watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế-Phần 3 - Chương 7 - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Phần 3 - Chương 7

Tác giả: nhiều tác giả

Ngày 15 tháng 12 năm 1931, đây là một ngày khiến cho Tưởng Giới Thạch cảm thấy sự đau khổ sâu sắc. Ngày hôm đó, Tưởng Giới Thạch bị bức phải từ bỏ chức vụ chủ tịch chính phủ quốc dân, tổng tư lệnh Hải Lục không quân ngay cả đến chức Viện trưởng viện hành chính chính phủ quốc dân do ông kế nhiệm Đàm Diên Khải mất tại Nam kinh một năm trước cũng bắt buộc phải từ bỏ. Những chức vụ này đều là những chức vụ quan trọng mà Tưởng Giới Thạch phấn đấu khổ sở trong mấy năm liền mới có thể giành được. Hiện tại đã để cho các đối thủ của mình bù lấp vào những chỗ trống quyền lực này, Tưởng Giới Thạch đã căm hận tới mức phải nghiến răng nghiến lợi.Sau khi Tưởng Giới Thạch bước lên vũ đài chính trị của Trung Quốc, mỗi giờ mỗi khác, Tưởng đều mộng tưởng đảm nhận được cành nhiều chức vụ càng quan trọng, giành được quyền lực càng lớn. Dục vọng đối với loại quyền lực này đã khiến cho Tưởng sau khi đã ngồi được lên tiên chiếc ghế bành rồi, con mắt lại nhanh chóng hau háu nhìn vào chức vụ của người khác, lại muốn kéo người khác xuống để cộng thêm một qủa cân lên trên cán cân quyền lực và địa vị của mình. Tưởng đã tốn phí rất nhiều tâm lực thỉnh thoảng lại thiết nghĩ ra một số chức vụ mới, để thỏa mãn dục vọng quyền lực của ông ta. Thế nhưng, trời có ngày râm ngày nắng, trăng có lúc khuyết lúc tròn. Mọi sự việc của Trung Quốc quyết chẳng giản đơn như sự tưởng tượng của Tưởng Giới Thạch. Cuộc đấu tranh phe phái kịch liệt trong nội bộ Quốc dân đảng, là một cơn lốc chính trị mà ông ta vĩnh viễn không có cách gì bình phục được. Tiếng hô hào đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Trung Quốc là lực lượng lớn mạnh mà ông Tưởng không thể nào có thể trấn áp được. Chính trong khi Tưởng khao khát chèo lên đỉnh cao quyền lực mới, Tưởng đã bị bắt buộc phải từ chức lần thứ hai, ông Tưởng lại bị rơi tõm xuống vực sâu của quyền lực.Thế nhưng Tưởng Giới Thạch đã chịu đựng đau khổ giày vò suốt ba mươi bẩy ngày, Chiếc gậy ma của quyền lực và địa vị lại đã trở về trong tay ông ta.Đó là lịch sử đùa cợt với Tưởng Giới Thạch hay là Tưởng Giới Thạch đang lừa dối lịch sử ? Muốn giải được điều bí mật này, phải bắt đầu nói từ việc tranh quyền đoạt lợi của Tưởng Giới Thạch.Trong đại chiến trung nguyên, Tưởng Giới Thạch khéo dùng mưu kế ứng biến, đã đánh bại hai đối thủ cứng rắn mạnh mẽ là Phùng Ngọc Tường và Diên Tích Sơn. Những vui mừng thắng lợi đã tiến thêm một bước nẩy mầm sôi sục để cho Tưởng Giới Thạch trèo lên đỉnh cao quyền lực. Tưởng Giới Thạch bắt đầu tạo dư luận, chuẩn bị triệu tập hội nghị quốc dân, đặt ra Pháp lệnh tạm thời mới, chuẩn bị làm Đại Tổng Thống mới của Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch còn chơi trò mánh lới, nhận được sự giúp đỡ ủng hộ của các yếu nhân chính giới như Ngô Trĩ huy, Trần Lập Phu, Lưu kiến Quần v.v... thế nhưng lại vấp phải sự phản đối của nguyên lão Quốc dân đảng là Hồ Hán Dân.Hồ Hán Dân là một cử nhân năm cuối đời Thanh năm 1902 và năm 1904 đã hai lần sang Nhật Bản lưu học, năm 1907 vào dịp mùa xuân lại cùng Tôn Trung Sơn tiên sinh, tới Hà Nội Việt Nam xây dựng cơ quan cách mạng, mưu lập kế hoạch khởi nghĩa ở các tỉnh Việt Quế, Điên v.v... Trước sau ông còn tham gia tổ chức và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoàng cương Triều châu, cuộc khởi nghĩa Tuệ Châu, cuộc khởi nghĩa Phòng Thành, cuộc khởi nghĩa chấn Nam quan và cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Cương Quảng Châu là một trợ thủ quan trọng trong cuộc vận động cách mạng thời kỳ đầu của Tôn Trung Sơn. Tháng 1 năm 1912 khi thành lập Trung Hoa dân quốc, Hồ Hán dân đã đảm nhiệm bí thư trưởng của Phủ Tổng Thống. Tháng 5 năm 1921, sau khi Tôn Trung Sơn tổ chức chính phủ Trung Hoa dân quốc ở Quảng Châu, Hồ Hán Dân trước sau đã được bổ nhiệm làm Tổng Thương viện kiêm văn quan trưởng, Tổng thương viện Đại bản doanh đại nguyên soái. Tháng 9 và tháng 11 năm 1924, Hồ Hán Dân còn lần lượt đảm nhận các chức vụ quan trọng quyền đại nguyên soái, thay mặt đại nguyên soái. Tôn Trung Sơn ở Quảng châu, rất được Tôn Trung Sơn tín nhiệm, là một nhân vật có ảnh hưởng rất to lớn trong Quốc dân đảng. Do đó, đối với sự phản đối của Hồ Hán Dân, Tưởng Giới Thạch quyết không thể xem thường được.Trong lịch sử phất lên của Tưởng Giới Thạch, Hồ Hán dân đã từng có tác dụng rất quan trọng. Hai năm trước, cuộc hỗn chiến trong tân quân phiệt Quốc dân đảng không ngừng xảy ra, chính là do Hồ Hán Dân giúp đỡ Tưởng Giới Thạch xuất mưu vạch kế, khiến cho Tưởng Giới Thạch độc chiếm hàng đầu trong tân quân phiệt Quốc dân đảng. Thế nhưng lần này Hồ Hán dân đứng về phía đối lập của Tưởng Giới Thạch, phản đối rõ rệt việc đặt ra Pháp lệnh tạm thời mới, phê phán những hành vi độc tài Hội mà không nghị, nghị mà không quyết, quyết mà không hành, hành mà không động của Tưởng Giới Thạch. Sau ý kiến của Hồ Hán Dân phát biểu ở trên Trung ương nhật báo, rất nhiều các nhân sĩ chính giới xôn xao phản đối Mộng đại tổng thống của Tưởng Giới Thạch, ủng hộ chủ trương của Hồ Hán Dân, để đến nỗi trên hội nghị ban chấp hành Trung ương mọi người đều không chịu đựng nổi Tưởng Giới Thạch nữa. Đối với điều này Tưởng Giới Thạch đã hận tới mức phải nghiến răng nghiến lợi.Mấy năm nay, trước mắt Tưởng Giới Thạch thường xuyên nổi hiện ra hình ảnh của Hồ Hán Dân. Tưởng hiểu rõ, muốn bài xích và đánh đổ những yếu nhân khác trong Quốc dân đảng thì không thể không mượn sức mạnh của vị nguyên lão Hồ Hán Dân này. Thế nhưng cũng chính bởi vì Hồ Hán Dân đã dựa mượn vào tư cách và địa vị của mình, đã thường xuyên đem lại khó khăn khổ sở cho Tưởng Giới Thạch, đã chỉ trích Tưởng Giới Thạch là chuyên quyền, độc đoán độc tài, vạch rõ lòng tham quyền lực không biết thỏa mãn của Tưởng Giới Thạch. Có khi trước mặt đông đảo quần chúng, thậm chí Hồ Hán Dân đã phê phán điều này sai điều kia trái của Tưởng Giới Thạch. Trong lòng Tưởng chưa bao giờ khoa dung tha thứ, để khống chế Quốc dân đảng, năm đó Tưởng còn gây mâu thuẫn với Tôn Trung Sơn, loại hành vi như thế này của Hồ Hán Dân, Tưởng Giới Thạch làm sao có thể chịu đựng được. Trước đây mới làm Hồ Hán Dân chỉ trích Tưởng, Tưởng chỉ thầm chửi rủa ở trong lòng.- Mẹ kiếp, cái thằng già này có muốn sống nữa hay không? Lần này, khi Hồ Hán Dân công khai đứng ra cản trở giấc mộng Đại tổng thống của Tưởng, Tưởng Giới Thạch đã trợn tròn mắt, quyết định tóm bắt Hồ Hán Dân, sau đó triệu tập hội nghị quốc dân, đặc ra Pháp lệnh tạm thời mới. Tưởng Giới Thạch thầm nghĩ: Những công việc mà ta quyết định nhất quyết phải làm, đại tổng thống nhất định phải làm, bắt Hồ Hán Dân kẻ nào còn dám phản đối?Hồ Hán Dân thực sự đâu có phải là một người dân bình thường, muốn bắt ông ta, lại không thể giấy động can qua, biết làm sao đây? Tưởng Giới Thạch khổ tâm suy nghĩ, cuối cùng đã quyết định bắt chước Hang Vũ, bày ra Hồng Môn yến. Tưởng tự tay viết một tờ thiếp mời, mới Hồ Hán dân đúng 8 giờ tối ngày 28 tháng 2 tới dự tiệc gia đình tại nơi ở của Tưởng. Sau khi thiếp mới đưa đi, Tưởng Giới Thạch gọi Đới Lập sĩ quan phụ tá tùy tòng, kiêm trưởng phong biện sự sử sư đoàn 1 đóng quân tại nam kinh của Hồ Tông Nam, tới gặp gỡ, yêu cầu Đới Lập nắm chắc cơ hội lập công này.Hồ Hán Dân cũng là một con người tự tín, đối với sự chuyên quyền, độc quán và độc tài của Tưởng Giới Thạch, Hồ Hán Dân cực kỹ bất mãn, thế nhưng ông chưa hề nghĩ tới Tưởng Giới Thạch dám dùng vũ lực đối với ông. Sau khi ông nhận được thiếp mời của Tưởng Giới Thạch, ông vẫn theo tục lệ cũ đem theo lễ vật, quần áo chỉnh tề bước vào khu nhà ở của Tưởng Giới Thạch. Khi đằng trước đằng sau ông đột nhiên xuất hiện sáu tên đặc vụ lăm lăm tay súng lướt tới, ông giận giữ dùng ba toong đập mạnh trên bàn, chửi lớn:- Tưởng Trung Chính ! Ngươi là cái thứ gì ? Ngươi lại dở cái trò này ra mới ta ? Tưởng Trung Chính, trong mắt ngươi không còn kỷ luật Đảng và quốc pháp nữa ư ? Ngươi ...- ông thở hổn hển, nhìn thấy ở trong nhà không có Tưởng Giới Thạch lại quát tháo chửi rủa ầm ỹ - Bọn khốn kiếp lũ bay ta há lại sợ súng của bọn bay hay sao ? Hãy đi gọi Tưởng Trung Chính ra đây ? Chẳng phải là hắn đã mời ta đến hay sao ? Tại sao lại không dám ra gặp ta, hử ?Kỳ thực, Tưởng Giới Thạch đã chờ sẵn ở tường bên cạnh, những tiếng chửi của của Hồ Hán Dân, Tưởng nghe thấy rất rõ. Khi Tưởng đã thực sự nhốt được vị nguyên lão Quốc dân đảng này vào trong nhà tù rồi, trong lòng có chút hoảng sợ, Tưởng không muốn gặp Hồ Hán Dân. Hồ Hán Dân vừa đập bàn, vừa chửi rủa ầm ỹ suốt hai giờ liền. Bọn đặc vụ cũng không làm gì được ông. Tưởng Giới Thạch bị chửi rủa om xòm, đành phải lì mặt bước ra, giả vờ với nét mặt tươi cười nói:- Hồ tiên sinh, đã làm cho tiên sinh kinh sợ .- Tưởng Trung Chính, ngươi định giở trò gì thế hử ? Ngươi có còn kỷ luật Đảng hay không ? Ngươi có còn cần đến Quốc dân đảng nữa hay không ? ...Hồ Hán Dân nhìn thấy Tưởng Giới Thạch, chửi bới càng hung dữ.Tưởng Giới Thạch lì lợm cười, nói:- Thưa Hồ tiên sinh, trong Đảng có một số sự việc muốn nói để cho tiên sinh rõ. Do vậy, xin mời tiên sinh tạm thời vất vả ở đây vài hôm. Xin Hồ tiên sinh cứ yên tâm, tôi quyết không làm gì để cho tiên sinh phải oan uổng đâu. Nếu làm oan uổng tiên sinh, thì tôi không phải là họ Tưởng.Nói xong, Tưởng Giới Thạch vẫy tay, liền đưa Hồ Hán Dân tới giam ở Thang sơn. Tưởng Giới Thạnh không muốn tranh luận với Hồ Hán Dân, càng tranh luật trong lòng Tưởng càng lo sợ.Tưởng Giới Thạch đã đánh giá thấp hậu qủa của hành động này. Tin tức Hồ Hán Dân bị cầm tù vừa truyền đi, Quảng Đông, Quảng Tây lập tức nổi lên một làn sóng công phẫn lớn. Ngày 30 tháng 4, ẹy ban giám sát Trung Ương tỉnh Quảng Đông nêu ra phương án khép tội Tưởng Giới Thạch đầu tiên. Ngày 3 tháng 5, Trần Tế Đường chủ nhiệm khu điều chỉnh biên chế Quảng Đông, Tổng chỉ huy đệ bát bộ quân tiêu trừ quân phản nghịch cùng công khai biểu thị ủng hộ phương án khép tội Tưởng Giới Thạch. Không lâu lại có một bức thông điện liên danh của hơn hai mươi người, yêu cầu Tưởng Giới Thạch trong vòng bốn mươi tám tiếng đồng hồ bắt buộc phải từ chức. Tại Quảng châu quê hương của Hồ Hán Dân đã tổ chức chính phủ quốc dân mới công khai phát biển tuyên bố phải trừng trị Tưởng Giới Thạch, yêu cầu trả lại tự do cho Hồ Hán Dân.Lúc đầu, Tưởng Giới Thạch đối với tiếng hô bắt Tưởng phải từ chức không hề để ý vẫn muốn làm giấc mơ Đại tổng thống như cũ, Ngày mồng 5 tháng 5; Tưởng Giới Thạch lại gửi lời chào mừng tới Hội nghị quốc dân ở Nam Kinh, công khai biểu thị phản đối chủ nghĩa Cộng Sản và chủ nghĩa dân chủ của Anh, Mỹ, chủ trương theo chủ nghĩa Phát Xít của Hít le. Tưởng nói chủ nghĩa Cộng Sản không thích hợp tình hình sản nghiệp lạc hậu của Trung Quốc và đạo đức cố hữu của Trung Quốc, Chủ nghĩa dân chủ của nước Anh, nước Mỹ nếu được thực hành ở trong một quốc gia không có bối cảnh cảnh xã hội lịch sử này thì sẽ nảy sinh ra sự rối loạn, lý luận chính trị của Phát xít người thao túng nó lập tức sẽ là người thống tị có hiệu qủa nhất trong giai đoàn của hệ thống tiến hóa[1]. Vì vậy Tưởng Giới Thạch còn phái cả con trai nhỏ của ông ta là Tưởng Vĩ Quốc cùng một loạt người sang lưu học ở Đức và Y ta li. Những hàng động này của Tưởng Giới Thạch càng kích thích sự bất mãn của một số người như Tôn Khoa v.v. Tôn khoa đã bôn tẩu khắp bốn phương, liên lạc đdược với phái của Uông, phái của Hồ, phái của Tôn, phái của Hội nghị Tây Sơn trong Quốc dân đảng và các đại biểu quân đội ở phương Nam phương Bắc, hầu như đã lôi kéo tập hợp được các lão nhân văn võ, ngày 27 tháng 5 đã tiến hành hội nghị bất thường của ẹy ban chấp hành Trung ương Quốc dân đảng phản đối Tưởng Giới Thạch.Dưới sự áp bức của hai lực lượng văn võ và song phương Nam Bắc, đặc biệt là lưỡng Quảng thừa cơ tổ chức xây dựng hành động của tập đoàn quân thứ nhất và thứ 2, bắt buộc Tưởng Giới Thạch không dám đặt ra pháp lệnh tạm thời mới, tạm thời vứt bỏ mộng đẹp làm Đại Tổng thống. Thế nhưng, Tưởng Giới Thạch còn chưa nghĩ tới việc từ chức, cũng không chịu thả Hồ Hán Dân ra. Trong tâm Tưởng Giới Thạch hiểu rất rõ, hễ để cho Hồ Hán Dân trở về Quảng Châu, thì đúng là thả hổ về núi, sẽ tăng thêm thế lực cho phái chống Tưởng.Khi đợt sóng gào thét lớp sóng sau cao hơn lớp sóng trước bắt buộc Tưởng Giới Thạch phải từ chức thì sự biến ngày 18 tháng 9 trấn động trong và ngoài nước đã phát sinh.Đúng 10 giờ đêm ngày 18 tháng 9 năm 1931, đội quân Quan Đông Nhật Bản dựa theo mưu kế sắp đặt từ trước, đã phá hủy một đoạn đường sắt Nam Mãn ở gần hồ Liễu Điều ở ngoại vi phía bắc Thẩm Dương, hơn thế còn lấy đó làm cái cớ đột nhiên tập kích phía bắc đại bản doanh của đội quân Đông Bắc Thẩm Dương, bỏ bom pháo kích thành Thẩm Dương, sáng sớm ngày thứ hai thì chiếm lĩnh Thẩm Dương. Do vì Tưởng Giới Thạch yêu cầu Trương Học Lương vô luận là quân đội Nhật Bản từ nay về sau tìm đến gây hấn ở vùng Đông Bắc như thế nào, phía ta không nên đối kháng, hết sức tránh sự xung đột. Anh em ta vạn nhất không được biểu hiện sự căm phẫn nhất thời, gạt bỏ quốc gia, không chiếu cố dân tộc. Đội quân Quan Đông rất nhanh chóng đã chiếm được các nơi như Liễu Dương, Hải Thành, Danh Khẩu, Bản Khê, Yên Sơn, Phù Thuận, An Lạc, Tứ Bình Nhai v.v...Chỉ trong thời gian vài ngày, hai tỉnh Liên Minh, Cát Lâm hầu như bị xâm chiếm toàn bộ.Trong tiếng gào thét căm hờn, nhân dân toàn quốc đòi hỏi chống Nhật gay gắt, cuối cùng, ngày 22 tháng 9 trên đại hội Đảng viên Quốc dân đảng thị trấn Nam Kinh, Tưởng Giới Thạch đã phát ngôn yêu cầu quân dân toàn quốc hãy sử dụng Thái độ lấy hòa bình đối sử với dã man, nhẫn nhục che dấu căm phẫn, tạm thời thuận chịu theo nghịch cảnh, để tập trung lực lượng Tiễu Cộng và đối phó với thế lực chống Tưởng của Quảng Đông.Dưới cục diện quân Quan Đông Nhật Bản xâm chiếm Đông Bắc, nguy cơ của dân tộc ngày càng nghiêm trọng, các phe phái Quốc dân đảng lại lấy lí do Quốc nan đã tiến hành tranh quyền đoạt lợi.Ngày 21 tháng 9, phía Quảng Châu với danh nghĩa ẹy ban chính phủ quốc dân Quảng Châu đã phát biểu bức Thông điện hòa bình đề suất thực hiện ba điều kiện trong Nghị Hòa Ninh Việt. Điều thứ nhất chính là yêu cầu Tưởng Giới Thạch Tự động từ chức. Phía Quảng Châu còn gửi điện cho Tưởng Giới Thạch chỉ rtõ rằng: Từ nay về sau việc tiễu trừ Cộng sản cứu tai nạn cùng các vấn đề đối ngoại khẩn cấp khác, không chấp hành từ chức thì không có cách gì giải quyết được. Điều này rõ ràng là lợi dụng sự biến ngày 18 tháng 9 bắt buộc Tưởng Giới Thạch phải từ chức.Tưởng Giới Thạch bị người Quảng Đông sờ tới chỗ đau, không thể không suy nghĩ tới vấn đề từ chức. Thế nhưng Tưởng còn muốn tỏ ra một sự cố gắng cuối cùng, tránh được việc từ chức, cho dù có phải mất một bộ phận quyền lực, cùng còn tốt hơn là phải từ chức.Ngày 14 tháng 10, Tưởng Giới Thạch lấy danh nghĩa Bắt tay vào công việc hủy bỏ điều giả dối đã thả Hồ Hán Dân đang giam giữ ở Thương Sơn ra. Khi Tưởng Giới Thạch ra bến xe Nam Kinh đưa tiền Hồ Hán Dân, trước mặt đông đảo quần chúng, Tưởng đã nói với Hồ Hán Dân.-Mọi việc trong quá khứ, tôi đều sai cả. Mong Hồ tiên sinh tha thứ cho. Sau này có gặp phải sự việc gì con mong được Hồ tiên sinh tha thứ cho. Để phóng thích một tù phạm của mình, Tưởng Giới Thạch không những đích thân tới bến xe đưa tiền, hơn thế còn xin lời ngay trước mặt, điều này đã nói rõ Tưởng Giới Thạch đã thay đổi thái độ cứng rắn ngang ngạnh ban đầu, sử dụng sách lược lấy thoái để tiến dấu kim trong bông, tránh vấp phải vận xấu phải từ chức.Thé nhưng Hồ Hán Dân đâu có chịu thua kém Tưởng Giới Thạch. Sau khi trở về tới Quảng Châu, ông càng nghiêm khắc khiển trách và đả kích sự chuyên chế và độc tặc của Tưởng Giới Thạch. Trong một bài tuyên bố Hồ Hán dân nói: chiếu cố tới hiện tượng chính trị ngày nay của Trung Quốc, chỉ còn cách đoạn tuyệt với hiện tượng chính trị ngày nay của Trung Quốc, chỉ còn cách đoạn tuyệt với hiện tượng thống trị quân phiệt mà thôi. Súng còn thì quyền còn chỗ cậy nhờ. Chính lệnh phát ra không ở chính phủ, mà ở ủy viên trưởng quân sự ! Chiếc gậy này của Hồ Hán Dân đã quật đau vào Tưởng Giới Thạch.Ngày 28 tháng 11, thế lực chống Tưởng ở Quảng Châu đã triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư của Quốc dân đảng chỉ trích Tưởng Giới Thạch sử dụng chính sách không đề kháng đối với quân Nhật xâm lược Trung Hoa, một lần nữa nói rõ sự hợp tác giữa Nam Kinh và Quảng Châu cần phải lấy việc Tưởng Giới Thạch từ chức làm điều kiện tiên quyết để cải tổ chính phủ Nam Kinh, đề suất ra mười điều chủ trương chính trị cách mạng về ba phương diện Đảng chính phủ và quân đội. Nói đi nói lại vẫn chỉ có một câu là Tưởng Giới Thạch cần phải từ chức.Ngày 10 tháng 12, một số nhân vật quan trọng trong Đảng bộ Trung Ương Quảng châu Quốc dân đảng như Tôn khoa, Trần Hữu Nhân, Lý Văn Phạm v.v. đã tới Thượng Hải cùng thương lượng bàn bạc với một số người như Uông Tinh Vệ, Trần Minh Xu v.v. kiên trì yêu cầu Tưởng Giới Thạch phải từ chức. Nếu Tưởng Giới Thạch không chịu từ chức thì sẽ triệu lập hội nghị toàn thể Trung Ương khóa 4 để khép tội Tưởng Giới Thạch.Dưới áp lực của làn sóng chống Nhật và chống Tưởng của nhân dân sôi sục, bắt buộc Tưởng Giới Thạch đã phải từ bỏ các chức vụ như chủ tịch chính phủ quốc dân, tổng tư lệnh Hải lục không quân, Viện trưởng viện hành chính vào ngày 15 tháng 12, lại một lần nữa bay về Khê Khẩu Phụng Hóa tỉnh Triết Giang.Lần này, tiếng gào thét bắt buộc Tưởng Giới Thạch từ chức kéo dài hơn nửa năm trời. Mặc dù cuối cùng Tưởng Giới Thạch đã phải bỏ ba chức vụ quan trọng, thế nhưng ông ta đã có sự sắp xếp chu đáo tỉ mỉ cho lần phục chức sau khi từ chức này... ông ta đã tổ chức ra ẹy ban lâm thời Trung Ương, sắp đặt bố trí những người thân tín vào các ngành quan trọng ở Trung Ương. Ông còn lần lượt cải tổ chính phủ bốn tỉnh Giang Tô, Triết Giang, Giang Tây và Cam Túc, bí mật giết hại Trịnh Diễn Đạt nguyên là Trưởng Giáo vụ, trường quân sự Hoàng Phố, bộ trưởng bộ nông dân Trung Ương Quốc dân đảng và thành viên chủ tịch đoàn ẹy ban quân sự, xây dựng lên các tổ chức đặc vụ như Lang Xã, Phục Hưng xã, Lực hành xã, v.v. Tưởng Giới Thạch đã trải sẵn con đường phục chức cho mình, rồi mới tuyên bố từ chức. Đây chính là điều bí mật mà Tưởng Giới Thạch có thể lại một lần nữa phục chức.Sau khi Tưởng Giới Thạch từ chức, Lâm Sâm đảm nhiệm chức chủ tích - chính phủ quốc dân, Tôn Khoa giữ chức Viện trưởng Hành chính. Cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Quốc dân đảng lại đã xuất hiện những điểm nóng mới. Do vì Tưởng Giới Thạch sắp đặt các loại trướng ngại trước khi từ chức, đã khiến cho mâu thuẫn trong Quốc dân đảng càng thêm phức tạp. Sau khi Tưởng Giới Thạch từ chức chưa đầy mười ngày, ba phương Ninh, Việt Hộ Quốc dân đảng đã triệu tập hội nghị toàn thể trung Ương khóa 4 ở Nam Kinh, Ba người Tưởng Giới Thạch, Uông Tinh Vệ, Hồ Hán Dân lại được bầu làm ủy viên thường vụ hội nghị chính trị Trung ương Trung Quốc dân đảng. Điều này đã chứng tỏ oan hồn của Tưởng Giới Thạch không tan, trên danh nghĩa là từ chức, nhưng thực tế vẫn thao túng được bộ máy này của chính phủ Quốc dân đảng .Tưởng Giới Thạch từ chức không lâu, chính phủ nhân dân Quảng Châu tuyên bố thủ tiêu, thế nhưng lại dốc hết mọi mưu cơ thành lập lên Bộ chấp hành Tây nam Quốc dân đảng và ẹy ban quân sự Tây nam Quốc dân đảng, dùng một loại hình thức khác để đối lập với Nam Kinh. Trần Tế Đường tổng tư lệnh tập đoàn quân thứ nhất của Quảng Đông đã bí mật liên kết với năm tỉnh tây nam để thực hiện Đại đoàn kết, trên thực tế là có mưu đồ thừa dịp Tưởng Giới Thạch từ chức mở rộng bổ xung thêm địa bàn. Vì vậy, Tưởng Giới Thạch vội vàng sai người cháu của mình là Hà Thành Tuấn phát động liên phòng chín tỉnh, đối kháng với Trần Tế Đường. Nhìn thấy tình thế này Trường học Lương ở Đông Bắc cùng thừa cơ thừa cơ liên lạc với bộ thuộc cũ là Diêm Tích Sơn và Phùng Ngọc Tường, phất lên cờ hiệu Đại Liên hợp ở sáu tỉnh phía bắc. Uông Tinh Vệ biết sâu sắc những Đại liên hợp, Đại đoàn kết này chính là làm suy yếu địa vị của ông, tước đoạt quyền lực của ông. Để đối phó với những người nắm giữ binh quyền này, Uông Tinh Vệ không thể không liên lạc với Tưởng Giới Thạch, mượn dùng thế lực của Tưởng Giới Thạch để đối phó với bọn quân phiệt này.Trung tuần tháng giêng năm 1932, Uông Tinh Vệ đích thân tới triết Giang Hoàng Châu, mật đàm với Tưởng Giới Thạch thảo luận vấn đề củng cố quyền lực của chính phủ Nam Kinh. Tưởng Giới Thạch cầu không được, tức thì ngày 21 tháng 1 đã cùng về Nam Kinh với Uông Tinh Vệ, bức bách Tôn Khoa viện trưởng hành chính. Tôn khoa bị bức sau ba ngày phải tuyên bố từ chức, những người trong chính phủ Tôn Khoa như Trần Hữu Nhân, Hoàng Hán Lương v.v... cùng bị bức phải rời khỏi Nam Kinh.Ngày 28 tháng 1, Tưởng Giới Thạch chủ trì hội nghị chính phủ Trung ương tại Nam Kinh, nêu tên Uông Tinh vệ đảm nhận chức viện trưởng viện hành chính. Uông Tinh Vệ lại đề cử Tưởng Giới Thạch làm ủy viên trưởng ủy an quân sự kiêm tham mưu trưởng bộ tham mưu quân sự. Thực hiện việc hợp tác Tưởng Uông, Tưởng Giới Thạch lại công khai hăm hở hoạt động trên và đài chính trị.Đủ thấy, cuộc tranh giành quyền lợi giữa các phe phái của Quốc dân đảng đã bắt buộc Tưởng Giới Thạch phải từ chức lần thứ hai. Thế nhưng, sau khi Tưởng Giới Thạch từ chức, mâu thuẫn giữa các phe phái Quốc dân đảng chưa hề được giải quyết. Do vì những hoạt động ở đằng sau màn của Tưởng Giới Thạch đã khiến cho những mâu thuẫn này càng thêm gay gắt, càng thêm sâu sắc. Không một người nào có thể bù đắp được vào chỗ trống quyền lực sau khi Tưởng Giới Thạch ra đi. Cùng giống như Uông Tinh Vệ con người có quyền lực cực mạnh này khi nhìn thấy địa vị của mình bị xung kích, lại không thể không cất nhắc Tưởng Giới Thạch. Uông Tinh Vệ có lẽ cũng chưa nhìn thấy trước khi ông ta từ chức đã giăng cài từng chiếc bẫy như thế nào.Đây chính là điều bí mật sau khi Tưởng Giới Thạch buộc phải từ chức mà lại phục chức được nhanh như vậy, Tiếng xưng hô ủy viên trưởng đã luôn luôn vang dội suốt mấy chục năm trong chính phủ quốc dân!

-------------------------
[1] Trích trong Dân quốc cao cấp tướng lĩnh liệt truyện, tập I trong 475
Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
Phần 1 - Chương 1
Phần 1 - Chương 2
Phần 1 - Chương 3
Phần 1 - Chương 4
Phần 1 - Chương 5
Phần 1 - Chương 6
Phần 1 - Chương 7
Phần 1 - Chương 8
Phần 2 - Chương 1
Phần 2 - Chương 2
Phần 2 - Chương 3
Phần 2 - Chương 4
Phần 2 - Chương 5
Phần 3 - Chương 1
Phần 3 - Chương 2
Phần 3 - Chương 3
Phần 3 - Chương 4
Phần 3 - Chương 5
Phần 3 - Chương 6
Phần 3 - Chương 7
Phần 3 - Chương 8
Phần 4 - Chương 1
Phần 4 - Chương 2
Phần 4 - Chương 3
Phần 4 - Chương 4
Phần 4 - Chương 5
Phần 4 - Chương 6
Phần 5 - Chương 1
Phần 5 - Chương 2
Phần 5 - Chương 3
Phần 5 - Chương 4
Phần 6 - Chương 1
Phần 6 - Chương 2
Phần 6 - Chương 3
Phần 6 - Chương 4
Phần 7 - Chương 1
Phần 7 - Chương 2
Phần 7 - Chương 3
Phần 7 - Chương 4
Phần 7 - Chương 5
Phần 7 - Chương 6
Phần 7 - Chương 7
Phần 8 - Chương 1
Phần 8 - Chương 2
Phần 8 - Chương 3
Phần 8 - Chương 4
Phần 8 - Chương 5
Phần 8 - Chương 6
Phần 8 - Chương 7
Phần 8 - Chương 8
Phần 9 - Chương 1
Phần 9 - Chương 2
Phần 9 - Chương 3
Phần 9 - Chương 4
Phần 9 - Chương 5
Phần Phụ Lục