Chương 15
Tác giả: Nguyễn Trung
Tướng về hưu Lê Hải dẹp lại một số việc để dành cả sáng chủ nhật cho gia đình họ Phạm. Trước hết đến thăm ông bà Chính để bàn một số việc liên quan đến công tác của Yến sau khi đ ã tốt nghiệp xuất sắc MBA ở Anh.
Trước đấy ít lâu Lê Hải đã hỏi cặn kẽ về tình hình phân xưởng dược và trao đổi nhiều chuyện với đại tá thủ trưởng K8 Trần Thu. Càng hiểu sự khốn đốn của phân xưởng dược trong hoàn cảnh bao cấp ngày một nghèo nàn, Lê Hải càng lo cho công việc của Yến. Đại tá Nghĩa đã mấy lần giục Lê Hải sớm cùng với đại tá Trần Thu cân nhắc vài phương án khác nhau để cho Yến đỡ bỡ ngỡ v à có thể dồn tâm trí vào việc lựa chọn các giải pháp.
Khi đến và trò chuyện được một lát với ông bà Chính, được vài câu, Lê Hải đành tạm gác chuyện về Yến. Ông bà Chính đang khổ sở v ì một chuyện chẳng ai ngờ tới.
- Cách đây ba hôm, người vợ cũ của chồng Loan, chân bó bột, tay chống nạng, từ Đắc Lắc ra tận ngo ài này gặp cháu Loan! Vợ chồng chúng tôi tan nát ruột gan... - ông Chính giải thích cho Lê Hải.
- Sao có thể như vậy được! - L ê Hải sửng sốt.
- Thế mới chết chúng tôi!... Cả nhà chúng tôi cứ như là ăn phải b ùa mê... - bà Chính than thở.
- Chúng tôi cứ nghĩ là cháu Loan và chúng tôi tìm hiểu rất kỹ bên nhà giai, nhưng cuối cùng là bị lừa! Bị lừa một cách đ ê tiện! - ông Chính buồn bã.
- Bọn chúng bỉ ổi đến thế l à cùng, anh Hải ơi!...
- Có lẽ là lỗi tại tôi quá tin vào tổ chức... Nhìn thấy cái giấy giới thiệu của đảng uỷ bên ấy là tôi yên tâm, không đặt ra câu hỏi g ì nữa! - ông Chính than vãn.
- Không, tại tôi! Nếu tôi không nôn nóng thôi thúc nó lấy chồng thì đâu đến nỗi!.. - bà Hương ngắt lời chồng.
Ông bà Chính càng tự trách móc mình, Lê Hải càng không hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao cả. Gạn mãi, cuối cùng Lê Hải được ông bà Chính kể lại cho nghe từ đầu mọi sự việc đã dẫn đến nỗi bất hạnh của Loan.
... Không biết làm thế nào tên Sở Khanh mồi chài hay thuyết phục được ông đại diện cơ quan mới của hắn tán thành mọi việc hắn nhờ. Tìm hiểu nhau sau hơn một năm, hắn, người đại diện cơ quan của hắn, cùng với mấy bạn bè chí cốt nhất và cha mẹ hắn xin đem trầu cau đến làm lễ ăn hỏi Loan. Trong hai năm ấy ông bà Chính đã hai lần lên tận quê hắn ở Cao Bằng mà vẫn bị lừa... - đơn giản là ông bà Chính rơi vào một nơi đã được b ài binh bố trận hoàn mỹ...
Ông bà Chính thay nhau thuật lại rành rọt từng lời, từng sự việc của các nhân vật trong toàn bộ vụ lừa đảo. Ông bà kể lại tường tận theo trình tự thời gian, cứ như là hai nhân chứng đang dựng lại một vụ án h ình sự trước thẩm phán viên Lê Hải…
Sao vợ con ở tận Đắc Lắc m à tên sở khanh lại ở tận ngoài này? Lê Hải trầm ngâm một hồi rồi hỏi:
- Hắn được chuyển ra ngo ài này theo yêu cầu quy hoạch cho thế hệ cán bộ kế cận trong tương lai...
Ông Chính thở dài.
Lê Hải nhíu mày, hỏi:
- Chẳng lẽ một mình hắn đủ sức vừa đạo diễn, vừa đóng vai Sở Khanh?
- Vợ chồng tôi, cả cháu Loan, đều hỏi nhau như vậy và không trả lời được anh Hải ạ!
- Nhưng ít nhất anh chị phải nghi ngờ một điều gì chứ, hoặc giả phải có một cái gì đó đáng nghi ngờ chứ?
- Thực tình trước ngày cưới của cháu Loan chúng tôi không tìm được một điều gì để nghi ngờ. Có lẽ tại chúng tôi cả tin! Người đỡ đầu hắn đến gặp chúng tôi chính là người đại diện cho cơ quan của hắn, phụ trách công tác tổ chức cán bộ hẳn hoi. Ông này đi đi lại lại nh à chúng tôi mấy lần, kể rõ ngọn ngành lai lịch của hắn, ra sức vun vào...
- Ông ta bị hắn lừa hay ông ta là đồng lo ã?
- Anh Hải ạ, nếu ở vào địa vị chúng tôi trước ngày cưới của cháu Loan, dù anh có tỉnh táo đến mấy cũng không thể nào đặt ra cho mình câu hỏi này, có phải thế không anh? Ai lại đi nghi ngờ người của Đảng ở cơ quan b ên ấy bao giờ!.. - ông Chính trả lời:
- Lầm lẫn là ở chỗ này, bất hạnh cho gia đình chúng tôi là ở chỗ này! - Không kềm được nỗi đau, b à Chính oà lên, nức nở.
Tướng Lê Hải lặng người vì quá bất ngờ, vì choáng váng nỗi đau của gia đình ông bà Chính. Ông không sao tìm được lời lẽ nào để an ủi ông b à Chính.
... Người ta vẫn nói ở hiền gặp lành... Nhưng phải ch ăng trong cuộc đời bây giờ cái đạo lý này chỉ còn là lời biện hộ cho sự thủ thúc an phận, là lời tự thú nỗi bất lực, là cách tự thanh minh cho sự ngu đần?.. Cả cuộc đời mình đã chứng kiến bao nhiêu chuyện cái thiện chỉ là con mồi đáng thương hại của cái ác. Làm bạn với gia đình họ Phạm từ hàng chục năm nay, mình thấy họ là những người có lương tri, có nghị lực. Họ thận trọng, có trách nhiệm với cuộc sống, giàu lòng tự trọng... Không lẽ tất cả những thứ đó chẳng nghĩa lý gì trong môi trường ngoài đời còn nhiều hoang dã thế này? Hay họ là những kẻ ngu đần nên đáng kiếp có một cuộc sống như vậy!?. Chẳng lẽ cái lẽ đời trớ tr êu như thế này sao? Bỗng Lê Hải chua chát rít lên:
- Ôi, Đảng đang để cho đảng viên đánh mất thứ quý báu của m ình!
Không gian lạnh ngắt như ở dưới nhà mồ. Một hồi lâu Lê Hải mới lên tiếng, giọng quyết liệt và đầy uy quyền của một vị tướng tr ên trận mạc:
- Anh chị nhắc lại cho tôi đầy đủ họ t ên thằng Sở Khanh xem nào?.
- Giấy đăng ký kết hôn ghi l à Trương Hùng.
- Trương Hùng?... sao lại trùng tên với cái lão bí thư đảng đoàn Trương Hùng giết vợ ở Bãi Cháy năm n ào thế này?
Chuyện xảy ra ở nhà ông Chính khiến Lê Hải toan về nhà không đi đâu nữa. Nghĩ như vậy, nhưng cái xe đạp Phượng Hoàng lọc tọc đưa Lê Hải vào nhà Nghĩa. Thím Tuấn bệnh tim vào thời kỳ nặng. Nghĩa thỉnh thoảng phải xuống trợ giúp Cúc một tay và cũng là để an ủi em, chỉ còn một mình Nguyệt ở nhà. Cách đây bốn tháng tiến sĩ toán Phạm Trung Tân đã được mời sang làm giảng viên danh dự hai năm ở trường đại học Xtốc-khôm (Stockholm) trong khuôn khổ hợp tác giữa hai trường, tuỳ công việc sẽ gia hạn hợp đồng... Giới trí thức Hà Nội, giới tướng văn tướng võ trong Quân đội trầm trồ: Đại tá Phạm Trung Nghĩa có hai con thì cả hai đều là tiến sĩ toán... Cái gien nhà họ Phạm này thật đáng nể. Thế nhưng người trong nhà hình như không có thời giờ và tâm trạng nhâm nhi vinh quang này. Lê Hải chào chưa dứt lời, bà Nguyệt như với được “cái giỏ” để trút bao bực dọc:
- Anh Hải ạ, tôi muốn hỏi anh điều n ày...
- Vâng, xin chị cứ nói.
- Đảng chỉ có một điều lệ, một tiêu chuẩn chung cho mọi đảng viên, tại sao bây giờ trong Đảng lại có đủ mọi loại người, từ người chân chính cho đến kẻ đểu cáng. Thế là thế nào?
- Tại sao chị lại đặt ra câu hỏi n ày?
- Tôi nghe anh chị Chính kể về người đỡ đầu, về thằng chồng đểu giả của Loan... C àng nghĩ tôi càng thương cháu Nam. Cháu tôi hy sinh vì ai? Cho ai? - Bà rưng rưng nước mắt.
- Tôi thừa nhận những tên đểu cáng trong Đảng ta thật không ít.
- Hắn lại còn là cán bộ thuộc diện quy hoạch cho mai sau, thế mới kinh hoàng!. Anh có thấy điều này cực kỳ đáng sợ?
- Tôi vẫn canh cánh nỗi lo như vậy, chị ạ.
- Gần đây anh Nghĩa đã kể cho tôi nghe câu chuyện đi nằm biệt thự ở Thạch Thất. Các anh giữ bí mật lâu quá, cả với tôi. Sao các anh tệ thế! Bây giờ mỗi khi nghĩ đến chuyện n ày tôi vẫn còn rùng mình và chưa hết giận anh Nghĩa, giận cả anh nữa!
- Quy hoạch cán bộ là công việc muôn thuở chị Nguyệt ạ. - Lê Hải cố lờ chuyện Thạch Thất. - ...Chúng ta mới chỉ biết đến những việc đã bộc lộ ra ngoài. Làm sao chúng ta biết được những hiểm hoạ còn đang thời kỳ ủ bệnh?
- Nói như anh tôi không chịu, làm như thể tệ nạn cứ từ ở đâu tr ên trời rơi xuống?
- Đúng là thực tiễn công tác cán bộ ngày càng có nhiều chuyện không ổn, chị ạ.
- Không phải chỉ có câu chuyện về thực tiễn công tác cán bộ. Là người dạy v ăn, tôi buộc phải tìm hiểu nhiều vấn đề xã hội trong từng thời đại. Tôi lo rằng những tha hoá chúng ta đang nói tới chưa được xem xét như những triệu chứng phản ánh một hiện tượng xã hội nào đó...
- Chị muốn nói không thể coi những tha hoá ấy đơn thuần l à những hành vi của những cá nhân riêng biệt?
- Đấy không thể đơn thuần chỉ là hành vi của những cá nhân riêng biệt. Ngẫm nghĩ những gì đã xảy ra đối với gia đình họ Phạm chúng tôi, chuyện anh phải về hưu, chuyện cậu hộ tịch viên khu phố anh ở, những chuyện hàng ngày ở khu phố tôi, chuyện học trò của tôi đi lao động nước ngoài đến thăm tôi... Anh Nghĩa đã kể cho tôi nghe cả chuyện cái xe đạp Mifa sặc mùi thuốc lá NB của chị Hậu nữa... Tôi nghĩ nếu xem xét tất cả những sự việc ấy trong bối cảnh chung của toàn xã hội, rõ ràng đấy là những biểu hiện nói lên một điều gì đó, một diễn biến gì đó, đang xảy ra theo con đường ri êng của nó anh ạ... Nó không còn là một vài hiện tượng cá biệt rời rạc nhau nữa, ai có thể dửng dưng?
- Chị thật là một nhà giáo nghiêm khắc. Nhưng chị không vô lý!
- Khi dạy các cháu học sinh phân tích một hiện tượng xã hội trong một tác phẩm v ăn học, tôi đòi hỏi các cháu phải đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của hiện tượng ấy, các mối quan hệ ràng buộc... Chẳng lẽ chúng ta không cần phải nhìn nhận xã hội chúng ta đang sống với con mắt như vậy sao?
- Dạy học trò bao giờ cũng dễ hơn tự dạy mình chị ạ. Đây thực sự là vấn đề của chúng ta.
- Anh nghĩ xem, có n ăm nào chúng ta không học chính trị? Có tháng nào chúng ta không họp chi bộ? Nhưng tôi lo là cuộc sống trong đời và sinh hoạt chi bộ của chúng ta mỗi thứ cứ đi một đằng một nẻo.
- Không ngờ hôm nay lại được chị dạy cho tôi một b ài học...
- Không dám, méo mó nghề nghiệp nhà giáo mà anh. Lẽ ra đây phải là đề tài nghiên cứu khoa học của anh, anh Nghĩa, của giáo sư Đoàn Danh Tiến.., đâu có phải là công việc của nhà giáo dạy văn như tôi!
Trời ơi, lại đề tài nghiên cứu, vấn đề nghi ên cứu. Lại những công trình trên giấy, những công trình xa rời cuộc sống!
Cuối n ăm ấy Loan sinh con trai, đặt tên cho con theo họ mẹ là Phạm Trung Dũng. Cuộc hôn nhân bị lừa làm cho Loan tỉnh ngộ nhiều điều về cuộc đời. Ít nhất Loan hiểu rằng nền nếp, những giá trị quý báu gia đình mình gìn giữ được dễ bị đánh cắp, dễ bị tổn thương đến nhường nào nếu mình không có khả năng bảo vệ những điều thi êng liêng ấy.
"Mình sẽ cho con mình tất cả những gì bố mẹ đã cho mình. Mình sẽ dạy dỗ con mình có tất cả những phẩm chất cần phải có mà mình chưa có - ít nhất để không ai có thể đánh cắp được cuộc đời của nó!”.
Nỗi đau đớn hun đúc l ên ý chí quyết tâm nuôi con nên người.
Má sáu Nhơn là chủ hôn đám cưới của Võ Sang. Ông Tám Việt là khách danh dự. Hai năm trời lặn lội của Lê Hải và biết bao nhiêu cố gắng của Hai Phong, của Nghĩa, cuối cùng đã thực hiện được một ước nguyện mà những người thân thương của cô dâu và chú rể đều mong muốn. Bà Nguyệt và bà Hậu xứng đáng là hai cố vấn cao cấp trong việc tác thành cho đôi vợ chồng này. Cô dâu là Nguyễn Thị Trang, quả phụ trung uý liệt sỹ Lê Tùng Lâm, người đ ã cứu sống Nghĩa.
Khi Lê Hải đến nh à ông Tám Việt chuyển lời của má Sáu Nhơn mời ông dự buổi lễ thành hôn cho Sang và Trang, ông Tám nhận lời ngay.
- Má anh mời, tôi không thể từ chối, hơn nữa đây lại là đám cưới của Võ Sang, vừa là người quê thứ hai của tôi, vừa nguyên là chỉ huy đơn vị đ ã bảo vệ cơ quan tôi hồi chạy về Vĩnh Long, ơn nghĩa nhiều lắm.
- Anh xem, nếu ngày cưới Sang mà anh bận quá thì chúng tôi có thể chủ động xê xích ngày cho khớp với lịch làm việc của anh, vì má tôi và cả Võ Sang đều không có thói quen xem ng ày xem giờ, nhưng má tôi không muốn anh vắng mặt...
Ông Tám xem lịch sổ tay, tính toán một lúc, rồi đáp lại:
- Ngày này có bận thật, nhưng không sao, tôi đổi lịch làm việc một chút và sẽ báo cáo vắng mặt vì có công việc quan trọng trong gia đ ình.
- Ôi nếu thế thì má tôi và Võ Sang vui lắm. Mấy lần anh vào th ăm, má tôi đều nhận xét anh là người má tôi có thể nói chuyện được.
- Bà già của anh là người có tính cách mạnh mẽ, tôi rất mến những ý kiến sắc sảo của bả, nói thẳng, nhưng tế nhị.
- Thú thực với anh, thỉnh thoảng má tôi vẫn cho bọn con cháu chúng tôi những bài học đích đáng. Nhưng tôi vẫn lo...
- Bả còn minh mẫn lắm.
- Vâng, tôi vẫn lo má tôi và anh Hai Phong tôi suy nghĩ khác nhau quá...
- Má anh n ăm nay bao nhi êu tuổi rồi nhỉ?
- Cuối n ăm nay chúng tôi sẽ tổ chức lễ đại thọ chúc mừng má tôi 80 tuổi.
- Ở vào tuổi của bả như vậy là quý lắm. Nếu gia đình không thấy gì trở ngại, tôi đề nghị nên mời thêm mẹ cậu Chiểu, cho tôi có dịp được chào bà, vì thời giờ ít quá và cũng đã lâu tôi chưa đến thăm bà được.
Và theo yêu cầu của Tám Việt - Lê Hải còn kể cho ông nghe câu chuyện " đám cưới Bắc-Nam” n ày.
... Thật ra việc thuyết phục cô dâu chú rể đi đến quyết định thành hôn lúc đầu không có nhiều khó khăn lắm. Trang coi ông bà Chính và ông bà Nghĩa như các anh chị lớn của mình, những lời khuyên bảo từ phía gia đình họ Phạm rất hợp tình hợp lý và có ảnh hưởng lớn đối với Trang. Tướng Lê Hải là thủ trưởng cũ của Võ Sang, Hai Phong là người kết nạp Võ Sang vào Đảng trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp ở Vĩnh Long. Hai người này vừa hiểu rõ tính tình Sang, vừa có uy tín lớn đối với Sang. Cuối cùng thì cô dâu chú rể cũng thấy thương yêu nhau và nhận ra phải sớm tái tạo một mái ấm gia đ ình.
... Nhưng không ai nghĩ là việc thuyết phục cháu Kim lại khó đến thế.
Khi Trang bàn chuyện này với con gái, Kim bắt đầu lên cấp ba. Con gái ở tuổi này tâm lý rất tế nhị và nhạy cảm. Mấy lần Trang gợi chuyện, con gái đều im v à lảng sang nói chuyện khác. Trang hiểu những suy nghĩ của con mình...
... Kim không thể hình dung được đến một lúc nào đó trong nhà tự dưng có một người đàn ông từ đâu đến, ...rồi mình sẽ phải gọi người đó là ba, chiếm một phần yêu thương của mẹ mình... Trong khi đó tất cả yêu thương của mình đã dành cho bố Lâm... Cùng với những năm tháng côi cút, mẹ càng nói về bố Lâm bao nhiêu, Kim càng thương yêu bố Lâm bấy nhiêu. Ngày ngày, trước khi đi học, hoặc giả lúc đi học về, nhìn lên bàn thờ, nhiều khi Kim nghĩ rằng bố đang chào mình, đang hỏi mình hôm nay con được mấy điểm, đang nói với mình một câu chuyện gì đó... Không hiếm những lúc Kim hỏi bố trong ảnh về điều này điều khác.., nhất là khi trong lòng gặp điều gì khó xử... Cả nhà chỉ có hai mẹ con, nên Kim rất cởi mở với mẹ, thương yêu mẹ vô cùng, song không phải điều gì cũng có thể hỏi mẹ được. Những lúc ấy Kim lại t ìm bố trên bàn thờ...
Cả Sang và Trang đ ã có lúc phải bàn với nhau:
- Hay là chúng ta chờ thêm vài n ăm nữa, cho đến khi Kim trưởng thành hơn... Em chờ được...
- Anh xin tuỳ hai mẹ con em quyết định. Chờ đợi như vậy anh chịu đựng được... Đừng lo g ì cho anh... Anh không mong gì hơn là hai mẹ con em hạnh phúc...
Đã thế, lên lớp 12, Kim lại có thêm nhiều bạn bè mới, nghĩa là thêm nhiều sợi dây níu kéo Kim ở lại Hà Nội, mà Võ Sang thì lại muốn cả nhà vào Sài Gòn...
Bà Nguyệt và bà Hậu mất công sức gần hai n ăm, bắt đầu từ việc làm cho Kim thấy hai bà là chỗ dựa tin cậy của mình... Nhất cử nhất động mọi việc của Trang và Võ Sang hai bà đều trao đổi cặn kẽ với Kim, nghe ngóng phản ứng của Kim...
Thế nhưng khoảng một n ăm nay, cứ vài ba tháng Trang lại thấy con mình xin phép về quê ngoại ở Thường Tín thăm mộ bố...
Trang, rồi bà Nguyệt, bà Hậu đoán già đoán non, nhưng không hiểu ra sao cả...
Gia đình Trang và bên gia đình Lâm đã mấy lần đi đi về về, nhờ bao nhiêu cơ quan, lặn lội khắp nơi trong vùng Bắc Thạch Hãn và cuối cùng đã tìm được mộ Lâm và đưa về mai táng tại quê ngoại được ngót nghét mười năm nay rồi... Thường thường trước ngày giỗ Lâm và cuối năm trước khi Tết đến, cả hai bên gia đình Trang và Lâm đều đi viếng mộ Lâm.
Việc Trang đi bước nữa, đều được cả hai bên bố mẹ hết sức vun vào. Thế nhưng thỉnh thoảng Kim xin phép một mình về thăm mộ bố như thế này, làm cho người lớn cả hai bên càng thêm lo.., nhất là ngày làm lễ cưới cho Trang và Võ Sang sắp đến nơi rồi...
Bao nhiêu lần Trang tìm cách tâm sự để hiểu r õ con mình... Song Kim lần nào cũng tìm cách chuyển rất nhanh sang nói các chuyện khác...
- Hay là hai mẹ con mình cứ sống mãi với nhau như thế này con nhé? - Trang thực lòng hỏi con gái mình.
...Kim chỉ ôm lấy mẹ, không nói không rằng...
Trên chuyến tàu Bắc - Nam, khi vợ chồng Lê Hải, vợ chồng Nghĩa và hai mẹ con Trang đã ổn định song khoang ở của mình, vợ chồng Lê Hải và vợ chồng Nghĩa kéo nhau sang khoang hai mẹ con Trang, Kim mở đầu câu chuyện:
- Các bác ơi, cháu thấy đường sắt của ta kém quá các bác ạ.
Bốn người lớn vào th ăm khoang của mẹ con Kim không hiểu cháu mình nói thế là ý gì: chê bai, đỏng đảnh? Vẫn còn hờn dỗi với đám cưới của mẹ sao..?
Còn Trang thì ngoài nhiều điều lo khác, c òn lo con mình sẽ thất lễ với các bác.
Cũng may là con tàu lắc lư, tạo ra những khoảng cách ngắt đoạn câu nói, bà Hậu kịp nghĩ ra một ý thăm d ò cháu mình:
- Theo cháu cái gì là kém nhất?
- Theo cháu kém nghiêm trọng là khác, các bác ạ. Kém đến mức không thể chấp nhận được!
N ăm người lớn nhìn nhau bằng những con mắt lo lắng. - Vào làm lễ cưới trong kia mà con bé cứ nhấm nhẳng thế này thì gay go quá... - bà Nguyệt thì thào vào tai bà Hậu, tiếng ồn va đập của con tàu giúp bà giữ kín được nỗi lo của m ình.
- Kim ơi, nước mình còn nghèo, có tàu chạy thông suốt Bắc - Nam, khoang nằm sạch sẽ, như thế là quý lắm rồi chứ con. Lẽ ra phải đi hai ng ày rưỡi, bây giờ rút xuống còn hai ngày. Như thế con phải có lời khen mới công bằng chứ!.. - Trang tìm cách kiềm chế con.
- Không mẹ ạ. Chuyện nào đi chuyện ấy. Con vẫn dứt khoát, ch ê là chê, rất chê!..
- Bác chịu cháu rồi, cháu chê cái gì nào? - bà Nguyệt tìm cách làm cho không khí chuyện trò trong khoang dịu lại.
Kim lấy kẹo đưa cho mọi người:
- Cháu mời các bác ăn kẹo ạ, con mời mẹ. Xin các bác và mẹ ăn kẹo để bình tĩnh nghe con nói rõ con chê bai cái gì ạ... - chia xong kẹo, Kim về chỗ ngồi của mình, nói tiếp: - Các bác ạ, mẹ ạ… - vẻ mặt Kim tỉnh bơ trong khi nói, -... đây l à chuyến tàu Bắc - Nam chở cô dâu vào Sài Gòn làm lễ cưới, thế mà không kết nổi mấy dây hoa tết vào toa tàu!.. - khi nói gần hết câu, chính Kim cũng phải tủm tỉm cười...
Tiếng cười bùng lên trong khoang tầu. Bà Hậu ôm lấy Kim:
- Con đành hanh quá con ơi! Chàng trai nào sau này được con chọn làm hoàng tử thì chắc sẽ bị con bắt nạt không ngửng mặt lên được!..
Không khí vui vẻ trong khoang tàu tự nhiên ở đâu ập đến. Song có lẽ hào hứng nhất là tướng Lê Hải. Ông mở mấy chai bia Vạn Lực(*) [(*) Tên nhãn một loại bia chai Trung Quốc vào thị trường nước ta lúc bấy giờ. Thời kỳ này chủ yếu ta mới chỉ sản xuất được bia hơi. Đàm phán bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Trung Quốc còn đang tiếp diễn, nhưng hàng hoá Trung Quốc đã bắt đầu tr àn vào.] và nước ngọt, rót vào các cốc mời từng người:
- Cháu Kim nói đúng quá, đây l à chuyến tàu làm lễ cưới Bắc - Nam. Chiến công này trước hết thuộc về cháu Kim, mẹ Nguyệt và mẹ Hậu! Xin mời nâng cốc!..
Mọi người đang cười nói vui vẻ, Kim lại l ên tiếng:
- Bác Hải ạ, đám cưới của mẹ cháu vui là thế mà ngôn ngữ của bác đầy chiến tranh!
- Chết chưa anh Hải, nghỉ hưu bao nhiêu n ăm rồi m à vẫn chưa sạch cái nghề tướng! - bà Hậu chọc tức chồng...
Lê Hải bàng hoàng, vì vui và không ngờ:
- Ôi cháu tôi đáo để quá!..
Nhân lúc vợ chồng ông Lê Hải và vợ chồng ông Nghĩa mải cười nói râm ran với nhau về đám cưới sắp tới, Kim đứng dậy dắt tay mẹ mình ra đứng trước khoang cửa sổ bên ngoài để ngắm phong cảnh. Thực ra Kim muốn có cơ hội ôm chặt lấy mẹ mình để nói với mẹ những điều không thể nói bằng lời...
Núi biển hùng vĩ bao la chuyển động trước mặt, nhưng Kim lặng lẽ gửi gắm những ý nghĩ trong tâm hồn mình vào niềm yêu thương dạt dào mênh mang không sao xác định được...
...Trang ơi, khi anh nhận ra cái ngốc về lãng phí thời gian của mình, thì đây là đợt bổ sung quân lần thứ ba! Tiếc ơi là tiếc... Súng lại nổ trước mặt rồi... Rút kinh nghiệm, đợt bổ sung quân lần sau có lẽ anh sẽ viết được d ài hơn...
... Ngoài các cuộc chiến dữ dội mịt mù tiếp nối nhau không dứt, khói bom đạn nhiều khi đến nghẹt thở.., trong thành Quảng Trị thời gian bây giờ chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Chẳng có gì khác nhau giữa ngày và đêm để tính xem anh đã xa em và con bao nhiêu lâu rồi. Đành dùng các đợt bổ sung quân để đo đếm thời gian vậy!..
Lại một đợt bổ sung quân nữa... Đại đội Bách Khoa(*) [(1) Đợt tuyển quân năm 1970, Đại học Bách khoa có hơn một trăm sinh viên và trợ giảng nhập ngũ, trong đó Lâm và Đại cùng là trợ giảng, cùng được Thành đội Hà Nội phân công phụ trách C45, thuần người của Bách khoa. Sau đó, đợt tuyển quân năm 1971, số sinh viên Bách khoa nhập ngũ còn đông hơn...] của anh đến hôm nay chỉ còn mỗi anh và Đại. Lần này anh giao hết mọi việc nhận quân và phiên chế cho Đại, cái ông “Einstein con” của chúng ta ấy mà. Cái triết lý "tương đối” của Đại rất được việc, vì làm cái gì cũng nhanh gọn. Kể từ đợt bổ sung quân đầu tiên, trong đại đội bọn anh không làm sao biết ai vào với ai để gọi tên từng người. Lính mới đến và đi đều rất gấp, không kịp nhận mặt nhau.... Tất cả bây giờ chỉ có một cái tên chung bất tửi C45... Nhận quân mới Đại cũng không đủ thời giờ mà đếm, chỉ hô: “Ai được phân về C45 đứng vào đây!” Không ai c òn tên riêng của mình... Lệnh gì phát ra cũng chỉ gọn lỏn "C45!", dù là có lúc chỉ còn vài ba người... Hôn em và con. Chào cậu mợ và tất cả cho anh.
... Đại thật hào phóng. Nó lại nhận hết mọi việc để anh viết được vài dòng này, với điều kiện phải chuyển lời khen của nó về bữa bánh tôm hôm nào em khao bọn anh trước khi lên đường. Tại em rán bánh ngon hay là nhờ tem phiếu nhà mình hôm ấy mua được bột mỳ trắng? Tụi anh nói với nhau không biết bao nhiêu lần về chuyện này. Kim đã bi bô được th ành câu chưa em? Nhớ em và con vô cùng...
Đợt bổ sung quân lần thứ năm.
Đại hy sinh mất rồi Trang ơi!.. - Đợt nhận quân bổ sung quân lần thứ bảy, anh phải giao cho một chiến sĩ giữ chốt để đi nhận quân mới....
...
Cái thư bác Nghĩa n ăm nào chuyển từ chiến trường về cho mẹ Kim chỉ là hai trang giấy đã úa vàng, hình như được xé ra từ quyển sổ nào đó.., với những câu viết ngả nghiêng, vội vã, không đầu không đuôi... Lá thư cuối c ùng của bố Lâm!..
Từ khi lên cấp III, càng có nhiều chuyện phải nói với bố Lâm trên bàn thờ, Kim càng giở lá thư cuối cùng này ra, đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần. Có lần chỉ là để nói chuyện với bức thư. Mỗi lần là một cảm nhận mới, suy nghĩ mới. Song chỉ gần đây thôi, từ khi chợt nghĩ được rằng mình còn phải yêu mẹ thêm cả phần yêu của bố dành cho mẹ, Kim cảm thấy mình trở thành người lớn. Gần đây thỉnh thoảng Kim xin phép một mình về thăm mộ bố Lâm chính là do điều này thôi thúc... Cũng có lúc Kim còn nghĩ chính mình là bố Lâm, càng yêu thương mẹ da diết... Chính vì yêu mẹ với cả tình yêu của bố Lâm, Kim hiểu ra phải giúp mẹ đi bước nữa. Mẹ chịu đựng bao nhi êu hy sinh như thế là quá nhiều rồi! Càng thương mẹ vô cùng...
Lúc này, đứng trước khoang cửa sổ tàu hoả, Kim ôm mẹ, nhưng vẫn giữ kín điều này trong lòng. Vì Kim nghĩ bây giờ mình đ ã là người lớn...
Nhìn phong cảnh bao la mênh mang bên ngoài khoang cửa sổ, Kim càng ôm riết lấy mẹ mình, không nói không rằng.
Kim cố ôm riết mẹ để giấu nước mắt...
... Nhất định mẹ sẽ hiểu mình! Nhất định mẹ sẽ hiểu con, bố ơi!..
Con tàu kiên nhẫn trườn đi, lắc lư đày vô tư. Nó dường như không hay biết hoặc không cần hay biết suy nghĩ của mọi người. Trong khoang, trừ Lê Hải và Nghĩa, đây là lần đầu tiên bà Nguyệt và Hậu đi tàu Bắc - Nam. Không khí vui vẻ trong khoang tàu và bao nhiêu chuyện để nói lúc này thu hút hết tâm trí họ, chưa ai kịp ngắm nhìn quang cảnh mới lạ bên ngoài cửa sổ đang chạy ngược đo àn tàu...
...
Trang và Sang quyết định làm lễ cưới thật đơn giản: Làm thủ tục tại trụ sở cơ quan đăng ký kết hôn của thành phố, có sự chứng kiến của đại diện các cơ quan và bạn bè. Lễ cưới chính thức được tổ chức tại nhà má Sáu Nhơn, hoàn toàn trong phạm vi gia đ ình. Sang nhờ má Sáu Nhơn lo cho việc này, vì họ hàng thân thuộc của mình ở Vĩnh Long phiêu dạt hết mỗi người mỗi nơi. Lâu nay bà Sáu coi Sang như con mình.
Má Sáu bắt dẹp hết mọi đồ đạc trong phòng khách lớn, thay rèm mới cho các cửa sổ, dựng thêm bốn cây đèn chùm nhỏ ở bốn góc phòng, lấy bàn xếp lại thành một bàn ăn dài chung cho tất cả cô dâu, chú rể, khách và chủ nhà. Má sai kết một lẵng hoa to và đẹp, kê trên bục cao phủ khăn trắng đặt ở một góc phòng. Thoạt trông như ở đấy mọc lên một cây hoa đời tươi tắn các màu sắc, rất vui mắt, nhưng thoáng đạt, tao nhã. Ánh đèn rọi vào làm cho cây hoa càng thêm sinh động. Bàn ăn trải khăn trắng, điểm xuyết một vài lọ hoa nhỏ, toàn hoa hồng, các màu sắc khác nhau. Đũa bát và các ly uống rượu được sắp đặt theo kiểu tiệc ngồi trang trọng. Ngắm nghía, sửa chỗ này chỗ khác cho thật vừa ý, má bắt đầu loay hoay lên sơ đồ, xếp đi xếp lại chỗ ngồi cho từng người, cứ như là tiệc của nguyên thủ quốc gia chiêu đ ãi các khách quý vậy.
Đám trẻ trầm trồ thừa nhận mọi thứ được má Sáu sắp đặt đẹp quá. Tất cả cứ ngỡ rằng trong nhà mình tự nhiên hiện ra một phòng tiệc của một nhà quý tộc nào đó mà chúng thường thấy trong các phim châu Âu... Song chúng kinh ngạc hơn khi thấy giảng đến đâu, má Sáu lại chỉ những trang sách, những trang ảnh của quyển sách má cầm trong tay. Má Sáu nói rất tỉ mỉ về sơ đồ chỗ ngồi... Chúng đã thấy quyển sách này trong thư viện của ông nội, đã một vài lần giở ra xem, chủ yếu là xem ảnh, đứa nọ hỏi đứa kia không biết ngày xưa ông bà nội mình mua quyển sách này để l àm gì. Bây giờ thì chúng hiểu.
Giảng giải xong ở phòng tiệc, mấy bà cháu kéo nhau sang phòng khách bên cạnh, nhỏ hơn. Má bắt bọn trẻ sắp xếp, kê lại tất cả - đúng với chỗ tiếp khách trước khi vào tiệc và để quây quần chuyện tr ò sau khi tiệc xong. Bọn trẻ hì hục khuân khuân vác vác...
- Cũng may có đám cưới của chú Sang, nếu không nội qu ên khuấy mất phải dạy các con cách giao tiếp, cách tổ chức một bữa tiệc sang trọng. Dù phải tự làm lấy hay thuê khách sạn, không thể thiếu hiểu biết về mục này các con ạ. Trong kinh doanh, các con cũng phải thạo những việc mang tính chất lễ tân như thế này. - Má Sáu giải thích cho bọn trẻ.
- Cháu ngày càng hiểu nội dạy thế nào là học ăn, học nói, học gói, học mở... - Bảo Vân đề cao b à nội.
- Các cháu ạ, giao tiếp lố l ăng suồng sã là khiếm nhã hoặc bộc lộ sự yếu kém của mình, giao tiếp đúng mức là thể hiện bản lĩnh của mình, đức tính của mình và có khi còn là cách tự đề cao mình nếu cần thiết. Rồi đây đi vào kinh doanh, nhất là kinh doanh lớn, các cháu đừng quên chi tiết ban đầu n ày...
Trong danh sách dự tiệc cưới, ý của ông Tám Việt đề nghị mời thêm mẹ của Chiểu, được má Sáu coi l à một ý hay, má nói với Hai Phong:
- Ổng nghĩ được như vậy là có trước có sau, không quên người mình chịu ơn. Bà mẹ của Chiểu sẽ dịu bớt nỗi đau mất con. Má rất vui về đề nghị n ày...
Nhưng Hai Phong và ông Tư Cương gặp một rắc rối lớn.
Qua vợ chồng Thắng, Hai Hân biết ông Tám Việt sắp vào trong này dự lễ cưới con nuôi má Sáu. Hai Hân khẩn khoản ông Tư Cương:
- Bác cố xin bà Sáu Nhơn cho tôi được dự đám cưới này. Việc của tôi bác biết rồi. Đây là dịp duy nhất tôi có thể báo cáo trực tiếp với ông Tám, để ổng trị bọn chúng một trận.
- Nhưng mà đám cưới của nhà người ta, ai lại đem chuyện xí nghiệp của cậu ra đây m à nói! - Ông Tư không chịu.
- Bác tính, về danh nghĩa tôi bị treo giò ba bốn tháng nay rồi! Như thế tôi làm việc thế nào được! Tôi đã lên Sở mấy lần rồi, báo cáo đi báo cáo lại mãi... Nay Sở bảo sẽ có quyết định về tôi, mai Sở nói quyết định về tôi đang được xem xét... M à cái mụ kế toán trưởng thì sau một hai tháng vào khuôn phép, bây giờ lại tiếp tục lộng hành. Bác không chỉ giúp tôi, mà còn cứu cả xí nghiệp!
- Cậu xin gặp riêng ông ấy có được không?
- Tôi không dám, mà cũng sẽ lỡ dịp mất, nhất là nếu không trực tiếp báo cáo được với ổng.
- Nhờ người khác báo cáo giùm!
- Hổng được, bác c òn lạ gì cái trò tam sao thất bản!
- Cậu làm tan nát gia đình người ta rồi, tôi không thể muối mặt nhắc đến tên cậu trước mặt bả, chứ đừng nói đến điều này điều khác!..
Hai Hân quỳ xuống trước mặt ông Tư:
- Tôi biết lỗi lầm của mình. Nếu tôi chỉ vì tôi, bác Tư ơi, tôi cóc cần. Đời này có hay không có cái thằng Hai Hân này không là cái gì hết! Bác hiểu cho, tôi không cam tâm nhìn cái xí nghiệp này tan nát!.. Bác nghĩ rằng tôi không dám xé bất kỳ một quyết định vớ vẩn nào của Sở à? Bác có nghĩ thế không? Bác nói thật đi! Bác có nghĩ như thế không? Nếu phải xé, thì giấy gì thằng Hai Hân này cũng xé! Đừng có khinh thường thằng Hai Hân n ày!.. - Mắt Hai Hân long lên.
Ông Tư vẫn không nhúc nhích.
- Nhưng nhìn xí nghiệp bị bọn lưu manh ngày ngày cướp trắng thì tôi không cam tâm. Nó còn là cuộc sống của mấy tr ăm gia đ ình nữa bác ơi. - Hai Hân xuống giọng nài nỉ...
Ông Tư đành bước lại kéo tay Hai Hân đứng dậy. Ông Tư nhìn được hết tâm địa Hai Hân, lo lắng cho xí nghiệp của anh ta, nhưng bản thân ông thực sự không dám mở miệng nói với má Sáu, ông chỉ còn cách là nhờ Hai Phong hỗ trợ! Đâu còn cách nào khác! Hai Hân ơi là Hai Hân, cậu sinh ra hình như chỉ là để suốt đời l àm rầy rà tôi!..
Má Sáu Nhơn vẫn ngồi im không nhúc nhích sau khi nghe ông Tư và Hai Phong nói rõ đầu đuôi việc Hai Hân nhờ má Sáu giúp.
Ông Tư và Hai Phong cũng rịn mồ hôi. Cả hai thấy má Sáu môi mím chặt, đầu ngả vào tựa ghế, mắt lừ lừ nhìn khoảng không trước mặt. Hai Phong có cảm tưởng từ đôi mắt của mẹ mình có hai ngọn lửa đang ngùn ngụt cháy. Đứng gần, Hai Phong thấy rõ hai bên thái dương mẹ mạch đập mạnh.
Má Sáu vẫn ngồi im, xiết chặt hai tay lên tay vịn của ghế, mặt trắng nhợt...
Cả đời m ình Hai Phong chưa bao giờ nhìn thấy mẹ trong trạng thái giận dữ như vậy.
Thời gian như chết đứng, mặc dù cái đồng hồ treo trên tường vẫn vọng lên rõ mồn một những tiếng tích tắc, tích tắc đều đều...
Mãi má Sáu mới hỏi lại con mình:
- Lải nhải như thế đã đủ chưa Hai Phong? - Rồi bà Sáu quay sang ông Tư: - Tôi xin lỗi ông Tư. Xin ông cho phép tôi mắng con tôi!
Ông Tư và Hai Phong đột nhiên cấm khẩu, đứng y ên như hai cây trời trồng giữa nhà.
Hai Phong thấy người mình lạnh toát. Cả đời mình chưa một lần ông bị mẹ mắng gay gắt đến mức như vậy. Ông còn nhớ khi ông bị Năm Thịnh mắng trước lúc bỏ đi di tản, má Sáu còn cản không cho Năm Thịnh quá lời. Sau này đôi lần má Sáu còn tìm cách an ủi ông... Nhưng bây giờ, khi nêu lên đề nghị của Hai Hân, Hai Phong có cảm giác mọi dồn nén trong tâm can mẹ mình bao nhiêu năm nay đột nhi ên bùng nổ, không gì cản giữ nổi.
... Không lẽ cứ đứng chết thế này? Đắn đo m ãi, Hai Phong lên tiếng:
- Con xin má, con nói điều g ì sai, xin má bảo cho...
- Tôi cũng thành thực xin lỗi bà Sáu. - ông Tư nói thêm vào. -Mọi lỗi là do tôi, chứ không phải tại anh Hai. Chẳng qua tôi muốn giúp Hai Hân tìm cách cứu xí nghiệp mình đang khốn đốn, đấy l à thực lòng của cậu ta...
- Nghe mủi lòng quá ta!.. - Má Sáu nói, vẻ mặt nghiêm khắc. - Bao nhiêu n ăm nay tôi ngậm đắng nuốt cay. Tôi không còn nước mắt nữa. Bao nhiêu đêm tôi khóc thầm trong lòng, có ai cứu tôi không? Tôi thuộc loại gần đất xa trời rồi, liệu tôi có thể gặp lại các con cháu tôi không? - má Sáu quay sang nhìn thẳng vào mặt ông Tư: - Ông Tư, gia cảnh tôi mẹ con bà cháu chia lìa nhau như thế này có ai cứu ai giúp không? Có ai không?.. Cả ông nữa!.. Có ai nghĩ đến điều này không? Thế mà bây giờ các người lại bắt tôi đi cứu con người đã nhúng tay vào việc gây ra cảnh chia lìa trong gia đ ình tôi hả?
Cả hai vẫn đứng y ên.
- Nói đi chớ!.. - má Sáu giục.
Ông Tư và Hai Phong đưa mắt nh ìn nhau.
- Hai Phong! - má Sáu nói như rít lên: - Khi bị N ăm Thịnh mắng, con cảm thấy như bị tát, thế nhưng má mất các em con, các cháu con, th ì con không cảm thấy gì, có phải vậy không?
Hai Phong giật nảy người, đưa hai tay ôm ngực. Lần n ày không phải là một cái tát... Hai Phong cảm thấy một ngọn roi buốt quất thẳng vào tim mình, hai chân muốn khuỵu xuống, miệng không làm sao nói lên lời...
Má Sáu vẫn san sát:
- Tôi hỏi mà các người không nói? Các người quên mất nói rồi sao?.. Gần mười n ăm... Mười năm, các người có nghe thấy tôi hé răng kêu ca một lời nào về cải tạo tư sản đối với gia đ ình tôi không? Nhưng không bao giờ tôi có thể tha thứ việc chia lìa mẹ con bà cháu tôi. Hiểu chưa Hai Phong? Ông Tư hiểu chưa!?
Nghe má Sáu gọi đích danh mình, ông Tư giật nảy người, lùi lại mấy bước, mặt tái nhợt. ...Thôi chết, cái đề nghị này chạm vào chỗ đau nhất trong tâm khảm bả rồi, sao mình có thể ngu đần đến thế là cùng... - ông Tư đứng y ên, trong lòng tự trách mình.
Hai Phong cảm thấy trời đất bỗng dưng tối sầm lại!
Má Sáu Nhơn đứng dậy, đi vào nhà trong, bỏ mặc hai người. Khi đi qua phòng thư viện của ông Sáu, má ngồi lại trước bức chân dung ông Sáu, tay chống cằm, đầu gục sang một bên. Đây không biết là lần thứ bao nhiêu ông Hai Phong nhìn thấy mẹ mình ngồi như vậy mỗi khi có điều gì phiền muộn. Lúc này, trong lòng mình Hai Phong muốn chạy vào quỳ xuống chân mẹ mình để xin lỗi. Ông muốn như thế lắm nhưng không dám, ông không nhấc nổi chân m ình.
Vài ngày qua đi, v ào sau bữa cơm tối, nhân lúc Vũ ngồi lại một mình kể cho má Sáu nghe những chuyện ngoài xã hội quan trọng nhất theo thường lệ hàng ngày, Vũ thưa với nội:
- Nội ạ, con thấy ông Tư mấy ngày nay rầu rĩ... Lần đầu tiên trong đời ông ấy bị nội mắng. Nhưng ông ấy nói với con l à bị mắng không oan.
- Ông ấy khổ sở lắm sao?
- Vâng ạ.
- Hôm đó... nội không tự kiềm chế được.
- Ông Tư nói với nội chuyện này đúng là vì ông Tư lo cho đời sống mấy trăm gia đ ình trong xí nghiệp Tự Lực thôi. Vì thế ông ấy mới cả gan thưa chuyện với nội.
- Ông Tư có giải thích cho con vì sao ổng lại nhận giúp Hai Hân không?
- Chính con hỏi lý do. Ông Tư nói với con là ông hiểu con người Hai Hân và ông tha thứ cho Hai Hân, cho nên mới không nề hà việc thưa chuyện với nội. Trong khi nói chuyện với con, ông cứ tự đấm ngực v ì ân hận.
Má Sáu Nhơn ngồi im ngẫm nghĩ. Vũ không dám nói gì thêm.
- Ông Tư biết tha thứ cho người là biết cách ăn ở đó. Còn chuyện gì mới nữa con kể tiếp đi.
- Dạ còn một chuyện, nhưng con đắn đo chưa dám thưa với nội lúc n ày.
- Lại chuyện gì nữa?
- Nội ạ, con nằm trong danh sách bị giảm biên chế.
- Họ có nói lý do không?
- Có ạ, đơn giản ai là người mới đến th ì phải giảm trước ạ.
- Họ có đánh giá năng lực l àm việc của con không?
- Việc trước tiên là cơ quan xét giảm những người mới thu nhận vào, trong đó có đủ các loại xấu, tốt, hay, dở... Họ không nói thẳng ra, nhưng con hiểu là ...tự dưng anh ở đâu đến, bây giờ thì xin mời anh ra đi trước cho chúng tôi nhờ.
- Con là đảng vi ên mà người ta cũng không giữ lại à?
- Không nhất thiết ạ, trong trường hợp này tiêu chuẩn chính trị không có ý nghĩa gì, có nhiều quan hệ thì tốt hơn.
- Bao nhiêu quan hệ thì đủ? Con có đề nghị họ xem xét lại không?
- Không khi nào nội ạ. Con có lòng tự trọng của mình.
- Nếu họ thải con ra, con định thế n ào?
- Con sẽ ra đi ngay tức khắc. Vì trong môi trường như thế, con xin ở lại chỉ thêm hèn, thêm cùn đi thôi...
- Phải. Thế là phải. Con cháu họ Huỳnh ta phải như vậy.
Hai bà cháu trò chuyện với nhau một lúc nữa, Vũ đứng dậy xin ra về. Má Sáu nói với theo:
- Con sang nói với ba con là nội cho phép ba con đứng ra mời Hai Hân dự đám cưới của chú Sang...
Bữa tiệc cưới trang trọng, ấm cúng không khí gia đ ình như mong muốn của má Sáu.
Tuy sâm-banh đã được rót sẵn trên bàn, khi mọi người ai ngồi chỗ người ấy theo đúng sơ đồ lễ tân của má Sáu - cách nói của Bảo Vân - ông Tư nổ một chai mới báo hiệu buổi tiệc bắt đầu. Cả nhà vỗ tay. Má Sáu ngồi giữa bàn tiệc, một bên là cháu Kim, một bên là Bảo Vân - có lẽ đấy là hai đứa cháu gái má cưng nhất. Đối diện với má Sáu l à ông Tám Việt, một bên là cô dâu chú rể, một bên là vợ chồng Hai Phong.
Má Sáu đứng dậy:
- Thưa ông Tám, xin cảm ơn ông tới dự lễ thành hôn của hai con chúng tôi là Nguyễn Thị Trang và Võ Sang. Trước khi mời ông nói lời chúc mừng hôn lễ của hai cháu, tôi xin phép trao đôi nhẫn cưới này cho hai cháu... - má Sáu rời chỗ ngồi bước tới chỗ cô dâu chú rể, tự tay đeo nhẫn cho hai người: ...Hai con rất xứng đáng với nhau! Má hôm nay thấy mừng quá, vui quá. Chúc hai con hạnh phúc...
Trang ôm lấy má Sáu, lấy tay gạt giọt nước mắt l ăn tr ên má bà, nhưng nước mắt lại nhoè nhoẹt trên mặt Trang... Võ Sang cả hai tay nắm lấy tay má Sáu, không nói nổi lời nào.
Khi má Sáu trở về chỗ ngồi của mình, cả Trang và Sang, chẳng ai bảo ai, cùng chắp tay lạy má Sáu ba lạy. Võ Sang, thường ngày nói n ăng oang oang, hôm nay chỉ nói được mỗi câu lí nhí, nhưng đầy xúc động:
- Chúng con tạ ơn tái sinh của má!
Niềm hân hoan chia vui rạng rỡ trên nét mặt mọi người.
Má Sáu đứng dậy trịnh trọng:
- Xin kính mời ông Tám nói vài lời với cô dâu chú rể.
- Thưa bà Sáu Nhơn, thưa cô dâu chú rể, thưa cả nhà.. - ông Tám Việt nói chậm rãi, vì xúc động nhiều hơn là vì cân nhắc. - Ai đã đi qua những đoạn trường của cô dâu chú rể, mới hiểu được giờ phút hạnh phúc hôm nay! Không lời nào nói xiết được! Có lẽ tôi được phép nói, tôi cảm nhận được điều này, cảm nhận sâu sắc. Tôi xin chúc mừng cô dâu chú rể. Nhưng đúng ra tôi muốn cảm ơn cô dâu chú rể. Bởi vì hạnh phúc của cô dâu chú rể càng ghi tâm khắc cốt đoạn trường tôi đã đi qua. Bởi vì hạnh phúc của cô dâu chú rể càng thôi thúc tôi hướng về phía trước, con đường tôi đang đi... Xin chúc mừng. Xin cảm ơn... - trong khi nói, những ngày tháng sống chết giành giật nhau quyết liệt ở chiến khu Củ Chi hiện lên trong tâm khảm ông Tám... Rồi đến cái tin sét đánh ...chiếc ca-nô chở vợ con ông bị Mỹ nguỵ ném bom...
Dứt lời ông Tám Việt nâng ly rượu.
Cả bàn tiệc đứng dậy nâng cốc...
Mọi người chuyện trò vui vẻ. Riêng má Sáu thoáng một lúc tư lự. Mọi người nghĩ rằng có thể má Sáu hơi bị mệt, vì tuy là "nhạc trưởng" - Bảo Vân phong cho bà chức mới trong đám cưới này - má có nhiều việc phải làm, nhất là ở cái tuổi gần tám mươi... Nhưng thật ra trong má cảm giác vui buồn lẫn lộn, từ yêu thương dạt dào đến xót xa... Má nhớ lại hôm nào một nách năm con đứng trước mộ chồng, má nhớ đến mẹ con Út Thạnh, các con cháu của ba gia đình đang sống b ên Mỹ...
"Ông Tám Việt này nói đúng, ai có đi qua những đoạn trường này, mới cảm nhận được tất cả!.. Ôi sao dân mình khổ vậy, đất nước mình kẻ còn người mất... Người còn sống chia lìa nhau mãi đến bao giờ?!” - Má Sáu trong l òng tự hỏi mình.
Kim, người ít tuổi nhất bàn tiệc, thì thầm vào tai má Sáu:
- Bà ạ, ông Tám Việt nói đúng tâm trạng mẹ cháu đấy. - Bây giờ thì cháu hy vọng cháu sẽ... - Kim bỏ lửng câu nói của mình.
Bà Sáu hiểu điều Kim đang nghĩ v à tìm cách lái câu chuyện sang hướng khác. Chính má cũng muốn hôm nay là một ngày vui...
Hai Hân được má Sáu để ngồi cạnh vợ chồng ông Tư, nên cả bàn tiệc chỗ nào cũng chuyện, cười nói rôm rả, mặc dù thực tế trong con mắt má Sáu, Hai Hân không có mặt trong buổi tiệc cưới hôm nay. Hai Hân đủ nhạy cảm để nhận biết điều này nên không dám ho he nói năng hay làm gì vượt quá cái biên giới vô hình má Sáu đã khoanh cho Hai Hân trong bữa tiệc này... Mình đã làm tan nát gia đình người ta như thế mà còn được ngồi chung bàn với nhau thế này cũng là quá sự mong đợi rồi! Cái chính là phải cứu bằng được xí nghiệp... Hai Hân tự nói với mình như vậy để luôn luôn giữ được mọi ý tứ cần thiết...
Bà Sáu quả là con người tinh tế. Các món ăn trên bàn chủ yếu toàn đồ nhắm, vừa ngon, vừa được bày đẹp, không quá nhiều. Thức ăn nóng duy nhất là món mì Quảng nổi tiếng(*) [(*) Mỳ xào nổi tiếng của Quảng Nam.] , được chuẩn bị kỹ và đựng trong ba cái thố sứ lớn rất đẹp, có nắp đậy kín. Thố đều được ngâm nước sôi lâu trước khi bỏ mỳ, được ủ kỹ trước khi bưng ra bàn để giữ cho món ăn nóng lâu. Cả bàn tiệc không ai phải đứng lên ngồi xuống, nên mọi người trong nhà đều được tham gia từ đầu đến cuối vào cuộc vui. Khi má Sáu mở nắp thố mời mọi người món đặc sản mì Quảng là một niềm vui bất ngờ. Sau khi thưởng thức các đồ nguội, món m ì Quảng bốc hơi nghi ngút quả là hấp dẫn...
Khi mọi người sang phòng bên ăn tráng miệng và ngồi chuyện trò uống nước được một lúc, vợ chồng Lê Hải, vợ chồng ông bà Nghĩa xin phép tiễn gia đình cô dâu chú rể về nhà mới. Quân khu đã bố trí mấy cái xe Ford sang trọng cho thủ tục đón dâu này. Bà mẹ của Chiểu thấy vui quá, cũng xin đi theo. Những người còn ngồi lại trong nhà gần giống như trong bữa cơm đầu tiên bà Sáu Nhơn mời ông Tám Việt cách đây khoảng 4 năm, chỉ có một chút thay đổi: cả trợ lý và bảo vệ của ông Tám Việt đều không có mặt. Ông Tám dứt khoát không cho họ đi cùng, vì ông cho đây là việc gia đình. Nhưng bữa tiệc này lại có mặt Hai Hân. Ông Tám đã nhiều lần được nghe về xí nghiệp này. Đến tai ông không thiếu tiếng lành tiếng dữ.., nhưng hôm nay là lần đầu ti ên gặp Hai Hân.
- Tôi nghe nói các cháu đều trở thành chủ nhiệm hợp tác xã? - ông Tám Việt hỏi đám cháu b à Sáu.
- Thưa bác đúng như thế ạ. - Quân lễ phép trả lời. - Chị Ngọc cháu và Bảo Vân làm chủ hợp tác xã may mặc. Còn cháu là chủ nhiệm hợp tác xã cơ khí ạ.
- Quân, thưa với ông Tám con phải nói thật... - má Sáu nhắc nhở Quân.
- Thưa nội con nói đúng sự thật đấy chứ ạ. Chỉ có điều sự thật dài hơn một chút so với điều con vừa nói thôi ạ.
- Cháu kể hết sự thật đi xem n ào. - ông Tám Việt yêu cầu.
- Thưa vâng. Đơn giản là hai hợp tác xã của tụi cháu chỉ có cái tên hợp tác xã là thật thôi ạ. Đấy là hai đơn vị kinh tế do vài ba người có vốn góp lại. Chúng cháu mời thêm vài ba người đã nghỉ hưu nhưng có cái danh chính trị rất oách vào ban chủ nhiệm. Họ toàn là bà con của tụi cháu cả, trong đó có cô chú đã từng là đại tá, là tỉnh uỷ viên, dũng sĩ Củ Chi... Tất cả chỉ là thủ tục đúng như chính quyền đ òi hỏi thôi.
- Cháu nói thẳng vào cái hợp tác xã cơ khí của cháu xem nào! - ông Tám yêu cầu.
- Thưa bác, từ các máy phay, máy tiện, máy cắt gọt... của hợp tác xã cháu toàn là đồ đồng nát. Có cái còn khá mới, nhưng mua rẻ như cho không ạ, vì xí nghiệp bán đi vừa được ít tiền, vừa đỡ mất chỗ chứa và còn hơn là bỏ gỉ sét... Xã viên của cháu thực chất là những người lao động chúng cháu thuê mướn, trả lương theo sản phẩm, biên chế hiện nay kể cả đội quân đi thu mua hàng đồng nát l à 180 người. Bình quân lương công nhân gấp ba lần trong xí nghiệp quốc doanh, nhưng chúng cháu chẳng phải lo tem phiếu gì cả.
- Thế thì họ sống bằng giá chợ đen?
- Thưa không ạ. - Quân trả lời tiếp. - Họ có hộ tịch trong thành phố, nên cũng có tem phiếu các loại theo tiêu chuẩn nhân dân được cấp cho cả nước rồi, vả lại bây giờ đ ã bù giá vào lương rồi, tem phiếu chẳng còn nghĩa lý gì...
- Thưa bác, hợp tác xã may mặc của cháu 220 người, trong đó một phần ba là đi thu mua phế liệu, phần lớn l à tuổi thanh niên chưa có việc làm, chúng cháu phải dạy họ học nghề 3 tháng - Bích Ngọc thưa chuyện về hợp tác xã của mình.
Ông Tám hiểu dích dắc của câu chuyện, nhưng vẫn muốn tự tai mình được nghe tiếng nói của người thực trong cuộc:
- Sao các cháu lại phải mang cái tên giả như vậy?
- Thưa bác tụi cháu không dại gì mà xin lập doanh nghiệp tư nhân. Nghe nó sặc mùi tư bản lắm ạ. - Bảo Vân trả lời.
- Còn sớm quá bác ạ, như thế sẽ ăn đòn chết! Chính sách của Đảng và Luật pháp của nhà nước ta đã có sự bảo hộ nào rõ ràng cho doanh nghiệp tư nhân đâu. - Bích Ngọc phụ hoạ thêm với em chồng.
- Nhà này đã có bốn tư sản cải tạo, tôi nghĩ trong một gia đình như thế là quá đủ, có phải vậy không ông Tám? - Ba Khang đế v ào.
Nhưng thực chất các cháu là tiểu chủ rồi còn gì nữa? - Ông Tám vẫn theo đuổi suy nghĩ của m ình.
- Thưa bác Tám, đúng như vậy ạ. Nhưng thế cũng l à quá chậm. - Bảo Vân thưa lại.
- Hai n ăm các cháu làm được như vậy phải nói l à nhanh và giỏi chớ, từ tay trắng quật lên!
- Thưa bác, cháu vẫn cho là chậm ạ. - Bảo Vân không chịu. - Nếu đúng là kinh tế thị trường từng giờ từng phút đẻ ra chủ nghĩa tư bản như chúng cháu được học, thì chúng cháu vẫn là quá chậm ạ. Sau hai năm đổi mới chúng cháu mới chỉ là loại tiểu chủ chưa có cái tên thật của mình. Như thế sao gọi là nhanh và giỏi được ạ?
- Cháu thuộc loại đáo để, Bảo Vân ạ... - ông Tám vừa nói vừa lắc đầu.
Ông Tám hỏi tiếp rất nhiều về quá trình ra đời hai cái hợp tác xã giả hiệu này. Bà Sáu Nhơn bắt bọn trẻ nói thật, nên chúng chẳng giấu diếm điều gì. Ông Tám không thể ngờ được bọn trẻ tinh ranh quá, bắt đầu từ nhìn thấy được thị trường cần cái gì và có cái gì. Thì ra mấy năm trời đi bỏ sữa chua cho các nhà hàng, má Sáu đã dạy cho chúng phát hiện và biết nhìn thị trường cần cái gì để chúng có thể tìm cách đáp ứng được. Chúng nó biết nhiều lắm, nhưng bàn bạc với nhau chán rồi mới quyết định thử mở đầu bằng hợp tác x ã cơ khí và hợp tác xã may mặc, nếu suôn sẻ sẽ tính thêm...
Điều đơn giản là cả đồng bằng Nam bộ có không biết bao nhiêu xuồng đuôi tôm, bây giờ có quá nhiều xuồng phải chèo bằng tay, vì các động cơ hiện có phần lớn đã hỏng, cũ, không có ngoại tệ nhập mới thay thế. Quân tìm được một số thợ cơ khí giỏi trong thành phố, lại biết có một số doanh nghiệp chế tạo cơ khí của nhà nước đang thiếu việc làm, có cái là của quân đội... Thế là ý tưởng lập một xí nghiệp chế tạo cơ khí ra đời, trước hết dưới cái vỏ hợp tác x ã.
Sản phẩm đầu tiên là động cơ cho xuồng đuôi tôm...
Thiếu vốn, Quân rủ thêm một số bạn bè chí cốt hùn vào, có đáng là bao đâu... Đầu vào gần như vô tận: đi thu mua các máy đuôi tôm hỏng với giá đồng nát, thịt cái nọ phục chế cái kia, chi tiết nào thiếu giao cho các doanh nghiệp nhà nước làm gia công, họ rất thích vì đang thiếu việc làm... Sắt vụn không thể dùng được nữa thì lại lọc ra đem bán cho các l ò luyện thủ công... Bí nhất là thiếu một số thép tốt làm vỏ và làm một số chi tiết khác.
Một bạn của Quân đưa ra sáng kiến: đi mua sắt vụn thải ra trong việc vá và sửa chữa tàu thuỷ cùng các phế liệu khác của xí nghiệp đóng t àu Ba Son, rất rẻ, chỉ mất thêm ít tiền chở về Thành phố... Ôi một nguồn nguyên liệu vô tận!..
Hợp tác xã may mặc của Ngọc và Bảo Vân cũng hình thành theo một tư duy kinh tế như vậy. Cầu gần như thênh thang, vì quần áo may sẵn bán không tem phiếu bao nhiêu cũng hết. Còn cung thì chỉ cần đi thu mua cái “lãng phí" của các doanh nghiệp nhà nước là vô khối đầu v ào.
...Tụi bay làm ăn theo kiểu vốn thất nghiệp, lãi quan viên, coi bộ nội không uổng công với tụi bay!.. Chính bà Sáu Nhơn đ ã có lần bình phẩm như vậy về hai cái hợp tác xã giả hiệu.
Bảo Vân nói thật:
- Bác Tám ạ, tụi cháu thật sự không phân biệt được thế nào là lãng phí, thế nào là tham ô, nói đơn giản là ăn cắp. Vì nhiều lúc người của bọn cháu đi thu mua phế liệu mà mua được cả vải nguyên súc, chỉ khâu nguyên đai nguyên kiện. Còn những mảnh vải đầu thừa đuôi thẹo may được một hai cái áo người lớn hay vài bộ quần áo trẻ con là chuyện bình thường... Đã thế sản phẩm của tụi cháu bán không cần tem phiếu. Ngày càng nhiều cửa hàng mậu dịch đề nghị chúng cháu ưu ti ên cung cấp hàng cho họ.
- Thế còn máy may? - ông Tám hỏi.
- Ôi bác Tám! Chúng cháu có thể ngay lập tức mở thêm một xưởng nữa ạ, cả thành phố này còn nhiều lắm. Xong như thế đi nhanh quá, dễ bị chiếu tướng lắm. Nhà xưởng của chúng cháu cũng sẵn sàng... Nội chúng cháu dặn không bao giờ được tham lam...
Càng nghe, ông Tám càng cảm thấy mình đang bị lạc vào cuộc sống thật, có nhiều đường đi ngõ ngách ông chưa nghe tới, chưa đi tới...
- Phơi bày ra như thế các cháu không sợ lộ hết bí mật làm ăn à? - ông Tám thăm d ò bọn trẻ.
- Thưa bác, bí mật làm ăn của tụi cháu là bí mật giữa ban ngày ạ. Nghĩa là ai cũng biết, cũng thấy ạ. Nhưng chắc gì ai cũng làm được. - Bích Ngọc trình bày suy nghĩ của mình. - Nhưng để bí mật trở thành bí quyết và thực hiện được bí quyết thì còn là cả một chặng đường dài nữa bác ạ. Tính ra chúng cháu chà đi xát lại thị trường của thành phố này đến sáu năm rồi.
- Nhưng đấy cũng chỉ là câu chuyện tạm thời thôi, chị Ngọc ơi, mọi chuyện trên thị trường thay đổi h àng ngày hàng giờ mà - Quân bổ sung thêm ý kiến của Ngọc.
- Bác có thể sẽ tố cáo các cháu? - ông Tám cố giữ vẻ mặt nghiêm nghị, mặc dù ai cũng hiểu câu hỏi vui của ông.
- Nếu bác tố cáo bọn cháu, thì bọn cháu sẽ cãi lại với chính quyền là chúng cháu chỉ kể những điều ông Tám Việt thích nghe thôi ạ. Còn muốn xử phạt bọn cháu thì chính quyền phải căn cứ vào sự việc, giấy tờ, sổ sách hợp pháp.., trừ phi họ cố tình xoá sổ chúng cháu thì... mọi đạo lý sẽ chẳng c òn ý nghĩa gì nữa bác ạ...
- Cháu đối đáp giỏi đấy. - Ông Tám cười. - Nghĩa l à chính quyền không có cách gì xoá sổ các hợp tác xã giả hiệu của tụi cháu bằng pháp lý?
- Thiếu gì cách ạ.
- Bảo Vân, cháu cứ nói tiếp đi.
- Nếu đánh tụi cháu theo kiểu như cải tạo tư sản vừa qua thì được quá chứ ạ! Đánh lúc nào cũng được. Còn nếu đánh theo luật pháp và chính sách hiện hành, dù là còn rất mập mờ, thì chính quyền thua bọn cháu. Còn nhiều chỗ chúng cháu lách được, lách đẹp, hoặc lách không đẹp l à tuỳ hoàn cảnh thôi ạ...
- Bác có thể không vui, - Quân đỡ lời cho vợ, - nhưng thưa bác, đánh một cái hợp tác xã toàn là đồ đồng nát, vốn đồng nát, phương tiện sản xuất đồng nát, vật tư sản xuất đồng nát, đến cái ban chủ nhiệm cũng là đồ đồng nát nốt, thì khó tìm ra được đạo lý thuyết phục. Mà mấy cái thứ đồng nát ấy đang tạo công ăn việc l àm cho không ít người...
- Cứ cho là các cháu có lý đi!.. - Ông Tám muốn nghe nữa.
- Vâng, cả cái hợp tác xã đồng nát của bọn cháu chỉ có mỗi cái tư duy kinh doanh thì không đồng nát chút nào, cái vốn vô giá của hợp tác xã!.. Vì thế em Vân cháu nói vẫn còn nhiều chỗ lách được ạ. Nhưng đánh theo kiểu chỉ vì muốn đánh, không cần đến đạo lý, th ì kiểu gì tụi cháu cũng thua. - Vũ phụ thêm ý kiến của mình.
Nghe đến đây Hai Hân như bị điện giật. Chính nhờ có cái chuyện “đánh” không cần đạo lý như thế mình mới có địa vị như ngày nay. Song những gì Bảo Vân kể, nhất là sự nhập nhằng giữa lãng phí và ăn cắp thì đúng l à câu chuyện xảy ra hàng ngày trong xí nghiệp của Hai Hân. Qua miệng người khác, chưa bao giờ Hai Hân thấy rõ thực trạng xí nghiệp mình như hiện nay. Hai Hân vẫn kiên nhẫn ngồi nghe.
- Bảo Vân và Quân, hai con nói quá lời rồi. - Bà Sáu nhắc nhở.
- Nội bảo tụi con phải thưa chuyện thật với ông Tám mà! - Quân bênh vợ.
- Xin bà Sáu cứ để các cháu nói. Bác muốn nghe những câu chuyện thẳng thắn như vậy. Thế các cháu có lo bị “đánh” không?
Quân định bảo Vũ trả lời, vì câu hỏi khá tế nhị, song Vũ bảo Quân cứ nói thẳng đi, vì mọi chuyện đâu có phụ thuộc vào câu trả lời của mình. Quân đồng ý:
- Chúng cháu thường xuyên lo ạ. Chúng cháu không muốn nói dối. Thưa bác, anh em cháu thường tâm sự với nhau thế này: ...Phải bảo nhau noi gương các bậc cha chú mình thì đúng rồi! Nhưng lại cũng có thể bị các bậc cha chú mình nện cho chí tử lúc nào không biết! Nói thực với bác chúng cháu rất buồn. Hay là trình độ chính trị chúng cháu c òn thấp kém quá?..
Ông Tám đau điếng người vì những câu nói của bọn trẻ. Đó là những câu nói vừa rất thật, song cũng đầy oán trách, dù ít nhiều hài hước... Nhưng ông nhất định chôn chặt trong lòng câu trả lời định nói ra. Ngẫm nghĩ một lúc ông nói theo cách khác:
- Các cháu đúng là các cháu của bà Sáu Nhơn! - Trong đầu ông nảy th êm nhiều câu hỏi, ông tiếp - Lo như thế thì các cháu làm thế nào?
Quân dứt khoát đẩy cho Vũ trả lời câu n ày:
- Anh em chúng cháu khi bàn với nhau về Nghị quyết Đại hội VI đ ã tính nát ra rồi.
- Bàn ở đâu?
- Dạ ngay trong nhà này.
- Có học không mà bàn?
- Trừ anh Vũ cháu ra, chúng cháu làm gì được học. Nhưng chúng cháu đọc đi đọc lại không sót một chữ, tự giảng cho nhau, tự tranh luận với nhau. - Bích Ngọc phụ thêm vào với chồng.
- Các cháu hiểu Nghị quyết Sáu như thế nào?
- Nghị quyết Sáu có ba cái được ạ. - Bảo Vân cướp lời. - ...Đó l à thừa nhận thị trường, thừa nhận kinh tế có nhiều thành phần và xoá bao cấp ạ.
Ông Tám cười, thán phục. "Bọn trẻ này ghê gớm quá! Mình chưa thấy ai tóm tắt Nghị quyết Sáu ngắn gọn, rõ ràng đến thế”.
- Đó là đáp án của riêng cháu hay là của bốn anh chị em cháu?
- Dạ không hoàn toàn là của chúng cháu ạ. Nội là người tổng kết lớp học nghị quyết của chúng cháu đấy ạ!
- Ôi bà Sáu! - Ông Ba Khang và ông Tư Cương thốt lên gần như cùng một lúc.
Ông Tám gần như không tin vào tai mình. Câu nói của Bảo Vân khiến ông nhớ lại ý kiến sắc sảo của bà Sáu trong bữa cơm đầu tiên hôm nào: ...Là chủ thành phố này, sẽ không đời nào tôi lại cho phép Ba Khang gỡ các xe đò của tôi ra thành từng mảnh rồi trao vào tay những người không hiểu biết gì về xe pháo… Là người dân tự do... Câu nói ấy giờ đây vẫn như dao cắt vào da thịt mình, lại thêm cái cuộc tranh luận nảy lửa mấy hôm sau đó... Hôm nay, lại chính b à Sáu là người tổng kết việc học nghị quyết cho con cháu mình! Ông Tám ngồi im cố làm chủ sự kinh ngạc của mình.
- Bảo Vân nói sai rồi. Các cháu hỏi nội, nội chỉ tóm tắt những điều nội thích nhất thôi. Làm gì có chuyện tổng kết nào ở đây. Ông Tám đừng tin v ào những lời khoa trương của tụi trẻ này. - Bà Sáu vừa nói vừa xua xua hai tay.
- Như thế đúng là tổng kết đấy, bà Sáu ạ. Xin cho phép tôi tiếp tục làm thầy giáo truy bài các cháu: - Còn những gì các cháu cho là chưa được?
- Anh Vũ cho em trả lời nhé? - lại Bảo Vân.
Nhìn thấy Vũ gật đầu, Bảo Vân nói liền:
- Chỉ có một điều chưa được thôi ạ... - Bảo Vân bỏ lửng câu trả lời.
Các đảng vi ên Hai Phong, Ba Khang, Bảy Dự, bà Ngân, Hai Hân… hết nhìn nhau rồi lại nhìn bọn trẻ. Hai Phong rất hiểu chí hướng của ông Tám Việt mà vẫn không hết lo cho các con mình quá vạ mồm vạ miệng. Riêng bà Sáu Nhơn mắt như ánh lên một niềm kiêu hãnh thầm kín nào đó, nhất là về Bảo Vân.
Ông Tám thấy rõ tâm trạng mọi người. Bản thân ông cũng hồi hộp, không hiểu trong đầu bọn trẻ n ày còn có những suy nghĩ gì nữa. Ông giục:
- Cháu nói tiếp đi.
- Cái chưa được duy nhất là tất cả những cái được cũng mới chỉ l à miễn cưỡng thôi ạ.
- Thôi chết, cái con này... - bà Ngân buột miệng kêu lên.
- Bảo Vân, con đòi hỏi nhiều quá đấy. - Bà Sáu Nhơn tìm cách kiềm chế cháu mình. - Ba cái được ấy là cả một cuộc đổi đời rồi mà còn đòi hỏi gì nữa. Xin ông Tám đừng cố chấp sự bồng bột của các cháu tôi.
Dứt lời, bà Sáu đặt tay mình lên tay Bảo Vân như không muốn cho Bảo Vân nói. Bà không muốn cháu mình đi quá xa.
Ông Tám thấy tai mình ù lên, phần vì câu trả lời làm ông choáng váng, phần vì cả một quá khứ tranh luận gay gắt trong quá trình soạn thảo Nghị quyết lại bùng nổ dữ dội trong tâm trí ông, những lời nhắc nhở ông đang chệch hướng... Trong giây lát ông quên mất mình đang sắm vai thầy giáo truy b ài.
Quân phân bua thêm cho ý của Bảo Vân:
- Chính vì vậy anh em tụi cháu tính toán phải trù liệu mọi tình huống bác Tám ạ, kể cả tình huống sẽ có cải tạo tư sản toàn quốc lần thứ ba! - Quân bênh vợ mình. Tuy thế vừa nói vừa đưa mắt nh ìn bà Sáu.
- Cháu nghĩ rằng sẽ có cải tạo tư sản toàn quốc lần thứ ba sao? - Ông Tám lúc này mới ra khỏi sự choáng váng của mình.
- Thưa bác tụi cháu làm sao biết được, nhưng phải nghĩ phòng xa thôi. Sử dụng để cải tạo, cải tạo để sử dụng tốt hơn.., tinh thần nghị quyết có ý này ạ. Cháu hiểu là khi nào muốn thì Đảng lại tiến h ành cải tạo! - Vũ nói chen vào.
...Cha mẹ ơi, Nghị quyết có ý này thật sao? Ai giảng như vậy? Mình nhớ là đây là một trong những câu tốn nhiều thời giờ tranh cãi và giấy mực trong lúc soạn thảo đề cương, sau đó mình không để ý nó được viết thành văn như thế n ào trong Nghị quyết...
- Có phải vì thế các cháu cho rằng tất cả những cái được mới chỉ l à miễn cưỡng không?
- Những câu nhiều nghĩa như thế trong Nghị quyết nhiều lắm. Cháu quên mất con số tụi cháu liệt kê những câu ý trái nhau hoặc những câu hiểu thế nào cũng được, nghĩa là vận dụng thế nào cũng được. Chắc chắn l à con số hàng chục bác ạ. - Quân muốn làm rõ thêm ý của vợ.
- Tất cả tuỳ thuộc Đảng và Chính phủ dồn chúng cháu vào con đường nào đó thôi! Em Quân cháu và cháu đều là đảng vi ên, nhưng cũng xin thực lòng thưa với bác như vậy! - Vũ nói.
- Điều gì dẫn các cháu đến suy nghĩ kỳ quặc này?
- Cháu không có việc làm, nên tham gia sinh hoạt chi bộ tại khu phố. Mấy n ăm đầu thỉnh thoảng chi bộ vẫn yêu cầu cháu tự kiểm điểm xem đã đoạn tuyệt dứt khoát với giai cấp tư sản chưa, bác Tám ạ. - Quân minh hoạ thêm nỗi lo của mấy anh em mình.
- Cháu trả lời thế nào?
- Dạ, cháu nói cháu đẻ ở ngoài Bắc, miền Bắc xã hội chủ nghĩa nuôi dưỡng giáo dục cháu thành đảng viên, chẳng có gì để mà đoạn tuyệt. Còn đoạn tuyệt với bà nội của chúng cháu thì dứt khoát không. Các chú đi di tản th ì cháu chưa biết mặt...
- Thế họ bảo sao? - ông Tám hỏi tiếp.
- Cháu bị xếp vào loại đảng vi ên chậm tiến.
- Chỉ tại cháu nói n ăng như vậy?
- Chậm tiến hay tiên tiến đối với cháu có ý nghĩa gì?! Nhưng họ phàn nàn vì cháu mà chi bộ mất mấy năm không được danh hiệu tiên tiến. Còn muốn khai trừ cháu thì họ không đủ lý do. Thật ra chi bộ cháu bị chậm tiến l à vì những lý do khác.
- Thưa bác hồi ấy đã có đồng chí trong chi bộ anh Quân cháu gián tiếp gợi ý anh ấy nên tự nguyện làm đơn xin ra Đảng. Họ nói thẳng với anh Quân: công ăn việc làm không, biên chế cũng không, chỗ đứng trong xã hội không rõ ràng, như vậy anh còn chờ đợi cái nỗi g ì!?. - Bảo Vân thưa rõ hoàn cảnh của chồng.
- Có đúng như vậy không Quân?
- Thưa bác đúng ạ. Các đồng chí ấy còn bảo cháu: anh là đảng viên mà hàng ngày vẫn nai lưng đạp xe đi bỏ sửa chua phục vụ bọn tư thương. Thế l à thiếu nhạy bén giai cấp.., là... là nhiều thứ lắm bác ạ.
- Cháu không cãi lại?
- Thưa bác cháu cãi làm gì ạ? Các đồng chí ấy nói một câu là dạy cháu một câu, nói hai câu là dạy cháu hai câu, làm như thể cháu mù chữ, không đọc nổi nghị quyết của Đảng. Càng cãi càng rách việc cho cháu. Mà chỉ vì ý kiến của chi bộ rồi chịu thôi đi bỏ sữa chua thì cháu không thích, nội cháu càng không thích... Đã thế các đồng chí lại c òn dạy sai nữa chứ.
- Sai như thế nào?
- Kể ra thì nhiều ví dụ buồn cười lắm ạ. Cháu chỉ thuật lại bác nghe một chuyện nghiêm túc thôi. Các đồng chí ấy giảng cho cháu: Nghị quyết đại hội VI nhấn mạnh phải xoá bỏ tư bản tư nhân, đầu cơ buôn lậu... Cháu cãi lại: Nghị quyết không nói đơn giản như vậy. Thế là chi bộ chụp mũ cho cháu có tư tưởng chống Đảng, họp bàn ra quyết định khai trừ. Tại cuộc họp, cháu cãi lại: Các đồng chí mới là người không hiểu nghị quyết, lại còn trích dẫn sai nữa. Cháu mượn đồng chí bí thư chi bộ quyển Nghị quyết đang cầm trong tay, chỉ ra những chỗ họ sai, những chỗ họ hiểu chưa tới. Đồng chí bí thư phát khùng: Tôi là người được đi học nghị quyết về mà anh dám ăn nói như thế à? Chưa sạch máu đầu mà dám chống Đảng đến cùng phải không?.. Thì ra cái bệnh liên quan với tư sản nó làm anh mù quáng rồi!.. Cháu nói lại: nếu chi bộ thấy cần khai trừ thì cứ làm biên bản đầy đủ, cháu sẽ ký vào và xin được khai trừ đúng thủ tục...
- Rồi câu chuyện ra sao?
- Thưa bác, họp được hai lần thì câu chuyện nhạt dần ạ. Từ ngày cháu lập hợp tác xã thì không thấy bí thư chi bộ nhắc đến chuyện này nữa, có thể các đồng chí ấy qu ên rồi...
- Bây giờ cháu định xử sự thế n ào?
- Xin thú thực với bác, họp hành với những người lý sự cùn và bụng đầy tư tưởng công thần, đúng là một cực hình lớn đối với cháu. Hai anh em cháu bàn chán rồi. Chúng cháu đều nghĩ chẳng lẽ mình có thể dễ dàng vứt bỏ lời tuyên thệ của mình khi vào Đảng như là quên đi một lời nói suông? Vứt những người như thế ra khỏi Đảng thì lại là việc cả hai anh em cháu muốn lắm nhưng không làm được!..
Ông Tám tròn mắt chằm chằm nhìn Quân và Vũ:
- Cơ sự đã đến như vậy sao hai cháu!?.
Từ bà Sáu, đến vợ chồng ông Tư, vợ chồng ông Ba, vợ chồng cậu Bảy và Hai Hân gần như không ai tin vào tai mình. ...Làm sao Vũ và Quân có thể nói năng quyết liệt đến như vậy? Mà quyết liệt như vậy để làm gì?.. Ông Tư không làm chủ được m ình, buột miệng:
- Vũ và Quân ơi, hai cháu có quá lời không đó!
Không có câu trả lời nào cho ông Tư...
Bích Ngọc nói rõ thêm ý của Quân:
- Bác Tám ạ, bây giờ chúng cháu được học hành, lại có nhiều thông tin, chúng cháu không thể cứ răm rắp một chiều nghe theo mọi điều chỉ bảo. Ngay trong nhà cháu, cứ đến bữa ăn tối là bố mẹ cháu một phe, bốn anh chị em chúng cháu một phe, nội cháu là đồng minh của chúng cháu. Có nhiều điều bố mẹ cháu cổ hủ thật rồi...
- Nhưng chị Ngọc phải nói thêm là ba má thích nói chuyện ngày xưa nữa chứ. - Bảo Vân chen vào.
- Vâng, có chuyện đó ạ. - Bích Ngọc nói tiếp, - Nhưng nội cháu khôn lắm. Về hùa với bọn cháu như thế mà nội chẳng bao giờ chịu đứng ra l àm trọng tài!
Nghe đến đây má Sáu chỉ mỉm cười, ông bà Hai Phong thì lắc đầu v à cười.
- Có lẽ cháu phải nói thêm điều này nữa cho hết nhẽ, để bác Tám có thể hiểu bọn con nít chúng cháu... - Vũ giãi bày. - Với cái đà này biết đâu sẽ có ngày hoặc là chúng cháu bị Đảng khai trừ, hoặc là chúng cháu chẳng dại gì để Đảng khai trừ. Nghĩa là chúng cháu cứ làm mọi việc của mình dưới mũ áo người đảng viên. Cứ như là trên sân khấu ấy! Xấu hơn nữa là chúng cháu có thể dùng Đảng làm bình phong, làm ngáo ộp. Chúng cháu đủ tinh khôn để làm việc này! Chúng cháu nghĩ nếu không giỏi như người lớn thì có lẽ cũng chẳng thua người lớn là bao trong chuyện này. Cháu tin là không có một bửu bối nào có thể gìn giữ chúng cháu vĩnh viễn là người lương thiện ngu đần đâu ạ!.
Ông Tám lặng đi vì những suy nghĩ lớn hơn phạm vi Vũ đang nói. Một lúc sau ông hỏi:
- Khi mới thành lập hợp tác xã, Quân có báo cáo chi bộ ngay không? - ông Tám hỏi tiếp.
- Dạ có chứ ạ, cháu còn xuất trình cả giấy phép. Nhưng cháu không thể nói toạc ra đấy là một cái hợp tác xã đồng nát như đang trình bày với bác được ạ!
- Chi bộ nói thế nào?
- Thưa bác, khi nhìn thấy cái giấy có cái triện đỏ chót của phường thì chẳng ai chất vấn câu nào nữa. Một vài bác hỏi có thể nhận giùm con em của họ vào làm việc được không. Cháu trả lời: chúng cháu sẵn sàng, chỉ có điều là có nhiều tiêu chuẩn khắt khe đấy, vì đây l à hợp tác xã, không phải là xí nghiệp của nhà nước...
- Quân ơi, con dám coi cái hợp tác xã đồng nát của con hơn cả xí nghiệp nhà nước à!? - ông Hai Phong cảm thấy mình như đang ngồi tr ên gai.
- Xin ba đừng quy chụp con như thế. Hôm nay có bác Tám, ba càng dễ thua bọn con lắm đấy ạ…
Cả nhà cười rộ. Ba Khang lắc đầu thán phục bọn trẻ ranh mãnh. Riêng ông Tám Việt vẻ mặt đầy lo lắng về thực trạng đất nước. Ông chủ tâm đối thoại đến cùng để được nghe những tiếng nói thực ngoài đời:
- Các cháu là những chủ thật của hai cái hợp tác xã giả. Tiêu chuẩn người đảng viên ghi trong Điều lệ Đảng như thế n ào nhỉ?
Hầu như mọi con mắt đều dồn về phía Quân.
Vì muốn tìm cách trả lời sao cho nhã nhặn, Quân đắn đo một lúc mới thưa lại:
- Thưa bác, một lần nữa cháu xin bái phục bác. Bác muốn hỏi tụi cháu là đảng viên có được làm ông chủ bà chủ không, có được tham gia bóc lột không. Một trăm phần trăm bác định hỏi chúng cháu như vậy!
Cả nhà nín thở. Bà Ngân hoảng hốt:
- Thôi chết, sao lại đụng vào vấn đề cấm kỵ này!? Các con xin phép bác Tám nói chuyện khác đi! Anh Phong bảo các con nói chuyện khác đi!
Nhưng nhìn thấy bà Sáu không nói n ăng gì, ông Hai Phong ngồi im. Mọi người khác đều ngồi y ên! Mãi một lúc sau ông Tám mới lên tiếng:
- Chị Hai đừng lo, cứ để các cháu nói hết lòng. - đoạn ông quay sang Quân - Bác cũng phải chịu là cháu đọc được ý nghĩ của bác. Bây giờ cháu trả lời đi.
- Vâng, cháu xin thưa chúng cháu đụng chạm đến chuyện này nhiều lần trước khi đi đến quyết định lập hai cái hợp tác xã đồng nát. Anh Vũ cháu vừa mới bị loại khỏi biên chế nhà nước, chưa tham gia vào hợp tác xã thì không nói làm gì. Còn lại ba chị em chúng cháu đích thực là những bà chủ chui, ông chủ chui. Chúng cháu không rõ như thế có phải là mình đã biến chất giai cấp không, nhưng cũng xin bác hiểu cho nước ta ngày càng có nhiều thứ chui ạ. Không như thế thì lấy gì mà sống! Còn vấn đề bóc lột thì thực quả chúng cháu không đủ lý luận. Chúng cháu lôi ra bàn chán với nhau rồi đành bỏ dở. - Quân dừng lại một lát, lưỡng lự: - Xin bác Tám cho cháu hỏi một chuyện nhỏ, được không ạ?
- Cháu nói đi. - ông Tám gật đầu.
- Cháu nghe nói ở nghĩa trang Mai Dịch cũng có chuyện làm mộ chui, có phải thật thế không ạ?
Mọi người tròn xoe mắt, kể cả ông Tám.
- Cháu nói gì bác không hiể?
- Thưa bác cháu được nghe kể là có dịch vụ làm sẵn một ô rỗng bên dưới khi xây mộ, để nếu tiêu chuẩn của chồng được vào nghĩa trang Mai Dịch thì đến khi vợ chết cũng có chỗ để lọ tro bên cạnh chồng, mặc dù không có quy định n ào cho phép.
- Cũng không có quy định n ào cấm nữa chứ, anh Quân. - Bảo Vân thêm vào.
Ông Tám lúng túng:
- Bác không biết chuyện này. Tụi cháu moi được ở đâu đủ mọi thứ chuyện? Nhưng nếu có, theo cháu n ên giải quyết thế nào?
- Thưa bác, người chết có nguyện vọng vợ chồng được chôn cất cạnh nhau là đạo lý xưa nay vẫn có ở đời. Chuyện này đơn giản thôi: Chính thức cho phép dịch vụ n ày là hết chui! Và khi nào nghĩa trang Mai Dịch hết chỗ thì thôi không làm cái mới nữa.
- Anh bạn này nhanh trí. - ông Tám thừa nhận. - ...Chúng ta trở lại chuyện làm ăn chui cho hết nhẽ đi.
- Vâng ạ. Rõ ràng là việc làm ăn chui của chúng cháu được thực tế cuộc sống biện hộ. - Bảo Vân đỡ lời chồng. - Khoảng sáu bảy chục phần trăm x ã viên của cháu là con em cán bộ công nhân viên nhà nước. Phần còn lại mới là người không có nghề, là các bà nội trợ.
- Cô gái này đáo để quá! Thế tại sao... - ông Tám định bụng không để cho Bảo Vân cầm chịch câu chuyện.
Nhưng Bảo Vân đ ã chen ngang:
- Bác giảng cho chúng cháu nghe về giai cấp, về bóc lột đi ạ.
- Vâng, bác giảng đi, cho chúng cháu đỡ phân vân. - Quân về hùa với vợ.
- Ghê thật, các cháu lại quay sang truy kích bác. - ông Tám cười hiền hậu. - ...Thôi được, lúc nào đó bác sẽ đề nghị cho các cháu đi học, nếu các cháu thích học. Hôm nay bác chỉ nói đơn giản thế n ày: Các cháu cứ bám chắc luật pháp và chính sách. Các cháu cứ làm những việc luật pháp không cấm hoặc luật pháp cho phép.
- Hoan hô bác Tám! Bác nói dễ hiểu quá!.. - Cánh trẻ vỗ tay reo ầm lên, người lớn cũng vui lây.
- Bác hỏi tiếp, thế tại sao các cháu lại đặt vấn đề tương lai là tuỳ thuộc Đảng dồn các cháu vào con đường n ào? - ông Tám kiên trì tìm hiểu suy nghĩ của bọn trẻ.
- Thưa bác, chúng cháu nghĩ đơn giản thôi. Thế hệ nội chúng cháu, rồi đến thế hệ cha chú cháu gắn bó với cách mạng như vậy mà còn bị đánh lên đánh xuống, thế hệ bọn cháu không là cái đinh gỉ gì… - Quân đáp lời.
- Bác Tám ạ...
- Vũ định nói th êm gì?
- Thưa bác, em Quân cháu dùng từ " đánh”, nghe đã thấy đau rồi. Cháu xin lỗi bác, tính thanh niên chúng cháu không nói loanh quanh được, mà nói theo chúng cháu nghĩ trong bụng thì đau lắm bác ạ. Chúng cháu không muốn nói dối, nhưng chúng cháu cũng không thích người ta nói dối bọn cháu. Bác là đảng viên cao cấp của Đảng, mong bác thấu hiểu nỗi đau của tụi cháu!
- Tại sao đến mức vầy mà các cháu không nghĩ đến chuyện xin ra Đảng? - Ông Tám muốn thẩm tra tiếp.
Vũ trả lời: - Hai anh em cháu đã tâm sự với nhau nhiều lần về đề tài này rồi bác. Có thể chúng cháu bi quan. Cuộc sống không đẹp như chúng cháu mong tưởng. Lý do đơn giản là cả hai chúng cháu xin vào Đảng theo lý tưởng đã trở thành lời thề của mình, nuôi hoài bão lớn. Còn nếu hai chúng cháu vào Đảng vì bất kể một lý do gì khác thì có lẽ chúng cháu đã bỏ Đảng từ lâu rồi. Riêng cháu còn là đảng viên Điện Bi ên Phủ nữa.
- Vũ trẻ thế mà tham gia chiến dịch Điện Bi ên Phủ à? - ông Tám ngạc nhiên.
- Không ạ. Lúc đang học cháu đã được là cảm tình Đảng. Tốt nghiệp xong cháu xung phong lên công tác ở Điện Biên Phủ và được kết nạp Đảng tại đấy. Cháu rất tự hào về điều này. Hơn một năm sau cơ quan của cháu giải thể vì cải tổ bộ máy nhà nước, cháu được trả về Bộ.
- Thì ra là Điện Bi ên Phủ vỏ thôi, - ông Tám cười.
- Bác Tám ạ. Cái dở nhất của chúng cháu có lẽ chỉ vì muốn trở thành người tử tế trong cái xã hội ngày càng nhiều chuyện không tử tế! Chúng cháu không bỏ qua một chuyện nào của người lớn!.. - Quân không muốn câu chuyện chệch sang hướng khác.
Mọi người lớn c ăng thẳng lộ ra mặt. Ri êng ông Tám càng bị bọn trẻ cuốn hút:
- Các cháu tránh nói đến những người không tử tế?
- Vâng ạ. Chúng cháu vẫn cố thận trọng. - Vũ đáp lời ông Tám. - ... Hình như kháng chiến xong rồi, nhiều người bây giờ có quyền xả láng!.. Nhiều lúc cháu cứ tưởng cơ quan của cháu là một câu lạc bộ chia chác bác ạ. Chia tem phiếu, chia quyền lợi, chia ghế, chia sự lười biếng... Có ngày làm việc bắt đầu từ việc gọi nhau í ới đi chia... - Vũ trả lời, nhưng mắt nhìn tận đâu đâu: -... Thưa bác, hồi ở ngoài Bắc cháu có hai thằng bạn cùng chi bộ ạ. Cả hai đều đi lao động ở Cộng hoà Dân chủ Đức rồi. Bây giờ cả hai đều bỏ sinh hoạt Đảng từ mấy năm nay, nhưng trong đó một đứa còn tiếp tục đóng đảng phí đều đặn... Nó thư về cho cháu: dù thế nào cũng không nên quên ơn Đảng. Nhưng...
- Nhưng làm sao cháu?
- Nhưng nếu Đảng đến một lúc nào đó không còn như chúng cháu nghĩ, thì Đảng trong tim chúng cháu và Đảng khai trừ chúng cháu sẽ là hai Đảng khác nhau mất rồi bác ạ.
- ???
Câu chuyện đột ngột tắt ngấm trong giây lát.
Các chén nước vẫn đầy nguyên trên bàn. Không khí trong phòng khách bỗng lặng ngắt, nghiêm trọng, có vẻ căng thẳng nữa... Không ai nghĩ đến uống nước. Mấy tiếng cọt kẹt của một hai cái ghế hay chân bàn nào đó nghe rõ mồn một. Sức nặng của cuộc đối thoại trong ph òng quá lớn...
Riêng bà Sáu nghĩ thầm: "Gậy thần nội trao cho tụi bay rồi, tụi bay phải tự đương đầu”.
Bản thân ông Tám cũng không ngờ câu chuyện có thể quyết liệt đến mức như vậy...
Một lúc sau, ông là người đầu tiên cầm chén trà đã nguội lên tay, uống một mạch hết cả chén, vì miệng khô đắng:
- Hai cháu nghĩ như thế, bác còn hy vọng, rất hy vọng nữa là khác. Bác cứ chất vấn mình mãi vì sao phải để cho các cháu chọn con đường hợp tác xã đồ đồng nát để khởi nghiệp cả đời mình..? - ông Tám như đang giãi bày cảm nghĩ của mình đối với bọn trẻ.
Sự im lặng lại kéo dài. Mãi Vũ mới xin thưa:
- Bác ạ, qua sách báo, chúng cháu thấy thế giới có nhiều người đi lên bằng những con đường độc đáo. Chủ tập đoàn Sony khởi nghiệp bằng mấy cái radio gỉ, công việc đại thể cũng na ná cái nghề đồ đồng nát của hợp tác xã chúng cháu. Cái ông buôn tiền Soros đi lên từ cái nghề buôn nước bọt trên các thị trường chứng khoán. Thật ra họ chẳng là siêu nhân quái đản gì hết. Chung quy lại họ chỉ là những người dám thử sức với rủi ro. Điều quan trọng nhất là họ có trí tưởng tượng và có quyền làm như vậy, họ tự chịu trách nhiệm đầy đủ về những việc m ình làm... Chúng cháu không có cái quyền ấy, không có cả môi trường dung nạp những cuộc thử sức như thế.
- Đúng như thế bác ạ. Đấy là cái họ có mà chúng cháu không có. Chúng cháu chẳng có gì để tự chịu trách nhiệm cả! - Quân tiếp sức cho anh mình.
- Chỉ vì thế các cháu phải đi con đường đồ đồng nát? - ông Tám hỏi tiếp.
- Vâng ạ. Hay là cách mạng đã thành công rồi, chế độ mình không cần những loại người như thế, vấn đề dân tộc, vấn đề giai cấp bây giờ cũng mang nội dung khác trước. Có phải như thế không hả bác? Bác nói thật đi! Vì càng đọc, c àng trải nghiệm, và bây giờ chúng cháu ngồi nghe bác nói, cháu càng không hiểu!.. - Vũ khẩn khoản nhìn ông Tám.
Ông Tám thấy lưng ớn lạnh, nhớ lại những câu chuyện vỡ đầu của mình ở An Giang, Long An.., đắn đo một lúc:
- Các cháu cảm thấy như vậy à? Nhưng những người làm lợi cho đất nước th ì bao giờ cũng cần chứ.
- Nhìn vào thực tế, cháu thực tình vẫn chưa hiểu ý bác. - Vũ phân vân.
Ông Tám phân vân chưa biết nên giải thích cho Vũ như thế nào vì còn nhiều chuyện chưa tiện nói, may quá Bảo Vân chen ngang vào:
- Con đường đồ đồng nát! Ôi bác khái quát lại hay quá! Nhưng không phải là đồ đồng nát Sony đâu ạ.
- Chúng cháu thực chưa khái quát hoá được vấn đề lên mức như bác vừa nói. Đúng là con đường đồ đồng nát thật bác Tám ạ! - Vũ tán thưởng ông Tám Việt. Nhưng trên mặt ông Tám lại thoáng một nét nhăn mới...
- Đấy là sự lựa chọn của chúng cháu, bác Tám ạ. - Quân nói thêm vào. - ...Bốn anh chị em chúng cháu bàn đi bàn lại nát ra rồi, cuối cùng mới đi đến cái triết lý: Phải chiến đấu theo tinh thần Quốc tế ca!
- Đấu tranh nay là trận cuối cùng, nghĩa là không có gì để mất!
Mọi người lớn ồ lên vì ngạc nhiên, vì không hiểu Quân định đưa câu chuyện vào cái bẫy gì đây. Nhưng bốn thanh ni ên lại khúc khích nhìn nhau.
- Tụi bay hôm nay có khùng quá không đấy? - bà Ngân đe bọn trẻ.
- Đừng khủng bố các cháu, chị Hai. Tự do tư tưởng mà! - Bảy Dự can vợ Hai Phong.
- Tụi bay cứ nói hết lòng mình đi, đừng ngại! Không mấy khi có ông Tám ở đây! - Ba Khang cổ vũ.
Gian phòng ồn lên những tiếng cười động vi ên.
- Vâng, nếu mẹ không giận thì con xin nói tiếp - Quân cố giữ cho giọng mình thật bình tĩnh - Quốc tế ca có câu hát nổi tiếng: Đấu tranh nay là trận cuối cùng! Ai không thấy trong lòng mình hừng hực khi hát câu này ạ?! Từ đó bọn con mới nghĩ đến phải làm ăn theo khí thế: Không có gì để mất! Làm ăn theo Quốc tế ca là chúng con dám liều với khí thế: Không có gì để mất!
- Lập nghiệp bằng con đường đồ đồng nát, chúng cháu không có gì để mất thật, bác Tám ạ! - Bảo Vân nói chen vào.
Ông Tám buột miệng:
- Chịu tụi cháu!
- Chúng cháu nghĩ mãi rồi, - Quân nói tiếp. - ...trong cung cách làm ăn của Đảng và Nhà nước ta bây giờ, chính sách là một việc, thực hiện là một việc khác. Chỉ có cái triết lý làm ăn không có gì để mất là phù hợp thôi bác ạ. Nghĩa là hai cái hợp tác xã đồ đồng nát này nếu thất bại đối với tụi cháu cũng không thành vấn đề! Th ành công thì thắng to!
Ông Tám trong lòng đầy lo âu, nhất là kinh tế đang ngày một kiệt quệ, viện trợ bên ngoài đến lúc này thực sự không còn nữa, lẽ ra cả nước phải tìm hết cách khơi dậy mọi tiềm năng của mình... Thế nhưng bọn trẻ của bà Sáu Nhơn... Cả nước có bao nhiêu người lựa chọn con đường không có gì để mất!.. C òn tổn thất nào lớn hơn thế?..
Ông Tám vẫn tự r ăn m ình phải kiên nhẫn ngồi nghe.
- Kinh doanh mà lúc nào các cháu cũng phải bảo nhau làm theo cách không có gì để mất như vậy thì làm sao dốc hết sức mình được? - ông Tư b ày tỏ sự thông cảm.
- Ông Tư nói đúng ý bọn cháu đấy, bác Tám ạ. - Bảo Vân không thể ngồi yên quá lâu. - Ví dụ việc chúng cháu đi mua phế liệu cũng có thể bị khép vào tội đồng loã với ăn cắp tài sản nhà nước xã hội chủ nghĩa, bất kể lúc nào cũng khép tội được. Mà còn kẻ ăn cắp, thì còn người mua đồ ăn cắp... Tụi cháu không mua th ì người khác mua...
- Thưa bác, ý em Vân cháu muốn nói ăn cắp và mua đồ ăn cắp chỉ là câu chuyện trên ngọn thôi ạ - Vũ nói thêm vào cho rõ ý của em gái mình. - Còn câu chuyện dưới gốc là cái cơ chế cho phép mất cắp và cho phép ăn cắp nảy nở.
Cả nhà ngồi chết lặng.
Vũ thấy vậy hoảng quá. Biết là mình lỡ lời, định lắp bắp điều gì để thanh minh nhưng mãi không nói được, Vũ đưa mắt cầu cứu các em.
Đến lúc này ông Tám thật sự cảm thấy có ai cầm roi quật vào mình. Ông thấy đau trên mặt, giơ cả hai tay vuốt tóc, vuốt đầu, cho đỡ nhức nhối, nhưng vẫn nghe tiếp.
- Thưa bác đúng như thế ạ. Nhưng trong cái hợp tác xã đồ đồng nát của cháu thì ăn cắp một thước dây điện cũng khó. Ở chỗ cháu không ai dại gì chỉ vì đánh cắp một thước dây điện mà để mất việc làm có lương cao hơn biên chế nhà nước gần gấp ba! Hơn nữa, để ai, đuổi ai, một mình cháu quyết là xong ngay, điều lệ và hợp đồng đều ghi r õ như vậy ạ..! - Quân hỗ trợ cho Vũ.
- Chú Tám ơi, chính đấy là cái xí nghiệp quốc doanh của cháu không có ạ! - Hai Hân im như thóc từ đầu cuộc, bổng nhi ên buột miệng kêu lên.
- Thưa ông Tám, hai cái hợp tác xã này nói về số người lao động còn lớn hơn nhiều doanh nghiệp tư sản đã cải tạo sau 30 tháng Tư đấy ạ!... Mới chỉ có một Nghị quyết VI mà tư sản mới đã mọc lên như nấm..! - thái độ nói năng của Bảy Dự có hơi hướng khiêu khích - chủ định nhằm v ào Hai Hân.
- Tôi còn nhớ tại bữa cơm đầu tiên tôi được mời ở đây hôm nào, anh nằng nặc đòi khai lại lý lịch. Có đúng thế không anh Bảy? - tay ông Tám chỉ chỉ về phía Bảy Dự.
Bảy Dự mở miệng cười để tránh câu trả lời. Anh định mượn cớ chọc Hai Hân, nhưng câu nói của anh lại vô t ình chạm lòng tự ái của ông Tám.
- Tôi chưa quên đâu - giọng Tám ông có ý trách móc. Ông đứng dậy, dùng cả hai tay cào cào tóc ra phía sau, dáng điệu mệt mỏi: - ...Bây giờ đ ã muộn rồi, tôi xin cáo từ. Cảm ơn bà Sáu, cảm ơn tất cả. Bác chúc hai cái hợp tác xã giả của các cháu có nhiều kết quả tốt.
- Trước khi ra về bác có điều gì khuyên tụi cháu không ạ? - Bảo Vân không để lỡ cơ hội.
- Lời chúc của bác là câu trả lời rồi - ông Tám vừa đi vừa nói. - ...Các cháu cần kiên trì. Cứ lấy kết quả làm thước đo công việc của mình. Nội các cháu dặn đúng lắm, đừng có tham lam, đừng quên mục đích. Chỉ cần giữ như thế là được!
Ông Tám quyết định không nói gì thêm. Ông có bản lĩnh đón nhận mọi điều mới mẻ, nhưng cũng rèn được cho mình đức tính kìm giữ trong lòng những ý nghĩ của mình khi chưa có điều kiện nói ra. Từ ngày đi làm cách mạng, cuộc sống đ ã rèn luyện ông trở thành con người có tính nguyên tắc chặt chẽ.
Hai Hân máu như sôi trong người. Ông Tám đứng dậy rồi mà chưa nói được một lời nào về xí nghiệp của mình. Không còn cách nào khác, Hai Hân liều chạy đến nắm tay ông Tám:
- Chú ơi, cháu có chuyện quan trọng lắm, xin chú cho cháu vài phút...
- Thôi, bây giờ đâu có phải l à lúc giải quyết công việc.
- Không nói được với chú th ì xí nghiệp cháu tan mất.
- Trời có sập ngay đâu mà lo. Mai đến chỗ tôi, 6 giờ 30 sáng. Tôi cho anh 30 phút, được không?
Ông Tám chủ động ch ào mọi người rồi ra về. Ông Tư và má Sáu Nhơn tiễn ông Tám ra tận xe.
Trái với sự lanh lẹ gần như bẩm sinh, ngay cả khi mới đến đây chiều nay cũng vậy, bây giờ - nghĩa là chỉ sau vài tiếng đồng hồ hội ngộ với thế hệ trẻ nhà bà Sáu Nhơn - ai cũng thấy bước đi của ông chậm hẳn, nặng nề... Ông cảm thấy khô đắng trong cổ.
Khi xe ông Tám đi khỏi, b à Sáu Nhơn nói với ông Tư Cương:
- Ông Tám Việt hôm nay ra về coi bộ đăm chi êu quá. Tôi chỉ e bọn trẻ làm ổng phật lòng.
- Vâng. Tôi cũng thấy vậy bà Sáu ạ. Tôi...Tôi thấy lo lắm!
Ngồi trong xe, ông Tám gần như nói chuyện một mình: ...Hợp tác xã đồ đồng nát. Con đường đồ đồng nát... Cơ chế cho phép mất cắp và ăn cắp nảy nở... Phải thừa nhận bọn trẻ dũng cảm... Rút lại lời thề... lời nói từ đáy lòng chúng hay là ...sự thách thức mới đối với Đảng?!. Chúng cháu buộc phải lựa chọn cách chiến đấu không có gì để mất. Trời ơi thế hệ trẻ của dân tộc ta ngày nay! Tại sao chúng ta lại buộc chúng phải lựa chọn con đường đồ đồng nát như vậy! Chính ta phải trả lời những câu hỏi hóc búa n ày.
Những điều ông cảm nhận được, những ý tưởng mới nảy ra từ chính ông, của chính ông.., tất cả như đang muốn phá tung cái mũ Kim Cô vô hình lúc nào cũng xiết lấy đầu ông... Bỗng dưng ông oằn người lên: Ô hay, chính mình đã tôn thờ những khuôn vàng thước ngọc này cơ mà. Chẳng lẽ đã đến lúc mình phải xem lại mình? Đã đến lúc phải tự giải phóng khỏi chính mình chắc? Xưa nay mình chỉ nghĩ đến giải phóng mình và mọi người khỏi bất công, áp bức... Chưa bao giờ nghĩ đến chuyện phải tự giải phóng mình ra khỏi chính mình. Hay là các vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc... bây giờ đều mang nội dung khác - chỉ vì cách mạng thành công rồi!? Còn sự ngờ vực nào trong nhân dân lớn hơn thế?..
Thành phố tối om vì thiếu điện, ngồi trong xe ông Tám cảm thấy như mình đang mò mẫm tìm đường, t ìm lối...
Tuy vậy sớm hôm sau ông Tám vẫn giữ đúng lời hứa tiếp Hai Hân 30 phút.
Chưa đầy một tuần lễ sau đó, mụ kế toán trưởng có quyết định chuyển đi xí nghiệp khác. Không có quyết định nào dành riêng cho số phận Hai Hân, nhưng quyết định của Sở thuy ên chuyển công tác của kế toán trưởng viết rất rõ:
" Điều 4 Giao cho giám đốc XNQD in Tự Lực Hà Văn Hân và kế toán trưởng Nguyễn Thị Bội thi hành quyết định n ày..."
- Có thế chứ! Ta đã chiến thắng... Ta đ ã chiến thắng!..
Cầm tờ quyết định của Sở trong tay, Hai Hân vừa nói vừa nhảy cẫng một mình trong phòng làm việc, điệu bộ chẳng khác nào một siêu sao bóng đá vừa mới ghi được một bàn quyết định. Cũng may lúc này trong phòng làm việc không có ai. Song niềm vui chợt giảm đi rất nhanh khi Hai Hân đọc lại kỹ càng từng dòng từng chữ của quyết định.
... À thế ra Sở vẫn tự ái, không chịu có một quyết định riêng về số phận mình, nhưng vẫn ghi rõ là giám đốc Hà Văn Hân... thi hành quyết định này!.. Thôi, thế cũng chẳng sao. Có bao giờ cấp trên tự nhận mình là sai đâu!..
Vài hôm sau Hai Hân nằn nì nhờ ông Tư xin cho gặp được bà Sáu để cảm ơn. Nhưng lần này ông Tư thất bại. Đền ơn ông Tư Cương, Hai Hân chạy ngược chạy xuôi giúp ông và Vũ giải quyết nốt những vướng mắc để hoàn tất việc hợp thức hoá hợp đồng thuê nhà ký với Sở Quản lý nhà đất. Ông bà Tư Cương và vợ chồng Vũ cùng nhau loay hoay mấy năm trời mà không làm sao hợp thức hoá được việc thuê nhà, mặc dù đã mất khối tiền. Vợ chồng Thắng đã dọn đến nơi ở mới từ lâu rồi, trước khi ông Thành đi Mỹ.
Nhảy dù vào chỗ ông Thành, ông Tư Cương được gần một năm, Hồng - vợ Thắng được người cùng làm căng-tin mách cho một căn hộ đầy đủ tiện nghi của người đi di tản, chỉ cần bốn cây vàng là có thể chạy xong việc sang tên hợp đồng thuê nhà. Đến xem tận nơi, căn hộ ở tầng trệt, mặt tiền quay ra phố, rộng gấp ba bốn lần nơi gia đình mình đang ở. Hồng nêu chuyện này ra với Vũ, đ òi 6 cây.
Đào đâu ra 6 cây vàng? Vũ thưa chuyện này với cả nhà. Bà Sáu Nhơn đưa cho Vũ cái nhẫn hột xoàn:
- Nhẫn cưới của bà đây! Nó có thể đủ mua cả một biệt thự trọn vẹn!
Vũ nhất quyết từ chối, vì đấy là báu vật của cả đại gia đình họ Huỳnh. Cuối cùng mọi việc cũng được thu xếp ổn thoả. Ông bà Tư cho một ít, ông Thành gửi về cho một ít, ông bà Hai Phong cho một ít...