Chương kết
Tác giả: QUỲNH DAO
Một năm sau.
Cũng ngày hai mươi tháng năm.
Nhà họ Vệ đãi khách, tối hôm ấy.
Hơn hai mươi mấy năm nay chưa bao giờ có một dạ tiệc linh đình như vậy trong nhà họ Vệ. Phòng khách đông nghẹt người là người. Khách không những ở trong nhà mà còn đứng ra cả hành lang, cả ngoài vườn hoa. Buổi tiệc này do cả nhà họp lại tổ chức nhưng chủ yếu là do hai cặp vợ chồng trẻ là Linh Khang và Hiểu My, Thịnh Viễn và Yên Nhiên đề xướng.
Viễn và Yên Nhiên sau khi lập gia đình đã ra ở riêng, hai người thuê căn nhà nhỏ gần đó và sống rất hạnh phúc.
Vì yến tiệc cần ngôi nhà rộng, thế là ngôi nhà của vợ chồng ông Ngưỡng Hiền được chọn làm nơi chiêu đãi khách. Họ đã dành cả một buổi tối để trang trí phòng khách, đồ đạc được kê xếp gọn gàng ngay ngắn. Bên trên lò sưởi đặt một chậu hoa bá hạp. Yên Nhiên nói với mẹ:
- Mỗi loại hoa đều có ý nghĩa riêng của nó, mẹ biết không bá hạp còn có tên là loài hoa của "tình yêu nồng thắm”.
- Thế còn hoa Pensee?
- Pensee ư? Tượng trưng cho "Hãy tin anh, tình yêu anh dành cho em là vĩnh cửu ".
Bà Lan Đình nghi ngờ nhìn con:
- Thế còn hoa hồng thì sao?
- Hoa hồng có nghĩa là lời tỏ tình "Anh yêu em".
- Còn hoa lan lưỡi kiếm?
- Hoa lan mang thông điệp "Cương quyết yêu em”.
Bà Lan Đình cười:
- Như vậy là loài hoa nào cũng có thể dùng để tỏ tình được hết, phải không con?
- Không phải hoa cũng nói đến tình yêu, có nhiều loại hoa không thể dùng để tỏ tình yêu mà có thể dùng để biểu thị sự dứt khoát, đoạn giao, ganh tị, báo thù... Nhưng hôm nay, một ngày quan trọng thế này, chúng ta chỉ nên nói đến tình yêu và thắng lợi thôi.
- Con nói đến thắng lợi ư?
- Vâng, mẹ không thấy là mỗi góc phòng con đều bày một chậu thốt nốt nhỏ sao? Cây nầy có ý nghĩa là chiến thắng đó mẹ.
- À, con đã trở thành nhà ngôn ngữ thực vật học bao giờ thế?
Yên Nhiên nhìn mẹ cười, một nụ cười tươi tắn:
- Tất cả là do anh Viễn thôi mẹ ạ, anh ấy nói cái gì cũng cần phải biết hết.
Hai mẹ con cùng cười một cách hạnh phúc.
Căn phòng tràn ngập hoa, bông giấy, kim tuyến... tràn ngập tiếng cười niềm vui và sức sống.
Khách mời là khách của vợ chồng ông Hiền, của ba mẹ Khang và của đám trẻ. Với các nguồn khách khác nhau như vậy hỏi sao không đông vui được? Cũng vì khách quá đông nên tiệc tùng được tổ chức giản dị gọn nhẹ. Món ăn tự chọn, thức uống là rượu sâm banh, rượu vang. Khách vừa ăn uống vừa chuyện trò rôm rả. Cả căn nhà vang vang tiếng cười vui.
Tối hôm ấy, Yên Nhiên và Hiểu My đều ăn mặc rất đẹp. Màu sắc cũng thay đổi. Họ đều mặc màu đỏ sặc sỡ chứ không phải là màu tím u buồn hay màu trắng, đen như xưa. Mỗi cô đeo một xâu chuỗi ngọc trên cổ. Yên Nhiên còn gắn thêm một con chim màu đỏ trên ngực còn Hiểu My cài một cánh én chạm ngọc đang bay. Yên Nhiên đứng cạnh Hiểu My để thỉnh thoảng nhắc nhở em gái, đại loại như:
- Bác Lý ơi, Hiểu My đang chào bác kìa.
- Hiểu My chắc em chưa quên anh Vũ chứ?
Hoặc là:
- Xin giới thiệu đây là Hiểu My, em gái tôi, còn đấy là chị Vương...
- Lát nữa mở nhạc quí vị sẽ thấy Hiểu My khiêu vũ rất tuyệt...
Yên Nhiên như một hoạt náo viên, trong khi Hiểu My chỉ đứng cạnh với nụ cười xinh xắn. Hiểu My tỏ ra rất tế nhị, tùy theo lời giới thiệu của Yên Nhiên, nàng bắt tay mọi người... Trông Hiểu My rất tự nhiên không một chút mặc cảm. Thỉnh thoảng nàng còn chêm vào vài câu bông đùa lịch sự. Đây là một Hiểu My vui tươi đầy sức sống, chứ không còn là một Hiểu My tiều tụy xanh xao, xa lánh mọi người, một Hiểu My cô đơn chôn kín cuộc đời mình trong phòng riêng của một năm về trước.
Khang tỏ ra vui vẻ nhất trong buổi tiệc này. Khách hôm nay có nhiều người không quen biết, dù phải làm quen xã giao rất mệt, nhưng Khang cảm thấy trong lòng rất vui. Men rượu có làm chàng say, nhưng Khang vẫn không muốn rời phòng khách. Mắt chàng mê mải ngắm Hiểu My. Chàng như bị choáng váng, không ngờ tối nay Hiểu My quá đẹp. Mỗi cử chỉ của nàng đều tự nhiên như người sáng mắt. Làm sao có thể tin được đây là sự thật? Làm sao có thể tin ở mắt mình khi thấy Hiểu My thay đổi nhanh như vậy dù chỉ một năm qua?
Ở một góc phòng khách, Khang thoáng nghe lời bình phẩm của hai bà mệnh phụ:
- Chị có tin không, trong hai cô gái đó có một cô bị mù.
- Làm gì có chuyện đó?
- Thật mà, tôi quen với gia đình này trên hai mươi năm nay. Cô em gái tuy có đôi mắt như người thường, nhưng không thấy gì cả. Nếu không quen biết sẽ không bao giờ phân biệt được.
- Thế cô nào là em? Cô cầm ly rượu đó phải không?
- Không phải, đó là cô chị, cô em đứng bên cạnh đấy.
Bà khách tỏ ra quá đỗi ngạc nhiên:
- Ồ tôi không tin đâu, ban nãy tôi vừa nói chuyện với cô ấy xong đây mà. Cô ta còn cười gật đầu chào tôi, khen đôi bông tai của tôi đẹp nữa!
Khang vừa nghe vừa mỉm cười. Hơn ai hết chàng hiểu, Hiểu My khen đôi bông tai của bà ta đẹp là nhờ Yên Nhiên mớm lời cho nàng biết.
- Không thể tin được, người mù thì bao giờ cũng là người mù làm sao có thể đi đứng tự nhiên như người bình thường mà không vấp ngã?
Lời nói của bà khách cứ vọng tới tai Khang. Chàng hớp một ly rượu. Chim Lửa! Đúng là chim lửa đã sống lại sau một thời gian lột xác trải qua nhiều khổ đau.
Khang thấy mắt mình như bị ướt. Một năm, một năm đã trôi qua. Một năm đầy gian nan thử thách. Điều đầu tiên cần phải giải quyết là phải sống riêng. Dù Khang rất yêu cha mẹ, rất muốn trả hiếu cho cha mẹ, nhưng Khang cũng ý thức được một điều, là nếu sống chung với cha mẹ, Hiểu My sẽ không làm sao tự chủ được. Giống như điều Hiểu My đã nói, ngay cả chuyện bước ra khỏi phòng riêng, cũng làm nàng ngại ngùng. Nhà cha mẹ đồ đạc không để ở vị trí cố định, mà cứ xê dịch mãi, khiến Hiểu My không dám đi lại. Rồi tiếng càu nhàu của mẹ, tiếng thở dài của cha, lời trách móc của bà giúp việc Tú Nga... Tất cả những áp lực đó làm Hiểu My ngạt thở. Dọn ra ở riêng cũng có cái bất tiện của nó, nhưng dù sao vẫn thoải mái hơn phải sống chung chạ với cha mẹ. Khi nghe Khang đề nghị ra ở riêng, mẹ Khang đã phản ứng với những giọt nước mắt:
- Có phải mẹ nuôi con khôn lớn, cưới vợ cho con, để rồi có được cái ngày hôm nay không? Con muốn cưới ai cha mẹ cũng không phản đối. Hiểu My vô nhà này, có ai ức hiếp nói nặng nói nhẹ gì nó đâu? Ai cũng sợ không dám nói động tới nó, coi nó như vị thần. Mẹ muốn uống trà cũng không dám sai nó rót. Vậy mà bây giờ con lại đòi ra riêng. Con bỏ cha mẹ con đi. Không lẽ cha mẹ chẳng có kí lô nào trong mắt con sao?
Khang biết không làm sao nói cho mẹ hiểu, vì chưa kịp tỏ bày thiệt hơn là mẹ đã khóc lóc kể lể, thở than, nghe mà phát mệt. Còn Hiểu My sợ quá cứ im thin thít, mọi chuyện phó mặc cho chồng lo liệu, nhưng trong thâm tâm nàng cũng không muốn ở riêng.
Khang cương quyết không chịu thua, chàng quay sang cầu cứu cha, Chàng phân tích một cách có lý có tình cho cha hiểu. Trả hiếu không nhất thiết phải sống chung một nhà với cha mẹ. Mà ở riêng bước đầu là để tạo điều kiện giúp đỡ Hiểu My để nàng lấy lại tính tự chủ, tự tin cho chính bản thân nàng.
Cuối cùng Khang được cha đồng ý cho ở riêng, mẹ chàng rất buồn phiền nhưng không còn ngăn cản nữa.
Khang và Hiểu My dọn đồ đạc đến một chung cư khác nhỏ hơn. Ở đó chỉ có bốn tầng, Khang chọn tầng trệt để Hiểu My không phải leo lầu. Trước nhà lại có khoảnh sân nhỏ, ở đấy Hiểu My có thể đàn tự do vì căn nhà trên lấu có bốn đứa con nhỏ đều thích đàn, lại nghịch như quỷ, nên tiếng đàn của Hiểu My không ảnh hưởng lắm đến lối xóm. Lúc đầu Hiểu My không thể tự lo cơm nước, đi chợ mua thức ăn. Bà Lan Đình phải cho chị Tú Hà sang phụ một tay, bước đầu mọi thứ coi như giải quyết xong. Chị Tú Hà rất tốt, xem Hiểu My như con ruột vì ngay từ lúc còn nhỏ, Hiểu My cũng được chính tay chị chăm sóc dỗ dành. Hiểu My bị tai nạn, tình cảm của chị dành cho nàng càng dịu dàng sâu đậm hơn. Quen tính Hiểu My, nên công việc một tay chị lo. Đồ đạc trong nhà được bài trí gọn gàng cố định. Sau đó khi mọi việc đâu đã vào đấy, Hiểu My mới ghi tên vào một trường mù, một loại trường đặc biệt dạy mọi thứ để người không nhìn thấy có thể thích ứng với hoàn cảnh sống của mọi người chung quanh.
Hiểu My học rất siêng năng lại thông minh nên nàng nắm được bài học rất nhanh. Nàng vừa học chữ vừa học cách thích ứng. Với cây gậy sắt Hiểu My có thể đi lại khắp phòng, nàng bắt đầu lên xe buýt ra chợ mua rau quả, ra siêu thị chọn hàng. Thỉnh thoảng Hiểu My còn theo chồng vào rạp chiếu bóng.
Hiểu My không nhìn thấy nhưng nàng có thể hiểu có thể nghe. Lúc rảnh rỗi, Khang giải thích cho vợ nghe ý nghĩa của tranh, của nghệ thuật điêu khắc. Hiểu My bắt đầu tranh luận với chồng về bố cục về nhân vật tiểu thuyết và cả chuyện đời nữa.
Lần đầu tiên Hiểu My vào bếp, Hiểu My sử dụng nồi cơm điện và chảo điện một cách thành thạo. Hiểu My xào cải, nấu canh cho chồng. Thức ăn hoàn tất thơm ngon. Ngón tay bị phỏng nhưng Hiểu My vẫn thấy sung sướng, quá sung sướng là đằng khác và Khang cảm thấy bữa cơm hôm ấy ngon vô cùng. Nhưng khi nhìn thấy những vết bỏng trên tay vợ, Khang xót xa thương nàng. Hiểu My chỉ cười bảo chồng:
- Đâu có thấm vào đâu. Em đang lột xác thì vết bỏng này có nghĩa lý gì?
Vâng Hiểu My như con chim lửa đang bắt đầu làm lại cuộc đời. Nàng cắn răng chịu đựng mọi thứ đày ải khổ cực để giành lấy sự tự chủ. Khang thương nàng, cảm thấy đau xót nhưng chàng phải khuyến khích Hiểu My phấn đấu tự lập. Không phải chỉ mình Khang mà cả Yên Nhiên và Viễn cũng hiểu như thế.
Yên Nhiên với Viễn là hai nguồn khích lệ lớn lao của Hiểu My. Họ thường đến rủ vợ chồng Hiểu My đi dùng cơm tiệm, đi bát phố và thăm bạn bè. Yên Nhiên cố gắng tạo mọi điều kiện để Hiểu My tiếp xúc với xã hội, tự nhiên trong cách xử thế, thích nghi với cách thức ở phòng ăn, lịch sự trong giao tiếp. Yên Nhiên dạy cho Hiểu My cắm hoa, sử dụng máy giặt, máy hút bụi. Hiểu My bắt đầu kết bạn, làm thân với láng giềng. Nàng thu học trò vào học nhạc. Với những đứa siêng năng nàng luôn khuyến khích chúng, đối với những đứa lười nàng dùng lời lẽ dịu dàng khuyến khích khuyên bảo chúng:
- Các em thấy không? Cô mù mà cô có thể đàn có thể đọc nốt nhạc, vậy thì các em mắt sáng, các em sẽ đàn giỏi hơn cô chứ?
Dần dần Khang thấy mấy đứa trẻ bắt đầu quý mến Hiểu My và luôn nghe lời nàng. Hiểu My đã thiết lập được vương quốc riêng cho mình. Nàng bắt đầu tin yêu vào cuộc sống. Cuộc sống của nàng không phải hoàn toàn bám víu vào Khang ỷ lại vào Khang nữa. Bây giờ Hiểu My thật bận rộn với công việc dạy học trò, học tập thêm và quan tâm đến bạn bè chung quanh nữa.
Cứ thế Hiểu My đã sống một cuộc sống hoàn toàn đổi khác. Và một năm lặng lẽ trôi qua.
Con người cũ trong Hiểu My đã chết. Hiểu My bây giờ mới tràn đầy niềm tin yêu cuộc đời.
Con chim lửa! Khang nghĩ đến điều đó khi nghe hai người đàn bà lắm mồm tranh luận. Chàng một mình nâng ly lên. Xin cảm ơn cái đêm đáng ghi nhớ của một năm về trước. Xin cảm ơn ngày hai mươi tháng năm.
Chúc mừng chim lửa! Chúc mừng cuộc sống mới hồi sinh!
Phòng khách vẫn còn ồn ào mặc dù buổi tiệc đã kéo dài khá lâu. Những chàng thanh niên, những cô thiếu nữ, tốp thì ngồi lại bên nhau nghe nhạc, tốp thì khiêu vũ, Viễn vẹt đám đông tìm đến bên Khang.
- Anh Khang ơi lại đây, nào lại đây!
- Làm gì thế?
Khang cười, chàng hiểu tính Viễn thích "nổ". Viễn tròn mắt nói:
- Hãy nhìn hai chị em cô ấy kìa. Hình như họ quên hết là họ đã có chồng, họ đang đứng ngoài kia quyến rũ mấy chàng trai trẻ. Nhanh lên nếu không coi chừng mất vợ bây giờ.
Khang cười vui vẻ tự tin:
- Yên tâm, hãy để phụ nữ họ có dịp khoe sắc một chút, và đám đàn ông có dịp phô trương. Cái đó chẳng nguy hiểm tí nào. Vì như vậy chỉ để cho thấy cái đáng yêu cái duyên dáng của phụ nữ và cái đa tình lãng mạn của đàn ông.
Viễn đỏ mặt và cảm thấy nhột:
- Cậu không quên chuyện đó được sao?
Khang cười nói:
- Hở? Phải nhớ chứ, khi nào chúng ta tới tuổi già, có con cháu đầy đàn, chúng ta vẫn có quyền kể lại cho con cháu nghe cho vui. Có điều tôi cần phải nói với cậu...
- Chuyện gì?
- Tôi cũng thích Yên Nhiên, cô ấy lúc đầu yêu tôi, nếu không có sự nhảy vào của cậu thì...
Viễn cười lớn:
- Ha ha... Lũ đàn ông chúng mình sao tham lam thế? Vì vậy mà Yên Nhiên hay nói là đàn ông như lũ quạ là đúng lắm rồi.
Bất giác Khang quay lại nhìn hai chị em Yên Nhiên và Hiểu My. Lúc ấy hai nàng đang khiêu vũ với hai thanh niên lạ.
Khang đặt ly rượu xuống bàn:
- Này Viễn, cậu xem kìa, không chừng cậu có lý đấy, hai chị em cô ấy dường như đang trổ tài quyến rũ đàn ông.
Viễn và Khang cùng bước tới sàn nhảy chào lịch sự và khiêm tốn:
- Xin hai vị nhường cho chúng tôi được khiêu vũ với hai cô này một chút được chứ?
Hai thanh niên lạ bước qua một bên. Viễn choàng tay qua vai Yên Nhiên, còn Khang bước đến với Hiểu My. Bản nhạc quen thuộc "Anh Chiếu Sáng Đời Em" vang lên. Họ bước đều bên nhau mặt kề mặt, môi kề môi, lòng tràn đầy niềm hạnh phúc.
Bà Lan Đình cùng chồng và những người thông gia đứng bên góc nhà nhìn hai cặp vợ chồng trẻ với đôi mắt thương yêu trìu mến. Mẹ Khang nói với bà Lan Đình.
- Chị có hai cô con gái thật là xuất sắc.
Bà Lan Đình mỉm cười. Hình ảnh buổi sáng mùa xuân năm nào thoáng qua trong óc bà, bà nói:
- Xin tiết lộ một điều bí mật với chị, tôi đã mất một đứa con trai, điều đó làm tôi nuối tiếc mãi. Nhưng tối nay thì tôi thấy rằng, thế này là quá đầy đủ rồi, không còn gì để buồn phiền nữa.
Đêm đã khuya thật khuya, phố xá chìm dần vào yên tĩnh, chỉ còn thưa thớt tiếng xe cộ. Khách lần lượt ra về hết.
Vợ chồng bà Lan Đình cũng đi nghỉ. Trong phòng còn lại hai cặp vợ chồng trẻ. Đèn vẫn sáng chói, phòng vẫn còn ngập mùi hoa và khói. Khang nắm lấy tay Hiểu My:
- Hiểu My em còn nhớ cái thời mà bốn đứa chúng mình thường đàn hát bên nhau không?
Hiểu My e ấp trả lời:
- Nhớ chứ, làm sao em quên được.
- Bây giờ anh muốn nghe em đàn.
Hai cặp nắm tay nhau cùng bước vào phòng đàn. Hiểu My ngồi xuống bên cây đàn. Tiếng đàn dương cầm thánh thót vang lên trong đêm khuya như nói lên niềm tin yêu hạnh phúc của cuộc sống lứa đôi. Còn Yên Nhiên với lấy cây guitar và tất cả cùng hát:
Mưa bay bay, gió đêm không ngừng thổi
Một đàn én nhỏ nỉ non điều gì
Ngồi bên khung cửa sổ, không chỉ một người...
Thế gian không cô độc, người đâu lại lẻ loi?
Hãy uống say đêm thu, hãy hát vang mọi ngày
Để tình si không nhớ những ngày đã cô đơn.
Hát xong mọi người cùng vỗ tay cười. Viễn mang bình rượu vang đỏ ra rót đầy bốn ly.
- Nào chúng ta cụng ly, cùng cụng ly!
- Hãy mừng sự hồi sinh của Chim Lửa!
- Xin chúc mừng em Hiểu My thân yêu!
Đêm đã sắp tàn nhưng cuộc vui không tàn. Đối với Hiểu My giờ đây Hạnh Phúc đã trở thành vĩnh cửu. Và chính nó cũng trở thành một cái gì gần gũi, thiết thân mà trong cuộc sống sau này, nàng mãi mãi sẽ không bao giờ quên được.
HẾT
Một năm sau.
Cũng ngày hai mươi tháng năm.
Nhà họ Vệ đãi khách, tối hôm ấy.
Hơn hai mươi mấy năm nay chưa bao giờ có một dạ tiệc linh đình như vậy trong nhà họ Vệ. Phòng khách đông nghẹt người là người. Khách không những ở trong nhà mà còn đứng ra cả hành lang, cả ngoài vườn hoa. Buổi tiệc này do cả nhà họp lại tổ chức nhưng chủ yếu là do hai cặp vợ chồng trẻ là Linh Khang và Hiểu My, Thịnh Viễn và Yên Nhiên đề xướng.
Viễn và Yên Nhiên sau khi lập gia đình đã ra ở riêng, hai người thuê căn nhà nhỏ gần đó và sống rất hạnh phúc.
Vì yến tiệc cần ngôi nhà rộng, thế là ngôi nhà của vợ chồng ông Ngưỡng Hiền được chọn làm nơi chiêu đãi khách. Họ đã dành cả một buổi tối để trang trí phòng khách, đồ đạc được kê xếp gọn gàng ngay ngắn. Bên trên lò sưởi đặt một chậu hoa bá hạp. Yên Nhiên nói với mẹ:
- Mỗi loại hoa đều có ý nghĩa riêng của nó, mẹ biết không bá hạp còn có tên là loài hoa của "tình yêu nồng thắm”.
- Thế còn hoa Pensee?
- Pensee ư? Tượng trưng cho "Hãy tin anh, tình yêu anh dành cho em là vĩnh cửu ".
Bà Lan Đình nghi ngờ nhìn con:
- Thế còn hoa hồng thì sao?
- Hoa hồng có nghĩa là lời tỏ tình "Anh yêu em".
- Còn hoa lan lưỡi kiếm?
- Hoa lan mang thông điệp "Cương quyết yêu em”.
Bà Lan Đình cười:
- Như vậy là loài hoa nào cũng có thể dùng để tỏ tình được hết, phải không con?
- Không phải hoa cũng nói đến tình yêu, có nhiều loại hoa không thể dùng để tỏ tình yêu mà có thể dùng để biểu thị sự dứt khoát, đoạn giao, ganh tị, báo thù... Nhưng hôm nay, một ngày quan trọng thế này, chúng ta chỉ nên nói đến tình yêu và thắng lợi thôi.
- Con nói đến thắng lợi ư?
- Vâng, mẹ không thấy là mỗi góc phòng con đều bày một chậu thốt nốt nhỏ sao? Cây nầy có ý nghĩa là chiến thắng đó mẹ.
- À, con đã trở thành nhà ngôn ngữ thực vật học bao giờ thế?
Yên Nhiên nhìn mẹ cười, một nụ cười tươi tắn:
- Tất cả là do anh Viễn thôi mẹ ạ, anh ấy nói cái gì cũng cần phải biết hết.
Hai mẹ con cùng cười một cách hạnh phúc.
Căn phòng tràn ngập hoa, bông giấy, kim tuyến... tràn ngập tiếng cười niềm vui và sức sống.
Khách mời là khách của vợ chồng ông Hiền, của ba mẹ Khang và của đám trẻ. Với các nguồn khách khác nhau như vậy hỏi sao không đông vui được? Cũng vì khách quá đông nên tiệc tùng được tổ chức giản dị gọn nhẹ. Món ăn tự chọn, thức uống là rượu sâm banh, rượu vang. Khách vừa ăn uống vừa chuyện trò rôm rả. Cả căn nhà vang vang tiếng cười vui.
Tối hôm ấy, Yên Nhiên và Hiểu My đều ăn mặc rất đẹp. Màu sắc cũng thay đổi. Họ đều mặc màu đỏ sặc sỡ chứ không phải là màu tím u buồn hay màu trắng, đen như xưa. Mỗi cô đeo một xâu chuỗi ngọc trên cổ. Yên Nhiên còn gắn thêm một con chim màu đỏ trên ngực còn Hiểu My cài một cánh én chạm ngọc đang bay. Yên Nhiên đứng cạnh Hiểu My để thỉnh thoảng nhắc nhở em gái, đại loại như:
- Bác Lý ơi, Hiểu My đang chào bác kìa.
- Hiểu My chắc em chưa quên anh Vũ chứ?
Hoặc là:
- Xin giới thiệu đây là Hiểu My, em gái tôi, còn đấy là chị Vương...
- Lát nữa mở nhạc quí vị sẽ thấy Hiểu My khiêu vũ rất tuyệt...
Yên Nhiên như một hoạt náo viên, trong khi Hiểu My chỉ đứng cạnh với nụ cười xinh xắn. Hiểu My tỏ ra rất tế nhị, tùy theo lời giới thiệu của Yên Nhiên, nàng bắt tay mọi người... Trông Hiểu My rất tự nhiên không một chút mặc cảm. Thỉnh thoảng nàng còn chêm vào vài câu bông đùa lịch sự. Đây là một Hiểu My vui tươi đầy sức sống, chứ không còn là một Hiểu My tiều tụy xanh xao, xa lánh mọi người, một Hiểu My cô đơn chôn kín cuộc đời mình trong phòng riêng của một năm về trước.
Khang tỏ ra vui vẻ nhất trong buổi tiệc này. Khách hôm nay có nhiều người không quen biết, dù phải làm quen xã giao rất mệt, nhưng Khang cảm thấy trong lòng rất vui. Men rượu có làm chàng say, nhưng Khang vẫn không muốn rời phòng khách. Mắt chàng mê mải ngắm Hiểu My. Chàng như bị choáng váng, không ngờ tối nay Hiểu My quá đẹp. Mỗi cử chỉ của nàng đều tự nhiên như người sáng mắt. Làm sao có thể tin được đây là sự thật? Làm sao có thể tin ở mắt mình khi thấy Hiểu My thay đổi nhanh như vậy dù chỉ một năm qua?
Ở một góc phòng khách, Khang thoáng nghe lời bình phẩm của hai bà mệnh phụ:
- Chị có tin không, trong hai cô gái đó có một cô bị mù.
- Làm gì có chuyện đó?
- Thật mà, tôi quen với gia đình này trên hai mươi năm nay. Cô em gái tuy có đôi mắt như người thường, nhưng không thấy gì cả. Nếu không quen biết sẽ không bao giờ phân biệt được.
- Thế cô nào là em? Cô cầm ly rượu đó phải không?
- Không phải, đó là cô chị, cô em đứng bên cạnh đấy.
Bà khách tỏ ra quá đỗi ngạc nhiên:
- Ồ tôi không tin đâu, ban nãy tôi vừa nói chuyện với cô ấy xong đây mà. Cô ta còn cười gật đầu chào tôi, khen đôi bông tai của tôi đẹp nữa!
Khang vừa nghe vừa mỉm cười. Hơn ai hết chàng hiểu, Hiểu My khen đôi bông tai của bà ta đẹp là nhờ Yên Nhiên mớm lời cho nàng biết.
- Không thể tin được, người mù thì bao giờ cũng là người mù làm sao có thể đi đứng tự nhiên như người bình thường mà không vấp ngã?
Lời nói của bà khách cứ vọng tới tai Khang. Chàng hớp một ly rượu. Chim Lửa! Đúng là chim lửa đã sống lại sau một thời gian lột xác trải qua nhiều khổ đau.
Khang thấy mắt mình như bị ướt. Một năm, một năm đã trôi qua. Một năm đầy gian nan thử thách. Điều đầu tiên cần phải giải quyết là phải sống riêng. Dù Khang rất yêu cha mẹ, rất muốn trả hiếu cho cha mẹ, nhưng Khang cũng ý thức được một điều, là nếu sống chung với cha mẹ, Hiểu My sẽ không làm sao tự chủ được. Giống như điều Hiểu My đã nói, ngay cả chuyện bước ra khỏi phòng riêng, cũng làm nàng ngại ngùng. Nhà cha mẹ đồ đạc không để ở vị trí cố định, mà cứ xê dịch mãi, khiến Hiểu My không dám đi lại. Rồi tiếng càu nhàu của mẹ, tiếng thở dài của cha, lời trách móc của bà giúp việc Tú Nga... Tất cả những áp lực đó làm Hiểu My ngạt thở. Dọn ra ở riêng cũng có cái bất tiện của nó, nhưng dù sao vẫn thoải mái hơn phải sống chung chạ với cha mẹ. Khi nghe Khang đề nghị ra ở riêng, mẹ Khang đã phản ứng với những giọt nước mắt:
- Có phải mẹ nuôi con khôn lớn, cưới vợ cho con, để rồi có được cái ngày hôm nay không? Con muốn cưới ai cha mẹ cũng không phản đối. Hiểu My vô nhà này, có ai ức hiếp nói nặng nói nhẹ gì nó đâu? Ai cũng sợ không dám nói động tới nó, coi nó như vị thần. Mẹ muốn uống trà cũng không dám sai nó rót. Vậy mà bây giờ con lại đòi ra riêng. Con bỏ cha mẹ con đi. Không lẽ cha mẹ chẳng có kí lô nào trong mắt con sao?
Khang biết không làm sao nói cho mẹ hiểu, vì chưa kịp tỏ bày thiệt hơn là mẹ đã khóc lóc kể lể, thở than, nghe mà phát mệt. Còn Hiểu My sợ quá cứ im thin thít, mọi chuyện phó mặc cho chồng lo liệu, nhưng trong thâm tâm nàng cũng không muốn ở riêng.
Khang cương quyết không chịu thua, chàng quay sang cầu cứu cha, Chàng phân tích một cách có lý có tình cho cha hiểu. Trả hiếu không nhất thiết phải sống chung một nhà với cha mẹ. Mà ở riêng bước đầu là để tạo điều kiện giúp đỡ Hiểu My để nàng lấy lại tính tự chủ, tự tin cho chính bản thân nàng.
Cuối cùng Khang được cha đồng ý cho ở riêng, mẹ chàng rất buồn phiền nhưng không còn ngăn cản nữa.
Khang và Hiểu My dọn đồ đạc đến một chung cư khác nhỏ hơn. Ở đó chỉ có bốn tầng, Khang chọn tầng trệt để Hiểu My không phải leo lầu. Trước nhà lại có khoảnh sân nhỏ, ở đấy Hiểu My có thể đàn tự do vì căn nhà trên lấu có bốn đứa con nhỏ đều thích đàn, lại nghịch như quỷ, nên tiếng đàn của Hiểu My không ảnh hưởng lắm đến lối xóm. Lúc đầu Hiểu My không thể tự lo cơm nước, đi chợ mua thức ăn. Bà Lan Đình phải cho chị Tú Hà sang phụ một tay, bước đầu mọi thứ coi như giải quyết xong. Chị Tú Hà rất tốt, xem Hiểu My như con ruột vì ngay từ lúc còn nhỏ, Hiểu My cũng được chính tay chị chăm sóc dỗ dành. Hiểu My bị tai nạn, tình cảm của chị dành cho nàng càng dịu dàng sâu đậm hơn. Quen tính Hiểu My, nên công việc một tay chị lo. Đồ đạc trong nhà được bài trí gọn gàng cố định. Sau đó khi mọi việc đâu đã vào đấy, Hiểu My mới ghi tên vào một trường mù, một loại trường đặc biệt dạy mọi thứ để người không nhìn thấy có thể thích ứng với hoàn cảnh sống của mọi người chung quanh.
Hiểu My học rất siêng năng lại thông minh nên nàng nắm được bài học rất nhanh. Nàng vừa học chữ vừa học cách thích ứng. Với cây gậy sắt Hiểu My có thể đi lại khắp phòng, nàng bắt đầu lên xe buýt ra chợ mua rau quả, ra siêu thị chọn hàng. Thỉnh thoảng Hiểu My còn theo chồng vào rạp chiếu bóng.
Hiểu My không nhìn thấy nhưng nàng có thể hiểu có thể nghe. Lúc rảnh rỗi, Khang giải thích cho vợ nghe ý nghĩa của tranh, của nghệ thuật điêu khắc. Hiểu My bắt đầu tranh luận với chồng về bố cục về nhân vật tiểu thuyết và cả chuyện đời nữa.
Lần đầu tiên Hiểu My vào bếp, Hiểu My sử dụng nồi cơm điện và chảo điện một cách thành thạo. Hiểu My xào cải, nấu canh cho chồng. Thức ăn hoàn tất thơm ngon. Ngón tay bị phỏng nhưng Hiểu My vẫn thấy sung sướng, quá sung sướng là đằng khác và Khang cảm thấy bữa cơm hôm ấy ngon vô cùng. Nhưng khi nhìn thấy những vết bỏng trên tay vợ, Khang xót xa thương nàng. Hiểu My chỉ cười bảo chồng:
- Đâu có thấm vào đâu. Em đang lột xác thì vết bỏng này có nghĩa lý gì?
Vâng Hiểu My như con chim lửa đang bắt đầu làm lại cuộc đời. Nàng cắn răng chịu đựng mọi thứ đày ải khổ cực để giành lấy sự tự chủ. Khang thương nàng, cảm thấy đau xót nhưng chàng phải khuyến khích Hiểu My phấn đấu tự lập. Không phải chỉ mình Khang mà cả Yên Nhiên và Viễn cũng hiểu như thế.
Yên Nhiên với Viễn là hai nguồn khích lệ lớn lao của Hiểu My. Họ thường đến rủ vợ chồng Hiểu My đi dùng cơm tiệm, đi bát phố và thăm bạn bè. Yên Nhiên cố gắng tạo mọi điều kiện để Hiểu My tiếp xúc với xã hội, tự nhiên trong cách xử thế, thích nghi với cách thức ở phòng ăn, lịch sự trong giao tiếp. Yên Nhiên dạy cho Hiểu My cắm hoa, sử dụng máy giặt, máy hút bụi. Hiểu My bắt đầu kết bạn, làm thân với láng giềng. Nàng thu học trò vào học nhạc. Với những đứa siêng năng nàng luôn khuyến khích chúng, đối với những đứa lười nàng dùng lời lẽ dịu dàng khuyến khích khuyên bảo chúng:
- Các em thấy không? Cô mù mà cô có thể đàn có thể đọc nốt nhạc, vậy thì các em mắt sáng, các em sẽ đàn giỏi hơn cô chứ?
Dần dần Khang thấy mấy đứa trẻ bắt đầu quý mến Hiểu My và luôn nghe lời nàng. Hiểu My đã thiết lập được vương quốc riêng cho mình. Nàng bắt đầu tin yêu vào cuộc sống. Cuộc sống của nàng không phải hoàn toàn bám víu vào Khang ỷ lại vào Khang nữa. Bây giờ Hiểu My thật bận rộn với công việc dạy học trò, học tập thêm và quan tâm đến bạn bè chung quanh nữa.
Cứ thế Hiểu My đã sống một cuộc sống hoàn toàn đổi khác. Và một năm lặng lẽ trôi qua.
Con người cũ trong Hiểu My đã chết. Hiểu My bây giờ mới tràn đầy niềm tin yêu cuộc đời.
Con chim lửa! Khang nghĩ đến điều đó khi nghe hai người đàn bà lắm mồm tranh luận. Chàng một mình nâng ly lên. Xin cảm ơn cái đêm đáng ghi nhớ của một năm về trước. Xin cảm ơn ngày hai mươi tháng năm.
Chúc mừng chim lửa! Chúc mừng cuộc sống mới hồi sinh!
Phòng khách vẫn còn ồn ào mặc dù buổi tiệc đã kéo dài khá lâu. Những chàng thanh niên, những cô thiếu nữ, tốp thì ngồi lại bên nhau nghe nhạc, tốp thì khiêu vũ, Viễn vẹt đám đông tìm đến bên Khang.
- Anh Khang ơi lại đây, nào lại đây!
- Làm gì thế?
Khang cười, chàng hiểu tính Viễn thích "nổ". Viễn tròn mắt nói:
- Hãy nhìn hai chị em cô ấy kìa. Hình như họ quên hết là họ đã có chồng, họ đang đứng ngoài kia quyến rũ mấy chàng trai trẻ. Nhanh lên nếu không coi chừng mất vợ bây giờ.
Khang cười vui vẻ tự tin:
- Yên tâm, hãy để phụ nữ họ có dịp khoe sắc một chút, và đám đàn ông có dịp phô trương. Cái đó chẳng nguy hiểm tí nào. Vì như vậy chỉ để cho thấy cái đáng yêu cái duyên dáng của phụ nữ và cái đa tình lãng mạn của đàn ông.
Viễn đỏ mặt và cảm thấy nhột:
- Cậu không quên chuyện đó được sao?
Khang cười nói:
- Hở? Phải nhớ chứ, khi nào chúng ta tới tuổi già, có con cháu đầy đàn, chúng ta vẫn có quyền kể lại cho con cháu nghe cho vui. Có điều tôi cần phải nói với cậu...
- Chuyện gì?
- Tôi cũng thích Yên Nhiên, cô ấy lúc đầu yêu tôi, nếu không có sự nhảy vào của cậu thì...
Viễn cười lớn:
- Ha ha... Lũ đàn ông chúng mình sao tham lam thế? Vì vậy mà Yên Nhiên hay nói là đàn ông như lũ quạ là đúng lắm rồi.
Bất giác Khang quay lại nhìn hai chị em Yên Nhiên và Hiểu My. Lúc ấy hai nàng đang khiêu vũ với hai thanh niên lạ.
Khang đặt ly rượu xuống bàn:
- Này Viễn, cậu xem kìa, không chừng cậu có lý đấy, hai chị em cô ấy dường như đang trổ tài quyến rũ đàn ông.
Viễn và Khang cùng bước tới sàn nhảy chào lịch sự và khiêm tốn:
- Xin hai vị nhường cho chúng tôi được khiêu vũ với hai cô này một chút được chứ?
Hai thanh niên lạ bước qua một bên. Viễn choàng tay qua vai Yên Nhiên, còn Khang bước đến với Hiểu My. Bản nhạc quen thuộc "Anh Chiếu Sáng Đời Em" vang lên. Họ bước đều bên nhau mặt kề mặt, môi kề môi, lòng tràn đầy niềm hạnh phúc.
Bà Lan Đình cùng chồng và những người thông gia đứng bên góc nhà nhìn hai cặp vợ chồng trẻ với đôi mắt thương yêu trìu mến. Mẹ Khang nói với bà Lan Đình.
- Chị có hai cô con gái thật là xuất sắc.
Bà Lan Đình mỉm cười. Hình ảnh buổi sáng mùa xuân năm nào thoáng qua trong óc bà, bà nói:
- Xin tiết lộ một điều bí mật với chị, tôi đã mất một đứa con trai, điều đó làm tôi nuối tiếc mãi. Nhưng tối nay thì tôi thấy rằng, thế này là quá đầy đủ rồi, không còn gì để buồn phiền nữa.
Đêm đã khuya thật khuya, phố xá chìm dần vào yên tĩnh, chỉ còn thưa thớt tiếng xe cộ. Khách lần lượt ra về hết.
Vợ chồng bà Lan Đình cũng đi nghỉ. Trong phòng còn lại hai cặp vợ chồng trẻ. Đèn vẫn sáng chói, phòng vẫn còn ngập mùi hoa và khói. Khang nắm lấy tay Hiểu My:
- Hiểu My em còn nhớ cái thời mà bốn đứa chúng mình thường đàn hát bên nhau không?
Hiểu My e ấp trả lời:
- Nhớ chứ, làm sao em quên được.
- Bây giờ anh muốn nghe em đàn.
Hai cặp nắm tay nhau cùng bước vào phòng đàn. Hiểu My ngồi xuống bên cây đàn. Tiếng đàn dương cầm thánh thót vang lên trong đêm khuya như nói lên niềm tin yêu hạnh phúc của cuộc sống lứa đôi. Còn Yên Nhiên với lấy cây guitar và tất cả cùng hát:
Mưa bay bay, gió đêm không ngừng thổi
Một đàn én nhỏ nỉ non điều gì
Ngồi bên khung cửa sổ, không chỉ một người...
Thế gian không cô độc, người đâu lại lẻ loi?
Hãy uống say đêm thu, hãy hát vang mọi ngày
Để tình si không nhớ những ngày đã cô đơn.
Hát xong mọi người cùng vỗ tay cười. Viễn mang bình rượu vang đỏ ra rót đầy bốn ly.
- Nào chúng ta cụng ly, cùng cụng ly!
- Hãy mừng sự hồi sinh của Chim Lửa!
- Xin chúc mừng em Hiểu My thân yêu!
Đêm đã sắp tàn nhưng cuộc vui không tàn. Đối với Hiểu My giờ đây Hạnh Phúc đã trở thành vĩnh cửu. Và chính nó cũng trở thành một cái gì gần gũi, thiết thân mà trong cuộc sống sau này, nàng mãi mãi sẽ không bao giờ quên được.
HẾT