watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Dòng Đời-Chương 14 - tác giả Nguyễn Trung Nguyễn Trung

Nguyễn Trung

Chương 14

Tác giả: Nguyễn Trung

Tên thời con gái của má Sáu Nhơn là Phan Thị Liên, con một thương gia giàu có ở Châu Đốc, thuộc một chi lớn của dòng họ Phan Thanh nổi tiếng tỉnh Bến Tre. Công việc kinh doanh dời chuyển họ về sống ở Sài Gòn. Mặt hàng buôn bán chính của nhà là xuất khẩu mật ong, hương liệu và hàng thêu đan sang Pháp, nhập về hàng vải vóc và đồ điện. Bố mẹ Liên còn là một cổ đông có tên tuổi của hãng sơn Con tắc kè (Gecko) nổi tiếng cả Đông Dương.

Cũng giống như một số người thành đạt khác trong dòng họ, bố Liên tuy có học thức nhưng không nghĩ đến chuyện quan trường, cũng nhất quyết không vào làng Tây. Với tính cách là nhà buôn, bố mẹ Liên đã đi Pháp, đi Thuỵ Sỹ.., vừa là để tìm hiểu thị trường, vừa là đi du lịch để biết thế giới bên ngoài. Trong giao du và làm ăn như vậy, ông bà Phan Thanh Bửu gặp ông bà Huỳnh Thái Mẫn ở Rome. Giữa hai họ dần dần hình thành mối quan hệ buôn có bạn, bán có phường. Huỳnh Thái Mẫn thuộc dòng họ Huỳnh Thái ở Gia Định. Ông nội của Huỳnh Thái Mẫn đã từng làm quan trong triều và treo ấn từ quan vì không chấp nhận sự bạc nhược của triều đình trước việc Pháp chiếm Gia Định.

Ngoài việc là bạn hàng với nhau, sự tương đồng về chí hướng và tính cách, họ Huỳnh và họ Phan còn kết thân với nhau vì một bên có con trai, một bên có con gái - đều là con một. Họ đ ã cam kết làm thông gia của nhau khi Huỳnh Thái Nhơn mới 15 tuổi và Phan Thị Liên 10 tuổi.

Vì công việc làm ăn đi đi về về ngoài Hà Nội, lại phần nào muốn con gái mình tránh xa thứ văn hoá của những người vào làng Tây, Liên được gửi ra Hà Nội học trường Đồng Khánh khi lên lớp nhì năm thứ nhất (cour moyen un). Khi Liên vừa học xong lớp lớp nhất (cour supérieur) thì mẹ mất do ca phẫu thuật viêm ruột thừa ác tính thất bại. Liên phải trở vào Sài Gòn kế tục sự nghiệp của mẹ. Năm ấy Liên 16 tuổi. Một vài năm đầu Liên giúp bố công việc sổ sách và một số việc giao dịch, sau đó dần dần là người quán xuyến công việc kinh doanh của gia đình. Họ hàng thân thuộc còn khá đông, chia làm hai chi, một ở Châu Đốc, một ở An Giang, gia đình Liên lại phải đảm đương một số nghĩa vụ kinh tế, mẹ không còn nữa, nên cuối cùng Liên phải thay mặt cả bố và mẹ đứng mũi chịu s ào lo toan mọi việc.

Đám tang cụ Phan Chu Trinh dấy lên không khí đấu tranh sục sôi của trí thức và học sinh trong cả nước, đặc biệt là ở Sài Gòn, Huế và Hà Nội. Trong số học sinh trường Bưởi(*) [(*) Tên gọi chính thức là Lycée du Protectorat, vì trường ở làng Bưởi ngày xưa nên thường được gọi là trường Bưởi, là trường Trung học phổ thông Chu Văn An ngày nay.] tham dự lễ truy điệu cụ Phan(**) [(**) 9-9-1872 - 24-3-1926.] ở Hà Nội có học sinh Huỳnh Thái Nhơn, lúc đó học thành chung năm thứ hai. Khuynh hướng Duy tân nhen nhóm lên trong tâm trí Nhơn từ đấy. Học xong thành chung năm thứ tư Nhơn bỏ học. Song mầm mống của cái nghiệp sau này trong cuộc đời Nhơn lại nảy nở từ truyện Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Nhơn gần như lơ lửng trên trời sau khi cùng Liên như uống từng trang sách của truyện này. Ngày đêm tâm trí Nhơn khao khát một điều gì đó không sao xác định được. Một tia sáng từ chân trời xa xăm chợt loé lên một lần trong cuộc đời mới mở ra. Nhưng hình như tia sáng ấy chỉ để làm cho Nhơn ý thức rõ hơn những sợi dây vô hình đang trói buộc Nhơn vào cái thực tại ngột ngạt của xã hội mà Nhơn và Liên đang sống. Nỗi đam mê văn học bắt đầu từ đấy. Sau này Nhơn thường nói với bạn bè của mình: Hà Nội là của Đông Kinh Nghĩa Thục, của nhóm Trí Tri, của Hội Cao đẳng ái hữu, của những cây bút trong Nam Phong tạp chí, báo Phong Hoá, An Nam tạp chí, Tao Đàn, của nhóm Tự lực văn đoàn... Vì thế Hà Nội có điều gì quyến rũ lạ thường... Nhơn còn nhớ như in những ấn tượng ban đầu khi nghe các học giả như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố... thức tỉnh nỗi đau của đất nước, giảng giải tình trạng văn hoá dân tộc bị ách thực dân và giáo lễ hủ nho nô dịch đến mức không còn tự nhận biết được là mình bị nô dịch. Tâm hồn Nhơn rung động trước những lời giục giã phải đánh bại tâm lý “vong quốc nô” cam chịu “nước bệnh không chữa được”, phải vực lên tinh thần "nước bệnh có thuốc chữa...". Nhơn ngày một cảm nhận được “...nước nhà đã đắm chìm trong cảnh vong nô mà cuộc xâm lăng của phong hoá Tây phương ngày càng tàn bạo(*) ...".[(*) Trong một số cuộc nói chuyện với những người đương thời và trong thư mật gởi Cường Để bàn về thế sự đất nước, cụ Huỳnh Thúc Kháng thường nói đến ý này để dấy lên tinh thần phân đấu cứu nước và chấn hưng đất nước.]

Có một vài buổi nói chuyện như thế, Liên nhất quyết đòi đi theo Nhơn. Hồi ấy, con gái còn ít tuổi xin dự những cuộc như vậy là không bình thường. Nhưng vì yêu Liên, Nhơn không thể từ chối. Song cũng may là chẳng có chuyện gì ghê gớm xẩy ra, cũng có thể vì Nhơn và Liên thuộc loại hậu thế so với các cử toạ những nơi họ đến, cả hai thường t ìm chỗ ngồi khuất nhất...

Nhơn như say mê từng lời của giới v ăn đàn Bắc Hà kêu gọi sáng tạo phong trào quốc văn để thức tỉnh niềm tự hào của giòng giống Lạc Việt, bất chấp sự rình mò của Sở Liêm phóng và những cơ quan kiểm duyệt khác ở Hà Nội... Nhơn ước ao tự mình đứng ra lập một tờ báo hay một tạp chí như thế ở Sài Gòn, với mong muốn tụ tập được những cây bút có thể góp phần thổi bùng lên bầu sinh khí mới hồi ấy đã được nhen nhóm lên trong nhiều tỉnh ở miền Nam đất nước. Bản thân Nhơn cũng thử sức mình, viết một vài bài báo nói về tệ nạn mất gốc của những người Việt vào làng Tây trong cái xứ thuộc địa Nam Kỳ. Có vài bài được đăng, với bút danh Sáu Nhơn. Bút danh ấy trở thành tên gọi của Nhơn suốt đời m ình.

Nhưng còn một lý do quan trọng nữa khiến Nhơn quyết định bước vào đời: Năm 1928 ông Bửu, bố của Liên, ốm nặng, khó qua khỏi. Ông Bửu khẩn khoản đề nghị ông bà Mẫn tổ chức hôn lễ cho Liên và Nhơn để ông có thể y ên tâm nhắm mắt. Lúc này Liên 18 tuổi, Nhơn 23.

Việc tổ chức lễ cưới cũng phù hợp với ý nguyện của Nhơn và Liên. Bởi vì ngoài mối quan hệ giữa hai gia đình, từ lâu họ đã quen biết nhau thân thiết, hiểu nhau, cùng chí hướng. Trong thời gian trọ học ở Hà Nội, Nhơn đã chăm sóc Liên như em gái mình. Dần dà tình yêu giữa họ chớm nở và họ chờ đợi sự cho phép của hai b ên bố mẹ.

Sống với gia đình ít lâu, Nhơn lại quay ra Bắc theo đuổi sự nghiệp văn chương mình đang khao khát. Bé Phong ra đời năm 1929, vào lúc nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế lớn bên châu Âu - sau này thường gọi là cuộc khủng hoảng 29-33, vì nó kéo dài đến gần hết năm 1933. Một năm sau, năm 1930, hầu như trong một đêm gia đình họ Huỳnh và gia đình họ Phan sạt nghiệp. Các khách hàng của hai gia đình này tuyên bố phá sản và quỵt nợ toàn bộ số tiền hàng hoá đã nhập từ hai gia đình này và mọi khoản nợ tồn đọng khác. Kiện cáo mãi, pháp luật nước Pháp xác nhận đây là trường hợp bất khả kháng, nhà Phan và nhà Huỳnh hoàn toàn chịu bó tay!.. Liên nếm mùi khuynh gia bại sản lần thứ nhất trong cuộc đời của m ình trên thương trường.

Cũng thời gian này sự đàn áp dã man cuộc nổi dậy Xô Viết Nghệ Tĩnh lan ra tận Hà Nội. Biết tính tình bồng bột của con, ông Mẫn gọi Nhơn về Sài Gòn cho an toàn, đồng thời cũng hy vọng Nhơn góp một tay chèo chống con thuyền kinh tế chung của hai nhà đang cơn hoạn nạn. Nhơn nghe lời bố, nhưng trong việc kinh doanh Nhơn chỉ đem lại thua thiệt cho gia đ ình.

Có lần Nhơn than thở với Liên:

- Những n ăm sống ở ngoài Bắc, anh được nghe bà con nông dân ngoài ấy nói trâu trắng đi đến đâu mất mùa đấy! Có lẽ con trâu trắng của nhà ta chính là anh đó..!

- Đừng nghĩ thế anh! Anh không đánh mất chí hướng của mình là em thoả nguyện rồi... Nếu chỉ vì giá áo túi cơm thì chắc chắn hai chúng ta đã chọn con đường khác...

- Em nói như vậy là nghĩa thế nào?

- Đã mang lấy nghiệp vào thân... Ông cụ làng Tiên Điền nhắn lại anh xin đừng trách lẫn trời gần trời xa!

- Ôi Liên của anh...

Nghe ngóng ngoài Hà Nội đã yên tĩnh, được Liên cổ vũ, Nhơn lại quay ra Bắc theo đuổi khát vọng của mình. Hoàn cảnh kinh tế gia đình lúc này mười phần chỉ còn một, hai... Bù lại, lần nay Nhơn có nhiều cái may lớn: được đi nghe những buổi bình thơ mới của Thế Lữ, Tản Đà, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư.., được đọc những bài báo, những áng văn khơi dậy tinh thần dân tộc của Ngô Tất Tố, Phan Khôi, Trương Tửu, Nguyễn Tuân.., Nhơn ngỡ ngàng tìm lại được đất nước chân chất hồn qu ê của mình qua những vần thơ của Nguyễn Bính, Bức tranh quê(*) [(*) Tuyển tập thơ của Anh Thơ.] của Anh Thơ...

Hồi ấy trên v ăn đàn, trên một số báo chí Bắc Kỳ đã xuất hiện dăm ba trận bút chiến về văn chương, về chính trị. Có những cuộc luận chiến văn chương tháng này sang tháng khác, phái Tây học, phái phương Đông, phái nghệ thuật vị nghệ thuật, phái nghệ thuật vị nhân sinh... Nhơn phần vì không đủ hiểu biết để lựa chọn cho mình chỗ đứng về bên nào, phần thì thấy có biết bao nhiêu chuyện rối tung rối mù như một mớ tạp-pí-lù, không biết đâu là hư đâu là thực. Nhơn quyết định đứng ngoài tất cả các thứ này, lấy sự cảm nhận của chính mình làm gốc. Cứ cái gì rung động được tâm hồn mình, cái gì thức tỉnh được tinh thần Việt thì Nhơn theo, coi đó l à của mình, là cái mình cần hướng tới.

Khi Nhơn đến gặp Tam Lang trong ban biên tập tờ Ngọ báo để nhờ cậy làm quen với làng báo, tình cờ được gặp và tiếp chuyện một người ăn vận quần áo dài trắng đã hơi ngả màu, vóc người ốm yếu xanh sao. Người này còn trẻ lắm, nói năng nhỏ nhẻ, thậm chí có phần rụt rè nữa. Về sau, Nhơn kinh ngạc được biết người ấy kém mình sáu tuổi nhưng là cha đẻ của những tác phẩm Nổi loạn. Cạm bẫy, Số đỏ, Làm đĩ, Giông tố, Kỹ nghệ lấy Tây, Vỡ đê ... là những tiểu thuyết gây ra bao nhiêu sóng gió. Chưa đầy hai tuần sau đó, Nhơn phải cùng với bạn bè hối hả đi xuống phố Cầu Mới(*)[(*) Hồi đó còn là vùng ngoại ô của thành phố Hà Nội, là khu vực nhà máy Cơ khí trungquy mô ngày nay.] , âm thầm tiễn đưa người ấy về nơi an nghỉ cuối c ùng.

Sáng hôm u buồn đó, giữa hai bên đường phố náo nhiệt, ngồi với mấy người bạn cũ cùng lớp trong xe điện leng keng, Nhơn vẫn thấy l òng mình trống trải.

...Trời ơi, ông Balzac Việt Nam là anh đấy ư? Vũ Trọng Phụng ơi!..

Nhơn khóc thầm, khát vọng trong Nhơn càng cháy bỏng...

...Trên đường ra ga Hàng Cỏ trở vào Sài Gòn, Nhơn cố ý đi qua trụ sở hãng sơn Gecko ở đầu chợ Hàng Da, đứng lại đấy một lúc, mắt chằm chằm vào Con tắc kè(**) [(**) Biểu tượng của hãng sơn Gecko.] đắp nổi trên tường, trong bụng khấn thầm trời Phật cho nó ăn nên làm ra... Vì mọi vốn liếng cho hoài bão lớn của Nhơn trông chờ vào đấy.

Về đến nhà, Nhơn tất tưởi ngược xuôi thuê nhà làm trụ sở, mua sắm đồ đạc, xin giấy phép, ký hợp đồng với nhà in, ký hợp đồng tạm với một vài nhà báo, nhà văn, lập ban trị sự... Lúc được việc này lại hỏng việc kia. Với tất cả tính hào phóng của mình, thế mà cũng phải đến đầu năm 1940 mọi việc mới hòm hòm. Song kinh tế đất nước ngày càng tiêu điều. Tác động của chiến tranh thế giới lần thứ II làm cho sưu cao thuế nặng càng thêm nặng, đất nước ngày một kiệt quệ. Đúng lúc này Gecko phá sản, các khoản tiền Nhơn đứng ra vay để mở toà báo không còn tài sản thế chấp. Gia đình Nhơn vỡ nợ, toà báo đổ ụp trước khi nó ra đời, để lại cho Nhơn bệnh cao huyết áp ng ày một nguy kịch...

Trong những ngày cuối cùng nằm liệt trên giường vì tai biến mạch máu não, có lần Nhơn nước mắt giàn giụa, cố nhấc tay lên nắm lấy tay Liên, thều thào:

- Liên ơi, tha lỗi cho anh... Vũ Trọng Phụng không có nổi cái áo dài the đen để mặc khi đi giỗ tổ, phải chết trong nghèo túng, bệnh tật, nhưng để lại cho đời cả một sự nghiệp... Anh sắp phải đi xa rồi, nhưng để lại cho em đổ vỡ và biết bao nhiêu khó khăn điêu đứng...

Hiểu lời tr ăn trối đau thắt ruột, Liên khẽ đặt tay l ên miệng Nhơn, ngắt lời chồng:

- Anh ạ, số phận có thể rất cay nghiệt… Song anh xem, Đạm Thuỷ và Tố Tâm vẫn trọn vẹn mối chung tình… Anh phải nghĩ như thế về sự nghiệp của mình mới đúng chứ... Có phải Tố Tâm là cuốn truyện đầu tiên chúng ta đọc chung với nhau không anh?

- Anh sẽ mang theo tình yêu của em dành cho anh!

Khi buông xuôi hai tay, Nhơn để lại cho Liên năm đứa con thơ dại, một tủ sách lớn và những khoản nợ không thể nói là nhỏ. Sự đổ vỡ về kinh tế trong gia đ ình Liên lần thứ hai còn thê thảm hơn lần thứ nhất. Lúc ấy Liên hai mươi chín tuổi.

Đứng trước mộ chồng, bế Út Thạnh trên tay, đằng sau là bốn con trai, Liên thầm khấn lời thề của mình:

- Anh khôn thiêng hãy phù hộ cho em và các con thực hiện ước nguyện của anh!

Một n ăm sau chính quyền cách mạng ở Sài Gòn ra đời, nhưng chưa đầy một tháng, giặc Pháp đã gây hấn, với ý định xâm chiếm nước ta một lần nữa. Liên giục giã Hai Phong, đứa con trai cả của m ình:

- Đi đi con! Can đảm lên! May ra con thực hiện được khát vọng của ba con theo cách khác!

Đêm tiễn Hai Phong lên đường vào bưng biền tham gia kháng chiến, trời mưa to. Khắp bầu trời sấm chớp loé sáng đùng đùng, xen lẫn tiếng đại bác khởi hấn của giặc Pháp. Má Sáu Nhơn vô cùng lo sợ cho số phận Hai Phong, số phận đàn con nhỏ trong tay mình. Đưa Hai Phong đi khỏi, má quay về nhà thắp hương khấn chồng phù hộ cho các con, rồi ôm cả bốn đứa trẻ đang ngủ vào lòng cho chúng đỡ sợ. Đó là đêm 23 tháng 9 năm 1945, bà vừa đúng ba mươi nhăm tuổi tính theo dương lịch.

Nhờ ý chí của mẹ, Phong vững lòng bỏ nhà vào bưng biền tham gia kháng chiến... Phong hiểu mẹ yêu bố như thế nào! Lúc ấy Hai Phong bước sang tuổi mười bảy.

Gần như với hai bàn tay trắng, nhưng với tiếng t ăm và chữ tín vốn có trong truyền thống làm ăn của nhà, bà Sáu Nhơn từng bước, từng bước tạo nên cơ ngơi mới cho mình, cho Ba Tước, rồi cho Tư Quang, cho Năm Thịnh... Bà bắt đầu chặng đường này từ chạy hàng sách, nghĩa là buôn nước bọt: săn hàng của người có hàng đem bán cho người mua rồi mới đem tiền trả lại cho người bán, ở giữa kiếm chút tiền chênh lệch, rồi đến mở cửa hàng vải, chơi hụi, làm đại lý, buôn lớn... Một lần đụng đầu sạt nghiệp với cánh vua gạo, vua thép người Hoa, nhưng rồi bà cũng vượt qua được. Nhiều người trong l àng buôn vùng này không biết ông Sáu Nhơn là ai nhưng chị Hai Liên, hay là chị Hai Nhà Bè thì hầu như ai cũng biết.

Lúc Hai Liên bắt tay vào dựng lại cơ nghiệp lần thứ ba, Út Thạnh lên 5 tuổi, được phó thác cho một người vú em kiêm việc cơm nước, còn lại 3 anh trai của Út Thạnh vừa đi học, vừa giúp mẹ những công việc mẹ sai l àm. Cũng có thể nói 3 người con trai này tiếp xúc với thương trường ngay từ lúc còn ngồi ghế nhà trường...

Mọi người trong nhà không hiểu tại sao má Sáu n ăm nay bổng dưng muốn tổ chức sinh nhật của mình, bắt mọi người chuẩn bị từ mấy hôm trước. Đây là điều chưa hề xảy ra kể từ ngày vợ chồng con cái Hai Phong kéo nhau vào Sài Gòn ở với má Sáu. Trong nhà này cho đến nay ai muốn l àm kỷ niệm sinh nhật thì làm, nhưng dứt khoát không có chuyện này với má Sáu.

- Sao có chuyện kỳ lạ thế này, anh Hai? Hay đây l à... - bà Ngân hỏi chồng, nhưng không dám nói hết ý nghĩ của mình...

- Anh chịu, không đoán được mẹ nghĩ gì. Năm nay mẹ 77 theo tuổi mụ.

Đám trẻ cũng không thông minh hơn bố mẹ, nhưng chúng tếu táo:

- Nội thấy chúng con tổ chức sinh nhật vui quá, bây giờ nội bắt chước!

- Thế là nội cũng đổi mới rồi!

Má Sáu chỉ cười:

- Bây giờ trong nhà cũng như ngoài xã hội, hễ cái gì khang khác một chút đều được tụi bay gọi là đổi mới!

Má Sáu cho mời vợ chồng Tư Cương, vợ chồng Ba Khang và vợ chồng Bảy Dự. Má định viết thư nhắn cả vợ chồng Lê Hải vào, nhưng sợ quá tốn kém cho họ, má lại thôi. Má đã toan sai Hai Phong viết thư cho vợ chồng Lê Hải là má sẽ chi cho tiền vé đi về, máy bay hay tàu hoả cũng được, nhưng chắc chắn là vợ chồng Lê Hải không dám để má chi như thế, cuối cùng má bỏ ý định n ày.

Mọi người phải dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ, bố trí bàn ghế chỗ ngồi cho ấm cúng, cắm một lọ hoa lớn thật đẹp ở góc phòng khách. Má Sáu không thích trang trí theo kiểu rườm rà. Tách chén, ấm pha trà... má bắt chuẩn bị rất kỹ lưỡng, xếp đặt đâu vào đấy... Má không cho làm cỗ bàn gì cả. Bảo Vân xin phép tặng bà một cái bánh sinh nhật, má đồng ý. Má dặn trước mọi người phải mặc bộ quần áo nào đẹp nhất, trang trọng nhất của mình. Tự tay má Sáu sửa lại lọ hoa, sắp xếp chỗ ngồi của từng người và giao cho Bảo Vân lo việc ai ngồi đúng chỗ người ấy.

Càng thấy những yêu cầu tỉ mỉ của mẹ, Hai Phong trong lòng càng thêm lo. Có thể Ngân nghĩ đúng, đây là một điềm báo hiệu gì đó... Nhưng Hai Phong cũng thấy ngay lo lắng này là phi lý: Má vẫn khoẻ mạnh so với tuổi của má, không bệnh tật gì... Còn sự minh mẫn của má thì tự Hai Phong cũng thấy trong cuộc sống hàng ngày mẹ mình từng trải hơn nhiều. Cách má Sáu xử trí việc Hai Hân đưa Đoàn Danh Thắng nhảy dù vào nhà ông Thành là một bài học mới nhất, Hai Phong không thể nào quên được...

Kỷ niệm sinh nhật sao mà không khí trang nghiêm quá đỗi, sự hồi hộp của mọi người tăng lên. Ai cũng tin rằng phải có một điều g ì hệ trọng.

Khi mọi người tề tựu đầy đủ, Hai Phong thay mặt mọi người chúc mừng sinh nhật má, chúc má sống lâu mạnh khỏe, mãi mãi là chỗ dựa vững chắc cho con cháu. Sau đó Hai Phong mời mẹ cắt bánh chia cho mọi người.

Sau mấy lời cảm ơn, má Sáu đứng lên cắt bánh. Phần bánh của người nào cũng được cắt đẹp một cách không ngờ.

- Bà Sáu cắt bánh như là nhà hàng chuyên nghiệp vậy! Mọi người xem kìa, tay cứ tho ăn thoắt, cử chỉ gọn gàng. Các cô gái nhà này chưa chắc đã làm được như vậy, nhất l à ở tuổi của bà... - bà Tư Cương trầm trồ.

Má Sáu chỉ cười:

- Chúng ta không thắp nến, như thế đỡ tốn kém. Vả lại đây là phong tục phương Tây, nói theo cái bệnh sính từ chính trị của các cháu, phong tục này đưa vào ta cũng phải đổi mới đi chút chút... - Má Sáu dừng lại, hai tay nắm lại trước ngực: - Xin cảm ơn tất cả những lời chúc mừng tốt đẹp. Chỉ có một điều chúc của anh Hai má không nhận. Bây giờ tôi không muốn làm chỗ dựa cho ai cả, và đấy cũng là lý do tôi muốn tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật của mình... - đến đây má Sáu tiếp tục chia bánh cho mọi người.

Trong khi mọi người còn đang đoán già đoán non suy nghĩ của má Sáu, Bảo Vân reo tướng l ên:

- Nội ơi, con đoán không sai mà. Hôm nay nội sẽ có một tuyên bố long trời lở đất, và muốn được tụi con nhân dịp này chính thức trao cho nội bằng bà của đại học!

Cả nhà cười vang, không ngờ Bảo Vân hóm hỉnh thế.

- Xem ra ra đấy là câu nói thông minh nhất tối nay nội được nghe, Bảo Vân à. Nội nói là thông minh nhất thôi, chưa phải là hoàn toàn thông minh... Vì con vẫn chưa biết được nội định nói gì... Thế cũng được rồi! - má Sáu khen Bảo Vân, tay má vẫn thoăn thoắt cắt bánh để chia tiếp.

Bảo Vân lắc đầu chịu thua nội của m ình, người co dúm, giơ tay, thè lưỡi, làm mọi người bật cười.

Khi mọi người đã có đĩa bánh v à tách nước chè trước mặt, má Sáu ngồi xuống, trịnh trọng:

- Tôi mong ông bà Tư, ông bà Ba và vợ chồng cậu Bảy thông cảm cho, n ăm nay tôi thấy cần kỷ niệm sinh nhật mình là vì có việc phải làm với các cháu. Nghĩa là đã đến lúc tôi phải làm công việc này. Tôi xin tất cả nhà hãy cổ vũ, hãy giúp đỡ các cháu của chúng ta... - má Sáu dừng lại rồi quay về phía vợ chồng Vũ và vợ chồng Bảo Vân: - Nội đã hứa với các con một điều quan trọng. Nội chọn hôm nay để thực hiện lời hứa ấy. Mấy năm qua lăn lộn trên đất Sài Gòn, nhờ vào công việc hàng ngày đưa sữa chua, nội tin rằng các con đã tự rèn luyện được bản lĩnh nào đó cho mình và tích góp được hiểu biết ban đầu cần phải có. Bây giờ các con đã gây dừng được nhiều mối quan hệ, có tầm nhìn. Các con vẫn hằng ước ao so đọ sức mình. Nội nghĩ đã đến lúc các con phải đứng ra lập nghiệp trên mảnh đất chúng ta đang sống... Các con ạ, từ hôm nay các con hãy tự định đoạt lấy cuộc sống của mình, đấy chính l à cái gậy thần nội muốn giao cho các con...

Ai cũng cảm thấy một điều g ì thiêng liêng vừa xảy ra, má Sáu dừng lại nhấp một ngụm nước rồi nói tiếp:

- Bây giờ chắc các con hiểu, gậy thần đã trao cho các con rồi, nội không muốn còn là chỗ dựa của các con nữa. Nội tự hào vô cùng, đây là lần thứ hai trong đời mình, nội được làm công việc giục giã con cháu mình bay đi, vươn đến đích các con muốn tới. Lần thứ nhất trong đời nội làm việc này, đó là lúc nội giục ba các con vào bưng biền tham gia kháng chiến chống Pháp. Ba các con đã không làm cho nội thất vọng. Các con hãy noi theo gương ba má các con... - má Sáu dừng lại một lúc, cân nhắc điều gì đó rồi mới nói tiếp, giọng nói run run vì xúc động: - Các con à, trời cho chúng ta làm người, phải sống cho xứng đáng là người. Những người thuộc thế hệ ba má các con đã xả thân cứu nước, đến lượt thế hệ các con phải lập nghiệp xây dựng đất nước này. - nói xong má ngồi xuống, lấy khăn tay thấm thấm một v ài giọt mồ hôi trên trán.

Gian phòng tràn ngập sự im lặng thiêng liêng.

Bọn trẻ ngỡ ngàng. Giờ phút chúng chờ đợi bao lâu đã đến một cách thật trang nghi êm, thật bất ngờ.

Người lớn cũng ngỡ ngàng, nhất là ông bà Hai Phong. Không ai nghĩ rằng má Sáu lại dạy dỗ các cháu mình một cách kiên trì và sâu sắc như vậy.

Thế hệ trẻ nhà họ Huỳnh vốn mong đợi được má Sáu cho phép thử sức mình, nhưng đều bị má Sáu năm lần bảy lượt khuyên giải tạm để sang một bên. Thậm chí mấy lần chúng chỉ xin tăng thêm lượng sữa chua giao cho các nhà hàng, má cũng không cho... Má không bác lại bất kể đề nghị gì của bọn trẻ, đôi lần má còn đưa ra những câu hỏi, những nhận xét riêng của má. Song cuối cùng lần nào má cũng nói: "...Các con cứ nghĩ kỹ đi, cứ tập dượt trong đầu... Cho đến khi n ào nội trao cho các con cây gậy thần..."

Đám trẻ kiên nhẫn học hỏi và làm việc, kiên nhẫn chờ đợi, kiên nhẫn ấp ủ những ý tưởng, những dự định.

Điều mong mỏi từ lâu ấy của bọn trẻ họ Huỳnh hôm nay đã đến. Thế mà chúng vẫn ngỡ ngàng vì quá bất ngờ. Chúng lại càng không thể nghĩ đến việc má trao cho chúng cây gậy thần một cách trang trọng như vậy, nhưng cũng vô cùng dứt khoát như vậy...

Bọn trẻ chụm đầu vào nhau, cuối cùng Vũ đứng dậy:

- Thưa nội, thưa ba má, chúng con xin noi gương ba má chúng con, nhất định chúng con sẽ không l àm nội thất vọng. Chúng con xin hứa như vậy ạ!

- Các con hứa như vậy, nội vui lắm. Chúng ta không uống rượu, chúng ta nâng tách trà này...

- Ối, sao tay nội run quá, con chưa thấy tay nội run như thế bao giờ? - Bảo Vân đột ngột k êu lên.

- Bà Sáu làm sao thế này?

Mọi con mắt dồn vào chén trà đang sóng sánh trong tay má Sáu. Tất cả nín thở, lo lắng.

Má Sáu đặt tách trà xuống bàn, hai tay nắm chặt vào nhau. Má ngồi yên, nhìn hai bàn tay của mình đã nắm chặt vào nhau mà vẫn còn run rẩy, một lúc sau má nói với đám trẻ:

- Phải, không biết làm sao thế này! Lạnh quá! Các cháu ạ, tay nội tự nhiên run quá - má Sáu lại nghỉ một lát, uống một ngụm nước, rồi mới nói tiếp được: - Có lẽ vì nội không thể quên được những lo lắng hồi đó... Nội nhớ lắm, lúc đó ông nội các con vừa mới nhắm mắt, gia cảnh mười đường khốn khó cả mười, chiến tranh ập đến...

Hai tay má Sáu ôm lấy chén nước như để lấy th êm hơi ấm từ nó, ngồi im, hai mắt nhắm nghiền lại. Một lúc sau má Sau mới ngẩng lên:

- Nội nhớ lắm... Lúc đó nội giục ba các con lên đường, khác nào nội giục ba các con đi vào chỗ chết, khác nào nội đẩy cả gia đình vào những hiểm nguy mới. Các chú và cô Út Thạnh lúc ấy còn nhỏ, trong lòng nội lo lắm... Nhưng nội thương ông nội của các con quá, nội không thể làm khác được... - Má Sáu lại nghỉ, hơi thở có vẻ gấp gáp, má cố điềm tĩnh: - Hôm nay cũng thế, nội run lắm... Ba lần tan vỡ cơ nghiệp! Ba lần chứ không phải một lần các con à! Điều này mách bảo cho nội biết các con sẽ phải đối mặt với những khó khăn không sao lường xiết... Nhưng các con đã đứng trên đôi chân của mình rồi, các con phải tự đi đi! Phải tự đi trên con đường của các con đi...

Hai Phong ngây người, ôm lấy tay mẹ rồi gục đầu v ào vai mẹ:

- Ôi má, vợ chồng con đ ã là ông bà rồi, thế mà con vẫn chưa hiểu thấu lòng thương yêu và sự lo toan của má dành cho chúng con!

- Các cháu có quyền hãnh diện về bà nội của các cháu! Các cháu thật hạnh phúc! Lúc nãy bà làm chúng tôi sợ quá...- ông Tư Cương xúc động.

- Bây giờ nhìn sắc mặt bà tôi mới hết lo. Ông Tư nói đúng lắm. Tôi xin phép bà Sáu nói với các cháu đôi lời... - ông Ba Khang tiếp lời ông Tư Cương: - Các cháu ạ, thời gian tôi giúp việc cho nội của các cháu tính ra đến hơn một chục năm, thế nhưng hầu như quyết định nào của nội các cháu, hay là việc nào nội các cháu định thực hiện.., phần lớn tôi đều bị bất ngờ. Nghĩa là định làm việc gì, nội các cháu bao giờ cũng cân nhắc, chuẩn bị kỹ lưỡng và quyết tâm lớn lắm. Hôm nay cũng vậy các cháu ạ, hôm Bảo Vân sang mời vợ chồng tôi đến dự sinh nhật của nội các cháu, vợ chồng tôi không hiểu ra sao cả - Ông Ba quay sang má Sáu: - Thành thực xin lỗi bà Sáu, sau khi Bảo Vân ra về, vợ chồng tôi trộm nghĩ có lẽ đây là cuộc gặp mặt trối già chăng! Sống với nhà ta hơn mười năm trời, tôi biết xưa nay nhà ta làm gì có tập tục này!.. Lúc nãy nhìn tay bà run lập cập tôi càng tin như vậy. Bây giờ thì tôi hiểu. Thế là một lần nữa tôi lại bị bất ngờ lớn các cháu ạ... Tôi cứ đinh ninh rằng sau đợt cải tạo tư sản vừa qua, lại thêm sự ra đi của ba gia đình các chú của các cháu, tôi lo nội của các cháu quỵ mất. Lần thứ ba nội của các cháu lại đứng dậy, lần n ày là vì thế hệ các cháu!

Má Sáu đã trấn tĩnh ban đầu, vui vẻ:

- Rất cảm ơn ông Ba. - má Sáu quay sang đám trẻ: -Thôi nhé, hôm nay là ngày trao gậy thần cho các con, không phải là ngày tuyên dương công trạng của nội. - má Sáu dừng lời một lúc rồi quay ra đặt tay lên vai hai Phong: - Con ạ, má đã hứa với con, khi nào có dịp má sẽ nói thêm cho con hiểu về lẽ mất còn trên đời này. Con hãy nhớ lại quãng đời của gia đình ta từ hôm má giục con vào bưng biền đi kháng chiến cho đến hôm nay. Nhớ lại đoạn trường n ày, má chắc con sẽ hiểu tất cả. Rồi có lúc má sẽ nói cho con hiểu tất cả...

- Con hiểu má ạ... Con sẽ ráng làm theo má - hai tay Hai Phong nắm lấy tay mẹ. Ông hiểu mẹ mình nói gì, ông hiểu mẹ mình nhắc nhủ những khó kh ăn phía trước...

- Con nghĩ được như vậy, má rất vui!

C ăn ph òng như sáng thêm trong niềm vui của má Sáu.

Cuối n ăm nay xí nghiệp in quốc doanh Tự Lực của Hai Hân lại được lãnh đạo Thành phố trao thưởng Lá cờ đầu, vì hoàn thành kế hoạch in ấn và làm tốt công tác đời sống. Nghĩa là ba năm liền xí nghiệp được nhận vinh dự này, Hai Hân cũng được tuy ên dương công trạng, báo chí tôn lên như một anh hùng.

Khác với hai lần trước, kỳ khen thưởng lần này báo chí làm rầm rộ quá, tự nhiên hình như mọi con mắt của cả Thành phố đều dồn về xí nghiệp.

Vòng nguyệt quế có gai làm Hai Hân buốt đầu lại là bài báo vào bậc thầy của làng báo ca ngợi xí nghiệp Tự Lực nhân dịp này. Bài này được đăng trên mấy tờ báo lớn của Thành phố, tác giả là Đoàn Danh Tiến, vốn từ lâu đã tự xác lập được tên tuổi của mình trên diễn đàn báo chí Sài Gòn. Ông Tiến gần như cùng tham gia vào quá trình khai sinh ra xí nghiệp Tự Lực, hiểu rõ mọi khó khăn và những chi tiết ngóc ngách. Từng lời bình phẩm, từng ý tán dương rất có hồn, vì được khéo léo gắn với việc thật, người thật của xí nghiệp v à của hoàn cảnh chung cả Thành phố.

Dù sao phải thừa nhận ông anh là người có tài, nhưng càng tài bốc em lên như thế này thì càng làm khổ thằng em này thôi ông anh ơi! - Hai Hân rên rỉ khi so sánh bài này với mấy bài khác...

Cái lợi là xí nghiệp và Hai Hân rất nổi danh. Nhưng cái bất lợi là những chuyện xé rào hay làm ẩu một chút, ví dụ như chuyện có 2 sổ kế toán - một để báo cáo, còn một để điều hành xí nghiệp, việc cấu chỗ này đắp chỗ kia - nhất là việc vay tạm một số vật tư, vốn.., việc lạm dụng một số cơ chế... để cứu nguy những thua lỗ không tránh khỏi.., rồi đến việc mượn tạm tài khoản... để chạy kế hoạch 3, vân...vân... th ì ngày càng khó che mắt mọi người...

Nhưng điều làm cho Hai Hân lo nhiều hơn là càng đi vào hình thành cơ chế một giá theo giá thị trường, xí nghiệp ngày một ít khả năng chạy vật tư theo giá bao cấp để chuyển vào kế hoạch 3, mảnh đất vung vinh cho đồng ra đồng vào để làm công tác đời sống co hẹp dần. Đã thế sự móc ngoặc giữa thủ quỹ, kế toán và thủ kho ngày càng trắng trợn. Đã nhiều lần Hai Hân gọi những người này lên cảnh cáo, song câu chuyện cứ như nước đổ lá khoai. Những năm trước đây khoảng chênh lệch giữa giá bao cấp và giá thị trường thường là một hai chục lần, nên dễ dàng khắc phục một số thất thoát nhất định. Hai giá bây giờ gần sít nhau, khả năng này hầu như không còn nữa, sự thâm hụt của xí nghiệp cứ tự nó lồ lộ ra như những mụn lở đang thi nhau vỡ toác trên khắp thân thể con người. Đã có lúc Hai Hân nghĩ đến việc đưa Thắng vào trợ chiến cho mình trong chuyện hạch toán của toàn xí nghiệp. Nhưng Hai Hân thừa biết phẩm chất của Thắng. Hơn nữa kinh nghiệm bấy nhiêu năm làm giám đốc dạy cho Hai Hân đủ nhạy cảm để hiểu rằng nếu giao cho một người thâu tóm toàn bộ công việc kinh doanh của xí nghiệp và kế hoạch 3 thì trên thế gian này không có một ông thánh nào đủ tài đức chống lại gian lận.

Ông bí thư đảng uỷ, quân nhân phục viên, cậy có quá trình cách mạng lâu năm hơn Hai Hân nên luôn luôn kèn cựa. Ông quên mất chính Hai Hân là người xin ông về xí nghiệp này hồi mới thành lập. Nhân lúc xí nghiệp đang có nhiều chuyện lủng củng liên quan đến uy tín của Hai Hân, ông bí thư nói với Hai Hân ngay giữa lúc ăn trưa tại căng-tin của xí nghiệp, cốt để nhiều người nghe thấy:

- Anh Hai này, chỗ anh em với nhau, tôi khuyên anh lúc này anh nên tranh thủ sự hậu thuẫn của đa số. Hồi n ày xì xèo về anh nhiều quá.

- Cảm ơn anh Ba, tôi cũng nghe thấy.

- Ngay trong đảng uỷ cũng phàn nàn có nhiều việc anh quyết rồi đảng uỷ mới biết.

- Anh Ba thông cảm cho, tôi quyết toàn việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Không quyết ngay như vậy thì xí nghiệp ta nếu không trâu chậm uống nước đục thì lại mất cả chì lẫn chài! Tôi có quyết việc gì liên quan đến công tác Đảng đâu.

- Đúng là thế, nhưng đảng uỷ không biết thì làm sao lãnh đạo các chi bộ và công đoàn thực hiện? Có sự tham gia của đảng uỷ thì quyết định của anh càng chắc chắn hơn, có hại gì đâu. - giọng ông bí thư Đảng uỷ ân cần như chia sẻ những khó khăn của Hai Hân.

- Anh Ba ơi, bàn tới bàn lui trong đảng uỷ chuyện kinh doanh của xí nghiệp, nếu không hoàn thành kế hoạch thì báo cáo với trên ra sao? Rồi lấy gì trả lương, lấy gì làm công tác đời sống?

- Đành là thế, cứ đưa ra bàn anh sẽ tranh thủ được sự hậu thuẫn của đảng uỷ, nếu thống nhất được trong đảng uỷ thì quyết định của giám đốc càng mạnh, anh mất gì? Tôi nghe nói sắp tới có chủ trương nâng vai trò đảng uỷ trong xí nghiệp thành ban cán sự Đảng đấy, chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn diện đối với xí nghiệp, chứ không phải như thế này đâu.

- Ấy chết, đừng làm thế. Anh thưa hộ với trên là hoàn toàn không nên! Thằng đái thằng cầm... cò thế này thì làm sao điều hành mọi việc cho tốt được?

- Ăn nói linh tinh! Tính đảng của anh cực kỳ có vấn đề!..

Từ hôm ấy bí thư đảng uỷ lại có thêm chuyện dèm pha để hạ uy thế Hai Hân.

Gần đây Hai Hân lại có thêm nỗi lo mới: sau một quý thường xuyên tự mình ngấm ngầm kiểm tra các căng tin và những hoạt động khác của kế hoạch 3, Hai Hân thực sự hoảng sợ thấy doanh số của kế hoạch 3 ghi trong sổ sách hơn hẳn doanh số hoạt động chính của xí nghiệp. Trong thâm tâm Hai Hân thú nhận những việc của kế hoạch 3 để ngoài sổ sách thì chỉ có chúa trời may ra mới biết được - nghĩa là chính mình cũng không kiểm soát nổi! Không thể tin tưởng vào Thắng được. Xí nghiệp nợ ngày càng nhiều, nhưng kế hoạch 3 vẫn có tiền chia đều đều cho mọi người...

Đã thế, ngày qua ngày lại, công đoàn hình thành một quỹ riêng khá lớn, gọi là quỹ đời sống, được trích lại theo tỷ lệ phần trăm từ khoản phụ cấp đồng loạt do thu nhập của kế hoạch 3 mang lại. Phó bí thư đảng uỷ kiêm chủ tịch công đoàn biện bạch: Phải có quỹ này để phòng xa cho đoàn viên trong tình huống kế hoạch 3 gặp khó khăn...

Hai Hân lúc đầu chỉ đơn giản nghĩ rằng để tranh thủ công đo àn, mình có thể nhân nhượng cho phép lập quỹ này.

Không ngờ quỹ ngày càng mở rộng các loại hình kinh doanh khó biết hết được. Trong những lớp học, lớp huấn luyện qua các năm tháng người ta mới chỉ dạy cho Hai Hân biết chủ nghĩa tư bản là con bạch tuộc có nhiều vòi hút máu giai cấp vô sản trong bản quốc và tại các thuộc địa. Các bài giảng của ông Đoàn Danh Tiến cũng không qua được cái ngưỡng này. Hai Hân thực sự lúng túng không biết gọi kinh tế công đoàn đang hoành hành trong xí nghiệp quốc doanh Tự Lực của mình là con gì. Con quái vật này vừa có chân rết ở các phân xưởng, vừa có các cái vòi hút được đủ mọi thứ - từ các con số trên sổ sách ở phòng kế toán, đến các thứ như mực in, giấy, xi măng, thép xây dựng ở trong kho hoặc vôi, cát trong các phân xưởng, hút được cả giờ lao động, hút được cả linh hồn và thể xác con người... Chất độc của nó đang từng bước làm tê liệt tất cả những gì nó có thể với tới hoặc có liên quan đến nó - từ nội quy xí nghiệp, họp công đoàn, sinh hoạt chi bộ, hoạt động của thanh niên, chỉ thị của trên về..! Cuộc sống kinh tế ngoài đời càng lao đao, con quái vật này càng hấp dẫn, càng được tôn thờ, c àng tác oai tác quái.

- Đây là xí nghiệp của nhà nước hay là xí nghiệp của công đoàn? Không ai xuyên tạc vai trò của công đoàn một cách tệ hại như các đồng chí! - Hai Hân thẳng thắn nêu vấn đề trong một cuộc họp đảng uỷ xí nghiệp.

- Đồng chí giám đốc nói như vậy là không quán triệt tinh thần bung ra của trên!

- Phải tự xem lại tư cách đảng viên của mình đi! Giám đốc mà ăn nói về công đo àn như thế à!

- Không xem xét gì cả, công đoàn muốn làm kinh tế thì phải tách khỏi xí nghiệp của nhà nước. Hay là các đồng chí muốn làm công đoàn Đoàn kết(*) [(*) Công đoàn Đoàn kết - phong trào công đoàn do Valesa lãnh đạo, vào những năm cuối thập kỷ 1980 Công đoàn Đoàn kết đã lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa Ba Lan, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên bị sụp đổ trong thời kỳ chiến tranh lạnh. ]? - Hai Hân vẫn khăng khăng bác bỏ.

- Tôi yêu cầu đồng chí giám đốc rút lại câu nói của mình! - bí thư đảng uỷ đứng hẳn dậy, giọng rất gay gắt, mặt đỏ tía.

Mỗi lần nhớ đến những cuộc tranh cãi nảy lửa, Hai Hân lại rít lên trong đầu, tự oán trách m ình về thoả hiệp chết người cho lập quỹ này.

Trong khi đó những quầy bia hơi của căng-tin bành trướng ra khắp các phân xưởng. Quanh các vại bia lời đồn đại râm ran: Giám đốc Hân bị đảng uỷ nốc- ao rồi, vì tính đảng kém!..

Một lần, tại một bom bia công đoàn(*) [(*) Bia do kinh tế công đoàn bán.] đặt ngay ở góc phân xưởng đóng sách, mấy người đang nhậu nhẹt thấy bóng Hai Hân thoáng qua. Họ bảo nhau nói cười oang oang, cố tình để Hai Hân phải nghe thấy những điều họ đang nói...

Hai Hân ph ăm phăm đi lại, co chân bồi cho can bia trên bàn một cú đá song phi, tay gạt phăng các ly bia trên bàn xuống đất. Cú đá quá mạnh, cái can nhựa vỡ toác. Tiếng cốc thuỷ tinh vỡ loảng xoảng, bia l ênh láng khắp nền nhà.

- Các anh cút đi ngay! Mọi người phải về chỗ l àm việc! Ai cho phép các anh nhậu nhẹt vào giờ làm việc như thế này? - Hai Hân quát to.

- Đù mẹ giám đốc! Dám hất đổ bia của chúng ông! - Một người hung h ăng nhất trong đám lớn tiếng, mặt anh ta cũng đỏ nhất, dứt lời anh ta giang tay tát thẳng cánh v ào mặt Hai Hân.

Cái tát quá bất ngờ, Hai Hân loạng choạng, nhưng cũng đứng thẳng ngay được:

- Anh nhắc lại câu anh vừa nói! - Hai Hân ra lệnh cho người vừa tát mình.

- Ông chửi đù mẹ mày dám hất đổ bia của chúng ông! Nghe rõ chưa, giám đốc?

- Nghe rõ rồi. Nghe rõ như thế này! - dứt lời, một quả đấm thôi sơn của Hai Hân bay thẳng vào giữa mặt anh chàng hung hăng.

Quả đấm quá mạnh, anh chàng này ngã ngửa về phía sau, mồm be bét máu. Anh ta ôm mặt lồm cồm đứng dậy, tay nhặt từ trong máu ra một chiếc răng. Mọi người trong phân xưởng dồn về, giương mắt nhìn. Họ đứng chật một góc nh à.

Nhưng lạ thay, tất cả im như thóc. Cả cái anh chàng mồm be bét máu cũng không dám ho he gì.

- Tất cả về chỗ làm việc. Đứng như bụt mọc ở đây l àm gì! - Hai Hân quát lớn.

Người người lục tục về chỗ của mình. Râm ran xì xào:

- Như thế mới đáng đời, giờ làm việc mà cứ nhậu nhẹt, chẳng coi trời đất l à gì!

- Cú nốc-ao đẹp như trong xi-n ê (ciné)!..

- Tay này có võ, giám đốc cộng sản mà đánh công nhân ác quá!..

... Mặc! Mình chịu lùi bước thì xí nghiệp này còn ra cái thể thống gì nữa! Đảng bộ, công đoàn, thanh niên cờ đỏ... Các người đi đâu hết cả thế này?!. - Hai Hân đứng yên tại chỗ, mắt hầm hầm nhìn mọi người, mặt và hai tai đỏ tía l ên rồi trắng bệch ra vì quá giận giữ…

Chờ xong ai về chỗ người nấy Hai Hân mới quay trở ra, trong đầu lởn vởn những câu xì xào vừa nghe được.

Đằng sau lưng hai Hân, cô bán hàng căng tin - nói theo mốt gọi là người làm kinh tế công đo àn - quét quét những mảnh thuỷ tinh và vũng bia lênh láng trên nền nhà. Can bia vỡ không còn lấy một giọt. Cô ta rên rỉ:

- Chết rồi, hôm nay lõm to rồi! Còn đến già nửa can chứ có ít của đâu...

Đang quét dở dang, cô ta quăng chổi chạy đi, tay giơ quyển sổ nhem nhuốc ra trước mặt tổ trưởng công đoàn của phân xưởng:

- Anh chứng cho em với!

- Chứng vào đây hả?

Cô bán c ăng tin hất mạnh cái tay nghịch ngợm của người tổ trưởng công đoàn đang túm lấy chỗ “bướm” của m ình:

- Đồ khỉ! Chứng vào quyển sổ này: Can bia thủ trưởng đá đổ hết, không phải em bán hết!

- Chứng như thế thì bố ai dám!

Hai người cứ lằng nhằng với nhau mãi...

Chiều hôm đó Hai Hân gọi Thắng l ên:

- Nội nhật ngày mai cậu phải dẹp ngay việc bán bia, chè thuốc trong giờ làm việc. Nếu không xong, tôi đuổi cổ cậu ra khỏi xí nghiệp ngay tối mai!

Ngay trong sáng hôm sau, mọi nơi trong xí nghiệp sạch banh, không một chỗ bán chè thuốc, không một can bia...

Chuyện cũ chưa xong đã xảy chuyện mới. Kế toán trưởng của xí nghiệp cậy mình là vợ phó bí thư đảng uỷ, bà ta làm nhiều chuyện nhập nhằng. Song bà ta còn dám làm nhiều chuyện dựng tóc gáy, vì đã cặp bồ với bí thư đảng uỷ - theo cái lẽ nhất cử lưỡng lợi.

Gần đây nhất, khi xí nghiệp mua được một khối lượng đáng kể giấy in theo giá thoả thuận giữa các xí nghiệp với nhau - do chính Hai Hân dàn xếp. Bà kế toán trưởng làm các giấy tờ xàng-xê phần lớn việc mua bán này thành công việc kinh doanh của công đoàn. Thế là xí nghiệp phải mua lại phần giấy in do chính mình đã bỏ tiền đứng ra mua!

Hai Hân trơ mắt ếch đứng nhìn, miệng chửi lầu bầu: "...Đ ù mẹ, cướp ngày ngay trên tay mình! Mà lại cướp của xí nghiệp nhà nước!..."

Trong cùng ngày xảy ra việc cướp ngày ấy, công đoàn "chạy" được một số lượng đáng kể vật liệu xây dựng, nhưng chia đầu chia đuôi nhiều quá ngay từ lúc chưa bán, cuối c ùng lỗ vốn. Bà kế toán trưởng xàng-xê nó thành việc mua vật tư cho xí nghiệp cho tu bổ nhà cửa...

Mất trọn một ngày tự tay tập hợp, rà soát lại các hồ sơ về hai vụ này, Hai Hân trong bụng thầm phục sự thâm thuý của bà Hà vợ ông Tiến đã có lần ví 120 bóng đèn điện chẳng qua cũng chỉ bằng cái kim... Nếu quy giá trị hai mẻ đánh lưới trộm này của bà kế toán trưởng thành những cái kim như thế thì có lẽ mình phải đem cân đi mà đếm những cái kim như vậy!.. Hai Hân tỷ mỷ thu thập con số, sự việc, ghi ghi chép chép mọi chi tiết...

Xong việc, Hai Hân ra về trời đã tối. Khi ngoặt vào hẻm nhà mình, tiếng hát ru con đâu đó vọng vào tai Hai Hân. Nghe kỹ, Hai Hân nhận ra người mẹ nói giọng Bắc, lời ru là câu vè thỉnh thoảng Hai Hân đã từng được nghe trong những tháng ra ngoài Bắc đi học... Một bản năng nào đó khiến Hai Hân dừng lại...

...Con chim chích ý a à ơi.., nó đậu ý a cành chanh.., tôi lấy mảnh sành, tôi banh vào cổ à à ơi, nó đổ ý a máu ra.., đem về làm thịt ý a được ba bát đầy.., ông cốt ăn một ý a bà cốt a ăn hai.., còn hai cái thủ cái tai ý a, đem về biếu chúa a, chúa hỏi ý a thịt gì.., thịt con chim chích ý a, nó đậu a c ành chanh... à à ơi...

Người mẹ hát đi hát lại, Hai Hân đứng nghe như không biết chán...

Càng nghe kỹ, Hai Hân càng quên dần đi nỗi phiền muộn cảnh vợ chồng mình hiếm hoi... Anh ta thấy câu vè ngộ nghĩnh đến phi lý. Câu chuyện cái kim hôm n ào của bà Hà càng làm cho Hai Hân ngẫm nghĩ.

... Đù mẹ, cái triết lý trong câu vè sao mà đúng với cảnh xí nghiệp m ình thế!..

Sớm hôm sau đến xí nghiệp, Hai Hân đưa ra các chứng cớ rồi nói thẳng với bí thư đảng uỷ:

- Anh phải hỗ trợ cho quyết định của tôi. Dung túng chuyện này, mọi sai trái khác không trị được. Mọi người đều biết anh l à người có... uy tín với bà ấy...

- Đồng chí đã cân nhắc thấu đáo chưa? Cái chuyện đấm con người ta gãy răng còn chưa giải quyết xong.

- Tôi nghĩ kỹ rồi, để muộn thì sắp tới giám đốc có ba đầu sáu tay cũng không giữ được kỷ cương trong xí nghiệp. Anh nên thông cảm với trách nhiệm giám đốc của tôi.

- Tôi không nói chuyện thời gian. Tôi hỏi đồng chí đã cân nhắc kỹ đúng sai của sự việc chưa? - Bí thư đảng uỷ nói năng đủng đỉnh, câu một đồng chí, câu hai đồng chí, không một chút tỏ ra bất ngờ hoặc sửng sốt.

- Tôi đã cho hoàn thành đầy đủ các hồ sơ. - Hai Hân không ch ùn lòng.

- Nếu thế đồng chí cứ làm việc của đồng chí.

- Nhất định là như vậy. Nhưng tôi không muốn đặt anh và đảng uỷ trước việc đã rồi. Hơn nữa tôi cũng muốn biết thái độ của anh và của đảng uỷ.

- Đồng chí vừa mới nêu vấn đề, bây giờ phải chờ tôi báo cáo lại với đảng uỷ, đảng uỷ sẽ còn phải định ngày họp bàn, rồi mới có ý kiến được. Còn ý kiến của tôi thật đơn giản: Theo tổ chức của ta xưa nay, nơi nào ra quyết định bổ nhiệm, thì chỉ nơi đó mới có quyền ra quyết định cách chức! Đồng chí cũng hiểu điều n ày chứ?

Hai Hân nghĩ thầm trong bụng: Đù mẹ, không có lời lẽ nào rõ hơn nữa, lão ta đang thách mình!.. Thế này mà lại còn định lập cả ban cán sự nữa!..

Hai Hân về phòng làm việc, đóng chặt cửa, ngẫm nghĩ sự đời...

Hai Hân làm giám đốc được mấy năm rồi mà chỗ này chỗ khác vẫn còn nhiều ý kiến này nọ. Bây giờ lại thêm cái việc phá bĩnh từ bên trong nhân danh hết cái này đến cái khác, Hai Hân không thể nào chấp nhận được. Thế rồi còn trách nhiệm của giám đốc đối với nhà nước, đối với cuộc sống của mấy trăm con người trong xí nghiệp...

Đã quyết là làm! Cái tật bất cần đời này tiêm nhiễm vào máu Hai Hân từ những năm tháng phiêu bạt cuộc đời giang hồ. Đó là những năm tháng cái sống và cái chết đồng hành dắt tay nhau, tồn tại hay không tồn tại chỉ cách nhau gang tấc... Đó là cuộc sống giữa các mũi dao g ăm, các quả đấm sắt, các vụ tạt a-xít, các mưu mẹo diệt nhau trong khoảnh khắc. Đó là những trận tao ngộ chiến giữa các nhóm du thử du thực mà cảnh sát Sài Gòn và quân cảnh Mỹ cũng chỉ dám khoanh tay đứng ngoài nhìn... Trong cuộc sống ấy Hai Hân không có nhiều thời giờ để chần chừ, để lựa chọn cái n ày cái nọ.

Gái, tiền, uy lực, d ăm ba vết sẹo trên lưng... Tất cả những thứ đó đâu có phải là những gì xa lạ đối với mình! Rồi đến cả cái đêm nhất dạ đế vương, đến nỗi phải đi làm đĩ đực lấy tiền đền cho Tư Cương. Cái đêm ấy đâu có phải là đêm đầu tiên. Nó chỉ là cái mốc chót trong cuộc đời gi ãy giụa của mình mà thôi...

Từ lâu Hai Hân đã cố đ ào sâu chôn chặt tất cả những vốn liếng ấy.

Người khinh rẻ mình, liệt mình vào loại côn đồ. Kẻ sợ mình, vì kiềng nể tên đâm thuê chém mướn. Đời ruồng bỏ mình.., cho đến cái ngày mình gặp được Ba Khang...

Tất cả những gì mình muốn, những gì mình không thể nào nhắm mắt buông trôi, đó là giành lại cái địa vị làm người của mình đã bị đời cướp đi! Chính vì thế mình đã làm mọi việc để tranh bằng được cái chức giám đốc, để muốn có cơ hội vả v ào miệng những kẻ khinh mình, những kẻ sợ mình, những kẻ lên mặt dạy mình...

Thực lòng cũng có lúc lương tâm mình cắn rứt: ...Mình đã có những hành động quá hận đời. Mình thú nhận như vậy... Song đời đã đóng lên trán mình cái triện sắt nung đỏ vô sản lưu manh cơ mà! Có thứ thuốc tẩy nào xoá được dấu cái triện sắt nung đỏ này không? Nó được đóng vào trán mình từ lúc mình bơ vơ không cha không mẹ, ăn nhờ ở đậu nay đây mai đó... Nó cướp đi của mình cái nhân tính biết vui biết buồn của con người và chỉ để lại cho mình sự tàn ác. Nó làm cho mình bao phen chết đi sống lại mà cũng không có cách gì tẩy sạch được cái cảm giác tởm lợm, nhột nhạt, nhầy nhụa khắp thân thể... Nghĩa là bây giờ mình lại đang mất đi cơ hội giành lại địa vị con người rồi hay sao? Chẳng lẽ tự khép mình vào khuôn phép đến thế mà vẫn không kỳ cọ được cái dấu vết triện sắt nung đỏ trên trán?! Bây giờ mình có gì đâu ngoài trách nhiệm? Cả đến vợ mình cho đến tận bây giờ cũng phải chịu khổ lây trăm đường v ì sự khép mình này của chính mình. Thế mà...

Thế mà chúng nó vẫn còn muốn đánh bật mình đi, dìm mình xuống bùn đen. Mẹ kiếp, khi phải làm kế hoạch 3 để cứu xí nghiệp và cứu sống nhau, thì xúm nhau lại nhân danh bảo vệ chế độ kiên quyết cản mã mình. Bây giờ lại xúm lại nhân danh bảo vệ quyền lợi công đoàn moi móc tan hoang xí nghiệp. Đời chẳng lẽ mất dạy đến thế à? Nghĩa là mình vĩnh viễn không thể giành lại được địa vị làm người của mình nữa à? Hay là mình đểu chưa đủ để th ành người?

Trời ơi, có phải thế không? Mình đểu chưa đủ đểu để th ành người?..

"Cái chuyện đấm con người ta gãy răng còn chưa giải quyết xong, đồng chí tính xem có n ên như vậy không?."

Đấy là lời nhắc nhở, lời khuyên can, lời cảnh cáo, lời hăm doạ, lời thách đố, lời dạy đời, lời miệt thị, lời cáo buộc, lời mặc cả, chuyện mua bán, món hàng đổi chác?

- Đù mẹ! Nói năng gì mà một câu mà có đến tám, chín, mười nghĩa!..

Hai Hân vùng đứng dậy, mở toang cửa, rú ga cái xe máy Honda đen tong tọc của mình, vọt đến thẳng nhà Tư Cương, quên cả việc ra đi phải kh oá cửa.

Trời tối, có mưa lớn lại càng tối. Ông bà Tư Cương đã nấu xong cơm chiều nhưng chưa đến giờ có điện, đành nán chờ. Từ hơn một năm nay không còn cái lệ cắt điện ngày chẵn hay ngày lẻ nữa. Dân cả thành phố thở phào nhẹ nhõm. Thường thì vào giờ này thành phố phải có điện rồi. Có lẽ tại mưa lớn, rơ-le của trạm biến thế nào đó tự ngắt cũng n ên...

- Hay là ta thắp tạm cái đ èn dầu vậy, chờ như vầy cơm canh nguội hết trơn? - bà Tư hỏi chồng.

- Mùa này mưa to thì nhanh tạnh thôi. Nếu bà chưa đói chúng ta ráng chờ chút nữa...

Ông Tư dứt lời được một lúc, mưa tạnh, đèn điện bật sáng choang. Cả hai ông bà đều reo l ên:

- A có điện!

Trên gác, hàng xóm bốn chung quanh, cũng đồng thanh reo.

Ông bà Tư đang dọn cơm th ì có chuông reo.

- Ông cứ bê các thứ lên nhà đi, để tôi ra mở cổng cho. Ai lại đến vào giờ này nhỉ, cũng may là vừa mới có điện!

Một lát sau bà Tư trở vào, theo sau là người khách lạ, áo mưa trùm kín mít.

Khách cởi xong áo mưa, vuốt lại quần áo tóc tai rồi mới lên tiếng:

- Xin chào! Tôi là khách không mời mà đến. Hình như nhà ta chuẩn bị ăn cơm. Tôi đến xin ăn đây!

- Trời đất, ông Hai? - ông Tư không nói được hết câu.

Trong khoảnh khắc ông Tư chết đứng. Từ khi cải tạo cái nhà in đến giờ, kinh nghiệm đã dạy ông: Cứ mỗi lần Hai Hân đến là đều có chuyện chẳng lành. Hôm nay lại có chuyện dữ gì nữa đây?..

Ông bà Tư Cương cứ ngây ra nhìn nhau. Cả hai đều không biết nên mở đầu câu chuyện như thế n ào.

Bà Tư là người đầu ti ên phá vỡ sự im lặng:

- Ông Hai đến vào giờ này chắc chưa ăn cơm, xin mời ông d ùng bữa với chúng tôi.

- Xin nhận lời ngay ạ. Nhưng tôi tự dưng đến thăm thế n ày thì nhà làm gì có cơm mà mời?

Ông Tư đã cảm thấy ngay cái cách nói lạ lạ của hai Hân, cũng mạnh dạn đỡ lời cho vợ:

- Ông nhận lời là quý hoá lắm rồi, mời ông ngồi uống chén nước là bà nhà tôi chuẩn bị xong ngay.

Ông Tư đưa Hai Hân ra chỗ sa-lông, nơi gia đ ình Lễ vẫn thường tiếp khách, pha ấm trà:

- Lâu lắm tôi mới lại có dịp gặp ông.

- Bác Tư ơi, bây giờ nếu thực lòng bác muốn giữ tôi ở lại ăn cơm với bác, tôi đề nghị chúng ta trở lại cách xưng hô với nhau như ngày xưa đi. Nếu không tôi xin đứng dậy ra về, đỡ phiền cho bác gái phải v ào bếp.

Ông Tư không hiểu tai mình có nghe lầm không:

- Có gì đâu m à phiền, mời ông ngồi chơi uống chén nước là bà nhà tôi chuẩn bị xong ngay thôi mà.

Hai Hân đứng dậy:

- Bác vẫn chưa hiểu tôi, nếu bác không trở lại cách xưng hô cũ giữa chúng ta với nhau, tôi không nói chuyện được. Ch ào bác, tôi xin về.

- Chết, cậu Hai, sao cứ đùng đ ùng vậy, chúng tôi mời thật lòng mà! - ông Tư níu tay Hai Hân lại.

- Dạ, bác gọi tôi là cậu Hai như cũ, tôi thấy nhẹ hẳn người. Nhà cửa vắng vẻ quá. - Hai Hân cố tạo ra không khí ấm áp cho câu chuyện.

- Dạ, ông Thành thì đi Mỹ rồi. Gia đình Thắng dọn về nhà mới. Chỉ còn gia đình Vũ ở đây, nhưng sinh hoạt b ên nhà bà Sáu Nhơn là chính.

- Bây giờ bác không sợ tôi đưa người nhảy dù vào đây chớ?

- Thì cậu cũng phải thông cảm cho tôi, từ cái ngày cải tạo đên giờ, hễ cứ lần nào gặp cậu là y như rằng cậu gây cho tôi không chuyện này thì chuyện khác. Không phải chỉ mình tôi, ông Thành cũng nghĩ thế! Mười năm rồi c òn gì nữa, thành thói quen mất rồi.

- Đến bây giờ bác vẫn chưa hết sợ sao?

- Chưa. Mặc dù chẳng còn gì để m à sợ.

- Như thế là bác còn nhiều điều để m à ghét?

Thấy ông Tư im lặng, Hai Hân do dự một lát rồi nắm lấy tay ông Tư:

- Trước khi nói chuyện với bác hôm nay, tôi có lời xin lỗi đã. Xin lỗi vì cái tội đã làm cho bác sợ. Nói thật lòng, tôi xin lỗi về mọi điều cư xử không đúng đối với bác, chứ không phải v ì công việc cải tạo cái nhà in Ánh Sáng.

- Sao tự dưng cậu lại nghĩ đến chuyện xin lỗi?

Hai người uống nước. Hai Hân nói lại đầu đuôi câu chuyện, nhất là những việc đang nổi cộm trong xí nghiệp, rồi t ìm cách giải thích thêm cho ông Tư:

- Bác phải thông cảm cho tôi. Con người đã đội trên đầu mình cái tên là đầu trộm đuôi cướp, là lưu manh côn đồ, là gì gì nữa... Con người ấy không còn gì để mất! Tôi l à như thế, nghĩa là không còn là người nữa!

- Thôi đừng nhắc lại ng ày xưa!

Hai Hân không để ý đến sự khuy ên can của ông Tư, anh vẫn một giọng buồn buồn:

- ... Tôi nghe lời bác Ba Khang. Cứ nói cho oai là được bác Ba giác ngộ cách mạng đi. Nói to tát nó là như thế. Thực ra là lúc ấy thâm tâm tôi chỉ một ý chí tìm đường chiếm lại quyền làm người của mình, đơn giản có thế thôi. Là người mà không được coi là người thì tôi không chịu được, mà tôi có đui què mẻ sứt gì! Tôi không ngu dốt hơn nhiều thằng có học khác. Tôi còn có phẩm chất bằng vạn kẻ giàu sang danh giá khác. Tôi đã từng cho kẻ ăn mày, người tàn tật, hay một con điếm khốn khó cả nắm tiền tôi có trong tay, mặc dù tôi chưa biết ngày mai tôi sống bằng gì... Nhưng cái hận là người mà không được đối xử như người thì tôi không chịu được!.. Bác cứ nhìn các sẹo đây này. - Hai Hân vạch hai ống tay, kéo hai ống quần lên đến quá đầu gối, phanh ngực, rồi quay lưng lại vén ngược áo l ên...

Sống bao nhiêu n ăm trời với Hai Hân, đã được nghe nhiều về Hai Hân, được nghe nhiều điều chính miệng Hai Hân kể ra.., ông Tư kinh ngạc hôm nay mới biết trên người Hai Hân có nhiều vết sẹo đến thế. ... H èn gì không bao giờ thấy anh chàng này cởi trần! - ông Tư nhớ lại.

Có lẽ, võ nghệ cao đã giúp Hai Hân không có vết sẹo nào trên mặt. Tuy vậy, đối với ông Tư, thật sự bất ngờ...

- Bác thông cảm, tôi quyết tâm chiếm bằng được cái chức giám đốc xí nghiệp in, bằng bất kỳ giá nào! Trong khi đó người ta lại muốn chọn người khác. Người ta không biết làm như thế là đánh một đòn chết người vào quyết tâm của tôi. Đã thế có lúc bác lại còn lôi cả lời thề độc của tôi ra xịa lại tôi, bác c òn nhớ chứ?

- Thế mà tôi cứ nghĩ rằng cậu coi tôi, Bảy Dự, Ba Khang... là kẻ thù không đội trời chung! ông Tư vừa hồi tưởng lại mọi chuyện, vừa rót nước cho Hai Hân nói tiếp.

- Trong tiến hành cải tạo, tôi đã làm bất kể việc gì, miễn là tôi đạt mục đích! Thậm chí có những việc tôi chủ định làm quá đi, để chắc thắng, dứt khoát không chịu thất bại. Tôi quá lời với Năm Thịnh cũng cùng một lý do như đã đối xử với bác, với bác Ba, với Bảy Dự m à thôi...

- Nghĩa là chính sách nói một, cậu làm hai!?

- Gần như thế. Chỉ có một điều duy nhất...

- Là gì?

- Bác nhìn lại mà xem, tôi không tơ hào một chút gì cho riêng mình, đến ngày hôm nay cũng vậy... Tôi chỉ muốn khẳng định tôi l à tôi, với bất kỳ giá nào!

- Tôi vẫn biết cậu là con người quyết liệt...

- Bác còn nhớ mấy lần bác yêu cầu tôi ký vào cái bản kiểm kê tài sản nhà ông Học?

- Tôi hiểu điều này. Tôi còn biết nhiều chuyện khác trong xí nghiệp qua vợ chồng Thắng ở trên gác hai. Tôi biết vợ chồng cậu vẫn chui rúc trong cái hẻm cũ... Nói thế này cậu đừng cho tôi là phản động, cậu là người giám đốc trong sạch đầu tiên mà tôi biết trong cái Thành phố này đấy. Hay là bây giờ tôi như ếch ngồi đáy giếng?

- Ha ha ha… Nhận xét này nghe được đấy! - Hai Hân cười chua chát. - Thế mà tôi cứ lo chưa đủ đểu để thành người! Bác Tư, bác có biết điều thay đổi lớn nhất đã đến với tôi không?

Tư Cương hết rót nước cho Hai Hân lại rót cho mình, rót xong vẫn giữ hồi lâu cái ấm trong tay, trong đầu cố tìm cách trả lời. Ông đặt ấm chè xuống, lắc đầu:

- Chịu. Không đoán được.

- Tôi đã đạt được mục đích. Đạt tốt là khác! Bác biết đấy, những năm đang có chiến tranh với Pôlpốt, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc, trăm ngàn khó khăn... Làm riết các nhiệm vụ, dần dần tôi thấy mình có ích cho nhiều người, thấy ngày một rõ hơn ý thức trách nhiệm. Nhất là những năm gần đây, một lúc tôi phải lo cho cuộc sống của bốn năm trăm con người, cũng có nghĩa là vài trăm gia đình bác ạ. Tôi ngày đêm chỉ còn có lo và lo thôi. Tôi quên dần hoặc không còn nghĩ đến việc trả thù đời, nghĩa là không tự ti nữa. Có thể nói trách nhiệm trong công việc đã thuần dưỡng tôi, biến đổi tôi. Câu chuyện bây giờ là sự phá bĩnh, nói cho đúng hơn là tệ nạn ăn cắp trong xí nghiệp đụng thẳng vào ý thức trách nhiệm của tôi, đang muốn đánh đổ ý chí tự khẳng định m ình của tôi!

- Hay là cậu trả thù đời xong rồi? - ông Tư lúc này đã lấy lại được l òng tự tin trong khi tiếp chuyện.

- Bác Tư ơi là bác Tư! Bác vẫn khắt khe với tôi y như hồi còn ở cái nhà in Ánh Sáng.

- Cậu Hai này, đến bây giờ Ba Khang vẫn còn ân hận với bà Sáu Nhơn về cách đối xử của chính quyền, của cậu vừa qua đối với gia đ ình bả.

- Tôi biết bác Tư à. Tôi mong lúc nào đó sẽ được nói rõ mọi chuyện như đang ngồi nói với bác. - Hai Hân trầm ngâm một lúc rồi mới nói tiếp: - Điều kỳ lạ là từ khi tôi không có yêu cầu trả thù đời nữa, cũng là lúc tôi bắt đầu ý thức được thế nào là trách nhiệm. Tôi chưa lúc nào có cảm giác mãn nguyện, mà lúc nào cũng chỉ vắt óc nghĩ xem bác đã điều hành cái nhà in của ông Học như thế nào, rồi tôi tìm cách vận dụng vào xí nghiệp của mình. Thú thực tôi bắt chước được ở bác nhiều lắm.

- Tôi phải phục cậu đó, thời buổi bây giờ nuôi được bốn năm trăm con người có dễ đâu! Cậu không làm kinh doanh như tôi trước đây, nhưng cậu chèo chống trong hoàn cảnh bao cấp hiện nay như vậy là giỏi lắm. Cậu đi xa hơn tôi nhiều về mặt này! - ông Tư vọng xuống bếp: - Chúng tôi đói lắm rồi b à ơi!

- Xin đợi cho chút nữa, sắp xong rồi đây. - bà Tư trong bếp nói vọng ra.

- Bây giờ mới xin nói với bác cái lý do tôi đến thăm bác hôm nay: Tôi mời bác ra phụ trách toàn bộ công việc quản trị kinh doanh giúp tôi. Chỉ có bác tôi mới tin được.

Ông Tư ngồi im.

- Bác nhất định phải ra giúp tôi. Chỉ có bác mới có khả năng lập lại được trật tự phân minh, công việc của xí nghiệp mới suôn sẻ. Khi lập xí nghiệp, người ta đã khuyên tôi mời bác ra, nhưng lúc ấy tôi đã gạt phắt đi, chỉ v ì lo bác sẽ nổi hơn tôi, sẽ trả thù tôi...

Ông Tư vẫn ngồi im.

- Thôi được, tôi xin tối mai bác cho biết ý kiến. Ở vào địa vị bác, tôi cũng phải đắn đo như vậy thôi.

- Không cậu Hai, không phải thế. Tôi không có gì phải đắn đo cả.

- Thế thì bác cho ý kiến đi.

Ông Tư lại ngồi im một lát nữa.

- Cậu Hai chịu nghe thì tôi sẽ nói thẳng ý kiến của tôi, không dễ lọt tai đâu.

- Ít nhiều tôi vẫn chưa sạch cái máu Hai Hân ngày xưa đâu. Bác khỏi lo.

- Vậy hả? Để xem đ ã.

- Bác vẫn coi thường tôi?

- Không. Nhưng cậu không đủ sức!

- Bác đừng đánh giá thấp cái máu Hai Hân! - hai tay Hai Hân phanh ngực ra trong khi nói.

- Bình tĩnh! Bình tĩnh, ý tôi là như vầy: Cậu nhất định thất bại, mặc dù về nhiều phương diện cậu đã tiến xa hơn tôi. Có mười Tư Cương ra giúp đi nữa, cậu vẫn thất bại!

Hai Hân cảm thấy người loáng choáng, hai tay vò đầu:

- Bác cho tôi chén nước nữa!

Ông Tư tiếp nước, Hai Hân uống xong chén trà mới, vẫn ngồi im suy nghĩ. Ông Tư kiên nhẫn chờ.

- Bác nói rõ ý bác xem nào!

- Có một điều khác nhau như nước với lửa. Khi là Tư Cương của ông Học, tôi toàn quyền quyết định mọi việc, miễn là thực hiện đúng ý đồ kinh doanh của ông Học và có lãi. Hà Văn Hân là giám đốc xịn đấy, nhưng lại không được toàn quyền như cái lão Tư Cương làm thuê ngày xưa đâu. Tôi bây giờ có ra giúp cậu thì chẳng qua là giúp một người không có toàn quyền. Cậu tính đi, toàn quyền cậu không có thì một trăm Tư Cương cũng là đồ bỏ!

Hai Hân ớ người ra. Trong đầu Hai Hân lục cục một mớ các cuộc tranh luận dây cà ra dây muống trong hàng ngũ các cấp lãnh đạo Đảng, đoàn thể, ban giám đốc.., những cuộc chạy ngược chạy xuôi xin ý kiến, nhất là cuộc nói chuyện với bí thư đảng uỷ...

"Cái chuyện đấm con người ta gãy răng còn chưa giải quyết xong, đồng chí tính xem có n ên thế không".

" Đồng chí phải...”

" Đồng chí phải...”

Bỗng nhiên Hai Hân cảm thấy hàng tr ăm cái đinh đóng vào đầu mình. Hai Hân ngồi im, ôm đầu... Chúa Giê-su khi bị đóng đanh câu rút không biết có phải chịu nhiều đau đớn như thế n ày không?..

Ông Tư để Hai Hân ngồi một m ình, xuống bếp giúp bà Tư bê cơm canh lên.

Ông Tư xưa nay vốn kính nể tài nấu nướng của vợ, Khi mâm cơm đã bày xong, ông lại càng phục sự tháo vát hiếm có của vợ trong điều kiện mời khách đột xuất.

- Vậy mà tôi cứ lo trong nhà hôm nay lỡ dịp mời cậu Hai ăn cơm. - Ông Tư vừa mừng, vừa khen vợ.

- Thật ra trước cải tạo, cậu Hai với nhà mình là một, chứ đâu có phải khách khứa g ì. Có phải vậy không cậu Hai? - Giọng nói của bà Tư Cương như không còn vẻ e dè, sợ sệt.

Trong chốc lát Hai Hân bỗng quên những điều đang gi ày vò mình:

- Được nghe bà Tư nói câu ấy là tôi mát lòng mát ruột. Nghĩa là hai người bây giờ không ghét bỏ thằng Hai này!

Trong khi bà Tư sắp bát, so đũa, ông Tư vội chạy sang phòng bên. Lúc quay trở ra, tay xách chai rượu đế:

- Câu chuyện của cậu hút mất hồn vía tôi, chút nữa tôi quên thứ đưa đẩy này. Hồi này hư đốn rồi, bữa cơm nào cũng phải nhấp nháp một tý mới trôi được. - Ông Tư rót đều hai ly rượu, đưa cho Hai Hân một ly - Gác mọi chuyện lại đ ã. Chúc sức khoẻ!

- Xin chúc sức khỏe hai bác! - Hai Hân nâng ly cụng ly với ông Tư - Cả chục n ăm, hôm nay mới được cụng ly với bác!

- ...

Rượu vào, lời ra. Cái khoảng cách đằêng đẵng mười năm như không còn nữa. Họ bộc bạch chuyện riêng tư. Chuyện xí nghiệp. Chuyện thời cuộc. Cả những chuyện bất bình, phẫn uất về bản thân, về sự đời... Họ lại cụng ly.

Những ly rượu đẩy trôi sự bực bội, những ly rượu của sự đồng cảm...

Khi hai người quay trở lại chỗ sa-lông, bà Tư xuống bếp rồi về phòng riêng, để hai người thoả sức trao đổi suy nghĩ của m ình. Câu chuyện lại tiếp tục sôi nổi.

- Cậu phải hiểu cho tôi. Không phải là tôi ngại khó hay không tin cậu. Tôi biết cậu từ vụ Tám rỗ, nghĩa là trước khi cậu về nhà in của ông Học cơ!

- Ôi thôi, bác nhắc lại chuyện Tám rỗ làm gì! Cái thằng Hai Báu mà còn ở lại Sài Gòn thì thuộc loại tư sản phải đem ra bắn, chứ không phải là cải tạo! Tự tay tôi sẽ xin đi bắn nó.

- Thằng này vừa ác, vừa phản động, suýt nữa nó cũng cho ông Học ti êu luôn. - ông Tư nhớ lại.

- Tôi biết chuyện này. Hai Báu đã quỵt công, hiếp bồ của tôi rồi còn cho người giết cô ấy để phi tang. Hồi đó đã mấy lần tôi nghĩ đến tự tử vì tình, vì không thiết sống nữa, vì uất ức quá. Định bụng trước khi chết phải tìm cách khử con quỷ này, tiếc rằng chỉ chém cụt được cánh tay phải của nó. Vì thế nó mới thuê băng Tám rỗ hạ thủ tôi.

- Trong vụ này, cô bồ của cậu chết thay cho cậu đó... Nếu không cậu đừng hòng nghĩ đến chuyện thoát khỏi tay thằng dâm tặc! Cả một xã hội đen hầu hạ dưới trướng của nó...

- Thôi quên chuyện ấy đi. Bác cố ra giúp tôi có được không? - Hai Hân năn nỉ.

- Tôi không là thày bói. Những gì tôi nói với cậu trước lúc ăn cơm là ngẫm nghĩ của tôi mấy năm trời quan sát công việc làm ăn của xí nghiệp Tự Lực.

- Thật vậy không bác?

- Thật. Vợ chồng Thắng chịu ơn bà nhà tôi trông cháu cho, nên thỉnh thoảng vẫn qua lại đây, xí nghiệp có chuyện gì họ kể cho tôi nghe hết. Cái chuyện đấm vỡ mồm thằng cha say xỉn tôi cũng biết tường tận...

Hai Hân thấy không còn đường thuyết phục ông già Tư Cương, mất hết cả kiên nhẫn, đứng dậy:

- Bác không giúp tôi, thì trên đời n ày tôi, tôi... thật sự hết bạn rồi! .

Hai Hân thất thểu, dợm bước đi, ông Tư lật đật kéo Hai Hân ngồi xuống:

- Tôi hiểu cậu mà cậu Hai! - Giọng ông Tư bỗng hạ thấp: Hai Hân à, không sợ trời, không sợ đất, thì cũng đừng sợ sự thật.

- Ý bác muốn nói là tôi cũng không được sợ tôi sẽ thất bại?

- Phải!

- Sao bác có thể nói như đinh đóng cột vậy?

- Cậu cứ thử sức mình đi.

- Thử thế nào?

- Cậu cứ thử đuổi cổ cái thằng cha say xỉn đi. Cậu sẽ thấy cậu bất lực như thế n ào.

- Không, tôi không thèm bẩn tay với hạng đó. Tôi muốn tống cổ con mụ kế toán trưởng ra khỏi xí nghiệp. Hai Hân này đã nói là làm, rồi đấy bác xem.

- Vẫn giữ được cái máu Hai Hân! Nhưng cái lửa trong cậu sẽ đốt cháy cậu.

- Mụ này là kẻ phá hoại số một trong xí nghiệp! Nếu tôi là Chủ tịch nước thì tôi cho xử tử lâu rồi!

- Tôi thành đồ vô dụng rồi, nhưng còn đủ ki ên nhẫn chờ xem cậu ra tay thế nào!

Hai Hân chợt nảy ra một ý kiến:

- Nếu tôi chứng minh nói được là làm được, th ì bác ra giúp tôi chớ?

- Cậu chỉ cần làm được một nửa như thế, l à tôi ra giúp cậu!

Hai Hân đứng bật dậy, xiết tay ông Tư:

- Quân tử nhất ngôn!

- Cậu coi tôi là quân tử thì quân tử!

...Ngày ấy, trong lúc làm nhiệm vụ th ăm dò đường dây liên lạc do Ba Khang giao cho, do khinh suất, Hân bị mật vụ Sài Gòn bắt tại quận 11 và chờ cảnh sát xét xử để tống giam vào khám Chí Hoà. Ba Khang phải cầu cứu má Sáu Nhơn, nếu không thì cả đường dây nguy khốn. Nể lời mẹ, chính Năm Thịnh đã chi tiền cho đám quân cảnh tạo dựng các chứng cứ ngoại phạm giả cho Hai Hân. Chỉ có NĂM Thịnh mới có tiền, có mối quan hệ với cánh Tôn Thất Loan và mới có gan làm việc tày trời như vậy, nhờ đó Hai Hân thoát chết...

Đến hôm nay Hai Hân vẫn còn nhớ như in tâm trạng mình lúc "đấu tố" NĂM Thịnh: ...Hân ơi, khi cần đạt mục đích, chẳng có sự đểu cáng nào đối với mày là bẩn thỉu cả!..

Hân nhớ rất rõ:... Lúc tiến hành cải tạo mình day dứt như vậy trong bụng, nhưng trong hành động thì vẫn tìm mọi cách truy Năm Thịnh tới đường c ùng.

Hai Hân nhớ lại những cuộc tranh luận đến mức gần như mạt sát Bảy Dự trong những cuộc họp cải tạo tư sản Năm Thịnh!..

Hai Hân nghĩ đến những tài liệu ông Tiến giao cho sưu tầm để đánh gục Nghĩa, đánh gục Lê Hải.., chỉ để đánh đổi lấy những cái Tiến có mà mình chưa có. Tại sao lại có nhiều khác nhau quan trọng so với những điều ông Thành ở Mỹ biên thư về thế này? ...Mình đã quá lưu manh để không quên nổi rằng đời này không thủ đoạn thì không sống được... Ấy thế mà vẫn còn quá ngu dốt so với cái bọn lưỡi nói một đường nhưng ẩn ý mười đường như trong xí nghiệp của m ình...

Ngay ngày hôm sau, Hai Hân làm mọi việc ông Tư khuyên. Việc đầu tiên là Hai Hân bất ngờ thu lại hết mọi sổ cũ rồi cho vào két, niêm phong. Tiếp theo là mở sổ kế toán mới theo một quy trình chặt chẽ. Kế toán trưởng bị bỏ bom. Việc cũ, việc dở dang, việc mới định làm, có nhiều cái kế toán trưởng trở tay không kịp. Cùng một lúc, Hai Hân tự tay viết báo cáo lên Sở Công nghiệp thành phố trình bày tình hình xí nghiệp và giải thích quyết định của m ình về việc sa thải kế toán trưởng. Hai Hân khẩn thiết yêu cầu Sở chấp thuận sớm.

Những ngày tiếp theo Hai Hân thấy mình như đang sống trên giàn thiêu bắt đầu nhóm lửa. Cùng với sự mong đợi ý kiến trả lời của Sở, lửa gi àn thiêu cứ liêm liếm cao dần...

Một ngày, hai ngày, ba ngày... Một tuần, mười ngày...

Mọi người trong xí nghiệp không hiểu tại sao tự dưng Hai Hân lầm lì, gần như cả ngày chỉ ngồi trong phòng làm việc. Ai xin ký ngang ký tắt việc gì đều bị Hai Hân mắng lại và bắt đem về làm đúng tr ình tự. Cuối ngày, Hai Hân gọi các trưởng bộ phận lên báo cáo công việc, vặn vẹo từng ly từng tý, khác hẳn với tác phong hồ hởi mọi ngày...

Mọi người trong xí nghiệp cảm thấy có điều gì nghiêm trọng xảy ra nhưng chẳng ai đoán biết được nó l à gì. Giá cả ngoài chợ lên vùn vụt, nhưng tiền chia nhau lại ít dần. Chỗ nào trong xí nghiệp cũng xì xào ai oán:

- Hồi này giám đốc xiết bù loong kế toán trưởng kinh quá, bắt bẻ từng li từng tý, không thở được...

Lúc đầu bà kế toán trưởng chơi trò ăn miếng trả miếng với Hai Hân, dựa vào những lời kêu ca trong xí nghiệp để l àm áp lực. Hai Hân gay gắt chỉ trích chỗ này sai, chỗ kia sai. Bà kế toán trưởng sẵng lời, giở nghiệp vụ ra bẻ lại.

Nhưng vỏ quýt dầy móng tay nhọn:

- Hoặc là chị làm lại các việc đúng như tôi chỉ thị, không thể tuỳ tiện đưa các khoản chi mục nọ vào mục kia như thế này. Hoặc là tôi gọi bảo vệ đến đưa chị về nh à ngay lập tức.

Phải đến lúc ấy, bà kế toán trưởng mới răm rắp làm theo mọi điều Hai Hân nói. Song quan hệ giữa giám đốc và kế toán trưởng chứa đầy thuốc nổ.

Đảng uỷ xí nghiệp giữ thái độ im lặng hoàn toàn. Bản thân Hai Hân cũng chẳng thiết nói năng gì với đảng uỷ nữa. Thật ra từ lâu, nhất là sau cuộc nói chuyện gần đây nhất với bí thư đảng uỷ, Hai Hân muốn coi như họ không tồn tại nữa.

Thu nhập của kế hoạch 3 suy sụp nhanh chóng, không phải vì lý do cung cầu trong kinh doanh, mà chủ yếu do Hai Hân ng ăn chặn mọi thao túng theo kiểu xàng- xê của kế toán trưởng. Cột thuỷ ngân trong cái phong vũ biểu đo những lời dèm pha Hai Hân vọt lên đến tột đỉnh.

Thế rồi cái công v ăn Hai Hân nóng lòng mong đợi cũng đến. Hai Hân đắc thắng, trịnh trọng kéo lại ghế ngồi, đấm đấm xuống bàn mấy lần rồi mới mở ra đọc:

...Kính mời đồng chí giám đốc Hà Văn Hân ra đồn công an... để xử lý vụ việc đánh người gãy răng. Mong đồng chí tuân thủ giấy mời để tránh phải xử lý theo hình sự... Thiếu tá đồn trưởng... Ký tên... Hồ sơ kèm theo: Bản khai của nạn nhân, lời làm chứng của cô ... nhân viên căng-tin của công đo àn, người làm chứng thứ hai: kế toán trưởng... xác nhận có xảy ra sự việc trong xí nghiệp như bên nguyên khai báo ...

- Chém cha chúng mày! Đồ mất dạy!..

Hai Hân đứng phắt lên, chửi độc, vò mảnh giấy ném vào thùng rác, lồng lộn bước đi bước lại huỳnh huỵch trong phòng làm việc, lúc đấm bàn, lúc đấm cửa như con trâu điên... Cũng may từ mấy ngày nay ít ai dám bén bảng đến phòng giám đốc nếu không có việc gì bắt buộc phải đến.

Khi cơn thịnh nộ qua đi, Hai Hân ngồi gục đầu xuống bàn, bất động như người chết! Rồi lại đứng lên, đập phá, rồi lại gục đầu, lại đứng l ên...

Cuối cùng Hai Hân đi lại chỗ thùng rác, moi lên cái mảnh giấy đã bị vò nhàu lại thành một cục lúc nãy, phăm phăm đến phòng bí thư đảng uỷ.

Đến nơi, Hai Hân ném cục giấy vào giữa mặt bí thư đảng uỷ:

- Anh bảo chúng nó đi rút ngay cái đơn kiện cáo về, hoặc bảo thiếu tá đồn trưởng công an đến đây. Đừng có hòng mời Hai Hân này đi đâu hết!

Không để cho bí thư đảng uỷ kịp phản ứng gì, hai Hân quay ra đóng sầm cửa, bỏ về ph òng làm việc của mình.

Chưa đầy một tiếng đồng hồ sau, cả bí thư và phó bí thư đảng uỷ bước v ào phòng làm việc của Hai Hân.

Phó bí thư đảng uỷ - chồng của bà kế toán trưởng, tay cầm mảnh giấy mời của đồn công an đã được vuốt phẳng đưa ra trước mặt, tay khác vỗ vai hai Hân:

- Chuyện bé xé ra to. Thôi hoà giải đi. Anh hồi này hơi một tý là cứ đùng đ ùng như lửa.

- Chúng ta xử lý nội bộ với nhau, bảo vệ danh dự cho xí nghiệp mà! Tôi đã có ý kiến thưa với Sở rồi... - bí thư đảng uỷ hỗ trợ th êm vào.

Hai Hân ngồi im, cũng không nghĩ đến việc mời hai người kia ngồi. Ngẫm nghĩ một lúc Hai Hân đứng dậy:

- Tôi xin có ý kiến với hai đồng chí đảng uỷ thế này: Nếu các đồng chí thấy đảng uỷ cần thiết họp bàn việc này, tôi đề nghị bí thư triệu tập họp đi. Là đảng uỷ viên, nhất định tôi sẽ tham gia. Tôi đã nói với đồng chí bí thư đảng uỷ hồi nãy rồi: Hoặc là những người này phải rút đơn ở đồn công an về, hoặc là trưởng đồn công an đến đây tôi sẽ tiếp chuyện. Không có gì để hoà giải hết. Cũng không cần đến các đồng chí đứng ra bảo vệ danh dự xí nghiệp. Còn bây giờ mời hai đồng chí về cho. - Tuy là mời, nhưng câu cuối cùng Hai Hân nói gần như quát!

Hai Hân dắt tay hai người ra khỏi phòng làm việc rồi đóng sầm cửa lại. Cánh cửa rung mạnh quá, bật đi bật lại, vôi vữa rơi lả tả, có lẽ chỉ vì Hai Hân cố kiềm chế cái máu võ biền đang sôi sục trong người...

Bí thư đảng uỷ lôi tuột phó bí thư v ào phòng làm việc của ông, vì ông thấy phó bí thư run lập cập gần như phát khóc.

- Bình tĩnh, bình tĩnh, làm sao mà cuống lên như thế!?. - Ông bí thư tìm cách trấn an.

- Đến là khổ, con mụ vợ em nó tham quá, em đã gàn rồi mà không được. Bác có uy tín với con vợ em như thế, nó quý bác lắm, sao bác không can ngăn con vợ em lấy một câu! - Phó bí thư rên rỉ.

- Rồi đâu sẽ có đó, rối l ên lúc này là Hai Hân nó làm tới!

- Bác ơi, còn lạ gì cái lão này nữa! Chém người còn làm được, thì cái gì lão ta cũng làm được. Nó coi trời bằng vung!

- Nó cậy là thành phần công nhân, là cán bộ nằm vùng, nhưng tôi có 3 huân chương chống Mỹ, chức vụ và tuổi đảng nó đều kém tôi, việc đếch gì mà phải sợ! Cứ để tôi trị cho!

Hai ngày sau, Hai Hân lại nhận được một công văn mới. Lần này Hai Hân chưa bóc ra xem vội, lật trước lật sau thì biết đích thực l à của Sở Công nghiệp Thành phố.

... Chắc cái công v ăn mình chờ như lửa đốt trên lưng là cái này đây... - Hai Hân mỉm cười, tự nói với mình, nhưng chưa muốn bóc ra.

Ta sẽ bị đánh lừa một lần nữa?!..

...Lần này lại sẽ là một lời khuyên giải chung chung?... Đồng chí nên cố gắng... Đồng chí nên đưa đảng uỷ vào cuộc... Đồng chí phải... Đồng chí phải...

Thôi, nghĩ làm gì cho mệt, bóc..:

...Sở đã nghiên cứu kỹ báo cáo của đồng chí. Trước khi quyết định cách xử lý, Sở yêu cầu tiến hành kiểm kê, kiểm tra toàn bộ hoạt động của xí nghiệp trong 3 năm liên tiếp xí nghiệp được khen thưởng vừa qua để làm rõ trách nhiệm của giám đốc, sau đó Sở sẽ đánh giá các đề nghị của đồng chí...

Hai Hân càng đọc c àng không tin vào mắt mình.

Đọc đi đọc lại mấy lần, Hai Hân nhét công văn vào túi áo, cưỡi cái Honda đen tong tọc đến thẳng nhà Tư Cương:

- Bác đọc cái này đi!

Tư Cương đọc hai ba lần rồi mới trả lại cho Hai Hân:

- Thế này là thế nào?

- Đù mẹ chúng nó, quân khốn nạn! Mình định đuổi con mụ kế toán trưởng gian tham, thì chúng nó lại tìm cách hạ bệ mình trước! Thảo nào bí thư đảng uỷ đã nói:... Tôi đã có ý kiến thưa với Sở rồi!..

- Đừng chửi bới nữa, cậu Hai! Để đầu óc tỉnh táo mà nghĩ xem nó là cái gì!
Dòng Đời
Tập I- Chương 1
Chương 1 ( tt)
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Tập II - Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Tập III: Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 23
Tập IV - Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 26 ( tt)
Chương 26 ( tt)
Chương 27
Chương Kết