watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thi nhân và sát nhân-Lời bạt - tác giả Robert van Gulik Robert van Gulik

Robert van Gulik

Lời bạt

Tác giả: Robert van Gulik

A n sát Địch là một nhân vật lịch sử Trung Quốc, một nhà điều tra hình sự lỗi lạc có danh tiếng đời nhà Đường. Ông sinh năm 630 và sống đến năm 700 sau Thiên Chúa giáng sinh.


Những sự việc diễn biến trong tiểu thuyết này phần lớn là hư cấu, kể cả các nhân vật trong truyện. Duy có nhân vật nữ thi sĩ Dược Lan được phỏng theo một câu chuyện có thật về một người đàn bà tên là Vũ Xuân Kỳ, nhà thơ nữ nổi tiếng của những năm từ 844 đến 871 sau Thiên Chúa giáng sinh. Nữ thi sĩ Vũ Xuân Kỳ, một con người phóng đãng sống một cuộc đời đầy sóng gió và cuối cùng chết trên giá treo cổ giữa độ tuổi đang sung sức vì tội đánh chết đứa hầu gái của mình. Bài thơ trong truyện đích thực là tác phẩm của nữ thi sĩ.


Một vài khía cạnh liên hệ đến đời sống văn học thời đó mô tả trong cuốn truyện cho thấy cách đây hai ngàn năm các cuộc thi cử văn chương ở Trung Quốc được coi là phương tiện duy nhất để mưu cầu công danh phú quý. Mọi công dân đều có quyền dự thi. Những thí sinh trúng tuyển, không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội, đều được Nhà nước cấp học bổng chính thức. Điều đó đã tạo cho chế độ cai trị một màu sắc dân chủ nhất định, đồng thời góp phần thực hiện công bằng xã hội ở Trung Quốc thời đó. Các hoạt động văn hoá đóng một vai trò lớn trong sinh hoạt đời sống xã hội Trung Quốc, trong đó nghệ thuật viết chữ được đưa lên hàng đầu trên cả hội hoạ… Điều này không có gì đáng ngạc nhiên nếu ta biết rằng chữ Trung Quốc là một loại chữ tượng hình, vẽ nhiều hơn viết. Chúng ta hoàn toàn có thể so nghệ thuật viết chữ của Trung Quốc với nghệ thuật hội hoạ trừu tượng của phương Tây.


Về tình hình tôn giáo, ở Trung Quốc thời đó có ba thứ đạo lưu hành: đạo Khổng, đạo Lão và đạo Phật. Đạo Phật là thứ đạo xuất xứ từ Ấn Độ. Nó du nhập vào Trung Quốc hồi thế kỷ thứ nhất sau Thiên Chúa giáng sinh. Phần đông các quan chức trong bộ máy cai trị theo đạo Khổng. Họ giữ thái độ khoan dung với đạo Lão nhưng ra sức chống đạo Phật. Tuy nhiên vào thế kỷ thứ bảy, lại thêm một phái Phật giáo ra đời cũng xuất phát từ Ấn Độ. Đó là phái Phật giáo tên gọi Thiền Giáo phái này thu hút khá nhiều đệ tử của Lão giáo. Nhân danh Người cứu khổ cứu nạn, nó khước từ Phật giáo cũ và tuyên bố các sách Thánh dùng để thờ cúng là vô tích sự và rằng tri thức nảy sinh từ bản thân con người chứ không phải từ sách vở.


Học thuyết đó được các nhà nho triết trung truyền bá và rất được ca ngợi ở Nhật Bản với cái tên: học thuyết Zen. Trong cuốn tiểu thuyết này, nhân vật Lỗ Huynh, biệt hiệu Người Đào Huyệt, là nhân vật thuộc phái Zen.


Các truyền thuyết dân gian Trung Quốc liên hệ đến con cáo bắt đầu từ những năm trước kỷ nguyên của chúng ta một ít và chiếm vị trí to lớn trong nền văn học của đất nước này.


Ở thời đại án sát Địch, người Trung Quốc không tết bím tóc (tục tết bím tóc là do người Mãn Châu xâm lược và áp đặt sau năm 1644). Thời đó đàn ông đều búi tóc và đội mũ trùm bất kể ở chỗ nào. Họ chỉ bỏ mũ khi đi ngủ. Gặp nhau mà để đầu trần bị coi như một điều xúc phạm nghiêm trọng. Trường hợp ngoại lệ duy nhất của quy tắc này chỉ dành cho các ẩn sĩ và các nhà sư. Nét đặc thù trong vụ án phó bảng Tống chính là ở chỗ đó.


Robert van Gulik





Sơ đồ




Để tiện theo dõi, bên trên là sơ đồ khu nhà của Lã tri huyện, các chú thích:


1. Cổng chính


2. Sân trước


3. Phòng của Địch án sát


4. Thư viện và phòng của viện sĩ Viện hàn lâm.


5. Phòng của thi sĩ triều đình.


6. Sân chính và sảnh tiệc.


7. Sân thứ tư


8. Các phòng của vợ, nàng hầu tri huyện


9. Miếu thờ cáo và phòng của Lỗ Huynh


10. Sân sau và khu vực bếp


Hết
Thi nhân và sát nhân
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Lời bạt