Ngày xưa
Tác giả: Nguyễn Thụy Long
1.
Mưa bụi từ trời cao rắc xuống.
Tôi khoác chiếc áo mưa trắng, đầu để trần, bụi nước mưa làm mát mặt.
Ngõ hẻm sâu hun hút, tối đen, không lẽ điện lại tắt suốt đêm nay. Không lẽ một cột điện Danhim nào lại bị phá hoại? Tổ cha quân phá hoại, tôi chửi thầm. Tôi đang về nhà, mò mẫm trong đêm hôm khuya khoắt. Thuốc lá không còn một điếu, tôi vò nát bao không ném ở đầu hẻm. Tôi thèm một hơi khói. Nếu có thể thì một điếu thuốc lào cũng đủ say đê mê. Chỉ còn một quãng ngắn nữa tôi về đến nhà, sẽ được hưởng thú vị đó
Đường đất gập ghềnh trơn trượt, tối thui, thỉnh thoảng tôi lại bước lầm xuống một vũng nước. Tôi chửi thề. Gã phu xích lô đạp nhất định không chịu đưa tôi vào ngõ hẻm:
- Thầy hiểu cho, tôi không thể vô trỏng.
- Tại sao?
Đường tối khó đi, vả lại nguy hiểm cho tôi.
- Ai làm gì anh mà nguy hiểm?
- Bộ thầy không thấy báo đăng du đãng lợi dụng đường tối cướp của giết người đó sao?
Tôi nhìn chiếc nón rúm ró trên đầu hắn, chiếc áo xanh rách xả vai, chiếc quần đùi để hở cả "của quí" ra yên xe.
- Anh còn có c.. c. gì nữa mà lột?
Hắn cười nhe hàm răng chiếc còn chiếc mất:
- Dạ còn chứ, thẻ căn cước bọc lát tích và năm chục bạc lẻ. Du đãng hồi này trốn lính nên ưa làm ẩu, mười đồng nó cũng lột đó thầy. Thẻ căn cước thì nó lột hình liệng đi dán hình nó vô, ba chớp ba nháng xài tạm được rồi.
Tôi phải lần mò đi vào một mình.
Có thể lắm chứ, anh xích lô nói có lý, một vài tên du đãng đói nào đó đang rình mò quanh đâu đây. Nó sẽ bước ra chặn lối, trong tay có một lưỡi lê nhọn hoắt, dí vào bụng tôi:
- Người anh em, qua là du đãng đây, lột cho qua mượn tạm chiếc đồng hồ, hà, có tiền hôn? Tết, tốt, cám ơn, thôi yên trí về nhà nghe.
Nghĩ đến điều đó, tôi vừa tức vừa sợ. Tôi thọc tay vào túi quần tìm bật lửa Zippo cầm tay. Tôi hoạch định ngay một đòn giang hồ chống cự trả miếng. Tưởng tượng ra tôi là một tay cự phách, đánh chúng bò lê bò càng. Nhưng đó chỉ là tưởng tượng
Đường vẫn vắng tanh vắng ngắt. Tôi không mong gặp du đãng để thử lửa, có thể gặp trục trặc trong khi thi hành kế hoạch chớ. Nếu bọn du đãng có súng đứng xa tôi khạc bậy một viên vào bụng. Chính tôi là kẻ nằm xuống.
Tôi bước hụt xuống một vũng nước suýt ngã. Màn mưa và bóng tối làm nổi bật những cây thập tự giá ở nghĩa địa ngay sát đường, những cây thập tự giá quét vôi trắng. Cỏ ở đó mọc cao che gần kín những ngôi mả xây, chỉ còn những cây thập tự vươn cao, như những oan hồn mặc áo liệm trắng đứng dang tay. Tiếng gió buồn trong cỏ sắc cùng với tiếng mưa rơi tạo thành thứ âm thanh rì rào, tiếng côn trùng hòa nhịp buồn bã.
Tôi bước thấp bước cao, nước bắn tung toé làm ướt cả vớ trong giầy. Tôi chửi thầm luôn miệng. Tôi tránh nhìn ra nghĩa địa, nhưng tầm mắt tôi không thể quá thu hẹp. Tôi bỗng thấy rờn rợn sau gáy.
- Gì đó?
Tôi quay phắt lại.
Chẳng có gì hết, cổ áo mưa lạnh chạm vào gáy tôi đó thôi. Thần hồn nát thần tính.
Tuy chẳng có gì nhưng tôi vẫn thấy rờn rợn. Phải, tôi đã nghe chuyện đó rồi.
Trong đêm mưa gió sụt sùi, bỗng nhiên có một người con gái mặc áo đen từ đâu đi lại. Nàng đẹp não nề, nàng khóc lóc và nói, rồi nàng nhấc chiếc đầu ra khỏi cổ xách lủng lẳng đi vào nghĩa địa, cái đầu vẫn than khóc. Ghê thấy mẹ, tôi rợn cả người. Tôi muốn chạy, nhưng tôi lại không chạy, hồn ma có thể đuổi theo như quỉ nhập tràng. Tôi tự nhủ không nghĩ đến chuyện đó nữa.
Tôi thở phào vì đã ra khỏi con đường trong vòng đai nghĩa địa. Tôi ngoặt vào một con đường nhỏ hơn, tối hơn, gồ ghề hơn.
Hai bên đường tre mọc kín, gió làm những thân tre cọ vào nhau nghe cót két, cọt kẹt. Gió thốc tháo trong lòng hẻm sâu.
Tôi nghe tiếng giầy mình đạp bình bịch trên nền đất Bên cạnh con đường nhỏ có một cái hào dài, chạy suốt nước từ trên cao đổ dồn xuống chảy ồ ồ. Tôi quen thuộc với con hào này nên không sợ sa xuống hào.
Tôi cẩn thận đi men theo bờ tre. Tôi nghe rõ hơn tiếng cót két. Nếu lúc này bỗng dưng có một thân tre ngã rạp xuống. Tôi không biết mình sẽ đứng lại hay bước qua. Nếu tôi bước qua, cây tre sẽ bật lên hất văng tôi lên cao như một cây pháo thăng thiên. Có chuyện đó được không? Tôi tự hỏi.
Một người lớn tuổi một lần ngồi ở quán chú Lì đã nói chuyện.
Cách đây gần hai chục năm, những đêm mưa dầm, người ta thường thấy lủng lẳng trên ngọn tre những chiếc đầu lâu còn nhỏ máu... Chúng há hốc miệng cười như nắc nẻ.
Tôi nghiến chặt răng, đừng nghĩ quẩn. Tôi mạnh dạn hơn, mắt nhìn thẳng. Chỉ có tiếng gió đấy thôi. Không, không phải tiếng gió. Tiếng người. Một câu hát, kéo dài như rên xiết:
- như chim li..ề..ề..n... cánh...như... cây... l..i..ê..ề n... c..à..à..nh..
Tôi đứng dừng lại, nấp bên cạnh một mô đất, nín thở, hồi hộp. Tiếng bước chân chệnh choạng của người nào đó bước gần lại phía tôi.
Miệng hắn vẫn líu lo hát, líu lo nồi lối như giọng phường tuồng:
- Có nghe chăng trăm vạn hồng binh rồi cũng trôi theo thời gian... Mộng bá vương... ha ha... Mộng bá vương còn trơ nơi cổ mộ... nực cười thay chuyện thế thái nhơn tình...
Người đàn ông đi tới, hắn chệnh choạng bước. Tôi thở phào, ra khỏi chỗ nấp. Màu áo mưa tôi khoác trắng lôm lốp.
Hắn đột nhiên đứng xửng lại. Hắn lùi, hai tay giơ lên trời, chới với:
- ối đừng, con lạy ngài.. ối! ối?
Hắn ngã tòm xuống hào nước. Bàn tay hắn cố gắng bíu lấy chỗ vịn trên bờ đất trơn, nước xoáy giằng co với thân thể hắn.
Tôi nhẩy đến, túm cồ áo hắn lôi lên, hắn không ngớt kêu oan:
- Lậy ngài... con có nói gì đâu.
- Không tôi đây mà, tôi là người.
Hắn co rút như con tôm, mặt giấu vào hai cánh tay:
- Con có nói bậy đâu, lạy ngài?
Tôi bật sáng hộp quẹt, ánh lửa bập bùng, hắn từ từ buông tay, một khuôn mặt già, nhăn nheo, đôi mắt lờ đờ có những tia máu đỏ. Hắn mở to mắt nhìn ngọn lửa, uể oải đứng dậy. Hắn nhìn tôi không nói.
Tôi đậy nắp hộp quẹt, lửa tắt.
Từ hơi thở lão già bốc ra mùi rượu nồng nặc.
Lão lại ề à:
- Như chim l..i..ê...ền...cánh... nhức..ô..y.. l..i..ề..ri cành...
Lão tập tễnh đi, cách tôi chừng ba bước, dừng lại có vẻ nghe ngóng. Đột nhiên quay lại phía tôi, lão đưa tay che miệng thì thào:
- Này, mày có nghe thấy gì không?
Tôi lắng nghe, lắc đầu:
- Có gì đâu?
- Có, tiếng loa!
Tôi lắng tai nghe lại, lắc đầu nữa:
- Chẳng có gì hết, tôi không thấy gì.
Đồ điếc rõ ràng có tiếng loa. Tiếng loa nói như vầy tên Việt gian Nguyễn Văn Khôn là kẻ đại gian đại ác. Để xây dựng cách mạng, nhân dân tuyên án chặt đầu kẻ phản bội dân tộc... Nghe thấy không, ở ngay dưới ruộng kia..
Tôi lắc đầu, nắm bả vai lão, đẩy đi:
- Thôi bác về đi, khuya rồi.
Lão đứng trầm ngâm, nói với vát:
- Đêm nào cũng vậy, tao nghe thấy hoài, từ hai mươi năm nay chúng nói hoài câu đó.
Nói xong lão bỏ đi. Lão bị ám ảnh vì một chuyện gì đó. Lão lại nghêu ngao hát. Tôi đứng ngẩn ngơ một lát. Tôi thở phào cũng quay lưng đi, thầm nghĩ bằng tiếng thở ra: Ôi dào, bợm nhậu hơi sức đâu...
Mưa nặng hạt dần. Ngõ hẻm tối đen, gió thổi ào ạt làm cây cối la đà. Đâu đó có tiếng chó tru...
ậ
Tiếng cầu kinh, tiếng mưa rơi rỉ rả. Ngần ấy âm thanh hòa hợp nhau nhịp nhàng buồn nản. Hình như có nhiều ông sư cùng xướng lên một lượt. âm thanh đó từ phía sau nhà tôi vọng lên.
Tôi nằm yên, đêm tối đen. Tôi đoán ngôi chùa phía sau nhà chắc có mở một đàn chay nào đó. Tôi liền hình dung ra những vị sư mặc áo vàng, nối đuôi nhau vừa đi vừa niệm Phật. Người đi đầu cầm cái thanh la nhịp nhàng gõ, người thứ hai điểm nhịp bằng tiếng mõ. Họ cứ nối nhau đi quanh như thế suốt đêm, dưới ánh hồng lạp âm u từ chánh điện rọi xuống. Bóng họ khi chập vào nhau, khi dang xa, phóng lớn rồi loãng như sương. Họ cứ đi vòng tròn, đi mãi đi mãi, nhẫn nại, thống khổ, miệng xướng lên thứ ầm thanh trầm, buồn nản. Đôi mắt luôn luôn nhìn xuống những ngón chân trần. Cho tới khi trời tang tảng, những ngọn hồng lạp trên chánh điện tàn lụi dần. Tiếng cầu kinh suốt đêm đó lâu lâu tôi lại nghe thấy một lần. Những lần trước tôi dễ ngủ, âm thanh như lời ru bất tận, kéo mí mắt tôi nặng trĩu xụp xuống. Khi tôi bừng mở mắt ra, trời sáng, tiếng cầu kinh tắt. Nhưng đêm nay, tiếng cầu kinh không ru tôi vào giấc ngủ, trái lại còn làm tôi nhức nhối.
Tôi giở mình, xoay tròn trên chiếc giường rộng thênh thang. Ly cà phê đen đặc ở quán đầu Phú Nhuận hồi tối làm tôi tỉnh táo kỳ lạ. Tôi mở mắt thao láo nhìn lên đình mùng, tôi quấn kín mền chỉ để hở đầu
Đêm mưa không khí se se lạnh. Tôi thấy lòng mình rộn rã, nghĩ bậy, ước ao bậy. Trong đầu ộc tôi lúc này lổn nhổn những hình ảnh khêu gợi, phía dưới thân thể tôi nóng rẩn rần, những thớ thịt tự động rung lên. Tôi ép khít hai đùi vào nhau lăn tới góc giường, ôm lấy cái gối kẹp vào đùi.
Tôi tự nhủ, tự trấn tĩnh mình không nghĩ đến nữa. Thật khó khăn, những hình ảnh khác chỉ mỏng manh như khói. Trời lạnh thế này nếu có một con nhỏ nằm bên cạnh? Phải, đúng con nhỏ đó, đôi chân thuôn dâi, mũi cao và đôi mắt màu hạt dẻ. Con nhỏ ở cuối xóm, nó như đầm lai. Thỉnh thoảng tôi gặp nó đi rong trong xóm. Ngực và mông nó ngồn ngộn dễ sợ.
Tôi nhắm nghiền mắt, tự xỉ vả mình. Đồ đốn, nghĩ tầm bậy hoài.
Tiếng tụng kinh im bặt, tôi mở bừng mắt nghe ngóng. Chỉ còn tiếng gió reo, tiếng mưa rơi rỉ rả. ý tưởng bậy bạ bỗng nhiên bị phân tán nhanh chóng. Phải chăng những nhà sư đã dừng lại, họ không còn đi vòng tròn? Những ngọn hồng lạp đã tàn lụi rồi chăng? Buổi chiều tôi đã leo lên nóc nhà ngắm nhìn tứ phía, xem xét địa thế.
Tôi mua căn nhà gần được một năm, nhưng chưa lần nào tôi đi sâu vào trong xóm. Tôi đứng trên cao nhìn xuống, buổi chiều thật đẹp, nắng quái chiếu qua lá cây những luồng sáng vàng chói lói. Thấp thoáng sau rặng tre những mái lá tỏa khói lam êm đềm. Ngay đằng sau nhà tôi là một ngôi chùa cổ. Tôi nhìn thấy chiếc sân gạch rộng vắng bóng người. Gần đó có một ngôi nhà lợp ngói âm dương, tường đất. Ngôi nhà ẩn sau hàng chuối rậm rạp. Tôi nghĩ đến việc mở một chiếc cửa hậu, tôi sẽ được khu đất hoang. Thuê người dọn cỏ, quây hàng rào, tôi sẽ có một khu vườn. Hàng xóm vẫn nói đất đai ở đây vô tội vạ ai chiếm lấy miếng nào được miếng đó Tôi dự định làm theo họ.
Những đêm trăng sáng, tôi bắc ghế ra ngồi ở vườn sau hút thuốc lá, uống cà phê, ngắm phong cảnh. Mình phải thực hiện điều đó bằng được, chắc cũng chẳng tốn kém bao nhiêu.
Bên cạnh nhà tôi có một ngôi mả cổ xây bằng đá ong đố sộ, ngôi mả kiên cố như một cái thành nhỏ bỏ hoang, rong rêu mọc đầy. Những ngày mưa, những con ốc sên to không biết từ đâu bò ra, bám đầy trên rêu xanh.
Lọt vào trong sân nhà tôi, một chiếc mả khác, cũng bằng đá ong nhưng nhỏ hơn. Những phiến đá ong lỗ chỗ bị thời gian làm lún sâu xuống đất, chỉ còn chừa lại bốn cái cọc hình búp sen nhô cao.
Tôi từng thắc mắc về lai lịch hai ngôi mả đó.
Một tên bạn giang hồ, một lần đến nhà tôi, nhìn thấy ngôi mả bỗng reo lên:
- Nhà này có một kho vàng, kho báu vật.
Tôi ngạc nhiên, hắn chỉ vào ngôi mả:
- ở dưới này, chỉ cần bỏ một ngày công đào sâu xuống năm thước đất. Một gia tài khổng lồ chôn theo người chết chứ không ít.
Đêm đó, hắn ngôi uống rượu với tôi ngay trên ngôi mộ cổ, hoạch định một chương trình đại qui mô. Rồi những đêm sau nữa. Viễn tượng đào vàng mỗi lúc một lớn dần trong đầu tôi. Chúng tôi tưởng tượng ra một cuộc sống nhàn hạ phong lưu trong những ngày sắp tới. Đêm đêm ngồi uống rượu dưới trăng phó mặc chuyện đời.
Nhưng chuyện đó không bao giờ thực hiện được, người anh em tôi bị chết mất xác trong một trận đánh lớn ở miền đông. Kho vàng vẫn còn đó, và tôi vẫn tin như vậy.
Câu chuyện đào vàng đành gác lại. Khi đi làm, mỗi lúc bực mình với chủ, tôi vẫn thầm đe: "Đồ khốn, mấy ngàn bạc của mày chưa to đâu, con ơi! Chưa biết ngày nào ông đấm b... vào, ông về nhà đào vàng xài mệt nghỉ".
Tôi miên man với ý nghĩ ấy cho tới khi tiếng cầu kinh buồn bã lại nổi lên. Mưa vẫn không ngớt, bóng tối mông lung, tôi thấy chóng mặt vì hình ảnh các ông sư đi vòng tròn trong đầu.
Tôi thấy ý nghĩ mình kỳ quái. Tại sao tôi cứ phải nghĩ là những ông sư đi vòng tròn mới cầu kinh được. Tại sao tôi không nghĩ họ ngồi kiết già. Nhưng ý nghĩ tiên khởi cứ bám chắc lấy đầu óc tôi như những con ốc ma bám trên rêu xanh ngôi cổ mộ. Tôi mệt mỏi thiếp đi, hình ảnh những ông sư áo vàng cầm thanh la, mõ, gõ nhịp đi vòng tròn lán quẩn trong đầu tôi suốt giấc ngủ mệt mỏi.
ậ
Khi tôi ra đi, người thợ hồ nói với tôi:
- Được thầy cứ yên tâm, chiều nay thầy về tới nhà là có cửa sau rồi.
Tôi còn dặn với, nửa đùa nửa thật:
- Anh phải làm cho xong, nội trong chiều nay, tôi về mà không có cửa là không yên với tôi đâu.
Anh thợ hồ cười nhe cả hàm lợi xám:
- Mà làm chi gấp vậy thầy?
Tôi nói không cần suy nghĩ:
- Hôm nay ngày rằm, tôi muốn mở cửa này để ngắm trăng.
- Chỉ có vậy thôi sao?
- Vậy thôi
Buổi chiều năm giờ tôi đã vội ra về. Chiếc cửa ra vào và cửa sổ đã hoàn tất. Tôi xoa hai tay khoan khoái Tôi mở rộng cánh cửa sổ, gió lùa vào mát lồng lộng Tôi mở tiếp cánh cửa ra vào. Khu đất hoang hiện ra trước mắt. Buổi chiều thật đẹp, thật êm đềm trên những mái tranh tỏa khói lam.
ánh nắng chiếu lung linh trên lá cây như bụi kim nhũ, gió làm lay động lá cây la đà. Mặt trời xuống thấp làm mặt nước sông xa ánh vàng. Ngôi chùa vẫn vắng vẻ quạnh hiu, chiếc sân gạch Tầu rộng vắng bóng người.
Tôi bước ra hắn ngoài cửa, gai cỏ chắn lối đi. Tôi cúi xuống vạch cỏ tìm chỗ đặt chân. Cỏ sắc xước vào da thịt tôi rát, xót. Không chừng còn cả rắn rết đang rình núp đâu đây.
Lối đi gập ghềnh, chắc chắn từ bao nhiêu năm nay không có ai đặt chân đến chỗ này. Một cái vấp đau điếng, tôi mất đà ngã trên cỏ. Những con kiến to bằng đầu đũa từ trên lá cây rụng xuống người tôi. Một vài con luồn nhanh vào cổ áo chạy lung tung trong ngực. Tôi dí tay đè nát chúng sau lần vải.
Khi ngồi dậy, tôi nhìn thấy một phiến đá xô nghiêng. Chính nó làm tôi vấp ngã, ngón chân cái đau điếng. Tôi vạch cỏ, phiến đá được đẽo gọt vuông vức, trồi một nửa lên mặt đất. Những hàng chữ khắc trên đá đã mòn nhưng còn đọc được. Một tấm bia. Tôi ghé sát đọc: Trần thị Nhan Sắc, sinh năm 1930, chết 1948.
Tôi đứng dậy, nghĩ bụng trong khu đất hoang này hẳn còn nhiều mồ mả khác. Tôi vén cỏ tìm tòi, khoảng nửa giờ sau tôi tìm thấy gần một chục ngôi mả. Ngót chục ngôi mả trong một khoảnh đất không tới năm mươi thước vuông. Toàn những người chết trẻ. Họ chết trong những năm 45, 48. Tôi đang đứng trên hài cốt họ, có những ngôi mộ không còn nấm.
Buổi chiều đang tàn, mặt trời chìm dưới lòng sông, tôi nghĩ thế, nó lặn xuống nằm ngủ yên lòng đáy nước mát mẻ sau một ngày vã mồ hôi. Tôi vẫn thường có những phút mơ mộng như trẻ thơ. Tôi đứng thẳng người, vươn vai. Tiếng những lóng xương sống kêu lắc cắc. Bầu trời sẫm màu dần, gió khua nhẹ lá cây rì rào, ánh nắng còn thoi thóp.
Tôi nhìn ra căn nhà sau rặng chuối, căn nhà vắng vẻ, hình như những người ở đó đều sống âm thầm. Tôi vạch lá tìm một lối đi nhỏ. Tôi nhìn thấy một khung cửa sổ trấn song gỗ. Tôi vượt qua một rãnh nước đen ngòm, tới sát tường nhìn qua cửa. Căn nhà hoang, tường đất xiêu vẹo, có chỗ tường lở nhìn xuyên được ra sông. Trên nền nhà bằng đất bừa bãi rác rưởi, những mảnh vải trắng, đèn cầy, vài cánh hoa héo. Hình như tất cả những rác rưởi đó còn mới, ai mới liệng ra vung vãi bồi đêm rồi. Căn nhà bao phủ không khí lạnh lẽo âm u. Tôi phân vân, không có ai ở đây sao? Tôi nhíu mày, lắng nghe.
Có tiếng chân ai đó đang lạo xạo bước trên lá cây âm thanh đô không phải từ phía sau lưng tôi mà từ phía bên kia căn nhà, nơi mặt tiền nhìn ra sông. Rồi, một bóng người hiện ra, một lão già, chính lão già say rượu tôi gặp đêm rồi ngoài ngõ. Lão đứng nghiêng ngó vào nhà. Khuôn mặt lão tối, tôi chỉ nhìn thấy đôi mắt, mái tóc và những sợi râu bạc. Tôi đứng sát tường xem lão làm gì.
Lão nhìn đống rác, đi thẳng vào nhà, đá tung rác rưởi. Đột nhiên lão bật ra một câu chửi thề:
- Đ M. hết trơn hà!
Có vẻ thất vọng, lão ra cửa, ngồi xuống thềm, quay lưng lại phía tôi, mặt hướng ra sông. Lão lẩm bẩm nói, giọng than vãn:
- Mới lai rai ba sợi hồi trưa mà ngủ dữ, nếu biết sớm đâu đến đỗi.
Lão nói xong, im lặng thật lâu. Lão ngồi như tượng đá. Lão gầy ốm, chiếc áo đen bận trên người bạc phếch. Tôi nổi tính tò mò, muốn biết lão già tìm kiếm cái gì trong ngôi nhà hoang này giữa đống rác rưởi bừa bộn kia.
Tôi rời chỗ nấp, bước thật nhẹ để khỏi gây tiếng động. Tôi luồn qua một khoảng tường vỡ nhẹ nhàng vào nhà, lão già vẫn không hay biết. Tôi gây một tiếng động nhỏ, lão già nghe ngóng nhưng vẫn không quay lại. Tôi tằng hắng, lão già chồm lên, quay phắt lại đôi mắt trợn trừng khiếp sợ. Lão há hốc mồm nhưng như á khẩu. Tôi tiến tới, mỉm cười:
- Xin lỗi, tôi làm bác giật mình.
Vẻ khiếp sợ vẫn hằn trên khuôn mặt già cỗi:
- Ông... Ông... là ai? Vào đây lúc nào?
Khuôn mặt lão dịu dần, lão thở phào vuốt ngực, bàn tay có những móng dài bẩn thỉu, khô khan như rễ cây:
- Ông làm tôi hết hồn, gặp ông hoài toàn trong những mửng này, có bữa tôi đứt mạch máu chết tốt.
Tôi cười dễ dãi:
- Tôi cũng gặp bác hoài à, tôi tưởng bác không nhận ra tôi chớ?
Lão già đứng dậy:
- Người lối xóm mà, mới cũ gì tôi đều biết hết trơn.
Tôi nói "vậy hả " rồi ngồi xuống cạnh lão thán mật gợi chuyện:
- Chắc bác ở đây lâu lắm rối?
Lão già nhìn ra sông, mặt nước sông buổi chiều óng ánh như tráng kim nhũ:
- Lâu lắm rồi, tôi không còn nhớ... à mà tôi sinh trưởng ở đây, lớn lên ở đây và rồi có lẽ cũng sẽ chết ở đây, như ông cha tôi vậy.
Giọng lão già trầm xuống, người lão tỉnh táo hơn bao giờ. Lão nói giọng lơ đãng:
- Nhà cửa trong xóm này mỗi ngày mọc lên một nhiều.
Lão giơ tay chỉ bao quát một vùng trước mặt:
- Ông biết không, ngày xưa nơi đây rậm rạp như rừng. ừ, đúng là rừng, những con rạch chạy ngang dọc khắp xóm. Dưới cù lao kia là bãi tắm voi, bên kia sông là bãi tắm ngựa, voi chiến, ngựa chiến. Vậy mà bây giờ...
Lão già bỏ lửng câu nói, đôi mắt lão nhìn xa xôi. Những ngón tay như rễ cây của lão tần ngần lồng vào nhau. Lão bẻ lóng tay kêu lắc cắc:
- Mấy giờ rồi ông?
Tôi không nhìn đồng hồ đeo tay, trả lời phỏng chừng:
- Độ sáu giờ, còn sớm mà.
Bỗng nhiên lão già hỏi:
- Ông ra đây làm gì?
Tôi chỉ ngược lại phía sau lưng:
- Nhà tôi mới mở cái cửa hậu, phía trước ồn ào quá nên tôi muốn ra phía sau yên tĩnh hơn.
- Hèn gì.
- Tôi muốn chiếm khu đất trống kia làm vườn để lâu lâu đêm sáng trăng ra ngồi nhậu đế.
Lão già bỗng cười rung những sợi râu bạc ở cằm:
- Ông cũng biết nhậu?
- Tôi nhậu hoài.
Lão già nói "vậy hả" rồi tiếp tục về khu vườn:
- Ông gặp toàn mồ mả, phải không?
Tôi trả lời "đúng vậy " và nói không còn ý định làm vườn nữa. Giọng lão già tranh cãi:
- Không ăn thua gì, mình sống toàn trên xương cốt thiên hạ không. Ông tưởng cái nhà ông ở không có mả sao? Thiếu giống. Ngày xưa ở đây là một bãi chiến trường. ở đâu có hơi người là ma quỉ tự khắc đi hết.
Lão nhìn vào bức tường đổ nát của căn nhà hoang:
- Hồi trước căn nhà này có một gia đình hai vợ chồng và một đứa con trai nhỏ. Hai vợ chống không phải người xóm này, họ ở đâu đến mua đất làm nhà ở đây Người vợ trẻ và đẹp. Khi Tây càn quét vào đây cả gia đình bị bắt. Đứa bé bị chúng đập đầu vào mả đá kia tan sọ rối xé tan xác. Người chồng bị trói ném nằm một xó, chị vợ bị đến mười lăm thằng Tây vừa đen vừa trắng hãm hiếp trước mặt chồng...
Đôi mắt lão già ánh lên nét kinh hoàng:
- Tôi còn nhớ như in mà, tôi nằm dưới đường mương kia, bên trên có lá bao phủ. Tôi nghe rõ tiếng rên la của người vợ, tiếng chửi bới của người chồng, tiếng cười man rợ của tụi mọi đen trắng. Cuối cùng cả hai vợ chồng bị chúng giết nốt. Tôi nghe rõ cả tiếng rú thất thanh của họ. Khi chúng đi khỏi, tôi mò lên, thật khiếp đảm ông ạ.
Lão già chỉ ngay chỗ tôi đang ngồi:
- Người vợ nằm chết ở đây, một nhát lưỡi lê rạch suốt từ âm hộ lên tới ức, ruột gan lòi ra cả đống, hai vú bị cắt ném ra góc nhà, máu lênh láng. Còn người chồng nằm chết gục ở kia, hai mắt bị khoét, cổ họng bị đâm nát bấy, khắp người bị băm ra, con cu cũng chẳng còn nguyên vẹn.
Tôi chặc chặc lưỡi, nói khiếp thế, dã man quá. Lão già nhìn ra một bụi rậm phía trước mặt:
- Tôi thương tình đào hố chôn họ ở bụi rậm đó, cả xác của đứa nhỏ nữa. Từ đó căn nhà này bỏ hoang, không ai dám đến ở vì có ma, nhiều người nói ban đêm họ thấy nhà này vẫn sáng đèn. Người chồng mặc bộ bà ba trắng đọc báo, người vợ ngồi cạnh may vá còn đứa con nhỏ lê la dưới đất. Cảnh tượng hệt như khi họ còn sống.
Tôi thấy rợn khắp người, lão kể thản nhiên, bình tĩnh và chân thật:
- Căn nhà này bỏ hoang suốt từ đó đến nay, dễ thường gần hai chục năm, lâu lâu nhà chùa dùng một lần.
- Nhà chùa dùng làm gì vậy?
Bỗng nhiên lão già nhìn tôi hỏi:
- Đêm qua ông có nghe tiếng tụng kinh gõ mõ không?
- Có họ tụng kinh suốt đêm.
- Họ tụng kinh ở đây! Không phải ở trong chùa sao?
- Không, họ tụng kinh siêu độ cho một xác chết mang tới đây trước khi nhập quan, tụng kinh luôn cho những linh hồn uổng tử quanh đây.
Tôi thấy rợn tóc gáy:
- Ghê quá nhỉ, hồi đêm tôi nghe thấy họ tụng kinh hoài, tôi cứ ngỡ trong chùa cúng.
Lão già vẫn ngồi thản nhiên, tư lự nhìn ra khúc sông và bầu trời sẫm màu dần. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao lão già vào bới đống rác, có lẽ lão muốn tìm đồ cúng kiễng bỏ lại. Tôi chỉ đoán vậy thôi chớ không hỏi, tôi tránh làm lão phật ý.
Lão già đứng dậy, ngáp, vươn vai, nói:
- Gần tối rồi đó.
Tôi đề nghị mời lão ra đầu xóm nhậu. Lão cười, nhe hàm răng khấp khểnh chiếc còn chiếc mất: "Số dách! " Bóng tối phủ nhờ nhờ khuôn mặt lão làm những vết nhăn trên trán thêm sâu. Khi đi qua khu đất hoang, lão nói:
- Hồi cách mạng ở đây Việt Minh giết biết bao nhiêu người. Đêm đến họ đưa tội nhân ra ruộng bắc loa tuyên án rồi chém đầu. Chính tôi cũng bị giết hụt nữa.
Tới cửa tôi giữ lão lại, hỏi:
- Tại sao bác không bị chúng giết?
Lão cười hì hì:
- Mấy tướng tự vệ bắt nhầm tôi. Chúng đi bắt thằng Việt gian Nguyễn Văn Khôn nào đó, nhè tôi tên Nguyễn Văn Khuâng, khi nghe đọc bản án thấy không phải tên mình tôi mừng hũm, tôi la chói lói kêu oan, chúng tính giết đại cho xong, may nhờ có thằng biết mặt tôi xin cho chớ không bây giờ tôi thành đất rồi. Mẹ, mạng người hồi đó rẻ như bèo, chúng muốn giết ai là giết hà. Tôi còn nhớ như in đêm hôm đó, tôi sợ đến đái ỉa ra quần. Nghĩ đến con dao mã tấu cùn tôi còn rợn ở ót. Có người chúng chém đến cả chục nhát không đứt đầu. Đêm đến người trong xóm nghe tiếng loa đều nằm im không dám cựa, sau đó nghe tiếng thét hãi hùng của từng nạn nhân, tiếng chửi rủa. Ông biết họ chửi ra sao không?
Tôi lắc đầu. Lão già nhăn mặt, đôi mắt kinh hoàng:
- Đ M quân cướp cạn, mày chém tao một nhát cho chết đi. Trời ơi là trời Tiếng chửi rủa của cả chục người chớ không ít, dai dẳng cả tiếng đồng hồ. Ngày hôm sau dân ra xem, nhiều người chưa đứt hẳn đầu. Khiếp quá ông ơi? Rồi đến chính phủ Nam Kỳ Quốc, bọn tay chân chúng nó trả thù mới rùng rợn, cỡ Bắc kỳ như ông, chúng trùm bao bố đập đầu chết như đập đầu cá lóc
Trời tối dần.Tôi mời lão vào nhà. Lão đứng lại trước hai cái mả đá, nói:
- Tôi biết hai cái mả này mà.
Tôi mời lão điếu thuốc lá. Tôi nói:
- Chắc mả ông tướng nào hồi xưa.
Lão già hỏi một câu bất chợt ngoài câu chuyện:
- Mình có đi nhậu không?
- Đi chớ, chờ tôi khóa cửa.
Tôi và lão già ra ngoài. Trời tối hẳn, gió mát hây hây.
Những đứa trẻ đang chơi, ngưng đùa nghịch. Chúng nhìn tôi, nhìn lão già. Chúng lên tiếng trêu chọc lão. Lão dừng lại nạt nộ, lũ trẻ càng cười dữ. Tôi ghét cay đắng lũ trẻ trong xóm. Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn phải cười với chúng, xoa đầu chúng, đôi khi phải cho tiền để chúng khỏi phá phách. Tôi dừng lại rút mười đồng đưa cho thằng lớn nhất bọn:
- Nè, cho tụi bay, chia nhau.
Quả nhiên chúng buông tha chúng tôi. Chúng bu lấy đứa cầm tiền. Lão già vừa đi vừa nói:
- Con nít ở đây mất dậy quá trời!
Khi đi đến lòng hẻm sâu, hai bên tre mọc cao, một đứa con gái đi ngược chiều lại. Đứa con gái lai, có đôi chân dài, đôi mắt màu hạt dẻ và chiếc mũi cao. Nàng đứng lại, lão già cũng đứng lại.
Đứa con gái lên tiếng:.
- Tía đi đâu đó?
Lão chỉ tôi:
- Ông này mời tao đi nhậu, sao hôm nay mày về sớm vậy?
- Hết việc tía à.
Lão chỉ nàng giới thiệu:
- Con gái tui đó, hai cha con tui sống với nhau.
Đứa con gái nhìn tôi cười, hàm răng đều trắng bóng. Bóng tối loáng thoáng trên mặt nàng. Tôi nhìn nàng rồi nhìn lão già xấu xí. Nhan sắc nàng lồ lộ không có một nét nào giống lão. Nàng khoảng mười bảy mười tám tuổi. Và tôi chợt hiểu.
Tôi nói cho đỡ trống trải:
- Tôi gặp con gái bác đi trong xóm này luôn. Lão nói "vậy hả? Thiệt duyên kỳ ngộ". Lão kéo tay tôi đi, ngoái cổ lại dặn con gái:
- Lát để cửa tao "dĩa" nghe Đầm.
Nàng khẽ cúi chào tôi.
Khi nàng đi khỏi, lão già nói:
- Con nhỏ ngộ há ông, nó chưa chịu lấy chồng, nó thương tui lắm, nó không muốn lấy chồng xa. Lão quay lại nhìn tôi, cười một cách vô cớ:
- Tôi cũng ưng gả chồng làm ăn đàng hoàng cho nó.
Lão đi cạnh tôi, im lặng một lát. Lão nói:
- Sao ông chưa chịu lấy vợ?
Tôi nói:
- Tôi chưa ưng ai.
Lão nói:
- Ông kén quá!
Tôi im lặng cho tới khi bước chân vào quán nhậu chú Lì. Trời đã tối hẳn.
ậ
Lão già khà một tiếng sau khi nốc cạn ly đế. Lão dằn mạnh cái ly xuống bàn gây một tiếng động nhỏ:
- Ngày xưa, khi loạn quân Lê Văn Khôi nổi dậy, chống lại quân triều đình ở vùng Gia định này, chính ông cố nội tôi là lính của ngài. Thành Gia Định bấy giờ rộng lớn lắm, phải tính luôn cả Sài Gòn, Chợ Lớn bây giờ.
Lão già nhìn ra ngoài trời tối, chỉ tay một vòng:
- Tất cả vùng này là thành trì của ổng, quân triều đình phải dẹp mấy năm mới yên, nói ví thử ngài Lê Văn Khôi không chết sớm thì còn lâu quân triều đình mới thắng nổi. Ông cố nội tôi nói thế mà. Khi thắng trận, quân triều đình giết hại biết bao nhiêu là người dân vô tội, có đến năm trăm nghĩa sĩ tự sát chết theo thành. Mả ngụy chôn dài dài khắp Gia Định. Còn hai cái mả đá trong nhà ông, tôi biết, ông cố nội tôi có kể lại tới ngày nay tôi còn nhớ rành rọt, vì tôi có kể lại nhiều lần cho bà con lối xóm nghe chơi. Tôi tiếp đồ nhậu vào chén của lão, rớt thêm rượu:
- Bác biết rõ thiệt sao?
Men rượu làm lão sừng sừng, tiếng nói của lão trở nên lè nhè:
- Vậy ra "chú nghĩ tôi không biết gì ráo trọi? Thằng này ở đây lâu quá rồi mà, mấy thứ vặt đó mà không biết thì biết cái gì.
Tôi vỗ về lão:
- Tôi đâu có định nói thế, tôi chỉ là thứ sinh sau đẻ muộn...
- Khà khà chú em ăn nói đàng hoàng hết sức vậy đó tôi càng ưng gả con gái cho chú. E, bà con, chú này là thằng rể tương lai của tôi đó. Bảnh hôn, bà con?
Lão già cười rung cả chòm râu bạc. Những người trong xóm cũng cười theo, họ nhìn tôi.
- Con gái anh mà lấy được chồng chịu ăn nhậu như vậy là phước. Nhậu tỉnh chớ không nhậu say như anh.
Chú Lì vừa châm đế vào xị vừa nói đùa. Lão già vỗ tay đen đét vào đùi cười rầm rĩ:
- Không ngờ về già tôi sướng ta, số được nhờ con gái.
Bỗng nhiên lão nắm tay tôi:
- Con ơi con, con ở đâu tới đây để nên duyên chồng vợ trong cái xóm hẻo lánh này. Con xứng đáng lắm, con là dân Bắc kỳ phải không? Ngày xưa ngài Lê Văn Khôi cũng là dân Bắc Kỳ, ngài có cọng rau muống lòng thòng ở lỗ đít, con có không?
Mọi người cười cái rầm, tôi ngượng chín người. Cũng sừng sừng men rượu, tôi nói mạnh luôn:
- Con gái bác ở đâu lạc vào xóm này?
Nó là đồ nhập cảng ở bên Tây, một thằng lính Lê Dương nhập cảng vào vợ tao, vợ tao đẻ ra nó, nó lại là con tao. Đồ Tây "o-li-din" quí lắm chớ bộ. Vậy mà tao nuôi nó bằng giá sống đó. Hà, hà, duyên kỳ ngộ. Tao không đòi gì hết, vợ chồng mày chỉ cần cho tao mỗi ngày một bữa nhậu xoàng. Tao sẽ làm vườn cho mày, sửa nhà và trông con cho mày. Vậy thôi. Tôi nói dút dạt vậy đó, có bà con đây làm chứng.
- Nhưng con gái bác không ưng tôi thì sao?
- Ưng, ưng liền, nó chịu mày hết sức vậy đó, nó có nói với tao.
Tôi hoang mang:
- Nói với bác hồi nào vậy?
- Nó nói mày là người đàng hoàng, dân thầy chú. Nó mới nói với tao mấy hôm rày.
- Vậy đâu đã chắc cô ấy ưng?
- Ưng là cái chắc, tao rành đời mà mày, nghe nó nói cái, tao hiểu liền, tao biết nó để ý đến mày, tại sao nó không nói gì đến những thằng khác trong xóm. Nhưng con gái nó đâu có nói ra miệng, tâm lý mà mày. Mày khù khờ vậy thì biết bao giờ mới có vợ. Tao cho mày ba ngày o nó. Nó xinh đẹp vậy mà chưa xứng với mày sao, hay mày khi bố con tao nghèo?
Tôi xuống giọng an ủi lão:
- Đâu có chuyện đó, tôi cũng biết điều mà bác, chỉ bởi tại tôi khù khờ.
Lão cười khà khà khoái chí tử. Lão uống rượu tràn cung mây.
Những người nhậu lai rai ra về, tôi và lão già vẫn ngồi uống. Lão nói huyên thuyên từ chuyện nọ sang chuyện kia. Lão trở lại chuyện ngôi mộ đá trong nhà tôi:
- Một đêm kia, hổ tướng Phan Nhà của ngài Lê Văn Khôi đang ngồi uống rượu ngắm trăng với phu nhân thì quân vô báo có bọn quân binh triều đình tới khiêu chiến dưới thành. Tướng quân Phan Nhà nổi giận, bóp nát ly rượu trợn mắt quát:"Cha chả là tức, đêm hôm khuya khoắt bọn gà chết còn muốn đánh nhau, vậy để ta ra xách vài cái đầu về cắt tai nhậu chơi". Nói xong, tướng quân xách đao nhẩy lên ngựa không thèm mặc giáp trụ. Ngài không quên dặn phu nhân hâm rượu nóng chờ ngài về cùng vui. Đơn thương độc mã ngài phóng như bay ra trận tiền. Quân trên thành giục trống trợ oai hùm. Qua giờ tí, ngài phóng ngựa trở vào thành, trên cồ ngựa treo lủng lẳng đầu lâu, trong đó có cả đầu tướng địch. Ngài vừa cười ha hả vừa phóng ngựa như bay. Khi phu nhân nhận thấy chồng về thì tất tả ra đón. Ngài ngồi trên ngựa ngửa mặt nhìn trăng cười ha hả, ném đầu quân địch xuống cho ba quân xem. Dứt hồi cười, ngài té nhào xuống ngựa. Lúc đó mọi người mới nhận ra ở lưng ngài ghim một mũi tên, máu chảy ướt đầm chiến bào. Ngài nhìn quân tướng xung quanh mím môi trợn mắt nói: "Ta buồn vì không bị địch giết mà bị chính quân nhà, trong bọn ngươi có kẻ bội phản, tiếc cho chí lớn của ngài Lê Văn Khôi, ôi mộng bá vương..." Đôi mắt ngài dịu lại khi nhìn thấy phu nhân, phu nhân khóc nức nở. Tướng quân Phan Nhà buồn bã:"Phu nhân ơi, ở lại ta đi, mộng lớn của ta đến đây là dứt". Nói rồi ngài nhắm mắt, hơi rượu vẫn chưa hả.
Lão già khà tuôn miệng, lão chóp chép. Tôi hỏi:
- Sao bác biết chuyện đó?
- Ông cố nội tao phục vụ dưới trướng ngài, chính ông chứng kiến. Tao nghe chuyện này đến thuộc lòng. Thiệt là một dũng tướng có một không hai.
Lão hớp thêm ly rượu nữa:
- Sau khi chôn cất xong, phu nhân thương nhớ chồng cũng tự tử chết theo, vẹn tình vẹn nghĩa. Khi đó ngài Lê Văn Khôi còn sống, chôn cất hai người cạnh nhau để sống làm chim liền cánh, chết làm cây liền cành. Đó chính là hai ngôi mả đá trong nhà mày hiện nay.
Tôi thắc mắc:
- Nếu tôi không lầm thì sau khi thành Gia Định bị phá, quân binh đến nhân dân trong thành đều bị tàn sát, đến độ mả ông Lê Văn Duyệt, bố nuôi của Lê Văn Khôi cũng bị khai quật trị tội thì ông cố nội của bác làm sao sống được để kể lại chuyện này.
Lão già đặt ly rượu xuống bàn:
- Một ổ kiến ai có thể giết được hết không bỏ sót con kiến nào, ông cố nội tao sống sót như con kiến, trốn chui trốn nhủi ở vùng này, riết thành quê hương luôn.
Tôi gật đầu nói "có lý, có lý". Đêm khuya dần. Trăng sáng vằng vặc ngoài nghĩa địa. Những cây thập tự giá trắng toát dưới ánh trăng bạc. Tôi và lão dìu nhau về. Trên con đường gập ghềnh lão lè nhè hát: Như chim liền cánh, như cây liền cành... Tới một khúc quanh bỗng nhiên lão hỏi tôi:
- Mày nghĩ sao lại mua nhà tuất tận trong xóm này?
Tôi nhìn con đường gập ghềnh thấp thoáng bóng trăng:
- Tôi nghe nói ít lâu nữa chính phủ sẽ phóng một con đường qua xóm này, đâm ngang từ đường Chi Lăng sang Tân Định, căn nhà của tôi sẽ có giá trị vì ở ngay cạnh lộ.
- Thiệt vậy sao?
- Thiệt mà.
- Con đường chúng ta đang đi đây xưa là đường của voi chiến đi tắm, vòi đi riết thành đường cho người
Lão già đưa mắt nhìn khắp vùng:
- Đâu có ai ngờ xưa kia nơi đây từng là bãi chiến trường, sông máu núi xương, nơi đây vợ con tao đã chết, bao nhiêu người đã chết. Ngày xưa loạn quân Lê Văn Khôi... Hai chục năm trước là bưng biền của Việt Minh, ma quỉ đã hoành hành ở đây...Tao biết nhiều quá bao nhiêu là biến cố, bao nhiêu là thay đổi... Đọ, đọ tao lại nghe thấy tiếng loa rồi... Tao không muốn chúng trở lại đây, mày thấy đó, hết đất chôn rồi.. Tao cũng cần một nấm mồ...
Lão già lắc đầu liền liền, giọng lão trở nên hổn hển và nét mặt kinh hoàng:
- Tao cứ uống rượu vào là nghe thấy tiếng loa, kỳ quái thiệt.
Lão già từ giã tôi, lão đi xuống con dốc, ở đó thưa thớt cây cối. Tôi nhìn theo, bóng lão mờ dần dưới ánh trăng bạc. Tiếng nói của lão văng vẳng từ miệt ruộng cạnh bờ sông vọng lên: "Tên Việt gian Nguyễn Văn Khôn là kẻ đại gian đại ác, để xây dựng cách mạng, nhân dân tuyên án chặt đầu kẻ phản bội". Từ hai mươi năm nay, tiếng loa cứ sống mãi trong đẩu lão già hằng đêm.
Tôi chợt liên tưởng đến những nhát mã tấu chém xuống, những tiếng thét hãi hùng. Sáng ngày hôm sau người ta nhìn thấy những cái đầu chưa lìa khỏi cổ. Bất chợt tôi đưa tay sờ cổ và rùng mình. Tóc gáy tôi dựng đứng. Con đường sáng bạc ánh trăng mù mù sương đêm. Bóng lão già kỳ quái đã mất tăm. Đêm chuyển mình trong tiếng đại bác từ phương xa vọng về. Rượu ngấm. Tôi hoa mắt ôm đầu chệnh choạng trở về Tôi nghe như có tiếng sắt thép khua động đâu đây, tiếng mã tấu xé gió vụt xuống. Tiếng thét hãi hùng. Tôi lao đao gục ngã dưới chân dốc. Tôi mơ hồ cảm thấy móng tay mình cào xuống đất lạnh.
11-1965
1.
Mưa bụi từ trời cao rắc xuống.
Tôi khoác chiếc áo mưa trắng, đầu để trần, bụi nước mưa làm mát mặt.
Ngõ hẻm sâu hun hút, tối đen, không lẽ điện lại tắt suốt đêm nay. Không lẽ một cột điện Danhim nào lại bị phá hoại? Tổ cha quân phá hoại, tôi chửi thầm. Tôi đang về nhà, mò mẫm trong đêm hôm khuya khoắt. Thuốc lá không còn một điếu, tôi vò nát bao không ném ở đầu hẻm. Tôi thèm một hơi khói. Nếu có thể thì một điếu thuốc lào cũng đủ say đê mê. Chỉ còn một quãng ngắn nữa tôi về đến nhà, sẽ được hưởng thú vị đó
Đường đất gập ghềnh trơn trượt, tối thui, thỉnh thoảng tôi lại bước lầm xuống một vũng nước. Tôi chửi thề. Gã phu xích lô đạp nhất định không chịu đưa tôi vào ngõ hẻm:
- Thầy hiểu cho, tôi không thể vô trỏng.
- Tại sao?
Đường tối khó đi, vả lại nguy hiểm cho tôi.
- Ai làm gì anh mà nguy hiểm?
- Bộ thầy không thấy báo đăng du đãng lợi dụng đường tối cướp của giết người đó sao?
Tôi nhìn chiếc nón rúm ró trên đầu hắn, chiếc áo xanh rách xả vai, chiếc quần đùi để hở cả "của quí" ra yên xe.
- Anh còn có c.. c. gì nữa mà lột?
Hắn cười nhe hàm răng chiếc còn chiếc mất:
- Dạ còn chứ, thẻ căn cước bọc lát tích và năm chục bạc lẻ. Du đãng hồi này trốn lính nên ưa làm ẩu, mười đồng nó cũng lột đó thầy. Thẻ căn cước thì nó lột hình liệng đi dán hình nó vô, ba chớp ba nháng xài tạm được rồi.
Tôi phải lần mò đi vào một mình.
Có thể lắm chứ, anh xích lô nói có lý, một vài tên du đãng đói nào đó đang rình mò quanh đâu đây. Nó sẽ bước ra chặn lối, trong tay có một lưỡi lê nhọn hoắt, dí vào bụng tôi:
- Người anh em, qua là du đãng đây, lột cho qua mượn tạm chiếc đồng hồ, hà, có tiền hôn? Tết, tốt, cám ơn, thôi yên trí về nhà nghe.
Nghĩ đến điều đó, tôi vừa tức vừa sợ. Tôi thọc tay vào túi quần tìm bật lửa Zippo cầm tay. Tôi hoạch định ngay một đòn giang hồ chống cự trả miếng. Tưởng tượng ra tôi là một tay cự phách, đánh chúng bò lê bò càng. Nhưng đó chỉ là tưởng tượng
Đường vẫn vắng tanh vắng ngắt. Tôi không mong gặp du đãng để thử lửa, có thể gặp trục trặc trong khi thi hành kế hoạch chớ. Nếu bọn du đãng có súng đứng xa tôi khạc bậy một viên vào bụng. Chính tôi là kẻ nằm xuống.
Tôi bước hụt xuống một vũng nước suýt ngã. Màn mưa và bóng tối làm nổi bật những cây thập tự giá ở nghĩa địa ngay sát đường, những cây thập tự giá quét vôi trắng. Cỏ ở đó mọc cao che gần kín những ngôi mả xây, chỉ còn những cây thập tự vươn cao, như những oan hồn mặc áo liệm trắng đứng dang tay. Tiếng gió buồn trong cỏ sắc cùng với tiếng mưa rơi tạo thành thứ âm thanh rì rào, tiếng côn trùng hòa nhịp buồn bã.
Tôi bước thấp bước cao, nước bắn tung toé làm ướt cả vớ trong giầy. Tôi chửi thầm luôn miệng. Tôi tránh nhìn ra nghĩa địa, nhưng tầm mắt tôi không thể quá thu hẹp. Tôi bỗng thấy rờn rợn sau gáy.
- Gì đó?
Tôi quay phắt lại.
Chẳng có gì hết, cổ áo mưa lạnh chạm vào gáy tôi đó thôi. Thần hồn nát thần tính.
Tuy chẳng có gì nhưng tôi vẫn thấy rờn rợn. Phải, tôi đã nghe chuyện đó rồi.
Trong đêm mưa gió sụt sùi, bỗng nhiên có một người con gái mặc áo đen từ đâu đi lại. Nàng đẹp não nề, nàng khóc lóc và nói, rồi nàng nhấc chiếc đầu ra khỏi cổ xách lủng lẳng đi vào nghĩa địa, cái đầu vẫn than khóc. Ghê thấy mẹ, tôi rợn cả người. Tôi muốn chạy, nhưng tôi lại không chạy, hồn ma có thể đuổi theo như quỉ nhập tràng. Tôi tự nhủ không nghĩ đến chuyện đó nữa.
Tôi thở phào vì đã ra khỏi con đường trong vòng đai nghĩa địa. Tôi ngoặt vào một con đường nhỏ hơn, tối hơn, gồ ghề hơn.
Hai bên đường tre mọc kín, gió làm những thân tre cọ vào nhau nghe cót két, cọt kẹt. Gió thốc tháo trong lòng hẻm sâu.
Tôi nghe tiếng giầy mình đạp bình bịch trên nền đất Bên cạnh con đường nhỏ có một cái hào dài, chạy suốt nước từ trên cao đổ dồn xuống chảy ồ ồ. Tôi quen thuộc với con hào này nên không sợ sa xuống hào.
Tôi cẩn thận đi men theo bờ tre. Tôi nghe rõ hơn tiếng cót két. Nếu lúc này bỗng dưng có một thân tre ngã rạp xuống. Tôi không biết mình sẽ đứng lại hay bước qua. Nếu tôi bước qua, cây tre sẽ bật lên hất văng tôi lên cao như một cây pháo thăng thiên. Có chuyện đó được không? Tôi tự hỏi.
Một người lớn tuổi một lần ngồi ở quán chú Lì đã nói chuyện.
Cách đây gần hai chục năm, những đêm mưa dầm, người ta thường thấy lủng lẳng trên ngọn tre những chiếc đầu lâu còn nhỏ máu... Chúng há hốc miệng cười như nắc nẻ.
Tôi nghiến chặt răng, đừng nghĩ quẩn. Tôi mạnh dạn hơn, mắt nhìn thẳng. Chỉ có tiếng gió đấy thôi. Không, không phải tiếng gió. Tiếng người. Một câu hát, kéo dài như rên xiết:
- như chim li..ề..ề..n... cánh...như... cây... l..i..ê..ề n... c..à..à..nh..
Tôi đứng dừng lại, nấp bên cạnh một mô đất, nín thở, hồi hộp. Tiếng bước chân chệnh choạng của người nào đó bước gần lại phía tôi.
Miệng hắn vẫn líu lo hát, líu lo nồi lối như giọng phường tuồng:
- Có nghe chăng trăm vạn hồng binh rồi cũng trôi theo thời gian... Mộng bá vương... ha ha... Mộng bá vương còn trơ nơi cổ mộ... nực cười thay chuyện thế thái nhơn tình...
Người đàn ông đi tới, hắn chệnh choạng bước. Tôi thở phào, ra khỏi chỗ nấp. Màu áo mưa tôi khoác trắng lôm lốp.
Hắn đột nhiên đứng xửng lại. Hắn lùi, hai tay giơ lên trời, chới với:
- ối đừng, con lạy ngài.. ối! ối?
Hắn ngã tòm xuống hào nước. Bàn tay hắn cố gắng bíu lấy chỗ vịn trên bờ đất trơn, nước xoáy giằng co với thân thể hắn.
Tôi nhẩy đến, túm cồ áo hắn lôi lên, hắn không ngớt kêu oan:
- Lậy ngài... con có nói gì đâu.
- Không tôi đây mà, tôi là người.
Hắn co rút như con tôm, mặt giấu vào hai cánh tay:
- Con có nói bậy đâu, lạy ngài?
Tôi bật sáng hộp quẹt, ánh lửa bập bùng, hắn từ từ buông tay, một khuôn mặt già, nhăn nheo, đôi mắt lờ đờ có những tia máu đỏ. Hắn mở to mắt nhìn ngọn lửa, uể oải đứng dậy. Hắn nhìn tôi không nói.
Tôi đậy nắp hộp quẹt, lửa tắt.
Từ hơi thở lão già bốc ra mùi rượu nồng nặc.
Lão lại ề à:
- Như chim l..i..ê...ền...cánh... nhức..ô..y.. l..i..ề..ri cành...
Lão tập tễnh đi, cách tôi chừng ba bước, dừng lại có vẻ nghe ngóng. Đột nhiên quay lại phía tôi, lão đưa tay che miệng thì thào:
- Này, mày có nghe thấy gì không?
Tôi lắng nghe, lắc đầu:
- Có gì đâu?
- Có, tiếng loa!
Tôi lắng tai nghe lại, lắc đầu nữa:
- Chẳng có gì hết, tôi không thấy gì.
Đồ điếc rõ ràng có tiếng loa. Tiếng loa nói như vầy tên Việt gian Nguyễn Văn Khôn là kẻ đại gian đại ác. Để xây dựng cách mạng, nhân dân tuyên án chặt đầu kẻ phản bội dân tộc... Nghe thấy không, ở ngay dưới ruộng kia..
Tôi lắc đầu, nắm bả vai lão, đẩy đi:
- Thôi bác về đi, khuya rồi.
Lão đứng trầm ngâm, nói với vát:
- Đêm nào cũng vậy, tao nghe thấy hoài, từ hai mươi năm nay chúng nói hoài câu đó.
Nói xong lão bỏ đi. Lão bị ám ảnh vì một chuyện gì đó. Lão lại nghêu ngao hát. Tôi đứng ngẩn ngơ một lát. Tôi thở phào cũng quay lưng đi, thầm nghĩ bằng tiếng thở ra: Ôi dào, bợm nhậu hơi sức đâu...
Mưa nặng hạt dần. Ngõ hẻm tối đen, gió thổi ào ạt làm cây cối la đà. Đâu đó có tiếng chó tru...
ậ
Tiếng cầu kinh, tiếng mưa rơi rỉ rả. Ngần ấy âm thanh hòa hợp nhau nhịp nhàng buồn nản. Hình như có nhiều ông sư cùng xướng lên một lượt. âm thanh đó từ phía sau nhà tôi vọng lên.
Tôi nằm yên, đêm tối đen. Tôi đoán ngôi chùa phía sau nhà chắc có mở một đàn chay nào đó. Tôi liền hình dung ra những vị sư mặc áo vàng, nối đuôi nhau vừa đi vừa niệm Phật. Người đi đầu cầm cái thanh la nhịp nhàng gõ, người thứ hai điểm nhịp bằng tiếng mõ. Họ cứ nối nhau đi quanh như thế suốt đêm, dưới ánh hồng lạp âm u từ chánh điện rọi xuống. Bóng họ khi chập vào nhau, khi dang xa, phóng lớn rồi loãng như sương. Họ cứ đi vòng tròn, đi mãi đi mãi, nhẫn nại, thống khổ, miệng xướng lên thứ ầm thanh trầm, buồn nản. Đôi mắt luôn luôn nhìn xuống những ngón chân trần. Cho tới khi trời tang tảng, những ngọn hồng lạp trên chánh điện tàn lụi dần. Tiếng cầu kinh suốt đêm đó lâu lâu tôi lại nghe thấy một lần. Những lần trước tôi dễ ngủ, âm thanh như lời ru bất tận, kéo mí mắt tôi nặng trĩu xụp xuống. Khi tôi bừng mở mắt ra, trời sáng, tiếng cầu kinh tắt. Nhưng đêm nay, tiếng cầu kinh không ru tôi vào giấc ngủ, trái lại còn làm tôi nhức nhối.
Tôi giở mình, xoay tròn trên chiếc giường rộng thênh thang. Ly cà phê đen đặc ở quán đầu Phú Nhuận hồi tối làm tôi tỉnh táo kỳ lạ. Tôi mở mắt thao láo nhìn lên đình mùng, tôi quấn kín mền chỉ để hở đầu
Đêm mưa không khí se se lạnh. Tôi thấy lòng mình rộn rã, nghĩ bậy, ước ao bậy. Trong đầu ộc tôi lúc này lổn nhổn những hình ảnh khêu gợi, phía dưới thân thể tôi nóng rẩn rần, những thớ thịt tự động rung lên. Tôi ép khít hai đùi vào nhau lăn tới góc giường, ôm lấy cái gối kẹp vào đùi.
Tôi tự nhủ, tự trấn tĩnh mình không nghĩ đến nữa. Thật khó khăn, những hình ảnh khác chỉ mỏng manh như khói. Trời lạnh thế này nếu có một con nhỏ nằm bên cạnh? Phải, đúng con nhỏ đó, đôi chân thuôn dâi, mũi cao và đôi mắt màu hạt dẻ. Con nhỏ ở cuối xóm, nó như đầm lai. Thỉnh thoảng tôi gặp nó đi rong trong xóm. Ngực và mông nó ngồn ngộn dễ sợ.
Tôi nhắm nghiền mắt, tự xỉ vả mình. Đồ đốn, nghĩ tầm bậy hoài.
Tiếng tụng kinh im bặt, tôi mở bừng mắt nghe ngóng. Chỉ còn tiếng gió reo, tiếng mưa rơi rỉ rả. ý tưởng bậy bạ bỗng nhiên bị phân tán nhanh chóng. Phải chăng những nhà sư đã dừng lại, họ không còn đi vòng tròn? Những ngọn hồng lạp đã tàn lụi rồi chăng? Buổi chiều tôi đã leo lên nóc nhà ngắm nhìn tứ phía, xem xét địa thế.
Tôi mua căn nhà gần được một năm, nhưng chưa lần nào tôi đi sâu vào trong xóm. Tôi đứng trên cao nhìn xuống, buổi chiều thật đẹp, nắng quái chiếu qua lá cây những luồng sáng vàng chói lói. Thấp thoáng sau rặng tre những mái lá tỏa khói lam êm đềm. Ngay đằng sau nhà tôi là một ngôi chùa cổ. Tôi nhìn thấy chiếc sân gạch rộng vắng bóng người. Gần đó có một ngôi nhà lợp ngói âm dương, tường đất. Ngôi nhà ẩn sau hàng chuối rậm rạp. Tôi nghĩ đến việc mở một chiếc cửa hậu, tôi sẽ được khu đất hoang. Thuê người dọn cỏ, quây hàng rào, tôi sẽ có một khu vườn. Hàng xóm vẫn nói đất đai ở đây vô tội vạ ai chiếm lấy miếng nào được miếng đó Tôi dự định làm theo họ.
Những đêm trăng sáng, tôi bắc ghế ra ngồi ở vườn sau hút thuốc lá, uống cà phê, ngắm phong cảnh. Mình phải thực hiện điều đó bằng được, chắc cũng chẳng tốn kém bao nhiêu.
Bên cạnh nhà tôi có một ngôi mả cổ xây bằng đá ong đố sộ, ngôi mả kiên cố như một cái thành nhỏ bỏ hoang, rong rêu mọc đầy. Những ngày mưa, những con ốc sên to không biết từ đâu bò ra, bám đầy trên rêu xanh.
Lọt vào trong sân nhà tôi, một chiếc mả khác, cũng bằng đá ong nhưng nhỏ hơn. Những phiến đá ong lỗ chỗ bị thời gian làm lún sâu xuống đất, chỉ còn chừa lại bốn cái cọc hình búp sen nhô cao.
Tôi từng thắc mắc về lai lịch hai ngôi mả đó.
Một tên bạn giang hồ, một lần đến nhà tôi, nhìn thấy ngôi mả bỗng reo lên:
- Nhà này có một kho vàng, kho báu vật.
Tôi ngạc nhiên, hắn chỉ vào ngôi mả:
- ở dưới này, chỉ cần bỏ một ngày công đào sâu xuống năm thước đất. Một gia tài khổng lồ chôn theo người chết chứ không ít.
Đêm đó, hắn ngôi uống rượu với tôi ngay trên ngôi mộ cổ, hoạch định một chương trình đại qui mô. Rồi những đêm sau nữa. Viễn tượng đào vàng mỗi lúc một lớn dần trong đầu tôi. Chúng tôi tưởng tượng ra một cuộc sống nhàn hạ phong lưu trong những ngày sắp tới. Đêm đêm ngồi uống rượu dưới trăng phó mặc chuyện đời.
Nhưng chuyện đó không bao giờ thực hiện được, người anh em tôi bị chết mất xác trong một trận đánh lớn ở miền đông. Kho vàng vẫn còn đó, và tôi vẫn tin như vậy.
Câu chuyện đào vàng đành gác lại. Khi đi làm, mỗi lúc bực mình với chủ, tôi vẫn thầm đe: "Đồ khốn, mấy ngàn bạc của mày chưa to đâu, con ơi! Chưa biết ngày nào ông đấm b... vào, ông về nhà đào vàng xài mệt nghỉ".
Tôi miên man với ý nghĩ ấy cho tới khi tiếng cầu kinh buồn bã lại nổi lên. Mưa vẫn không ngớt, bóng tối mông lung, tôi thấy chóng mặt vì hình ảnh các ông sư đi vòng tròn trong đầu.
Tôi thấy ý nghĩ mình kỳ quái. Tại sao tôi cứ phải nghĩ là những ông sư đi vòng tròn mới cầu kinh được. Tại sao tôi không nghĩ họ ngồi kiết già. Nhưng ý nghĩ tiên khởi cứ bám chắc lấy đầu óc tôi như những con ốc ma bám trên rêu xanh ngôi cổ mộ. Tôi mệt mỏi thiếp đi, hình ảnh những ông sư áo vàng cầm thanh la, mõ, gõ nhịp đi vòng tròn lán quẩn trong đầu tôi suốt giấc ngủ mệt mỏi.
ậ
Khi tôi ra đi, người thợ hồ nói với tôi:
- Được thầy cứ yên tâm, chiều nay thầy về tới nhà là có cửa sau rồi.
Tôi còn dặn với, nửa đùa nửa thật:
- Anh phải làm cho xong, nội trong chiều nay, tôi về mà không có cửa là không yên với tôi đâu.
Anh thợ hồ cười nhe cả hàm lợi xám:
- Mà làm chi gấp vậy thầy?
Tôi nói không cần suy nghĩ:
- Hôm nay ngày rằm, tôi muốn mở cửa này để ngắm trăng.
- Chỉ có vậy thôi sao?
- Vậy thôi
Buổi chiều năm giờ tôi đã vội ra về. Chiếc cửa ra vào và cửa sổ đã hoàn tất. Tôi xoa hai tay khoan khoái Tôi mở rộng cánh cửa sổ, gió lùa vào mát lồng lộng Tôi mở tiếp cánh cửa ra vào. Khu đất hoang hiện ra trước mắt. Buổi chiều thật đẹp, thật êm đềm trên những mái tranh tỏa khói lam.
ánh nắng chiếu lung linh trên lá cây như bụi kim nhũ, gió làm lay động lá cây la đà. Mặt trời xuống thấp làm mặt nước sông xa ánh vàng. Ngôi chùa vẫn vắng vẻ quạnh hiu, chiếc sân gạch Tầu rộng vắng bóng người.
Tôi bước ra hắn ngoài cửa, gai cỏ chắn lối đi. Tôi cúi xuống vạch cỏ tìm chỗ đặt chân. Cỏ sắc xước vào da thịt tôi rát, xót. Không chừng còn cả rắn rết đang rình núp đâu đây.
Lối đi gập ghềnh, chắc chắn từ bao nhiêu năm nay không có ai đặt chân đến chỗ này. Một cái vấp đau điếng, tôi mất đà ngã trên cỏ. Những con kiến to bằng đầu đũa từ trên lá cây rụng xuống người tôi. Một vài con luồn nhanh vào cổ áo chạy lung tung trong ngực. Tôi dí tay đè nát chúng sau lần vải.
Khi ngồi dậy, tôi nhìn thấy một phiến đá xô nghiêng. Chính nó làm tôi vấp ngã, ngón chân cái đau điếng. Tôi vạch cỏ, phiến đá được đẽo gọt vuông vức, trồi một nửa lên mặt đất. Những hàng chữ khắc trên đá đã mòn nhưng còn đọc được. Một tấm bia. Tôi ghé sát đọc: Trần thị Nhan Sắc, sinh năm 1930, chết 1948.
Tôi đứng dậy, nghĩ bụng trong khu đất hoang này hẳn còn nhiều mồ mả khác. Tôi vén cỏ tìm tòi, khoảng nửa giờ sau tôi tìm thấy gần một chục ngôi mả. Ngót chục ngôi mả trong một khoảnh đất không tới năm mươi thước vuông. Toàn những người chết trẻ. Họ chết trong những năm 45, 48. Tôi đang đứng trên hài cốt họ, có những ngôi mộ không còn nấm.
Buổi chiều đang tàn, mặt trời chìm dưới lòng sông, tôi nghĩ thế, nó lặn xuống nằm ngủ yên lòng đáy nước mát mẻ sau một ngày vã mồ hôi. Tôi vẫn thường có những phút mơ mộng như trẻ thơ. Tôi đứng thẳng người, vươn vai. Tiếng những lóng xương sống kêu lắc cắc. Bầu trời sẫm màu dần, gió khua nhẹ lá cây rì rào, ánh nắng còn thoi thóp.
Tôi nhìn ra căn nhà sau rặng chuối, căn nhà vắng vẻ, hình như những người ở đó đều sống âm thầm. Tôi vạch lá tìm một lối đi nhỏ. Tôi nhìn thấy một khung cửa sổ trấn song gỗ. Tôi vượt qua một rãnh nước đen ngòm, tới sát tường nhìn qua cửa. Căn nhà hoang, tường đất xiêu vẹo, có chỗ tường lở nhìn xuyên được ra sông. Trên nền nhà bằng đất bừa bãi rác rưởi, những mảnh vải trắng, đèn cầy, vài cánh hoa héo. Hình như tất cả những rác rưởi đó còn mới, ai mới liệng ra vung vãi bồi đêm rồi. Căn nhà bao phủ không khí lạnh lẽo âm u. Tôi phân vân, không có ai ở đây sao? Tôi nhíu mày, lắng nghe.
Có tiếng chân ai đó đang lạo xạo bước trên lá cây âm thanh đô không phải từ phía sau lưng tôi mà từ phía bên kia căn nhà, nơi mặt tiền nhìn ra sông. Rồi, một bóng người hiện ra, một lão già, chính lão già say rượu tôi gặp đêm rồi ngoài ngõ. Lão đứng nghiêng ngó vào nhà. Khuôn mặt lão tối, tôi chỉ nhìn thấy đôi mắt, mái tóc và những sợi râu bạc. Tôi đứng sát tường xem lão làm gì.
Lão nhìn đống rác, đi thẳng vào nhà, đá tung rác rưởi. Đột nhiên lão bật ra một câu chửi thề:
- Đ M. hết trơn hà!
Có vẻ thất vọng, lão ra cửa, ngồi xuống thềm, quay lưng lại phía tôi, mặt hướng ra sông. Lão lẩm bẩm nói, giọng than vãn:
- Mới lai rai ba sợi hồi trưa mà ngủ dữ, nếu biết sớm đâu đến đỗi.
Lão nói xong, im lặng thật lâu. Lão ngồi như tượng đá. Lão gầy ốm, chiếc áo đen bận trên người bạc phếch. Tôi nổi tính tò mò, muốn biết lão già tìm kiếm cái gì trong ngôi nhà hoang này giữa đống rác rưởi bừa bộn kia.
Tôi rời chỗ nấp, bước thật nhẹ để khỏi gây tiếng động. Tôi luồn qua một khoảng tường vỡ nhẹ nhàng vào nhà, lão già vẫn không hay biết. Tôi gây một tiếng động nhỏ, lão già nghe ngóng nhưng vẫn không quay lại. Tôi tằng hắng, lão già chồm lên, quay phắt lại đôi mắt trợn trừng khiếp sợ. Lão há hốc mồm nhưng như á khẩu. Tôi tiến tới, mỉm cười:
- Xin lỗi, tôi làm bác giật mình.
Vẻ khiếp sợ vẫn hằn trên khuôn mặt già cỗi:
- Ông... Ông... là ai? Vào đây lúc nào?
Khuôn mặt lão dịu dần, lão thở phào vuốt ngực, bàn tay có những móng dài bẩn thỉu, khô khan như rễ cây:
- Ông làm tôi hết hồn, gặp ông hoài toàn trong những mửng này, có bữa tôi đứt mạch máu chết tốt.
Tôi cười dễ dãi:
- Tôi cũng gặp bác hoài à, tôi tưởng bác không nhận ra tôi chớ?
Lão già đứng dậy:
- Người lối xóm mà, mới cũ gì tôi đều biết hết trơn.
Tôi nói "vậy hả " rồi ngồi xuống cạnh lão thán mật gợi chuyện:
- Chắc bác ở đây lâu lắm rối?
Lão già nhìn ra sông, mặt nước sông buổi chiều óng ánh như tráng kim nhũ:
- Lâu lắm rồi, tôi không còn nhớ... à mà tôi sinh trưởng ở đây, lớn lên ở đây và rồi có lẽ cũng sẽ chết ở đây, như ông cha tôi vậy.
Giọng lão già trầm xuống, người lão tỉnh táo hơn bao giờ. Lão nói giọng lơ đãng:
- Nhà cửa trong xóm này mỗi ngày mọc lên một nhiều.
Lão giơ tay chỉ bao quát một vùng trước mặt:
- Ông biết không, ngày xưa nơi đây rậm rạp như rừng. ừ, đúng là rừng, những con rạch chạy ngang dọc khắp xóm. Dưới cù lao kia là bãi tắm voi, bên kia sông là bãi tắm ngựa, voi chiến, ngựa chiến. Vậy mà bây giờ...
Lão già bỏ lửng câu nói, đôi mắt lão nhìn xa xôi. Những ngón tay như rễ cây của lão tần ngần lồng vào nhau. Lão bẻ lóng tay kêu lắc cắc:
- Mấy giờ rồi ông?
Tôi không nhìn đồng hồ đeo tay, trả lời phỏng chừng:
- Độ sáu giờ, còn sớm mà.
Bỗng nhiên lão già hỏi:
- Ông ra đây làm gì?
Tôi chỉ ngược lại phía sau lưng:
- Nhà tôi mới mở cái cửa hậu, phía trước ồn ào quá nên tôi muốn ra phía sau yên tĩnh hơn.
- Hèn gì.
- Tôi muốn chiếm khu đất trống kia làm vườn để lâu lâu đêm sáng trăng ra ngồi nhậu đế.
Lão già bỗng cười rung những sợi râu bạc ở cằm:
- Ông cũng biết nhậu?
- Tôi nhậu hoài.
Lão già nói "vậy hả" rồi tiếp tục về khu vườn:
- Ông gặp toàn mồ mả, phải không?
Tôi trả lời "đúng vậy " và nói không còn ý định làm vườn nữa. Giọng lão già tranh cãi:
- Không ăn thua gì, mình sống toàn trên xương cốt thiên hạ không. Ông tưởng cái nhà ông ở không có mả sao? Thiếu giống. Ngày xưa ở đây là một bãi chiến trường. ở đâu có hơi người là ma quỉ tự khắc đi hết.
Lão nhìn vào bức tường đổ nát của căn nhà hoang:
- Hồi trước căn nhà này có một gia đình hai vợ chồng và một đứa con trai nhỏ. Hai vợ chống không phải người xóm này, họ ở đâu đến mua đất làm nhà ở đây Người vợ trẻ và đẹp. Khi Tây càn quét vào đây cả gia đình bị bắt. Đứa bé bị chúng đập đầu vào mả đá kia tan sọ rối xé tan xác. Người chồng bị trói ném nằm một xó, chị vợ bị đến mười lăm thằng Tây vừa đen vừa trắng hãm hiếp trước mặt chồng...
Đôi mắt lão già ánh lên nét kinh hoàng:
- Tôi còn nhớ như in mà, tôi nằm dưới đường mương kia, bên trên có lá bao phủ. Tôi nghe rõ tiếng rên la của người vợ, tiếng chửi bới của người chồng, tiếng cười man rợ của tụi mọi đen trắng. Cuối cùng cả hai vợ chồng bị chúng giết nốt. Tôi nghe rõ cả tiếng rú thất thanh của họ. Khi chúng đi khỏi, tôi mò lên, thật khiếp đảm ông ạ.
Lão già chỉ ngay chỗ tôi đang ngồi:
- Người vợ nằm chết ở đây, một nhát lưỡi lê rạch suốt từ âm hộ lên tới ức, ruột gan lòi ra cả đống, hai vú bị cắt ném ra góc nhà, máu lênh láng. Còn người chồng nằm chết gục ở kia, hai mắt bị khoét, cổ họng bị đâm nát bấy, khắp người bị băm ra, con cu cũng chẳng còn nguyên vẹn.
Tôi chặc chặc lưỡi, nói khiếp thế, dã man quá. Lão già nhìn ra một bụi rậm phía trước mặt:
- Tôi thương tình đào hố chôn họ ở bụi rậm đó, cả xác của đứa nhỏ nữa. Từ đó căn nhà này bỏ hoang, không ai dám đến ở vì có ma, nhiều người nói ban đêm họ thấy nhà này vẫn sáng đèn. Người chồng mặc bộ bà ba trắng đọc báo, người vợ ngồi cạnh may vá còn đứa con nhỏ lê la dưới đất. Cảnh tượng hệt như khi họ còn sống.
Tôi thấy rợn khắp người, lão kể thản nhiên, bình tĩnh và chân thật:
- Căn nhà này bỏ hoang suốt từ đó đến nay, dễ thường gần hai chục năm, lâu lâu nhà chùa dùng một lần.
- Nhà chùa dùng làm gì vậy?
Bỗng nhiên lão già nhìn tôi hỏi:
- Đêm qua ông có nghe tiếng tụng kinh gõ mõ không?
- Có họ tụng kinh suốt đêm.
- Họ tụng kinh ở đây! Không phải ở trong chùa sao?
- Không, họ tụng kinh siêu độ cho một xác chết mang tới đây trước khi nhập quan, tụng kinh luôn cho những linh hồn uổng tử quanh đây.
Tôi thấy rợn tóc gáy:
- Ghê quá nhỉ, hồi đêm tôi nghe thấy họ tụng kinh hoài, tôi cứ ngỡ trong chùa cúng.
Lão già vẫn ngồi thản nhiên, tư lự nhìn ra khúc sông và bầu trời sẫm màu dần. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao lão già vào bới đống rác, có lẽ lão muốn tìm đồ cúng kiễng bỏ lại. Tôi chỉ đoán vậy thôi chớ không hỏi, tôi tránh làm lão phật ý.
Lão già đứng dậy, ngáp, vươn vai, nói:
- Gần tối rồi đó.
Tôi đề nghị mời lão ra đầu xóm nhậu. Lão cười, nhe hàm răng khấp khểnh chiếc còn chiếc mất: "Số dách! " Bóng tối phủ nhờ nhờ khuôn mặt lão làm những vết nhăn trên trán thêm sâu. Khi đi qua khu đất hoang, lão nói:
- Hồi cách mạng ở đây Việt Minh giết biết bao nhiêu người. Đêm đến họ đưa tội nhân ra ruộng bắc loa tuyên án rồi chém đầu. Chính tôi cũng bị giết hụt nữa.
Tới cửa tôi giữ lão lại, hỏi:
- Tại sao bác không bị chúng giết?
Lão cười hì hì:
- Mấy tướng tự vệ bắt nhầm tôi. Chúng đi bắt thằng Việt gian Nguyễn Văn Khôn nào đó, nhè tôi tên Nguyễn Văn Khuâng, khi nghe đọc bản án thấy không phải tên mình tôi mừng hũm, tôi la chói lói kêu oan, chúng tính giết đại cho xong, may nhờ có thằng biết mặt tôi xin cho chớ không bây giờ tôi thành đất rồi. Mẹ, mạng người hồi đó rẻ như bèo, chúng muốn giết ai là giết hà. Tôi còn nhớ như in đêm hôm đó, tôi sợ đến đái ỉa ra quần. Nghĩ đến con dao mã tấu cùn tôi còn rợn ở ót. Có người chúng chém đến cả chục nhát không đứt đầu. Đêm đến người trong xóm nghe tiếng loa đều nằm im không dám cựa, sau đó nghe tiếng thét hãi hùng của từng nạn nhân, tiếng chửi rủa. Ông biết họ chửi ra sao không?
Tôi lắc đầu. Lão già nhăn mặt, đôi mắt kinh hoàng:
- Đ M quân cướp cạn, mày chém tao một nhát cho chết đi. Trời ơi là trời Tiếng chửi rủa của cả chục người chớ không ít, dai dẳng cả tiếng đồng hồ. Ngày hôm sau dân ra xem, nhiều người chưa đứt hẳn đầu. Khiếp quá ông ơi? Rồi đến chính phủ Nam Kỳ Quốc, bọn tay chân chúng nó trả thù mới rùng rợn, cỡ Bắc kỳ như ông, chúng trùm bao bố đập đầu chết như đập đầu cá lóc
Trời tối dần.Tôi mời lão vào nhà. Lão đứng lại trước hai cái mả đá, nói:
- Tôi biết hai cái mả này mà.
Tôi mời lão điếu thuốc lá. Tôi nói:
- Chắc mả ông tướng nào hồi xưa.
Lão già hỏi một câu bất chợt ngoài câu chuyện:
- Mình có đi nhậu không?
- Đi chớ, chờ tôi khóa cửa.
Tôi và lão già ra ngoài. Trời tối hẳn, gió mát hây hây.
Những đứa trẻ đang chơi, ngưng đùa nghịch. Chúng nhìn tôi, nhìn lão già. Chúng lên tiếng trêu chọc lão. Lão dừng lại nạt nộ, lũ trẻ càng cười dữ. Tôi ghét cay đắng lũ trẻ trong xóm. Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn phải cười với chúng, xoa đầu chúng, đôi khi phải cho tiền để chúng khỏi phá phách. Tôi dừng lại rút mười đồng đưa cho thằng lớn nhất bọn:
- Nè, cho tụi bay, chia nhau.
Quả nhiên chúng buông tha chúng tôi. Chúng bu lấy đứa cầm tiền. Lão già vừa đi vừa nói:
- Con nít ở đây mất dậy quá trời!
Khi đi đến lòng hẻm sâu, hai bên tre mọc cao, một đứa con gái đi ngược chiều lại. Đứa con gái lai, có đôi chân dài, đôi mắt màu hạt dẻ và chiếc mũi cao. Nàng đứng lại, lão già cũng đứng lại.
Đứa con gái lên tiếng:.
- Tía đi đâu đó?
Lão chỉ tôi:
- Ông này mời tao đi nhậu, sao hôm nay mày về sớm vậy?
- Hết việc tía à.
Lão chỉ nàng giới thiệu:
- Con gái tui đó, hai cha con tui sống với nhau.
Đứa con gái nhìn tôi cười, hàm răng đều trắng bóng. Bóng tối loáng thoáng trên mặt nàng. Tôi nhìn nàng rồi nhìn lão già xấu xí. Nhan sắc nàng lồ lộ không có một nét nào giống lão. Nàng khoảng mười bảy mười tám tuổi. Và tôi chợt hiểu.
Tôi nói cho đỡ trống trải:
- Tôi gặp con gái bác đi trong xóm này luôn. Lão nói "vậy hả? Thiệt duyên kỳ ngộ". Lão kéo tay tôi đi, ngoái cổ lại dặn con gái:
- Lát để cửa tao "dĩa" nghe Đầm.
Nàng khẽ cúi chào tôi.
Khi nàng đi khỏi, lão già nói:
- Con nhỏ ngộ há ông, nó chưa chịu lấy chồng, nó thương tui lắm, nó không muốn lấy chồng xa. Lão quay lại nhìn tôi, cười một cách vô cớ:
- Tôi cũng ưng gả chồng làm ăn đàng hoàng cho nó.
Lão đi cạnh tôi, im lặng một lát. Lão nói:
- Sao ông chưa chịu lấy vợ?
Tôi nói:
- Tôi chưa ưng ai.
Lão nói:
- Ông kén quá!
Tôi im lặng cho tới khi bước chân vào quán nhậu chú Lì. Trời đã tối hẳn.
ậ
Lão già khà một tiếng sau khi nốc cạn ly đế. Lão dằn mạnh cái ly xuống bàn gây một tiếng động nhỏ:
- Ngày xưa, khi loạn quân Lê Văn Khôi nổi dậy, chống lại quân triều đình ở vùng Gia định này, chính ông cố nội tôi là lính của ngài. Thành Gia Định bấy giờ rộng lớn lắm, phải tính luôn cả Sài Gòn, Chợ Lớn bây giờ.
Lão già nhìn ra ngoài trời tối, chỉ tay một vòng:
- Tất cả vùng này là thành trì của ổng, quân triều đình phải dẹp mấy năm mới yên, nói ví thử ngài Lê Văn Khôi không chết sớm thì còn lâu quân triều đình mới thắng nổi. Ông cố nội tôi nói thế mà. Khi thắng trận, quân triều đình giết hại biết bao nhiêu là người dân vô tội, có đến năm trăm nghĩa sĩ tự sát chết theo thành. Mả ngụy chôn dài dài khắp Gia Định. Còn hai cái mả đá trong nhà ông, tôi biết, ông cố nội tôi có kể lại tới ngày nay tôi còn nhớ rành rọt, vì tôi có kể lại nhiều lần cho bà con lối xóm nghe chơi. Tôi tiếp đồ nhậu vào chén của lão, rớt thêm rượu:
- Bác biết rõ thiệt sao?
Men rượu làm lão sừng sừng, tiếng nói của lão trở nên lè nhè:
- Vậy ra "chú nghĩ tôi không biết gì ráo trọi? Thằng này ở đây lâu quá rồi mà, mấy thứ vặt đó mà không biết thì biết cái gì.
Tôi vỗ về lão:
- Tôi đâu có định nói thế, tôi chỉ là thứ sinh sau đẻ muộn...
- Khà khà chú em ăn nói đàng hoàng hết sức vậy đó tôi càng ưng gả con gái cho chú. E, bà con, chú này là thằng rể tương lai của tôi đó. Bảnh hôn, bà con?
Lão già cười rung cả chòm râu bạc. Những người trong xóm cũng cười theo, họ nhìn tôi.
- Con gái anh mà lấy được chồng chịu ăn nhậu như vậy là phước. Nhậu tỉnh chớ không nhậu say như anh.
Chú Lì vừa châm đế vào xị vừa nói đùa. Lão già vỗ tay đen đét vào đùi cười rầm rĩ:
- Không ngờ về già tôi sướng ta, số được nhờ con gái.
Bỗng nhiên lão nắm tay tôi:
- Con ơi con, con ở đâu tới đây để nên duyên chồng vợ trong cái xóm hẻo lánh này. Con xứng đáng lắm, con là dân Bắc kỳ phải không? Ngày xưa ngài Lê Văn Khôi cũng là dân Bắc Kỳ, ngài có cọng rau muống lòng thòng ở lỗ đít, con có không?
Mọi người cười cái rầm, tôi ngượng chín người. Cũng sừng sừng men rượu, tôi nói mạnh luôn:
- Con gái bác ở đâu lạc vào xóm này?
Nó là đồ nhập cảng ở bên Tây, một thằng lính Lê Dương nhập cảng vào vợ tao, vợ tao đẻ ra nó, nó lại là con tao. Đồ Tây "o-li-din" quí lắm chớ bộ. Vậy mà tao nuôi nó bằng giá sống đó. Hà, hà, duyên kỳ ngộ. Tao không đòi gì hết, vợ chồng mày chỉ cần cho tao mỗi ngày một bữa nhậu xoàng. Tao sẽ làm vườn cho mày, sửa nhà và trông con cho mày. Vậy thôi. Tôi nói dút dạt vậy đó, có bà con đây làm chứng.
- Nhưng con gái bác không ưng tôi thì sao?
- Ưng, ưng liền, nó chịu mày hết sức vậy đó, nó có nói với tao.
Tôi hoang mang:
- Nói với bác hồi nào vậy?
- Nó nói mày là người đàng hoàng, dân thầy chú. Nó mới nói với tao mấy hôm rày.
- Vậy đâu đã chắc cô ấy ưng?
- Ưng là cái chắc, tao rành đời mà mày, nghe nó nói cái, tao hiểu liền, tao biết nó để ý đến mày, tại sao nó không nói gì đến những thằng khác trong xóm. Nhưng con gái nó đâu có nói ra miệng, tâm lý mà mày. Mày khù khờ vậy thì biết bao giờ mới có vợ. Tao cho mày ba ngày o nó. Nó xinh đẹp vậy mà chưa xứng với mày sao, hay mày khi bố con tao nghèo?
Tôi xuống giọng an ủi lão:
- Đâu có chuyện đó, tôi cũng biết điều mà bác, chỉ bởi tại tôi khù khờ.
Lão cười khà khà khoái chí tử. Lão uống rượu tràn cung mây.
Những người nhậu lai rai ra về, tôi và lão già vẫn ngồi uống. Lão nói huyên thuyên từ chuyện nọ sang chuyện kia. Lão trở lại chuyện ngôi mộ đá trong nhà tôi:
- Một đêm kia, hổ tướng Phan Nhà của ngài Lê Văn Khôi đang ngồi uống rượu ngắm trăng với phu nhân thì quân vô báo có bọn quân binh triều đình tới khiêu chiến dưới thành. Tướng quân Phan Nhà nổi giận, bóp nát ly rượu trợn mắt quát:"Cha chả là tức, đêm hôm khuya khoắt bọn gà chết còn muốn đánh nhau, vậy để ta ra xách vài cái đầu về cắt tai nhậu chơi". Nói xong, tướng quân xách đao nhẩy lên ngựa không thèm mặc giáp trụ. Ngài không quên dặn phu nhân hâm rượu nóng chờ ngài về cùng vui. Đơn thương độc mã ngài phóng như bay ra trận tiền. Quân trên thành giục trống trợ oai hùm. Qua giờ tí, ngài phóng ngựa trở vào thành, trên cồ ngựa treo lủng lẳng đầu lâu, trong đó có cả đầu tướng địch. Ngài vừa cười ha hả vừa phóng ngựa như bay. Khi phu nhân nhận thấy chồng về thì tất tả ra đón. Ngài ngồi trên ngựa ngửa mặt nhìn trăng cười ha hả, ném đầu quân địch xuống cho ba quân xem. Dứt hồi cười, ngài té nhào xuống ngựa. Lúc đó mọi người mới nhận ra ở lưng ngài ghim một mũi tên, máu chảy ướt đầm chiến bào. Ngài nhìn quân tướng xung quanh mím môi trợn mắt nói: "Ta buồn vì không bị địch giết mà bị chính quân nhà, trong bọn ngươi có kẻ bội phản, tiếc cho chí lớn của ngài Lê Văn Khôi, ôi mộng bá vương..." Đôi mắt ngài dịu lại khi nhìn thấy phu nhân, phu nhân khóc nức nở. Tướng quân Phan Nhà buồn bã:"Phu nhân ơi, ở lại ta đi, mộng lớn của ta đến đây là dứt". Nói rồi ngài nhắm mắt, hơi rượu vẫn chưa hả.
Lão già khà tuôn miệng, lão chóp chép. Tôi hỏi:
- Sao bác biết chuyện đó?
- Ông cố nội tao phục vụ dưới trướng ngài, chính ông chứng kiến. Tao nghe chuyện này đến thuộc lòng. Thiệt là một dũng tướng có một không hai.
Lão hớp thêm ly rượu nữa:
- Sau khi chôn cất xong, phu nhân thương nhớ chồng cũng tự tử chết theo, vẹn tình vẹn nghĩa. Khi đó ngài Lê Văn Khôi còn sống, chôn cất hai người cạnh nhau để sống làm chim liền cánh, chết làm cây liền cành. Đó chính là hai ngôi mả đá trong nhà mày hiện nay.
Tôi thắc mắc:
- Nếu tôi không lầm thì sau khi thành Gia Định bị phá, quân binh đến nhân dân trong thành đều bị tàn sát, đến độ mả ông Lê Văn Duyệt, bố nuôi của Lê Văn Khôi cũng bị khai quật trị tội thì ông cố nội của bác làm sao sống được để kể lại chuyện này.
Lão già đặt ly rượu xuống bàn:
- Một ổ kiến ai có thể giết được hết không bỏ sót con kiến nào, ông cố nội tao sống sót như con kiến, trốn chui trốn nhủi ở vùng này, riết thành quê hương luôn.
Tôi gật đầu nói "có lý, có lý". Đêm khuya dần. Trăng sáng vằng vặc ngoài nghĩa địa. Những cây thập tự giá trắng toát dưới ánh trăng bạc. Tôi và lão dìu nhau về. Trên con đường gập ghềnh lão lè nhè hát: Như chim liền cánh, như cây liền cành... Tới một khúc quanh bỗng nhiên lão hỏi tôi:
- Mày nghĩ sao lại mua nhà tuất tận trong xóm này?
Tôi nhìn con đường gập ghềnh thấp thoáng bóng trăng:
- Tôi nghe nói ít lâu nữa chính phủ sẽ phóng một con đường qua xóm này, đâm ngang từ đường Chi Lăng sang Tân Định, căn nhà của tôi sẽ có giá trị vì ở ngay cạnh lộ.
- Thiệt vậy sao?
- Thiệt mà.
- Con đường chúng ta đang đi đây xưa là đường của voi chiến đi tắm, vòi đi riết thành đường cho người
Lão già đưa mắt nhìn khắp vùng:
- Đâu có ai ngờ xưa kia nơi đây từng là bãi chiến trường, sông máu núi xương, nơi đây vợ con tao đã chết, bao nhiêu người đã chết. Ngày xưa loạn quân Lê Văn Khôi... Hai chục năm trước là bưng biền của Việt Minh, ma quỉ đã hoành hành ở đây...Tao biết nhiều quá bao nhiêu là biến cố, bao nhiêu là thay đổi... Đọ, đọ tao lại nghe thấy tiếng loa rồi... Tao không muốn chúng trở lại đây, mày thấy đó, hết đất chôn rồi.. Tao cũng cần một nấm mồ...
Lão già lắc đầu liền liền, giọng lão trở nên hổn hển và nét mặt kinh hoàng:
- Tao cứ uống rượu vào là nghe thấy tiếng loa, kỳ quái thiệt.
Lão già từ giã tôi, lão đi xuống con dốc, ở đó thưa thớt cây cối. Tôi nhìn theo, bóng lão mờ dần dưới ánh trăng bạc. Tiếng nói của lão văng vẳng từ miệt ruộng cạnh bờ sông vọng lên: "Tên Việt gian Nguyễn Văn Khôn là kẻ đại gian đại ác, để xây dựng cách mạng, nhân dân tuyên án chặt đầu kẻ phản bội". Từ hai mươi năm nay, tiếng loa cứ sống mãi trong đẩu lão già hằng đêm.
Tôi chợt liên tưởng đến những nhát mã tấu chém xuống, những tiếng thét hãi hùng. Sáng ngày hôm sau người ta nhìn thấy những cái đầu chưa lìa khỏi cổ. Bất chợt tôi đưa tay sờ cổ và rùng mình. Tóc gáy tôi dựng đứng. Con đường sáng bạc ánh trăng mù mù sương đêm. Bóng lão già kỳ quái đã mất tăm. Đêm chuyển mình trong tiếng đại bác từ phương xa vọng về. Rượu ngấm. Tôi hoa mắt ôm đầu chệnh choạng trở về Tôi nghe như có tiếng sắt thép khua động đâu đây, tiếng mã tấu xé gió vụt xuống. Tiếng thét hãi hùng. Tôi lao đao gục ngã dưới chân dốc. Tôi mơ hồ cảm thấy móng tay mình cào xuống đất lạnh.
11-1965