Thân phận ma trơi
Tác giả: Nguyễn Thụy Long
Trời trở mặt như trở bàn tay. Mới nắng đó rồi mưa đó. Trận mưa dai dẳng suốt từ ba giờ chiều đến tối mịt không ngớt.
Tôi không thể không về, không thể đứng mãi ở hàng hiên này với thùng đồ nghề sửa xe đạp lỉnh kỉnh. Ngoài kìm búa ra còn bơm, bàn vá ép và một cái giỏ đựng đồ ăn cho ngày hôm sau. Số đồ nghề nghèo nàn đó tôi không thể gửi ai được, bởi tôi chẳng còn tin ai, từ khi bị thằng khách hàng nhóc lừa lấy mất chiếc xe đạp
Cái thân tôi cùng khổ, tôi chán đời, không tin đời. Một mảnh đất lắm người mà cũng nhiều ma. Tôi lụi hụi ngồi sửa xe đạp một mình, từ sáu giờ sáng đến chập tối mới ra về, kiếm tiền mua kí gạo, chút mắm muồi về nuôi vợ và đứa con sơ sinh ở túp lều cạnh ao cá. Số tiền ít ỏi kiếm được của một tay thợ tồi, tay nghề thấp như tôi chẳng đáng bao nhiêu, mà chiều đến còn phải đóng góp tiền lời cho một tay cho vay nợ lãi chính là vợ một anh bạn thân của tôi, giúp đỡ bạn bè gặp cảnh nghèo khó.
Sau một thời gian dài tôi trả nợ mỗi ngày, tiền vốn vẫn còn nguyên, tôi chỉ trả nổi tiền lời. Tôi vẫn là một con nợ, con nợ kinh niên. Chiều đến, tôi ngồi nán kiếm thêm tí tiền còm về nuôi vợ con. Tôi chán đời nên uống rượu, tối về không bao giờ quên một xị đế cho mình.
Ngồi trong túp lều cạnh ao cá, uống rượu nhậu với mấy con tép kho muối, nghe tiếng ễnh ương kêu ngoài ao, nỗi sầu khổ dâng kín đầu óc, không giãi bầy nổi. Nó thấm vào máu tôi qua từng hớp rượu độc ẩm. Tôi sống không bạn bè, không đồng đội, không cả người thân. Ngoại trừ vợ và đứa con gái sơ sinh, nó nằm trong cái rổ, treo lên xà nhà thay cho võng, quấn tã bằng mớ giẻ rách.
Vợ tôi còn quá yếu sau ngày sinh nở thiếu thốn, nhưng cũng phải lết ra ruộng hái rau dại và mót tép sót ở những xe đầu tép dùng làm lương thực cho cá. Tranh cướp con tép với đám trẻ nghèo quanh xóm. Tòi uất hờn, hận đời, vừa đưa võng cho con vừa uống rượu. Nhìn vào mặt con mà khóc. Sự cay đắng không thể nuốt xuống, tôi thốt ra thành lời với vợ:
- Anh không thể không đóng tiền lời cho mụ ấy, nếu không nó xiết kìm xiết búa, lấy đồ nghề đâu mà kiếm ăn. Đã vậy còn bị công an dẹp lòng lề đường lấy mất bơm, bàn vá ép, phải lên tận phường chuộc, đóng phạt. Có được gạo ăn là do ngồi nán về muộn, nhưng lại gặp chợ vãn, mua gạo tiệm người ta đóng cửa không bán vì tưởng là thằng ăn cướp thừa cơ làm bậy.
Nhục ơi là nhục, tôi không buồn chán sao được.
- Nhưng anh uống ít thôi, anh nghĩ đến con của chúng ta chứ?
Tôi lại nhìn con, khóc tấm tức. Rồi đây tương lai con sẽ ra sao? Bố đã ngã ngựa rồi, bố kiệt sức, bố còn gượng dậy được không. Bố mòn mỏi, chán chường, tiêu sầu qua chén rượu.
Khi đó tôi thường nghe tiếng đàn Tây Ban Cầm và tiếng hát nữ của đôi vợ chồng bán vé số sống ngoài nghĩa địa gần ao cá vọng tới.
Đôi vợ chồng hàng xóm, chưa một lần tiếp xúc, anh chồng tật nguyền gảy đàn, chị vợ hát. Những bài ca về lính Cộng Hoà rẻ tiền mà hồi xưa tôi không thể chịu nổi, ghét luôn cả ca sĩ hát loại nhạc đó. Nhưng sao nay tôi lại thấy ngậm ngùi. Thương nhớ một cái gì đó không định hình. Một thuở nào tôi còn hành nghề viết văn làm báo, dự những đêm nhạc hội, khi thì ở tiền đồn heo hút nghe những bài ca của lính trong buổi phát thanh đêm, lời tâm anh êm dịu của Dạ Lan qua làn sóng điện.
Nay tôi là một anh già coi ao cá không lương. Được phép ở túp lều hai mùa mưa nắng quạnh hiu. Tôi hết thời, xa lìa nghề nghiệp sau nhiều năm tháng tù tội Đầu óc tôi mách bảo rằng tôi phải làm nghề sửa xe đạp kiếm ăn, nếu không chỉ có cạp đất. Đói khổ và trách nhiệm khiến đầu gối phải bò. Tôi đắp đổi qua ngày, dù với nghề sửa xe tôi chỉ là tay ngang.
Những đắng cay cuộc đời ngày nào đó sẽ thành sẹo trong đầu tôi. Như thương tật của người chiến binh lên da non, chai lỳ là sự đương nhiên của đời sống. Số phận xoay vần, định mệnh đã an bài.
Tôi suy nghĩ như thế qua trời mưa mù ngoài đường. Dù trời còn mưa, tôi cũng phải về. Mớ đồ nghề của tôi đã xếp gọn vào trong bao cát. Tôi địu nó lên lưng, đi bộ một quãng đường dài về lều ao cá.
Sắt thép có nặng trên vai, tôi nghĩ, cũng chưa nặng bằng thập tự giá Chúa vác lên đồi Golgotha. Tôi nặng nề đi dưới trời mưa, mua gạo, ít thức ăn và không quên xị rượu. Tôi nghĩ đến vợ và con, nàng cũng ngồi dưới mưa, trên đầu chùm miếng in lông ôm con vì lều bị dột. Ngọn đèn dầu leo lét, nàng giống như một con ma ngồi ru con, rũ rượi hốc hác. Vú nàng còn sữa cho con bú không? Sao nàng theo tôi để khổ thân như thế. Cái duyên chồng vợ này đi đến đâu, về đến đâu. Đứa con, hài nhi đang hòa nhập đời sống. Một tương lai mịt mù như mưa giăng bụi trên đường kia. Tôi rời con đường sáng đèn điện mưa giăng mờ, vào một con hẻm lầy lội, ngoằn ngoèo vang tiếng máy dệt. Xóm dệt gia công người Quảng Nam. Rời đi xa dần mớ âm thanh đều đặn và nhức nhối đó. Tôi đến khu nghĩa địa hoang.
Khu nghĩa địa đang bị giải tỏa, nhưng vẫn còn sót lại nhiều ngôi mộ xây kiên cố. Khu chôn người chết ấy lan đến tận bờ ao, nơi túp lều tôi đang cư ngụ. Từ phía sâu trong nghĩa địa, gạch vữa bị đập phá, xà bần ngổn ngang, cả những nắp ván thiên. Tôi nhìn thấy một ánh đèn vàng ệch, leo lét như bóng ma trơi, chỉ khác là đốm sáng đó không di động. Tiếng đàn Tây Ban Cầm và tiếng ca nữ từ đó văng vẳng vọng tới. Đôi vợ chồng tật nguyền dệt bài bản mỗi đêm để ngày mai đi bán vé số, dùng tiếng đàn lời ca mua vui cho đời. Thế nhân vơi sầu muộn mua giùm tấm vé số.
Tôi thấy đôi vợ chồng ấy nhiều lần đi lang thang qua chợ, tiệm cà phê, tiệm ăn uống. Chị vợ đi trước, giắt theo anh chồng cụt giò, mù, đi bằng một chân gỗ giả, nay đã mất bàn chân chỉ còn cái cọc chống xuống đất. Cái áo cải tạo rách tơi tả. Trên đầu đội cái be rê xẩm màu máu mà tôi không phân biệt được là loại be rê của Biệt Động Quân hay Nhảy Dù xưa kia. Có lẽ anh là chiến binh rồi thương phế binh của chế độ cũ. Nhưng tôi thắc mắc, sao anh lại mặc áo cải tạo? Tiếng đàn lời ca như ma tru quỉ hờn giữa vùng nghĩa địa điêu tàn đó hấp dẫn tôi. Tôi đi tới như bị ma am.
ánh đèn dầu, lời ca, tiếng đàn từ một nhà mồ song lập hắt ra. Trong mưa gió đêm hôm tôi vẫn nhận ra đó là một nhà mồ khá đẹp, xây gạch, tường granito, có chạy những đường hoa văn ghi số năm xây dựng, nhưng tôi không nhìn rõ.
Tiếng đàn lời ca bỗng im bặt. Chỉ còn ánh đèn vàng hiu hắt bóng hai người in lên tấm mộ bia lung linh như bóng quỉ.
- Em có nghe tiếng chân ai đó đi tới đây?
- Không đâu, có lẽ tiếng chân chó hoang.
Rõ ràng, người mù nghe không lầm mà em, anh có thể nghe được tiếng thở của một người, khác với tiếng thở chó hoang.
- Đêm mưa gió không thể có người nào tới nghĩa địa hoang này, ngoài vợ chồng mình. Tiếng người chồng cười hì hì, gấy lên một tiếng đàn:
- Ai đó ở ngoài cửa nhà mồ, xin mời vào nhà trú mưa.
Tôi tằng hắng, ho một tiếng bước lên bậc gạch. Tôi bước hẳn vào nhà mồ, hai vợ chồng thảm hại, họ như loài quỉ, người hủi bị cách ly đời sống:
- Tôi đây, không phải chó hoang, già ao cá tới thăm hàng xóm, được chớ ạ!
- Hân hạnh, xin mời ngồi, tìm viên gạch nào đó làm ghế. "Nhà tôi" không có khách viếng thăm bao giờ.
Tôi tháo đồ nghề Linh kỉnh đeo trên người bỏ xuống, đang muốn tìm vài viên gạch kê làm ghế thì người thiếu phụ đã mau mắn làm xong cho tôi mấy cục gạch cao vừa tầm với chồng.
Anh ta ngồi ở đầu mồ người đàn ông già mà tôi nhìn thấy hình trên tấm mộ bia. Quần áo tôi ướt lướt thướt, tôi ngồi xuống "ghế", dù sao cũng mới chỉ sơ giao, tôi cần tự giới thiệu:
- Tôi là người bảo vệ ao cá, tối nay đi làm về qua thấy "nhà" đèn sáng, nghe tiếng đàn tiếng ca tiện thể vào thăm anh chị. Mình là hàng xóm với nhau, lần đầu tiên tôi ghé thăm. Có gì phiền anh chị không? Người chồng mù đặt chiếc đàn lên trên mả, chiếc mũ be rê vẫn đội trên đầu. Tôi nhìn chiếc mũ có lỗ thủng ngay trước trán như lỗ đạn xuyên, bên cạnh là huy hiệu lính nhẩy dù. Anh mù mau mắn:
- ồ không, hân hạnh cho chúng tôi, lâu rồi không có bạn, nhà không có trà mời khách. Nhưng tôi có rượu, ông bạn dùng được chớ?
- Được mà, tôi cũng có một xị, miếng đậu hủ chiên chấm muối ớt đưa cay, mình ngồi với nhau được chớ?
- Vâng, vâng, hân hạnh, em đi thắp đèn lên để anh tiếp khách.
Người vợ đang ngồi bên lò than, nướng con khô. Chị nói:
- Thì đó, đèn vẫn sáng, có anh mù chớ có ai mù đâu
Anh mù chặc lưỡi cười:
- Tôi còn một mắt, nhưng cũng kể như mù hẳn rồi, tôi nhìn gì cũng chỉ thấy mờ mờ nên nhắm tịt lại luôn. Cứ coi mình là thằng mù lại khoẻ.
Chị vợ đã nướng xong con khô bốc mùi thơm lừng. Chị dọn đồ nhậu lên chiếc bàn gỗ bằng mảnh ván ọp ẹp. Tôi nhìn cái bàn thô sơ mà nghi ngờ quá. Tôi gõ gõ ngón tay lên gỗ, gỗ tốt. Anh mù nghe thấy:
- Một mảnh gỗ ván thiên đó, người ta đào mả lên láy xương cốt, quăng lại gỗ, tôi dùng làm bàn. Này em, sao không giải miếng ni lông nên cho đỡ gớm.
- Anh tha lỗi, anh làm khách ngại. Anh không biết giữ mồm giữ miệng gì hết.
Tôi đỡ lời chống chếch anh chồng:
- Không sao, tôi quen cảnh này mà, nhà tôi, cạnh ao cá dưới cây bạch đàn cũng có chiếc bàn đá bằng tấm mộ bia. Tôi thường ngồi đó uống rượu đêm trăng.
Mình sống chung với ma quỉ mà dễ chịu. Tuyệt diệu, nào chúng ta bắt đầu, nhưng trước hết...
Anh mù cầm ly rượu nhỏ đã được róc đầy đổ xuống đất, nói:
- Trước hết mời thổ thần và những hồn ma quanh đây về uống rượu với anh em ta đã..
Tôi cũng làm như anh. Ngoài trời vẫn mưa gió, tiếng sét nổ điện nhoang nhoáng trên bầu trời đen. ánh chớp làm tôi nhìn rõ mồ mả ngổn ngang và cây cối ngả nghiêng, túp lều của tôi cạnh ao cá. Tôi nghĩ đến vợ và đứa con sơ sinh của tôi, bé có giật mình khóc khi sét nổ không? Tôi ân hận:
- Ngồi chơi với anh chị một lát, còn vợ tôi và cháu nhỏ ở nhà..
- Anh ngồi chơi với tôi đã, cần thì vợ tôi sang bên đó với chị và cháu. Mình mới ngồi với nhau mà, đã có dịp nói chuyện gì đâu..
Tôi phải từ chối đề nghị đó, vợ tôi sẽ đứng tim nếu thấy người đàn bà hốc hác, gầy ốm tóc tai rũ rượi này hiện ra giữa căn lều hoang. Tôi nghĩ thế thôi, đâu dám nói ra sợ xúc phạm. Có thể trước kia người đàn bà này cũng có nhan sắc, nhưng nay thì giống ma quỉ. Cũng như tôi vậy, một con ma vất vưởng trên thế gian. Một đêm mưa bão những hồn ma hiện hình ngồi trong nhà mồ tụ tập uống rượu nói chuyện đời. Tôi nói:
- Thôi được chẳng dám phiền chị, tôi sẽ ngồi đây một lát.
Hai chúng tôi cụng ly, người vợ anh mù cũng tham dự tí chút. Chị nhắc nhở chồng:
- Kìa anh, lột cái mũ trên đầu ra chớ, đội hoài à...
Anh ta lột cái mũ rúm ró bẩn thỉu ra, cầm ở tay trái. Tự nhiên tôi lại nghĩ anh ta cầm dĩ vãng, kỷ niệm trong tay. Anh đã mất đi một chân, đôi mắt ở chiến trường nào đó trong đời binh nghiệp lỡ. Chỉ còn lại đây cái mũ có dấu đạn xuyên thủng. Anh phải đội mãi, dù đã tả tơi như chính cuộc đời anh bây giờ. Còn cái áo học tập cải tạo kia, tôi lại thắc mắc về nó. Cũng là dấu chấm đánh dấu những ngày tù tội của người chiến binh bại trận. Tôi không hỏi điều đó. Sự thắc mắc để nguyên trong đầu.
Tiếng mưa gió ngoài trời gợi cảm ma quái không thể để chúng tôi ngồi lặng thinh, uống rượu mà không nối gì với nhau. Tiếng anh mù âm âm:
- Tôi không thể quên được những đêm mưa gió trong chiến trận, chúng tôi vừa đánh nhau vừa truyền tay nhau bi đông rượu đế để nung chí anh hùng, ấm lòng chiến sĩ. Có thằng cha chưa kịp nuốt hớp rượu đã gục xuống bên súng. Máu rượu hòa chung cùng mùi thuốc súng làm thành mùi khó tả thế nào ấy, tôi không tả nổi.
Anh bạn mù xác nhận anh từng là chiến binh, coi chiến trận như trò đùa. Tôi hỏi:
- Anh từng là quân nhân chế độ cũ?
- Đúng vậy, một chiến binh cho tới trước ngày tàn cuộc chiến.
- Anh là thương binh sau đó?
Anh mù lắc đầu:
- Không, tôi bị bắt làm tù binh rồi sau đó đi học tập cải tạo khi ta hoàn toàn bại trận. Tôi bị cụt giò mù mắt trong lao động. Tôi cuốc trúng mìn, không chết nhưng tật nguyền như anh thấy đó. Vết thương lành, tôi ở lại trại chăn bò và coi đồi nghĩa địa một thời gian, tôi vẫn còn một mắt để tìm vợ. Được coi là học tập tốt tôi được trở về vợ tôi vẫn chờ đợi. Tôi không còn nhà trong khu gia binh nữa. Chúng tôi sống lang thang bằng tiếng đàn của tôi và lời ca của vợ. Mãi sau cùng tôi tìm ở nhờ được "nhà" này. Hai ông bà cụ chủ nhà cũng nằm đây. Thay vì trả tiền nhà thì chúng tôi nhang khói cho các cụ, ngày rầm đốt vàng bạc tiền âm phủ xuống cho các cụ tiêu xài. Vì nhà đẹp kiên cố nên người ta chưa giải tỏa đến, nhưng cũng đến thôi. Vợ chồng tôi chưa biết đi đâu. Nhưng được ngày nào hay ngày nấy, như đời sống mình vậy. Chúng tôi kiếm ăn từng ngày, từng bữa, chẳng xin xỏ ai hết. Đời sống bấp bênh nhưng thú vị. Thú vị nhất là tôi mù, không phải nhìn thấy đời. Bây giờ thì mù tịt rồi. Sống trong nghĩa địa này không nhìn thấy ma nên không sợ ma. Nhưng tôi nghe thấy ma nói chuyện, hỗn ma đồng đội tôi nói chuyện với tôi. Nhắc nhở lại những kỷ niệm và tình nghĩa, tôi chẳng đến đỗi quá cô đơn.
Anh mù vầy vò cái mũ be rê trong tay. Điều thắc mắc về một thương phế binh phải đi học tập trong tôi đã được giải tỏa. Có lẽ lâu quá rồi anh không được dịp nói chuyện với ai, ngoài vợ. Anh tâm sự tiếp:
- Như chủ nhân chiếc mũ này, trung sĩ Ninh, bạn tôi, anh chuyên đội mũ be rê khi ra trận, anh không đội mũ sắt, mặc áo giáp. Người anh nhẹ nhõm nhanh như một con sóc, quân trang anh mang trên người đơn giản tối đa, ngoài vũ khí cần thiết, bi đông rượu đế, cái be rê đỏ không bao giờ quên trên đầu. Anh nhìn thấy lỗ thủng cháy xém không? Một viên đạn trúng đầu khi anh xung phong. óc và máu anh đựng đầy cái mũ. Tôi giữ lại cái mũ làm kỷ niệm. Tôi đội nó và thường xuyên nghe hồn bạn tôi về nói chuyện lúc buồn phiền. Ngày tôi trúng mìn tưởng chết. Trong cơn mê loạn, tôi gặp lại bạn, anh nói tôi phải sống, sẽ trở về vì vợ tôi đang chờ đợi. Quả nhiên đúng như vậy.
Men rượu làm tôi hứng khởi:
- Tuyệt vời, hiện giờ thì anh đang nói chuyện với một con ma trước mặt anh, đang uống rượu với nó đấy. Anh có "nhìn" thấy không?
Anh mù tợp một hớp rượu, hố mắt sâu hoắm hướng vào tôi:
Có chứ, anh giống như một con ma thật. Quần áo rách rưới, lam lũ đầu bạc. Người ta gọi anh là lão già coi ao cá. Nhưng anh chưa già, vì giọng anh còn rất trẻ. Có hôm nghe anh ngâm thơ bên ao cá, có câu thơ như thế này: Chí chẳng thành, danh chẳng toại. Trai trẻ bao lâu mà đầu bạc. Trăm năm thân thương tà dương... Anh có đúng như tôi tả không nào?
Anh nói xong điểm nụ cười. Tôi nói:
- Đúng, anh tả tôi như một con ma rất đúng, chịu thầy.
Anh mù hứng chí nói tiếp:
- Đời sống anh bây giờ rất khổ, như vợ chồng tôi vậy. Tôi nghĩ trước đây anh không đến đỗi như thế. Tôi im lặng uống rượu. Anh ta đã tâm sự về cuộc đời anh. Tôi hiểu anh muốn tôi cũng nói về tôi. Tôi không thể không tâm sự khi đối diện với một con người thành thật, một con người hình thể đang biến dần thành con ma. Nhưng còn kết tinh được những tốt lành của con người.
- Tôi hiện đang giống một con ma như anh, sống vất vưởng trên dương gian, nửa là người nửa là ma. Đời sống này đã vùi dập tôi xuống tận cùng. Ngày nay thì thân tàn ma dại, có vợ và một đứa con sơ sinh. Tôi làm nghề coi ao cá, danh từ gọi là "nhân viên bảo vệ ao cá ". Tôi làm việc đó để lấy một chỗ ở, túp lều tồi tệ bên ao. Một ngày phải đẩy hai xe phân heo và đầu tép ở xưởng tôm đông lạnh dùng làm lương thực nuôi cá. Đầu tiên thì tôi hợp đồng làm việc có lương, chằng đáng bao nhiêu, nhưng sau người ta không trả lương nữa vì biết tôi đang cần một chỗ ở có bảo đảm phần nào do tôi là kẻ không hộ khẩu. Vì đói, tôi nhảy ngang ra nghề sửa xe đạp lề đường. Tôi thuộc loại thợ tồi nên kiếm ăn cũng chẳng khá, nuôi được vợ con bữa đói bữa no là may. Nghề chính trước kia của tôi là cầm bút, nhưng nay thì không dùng được nữa vì tôi hết thời roi.
Người bạn mù ngắt lời tôi bằng ly rượu mời:
- Tôi mù, tôi không nhìn thấy người nữa mà tôi chỉ nhìn thấy ma qua tâm anh. Những con ma đầy màu sắc. Anh là một con ma có mùi phân heo. Chúng ta là đồng đội, hai thằng đồng đội tật nguyền tìm đến nhau. Mưa gió và đêm đen xúi bẩy anh tìm tôi. Hai chúng tôi xiết chặt tay nhau rồi anh đưa tay quờ quạng tìm chiếc đàn. Chị vợ biết ý đưa đàn cho chồng. Tiện tay, anh choàng lên cổ vợ. Chị vợ ngồi dưới, nép vào cái chân cụt của anh. Giọng anh trạm trầm:
- Ngày đó ở một nơi chiến trường heo hút, có đoàn nữ sinh đi ủy lạo chiến sĩ, trong đó có một nữ sinh lên hát tặng chiến sĩ, tôi đệm đàn ghi ta. Chúng tôi cảm tình với nhau rồi thư từ qua lại. Khi về hậu tuyến, tôi cưới nàng. Nàng ở lại trại gia binh, tôi tiếp tục đi chiến đấu. Không dè đến hôm nay cũng lại tôi đàn nàng hát, dắt tôi đi khắp các ngả đường bán vé số, mang hy vọng cho người đời. Đúng là một nghiệp dĩ.
Anh mù bỗng thở dài, buông vợ, gẩy lên vài tiếng đàn lạc lõng, vô nghĩa:
- Anh nên về với chị và cháu, anh cứ đi, tôi đàn hát tặng theo anh một bản nhạc. Bản nhạc anh đã từng nghe và chắc anh thích.
Tôi từ giã hai vợ chồng, lội qua những vũng nước và mồ mả giải tỏa ngổn ngang gạch vữa cùng gai góc cỏ dại. Tiếng hát người mù đuổi theo tôi. Bài Chiều Mưa Biên Giới của Nguyễn Văn Đông. Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu Lòng trần còn tơ vương khanh tướng... Thì đường đời mưa bay gió cuốn... còn buồn anh ơi...
Những bước chân bì bõm lội làm nhịp cho lời ca.
Tôi về đến túp lều thảm hại. Mưa gió dai dâng, không biết bắt đầu cho một cơn bão hay bão rớt? Tiếng đàn lời ca theo mãi tôi vào giấc ngủ mệt nhoài. Lần đầu tiên và lần cuối cùng tôi gặp đôi vợ chồng mù.
Một lần tôi đi về khuya, không còn nghe tiếng đàn và lời ca nữa. Cả đến ánh đèn ma trơi trong nhà mồ cũng tắt ngủm. Khu nghĩa địa đã bị giải tỏa san bằng. Tôi lầm bầm nói. Mình không hẹn tái ngộ mà, có đúng không? Từ đó tôi không còn gặp anh mù đội be rê đỏ, thủng lỗ đạn cùng vợ đàn ca trên những nẻo đường nữa. Hai vợ chồng đó biến mất như ma. Một thời gian sau, vợ chồng con cái tôi cũng bị đuổi khỏi ao cá.
Câu chuyện đêm mưa chỉ đơn giản thế thôi. Hãy coi như chuyện ma quỉ hiện hình. Những con ma trơi nhởn nhơ trong đêm tối. Tôi kể lại trong cơn điên dại.
Người ta cho tôi nói xàm về thân phận ma trơi.
Trời trở mặt như trở bàn tay. Mới nắng đó rồi mưa đó. Trận mưa dai dẳng suốt từ ba giờ chiều đến tối mịt không ngớt.
Tôi không thể không về, không thể đứng mãi ở hàng hiên này với thùng đồ nghề sửa xe đạp lỉnh kỉnh. Ngoài kìm búa ra còn bơm, bàn vá ép và một cái giỏ đựng đồ ăn cho ngày hôm sau. Số đồ nghề nghèo nàn đó tôi không thể gửi ai được, bởi tôi chẳng còn tin ai, từ khi bị thằng khách hàng nhóc lừa lấy mất chiếc xe đạp
Cái thân tôi cùng khổ, tôi chán đời, không tin đời. Một mảnh đất lắm người mà cũng nhiều ma. Tôi lụi hụi ngồi sửa xe đạp một mình, từ sáu giờ sáng đến chập tối mới ra về, kiếm tiền mua kí gạo, chút mắm muồi về nuôi vợ và đứa con sơ sinh ở túp lều cạnh ao cá. Số tiền ít ỏi kiếm được của một tay thợ tồi, tay nghề thấp như tôi chẳng đáng bao nhiêu, mà chiều đến còn phải đóng góp tiền lời cho một tay cho vay nợ lãi chính là vợ một anh bạn thân của tôi, giúp đỡ bạn bè gặp cảnh nghèo khó.
Sau một thời gian dài tôi trả nợ mỗi ngày, tiền vốn vẫn còn nguyên, tôi chỉ trả nổi tiền lời. Tôi vẫn là một con nợ, con nợ kinh niên. Chiều đến, tôi ngồi nán kiếm thêm tí tiền còm về nuôi vợ con. Tôi chán đời nên uống rượu, tối về không bao giờ quên một xị đế cho mình.
Ngồi trong túp lều cạnh ao cá, uống rượu nhậu với mấy con tép kho muối, nghe tiếng ễnh ương kêu ngoài ao, nỗi sầu khổ dâng kín đầu óc, không giãi bầy nổi. Nó thấm vào máu tôi qua từng hớp rượu độc ẩm. Tôi sống không bạn bè, không đồng đội, không cả người thân. Ngoại trừ vợ và đứa con gái sơ sinh, nó nằm trong cái rổ, treo lên xà nhà thay cho võng, quấn tã bằng mớ giẻ rách.
Vợ tôi còn quá yếu sau ngày sinh nở thiếu thốn, nhưng cũng phải lết ra ruộng hái rau dại và mót tép sót ở những xe đầu tép dùng làm lương thực cho cá. Tranh cướp con tép với đám trẻ nghèo quanh xóm. Tòi uất hờn, hận đời, vừa đưa võng cho con vừa uống rượu. Nhìn vào mặt con mà khóc. Sự cay đắng không thể nuốt xuống, tôi thốt ra thành lời với vợ:
- Anh không thể không đóng tiền lời cho mụ ấy, nếu không nó xiết kìm xiết búa, lấy đồ nghề đâu mà kiếm ăn. Đã vậy còn bị công an dẹp lòng lề đường lấy mất bơm, bàn vá ép, phải lên tận phường chuộc, đóng phạt. Có được gạo ăn là do ngồi nán về muộn, nhưng lại gặp chợ vãn, mua gạo tiệm người ta đóng cửa không bán vì tưởng là thằng ăn cướp thừa cơ làm bậy.
Nhục ơi là nhục, tôi không buồn chán sao được.
- Nhưng anh uống ít thôi, anh nghĩ đến con của chúng ta chứ?
Tôi lại nhìn con, khóc tấm tức. Rồi đây tương lai con sẽ ra sao? Bố đã ngã ngựa rồi, bố kiệt sức, bố còn gượng dậy được không. Bố mòn mỏi, chán chường, tiêu sầu qua chén rượu.
Khi đó tôi thường nghe tiếng đàn Tây Ban Cầm và tiếng hát nữ của đôi vợ chồng bán vé số sống ngoài nghĩa địa gần ao cá vọng tới.
Đôi vợ chồng hàng xóm, chưa một lần tiếp xúc, anh chồng tật nguyền gảy đàn, chị vợ hát. Những bài ca về lính Cộng Hoà rẻ tiền mà hồi xưa tôi không thể chịu nổi, ghét luôn cả ca sĩ hát loại nhạc đó. Nhưng sao nay tôi lại thấy ngậm ngùi. Thương nhớ một cái gì đó không định hình. Một thuở nào tôi còn hành nghề viết văn làm báo, dự những đêm nhạc hội, khi thì ở tiền đồn heo hút nghe những bài ca của lính trong buổi phát thanh đêm, lời tâm anh êm dịu của Dạ Lan qua làn sóng điện.
Nay tôi là một anh già coi ao cá không lương. Được phép ở túp lều hai mùa mưa nắng quạnh hiu. Tôi hết thời, xa lìa nghề nghiệp sau nhiều năm tháng tù tội Đầu óc tôi mách bảo rằng tôi phải làm nghề sửa xe đạp kiếm ăn, nếu không chỉ có cạp đất. Đói khổ và trách nhiệm khiến đầu gối phải bò. Tôi đắp đổi qua ngày, dù với nghề sửa xe tôi chỉ là tay ngang.
Những đắng cay cuộc đời ngày nào đó sẽ thành sẹo trong đầu tôi. Như thương tật của người chiến binh lên da non, chai lỳ là sự đương nhiên của đời sống. Số phận xoay vần, định mệnh đã an bài.
Tôi suy nghĩ như thế qua trời mưa mù ngoài đường. Dù trời còn mưa, tôi cũng phải về. Mớ đồ nghề của tôi đã xếp gọn vào trong bao cát. Tôi địu nó lên lưng, đi bộ một quãng đường dài về lều ao cá.
Sắt thép có nặng trên vai, tôi nghĩ, cũng chưa nặng bằng thập tự giá Chúa vác lên đồi Golgotha. Tôi nặng nề đi dưới trời mưa, mua gạo, ít thức ăn và không quên xị rượu. Tôi nghĩ đến vợ và con, nàng cũng ngồi dưới mưa, trên đầu chùm miếng in lông ôm con vì lều bị dột. Ngọn đèn dầu leo lét, nàng giống như một con ma ngồi ru con, rũ rượi hốc hác. Vú nàng còn sữa cho con bú không? Sao nàng theo tôi để khổ thân như thế. Cái duyên chồng vợ này đi đến đâu, về đến đâu. Đứa con, hài nhi đang hòa nhập đời sống. Một tương lai mịt mù như mưa giăng bụi trên đường kia. Tôi rời con đường sáng đèn điện mưa giăng mờ, vào một con hẻm lầy lội, ngoằn ngoèo vang tiếng máy dệt. Xóm dệt gia công người Quảng Nam. Rời đi xa dần mớ âm thanh đều đặn và nhức nhối đó. Tôi đến khu nghĩa địa hoang.
Khu nghĩa địa đang bị giải tỏa, nhưng vẫn còn sót lại nhiều ngôi mộ xây kiên cố. Khu chôn người chết ấy lan đến tận bờ ao, nơi túp lều tôi đang cư ngụ. Từ phía sâu trong nghĩa địa, gạch vữa bị đập phá, xà bần ngổn ngang, cả những nắp ván thiên. Tôi nhìn thấy một ánh đèn vàng ệch, leo lét như bóng ma trơi, chỉ khác là đốm sáng đó không di động. Tiếng đàn Tây Ban Cầm và tiếng ca nữ từ đó văng vẳng vọng tới. Đôi vợ chồng tật nguyền dệt bài bản mỗi đêm để ngày mai đi bán vé số, dùng tiếng đàn lời ca mua vui cho đời. Thế nhân vơi sầu muộn mua giùm tấm vé số.
Tôi thấy đôi vợ chồng ấy nhiều lần đi lang thang qua chợ, tiệm cà phê, tiệm ăn uống. Chị vợ đi trước, giắt theo anh chồng cụt giò, mù, đi bằng một chân gỗ giả, nay đã mất bàn chân chỉ còn cái cọc chống xuống đất. Cái áo cải tạo rách tơi tả. Trên đầu đội cái be rê xẩm màu máu mà tôi không phân biệt được là loại be rê của Biệt Động Quân hay Nhảy Dù xưa kia. Có lẽ anh là chiến binh rồi thương phế binh của chế độ cũ. Nhưng tôi thắc mắc, sao anh lại mặc áo cải tạo? Tiếng đàn lời ca như ma tru quỉ hờn giữa vùng nghĩa địa điêu tàn đó hấp dẫn tôi. Tôi đi tới như bị ma am.
ánh đèn dầu, lời ca, tiếng đàn từ một nhà mồ song lập hắt ra. Trong mưa gió đêm hôm tôi vẫn nhận ra đó là một nhà mồ khá đẹp, xây gạch, tường granito, có chạy những đường hoa văn ghi số năm xây dựng, nhưng tôi không nhìn rõ.
Tiếng đàn lời ca bỗng im bặt. Chỉ còn ánh đèn vàng hiu hắt bóng hai người in lên tấm mộ bia lung linh như bóng quỉ.
- Em có nghe tiếng chân ai đó đi tới đây?
- Không đâu, có lẽ tiếng chân chó hoang.
Rõ ràng, người mù nghe không lầm mà em, anh có thể nghe được tiếng thở của một người, khác với tiếng thở chó hoang.
- Đêm mưa gió không thể có người nào tới nghĩa địa hoang này, ngoài vợ chồng mình. Tiếng người chồng cười hì hì, gấy lên một tiếng đàn:
- Ai đó ở ngoài cửa nhà mồ, xin mời vào nhà trú mưa.
Tôi tằng hắng, ho một tiếng bước lên bậc gạch. Tôi bước hẳn vào nhà mồ, hai vợ chồng thảm hại, họ như loài quỉ, người hủi bị cách ly đời sống:
- Tôi đây, không phải chó hoang, già ao cá tới thăm hàng xóm, được chớ ạ!
- Hân hạnh, xin mời ngồi, tìm viên gạch nào đó làm ghế. "Nhà tôi" không có khách viếng thăm bao giờ.
Tôi tháo đồ nghề Linh kỉnh đeo trên người bỏ xuống, đang muốn tìm vài viên gạch kê làm ghế thì người thiếu phụ đã mau mắn làm xong cho tôi mấy cục gạch cao vừa tầm với chồng.
Anh ta ngồi ở đầu mồ người đàn ông già mà tôi nhìn thấy hình trên tấm mộ bia. Quần áo tôi ướt lướt thướt, tôi ngồi xuống "ghế", dù sao cũng mới chỉ sơ giao, tôi cần tự giới thiệu:
- Tôi là người bảo vệ ao cá, tối nay đi làm về qua thấy "nhà" đèn sáng, nghe tiếng đàn tiếng ca tiện thể vào thăm anh chị. Mình là hàng xóm với nhau, lần đầu tiên tôi ghé thăm. Có gì phiền anh chị không? Người chồng mù đặt chiếc đàn lên trên mả, chiếc mũ be rê vẫn đội trên đầu. Tôi nhìn chiếc mũ có lỗ thủng ngay trước trán như lỗ đạn xuyên, bên cạnh là huy hiệu lính nhẩy dù. Anh mù mau mắn:
- ồ không, hân hạnh cho chúng tôi, lâu rồi không có bạn, nhà không có trà mời khách. Nhưng tôi có rượu, ông bạn dùng được chớ?
- Được mà, tôi cũng có một xị, miếng đậu hủ chiên chấm muối ớt đưa cay, mình ngồi với nhau được chớ?
- Vâng, vâng, hân hạnh, em đi thắp đèn lên để anh tiếp khách.
Người vợ đang ngồi bên lò than, nướng con khô. Chị nói:
- Thì đó, đèn vẫn sáng, có anh mù chớ có ai mù đâu
Anh mù chặc lưỡi cười:
- Tôi còn một mắt, nhưng cũng kể như mù hẳn rồi, tôi nhìn gì cũng chỉ thấy mờ mờ nên nhắm tịt lại luôn. Cứ coi mình là thằng mù lại khoẻ.
Chị vợ đã nướng xong con khô bốc mùi thơm lừng. Chị dọn đồ nhậu lên chiếc bàn gỗ bằng mảnh ván ọp ẹp. Tôi nhìn cái bàn thô sơ mà nghi ngờ quá. Tôi gõ gõ ngón tay lên gỗ, gỗ tốt. Anh mù nghe thấy:
- Một mảnh gỗ ván thiên đó, người ta đào mả lên láy xương cốt, quăng lại gỗ, tôi dùng làm bàn. Này em, sao không giải miếng ni lông nên cho đỡ gớm.
- Anh tha lỗi, anh làm khách ngại. Anh không biết giữ mồm giữ miệng gì hết.
Tôi đỡ lời chống chếch anh chồng:
- Không sao, tôi quen cảnh này mà, nhà tôi, cạnh ao cá dưới cây bạch đàn cũng có chiếc bàn đá bằng tấm mộ bia. Tôi thường ngồi đó uống rượu đêm trăng.
Mình sống chung với ma quỉ mà dễ chịu. Tuyệt diệu, nào chúng ta bắt đầu, nhưng trước hết...
Anh mù cầm ly rượu nhỏ đã được róc đầy đổ xuống đất, nói:
- Trước hết mời thổ thần và những hồn ma quanh đây về uống rượu với anh em ta đã..
Tôi cũng làm như anh. Ngoài trời vẫn mưa gió, tiếng sét nổ điện nhoang nhoáng trên bầu trời đen. ánh chớp làm tôi nhìn rõ mồ mả ngổn ngang và cây cối ngả nghiêng, túp lều của tôi cạnh ao cá. Tôi nghĩ đến vợ và đứa con sơ sinh của tôi, bé có giật mình khóc khi sét nổ không? Tôi ân hận:
- Ngồi chơi với anh chị một lát, còn vợ tôi và cháu nhỏ ở nhà..
- Anh ngồi chơi với tôi đã, cần thì vợ tôi sang bên đó với chị và cháu. Mình mới ngồi với nhau mà, đã có dịp nói chuyện gì đâu..
Tôi phải từ chối đề nghị đó, vợ tôi sẽ đứng tim nếu thấy người đàn bà hốc hác, gầy ốm tóc tai rũ rượi này hiện ra giữa căn lều hoang. Tôi nghĩ thế thôi, đâu dám nói ra sợ xúc phạm. Có thể trước kia người đàn bà này cũng có nhan sắc, nhưng nay thì giống ma quỉ. Cũng như tôi vậy, một con ma vất vưởng trên thế gian. Một đêm mưa bão những hồn ma hiện hình ngồi trong nhà mồ tụ tập uống rượu nói chuyện đời. Tôi nói:
- Thôi được chẳng dám phiền chị, tôi sẽ ngồi đây một lát.
Hai chúng tôi cụng ly, người vợ anh mù cũng tham dự tí chút. Chị nhắc nhở chồng:
- Kìa anh, lột cái mũ trên đầu ra chớ, đội hoài à...
Anh ta lột cái mũ rúm ró bẩn thỉu ra, cầm ở tay trái. Tự nhiên tôi lại nghĩ anh ta cầm dĩ vãng, kỷ niệm trong tay. Anh đã mất đi một chân, đôi mắt ở chiến trường nào đó trong đời binh nghiệp lỡ. Chỉ còn lại đây cái mũ có dấu đạn xuyên thủng. Anh phải đội mãi, dù đã tả tơi như chính cuộc đời anh bây giờ. Còn cái áo học tập cải tạo kia, tôi lại thắc mắc về nó. Cũng là dấu chấm đánh dấu những ngày tù tội của người chiến binh bại trận. Tôi không hỏi điều đó. Sự thắc mắc để nguyên trong đầu.
Tiếng mưa gió ngoài trời gợi cảm ma quái không thể để chúng tôi ngồi lặng thinh, uống rượu mà không nối gì với nhau. Tiếng anh mù âm âm:
- Tôi không thể quên được những đêm mưa gió trong chiến trận, chúng tôi vừa đánh nhau vừa truyền tay nhau bi đông rượu đế để nung chí anh hùng, ấm lòng chiến sĩ. Có thằng cha chưa kịp nuốt hớp rượu đã gục xuống bên súng. Máu rượu hòa chung cùng mùi thuốc súng làm thành mùi khó tả thế nào ấy, tôi không tả nổi.
Anh bạn mù xác nhận anh từng là chiến binh, coi chiến trận như trò đùa. Tôi hỏi:
- Anh từng là quân nhân chế độ cũ?
- Đúng vậy, một chiến binh cho tới trước ngày tàn cuộc chiến.
- Anh là thương binh sau đó?
Anh mù lắc đầu:
- Không, tôi bị bắt làm tù binh rồi sau đó đi học tập cải tạo khi ta hoàn toàn bại trận. Tôi bị cụt giò mù mắt trong lao động. Tôi cuốc trúng mìn, không chết nhưng tật nguyền như anh thấy đó. Vết thương lành, tôi ở lại trại chăn bò và coi đồi nghĩa địa một thời gian, tôi vẫn còn một mắt để tìm vợ. Được coi là học tập tốt tôi được trở về vợ tôi vẫn chờ đợi. Tôi không còn nhà trong khu gia binh nữa. Chúng tôi sống lang thang bằng tiếng đàn của tôi và lời ca của vợ. Mãi sau cùng tôi tìm ở nhờ được "nhà" này. Hai ông bà cụ chủ nhà cũng nằm đây. Thay vì trả tiền nhà thì chúng tôi nhang khói cho các cụ, ngày rầm đốt vàng bạc tiền âm phủ xuống cho các cụ tiêu xài. Vì nhà đẹp kiên cố nên người ta chưa giải tỏa đến, nhưng cũng đến thôi. Vợ chồng tôi chưa biết đi đâu. Nhưng được ngày nào hay ngày nấy, như đời sống mình vậy. Chúng tôi kiếm ăn từng ngày, từng bữa, chẳng xin xỏ ai hết. Đời sống bấp bênh nhưng thú vị. Thú vị nhất là tôi mù, không phải nhìn thấy đời. Bây giờ thì mù tịt rồi. Sống trong nghĩa địa này không nhìn thấy ma nên không sợ ma. Nhưng tôi nghe thấy ma nói chuyện, hỗn ma đồng đội tôi nói chuyện với tôi. Nhắc nhở lại những kỷ niệm và tình nghĩa, tôi chẳng đến đỗi quá cô đơn.
Anh mù vầy vò cái mũ be rê trong tay. Điều thắc mắc về một thương phế binh phải đi học tập trong tôi đã được giải tỏa. Có lẽ lâu quá rồi anh không được dịp nói chuyện với ai, ngoài vợ. Anh tâm sự tiếp:
- Như chủ nhân chiếc mũ này, trung sĩ Ninh, bạn tôi, anh chuyên đội mũ be rê khi ra trận, anh không đội mũ sắt, mặc áo giáp. Người anh nhẹ nhõm nhanh như một con sóc, quân trang anh mang trên người đơn giản tối đa, ngoài vũ khí cần thiết, bi đông rượu đế, cái be rê đỏ không bao giờ quên trên đầu. Anh nhìn thấy lỗ thủng cháy xém không? Một viên đạn trúng đầu khi anh xung phong. óc và máu anh đựng đầy cái mũ. Tôi giữ lại cái mũ làm kỷ niệm. Tôi đội nó và thường xuyên nghe hồn bạn tôi về nói chuyện lúc buồn phiền. Ngày tôi trúng mìn tưởng chết. Trong cơn mê loạn, tôi gặp lại bạn, anh nói tôi phải sống, sẽ trở về vì vợ tôi đang chờ đợi. Quả nhiên đúng như vậy.
Men rượu làm tôi hứng khởi:
- Tuyệt vời, hiện giờ thì anh đang nói chuyện với một con ma trước mặt anh, đang uống rượu với nó đấy. Anh có "nhìn" thấy không?
Anh mù tợp một hớp rượu, hố mắt sâu hoắm hướng vào tôi:
Có chứ, anh giống như một con ma thật. Quần áo rách rưới, lam lũ đầu bạc. Người ta gọi anh là lão già coi ao cá. Nhưng anh chưa già, vì giọng anh còn rất trẻ. Có hôm nghe anh ngâm thơ bên ao cá, có câu thơ như thế này: Chí chẳng thành, danh chẳng toại. Trai trẻ bao lâu mà đầu bạc. Trăm năm thân thương tà dương... Anh có đúng như tôi tả không nào?
Anh nói xong điểm nụ cười. Tôi nói:
- Đúng, anh tả tôi như một con ma rất đúng, chịu thầy.
Anh mù hứng chí nói tiếp:
- Đời sống anh bây giờ rất khổ, như vợ chồng tôi vậy. Tôi nghĩ trước đây anh không đến đỗi như thế. Tôi im lặng uống rượu. Anh ta đã tâm sự về cuộc đời anh. Tôi hiểu anh muốn tôi cũng nói về tôi. Tôi không thể không tâm sự khi đối diện với một con người thành thật, một con người hình thể đang biến dần thành con ma. Nhưng còn kết tinh được những tốt lành của con người.
- Tôi hiện đang giống một con ma như anh, sống vất vưởng trên dương gian, nửa là người nửa là ma. Đời sống này đã vùi dập tôi xuống tận cùng. Ngày nay thì thân tàn ma dại, có vợ và một đứa con sơ sinh. Tôi làm nghề coi ao cá, danh từ gọi là "nhân viên bảo vệ ao cá ". Tôi làm việc đó để lấy một chỗ ở, túp lều tồi tệ bên ao. Một ngày phải đẩy hai xe phân heo và đầu tép ở xưởng tôm đông lạnh dùng làm lương thực nuôi cá. Đầu tiên thì tôi hợp đồng làm việc có lương, chằng đáng bao nhiêu, nhưng sau người ta không trả lương nữa vì biết tôi đang cần một chỗ ở có bảo đảm phần nào do tôi là kẻ không hộ khẩu. Vì đói, tôi nhảy ngang ra nghề sửa xe đạp lề đường. Tôi thuộc loại thợ tồi nên kiếm ăn cũng chẳng khá, nuôi được vợ con bữa đói bữa no là may. Nghề chính trước kia của tôi là cầm bút, nhưng nay thì không dùng được nữa vì tôi hết thời roi.
Người bạn mù ngắt lời tôi bằng ly rượu mời:
- Tôi mù, tôi không nhìn thấy người nữa mà tôi chỉ nhìn thấy ma qua tâm anh. Những con ma đầy màu sắc. Anh là một con ma có mùi phân heo. Chúng ta là đồng đội, hai thằng đồng đội tật nguyền tìm đến nhau. Mưa gió và đêm đen xúi bẩy anh tìm tôi. Hai chúng tôi xiết chặt tay nhau rồi anh đưa tay quờ quạng tìm chiếc đàn. Chị vợ biết ý đưa đàn cho chồng. Tiện tay, anh choàng lên cổ vợ. Chị vợ ngồi dưới, nép vào cái chân cụt của anh. Giọng anh trạm trầm:
- Ngày đó ở một nơi chiến trường heo hút, có đoàn nữ sinh đi ủy lạo chiến sĩ, trong đó có một nữ sinh lên hát tặng chiến sĩ, tôi đệm đàn ghi ta. Chúng tôi cảm tình với nhau rồi thư từ qua lại. Khi về hậu tuyến, tôi cưới nàng. Nàng ở lại trại gia binh, tôi tiếp tục đi chiến đấu. Không dè đến hôm nay cũng lại tôi đàn nàng hát, dắt tôi đi khắp các ngả đường bán vé số, mang hy vọng cho người đời. Đúng là một nghiệp dĩ.
Anh mù bỗng thở dài, buông vợ, gẩy lên vài tiếng đàn lạc lõng, vô nghĩa:
- Anh nên về với chị và cháu, anh cứ đi, tôi đàn hát tặng theo anh một bản nhạc. Bản nhạc anh đã từng nghe và chắc anh thích.
Tôi từ giã hai vợ chồng, lội qua những vũng nước và mồ mả giải tỏa ngổn ngang gạch vữa cùng gai góc cỏ dại. Tiếng hát người mù đuổi theo tôi. Bài Chiều Mưa Biên Giới của Nguyễn Văn Đông. Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu Lòng trần còn tơ vương khanh tướng... Thì đường đời mưa bay gió cuốn... còn buồn anh ơi...
Những bước chân bì bõm lội làm nhịp cho lời ca.
Tôi về đến túp lều thảm hại. Mưa gió dai dâng, không biết bắt đầu cho một cơn bão hay bão rớt? Tiếng đàn lời ca theo mãi tôi vào giấc ngủ mệt nhoài. Lần đầu tiên và lần cuối cùng tôi gặp đôi vợ chồng mù.
Một lần tôi đi về khuya, không còn nghe tiếng đàn và lời ca nữa. Cả đến ánh đèn ma trơi trong nhà mồ cũng tắt ngủm. Khu nghĩa địa đã bị giải tỏa san bằng. Tôi lầm bầm nói. Mình không hẹn tái ngộ mà, có đúng không? Từ đó tôi không còn gặp anh mù đội be rê đỏ, thủng lỗ đạn cùng vợ đàn ca trên những nẻo đường nữa. Hai vợ chồng đó biến mất như ma. Một thời gian sau, vợ chồng con cái tôi cũng bị đuổi khỏi ao cá.
Câu chuyện đêm mưa chỉ đơn giản thế thôi. Hãy coi như chuyện ma quỉ hiện hình. Những con ma trơi nhởn nhơ trong đêm tối. Tôi kể lại trong cơn điên dại.
Người ta cho tôi nói xàm về thân phận ma trơi.