Phần 8 - Chương 3
Tác giả: nhiều tác giả
Mặc dù thời niên thiếu Tưởng Giới Thạch từng phát ra lời thề: Suốt đời tuyệt đối không làm thương nhân. Thế nhưng quan sát cả cuộc đời Tưởng, trong việc làm người và xử sự của ông ta, trái lại, đã luôn luôn bộc lộ ra sự điêu toa của thương nhân.Từ xưa tới này, người Trung Quốc tin thờ câu cách ngôn Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng . Nguyên nhân không phải vì câu nói này xuất ra từ trong miệng thánh hiền, mà ở chỗ nó đã vạch rõ được một quy luật khách quan tư tưởng, tính cách của con người chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh như vây. Cho nên khi mọi người nghiên cứu và vạch rõ tính cách thương nhân của Tưởng Giới Thạch thì không thể không chú ý tới hoàn cảnh mà Tưởng Giới Thạch đã sống trong thời nhi đồng và thiếu niên.Trước hết, mọi người hãy nhìn xem hoàn cảnh địa lý của quê hương đã có ảnh hưởng như thế nào đối với Tưởng. Thị trấn Khê Khẩu, tuy ở trong vùng núi xa xôi hẻo lánh cách phía bắc thành huyện Phụng Hóa 15 kilômét, nhưng thực ra không phải là Đào hoa nguyên cách tuyệt với đời. Con suối Viêm chảy qua thị trấn, là đường giao thông chủ yếu liên hệ vùng này với thế giới bên ngoài. Dòng suối Viêm có thể chở thuyền gỗ đi lại trên mặt nước. Kỳ nước dâng hàng năm thuyền chở hàng nặng tới ngàn cân cũng có thể qua lại. Từ Khê Khẩu thuận dòng chẩy đi xuống hơn tám chục dặm, liền có thể tới Ninh Ba, Danh Phụ Triết Đông. Ninh ba là cửa cảng được mở ra theo quy định của Điều Ước Nam Kinh trong cuộc Nha phiến chiến tranh lần thứ nhất, là một trong năm cửa cảng buôn bán do các đế quốc cận đại giàu mạnh bắt ép Chính phủ nhà Thanh mở ra sớm nhất. Từ Ninh Ba ngồi thuyền gỗ tới Thượng Hải, cũng chỉ hành trình mất một, hai ngày. Lúc đó, giao thông đường bộ rất không phát đạt, nông dân ở vùng núi các nơi như Thiên Đài, Tân Xương v.v.. ở phía Tây bắc Khê Khẩu muốn tới ven biển đều phải đi qua thị trấn Khê Khẩu chỗ lối ra khúc thứ chín của Suối Viêm. Do đó, Khê Khẩu đã trở thành nơi tập trung phân tán vật tư của quê hương phía bắc Phụng Hóa. Một vị trí địa lý có lợi này của Khê Khẩu đã dẫn tới sự phát đạt về thương nghiệp, mà sự phát đạt về thương nghiệp lại thúc đẩy ý thức chuộng thương. Lúc đó, thị trấn Khê Khẩu nhỏ bé, số hộ chưa đầy một ngàn (Năm 1936 tổ chức đại thọ lần thứ 50 của Tưởng, Phong Cảo phòng từng đặt 1000 xuất điểm tâm ở Ninh Ba, theo dự định mỗi hộ trên thị trấn được phát một xuất, kỳ thực số xuất phát ra là 960, có thể nhìn thấy số hộ trên thị trấn khi Tưởng còn thơ ấu, tuyệt đối không vượt quá số này). Thế nhưng đã có hơn 100 hiệu buôn, cửa hàng, sự phát đạt về thương nghiệp của Khê Khẩu có thể đã nhìn thấy một vết vằn trên lưng báo. Phong cách sùng chuộng nghề buôn bán đã sản sinh theo sự hưng khởi của nghề buôn, đã trực tiếp kích động tư tưởng kinh tế tiểu nông suốt mấy ngàn năm của dân cư vùng đó, khiến cho quan niệm truyền thống đã tan vỡ từng bước, những quy phạm hành vi của nền kinh tế thương phẩm đã sinh sôi nẩy nở trong sự thay đổi ngấm ngầm. Tưởng Giới Thạch chính là đã sinh ra vào thời kỳ ấy.Thứ nữa, ảnh hưởng của gia đình đối với Tưởng Giới Thạch càng trực tiếp hơn. Cha ông đời xưa của họ Tưởng từ cuối đời Minh tới nay đều lấy nghề nông làm gốc. Đến đời ông nội của Tưởng Giới Thạch, bắt đầu thay đổi nghề cũ, lấy việc buôn bán muối để sống. Đến những năm cuối, Tưởng Ngọc Biểu dốc hết tiền tích lũy ra, mở cửa hiệu muối Ngọc Thái ở thị trấn Khê Khẩu, lấy việc buôn bán muối nấu rượu làm nghề nghiệp chính kiêm cả việc kinh doanh lượng thực và buôn bán vôi v.v..., gia đình ngày càng giầu có. Đến đời Tưởng Triệu Thông, cha của Tưởng Giới Thạch do vì kinh doanh phát đạt, việc buôn bán đã đạt tới đỉnh điểm. Vào lúc đó cửa hiệu muối Ngọc Thái với cửa hiệu tạp hóa Thành Vĩnh Xương, cửa hiệu tạp hóa Nghiêm Hẵng Xuân Nam và cửa hiệu gạo Giang Sinh v.v.. đều là những hiệu buôn lớn đếm được trên đầu ngón tay ở thị trấn Khê Khẩu.Lúc đó, nghê buôn muối rất sang trọng, trong dân gian có bài thơ ca vịnh nghề buôn muối như sau:Đạm hồng sam tử đạm hồng quầnĐạm tảo nga my đạm điểm thầnChỉ duyên hỗn thân đô thị đạmnhân thử giá dữ mãi diêm nhân(áo hồng nhạt, quần hồng màu nhạt, mày ngài nhạt, môi hồng điểm nhạt. Bởi chưng toàn thân đều là màu nhạt, vậy nên chỉ gả cho người bán muối thôi!) Điều này nói lên rằng làm nghề buôn bán muối rất có nhiều tiền, ở đâu cúng có thể lấy được thê được thiếp, thỏa thích vui chơi.Lại nữa, ở thời nhà Thanh, muối do nhà nước độc quyền. Cửa hiệu bán muối cần phải tới quan kiểm muối lĩnh được thẻ bán muối. Sau khi được quyền chuyên bán rồi mới có thể kinh doanh. Do đó, cửa hiệu muối Ngọc Thái ở Khê Khẩu chỉ có duy nhất, không có hiệu muối thứ hại. Tưởng Giới Thạch sống trong một gia đình giầu có như vậy, cha mẹ dạy bảo cặn kẽ, tha thiết khuyên răn chỉ mong muốn Tưởng kế thừa được tổ nghiệp, cũng là một việc hợp tình hợp lý. Tưởng Giới Thạch tuổi trẻ ngang ngạnh, chỉ thích ham chơi, tuy từ nhỏ đã muốn làm Quan lớn mà không ai có thể quản được, thế nhưng sự hun đúc rèn luyện của gia đình vẫn không có cách gì chống cự được.Tháng 8 năm 1916, sau khi Tưởng Giới Thạch từ chức từ trong quân đông bắc quân cách mạng Trung hoa, qua Bắc Kinh đến Thượng Hải. Lần này đến Thượng Hải, Tưởng chẳng có việc gì để làm, tâm trạng chơ vơ chới với, cảnh tượng lạnh giá chát chua. Lúc này, Trần Kỳ Mỹ đã chết, trên chính giới Tưởng mất quả núi để nương tựa, trên mặt kinh tế cũng rất kiệt quệ. Do đó cần phải mở ra một con đường khác tìm lấy người che chở. Trong thời kỳ này, Tưởng bắt đầu kết giao với Trương Tĩnh Giang, Trần Quả Phu v.v..rồi cùng bọn họ lao vào tham gia gia dịch đầu cơ ở sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải.Việc theo đuổi Kinh doanh mang tính chất đầu cơ trong việc giao dịch chứng khoán ở Thượng Hải, rất thuận lợi và đã phát tài to. Chỉ trong thời gian chưa đầy nửa năm, từ trong việc giao dịch chứng khoán, Tưởng Giới Thạch đã thu được khoản lợi cực lớn, số mức thu được mười mấy vạn đồng, nghiễm nhiên trở thành một phú ông mới ở bãi Thượng Hải. Trong sóng gió hãi hùng của việc mua bán cổ phiếu, chứng khoán, như thủy triều lúc lên lúc xuống, tình huống vạn biến trong nháy mắt, sở dĩ Tưởng có thể đứng vững mà không bị sa vào thế thất bại, chủ yếu là được sự tương trợ hết sức có lợi của Trương Tĩnh Giang v.v..Trương Tĩnh Giang là người huyện Ngô Hưng Triết Giang, dòng dõi thương nhân, từng theo đuổi hoạt động thương nghiệp ở Pa ri, về mặt chơi mua bán cổ phiếu, chứng khoán thì Trương là tay sành. Trương không những chỉ rõ bến mê đường tối trên mặt buôn bán, mà còn xuất vốn ra cho Tưởng, khiến Tưởng có thể mạnh tay làm lớn, và đã nhiều lần thu lợi. Ngoài những nhân tố khách quan được sự giúp đỡ của một số người như Trương Tĩnh Giang v.v..ra, tổ chấy quê hương thời nhi đồng của Tưởng Giới Thạch cũng đã phát huy được tác dụng, đúng là ngầm hiểu ý nhiều. Điều này có thể nói là nhân tố bên trong tạo ra sự phát tài cho Tưởng.Năm 1919, Tưởng Giới Thạch đã sớm trở thành lão tướng trên thương trường, đã hợp tác với bọn Ngu Hiệp Khanh v.v...mở ra sở giao dịch hàng hóa chứng khoán Thượng Hải. Ngu Hiệp Khanh làm chủ tịch hội đồng, Trương Tĩnh Giang, Trần Quả Phu, Tưởng Giới Thạch v.v...làm ủy viên hội đồng. Tổng cộng chia làm 10 vạn cổ phần, cầm cho các nhà buôn Nhật Bản 7 vạn cổ phần, cầm cố cho các nhà buôn người Hoa 3 vạn cổ phần. Đến cuối năm 1920, thu lợi được 2 triệu 70 vạn đồng. Kho tiền của Tưởng Giới Thạch đã bành trướng nhanh chóng như vậy đó.Từ năm 1916 đến năm 1922, trong hoạt động giao dịch chứng khoán Thượng Hải suốt sáu năm dài, Tưởng Giới Thạch không những đã thu được lợi ích kinh tế cực kỳ lớn, hơn thế đã quen biết được một loạt các nhân vật thượng tầng trong tập đoàn tài chính Giang Triết và tập đoàn lưu manh. Điều quan trọng hơn là: Tưởng đã nắm chắc được rất nhiều tuyệt chiêu mà ít người biết tới trong hoạt động kinh doanh thương nghiệp mang tính chất đầu cơ, thế rồi đem những tuyệt chiêu trong thương chiến này đưa sang cấy ghép trên vũ đài đấu tranh chính trị, khiến Tưởng có thể hô gió gọi mưa, trở thành một kiêu hùng của thời thế.Thực tiễn buôn bán sáu năm ở Thượng Hải đã kiến cho Tưởng Giới Thạch tỉnh ngộ ra được tính chất quan trọng của tiền vốn.Hoạt động đầu cơ cổ phiếu, thu lợi tuy nhiều, thế nhưng việc này bắt buộc phải cần đến tiền vốn, nếu không có sự giúp vốn của Trương Tĩnh Giang, cho dù Tưởng có tài ba đến mấy, thì cũng chỉ có thể lảng vảng ở bên ngoài cửa của sở giao dịch mà thôi. Vậy thì, sau khi Tưởng Giới Thạch về tới Quảng Châu, trở lại với mặt trận cách mạng, chàng thanh niên hừng hực đầy dã tâm này đa dựa vào tiền vốn nào để xây dựng cơ đồ trên vũ đài chính trị ?Nhìn tấm gương xa kinh nghiệm thành công của Napôlêông, Tằng Quốc Phiên, quan sát gần đường lối cướp nước của Viên Thế Khải và bài học nhiều lần làm cách mạng thất bại của Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch hiểu sâu sắc rằng ở Trung Quốc quân phiệt Cắt cứ, anh hùng nhiều như cây rừng, không có quân đội riêng, không có thực lực làm tiền vốn thì đừng hòng bàn tới bất kỳ chuyện gì. Mà muốn xây dựng, thực hiện quân sự của mình, lại không thể đi con đường cũ kéo nhau lên núi, chiếm cứ địa bàn, chiêu binh mãi mã của bọn quân phiệt xưa. Phải làm sao đây ? Khảo sát đối với Liên Xô đã khiến cho Tưởng Giới Thạch bỗng nhiên sáng tỏ. Đó chính là: lợi dụng sự giúp đỡ của Liên Xô, mượn danh nghĩa của cách mạng và Quốc dân đảng, vứt bỏ quân đội cũ, xây dựng lại từ đầu, lập nên một quân đội kiểu mới chịu sự khống chế tuyệt đối của mình và phục vụ cho mình. Chính là vì nhìn trúng kiểu này, Tưởng Giới Thạch quen kiểu chọn chỗ béo bở, mới chịu tiếp nhận chức vụ hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố lúc đó binh quyền chẳng có, địa vị cũng chẳng cao này.Những người đã nghiên cứu lịch sử Quốc dân đảng đều am hiểu sâu sắc một điều thường thức cơ bản: Tưởng Giới Thạch đã xây dựng cơ nghiệp từ Hoàng Phố. Sau một số năm, Tưởng Giới Thạch đã làm nên chức Tổng tài Quốc dân đảng và Tổng thống Trung hoa dân quốc! Thế nhưng các học sinh Hoàng Phố của Tưởng vẫn xưng hô gọi Tưởng là Hiệu trưởng điều này không thể không coi là một thành công lớn của Tưởng. Mấy chục năm trở lại đây, Tưởng dựa vào danh nghĩa Quốc dân đảng và Cách Mạng để xây dựng trường quân sự, xây dựng lên thực lực quân sự của mình. Sau đó lại dựa mượn thực lực quân sự để đề cao địa vị chính trị của mình, có thể nói là quân quyền đảng quyền đã hỗ trợ thúc đẩy cùng tiến, cùng đạt thành quả rực rỡ, cuối cùng đã tập hợp Đảng quyền Quân quyền vào cả một thân Tưởng, Tưởng đã trở thành Lãnh tụ Cách mạng nắm vững thực lực quân sự. Tức thì, đem so sánh với các thủ lĩnh quân sự nói chung, Tưởng Giới Thạch là một Tín đồ trung thực theo Chủ nghĩa Tam dân chấp hành đúng như Tôn Trung Sơn, có vốn chính trị rồi, không thể bị coi là quân phiệt nữa. Rồi đem so sánh với các lãnh tụ đương thời ở trong Quốc dân đảng như Uông Tinh Vệ Hồ Hán Dân v.v... Tưởng lại là tướng lĩnh nắm thực lực quân sự, chứ không phải là nhà chính trị xuông không có thực lực. Khoản tiền vốn Tưởng Giới Thạch xây dựng cơ đồ trên vũ đài chính trị Trung Quốc thật là lớn lao!Bà con nhân dân thường nói: Vật có hiếm mới quý. Đối với những nhà buôn, định luật này có thể gọi là tích trữ hàng quý. Còn như trong triết học đối nhân xử thế của Tưởng Trung Chính thì hễ cứ phát hiện ra hàng quý của mình liền lập tức nâng cao bảng giá, giá tiền mà ông ta rao bán đã không trung mà cũng chẳng chính.Ngày 16 tháng 6 năm 1922, Trần Quýnh Minh nổ pháo vào Phủ tổng thống, phát động quân phiến loạn chống lại Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu, Tôn đã rút về chiến hạm Vĩnh Phong. Ngày 29 tháng 6, Tưởng Giới Thạch từ Hộ đến Huệ, bước lên tàu Vĩnh Phong thay Tôn Trung Sơn chỉ huy tác chiến với quân phiến loạn. Trong 55 ngày đêm gian khổ, Tưởng ngày đêm hầu hạ bên mình đã khiến cho Tôn Trung Sơn rất cảm động. Trong lời tựa mà Tôn Trung Sơn viết vào cuốn Ký sự gặp nạn ở Quảng Châu của Tôn đại Tổng thống do Tưởng Giới Thạch soạn thảo, cũng từng ca tụng rằng: Cuộc làm phản của họ Trần, Giới Thạch đã tới Việt, lao vào nguy nan, ngày đêm phục dịch trên chiến hạm, vạch thảo nhiều kế hoạch, càng sống chết với tôi và các tướng sĩ hải quân. Dựa theo lý mà nói, trải qua sự từng trải nguy hiểm này, quan hệ giữa Tưởng và Tôn phải càng mật thiết hơn. Thế nhưng, thực tế đã không như vậy, Tưởng Giới Thạch tự cho rằng có công với Tôn Trung Sơn thì phải được sự đền đáp cao hơn mới phải. Khoảng cuối tháng 8, Tưởng Giới Thạch đã viết cho Tôn Trung Sơn một bức thư, trong thư, ngoài vấn đề Đảng vụ Quốc dân đảng, Tưởng cũng đã đề xuất rất nhiều ý kiến, phê bình. Kỳ thực những người sáng mắt vừa nhìn đã biết ngay, Tưởng tự nhận là thần có công, đã không thỏa mãn với công tác quân sự đơn thuần. Tưởng hy vọng Tôn Trung Sơn có thể đề bạt mình thành người lãnh đạo chủ chốt của Quốc dân đảng để thực thi hoài bão của mình, cho nên trên vấn đề Đảng vụ Tưởng đã nêu rất dài.Tháng 1 năm 1924, Đại hội đại biểu Quốc dân đảng lần thứ nhất đã triệu tập tại Quảng Châu. Trong hội nghị, để đổi mới Quốc dân đảng, Tôn Trung Sơn đã tuyển chọn ra ẹy ban chấp hành Trung ương 24 người có tham gia hai đảng Quốc Cộng. Trong cơ cấu lãnh đạo Trung ương tuyển chọn mới lần này lại không có vị trí của Tưởng Giới Thạch, Tưởng chỉ đảm nhận chức vụ một ủy viên trong ủy ban quân sự cấp dưới. Đây là một đòn đả kích rất lớn đối với Tưởng, người tự cho mình là công thần, Tưởng suốt ngày ấm ức bất an, như người ngồi trên thảm kim. Tháng 2, Tưởng lại một lần nữa dùng từ chức để ép giá, đệ đơn từ chức tới Tôn Trung Sơn chưa được phê chuẩn đã phủi tay bỏ đi.Nhìn chung, trong thời kỳ Tưởng Giới Thạch đi theo Tôn Trung Sơn này, hơi một tý là Tưởng từ chức đã có tới hơn mười lần. Trong những lần đó, ngoài một số nguyên nhân khác ra, còn phần lớn đều do tự coi mình là công thần, ép buộc Tôn Trung Sơn phải phong cho Tưởng chức quan to lớn hơn.Trên vũ đãi quốc tế, đặc trưng tính cách tích trữ hàng qúy này của Tưởng Giới Thạch cũng thể hiện rất rõ rệt. Tháng 6 năm 1942, sau cuộc hải chiến ở đảo Trung Đồ, quân Mỹ chuyển sang phản công ở chiến trường Thái Bình Dương. Do vì đại lục Trung Quốc đã kiềm chế mấy triệu quân tinh nhuệ Nhật Bản, những hành động quân sự trên Thái Bình Dương đối với quân Mỹ cũng có ý nghĩa rất trọng đại. Do đó, trong chiến lược của nước Mỹ, địa vị của Trung Quốc đột nhiên được nâng cao. Lúc này Tưởng Giới Thạch lão mưu thần toán đã nhìn trúng thời cơ liền dùng thủ đoạn ép buộc tổng thống Rudơven nước Mỹ. Tưởng thông qua Stilwell đề xuất với Chính phủ Mỹ ba yêu cầu: 1-Điều 3 Sư đoàn quân Mỹ tới Trung Quốc để hiệp trợ tác chiến; 2- Xây dựng tại Trung Quốc một đội hàng không được tổ chức bởi 500 chiếc; 3- Mỗi tháng phải vận chuyển vào Trung Quốc 5000 tấn vật tư. Ba điều yêu cầu này không được thỏa mãn, cũng chính là nói nước Mỹ không tích cực viện Hoa, Tưởng Giới Thạch sẽ chuẩn bị giảng hòa đơn phương với Nhật Bản. Kỳ thực, số vật tư này dùng bao nhiêu vào chống Nhật, dùng bao nhiêu vào chống cộng, trong lòng Stilwell đều rõ cả. Bất đắc dĩ nước Mỹ phải cầu đến Tưởng để tác chiến ở chiến trường Thái Bình Dương, đành phải đáp ứng vô điều kiện bảng kê vũ khí quân sự mà Tưởng Giới Thạch nêu ra.Bẩm tính thương nhân này của Tưởng Giới Thạch, không những biểu hiện ra trong cuộc đấu tranh chính trị, mà cũng còn biểu hiện ra trên chiến trường quân sự mà Tưởng dập tắt nổi loạn nữa. Trong việc thu thập sự biến chống Tưởng trong nội bộ, Tưởng đã nhiều lần dùng tới Pháp bảo cúng tiền. Tháng 3 năm 1929, Quế Hệ trước tiên gọi điện đánh Tưởng, cuộc chiến tranh Tưởng Quế bùng nổ. Tưởng vận dụng thủ pháp dùng tiền mua chuộc và thủ pháp viễn giao cận công, trước hết dùng phương thức hứa hẹn lừa Phùng Ngọc Tường phạt Quế. Lại dùng vàng bạc mua chuộc tướng lĩnh của Quế Hệ là Lý Minh Dương quay súng chống lại, nhanh chóng đập tan được cuộc tấn công của Quế Hệ. Sau đó, Tưởng lại với danh nghĩa là Phùng Ngọc Tường chưa tham chiến, không thi hành lời hứa trước, bức Phùng phải dấy động Can qua với Tưởng. Thế nhưng giữa lúc Phùng Ngọc Tường chiếm cứ Tây Bắc chuẩn bị đánh Tưởng, các bộ tướng của Phùng là Hàn Phúc Củ, Thạch Hữu Tam đã bị đồng tiền của Tưởng mua chuộc, đã đánh điện chống lại Phùng ủng hộ Tưởng. Một thời gian, Tưởng Giới Thạch đã dùng tiền bạc lôi kéo và chia rẽ giữa quân sự với chính trị lưu manh đã thu được toàn thắng. Những ví dụ các trận đánh kiệt suất dùng tiền bạc giành chiến thắng giống kiểu này, trong đời sống sinh nhai quân sự của Tưởng Giới Thạch không sao kể hết được. Cho dù Tưởng có bại trận cũng không quên trước hết phải nắm lấy đồng tiền. Năm 1949, đối mặt với thế tấn công mạnh mẽ, trong chiến dịch vượt sông của quân giải phóng, Tưởng Giới Thạch bàng hoàng lo sợ phải chạy trốn về Đài Loan, thứ đầu tiên cướp đoạt đem đi cũng vẫn là tiền bạc.Người ta thường nói: giang sơn dễ đổi, bản tính khó thay. Mặc dù Tưởng Giới Thạch chán ghét kinh doanh buôn bán, thế nhưng trong con người Tưởng điều bộc lộ ra rõ ràng nhất vẫn là bản chất thương nhân. Tích trữ hàng qúy, đầu cơ trục lợi, dùng tiền chế thắng v.v..thật là cặn kẽ thấu đáo, kỹ càng hết mức !