watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hành Trình Trí Thức Của Karl Marx-CHỐNG LẠI CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN SƠ KHAI - tác giả Nguyễn Văn Trung Nguyễn Văn Trung

Nguyễn Văn Trung

CHỐNG LẠI CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN SƠ KHAI

Tác giả: Nguyễn Văn Trung

Thời Mác, người theo cộng sản chỉ có nghĩa là bất mãn trước những bất công xã hội, là muốn chống lại sự nghèo cực, áp bức. Đó là một tình tự quảng đại, chứa chan tính chất nhân loại, biểu lộ khát vọng công bằng xã hội. Nhưng nói đến quan niệm và hình thức tranh đấu, thì những người cộng sản đầu tiên này còn vướng mắc những khuyết điểm trầm trọng đến nỗi có thể coi họ là mới chỉ theo một thứ cộng sản ấu trĩ, sơ khai. Chẳng hạn về lý thuyết, có thái độ không tưởng, mơ ước một lý tưởng không sát với thực tế, hoặc coi cộng sản tư bản chỉ là vấn đề luân lý. Sở dĩ có áp bức vì bọn chủ xấu, ích kỷ. Do đó cần thay đổi lòng người, mà không thấy chủ yếu đó là những vấn đề kinh tế, xã hội. Hoặc hiểu cộng sản theo một nghĩa quá khích, ngây thơ như cộng sản là chung vợ, chung chồng. Về hình thức tranh đấu, tin vào những hội kín, âm mưu, bạo động nhất thời như phương tiện cách mạng thay đổi xã hội, mà không chú ý tới việc phân tách thời thế, thực tại, lấy việc giác ngộ chính trị cho quần chúng là quan trọng, hoặc lầm tưởng rằng có thể thực hiện ngay tức khắc cộng sản, mà không cần đếm xỉa đến những diễn tiến tất yếu của lịch sử, bằng cách đốt giai đoạn.
Mác và Engels bó buộc phải chống lại những khuynh hướng trên, một đấu tranh nội bộ lâu dài và gắt gao song song với đấu tranh chống tư bản, thực hiện cách mạng cộng sản.
Trước hết Mác phải chống lại những hoạt động của Weitling, một người cộng sản lý tưởng, tình cảm và hiếu động, chủ trương tập hợp du đãng trộm cướp, thành một đạo quân để đánh đổ bọn chư hầu bằng một cuộc chiến tranh du kích chớp nhoáng. Weitling tuyên bố: “Tôi nghĩ rằng tất cả đều theo cộng sản, kể cả bọn tội phạm. Vì chính xã hội đương thời đã đẻ ra bọn tội phạm. Do đó, hoặc là nhân loại bây giờ đã đến lúc phải làm cách mạng, hoặc là không bao giờ nó sẽ làm được. Luận điệu sau là của bọn thù địch chúng ta. Nếu chúng ta nghe theo, thì chúng ta chỉ còn cách khoanh tay chờ chim sơn ca đã nướng sẵn rơi vào miệng chúng ta ”.
Chính lời nói nhiệt thành của những người như Weitling lại càng nguy hiểm, vì nó đã kích động thợ thuyền đi vào những hoạt động tranh đấu thiếu suy xét, thiếu lãnh đạo, thiếu kế hoạch và do đó, chắc chắn thất bại, vì không phải chỉ tình cảm lòng hăng say cách mạng là đủ đẩy cách mạng tới thành công. Mác thành lập một “hệ thống thư tín tại Bruxelles” để bắt liên lạc với các tổ chức thợ thuyền, ở Anh, Đức, nhằm trình bày một đường lối tranh đấu căn cứ trên một lý thuyết khoa học chống lại ảnh hưởng nguy hiểm của Weitling. Một cuộc va chạm nảy lửa xảy ra giữa Mác và Weitling khi Weitling đển Bruxelles và dự một buổi họp của những người cộng sản Bỉ.
Không nhịn nổi để cho Weitling nói hết lời, Mác cắt ngang, nóng giận phản kháng Weitling và tuyên bố: “Người ta đánh lừa dân chúng nếu làm cho dân chúng vùng dậy mà không đặt hoạt động cách mạng trên những căn bản vững chãi. Sự thức tỉnh những hy vọng hão huyền không đem lại giải thoát mà chỉ đem lại tuyệt vọng cho những người đau khổ. Nói tới thợ, nhất là thợ Đức, mà không có những ý tưởng khoa học và lý thuyết cụ thể, tức là biến tuyên truyền thành một trò chơi rỗng tuyếch, vô nghĩa giữa một người lãnh đạo nhiệt thành với những con lừa há hốc mồm nghe mà không hiểu gì cả ” (thuật theo Annenkov, người Nga có mặt trong buổi họp). Rồi Mác nói đến việc không thể thực hiện tức khắc Cộng sản vì trước tiên phải qua giai đoạn trưởng giả đã, không thể vội vã hấp tấp và phải tranh đấu sáng suốt, không mù quáng, quá khích v.v…
Weitling cãi lại cứ ngồi phân tích trừu tượng, suy nghĩ cao xa thì chẳng đi đến đâu, và chẳng làm được gì. Mác tức giận, đập xuống bàn mạnh đến nỗi cây đèn suýt đổ, chồm lên và quát: “Cho đến bây giờ, sự ngu dốt chẳng giúp gì được cho ai hết ”.
Mác tuyệt giao với Weitling và về sau còn phải cương quyết chống lại, khai trừ tuyệt giao với nhiều đồng chí, bạn hữu cũ khi thấy họ trở thành nguy hại cho phong trào chung.
Lúc đó ở Paris đã có “Hội những người công chính” (Ligue de justes) nhưng Mác chưa gia nhập vì không muốn tham dự những hoạt động âm mưu hội kín của tổ chức. Nhưng dù sao tổ chức cũng là tổ chức của thợ, những người làm cách mạng và do đó chỉ sự có mặt mới có thể thay đổi hướng đi cho họ. Nghĩ như vậy, Mác gia nhập hội.
Tháng 6-1847, Hội nhóm ở Luân Đôn đổi thành “Hội những người cộng sản” (Ligue des Communistes), sửa lại nội quy. Điều thứ nhất ấn định: “Mục đích của hội là nhằm lật đổ trưởng giả xây dựng trên sự đối lập giai cấp, và thiết lập một xã hội mới không giai cấp, không tư hữu ”. Đó là tư tưởng của Mác và cả Mác lẫn Engels đã hướng phong trào vào một đường lối mới, dân chủ hơn vì cả hai đã đặt điều kiện: “Chỉ khi nào tổ chức cương quyết gạt bỏ mọi độc quyền nhảm nhí trong nội quy thì hai người mới gia nhập”. Khẩu hiệu trước đây của hội là “Mọi người đều là anh em”. Mác và Engels đề nghị sửa lại: “Người vô sản ở mọi xứ, hãy đoàn kết lại” và được chấp nhận. Cuối năm 1847, Hội họp lại một lần thứ hai để xác định đường lối, chương trình làm việc và dự thảo ra một tuyên ngôn. Mọi người đều đồng ý bầu Mác phụ trách lãnh đạo hội về lý thuyết và trao cho Mác soạn bản tuyên ngôn. Đầu năm 1848, Mác soạn xong và gửi sang cho Trung ương lúc đó ở Luân Đôn để phổ biến. “Bản tuyên ngôn cộng sản” nổi tiếng, trở thành bó đuốc soi sáng hoạt động cho phong trào cộng sản, thực ra là công trình chung của Mác và Engels, nhưng như Engels sau này đã nói, những ý tưởng căn bản và cả hình thức diễn tả, đều là của Mác.
Hành Trình Trí Thức Của Karl Marx
Lời nói đầu
MẤY NHẬN XÉT NHẬP ĐỀ
PHẦN I
THỜI ĐẠI
THỜI NIÊN THIẾU
LÀM BÁO
MỘT NGƯỜI BẠN
CHỐNG LẠI CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN SƠ KHAI
CHIẾN THUẬT VÀ CHIẾN LƯỢC
NGƯỜI TRÍ THỨC VÔ SẢN
LẠI TRANH ĐẤU CÁCH MẠNG
NHỮNG NỖ LỰC CUỐI CÙNG
BÚT PHÁP VÀ BÚT CHIẾN CỦA MARX
VÀI CẢM NGHĨ VỀ MỘT CUỘC ĐỜI
PHỤ LỤC I
PHỤ LỤC II