.

Con bé Bambi của tôi le lưỡi nói "eo ơi! ".

Con chị Minou thì hỏi trống không: "Sao người ta ác thế nhỉ Đó là lời trẻ thơ, tôi không đề ý cũng phải quan tâm.

Bé Thủy còn tâm sự nữa với bạn, là hai con tôi:

- ở nhà trên còn có cây đàn dương cẩm của má Thủy nữa. Thủy nhớ má Thủy đàn, nhiều khi muốn lên nhà ấn một cái vào phím đàn cho đỡ nhớ má, bị các chú ấy đuổi, Thủy sợ quá chạy ra vườn trốn, bên cạnh mồ Tu Ti này. Tu Ti hồi trước hay bênh vực Thủy, nó đã bị ăn thịt rồi còn đâu.

Tôi nhìn thấy nỗi tuyệt vọng và chưng hửng tiếc nuối ở nét mặt còn măng sữa của cô bé. Tôi tiếp tục nghe lời tâm sự của bà cụ:

- Số là thế này, con trai và con dâu tôi sợ gia đình thiếu lương thực khi Việt Cộng đánh vào thành phố nên mua trữ sẵn, cả một bể nước vĩ đại xây ở sau bếp. Lương thực cả nhà có thể sống được năm tháng trời. Nay chỉ còn hai bà cháu dùng bao giờ mới hết được. Tôi và cháu Thủy ăn như mèo. Có hôm hai bà cháu không ăn hết một gói mì Đại Hàn.

- Những người ở nhà trên không tiếp thu những thứ này sao?

- Có đấy, nhưng tôi không cho, bà cháu tôi đứng chắn cửa.

Một chuyện vô lý ngoài sức tưởng tượng của tôi, sức vóc hai bà cháu nhà này? Nhưng bà cụ giải thích ngay:

- Tôi liều chết, liều cái thân già này, tôi nói với họ có giỏi thì bắn chết hai bà cháu tôi đi mà cướp lấy miếng ăn của bà cháu tôi... Họ cũng phải giữ mẽ, nên kệ tôi. Họ nói gì nhỉ, à động viên tôi, nói tôi hiến nết phần lương thực này cho nhân dân, họ cũng không để bà cháu tôi chết đói. Nhưng tôi nói tôi đã từng là mệnh phụ phu nhân cháu tôi là tiểu thư khuê các không biết ăn sắn ăn khoai... Không cho bà cháu tôi ăn những thứ này thà chết còn sướng hơn. Cả cái áo quan kia nữa. Bà cụ kéo tấm bạt nhà binh phủ trên một cái hòm dài trong ga-ra, lộ ra một cái áo quan đồ sộ chạm trổ tinh vi đánh véc ni bóng loáng. Bà cụ bình tĩnh nói:

- Cái này cũng của tôi. Hồi tôi ốm nặng tưởng chết, tôi ao ước có cái áo quan sang đẹp nên con trai tôi báo hiếu tôi bằng cách đặt cho tôi một cái áo quan này ở Tobia cho tôi nhìn thấy trước khi nhắm mắt. Thế mà tôi lại không chết, bây giờ tôi khoẻ cùi cụi, chẳng cần thuốc thang gì hết. Không biết tôi được hưởng phước hay bất hạnh sống để nhìn cảnh này, thật tan nát cả cõi lòng... Cháu nội tôi còn thơ dại quá, như con anh. Tôi không còn thương tôi mà thương chúng, những trẻ thơ... Chả biết nó sẽ ra sao khi mất tất cả. Bỗng dưng chúng thành trẻ mồ côi. Một hôm tôi đang ngồi lau cái áo quan này thì có lẽ một ông lớn đi vào. Ông ta hỏi, tôi nói cái áo quan này của tôi. ông ta nói không nên để đây choán chỗ, vì chỗ này có thể dành cho một hộ nhân dân ở thì tốt hơn... Nghĩa là tôi nên quăng cái áo quan này đi chỗ khác hoặc chẻ làm củi đun bếp. Tôi nổi tam bành, không hiểu sao tôi lại trở nên dữ thế. Tôi hỏi ông ta có súng không, nếu có đủ lòng bất nhân thì bắn chết bà cháu tôi đi rồi lấy hết, sẽ chẳng còn ai nói gì nữa... ông ta liền quay ra nói, cách mạng không tơ hào đến cây kim sợi chỉ của nhân dân.

Tôi chẳng hiểu gì cả.

Tôi thầm nhủ, thôi bà cụ ơi đừng kể lể nữa, con khóc mất. Nhưng bà cụ vẫn kể, lời ai oán ấy vẫn lọt vào tai tôi:

- Mẹ con tôi là Bắc kỳ di cư đấy. Tôi là địa chủ, suýt nữa thì bị đấu tố chết, may mà trốn thoát được. Con trai tôi đã học hành nên người đọc có cái cơ ngơi này. Hôm 29 tháng 4 hai bà cháu tôi mắc đi chơi về không kịp, con trai và con dâu tôi chạy thoát ở cái máy bay bên kia đường. Chắc vợ chồng nó cũng khóc hết nước mắt. Tôi mong có một ngày cháu tôi không côi cút, cái thân tôi thì có sá gì. Cái áo quan có cũng được mà không cũng chẳng sao.

Tôi vốn là nghệ sĩ dễ xúc động, tâm hồn yếu đuôi Tôi nhòa nước mắt lúc nào không biết. Tôi nghĩ đi ri hoàn cảnh của chính mình, tôi thương hai đứa con của tôi.

Buổi tối, ba bố con tôi trở lại căn nhà xưa ở ấp Đông Ba Gia Định. Tôi kể chuyện thần tiên cho con tôi nghe. Tôi hoài vọng ở những đứa con của tôi:

- Này Minou, bố gọi con là Minou không phải tên một con chó đâu. Tên ấy là tên - một nữ thi sĩ thần đồng của Pháp, Minou Drouet. Còn Bambi, tên một chú nai con trong phim hoạt họa của đại họa sĩ Walt Disney của Mỹ. Toàn là những con người dù trong tưởng tượng cũng trong sáng hiền hòa. Bố hoài vọng ở các con... các con mãi mãi là niềm yêu thương và tin tưởng của bố. Dù bất cứ trong hoàn cảnh nào các con cũng làm con người.

Tôi cũng không ngờ đó là lời nói cuối cùng của tôi với hai con, sau những năm dài, tôi bị bắt, bị tù đầy, đưa đi học tập cải tạo.

Ra tù, tôi vẫn không trở thành một con người khác, tôi vẫn thế. Tôi được biết tin con tôi ra sống ở nước ngoài.

Căn nhà cũ ở đường Nguyễn Phi Khanh đã có chủ khác. Tôi đến thăm ngôi biệt thự của bà cháu bé Thủy cũng thấy khác rồi. Ngoài cổng có lính gác. Ngôi biệt thự đã được tân trang.

Kỷ niệm khốn khó thời thơ ấu của các con tôi. Tôi nay đã là một lão già, có lẽ đã lẩn thẩn, sống trong căn nhà xưa ở ấp Đông Ba xưa, nay ngươi ta không còn gọi tên địa danh ấy nữa. Ruộng, ao rau muống đã lấp rồi, không còn những đóa hoa tím con gái tôi hái ngày nào.

Bấm đốt ngón tay tính toán, nay con gái tôi đã vào tuổi 29, 30. Ngày sinh nhật của gà, của heo con, bố còn nhớ.

Tôi viết truyện ngắn này gửi cho con, những bạn bè cùng lứa tuổi con. Truyện này tôi đã viết từ lâu rồi, nhưng một người bạn thân đọc được, anh đã xé, xé, hủy hoại nó vì anh thương tôi, sợ tôi gặp nạn. Nay tôi viết lại. Bây giờ cũng đang độ vào hè.

Buổi hoàng hôn tôi ra khỏi ấp Đông Ba, xuống cù lao Rạch Miễu, nơi có những ao rau muống đã bị lấp bằng. Tôi lẩn thẩn nói:

- Lá rụng về cội cũng được mà trôi theo dòng cũng xong.

Không bàn tay ai che kín được mặt trời.

ấp Đông Ba, năm Kỷ Mão 1999
Thân phận ma trơi
Tựa
Hồn bút
Cái Còng
cái quần
Kim loại màu vàng
Cái giường
Thân phận ma trơi
Bà Mẹ Sương Sa
Bà cháu, bố con
ông Đồng trời
Đống gạch
Ngày xưa
Chim trên ngọn khô
Người ở lại thế gian