watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Dòng Đời-Tập II - Chương 10 - tác giả Nguyễn Trung Nguyễn Trung

Nguyễn Trung

Tập II - Chương 10

Tác giả: Nguyễn Trung

Giáo sư Đoàn Danh Tiến cầm trong tay hai mảnh giấy đẹp, ít chữ, nhưng vô c ùng quan trọng: Bằng giáo sư, giấy chứng nhận.

Ông đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần mấy hàng chữ ít ỏi này. Đứng lên, ngồi xuống, đi đi lại lại trong phòng làm việc, có lúc ông định phi về nh à báo cho bà Hà biết tin vui này rồi quay lại cơ quan ngay, nhưng không chắc vào giờ này bà có nhà, lại sắp có cuộc hẹn nữa...

À giữa buổi thế này mà xin xe thì khó đấy!..

Đọc hết từng chữ trên hai mảnh giấy đẹp ấy, ông Tiến quay ra nâng niu quyển sách của ông.

- Thành quả trí tuệ một đời người lao động mẫn tiệp! Mình thì nhận bằng giáo sư, còn Lê Hải thì bước ra khỏi vũ đài cuộc đời. Ta đang bước vào vũ đ ài của những người trong cuộc... Hay vô cùng! Cái mình có, Lê Hải không bao giờ có thể có... - Ông tự lẩm bẩm thành lời với mình như vậy rồi thả mọi suy nghĩ của mình bồng bềnh theo thời gian.

... Con đường tới vinh quang này sao mà gian truân đến thế! Từ những ngày còn chân đất đánh khăng, thả diều trên cánh đồng Vũ Yển, đến tỉnh đoàn, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... Giáo sư... Ôi, những người đã đi cùng ta, đã chiến đấu cùng ta trên con đường vạn dặm này, những ân nhân, những đối thủ... Cả nước mày mò, tranh luận mãi về định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng rõ ràng cho đến nay không ai vượt qua được cái công thức của ta n êu ra:


" Đảng + chính quyền + xí nghiệp quốc doanh = 1”


Sự thống nhất đến tuyệt đối! Tính chất triệt để đến ho àn hảo!

Vận dụng cái công thức này vào hoàn cảnh nào cũng được! Giải thích về định hướng xã hội chủ nghĩa như vậy kín kẽ vô cùng! Khoa học vô cùng! Rất giàu tính chiến đấu! Rất lập trường! Tạo ra sự thống nhất đến bằng 1 thì không còn chệch hướng vào đâu được nữa! Ai dám phản bác lại sự thống nhất này? ...Ôi cảm ơn vô vàn cái công thức do chính bàn tay ta lao động miệt mài tổng hợp nên! Công thức vô địch này hôm nay đã đưa ta đến đỉnh cao vinh quang của trí tuệ! Tất cả những bài viết của ta đều toát lên tinh thần của công thức này. Còn ai có thể giảng giải về định hướng xã hội chủ nghĩa một cách mạch lạc và quán triệt hơn ta được cơ chứ!? Cả thiên hạ sẽ phải mài quần ra ghế mà học thế nào là cách mạng triệt để! Thiên hạ từ nay cứ phải theo ta mà làm! Ta bắt đầu có đủ tư chất trở thành người trong cuộc... Ta không còn gì phải tự ti, phải e dè với những Lê Hải, Phạm Trung Nghĩa... Cả ánh hào quang của vị trưởng Ban đáng kính cũng sẽ mở nhạt dần vì ta là ngôi sao đang lên. Chỉ riêng công thức này thôi ta đã đủ sức thâu tóm, khái quát hoá tất cả các luận án luận văn tiến sĩ, giáo sư về chủ nghĩa xã hội khoa học được viết ra trên đất nước n ày!.. Không có gì chứng minh rõ hơn chủ nghĩa xã hội là phòng chờ của chủ nghĩa cộng sản bằng công thức của ta.

Ông Tiến cảm thấy hình như mỗi chặng đường của cuộc trường chinh này đều gắn với một hay một vài hình ảnh nào đó liên quan đến cuộc đời ông. Nhưng lạ thay những hình ảnh không bao giờ mất đi ấy, dù là bạn đồng khoá đồng niên, dù là ai đó ông thoáng yêu thầm nhớ vụng.., hiện lên rồi mờ nhạt ngay, nhường chỗ cho hình ảnh những con người mà ông cảm thấy nếu không có họ thì ông cũng không tồn tại. Đó là bà Hà, đỉnh cao và thắng lợi đầu tiên của ông trên con đường lập nghiệp và lập thân. Là Hai Hân, đệ tử tâm đắc, người đồng tâm đồng chí giàu tinh thần chiến đấu. Là ông trưởng Ban và những người đỡ đầu khác - thiếu họ, không thể nào có vinh quang hôm nay... Là các đối thủ để ông cọ xát cho mình sáng hơn, nổi bật hơn - những kẻ đáng thương...


... Đúng thế, Hai Hân là chất liệu cuộc sống của ta. Những Lê Hải, những Phạm Trung Nghĩa là thứ thuốc đánh bóng cho ta nổi bật lên. Đám quân nhân này có chiều dày cuộc sống, có bản lĩnh và quá trình chiến đấu. Nhưng họ thiếu hẳn tri thức về cách sống, nên không thoát khỏi số phận làm vật liệu đánh bóng. Họ chỉ biết lấy nguyên tắc làm chuẩn, còn ta biết kết hợp cả với thời thế. Đúng là họ hơn ta nhiều thứ. Nhưng họ kém hẳn ta tri thức về cách sống, nên dù có đạt tới vinh quang nào thì họ cũng chỉ là những kẻ đáng thương. Nguyên tắc của họ là lý tưởng, là niềm tin cố định. Còn nguyên tắc của ta là anh hùng chọn thời thế. Có lẽ đây là điểm khác nhau cơ bản nhất giữa ta và họ. Thiếu tri thức này thì họ làm đe, ta có tri thức này thì ta làm búa. Với tri thức này ta đã ra khỏi sự lẩn quẩn ai tạo ra ai giữa thời thế và anh hùng. Tấm bằng này, quyển sách này là mốc son đầu tiên khẳng định tiền đồ vinh quang của ta. Trên đời này nếu không muốn làm đe thì phải chịu khó làm búa!... Ta không muốn làm phương tiện, làm quân cờ, nên nhất thiết ta phải trở thành người trong cuộc... Bằng mọi giá phải trở thành người trong cuộc! Ôi sức mạnh của tư duy lý luận, của học thuật... Ai hình dung được sức mạnh vô hình này?!.. Nó sẽ sai khiến tất cả, chi phối tất cả!.. Kinh nghiệm lịch sử bao quốc gia muôn đời nay...


Ông Tiến hai tay chắp đít, trịnh trọng từng bước đi từ đầu này đến đầu kia cái tủ kính rất đẹp trong phòng làm việc của ông. Tủ kê giữa phòng, đập ngay vào mắt mọi người đến thăm, đầy ắp những cuốn sách xếp hàng ngay ngắn, đúng số thứ tự và thành từng bộ. Theo bước chân, mắt ông lúc nhìn xéo lên các hàng sách, chốc chốc lại cúi đầu gật gật như ông đang truyện trò với chúng… Đi hết một lượt ông lại quay lại, lại nhìn xéo, lại gật gật… Bên cạnh cái tủ kính là một hộp các-tông lớn đựng những quyển sách Ban mua cho hoặc ai biếu tặng, ông làm thế vì sợ nó lai tạp các hàng sách trong tủ kính. Khi nào hộp các-tông đầy, ông lại bảo thư viện đến bới đem đi, t uỳ nghi xử lý...

- Cảm ơn! Cảm ơn! Thiên hạ chỉ cần liếc nhìn thấy đội quân sách hàng ngũ chỉnh tề như thế này trong tủ kính thì đủ biết ta l à ai…

Nghĩ đến đây ông Tiến đi tìm cái ghế đẩu, kê sát tường rồi trèo lên, với tay lên tường sửa lại cái khung treo giấy chứng nhận Huân chương kháng chiến hạng II của ông cho ngay ngắn. Bên dưới huân chương, ông treo các ảnh hai người, chụp ông và người nào đó đỡ đầu ông trong mỗi thời kỳ đại hội Đảng khác nhau. Mỗi ảnh chụp đứng ngồi mỗi kiểu, có vẻ rất tự nhiên và không bài trí, phông cảnh không ảnh nào giống ảnh nào, song các ảnh đều một kiểu khung rất đẹp. Ông đi xem lại từng ảnh, tâm đắc, tự h ào.

Có được những bức ảnh chụp đôi này là cả một kỳ tích. Nhiều lúc chính ông cũng ngạc nhiên vì sao mình có thể có một sưu tầm trọn bộ như thế này! Còn khách đến phòng làm việc của ông, liếc xong tủ sách rồi thì chỉ cần để mắt lên tường nhìn các ảnh là cũng đủ thót người lại...


Ông thừa nhận cái danh hiệu nhà báo quả là rất được việc trong đời.

Bây giờ phải kiếm cái khung đờ-luých-xờ cho cái bằng giáo sư. Treo chỗ nào đây nhỉ?... Hay là chạy đi mua cái khung? - Ông Tiến xem đồng hồ rồi lắc đầu: Vội vàng chỉ được khung rởm, phải thửa một cái chứ không mua sẵn được!


- Chào anh Tiến. Nhiệt liệt hoan hô người chiến sĩ mẫn cán! Bằng giáo sư trong tay cầm mãi chưa chán à?

Ông Tiến giật mình ngửng lên:

- Chào anh ạ. Thôi chết, đã đến giờ đi gặp anh m à tôi quên khuấy mất. Xin lỗi anh!

- Không sao... Không sao...

- Trời ơi, hồi này trông anh... - Đoàn Danh Tiến còn kịp ngậm lại câu nói đã trót buột miệng nói ra một nửa. Ông quá ngạc nhiên vì thấy trưởng Ban vàng vọt, người gầy đét như bộ xương người biết đi...


Ông trưởng Ban cười xoà, cố lấp đi câu nói đã nói ra một nửa của Tiến. Ông đau điếng vì biết Tiến định nói g ì, nhưng vẫn cố giữ vẻ mặt hiền lành như mọi khi:

- Tôi không sao đâu... Anh rủa tôi chết mãi rồi mà tôi vẫn sống nhăn răng ra đây này! Mà lại còn định đem tôi đi chôn nữa...! - ông trưởng Ban cười không th ành tiếng.

- Ối, ối không... Chết, không!... Anh đừng nói thế... - ông Tiến ấp úng, trong đầu không sao nhớ nổi đây là lần thứ hai hay thứ ba gì đó bị trưởng Ban quại lại như vậy, trực diện nhưng rất nhẹ nh àng.

- Theo hẹn, tôi chờ mãi không thấy anh tới, nên chủ động sang bên này. Rõ ràng là đối với anh bây giờ tôi đ ã xuống giá!..

- Dạ thưa... Không... - ông Tiến không làm sao định thần lại được.

- Có định chiếm chỗ của tôi cũng phải kín võ một chút. Đường đi nước bước của anh đối xử với tôi như thế người ta gọi là lộ cờ đấy!


- Dạ... Không!.. Đừng anh... - ông Tiến chết điếng, lưỡi líu lại, vì lần đầu ti ên thấy trưởng Ban nói toẹt ra như vậy.

- Chơi cờ với nhau anh có hiểu thế nào là lộ cờ không? - giọng ông trưởng Ban vẫn nhỏ nhẻ, hiền lành, có phần thều thào nữa, nhưng hai mắt ông ranh mãnh nheo lại rất sắc, khiến ông Tiến phải lùi lại một bước.

- Hai mắt ông Tiến trân trân nhìn trưởng Ban, cổ ngắc ngứ.

- Trong Ban mọi người nói vanh vách anh bình phẩm về tôi như thế nào, đi gặp ai, vận động những g ì...

- Chết chết!.. Xin anh đừng tin! Miệng đời tam sao thất bản...

- Nhắc nhở tý chút thôi... Không nói chuyện cũ... Ngồi bên này nói chuyện với anh thế mà tiện... Thế nào, đã chọn được chỗ treo bằng chưa?


Ông Tiến lại giật thót người, vì thấy trưởng Ban đọc được ý nghĩ của m ình:

- Anh thật tâm lý quá... - ông Tiến loay hoay rót nước, mời thuốc, kéo lại ghế... với nhiều động tác thừa, nhưng vẫn chưa ra khỏi cơn choáng. - Mời anh uống nước ạ.

- Cũng may họ nể tôi nên xét phong đặc cách cho anh. Lúc đầu họ cứ khăng khăng đòi anh phải có công trình nghiên cứu khoa học theo đề tài có đăng ký, có một số giờ đứng trên bục giảng... - trưởng Ban nhận tách nước ông Tiến mời. - Tôi nói đại là có sách được in th ì cũng kể như là có công trình...

- Thưa anh sách này là... Hàng chục n ăm đấy ạ... - ông Tiến đã dần dần lấy lại được b ình tĩnh.

- Nói như tôi cũng là nói ẩu thôi...

- Thưa anh sách tôi viết đúng là kết quả hàng chục năm lăn lộn xông pha nghiên cứu đấy ạ. Có kém gì công trình khoa học đâu? Hơn nữa nó đã được cuộc sống chấp nhận.


- Làm gì có Hội đồng nghiệm thu nào cao hơn cuộc sống. Có phải anh định so sánh như vậy không?


- Thật là anh đi guốc trong bụng tôi. Giấu anh điều g ì rất khó.

- Khoa học là khoa học, không nhập nhèm được đâu. Họ chịu cấp bằng cho anh, chẳng qua là nể tôi thôi... - ông trưởng Ban vừa uống nước vừa lựa lời: - Dù sao bằng đã cấp rồi, bây giờ anh phải chứng minh năng lực của mình để không l àm tôi mất uy tín.

- Anh yên tâm, tôi xin cố gắng. - trong bụng ông Tiến càng lo lắng. Xưa nay chưa bao giờ ông thấy trưởng Ban nói với mình bằng cái giọng phân chia đẳng cấp tr ên dưới rõ rệt như vậy.

- Thực ra tôi cũng không hoàn toàn vô tư trong việc giúp anh đâu.

- Dạ thưa.., những bài báo vừa rồi anh giao cho tôi viết toàn là những công việc của Đảng đấy chứ ạ?

- Anh chưa hiểu ý tôi. Ban ta có thêm một số giáo sư, tiến sỹ thì bộ mặt của Ban ta càng đẹp, có phải thế không? Tôi thừa nhận đi vào chính quy hiện đại tôi hơi chậm quan tâm đến chuyện bằng cấp... Lẽ ra tôi phải nghĩ chuyện n ày sớm hơn cho Ban.

- Đúng là anh nghĩ gì, làm gì cũng đều là vì Ban!

- Các bài báo phân tích những quan điểm sai trái của Lê Hải anh đặt dưới cái mũ chung “chống tư tưởng hữu khuynh” tôi thấy hợp lắm. Bõ công tôi chọn mặt gửi vàng. Không nêu đích danh Lê Hải, song những bài báo này tạo không khí thuận lợi cho việc giải quyết loại đề t ài Lê Hải.

- Thưa anh sao lại gọi là loại đề tài Lê Hải ạ? Xuất hiện một thứ nhân văn giai phẩm mới ạ?


- Không phải thế. Tình hình khó kh ăn phức tạp hiện nay khiến một số người suy nghĩ lệch lạc. Chuyện n ày cũng thường tình thôi... Trên bảo phải uốn nắn.

- Giá mà tôi nắm được ý này ngay từ đầu thì các bài viết vừa rồi còn mang nhiều tính khái quát hoá hơn và thuyết phục hơn. Những biểu hiện tôi nêu lên trong những bài này ít nhiều còn hơi cá biệt, vì quá chú ý đến L ê Hải. Rồi còn Phạm Trung Nghĩa, còn cái viện của hai người này nữa...

- Có lẽ tại tôi giao việc chưa kỹ. Anh phải nhân đ à những bài báo vừa rồi dấn tới, phục vụ trực tiếp yêu cầu của Ban.

- Xin anh cho ý kiến chỉ đạo ạ. - hai tay ông Tiến xoa vào nhau.

- Đề tài sắp tới quan trọng hơn loại đề tài Lê Hải nhiều... Lượng sức xem có thể viết một loạt bài mới được không?

- Xin anh cứ nói ạ.

- Lần này tập trung phê phán những vấn đề lớn: tâm lý bi quan về tình hình kinh tế đất nước, ý thức cảnh giác lỏng lẻo đối với thù trong giặc ngoài, sự hoài nghi vô nguyên tắc đối với đường lối của Đảng, những biểu hiện dao động trước những diễn biến phức tạp đang xảy ra tại các nước Liên Xô - Đông Âu. Bốn chủ đề lớn như thế, liệu có kham nổi không?


Đoàn Danh Tiến suy nghĩ một lúc rồi trả lời:

- Dạ... những bốn vấn đề một lúc cơ ạ?

- Phải.

- Nhiều quá. Nếu mỗi vấn đề làm một bài riêng thì được anh ạ, tôi đã có sẵn các tư liệu. Mà nên nói thành từng bài riêng anh ạ. Như thế thì ý sẽ tập trung và phân tích sâu được.


- Ờ... Có lẽ nên như thế... Anh đã có ý niệm sơ bộ gì trong đầu chưa?


- Chính anh đã nói ra rồi ạ: Từ các bài báo chung quanh đề t ài Lê Hải tiếp tục dấn tới.

Ông trưởng Ban cân nhắc một lúc rồi mới nói:

- Anh có đức tính mà Lê Hải không có. Anh luôn bắt đầu nhiệm vụ được giao bằng ý thức quán triệt, nghĩa là rất nhạy. Còn cái mạnh của Lê Hải là có đầu óc phê phán. Chỉ mỗi tội là gần đây Lê Hải hay phê phán lung tung, hết kiến nghị này đến kiến nghị nọ, toàn một giọng điệu trái khoáy với chỉ đạo...


- Xin anh cho ý kiến có nên nhân kỳ này xử lý triệt để luôn cái hiện tượng Kim Ngọc không ạ? Hiện tượng này bây giờ ngày càng rộ lên, vượt quá những gì chỉ thị 100(*) [(*) Chỉ thị 100 của Ban Bí thư, ban hành tháng 10-1981, cho phép hợp tác xã nông nghiệp khoán sản phẩm đến từng nông dân xã viên và ổn định mức Nh à nước thu mua lương thực.] cho phép.

Câu hỏi của Tiến làm ông trưởng Ban ngỡ ngàng.

- Đang chuyện nọ xọ chuyện kia! Anh hiểu thế nào là hiện tượng Kim Ngọc?

- Là cái hiện tượng muốn làm rã đám hợp tác xã nông nghiệp đang nhan nhản khắp nơi. Thành phong trào rồi đấy ạ.


- Nói thế là anh chẳng hiểu cái gì cả. Kim Ngọc đã trở thành chuyện cổ tích từ đời tám hoánh rồi!


Tiến hoảng quá, vội chống chế:

- Anh ạ, báo chí cả nước bây giờ đang phê phán tình trạng rệu rã của hợp tác xã nông nghiệp. Đầu têu chuyện này không phải là Kim Ngọc thì là ai? Phải đả tận gốc, sao lại tránh né?


- Thế tại sao lại có chuyện rệu rã?

- Anh còn lạ gì cái tính tự phát của nông dân nữa.., Lênin đ ã nói rồi.

- Chỉ có thế thôi à?

- Có một số chuyện khác nữa anh ạ. Có nơi đã thành hò vè. Nào là: "Mỗi người làm việc bằng hai, Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe!" Nào là: "Mỗi người làm việc chuyên cần, Để cho chủ nhiệm xây sân xây nh à!"... vân vân... Tôi nghĩ chủ nhiệm sai thì sửa chủ nhiệm, còn hợp tác xã thì phải giữ!

- Rất lập trường! Nhưng anh không biết nơi này nơi khác trong nông thôn đã xuất hiện một loại cường hào mới rồi à? Đó l à tình trạng ngày càng có nhiều cán bộ cơ sở vừa bất cập, vừa thoái hoá nghiêm trọng.

- Chết, anh dùng danh từ cường hào mới làm tôi khiếp quá. Có đao to búa lớn quá không anh? Địch mà nó bám lấy để xuyên tạc thì chết chế độ!


- Viết lên giấy trắng mực đen thì không nên, nhưng tôi và anh nói chuyện với nhau thì sự việc thì phải gọi thẳng tên ra như thế... - Đến đây ông trưởng Ban đã tìm ra được ý kiến dứt khoát: - Thế này nhé, nếu trong khi viết bài phê phán những quan điểm đi ngược lại với đường lối kinh tế của Đảng mà anh đụng phải vấn đề đại loại như chuyện Kim Ngọc, thì anh chỉ nên viết một câu rất chung, đại ý: Cần chấm dứt tình trạng làm ăn trái với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp. Anh nhớ là viết đúng một câu chung chung như thế thôi, đừng dại gì mà đi vào chi tiết! Không cẩn thận là chết đấy!


- Vâng ạ. Cách nói khái quát hoá của anh rất lập trường mà lại bao hàm hết cả. Người đọc tha hồ rộng đường suy luận.

- Nếu phải viết, tôi cũng đành không đi vào thực chất của sự việc. Vì những vấn đề loại này khó lắm, chính tôi cũng chưa lý giải nổi... - giọng ông trưởng ban trở nên tư lự: - Anh xem, nguồn sống của người nông dân chủ yếu dựa vào mảnh đất 5%... Thật không sao hiểu được!.. M à anh thì chưa hiểu thế nào là hiện tượng Kim Ngọc, lại càng không hiểu vì sao nó xảy ra.

- Anh ạ, nhưng ông Kim Ngọc mất chức rồi, có nghĩa là đã được bật đèn xanh để ph ê phán, cần gì phải dè dặt nữa anh? Nếu không thì ông ấy bây giờ làm to phải biết.

- Trước đây chừng mươi mười hai năm gì đó, nghĩa là vào khoảng sáu sáu sáu bẩy (1966, 1967), bí thư tỉnh uỷ Kim Ngọc tự tiện cho Vĩnh Phúc làm "khoán chui", tất nhiên là thí điểm tại một số huyện thôi... Đầu óc bây giờ lo ãng rồi, tôi nhớ mang máng như vậy.

- Nghĩa là trên không cho phép ạ?

- Đã gọi là chui thì còn phép với tắc gì! Tội lỗi chỉ là ở chỗ ban chủ nhiệm hợp tác xã được phép bỏ cái lối đánh kẻng ghi công chấm điểm(*) [(*) Ghi ngày công, hoặc cho điểm các việc rồi quy ra ngày công của nông dân xã viên để chia thu hoạch từ sản xuất.] , chuyển sang "khoán" cho nông dân xã viên. Cái gì vượt "khoán" là được hưởng tất! Hiệu nghiệm lắm. Càng cấm đoán, càng chỉ làm cho kiểu "khoán" này biến tướng đi thôi. Chính vì thế năm Tám mốt mới (1981) phải chính thức ra cái “khoán 100”(**) [(**) Tháng 10-1981] , nói gọn l à khoán sản phẩm.

- Nếu vậy thì càng nghiêm trọng, càng đáng ph ê phán chứ ạ?

- Mỗi lần về quê anh có thấy kẻng đánh rồi mà bảy tám giờ sáng nông dân mới lục tục ra ruộng không? Mặt trời mới cao hơn con sào đã nghỉ trưa? Trái hẳn với truyền thống hai sương một nắng của người nông dân ta... Điều này không đập v ào mắt anh à?

- Vâng, nông dân đời mới quả không chuy ên cần như trước.

- Có khoán 100 rồi mà hợp tác xã vẫn chưa ổn, nông nghiệp không phát triển lên được bao nhi êu. Chính tôi cũng không cắt nghĩa nổi...

- Vâng, đúng là chưa rõ đúng sai thì cứ nói theo đường lối là đắc sách nhất anh ạ.


- Anh vẫn chưa hiểu việc tôi định giao. Vào thời điểm sắp Đại hội thế này mà tự dưng mình tung ra một loạt bài trực tiếp ca ngợi Ban mình thì lộ liễu quá, thô thiển quá, có phải không? Viết những bài nổi bật để gián tiếp đề cao Ban ta mới là cái đích trong loạt bài báo sắp tới... Nói thế đ ã rõ chưa?

- Bây giờ tôi hiểu ý anh rồi ạ. Xưa nay tôi vẫn phục anh về tầm nhìn chiến lược, bây giờ tôi được th êm bài học về phương pháp luận.

- Thế thì cái bằng giáo sư của anh phải nhường lại cho tôi.

- Chỉ sợ anh không nhận thôi ạ... Tiếc là chưa ai phát minh ra cái bằng gì để phong h àm cho những người chế tạo ra giáo sư!

Ông trưởng Ban phì cười vì câu nói của Tiến, hai má hóp bạnh lên khiến bộ mặt xương xẩu của ông cao nhọn hẳn sang hai bên.

- Ờ nhỉ. Không có cái loại bằng này thật!.. Câu nói vui của anh hoá ra chí lý... Sớm bắt tay vào việc đi, không th ì lại lỡ cơ hội.

- Dạ thưa...

- Còn chuyện gì nữa?

- Xin anh đừng giận...

- Trượng phu với nhau cả mà!

- Vâng... Nhưng anh cho là tôi lộ cờ mà vẫn giúp tôi có bằng giáo sư?

- Chuyện nhỏ. Tôi nói thẳng ra là để từ nay anh không bao giờ phản th ùng tôi thôi! - lần này ông trưởng Ban cười thành tiếng, thoải mái.

Ông Tiến cười theo, song nấn ná trong đầu một lúc nữa, rồi đột nhi ên quyết liệt:

- Anh ạ. Tôi nghĩ phải dứt khoát.

- Đánh tiếp Kim Ngọc à?

- Không phải thế ạ. Dứt khoát ở đây nghĩa là giữa anh và tôi... Anh trong bụng còn nghĩ cho tôi là lộ cờ thì không bền với nhau được ạ.


Ông trưởng Ban không tin vào tai mình, mắt giương to, nhìn sát vào tận mặt Tiến:

- Sao? Tôi mà anh còn phải đặt vấn đề như thế à?

- Anh thì hay nghi ngờ, mà tôi thì muốn ăn chắc, anh biết tính tôi từ bao nhiêu năm nay rồi đấy. Hôm nay anh bảo tôi lộ cờ, không biết ng ày mai anh sẽ nghi tôi chuyện gì nữa?

Ông trưởng Ban ngả người ra phía sau mà cười, nhưng do bị hen nặng, tiếng cười của ông vẫn rè rè làm sao ấy:

- Thôi được, anh muốn dứt khoát thế nào? Mới tậu được mảnh bằng mà đã đòi lên giá hả? - ông trưởng Ban nói vui để thăm d ò.

- Thưa anh đơn giản thôi ạ. Nhảy vào lửa vì anh tôi cũng sẵn sàng. Đề tài khó mấy tôi cũng cố gặm. Ngược xuôi tôi xoay được tất. Chưa vừa ý, anh cứ mặc sức chữa, tôi không tự ái... Miễn sao anh đạt mục đích...


- Xưa nay anh vẫn thế, nhắc lại để đ òi thêm gì nữa?

- Tôi phù anh hết lòng, nhưng cũng xin anh hiểu hết giá trị khoa học cái công thức Đoàn Danh Tiến và tác phẩm đ ã xuất bản của tôi!

Ông trưởng Ban lại cười to, nhưng lần này tiếng cười rè hơn, cổ ông bắt đầu khản xịt, bụng bảo dạ ...m ình nhượng bộ ngay lập tức với cái lão này thì chưa nên. Ông cố giữ nét mặt tỉnh bơ:

- Tôi cho tương lên báo nhiều lần như thế mà vẫn chưa thoả mãn à?

- Hỏi như thế là anh vẫn đánh giá thấp tôi!

- Thế anh tự đánh giá thế nào thì nói ra để tôi theo cho kịp.


- Xin anh nhớ cho cái công thức của tôi có thể ví như cái la bàn để giữ vững định hướng. Tác phẩm đã xuất bản của tôi làm rõ lẽ phải của chúng ta... Đấy là nền tảng khoa học trong lý luận và tư duy xây dựng và bảo vệ đất nước...


- Được... Nói tiếp đi!

- Xin anh nhìn xem có công trình khoa học nào đã xuất bản có được tầm cao như thế không? Anh cứ so sánh thẳng cánh đi ạ!


Ông trưởng Ban cảm thấy không thể chơi tiếp cái trò nhún nhường với tay này:

- Anh Tiến... Tự khen như thế có quá lời không? - ông trưởng Ban nói thật thong thả.

- Anh ơi, mọi tác phẩm của Ban là do tôi chấp bút! Hiển nhiên làm sáng tỏ lẽ phải của chúng ta!

- Vậy hả? Thế thì viết một quyển mới đi! Lấy câu anh vừa nói làm tựa đề!


- Anh đặt h àng nhé? - ông Tiến vồ lấy ngay.

- Cá phàm ăn không kén mồi! - giọng ông trưởng Ban bắt đầu kh àn khàn.

- Anh lại riếc móc tôi! Xin anh hiểu cho, bao nhiêu công lao đổ vào đấy! Sách của tôi đúc kết những điều tinh tuý ấy, anh không nghĩ vậy sao?.. - ông Tiến nhăn nhó.


- Nhưng đọc các bài của anh tôi thấy có quá nhiều những điều đã biết, trích dẫn rặt những câu mà cả chữ lẫn nghĩa đ ã mòn vẹt hết cả.

- Nói có sách, mách có chứng! Xin anh hiểu cho, làm khoa học thì phải thế chứ ạ? - ông Tiến bác lại ngay.

- Thế anh không sợ miệng đời chê bai đấy là lẽ phải của quyền lực, là nói lấy được à?

- Anh mà còn sợ miệng thế gian ạ?

- Bia miệng để đời đấy!

- Chết mất thôi!.. Anh mà cũng lung lay thế ạ? - ông Tiến kêu lên, vẻ mặt đầy lo lắng, cảm thấy mình nói chưa đủ liều đối với ông gi à này.

- Anh vẫn nghi ngờ tôi à? - ông trưởng Ban cười cười hỏi lại.

- Anh chưa đánh giá hết ý chí tiến công không mệt mỏi của tôi ạ.

- Không phải thế... - ông trưởng Ban vừa nói vừa nhếch môi cười một cách thích thú, bỏ lửng câu nói. Ông vui vui thấy mình thân thể yếu đuối thế này mà vẫn có thể điều khiển Đo àn Danh Tiến lực lưỡng trước mặt theo ý muốn của mình suốt buổi nói chuyện.., chẳng khác gì người làm xiếc dạy hổ...

- Nếu anh còn chưa được thuyết phục, xin anh chờ cho một lát. - ông Tiến chạy về bàn làm việc của mình rồi cầm tờ báo đã đọc đi đọc lại mấy hôm nay đưa cho ông trưởng Ban: - Xin anh đọc đi!


Ông trưởng Ban liếc qua rồi đưa trả lại ngay:

- Đưa cho mình tờ báo cũ mấy ngày thế này để làm gì?

- Anh không thấy mình vừa mới ra một chủ trương rất mới đấy ạ.

- Mới thế nào?.. - ông trưởng Ban thủng thỉnh.

- Mới chưa từng có ạ! Phải đẩy mạnh xây dựng văn hoá Đảng!


- Tivi báo chí nói cả mấy tháng nay rồi mà mới à?

- Thưa anh, nhưng bây giờ mới có một định nghĩa ho àn chỉnh.

- Vậy hả, đọc to l ên nghe xem nào!

- Vâng ạ, tôi xin đọc: “...Văn hoá Đảng là đỉnh cao những giá trị văn hoá của nhân loại, của dân tộc, của giai cấp, được thấm sâu và kết tinh trong mỗi cán bộ, đảng viên và trong tổ chức của Đảng!..” Thưa anh định nghĩa này vô cùng phong phú. Trong đầu tôi đã hình hài sẵn một loạt bài... Anh xem, tư duy của tôi không một lúc nào nhỡ dịp, có phải thế không ạ? - mắt ông Tiến chằm chằm săn đón câu trả lời ông đang mong đợi.


- Muốn luôn luôn sắm vai lá cờ đầu có phải không?

- Ôi, thế là anh hiểu đúng chí hướng của tôi rồi đấy ạ! Cảm ơn anh nhiều lắm!.. - ông Tiến hân hoan ra mặt, song lại nghệt ra ngay tức khắc, vì ông trưởng Ban ngồi lặng thinh.

Cái đồng hồ tr ên tường cứ tích tắc hoài, mãi mới thấy ông trưởng Ban hắng giọng:

- Ừ hừm.., tôi vẫn coi anh là lính chiến! Lính chiến tốt.., nhưng không phải là lính nghĩ!.. Dụng nhân như dụng mộc... Yên tâm đi, nói như thế để anh hiểu là tôi không phung phí tài năng của anh đâu!..


- Ôi, lính chiến! Lá cờ đầu!.. Vâng, miễn là anh đừng phung phí... - ông Tiến thốt lên, trong lòng không rõ là mình đang vui hay buồn...


Ông trưởng Ban đã ngửi thấy cái mùi mất thời giờ vô ích, quyết định kết thúc:


- Thôi được, còn nhiều chuyện đàm đạo khác bàn sau... Phải để lúc n ào có thời giờ. Trước mắt anh thích tôi làm gì?

- Thỉnh thoảng anh nên có đôi lời bình về... nó..., công khai trên dư luận cho mọi người chú ý đến nó... Tiếng nói của anh có giá lắm ạ... - ông Tiến rụt rè.

- Anh định nói về quyển sách của anh?

- Vâng. Cả về cái công thức độc đáo nữa!

- Ông trưởng Ban vẫn đăm chi êu im lặng.

- Anh xem, sáu hay bảy tiêu chí thì lằng nhà lằng nhằng, bố ai nhớ được! C òn cái công thức của tôi chỉ cần nghe một lần là thuộc ngay, dễ quán triệt lắm!

- Đại chủ quan!

- Không ạ!.. Nó còn đơn giản hơn cả cái công thức nổi tiếng của Trung Quốc anh ạ...

- Anh định nói công thức n ào?

- Anh còn lạ gì cái công thức một hòn đá, hai con mèo, ba con cá, bốn con gà(*)[(*) Cách nói dân gian của Trung Quốc những quan điểm cải cách của Đặng Tiểu Bình: một hòn đá = dò đá qua sông, hai con mèo = mèo trắng mèo đen, miễn là bắt được chuột... ba con cá (uý) = ba điều có lợi; bốn con g à (chỉ chuẩn) = 4 nguyên tắc cơ bản... Những từ con cá, con gà là lối chơi chữ theo cách phát âm. ]... nữa ạ... Nghe quê bỏ mẹ!...

Ông trưởng Ban im lặng, trầm ngâm một lúc rồi mới nói:

- Anh có đủ tai nghe lời nói thật của tôi về anh không?

Ông Tiến lưỡng lự một lúc rồi đánh bạo hỏi:

- Anh định ra đ òn ạ?

- Phải! Đ òn thứ nhất!... Cho hôm nay...

- Xin... Xin cứ mạnh tay ạ... - ông Tiến hai tay xoa vào nhau, lúng túng không biết nên nói thế nào cho phải nhất lúc này.

- Để làm công tác lý luận, anh phải có ba điều kiện... Chí ít là như vậy...

- Xin... Xin... anh cứ nói ạ...

- Một là anh phải có tri thức mẫn tiệp...

- Ông Tiến giật mình đánh tách một cái trong đầu, chớp mắt mấy cái liền.

- Anh có cái này không?

- Ông Tiến đứng im, hai tay xoa vào nhau, mặt nheo lại như đang suy nghĩ...


- Hai là anh phải có ý chí nhận thức đúng đắn sự vật... - hai con mắt của ông trưởng Ban soi mói trên khuôn mặt ông Tiến.

- Ông Tiến tự dưng lùi một bước về phía sau.

- Ba là khi đã nhận thức được rồi, anh phải có cái tâm theo đuổi cái mục đích chân chính của mình. Có bị chém đầu cũng chỉ nói theo cái tâm của mình... - tay ông trưởng Ban run run là thế mà vẫn chém được đánh phăng một cái trong không khí.


- Ông Tiến vẫn lặng lẽ như hến, chỉ có cái tay tự nó đưa l ên sờ sờ ở cổ...

- Nói thật lòng cho tôi nghe, cả ba thứ này anh có không? Có đến mức n ào?..

- Ông Tiến cố tìm câu trả lời trên trần nhà và chung quanh...

- Sao? Phòng thi này hôm nay không có ai phao câu trả lời cho anh có phải không?

Mãi một lúc sau ông Tiến mới nói được:

- Xin anh thông cảm cho... Tôi là con người của hành động!

- Nói được như thế là khá lắm! Tôi không mong đợi hơn...


- Anh biết người biết của ạ. - ông Tiến nịnh.

- Không phải, tôi là con người thực tế. Yên tâm đi... Sắp tới tôi sẽ hào phóng hơn nữa đối với anh. Được chưa? Nhưng...


- Thưa anh, nhảy vào lửa tôi cũng sẵn sàng ạ...

- Tôi biết, tôi biết... Người như anh quả là hiếm, tôi đã không giấu anh điều này. Nhưng tôi đ òi hỏi cao hơn nhiều...

- Xin anh cứ nói ạ.

- Anh phải chịu khó tự học nâng cao trình độ hơn nữa thì mới bớt được cái máu võ biền, ngòi bút của anh mới mang thêm tính học thuật, tính chiến đấu...


- Anh muốn nói đến tính khoa học, tính h àn lâm?

- Phải. Nhất là không được làm cho Ban ta có điều gì bị hố!.. Anh vẫn có nhiều cái hố lắm đấy! Cái hố tệ hại nhất của anh l à cái gì cũng bốc nước ta lên nhất thế giới!..

Hai tay ông Tiến nắm lấy cánh ta ông trưởng Ban lắc lắc:

- Trời ơi, anh quả là bậc tinh anh! Tôi không thể cãi vào đâu được!

- Nói thẳng với nhau thế này, tôi đặt cọc vào anh đấy...


- Anh có thể hoàn toàn yên tâm ạ... Anh uyên thâm như thế, xin anh cứ chủ động giao thật nhiều đề t ài cho tôi ạ!

- Không được! Không được đâu! Giao gì cho anh cũng phải do trên có yêu cầu! Tôi không tự ý được... Tất cả phải theo đơn đặt h àng!

- Vâng, xưa nay tôi vẫn hiểu thế ạ... Nhưng xin anh cứ giao cho thật nhiều, tôi không dám nề hà ạ.

- Được... Chừng nào anh còn tin tôi, chắc chắn anh sẽ không phải thất vọng đâu. - ông trưởng Ban chủ động bắt tay Tiến, quay về phòng làm việc của mình.

Trưởng Ban lê chân loẹt quẹt, hai tay thõng xuống. Tấm thân mảnh khảnh bước đi quá nhẹ, gần như chỉ lướt trên mặt đất. Đoàn Danh Tiến nhìn ông với những cảm nghĩ khó tả, phần vì dư âm của choáng đòn, phần vì ngạc nhiên về cách xử sự thẳng thắn, bề trên, nhưng cũng rất cao thượng của trưởng Ban đối với m ình, lâng lâng những hy vọng mới.., song cũng một thoáng ái ngại vì thấy trưởng Ban ốm yếu quá...

Giá mình kiên nhẫn một chút thì không cần phải lộ cờ!... Ông Tiến tiếc rẻ...

Tiễn ông trưởng Ban ra đến cửa phòng, đột nhiên khách không bước đi tiếp nữa. Ông Tiến cũng phải dừng lại theo, trong lòng đầy lo lắng.


...Ông già này còn chắc lép điều gì với mình chăng? - nghĩ bụng như thế, nhưng ông Tiến đành đứng yên chờ đợi, chỉ lo lúc n ày nói câu gì lỡ miệng thì bỏ mẹ...

Vốn người từng trải, ông trưởng Ban hiểu những điều vừa hứa với ông Tiến là đang dắt ông Tiến vào lửa, trong thâm tâm ông không muốn thế. Ông trưởng Ban lẩm bẩm trong đầu:... Thì chính mình cũng đang chơi với lửa đấy thôi!...


...Làm thế nào được? Cả đời mình đã bao phen vỡ mặt vì cái chuyện lý luận một đằng mà cuộc sống cứ đi một nẻo, càng sáng tạo lắm cuộc sống càng bất kham doãng ra!.. Bố láo!.. Làm gì có thứ lý luận nào đẻ ra cuộc sống!... Bao nhiêu đổ vỡ rồi mà cứ tiếp tục mãi thế này? Chẳng lẽ sau ta là cơn đại hồng thuỷ? Ôi lẫn cẫn mất rồi, không sao nhớ được chỗ n ào trong Kinh thánh nói câu này...

Ông trưởng Ban đứng im, hai mắt như đang đào bới cái gì dưới lòng đất...


...Ôi sống cái nghề biện minh này sao nó bạc bẽo thế! Bao phen mình ăn no những tiếng eo sèo nhức óc.., từ trên trời xuống, từ dưới lên, từ mọi phía... Có được quyết sách gì đúng thì phải ra sức bốc thơm, dán cho nó cái nhãn mác tầm cao lý luận! Nhưng thực ra đâu có phải là công lao của lý luận! Thế mà vẫn bị ăn đòn vì nó chưa đủ cao!.. Nhiều lúc cảm thấy hổ thẹn với chính mình... Điều gì không cưỡng lại được, buộc phải viết chạy theo cuộc sống, thì lại được trang điểm bằng cái tên gọi là sự sáng tạo của lý luận... Vơ vào được cái gì để chứng minh sự sáng tạo này là vơ tuốt!.. Ấy thế mà vẫn cứ bị phê bình là công tác lý luận còn tụt hậu... Có điều gì bảo phải làm, thì vô luận thực hư sai đúng mơ hồ viển vông thế nào... lý luận cũng phải gò vào lấy được!.. Công kênh cái dốt, xéo lên lương tâm mà gò vào lấy được!.. Tất cả đều phải theo đơn đặt hàng... Chết một nỗi càng gò vào bao nhiêu thì chính cái mặt mình càng trâng tráo bấy nhiêu, cho cái miệng đời tha hồ phỉ nhổ! Thế mới khổ cho cái thân hạc n ày!..

...Ôi bao phen ta phải ra đi đến nơi rồi! Bao phen lại phải cố dấn lên, không thế ta đâu c òn là ta hôm nay...

Trưởng Ban đứng mãi như cây chết giữa đường thế này làm ông Tiến lo lắm, có đến năm sáu bảy mối lo, không biết nên câm lặng hay nên nói gì... Chẳng lẽ cứ đứng đực ra mà nhìn lão ta à? Mày phải thăm dò xem lão ta còn định giở chứng cái gì nữa chứ!.. Một thằng người nào đó trong ông Tiến giục gi ã cái mồm ông Tiến mấp máy:

- Anh có mệt không ạ? Hay là mời anh ngồi nghỉ lại phòng tôi một lát đã ạ! Để tôi pha cho anh chén sâm... - ông Tiến lựa lời.

- Không rõ ông trưởng Ban nghễnh ngãng hay cố ý không nghe thấy lời mời của ông Tiến.

- Ở vào tuổi của anh nên rất thận trọng ạ... Nhất là hồi này anh gầy đi nhiều quá... - ông Tiến tỏ vẻ ái ngại.

- Thôi cũng đ ành liều!.. - ông trưởng Ban bâng quơ như người vừa mới bừng tỉnh.

- Chết, đừng, đừng anh ạ... Ở tuổi anh, sức khỏe như thế này, mà còn định liều g ì nữa ạ? - ông Tiến giật thót người.

- ...Cũng liều nhắm mắt đưa chân!.. - ông trưởng Ban như chỉ nói với chính mình, lúc này đôi chân mới lê tiếp loẹt quẹt trên sàn nhà như một hình nộm biết đi... Ông không hề để ý có ông Tiến đi b ên cạnh...

Tiễn ông trưởng Ban về đến ph òng làm việc, dắt ông ta ngồi vào ghế hẳn hoi, ông Tiến cố ý chào thật to:

- Chào anh tôi về ạ.

Ông trưởng Ban lúc này mới gật gật cái đầu, tay khua khua ra hiệu cho ông Tiến về đi.

Trên đường về phòng làm việc của mình có mấy bước chân, thế mà trong đầu ông Tiến bao nhi êu ý nghĩ nhảy múa quay cuồng, về những lời hứa của trưởng Ban, về tương lai, về cái câu nói khó hiểu khi chia tay...

Ngồi vào bàn làm việc rồi, mà ông Tiến cứ hỏi đi hỏi lại mãi trong đầu:


... Cũng liều nhắm mắt đưa chân? Già quắt ra như thế mà còn liều liều cái gì nữa? Chắc còn muốn leo cao? Tham vọng hết chỗ nói... Thế mà vẫn đối xử keo kiệt với người ta!..


... Đúng là đã có quyết định cho ông ta nghỉ hưu rồi cơ mà? Nhưng ông ta cao thượng hay cao thủ nhỉ?.. Lần này là tin thật chứ không phải là tin đồn nữa! Hay chính vì thế mà ông ta phải liều nhắm mắt đưa chân!?..


... Vẫn còn ch ăm lo đến tăng cường thanh thế của Ban? Người thay ông ta sẽ là ai đây? Mình trót lộ cờ rồi, ông ta thật tinh quái... Như thế liệu có đến lượt mình không? Nhưng ông ta đã hứa như đinh đóng cột...


... Đáng về vườn lắm rồi ông anh ơi! Cái công thức quán triệt của người ta là một kiệt tác như thế mà đến giờ này vẫn chưa mở mồm có được một lời khen cho ra hồn. Rõ thật là đồ hẹp hòi! Đồ bủn xỉn!.. Thật là may... Mình mặc cả sát sườn như thế hoá ra lại được việc...


...Nhưng mà giao việc cho người ta mà lại nói cũng liều nhắm mắt đưa chân. Thế là thế nào? Còn định giở trò gì nữa?.. - nghĩ đến đây ông Tiến thấy mặt mình nóng bừng bừng, hai bên thái dương giật mạnh, toàn thân bắt đầu dấp dấp mồ hôi...


Ông Tiến không sao biết được dứt khoát mình đang lo sợ mối lo g ì...

Tiếng chuông reo làm đứt đoạn mọi luồng suy nghĩ, lúc này ông Tiến mới biết là hết giờ làm việc. Vội thu dọn mấy thứ trên bàn giấy của mình, ông quyết định bảo lái xe đưa đi thửa cái khung trước đ ã rồi mới về nhà.

Một tuần sau khi cùng với Nghĩa kiến nghị lên trên giải pháp cho vấn đề Campuchia, Lê Hải được mời đến gặp người phụ trách công tác tổ chức có thẩm quyền để làm thủ tục nghỉ hưu. Trong mấy ngày này, ngày cũng như đêm, đi đứng ngồi trên mặt đất mà Lê Hải cứ tưởng mình đang lơ lửng ở đâu đó, trong đầu gần như chỉ có một cảm giác bàng hoàng, bàng hoàng đến tê dại... Có lúc Lê Hải phải tự tay cấu vào người mình để xua đi sự b àng hoàng này...

- Kiến nghị của mình là đúng hay sai? - Lê Hải tự hỏi mình như vậy, lại đưa tay cấu má m ình...

Ngồi trên xe đi đến cuộc gặp này, Lê Hải sắp xếp lại các sự việc, cân nhắc ý kiến định nói. Mình sẽ nói thật ngắn gọn thôi, nhưng dứt khoát... Ông liên tưởng đến những ý kiến trao đổi với Nghĩa suốt cả tuần qua về mọi câu hỏi có thể đặt ra trong cuộc gặp n ày.

- Những bài báo của Đoàn Danh Tiến là bối cảnh rất tốt cho việc ra quyết định để anh nghỉ hưu. Sự tr ùng khớp ngẫu nhiên thật hoàn hảo anh ạ!

- Bối cảnh với lại hoàn hảo?.. Anh vẫn tin vào kiến nghị của chúng ta chứ, anh Nghĩa?

- Dứt khoát như vậy.

- Tôi cũng nghĩ thế.

- Nếu toà án binh có khép tôi vào tội tử hình, tôi vẫn giữ đến cùng kiến nghị này. Chúng ta có thể đúng, có thể sai, nhưng chúng ta không phản bội!


- Bối cảnh! Nhận xét gì mà lạ hoắc?! Mà có lẽ đúng là để tạo bối cảnh thật cũng nên! Nhưng... Nhưng chẳng lẽ cho một người về hưu như mình mà cần phải dọn đường bằng một loạt bài báo? Tôi quan trọng đến thế cơ à?

- Anh chưa đủ tiêu chuẩn một mình độc hưởng loạt bài báo này đâu! Chuyện là thế này, thông thường để cán bộ như cỡ anh nghỉ hưu, suôn sẻ cũng phải mất hàng năm. Mấy bài báo kia rút ngắn khoảng thời gian này xuống còn vài tuần. Như thế tiện lợi quá còn gì? Chắc chắn nhờ loạt bài báo này việc phong tặng danh hiệu đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ cho một loạt chiến sĩ đại loại như anh thuận lợi hơn nhiều.


- Đại loại như tôi hả? Bỏ cái lối vòng vo tam quốc đi anh Nghĩa! Sao anh không nói toạc ra là để loại tôi dễ hơn... Nói thế có phải là đỡ chối tai không?

- Tôi hiểu. Sự cương trực của anh đã đủ sức góp phần loại chính anh thì nó cũng sẽ đủ sức giúp anh tự tìm lấy một từ thích hợp! Cần gì phải đến tôi g à cho anh việc chữ nghĩa.

- Không khiến. - Hai tai Lê Hải nóng bừng bừng...

Lê Hải nhớ lại tỷ mỷ những ý kiến đã trao đổi với Nghĩa. Ông lấy việc Nghĩa trước đây viết đơn xin giải ngũ ra làm gương cho mình và tự nhủ phải giữ vững phẩm chất người bộ đội Cụ Hồ. Nghĩ miên man, ông thấy xe chóng đến nơi quá.


Sau mấy lời chào hỏi xã giao và một vài câu hỏi th ăm dò, người tiếp khách đi thẳng v ào câu chuyện.

- Tôi muốn nói rõ để đồng chí yên tâm là tổ chức yêu cầu đồng chí nghỉ hưu với lý do duy nhất là tuổi tác và sự cống hiến xứng đáng của đồng chí.


- Ngoài ra còn lý do nào khác nữa không?

- Về cá nhân đồng chí th ì không.

- Cả về kiến nghị mới đây nhất của Viện tôi vừa mới tr ình lên trên?

- Về công tác... - chủ nhà dừng lại khá lâu, như để chỉnh đốn từ ngữ chặt chẽ, rồi mới nói tiếp: - Viện của đồng chí đã làm xong nhiệm vụ của nó, nay trên đã quyết định chuyển Viện của đồng chí sang làm chức năng một học viện, nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo lý luận. Làm nghiên cứu như vừa rồi Viện của đồng chí không c òn thích hợp nữa.

- Rõ. - Lê Hải phải đưa hai tay bám lấy thành ghế, có cảm tưởng như đang có động đất.


- Vấn đề cuối cùng, chuyện này không liên quan gì đến việc đồng chí nghỉ hưu, nhưng mong đồng chí lưu ý: Gần đây đồng chí có nhiều phát biểu, nhiều kiến nghị. Sắp tới mong đồng chí thận trọng hơn, cân nhắc kỹ hơn... Nói chung nên bám sát đường lối chính sách của Đảng. Nghỉ hưu rồi, đồng chí vẫn nên chú ý điểm này, vì đây l à nghĩa vụ làm gương cho các thế hệ tiếp theo.

Lê Hải hiểu ngay ý kiến này là lời phê bình nghiêm khắc đối với một người làm tướng, liên quan đến quyết định cho m ình nghỉ hưu.

Đường đời dày dạn đủ tôi luyện cho Lê Hải sự bình tĩnh cần thiết. Ông thở sâu một lúc, rồi đáp lại thong thả, dứt khoát:

- Tôi hiểu, và tôi nghĩ là tôi hiểu đúng ý kiến của đồng chí. Tôi xin nói lại thế này. Một là tôi chấp hành nghiêm túc quyết định cho tôi nghỉ hưu. Hai là nhận xét cuối cùng của đồng chí thực chất là một lời phê bình nghiêm khắc. Nhưng tôi nghĩ hoàn toàn khác và không chấp nhận. Đồng chí tự nghĩ xem lời phê bình này có dính dáng đến việc tôi nghỉ hưu không? Còn sau khi tôi nhận quyết định nghỉ hưu, nếu các đồng chí thấy cần thảo luận về lời phê bình này, tôi sẵn sàng. Cảm ơn đồng chí đã dành thời giờ tiếp tôi. Cảm ơn sự thẳng thắn của đồng chí.


Câu nói cuối cùng của Lê Hải làm cho người tiếp ông nh ăn mặt, nhưng chỉ một loáng thôi:

- Như thế là chúng ta đã nói được hết mọi chuyện với nhau?


- Vâng.

Cả khách và chủ cùng đứng dậy chúc sức khỏe, chào nhau ra về. Cuộc gặp vẻn vẹn chưa đầy mười phút.


Lúc nói chuyện bình tĩnh là thế, nhưng khi ngồi lên xe ra về Lê Hải cảm thấy nhịp thở rối loạn, mạch đập nhanh... Ông cố tự nhủ mình phải tỉnh táo, nhưng vẫn không làm sao tự cắt nghĩa được tâm trạng n ày.

...Cuộc đời binh nghiệp của mình đến đây kết thúc!..


Trên đường về, tướng Lê Hải bảo người lái xe đưa ông tạt vào một quầy hoa, sau đó đưa ông đến Quảng trường Ba Đình. Ông dặn chiến sĩ lái xe chờ ông ở đầu đại lộ Hùng Vương rồi ông đi bộ đến lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh...


Tại đây ông đặt bó hoa đầu tiên xuống chân Lăng rồi đứng lặng yên hồi lâu. ...Chính tại nơi đây, từ chiến khu cách mạng trở về, ông đã từng cùng đồng chí đồng bào tham gia Tổng khởi nghĩa, cùng đồng chí đồng bào nghe vị Cha già dân tộc đọc Tuyên ngôn Độc lập của đất nước. ...Chính từ nơi đây ông bắt đầu cuộc trường chinh Nam Tiến cho đến ng ày toàn thắng...

Ai biết người lính già này giờ đây đang nghĩ g ì?

Tầm mắt nhìn về nơi xa x ăm, mái tóc bạc trắng nhẹ bay trong gió, thời gian và muôn vàn đau thương gian khổ khắc sâu trên gương mặt, người lính già đứng mãi ở đấy dưới bầu trời đầy nắng.


Tr ăm ngàn cảm nghĩ lúc đầy khí thế tự hào, lúc đắm chìm bao điều xót xa trên mọi nẻo đường đời dồn lại trong tâm trí ông lúc này... Lê Hải cứ đứng mãi như thế, dưới bầu trời đầy nắng...


Sau những phút trầm ngâm như vậy, Lê Hải đi đến Đài Liệt Sĩ. Tại đây ông trịnh trọng đặt hoa, đốt hương, cúi đầu mặc niệm trong giây lát rồi đứng yên. Lời chào cuối cùng của ông với tư cách là một quân nhân gửi đến các đồng đội đồng chí đã ngã xuống? Cột mốc cuối cùng kết thúc con đường binh nghiệp để trở về cuộc sống dân d ã?..

Ai biết được người lính già này đang nghĩ gì? Ai đọc được những gì đã khắc sâu vào tâm khảm con người này? Từ nơi đồng ruộng bùn lầy, từ đất mỏ lầm than đầy máu và nước mắt, con người này đã đi hết chiều dài của đất nước, đã cùng với cả nước chiến đấu cho đến ng ày toàn thắng...

Người lính già này đang nghĩ đến máu và nước mắt của dân tộc đã thấm sâu trên từng tấc đất của Tổ quốc để có Độc lập và Thống nhất hôm nay? Người lính già này đang đăm chiêu nỗi lo về muôn vàn nỗi lo đang thách thức đất nước ở phía trước?


Ai biết được người lính già này giờ đây đang nghĩ g ì?

Về nhà, tối hôm ấy tướng Lê Hải thắp hương trên bàn thờ ở nhà. Ông quỳ xuống lễ, rồi phủ phục trước bàn thờ hồi lâu. Bà Hậu đứng xa phía sau, lặng im nhìn chồng, không dám nói năng gì. Sau đó ông đứng dậy, bước lại cầm tay vợ:


- Hậu ạ, ngày hôm nay kể như anh đã hoàn thành nhiệm vụ người lính. Sáng nay anh đã đến đặt hoa ở Lăng Bác, báo cáo với Bác anh đã làm tròn nhiệm vụ người lính của Bác, sau đó anh đã đến viếng các đồng chí đồng đội đã hy sinh. Nén hương anh thắp trên bàn thờ tối nay là để tưởng nhớ đến bố mẹ anh, bố mẹ em, đến các cô chú và các anh em đã hy sinh, đến Tấm, đến Thạnh v à các con... - Ông cố nói chậm rãi, nhưng giọng ông vẫn run lên.

Cả đêm hôm ấy hai vợ chồng bàn bạc với nhau về cái quyết định cho nghỉ hưu đột ngột n ày.

- Hậu ơi, cuộc sống sau chiến thắng mới là điều quan trọng em ạ. Nhìn quá khứ như thế, mới sống được cho hiện tại v à tương lai!

- Ôi anh Hải của em...

- ...

- Mãi mãi anh vẫn là anh bộ đội Cụ Hồ!, l à người chồng yêu quý của em!.. - bà Hậu ôm xiết chồng mình, nước mắt trào ra trên má...

Mười ngày sau, với lý do đẩy nhanh việc chuyển Viện thành Học Viện, người được cử thay Lê Hải đã đến nhận nhiệm sở và nhiệm vụ mới. Công việc bàn giao diễn ra thun thút đến ngạc nhi ên. Lê Hải không sao hiểu nổi: giao gì nhận nấy, ngoài mấy lời cảm ơn, lúc chiếu lệ, lúc xã giao, người kế nhiệm Lê Hải không hé miệng có lấy một câu hỏi.

...Người kế nhiệm mình thuộc loại siêu việt? Hay là cấp trên cần mình ra đi nhanh?.. Hay là anh ta làm ăn qua loa?.. Hay là cái Viện của mình thực sự hết thời rồi? - Nghĩ vậy, đến phần bàn giao các hồ sơ, có tủ Lê Hải chủ định giao nguyên cả tủ. Ngoài việc đọc tên của tủ ra, Lê Hải lặng lẽ đưa ch ìa khoá, không nói thêm nửa lời. Nhưng lạ quá, người kế nhiệm vẫn không thèm hỏi lấy một từ!

...Ngay cả ngồi họp bàn giao cũng không có lấy một câu hỏi lại! Biên bản bàn giao công việc mình đưa cho cũng phóng tay ký, không thèm hỏi lại mình lấy một chữ! Hay là những công việc mình đã làm bây giờ trở thành lỗi thời thật rồi? Đáng xếp xó lắm rồi?..


Cho đến khi bắt tay nhau ra về, Lê Hải vẫn không dám chắc người kế nhiệm mình liệu có hiểu rõ đã nhận được từ tay mình những việc gì, những thứ gì. Nhưng Lê Hải ngậm tăm, tự bản thân cũng thấy không tiện hỏi.


...Nghĩa là chính mình cũng đáng được xếp xó một cách nhanh nhất?

Theo chế độ dành cho người có nhiều công lao, tướng Lê Hải được mời đi an dưỡng ở Cửa Lò bốn tuần lễ, kết hợp với việc tổng kiểm tra sức khoẻ để đưa vào hồ sơ hưu. Bà Hậu được mời đi cùng chồng, nhưng vì bận dạy học, nên bà chỉ nhận đi một tuần.


Trong bữa cơm vợ chồng Nghĩa tiễn vợ chồng Lê Hải đi nghỉ, câu chuyện “Tướng về hưu”(*) [(*) Lúc này truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp từ lâu đã trở thành câu chuyện cửa miệng ngoài đời. ] của chính bản thân L ê Hải hầu như không dứt.

- Anh Hải ạ, tướng về hưu dễ trở thành kẻ lạc lõng trong đời, anh có lo không?

Ở người khác, câu hỏi này của bà Nguyệt có thể hiểu là diếc móc, và người nghe có thể phật ý. Song trong ngữ cảnh ở đây nó lại là câu hỏi đầy nỗi day dứt của sự đồng cảm. Bà thấy trong chuyện này có cái gì đó không ổn, mặc dù bà đã được ông Nghĩa nói rất r õ lý do của trên về việc cho tướng Lê Hải nghỉ hưu.

- Kìa anh Hải, chị Nguyệt đang hỏi anh đấy. - B à Hậu giục chồng.

- Cô giáo dạy v ăn hỏi khó quá, học trò Lê Hải đang bí. - Lê Hải vừa cười vừa ăn, cố ra vẻ tự nhi ên.

Thực ra câu hỏi của bà Nguyệt lại dấy lên bão tố trong đầu L ê Hải.

Ngay cả những lúc ông nghĩ rằng hoàn toàn làm chủ được mình, mà ông vẫn thấy mình như đang lơ lửng ở đâu trong không trung, biết bao nhiêu ý nghĩ trái chiều nhau va đập nhau dữ dội trong tâm thức. ...Tự hào, mãn nguyện, tê tái, lo lắng.., đôi lúc ông cảm thấy người lúc nào cũng như sắp lên cơn sốt giống như những năm tháng ở bưng biền. Cái cảm giác bàng hoàng hôm nào lại bừng bừng...Nghỉ hưu là chuyện đương nhiên, có gì nên chuyện? Nhưng nhập nhằng nghỉ hưu với bị loại làm một thì thà là thẳng thừng bị loại đứt đuôi con nòng nọc vẫn còn dễ chịu hơn! Lại còn thêm cái chuyện chuyển đổi chức năng của Viện thành Học viện nữa chứ! Có khác gì bị trói chân trói tay, bịt miệng, rồi mới bị đá sang bên đường, muốn cựa quậy gì cũng không được!?.


Có lúc Lê Hải phải cố giấu mình đang bị nghẹn.

- Trường tôi có mấy cụ về hưu bị hụt hẫng một cách khổ sở, không ai có thể giúp được gì. Có cụ ngày ngày đến trường như lúc còn đang đi dạy, lang thang ngoài sân, kể cả ngày mưa gió, can ngăn không được. - giọng bà Nguyệt đầy ái ngại.


- Không biết anh có như vậy không, anh Hải? - bà Hậu hỏi chồng.

- Anh hy vọng là không, Hậu ạ.

- Tôi tin là anh Hải nói thật đấy, chị Hậu đừng lo. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau suốt cả một tuần nay chỉ về đề t ài này! - Nghĩa tìm cách an ủi Hậu.

- Em rất lo. Anh sẽ không được yên thân nghỉ hưu đâu. Chung quy cũng l à tại anh! - Giọng bà Hậu ít nhiều hờn trách.

- Ô hay, sao lại tại anh? - ông Hải hỏi lại.

- Em đ ã nói cho anh nghe nhiều lần rồi. Trước tiên là tại thành quả tổng kết của anh! Anh sắc sảo quá, nhiệt huyết quá, nhưng không biết giữ mồm miệng!

Lê Hải đặt đũa bát xuống, nắm lấy tay vợ:

- Hậu ạ, đây không phải là lần đầu tiên trong đời anh phải đối mặt với loại chuyện này. Chẳng lẽ anh phải sống khác với con người anh hay sao? - Lê Hải quay ra bà Nguyệt - Bây giờ tôi có thể trả lời được câu hỏi của chị lúc n ãy, chị Nguyệt ạ. Cả anh chị cũng phải tin vào tôi...

- Anh chị Nghĩa xem nhé... - bà Hậu không để cho chồng nói dứt lời, hai tay vung ra trước ngực, sôi nổi. - Loại bỏ được một kẻ lắm ý kiến trái ngược, trả công cho kẻ dọn đường, cài cắm người mới, nếu không là cái đích của nhập cục ba việc làm một thì là cái gì? Nhập cục ba việc làm một như thế mới là cái đáng nói! Chỉ có anh Hải em còn đang bị choáng n ên chưa nhận ra thôi!

- Hoá ra đến bây giờ thực lòng em vẫn không chịu anh là cuộc sống sau chiến thắng mới là điều quan trọng? Nói thật đi, có phải thế không Hậu?


- Em hiểu anh, em tán thành suy nghĩ này chứ. Nhưng ở đây em không nói về anh, em nói về ngoài đời cư xử với anh! Đấy l à hai chuyện khác nhau anh Hải ạ! Ba việc nhập cục làm một!..

Ông bà Nghĩa buông đũa bát, ngớ ra nhìn vợ chồng Lê Hải, nhất là nhìn bà Hậu. Cả hai chưa bao giờ thấy bà Hậu có giọng nói lạ thường như vậy - đôi mắt b à Hậu long lanh, xếch ngược lên trong khi nói.

Tiễn vợ chồng Lê Hải đi nghỉ được ba hôm, đại tá Phạm Trung Nghĩa bị bắt.

Sáng hôm ấy, Nghĩa đột nhiên được mời lên phòng thủ trưởng mới. Trong phòng, ngoài thủ trưởng mới, Nghĩa thấy hai cán bộ ăn mặc thường phục. Thủ trưởng chủ động giới thiệu với Nghĩa hai người này. Một trong hai người mặc thường phục giải thích một số điều. Sau đó tự tay người thủ trưởng mới đưa cho Nghĩa một quân lệnh.


Chờ Nghĩa đọc xong, người mặc thường phục thứ hai nói:

- Đồng chí đã đọc lệnh?

- Tôi đã đọc xong.


- Rất tiếc phải mời đồng chí đi c ùng chúng tôi ngay.

- Có nghĩa là tôi bị bắt? - Nghĩa cố trấn tĩnh hỏi lại.

- Đồng chí nên hiểu là bị tạm giữ để điều tra, vì lý do an ninh.

- Đồng chí đã nghe rõ câu hỏi của tôi chưa? - Nghĩa hỏi lại.

- Rất rõ.

- Thế thì phải giải thích lý do chứ?

- Rất tiếc là chúng tôi chỉ có một mệnh lệnh là đưa đồng chí về chỗ tạm giữ.

Nghĩa đứng y ên suy nghĩ hồi lâu.

- Tôi khuyên anh trước mắt hãy thi hành lệnh, đến chỗ tạm giữ chắc anh sẽ có dịp l àm rõ mọi chuyện. - người thủ trưởng mới khuyên Nghĩa.

- Tôi có được phép tạt qua nhà lấy mấy thứ đồ d ùng cá nhân không?

- Không cần, đồng chí ạ.

- Cho tôi gọi điện thoại cho vợ tôi được không?

- Mọi việc đồng chí cứ để chúng tôi lo, bây giờ xin mời đồng chí ra xe.

Vốn là quân nhân từng trải, Nghĩa rất hiểu quân lệnh và tình huống của mình lúc này. Nghĩa giữ được bình tĩnh, anh bắt tay chào người thủ trưởng mới rồi tập tễnh đi theo hai người thường phục, hai môi mím chặt.


...Hơn 3 giờ đồng hồ sau Nghĩa đến khu biệt giam. Ngồi nhìn đường đi, Nghĩa nhận ra ngay đây là nơi ráp ranh hai tỉnh 3 huyện nằm trong địa phận Thạch Thất. Năm nào trước khi đi B, Nghĩa đã hàng tuần lễ liền đeo quân trang tập đi bộ khắp vùng này. Nghĩa được ở một mình trong một túp nhà nhỏ, mái ngói, trên phủ lá cọ, có buồng vệ sinh riêng, tiện nghi sơ sài nhưng đầy đủ. Đang nhận nhà, một người thường phục thứ ba đến. Anh ta trạc tuổi như Nghĩa, cũng vóc người vạm vỡ, da bánh mật, khuôn mặt đầy đặn hiền hậu, nhưng trên đầu chưa điểm xuyết sợi tóc bạc n ào.

- Đồng chí là đại tá Phạm Trung Nghĩa? - người này không bắt tay Nghĩa, nhưng hỏi Nghĩa với giọng từ tốn, hơi đượm vẻ l ành lạnh.

- Vâng, tôi là Nghĩa.

- Hôm nay đồng chí nghỉ để tĩnh tâm. Sáng mai chúng ta bắt đầu làm việc. Yêu cầu đồng chí nghiêm chỉnh chấp hành nội quy rất đơn giản ở đây: Không ra khỏi nh à và không tiếp xúc bất kỳ ai ngoài tôi. Tạm gọi tôi là Thạch.

Nghĩa còn đang suy nghĩ điều gì, Thạch đ ã hỏi tiếp:

- Đồng chí nghe rõ những điều tôi nói không?

- Rõ.

- Đồng chí đồng ý chứ?

- Tôi đồng ý.

- Sáng mai chúng ta gặp nhau. Chào đồng chí. - Thạch chào, vẫn không bắt tay Nghĩa. Từ khi tới đến tới lúc về, Thạch vẫn giữ vẻ lành lạnh, nói không thừa một từ nào. Hai người thường phục dẫn độ Nghĩa c ùng về theo.

Đường lên Thạch Thất nhiều chỗ rất xóc nên Nghĩa hơi mỏi. Lại không có việc gì làm, Nghĩa tháo chân giả ra rồi lò cò trong nhà. Lúc này Nghĩa mới có thời giờ quan sát ngôi nhà và chung quanh. Chỗ ở không tồi, các tiện nghi rất sơ sài, nhưng sạch sẽ. Trên cái giường bằng ván ghép có một bộ quần áo ngủ, ch ăn màn cá nhân. Tủ là một thùng gỗ có cánh, bên trong treo một bộ đồ bộ đội, quần áo lót. Trên bàn có một tệp giấy trắng và một cái bút bi. Trong phòng vệ sinh có khăn mặt, xà phòng, bàn chải đánh răng, một chậu rửa mặt và một phuy nước, góc trong là hố xí bệt, giấy vệ sinh là các mẩu báo cắt. Đúng, đây chỉ là chỗ tạm giữ, song điều này không hề giảm bớt mức gay gắt của không biết bao nhiêu câu hỏi Nghĩa tự đặt ra cho mình từ lúc ngồi lên xe đến đây, bắt đầu từ cái kiến nghị sống còn về vấn đề Campuchia cùng đi trình bày với Lê Hải cách đây ít hôm...


...Thạch vẫn còn gọi đầy đủ quân hàm của mình, chứ không gọi trống không, như thế là còn đang ở quá trình điều tra? Nghĩa là còn cơ hội làm rõ mọi chuyện?.. Câu hỏi này làm cho Nghĩa vững tâm đôi chút, nhưng ngay lập tức nó lại bị những câu hỏi khác dập vùi. Ngôi nhà đứng một mình trên một vạt chè rộng, xanh biếc. Cách xa độ hơn trăm thước là một chòi canh, có bộ đội đứng gác. Ngoài ra chung quanh không có gì khác. Theo thói quen gần như bản năng trong suốt cuộc đời chinh chiến, Nghĩa bước ra sân toan lò cò vòng quanh nhà để quan sát, nhưng nhớ ngay đến y êu cầu của Thạch, Nghĩa quay lại.

Nghĩa còn đang loay hoay với những câu hỏi khác, một chiến sĩ mang cơm đến, k èm theo một phích nước, lễ phép:

- Mời đồng chí xơi cơm. Theo nội quy, đề nghị đồng chí ăn xong để bát đĩa ra đầu h è, không rửa bát, nhà bếp sẽ làm việc này.

Đến quá nửa bữa cơm, Nghĩa ăn mà không biết mình đang ăn, vì có quá nhiều câu hỏi không trả lời được. Nghĩa hiểu tiếp tục tình trạng này thì nguy hiểm quá, cố lấy hết nghị lực tập trung mọi ý nghĩ vào ăn rồi phải đi ngủ. Cả chiều nay nữa cũng phải làm bằng được hai việc này, sức khoẻ và sự minh mẫn mới là thứ bây giờ mình cần... Nghĩa quyết định như vậy và cố không tự tra tấn mình bằng các câu hỏi và các câu trả lời tự mình đặt ra nữa. Loay hoay một lúc rồi Nghĩa cũng ngủ được. Sự khắc nghiệt của bao nhiêu năm chiến tranh cũng để lại cho Nghĩa một thói quen có ích. Trong chiến tranh, Nghĩa đã tập được một việc là bắt mình phải ngủ khi nào cần ngủ, mươi phút, nửa tiếng vào bất kỳ lúc nào điều kiện cho phép để lấy lại sức.


Sáng hôm sau, Thạch hỏi Nghĩa nhiều điều, nghe Nghĩa trả lời, hỏi đi hỏi lại một số điểm. Cuối cùng Thạch yêu cầu Nghĩa viết lại tất cả những gì đã nói, viết được mạch lạc thành từng vấn đề đã hỏi thì tốt, không có khả năng viết như vậy thì nhớ gì viết nấy cũng được, không câu nệ. Trước khi ăn cơm chiều, Nghĩa thực hiện xong yêu cầu của Thạch. Lòng dạ cồn cào như lửa đốt, Nghĩa lại nghĩ đến mẹ đang hấp hối ở nh à...

Sáng hôm sau nữa, Thạch lại đến rất đúng giờ như sáng hôm trước, cầm theo bản tự khai của Nghĩa, yêu cầu Nghĩa bổ sung, đưa th êm cho Nghĩa một số câu hỏi nữa.

Ngày thứ ba, ngày thứ tư và ngày thứ n ăm, đều một lịch làm việc như vậy. Tiếp theo đó là 3 ngày chất vấn liên tục. Trong quá trình chất vấn, Nghĩa được xem một số tài liệu có liên quan đến việc tạm giữ Nghĩa để Nghĩa lý giải, tự thanh minh hoặc tự biện hộ. Song càng về cuối, không khí giữa Thạch và Nghĩa càng cởi mở hơn, nhờ vậy đã đi đến những giải đáp chặt chẽ v à thuyết phục.

Có nhiều vấn đề, nhiều câu hỏi thoạt nghe Nghĩa đã thấy rùng mình vì tính chất cực kỳ nghiêm trọng của chúng. Khi được Thạch đưa cho đọc một số tài liệu có liên quan và yêu cầu trả lời, Nghĩa càng thấy rõ tính chất nghiêm trọng của những vấn đề, những câu hỏi ấy. Mất nhiều thời giờ nhất là những câu hỏi nghi vấn Nghĩa và Lê Hải có mối quan hệ gì với Quách Minh Châu, Lý Lam, Michael Fox, tại sao lại có tên Nghĩa và Lê Hải trong tài liệu dân vận của bọn Phục quốc, kế hoạch gây bạo loạn tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày n giờ g.., trong danh sách góp tiền cho bọn "báo đen” có tên gia đình ông Học, gia đình Lễ.., tài liệu Bàn về sự kiện đại tá quân đội Cộng hoà Phạm Trung Lễ được tướng Việt cộng Lê Hải mời cơm trước khi đi Mỹ nhập cư...


Trong nhiều buổi thẩm vấn, những câu hỏi liên quan đến công việc của Nghĩa ở Viện chỉ thoảng qua, có lúc bất chợt, có lúc gần như ngẫu nhiên, lúc gián tiếp... Nhưng Nghĩa vẫn đủ tỉnh táo cảm thấy những câu hỏi này có cái gì đó lạnh buốt, có cái gì đó rất hệ trọng, được nguỵ trang rất tinh vi... Bằng cách này hay cách khác những câu hỏi như vậy còn tạo ra mối liên hệ với những câu hỏi hình như muốn truy tìm xem Nghĩa và Lê Hải có thể đã bàn bạc với Lễ những gì trước Lễ khi đi Mỹ... Nghĩa luôn luôn tự nhủ phải tự trung thực với chính mình, không được một giây phút nao núng để tránh tiền hậu bất nhất, tránh mắc bẫy... Có lần Nghĩa căn vặn với chính mình gần như trắng đêm về một số báo cáo lên cấp trên của Viện do Nghĩa và Lê Hải trực tiếp chuẩn bị. Những báo cáo này không thiếu gì những điểm ngược dòng, rồi đến cái kiến nghị có thể mất đầu như không hôm nào... Nhưng bút sa gà chết rồi, giấy trắng mực đen hẳn hoi, lời nói bay ra rồi... Nghĩa không ân hận về những công việc mình đã làm ở Viện, nhưng chẳng lẽ số phận dành cho những người làm tổng kết là như thế hay sao?.. Đôi lúc Nghĩa liên hệ đến thân phận bi thương của một v ài sử quan ngày xưa...

Có một câu chuyện Thạch hỏi đi hỏi lại không biết bao nhiêu lần trong suốt những ngày thẩm vấn, lúc bất ngờ, lúc có sắp đặt như chỉ để dồn đến một câu trả lời tất định từ trước, lúc vu vơ không đâu vào đâu... H ình như toàn bộ câu chuyện này chỉ xoay quanh câu hỏi:

Ai là chủ xướng đề nghị giải pháp hoà bình giữa lúc chiến tranh đang ác liệt ở Campuchia?...


Nghĩa vặn lại Thạch nhiều lần:

- Truy người chủ xướng để l àm gì?

- Xin lỗi, nhiệm vụ của đồng chí là trả lời, không được hỏi. - Thạch mặt lạnh tanh.

- Không rõ câu hỏi tôi không trả lời.

- Đồng chí phải trả lời.

- Nếu là để kết tội người chủ xướng th ì tôi nhận mình là người chủ xướng!

- Trả lời có chữ nếu như thế là không đúng sự thật rồi!

- Không rõ câu hỏi thì tôi trả lời như vậy! Đó l à quyền của tôi.

- Tôi chấp nhận câu trả lời, nhưng bỏ chữ nếu đi được không?

- Tôi không thay đổi câu trả lời đ ã nói ra!

- Đã nhận rồi nhưng tại sao lại phải có chữ nếu?

- Xin hỏi lại, truy người chủ xướng để l àm gì?

- Tôi đã nói đồng chí không có quyền hỏi!


- Tôi xin nhắc lại: Nếu để kết tội, th ì người chủ xướng là tôi.

- Đồng chí đã cân nhắc kỹ chưa?

- Rất kỹ.

- Đồng chí không thay đổi ý kiến của mình chứ?

- Không!

- Đồng chí có biết hệ quả câu trả lời đã nói ra của mình không?

- Tôi hoàn toàn ý thức được.

- Thế thì đồng chí rút chữ nếu lại đi!

- Không bao giờ!

- ...

Thạch nghĩ ra không biết bao nhiêu cách hỏi khác, nhưng vẫn xoay quanh việc tìm cách yêu cầu Nghĩa phải tự mình rút lại chữ nếu, nhưng đều thất bại. Thạch đ ành chờ dịp cho keo khác...

Sau nhiều keo, không ai chịu lùi một ly.

Trong thâm tâm Nghĩa không tránh khỏi rùng mình...

Trong quá trình chất vấn, Thạch giữ được nguyên tắc không mớm cung, không truy ép... Song Nghĩa phải thừa nhận Thạch có những câu hỏi thông minh, lợi hại.., nhất là những câu hỏi về chính bản thân Nghĩa và Lê Hải. Đây thực sự là một người có trình độ nghiệp vụ đáng khâm phục. Càng về cuối, Nghĩa càng nhận rõ Thạch cố gắng làm sáng tỏ mọi vấn đề với tinh thần trách nhiệm cao.


... Thế nhưng Thạch đóng kịch thì sao? Hay đột nhiên vì lý do nào đấy Thạch thay đổi ý kiến? Hay là cách hỏi cung của Thạch tinh vi quá, xô lùa mình vào bẫy từ lâu rồi mà mình không biết? Càng trả lời những câu hỏi, càng hiểu những tình huống Thạch đặt ra, mình càng đi gần đến chỗ chết? Có lúc Thạch còn để cho mình tự nói, tự bình luận các tình huống, các chi tiết mới chết chứ! Hy vọng này vừa được nhen nhúm lên, ngờ vực khác làm cho tắt ngấm! Cứ thế, ngày cũng như đêm, Nghĩa biết là mình không ốm mà vẫn lúc nào cũng như là đang l ên cơn sốt...

Không! ...Sống thì sống, chết thì chết, phải giữ đúng sự thực, không hoang mang nao núng, không tự phản bội m ình!..

Nghĩa tự nhủ như vậy không biết bao nhiêu lần. Cuộc đời từng trải gợi ra cho Nghĩa không biết bao nhiêu giả thiết... Song chính cuộc đời từng trải luôn luôn giữ cho Nghĩa khả năng và bản lĩnh tự tìm ra cho mình cách xử thế mà lý trí đ òi hỏi, bất chấp mọi dày vò.

Nếu mình cứ bị kết tội là phản bội hay phản động thì sao? Ra sống vào chết cả một đời người để hứng chịu lấy nỗi oan khi ên này? Bàn tay nào có thể dấy lên nỗi oan khiên này?.. Không!.. Không!.. Không!..

Sau những ngày và đêm như thế, Nghĩa được Thạch yêu cầu nghỉ hai ngày. Trong hai ngày nghỉ này, Nghĩa vẫn có thể nói thêm những điều cần nói.


- Thậm chí anh thấy có bất kể điều gì đã nói ra nhưng cần phản cung hay cần phủ nhận thì vẫn còn kịp! - Thạch nhắc đi nhắc lại hai ba lần câu n ày.

Nghĩa tự hỏi mình trong đầu không biết bao nhiêu lần: Thế nào là vẫn "còn kịp"? ...Thà rằng anh ta đừng dặn dò gì cả, thì mình chỉ lo một, câu dặn dò này làm mình lo mười! Sao không làm luôn đi cho rồi mà lại phải nghỉ hai ngày? Thủ đoạn gì đây? ...Nhưng mà lạ quá, đến giờ phút này vẫn chưa thấy Thạch hé ra một câu nào trực tiếp liên quan đến công việc của mình ở Viện, thế là thế nào? Đ òn cân não? Tay này cao thủ?..

... Chẳng có gì là còn kịp hay không kịp cả! Phải trung thành với chính mình!

Hai ngày này đằng đẵng bằng hai mươi năm.

Hai ngày dài vô tận ấy đối với Nghĩa càng đen ngòm sâu thẳm, vì ngoài trời những trận mưa như trút nước đuổi nhau không chán.


Nước, nước và nước! Tiếng mưa ào ào như thác đổ có lúc làm cho Nghĩa có cảm giác mình đang bị chìm nghỉm trong muôn vàn sự giày vò về thân phận mình, về bao nỗi lo chết người không sao lường hết được... Những chuyện đau thương Lê Hải rỉ tai cho nghe hôm nào... Những chuyện đời Nghĩa đã từng trải... Nhiều lúc Nghĩa cảm thấy cái chết còn nhẹ nhõm, dễ chịu hơn rất nhiều so với ý chí phải sống... Nhiều lúc Nghĩa thấy thân thể mình mềm nhũn, dính chặt vào tấm phản mình nằm, tê dại, bất động...


Mẹ ơi, nếu mẹ biết chuyện này!.. Con sẽ được gặp lại mẹ nữa không?...

Trời đất sụt s ùi giữa mùa mưa bão trái thời.

- ... Cây ngay không sợ chết đứng!

- ... Chết đứng thì cũng vẫn là cái chết đầy oan khi ên!

- ... Mợ ơi! Con chỉ lo lúc về không được gặp mợ! Mợ ơi...

Hai ngày của dằn vặt! Hai ngày của độc thoại!

Trong hai ngày này, điều an ủi duy nhất là mưa gió là thế mà tối đến bắt đầu có một hai người đến thăm kể từ hôm Nghĩa tới đây. Đó là các lính gác chòi, viện cớ trú mưa, nhưng chuyện trò cởi mở, hỏi thăm nhau về nhiều chuyện gia đình... Nghĩa thấp thỏm hy vọng cuộc điều tra có bước ngoặt chăng? Hay là họ đến chỉ vì trú mưa? Hay là một lối đ òn cân não?..

Sáng ngày thứ mười một, trời mọng nước, nhưng mưa lúc này tạm dứt. Thạch đến gặp Nghĩa rất đúng giờ.

Thoạt nhìn thấy Thạch, Nghĩa chớp mắt mấy cái liền rồi bất giác kêu lên trước:

- Ôi, anh làm sao mà hốc hác thế này?

Thạch sững lại một lúc, không trả lời câu hỏi của Nghĩa, cố gắng lấy lại bình tĩnh, rồi nói một cách trang nghiêm:

- Trước hết chân thành cảm ơn anh về tinh thần hợp tác.

- Anh ốm hay sao mà tự nhiên gầy rộc đi thế? - Nghĩa vẫn chưa hết ngạc nhiên về sự thay đổi của Thạch.


- Có lẽ tại hai ngày nay tôi mất ngủ... - Thạch chống chế.

- Thôi, tôi vẫn là người không có quyền hỏi, có phải không?

- Anh Nghĩa ạ, anh đã cùng với tôi làm rõ những chuyện mà anh và tôi trong 10 ngày qua cùng phải làm rõ. Quan trọng hơn nữa là cho phép tôi bày tỏ lòng khâm phục đối với sự trung thực và tinh thần dũng cảm của anh. Thiếu hai yếu tố này mọi điều sẽ bị nhiễu v à nguy hiểm vô cùng.

- Tôi tưởng nguy hiểm chỉ nằm về phía tôi? - Nghĩa hỏi lại.

Thạch không trả lời ngay, nhìn trời nhìn đất một lúc rồi nói:

- ... Thực ra chúng tôi đã dự kiến phải vài tháng mới xong vụ này, song nhờ hai đức tính n ày của anh, tôi chỉ cần mười ngày...

- Sao nữa ạ?

- Xin anh đừng hỏi!.. Tôi được lệnh của đồng chí phụ trách việc này chuyển lời xin lỗi về những phiền phức đã gây ra cho anh, chuyển lời cảm ơn của đồng chí ấy về sự hợp tác của anh. Tôi cũng xin truyền đạt kết luận của đồng chí ấy là vụ việc này đ ã kết thúc, anh và anh Lê Hải hoàn toàn minh bạch.

- Sao, liên quan cả đến anh L ê Hải nữa? - Nghĩa giật nảy người.

- Xin lỗi... đề nghị đừng hỏi. - giọng Thạch vẫn lành lạnh, đều đều: - ...Cơ quan chúng tôi sẽ báo cáo lên trên bằng văn bản và đồng thời sẽ chính thức thông báo cho thủ trưởng của anh tinh thần văn bản này. Chiều hôm qua thủ trưởng đơn vị anh đã được thông báo sơ bộ những điều tôi vừa nói với anh. Anh Lê Hải cũng sẽ được thông báo đầy đủ. Anh có điều g ì cần hỏi thêm về anh nữa không?

Nghĩa đứng im, không tin v ào tai mình.

- Trả lời tôi đi anh Nghĩa! - Thạch giục.

- Tôi muốn nghe anh nói nữa.

- Chúng tôi muốn mời anh nghỉ lại đây vài hôm lấy lại sức trước khi đưa anh trở về Hà Nội... Nhưng... chưa mời tôi đ ã biết là anh sẽ không nhận lời.

Nghĩa đã đủ thời giờ định thần trở lại, bắt tay Thạch, giọng điềm đạm:


- Vâng, tôi đ ã nghe rõ.

- Anh nhận lời mời của chúng tôi chứ?

- Tôi chân thành cảm ơn anh. Tôi hiểu được tất cả. Tôi nghĩ vậy... Anh nói đúng, rất cảm ơn thịnh tình của anh muốn giữ tôi lại nghỉ ngơi vài hôm. Nếu được, tôi muốn về nh à. Ngay bây giờ ạ!

- Tôi biết mà, có bày ra bao nhiêu yến tiệc ở đây cũng vô nghĩa... Thú thực với anh chúng tôi có gì đâu mà mời, cả vùng này hiện đang mất mùa và đói lắm anh ạ. - giọng nói của Thạch bắt đầu trở n ên thân mật.

- Vâng, tôi biết. Hai tối qua chuyện trò với các chiến sĩ đến trú mưa, tôi được nghe khá rõ tình hình ở đây. Trước khi đi B tôi đã tập hành quân dã chiến hàng tháng ròng khắp vùng này. Mấy huyện quanh đây tôi thuộc như trong l òng bàn tay...

- Mời anh sang chỗ tôi, chúng ta uống với nhau một chén rượu nhạt trước khi chia tay.

- Cảm ơn.

- Anh nhận lời chứ? Tôi xin bảo đảm trưa nay anh ăn cơm ở nh à!

Nghĩa vui vẻ nhận lời.

Trong khi mọi người chuẩn bị xe cộ, ngồi cầm chén rượu trước mặt Thạch, Nghĩa cân nhắc kỹ rồi mới gạn hỏi:

- Anh Thạch, anh có thể trả lời, có thể không. Tại sao lại xảy ra chuyện tôi bị bắt?

- Anh đã nghĩ đúng, bây giờ tôi không thể trả lời cặn kẽ, sau hai mươi năm sự việc có thể được công bố công khai. Nghề nghiệp đ òi hỏi thế, mặc dù tôi không muốn như vậy.

- Nghĩa là anh không còn gì để nói nữa? - Nghĩa vẫn cố nài.

- Tôi chỉ có thể nói một chút thế này để anh yên tâm: Khởi sự là một nhóm biệt kích bị bắt, trong các tài liệu của chúng có mấy tờ rơi tôi đã đưa anh đọc. Một số chuyện cũ dấy lên... Thế là nhiều rồi đấy, tôi muốn dừng ở đây.


- Nghĩa là còn nhiều điều anh không muốn nói?

- Chỉ xin nhắc lại là: Bây giờ chúng ta có thể yên tâm chia tay nhau. Chúc anh và gia đình mạnh khoẻ. - Thạch cố tình điếc với câu hỏi của Nghĩa.


- Xin hỏi một câu nữa. - Nghĩa đắn đo rồi mới nói tiếp: - ...Giả thử vì lý do nào đấy tôi bị xử trí oan th ì sao?

- Tôi hiểu câu hỏi của anh.

- Tôi có nhiều lý do để hỏi anh như thế.

- Tôi hiểu. Nhưng bây giờ tôi chỉ muốn cảm ơn, cảm ơn anh nhiều lắm.

- Anh cảm ơn tôi? Vì lẽ gì?

- Vì anh rất ngoan cố sống. Không lung lạc giây phút nào cả.

- Làm sao có thể nhận xét như vậy hả anh Thạch?

- Nghề nghiệp của tôi anh ạ. Thực ra chỉ cần anh dao động một chút, sẽ dễ d àng cho tôi nhiều.

- Để kết tội tôi?

- Vâng. Chứng minh anh vô tội mới khó cho tôi... Khó rất nhiều.

- Có lẽ vì thế hai ngày qua anh già sọp hẳn đi? - Nghĩa hỏi.

Thạch chớp mắt như bị điện giật, nhưng bản lĩnh và nghề nghiệp giúp Thạch giữ được thăng bằng, tay nâng thẳng chén rượu, cố t ình không trả lời câu hỏi của Nghĩa:

- Chúc anh ngoan cố sống!

- Xin chúc sức khỏe anh! - Nghĩa cụng lại.

Nghĩa tập tễnh bước quay ra, Thạch đỡ tay d ìu Nghĩa tiễn biệt.

- Nếu vậy tôi còn độc một việc: Chân thành cảm ơn anh, anh Thạch! - Nghĩa xiết chặt tay người đối thoại với m ình, nhìn Thạch hồi lâu, rồi vin tay vào cửa xe.

- Để tôi đỡ anh lên xe, chân anh thế kia... Xe này hơi cao anh ạ.

- Không sao đâu, tôi tự bước lên được.


- Anh hoàn toàn có thể yên tâm. Mọi chuyện chúng ta nói với nhau mười ngày qua là những chuyện phụ, để l àm sáng tỏ một chuyện nghiêm trọng hơn nhiều... - lúc này Thạch mới ghé vào cửa xe khẽ nói với Nghĩa.

- Trời đất!.. - Nghĩa đã giơ tay định bắt tay m à tự nhiên rụt phắt lại.

- Phải ngoan cố sống! Hãy nhớ lấy, phải ngoan cố sống!..

- Cảm ơn anh... - lúc này Nghĩa mới lấy lại được bình tĩnh, đưa hai tay ra níu lấy tay Thạch: - ...Nhưng m à... Thụ lý vụ việc này nếu là một người khác, liệu kết cục có như thế này không, anh Thạch?

Lần này Thạch buộc phải quay mặt nhìn vào quyển sổ trong tay mình, lật lật mấy trang như đang muốn tìm cái gì trong đó, nhưng vẫn điếc...


Xe đã nổ máy mà anh vẫn đứng yên tại chỗ, mắt chỉ dán vào quyển sổ đang lật bật trong gió...


Nghĩa cảm thấy lạnh toát người, ngoái hẳn đầu ra khỏi cửa xe để ghé sát v ào tai Thạch:

- Anh nghe rõ câu hỏi của tôi chứ, anh Thạch?

- Nghe rất rõ. Có lẽ mấy ngày qua tôi hỏi anh nhiều quá, bây giờ anh hỏi trả thù có phải không? - Thạch tránh né.

Cả hai tay Nghĩa nắm lấy vai Thạch:

- Tôi hiểu... Một lần nữa chân thành cảm ơn anh.

- Làm người phải thế anh Nghĩa ạ! Chúc anh tiếp tục ngoan cố sống!

- Cảm ơn.

Xe đ ã từ từ chuyển bánh, Thạch bước theo vài bước, tay vẫn chưa muốn dời tay Nghĩa, nói với theo sát vào tai Nghĩa:

- Chúng ta đang đứng c ùng một chiến tuyến...

- ??? - Nghĩa ngoái đầu ra hẳn ngo ài cửa xe, ngơ ngác nhìn lại...

Xe chở Nghĩa đã đi khuất, Thạch vẫn còn đứng lại một m ình giữa sân trại hồi lâu trong mưa nặng hạt...

... Trời ơi, một con người.., một đảng viên.., một thương binh... Con người này đã tiếp thêm sức sống cho mình... Thực ra mình phải cảm ơn Nghĩa rất nhiều mới đúng!


... Chính tôi mới là người phải cảm ơn anh, anh Nghĩa ạ... Anh đã giữ cho tôi niềm tin tôi đang ra sức bảo vệ... Anh hỏi đúng lắm... Câu hỏi đau thắt tim tôi... Thông cảm cho tôi.. Chắc chắn anh hiểu vì sao tôi không trả lời... Phải, nếu... Nếu người thụ lý vụ án này không phải là tôi, có trời biết tai hoạ gì sẽ xảy ra!.. Hỏi tôi như thế là hiểu đời lắm anh Nghĩa ạ... Thật không ngờ cuộc sống có thể thử thách mình theo cách kỳ cục như vậy. Số phận nào run rủi mình vào một nghề nghiệp biết bao tự hào nhưng cũng bao nhiêu cay đắng này!.. Mình và Nghĩa là duyên phận, còn mình và đời là sự thách đố nhau ác nghiệt giữa nhân cách và nghề nghiệp!.. Bây giờ đến lượt m ình phải gồng lên bảo vệ kết luận của mình...

Các suy nghĩ trong đầu nóng như than đốt giữa bầu trời mưa như trút nước, Thạch vẫn cứ đứng mãi như cây giữa đồng...


Khi trở về với thực tại, Thạch ướt sũng từ đầu đến chân. Đội mưa trở về phòng làm việc của mình, trong đầu Thạch nhớ lại bao phen phải đối mặt với những vụ án không án...


Thạch rùng mình, không rõ vì cái lạnh ngấm nước mưa hay vì nhận thức ra có một điều gì đó khiến Thạch đến nay vẫn đứng được trên đôi chân của m ình...

... Lại vẫn hai người sĩ quan mặc thường phục hôm nào đưa Nghĩa về Hà Nội. Họ là những con người có nguyên tắc, hơn nữa ở vào nhiệm vụ và cương vị công tác, họ không thể hay biết một chút nào về những gì đã xảy ra với Nghĩa trong những ngày tạm giam. Suốt cả mấy giờ đồng hồ trên đường về, thỉnh thoảng họ mới nói với Nghĩa đôi ba câu, chủ yếu để giữ phép lịch sự.


Chúc anh ngoan cố sống!..

Nghĩa không rõ toàn thân mình đang lắc lư theo xe hay thân phận mình, chính con người mình đang bị treo lơ lửng ở đâu đó...


... Sự trung thực và tinh thần dũng cảm đã nhiều lần cứu mình khỏi cái chết trong những năm chiến trận ác liệt, bây giờ hai thứ này đang giữ lại cuộc sống cho mình!.. Nghĩ thế, nhưng Nghĩa vẫn không tài nào tránh khỏi nỗi sợ rùng mình: ...Nếu người xử lý vụ này không phải là Thạch thì mọi chuyện sẽ ra sao? Cuộc chiến tranh vừa qua vẫn tiếp tục cướp đi của ta những gì nó còn có thể cướp, tiếp tục tìm cách huỷ diệt những gì nó còn có thể huỷ diệt! Nó đang được tiếp nối bằng những cuộc chiến tranh khác?.. Đang gây mầm cho cuộc chiến tranh khác?..


... Thời bình, trong vòng chưa đầy ba năm ta mất cháu Huệ, cháu Nam, gia đình ly tán... Mợ ơi, mợ còn đủ sức chịu đựng những mất mát này không mợ? Con về có được gặp mợ không, mợ ơi... Nếu Thạch non kém một chút thôi!.. Ôi mợ nghĩ xem, nếu Thạch chỉ sai lầm một chút thôi, tắc trách một chút, thiếu chí công vô tư một chút... Ai hình dung được thảm hoạ gì sẽ xảy ra với con, với gia đ ình ta?...

Tất cả những chuyện phụ này chỉ để l àm rõ một chuyện khác!..

Ngồi trên xe nhưng đầu óc Nghĩa tiếp tục bị kéo căng, ngực cồn lên, răng cắn chặt, cố nén sự căm giận trào đến cổ. Oán ai đây? Đoán già đoán non thì nhiều, nhưng Nghĩa vẫn chưa có chứng cứ hẳn hoi để lật mặt kẻ đ ã gây ra tai hoạ cho mình.

Nghĩa rít lên: "Ôi, nếu tìm được kẻ ném đá giấu tay, chắc ta sẽ băm vằm hắn ra hàng trăm mảnh.


Trong giây phút kéo c ăng này, ông cảm nhận sâu sắc một khía cạnh khác của cái biên giới mong manh, quá mong manh, mà ông đã từng nêu ra với Lê Hải. Lần này, một bên là cuộc sống đau thương của đất nước, của chính gia đình ông mà ông đang dồn hết mọi nghị lực cố làm cho nó hồi sức, cố vun đắp, cố nâng niu ấp ủ nó. Một bên là sự huỷ diệt đang lăm le, hăm doạ, trước hết là sự huỷ diệt ngay chính bản thân ông, danh dự ông, mọi ước vọng của ông. Làm sao có thể giữ được cái bi ên giới mong manh này?..

Xa xa đâu đó trong tâm thức Nghĩa những ý kiến của Lễ trong buổi hai anh em tranh luận với nhau hôm nào đọng lại những dư âm thoáng qua nhưng sắc buốt, rồi những lời đối đáp giữa Thạch v à ông cứ lởn vởn bên tai:

- Anh phải cảm ơn tính trung thực và sự dũng cảm của chính mình, anh Nghĩa ạ!

- Tôi cứ tưởng nghề nghiệp của anh chỉ cần sống bằng các chứng cứ xác minh được.

- Anh tin như thế?

- Hoá ra không phải là thế hả anh Thạch?

- Không phải chỉ như vậy, anh Nghĩa ạ. Tôi sống bằng chứng cứ, nhưng tôi còn phải hiểu rõ cái chất của con người anh để hiểu r õ hơn những chứng cứ tôi có trong tay.

... Ôi, tất cả sao mong manh thế! Nếu Thạch thiếu công tâm một chút!..

Trời lại bắt đầu mưa trận mới. Cứ như nước từ trên thác đổ xuống.


Hai người đi áp tải Nghĩa ngồi nói chuyện với nhau về thời tiết thất thường, lụt lội triền mi ên.

Chỉ có những vạt mưa nặng hạt đập dữ dội vào cửa kính đáp lại những câu hỏi đau đớn của Nghĩa. Mưa xối xả như đang gõ trên đầu, trên mặt Nghĩa, cửa kính xe mịt mù. Nghĩa bất giác đưa tay sờ lên mặt, lên ngực mình: ...Hay là ta đang ngồi trong một nhà mồ có bánh xe đang chạy?..


Nghĩa vẫn đưa mắt nh ìn ra ngoài trời, dường như ông không thấy mưa rơi, gió cuốn. Nghĩa hoàn toàn trở về với chính mình. Trong ông bão dậy:

"Ôi trừng phạt! Ôi nếu ta được làm công việc trừng phạt những tội phạm và tội ác đang rắp tâm xoá bỏ cái biên giới mong manh này! Các người vừa tiếp tay cho chiến tranh vừa gây tội ác! Các người phản bội người còn sống và cả những người đã ngã xuống! Nếu Thạch chỉ non tay một chút! Trời ơi thật khủng khiếp! Trắng đen sẽ lẫn lộn! Oan khiên và hiểm hoạ!.. Chắc chắn ta sẽ trừng phạt các người không kém trừng phạt những kẻ đã bắn ngã đồng đội của ta! Các người sẽ bị nổ tung, sẽ bị tiêu tan, để không bao giờ có thể ngóc đầu quay lại quấy phá, ăn cắp, chà đạp lên những người đã hy sinh, huỷ hoại cuộc sống của những người khác. Ước gì ta được trực tiếp làm công việc trừng phạt này! Ta đã từng thú nhận, thà ta chịu chết để giặc bắn chứ không bắn vào đầu em trai mình, dù nó theo giặc. Nhưng các người! Ta nhắc lại: Các người không thể biết ta sẽ trừng phạt các người quyết liệt như thế nào! Các người xấu xa hơn bất kỳ bọn tội phạm nào! Các người còn đểu cáng hơn mọi bọn đểu cáng!..


... Nhưng mình có quyền và có khả n ăng thực hiện sự trừng phạt đáng phải ra tay này? Mà trừng phạt ai mới được chứ? Nếu tội phạm là một người cụ thể thì có thể bắt được nó đưa ra xử phạt? Nếu tội phạm là con người trong mỗi người thì trừng phạt thế nào? ...Anh Lê Hải ạ, trong anh, trong tôi đều có một Lê Hải, một Hai Hân, một Đoàn Danh Tiến, một Năm Thịnh, một... vân vân... tất cả chỉ cách nhau một biên giới mong manh! Nếu tội phạm lại là một cái mớ bòng bong những dây rợ vô hình và hữu hình giữa những con người này thì trừng phạt thế nào? Cái mớ bòng bong ấy đang ngày đêm móc nối biết bao nhiêu con người như thế, ở mọi ngóc ngách, mọi đẳng cấp trong xã hội. ...Kẻ địch ở bên kia giới tuyến, kẻ phản bội ở bên này giới tuyến, sự tiếp tay không tự giác của những yếu kém.., tất cả trong cái mớ bòng bong bao trùm lên toàn xã hội... Công lý à? Ngươi có đủ quyền lực bóc gỡ nổi cái mớ bòng bong này? Quyền lực của ngươi không cần đến một chút may rủi? Không cần đến một chút ma thuật? M à như thế ngươi còn mang danh là công lý?..

Phạm Trung Nghĩa cố tìm mọi cách xua đuổi câu hỏi sâu kín trong lòng: ...Chẳng lẽ mình đành chịu để cho cái mớ bòng bong này trói chặt chân tay, rồi để cho dòng đời cuốn đi?..


Các trận mưa lớn khoét trên lòng đường những ổ gà ổ trâu to tướng. Xe chở Nghĩa có lúc không tránh được, dồi lên dồi xuống. Có lúc Nghĩa như người mộng du đang cheo leo trong suy nghĩ miên man. Có lúc Nghĩa quằn quại trong chỗ ngồi của mình như thể đang có những cái roi vô hình nào đó quất v ào người. Thỉnh thoảng Nghĩa rên rỉ trong lòng.

- ... Về đến nhà con có được gặp lại mẹ không mẹ ơi?!


Trong ký ức Nghĩa nhớ lại những chịu đựng vô bờ bến của người mẹ già thân hạc, về những đau thương của cả gia đ ình...

- Ôi các anh các chị ơi, các em ơi, mẹ của chúng ta!

Từ Cầu Phùng, mưa bắt đầu ngớt. Làng quê và những vùng đất quen thuộc loang loáng bên cạnh xe. Mỗi nghĩa trang liệt sĩ lướt qua là một dấu chấm hết một địa phận và báo hiệu một địa phận mới. Có giây phút Nghĩa nghĩ rằng mình đang đi tìm gặp các đồng đội đã ngã xuống trên các miền đất của Tổ quốc, như đang nghe thấy các đồng đội thét l ên:

... Không được phản bội chúng tôi! Không được phản bội!..

Hai người đi áp giải vẫn thấy Nghĩa hai tay nắm lấy thành ghế trước. Họ nhìn thấy rõ các đầu ngón tay bợt ra vì Nghĩa nắm quá chặt vào thành ghế, như thể xe đang bị xóc mạnh, mặt Nghĩa lúc đỏ, lúc trắng bệïch. Bỗng nhiên họ thấy Nghĩa nước mắt rơi lã chã, gào lên một tiếng rất lớn rồi bật đứng dậy. Nhưng mui xe đẩy dúi Nghĩa xuống ghế, hai hàm răng anh xiết lại. Họ cố theo dõi từng chi tiết các cử chỉ của Nghĩa, nhưng không thể hiểu được tại sao Nghĩa lại có tâm trạng như vậy.


Từ Nhổn trở đi, họ thấy Nghĩa ngồi im như một xác chết bị dựng vào thành xe, mắt mở to nhìn đâu đâu!..


Xuống xe, chia tay hai người dẫn độ, Nghĩa d ò dẫm, ngó trước ngó sau, ngập ngừng chưa dám bước chân ngay vào nhà.

Khi đi qua cổng, ngó nhìn vào cửa thấy Nguyệt và hai con đang ngồi ăn cơm một cách b ình thường. Nghĩa thở phào. Lúc này Nghĩa mới dám mạnh dạn bước vào.

- Bố về! Bố về!

- Anh! Sao đi công tác dài ngày thế mà không cho nhà biết trước? Anh đi rồi cơ quan mới cử người đến báo.


- Mợ ở nhà có khoẻ không em?

- Mợ mong anh lắm, ngay từ sau hôm anh đi mợ mệt nặng lắm anh ạ. Gần như ngày nào mợ cũng lẩm bẩm nói một mình: Nghĩa đi công tác đột xuất gì mà lâu thế. Có lúc mợ còn hỏi đi hỏi lại sắp đến ngày giỗ cậu và gia đ ình em Minh chưa. Anh chị Chính và em trả lời mấy lần mà mợ vẫn cứ hỏi.

- Mợ không được tỉnh lắm hay sao mà không tính được ng ày?

- Không mợ tỉnh lắm anh ạ. Em hỏi thử chuyện này chuyện khác mợ vẫn nhớ. Mợ nhắc nhiều đến Nam, đến Huệ... Có lần em nói: cún Nam lên hai rồi đấy mợ ạ. Mợ chữa lại: Nói sang tuổi lên hai hay tính cả tuổi mụ thì được, nhưng cún Nam mới được có mười lăm tháng thôi.


- Như thế là mợ rất tỉnh táo.

- Vâng ạ. Có lẽ chỉ vì mợ rất mong anh về và mong đến ng ày giỗ...

Chưa nghe hết câu, ông Nghĩa bảo mọi người cứ ăn cơm tiếp đi, ông quay ra lấy xe đạp của Tân, nhào đến nhà ông Chính để gặp mẹ.


Hai Hân được ông Tiến giới thiệu đi học khoá học đặc biệt bồi dưỡng và nâng cao cho cán bộ trình độ cấp cơ sở, tổ chức ở Hà Nội, chương trình 1 năm. Tuy học ở Hà Nội, nhưng hai người thỉnh thoảng mới gặp nhau. Về phía Hai Hân thì chương trình học khá nặng, còn ông Tiến hồi này quá bận. Được cái là không có chuyện miễn cưỡng thăm hỏi nhau. Mỗi lần họ gặp nhau nếu không công kia thì cũng việc nọ. Ông Tiến thực sự quan tâm đến việc học của Hân và thỉnh thoảng cũng có việc phải nhờ. Lúc thì ông ví Hai Hân là chân rết quan trọng nhất của ông bám vào thực tiễn cuộc sống, lúc thì ông gọi Hân là cái ăng-ten nắm bắt thực tiễn... Còn Hân thì muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập của mình, ông Tiến xứng đáng được coi là một phụ đạo có hạng. Lần này Hai Hân đến thăm ông Tiến sau kỳ nghỉ giữa khoá, có chủ định r õ ràng.

- Em chào anh chị ạ. - Hai Hân để nguy ên áo mưa, mỗi tay một túi xách, bước vào nhà.

Cả ông Tiến và bà Hà cùng rời mâm cơm đứng dậy:

- A, Hân! Chắc vừa mới xuống tàu, có phải không?

- Cậu Hân ăn cơm với chúng tôi luôn thể nhé.

- Vâng ạ. Xuống ga em đi thẳng lại đây, vì mai em lại bắt đầu vào học rồi. Ra khỏi ga thì bắt đầu mưa to, trời thế mới ác chứ. May quá em tìm được cái xích-lô.


Ông Tiến cất áo mưa cho Hân, bà Hà vừa làm thêm thức ăn vừa dọn thêm bát đũa:


- Cậu Hân rửa mặt cho tỉnh táo đi, may quá vừa đúng bữa.

- Trời thì tối, em loay hoay mãi không có tiền trả ông xích-lô, vì tiền mới to quá, ông ấy không có tiền trả lại.

- Tiền mới một ăn một ngh ìn thì không thể có tiền trả lại thật, thế sao cậu không vào nhà gọi tôi?

- Tìm mãi em mới nhớ ra là cô thư ký có đưa cho em một nắm tiền cũ để ti êu vặt, thật là may.

- Cơ quan của chị cũng thế, hôm đầu tiên nhận lương bằng tiền mới, có mấy tờ bạc không làm sao chia nhau được, đ ành phải người tiêu trước, người tiêu sau vậy.

- Chắc cũng phải mất ít tháng nữa mọi người mới quen được. Hình như đây là lần đổi tiền thứ hai hay thứ ba gì đó b à nhỉ.

Bà Hà như không để ý đến câu hỏi của ông Tiến:

- Em Hân ạ, tiền lẻ hơn thẻ thương binh đấy! - bà Hà kể.

- Ô hay, em cứ tưởng là chỉ trong Sài Gòn mới có câu vè này, ai dè...

- Cả nước chắc đâu đâu cũng thế thôi, đi mua cái gì cứ có tiền lẻ là không phải xếp hàng, được ưu ti ên cho mua ngay.

- Hệt như trong Sài Gòn!

- Mậu dịch ở đâu cũng cần tiền lẻ để có tiền trả lại, em ạ.

- Lại có chuyện như thế nữa hả bà? - ông Tiến ngơ ngác hỏi vợ.

- ...

Câu chuyện quanh bữa cơm bắt đầu từ việc đổi tiền và tình hình kinh tế đất nước. Sự khan hiếm hàng hoá trong đời sống hàng ngày cùng với nạn lạm phát phi mã hình như làm cho mỗi người dân trở thành một nhà kinh tế với một nghĩa nào đó. Ít nhất là chẳng ai dám bàng quan với chuyện giá cả cứ lên vùn vụt. Có được đồng nào thì phải tính xem mua ngay cái gì, lúc nào cần tiền tiêu thì bán đi, không ai dám cất giữ tiền mặt. Chỗ này chỗ khác, tiền mất giá tạo ra cho người ta thói quen tính toán mua hay bán một thứ gì đó bằng hiện vật, cái này giá bằng một yến gạo, thứ kia giá ba cân thịt heo.., rồi mới tính xem thứ định mua là đắt hay rẻ, đáng mua hay không đáng mua... Cũng có người làm việc này một cách đơn giản, ví dụ đem đổi hai chiếc may-ô lấy một cân đường...


- Em đi có bốn năm tháng thôi, thế mà tình hình xí nghiệp in của em gay quá. Vì thiếu vật tư thay thế, thiếu việc. Đã thế trên vừa mới giao cho em cõng thêm hai nhà in nữa. Cộng lại bây giờ em có 3 xưởng in. Mô hình liên hiệp xí nghiệp mà! Đất đai nhà cửa mênh mông, người thừa, có phân xưởng em đành cho đắp chiếu.


- Chị thấy ở Hà Nội cũng khối xí nghiệp đắp chiếu!

- Tại sao cậu không phát triển c ăng-tin, công tác công đoàn..? Ngoài này phải nhờ vào những việc này để cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân vi ên chức.

- Có chứ ạ, tụi em làm mạnh là khác, từ vài n ăm nay rồi. Không có cái 25CP(*)[(*) Quyết định 25CP của Chính phủ ngày 21-1-1981, cho phép xí nghiệp quốc doanh thực hiện 3 phần kế hoạch, nhằm khai thác các nguồn vật tư theo giá thoả thuận để tận dụng tốt hơn năng lực sản xuất, đồng thời cải thiện thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức. ] tụi em chết liền. Mang tiếng là được nghỉ hai tuần, nhưng em mất 6 ngày cả đi và về, dành trọn một tuần cho việc nhận thêm hai xưởng mới, tổ chức lại công tác đời sống trong các xưởng, thế l à hết phép.

- Cậu làm những gì?

- Đa dạng lắm anh. Nơi nào nhận thêm được bất kể việc gì có thể làm được thì nhận về cho anh em. Nơi rộng rãi thì cho thuê một phần nhà đất, nơi thì làm thêm dịch vụ... Trước đây những việc này là lén lút, nhưng bây giờ có chủ trương chỉ đạo của Thành phố hẳn hoi, cũng dựa vào 25CP thôi, nhưng địa phương phải sáng tạo thêm vào. Đói thì đầu gối phải bò. Thành phố không tự cứu được mình thì gay go đó anh.


- Không trách anh Tiến cứ khen cậu là n ăng nổ tháo vát. - Bà Hà khen.

- Đi học khoá này em học được thêm nhiều cách làm 25CP của ngoài Bắc, phải nói là hay tuyệt.

- Sao? Cái này có trong chương trình học của cậu hả? - ông Tiến rất ngạc nhiên, vì chưa bao giờ thấy Hai Hân hé miệng hỏi mình về 25CP. Trong thâm tâm ông Tiến thú nhận chưa hề đọc cái chỉ thị được nhiều người nhắc đến này, hiểu về nó càng đại lơ mơ.


- Chương trình chính thức thì không, anh Tiến ạ. Em tự học lấy trong các buổi đi tham quan, trong quan sát thực tế và trong mạn đàm riêng với nhau giữa các học viên. Nếu làm kinh tế như trong các bài giảng thì các xí nghiệp của tụi em ăn cám!


- Cậu mất lập trường rồi đấy. Nếu thế thì ra đây học l àm gì?

- Với anh em mới dám thổ lộ ra như thế. Cái chính đối với riêng em đi học là để có được cái giấy chứng nhận tốt nghiệp chính trị trung cấp.


- Nghĩa là cậu không quan tâm những điều giảng dạy trong trường?

- Có chứ ạ, nhưng chỉ là để biết cách nói năng cho đúng lập trường chính sách thôi. Nếu nói năng cho có lý luận vững chãi được như anh th ì càng tốt. Cái này thì em lại rất cần cho riêng mình anh ạ.

- Thế mà cậu lại dám nói là làm theo sách dạy thì ăn cám!

- Dạ, hoàn toàn đúng thế. Phải ở trong chăn mới biết chăn có rận. Anh không làm giám đốc như em, anh không hiểu được đâu.


- Sao cậu tự phụ thế?

- Anh ơi, xí nghiệp của em có biết bao nhiêu chuyện cha chung không ai khóc. Em cho là cứ rời cái vòi bao cấp của nhà nước ra là chết liền! Đã thế chỗ nào cũng như cái thùng không đáy...


- Này, được đi học m à loạn ngôn thế hả?

- Anh có thể tưởng tượng được không, một lần em thử kiểm tra trên sổ sách tình hình tiêu dùng vật tư của xí nghiệp, em thấy lạ quá. Sờ vào một phân xưởng, tổng số bóng đèn điện dùng tại đây tính ra bình quân một năm mỗi đèn dùng tới 14 cái bóng đèn! Cứ cho là mỗi cái đèn trong phân xưởng này một năm phải xài là 6 bóng đi, thì riêng phân xưởng này mỗi năm bốc hơi mất 120 bóng đèn. Đấy chỉ l à chuyện mất cái kim trong xí nghiệp em thôi.

- Cái kim của xí nghiệp cậu to nhỉ! - bà Hà vừa bình vừa tủm tỉm cười.

- Anh Tiến à, thường thường ở nhà ta bao lâu thì anh chị thay bóng đ èn một lần?

- Cậu hỏi gì mà vớ vẩn thế...

Ông Tiến chịu không trả lời được câu hỏi của Hân. Điện thì phập phù, nhà phải dùng ổn áp, lâu lắm rồi - không biết là mấy tháng hay có khi cả năm nay ông có thấy nhà mình thay bóng đèn bao giờ đâu! Đã khó chịu về cái tội nói năng linh tinh của Hân, lại th êm khó chịu về cái kiểu vừa thỉnh thoảng chêm một câu vừa tủm tỉm cười của bà Hà, ông càng tìm cách dồn Hai Hân:

- Đã làm đến giám đốc như cậu mà chỉ toàn đi vào những chuyện vặt vãnh. Ngoài này trên công trường, buổi sáng thì công nhân mang cặp lồng cơm đi làm, buổi chiều ra về thì cặp lồng đầy xi-măng. Cô văn thư thỉnh thoảng cũng phải thó cái bút chì hoặc thếp giấy để cho con đi học. Dầu đun hết, điện không công tơ, lúc có lúc mất, thỉnh thoảng phải đun ấm nước uống bằng tàu ngầm(*) [(*) Tên gọi dụng cụ đun nước tự làm lấy khá thông dụng thời bấy giờ: lấy một đoạn dây mai-so nối vào hai đầu dây điện rồi thả trực tiếp đun trong nước. ]... Chẳng lẽ những chuyện cả nước đâu đâu cũng có như vậy mà cậu không thể thông cảm được à?

- Ông ơi, hàng xóm nhà ta hàng ngày còn đun bằng tầu ngầm cả một nồi cám lợn to đùng cơ. Đồng chí cùng cơ quan với ông đấy! - b à Hà xỉa vào.

Hai Hân thấy bí, vì hiểu rằng tiếp tục câu chuyện như thế này chỉ làm cho sư phụ thêm bực mình. Còn ông Tiến thì bị cái nồi cám lợn của ông hàng xóm làm cho ngắc ngứ. Bà Hà phải tìm cách lấp chỗ trống:

- Thế hai vợ chồng cậu Hân vẫn quyết tâm son rỗi mãi thế này à?

- Tại số cả, chị ạ. Tụi em chẳng biết làm thế nào.

Khi ra bàn ngồi uống nước, Hai Hân mở túi quà ra:

- Em không biết mua gì biếu anh chị, vợ em bảo biếu hai bác yến gạo nếp và ký lạp xưởng là thiết thực nhất.

- Phụ nữ bao giờ cũng chí lý. - Ông Tiến khen.

- Sao cậu cho anh chị nhiều thế? Cô Hai rất tình cảm. Anh chị cảm ơn. - BÀ HÀ chân thành.

- Vợ chồng Lợi đã đi Đức chưa ạ. Em nghe nói chuẩn bị từ mấy tháng nay rồi cơ m à.

- Vợ chồng em nó đi được gần một tháng rồi cậu ạ, có lẽ đã bắt đầu l àm việc.

- Rất may là gần đến ngày đi, thì chồng cũng xin được cho vợ đi cùng, có thể là thương binh nên được tr ên chiếu cố. - Ông Tiến kể cho Hân nghe.

- Chồng làm quản lý lao động, vợ đi lao động, thế l à hợp lý hoá số một, có phải không anh chị?

- Cũng may là chúng nó chưa vướng víu gì con cái nên cũng gọn nhẹ.

- Không biết là vợ chồng Lợi kế hoạch như vậy, hay là... - bà Hà buột mồm, nói đến đấy rồi dừng lại, đổi hướng - ...Một nách hai con sòn sòn năm một như vợ chồng Thắng th ì gay lắm.

- Gia đình em Thắng hôm nay đi vắng ạ?


- Chúng nó tối nay ăn giỗ b ên ngoại, chắc sắp về. Hôm nay là ngày giỗ ông nội của vợ Thắng.

Qua câu chuyện, Hai Hân biết gia đình nhỏ của Thắng lủng củng hết khó khăn này đến khó khăn khác. Chuyện ghen tuông nhau và đòi ly dị vượt qua được rồi, ít nhất cho đến lúc này là như vậy. Cái lo cơm áo gạo tiền của hai người lớn phải tự lập và hàng trăm thứ lo khác cho hai đứa trẻ - đứa lên hai, đứa lên ba - đủ sức đánh bạt biết bao nhiêu chuyện huyễn hoặc, viển vông. Ông bà Tiến cũng phải phụ trợ nhiều cho vợ chồng Thắng. Cũng may là những nhu cầu thiết yếu nhất cho đời sống hàng ngày thì đã được bảo đảm bằng tem phiếu. Đây là điểm sáng vô cùng quan trọng, ông Tiến dựa vào, phát triển thêm, viết thành những luận cứ sắc bén phê phán những người hoài nghi đường lối kinh tế của Đảng. Trong loạt bài đả Lê Hải có những luận cứ này. Nếu vợ chồng Thắng không một nách hai con nhỏ thì ông Tiến cũng sẽ tìm mọi cách xin cho đi lao động ở Cộng hoà Dân chủ Đức. Cả bốn anh chị em cùng một chỗ như vậy thì còn gì bằng. Đã có lúc bà Hà bảo vợ chồng Thắng để bà nuôi hai cháu ở nhà, hai vợ chồng cứ làm đơn xin đi xuất khẩu lao động để kiếm tý gì về thay đổi cuộc đời, sống mãi thế này khổ lắm. Vợ chồng Thắng nghe ra, nhưng vợ Thắng không chịu nổi cảnh xa con, nên đơn đã gởi đi lại rút về!


- Thật ra đơn không rút thì chắc cũng bị bác thôi, cậu Hân ạ. Không thể ưu đãi một lúc cho bốn người trong một gia đình đi xuất khẩu lao động được. Còn phải dành phần cho những gia đ ình khác chứ! - bà Hà giải thích.

- Hay là anh chị cho vợ chồng Thắng vào Thành phố làm chỗ em đi. Nhà ở em lo được, nên vấn đề hộ khẩu không có gì khó khăn. Em mới nảy ra kế hoạch đột xuất: Em cần người giúp em quản lý mảng kế hoạch 3. Thắng có bằng đại học kinh tế, xin với Th ành phố chắc cũng dễ thôi.

- Cậu thì lúc nào cũng đột xuất. Có cái gì trong đầu? Phát minh trong kỳ nghỉ phép này đấy à? - ông Tiến chưa đi thẳng vào đề nghị của Hai Hân.


- Lúc nào cũng đột xuất! Anh nói hay quá! Rất đúng với cái chất trong con người em. Em đã nói rồi, để nuôi một lúc thực ra bây giờ là 3 xí nghiệp in, em cần phải mở ra một loạt hoạt động kinh tế khác. Em đang thiếu người giúp việc n ày. - Hai Hân gần như vừa nói vừa cười một mình.

- Cậu nói đùa đấy à? Sao vừa nói vừa tủm tỉm thế?

- Dạ không, em nói nghiêm chỉnh đấy ạ. Em cười chuyện khác. Chuyện ri êng của em thôi.

- Mình khó tin lắm.

- Em nói thật mà. Hai chữ đột xuất của anh làm em nhớ đến chuyện hai vợ chồng em trêu chọc nhau. Việc em ra học ngoài này khởi đầu bằng hai chữ ấy đấy ạ! - Hai Hân lại tủm tỉm cười mặc dù đã cố nhịn, vì không sao quên được cái bữa hôm ấy với vợ...


- Đồ khỉ, cậu nói câu chuyện nghiêm túc như thế mà lại vừa nói vừa cười được.

- Khổ quá, anh thông cảm cho em.

- Phải xem lại đi, ý kiến của cậu có thực tế không? - ông Tiến giữ kẽ, vẫn chưa chịu trả lời đề nghị của Hai Hân.

- Hoàn toàn thực tế ạ. Tất cả trong tầm tay của em mà.

- Ôi thế thì may quá! Cậu giúp anh chị đi. - bà Hà không kiên nhẫn được nữa, nói phăng suy nghĩ của m ình.

- Cậu tiến hành sớm đi, anh chị rất mang ơn. Vào trong ấy thay đổi không khí biết đâu chúng nó có thể mở m ày mở mặt. - thấy bà Hà nói tuột ra rồi ông Tiến mới chịu nói thêm vào.

- Chắc chắn là em không để cho Thắng ăn mãi cái lương tập sự tốt nghiệp đại học rồi! Anh chị yên tâm đi.


Hai Hân đề nghị ông bà Tiến cố thu xếp mọi thủ tục, sao cho khi Hai Hân mãn khoá trở về thì việc chuyển gia đình Thắng vào Thành phố cũng hoàn tất. Mọi việc liên quan đến Thành phố Hai Hân lo, mọi việc liên quan đến thủ tục ngoài này thì ngoài này lo. Hai Hân cũng cho biết thêm là hai loạt bài báo của ông Tiến, một chống tư tưởng hữu khuynh, một uốn nắn những quan điểm lệch lạc về một số vấn đề lớn, gây tiếng vang trong Thành phố, một số bài được đọc hoặc trích đọc trên đài phát thanh trong mục "Học tập nâng cao ý chí chiến đấu”, nêu rõ tác giả là giáo sư Đo àn Danh Tiến.

Lúc Hai Hân đứng dậy ra về, thì vợ chồng Thắng và hai con cũng vừa ở bên ngoại về. Ngay lập tức bà Hà bàn việc chuyển vào trong Nam công tác của vợ chồng Thắng, ông Tiến thỉnh thoảng mới thêm một câu. Tuy đã hai con, nhưng cặp vợ chồng này vẫn nhảy cẫng lên như hai đứa trẻ, v ì mừng quá.

- Chúng em đang khao khát thay đổi không khí !

Ngay tối hôm đó, sau khi ở nhà ông Tiến về, Hai Hân gọi điện thoại đường dài với người phó của mình giục làm nhanh hai việc: triển khai các hoạt động đã bàn của xí nghiệp và làm các thủ tục xin Thành phố cho phép tuyển Đoàn Danh Thắng. Hai Hân dặn kỹ phương châm xử thế và mục tiêu của xí nghiệp: kế hoạch 1 Trung ương giao gì nhận nấy, miễn là có kinh phí và vật tư đi kèm; kế hoạch 2 thì ăn cây nào rào cây ấy, cố phục vụ yêu cầu của thành phố trong phạm vi cho phép; mọi khả năng khác phải dồn hết cho kế hoạch 3 của xí nghiệp trên cơ sở giá thoả thuận. Hai Hân nhấn mạnh phải cố làm sao hàng tháng có thêm một tháng lương tối thiểu cho từng người trong biên chế. Hai Hân tin tưởng sẽ thắng trong việc phân chia mọi hoạt động của xí nghiệp thành 3 kế hoạch theo những kinh nghiệm mới đã học được gần như trong khắp cả nước. Đấy là kết quả có ý nghĩa nhất, mặc dù không có trong chương trình của những tháng học tập ở ngoài này. Đã thế còn biết bao nhiêu kinh nghiệm sống trong các cuộc đi tham quan thực tế tại một số xí nghiệp Hà Nội, nơi thì gọi là "3 kế hoạch", nơi thì gọi là "kế hoạch 3". ...Thì ra mỗi nơi thực hiện 25CP một khác, chắt lọc lấy cái hay nhất, thích hợp nhất mang về cho xí nghiệp mình thế nào cũng trúng!.. Nhất là Hai Hân thấy những báo cáo tổng kết về công tác căng-tin, công tác công đoàn và công tác đời sống của nhiều doanh nghiệp trong Nam ngoài Bắc rất bổ ích. Trước khi về nghỉ giữa khoá, Hai Hân còn được nghe một số báo cáo ngoại khoá về các hiện tượng "xé rào" trong công nghiệp, trong thương nghiệp, trong khoán quỹ lương, nhất là phần tổng kết việc bù giá vào lương của Long An... Ngay lập tức trong đầu Hai Hân hình thành những ý tưởng mới cho xí nghiệp lớn của mình. Thời gian ngồi tàu hơn hai ngày từ Hà Nội vào Thành phố cho phép Hai Hân phác hoạ chi tiết từng kế hoạch và kết nối 3 kế hoạch với nhau. Hai Hân để ý thấy hiện tượng “xé rào" ngày càng nhiều, song không thấy các bài giảng trong lớp học này phê phán gay gắt như cách đây một, hai năm. ...Như thế là Trung ương đang “bật đèn vàng" hay đang xét lại vấn đề này? Bây giờ chương trình "3 kế hoạch" của mình đã bắt đầu khởi động rồi, cần làm mọi việc để tăng tốc!..


Hai Hân cảm thấy được cổ vũ mãnh liệt. Mấy ngày nghỉ vừa qua thật là những ngày có ích. Hai Hân thừa nhận không có dịp đi học này chắc không đủ nhạy cảm để với tới những vấn đề như vậy. ...Tất cả những mới mẻ này bắt đầu từ cái tối đột xuất hôm nào! Mục tiêu mới bây giờ là phụ cấp hàng tháng một tháng lương tối thiểu cho toàn bộ biên chế xí nghiệp! Ca dao ba miền thế mà chí lý(*) [(*) Bài vè này có 3 đoạn, đại ý: Miền Bắc học chỉ thị nghị quyết rất giỏi nhưng không làm; miền Trung thuộc nghị quyết làu làu nhưng chỉ vận dụng những điểm mình thích; miền Nam không thuộc chỉ thị nghị quyết, chỉ chú trọng đến làm ăn và ăn chơi. ]. Học th ì ra Bắc, làm thì vô Nam...Cái sáng tạo là chỉ thị nghị quyết chỉ cần vận dụng những chỗ mình cần...

...Hai Hân đánh gục tư sản! Hai Hân thực hiện quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân! Hai Hân sẽ là người đầu tiên hàng tháng mang lại phụ cấp một tháng lương tối thiểu cho mọi người!.. Mình sẽ đột xuất trở th ành anh hùng?..

Thanh toán tiền điện thoại cho người thường trực, Hai Hân trở về phòng làm nốt mấy việc lặt vặt rồi leo lên giường ngủ. Đèn đã tắt, nằm trong tối Hai Hân cười một mình khi nhớ lại bộ mặt có một chút thảm hại, một chút ngồ ngộ của ông Tiến: "Đồ khỉ, cậu nói câu chuyện nghi êm túc như thế... mà lại vừa nói vừa tủm tỉm..." ...Rồi mình sẽ vượt qua sư huynh của mình!..

Nằm nghĩ ngợi linh tinh một lúc, đột nhiên Hai Hân nhớ ra: ...Ờ, sao không thấy anh Tiến nói gì về các tài liệu anh ấy nhờ Ban dân vận sưu tầm giúp nhỉ? Hay là những tài liệu ấy không dùng được?..


Hai Hân đã ngồi nhỏm dậy, toan đi xuống thường trực gọi điện thoại cho ông Tiến, nhưng chần chừ một lúc rồi nằm xuống: ...Thôi! Anh ấy cần thì tự khắc anh ấy sẽ hỏi mình. Những tài liệu như thế thiếu cha gì! Ban dân vận của mình có hàng đống! Không cần nữa th ì thôi...

...Rồi một ngày gần đây thôi, mình sẽ vượt qua sư huynh của mình!.. ...Bảy Dự, Ba Khang... không còn là cái mốc gì cho mình để ý đến nữa. Mấy cái bằng văn hoá của họ chỉ vừa đủ cho họ đóng vai anh giáo quèn hay anh cạo giấy mà thôi, từ nay họ không có gì có thể so đo với mình nữa... Cái trường đời của mình rõ ràng là bằng vạn các trường học của họ... Bây giờ ta chẳng có điều gì phải phàn nàn về gia cảnh nghèo túng trước đây của bố mẹ. Không có cái trường đời này, làm sao mình vươn lên được như bây giờ...


Con đường cho ta trở thành chính khách đang mở ra?..


Bố mẹ Hai Hân người gốc Cần Thơ, bị giặc Pháp giết trong trận càn lấn chiếm vùng tự do ở Phụng Hiệp cuối n ăm 1953, lúc đó Hai Hân vừa học xong tiểu học. Hai bên họ hàng bố mẹ đều nghèo, đi ở giúp hết gia đình này đến gia đình khác Hai Hân thấy vừa gò bó, vừa lúc nào cũng phải mang ơn Huệ. Đủ 18 tuổi, tiếp tục ở lại Phụng Hiệp sẽ có nguy cơ bị bắt đi lính, Hai Hân quyết định bỏ vào Sài Gòn kiếm sống. Cuộc đời tự lập bắt đầu từ đấy. Hai Hân đi khắp thành phố và làm đủ mọi nghề, bắt đầu từ thằng nhỏ, đạp xích lô, khuân vác, chữa xe đạp, gánh nước thuê, nấu bếp, rửa bát cho tiệm ăn, quảng cáo, rao vặt.., đã một lần đánh thuê cho băng “răng hổ” chuyên lũng đoạn chợ rau quả của Thành phố... Hai Hân có một triết lý làm cho anh ta trở nên bất khả xâm phạm trong thế giới của mình: không có nghề nào là xấu, và do đó không đồng tiền nào kiếm được là bẩn!.. Cái nghề không cần nghề này ngày một ngày hai rèn luyện cho Hai Hân cái tính không khoan nhượng khi cần đạt mục đích, nhưng vay trả sòng phẳng. Trong suy nghĩ và ngôn ngữ của Hai Hân không có từ ơn Huệ, khả năng tháo vát và tài chơi được với ọi hạng người - kẻ cắp, gái điếm, lính tẩy, ác ôn, viên chức quèn, mấy bà nạ dòng... Có lẽ một phần còn nhờ sự thông minh bẩm sinh, lại có sức khoẻ, bất kể việc gì mới, Hai Hân học rất nhanh, đang làm nghề này khi cần phải chuyển sang nghề khác rất dễ dàng. Hai Hân uống được rượu nhưng không nghiện. Rất ghét ma tuý vì biết nó hại cho sức khỏe, nhưng lại mê đánh bạc và thích gái. Kiếm tiền hàng nắm, nhưng sống vô lo với đồng tiền của mình. Chặng cuối cùng trên con đường giang hồ lang thang là vào làm tại nhà in của ông Học. Chính Tư Cương là người tuyển Hai Hân, theo lời khuyên của Ba Khang. Tư Cương thừa nhận Hai Hân rất hợp cho hàng trăm công việc không tên của nhà in. Việc được giao khó dần lên, Hai Hân đều làm tốt. Tư Cương định bụng thử thách một vài lần nữa rồi sẽ giao cho Hai Hân một việc xứng đáng trong nhà in. Nhưng máu gái và ham mê cờ bạc đã quật đổ Hai Hân: Chưa đầy một ngày một đêm Hai Hân nướng hết bay toàn bộ số tiền thanh toán một lô hàng tương đương với 24 tháng lương của mình. Hai Hân được giao cho việc đi nhận số tiền này từ một khách hàng trong thành phố, nhưng lại để nó bốc hơi theo kiểu “nhất dạ đế vương” với lũ đàn em và bồ nhí tại "Đại Thế Giới” ở Chợ Lớn. Cho đến bây giờ Hai Hân vẫn chưa hiểu tại sao mình không bị đuổi, mà còn được ông Tư Cương cho cơ hội cuối cùng, với điều kiện mình cam đoan sẽ trả đủ số tiền này trong vòng hai tuần lễ. ...Hay là nếu đuổi mình thì ông ta sẽ mất cả chì lẫn chài!?. Chuyện đã quá xưa rồi, ít khi Hai Hân nghĩ đến nữa.


Mãi cho đến hôm ông Tư Cương đá xịa v ào chuyện này, trong tình thế tại cuộc họp "cải tạo" Tư Cương bị dồn vào cảnh chó cùng cắn dậu.

...Ông biết tính tôi rồi đấy. Lời thề đọi máu, có trời đất chứng giám...

Việc Tư Cương nhắc lại lời thề độc của Hai Hân năm n ào làm cho Hai Hân choáng váng, trong cổ lại ứ lên cảm giác nhơ nhớp.

...Hồi ấy, trong khoảng một tuần lễ, vừa đi làm cho nhà in của ông Học, vừa đi làm đĩ đực cho mấy mụ xề rất giàu và nhiều quyền lực, Hai Hân nộp đủ số tiền phải đền cho Tư Cương trước thời hạn mấy ng ày.

Cái giá phải trả là Hai Hân mắc bệnh giang mai, nhưng có tiền chữa được, vẫn còn thừa ít nhiều. Cái giá phải trả không thể trả được là sự ghê sợ không thể vượt qua được mỗi lần bất giác nghĩ đến mấy con lợn xề mắc dịch là người thật, nhất là nghĩ đến cái đá của con mụ xề Bảy Quới nổi tiếng l à Võ Tắc Thiên.

...Hôm ấy mụ Bảy Quới làm tất cả những gì một người cuồng dâm bệnh hoạn có thể làm được. Hai Hân đã thấy người mình bã ra, nhàu nát, mềm oặt như mở giẻ rách, nhưng mụ Bảy Quới vẫn liên hồi gào rú, ghì nghiến, xoay vặn thân thể Hai Hân như thể đang vắt xoắn cái khăn bố! Nhiều lúc mụ ta như muốn nhai ngấu nghiến từng bộ phận trên cơ thể Hai Hân để thoả mãn dục vọng của mình sau khi đã được kích thích đến cao độ. Trong đời mình, Hai Hân đã nhiều lần hiểu thế nào là cuồng loạn của đàn bà, Hai Hân đánh đổ tất cả. Nhưng Bảy Quới là người đầu tiên cho Hai Hân bài học thế nào là sự bạo dâm của đàn bà và đành chịu nhục,... gần như suốt đời!


...Càng vào cuối trận, mụ ta càng điên cuồng. Cuối cùng, hình như đã thấy được cái giới hạn của Hai Hân và để tự kiềm chế chính mình không đi xa hơn nữa, Võ Tắc Thiên Bảy Quới đẩy Hai Hân lăn ra khỏi bụng, đứng vùng dậy phóng chân đá bật Hai Hân từ trên giường xuống đất như người ta hất một bao gạo, đoạn mụ nhảy ra khỏi giường, thọc hai tay vào ngăn kéo vơ một nắm tiền lớn ném v ào mặt Hai Hân:

- Liệu cắp đít xéo ngay! Nấn ná ở đây thì bà nhai nghiến mất, không có đường trở về dương thế đâu chú em ạ!


Hai Hân nuốt nhục, lồm cồm bò dậy. Một luồng khí lạnh ở đâu ập tới, vật ngã Hai Hân xuống mặt sàn, lập tức mồ hôi vã ra như tắm, lăn thành cục khắp người, Hai Hân lấy tay vuốt không kịp, đành úp mặt xuống đất thở dốc.


- Muốn bỏ xác ở đây hả?

Tiếng mụ Bảy Quới the thé xiên vào óc, Hai Hân lấy hết sức bình sinh đứng lên nhưng không nổi, đành lết đi bằng cả hai chân hai tay, vừa vơ tiền, vừa vơ áo xống áo của mình rồi bò sang phòng bên. Phải nằm thở một lúc nữa Hai Hân mới đủ sức mặc quần áo, lúc này mới để ý đến những vết răng cắn tím bầm phủ khắp người, nơi hạ bộ...


... Nhưng cho đến nhiều năm sau này, cái cảm giác rã rời, ghê ghê nhặm nhặm như đang bị các miếng bì sống mới chỉ được cạo lông nhôm nhoam chà sát khắp người, những miếng nhai miếng cắn trên cơ thể mình, những cấu véo.., tất cả những thứ đó đeo đẳng hình như không bao giờ buông tha Hai Hân... Chỉ nghĩ đến là đổ mồ hôi hột...


Ngoài bệnh giang mai ra, từ đó Hai Hân mắc một chứng bệnh kỳ lạ về tâm thần, phải đi tìm thầy tìm thuốc... Đến hôm nay Hai Hân vẫn không làm sao quên được cái đá và cảm giác nhơ nhớp ấy, cổ vẫn lờm lợm buồn nôn, đầu óc có lúc choáng buốt không sao chịu nổi... Sự nhơ nhớp này đeo đẳng mình cho đến chết chắc!?.


- Tôi không dám chắc tâm thần anh sau này có thể hoàn toàn bình phục. Trong y học không thiếu gì chuyện đàn bà có những cơn hysterie gây ra án mạng! Đồ điếc không sợ súng, h ãy cảm ơn trời phật cho anh còn sống! - bác sĩ vừa mắng vừa an ủi Hai Hân như vậy!

Nhưng khi bác sĩ lôi cả khoa tâm lý học, thần kinh học, viện dẫn cả Freud và Jung(*) [(*) Sigmund Freud (1856 - 1939), Karl Gustav Jung (1875 - 1963), cả hai là bác sĩ và là nhà khoa học nổi tiếng về khoa tâm lý học. Hai nhà khoa học này đã đưa ra nhiều lý giải quan trọng về mối liên quan bệnh lý giữa tâm lý và sinh lý của con người. ] ra để giảng giải bệnh lý, th ì Hai Hân thấy mình cứ như vịt nghe sấm, càng bi quan về bệnh tật...

Hai Hân thấy mấy ông thầy thuốc ta nói dễ hiểu hơn nhiều: "Cậu bị trúng phong hiểm! Nhiễm sâu vào can tỳ rồi, không đẩy ra ngoài được đâu! Phải chịu mang bệnh suốt đời, về già may ra sẽ thuyên giảm. Nhưng để hoả bốc đột biến có thể chết bất đắc kỳ tử!..”


... Sau này, mỗi lần nghe trong thiên hạ nhắc đến mụ goá Bảy Quới Gia Định, Hai Hân vẫn còn thấy nhức buốt trong đầu hình ảnh một dã thú ghê sợ, nửa đười ươi, nửa lợn xề, tiếng nói the thé của nó xiên óc... Toàn thân Hai Hân lại sởn da gà, vì nỗi nhục hai lần của mình - phải quỳ gối trước đồng tiền và bị con mụ cuồng loạn này đánh gục cả về mặt tính dục! Lại còn kéo theo bệnh tật không biết bao nhiêu năm nữa! Mãi cho đến ngày nghe theo lời khuyên của Ba Khang, Hai Hân mới lấy vợ, cố gắng thay đổi cách sống của mình, uống thuốc nam, chịu khó tập luyện, nuôi hy vọng khỏi bệnh. Cảm giác nhơ nhớp khắp người và trong cổ họng đỡ dần, có thời kỳ bệnh dứt hẳn được mấy năm liền, khấp khởi hy vọng...


Ba Khang thỉnh thoảng còn giao cho Hai Hân việc này việc khác ngoài công việc của nhà in... Dần dà Hai Hân trở thành một mắt xích tin cậy trong đường dây hoạt động bí mật của Ba Khang.

...Tổ cha lão cái lão mắc dịch này! Người ta đã thoát cái cảm giác khốn nạn ấy được bấy lâu rồi, thế mà bây giờ lại chọc cái đống thối n ày ra làm khổ người ta!

Trong buổi đấu tố bế tắc hôm ấy, Tư Cương đành lôi câu thề độc của Hai Hân ra để chống chế lại. Hai Hân người nhũn ra, trong bụng chửi thầm lại Tư Cương như vậy!


Bây giờ nửa đêm nằm giữa Hà Nội, đầu óc bề bộn là thế, nào là các đề tài sắp sửa phải làm bài kiểm tra, các dự kiến công việc... Thế nhưng cảm giác ớn bệnh lại đánh thức trong đầu Hai Hân ý nghĩ thâm thù Tư Cương ngày nào. Hai Hân xoay trở cựa mình mãi, hai hàm răng nghiến vào nhau kèn kẹt, mồ hôi bắt đầu tự dưng v ã ra...

...Ôi nhiều lúc chính mình cũng chẳng hiểu đấy l à thâm thù hay là tại vì mình vẫn chưa thực sự khỏi bệnh?

...Hay là cái khổ có lẽ ở chỗ trước một vinh quang đang tới, con người ta có thói quen nhớ lại thuở hàn vi?.. May mắn sao thời kỳ bệnh hoạn quyết liệt nhất hình như tự nó đã qua đi. So với hồi ấy, bây giờ nhờ trời mình đ ã khá nhiều rồi... Lạy trời cho bệnh khỏi hẳn!..

...Vào thời kỳ ấy, vài n ăm trước khi giải phóng, thì kinh hãi lắm... Cứ định ngủ với người đàn bà nào thì việc đầu tiên là Hai Hân phải làm sao chiến thắng được cái cảm giác bầy hầy nhột nhạt ở cổ họng, ở khắp người, phải tìm chỗ ngồi thiền hít thở thật sâu vài chục phút để giúp cho đầu óc có thể xoá được hình ảnh một dã thú nửa đười ươi nửa lợn xề nhưng là người thật đang rống lên, mõm nó hít hít, lưỡi nó liếm liếm khắp mặt mình, răng nó nhai nhai cắn cắn khắp thân thể mình, da nó bì bì ráp ráp... Thời kỳ bệnh phát nặng, đã có lúc Hai Hân nghĩ đến treo cổ, vì không tài nào chịu đựng mãi cái cảm giác nhột nhạt tái đi tái lại như thế, trong lúc toàn thân ớn lạnh nổi da gà, mà mồ hôi vẫn vã ra từng cục... Thậm chí đêm tân hôn ngủ với vợ, Hai Hân cũng bị Võ Tắc Thiên Bảy Quới trong đầu hành hạ tra tấn như vậy... Hai Hân đã từng được nghe, được biết những chuyện phụ nữ mắc bệnh tâm thần do bị hiếp dâm...


...Nhưng mình thật không ngờ cái nghề đĩ đực có khi phải trả giá thật khủng khiếp! Hình như sức chịu đựng của đàn ông thua đàn bà. Ôi nếu không thoát được sự ám ảnh ma quỷ này thì còn gì là đời! Chết quách đi c òn hơn!..

...Bây giờ có đến hàng trăm chuyện khác để lo, để nghĩ. May ra đủ sức xoá nhoà vĩnh viễn ảo ảnh và cảm giác choáng váng nhớp nhơ này? Có thể như vậy được không? Cái đêm đột xuất hôm nào vẫn rụt rè trước câu hỏi mới đặt ra n ày...

Hai Hân tìm câu trả lời trong hy vọng. Đêm nay trằn trọc không ngủ, lại cố đi t ìm hy vọng, cố bấu víu vào những toan tính mới...

...Từ cuộc đời lang thang, ta sẽ có thể vượt lên trên sư huynh của ta? Sẽ đột xuất trở th ành người hùng!

Những dư chấn của bệnh tật rồi cũng dịu đi, những ước vọng trong tầm tay đưa đẩy, dần dà đêm khuya cũng mang lại cảm giác dịu ngọt, đưa Hai Hân v ào giấc ngủ, nâng Hai Hân lên tầng cao vời vợi...

Cũng tối hôm Hai Dân đến thăm, nhà ông Tiến lâu lắm mới lại có một buổi tối đầm ấm vui vẻ. Ai nói câu gì ra cũng hợp, mọi lời đều bàn vào chứ không bàn ra. Hoàn toàn không có câu nào ông chẳng bà chuộc. Thật hiếm khi nhà ông Tiến có được tiếng cười rộn r ã như trong buổi tối này...

Riêng ông Tiến một mình vui vui một niềm tự hào thầm kín...

Vài tuần sau khi Nghĩa ở Thạch Thất về là đến ngày giỗ cụ Tuyên ông và gia đình Minh. Lại đúng vào chủ nhật, nên tất cả tề tựu đông đủ. Thím Tuấn đi xích-lô đến nhà ông Chính từ sáng sớm. Giỗ nào thím cũng là người cầm chịch, lần này cũng vậy. Sau khi thăm hỏi cụ Tuyên bà mấy câu, thím xuống bếp cùng với bà Hương cắt đặt mọi việc, xong lại lên ngồi đầu giường nói chuyện và chăm sóc cụ Tuy ên bà.

- Em thấy chị hôm nay lại có sắc hơn mọi hôm. Tuần trước chị xanh quá. - Thím Tuấn vừa nói chuyện, vừa xoa bóp cho cụ Tuyên.

Cụ Tuyên bà nằm yên không nói, nhịp thở rất yếu, hai mắt nhắm lại. Song thím Tuấn thấy cụ Tuyên bà hình như hơi lắc đầu. Chứng tỏ cụ vẫn tỉnh.

- Em xoa bóp cho chị đỡ mỏi nhé.

Cụ Tuyên bà có vẻ gật đầu hoặc thím Tuấn cảm thấy như vậy. Thím nâng cụ Tuy ên bà vào lòng mình rồi xoa bóp nhẹ nhẹ hai vai, sống lưng...

Cả nhà đều mừng là sáng hôm qua cụ Tuyên bà tự nhiên lại đòi ăn sữa. Nhưng bà Hương mới xúc cho cụ được nửa cái chén con con, cụ lại kêu mệt, không nuốt được... Chén sữa đành bỏ dở. Mấy ngày trước cụ luôn luôn kêu khó chịu và đầy bụng lắm, nhất định không ăn uống gì, kể cả uống nước. Ông Chính mấy lần nài ép cụ uống tý sâm mà cũng không được.


Cơm cúng làm xong, ông Chính thắp hương khấn bố và gia đình em Minh rồi vào đỡ mẹ để thím Tuấn ra lễ. Khi nâng được cụ l ên tay mình, ông Chính thấy cụ thở gấp.

- Thím ơi, mẹ cháu làm sao ấy! Ôi mẹ...

Ông chưa nói dứt lời, cụ Tuyên bà đã nấc lên mấy tiếng và đi xa...


- Ôi chị cả! Chị cả ơi! Chị cả!... - thím Tuấn vừa gào vừa lay cụ Tuyên bà.

Tiếng khóc oà lên.

Lúc ấy là vào giờ Ngọ.

Mọi người trong gia đình, trong họ tộc ngồi quây quần bên nhau cho đến sáng, để thay hương cho cụ Tuyên bà, để cụ khỏi bị lạnh lẽo một mình trong đêm thâu, để cùng nhau ôn lại những ngày đã qua, những năm qua... Cụ Tuyên ông, cụ Tuyên bà, chú Tuấn, chú Phương, gia đình Minh, Huệ, Nam, âm dương hầu như không còn cách biệt, tất cả như đang về đây cùng nhau sum họp, trò chuyện, cùng nhau ôn lại những chặng đường đ ã qua, những kỷ niệm xưa...

Ngay sau khi cụ Tuyên bà mất, cả nhà họ Phạm họp bàn nên báo cho cánh họ Phạm bên Mỹ như thế nào. Bàn đi bàn lại, mọi người nghiêng về ý kiến nên tổ chức xong lễ tang rồi mới báo, vì như thế mọi người bên ấy đỡ ân hận về việc không thể về nước chịu tang được. Sở dĩ có ý kiến này, vì nghĩ rằng đường sá cách trở, thủ tục bên Mỹ bên ta đều không đơn giản, càng khổ cho mọi người bên ấy. Song bàn nữa, lại thấy sợ bị trách. Cuối cùng ông Chính quyết định: Điện báo ngay, song khuyên mọi người bên ấy thắp cho cụ Tuyên bà nén hương là đủ, vì đường sá cách trở... Cả nh à họ Phạm chấp thuận.

Tướng Lê Hải tiếp khách gần hết cả buổi chiều tại nơi an dưỡng. Khách là người được trên cử đến thông báo cho ông về sự việc Nghĩa bị tạm giữ ở Thạch Thất. Ông hỏi nhiều và được trả lời nhiều. Ông rùng mình nhớ đến một vụ án chính trị xảy ra đã lâu, hình như từ cuối những năm 1960, nghĩa là vào khoảng thời gian ông đang tham gia tổ chức phong trào đồng khởi ở miền Tây Nam bộ... Mãi cho đến khi ra Bắc ông mới nghe thấy loáng thoáng đâu đó về vụ án này, và cũng chỉ là dư luận xì xèo loanh quanh một số cán bộ cao cấp. Giải thích của trên cho cán bộ loại cấp tướng như ông cũng gọn lỏn, chỉ mang tính chất trấn an tư tưởng: "Có một sự việc đáng tiếc đã xảy ra, nhưng mọi việc đã chấm hết." Nghĩ lan man, ông Lê Hải lo không biết chuyện của Nghĩa có dính dáng gì đến chuyện xa xưa n ày không. Lịch sử liệu có lặp lại không?.. Sau này còn xảy ra một số chuyện mới...

Những suy nghĩ miên man giống như một cơn gió nào đó từ đâu ập tới, ông r ùng mình ớn lạnh...

Chưa hết bàng hoàng về cuộc gặp này thì ngay tối hôm đó ông nhận được điện thoại của Nghĩa báo tin cụ Tuyên bà mất. Một giờ sau ông đã ngồi trên xe lên đường về Hà Nội, vì tình bạn hữu với Nghĩa, song còn vì ông hiểu Nghĩa đã chạy thi với thời gian như thế nào, bắt đầu từ cái đơn xin giải ngũ mà ông đ ã cố tình cho xếp xó vào tập hồ sơ lý lịch cá nhân của Nghĩa...

Thoạt đầu tại nhà nghỉ, sau khi tiễn khách về, ông Hải cảm thấy nhẹ hẳn người khi được báo Nghĩa đích thân gọi điện thoại. Ông vui mừng cuống cuồng vồ lấy máy, nhưng điều trớ trêu là để nghe Nghĩa báo tin cụ Tuy ên bà mất!

Về đến Hà Nội đã quá nửa đêm, ông bảo lái xe đưa đến thẳng nhà ông Chính. Đến nơi, thấy nhà ông Chính đèn còn sáng. Ông vừa bước xuống xe thì thấy bố mẹ Yến trong nhà đi ra. Bố mẹ Yến sang nhà ông Chính viếng cụ Tuyên bà. Hỏi thăm bố mẹ Yến mấy câu, tướng L ê Hải bước vào nhà.

Mọi người vô cùng cảm động về ân tình của ông Lê Hải. Cả họ Phạm ra đứng bên cạnh linh cữu cụ Tuyên bà. Tướng Lê Hải thắp hương vái cụ, đứng y ên lặng hồi lâu...

Chuyện th ăm hỏi một lúc về những ngày cuối cùng trước khi cụ Tuyên bà ra đi, tướng Lê Hải đứng dậy cáo lui. Ông Chính và Nghĩa đi tiễn L ê Hải.

Ra đến cổng, Nghĩa nói với anh:

- Anh chào anh Hải đi, em xin nói chuyện ri êng một lúc với anh Hải.

Trong đêm khuya tịch mịch, hai người đứng lại với nhau đến gần một giờ đồng hồ ở cổng. Những điều Lê Hải vừa mới được thông báo buổi chiều ho àn toàn khớp với những gì Nghĩa biết.

- Như thế là Thạch làm đúng như đã nói đấy anh Nghĩa ạ. Câu chuyện Thạch Thất đ ã rõ ràng?

- Kết luận là rõ ràng. Chỉ có như vậy thôi.

- Theo anh những gì dẫn dắt đến câu chuyện Thạch Thất l à chưa rõ ràng? - Nghĩa hỏi.

- Cũng rõ cả thôi. Chỉ có điều là chúng ta phải tự hiểu lấy!.. - Lê Hải ngẫm nghĩ một lúc rồi nói tiếp - Tôi cho là Thạch đ ã trả lời rất chuẩn xác câu anh hỏi cuối cùng trước khi anh lên xe rời Thạch Thất về Hà Nội.

- Đúng thế, anh ạ. Thạch là một tay cự phách về nghiệp vụ và đầy tinh thần trách nhiệm.

- Thôi được, anh và tôi có đủ thông minh để hiểu những điều phải tự hiểu. Bây giờ anh quyết định thế n ào?

- Lo xong công việc cho mẹ tôi, tôi xin nghỉ hưu. Anh có ba đầu sáu tay thì cũng không phá đám tôi được nữa.


- Tướng về hưu dĩ nhiên là bất lực rồi!

- Tôi đã cố hết sức, nhưng có nhiều việc hoàn toàn ngoài tầm với của tôi anh ạ. Nếu còn tại chức, anh cũng không cản được tôi nữa!


- Tôi hiểu, anh Nghĩa ạ. Có lẽ... tôi phải xin lỗi anh. Nếu tôi để anh giải ngũ hồi đó th ì có khi không xảy ra câu chuyện Thạch Thất.

- Cũng không thay đổi được gì nhiều, anh đừng bận tâm. Trên đời không có chữ nếu này lại có chữ nếu khác anh ạ. Ví dụ nếu anh không đi Cửa Lò, chưa hẳn tôi đã phải đi Thạch Thất! Cuộc đời cứ nếu như thế thì không phải là cuộc đời nữa!


- Bây giờ thì tôi ủng hộ việc anh xin giải ngũ, dù hơi chậm một chút...

Ngày hôm sau, tuy cùng với mọi người trong nhà bận rộn lo các việc tang lễ cho mẹ, đôi lúc Nghĩa lê chân đi tìm một góc vắng ngồi thừ một mình, vì đau xót gánh nặng mất mát đổ xuống gia đình lớn của mình, vì điên giận những điều trớ trêu, vì có lúc cảm thấy không thể chịu đựng nổi những điều đang phải chịu đựng, vì thú nhận sự bất lực của chính mình. ...Trời ơi, mình sẽ ân hận như thế nào nếu mẹ phải ra đi không được nhìn mặt mình! Chỉ cần Thạch có một sai sót nhỏ, điều gì sẽ xảy ra? Hiểm hoạ gì sẽ xẩy ra!?. Lúc này Nghĩa hiểu rõ hơn bao giờ hết: Sức chịu đựng của mình thực là có hạn. Sức chịu đựng ấy có thể gần như vô nghĩa nếu... Lại giống như người bí thư chi bộ là bố Hậu à? Thà rằng viên đạn đại bác ở Quảng Trị hôm nào không phải là nổ bên cạnh, mà là nổ ngay vào đầu mình còn hơn! Không! Không! Nếu hiểm hoạ Thạch Thất xảy ra thực thì còn tồi tệ hơn thế ngàn vạn lần! Mình - thể xác, tinh thần và danh dự của mình, tình yêu của mình, tình yêu của mọi người yêu thương mình, tất cả những gì mình cống hiến cho cuộc sống này, tất cả những gì cuộc sống này ban cho mình... tất cả sẽ bị hiểm hoạ này diệt và huỷ diệt cùng với con người mình! - Như người ta khi diệt một tên phản quốc và tất cả những gì thuộc về nó trước đó và sau đó, tất cả những gì cuộc sống đã ban cho nó trước đó và những gì còn dư lại sau đó! Ai lường hết được hiểm hoạ này? Dù sau hiểm hoạ này, mình tồn tại hay không tồn tại... Mà như thế cũng chưa đủ, tất cả những người yêu thương nó cũng phải gánh chịu lây một nỗi nhục, một gánh nặng tinh thần không sao rũ bỏ được! Mọi sự minh oan vinh dự nhất có thể có được - cứ giả thiết là như thế đi, như việc người ta khôi phục lại danh dự cho bố Hậu... - sẽ có nghĩa lý gì đối với con người đã bị diệt và bị huỷ diệt này? Cùng lắm điều này có thể có ý nghĩa nào đó cho hậu thế... Nhưng con người đã bị diệt và bị huỷ diệt này cùng với những "kẻ liên quan" với nó có thể chờ đợi gì vào sự minh oan của hậu thế!?.. Trong những ngày ở Thạch Thất ta đã nghĩ nát óc rồi, hiển nhiên hiểm hoạ còn đẻ ra hiểm hoạ, giáng lên đầu nhiều người vô tội khác... Ta không yếu bóng vía đến nỗi hoang tưởng... Song còn những điều gì khác nữa có thể xảy ra nếu Thạch chỉ vô lương tâm một chút, sai lầm một chút, yếu kém một chút!? Ôi sức chịu đựng của mình như thế sẽ trở nên vô nghĩa... Mẹ ơi, xin mẹ dắt con đứng dậy! Mẹ hãy giữ cho con đừng ng ã lòng!..

Sự mềm yếu trong thâm tâm khiến Nghĩa cầu mong mọi thách thức trong đời đừng vượt quá khả năng chịu đựng của mình. Vào lúc này Nghĩa hiểu mình đang cầu mong v ào số mệnh!..

Không biết ta nên cảm ơn Thạch hay nên cảm ơn trời Phật!.. Đến giờ phút n ày ta vẫn chưa hoàn hồn...

Ngồi thừ một mình, Nghĩa mong có ai đi qua đánh thức mình ra khỏi sự mềm yếu này. Có lúc Nghĩa phải gắng gượng, loạng choạng tự đứng dậy...


Bức điện báo tin cụ Tuyên bà mất gây xúc động lớn cho vợ chồng ông già Học, gia đình Lễ và gia đình Hoài. Mọi người đều cảm ơn sự thông cảm của họ Phạm ở Hà Nội về chuyện xa xôi cách trở. Tuy vậy vợ chồng ông già Học vẫn muốn đi H à Nội, vì tình chị em, nghĩa tử là nghĩa tận.

- Các cháu ơi, chú chịu ơn mẹ các cháu nhiều lắm, tần tảo giúp chồng nuôi các em... Các chú nhà ta đều xứng đáng với công lao của mẹ các cháu và không ai phải hổ thẹn với đời... - ông Học rên lên với chính mình...

Song cả gia đình Lễ và gia đình Hoài đều khuyên ông bà đã cao tuổi, định đi thì phải chuẩn bị kỹ về sức khoẻ, không thể đùng một cái là đi ngay được. Lễ thì long sòng sọc chạy hết nơi này đến nơi khác để xin giấy tờ xuất cảnh đi Việt Nam chịu tang mẹ. Nơi nào Lễ cũng nhận được một câu trả lời giống nhau đến gần từng chữ, còn mức độ lạnh l ùng thì không nơi nào thua nơi nào:

- Xin tuỳ ông, trong vòng 24 giờ có thể cấp giấy cho ông ra khỏi nước Mỹ, vì đây là đất nước tự do. Còn với quy chế nhập cư dành cho ông, nếu ông không đợi được đến khi có thẻ xanh hoặc xong việc quốc tịch, việc xin nhập cảnh trở lại v ào Mỹ sẽ hoàn toàn là việc của riêng ông.

- Khổ quá, tôi chỉ xin về chịu tang mẹ tôi rồi quay trở lại ngay.

- Xin đừng quên ông chưa đến thời kỳ được xét cho cư trú vĩnh viễn.


- ???.

Vài ngày sau Lễ gửi về Hà Nội ảnh bàn thờ bố mẹ, ảnh từng người họ Phạm mặc tang phục thắp hương cúng cụ Tuyên bà.
Dòng Đời
Tập I- Chương 1
Chương 1 ( tt)
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Tập II - Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Tập III: Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 23
Tập IV - Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 26 ( tt)
Chương 26 ( tt)
Chương 27
Chương Kết