Phần 5 - Chương 1
Tác giả: nhiều tác giả
Trước và sau chiến dịch vượt sông của quân giải phóng, Tưởng Giới Thạch đã bị hoàn toàn thất bại trên các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao; nhân tâm mất hết, quần chúng chống lại, người thân xa lìa. Ông cũng như Cánh buồm cô đơn giữa đêm tối, chao đảo, nghiêng ngả trong gió vùi mưa dập và sóng đẩy nước xô ở giữa biển cả mênh mông; sống hay chết chỉ còn trong nháy mắt. Chỉ cần có tàu chiến, máy bay thì nhất định có thể chạy thoát được ra Đài Loan .
Ngày 25 tháng 4 năm 1949 đối với Tưởng Giới Thạch mà nói, đó là một ngày mang tính chất lịch sử. Bởi vì ngày hôm đó, Tưởng Giới Thạch đã vĩnh viễn rời xa quê hương Khê Khẩu, thực sự bắt đầu một cuộc sinh nhai khốn khổ giữ lấy hòn đảo cô đơn như kẻ bị đi đày. Tuy Tưởng còn lưu lại đợi chờ một thời gian ở Thượng Hải, Châu Sơn. Sau khi tới Đài Loan, Tưởng cũng đã từng nhiều lần trở lại đại lục trước cuối năm năm đó, đã nhiều ngày ở Quảng Châu, Hạ Môn, Trùng Khánh, Thành Đô, Côn Minh kéo dài sự bịn rịn, để bố trí sự chống đối ngang ngạnh cuối cùng. Thế nhưng cũng từ lúc này trở đi, Tưởng đã hiểu rõ chỉ có xây dựng sự nghiệp ở Đài Loan. Còn kiên trì giữ Đông Nam, kiên trì giữ Tây Nam, đợi thời cơ phản công chỉ là những mộng tưởng mà mình hà hơi tiếp sức cho mình. Bởi vì ngày 23 tháng 4, binh đoàn 8 của Quân giải phóng đã chiếm lĩnh được Nam Kinh, nền thống trị suốt 22 năm của Tưởng Giới Thạch đã tuyên cáo diệt vong, cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc đã giành được thắng lợi trong toàn quốc. Tưởng Giới Thạch biết rằng chỉ dựa vào lực lượng của mình khó có thể xoay chuyển được trời đất, việc chờ thời cơ phản công của Tưởng chỉ là sự hy vọng nước Mỹ can thiệp vào hoặc là bùng nổ cuộc Đại chiến thé giới lần thứ ba.Tưởng Giới Thạch về đến Khê Khẩu Phụng Hóa Triết Giang vào ngày 22 tháng 1 năm 1949. Vào lúc 10 giờ sáng ngày hôm trước, Tưởng đã rút lui từ chức khỏi trách nhiệm Tổng thống của Chính phủ Quốc dân đảng Nam Kinh, 4 giờ chiều liền bay khỏi Nam Kinh, trước tiên trú ở Hàng Châu, sau chuyển về Khê Khẩu.Tưởng Giới Thạch vô cùng yêu qúy quê hương Khê Khẩu. Trong suốt hơn hai mươi năm thống trị đại lục, hầu như mỗi năm Tưởng đều trở về quê hương một hai lần, đặc biệt là mỗi lần từ chức, Tưởng đều luôn luôn trốn ở Khê Khẩu đóng vai một ẩn sĩ theo kiểu Đào Uyên Minh (ngôn ngữ Giang Nam) để tính toán việc Đông sơn tái khởi. Tưởng Giới Thạch còn viết những bài từ Ca vịnh Khê Khẩu, về sau đã được nhà đương cục Đài Loan quyết định làm giáo tài giảng văn bậc trung học. Đó là năm 1924, thời gian do Tưởng làm hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố về quê tảo mộ, sau khi xây dựng xong Lạc Đình, đích thân soạn ra Lạc đình ký, bắt chước làm theo kiểu Túy ông đình ký của Âu Dương Tu. Trong bài văn, Tưởng đã viết rằng:Vũ Lĩnh nhô cao, chín khúc suối Viêm,Sừng sững ngoài riềm, ngọn cao sáng tỏ,Cột trụ hiện ngang, giữa dòng nước đổ,Vạn núi nghiêng mình, ngưỡng mộ, nổi trôi !Cổ thụ trọc trời, vách cao dựng đứngDòng suối dưới chân, lững lờ nghiêng bóngCá lượn ngẩn ngơ, trúc thắm bên dòngTùng thắm trên không, bóng soi khe biếcNgọc ngà tinh khiết ...ngọn bút lung linh ...Trong bài ghi chép nhỏ này, Tưởng Giới Thạch tự ví mình như một cột trụ hiện ngang, giữa dòng nước đổ, muốn đem Khê Khẩu miêu tả một mảnh đất anh hào giáng thế, cảnh núi cao suối trong nay chỉ có trên trời mới có, ngầm ví mình như một Thiên Tử chân Long chuyển thế.Vứt bỏ những lời bình luận khoe khoang khoác loác coi trời bằng vung và những ngôn từ quá khích trong Lạc Đình ký này của Tưởng Giới Thạch đi, nói một cách khách quan, Khê Khẩu đúng là một nơi non xanh nước biếc của Giang Nam, đích thực là Tưởng Giới Thạch yêu mến quê hương của mình. Thế nhưng tình thế trở về của lần từ chức này khác trước, tự nhiên trong tâm trạng của Tưởng rất khổ sở. Khi Tưởng bước vào phòng ngủ trong Từ am cởi bộ áo khoác ngoài ra, nhìn thấy ở bên giường không còn chiếc giá áo liền quát gào ầm ỹ:
- Chiếc giá áo đâu rồi ? - Tên nhân viên hầu cận đành phải lập tức đi tìm. Khi ăn cơm, nhìn thấy thức ăn đưa đến là cơm gạo xay sát bằng máy gia công, lập tức sa sầm nét mặt, hạ lệnh trở về, bắt phải nấu cơm bằng gạo xay gia công bằng cối đá. Tưởng Giới Thạch là hiệu trưởng trường Vũ Lĩnh ở Khê Khẩu, Tống Mỹ Linh là trưởng ban quản trị của trường này. Ngôi trường này cũng là một công trình xây dựng kiểu mới mà Tưởng Giới Thạch đã xuất vốn ra trên 30 vạn đồng để xây dựng gọi là tạo phú cho quê hương. Ngày hôm nay trưởng ban giáo vụ trường Vũ Lĩnh là Thi Qúi Ngôn đã đặc biệt mua về hai con ba ba, sau khi nấu chín bưng đến mời Tưởng Giới Thạch dùng bữa. Chẳng ngờ Tưởng lập tức biến sắc nói:
- Bây giờ là lúc nào, sao ngươi lại mua thứ quý đắt như vậy cho ta ăn ? Ngươi có biết bao nhiêu tiền một cân ba ba không?
Chẳng thế mà những nhân viên làm việc ở bên cạnh Tưởng Giới Thạch nói, lần trở về này của Tưởng Giới Thạch, tính nóng bừng như lửa cháy không thứ gì cảm thấy thuận mắt cả. Mặc dù tâm tình Tưởng Giới Thạch rất khổ sở khó chịu, thế nhưng ngoài mặt vẫn phải làm ra vẻ văn chương, trên đại thể vẫn coi là được. Thứ nhất là trước tết Xuân, với danh nghĩa là vào Tông miếu mở cửa đền tế cáo tổ tiên, sau đó mở tiệc rượu, mời các cụ phụ lão ở trong họ tới dự. Trên thực tế đây là một bữa tiệc tiễn biệt, thế nhưng trong bữa tiệc Tưởng lại bàn tới việc xây dựng một số công nghiệp cỡ nhỏ ở Khê Khẩu, lại còn lợi dụng nước suối để phát điện, phải xây dựng Khê Khẩu trở thành một thị trấn điển hình kiểu mẫu, có công nghiệp cỡ nhỏ, lấy nông nghiệp làm chính.Thứ hai là ngày 28 tháng chạp âm lịch, Tưởng Giới Thạch làm một bữa cơm đêm cuối năm ở Khê Khẩu, viên quan huyện Phụng Hóa lúc đó là Chu Linh Quân với thân phận là Quan phụ mẫu được mời đến dự, còn có trưởng ban giáo vụ trường Vũ Lĩnh Thi Qúy Ngôn, Thu Giác Dân tham mưu quân sự phủ Tổng thống và vợ chồng Tưởng Kinh Quốc tổng cộng 10 người. Trong bữa cơm, Tưởng Giới Thạch nói tới phải xây dựng một chiếc cầu lớn ở Khê Khẩu, để cho xe ô tô có thể vào thẳng tới Am Pháp Hoa. Tống Mỹ Linh cũng nói tới phải xây dựng một nhà máy dệt lụa ở Khê Khẩu, khiến cho phụ nữ Khê Khẩu đều có cơ hội làm việc, hình như họ thật sự đặt thân sống ở thôn dã, không có chút lo lắng gì. Kỳ thực trong lòng họ đã hiểu rất rõ, những ngày ở đại lục không còn bao lâu nữa. Thứ ba là buổi tối ngày mồng một tháng giêng âm lịch, Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh tới lễ đường của trường Vũ Lĩnh cùng xem kinh kịch Tô tam khởi giải với nhân dân trong làng, với quang cảnh cùng vui vẻ với dân chúng trong lúc thái bình thịnh trị.Trên thực tế, Tưởng Giới Thạch vẫn luôn luôn chuẩn bị vĩnh biệt Khê Khẩu.Căn cứ vào hồi ức của người em họ Tưởng Giới Thạch là Vương Lương Mục (con thứ của Vương Hiền Cự), ngày 21 tháng 1 âm lịch (ngày 18-2- Dương lịch), Tưởng Giới Thạch dắt Tưởng Kinh Quốc cùng cháu trai cháu gái tới nhà bà ngoại ở Cát Trúc để tảo mộ thăm thân, trú ở đó một đêm, ngày hôm sau mới đi. Trong khi nói chuyện, Tưởng Giới Thạch nhiều lần căn dặn Vương Lương Mục: Em hãy tới Khê Khẩu, anh sẽ ở nhà chờ em !. Trước khi sắp bước lên kiệu ra đi, còn nhắc lại một lượt với Lương Mục. Vương Lương Mục nói:- Lần này anh trai đến rất khách khí, từ xưa chưa hề bao giờ bảo tôi đến chơi nhà anh ấy. Lúc đó tôi không lĩnh hội được ý tứ của anh. Mãi đến khi Tưởng rời khỏi Khê Khẩu, tôi mới biết được thì ra anh muốn tôi cùng đồng hành với anh !Sau hai ngày Tưởng Kinh Quốc cũng tới nhà bà ngoại của mình ở Nham Đầu để tảo mộ từ biệt người thân. Sau khi Tưởng Kinh Quốc tế lễ ở phần mộ ông ngoại bà ngoại xong, thì vào trong làng thăm viếng bà chị họ là Trương Định Căn, còn ở lại nhà bà ăn bữa cơm trưa. Trương Định Căn còn cho Tưởng Kinh Quốc một con gà trống lớn, một gói bánh Trường thọ và một số trứng gà, còn nói:- Kinh Quốc nè ! Mấy ngày nữa đã là ngày sinh lần thứ 40 của em. Chút quà này biểu thị một chút lòng thành của chị !Tưởng Kinh Quốc cung kính tiếp nhận món quà sinh nhật này, rồi nói với Trương Định Căn:- Chị ơi, chúng em sắp ra đi rồi, chị có thể cùng đi với chúng em đựơc không?Trương Định Căn hỏi:- Đi đâu hả em?Tưởng Kinh Quốc trả lời:- Chúng em tới đâu thì chị tới đó!Do vì Trương Định Căn không bỏ được gia đình mình, cuối cùng đã không đi theo họ.Ngày tết Thanh Minh hôm đó( ngày 5 tháng 4), Tưởng Giới Thạch đem vợ chồng Tưởng Kinh Quốc cùng cháu trai cháu gái tới núi Bạch Nham tế tảo phần mộ Tưởng mẫu. Trước phần mộ Tưởng cúi mình xuống vái, miệng lầm rầm cầu nguyện, nước mắt ngang tròng. Vái lậy xong, Tưởng luôn miệng căn dặn con cháu Hãy vái lạy nhiều hơn nữa ! Thế nhưng người vợ mang quốc tịch Nga của Tưởng Kinh Quốc không biết có phải vì nghe không rõ hay là vì sao, chỉ cúi xuống chào một lượt, Tưởng Giới Thạch nhìn thấy thế rất tức bực, trừng mắt nhìn, quở trách Người Nga không biết lễ phép. Tiếp đó, Tưởng lại bắt người em họ là Tưởng Chu Phong và người trong họ gánh đồ cúng, khiêng cả bàn cúng tới núi Đào Khanh để tế tảo phần mộ của Tưởng phụ.ở Khê Khẩu, Tưởng Giới Thạch còn làm một số việc nữa. Ngày 15 tháng 4 (tức 18 tháng 3 âm lịch) sau tết Thanh Minh là sinh nhật Tưởng Kinh Quốc 40 tuổi, Tưởng Giới Thạch vì việc này đã viết lên bốn chữ lớn Ngụ lý sư khí rồi làm thành tấm biển ngang treo ở trước hành lang Tưởng từ Báo Bản Đường. Tấm biển này có lời bạt nói rằng: Bài học đêm mỗi ngày, thầm đọc chương dưỡng khí của Mạnh Tử, suốt mười ba năm liền không gián cách, tự giác làm được điều này thì sẽ có lĩnh ngộ, thường dùng Ngụ lý sư khí tự ghi nhớ, đặc biệt dùng chữ ngụ trong ngụ lý để nhận thức sâu sắc thiết thực, sẽ dẫn tới niềm tự sung sướng, thế nhưng không dám nói cho người biết. Nay đã trải qua 40 lần sinh nhật, những chữ đặc biệt này dùng thể thay lời chúc riêng và mong muốn nó có thể xem xét thiết thực tới bản thân mình, tự cường đặc biệt, mà không phụ với lòng mong muốn. Xem ra thì Tưởng Giới Thạch cũng đang ngoảnh cổ nhìn lại và suy nghĩ về cuộc đời của mình.Những ngày ở Khê Khẩu này của Tưởng Giới Thạch, thực ra không hoàn toàn đắm chìm vào trong thương cảm của cá nhân và sự làm bộ làm tịch đối với họ hàng làng xóm quê hương cũ. Tưởng vẫn luôn luôn chú ý tới Nam Kinh, chú ý tới Trường Giang, chú ý tới tiền tuyến, vẫn chỉ huy điều động các sự vụ quân đội chính quyền ở những khu vực mà Quốc dân đảng còn khống chế. Đối với điểm này, trong ghi chép hồi ức của Lý Tông Nhân có viết:Để tiện việc khống chế mọi biện pháp quân sự chính trị ở các nơi trong toàn quốc, sau khi Tưởng tiên sinh trở về Khê Khẩu, liền cho xây dựng 7 trạm điện đài ở quê hương, để tùy ý chỉ huy. Tham mưu trưởng Cố Chúc Đồng, đối với việc điều động từng tên lính hoàn toàn phải nghe theo mệnh lệnh của Tưởng tiên sinh. Ngày 16 tháng 2, tại tổng thống phủ tôi cho sửa tiệc mời các nhân viên quân chính cao cấp còn ở lại Nam Kinh, có các vị Diêm Tích Sơn, Vu Hữu Nhiệm, Cư chính, Cố Chúc Đồng v.v.. Mọi người vừa mới ngồi vào bàn tiệc, một nhân viên hầu cận liền chạy tới báo cáo nói, Tưởng tiên sinh ở Khê Khẩu có điện thoại cho Cố tổng tham mưu trưởng. Cố Chúc Đồng đành phải đặt bát đũa xuống để đi nghe điện thoại. Lần gọi điện thoại này của Tưởng tiên sinh vốn trước tiên gọi tới Bộ quốc phòng, người trong bộ nói, hôm nay quyền tổng thống đãi khách, Tổng tham mưu trưởng hiện đang ăn cơm ở phủ Tổng thống. Tưởng tiên sinh liền ra lệnh đem điện thoại nối tới phủ tổng thống. Tối hôm ấy chúng tôi dùng bữa chưa xong mà Cố Chúc Đồng trước sau đã phải nhận ba lần điện thoại từ Khê Khẩu. Từ đây có thể nhìn thấy Tưởng tiên sinh đối với các sự việc chính trị quân sự lớn đã khống chế rất chặt chẽ, sự thực chẳng khác gì trước khi chưa từ chức. Thế nhưng tất thảy những điều mà tôi yêu cầu đối với tiên sinh, như các việc thả Trương Học Lương, Dương Hổ Thành và việc vận chuyển ngân phiếu từ Đài bắc về Kinh v.v... thì Tưởng tiên sinh thoái thác nói, người đã từ chức, không can dự vào việc quân quốc đại sự, đẩy hết trách nhiệm lên đầu Trần Thành. Thế nhưng những mệnh lệnh mà tôi trao cho Trần Thành, Tưởng lại gợi ý cho Trần Thành cứ để đó, không giải quyết.Bởi lẽ Tưởng Giới Thạch thân ở Khê Khẩu mà đã hiểu được rất rõ tình hình chính trị quân sự trong toàn quốc, sau khi Tết Thanh minh trôi qua, Tưởng biết rõ rằng những ngày lưu lại quê nhà không còn nhiều nữa. liền bắt đầu dẫn Tưởng Kinh Quốc v.v... đi thăm thú khắp mọi nơi sơn thủy của quê hương, để làm một cuộc tuần du mang tính chất cáo biệt, dấu chân của họ đã đặt khắp Am Liễu Đình, Chùa Di Đà, chùa Thiên Đồng, chùa Kim Nga ở Ninh Ba, Làng Lâu ải, Làng Sơn lĩnh ở Phụng Hóa v.v...Trong bài viết Những ngày cuối cùng ở Khê Khẩu của Tưởng Giới Thạch của Vương Thuấn Hễ đã nói: Bọn Tưởng Giới Thạch... ở Am Liễu Đình ngoại ô phía Nam Ninh Ba, đã tế tảo phần mộ tổ tiên họ Tưởng ở bên cạnh, rồi cho người quản Am Liễu Đình 500 đồng, căn dặn gìn giữ bảo quản phần mộ cho tốt. sau đó đi tới núi Tiểu Bàn ở phía đông Ninh Ba, đã tế tảo Thủy tổ họ Tưởng ở Khê Khẩu là Tưởng Ma Kha ở bên cạnh chùa Di Đà, đã cho hòa thượng Qủa Như chủ trì chùa Di Đà năm gánh gạo trắng, dặn dò hòa thượng thường xuyên cúng phụng hương hỏa. Sau đó lại tới Tam Lĩnh Phụng Hóa để vái lễ phần mộ tổ tông họ Tưởng. Căn cứ vào Tông phả họ Tưởng, họ Tưởng ở Khê Khẩu là từ Tam Lĩnh Phụng Hóa chuyển tới từ đời Nguyên. Cho nên, Tưởng Ma Kha tuy là thủy tổ phân chi này của Tưởng Giới Thạch, họ Tưởng ở Tam Lĩnh với Tưởng ở Khê Khẩu có duyên huyết rất gần. Lần này tới Tam Lĩnh, Tưởng Giới Thạch còn đem theo Tống Mỹ Lĩnh, vợ chồng Tưởng Kinh Quốc cùng với cháu trai cháu gái. Tưởng dẫn con cháu vào lạy phần mộ tổ tông, chụp ảnh cả nhà ở trước phần mộ, bước vào Từ đường lại vái lạy thần vị. Vị tộc trưởng họ Tưởng ở Tam Lĩnh so với Tưởng thì gọi ông là ông chú. Tộc trưởng nêu ra am Ma Kha ở Tam Lĩnh đã rất rách nát cũ kỹ, có nên tạo sửa lại không, ý muốn là để cho Tưởng Giới Thạch rút ví ra, lúc đó Tưởng luôn miệng đồng ý, thế nhưng còn lấy đâu ra thời gian nữa.Bước vào tháng 4, những ngày còn lại của Tưởng càng thêm khó chịu đựng, thế nhưng Tưởng vẫn đóng chốt ở Khê Khẩu, mong muốn cục thế có thể phát sinh ra những biến đổi mang tính chất hài kịch. Tưởng biết rằng quân giải phóng nhất định phải qua sông, thế nhưng lại hy vọng cuộc đàm phán Quốc Cộng do Lý Tông Nhân chủ trì có thể đạt thành hiệp nghị mỗi bên cai trị một bờ sông. Tưởng biết rằng bản thân mình đã bị người mỹ bỏ rơi rồi, thế nhưng vẫn ảo tưởng người Mỹ có thể ngăn cản được giải phóng quân vượt sông. Tối ngày 21 tháng 4, Tưởng Giới Thạch, Tưởng Kinh Quốc đang xem biểu diễn ở trong trường Vũ Lĩnh, Du Tế Thời vội vàng chạy vào báo cáo: Có điện thoại đường dài từ Nam Kinh tới. Tưởng Giới Thạch vừa nghe, liền ưỡn thẳng lưng biết là có sự việc trọng đại, ra hiệu cho Tưởng Kinh Quốc tới nhận điện thoại. Tưởng Kinh Quốc trở lại, ghé vào tai Tưởng Giới Thạch nói mấy câu, Tưởng vội vã bỏ về. Bỗng chốc hội trường trật tự hỗn loạn, cuộc biểu diễn phải ngừng lại. Thì ra qua điện thoại từ Nam Kinh, Tưởng Kinh Quốc được biết: Bắt đầu từ 20 giờ ngày 20 tháng 4 giải phóng quân bắt đầu qua sông, đột phá đoạn phòng tuyến của quân Quốc dân đảng từ Lỗ Cảng tới Đồng Lăng. Quân đội ở Tuy khu thứ 7 của Quốc dân đảng tuy nhiều lần phản kích, nhưng không thể ngăn chặn được. Ngày 21, giải phóng quân đã chiếm lĩnh Đồng Lăng, Phồn Xương, Thuận An v.v...Buổi chiều ngày 22 tháng 4, Tưởng Giới Thạch lại một lần nữa nhận được điện thoại từ Nam Kinh, phòng tuyến Trường Giang đã hoàn toàn bị phá vỡ. Ba tập đoàn lớn của Quân Giải phóng đều đã qua sông, bọn Cố Chúc Đồng đã dẫn quân đội Tổng rút lui, Tưởng Giới Thạch hạ lệnh cho Cố Chúc Đồng chỉ huy bộ đội từ phía Tây Vu Hồ rút lui theo hướng đường sắt Triết Cống; bộ đội từ phía Đông Vu Hồ và bộ đội từ phía Tây Thường Châu thì rút lui theo hướng Hàng châu; bộ đội từ phía Đông Thường Châu thì rút lui về hướng Thượng Hải, tổ chức lại phòng tuyến mới ở Đường Triết Cống và khu vực Thượng Hải. Thế nhưng, giờ cuối cùng của ngày 23, các thành phố Đôn Dương, Thường Châu, Vô Tích v.v... đều đã mất hết, đường sắt Ninh Hộ bị cắt đứt; điều quan trọng nhất là Nam Kinh, trung tâm chính trị của Quốc dân đảng đã bị quân giải phóng chiếm lĩnh. Tưởng Giới Thạch nhận được tin, lặng lẽ chẳng nói được câu nào, mãi sau, dặn dò Du Tế Thời:
- Chuẩn bị tốt thuyền bè, ngày mai rời khỏi Khê Khẩu.
Buổi sáng ngày 25 tháng 4, đầu tiên Tưởng Giới Thạch dẫn cả nhà tới từ biệt phần mộ của Tưởng mẫu, sau đó bước lên đỉnh núi Bạch Nham; Nhật ký ngày hôm đó Tưởng Kinh Quốc viết: Phóng tầm mắt nhìn khắp bốn phía, thấy suối thấy núi mà nghẹn ngào chẳng nói lên lời, tuy chưa chứa chan dòng lệ, nhưng đau đớn vô cùng, khó có lời nào tả hết. Vốn muốn lại tới Phong Cảo phòng nhìn lại một lần cuối, nhưng con tim không chịu đựng nổi; lại muốn tới từ biệt các cụ phụ lão trong làng, trong lòng lại càng không dám. Nhìn thấy họ, nhưng chẳng có cách nào dẫn họ cùng đi, lòng càng lưu luyến bịn rịn khôn nguôi. Cuối cùng đành phải chẳng từ mà biệt, không khí trĩu nặng u buồn, lòng càng tăng thêm phần đau đớn.... Khê Khẩu là nơi đặt phần mộ tổ tông, ngày này phải bỏ mà đi, lòng càng sót xa, không có ngòi bút nào có thể hình dung được một phần vạn...Từ trên núi Bạch Nham bước xuống, cha con và những người trong nhà họ Tưởng cùng bọn tùy tùng ngồi lên con thuyền qua suối Viêm tới Khê Nam. Hai cha con chậm bước đi dạo trên bờ đê Tân Thiết Khê Nam, sau đó dừng lại rất lâu nhìn lại sang bên bờ quê cũ bên kia, tựa hồ như họ vô cùng luyến tiếc cuộc ly biệt này.Như trên đã nói, trong vòng hơn hai chục năm, từ sau khi Tưởng Giới Thạch bỏ quê ra đi, mỗi năm Tưởng đều trở lại quê hương một hai lần, hoặc là Tết Thanh Minh, hoặc là sinh nhật của mình. Hai lần từ chức trước Tưởng cũng đều ở ẩn tại Khê Khẩu. Thế nhưng nhìn chung toàn bộ lịch sử, lần từ chức thứ ba trở về quê là một lần chờ đợi dài nhất ở Khê Khẩu. Trong thời gian này Tưởng đã từng dắt con cháu đi du chơi khắp các nơi danh lam thắng cảnh của Khê Khẩu, như Đình Phi Tuyết, Đài Tiêu phiền, Động Phục Hổ, Đầm Tam ẩn, còn có cảnh xem cá. Bích Đầm, sóng ấm Vũ Linh, thác nước Thiên trượng nham v.v... Ngoài mặt thì có vẻ du nhàn nhìn mây ngắm hạc, nhưng trong lòng thì tràn đầy bi lụy thống thiết. Tưởng biết rằng từ biệt lần này, trong những năm còn sống tiếp theo sẽ khó có ngày trở lại. Mặc dù có thuyết nói 30 năm ở Hà Đông, 30 năm ở Hà Tây, Tưởng đã là một ông lão tuổi quá lục tuần, thượng Đế hay bất kỳ một Đế nào khác có thể đem lại cho Tưởng đầy đủ thời gian được hay không? Cho nên lúc ly biệt Khê Khẩu, Tưởng Giới Thạch không thể không đau buồn bịn rịn.Sau khi Tưởng Giới Thạch và mọi người bước lên xe từ Vũ Lĩnh Môn Khê Nam qua thành Huyện Phụng Hóa lao về phía Ninh Hải. Hơn hai giờ chiều họ xuống biển từ làng Tây Lư huyện Ninh Hải, bước lên quân hạm mang tên Thái Khang, từ đây ra đi để không bao giờ trở lại.