Chương 10
Tác giả: QUỲNH DAO
Bây giờ là mùa hạ.
Những cuộc du ngoạn trở thành thường xuyên với sự tham gia của đám bạn bè. Đi bơi thuyền ở hồ Bích Đầm, hái bông sen tươi ăn hột ngay trên thuyền, trong những cuộc chèo đua xa bao giờ cũng đứng nhất. Có lần tôi đòi chàng cho tập chèo thuyền, mong ngóng thế nào mà chiếc thuyền xoay tròn lật úp cả tôi lẫn chàng ướt nhẹp, mặt mày lấm lem như hai chú cá sấu con nhưng vẫn nhìn nhau cười tươi. Cảm tưởng của tôi là bùn không đến nỗi hôi lắm! Khiết Anh đồng ý.
Leo núi cũng là trò vui thích, mặc dù hơi sợ một tí, hì hục mãi mới lên tới đỉnh. Trong lúc tôi đang mệt nhừ ngồi bóp chân thở dốc ở vách đá thì Khiết Anh đang đứng chống nạnh bên vỉa đá nhìn xuống chặng đường rậm rạp bên dưới. Bóng dáng chàng in bạt hồn nền trời thật kiêu hùng, mái tóc bị gió núi hất ngược về phía sau như bốn con tượng mã đang phi, chiếc khăn đỏ cột hờ trên cổ tung bay phần phật. Khiết Anh quay lại nhìn tôi cười nói, đôi tay đưa lên làm loa gọi tên tôi, vách núi đồng vọng vang vang. Ngồi sang dưới gốc thạch tùng ngắm cảnh bầu trời đỏ rực với đường viền chân mây vàng chói. Bất giác hai câu thơ cổ lại hiện ra.
Thành sơn giậu tỏa
Kỷ độ tịch dương hồ ngũ.
Ngọn núi này đã bao lần trông ngóng cảnh. Tịch dương hay hàng bóng rũ cũ vẫn còn xanh ngát, hoàng hôn đỏ rực mãi mãi. Tình yêu chúng tôi có được bền vững vĩnh cửu không?
- Phương Kỳ! Anh sẽ yêu em trọn đời.
Khuôn mặt của Khiết Anh nhuộm đỏ nắng chiều, như một vị thần lửa uy dũng. Bị hình ảnh của chàng chinh phục, ngã vào lòng chàng như giàn hoa phong kia nương tựa vách núi.
- Khiết Anh! Em cũng yêu anh và không bao giờ vơi cạn. Đỉnh núi ơi, hãy đặt những lời họa thề của chúng tôi vào lòng đá và giữ kỹ nhé!
Trở về với đại dương xanh, những niềm vui không hề vơi bớt. Bùn vẫn bơi lội trong làn nước biển như đôi hình ngủ. Từng đợt sóng ngoài khơi ùa vào hồn qua đầu môi lại rút ra. Nước biển lùa vào miệng mặn chát dễ sợ, tuy thế vẫn ôm nhau cười khanh khách. Lang thang trên bãi cát mịn màng, thủy triều lên đồng hóa sạch bao vết tinh, trìm những vỏ ốc tí hon làm vòng đeo tay như những tiên nữ hải đảo. Bốn chân trên cát, giọng chàng bị gió thổi lan đi, khiến tôi buồn thoáng nghĩ đến sự mong manh. Chiều vẫn gào thét ầm ĩ, sóng vẫn nhấp nhô tung các bọt trắng loang ra các ghềnh đá ngăn. Phi bão vẫn ưỡn ngực chặn từng luồng cát mù trời. Từ muôn thuở những loài dơi hay cá bay lơ lửng trên mặt đất sơ khai đến bây giờ biển vẫn còn sống trường cửu như vậy, ước gì tình yêu biết biến như biển, có nghe thấy lời nguyện ước của tôi không?
Như hai đứa trẻ mê mải trong trò chơi tuổi dại, chúng tôi mơ màng dệt mộng tương lai. Nằm trong gốc táo, trang nhã trúc, chàng lơ đễnh nhìn những trái táo sai trĩu cành.
- Phương Kỳ! Chúng ta sẽ thành hôn và sẽ có con có cháu sống bên nhau đến đầu bạc răng long, lúc về già anh sẽ dẫn các cháu chắt ra thăm vườn, sẽ kể cho chúng nó nghe ngày xưa ông nội chúng yêu bà nội chúng thế nào?
Mặt tôi đỏ bừng như trái táo chính, tôi cười khúc khích:
- Đúng là không biết ngượng không sợ con cháu nó cười cho à?
Chàng phớt tỉnh:
- Ăn nhằm gì? Miễn bà nội nó không cười là được rồi.
Gió vắng để hương sen tươi mát của mùa hạ, nhắm mắt lại, trái tim căng phồng trong gió và nắng, gió vu vuột làm mỏ những trái chín lác đác vọng hồn. Tôi giật mình mở mắt.
Khiết Anh đang hiu hiu ngủ, mái tóc dính mấy sợi trên trán của chàng bê bối. Tôi khẽ nhổm dậy tìm cọng rơm ngoáy mũi chàng. Khiết Anh bị nhột mở mắt, chàng nhổm dậy chụp lấy tay tôi đưa lên miệng cắn. Tôi vừa hét vang vừa rút tay lại. Chàng ngậm ngón tay út của tôi trong miệng ậm ự.
- Coi chừng anh ăn thịt bây giờ cô bé nghịch ngợm.
Tôi chả sợ, vì chàng có là sư tử đâu? Chúng tôi thoát ra gốc cây đuổi rượt: Tôi nhặt những trái vụn ném vào người chàng. Khiết Anh nhướn mình qua. Tôi không tránh kịp thành kẻ bại trận. Khiết Anh xoa đầu làm mái tóc tôi rối tung lên:
- Em nghịch ngợm như con sóc thế này làm sao mai mốt anh dạy cho được? Phá quá trời.
Gối đầu lên tay chàng tôi dõi nhìn lên bầu trời xanh, những đám mây mềm muội bị gió thổi tan tác thành nhiều hình thù. Tôi mỉm cười vô tư vì tính chàng đâu dễ dàng biến đổi như phù vân. Tiếng hát chàng êm như mây ru vào giấc ngủ. Trong cơn mơ tôi thấy mình biến thành một sợi lông vũ trắng tinh bay phất phơ theo chiều gió. Khiết Anh đuổi theo định bắt lấy nhưng tôi cứ nhởn nhơ vờn mãi để trêu ghẹo chàng. Không biết tại sao cuối cùng tôi lại nằm chặt trong tay chàng. Cảm giác phiêu diễn của cánh lông tơ mềm mại chợt tan biến, tôi phát giác Khiết Anh hôn tôi trong giấc ngủ.
- Phương Kỳ! Người yêu bé nhỏ của anh hãy ngủ yên trong tay anh mãi mãi em cưng nhé!
Tôi không còn muốn dậy xin hãy ngủ an lòng trong tình yêu.
Trong những giờ phút tìm về thiên nhiên. Chúng tôi lại trở về với nếp sống vui tươi của thành phố.
Đi bộ, hòa nhạc, xem kịch, đi xuồng, đánh vũ cầu trong vườn hoa nhỏ của chàng. Những tối họp mặt thân hữu ở nhà Bội Tần. Tiếng đàn của chàng ngân vang trong như tiếng suối chảy, tình yêu thật là hoàn hảo và trọn đời này không có những bộ mặt vô duyên thích xía vào chuyện người khác.
Một tối chủ nhật Khiết Anh hẹn tôi ở rạp Lan Bình nghe ban nhạc của chàng trình diễn. Xui xẻo làm sao, chiếc răng hàm của tôi phát nhức dữ dội làm tôi không thể đi được. Hai viên thuốc, cơn đau đã dịu thì cũng trễ hẹn. Tôi ngồi ở chiếc ghế dài ngoài phòng khách ôm chiếc gối thơ thẩn. Cha và dì Hoa đều đi vắng. Tôi đang hát nho nhỏ một bản khúc quen của Khiết Anh bỗng có tiếng gõ cửa. Nghĩ là chàng tôi quẳng gối phóng ra. Đó lại là Hứa Kim, lão đã xuất hiện chẳng biết lúc nào, một khối thất vọng vĩ đại, không ai mời lão, khua chân bước vào đại trong nhà ngồi xuống chiếc ghế mây làm nó muốn nổ ra. Đôi môi dày tạp vanh ra, mắt nhíp lại giọng cười hềnh hệch:
- Tôi đếm tìm Hoa có chút việc, bà Hoa có ở nhà không cô Kỳ?
- Dì Hoa đi vắng chẳng biết bao giờ mới về.
Lão đã xua tay:
- Ồ! Không sao tôi chờ được mà, có cô Kỳ ở nhà thì tôi chờ bao giờ cũng được.
Biết làm sao để trục xuất khối thịt này ra khỏi nhà. Tôi sầm mặt ngồi xuống ghế như cũ, phớt lờ chẳng thèm mời lão uống nước.
- Hình như cô không được khỏe?
Tôi miễn cưỡng đáp:
- Vâng! Tôi đau răng.
- À! Vậy để tôi đưa Kỳ đi nha sĩ nhé!
- Cảm ơn! Tôi không đến nỗi, vả lại nghĩ cái răng chẳng có gì khó chịu.
- Có! Có nhiều sự khó chịu hơn thế nữa.
Tôi nhấn mạnh:
- Chẳng hạn phải ngồi nói chuyện với người mình không muốn được gặp phải không? Thưa ông.
Lão ta vẫn chẳng hiểu:
- Có sao? Tôi định tới gặp bà Hoa thật, nhưng nói chuyện với Phương Kỳ càng thích thú hơn chứ có gì khó chịu đâu?
Tôi tựa cánh tay trên đầu gối.
- Thế à! Nhưng tôi chẳng biết chuyện gì để nói.
- Với người đẹp như Phương Kỳ thì chuyện gì cũng có.
Nghe lão trổ tài tán tỉnh tôi bất giác muốn cười lơi lả, cười điên dại, người trước mặt đây là lần đầu tiên tôi cười sặc sụa. Bộ không ai không thấu tài của hắn mất độ vui nhỉ và cười loang lổ. Môi bệch bạc, tay mặt nhỏ giống hệt khúc lạp xưởng cáo trợn, tóc bạc, thân mình béo mập phục phịch. Trông chiếc áo xẻ cổ ngắn tay quá sặc sỡ màu đỏ có điểm đốm trắng trông lão ta chẳng khác nào một cây nấm lửa mập lùn. Ai đã can đảm làm vợ bé của lão già này, đồng tiền quả là có sức mạnh toàn năng. Thấy tôi nhìn, lão tưởng tôi có tình cảm nồng hậu với lão lắm nên mở lời:
- Phương Kỳ! Lâu ngày gặp lại thấy cô đẹp hẳn ra! ờ! Nhiều khi tôi đến muốn gặp riêng Kỳ nhưng ít khi nào có dịp. Không biết bà Hoa có nói gì Kỳ không?
- Không nói gì cả!
Đôi mày sâu róm dựng lên.
- Thế... bà Hoa chẳng lẽ không cho Kỳ biết tôi vốn có lòng đặc biệt muốn chuyển Kỳ sao?
Lời miễn cưỡng:
- Vậy ư! Nhưng liệu bà nhà biết được có làm phiền ông không?
Hứa Kim như tất cả những người chồng sợ vợ vội lên mặt vén bộ râu quặm.
- Ối chà, bà nhà tôi chẳng khi nào rày la gì cả. Bà ấy tối ngày chỉ lo ngồi sòng bài không thôi, ai làm vợ tôi chẳng khỏi phây phẩy, chẳng hề động gì đến móng tay hết đó Kỳ. Tôi là kẻ có phúc mà cũng làm ăn đàng hoàng đứng đắn, công ty của tôi độ này cũng phát đạt, tuy nhiên tháng này không hiểu sao gà bị bệnh dịch chết nhiều quá tôi phải cho đóng hộp hỏa lò. Vậy chứ thầy bói bảo tôi có sao hỉ tài chiếu mạng, dù có gặp xui một chút nhưng không sao. Cuối năm không chừng có tin vui...
Nghe lão thao thao bất tuyệt mà tôi ngán đến cổ, thật chán mớ đời! Hứa Kim lại hỏi:
- Phương Kỳ! Có thích coi bói không?
- Không!
- Ủa? Tôi nghe các cô gái mới lớn lên đa số đều thích coi bói toán xem ông chồng tương lai của mình. Tôi cũng biết coi chỉ tay, tôi coi cho Kỳ nhé?
Chưa hết lời lão đã chụp lấy bàn tay tôi, chưa kịp phản công, thì cánh cửa chợt mở. Khiết Anh đứng trước ngưỡng cửa hai tay thọc sâu trong túi quần, thấy cảnh đó chàng tái mặt:
- Phương Kỳ?
Tôi giật tay Hứa Kim chạy bay ra.
- Khiết Anh!
Chàng tránh qua một bên.
- Sao? Tôi đến không đúng lúc chứ gì?
- Khiết Anh! Anh lầm rồi.
- Lầm! Có phải cô cho tôi là đồ ngu, đồ ngốc phải không? Rất tiếc tôi chưa mù.
Tôi nắm tay chàng, Khiết Anh gạt ra.
- Khiết Anh...!
Hứa Kim xông tới.
- Cậu không được vô lễ bất lịch sự với đàn bà như vậy nghe chưa?
Chàng cười khẩy:
- Phương Kỳ! Ông bạn giàu của em thật khéo nịnh đầm! Nhưng thưa ông đây không phải là chốn để cho ông bày trò sàm sỡ đó đâu. Ông đi ngay cho!
Hứa Kim đỏ mặt tía tai.
- Chú mày dám đuổi tao? Chú mày lấy quyền gì chứ! Trong nhà này chỉ có cô Phương Kỳ có quyền thôi, chú mày có biết tao là gì của Phương Kỳ không?
Khiết Anh nói sừng sộ khinh khỉnh:
- Là gì không biết, tôi chỉ nói ông là hạng già dê vô liêm sỉ!
Hứa Kim hầm hầm nhìn chàng, lão ta chỉ đứng đến vai Khiết Anh nên phải nghiển cổ như chú gà cồ.
- Mày dám chửi tao à, đồ nhóc con.
Lão sấn sổ như muốn ăn thua đủ. Khiết Anh cũng lầm lì săn tay áo. Tôi nhăn mặt:
- Bộ anh định đánh nhau ở đây sao?
- Cô lo cho sức khỏe của ông bạn già này phải không?
- Thôi mà, anh trọng người tuổi tác một chút không được sao? Ông Hứa! Dì tôi không có nhà, tôi không rảnh để tiếp chuyện ông, ông về đi.
Hứa Kim đi ra cửa hăm he.
- Đừng vội đắc ý, coi mày có giữ được Phương Kỳ không cho biết.
Khiết Anh chưa hết giận chàng ngó theo lão già lẩm bẩm rủa mấy tiếng, tôi kéo tay áo chàng xuống.
- Ông ta về rồi, còn làm gì hung dữ vậy?
Chàng hầm hừ:
- Em còn có thể điềm nhiên được sao? Nhìn bộ mặt tươi tắn của em, anh muốn tát quá!
Tôi giậm chân:
- Anh... anh, anh! Được rồi đó anh tát đi.
Tôi vênh mặt, Khiết Anh đưa cao tay nhưng rồi lại buông xuống, chàng không đánh nổi tôi đành trừng mắt lấy uy dọa nạt.
- Nãy giờ em nói chuyện gì với lão?
- Chuyện gì mặc tôi.
- Đừng nói tỉnh nữa Kỳ, hai người nói chuyện âu yếm thân mật lắm kia mà.
- Anh không tin thì còn hỏi làm gì?
- Không phải không tin nhưng mà anh... ghen quá!
- Đừng ghen ẩu nữa anh!
Chàng đi qua đi lại bằng những gót giày bực bội.
- Phương Kỳ! Anh biết em đang vui lắm vì đã mê hoặc được bao nhiêu người, nhìn người ta đánh nhau vì em, em thích lắm chứ gì?
- Sao anh cứ thích nói bậy không vậy?
Chàng gằn giọng:
- Nói cho anh biết, tại sao em không đi dự trình diễn?
- Em đau răng.
Chàng xì dài.
- Anh biết! Anh biết cả nguyên nhân chứng đau răng của em, con vi trùng lây bịnh đó lúc nãy ngồi gần bên em mà, một con vi trùng to và dơ bẩn hơn bất cứ loại vi trùng nào trên đời.
- Anh đừng nghi ngờ tàm xàm!
Chàng hừ một tiếng:
- Nghi ngờ tàm xàm! Vừa nhảy xuống khỏi sân khấu là dông lại đây ngay.
- Tới để làm gì?
- Tới để thấy em với lão già nắm tay nắm chân nhau cười cợt!
- Dì Hoa vắng nhà...
- Dì Hoa vắng nhà mà em dám tiếp lão một mình. Không rảnh để nói chuyện! Khi rảnh sẽ nói chuyện nhiều hơn chứ gì?
Tôi bắt đầu nóng mũi trước thái độ cố chấp của chàng.
- Anh nói vậy mà cũng nghe được sao?
Chàng ngần ngừ quát:
- Có phải em vẫn thường gặp lão lúc vắng anh, em là gì của lão?
Tôi tức đến ói máu hét lên:
- Anh coi tôi là hạng người gì mà nói câu đó?
- Hạng người gì tùy em hiểu.
Đặt tay lên nắm cửa chàng dằn mạnh.
- Những gì tôi thấy đêm nay thật đẹp mặt! Chào em nhé, tôi về đây không làm phiền em nữa đâu.
Tôi nghe giọng mình đanh hẳn:
- Về đi! Và nhớ đóng cửa lại giùm.
Chàng sầm cửa. Tiếng sầm vọng lên cùng sự đổ vỡ của lòng tôi. Uông Khiết Anh là con người nhiệt thành trong tình yêu nhưng tự ái của chàng cũng rất cao...
Chàng không đến nhà tôi vài ngày sau đó. Tôi ngồi cả ngày bên cửa sổ ấm ức trong nỗi giận đầy hồn. Tức anh quá! Ngu ơi là ngu! Giận hờn rồi cũng chẳng được bao lâu, sự cứng rắn tự nhiên phân hủy chỉ còn nhớ! Nhớ và nhớ! Lòng ngập hình bóng chàng mênh mông như nước sông Hương. Khiết Anh! Anh quên mất em rồi phải không?
Bội Tần bước vào với chiếc rope, mùa hè, những đóa hoa nhiệt đới, nó ngạc nhiên:
- Chim Uyên đâu mà để chim Ương buồn như thế này?
- Tao giận Khiết Anh rồi!
Tôi gục đầu lên gối khóc rấm rứt. Bội Tần thở dài:
- Chuyện gì mà giận vậy? Tụi bay sao rắc rối như phương trình vi phân, tao với Giang Triết có giận nhau bao giờ đâu.
Vừa khóc vừa kể lể, nghe xong Bội Tần nói với vẻ chín chắn:
- Nhưng đúng ra anh ấy cũng chẳng đáng trách. Nếu tao ở địa vị anh ấy tao cũng nhảy đong đỏng lên cho mày xem.
- Mày cũng về phe với anh ấy nữa?
- Thôi được, tao tìm Khiết Anh bắt phải tới xin lỗi mày, chịu chưa?
Tôi nói một cách quyết liệt.
- Dù Khiết Anh có tới xin lỗi tao cũng nhất định không thèm nhìn mặt, không nói một câu nào cả.
- Thế à! Tao hy vọng mày giữ được lời hứa!
Tôi có giữ được lời hứa không? Buổi chiều Khiết Anh tìm tới. Tôi đang ngồi ngóng ra cửa sổ lập tức xoay mặt vào trong vách. Khiết Anh đã đến sau lưng giọng nhỏ và ngọt:
- Phương Kỳ! Đến lúc chúng ta hòa nhau rồi nhé!
Tôi vẫn im lìm, bàn tay chàng đưa ra, giọng chàng buồn buồn:
- Vẫn còn giận anh sao? Nhất định không chịu nhìn anh phải không?
Tiếp tục im lặng để trừng phạt chàng. Khiết Anh đặt hai tay lên vai tôi, tôi hất ra, chàng thở một hơi dài.
- Nếu em muốn dứt khoát thì cũng đành vậy! Anh về.
Có tiếng cánh cửa mở rồi khép lại sau lưng. Trời! Tim tôi như bị hất chỗ dựa rơi xuống, vùng dậy tôi hốt hoảng.
- Khiết Anh! Anh đi thật sao? Em... em...
Lời chưa dứt tôi đã ngừng ngay lại. Thật quê, chàng đang đứng dựa cửa sổ nụ cười hòa bình dễ thương.
- Anh biết mà! Làm sao em giận anh cho được!
Tôi hết còn đóng kịch nổi, khoảng cách mấy ngày qua lại bị xóa tan. Chàng ôm lấy tấm thân nhỏ bé, cọ mũi vào má tôi.
- Đừng giận anh nữa nghe em! Anh không bao giờ dám ghen ẩu nữa đâu, mấy ngày qua đã làm anh sợ quá rồi!
Giận hờn như trò đùa trẻ con làm tình yêu thêm mạnh nồng, nhưng khổ thay hết chàng ghen đến phiên tôi ghen với Ánh Tuyết.
Cuối mùa hạ khi chúng tôi nhập học trở lại, Khiết Anh đột nhiên mất tích chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Đồng thời Ánh Tuyết bỏ học đi đâu không biết! Bao nhiêu nguồn tin tung ra trong trường. Có người bảo gặp hai người đi chơi ở Đài Nam. Giáng Thu lại còn rêu rao khắp trường: Chính mắt trông thấy họ đi Cao Hùng với nhau. Mọi người đều nhìn tôi bằng vẻ thương hại: một con bé bị đá rơi, tội thật. Tôi không chịu nổi những ánh mắt giả tạo đó, nhưng chính tôi cũng chẳng biết Khiết Anh đi đâu. Bà Lâm cũng không hơn gì tôi, còn gọi điện thoại cho các rạp hát, họ đều trả lời không thấy bóng chàng đâu.
Gần nửa tháng sống trong tâm trạng hoài nghi, lo lắng ghen tương, tôi như phát khùng. Rồi Khiết Anh đột nhiên trở về như từ trên trời rơi xuống, chàng ra vào như cơn gió lốc, bế bổng tôi lên quay một vòng. Chàng vừa cúi xuống tôi xô mạnh.
- Sao anh không đi luôn đi? Về làm chi nữa?
Chàng vẫn cười như một kẻ vô tư nhất đời:
- Nhớ em quá!
Tôi nhăn mặt:
- Nham nhở!
Chàng nhún vai:
- Bộ không được nhớ em sao?
- Thôi đi anh, đừng có giả vờ nữa. Nửa tháng nay anh đi đâu?
- Qua Nữu Ước! Em không biết à?
- Có ai thèm nói gì với tôi đâu?
- Sao lạ vậy? Anh vội quá không kịp gặp em nên nhờ dì Hoa nhắn lại với em mà! Mẹ bị bệnh nhắn anh qua gấp, anh nhận được điện tín là đi ngay bằng chuyến phi cơ tối, thành ra không kịp từ giã em.
Tôi mừng rỡ:
- Có chuyện đó ư? Mẹ bị bệnh hả? Đã bớt chưa anh?
- Mẹ bị áp huyết cao đột ngột nhưng bây giờ đã khỏe rồi. Tuy vậy bác sĩ dặn đừng để mẹ gặp xúc động mạnh áp huyết có thể gây nguy hiểm trở lại. Anh còn có một tin mừng này cho em.
- Khoan đã anh! Làm ơn giải thích tại sao người ta bảo anh đi Cao Hùng với Ánh Tuyết? Họ trông thấy anh rõ ràng mà.
Chàng ngạc nhiên:
- Đi chơi với Ánh Tuyết? Em cũng tin lời đồn đãi sao Phương Kỳ?
- Không biết! Nhiều khi lời đồn đãi cũng đáng tin.
Khiết Anh nổi giận:
- Em nghi anh nói láo để lừa em? Hừ! Đi chơi với Ánh Tuyết? Trong lúc anh lo âu cho bệnh mẹ, thì ở bên này em tha hồ vẽ hươu vẽ vượn về chuyến đi của anh. Em tưởng anh cần phải bịa chuyện cho em tin? Được rồi, anh sẽ làm sáng tỏ ra vụ này, em ráng mà chờ!
Chàng đùng đùng bỏ đi. Lần này đến phiên tôi là kẻ xuống nước trước. Tìm đến nhà chàng bấm chuông tôi tư lự thề là không khi nào dại dột nghe miệng người đời đồn nữa. Nghi nan quả là con sâu đáng sợ ăn rỗng cánh hoa hồng tình ái. Bà Lâm đón tôi với một chút bất ổn:
- Cô Phương Kỳ! Cậu Khiết Anh đang ở ngoài vườn.
Tôi vội vã bước đi.
- Cám ơn bà nhé!
Băng qua con đường rải sỏi, vừa đến gần khóm hoa hồng. Một nụ cười, giọng nói trong như thủy tinh chợt vang lên: Vương Ánh Tuyết. Tôi đứng lại, môi bậm lại run run. Đây là lời minh xác của chàng. Thiên hạ! Thiên hạ thật sáng suốt trong khi tôi như loài ốc sên không có mắt, chàng nói gì cũng mù quáng tin theo. Thật ngu!
Dựa người vào thân cây lớn, trước mặt là cây cọ Thái Lan xòe rộng và mấy bụi cảnh um tùm, tuy vậy qua khe lá tôi cũng nhìn thấy quang cảnh trước mắt. Khiết Anh ngồi nơi chiếc ghế xếp, chàng ngả lưng trên ghế thật nhàn nhã. Chiếc bàn nhỏ với hai ly nước trái cây, ghế xích đu kê gần đó. Ánh Tuyết với chiếc áo khoét cổ sâu nhún nhảy lại gần chàng, bàn tay nàng vung vẩy một cành hồng đỏ thắm, chẳng ai để ý tới sự có mặt thừa thãi của tôi.
Ánh Tuyết chìa tay trước mặt Khiết Anh nũng nịu:
- Khiết Anh! Tay em bị gai đâm chảy máu rồi này, anh có biết cách cấp cứu không?
Khiết Anh ngồi thẳng lên, chàng lẳng lặng cầm tay nàng hồi lâu rồi nói:
- Đáng lẽ Ánh Tuyết không nên đùa với gai để khỏi chảy máu.
Ánh Tuyết thoáng vẻ bẽ bàng nhưng lại cười:
- Anh định để tay em chảy hết máu sao? Nếu biết sự đau thương cũng là một cái thú, em muốn tận hưởng nó.
- Nhưng tốt hơn là cô đừng bắt người khác phải hưởng chung với cô.
- Anh nói vậy là sao?
Khiết Anh buông tay nàng.
- Ai đã nói với Phương Kỳ tôi cùng Ánh Tuyết đi Cao Hùng?
Nàng ngửa cổ cười:
- Chuyện đó thôi à! Phương Kỳ ghen chứ gì? Vậy mà em cứ tưởng anh là con người cao ngạo nhất đời này chứ!
- Tôi chưa hề tưởng mình là người cao ngạo, tại sao Ánh Tuyết lại có ý nghĩ đó?
Ánh Tuyết bứt từng cánh hồng ném xuống đất, giọng nàng ai oán:
- Khiết Anh! Anh có nhớ lần đầu gặp em trong sân giữa vườn không? Anh đã hái tặng em một đóa hồng tay anh bị gai cào xước vẫn không hề nhăn mặt. Em không quên hình ảnh đó và em luôn tự hỏi sao hoa hồng lại nhiều gai đến thế? Bây giờ em mới rõ tình yêu đâm vào mình còn nhiều hơn gai hoa hồng. Anh thừa biết em không phải con gái nghèo hèn hay xấu xí. Bao nhiêu kẻ đeo đuổi em đều vất vào sọt rác, chẳng đoái hoài. Trong khi đó anh biết em yêu anh mà vẫn bình thản điềm nhiên. Anh không phải con người cao ngạo thì còn gì nữa?
- Ánh Tuyết!
- Đừng gọi tên em làm gì? Em rất ghét những lời an ủi anh sắp nói - Nàng chợt cười khanh khách - Còn về vụ đi Cao Hùng em đã nhờ người tung tin đó đấy, có sao không? Ước gì Phương Kỳ nổi ghen lên đứt mạch máu mà chết thì hay biết mấy.
- Ánh Tuyết nói gì kỳ vậy?
- Gì mà kỳ? Cô ta là tình địch của em kia mà. Em sẽ tìm cách khuấy cho hôi, không để cho hai người bình yên hưởng hạnh phúc đâu.
- Làm nữ thần phá hoại có gì thích thú? Ánh Tuyết cười trên sự đau khổ của kẻ khác à!
- Đó là vì không ai biết đến sự đau khổ của em.
Khiết Anh lộ vẻ ngờ vực:
- Đau khổ? Cô mà cũng biết đau khổ?
Ánh Tuyết ném cành hồng trụi cánh xuống đất, mắt nàng gợi lên oán hận:
- Bộ anh tưởng tim tôi bằng hợp kim hay cao su nhân tạo sao mà không biết súc động? Anh mới là người thích cười trên sự đau khổ của người khác. Tại sao gương mặt anh khả ái quá mà lòng dạ lại vô tình như vậy? Cả anh và con bé đó đều đáng hận! Nó đã cướp giựt người tình của tôi mà tôi đành khoanh tay chịu lép à? Tôi chưa chịu thua con bé hồ ly đó đâu.
- Ánh Tuyết, cô dùng ngôn từ có vẻ không đẹp đó.
Nàng nhìn chàng bằng đôi mắt si mê.
- Khiết Anh! Anh còn nhớ những kỷ niệm thân mật của chúng ta không? Anh đã hôn em bao nhiêu lần, đã nói với em những lời gì anh nhớ chứ? Tại sao bây giờ anh lại lạnh nhạt với em? Vì đâu? Vì một con bé từ đâu nhảy vào phá đám, nó có hơn gì em? Đẹp hơn em không? Nó dễ dãi với anh chứ gì? Đây, em sẵn sàng đặt mình cho anh, anh thích gì em cũng chìu anh hết! Bỏ rơi Phương Kỳ đi, nó là kẻ đến sau, anh phải là của em chứ không phải của nó.
Nàng gieo mình vào lòng chàng cuồng say. Khiết Anh thoáng bối rối, chàng gỡ tay thở dài:
- Đừng làm vậy Ánh Tuyết, giữa chúng ta chưa có gì liên quan. Tôi yêu Phương Kỳ, nhớ dùm tôi điều đó!
Nàng hôn bừa lên mặt chàng.
- Quên Phương Kỳ đi! Quên con tinh nhỏ đó đi! Em yêu anh! Anh còn chờ gì mà không nói yêu em? Em là của anh tất cả đây, yêu em đi.
Mắt chợt nhòa đi. Tôi cúi đầu lặng lẽ đi tới một băng đá thấp ngồi bó gối, ngắt một nhánh lá vò nát trong tay, tôi còn đợi gì mà chưa chịu rút lui?
Khiết Anh lớn tiếng:
- Tỉnh lại đi Ánh Tuyết! Cô điên rồi!
Tiếng Ánh Tuyết rít lên:
- Anh vẫn không chịu quên nó! Đồ gàn! Đồ điên khùng ngu ngốc! - Nàng lại bù lu bù loa - Con bé đó nó mang dòng máu ăn cướp trong người, nó cướp đoạt anh của tôi. Nó là giống tồi bại.
- Im đi! Cô đừng bắt tôi phải hành động bất lịch sự. Không ai có quyền nói xấu người yêu tôi cả.
- Anh yêu nó? Tại sao anh yêu nó mà không yêu tôi? Trả lời đi Khiết Anh, trả lời cho tôi biết.
Ánh Tuyết gào lên tự ái của con người quen được nuông chìu khi bị va chạm quả là dữ dội. Lòng tôi nhói đau từng cơn. Khiết Anh tại sao chúng tôi lại phải tranh giành chàng mãi? Tiếng khóc của Ánh Tuyết nhỏ dần.
Khiết Anh bước ra nhìn thấy tôi chàng sững người:
- Phương Kỳ! Em tới bao giờ?
Tôi dịu dàng:
- Em vừa tới, Khiết Anh em đến để xin lỗi anh...
Khiết Anh ngắt lời:
- Phương Kỳ, chỉ cần em hiểu anh là đủ.
Tay trong tay nhau, bỗng nhiên tôi cảm thấy hoàn toàn an ổn. Tôi vững vàng, Khiết Anh sẽ mãi mãi là của tôi. Ánh mắt vừa dòm chạm phải tia nhìn rắn độc của Ánh Tuyết, nàng chậm rãi nói:
- Phương Kỳ! Ráng mà giữ cho chắc tình yêu, tôi sẽ làm cho hai người ăn không ngon, ngủ không yên. Nhớ lấy!
Trời đã vào thu, mấy hôm nay không khí thu buồn man mác, ngoài trời lại đổ một cơn mưa dầm xám nhạt làm mọi tư tưởng yêu đời đều bay biến. Ôm con búp bê tóc vàng trong lòng, tôi tẩn mẩn vuốt lại nếp váy phùng, đôi mắt nó to tròn xanh biếc thật vô tư, ước gì tôi cũng được vô tư như nó.
Khiết Anh ngồi trong chiếc ghế bành, chàng đang cúi xuống lật một xấp nhạc mới. Tôi ngồi dưới chân chàng ngước mắt ngắm nghía khuôn mặt dễ thương. Khiết Anh liệng xấp nhạc lên bàn, chàng nhìn đôi mắt mở to đen láy của tôi với vẻ thất vọng:
- Em nhìn anh làm gì vậy? Chẳng chịu để cho người ta làm việc gì hết trơn.
Tôi vẫn nhìn chàng lẩm bẩm:
- Khiết Anh! Em đang muốn làm nữ quỷ Hedura để biến anh thành đá xanh.
Chàng bật cười:
- Chi vậy?
- Cho chẳng ai thèm tranh giành anh nữa hết.
- Ngu! Em luôn luôn có những ý nghĩ lạ đời!
Chàng vuốt má tôi âu yếm. Tôi lúc lắc đuôi tóc như hai chiếc sừng nhỏ, cố xua những tư tưởng không vui. Không hiểu sao tôi linh cảm cuộc tình mình bắt đầu sóng gió. Ngoài trời mây xám đang vây u ám, ngoài khơi mùa này sắp có bão to. Những giọt mưa rơi lách tách bên mái ngói, chảy róc rách trong lòng ống máng. Chán đời làm sao?
- Hôm nay sao mặt nhăn như bịnh vậy cưng? Tụi mình đánh cờ đi.
Chàng dỗ dành, tôi đặt con búp bê lên bàn, với lấy túi đựng quân cờ đổ ra sàn nhà. Trong lúc chàng sắp bàn cờ, tôi xuống bếp lục lạo múc lên hai chén tàu hũ nóng. Thông thường chúng tôi ăn thua bằng cách nhéo lỗ tai. Khiết Anh phần nhiều là kẻ thắng cuộc, chàng lại là tên đại gian ác nên hay mạnh tay khiến vành tai tôi đỏ ửng lên. Trong lúc đó nếu tôi may mắn thắng được, tôi lại chẳng nỡ xuống tay tàn nhẫn, thế có ngốc không chớ?
Hôm nay tôi không được vui nên chẳng có chút chú tâm vào bàn cờ, do đó trong khoảng khắc đã bị chiếu tướng. Khiết Anh lắc đầu cười cười:
- Hôm nay phải đổi hình phạt mới được, xem ra em hết sợ nhéo lỗ tai rồi.
- Không được, anh chưa giao mà.
- Kẻ thắng trận có toàn quyền biết chưa?
- Anh đúng là quân Mông Cổ!
Đang giằng co bỗng có tiếng gõ cửa. Tôi khoái chí đứng ngay dậy chạy ra trong lúc Khiết Anh tức cành hông. Cửa vừa mở, người khách mới đến với chiếc dù đen, áo mưa rộng, làm tôi bất ngờ không ít. Chu Uyển Uyển! Sắc mặt Uyển Uyển thật lạ, cô ta chẳng chú ý đến tôi, khó chịu nhìn Khiết Anh. Chàng cũng ngạc nhiên không kém. Uyển Uyển lên tiếng, giọng chẳng mấy thiện cảm:
- Anh đấy à? Tôi lại đằng nhà anh, nhưng bà người làm chỉ lại đây.
- Có chuyện gì cần vậy Uyển Uyển?
- Đương nhiên là cần! Tôi có làm mất thì giờ của hai người không? - Uyển Uyển hạ chiếc dù xoay xoay cho nước chảy xuống ngưỡng cửa nhìn chúng tôi với vẻ thù ghét, cô ta dằn từng tiếng - Cho hai người biết: Vương Ánh Tuyết đã tự tử rồi!
- Hả?
Cả Khiết Anh lẫn tôi đều điếng người:
- Ánh Tuyết tự tử?
Uyển Uyển chua ngoa:
- Sao? Hai người vừa lòng chưa? Ánh Tuyết đã vì hai người mà tìm cái chết đó!
Khiết Anh như bị nghẹn chàng lẩm bẩm:
- Tự tử rồi sao? Cô ấy liều quá vậy?
- Một kẻ bị cướp đoạt tình yêu không nên sống nữa. Ánh Tuyết đã để thư tuyệt vọng như vầy: Tôi là kẻ cướp đoạt? Tôi là tên sát nhân?
- Không! Không! - Khiết Anh nhìn tôi, ánh mắt ray rứt - Phương Kỳ! Ánh Tuyết chết rồi, đó có phải là lỗi của chúng tay không? Chúng ta có giết nàng không em?
Uyển Uyển xì một tiếng:
- Bộ anh thích nó chết lắm hả?
Khiết Anh xúc động:
- Vậy là Ánh Tuyết chưa chết! Uyển Uyển đừng úp mở với tôi nữa, Ánh Tuyết có sao không?
- Nó uống hết một ống thuốc an thần nhưng may người nhà hay kịp chở đi cứu chữa, hiện tại chưa biết tính mạng nó ra sao, vì bác sĩ chưa cho vào. Anh có muốn tới thăm nó không?
Khiết Anh gấp rút:
- Sao lại không? Uyển Uyển, nằm ở đâu vậy?
- Dưỡng chương an phúc, tôi đưa anh đến đó nhé!
Tôi bước tới:
- Khiết Anh, cho em đi với.
Chàng nhìn tôi ngần ngừ:
- Thôi ở nhà đi Phương Kỳ! Có gì anh điện thoại cho em.
Chuyện gì đã xảy ra? Ánh Tuyết đã chết hay là...?
Tôi không dám nghĩ nữa lặng lẽ trao áo mưa cho chàng. Khiết Anh đã đi ra cùng Chu Uyển Uyển. Tôi trở vào ngồi xuống bên bàn cờ bị phá tan hoang. Ván cờ mới được bày ra, ai sẽ là người thắng cuộc? Lòng ngổn ngang trăm mối. Ánh Tuyết! Ánh Tuyết! Có phải nàng đã yêu Khiết Anh quá độ và không muốn sống khi đã mất chàng? Nhặt những quân cờ vô tri bỏ vào túi như cũ, tôi đến bên bàn ngồi nhìn chiếc máy điện thoại một cách vô thức. Tiếng chuông điện thoại sẽ trả lời những thắc mắc trong tôi. Tại sao lâu quá điện thoại không reo thế này?
Như người ở trên đám hoa hồng, tôi xốn xang qua lại bên điện thoại không yên. Điện thoại vừa reo là chụp ngay lấy. Không phải Khiết Anh, vẫn giọng nói hằn học của Chu Uyển Uyển:
- A lô! Phương Kỳ đó hả? Tình trạng của Ánh Tuyết vẫn còn nguy kịch, bằng nếu nó có hề gì thì chính cô là thủ phạm giết người không gươm giáo.
Ống nghe rơi xuống. Lời Ánh Tuyết lại rõ mồn một bên tai: Tôi sẽ làm cho hai người ăn không ngon, ngủ không yên, nhớ lấy!
Cách trả thù của nàng thật thâm độc. Làm sao chúng tôi có thể hạnh phúc bình yên khi bóng dáng nàng mãi mãi là cái vong hồn bất an theo đuổi suốt đời? Rót cho mình một ly nước lạnh để làm dịu bớt sự nôn nóng. Tôi suy nghĩ một lát rồi nhấc ống nói lên gọi thẳng đến nhà Vương Ánh Tuyết, một giọng đàn bà, có lẽ là người làm cho hay cả gia đình lên bệnh viện để chờ tin Ánh Tuyết, sự nghiêm trọng ấy làm tôi lo quýnh lên, phải chăng mọi níu kéo không giữ nàng lại cõi đời này được?
Điện thoại lại reo. Lần này là giọng nói lo âu của Bội Tần:
- Phương Kỳ! Mày biết tin Ánh Tuyết chưa? Uyển Uyển vừa cho tao hay.
- Bội Tần, Ánh Tuyết ra sao?
- Tỉnh rồi, không còn nguy hiểm nữa. Tao cũng vừa chạy tới bệnh viện đây. Hiện giờ Khiết Anh đang ở trong phòng với nó. Kỳ này, theo mọi người xầm xì thì vụ tự tử của Ánh Tuyết có liên quan trọng đại đến Khiết Anh, mày coi chừng đó!
Đặt ống điện thoại lên bàn, tôi bắt đầu chờ đợi. Tại sao chàng không chịu gọi điện thoại về cho tôi? Uông Khiết Anh, tôi lo cho cái bản tính thích che chở của phái mạnh tiến ẩu trong con người chàng quá. Trước mắt cô gái đang vì chàng mà chết như vậy liệu chàng có mềm lòng rồi... rồi yêu nàng không? Có thể lắm! Và đến lúc đó, không lẽ tôi lại biến thành kẻ thứ hai tự tử vì chàng?
Tôi ngồi sững bên chiếc máy điện thoại, tay xoay xoay chiếc vòng đá ở cổ tay trái một cách vô vị. Mặc dù cha và dì Hoa lục vấn, tôi chẳng còn tâm trí đâu mà giải thích. Chiều xuống rồi đêm đến, vẫn chẳng có tăm hơi gì cả. Đêm trằn trọc trôi qua, tôi gục đầu trên cánh tay ngủ thiếp đi trong giấc mơ vẫn chờ đợi, chàng không gọi tôi, không một lời nhắn gọi. Giờ này họ đang làm gì với nhau? Khiết Anh! Khiết Anh! Tôi mòn mỏi gọi tên chàng. Khiết Anh! Khiết Anh!
Giấc ngủ nặng nề tan đi, tôi mở mắt giữa màu hồng chói lọt của ánh nắng, nắng xuyên qua cửa sổ bao phủ lấy người tôi. Tôi đã ngủ yên trong nắng chẳng biết trong bao lâu, dụi mắt nhìn ra cửa sổ. Khiết Anh đã có mặt nơi đây tự bao giờ. Chàng đang đứng tựa khung cửa ra vào, mặt mày khó đăm đăm. Điếu thuốc trên tay chỉ còn một mẩu nhỏ, sắp cháy xém vào ngón tay mà chàng vẫn tỏ vẻ chẳng lưu tâm. Nhìn làn khói xanh một hồi, Khiết Anh búng mẩu tàn qua cửa ra ngoài, chàng quay lại nhìn tôi gắt:
- Em làm gì mà không chịu đi ngủ cho đàng hoàng chứ? Lúc nãy cha mới chặn đầu anh tra gạn xem anh có làm lỗi gì với em không kìa.
Bực mình quá! Chờ chàng suốt đêm để nghe những lời này. Tôi tức đến phát khóc. Khiết Anh đến trước mặt tôi, nhìn thấy tôi rơm rớm nước mắt, chàng cau có:
- Em lại định khóc nữa à? Đàn bà sao lắm nước mắt quá vậy? Toàn nước mắt giả tạo, tôi phát ngấy lên rồi!
Mới một đêm chàng đã thay đổi như thế này sao? Khuôn mặt như trời sắp nổi giông, nụ cười thường nhất đã mất hút. Tôi nhắm mắt đưa tay gạt giọt lệ long lanh trên mi. Thái độ nhịn nhục không phản kháng của tôi có lẽ làm chàng tội nghiệp.
Thở một hơi dài như trút đổ bao ưu tư, chàng ôn hòa nói:
- Đừng khóc nữa em, nhìn anh này.
Tôi mở to đôi mắt ướt lệ, khuôn mặt chàng mệt mỏi, chầm chậm lau nước mắt cho tôi, chàng trầm giọng:
- Anh nóng quá phải không? Nhưng em nên thông cảm cho anh, anh đang gặp chuyện phiền phức, đừng gây thêm bận tâm cho anh nữa nhé!
Chàng hừ khẽ một tiếng, ngồi xuống cạnh tôi, lấy một điếu thuốc lá định hút. Tôi lo lắng giữ tay chàng:
- Chuyện gì vậy anh?
Khiết Anh ngẩng lên cười gằn:
- Em có biết hôm qua tới nay người ta gọi anh là gì không? Một thằng sở khanh vô trách nhiệm vô lương tâm. Lá thư tuyệt mạng để lại, Ánh Tuyết viết những gì em đoán nổi không? Nàng đã có thai với anh và bị anh bỏ rơi nên đành quyên sinh. Hậu quả của những lời vu khống đó đã làm anh điên lên suốt ngày hôm qua. Mọi người xúm lại chê trách anh. Cha mẹ cô ta thì chửi là đồ đểu giả khốn nạn, anh phải chịu hoàn toàn về cái chết của Ánh Tuyết, nhưng vị tiểu thư ấy có chết đâu? Không ai tự tử mà lại để đồng hồ báo thức reo inh ỏi trên bàn cả. Cô ta chỉ muốn làm nư với cha mẹ một chút chứ đời nào dám chết thực sự, nhưng ít ra nàng cũng thành công ở chỗ làm anh mất mặt với nhiều người.
Khiết Anh chưa hết giận, chàng bóp mạnh tay tôi:
- Đến hồi tỉnh dậy Ánh Tuyết lại còn khóc lóc như mưa, nàng thú nhận làm vậy là vì yêu anh. Một tình yêu ích kỷ, độc đoán thật! Anh đã minh xác với nhiều người: cô gái ấy chẳng có dính dáng gì cả? Bây giờ chắc cô nàng đang nhỏ những giọt nước mắt cá sấu nhưng bảo đảm là không dám tự tử làm cha mẹ mất mặt nữa đâu.
Chàng thở ra, bật lửa lên châm thuốc hút dáng vẻ bơ phờ. Chiếc áo nhăn nếp làm lòng tôi chùng xuống, xoa nhẹ lên trán chàng như để xoa vết nhăn kháu khỉnh. Tôi nhu mì nói:
- Thôi anh đừng giận nữa anh, chuyện đã qua rồi. Anh mệt lắm phải không? Em lấy nước nóng cho anh rửa mặt rồi pha café nhé?
Khiết Anh liệng điếu thuốc mới hút xuống sàn nhà. Chàng vuốt cánh tay tôi:
- Phương Kỳ, em đúng là suối khoáng tuyền làm người ta quên phiền muộn. Anh không mệt lắm đâu, anh biết đêm qua em không ngủ được nên sáng nay mới dậy trễ như vậy . Em lo lắng nhiều lắm chứ gì?
Tôi chớp mắt:
- Em sợ anh không trở lại với em nữa.
- Khùng quá đi! Anh không khi nào bỏ rơi em cả.
Vòng tay chàng ôm lấy ngang lưng tôi, đôi mắt đen đỏ thoáng hiện nét cười, nhìn tôi hồi lâu rồi chàng nhỏ giọng:
- Phương Kỳ! Ánh Tuyết muốn quấy phá chúng ta, anh sẽ cho cô ta mở mắt ra. Chúng mình lấy nhau bây giờ nhé, không đợi đến khi em tốt nghiệp nữa, chịu không?
Tôi tròn mắt ờ khẽ một tiếng. Thật bất ngờ! Cắn móng tay út, tôi suy nghĩ. Khiết Anh vẫn thiết tha:
- Bằng lòng không em?
- Em không phản đối, nhưng mà… chúng ta chưa cho cha mẹ biết điều gì hết mà! Cha em thì không kể, nhưng còn mẹ anh?
- Mẹ anh đã được anh cho biết về em trong chuyến đi lần trước. Mẹ bằng lòng chấp nhận em làm dâu của mẹ, bây giờ chỉ cần nhắn mẹ sang đây đứng ra làm Lễ Thành Hôn là xong. Chúng ta sẽ Đính Hôn trước một tuần rồi sau đó làm đám cưới được không Kỳ?
Tôi bẽn lẽn:
- Dạ, tùy anh, em… em không biết gì hết.
Khiết Anh cười:
- Phương Kỳ! Em nhắn Bội Tần sửa soạn mua quà đi nhé! Chúng ta sắp sửa kết hôn.
Đám cưới!Tôi sắp thành vợ chàng sao? Hồi hộp quá! Nếu Ánh Tuyết biết hành động của nàng khiến chúng tôi lấy nhau sớm hơn, nàng có hối hận không? Tội nghiệp nàng, tình yêu đã thành tuyệt vọng rồi. Nỗi thương hại Ánh Tuyết không được bao lâu, tôi còn phải bận tâm đến những việc khác, những công việc lặt vặt nhưng có tầm quan trọng đáng kể. Như đôi chim ríu rít xây tổ ấm, tôi cùng Khiết Anh lo bàn tới đám cưới nay mai. Bội Tần được tin khoái chí reo lên:
- Phương Kỳ! Mày yên chí đi, tao sẽ giúp mày một tay.
Nó cười láu lỉnh:
- Giúp mày một tay trong việc tiêu thụ đồ ăn của tiệc cưới.
Tôi phì cười:
- Mày vẫn tham ăn, không sợ Giang Triết cười cho ư?
- Sức mấy.
Cha trước sự nô nức của chúng tôi cũng như trẻ lại. Tôi chọn cho cha bộ đồ vía để dành mặc khi đón tiếp mẹ Khiết Anh. Lại còn bộ râu kiểu cướp biển của ông nữa. Tôi cũng dụ khị ông xén bớt cho đỡ dữ tợn. Nhìn ông mặc thử quần áo mới tôi nháy mắt với Khiết Anh:
- Anh xem kìa, cha em cũng đẹp trai ghê chứ?!
- Dĩ nhiên rồi, như vậy cha mới có một cô con gái xinh đẹp thế này.
- Hừ!
Chỉ duy có Dì Hoa là không mấy thích mặc dù Khiết Anh cũng mua tặng cho bà khá nhiều quà cáp. Tôi không hiểu bà bất bình có phải lý do tại tôi đã bạc đãi lão già Hứa Kim không? Thôi mặc kệ , tôi đang vui đây, Hứa Kim, Vương Ánh Tuyết, tất cả hãy ngủ yên trong quá khứ. Lá thư mẹ chàng gửi sang cho biết ba hôm nữa sẽ sang Đài Loan. Cầm lá thư trong tay tôi do dự hỏi Khiết Anh:
- Anh có cho mẹ biết thành tích của cha em không?
- Anh đã trình bày hoàn cảnh của em, thành thật mà nói lúc đầu mẹ cũng không chấp thuận ngay, nhưng anh nói riết mẹ cũng ngã lòng. Vì hạnh phúc của anh mà mẹ không tị hiềm vấn đề môn đăng hộ đối nữa. Em đừng lo, mẹ sẽ thương em ngay vì em dễ thương như thế này, ai mà ghét cho nỗi.
Tôi cong môi:
- Anh thích nịnh em quá vậy? Có này lỗ mũi em sẽ phồng to như cái bắp cải mất.
Trời mùa thu nắng vàng màu mật ong, tôi và chàng tíu tít đi sắm đồ cưới, đồ trang hoàng cho căn nhà tương lai. Tôi vốn là đứa bé chẳng biết gì về nghệ thuật trang hoàng nhà cửa, lại phải đi mua một lô sách về chúi mũi vào nghiên cứu. Chàng nhìn thấy tôi siêng năng như vậy cũng phải bật cười:
- Cô vợ ngoan ngoãn của tôi ơi! Bây giờ hết là lúc em nghiên cứu Romeo và Juliette của Shakespeare rồi chứ gì?
Bỏ Shakespeare và các vị thánh hiền qua một bên, tôi chẳng chú ý gì đến bài vở nữa. Hạnh phúc theo vòng luân vũ của địa cầu mỗi ngày lại gần chúng tôi hơn. Chàng đưa tôi đi thử áo cưới, chiếc áo dài lướt thướt màu trắng tinh, có những vạt kim tuyến chạy dài từ hai bên vai xuống tận gót chân, tôi mặc thử loại hàng nhẹ như bọt sóng rủ xuống làm tôi có cảm giác mình nhẹ như cánh chim loan. Khiết Anh nhìn tôi kinh ngạc:
- Phương Kỳ! Em đẹp làm sao chứ, vừa lộng lẫy, vừa trinh bạch như tuyết trắng.
Chàng đặt vương miện bạc với mãnh khăn voan mỏng tanh lên tóc tôi. Nhìn đuôi áo dài lê thê tôi nói với chàng:
- Khiết Anh! Vạt áo giống như chiếc đuôi ánh sáng của sao chổi quá!
Nhìn nhau qua lớp voan trắng, hôn nhân sao dễ thương quá đi thôi! Ngày quan trọng đã tới, mẹ chàng đã đáp chuyến phi cơ ba giờ chiều đến Đài Bắc. Khiết Anh đến nhà, chàng lôi tôi vào trong phòng:
- Phương Kỳ! Lát nữa anh sẽ ra phi trường đón mẹ đưa tới đây, em trang điểm nhanh đi để còn đón mẹ nữa chứ!
Chàng ấn tôi ngồi xuống ghế rồi chống tay vào càm ngồi ngắm tôi làm tôi phát ngượng, tôi đẩy chàng quay đi:
- Anh nhìn em như vầy ai mà trang điểm gì cho nổi?
Chàng nhăn mũi:
- Đến trang điểm mà không cho anh nhìn nữa à!
- Ừ...
- Được rồi, anh sẽ nhắm mắt lại.
Tôi đang nghiêng đầu xem chàng có ăn gian không thì Khiết Anh lại mở mắt, chàng chụp lấy cây viết chì than:
- Để anh kẻ lông mày cho em nhé!
- Không!
Tôi hét, giựt cây viết bỏ xuống bàn. Lợi dụng lúc tôi sơ hở chàng hôn lên má tôi. Tôi cầm ngay miếng bông phấn quẹt lên mặt chàng một vệt dài màu hồng. Khiết Anh lấy tay lau, chàng cười:
- Anh có phải nàng dâu ra mắt mẹ chồng đâu mà mất công đánh phấn.
Tôi háy chàng một cái, quay đi thoa một lớp phấn nhẹ lên mặt. Khiết Anh lừng khừng nói:
- Đáng lẽ em không cần đánh phấn cũng được, mặt em đã mịn như phấn hồng rồi.
Tôi lắc đầu đôi má hồng hây hây:
- Anh coi phải chậm phấn nữa không?
Chàng nựng nịu chiếc cằm thon:
- Thôi đừng giỡn nữa, chúng ta lớn cả rồi mà. Anh sắp là dự bị tân lang cần phải nghiêm túc mới được.
Luận điệu của chàng làm tôi nín cười không nổi. Cứ kiểu này chẳng biết đến bao giờ chúng tôi mới có thể tiếp đón mẹ chàng được nữa đây. Khiết Anh đứng dậy, chàng vừa huýt sáo bài đêm tân hôn vừa đi ra cửa:
- Anh đi đón mẹ đây.
Còn mình tôi lăng xăng với niềm vui xen lẫn phập phồng lo ngại. Mẹ chàng là người thế nào? Bà có dễ dàng chấp nhận con bé như tôi không? Cha nhìn tôi bằng ánh mắt hoài niệm, ông chép miệng:
- Hai mươi lăm năm trước mẹ con cũng là hình ảnh của con, bây giờ phải chi mẹ con còn sống ôi...ôi...
Cuộc hôn nhân của mẹ là bi thảm, nhưng tôi sẽ chẳng bao giờ bị khổ như mẹ cả, nắm tay cha tôi an ủi:
- Cha đừng buồn, nếu mẹ biết con đang hạnh phúc linh hồn mẹ cũng ngậm cười nơi chín suối.
Cha vuốt mặt thở ra:
- Họ đã tới rồi!
Quả nhiên tiếng xe ngừng trước cổng, tôi luống cuống thu hết can đảm để ra mắt bà mẹ chồng sang cả của tôi.
Đúng như ấn tượng từ trước, mẹ chàng là một thiếu phụ trung niên có dáng dấp cao quí lạ lùng. Nét mặt thanh nhã vẫn còn lưu giữ vẻ đẹp của tuổi hoa niên ẩn hiện vẻ trầm ẩn khiêm tĩnh. Cả con người của bà như toát ra một uy quyền tuyệt đối khiến người ta phải nể sợ. Đây là con người giàu nghị lực, không chùn bước trước những chướng ngại của cuộc đời, vì vậy mà bà điều khiển được cả một cơ nghiệp sau khi chồng chết. Bất giác tôi sinh lòng tôn kính bà vô cùng. Bà phục sức rất đơn giản, chiếc áo bằng nhung đen, tóc bới cao gài một chiếc trâm màu huyền, ngoài ra bà không mang một chút nữ trang nào cả.
Khiết Anh giới thiệu bà với cha tôi, có lẽ quen nếp sống lâu năm ở nước ngoài bà chỉ đưa bàn tay có đeo găng màu đen cho cha tôi bắt, cái nghiêng đầu của bà vừa trang trọng vừa nhã nhặn. Cha cũng nhìn bà không chớp, hình ảnh của bà như bị sức mạnh tăng trong người bà chi phối. Khiết Anh nắm lấy tay tôi trước mặt mẹ, chàng lễ phép chẳng khác nào chú bé lên năm.
- Thưa mẹ, đây là Phương Kỳ.
Bà đặt tay lên vai tôi, nụ cười ấm và đĩnh đạc:
- Cháu xinh quá! Thảo nào Khiết Anh không tán dương hết lời.
Má tôi phớt hồng, cố tạo vẻ đoan trang hiền thục, tôi cúi đầu chào bà. Ngước mặt lên: Đôi mắt có chiều sâu của bà đang nhìn tôi chăm chú, tôi bất giác ngẩn ra nhìn bà với vẻ thành kính. Bà mỉm cười:
- Tôi có lạ gì không mà cháu nhìn mãi thế?
Tôi chưa kịp đáp thì bất ngờ cha đã nặng nề bước tới xô hẳn tôi sang một bên. Còn ngơ ngác trước thái độ bất lịch sự đó. Cha đã chỉ thẳng tay vào mặt mẹ chàng. Ông rít lên, giọng chất chứa oán hờn:
- Cô không có gì lạ hết, vẫn bộ mặt này, giọng lưỡi này! Nhược Lan! Tôi đã tìm cô khắp chốn, hai mươi mấy năm nay tôi chỉ chờ một ngày gặp lại con người phản bội này! Trời không phụ tôi. Nhược Lan! Trời không phụ tôi mà.
Nhược Lan! Nhược Lan! Mẹ chồng của tôi là Nhược Lan. Không, cha lầm rồi! Đây là bà Trương Nhã An kia mà. Tôi run lên nhìn mẹ chàng. Bà cũng nhìn cha, đôi môi khẽ rung động. Cầu trời đó là một lời đính chính. Nhưng không, câu trả lời là cả một xác nhận phũ phàng.
- Phương Nhất Gia! Anh thay đổi khác nhiều quá! Tôi vẫn hy vọng có người trùng tên, không ngờ trời đất khiến xui cho chúng ta gặp lại.
Trong đầu tôi nổ ra một tiếng sấm lớn: Giông tố! Giông tố đã ập đến rồi. Tôi hốt hoảng hét to:
- Khiết Anh! Thế nghĩa là gì hở?
Chàng cũng thất sắc:
- Phương Kỳ! Anh... anh làm sao hiểu được. Tại sao lại có chuyện trớ trêu này? Tại sao? Ai xui khiến cho mối tình xưa đội mồ sống dậy? Bóng ma dĩ vãng đã hiện ra.
Tôi bám chặt tay Khiết Anh. Tay tôi lạnh ngắt, tay chàng cũng đẫm mồ hôi. Chúng tôi như hai khán giả, linh hồn chứng minh vở kịch đang diễn do chính cha mẹ chúng tôi đóng. Mắt cha bây giờ là ánh mắt loài mãnh sư khát máu:
- Nhược Lan! Nhược Lan! Mối thù xưa đã đến ngày thanh toán. Hôm nay thì đừng hòng sống mà ra khỏi nơi đây.
Nhược Lan vẫn bình tĩnh:
- Nhất Gia! Anh không nên xúc động, câu chuyện cũ đã lâu rồi. Đầu của chúng ta đã điểm bạc, thù hận nhau làm gì?
- Không thù hận nữa à? Ha! Ha! Kẻ nói được lời đó là kẻ không từng tán gia bại sản chỉ vì con đàn bà trắc nết và một thằng bạn phản bội.
Nhược Lan nghiêm sắc mặt:
- Anh đừng dùng những danh từ khó nghe đó nữa, chúng ta đều có con lớn cả rồi! Chẳng lẽ để chúng cười vào mặt bọn già mà chưa nên nết.
Cha nhìn tôi, ông quay sang nhìn Nhược Lan trừng trừng:
- Được, bây giờ chúng ta nói chuyện thong thả đã. Nhược Lan, gần ba mươi năm nay cô trốn đâu mất dạng?
- Chúng tôi ở Hoa Kỳ để tránh sự lùng kiếm của gia đình. Chúng tôi xuống một chiếc tàu buôn rời đại lục ngay hôm đó. Tôi và Khải Viên bắt đầu thay tên tuổi để bắt đầu cuộc sống mới. Vì anh cũng biết bên Mỹ kiều bào cũng không thiếu nên gặp anh hùng quê quán cũng khá nhiều phiền phức, vì sự cách biệt đó mà tôi không biết gì về anh cả. Tôi ngỡ là anh đã xây dựng được một cuộc sống gia đình êm ấm như anh vẫn thường ao ước.
Cha cắt ngang lời lẽ ôn tồn của bà Nhược Lan:
- Gia đình êm ấm? Ha! Ha! Bao nhiêu năm trời cô xoa dịu cái mặc cảm phản bội bằng tư tưởng đó ư? Gia đình tôi êm ấm ra sao cô biết không? Gia tài khánh kiệt, cha mẹ tôi lìa đời vì cô trong uất ức, vợ tôi cũng vì cô mà ôm hận chết đi, tất cả mọi bất hạnh đều do cô gây ra cả. Nhược Lan, may mà thằng chó chết ấy chết trước, nếu không tôi sẽ moi gan nó ra. Đồ chó hoang phản chủ!
Khiết Anh như bị điện giật trong lúc mẹ chàng cũng xám mặt:
- Ông không được xúc phạm đến chồng tôi!
- Cô kính phục nó đến thế đó à? Ba mươi năm nay vì sự kính phục này cô đã bỏ chồng trốn đi theo thằng trở mặt đó phải không?
Khuôn mặt trang nghiêm của bà tím lại:
- Xem ra chúng ta không thể nói chuyện được trong hòa kính. Còn ông tiếp tục chửi mắng người đã chết tôi buộc lòng phải nói.
Cha ngó người tình cũ chằm chằm, mắt ông có những tia sáng kỳ dị:
- Nhược Lan, tôi vẫn thắc mắc không hiểu được tại sao bà có hành động như vậy?
- Tại vì Khải Viên tạo cho tôi một lòng khâm phục, còn anh thì không. Anh ấy là con người có tài, có trí, còn ông là con người chỉ biết bản thân mình. Tôi không muốn lấy một ông chồng mà tôi không yêu, không kính. Tôi không can tâm bị trói buộc trong màng lưới đại gia đình gò bó cổ hữu, những quan niệm nhỏ nhen về bổn phận của một phụ nữ nô lệ. Không! Tôi muốn bay như cánh chim bàng, tôi đã theo Khải Viên vượt qua bao trở ngại. Chúng tôi đã lập nghiệp trong những ngày đầu gian khổ nhất. Tôi không hối hận về chuyện ra đi của tôi cả. Ông đã rõ, vậy chúng ta hãy xóa bỏ tất cả hiềm khích là hơn.
- Xóa bỏ! Bà nói nghe dễ quá! Tôi có thể tha chết cho bà nhưng xóa bỏ tất cả là chuyện không bao giờ! Đừng mơ tưởng hão huyền.
- Ông thật là ngông cuồng, ông lấy quyền gì để tha chết cho tôi? Ông hẹp hòi quá đấy Nhất Gia ạ!
- Không ai rộng lượng với gái lộn chồng cả!
Nhược Lan căm giận, tự ái của con người cao ngạo đã bị thương tổn, tình thế trước mắt không thể cứu vãn nữa rồi.
- Phương Nhất Gia, chẳng lẽ ông chỉ biết dùng những tiếng thô tục nguyền rủa một cách hạ cấp đó sao? Tôi đến đây không phải nghe ông chửi mắng. Những thiện ý của tôi đều bị gạt bỏ, tôi chẳng còn gì nói với ông nữa cả. Tôi chỉ muốn nhắc cho ông biết tôi không bao giờ coi mình là tội phạm và ông không phải quan tòa. Ông tưởng tôi sẽ van xin sự tha thứ của ông sao? Lầm to, nên nhớ địa vị xã hội của chúng ta đã đổi khác, hoàn cảnh cũ không còn nữa đâu mà ông định dùng quyền uy mà kết án tôi.
Cha nghiến răng trèo trẹo, bà Nhược Lan đứng thẳng chẳng có vẻ sợ hãi. Họ như hai kình địch trong một trận thư hùng. Tôi không đứng vững, Khiết Anh giữ cho tôi khỏi ngã. Trong đáy mắt tôi là cả một bầu trời mù mịt khói, cha nhảy tới lôi tôi ra khỏi vòng tay của Khiết Anh.
- Buông con gái tao ra, nếu hôm đó tao mà biết mày là con của hai kẻ khốn nạn này thì nhát dao đã xuyên qua tim mày rồi! Đừng hòng tao gả con cho mày, mày là giống trắc nết lương tâm tồi bại, mày không đáng đụng đến gót chân con Kỳ!
Tôi không dằn được khóc lên:
- Cha! Cha ơi!
Cha lắc mạnh tôi:
- Con không được quyền khóc nghe chưa? Mụ đàn bà đó đã làm mẹ con chết. Hạng đê tiện đó có đáng làm mẹ chồng con không?
- Khiết Anh! - Mẹ chàng quát lên, Khiết Anh nhìn mẹ vầng trán chàng hằn lên sự đau khổ. Bà đi tới trước mặt chàng - Con đưa mẹ đến đây cho người ta chửi rủa mẹ như thế đó à? Vừa lòng con chưa? Không lẽ dưới vòm trời này chỉ có một mình cô gái này sao? Về ngay! Đứng ở ngôi nhà này chỉ thêm bẩn chân.
Nhìn cha tôi bà lạnh lẽo:
- Nhất Gia, ông cứ việc giữ lấy con. Gia đình chúng tôi cũng không dám kết thân với một tù nhân khổ sai đâu. Con trai tôi sẽ có người vợ thật xứng đáng thuộc dòng dõi danh giá vọng tộc chứ không phải loại gái nghèo mạt hạng! Chào ông.
Bà quay gót ra cửa, dáng đi một thái hậu nổi giận. Bàn tay Khiết Anh run lên, chàng đứng ngơ ngác trước nhà tôi. Gỡ tay cha ra loạng choạng bước đến bên chàng.
- Khiết Anh! Đừng đi anh.
Khiết Anh cúi đầu, đôi tay lạnh nâng khuôn mặt đẫm lệ của tôi lên. Khuôn mặt chàng cũng nhợt nhạt như kẻ bị tuyên án tử hình. Nhìn nhau thống khổ, đây là kết quả của ảo ảnh hạnh phúc? Chàng đau khổ:
- Phương Kỳ, nếu biết chuyện ngày xưa dẫn đến kết cuộc này, chẳng thà đừng cho anh gặp em còn hơn. Tại sao mẹ không cho anh biết chút nào cả? Kỳ ơi! Chẳng lẽ chúng ta đành mất nhau sao?
Mẹ chàng lạnh như băng:
- Khiết Anh, con định bao giờ mới đưa mẹ về?
Cha tôi nóng như lửa:
- Phương Kỳ! Ai cho mày quyến luyến thằng đó nữa? Phải xa ra.
Cha tôi, mẹ chàng. Mặc cho nước mắt tuôn ra làm màu phấn hồng đã phai nhạt.
Cha tôi, mẹ chàng xung đột rồi đó! Tới phiên chúng ta xông vào đánh nhau chưa anh? Người lớn bắt chúng ta phải thù hận mới vui lòng sao anh?
- Phương Kỳ!
Chàng lặng lẽ buông tôi ra bước về phía cửa. Tôi định chạy theo, cha đã chặn lại. Vĩnh viễn chàng không bước qua khung cửa này nữa sao? Tôi tuyệt vọng quỵ xuống, cả thế giới này đã bị sụp đổ tan tành, không hiểu sao từ tuyệt đỉnh hạnh phúc có thể trở thành đau khổ cùng cực ngay! Tôi đã vượt qua cái ranh giới mong manh ấy. Từ những tầng mây như ngũ sắc bỗng chốc bị xô xuống hố thẳm gai góc, những ước mơ chợt biến thành cơn mộng hoàng lương. Tất cả đồ đạc chuẩn bị đám cưới đều bị cha đốt sạch, trong tim tôi cũng có một ngọn lửa âm ỉ thiêu cháy, quỳ dưới chân cha tôi van nài:
- Cha ơi! Quên chuyện cũ đi, cha không thương con sao?
Cha nhìn thần sắc bi ai của tôi một cách thản nhiên, trong lòng ông chỉ còn bị kích thích bởi nỗi thù đã xưa như trái đất.
- Không bao giờ cha quên mối thù này. Con tập can đảm lên, hãy coi như chưa bao giờ có nó cả.
- Cha không quên, tại sao bắt con quên Khiết Anh... cha... cha độc ác lắm. Cha chỉ biết có hận thù vị kỷ, cha không có chút tình thương con nào hết.
Cha vẫn cứng rắn như thép sắt:
- Con phải chấm dứt mối tình này, chẳng lẽ trên đời này chỉ có mình nó làm chồng con được sao?
- Cha thừa biết tình con với Khiết Anh rồi mà.
- Nếu nó không phải là con của Nhược Lan và Khải Viên thì cha không có gì phản đối cả nhưng nó lại là con của hai kẻ phản bội đó, dứt khoát cha không thể để cho nó lấy con. Đừng buồn nữa, con còn trẻ, con lại đẹp đẽ, sẽ có nhiều người xứng đáng hơn nó, con vẫn được hưởng hạnh phúc gia đình mà!
Tôi thổn thức:
- Con chỉ lấy có một mình anh ấy thôi!
- Tao không gả, nếu mày lén lút đến gặp nó, thì tao sẽ chặt gẫy chân.
Cha hầm hầm bỏ ra quán, ông lại trở lại người nghiền rượu say sưa bê bết như trước. Không còn gì lay chuyển được tảng đá kiên cố, tôi ngả nghiêng đau khổ suốt một tuần lễ liền. Tôi ngồi câm lặng ở chiếc bao lơn bé nhỏ, người nóng hừng hực trong cơn sốt ngấm ngầm, cơm nước gì cũng nuốt không trôi khỏi cổ họng đau rát. Ngồi nhìn trân trối xuống đường không một bóng người, chàng cũng bị mẹ giam cầm cũng như cha tôi nhốt tôi. Uông Khiết Anh! Uông Khiết Anh! Ngàn tiếng gọi, trăm lời khấn nguyện chỉ như nước mắt rơi xuống rồi bốc hơi...
Chàng không đến! Không bao giờ đến nữa? Cha đã lăng nhục cha mẹ chàng chẳng tiếc lời. Giữa chúng tôi đã có một bức tường cao ngất dựng lên. Tại sao mẹ chàng lại là Nhược Lan, người thù của cha? Phải chăng định mệnh là do nhà đạo diễn sắp đặt tất cả?
Những giọt mưa hắt vào bao lơn làm tôi không thể ngồi tiếp được. Đôi mắt ngu ngơ tìm tòi một cách vô vọng trong làn mưa dày đặc. Trời đã xế chiều, chàng vẫn không đến, có còn gì mà mong...
Thất thểu bước xuống thang gác, tiếng cười hặc hặc của Hứa Kim vang lên làm tôi chau mày. Đứng dựa lưng vào thành lan can thẫn thờ. Cha đang say bí tỉ, ông vừa đập đồ loảng xoảng vừa kêu la, hất đầu ngô hình khổ sở nhìn thấy tôi ông nói lè nhè:
- Phương Kỳ! Cha sắp cho con lấy chồng.
- Cha! Cha nói sao?...
Tôi gấp rút kêu la... Cha đã hồi tâm nhìn quanh. Dì Hoa đang cười mủm mỉm bên cạnh bộ mặt tươi rói của Hứa Kim. Cha tiếp tục nói lây nhây:
- Phải! Cha đã ưng thuận cho ông Hứa Kim đây hỏi cưới con đó!
Chẳng khác trời sập, tôi cứng cả miệng, suýt nữa hụt bước xuống thang nếu không gượng kịp, hồi lâu tôi mới lên tiếng nổi:
- Hứa Kim, còn bà vợ ông bỏ đâu?
Dì Hoa lắng giọng:
- Con khỏi lo chuyện đó, bà cả vốn là người nhân hậu, hiềm nỗi không có con nối dõi nên đã bằng lòng cho ông Hứa Kim được cưới thứ thiếp. Ông Hứa có lòng thương con đã lâu, vẫn nhờ dì ướm lời ngỏ cưới nhưng mãi đến bây giờ mới có cơ hội. Thật con có hồng phúc lắm mới gởi thân vào được chỗ phú quý.
Nhìn cái cười thỏa mãn của lão già họ Hứa, cổ họng chợt có vị đắng nghét, tôi cười nhạt nhẽo:
- Lấy về để sinh con? Tôi được coi là con gà ấp hay sao? Còn lâu! Thà chết chứ tôi không lấy khúc dồi này đâu.
- Câm họng lại! Ai cho mày nói hỗn xược như vậy? - Dì Hoa ức giọng - Mày có biết nhà mày thiếu nợ người ta bao nhiêu rồi không? Không chịu lấy họ Hứa! Bộ mày định trốn theo thằng Khiết Anh sao?
Cha như chiếc pháo châm ngòi nổ đùng lên:
- Tao cấm mày không được tơ tưởng đến thằng khốn nạn đó! Mà tao gả phức mày cho rảnh nợ, ngày mai mày phải lấy chồng.
Tôi hét lớn:
- Không! Không! Không!
Tung cửa lao ra ngoài mưa. Trời mưa như trút nước. Mặc cha, dì Hoa rống lên réo gọi! Mặc! Tôi phải đi tìm Khiết Anh! Tôi phải đi tìm chàng! Phải quỳ gối van cầu mẹ chàng tha thứ!
- Xin hãy cho chúng tôi được bên nhau...
Chung quanh tôi là bầu trời đen kịt, cơn mưa vô tình rơi xối xả, sấm chớp thỉnh thoảng xé lên xanh lè, vạn vật như muốn nuốt gọn bóng dáng mảnh mai của tôi! Tôi ướt loi ngoi, đầu cổ sũng nước như miếng hải miên. Cơn sốt làm cảnh vật nhảy nhót trước mặt, lớp vải đẫm ướt dán sát vào da thịt lạnh buốt. Mỗi cơn gió ào ào thổi qua tôi lại run lẩy bẩy như chiếc lá úa, mưa phũ phàng quất vào mặt đau như rát, đôi mắt đỏ xót vì nước mưa và nước mắt. Một vài chiếc xe phóng qua vội, tạt bùn sình và nước mưa bắn vào người lem luốc. Mặc tất cả! Trái tim tôi bây giờ là một khối tình câm nóng bỏng nung nấu một tàn lực trong người, đầu óc nhức nhối, toàn thân nôn nao khó chịu. Nhiều lúc chân tôi khụy xuống nhưng một sức mạnh bắt bàn chân kiệt sức phải bước, bước mãi, từng bước chân chập choạng mất thăng bằng mấy lần tưởng suýt ngã nhưng rồi tôi cũng đi được đến đích.
Bấm chuông, tiếng chuông điện bị lấp trong tiếng mưa, tôi dựa vào trụ cổng run rẩy như cánh chim bị bạt gió! Khiết Anh! Khiết Anh! Em mỏi mệt quá sức rồi! Nếu có anh ở đây em cũng ngã vào lòng anh mất thôi!
Bà Lâm ra đón tôi với chiếc ô màu đen như cánh dơi, nhìn dáng vẻ tang thương của tôi bà kêu lên:
- Trời đất ơi! Cô Phương Kỳ! Cô dầm dưới mưa nãy giờ đó hả? Khổ thân chưa, không khéo bị cảm lạnh thì nguy! Cô vào nhà đi! Có cậu và cả bà nhà nữa đó!
Bà Lâm ân cần nghiêng chiếc dù cho tôi. Cắn chặt đôi môi tái mét vì lạnh, tôi bỗng cảm thấy sung sướng bình yên an toàn. Qua bao nhiêu nhọc nhằn, tôi đã tìm được đến nhà chàng. Bước lên bậc thềm cao thấp vào đó. Bên trong vọng ra tiếng đàn và tiếng hát ru hồn của chàng. Lời ca là một bài thơ ngoại quốc phổ nhạc:
- Hỡi nàng trinh nữ thành àtheme! Hãy cho tôi trái tim yêu dại khờ! Một sáng nào lỡ trao nàng như thơ...
Uông Khiết Anh của tôi! Đôi môi ướt run khẽ mỉm cười, tôi ra hiệu cám ơn bà Lâm rồi đẩy nhẹ cánh cửa kính lẻn vào phòng khách. Vừa định gọi tên chàng, âm thanh đã chết cứng trên đầu lưỡi, mắt gương tròn tê dại. Cảnh tượng trước mắt chẳng khác chi sét đánh ngang tai! Trong phòng khách ấm cúng và thanh lịch, vẫn ánh lửa nồng nàn reo múa trong lò, Uông Khiết Anh đang ngồi nơi tay vịn chiếc ghế bọc nệm, chàng cúi xuống gảy nhịp tình ca, mái tóc rũ ngang trán lất phất vẻ đắm đuối say người. Người con gái đẹp rực rỡ với chiếc áo màu lục ngọc ngồi trong lòng ghế lại là Vương Ánh Tuyết! Một tay nàng vòng ngang lưng Uông Khiết Anh, một tay cầm ly rượu đỏ đưa lên môi chàng mời mọc với ánh mắt đưa tình. Khiết Anh cười lắc đầu nhưng chàng cũng uống một ngụm, đoạn đưa cây đàn vào tường. Ánh Tuyết ngửa mặt lên, chàng cúi xuống... Tôi nhắm mắt lại! Đây là phần thưởng dành cho công lao lặn lội ngoài mưa gió của tôi nãy giờ!
Trái tim khốn khổ như muốn ngừng đập, nhịp tuần hoàn máu ngưng lại thành những dòng băng hà ngừng trôi trong huyết quản. Ước gì tôi có thể tan chảy thành nước như tuyết để khỏi nhìn thấy cảnh này!
- Phương Kỳ!
Khiết Anh thảng thốt kêu lên, chắc chàng không ngờ tôi lại đến làm kẻ gây phiền hà, phá đám vô duyên! Cố sức mở hàng lông mi nặng trĩu khép kín, tôi nhìn chàng và Ánh Tuyết bằng cặp mắt như của loài chim bị thương. Khiết Anh như bị trời trồng, chàng đứng chết trân. Tôi đứng dựa lưng vào cánh cửa, lặng lẽ đưa tay vuốt những ngọn tóc ướt thiểu não dính bết vào vầng trán nóng hực. Nước từ trong tay áo nhỏ giọt một cách thảm hại trên nền đá hoa làm bẩn cả nhà chàng. Có lẽ lúc này nhìn bộ dạng lóp ngóp của tôi thật khó coi. Phi thường lắm tôi mới cười nổi và lên tiếng nói lạ như tiếng của người nào khác:
- Xin lỗi! Tôi quên gõ cửa làm phiền anh chị. Thôi! Cho phép tôi được rút lui nhé!
Khiết Anh như một người bị đâm một nhát dao giữa ngực, chàng nhăn mày nhìn tôi. Ánh Tuyết vội vã bước tới, giọng nàng thật mềm mỏng và thân ái như thể tôi và nàng là hai kẻ cố tri từ kiếp nào:
- Coi kìa Phương Kỳ! Đi đâu mà gấp vậy? Ở lại sưởi cho khô quần áo đã! Kỳ bị ướt hết quần áo rồi kìa!
Đầu tôi như Hỏa Diệm Sơn chứa đầy dung nham cháy bỏng:
- Cám ơn sự chiếu cố của Ánh Tuyết, dầm mưa vốn là một thú vui của tôi từ nhỏ. Từ xưa tới nay tôi không biết lạnh đâu!
Quay đầu bước đi, trên đầu nặng như Thái Sơn trong khi đôi chân lười biếng cất lên, tôi suýt ngã chúi nhũi. Một bàn tay giữ tôi lại, gương mặt đáng hận lại gần kề:
- Phương Kỳ! Ở lại đi! Trời mưa to quá! Người em lại nóng thế này! Em bị cảm rồi phải không?
Mắt đã đầm đìa ngấn lệ, tôi lắc đầu:
- Tôi chưa chết đâu! Anh đừng quan tâm cho phí công, tôi đủ sức về nhà mà!
- Làm gì thì làm anh cũng không thể để cho em đội mưa về! Em phải ở lại!
Nụ cười tiều tụy trên môi tôi thật chua xót:
- Ở lại để nhìn tận mắt những gì tôi đã thấy! Anh không nên tàn nhẫn như vậy! Làm ơn cho tôi về!
- Phương Kỳ!
Chàng bất chấp người tôi đang ướt đẫm, ôm chầm lấy. Cơn lạnh làm tôi run cầm cập trong tay chàng nhưng ráng giữ quật cường chống lại:
- Buông tôi ra! Đừng giở trò vô lễ trước người ta, anh có biết giữ thể diện không?
- Ánh Tuyết vào trong rồi! Đừng hờn anh nữa Phương Kỳ, tại sao em lại đến nỗi khổ sở này?
Áo chàng cũng đã ướt, ánh mắt đau xót dán lên mặt tôi, sự gượng ngạo không còn duy trì được nữa, tôi thuần phục:
- Khiết Anh! Em đi tìm anh, cha sắp gả em cho lão già có bộ mặt đầy thịt đó! Em chờ anh suốt cả tuần lễ nay rồi, anh vẫn không tới! Một tuần lễ nay em đau khổ bao nhiêu thì trong lúc đó anh chẳng nhớ tới em, anh còn bận vui chơi với Ánh Tuyết, sao anh tàn nhẫn quá sức vậy Khiết Anh?
Chàng giật mình:
- Em nói sao? Em sắp lấy lão già đó phải không Kỳ?
Tôi buông xuôi:
- Không! Không! Không! Em không lấy ai cả! Chỉ mình anh thôi, em không muốn phải làm vợ bé của lão ta. Anh đưa em đi trốn nhé! Chúng ta cùng nhau trốn lên núi cao cho cha và mẹ không thể tìm bắt được! Áo cưới đã bị cha đốt hết rồi nhưng em không cần, chỉ cần chúng ta cưới nhau là đủ, đừng bỏ rơi em nghe anh, em sợ nhất đời là anh bỏ em đó!
Chàng không thốt nổi lời nào, lặng thinh quay đi, tôi ngơ ngác nhìn chàng đăm đăm:
- Khiết Anh!
Chàng xót xa:
- Phương Kỳ! Đó không phải là giải đáp tốt nhất đâu em.
Tôi hé môi hoang mang:
- Anh!... Anh không muốn mang em đi trốn?
Chàng lặng lẽ lắc đầu. Bao nhiêu bám víu đều tan vỡ như bọt sóng, tim tôi chìm xuống, tôi nghẹn ngào:
- Xin lỗi anh! Em quên những gì em đã thấy! Anh hết yêu em rồi phải không? Em đã hiểu, thôi em về đây!
Chàng vẫn giữ tôi:
- Phương Kỳ! Anh không bao giờ hết yêu em cả! Ánh Tuyết chỉ là người bạn giúp anh khuây khỏa trong nỗi buồn. Con người không phải chỉ xấu cả đời, hiện giờ Ánh Tuyết cũng đã đổi khác nhiều, nàng thuần hậu, dễ mến giúp đỡ anh và không hề đòi hỏi anh phải yêu nàng như trước kia! Tuy thế anh vẫn coi nàng là một người bạn gái bình thường. Anh... anh có lỡ hôn Ánh Tuyết thật, nhưng đó là phút sai lầm chút thôi. Thứ lỗi cho anh nhé Kỳ! Đừng khóc về chuyện đó nữa, nhìn mặt em như tàu lá anh biết em đã nổi ghen rồi!
- Vậy tại sao anh... anh không chịu đưa em thoát khỏi cảnh khổ này?
- Vì mẹ anh! Mẹ anh sau khi trở về bị xúc động thái quá, huyết áp lên cao trở lại, rất nguy hiểm vô cùng. Anh không thể cãi lời mẹ để đến tìm em, mẹ bắt anh không được dính líu với em nữa!
Những giọt lệ vỡ vụn trên má, tôi thê thảm:
- Mẹ anh! Mẹ anh sao giống cha em quá vậy?
Chàng cười khổ:
- Anh biết làm sao được? Cha em đã nhục mạ cha mẹ anh bằng những từ ngữ xấu xa nhất! Anh còn có lòng yêu cha mẹ vô cùng nên anh không thể để cha em tiếp tục chửi bới nữa! Bây giờ anh mới biết hận thù là nọc độc ngấm sâu vào tim phổi thì không có gì cải biến được huống hồ mấy lời lý thuyết suông! Anh còn bổn phận của một đứa con, nếu mẹ vì việc anh cãi lời cùng em bỏ bà mà đi, nổi giận lên mà chết thì suốt đời anh sống yên ổn thế nào được! Mẹ là người mẹ đáng kính nhất trên đời anh mà!
Đúng! Chàng nói đúng! Trên thực tế chúng tôi đâu thể sống chết với tình như Roméo và Julietle! Con người phải có bổn phận, bổn phận của tôi là vâng lời cha lấy lão già đó để đền đáp công ơn sinh thành, bổn phận của chàng là cắt đứt tình yêu với tôi. Chúng tôi vĩnh viễn đi ngược chuyến với nhau sao? Không còn biết nói gì, tôi nương người vào chàng khóc lặng. Khiết Anh cũng yên lặng, thần sắc của chàng như đang suy nghĩ, đột nhiên chàng nói bằng giọng quyết tâm:
- Phương Kỳ! Chúng ta chờ nhau vậy!
- Chờ đợi?
- Phải! Phải kiên gan vượt qua mọi chướng ngại vật để chờ đợi nhau! Hiện giờ chúng ta không thể gần nhau được nhưng vẫn cứ chờ đợi nhau em nhé! Đến ngày nào cha mẹ nguôi giận chúng ta lại thành hôn! Anh tin với tấm lòng thành có thể lay chuyển được trái tim sắt đá!
Tôi gật đầu thoáng chút do dự:
- Vâng! Em sẽ chờ anh, em sẽ chờ cho đến khi làm vợ anh, ngoài ra em sẽ không lấy ai nhưng anh cũng phải hứa với em anh đừng lấy Ánh Tuyết nghe anh!
- Anh không bao giờ lấy ai ngoài em cả!
Đan tay vào nhau trong lời hẹn thề, tôi không còn sợ nữa. Tôi vững lòng chờ đợi dù có thành tượng đá trăm tuổi đi nữa. Tôi đắm đuối nhìn chàng:
- Em không còn sợ gì nữa hết! Em sẽ chống lại mọi phong ba bão táp để chung thủy chờ anh! Em yêu anh và sẽ tìm mọi cách giữ vẹn với anh!
- Em yêu? Hừ!
Cả tôi và chàng đều giật nẩy mình, mẹ chàng đã đứng uy nghiêm tự bao giờ. Bà nhìn Khiết Anh nghiêm khắc:
- Khiết Anh! Con nên giữ thái độ đứng đắn một chút!
Quay nhìn tôi bà lạnh nhạt:
- Cả cô nữa! Yêu cầu cô đừng thổ lộ tâm tình nơi này! Cô nên nhớ chỗ này là phòng khách của nhà tôi!
Tay tôi và tay chàng vội lìa xa. Tôi cố đứng thẳng người nhìn bà quý phái, trên khuôn mặt đẹp kia tôi không thấy chút khoan dung nào. Bà khoan thai ngồi xuống trường kỷ, dáng cách thì cao sang nhưng giọng nói hoàn toàn cứng cỏi:
- Mẹ không hiểu sao con còn quyến luyến đứa con gái này?
- Mẹ! Nhưng Phương Kỳ có tội gì đâu? Con vẫn yêu nàng, mẹ cũng biết tình yêu không thể ngăn cấm được kia mà!
- Nhưng danh dự con lớn hơn tình yêu! Có thể trong quá khứ cha mẹ có phần nào không đẹp nhưng con có phải là con của cha mẹ không? Nếu cha con biết rằng vì yêu mà con chẳng kể chi đến danh dự của ông nữa thì cha con sẽ buồn biết bao nhiêu. Giữa chúng ta và họ Phương phải chấm dứt nơi đây, oan trái này càng dính dấp càng thêm rắc rối. Mà thôi con cũng đã đến tuổi thành thân, mẹ cũng mong con lập gia đình êm ấm. Mẹ quyết định chọn một nàng dâu xứng đáng về mọi mặt: nhan sắc, tính tình cũng như địa vị gia thế. Ánh Tuyết có thua gì Phương Kỳ đâu? Nếu con không nhờ nó thì con cũng đã bị thương trong trận ẩu đả tại quán rượu hôm đó rồi! Vì ai mà con say sưa sa đọa thế? Không cần nói mẹ cũng biết rõ!
- Con xin mẹ tha lỗi, hôm đó con đã không được bình tĩnh!
Bà nhìn tôi ánh mắt lành lạnh:
- Cô Phương Kỳ! Trong thâm tâm cô đang nguyền rủa cho tôi chết sớm để không còn cản trở cô nữa chứ gì? Đừng mơ nhé! Khiết Anh phải có một người vợ giàu sang quý giá. Đương nhiên tôi không có gì vinh dự khi giới thiệu với họ hàng nhà tôi một người con gái nghèo hèn có một người cha đã từng làm tướng cướp! Đừng có cao vọng chuyện làm con dâu tôi. Hãy về với cha cô đi!
Cơn sốt lại rần lên trong óc, tôi cứng họng:
- Thưa bác, từ trước con vẫn nghĩ bác là một người nhân từ đại lượng không ngờ bác lại đặt nặng môn đăng hộ đối với con như vậy! Sao bác không nghĩ tới chuyện trước đây, bác đã từng vượt qua sự trói buộc của gia đình, sao bây giờ bác lại đang tâm bắt chúng con phải xa nhau?
Mẹ chàng thoáng lúng túng rồi nghiêm nghị:
- Cô không có quyền nhắc lại chuyện cũ nữa! Mỗi hoàn cảnh có một cái khác!
- Có khác chăng là ở chỗ người lớn đã dùng quyền lực để che dấu lỗi lầm của mình!
- Hay thật! Cô lại định thay cha cô để kết án tôi đấy à? Nhưng cô nên nhớ đây là nhà tôi. Xin lỗi mời cô ra khỏi đây!
- Mẹ!
Tôi run người nhìn bà bằng ánh mắt cầu khẩn:
- Bác! Chẳng lẽ bác không thương chúng con sao?
- Cô có nghe không? Tôi đã mời cô ra khỏi nhà rồi mà!
Quỳ xuống dưới chân bà, tôi nói trong nước mắt:
- Con van bác! Xin bác đừng giết chết tình con, con chỉ còn có một mình anh ấy thôi!
- Tôi không muốn nghe nhiều lời cho bẩn tai. Về đi!
Khiết Anh bước đến nâng tôi dậy, chàng nhỏ giọng:
- Về đi em! Mẹ đang giận, không làm mẹ nguôi giận được đâu, về đi mai anh tới nhà em!
Trở về nhà bây giờ? Như con thú hoang bị dồn vào bước đường cùng, tôi bật dậy điên cuồng nhìn người đàn bà vô tri như núi đá trước mặt:
- Bà! Năm xưa bà đã bỏ cha tôi, làm hại một đời mẹ tôi bây giờ bà ngăn cấm tình yêu của tôi sao?... Sao bà độc ác thế?
- Ai cho phép cô lải nhải nữa đó? Tôi đã mời cô ra khỏi nhà rồi mà?
Tôi hét lên:
- Bà là hạng người không có trái tim! Tôi thù bà! Tôi thù bà khủng khiếp bà biết không?
Mẹ chàng nhìn tôi nẩy lửa, tuyệt vọng làm tôi chẳng giữ gìn ý tứ, nói như mê loạn:
- Bà là loại người không biết đến tình cảm, con người bà đã phản bội cha tôi rồi còn lên mặt đạo đức giả! Bà thật đáng nguyền rủa!
- Phương Kỳ! - Khiết Anh lay mạnh tôi - Không được hỗn với mẹ, em có chịu nghe không?
- Đuổi cổ con bé hạ tiện này ra khỏi nhà cho mẹ Khiết Anh!
- Bà là con rắn độc hai lưỡi, tôi hận bà cho đến chết!
- Phương Kỳ!
Khiết Anh nghiến chặt răng, chàng thẳng tay tát cho tôi một cái như trời giáng. Tôi xiểng niểng mắt mở rộng, hai tay ôm lấy má nóng bỏng, trái đất như nát vụn dưới chân, đôi môi đau và mặn, đưa tay rờ nhẹ, những ngón tay nhòe máu! Khiết Anh! Khiết Anh! Con người hung bạo và tàn nhẫn là chàng sao?
Tất cả xung quanh tôi đều đảo điên. Bộ mặt như đá cẩm thạch của mẹ chàng thật bình tĩnh, nụ cười bí ẩn của Ánh Tuyết bên cửa sổ. Tôi đã có công tìm tới đây để ăn một cái tát đích đáng như thế này sao? Ngơ ngác nhìn chàng, tôi vẫn đặt tay lên đôi môi rướm máu:
- Khiết Anh! Anh đánh em thật hả anh?
Cơn giận như nước triều rút xuống, chàng hoảng sợ pha lẫn xót thương:
- Anh không định đánh em... tại em làm anh giận quá, không không ngăn được nữa Kỳ!
Tôi buông xuôi tay:
- Đây là tình yêu của anh! Bây giờ tôi đã rõ, giữa chúng tay không còn gì nữa cả! Cám ơn anh đã làm cho tôi sáng mắt ra!
- Đứng lại Kỳ! Đứng lại em!
Loạng choạng bước ra cửa, tôi gào lên:
- Cái nhục này không bao giờ tôi quên được đâu!
Cắm đầu chạy như cuồng dại trong mưa với tâm hồn hoang mang, đất trời chung quanh đều rỗng không tối mịt. Hôm nay có phải là ngày tận thế không hở trời? Lê gót về đến nhà tôi ngã vật xuống cửa mê man đi trong nỗi thống khổ vô bờ!