watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cơ thể người-Phần 7 - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Phần 7

Tác giả: nhiều tác giả

91. Vì sao mắt người lại mọc phía trước mặt?
Nhiều người nghĩ, nếu mắt người mọc ở những chỗ khác trên cơ thể thì có lẽ sẽ hay hơn. Cách nói đó có đúng không? Các nhà khoa học đã giải đáp vấn đề này một cách tường tận như sau:
Hai mắt của người mọc ở trên mặt là kết quả của cả một quá trình tiến hóa lâu dài. Đó cũng là cách chọn lựa tốt nhất để thích ứng với môi trường. Nếu mắt ở vị trí cao trên cơ thể thì nhìn được xa hơn, có lợi cho việc tìm kiếm thức ăn và phát hiện kẻ địch, tầm mắt rộng hơn. Sự thấy nhiều, biết rộng sẽ thúc đẩy trí lực con người phát triển. Mắt ở phía trước cũng có nguyên nhân của nó. Chân của con người đi lên phía trước, nếu thấy có chướng ngại thì sẽ đi vòng qua; hai tay có thói quen làm những việc ở phía trước cũng đòi hỏi hai mắt phải nhìn về hướng này. Ngoài ra, hai mắt ở phía trước có thể tập trung quan sát và xử lý mọi việc trước mặt, tránh được những cử chỉ không nhất quán (khi bên trái khi bên phải), tăng thêm cảm giác lập thể về hình tượng của sự vật, có lợi cho phán đoán vật xa hay gần. Điều đó trong cạnh tranh sinh tồn vô cùng quan trọng.
Bây giờ ta thử thay đổi vị trí của mắt để xét về vấn đề này. Ví dụ nếu hai mắt đều ở bên trái hoặc bên phải thì kết quả khiến cho con người giống như con cua chỉ có thể đi ngang. Lấy ví dụ một mắt ở bên trái, một mắt ở bên phải, hoặc một mắt ở phía trước, một mắt ở phía sau, như vậy tầm nhìn của con người sẽ được mở rộng hơn, nhưng không thể nào tập trung sức quan sát, cũng không thể nhìn thấy hình ảnh lập thể của các vật, khiến cho ta không phân biệt được vật đó ở xa hay gần.
Nếu để cho mắt mọc trên đỉnh đầu thì sẽ thế nào? Thật gay go, vì con người không thể khi nào cũng nhìn trăng sao trên bầu trời mà quan trọng nhất là phải nắm vững mọi việc chung quanh để có hành động ứng xử thích hợp.
92. Vì sao nhìn màu xanh nhiều có lợi cho mắt?
Các vật chung quanh muôn màu, muôn sắc, làm cho vạn vật tươi đẹp và rõ ràng, khiến cho con người nảy sinh tình cảm và hứng thú khác nhau.
Màu tươi quá dễ khiến cho ta có cảm giác mệt mỏi, màu ảm đạm khiến cho ta cảm thấy nặng nề, màu đỏ và màu vàng đưa lại cảm giác lóa mắt, màu xanh và màu lục đem lại cho ta cảm giác mát mẻ và yên tĩnh. Sự hấp thu và phản xạ của màu sắc cũng khác nhau. Màu đỏ phản xạ đối với ánh sáng là 67%, phản xạ của màu vàng là 65%, phản xạ màu lục 47%, phản xạ màu xanh chỉ có 36%. Vì màu đỏ và màu vàng phản xạ ánh sáng khá mạnh nên dễ gây lóa và nhức mắt. Màu xanh và màu lục hấp thu và phản xạ ánh sáng ở mức trung bình, làm cho các tổ chức ở võng mạc trong mắt và hệ thống thần kinh, vỏ đại não dễ chịu. Ví dụ, màu xanh và màu lục của rừng xanh, thảm cỏ không những có thể hấp thu các tia tử ngoại trong ánh nắng có hại đối với mắt mà còn có thể giảm thấp độ lóa mắt do ánh sáng mạnh gây ra.
Sau khi học tập hay làm việc căng thẳng, bạn đứng tựa bên cửa sổ trông ra cây cối xa xa, tinh thần sẽ cảm thấy được thư giãn, sự mệt mỏi của mắt cũng dần dần mất đi. Vì vậy hàng ngày sau khi học tập và làm việc nên nhìn vào màu xanh và màu lục, như thế sẽ có tác dụng bảo vệ mắt.
93. Vì sao ánh sáng mạnh gây cận thị?
Con mắt là cơ quan rất kỳ diệu của cơ thể, có năng lực phân biệt cường độ ánh sáng, màu sắc, hình dạng, kích thước, độ xa gần của vật thể. Trong điều kiện bình thường, dù ánh sáng mạnh hay yếu, vật thể xa hay gần, nhãn cầu đều có sự điều tiết thích nghi, giống như máy ảnh có thể điều chỉnh ống kính để ảnh rõ nét.
Cường độ ánh sáng không đủ và thời gian mắt nhìn trong ánh sáng yếu quá dài là nguyên nhân chủ yếu gây cận thị. Vì vậy, để bảo vệ mắt, có người đã tăng độ sáng trong phòng lên, ban ngày cũng bật đèn sáng, thậm chí có người còn xem sách dưới ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn lóa mắt, kết quả là thị lực chẳng những không tăng lên mà còn giảm xuống. Đó là vì sự kích thích quá mạnh của ánh sáng đối với tế bào cảm quang trên võng mạc sẽ khiến cho cơ trơn dạng cầu trong củng mạc bị co lại, mệt mỏi, khiến cho đồng tử thu nhỏ nhằm hạn chế lượng tia sáng đi vào mắt. Sự kích thích nếu xảy ra thường xuyên sẽ khiến công năng của nhãn cầu bị biến đổi, khả năng điều tiết của mắt yếu đi, từ đó mà sinh bệnh cận thị.
Vì vậy, ánh sáng không nên yếu quá, cũng không nên mạnh quá, cự li giữa sách và đèn không nên nhỏ hơn 0,5 m. Ánh sáng nên chiếu từ bên trái, phía trước để bóng của tay phải không cản trở đường nhìn. Trên bóng đèn cần có chụp để khiến cho ánh sáng dịu lại, mắt không bị kích thích.
94. Vì sao có người thị lực yếu?
Có người thị lực rất kém, tuy nhìn bề ngoài, con mắt của họ trông vẫn bình thường; kết quả kiểm tra đáy mắt không có gì khác biệt.
Khi ta ra đời, mắt chưa phát triển đầy đủ. Đến 3 tháng tuổi, đường kính trước và sau nhãn cầu mới đạt đến 23 mm, gần bằng người lớn. Nếu ở giai đoạn thị lực phát triển, trẻ gặp những nhân tố có hại thì có thể sẽ mắc bệnh thị lực yếu.
Các nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến những dạng thị lực yếu khác nhau. Thị lực yếu bẩm sinh là do yếu tố bẩm sinh gây ra (có thể võng mạc, thần kinh thị giác, thậm chí đại não phát triển không đầy đủ). Có những trẻ bị yếu thị lực do khi ra đời bị ốpsét kẹp đầu, khiến võng mạc xuất huyết, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị lực.
Một số người bị thị lực yếu do mắt lác nhìn nghiêng. Khi nhìn nghiêng, ta thường cảm thấy chóng mặt, hoa mắt. Để khắc phục sự nhiễu loạn này, vỏ đại não sẽ tìm cách khống chế những xung động thần kinh do mắt lác truyền đến, lâu ngày gây ra bệnh thị lực yếu.
Ở một số người, mắt khúc xạ ánh sáng không thẳng; từ bé lại không đeo kính để hiệu chỉnh, do đó mắt và thần kinh trung khu đều không được tập để phân biệt các vật một cách chính xác, khiến ánh sáng đi vào không chuẩn, gây yếu thị lực.
95. Vì sao mắt không sợ lạnh?
Mùa đông, nếu đi ngoài đường, ta thường bị mũi đỏ bầm, tai đau, tay tê dại, nhưng con mắt tuy lộ ra ngoài lại không cảm thấy lạnh.
Có phải vì mắt không có thần kinh cảm giác? Đương nhiên không phải thế. Trên thực tế, giác mạc là bộ phận nhạy cảm nhất trong cơ thể, chỉ một hạt bụi nhỏ bằng đầu mũi kim rơi vào là mắt đã khó chịu.
Vậy vì sao mắt không cảm thấy lạnh? Đó là vì trên mắt chỉ có các dây thần kinh cảm nhận sự đau, không có thần kinh cảm nhận sự lạnh. Vì vậy, nhiệt độ dù thấp bao nhiêu, con mắt cũng vẫn không cảm thấy lạnh.
Ở mũi, vành tai và tay có rất nhiều mạch máu nhỏ li ti. Khi gặp lạnh, những mạch máu này giãn ra nhanh chóng, tản nhiệt rất nhanh cho nên nhiệt độ ở những bộ phận này đặc biệt thấp. Còn giác mạc là tổ chức trong suốt, không chứa mạch máu nên nhiệt bị mất ít, phía trước lại còn có mí mắt mềm với nhiều mạch máu, giống như hai cánh cửa che gió lạnh. Vì vậy, nhiệt độ của mắt trên thực tế cao hơn nhiều so với lỗ mũi, vành tai và ngón tay.
96. Vì sao thợ hàn phải che mặt nạ?
Khi đi qua chỗ hàn điện hoặc hàn hơi, bạn sẽ nhìn thấy ánh sáng lóe lên, tàn lửa bắn ra tung tóe. Chỉ cần đứng ở đó nhìn chăm chú trong 1-2 phút thì đến 6-10 giờ sau, mắt vẫn còn đau nhức, sợ ánh sáng, đỏ ngầu, khó mở, nước mắt chảy liên tục. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể thấy những màu sắc rực rỡ như ánh sáng mặt trời, mắt xuất hiện bọng nước, kết mạc sưng đỏ, bong giác mạc... Đó là hiện tượng "viêm mắt do bị ánh sáng kích thích", kéo dài 6-8 giờ. Nguyên nhân là trong chớp sáng lửa hàn chứa một lượng lớn tia tử ngoại, có hại cho mắt.
Để ngăn ngừa bệnh viêm mắt, thợ hàn và những người phụ việc nhất định phải đeo mặt nạ hoặc kính bảo hộ để ngăn cản tia tử ngoại.
97. Vì sao có lúc ta nháy mắt liên tục?
Mí mắt ta có lúc vô cớ nháy liên hồi, khiến ta cảm thấy không thoải mái. Có người nói "nháy mắt trái là nháy tiền, nháy mắt phải là nháy họa". Thực ra điều này hoàn toàn là mê tín.
Mí mắt là "cửa ngõ" của con mắt, có tác dụng bảo vệ mắt. Trong mí mắt có một loại cơ rất mỏng. Các sợi cơ này hình thành một vòng quanh mắt, có thể hoạt động tùy ý. Khi nó co lại thì mắt nhắm. Nếu một bộ phận nào đó của các sợi cơ này bị ảnh hưởng, sự co duỗi phức tạp xuất hiện, gây nháy mắt.
Vì sao các cơ mí mắt lại có sự co duỗi phức tạp? Có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu
- Mất ngủ hoặc ngủ không đủ, khiến mắt mệt mỏi quá độ. Thiếu máu, hút thuốc hoặc uống rượu quá mức khiến cho các cơ mí mắt căng thẳng khác thường.
- Có một bệnh mắt nào đó như cận thị, viễn thị, viêm kết mạc và viêm giác mạc.
Qua đó có thể thấy nháy mắt ngẫu nhiên không phải là bệnh, chỉ cần chú ý nghỉ ngơi thích đáng thì hiện tượng này sẽ mất rất nhanh. Nhưng nếu thường xuyên nháy mắt liên tục, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và điều trị.
98. Vì sao phải chớp mắt?
Mỗi người chúng ta, dù là già hay trẻ, nam hay nữ, trừ khi ngủ, còn hầu như từng phút đều chớp mắt. Người bình thường một phút chớp mắt khoảng 10 lần, mỗi lần 0,2-0,4 giây.
Đừng cho rằng chớp mắt là việc nhỏ không đáng chú ý. Nó là phản xạ thần kinh mà chỉ động vật cao cấp mới có, là sự phát triển hoàn thiện nhất của con người. Phản xạ này giúp bôi trơn nhằm bảo vệ mắt. Nhiều người tưởng rằng chỉ khi khóc hoặc bị bụi rơi vào thì nước mắt mới chảy ra. Trên thực tế, nước mắt không ngừng được tiết ra, được đưa vào kết mạc, chảy ra trên nhãn cầu, tập trung ở khóe mắt, cuối cùng thông qua ống nước mắt và mũi đi vào khoang mũi. Việc chớp mắt khiến cho nước mắt được bôi đồng đều trên giác mạc và kết mạc phía trước nhãn cầu, bảo đảm cho mắt nhuận ướt. Nếu không có nước mắt, giác mạc sẽ khô, đục và không trong suốt nữa. Phần trước của mắt lộ ra trong không khí, bụi bặm, khói và vi khuẩn dễ xâm nhập. Nước mắt có tác dụng rửa trôi bụi, giúp bề mặt nhãn cầu sạch sẽ. Men hòa tan vi khuẩn trong nước mắt còn có thể khống chế vi khuẩn phát triển.
Ngoài ra, chớp mắt còn là sự điều tiết hoạt động của võng mạc và các cơ bên ngoài mắt. Võng mạc là tổ chức thần kinh ở vách trong nhãn cầu, có thể cảm thụ sự kích thích của ánh sáng và phát ra những xung động thần kinh. Nhãn cầu nhờ sự co rút của mi mắt mà phát sinh chuyển động. Nếu chúng ta mở mắt mãi không chớp, võng mạc và các cơ ngoài của mắt phải làm việc liên tục. Việc chớp mắt giúp chúng được nghỉ ngơi một chút.
99. Vì sao việc tập cho mắt có thể giúp đề phòng cận thị?
Một đôi mắt bình thường vì sao dần dần lại biến thành cận thị? Nguyên nhân chủ yếu là bệnh nhân không dùng mắt hợp quy tắc vệ sinh. Nếu trong một thời gian dài, mắt luôn làm việc ở trạng thái quá căng thẳng, lâu ngày mắt sẽ bị cận thị. Luyện tập cho mắt, xoa bóp, ấn huyệt là phương pháp để chống lại bệnh này. Việc xoa bóp giúp xóa bỏ được sự căng thẳng của mắt, nâng cao khả năng điều tiết.
Trong cơ thể người, hệ thống kinh lạc phân bố khắp nơi. Nếu một chỗ nào đó bị trở ngại, bệnh sẽ khởi phát. Phương pháp xoa bóp huyệt giúp xóa bỏ sự trở ngại đó, khiến cho kinh lạc thông thương, tăng cường tuần hoàn máu. Sự kích thích nhẹ nhàng này có thể tăng cường sự hấp thu, đào thải của các tổ chức trong cơ thể, xóa bỏ sự căng thẳng về điều tiết và tập trung, khôi phục chức năng sinh lý của cơ thể, từ đó đạt được mục đích ngăn ngừa bệnh cận thị.
100. Vì sao có thể đeo kính sát tròng trong mắt?
Kính thông thường phải có gọng để đeo vào tai. Nhờ có kính mà người đeo cải thiện được thị lực, nhưng cũng có nhiều phiền phức. Ví dụ khi đi trong mưa tuyết thì phải luôn lau kính, nếu không kính sẽ mờ, nhìn không rõ. Hơn nữa, có một số người không thể đeo kính để làm việc, ví dụ như diễn viên kinh kịch không thể đeo kính để diễn. Vận động viên nhảy cao, cầu thủ bóng đá... cũng không thể đeo kính để thi đấu.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra một loại kính sát tròng, có thể trực tiếp đeo trong mắt. Đường kính của nó khoảng 10 mm, dày 0,1-0,3mm. Loại kính này được làm bằng thủy tinh hữu cơ, rất bền chắc. Độ trơn bóng và chính xác của nó rất cao, khi được đặt vào trong mắt thì chiều cong hoàn toàn ăn khớp với giác mạc. Loại kính này chuyển động đồng thời với nhãn cầu nên nhìn mọi vật rất chuẩn, tầm nhìn rộng, người đeo không lo rơi kính hay kính bị mờ.
Kính sát tròng có thể khắc phục những vấn đề mà kính phổ thông gây ra. Chẳng hạn, việc bề mặt giác mạc không phẳng gây hiện tượng tán quang không chuẩn, loại kính này có thể hiệu chỉnh được. Nó cũng khắc phục được sự chênh lệch lớn giữa hai mắt.
101. Vì sao khi đeo kính đen phải chú ý đến thời gian, địa điểm?
Một số nam nữ thanh niên rất thích đeo kính đen. Họ không phân biệt hoàn cảnh, thời gian, thời tiết, suốt ngày trên sống mũi vẫn gác cái kính đen. Điều đó rất có hại cho thị lực của họ.
Vì sao việc thường xuyên đeo kính đen lại ảnh hưởng đến thị lực? Mắt ta giống như máy ảnh, mắt đeo kính đen cũng tương tự như trước ống kính máy ảnh có thêm kính lọc màu. Ánh sáng tự nhiên do 7 màu (đỏ, da cam, vàng, lục, xanh, lam và tím) hợp thành. Kính lọc màu không cho phép những tia sáng có màu khác xa với nó đi qua; những tia sáng có màu sắc gần giống với nó chỉ qua được một phần. Như vậy, kính lọc màu đã giảm lượng ánh sáng đi qua nó, thành phần ánh sáng đi qua cũng rất khác nhau.
Kính đen quả thực có giảm được sự kích thích của ánh sáng mạnh đối với mắt, tránh được tia tử ngoại làm hại mắt. Khi tắm nắng, làm việc dưới ánh nắng chói chang hoặc tiếp nhận tia tử ngoại để điều trị, bạn cần đen kính đen. Còn khi trời âm u, lúc hoàng hôn, khi ở trong nhà, xem vô tuyến, xem phim hoặc ở những nơi ánh sáng yếu, nên bỏ kính ra. Nếu vẫn đeo kính đen liên tục trong những điều kiện như vậy, lâu ngày, năng lực thích ứng với ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu sẽ giảm, thị lực yếu dần. Thói quen này còn có thể làm giảm độ nhạy cảm của mắt với một số ánh sáng màu nào đó, dẫn đến bệnh mù màu. Nó cũng gây đau đầu, chóng mặt và chứng không thể nhìn lâu.
102. Vì sao có bệnh "cận thị giả"?
Con mắt bình thường khi nhìn xa không cần điều tiết, khi nhìn gần mới cần điều tiết.
Mắt cận thị có thể chia thành hai loại:
- Cận thị thật, còn gọi là cận thị trục: Xảy ra do độ dài phía trước và phía sau của nhãn cầu (còn gọi là đường kính trước, sau) vượt quá độ dài bình thường 24 mm.
- Cận thị giả, còn gọi là cận thị có tính công năng: Xảy ra do thói quen sử dụng mắt không đúng quy tắc. Ví dụ đọc sách lâu, đọc hay viết dưới ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu, cự li sách và mắt quá gần, vừa đi đường vừa đọc sách, đọc khi đi tàu xe, tư thế ngồi đọc và viết không đúng... khiến cho cơ mắt ở trạng thái điều tiết quá căng thẳng.
Thủy tinh thể trong mắt giống như một thấu kính lồi, ta thường bắt nó lồi về phía trước tối đa để thích ứng với nhu cầu. Cơ mắt giống như dây chằng, nếu thường xuyên ở trạng thái kéo căng, nó sẽ dần mất đi tác dụng đàn hồi. Cơ mắt vì phải điều tiết căng thẳng nên sinh ra mệt mỏi, thậm chí co giật, dẫn đến giảm thị lực, sinh ra cận thị.
Để tránh bệnh "cận thị giả", cần kịp thời uốn nắn thói quen dùng mắt không hợp lý, nhờ bác sỹ nhãn khoa chỉ ra những phương pháp điều trị thích hợp để xóa bỏ tình trạng căng thẳng của cơ mắt, khiến cho thị lực được cải thiện và trở lại bình thường. Sự xử lý này cần được tiến hành kịp thời. Nếu để lâu, phần trong của mắt và nhãn cầu sẽ biến đổi, biến thành "cận thị thật".
103. Vì sao có người không phân biệt được màu sắc?
Trời xanh, mây trắng, hoa đỏ, lá xanh... Vạn vật hiện ra trước mắt ta như một bức tranh muôn màu muôn vẻ. Nhưng có người vì không phân biệt được màu sắc mà cảm thấy mông lung, mờ nhòe, thậm chí chỉ thấy một vùng màu xám. Y học gọi hiện tượng này là "mù màu".
Màu sắc tuy thiên biến vạn hóa nhưng vẫn do 3 màu cơ bản đỏ, lục, lam trộn lẫn mà thành. Trên võng mạc có một loại "tế bào hình nón" rất nhạy cảm với ba loại màu này. Vì tất cả các màu khác đều do 3 loại màu cơ bản pha trộn theo những tỷ lệ khác nhau mà thành nên mắt có thể phân biệt được đủ các loại màu sắc.
Nếu vì một nguyên nhân nào đó mà thiếu khả năng phân biệt màu đỏ, ta sẽ bị "mù màu đỏ", không thể phân biệt màu lục thì gọi là "mù màu lục"... Nếu cả ba màu đều không phân biệt được thì gọi là "mù toàn màu". Mù màu lam và mù toàn màu rất ít gặp.
Vậy mù màu phát sinh như thế nào? Điều này cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Người ta thường cho rằng đó là do di truyền.
Người mù màu không thể làm những công việc cần phân biệt màu sắc, chẳng hạn không thể lái ô tô vì không phân biệt được đèn xanh, đèn đỏ.
104. Có dấu hiệu báo trước bệnh cận thị không?
Trước khi thị lực suy giảm, mắt sẽ có một số triệu chứng dự báo nào đó. Những tín hiệu này rất quan trọng, vì nó nhắc nhở chúng ta cần sớm có biện pháp đề phòng.
Tín hiệu quan trọng nhất trước khi có bệnh cận thị là cảm giác mệt mỏi. Nhiều học sinh cấp 2, cấp 2 sau khi đọc sách trong một thời gian dài thường thấy trước mắt có hình ảnh các dòng chữ chồng lên nhau thành chuỗi. Khi nhìn các vật phía trước, các em thường có cảm giác lúc gần lúc xa. Có một số người sau một thời gian nhìn xa, khi nhìn gần trở lại thì cảm thấy mắt mờ, không rõ.
Những hiện tượng trên xuất hiện chứng tỏ mắt quá mệt mỏi, các cơ trong mắt đã mất đi sự điều tiết nhanh nhạy. Tình trạng này nếu kéo dài thì sẽ dẫn đến bệnh cận thị.
Ngoài cảm giác mệt mỏi ở mắt, một số người có thể thấy nóng trong mắt, mắt căng đau, thậm chí còn thấy đau đầu và đau sau cổ. Đó là hiện tượng dị ứng về cảm giác, do thần kinh cảm giác của mắt bị mệt mỏi gây nên.
105. Vì sao nông dân ở miền núi cũng bị bệnh cận thị?
Cận thị là tình trạng ánh sáng song song từ xa đến không tập trung thành ảnh trên võng mạc, ảnh sẽ nằm phía trước võng mạc. Do đó, bệnh nhân nhìn đồ vật ở xa thấy mờ, không rõ. Tuy nhiên, ánh sáng ở cự ly gần tương đối phân tán nên có thể tụ thành ảnh trên võng mạc. Vì vậy, người cận thị có thể nhận được hình ảnh gần tương đối rõ.
Thường người ta cho rằng: bệnh cận thị chỉ do việc dùng mắt không đúng cách sinh ra, chẳng hạn đọc sách hoặc viết chữ ở cự ly gần quá, hoặc đọc sách dưới ánh sáng yếu, đọc sách, xem ti vi quá lâu. Thực ra, cách nghĩ này chưa đầy đủ, vì có người sử dụng mắt một cách bình thường mà cũng bị cận thị. Ví dụ, những người nông dân sống ở nông thôn, rừng núi, quanh năm cày bừa, chăn nuôi là chính nhưng vẫn có thể bị cận thị.
Nguyên nhân là do do khúc xạ của thủy tinh thể không chuẩn, có thể do di truyền. Các kết quả nghiên cứu gần đây về bệnh cận thị cho thấy:
- Bệnh có liên quan đến chủng tộc. Người da vàng hay mắc hơn so với người da trắng và da đen.
- Bệnh có liên quan với lịch sử gia tộc, nghĩa là nếu trong nhà có người cận thị thì những thành viên khác của gia đình cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh này.
Vì vậy, một số người sống ở nông thôn, miền núi tuy vẫn dùng mắt một cách hợp lý nhưng vẫn bị cận thị. Do đó, các thành viên trong gia đình có người cận thị nên quan tâm hơn đến việc dùng mắt đúng quy tắc để bảo vệ mắt được tốt hơn.
106. Vì sao mắt một số người bị "tán quang"?
Người bị tán quang nhìn vật gì cũng mơ hồ không rõ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do độ cong của giác mạc biến đổi. Giác mạc là ô cửa ở phía trước nhãn cầu, nó không những phải trong suốt, trơn tru mà còn phải có hình bán cầu hoàn chỉnh. Công năng chủ yếu của nó là tập trung các tia sáng lại, khiến cho các tia đó khi đi vào đồng tử sẽ tập trung ở tiêu điểm (nằm trên võng mạc của đáy mắt), sau đó phản ánh lên đại não. Nhờ đó, con người nhìn rõ mọi vật. Khi giác mạc bị biến dạng, bề mặt lồi lõm không quy chuẩn, ánh sáng sẽ không tập trung thành tiêu điểm trên võng mạc mà phân tán về các phía, làm cho ảnh vật mơ hồ. Đó là hiện tượng "tán quang". Sự tán quang này không có quy tắc, rất khó dùng kính để hiệu chỉnh.
Ngoài ra, có một loại tán quang có quy tắc (độ cong của giác mạc ở một phía nào đó không vuông góc với hướng ánh sáng đi đến), gồm đơn thuần tán quang viễn thị, đơn thuần tán quang cận thị, tán quang cả viễn thị và cận thị... Loại này có thể dùng kính để hiệu chỉnh.
Giác mạc không phẳng có thể do di truyền hoặc bị bệnh (sẹo giác mạc sau loét hoặc chấn thương). Ở mức độ nhẹ, tán quang có quy tắc nói chung không ảnh hưởng đến thị lực, nhưng khiến mắt mệt mỏi, không thoải mái.
Vì vậy, nếu mắt bị tán quang thì nên sớm đến bác sĩ kiểm tra, khi cần thiết phải đeo kính có độ thích hợp.
107. Vì sao sáng ngủ dậy hay có dử mắt?
Buổi sáng ngủ dậy, nếu soi gương, ta sẽ thấy khóe mắt gần sống mũi có một ít dử, khi nhiều khi ít. Dù buổi tối trước khi đi ngủ, ta đã rửa mặt rất sạch, khi ngủ mắt nhắm, không có bụi rơi vào thì sáng dậy vẫn có dử mắt. Vậy dử mắt từ đâu ra?
Mắt ta có một mẩu giống như xương sụn, gọi là "mí mắt". Trong mí mắt có nhiều ống nhỏ sắp xếp rất ngay ngắn, gọi là "tuyến góc mắt". Miệng của tuyến này nằm đúng chỗ mép khóe mắt, gần mũi, không ngừng tiết ra một chất "mỡ". Bạn không nên coi thường chất mỡ này, vì tác dụng của nó rất lớn. Ban ngày, nó được bôi lên quanh mắt nhờ động tác nháy mắt, nhằm ngăn cản nước mắt chảy ra ngoài và ngăn mồ hôi chảy vào mắt. Lúc ngủ, mắt nhắm liên tục trong một thời gian dài, chất mỡ này được dùng không hết, nó trộn lẫn với các tạp chất đã lẩn vào mắt lúc ban ngày và số nước mắt còn thừa lại, dần dần tập trung vào khóe mắt. Đó không phải là bệnh.
Nếu dử mắt ra quá nhiều kể cả ban ngày và ban đêm, dử gắn lông mi hai mí lại với nhau khiến mắt không mở được nghĩa là mắt đã bị viêm do vi khuẩn hoặc virus. Cần đến bệnh viện để kiểm tra, điều trị.
Cơ thể người
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16