Chương 9
Tác giả: QUỲNH DAO
Khi Yên Nhiên bước vào nhà, thì nàng vẫn còn ở trong trạng thái đầu bù tóc rối. Nước mắt ướt đẫm cả người. Yên Nhiên biết, nếu cứ để nguyên thế này bước vào nhà, sẽ làm cha mẹ và mọi người ngạc nhiên. Vì vậy, lúc xe gần tới nhà, Yên Nhiên càng bối rối hơn. Phải biết cách lựa lời ứng phó, kẻo cha me, Khang và Hiểu My sẽ nghĩ sai. Nhưng rồi, khi xe dừng lại ở cửa, Yên Nhiên lại nghĩ: bất cần, bất cần mọi thứ. Ai nghĩ sao cũng được. Không còn gì quan trọng nữa. Trước hết nên tắm rửa sạch sẽ rồi lên giường nằm.
Phòng khách vẫn còn đèn sáng choang. Yên Nhiên bước xuống xe nói:
- Anh về đi, không cần phải vào.
- Anh sẽ đưa em vào.
Viễn nói khi nhìn vào nhà. Giông tố sẽ nổi lên. Tất cả tại ta, ta không có quyền trốn lánh, không thể để một mình Yên Nhiên gánh chịu những lời nặng nhẹ của mọi người trong nhà, những người mà trong tương lai sẽ gắn liền với cuộc đời chàng. Nhất là Khang và Hiểu My! Nghĩ tới Hiểu My, Viễn chợt thấy lòng đau nhói. Tại sao lại làm như vậy? Viễn không làm sao phân tích nổi. Nhưng lương tri cho biết, khi ôm Hiểu My vào lòng, Viễn đã thực sự xúc động trước vẻ yếu đuối và nét đẹp quyến rũ của nàng. Viễn khuyên Hiểu My đừng tự hành hạ bản thân mình, Viễn đã giận dữ trước cách sống "tự giết mình" một cách vô ý thức của Hiểu My. Nhưng phải chi chàng đừng ôm Hiểu My vào lòng, đừng khoác áo cho Hiểu My, xa hơn là đừng âm thầm đi vào phòng... Nhưng dù có thế nào, Viễn vẫn cảm thấy không ai có thể thay thế Yên Nhiên. Với Hiểu My chàng chỉ là một phút yếu lòng. Còn với Yên Nhiên, một sự pha trộn tình cảm của yêu, chiêm ngưỡng, khâm phục, chiều chuộng... Cái tình cảm đó quá sâu đậm, quá khắng khít, quá thần kỳ. Một thứ tình cảm chỉ có thể cảm nhận chứ không thể diễn đạt bằng lời nói. Thầm hứa với lòng mình như vậy, song Viễn vẫn còn ám ảnh về một chút tình vụng trộm này. Vào nhà rồi, phải ăn nói làm sao? Hay là nên làm theo lời Yên Nhiên. Về nhà đi. Đợi bao giờ sóng gió trôi qua, tất cả đã lắng dịu, mọi người đã lấy lại bình tĩnh, rồi ta sẽ nói. Viễn chưa kịp rút lui thì cửa đã xịch mở. Trước mắt chàng là bà Lan Đình.
Bà Lan Đình thở ra:
- Ồ! Mấy đứa về rồi, nhưng Yên Nhiên, sao con lại thế này? Con...
Bà tròn mắt. Mưa vẫn còn lất phất bay, đường đất trơn trợt. Gió lạnh, thế mà Yên Nhiên chỉ mặc chiếc áo mỏng, không có áo khoác. Thời tiết thế này không thể đứng đây nói chuyện, bà nói:
- Thôi vào nhà trước rồi tính.
Yên Nhiên và Viễn cùng bước vào phòng khách.
Một sự việc khác thường. Phòng khách hoàn toàn yên lặng. Ông Ngưỡng Hiền đang ngồi trên sa lông với điếu thuốc trên tay. Khang ngồi bên kia cũng với điếu thuốc. Lần đầu tiên Yên Nhiên thấy Khang hút thuốc. Còn Hiểu My thì không có mặt.
Thấy Yên Nhiên và Viễn bước vào, hai người nhìn lên với ánh mắt dò hỏi. Gương mặt Khang có vẻ xanh xao, bơ phờ.
- Quý vị đã về, quý vị hãy cho tôi biết, chuyện gì đã xảy ra?
Yên Nhiên tròn mắt. Thì ra chẳng ai hiểu gì cả, biết gì cả. Hiểu My không kể lại cho họ nghe. Yên Nhiên thấy nghi ngờ, nhìn Khang.
- Sao anh không hỏi Hiểu My?
Khang đáp:
- Hiểu My không nói. Các bạn chạy đi, tôi mới vào phòng đàn, chỉ thấy Hiểu My đang úp mặt khóc. Tôi hỏi, nhưng cô ấy không nói gì cả. Tôi quay sang hỏi cô Tú Hà, cô ta cho biết là mải chuyện gẫu với bà bếp, nên không biết gì cả. Quay lại Hiểu My thì Hiểu My chỉ biết khóc, sau đó cô về phòng riêng đóng cửa lại và ở luôn trong đó đến giờ. Khi hai bác về, hai bác có gọi, nhưng cũng không nghe Hiểu My đáp. Sợ quá lấy chìa khóa riêng mở ra thì thấy Hiểu My đã ngủ. Tôi nôn nóng nên cũng có xông vào gọi Hiểu My dậy, nhưng Hiểu My chỉ nói "Muốn biết cứ hỏi chị Nhiên". Thế là chúng tôi đành rút lui, chờ Nhiên đây. Mong là Nhiên sẽ cho biết cả câu chuyện.
Yên Nhiên lắng nghe, suy nghĩ. Đột nhiên, nàng lại cười lớn. Hiểu My cô khôn lắm, cô không nói gì hết là cô thông minh lắm. Cô trút sự khó nói đó cho tôi ư? Đúng rồi, vì tôi nợ cô món nợ mà không bao giờ trả dứt. Cô bảo "Cứ hỏi chị Nhiên”. Cô muốn tôi nói ra những gì mình chịu đựng? Hay đã phải chịu đựng?
Viễn bước tới mặt tái xanh. Chàng nắm lấy vai Yên Nhiên:
- Đừng Yên Nhiên, tại sao Yên Nhiên cười? Yên Nhiên khỏi phải nói gì cả hãy để tôi nói!
Yên Nhiên không cười nữa; nàng nhìn Viễn với cặp mắt đẫm lệ:
- Được rồi, anh nói đi, chỉ có anh mới trình bày rõ mọi sự, vì anh là diễn viên chính đóng vai từ đầu tới đuôi. Tôi chỉ xuất hiện sau cùng khi mở cửa với tiếng hét. Anh nói đi!
Khang dụi tàn thuốc hướng mắt về Viễn.
- Vậy thì cậu Viễn hãy nói đi!
Bà Lan Đình chợt đứng dậy, linh cảm phụ nữ cho bà thấy có sự bất an.
- Theo tôi thấy thì tối nay chúng ta không nên nói gì hết. Ai cũng mệt cả, Yên Nhiên lại vừa lạnh vì ướt, tốt nhất nên đi tắm, xong đi ngủ kẻo bệnh, còn cậu Viễn cậu về đi, cái gì cũng để mai tính. Cậu Khang cũng thế, ngày mai hay một ngày nào khác, mọi người sẽ thoải mái nghe hơn.
Yên Nhiên đẩy mẹ qua một bên nói:
- Không được! Hãy để cho Viễn nói, con cần nghe anh ấy nói.
Ông Ngưỡng Hiền hiểu ý vợ. Ông nghĩ câu chuyện có vẻ rất nghiêm trọng, nên ông nghiêm khắc bảo Yên Nhiên:
- Con đừng ngang bướng, con mệt rồi, cần nghỉ ngơi. Có chuyện gì từ từ giải quyết sau không muộn.
Yên Nhiên vẫn cố chấp:
- Không được, phải để anh Viễn nói. Tại sao ở đây ai cũng lạ vậy? Vết thương của ngày hôm nay lại để đến ngày mai mới giải phẫu. Chúng ta cần phải làm sáng tỏ mọi việc. Ở đây đủ mặt mọi người phải cho Viễn nói, anh Viễn nói đi!
"Kẹt”. Có tiếng động từ phòng Hiểu My. Rồi cửa mở. Mọi người quay lại, Hiểu My trong chiếc áo ngủ, đang bước ra, thái độ có vẻ thật nghiêm trang. Dừng lại giữa phòng khách Hiểu My nói:
- Không cần ai nói cả, hãy nghe tôi kể hết cho nghe.
Bà Lan Đình ngăn lại.
- Hiểu My!
Hiểu My nói:
- Mẹ... Mẹ đừng ngăn, chị Nhiên nói đúng, vết thương hôm nay, không thể để sang ngày mai, mà phải giải quyết ngay bây giờ.
Mọi người yên lặng nhìn My. Hiểu My thanh tao trong chiếc áo ngủ màu trắng, tóc xõa dài, khuôn mặt tái xanh. Vì những xúc động nghẹn ngào, trông nàng đẹp như tiên nữ. Hiểu My nói với thái độ nghiêm nghị:
- Tôi sẽ kể hết cho mọi người biết sự thật vừa xảy ra. Nhưng trước khi kể, tôi muốn nói cho tất cả biết những điều giấu kín trong lòng mà nhiều người chưa hiểu. Tôi là một đứa con gái kiêu hãnh. Tôi không biết những người con gái bình thường nghĩ sao, còn tôi thì như vậy đó. Kiêu hãnh, tham vọng, thích chinh phục, mặc dù tôi là con người bị mù lòa ngay từ năm lên sáu, không có cái hạnh phúc được trông thấy bản thân mình lẫn mọi vật chung quanh. Với tôi, đôi mắt mù lòa là một bất hạnh được nhân lên gấp bội, vì nếu vừa mở mắt chào đời tôi đã mù, tôi không biết mọi vật chung quanh ra sao, thà tôi không biết khái niệm về xấu và đẹp thế nào, có lẽ tôi đã đỡ phải đau khổ và đã bớt kiêu hãnh. Đằng này, lúc sáu tuổi tôi đã nhận thức được mây màu trắng, lá màu xanh, hoa màu đỏ, chị Nhiên rất dễ thương và tôi khá đẹp. Mấy năm qua, tuy sống trong bóng tối nhưng tôi vẫn biết được một điều, đó là tôi vẫn đẹp. Tôi đã học đàn siêng năng nên đàn rất giỏi. Những người sáng nhưng lười nhác khác chưa chắc chắn hơn tôi. Tôi lại có năng khiếu về âm nhạc, chỉ cần lắng nghe một lần một bản nhạc nào đó là có thể đàn lại được. Điều đó làm tôi kiêu hãnh. Vừa đẹp vừa giỏi như vậy, tôi nghĩ mình đã có đủ sức để lôi cuốn mọi người. Chị Nhiên có thấy vậy không?
Hiểu My quay về phía Yên Nhiên, nàng đối diện với Yên Nhiên một cách rất chính xác:
- Chị Nhiên. Có một điều mà hai chị em chúng ta cứ cố lẩn tránh không dám đề cập tới. Chúng ta sống trong một thế giới đầy bi kịch. Chị có biết là em thù chị, ganh tị với chị cỡ nào không? Mỗi sáng thức dậy nghe tiếng chim kêu là em nhớ lại cái buổi sáng hôm ấy với chiếc đu vùn vụt trên không. Em còn nhỏ, em bảo chị "Chúng ta chơi cầu tuột đi" nhưng chị không chịu, thế là em leo lên xích đu, rồi em té xuống với đôi mắt mù lòa.
Yên Nhiên nhìn Hiểu My chết đứng:
- Chị Nhiên. Em nói những điều đó không phải để trách chị vì em biết sự việc đó xảy ra không những chỉ mang đau khổ đến cho riêng em. Em muốn nói một sự thật. Đó là em hận chị ngay từ trong tiềm thức. Em trách, em ganh tị... Vì chỉ có em bị mù, còn mắt chị vẫn sáng. Mặc dù ý thức không cho phép em suy nghĩ những điều đó, lương tâm và lương tri lúc nào cũng cảnh tỉnh em là chị Nhiên không sai, chị Nhiên lúc nào cũng lo lắng bảo vệ và chăm sóc em. Mấy năm qua, bất cứ chuyện gì của em từ ăn mặc; đến đồ dùng đều do một tay chị sắm sửa... Em nghĩ chưa hẳn những bà chị nào khác đều làm được như vậy. Đối với em, trên bản năng, chị đã hành động như để chuộc lấy lỗi lầm cũ. Cái lỗi lầm mà mười sáu năm trước chị đã vô tình gây nên. Và em nghĩ, có lẽ chị cũng "mâu thuẫn" như em. Trong tiềm thức, chị cũng hận em, vì sự hiện hữu của em lúc nào cũng nhắc nhở cái lỗi lầm cũ của chị, nhưng ý thức và lương tâm bao giờ cũng cảnh giác. Không được, phải yêu quý em, lo lắng cho em mình. Chúng ta cứ thế sống mãi trong đau khổ từ quá khứ đến hiện tại, sống giữa mâu thuẫn yêu và ghét, mặc dù không ai dám thừa nhận. Nhưng thật sự chúng ta đã có cảm giác đó và đã âm thầm giành giựt nhau.
Điếu thuốc trên tay ông Ngưỡng Hiền đã tàn, suýt tí làm phỏng tay ông. Nhưng ông vẫn lắng nghe. Không phải chỉ một mình ông mà cả bà Lan Đình, cả Khang và Viễn, Yên Nhiên đều như những pho tượng bất động.
Hiểu My ngưng lại một chút rồi tiếp:
- Chị Nhiên. Trong cuộc sống đấu tranh giành giựt đó, lúc nào em cũng thắng, không phải chị thua mà vì chị bỏ cuộc, chỉ cần chị phát hiện có sự tranh giành giữa em với chị là chị nhường cho em ngay, chị nghĩ lại xem có đúng vậy không? Ngay từ lúc nhỏ khi chúng ta cùng học dương cầm, chị mắt sáng nên có thể chép nhạc, nhờ vậy chị tiến bộ nhanh hơn, giỏi hơn em, đột nhiên nửa đường chị lại bỏ, nhường lại cho em một mình học, rồi quay sang guitar và organ. Từ đó chị không thèm đụng đến dương cầm, có lẽ vì lương tâm chị đã nói: "Em gái nó mù lòa nó thích đàn thì hãy để cho nó học”. Như vậy ngay từ nhỏ chúng ta đã giành nhau trong học hành, đến lúc lớn lại giành giật bạn trai.
Yên Nhiên bàng hoàng, phòng khách yên lặng, chỉ có duy nhất tiếng nói của Hiểu My.
- Như anh Khang là bạn trai lúc đầu của chị, chứ đâu phải của em? Tiếc một điều chị mang anh ấy về quá sớm, để anh ấy trông thấy em, mặc dù bấy giờ em chỉ là đứa con nít mười sáu tuổi, em chưa phải là đối thủ của chị, nhưng thiếu nữ mười sáu cũng biết kiêu hãnh. Có lẽ chị không nghĩ ra, chính sự mù lòa làm cho dáng dấp em yếu đuối đáng thương. Bên cạnh đó cái đẹp của em, cái tài đánh đàn dương cầm của em, tất cả là một sự lôi cuốn, khiến người khác phải rung động, một thứ tình cảm vừa yêu lẫn thương hại, và chị biết không, như một sự vô tình em đã sử dụng cái lợi khí đó để lôi cuốn người khác. Có lẽ chính vì thế mà anh Khang đã chuyển mục tiêu và chị Nhiên cũng giống như mọi lần trước, chị đã bỏ cuộc, chị không muốn giành giựt với em, vì lương tâm lại nhủ thầm với chị: "Em gái mình mù lòa nó cần tình yêu, mình cần phải giúp đỡ đừng phá hoại hạnh phúc của nó“. Và chị đã tạo cơ hội cho em với Khang gần nhau, em biết lúc đó chị rất buồn rất đau khổ nhưng chị cố gắng tranh đấu cố gắng tìm quên nhưng trong lòng còn dạt dào thương nhớ. Riêng em, em cũng không đồng ý cho mình giành anh Khang của chị Nhưng mà...
Hiểu My lại thở dài:
- Thôi chúng ta bỏ chuyện đó qua một bên đi. Bây giờ quay lại sự việc chính hôm nay.
Hiểu My cúi đầu xuống có vẻ suy nghĩ, trong khi Viễn lại gục đầu như một tên tội phạm.
Hiểu My tiếp tục nói:
- Hôm nay thật không may. Ban nãy tôi cảm thấy buồn buồn, tôi nghĩ có lẽ là tại thời tiết, trời vừa lạnh lại vừa mưa tôi lại bị cúm, mà cả nhà lại đi vắng, chỉ còn tôi một mình, mà lúc ngồi buồn thường làm cho người ta hay nghĩ đến nhiều thứ, tôi ngồi đàn mà lại nghĩ đến định mệnh, đến cuộc đời tàn tật của mình. Tôi cảm thấy cô đơn đến rợn người. Tôi thầm cầu mong có một người nào đó dù trai hay gái đến với tôi trong lúc này...
Hiểu My hướng về phía Khang gật đầu:
- Xin lỗi nghe, anh Khang. Không hiểu sao lúc bấy giờ tôi lại cảm thấy thương hại cho chính mình. Đúng lúc đó, anh Viễn lại đến. Mải mê đàn nên tôi không nghe thấy tiếng anh ấy vào phòng, đến lúc đàn xong, tôi mới nghe tiếng thở dài. Lần này phải xin lỗi chị Nhiên.
Hiểu My hướng mắt về phía Nhiên tiếp: è
- Không giấu gì chị, từ ngày chị đem Viễn về đây, cái sự kiêu hãnh hèn mạt nó lại trở về trong cơ thể tàn tật của em. Trong em có hai cái tôi, một cái tôi hiền lành trong trắng và một cái tôi xấu xa đê tiện. Giữa hai cái tôi này lúc nào cũng giành giựt nhau. Khi anh Viễn đến, cái tôi xấu xa lại vùng dậy, em phải luôn luôn đè nén xuống. Còn anh Viễn mặc dù có chú ý nhưng vẫn không bị em hoàn toàn hớp hồn, cho đến lúc mà có lẽ ngoài kia nắng vàng đã tắt, bóng tối lờ mờ ập đến, trong nhà không còn một ai, khi em đang ngồi đàn những bản nhạc buồn của Traicosky, của Beethoven, anh Viễn nghe thấy, anh bước đến an ủi và khóac áo lên vai em sợ em lạnh, anh Viễn còn nói: "Anh không muốn thấy em tự hành hạ bản thân mình”. Chị Nhiên, chị biết không ngay lúc ấy con người xấu xa của em đã thắng, em biết anh Viễn thương hại em, nên em đã lợi dụng sự thương hại ấy để nắm lấy tay, rồi hồi hộp ngã vào lòng anh ấy.
Cả phòng khách chìm trong im lặng. Khang ngồi thẳng lưng mắt trừng trừng nhìn Hiểu My, ông bà Ngưỡng Hiền bối rối và Viễn có vẻ suy nghĩ:
Hiểu My vừa ho vừa tiếp tục nói:
- Chị Nhiên. Đó cũng là lúc chị bước vào và trông thấy, tiếng hét của chị làm cho con người tốt của em trở về, em giận và thấy mình nhơ nhớp vô cùng, nên em đã khóc và bây giờ xin được trình bày tất cả sự thật cho mọi người biết.
Quay sang Viễn, Hiểu My nói:
- Có một điều tôi cần phải nói rõ với anh, anh Viễn. Đó là anh đừng có hiểu lầm, ban nãy nếu không phải là anh mà là bất cứ một tay vô lại nào đến đây khoác áo cho tôi, thì tôi đều có thể ngã vào lòng hắn. Nỗi cô đơn, lòng chán chường thường đẩy con người vào những việc làm thiếu suy nghĩ. Bây giờ tôi mới nhận rõ ra mình là người yếu đuối. Và xin thưa với tất cả, với riêng anh Viễn rằng, đó không phải là tình yêu của tôi.
Viễn đứng yên lặng suy nghĩ, trong lúc Hiểu My từ tốn nhưng cương nghị tiếp:
- Chị Nhiên, em hiểu tình cảm của chị, chị đang giận em. Nếu em ở vị trí của chị chắc chắn em sẽ giận dữ hơn nữa. Em ganh ghét chị từ tiềm thức, bây giờ tất cả những đê tiện kia đã bộc lộ ra. Chị đã nhìn rõ con người em: kiêu hãnh, đê tiện, lợi dụng sự mù lòa của mình như một vũ khí để quyến rũ người khác, để tất cả đàn ông trong cõi đời này phải phủ phục dưới chân. Chị đã nhìn rõ con người thật của em, nên em xin lỗi chị, nhưng không cầu xin chị tha thứ.
Ngừng một lúc, Hiểu My nói tiếp một cách rắn rỏi:
- Bây giờ coi như tất cả những món nợ mà chị cho là đã mắc phải em, được bù trả đầy đủ. Em sẽ không bận tâm nữa, dù chị có yêu hay ghét em.
Hiểu My cười, một nụ cười thật là khó hiểu.
- Ngay từ bây giờ, chị cũng có thể tiếp tục giữ tình cảm cũ, vừa yêu vừa ghét em. Riêng về chuyện giữa chị với anh Viễn, coi như chuyện riêng của hai người, muốn tính sao thì muốn, vì em đã nói hết, nói rõ sự thật. Chị có thể giận anh ấy, đoạn giao với anh ấy luôn hoặc yêu anh ấy tùy chị.
Hiểu My quay sang Khang:
- Bây giờ tới anh.
Khuôn mặt Khang buồn buồn, chàng như kẻ lạc giữa mê trận.
- Anh Khang, anh hiểu rõ em hơn. Anh đã từng bảo em đừng tự ti đừng tự thương hại mình mãi. Nhưng anh có biết đâu tính tự ti mặc cảm và thương hại kia là hai vũ khí rất sắc bén? Anh là người đã bị em giữ chặt bằng hai thứ vũ khí đó. Em không biết là sau này tính đê tiện, ích kỷ kia còn ngự trong người em nữa không? Em không dám đoan chắc cái gì cả. Vì vậy anh cần phải suy nghĩ kỹ. Ở đây trước mặt ba mẹ em, không biết anh có còn thấy yêu được em nữa không?
Khang bàng hoàng nhìn Hiểu My. Mọi gút mắc đã được phơi bày. Khang nói:
- Vấn đề ở đây không phải là anh yêu em nữa hay không mà là em có cần anh nữa hay không?
Hiểu My trả lời rất trầm tĩnh và chân tình:
- Anh hẳn biết là lúc nào em cũng rất cần anh. Cái tốt và xấu của em đều cần anh. Anh là người nhiệt tình, hiền lành, có tài, em dễ gì tìm được người như vậy?
- Vậy thì em còn hỏi anh gì nữa. Em nghĩ là vì em ngã vào lòng Viễn mà anh giận em? Vậy là em xem thường anh quá. Đó chẳng qua là một phút yếu mềm. Nếu có thật là em đã yêu Viễn thì bằng mọi cách, anh cũng cố đoạt lại, vì vậy em yên tâm, anh yêu em! Không có vấn đề gì cả!
- Yêu cả bản tính đê hèn, ích kỷ, ngạo mạn của em ư? Còn một điều nữa, anh đừng quên rằng em mù lòa, không thể là một người vợ tốt, người vợ đảm đang được.
- Mặc kệ mọi thứ, anh yêu mọi thứ tốt và xấu em có!
- Nếu sau này em lại sa ngã thì sao?
Khang nói:
- Anh sẽ không để chuyện đó xảy ra. Khi nào tính thích chinh phục của em bảo hòa, em sẽ không còn ham muốn gì nữa, anh sẽ cố gắng lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn em, không để em còn cảm giác cô đơn.
Hiểu My đưa tay ra cho Khang nắm lấy:
- Mấy hôm trước anh có đề cập đến chuyện hôn nhân mà anh Khang, anh cũng biết là em rất sợ khi nghe đến hai tiếng đó, vì nó như một thách thức, em sợ là mình không thể nào đáp ứng với cuộc sống gia đình, nhưng bây giờ thì em xin đồng ý, em sẽ cố gắng để trở thành một người vợ tốt dù em không nhìn thấy gì cả.
- Hiểu My!
Khang kêu lên, trong khi xiết chặt lấy tay của Hiểu My:
- Sự chấp nhận đột ngột của em là do em yêu anh hay chẳng qua là một sự kích động nhất thời do chuyện ban nãy?
Hiểu My đáp:
- Có lẽ cả hai, em xin thú thật là em muốn lập gia đình ngay bởi vì em muốn có một cuộc sống ổn định và hoàn toàn với anh.
Khang quay lại nhìn vợ chồng ông Ngưỡng Hiền.
- Vậy hai bác cho phép chúng con sớm thành hôn chứ?
Bà Lan Đình rưng rưng nước mắt:
- Bác sợ không rời được Hiểu My, nhưng rồi bác cũng nghĩ, biết đâu sự mất mát đó lại mang đến nhiều thứ khác. Cậu Khang, tôi đã xem cậu là rể trong gia đình này từ lâu rồi.
Ông Ngưỡng Hiền ngồi cạnh chỉ yên lặng, trong khi Hiểu My nằm trong lòng Khang nói:
- Thế này thì mọi chuyện đã rõ ràng rồi nhé. Em bây giờ thấy mệt, em cần phải ngủ một giấc, anh có thể đưa em vào trong, ngồi cạnh em cho em ngủ được không?
Khang không trả lời đưa mắt nhìn vợ chồng ông Ngưỡng Hiền, rồi dìu Hiểu My vào phòng riêng của nàng.
Có lẽ bão tố đã trải qua, gian phòng chìm vào yên lặng.
Yên Nhiên mệt mỏi dựa lưng vào ghế sa lông.
Bà Lan Đình kéo tay chồng nói:
- Thôi chúng ta vào trong đi, để phòng khách lại cho chúng nó.
Và bà Lan Đình quay sang Yên Nhiên:
- Yên Nhiên, con đừng có ương ngạnh quá, hãy thoáng một chút, con sẽ thấy cuộc đời tốt đẹp hơn. Không hẳn chỉ có con vui mà người bên cạnh con cũng vui, trong đời này hạnh phúc và bất hạnh thường chỉ cách nhau trong gang tấc.
Bà Lan Đình và ông Ngưỡng Hiền cũng bỏ đi vào.
Trong phòng khách chỉ còn lại Yên Nhiên và Viễn. Hai người im lặng nhìn nhau.
Khi Yên Nhiên bước vào nhà, thì nàng vẫn còn ở trong trạng thái đầu bù tóc rối. Nước mắt ướt đẫm cả người. Yên Nhiên biết, nếu cứ để nguyên thế này bước vào nhà, sẽ làm cha mẹ và mọi người ngạc nhiên. Vì vậy, lúc xe gần tới nhà, Yên Nhiên càng bối rối hơn. Phải biết cách lựa lời ứng phó, kẻo cha me, Khang và Hiểu My sẽ nghĩ sai. Nhưng rồi, khi xe dừng lại ở cửa, Yên Nhiên lại nghĩ: bất cần, bất cần mọi thứ. Ai nghĩ sao cũng được. Không còn gì quan trọng nữa. Trước hết nên tắm rửa sạch sẽ rồi lên giường nằm.
Phòng khách vẫn còn đèn sáng choang. Yên Nhiên bước xuống xe nói:
- Anh về đi, không cần phải vào.
- Anh sẽ đưa em vào.
Viễn nói khi nhìn vào nhà. Giông tố sẽ nổi lên. Tất cả tại ta, ta không có quyền trốn lánh, không thể để một mình Yên Nhiên gánh chịu những lời nặng nhẹ của mọi người trong nhà, những người mà trong tương lai sẽ gắn liền với cuộc đời chàng. Nhất là Khang và Hiểu My! Nghĩ tới Hiểu My, Viễn chợt thấy lòng đau nhói. Tại sao lại làm như vậy? Viễn không làm sao phân tích nổi. Nhưng lương tri cho biết, khi ôm Hiểu My vào lòng, Viễn đã thực sự xúc động trước vẻ yếu đuối và nét đẹp quyến rũ của nàng. Viễn khuyên Hiểu My đừng tự hành hạ bản thân mình, Viễn đã giận dữ trước cách sống "tự giết mình" một cách vô ý thức của Hiểu My. Nhưng phải chi chàng đừng ôm Hiểu My vào lòng, đừng khoác áo cho Hiểu My, xa hơn là đừng âm thầm đi vào phòng... Nhưng dù có thế nào, Viễn vẫn cảm thấy không ai có thể thay thế Yên Nhiên. Với Hiểu My chàng chỉ là một phút yếu lòng. Còn với Yên Nhiên, một sự pha trộn tình cảm của yêu, chiêm ngưỡng, khâm phục, chiều chuộng... Cái tình cảm đó quá sâu đậm, quá khắng khít, quá thần kỳ. Một thứ tình cảm chỉ có thể cảm nhận chứ không thể diễn đạt bằng lời nói. Thầm hứa với lòng mình như vậy, song Viễn vẫn còn ám ảnh về một chút tình vụng trộm này. Vào nhà rồi, phải ăn nói làm sao? Hay là nên làm theo lời Yên Nhiên. Về nhà đi. Đợi bao giờ sóng gió trôi qua, tất cả đã lắng dịu, mọi người đã lấy lại bình tĩnh, rồi ta sẽ nói. Viễn chưa kịp rút lui thì cửa đã xịch mở. Trước mắt chàng là bà Lan Đình.
Bà Lan Đình thở ra:
- Ồ! Mấy đứa về rồi, nhưng Yên Nhiên, sao con lại thế này? Con...
Bà tròn mắt. Mưa vẫn còn lất phất bay, đường đất trơn trợt. Gió lạnh, thế mà Yên Nhiên chỉ mặc chiếc áo mỏng, không có áo khoác. Thời tiết thế này không thể đứng đây nói chuyện, bà nói:
- Thôi vào nhà trước rồi tính.
Yên Nhiên và Viễn cùng bước vào phòng khách.
Một sự việc khác thường. Phòng khách hoàn toàn yên lặng. Ông Ngưỡng Hiền đang ngồi trên sa lông với điếu thuốc trên tay. Khang ngồi bên kia cũng với điếu thuốc. Lần đầu tiên Yên Nhiên thấy Khang hút thuốc. Còn Hiểu My thì không có mặt.
Thấy Yên Nhiên và Viễn bước vào, hai người nhìn lên với ánh mắt dò hỏi. Gương mặt Khang có vẻ xanh xao, bơ phờ.
- Quý vị đã về, quý vị hãy cho tôi biết, chuyện gì đã xảy ra?
Yên Nhiên tròn mắt. Thì ra chẳng ai hiểu gì cả, biết gì cả. Hiểu My không kể lại cho họ nghe. Yên Nhiên thấy nghi ngờ, nhìn Khang.
- Sao anh không hỏi Hiểu My?
Khang đáp:
- Hiểu My không nói. Các bạn chạy đi, tôi mới vào phòng đàn, chỉ thấy Hiểu My đang úp mặt khóc. Tôi hỏi, nhưng cô ấy không nói gì cả. Tôi quay sang hỏi cô Tú Hà, cô ta cho biết là mải chuyện gẫu với bà bếp, nên không biết gì cả. Quay lại Hiểu My thì Hiểu My chỉ biết khóc, sau đó cô về phòng riêng đóng cửa lại và ở luôn trong đó đến giờ. Khi hai bác về, hai bác có gọi, nhưng cũng không nghe Hiểu My đáp. Sợ quá lấy chìa khóa riêng mở ra thì thấy Hiểu My đã ngủ. Tôi nôn nóng nên cũng có xông vào gọi Hiểu My dậy, nhưng Hiểu My chỉ nói "Muốn biết cứ hỏi chị Nhiên". Thế là chúng tôi đành rút lui, chờ Nhiên đây. Mong là Nhiên sẽ cho biết cả câu chuyện.
Yên Nhiên lắng nghe, suy nghĩ. Đột nhiên, nàng lại cười lớn. Hiểu My cô khôn lắm, cô không nói gì hết là cô thông minh lắm. Cô trút sự khó nói đó cho tôi ư? Đúng rồi, vì tôi nợ cô món nợ mà không bao giờ trả dứt. Cô bảo "Cứ hỏi chị Nhiên”. Cô muốn tôi nói ra những gì mình chịu đựng? Hay đã phải chịu đựng?
Viễn bước tới mặt tái xanh. Chàng nắm lấy vai Yên Nhiên:
- Đừng Yên Nhiên, tại sao Yên Nhiên cười? Yên Nhiên khỏi phải nói gì cả hãy để tôi nói!
Yên Nhiên không cười nữa; nàng nhìn Viễn với cặp mắt đẫm lệ:
- Được rồi, anh nói đi, chỉ có anh mới trình bày rõ mọi sự, vì anh là diễn viên chính đóng vai từ đầu tới đuôi. Tôi chỉ xuất hiện sau cùng khi mở cửa với tiếng hét. Anh nói đi!
Khang dụi tàn thuốc hướng mắt về Viễn.
- Vậy thì cậu Viễn hãy nói đi!
Bà Lan Đình chợt đứng dậy, linh cảm phụ nữ cho bà thấy có sự bất an.
- Theo tôi thấy thì tối nay chúng ta không nên nói gì hết. Ai cũng mệt cả, Yên Nhiên lại vừa lạnh vì ướt, tốt nhất nên đi tắm, xong đi ngủ kẻo bệnh, còn cậu Viễn cậu về đi, cái gì cũng để mai tính. Cậu Khang cũng thế, ngày mai hay một ngày nào khác, mọi người sẽ thoải mái nghe hơn.
Yên Nhiên đẩy mẹ qua một bên nói:
- Không được! Hãy để cho Viễn nói, con cần nghe anh ấy nói.
Ông Ngưỡng Hiền hiểu ý vợ. Ông nghĩ câu chuyện có vẻ rất nghiêm trọng, nên ông nghiêm khắc bảo Yên Nhiên:
- Con đừng ngang bướng, con mệt rồi, cần nghỉ ngơi. Có chuyện gì từ từ giải quyết sau không muộn.
Yên Nhiên vẫn cố chấp:
- Không được, phải để anh Viễn nói. Tại sao ở đây ai cũng lạ vậy? Vết thương của ngày hôm nay lại để đến ngày mai mới giải phẫu. Chúng ta cần phải làm sáng tỏ mọi việc. Ở đây đủ mặt mọi người phải cho Viễn nói, anh Viễn nói đi!
"Kẹt”. Có tiếng động từ phòng Hiểu My. Rồi cửa mở. Mọi người quay lại, Hiểu My trong chiếc áo ngủ, đang bước ra, thái độ có vẻ thật nghiêm trang. Dừng lại giữa phòng khách Hiểu My nói:
- Không cần ai nói cả, hãy nghe tôi kể hết cho nghe.
Bà Lan Đình ngăn lại.
- Hiểu My!
Hiểu My nói:
- Mẹ... Mẹ đừng ngăn, chị Nhiên nói đúng, vết thương hôm nay, không thể để sang ngày mai, mà phải giải quyết ngay bây giờ.
Mọi người yên lặng nhìn My. Hiểu My thanh tao trong chiếc áo ngủ màu trắng, tóc xõa dài, khuôn mặt tái xanh. Vì những xúc động nghẹn ngào, trông nàng đẹp như tiên nữ. Hiểu My nói với thái độ nghiêm nghị:
- Tôi sẽ kể hết cho mọi người biết sự thật vừa xảy ra. Nhưng trước khi kể, tôi muốn nói cho tất cả biết những điều giấu kín trong lòng mà nhiều người chưa hiểu. Tôi là một đứa con gái kiêu hãnh. Tôi không biết những người con gái bình thường nghĩ sao, còn tôi thì như vậy đó. Kiêu hãnh, tham vọng, thích chinh phục, mặc dù tôi là con người bị mù lòa ngay từ năm lên sáu, không có cái hạnh phúc được trông thấy bản thân mình lẫn mọi vật chung quanh. Với tôi, đôi mắt mù lòa là một bất hạnh được nhân lên gấp bội, vì nếu vừa mở mắt chào đời tôi đã mù, tôi không biết mọi vật chung quanh ra sao, thà tôi không biết khái niệm về xấu và đẹp thế nào, có lẽ tôi đã đỡ phải đau khổ và đã bớt kiêu hãnh. Đằng này, lúc sáu tuổi tôi đã nhận thức được mây màu trắng, lá màu xanh, hoa màu đỏ, chị Nhiên rất dễ thương và tôi khá đẹp. Mấy năm qua, tuy sống trong bóng tối nhưng tôi vẫn biết được một điều, đó là tôi vẫn đẹp. Tôi đã học đàn siêng năng nên đàn rất giỏi. Những người sáng nhưng lười nhác khác chưa chắc chắn hơn tôi. Tôi lại có năng khiếu về âm nhạc, chỉ cần lắng nghe một lần một bản nhạc nào đó là có thể đàn lại được. Điều đó làm tôi kiêu hãnh. Vừa đẹp vừa giỏi như vậy, tôi nghĩ mình đã có đủ sức để lôi cuốn mọi người. Chị Nhiên có thấy vậy không?
Hiểu My quay về phía Yên Nhiên, nàng đối diện với Yên Nhiên một cách rất chính xác:
- Chị Nhiên. Có một điều mà hai chị em chúng ta cứ cố lẩn tránh không dám đề cập tới. Chúng ta sống trong một thế giới đầy bi kịch. Chị có biết là em thù chị, ganh tị với chị cỡ nào không? Mỗi sáng thức dậy nghe tiếng chim kêu là em nhớ lại cái buổi sáng hôm ấy với chiếc đu vùn vụt trên không. Em còn nhỏ, em bảo chị "Chúng ta chơi cầu tuột đi" nhưng chị không chịu, thế là em leo lên xích đu, rồi em té xuống với đôi mắt mù lòa.
Yên Nhiên nhìn Hiểu My chết đứng:
- Chị Nhiên. Em nói những điều đó không phải để trách chị vì em biết sự việc đó xảy ra không những chỉ mang đau khổ đến cho riêng em. Em muốn nói một sự thật. Đó là em hận chị ngay từ trong tiềm thức. Em trách, em ganh tị... Vì chỉ có em bị mù, còn mắt chị vẫn sáng. Mặc dù ý thức không cho phép em suy nghĩ những điều đó, lương tâm và lương tri lúc nào cũng cảnh tỉnh em là chị Nhiên không sai, chị Nhiên lúc nào cũng lo lắng bảo vệ và chăm sóc em. Mấy năm qua, bất cứ chuyện gì của em từ ăn mặc; đến đồ dùng đều do một tay chị sắm sửa... Em nghĩ chưa hẳn những bà chị nào khác đều làm được như vậy. Đối với em, trên bản năng, chị đã hành động như để chuộc lấy lỗi lầm cũ. Cái lỗi lầm mà mười sáu năm trước chị đã vô tình gây nên. Và em nghĩ, có lẽ chị cũng "mâu thuẫn" như em. Trong tiềm thức, chị cũng hận em, vì sự hiện hữu của em lúc nào cũng nhắc nhở cái lỗi lầm cũ của chị, nhưng ý thức và lương tâm bao giờ cũng cảnh giác. Không được, phải yêu quý em, lo lắng cho em mình. Chúng ta cứ thế sống mãi trong đau khổ từ quá khứ đến hiện tại, sống giữa mâu thuẫn yêu và ghét, mặc dù không ai dám thừa nhận. Nhưng thật sự chúng ta đã có cảm giác đó và đã âm thầm giành giựt nhau.
Điếu thuốc trên tay ông Ngưỡng Hiền đã tàn, suýt tí làm phỏng tay ông. Nhưng ông vẫn lắng nghe. Không phải chỉ một mình ông mà cả bà Lan Đình, cả Khang và Viễn, Yên Nhiên đều như những pho tượng bất động.
Hiểu My ngưng lại một chút rồi tiếp:
- Chị Nhiên. Trong cuộc sống đấu tranh giành giựt đó, lúc nào em cũng thắng, không phải chị thua mà vì chị bỏ cuộc, chỉ cần chị phát hiện có sự tranh giành giữa em với chị là chị nhường cho em ngay, chị nghĩ lại xem có đúng vậy không? Ngay từ lúc nhỏ khi chúng ta cùng học dương cầm, chị mắt sáng nên có thể chép nhạc, nhờ vậy chị tiến bộ nhanh hơn, giỏi hơn em, đột nhiên nửa đường chị lại bỏ, nhường lại cho em một mình học, rồi quay sang guitar và organ. Từ đó chị không thèm đụng đến dương cầm, có lẽ vì lương tâm chị đã nói: "Em gái nó mù lòa nó thích đàn thì hãy để cho nó học”. Như vậy ngay từ nhỏ chúng ta đã giành nhau trong học hành, đến lúc lớn lại giành giật bạn trai.
Yên Nhiên bàng hoàng, phòng khách yên lặng, chỉ có duy nhất tiếng nói của Hiểu My.
- Như anh Khang là bạn trai lúc đầu của chị, chứ đâu phải của em? Tiếc một điều chị mang anh ấy về quá sớm, để anh ấy trông thấy em, mặc dù bấy giờ em chỉ là đứa con nít mười sáu tuổi, em chưa phải là đối thủ của chị, nhưng thiếu nữ mười sáu cũng biết kiêu hãnh. Có lẽ chị không nghĩ ra, chính sự mù lòa làm cho dáng dấp em yếu đuối đáng thương. Bên cạnh đó cái đẹp của em, cái tài đánh đàn dương cầm của em, tất cả là một sự lôi cuốn, khiến người khác phải rung động, một thứ tình cảm vừa yêu lẫn thương hại, và chị biết không, như một sự vô tình em đã sử dụng cái lợi khí đó để lôi cuốn người khác. Có lẽ chính vì thế mà anh Khang đã chuyển mục tiêu và chị Nhiên cũng giống như mọi lần trước, chị đã bỏ cuộc, chị không muốn giành giựt với em, vì lương tâm lại nhủ thầm với chị: "Em gái mình mù lòa nó cần tình yêu, mình cần phải giúp đỡ đừng phá hoại hạnh phúc của nó“. Và chị đã tạo cơ hội cho em với Khang gần nhau, em biết lúc đó chị rất buồn rất đau khổ nhưng chị cố gắng tranh đấu cố gắng tìm quên nhưng trong lòng còn dạt dào thương nhớ. Riêng em, em cũng không đồng ý cho mình giành anh Khang của chị Nhưng mà...
Hiểu My lại thở dài:
- Thôi chúng ta bỏ chuyện đó qua một bên đi. Bây giờ quay lại sự việc chính hôm nay.
Hiểu My cúi đầu xuống có vẻ suy nghĩ, trong khi Viễn lại gục đầu như một tên tội phạm.
Hiểu My tiếp tục nói:
- Hôm nay thật không may. Ban nãy tôi cảm thấy buồn buồn, tôi nghĩ có lẽ là tại thời tiết, trời vừa lạnh lại vừa mưa tôi lại bị cúm, mà cả nhà lại đi vắng, chỉ còn tôi một mình, mà lúc ngồi buồn thường làm cho người ta hay nghĩ đến nhiều thứ, tôi ngồi đàn mà lại nghĩ đến định mệnh, đến cuộc đời tàn tật của mình. Tôi cảm thấy cô đơn đến rợn người. Tôi thầm cầu mong có một người nào đó dù trai hay gái đến với tôi trong lúc này...
Hiểu My hướng về phía Khang gật đầu:
- Xin lỗi nghe, anh Khang. Không hiểu sao lúc bấy giờ tôi lại cảm thấy thương hại cho chính mình. Đúng lúc đó, anh Viễn lại đến. Mải mê đàn nên tôi không nghe thấy tiếng anh ấy vào phòng, đến lúc đàn xong, tôi mới nghe tiếng thở dài. Lần này phải xin lỗi chị Nhiên.
Hiểu My hướng mắt về phía Nhiên tiếp: è
- Không giấu gì chị, từ ngày chị đem Viễn về đây, cái sự kiêu hãnh hèn mạt nó lại trở về trong cơ thể tàn tật của em. Trong em có hai cái tôi, một cái tôi hiền lành trong trắng và một cái tôi xấu xa đê tiện. Giữa hai cái tôi này lúc nào cũng giành giựt nhau. Khi anh Viễn đến, cái tôi xấu xa lại vùng dậy, em phải luôn luôn đè nén xuống. Còn anh Viễn mặc dù có chú ý nhưng vẫn không bị em hoàn toàn hớp hồn, cho đến lúc mà có lẽ ngoài kia nắng vàng đã tắt, bóng tối lờ mờ ập đến, trong nhà không còn một ai, khi em đang ngồi đàn những bản nhạc buồn của Traicosky, của Beethoven, anh Viễn nghe thấy, anh bước đến an ủi và khóac áo lên vai em sợ em lạnh, anh Viễn còn nói: "Anh không muốn thấy em tự hành hạ bản thân mình”. Chị Nhiên, chị biết không ngay lúc ấy con người xấu xa của em đã thắng, em biết anh Viễn thương hại em, nên em đã lợi dụng sự thương hại ấy để nắm lấy tay, rồi hồi hộp ngã vào lòng anh ấy.
Cả phòng khách chìm trong im lặng. Khang ngồi thẳng lưng mắt trừng trừng nhìn Hiểu My, ông bà Ngưỡng Hiền bối rối và Viễn có vẻ suy nghĩ:
Hiểu My vừa ho vừa tiếp tục nói:
- Chị Nhiên. Đó cũng là lúc chị bước vào và trông thấy, tiếng hét của chị làm cho con người tốt của em trở về, em giận và thấy mình nhơ nhớp vô cùng, nên em đã khóc và bây giờ xin được trình bày tất cả sự thật cho mọi người biết.
Quay sang Viễn, Hiểu My nói:
- Có một điều tôi cần phải nói rõ với anh, anh Viễn. Đó là anh đừng có hiểu lầm, ban nãy nếu không phải là anh mà là bất cứ một tay vô lại nào đến đây khoác áo cho tôi, thì tôi đều có thể ngã vào lòng hắn. Nỗi cô đơn, lòng chán chường thường đẩy con người vào những việc làm thiếu suy nghĩ. Bây giờ tôi mới nhận rõ ra mình là người yếu đuối. Và xin thưa với tất cả, với riêng anh Viễn rằng, đó không phải là tình yêu của tôi.
Viễn đứng yên lặng suy nghĩ, trong lúc Hiểu My từ tốn nhưng cương nghị tiếp:
- Chị Nhiên, em hiểu tình cảm của chị, chị đang giận em. Nếu em ở vị trí của chị chắc chắn em sẽ giận dữ hơn nữa. Em ganh ghét chị từ tiềm thức, bây giờ tất cả những đê tiện kia đã bộc lộ ra. Chị đã nhìn rõ con người em: kiêu hãnh, đê tiện, lợi dụng sự mù lòa của mình như một vũ khí để quyến rũ người khác, để tất cả đàn ông trong cõi đời này phải phủ phục dưới chân. Chị đã nhìn rõ con người thật của em, nên em xin lỗi chị, nhưng không cầu xin chị tha thứ.
Ngừng một lúc, Hiểu My nói tiếp một cách rắn rỏi:
- Bây giờ coi như tất cả những món nợ mà chị cho là đã mắc phải em, được bù trả đầy đủ. Em sẽ không bận tâm nữa, dù chị có yêu hay ghét em.
Hiểu My cười, một nụ cười thật là khó hiểu.
- Ngay từ bây giờ, chị cũng có thể tiếp tục giữ tình cảm cũ, vừa yêu vừa ghét em. Riêng về chuyện giữa chị với anh Viễn, coi như chuyện riêng của hai người, muốn tính sao thì muốn, vì em đã nói hết, nói rõ sự thật. Chị có thể giận anh ấy, đoạn giao với anh ấy luôn hoặc yêu anh ấy tùy chị.
Hiểu My quay sang Khang:
- Bây giờ tới anh.
Khuôn mặt Khang buồn buồn, chàng như kẻ lạc giữa mê trận.
- Anh Khang, anh hiểu rõ em hơn. Anh đã từng bảo em đừng tự ti đừng tự thương hại mình mãi. Nhưng anh có biết đâu tính tự ti mặc cảm và thương hại kia là hai vũ khí rất sắc bén? Anh là người đã bị em giữ chặt bằng hai thứ vũ khí đó. Em không biết là sau này tính đê tiện, ích kỷ kia còn ngự trong người em nữa không? Em không dám đoan chắc cái gì cả. Vì vậy anh cần phải suy nghĩ kỹ. Ở đây trước mặt ba mẹ em, không biết anh có còn thấy yêu được em nữa không?
Khang bàng hoàng nhìn Hiểu My. Mọi gút mắc đã được phơi bày. Khang nói:
- Vấn đề ở đây không phải là anh yêu em nữa hay không mà là em có cần anh nữa hay không?
Hiểu My trả lời rất trầm tĩnh và chân tình:
- Anh hẳn biết là lúc nào em cũng rất cần anh. Cái tốt và xấu của em đều cần anh. Anh là người nhiệt tình, hiền lành, có tài, em dễ gì tìm được người như vậy?
- Vậy thì em còn hỏi anh gì nữa. Em nghĩ là vì em ngã vào lòng Viễn mà anh giận em? Vậy là em xem thường anh quá. Đó chẳng qua là một phút yếu mềm. Nếu có thật là em đã yêu Viễn thì bằng mọi cách, anh cũng cố đoạt lại, vì vậy em yên tâm, anh yêu em! Không có vấn đề gì cả!
- Yêu cả bản tính đê hèn, ích kỷ, ngạo mạn của em ư? Còn một điều nữa, anh đừng quên rằng em mù lòa, không thể là một người vợ tốt, người vợ đảm đang được.
- Mặc kệ mọi thứ, anh yêu mọi thứ tốt và xấu em có!
- Nếu sau này em lại sa ngã thì sao?
Khang nói:
- Anh sẽ không để chuyện đó xảy ra. Khi nào tính thích chinh phục của em bảo hòa, em sẽ không còn ham muốn gì nữa, anh sẽ cố gắng lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn em, không để em còn cảm giác cô đơn.
Hiểu My đưa tay ra cho Khang nắm lấy:
- Mấy hôm trước anh có đề cập đến chuyện hôn nhân mà anh Khang, anh cũng biết là em rất sợ khi nghe đến hai tiếng đó, vì nó như một thách thức, em sợ là mình không thể nào đáp ứng với cuộc sống gia đình, nhưng bây giờ thì em xin đồng ý, em sẽ cố gắng để trở thành một người vợ tốt dù em không nhìn thấy gì cả.
- Hiểu My!
Khang kêu lên, trong khi xiết chặt lấy tay của Hiểu My:
- Sự chấp nhận đột ngột của em là do em yêu anh hay chẳng qua là một sự kích động nhất thời do chuyện ban nãy?
Hiểu My đáp:
- Có lẽ cả hai, em xin thú thật là em muốn lập gia đình ngay bởi vì em muốn có một cuộc sống ổn định và hoàn toàn với anh.
Khang quay lại nhìn vợ chồng ông Ngưỡng Hiền.
- Vậy hai bác cho phép chúng con sớm thành hôn chứ?
Bà Lan Đình rưng rưng nước mắt:
- Bác sợ không rời được Hiểu My, nhưng rồi bác cũng nghĩ, biết đâu sự mất mát đó lại mang đến nhiều thứ khác. Cậu Khang, tôi đã xem cậu là rể trong gia đình này từ lâu rồi.
Ông Ngưỡng Hiền ngồi cạnh chỉ yên lặng, trong khi Hiểu My nằm trong lòng Khang nói:
- Thế này thì mọi chuyện đã rõ ràng rồi nhé. Em bây giờ thấy mệt, em cần phải ngủ một giấc, anh có thể đưa em vào trong, ngồi cạnh em cho em ngủ được không?
Khang không trả lời đưa mắt nhìn vợ chồng ông Ngưỡng Hiền, rồi dìu Hiểu My vào phòng riêng của nàng.
Có lẽ bão tố đã trải qua, gian phòng chìm vào yên lặng.
Yên Nhiên mệt mỏi dựa lưng vào ghế sa lông.
Bà Lan Đình kéo tay chồng nói:
- Thôi chúng ta vào trong đi, để phòng khách lại cho chúng nó.
Và bà Lan Đình quay sang Yên Nhiên:
- Yên Nhiên, con đừng có ương ngạnh quá, hãy thoáng một chút, con sẽ thấy cuộc đời tốt đẹp hơn. Không hẳn chỉ có con vui mà người bên cạnh con cũng vui, trong đời này hạnh phúc và bất hạnh thường chỉ cách nhau trong gang tấc.
Bà Lan Đình và ông Ngưỡng Hiền cũng bỏ đi vào.
Trong phòng khách chỉ còn lại Yên Nhiên và Viễn. Hai người im lặng nhìn nhau.