watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hành Trình Trí Thức Của Karl Marx-MỘT NGƯỜI BẠN - tác giả Nguyễn Văn Trung Nguyễn Văn Trung

Nguyễn Văn Trung

MỘT NGƯỜI BẠN

Tác giả: Nguyễn Văn Trung

Trong đời Mác gặp nhiều đồng chí, nhưng không ai là bạn thân thiết và nhất là trung thành cho đến cùng hơn cả bằng Engels. Từ khi gặp nhau cho đến lúc nhắm mắt, trong những cơn thử thách sóng gió của tranh đấu cách mạng cũng như trong những giờ phút thất bại, lưu đày cùng cực đói khổ, hai người không bao giờ bỏ nhau. Engels không những là người độc nhất có thể nâng đỡ gia đình Mác trong những ngày túng bấn ở Luân đôn mà còn là người bạn cộng tác chặt chẽ với Mác trong công trình xây dựng chủ nghĩa Mác. Có những tác phẩm hai người viết chung, hoặc do một người viết nhưng ý tưởng là chung, đến nỗi đôi khi không còn biết đó là ý kiến của ai.
Một tình bạn tranh đấu gần 40 năm trời! Người ta có thể tìm hiểu nguồn gốc và sự hình thành chủ nghĩa Mác qua thư từ trao đổi giữa hai người gồm 9 tập, mỗi tập gần 300 trang.[1] Engels sinh ngày 28-11-1820 ở Barmen, thuộc một gia đình trưởng giả, làm chủ một xưởng thợ. Khác hẳn với Mác, Engels đã sinh ra, lớn lên giữa lòng chế độ tư bản đang thành hình, do đó Engels được mục kích hàng ngày tình cảnh lầm than trong nếp sống và làm ăn của giới thợ thuyền: người lớn, trẻ con, đàn bà phải làm đến 15, 16 giờ một ngày trong những gian phòng chật chội, khói, bụi, mà vẫn đói khổ, ho lao bệnh tật.
Điều đó làm cho Engels sớm giác ngộ, có ý thức xã hội và cũng vì thế trở thành xa lạ, đối nghịch với tất cả những nếp sống, quan niệm của gia đình, của tầng lớp trưởng giả. Nhưng cũng khác với Mác, Engels phải nỗ lực rất nhiều mới vượt được những khủng hoảng tinh thần vì không được may mắn có một ông bố cởi mở, tự do lãnh đạm trước tôn giáo như Mác.
Cho nên Engels phải vất vả lắm mới tới được thái độ vô thần. Lúc 16 tuổi, Engels còn nhiệt thành tin tưởng và băn khoăn lo sợ trước những cám dỗ có thể làm cho đức tin nguội lạnh. Engels đã để lại những bài thơ phản ảnh niềm tin của một tín đồ tôn giáo chân thành thời niên thiếu, chẳng hạn lời thơ cầu nguyện sau đây:
Lạy Chúa Giêsu, con Thiên chúa,
Xin hãy xuống khỏi ngai vàng.
Để đến cứu rỗi hồn con.
Xin hãy đến mang theo nhiều chúc phúc.
Với mọi vẻ huy hoàng rực rỡ.
Để làm cho con chỉ biết chọn Chúa!
Lạy Chúa! Thật sung sướng, vinh quang biết bao, được ca tụng chúa trên Trời!
Nhưng, một đàng nhận thấy sự ly dị giữa thái độ đạo đức, và sự bất nhẫn, ích kỷ trước cảnh lầm than ở nơi gia đình, họ hàng, một đàng được đọc các tác phẩm phê phán tôn giáo, đặc biệt cuốn “Đời Giêsu” của F. Strauss, Engels dần dần giác ngộ, cảm thấy tôn giáo chỉ là giả hình lừa bịp, đồng thời cũng dựa trên những mâu thuẫn mà Strauss đã vạch ra. Engels làm quen với nhóm đồ đệ “Hegel thiên tả” và liên lạc với nhóm biên tập tờ Rheinische Zeitung ở Cologne. Engels trên đường sang Anh ghé qua Cologne và gặp Mác lần đầu tiên, lúc đó đang phụ trách tờ báo kể trên. Cuộc gặp gỡ sơ khởi chưa nối kết hai người vì chưa đủ hiểu nhau nhưng Engels cũng hứa sẽ cộng tác với tờ báo. Sang đến Anh 1842 để coi sóc một xưởng thợ cho cha, ở Manchester vì cha muốn cho Engels thành một nhà buôn, nếu không chịu sẽ bị đuổi khỏi gia đình, Engels được dịp nghiên cứu tại chỗ những vấn đề kinh tế, thợ thuyền. Cũng như Mác, Engels đi từ khuynh hướng Hegel thiên tả, qua triết học phê bình tôn giáo của Feuerbach, đến kinh tế học và cộng sản chủ nghĩa như phương tiện hiệu nghiệm hơn cả để thực hiện cách mạng xã hội. Cuối năm 1844, Engels về Đức, ghé qua Paris và gặp Mác lần thứ hai. Trong mười hôm ở chung với nhau, hai người tìm hiểu nhau và đi tới chỗ thoả thuận hoàn toàn về quan niệm lý thuyết cách mạng cũng như phương thức làm cách mạng. Trước khi tạm biệt, hai người dự thảo một chương trình làm việc chung. Việc đầu tiên là dứt khoát lập trường với Bruno Bauer. Hai người cùng soạn chung một biên khảo chống Bauer dưới nhan đề “Thánh Gia” (La Sainte Famille) chỉ ba anh em Bauer hay “Phê bình bài Phê bình phê bình”.
Về Đức, Engels thấy tình cảnh xã hội đã thay đổi nhiều: kỹ nghệ bắt đầu phát triển mạnh, vô sản cũng trở thành một số người đông đảo. Những hoạt động xã hội, cách mạng đang rất sôi nổi. Engels tích cực tham dự vào những hoạt động đó. Nhưng chẳng bao lâu cảnh sát theo dõi những hoạt động của Engels và đến lúc Engels thấy sắp bị bắt, đồng thời cũng không thể chịu nổi đời sống gia đình, Engels bỏ Bremen sang Bruxelles, ở năm 1845 để cùng hoạt động với Mác. Khi Engels đến Bruxelles, Mác đang miệt mài đọc những sách vở về kinh tế với dự định viết một cuốn “Phê bình chính trị và kinh tế chính trị”.
Nhưng trong lúc đó, Mác thấy cần phải phê phán triết lý Đức sau Hegel và những lý thuyết xã hội Đức hiện hành nên Mác đề nghị với Engels dự định của mình và cả hai cùng soạn thảo bản: “Ý thức hệ Đức” (Idéologie allemande) luận văn này mãi đến 1932 mới được xuất bản, và người ta mới thấy Mác đã phác hoạ những nét lớn, căn bản về duy vật lịch sử trong luận văn quan trọng trên viết thời trẻ tuổi.

Chú thích:


[1] Bản dịch tiếng Pháp của J. Moletor, Paris. Alfred Costes, Editeur, Correspondance K. Marx - F. Engels, 9 tomes
Hành Trình Trí Thức Của Karl Marx
Lời nói đầu
MẤY NHẬN XÉT NHẬP ĐỀ
PHẦN I
THỜI ĐẠI
THỜI NIÊN THIẾU
LÀM BÁO
MỘT NGƯỜI BẠN
CHỐNG LẠI CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN SƠ KHAI
CHIẾN THUẬT VÀ CHIẾN LƯỢC
NGƯỜI TRÍ THỨC VÔ SẢN
LẠI TRANH ĐẤU CÁCH MẠNG
NHỮNG NỖ LỰC CUỐI CÙNG
BÚT PHÁP VÀ BÚT CHIẾN CỦA MARX
VÀI CẢM NGHĨ VỀ MỘT CUỘC ĐỜI
PHỤ LỤC I
PHỤ LỤC II