watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tình buồn-Chương 17 - tác giả QUỲNH DAO QUỲNH DAO

QUỲNH DAO

Chương 17

Tác giả: QUỲNH DAO

Hiểu Đan vừa ra khỏi nhà thì Phương Trúc bù đầu dọn dẹp. Bà lau chùi bàn ghế, cửa sổ và các tấm tatamị Bà muốn tạo nên một phòng khách đẹp, nhưng bằng cách nào, trong khi cây gỗ bị mọt đục và tatami thủng nhiều lỗ. Phương pháp duy nhất là gỡ cánh cửa ngăn đôi phòng bà và Hiểu Đan cho phòng khách được rộng thêm ra mà thôi. Những đồ đạc không cần thiết đem chất vào phòng Hiểu Bạch.
Trang hoàng nhà cửa xong, bà xách giỏ ra chợ, nhìn thực phẩm bầy la liệt bà muốn mua thật nhiều nhưng vì số tiền dự tính quá ít nên đành đứng ngó. Đắn đo một lúc bà đành nhắm mắt mua đại một con gà, một con cá lớn và ít cải bẹ, cải trắng. Chỉ bấy nhiêu số tiền ấy đã gấp đôi số tiền dự tính của bà.
Về đến nhà, bà cắm đầu vào bếp. Suốt một ngày bận rộn muốn đứt hơi chỉ vì một thằng con trai sắp gọi bà là mẹ vợ - Ngụy Như Phong, hắn ra sao nhỉ? Bà chưa hề biết mặt mũi của hắn. Tuy nhiên, qua lời kể của Hiểu Đan, bà cảm thấy thương mến lạ thường.
Minh Viễn thấy vợ dọn dẹp nhà cửa thì chuồn đi từ sớm. Hiểu Bạch cũng đi luôn. Chiều lại, ông về thật sớm. Bước vào nhà, ông ngơ ngác nhìn căn phòng mới lạ, mùi thịt từ nhà dưới xông lên hắt vào mũi khiến ông thêm lạ và thèm. Lâu lắm ông chưa được ngửi cái hương vị ấy.
Phương Trúc từ bếp đi ra, mặt đỏ bừng vì lửa. Cặp mắt sáng và vẻ mặt hớn hở, trông bà trẻ hơn ngày thường những mười tuổi. Minh Viễn thấy ghét vợ hơn về vẻ vui tươi ấy. Đãi bạn trai của con thế mà làm như đang chuẩn bị cho người yêu của bà không bằng. Vừa thấy Minh Viễn, Phương Trúc liền cười huề, nụ cười như bà đã làm một điều gì nên tội đang cần được sự tha thứ của chồng. Bà vừa chùi tay bằng khăn lau bếp vừa nói:
- Mấy giờ rồi anh?
- Mới bốn giờ.
- Năm giờ Hiểu Đan đưa Như Phong đến. Anh vào thay áo đi. Em đã ủi xong, để trên giường Hiểu Bạch.
Minh Viễn chau mày, ừ một tiếng, bà tiếp:
- Quần em cũng ủi rồi đó anh.
ông bất mãn:
- Phương Trúc, Như Phong là bạn của con gái em chứ đâu phải của em.
Bà phân trần:
- Sao anh nói vậy? mình phải lo kẻo mất mặt con mình chứ. Nghe nói Như Phong là cháu ông Tổng giám đốc công ty dệt. Thân thế hắn như vậy mình làm lôi thôi sợ họ khinh chớ anh.
Minh Viễn trề môi:
- Khinh à? nghèo thì chịu chớ sao lại sợ khinh? Nghèo đâu phải là có tội mà em phải sợ, nếu nó thật tình thương con Đan thì chuyện nghèo giàu đâu thành vấn đề. Tình yêu đâu phải vì tiền mà yêu, bằng ngược lại, nó không thật tình thương thì càng không cần sự khen chê của nó.
Lời chồng nói rất có lý. Nhưng, với Phương Trúc, tình thương của một người mẹ không cho phép bà làm ngơ trước sự việc của con. Đã một thời làm con gái, một thời yêu đương. Tâm trạng của người con gái biết yêu, đang yêu và được yêu thật lạ lùng, ưa thể diện và khoe khoang. Thế nhưng, Minh Viễn không vui trước việc sắm sửa ấy, bà cũng thấy buồn nhưng biết làm sao hơn. Bà lại quay vào bếp, đối diện với dao, thớt và lửa. Lòng bà trở nên nặng trĩu. Bà biết lý do nào khiến Minh Viễn không vui. Nếu như... bà lắc đầu thật mạnh, cố xua đuổi bao ý nghĩ không đẹp đang hình thành trong ý tưởng.
Hiểu Bạch đã trở về, hắn chui đầu vào bếp hít hít mấy cái, híp mắt khen:
- Thơm quá!
Nó đưa cánh tay dấu sau lưng ra khoe:
- Mẹ coi.
Phương Trúc ngẩng lên, tay nó cầm một bó hoa, nào hồng, bách hiệp, kiếm lan và đại lý cúc, toàn là hoa quý, bà ngạc nhiên hỏi:
- Đâu con có vậy?
Hắn nhe răng cười thích chí:
- Thì con mua chớ đâu. Con cũng tham gia vào việc tiếp đón ông anh rể tương lai chứ bộ.
- Tiền đâu con mua?
- Bọn bạn con cho, con nói với chúng là cần một số tiền nhỏ, chúng liền góp mỗi đứa một ít.
Bà không hiểu hỏi:
- Sao chúng lại góp tiền cho con?
- Chúng con là bạn sống chết với nhau, được cùng hưởng, gặp nạn cùng gánh chịu thì mấy đồng bạc sá gì mà tiếc.
Bà nghe con nói có phần hữu lý, nhưng không muốn cái lối kết bạn đó của con. Tuy nhiên lúc này đâu có thì giờ để hỏi. Nước sôi làm bung nắp nồi, bà vội vặn nhỏ ngọn lửa và nói với Hiểu Bạch:
- Con đi tìm bình cắm hộ cho mẹ.
Hiểu Bạch đi lấy bình hoa, chạy xuống bếp lấy nước. Đứng bên vòi nước, hắn khoe với mẹ:
- Anh Phong đẹp trai lắm mẹ Ơi, giống hệt Alain Delon vậy đó.
Bà ngừng cắt cải nhìn con hỏi:
- Sao con biết?
- Con gặp.
- Gặp bao giờ?
- Mấy lần rồi. Ảnh có chiếc xe gắn máy đẹp ghệ Sau này mà con có tiền con sẽ mua một chiếc y hệt như vậy để chở đào lả lướt cho đã.
- Con còn biết gì nữa không?
Hắn làm thạo:
- Còn chớ.
- Còn gì?
- Chị Đan yêu anh Phong. Yêu “thảm” lắm.
- “Yêu thảm” lắm? Con cũng biết nữa?
Bà lắc đầu. Con nít bây giờ sáng chế nhiều danh từ tình yêu thật lạ lùng. Đã yêu mà còn “yêu thảm”.
- Biết chớ. Chị Đan nói đó. Chị nói rằng từ khi biết anh Phong đến nay, thế giới này mọi vật đều đẹp, đều đáng yêu
Câu nói của Hiểu Bạch làm bà xúc động. Như thế Hiểu Đan đã thật sự đắm chìm và bể khổ yêu đương. Mắt bà mơ màng nhìn nắm cải cắt dở trước mặt. Hình ảnh của năm nào đang sống lại trong lòng bà. Dạo ấy bà chừng lớn hơn Hiểu Đan bây giờ một tuổi, cũng cuộc tình mộng mị như con bà hôm naỵ Bà cùng người thanh niên với chiếc áo màu lam, đẹp trai, phóng khoáng... từng ngồi bên giòng sông Gia Linh, Sa Đình Bá, nơi quán cà phê Huỳnh Giác, hồ nước nóng Nam Bắc...
Tiếng hỏi của Hiểu Bạch đem bà trở về với thực tại:
- Thưa mẹ, nếu sau này mà con có bạn gái thì mẹ có tiếp đãi giống như thế này không?
Bà tiếp tục cắt cải trả lời con:
- Dĩ nhiên, con có rồi hay sao mà hỏi vậy?
Câu hỏi của bà với dụng ý cho qua chuyện, không ngờ Hiểu Bạch đỏ mặt cầm bình hoa chạy ra ngoài nói vọng lại:
- Chỉ còn chờ coi ngày nào tốt.
Bà mỉm cười trong ngạc nhiên. Miệng còn tanh mùi sữa mà nghe nói đến gái thì lại thẹn đỏ mặt, Thời đại nguyên tử mở mắt ra là biết yêu rồi.
Hiểu Bạch chạy lên nhà trên cắm hoa vào bình. Hắn cắm quá vụng khiến Minh Viễn phải lắc đầu bảo:
- Dù ông lớn đến cũng không bận rộn như vậy.
Tuy nói thế, ông cũng đến giúp con cắm hoa vào bình.
Xem ciné xong đã bốn giờ ba mươi, Như Phong và Hiểu Đan đi lấy xe ở chỗ gởi. Chàng dắt xe ra, khẽ ho một tiếng, sờ lên mái tóc đã chải thật ngay, sửa cà vạt, kéo lại áo hỏi Hiểu Đan:
- Em coi anh ra phết chưa?
Nàng đưa tay che miệng cười:
- Sao không. Trông anh thật đẹp trai và giống như đang chuẩn bị đi chầu nhà vua vậy.
Chàng nhíu mày, giọng trầm trầm:
- Nói thật với em tinh thần anh căng thẳng còn hơn đi chầu nhà vua nữa.
Nàng ngồi lên yên xe, ôm bụng chàng giục:
- Mau đi anh.
Chiếc xe vừa chạy ra lộ, Như Phong hỏi người yêu:
- Cha em nghiêm lắm sao?
- Sơ sơ thôi.
- Là mức nào? Anh sợ quá!
Nàng phì cười:
- Cha em sẽ hỏi tổ tông tám đời của anh. Sẽ hỏi đời tư của anh. Nếu anh từng la cà nơi vũ trường, tửu quán, cha em sẽ liệt anh vào loại bất hảo, ông còn biết xem tướng nữa, xem mắt ti hí hay mắt lương, một mí hay hai mí, lông mày thế nào, ăn nói lễ độ hay mất nết... Ông hỏi kỹ lắm, anh mà nói láo thì ổng biết liền.
- Hiểu Đan, Em cũng biết hù anh nữa sao?
Xe qua cua, Như Phong hít mạnh một hơi rồi tiếp:
- Nói thật với em, đời anh chưa biết sợ ai hết. Lúc còn đi học, anh ở trong ban đại diện sinh viên, thường hay diễn thuyết, khi ra đời, làm việc trong công ty, việc gì, đi đâu cũng là anh. Thế mà hôm nay không biết tại sao anh sợ ghê vậy đó. Anh có linh tính...
Chàng nói chưa dứt câu thì chiếc xe suýt nữa húc vào chiếc xích lộ Chàng thắng gấp xe lại. Ông xích lô chửi thề ỏm tỏi rồi đạp xe đi. Hiểu Đan giật mình vỗ vai chàng dặn:
- Anh đừng lo nói chuyện, đụng nhằm xe hơi thì nguy đó. Linh tính của em mọi việc đều tốt đẹp, anh cứ yên tâm. Em không tin linh tính của anh đâu. Em tin chắc cha mẹ em sẽ thích anh lắm.
- Vậy anh cảm ơn linh tính của em vô cùng.
Chiếc xe vừa đậu trước nhà, Như Phong chưa kịp tắt máy thì Hiểu Bạch đã mở cửa đứng trong cười ra:
- Em nghe tiếng xe là biết anh chị về liền.
Bước vào cửa, Minh Viễn đã đứng sẵn để đón họ với bộ đồ chỉnh tề nhưng không mấy tự nhiên. Hiểu Đan mặt đỏ bừng, rụt rè không biết làm sao để giới thiệu Như Phong thì Hiểu Bạch lên tiếng:
- Thưa cha, đây là anh Như Phong.
Chàng cúi đầu chào:
- Dạ thưa bác.
Minh Viễn gật đầu. Ông nhìn Như Phong một cách dò xét. Ông cứ ngỡ kép của Hiểu Đan chỉ là cậu bé miệng còn hôi sữa, nào ngờ hắn đứng đắn và hào hoa ra phết. Ông không ngờ đứa con gái yếu đuối của mình lại có một người bạn trai khá đến thế. Ông nói:
- Mời cậu vào trong.
Hai người đi vào trong. Mắt Hiểu Đan hoa lên sung sướng vì thấy căn phòng mới. Phòng khách tuy không sang trọng bằng của nhà họ Hà nhưng cũng khá trang nhã. Hiểu Bạch kéo tay chị nói nhỏ:
- Bình hoa em mua đó. Đẹp không?
Nàng cười tươi:
- Cảm ơn em.
- Đừng cảm ơn, em mưu lợi đó.
- Cái gì?
- Sau này em sẽ bảo anh rể trả nợ.
- Thôi đừng nói nhảm.
Phương Trúc trong bếp đi ra trong chiếc áo Trung Hoa màu nhạt, tóc búi cao trông có vẻ lớn tuổi và thanh nhã, cao quí. Như Phong đứng dậy, Hiểu Đan khẽ giới thiệu:
- Thưa mẹ, anh Phong và đây là mẹ em.
- Dạ thưa bác.
Bà ngắm nghía Như Phong. Cái dáng dong dỏng cao, đôi mày đậm, mắt sáng và sâu sắc, mũi lớn miệng hơi rộng trông thật khá. Mới gặp mặt, bà mến ngay cái thằng nghĩa tế tương lai ấy. Ngồi xuống ghế, bà mỉm cười hỏi:
- Quê cậu ở đâu?
- Dạ, thưa Vân Nam.
- Vân Nam ở miền nào?
- Dạ, Côn Minh.
Bà hơi xúc động:
- Cậu ở đó được bao lâu?
- Thưa bác, khi lên mười, cháu rời Côn Minh đến Thượng Hải, rồi theo dượng đến Đài Loan.
Minh Viễn xen vào:
- Vậy, cậu đã từng sống nhiều nơi rồi?
- Dạ, trước khi thắng Nhật, cháu ở Côn Minh. Đến khi Nhật bại trận, dượng cháu vì kế sinh nhai nên đến Thượng Hải, cháu cũng theo đến từ đó. Tuy dượng cháu làm nghề thương mãi nhưng tính tình rất phóng khoáng, ông thường dắt cháu đi chơi Hồ Tây ở Hàng Châu.
Bà hỏi:
- Cậu còn nhớ gì về Hàng Châu không? Chúng tôi cũng đã sống ở đó một thời gian.
- Dạ, cháu còn nhớ rõ những con đường quanh co của Tam Đàm ánh Nguyệt. Những bờ đê với rặng liễu xanh xanh ở Tô Đệ Tiếng chuông sáng, trống chiều ngân vang ở chùa Linh Ẩn. Những chiếc thuyền nhỏ nhấp nhô, san sát mặt hồ. Cháu còn nhớ hồi ấy hàng đêm cháu thường ra xem ánh điện mập mờ của các dãy nhà xây trên lưng chừng đồi. Và nhất là tiếng chuông chùa ngân vang cùng tiếng tụng kinh đều đều đã làm cho tâm hồn cháu lắng dịu như được ru ngủ.
- Lúc đó mà cậu đã hiểu nhiều như thế sao?
- Thưa bác, cháu là đứa trẻ hiểu đời thật sớm.
Câu chuyện bắt đầu đã tạo được bầu không khí tốt, chỉ quanh Tây Hồ đã lắm chuyện nói không hết rồi. Hiểu Đan và Hiểu Bạch sinh trưởng ở Đài Loan nên không biết gì để nói. Khoảng sáu giờ Hiểu Đan giúp mẹ dọn bàn ăn.
Bữa ăn không có rượu vì Phương Trúc quan niệm đãi tiệc bọn trẻ không nên có rượu. Bầu không khí quanh bàn ăn vui vẻ một cách khác thường. Càng nhìn Như Phong, Phương Trúc càng thương chàng nhiều hơn. Sự thương mến ấy đã lấp tất cả những lỗi lầm nhỏ nhặt của chàng. Hiểu Đan thấy mọi người đều vui, lòng nàng như mở hội. Hiểu Bạch thì cứ nháy mắt chọc chị khiến nàng phải nén cười và nhìn nơi khác. Cơm xong, Hiểu Đan cùng mẹ dọn chén xuống bếp, Phương Trúc nở nụ cười cởi mở với nàng. Nàng định hỏi mẹ điều gì nhưng thấy mẹ đang vui nên không hỏi. Bà kéo con đến cạnh cười nói:
- Sao con không cho mẹ biết sớm? Con tưởng mẹ lạc hậu không muốn cho con mình có người yêu sao? Chồng tương lai của con khá lắm, thật ngoài sức tưởng tượng của mẹ, con cố gắng xây dựng hạnh phúc tương lai của mình. Nói thật, mẹ thích nó lắm.
Nàng sung sướng đỏ mặt, trở ra phòng khách. Phương Trúc ở lại trong bếp rửa chén, cười thỏa mãn. Bà cảm thấy mình hơi nông cạn vì không biết con mình đang yêu hay bị sa vào cạm bẫy tình yêu. Tuy nhiên, nhìn nét mặt vui tươi đầy vẻ chân thật của chàng thanh niên ấy bà cảm thấy yên tâm phần nào.
Rửa xong chén, bà trở ra phòng khách, thấy Như Phong và Minh Viễn đang bàn chuyện văn chương. Bà lấy làm ngạc nhiên vì chồng bà rất kém ăn nói, nhưng hôm nay lại nói chuyện hoạt bát như thế. Họ so sánh văn chương cổ điển Trung Hoa và văn chương hiện đại Tây phương. Minh Viễn đề cao văn chương cổ điển, ngược lại Như Phong cho rằng văn chương hiện đại Tây phương có cái hay mà văn chương Trung Hoa không thể nào sánh được. Sau một hồi bàn cãi, cả hai đều đồng ý mỗi nền văn chương nào cũng có cái hay riêng biệt của nó. Chờ đến khi hai người chấm dứt việc tranh luận, Phương Trúc cười hỏi Như Phong:
- Cậu học văn chương sao lại đi hoạt động thương mại?
- Thưa bác, thật ra cháu không muốn nghề này nhưng chỉ vì dượng cháu mà thôi, hầu hết cổ phần trong công ty đều là của dượng cháu. Ông lại không muốn đứng ra coi sóc công việc nên nhờ cháu giúp sức sau khi tốt nghiệp đại học. Lúc đầu cháu cứ tưởng chỉ giúp dượng trong thời gian ngắn sẽ thôi, nào ngờ dấn thân vào thì không ra được nữa. Bây giờ dượng cháu nhất quyết không cho cháu nghỉ việc, tuy nhiên cháu vẫn nuôi hy vọng một ngày nào đó nếu có dịp, cháu sẽ làm nghề dạy học hay viết báo.
- Cậu ở chung với dượng?
- Dạ.
- Dì cậu cũng ở chung một nhà?
- Dạ không. Dì dượng cháu xa nhau lâu rồi
Phương Trúc hơi ngạc nhiên:
- Thế sau cậu còn đi theo dượng?
- Thưa bác, việc này phức tạp lắm. Dượng cháu là họ Hà, con nhà quí tộc ở Côn Minh. Mẹ cháu họ Vương, cũng con dòng cháu dõi. Cha và dượng cháu lại là đôi bạn thân nhau. Theo sự hiểu biết của cháu thì trước kia, dượng cháu có theo học tại một đại học ở Trùng Khánh. Cuộc hôn nhân giữa dì và dượng cháu là sự miễn cưỡng. Thế rồi, dượng cháu đi yêu một người con gái khác, dì cháu buồn bỏ nhà ra đi, việc này không ảnh hưởng gì đến tình thân giữa cha và dượng cháu nên khi cháu định đi Thượng Hải để học thì cha mẹ cháu vẫn yên tâm gởi cho dượng. Cháu xa gia đình kể từ đó.
Phương Trúc nhìn Như Phong:
- Cậu có biết trường đại học nào ở Trùng Khánh mà dượng cậu đã học không?
- Dạ thưa bác, đại học Trung Ương, phân khoa văn học
- Phân khoa văn học?
- Dạ.
Mặt bà bổng biến sắc:
- Dượng cậu là họ Hà?
- Dạ.
- Hà gì nhỉ?
Như Phong định trả lời thì Phương Trúc lại đứng dậy:
- Ồ, nói chuyện con cà con kê không! Nước của cậu nguội rồi, để tôi đi thay ly khác cho nhé.
Bà đến trước mặt Như Phong lấy tách trà mà tay run run, sắc mặt lúc xanh lúc trắng. Hiểu Đan giật mình đứng dậy hỏi:
- Mẹ có mệt lắm không?
- Không, mẹ không sao cả.
Bà bưng ly trà vừa quay lại thì bắt gặp ngay cái nhìn hằn học của chồng khiến bà nổi da gà. Minh Viễn lại lên tiếng, tiếng nói đầy giá buốt như thoát thai từ miền băng cực:
- Như Phong, cậu chưa nói tên dượng cậu là gì cơ mà?
Lời cảnh cáo của Minh Viễn khiến chàng quên mất sự dặn dò của dượng nên đáp mau:
- Dạ, Hà Mộc Thiên.
Phương Trúc lảo đảo không còn đứng vững, như đã bị một cái tát trời giáng nào đó. Nước trà trong ly đổ ra, mọi vật chung quanh quay cuồng. Vẫn giọng lạnh lùng của Minh Viễn:
- Không thấy mẹ con bị mệt sao Đan? Con hãy đưa mẹ con vào phòng cho bà nghỉ đi
Phương Trúc để mặc cho con dìu vào căn phòng nhỏ đầy ắp đồ đạc, ngồi xuống mép giường, đầu bà nóng như lửa đốt, muốn vỡ tung thành muôn mảnh, Hiểu Đan lo lắng hỏi mẹ:
- Mẹ có sao không? Chắc mẹ bị ngộp vì suốt ngày nay đứng bên lò lửa.
Bà gắng gượng đáp:
- Có lẽ vậy. Con hãy để mẹ nằm nghỉ một lát, ra tiễn Như Phong về đi.
Nàng hoảng hốt lẫn sợ hãi:
- Dạ.
Nàng bước ra ngoài, Như Phong đang đứng ngơ ngác giữa phòng. Trước sự việc đột biến ấy, lời dặn dò của Mộc Thiên như một con trốt đang xoáy lên trong đầu chàng. Như thế, chắc chắn có điều gì bí mật mà người trong cuộc phải là dượng. Hiểu Đan sợ sệt nói với chàng:
- Mẹ em đang mệt, thôi về đi nha anh, đừng trách em nghe.
Như Phong gật đầu. Chàng định tìm Minh Viễn để chào nhưng ông đã bỏ đi tự bao giờ, chỉ còn lại Hiểu Bạch ngồi trợn mắt nhìn chàng. Chàng bước xuống khỏi thềm, vừa mang giầy vừa hỏi Hiểu Đan:
- Sao vậy em? Anh đã nói gì nên lỗi?
Nàng buồn rầu lắc đầu:
- Em cũng chẳng hiểu gì hết.
- Em cố gắng tìm hiểu lý do, tối nay gọi điện thoại cho anh biết nhé.
- Em...
Mới vừa nói em thì đã bị tiếng gọi giật ngược của Minh Viễn từ nhà trong:
- Hiểu Đan vào đây!
Nàng hoảng hốt nhìn Như Phong rồi vội quay vào trong, chàng đưa tay kéo lại dặn thêm:
- Em nhớ tìm cho được lý do, theo anh chuyện này không phải đơn giản đâu.
Minh Viễn phẫn nộ quát:
- Hiểu Đan, con có nghe không?
Nàng gạt tay Như Phong vụt chạy vào trong, bỏ chàng một mình đứng sững trước cửa. Một lúc lâu, chàng mới ý thức lại mọi việc liền lấy xe vọt nhanh về nhà. Việc đầu tiên của chàng là phải tìm cho kỳ được Mộc Thiên để hỏi nguyên nhân.
Phương Trúc nghe Như Phong đã về, bà úp mặt vào lòng bàn tay tức tưởi:
- Sao lại có chuyện lạ như vậy? Trời bày chi cảnh này.
Nghe tiếng chân người bước vào, bà lấy tay che mặt, thấy đôi dép Minh Viễn nên bà ngẩng mặt lên thì bắt gặp ánh mắt giận dữ của chồng, bà khẽ gọi:
- Anh!
Bà gục mặt vào lòng bàn tay nức nở khóc:
- Anh tha thứ cho em. Em không biết như vậy và cũng không hề mong muốn như vậy.
Hiểu Đan chạy vào quỳ trước mặt mẹ, sợ hãi hỏi dồn:
- Mẹ, sao vậy mẹ? Mẹ! Mẹ!
Phương Trúc nắm tay Hiểu Đan, nhìn thẳng vào mặt nàng, nước mắt ràn rụa, nói nhanh:
- Đan con! Nếu con thật thương mẹ thì từ giờ phút này con phải đoạn giao với Như Phong, nghe con, hãy thề với mẹ đi con.
Nàng như bị tạt một thau nước lạnh vào mặt nên toàn thân run rẩy:
- Tại sao vậy mẹ? Tại sao?
Bà nắm tay nàng chặt hơn và lớn tiếng:
- Con thề đi, con thề với mẹ ngay bây giờ.
Mặt nàng cắt không còn tí máu. ánh mắt đầy kinh hãi và van lơn:
- Thế sao mẹ khen anh ấy và thích anh ấy cơ mà?
Bà lay mạnh nàng:
- Con thề đi! Mẹ cấm con gặp nó.
Nàng khóc òa lên:
- Nhưng, con không biết tại sao? Tại sao vậy mẹ?
Tại sao? Tại sao? Tại sao? Và tại sao? Biết bao chữ tại sao như nước lũ, như sóng lớn đang đập vào tâm trí bà. Bà nhắm mắt lại, nhưng không tài nào xua đuổi được hàng vạn âm thanh tại sao vang vọng trong lòng.
Tình buồn
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương Kết