Hồi 23
Tác giả: Thanh Phong (dịch giả)
Nói về quan Phủ dạy Dương thị gã Nguyệt Kiều cho con họ Huỳnh, chẳng dè Dương thị quyết ý chẳng gã, lại nói nhiều lời cứng cỏi, bèn nổi giận mà đánh chết đi . Chừng nghĩ lại thì trong lòng không an, nên không nỡ làm bức Nguyệt Kiều nữa, song mắc hối lộ của Huỳnh Nhơn đã nhiều nên phải làm cho hết lòng đặng nuốt cho trơn cổ , bèn dạy giam Nguyệt Kiều và Lâm Phiêu vào ngục, rồi khiến bọn đờn bà bị giam thủng thẳng dỗ lần, chẳng dè Nguyệt Kiều quả nhiên trinh tiết, chẳng hề đổi chí .
Tri phủ cũng không biết làm sao, sang nói dối vời Huỳnh Nhơn rằng :
- Mình dỗ lần phải đặng , chẳng nay thì mai Nguyệt Kiều cũng phải về tay .
Phi Hồng nghe vậy thì tin rằng thiệt, cho nên trong mình giảm bịnh hết nhiều , lần lần đi ra đi vào mạnh lành như cũ .
Việc ấy còn lâu. Đây nói về quan Chế quân là Bá Đạt, từ ngày gặp đặng Thiên tử tại Trấn giang, Đơn đồ huyện khuyên thỉnh Thiên tử hồi trào, ngặt vì người đi chơi chưa đủ nên chưa chịu về .
Bá Đạt đã tuân thánh chỉ , sai trung quân quan đem binh đến bắt cả nhà Thái Chấn Võ mà giải về tỉnh, lại đem mật chỉ giao cho Trang tuần phủ , bắt hết cả nhà Diệp binh bộ giải về kinh , rồi dẫn bổn bộ binh đinh đi tuần miệt Trường Giang mãn kỳ một năm, bèn trở về trào phục mạng , lại đem việc mình gặp Thiên tử tại Đơn đồ huyện tâu cho Thái hậu hay .
Thái hậu liền sai Bá Đạt đi tuần theo miệt Trường Giang một lần nữa, lại dặn dò phải ráng mà tìm Thiên tử , khuyên thỉnh về trào, chớ nên lưu luyến ở ngoài lâu ngày không ổn.
Bá Đạt lãnh mật chỉ của Thái hậu rồi vội vã dẫn kẻ tùng nhơn dọn thuyền nhắm Giang Nam tấn phát.
Khi đi đến nơi , thuyền vừa đậu vào bờ, quan địa phương liền nghinh tiếp vào nhà công quán mà nghĩ .
Bá Đạt bèn sai người tâm phúc đi rảo khắp nơi tìm Thiên tử, kiếm hơn mấy tháng mà chưa đặng tin, bèn dắt bốn tên gia đinh qua Dương châu tìm quán ở ngụ, đặng có dạo chơi các chỗ , trước là dọ tin Thiên tử , sau là thăm coi các quan địa phương hiền dữ thể nào.
Nói về Thiên tử và Châu Nhựt Thanh, ngày ấy đi dạo chơi nơi Ma vương miếu mà về, đi đến giữa đường, vùng gặp một người thiếu niên than khóc cùng đường, bèn đón lại hỏi thăm duyên cớ.
Thiếu niên ấy liền bước tới vừa khóc vừa nói rằng :
- Tôi họ Lâm tên Báo , nhơn vì dượng tôi tên là Ân Kế Xương, vốn là người ở Quảng Đông, cửa nhà giàu có, dì tôi là Dương thị sanh đặng một gái tên là Nguyệt Kiều, ở tại xứ này buôn bán, năm ngoái nấy dượng tôi đã mất sớm rồi , qua năm nay hai mẹ con dì tôi dắt nhau đi tảo mộ, trong xứ nầy lại có một người thổ hào , họ Huỳnh tên Nhơn, cũng dắt người con thứ ba là Phi Hồng đi tảo mộ , nhơn thấy Nguyệt Kiều xinh đẹp nên muốn cưới thiếp cho mình, dì tôi không chịu vì đã có hứa gã cho Trương tú tài rồi . Huỳnh Nhơn bèn lo với quan Phủ sở tại, phao vu cho Trương tú tài là ăn cướp, quan Phủ nghe lời bèn bắt Trương tú tài giam cầm cho đến chết đi ; rồi Huỳnh Nhơn lại khiến người khiêng lễ vật qua bỏ đại trong nhà dì tôi . Dì tôi nổi giận mắng nhiếc va một hồi, va bèn làm hôn thơ giả bẩm với quan Phủ, nói rằng bọn tôi gạt gẫm lễ vật và loại hôn . Quan phủ lại nghe lời bắt hết hai mẹ con dì tôi , với anh tôi là Lâm Phiêu mà giam và tra hỏi dì tôi ; vì bởi dì tôi ăn nói khẳng khái, nên bị tham quan đánh chết tại giữa công đường ; nay còn anh tôi và em tôi còn giam tại ngục, chắc chết chớ không sống đặng ; tôi không biết phương chi cứu đặng , nên mới than khóc mà thôi .
Thiên tử nghe nói nổi giận, bèn muốn phát tác, song nhớ lại mấy lần trước ghe phen gặp nhiễu nguy hiểm, nên phải dằn lòng, bèn nói với Lâm Báo rằng :
- Thôi, để ta làm giùm cho mi một lá đơn , mi đem đến nha Tri phủ mà đầu đệ, như va chẳng chấp, thì mi phải về cho hãy đặng ta lo phương khác, ta ở tại tiệm Lý gia chờ mi.
Lâm Báo nghe nói liền tạ ơn và hỏi thăm tên họ.
Thiên tử nói :
- Ta họ Cao tên Thiên Tứ.
Nói rồi bèn dắt Lâm Báo vào quán mua giấy mực mà viết đơn, viết rồi coi lại một hồi , lại khiến Nhựt Thanh chép lại, rồi mới giao cho Lâm Báo, lại khiến Nhựt Thanh lấy ra một đính bạc ròng mà cho và dặn rằng : Ngươi hãy cứ việc đem đi chớ có sợ chi .
Lâm Báo lãnh bạc và đơn rồi từ tạ Thiên tử tuốt đến nha Tri phủ .
Lúc ấy nhằm ngày mồng tám, là ngày xử kiện, bá tánh đến nha thưa kiện rất đông , trời vừa đúng ngọ quan Phủ mới ra hầu, hai bên sai dịch hầu hạ nghiêm trang, bá tánh lục tục đem đơn vào dâng lên, Lâm Báo cũng dâng theo, quan phủ tiếp lấy đơn Lâm Báo, liền mở thư ra xem .
Đơn như vầy :
Tôi là Lâm Báo, tuổi vừa mười chín . người Dương châu, bẩm vì thô hào ỷ thế, hiếp buộc việc hôn nhơn. Nguyên vì tôi có một bà dì, nhơn lúc tháng ba, dắt em tôi là Nguyệt Kiều đi tảo mộ, cha con Huỳnh Nhơn là người thổ hào xứ nầy , thấy em tôi có nhan sắc, bèn muốn cưỡng bức cưới cho đặng, lại đem lễ vật bỏ vãi vào nhà, dì tôi không chịu , va lại làm hôn thơ giả và vu việc hiệp loã ăn cướp , thông gian loại hôn mà cáo dì tôi, làm cho mẹ con dì tôi và anh tôi đến đổi bị giam ; cũng vì vụ ấy mà Trương tú tài uổng mạng, dì tôi lại bỏ mình, nay còn anh tôi là Lâm Phiêu, và em tôi là Nguyệt Kiều, còn đang bị giam xin ngài tha ra cho khỏi thác . Chí như cha con Huỳnh Nhơn, mai dong là Trần má, ác ôn là Ngũ Bình, xin hãy bắt hết đem về tra cứu , nhờ ơn Công tổ đại lão gia . Muôn đời tôi vẫn ghi tạc.
Năm.. tháng.. ngày..
Lâm Báo cúi bẩm
Tri phủ xem đơn của Lâm Báo rồi bèn nổi giận vỗ án mắng rằng :
- Mi chớ nói hồ đồ ; anh của mi gian dâm dâu người, chiếm đoạt vợ người , ta tra đã rõ ràng, mi còn dám đến đây cáo gian nữa sao, lẽ thì bắt mi trị tội, song ta nghĩ vì mi tuổi còn thơ ấu vốn chẳng biết chi, nên ta tạm tha cho đó .
Nói rồi liền xé nát lá đơn và hối lính đuổi ra.
Khi Lâm Báo bị lính đuổi ra rồi, chạy tuốt về tiệm Lý gia, ra mắt Thiên tử và thuật việc ấy lại.
Thiên tử nghe nói cả giận, bèn nói rằng :
- Thôi, để ta làm một lá đơn khác nữa, ngươi hãy đem đến tỉnh thành tìm vào nha Án sát mà cáo .
Lâm Báo nói :
- Vậy thì xin khách quan viết giùm, đặng tôi đi một phen nữa.
Thiên tử ngẫm nghĩ một hồi, liền lấy viết ra não, rồi khiến Nhựt Thanh chép lại, và cũng lấy thêm một đính bạc nữa giao cho Lâm Báo và dặn rằng :
Ngươi hãy đem lá đơn nầy đến tỉnh thành đầu đệ, mựa chớ dần dà, ta sẽ ở đây chờ ngươi.
Lâm Báo lãnh bạc và đơn rồi vội vã xuống bến sông tìm đò mà đi.
Ngày kia đi đến tỉnh thành, Lâm Báo bèn bước lên bờ, thấy trời còn tối phải tìm quán xá nghỉ ngơi.
Sáng ra bữa sau kêu chủ tiệm dọn cơm, lót lòng , rồi tuốt vào thành tìm đến nha Án sát, hỏi thăm lại thì ngày ấy Niết đài chẳng có xuất nha, nên phải trở lại tiệm mà nghĩ .
Qua bữa sau là bữa Niết đài ra hầu , bá tánh lăng xăng đem đơn vào nạp .
Nguyên quan Niết đài này họ Hoát tên Đạt Thanh , người ở tỉnh Quảng Đông , làm quan thanh liêm chánh trực , xử đoán cẩn thận, duy có một điều là nhu nhược lắm mà thôi.
Ngày ấy ra ngồi nơi công án, thâu hết đơn của bá tánh ; khi thu tới đơn của Lâm Báo , thấy cáo quan Tri phủ Dương châu, thì trong lòng kinh hãi.
Đơn như vầy :
Người đứng đơn là Lâm Báo, mười chín tuổi, ở tại phủ Dương châu. Bẩm vì sự vũ đoán vầy vò, giết oan người vô tội, xin quan trên lấy đức cứu sanh, và rửa oan cho người cơ quả . Nguyên tôi có một bà dì, người quán Quảng Đông, dượng tôi buôn bán, bất hạnh đã mất sớm đi rồi, có để lại một người con gái ; đã định hôn vói một viên Tú tài tên là Trương Chiêu . Khi nhằm tiết tháng ba , dì tôi với em tôi là Nguyệt Kiều nhơn đi tảo mộ , cha con thổ hào là Huỳnh Nhơn ngó thấy em tôi xinh đẹp , nên muốn cưỡng bức , quyết cưới cho được mới nghe, lại đem lễ vật bỏ vãi trong nhà, bởi dì tôi không chịu, nên va vu cáo dì tôi . Quan phủ lại chẳng xét trước sau cho rõ, trước đã ăn hối lộ , hại Trương tú tài chịu thác oan , sau lại bắt dì tôi, anh tôi và em tôi giam và ngục, xử ép dì tôi phải gả con cho họ Huỳnh, dì tôi không chịu, cho nên quan Phủ dạy quân sai dịch đánh vã dì tôi cho đến bõ mạng, nay còn giam anh tôi và em tôi nơi ngục. Tôi thấy vậy nên phải làm đơn đến phủ đường kêu oan ; chẳng dè quan Phủ mắc ăn hối lộ đám kia, cho nên chẳng hề thương xót dân lành, bèn xé lá đơn của tôi, lại khiến nha dịch đánh đuổi tôi ra cho khỏi cửa ; việc rất nên oan ức, nếu chẳng bẩm nơi quan trên, thì cái oan nầy làm sao cho rõ đặng, nên phải đến đây khẩn cầu xin quan trên hãy tra lại Dương châu Tri phủ, và tha giùm anh tôi là Lâm Phiêu, em tôi à Nguyệt Kiều là người không tội mà bị giam , còn nhưng thổ hào là cha con Huỳng Nhơn, mai dong là Trần má, ác côn là Ngũ Bình, xin bắt chúng nó đến trị tội ; thiệt là tôi cảm đức muôn đời .
Cúi trông quan cả án chuẩn thi hành.
năm . . . . . tháng . . . . .ngày . . . . .
Lâm Báo cúi bẩm.
Khi Hoát niết đài xem lá đơn rồi, bèn nói với Lâm Báo rằng :
- Ngươi cáo quan Tri phủ ăn hối lộ và giết oan người vô tội, việc ấy hoặc chơn hoặc giả ta chưa tin đặng, vậy thì để ta sai người đi thám cho rõ ràng, rồi sẽ thẩm tra minh bạch.
Lâm Báo bẩm rằng :
- Việc ấy chắc chắn rõ ràng, nếu có gian dối tôi cam chịu tội .
Niết đài nói :
- Vậy thì ngươi hãy về mà chờ lịnh , để ta ta hỏi cho ra rồi ta sẽ xử .
Lâm Báo thấy nói làm vậy không biết làm sao, nên phải từ tạ lui ra khỏi nha, về chỗ ngụ quảy đồ hành lý xuống đò trở lại Dương châu, tìm đến tiệm Lý gia ra mắt Thiên tử và đem hết những lời Niết đài mà thuật lại một hồi .
Thiên tử nói :
- Như quan Niết đài nói vậy thì đễ chờ chừng nữa tháng hoặc mười ngày, coi ra làm sao rồi sẽ liệu bề khác nữa .
Lâm Báo nói :
- Cao khách quan có lòng cố cập, tôi phải vưng lời .
Nói rồi liền từ biệt trở về nhà đợi hơn một tháng có dư , lại cậy người dọ nghe công việc trong phủ , thì chẳng có tin tức chi của Niết đài hết.
Nguyên quan Niết đài nầy vốn là anh em bạn thiết với quan Tri phủ, nên khi thấy lá đơn của Lâm Báo cáo quan Tri phủ thì yểm đi không ngó tới Lâm Báo dọ đặng tin ấy bèn tìm đến tiệm tõ cho Thiên tử nghe, và xin người lập kế chi khác giải cứu .
Thiên tử nghe nói cả giận mắng rằng :
- Loài cẩu quan thiệt là đáng giận, để mai ta vào thành luận biện với nó mới xong.
Đêm ấy nghỉ ngơi, sáng ra bữa sau hối người chủ tiệm dọn cơm lót lòng, ba người dùng rồi, liền dắt nhau vào thành , đến nha Tri phủ.
Thiên tử bèn khiến Lâm Báo đánh trống lên.
Tri phủ nghe trống vội vã ra trước công đường, nạt quân sai dịch rằng :
- Hãy bắt người đánh trống vào đây cho mau.
Sai dịch áp ra bắt Lâm Báo dẫn vào để quì trước công án .
Quan Phủ ngó thấy Lâm Báo thì nổi giận nạt rằng :
- Mi đến có việc chi, dám cả gan đánh trống om sòm như vậy ?
Lâm báo nói :
- Hôm tháng trước tôi có vào đơn, nhưng lão gia không thèm chấp, nay phải đến một lần nữa mà cầu lão gia, xin tha đại ca và biểu muội tôi ra, và bắt cha con Huỳnh Nhơn mà tra hỏi , thì tôi rất cảm đức muôn đời.
Quan Phủ nạt rằng :
- Mi thiệt lớn gan, hôm tháng trước đến đây cáo gian cho người , ta thấy ngươi nhỏ dại nên ta chẳng bắt tội, ngươi lại tìm qua nha Niết đài cáo ta rằng thiên đoán, nếu chẳng trừng trị mi, thì kẻ sau hay bắt chước.
Nói rồi liền khiến kẻ tả hữu đè xuống mà đánh một trăm roi .
Thiên tử liền bước tới nói rằng :
- Ngươi làm quan Phủ, sao lại hiếp đáp bá tánh như vậy, đã giết oan Trương tú tài và đánh chết Dương thị là người vô tội, ấy cũng là lớn gan về sự làm quấy đã rồi, nay còn dám đánh hiếp người lương thiện nữa sao ; ta khuyên ngươi hay nghe lời ta , phải mau mau thả Lâm phiêu và Nguyệt Kiều ra, bằng dụ dự thì phép vua ngươi khó thoát.
Tri phủ nạt rằng :
- Ngươi ở đâu dám đến đây mà nói lẽ thể ấy , ngươi biết chỗ nầy là chỗ chi chăng ?
Thiên tử nói :
- Sá chi một cái nha Tri phủ như vầy, nơi tướng phủ kia ta còn coi cũng như không.
Tri phủ nói :
- Ngươi khi bổn Phủ là nhỏ, để ta làm cho mi biết lợi hại thế nào.
Nói rồi liền nạt quân sai dịch đuổi ra.
Quân sai dịch vâng lịnh ào ra, bị Thiên tử tay thoi chơn đá, quân sai dịch ngã lăn , Tri phủ liệu thế không xong, liền chạy vào nhà trong, xảy có mấy mươi sai dịch tay cầm binh khí áp ra phủ vây thiên tử.
Lúc ấy Lâm Báo và Nhựt Thanh thấy việc chẳng hiền , nên đã chạy trước ra ngoài , còn Thiên tử thấy có một tên sai dịch cầm thương đâm tới liền né qua một bên, rồi thừa cơ giựt đặng cây thương đánh với bọn kia mở đường chạy tuốc ra ngoài, quân sai dịch rượt theo .
Thiên tử vừa đánh vừa chạy tuốt ra khỏi thành, vừa đến Mã vương miễu .
Nói về Đường Hoán, từ ngày cứu giá đến nơi Anh võ viện đến sau, đã ghe phen muốn vào Kinh sư , ngặt không tiền lộ phí, lại không dám về Anh võ viện, nên phải lánh mặt đi xa, đi dọc đường cứ chuyên một nghề mãi võ mà nuôi miệng, đến Dương châu đã hơn một tháng.
Ngày ấy vừa muốn khai tràng mãi võ nơi miễu Ma vương, bỗng thấy một người tay cầm thương bén , hơ hải chạy tới còn sau lưng hơn mấy mươi người đều cầm binh khí rượt theo .
Đường Hoán coi kỹ lại, mới biết là Thiên tử, mà mình đã gặp nơi Anh võ viện lúc trước ; trong lòng thất kinh liền hươi thiết côn xốc ra kêu lớn lên rằng :
- Cao lão gia chớ sợ, có tôi đến đây .
Thiên tử coi lại thì là Đường Hoán, hai người liền hiệp lực trở lại rượt đánh, quân sai dịch rượt theo vừa đến bị Đường Hoán hươi thiết côn đánh lia, đánh thôi, quân sai dịch kẻ bể đầu , người nát óc, máu chảy dầm dề, liền dắt nhau chạy ráo .
Đường Hoán vừa muốn đuổi theo, Thiên tử cản lại mà nói rằng :
- Chớ rượt nữa làm chi, hãy theo trẫm về tiệm rồi sẽ chuyện vãn với nhau .
Đường Hoán liền dẹp hết võ cụ, theo Thiên tử về tiệm.
Nhựt Thanh và Lâm Báo đang ở trong mà chờ, thấy Thiên tử về tới thì mầng rỡ hỏi thăm, Thiên tử bèn đem việc Đường Hoán giúp sức mà thuật lại một hồi , rồi xuất tiền ra trao cho chủ tiệm đi mua ngỗng, và rượu, thịt về làm tiệc đặng có ăn uống với nhau .
Rồi đó Thiên tử hỏi Đường Hoán rằng :
- Đường khanh , từ ngày biệt trẫm nơi Anh võ quán đến nay bề ăn ở thế nào ?
Đường Hoán nói :
- Từ tôi cách biệt Thánh thượng đến sau, chẳng dám trở về Anh võ viện, cũng muốn tìm xuống Kinh sư, song không biết Thánh thượng đã về trào hay chưa, nên chưa dám ra đi , phần thì lộ phí không có nên phải chuyên nghề mãi võ cho qua ngày ; còn thánh thượng chẳng hay vì cớ chi mà bị chúng quân rượt theo dữ vậy ?
Thánh thiên tử nói :
- Ấy cũng là tại tánh trẫm hào hiệp, thấy sự bất bình thì không nín đặng nên mới có chuyện như vậy .
Nói rồi bèn đem việc gặp Lâm Báo khóc lóc dọc đường, đầu đuôi thuật hết một hồi rồi lại hỏi rằng :
- Chẳng hay Đường khanh ở đâu; có anh em chi chăng ? Đặng có dùng một chước cho hay mà cứu Lâm Phiêu , Nguyệt Kiều ra , và giết phứt Tri phủ ấy đi mà trả hờn cho trẫm .
Đường Hoán tâu rằng :
- Thánh thượng là một vì thiên tử, xin chớ làm điều nguy hiểm như vậy, hãy làm một tờ mật chỉ, giao cho Chiết giang Tuần phủ lấy lẽ công mà xử đoán ; vã chăng hôm trước đây, có một người tùng nhơn mang bịnh ở tại nơi tiẹm Đường gia . Tôi cho thuốc mạnh rồi, bèn hỏi thăm người chủ là ai ; người ấy xưng mình là kẻ tùng nhơn của quan Khâm mạng tuần giang Bá Tổng đốc, nhơn đến đây phỏng sát dân tình, vậy xin thánh thượng giao cho người biện thẩm vụ nầy thì mới tiện cho , chớ chẳng nên đạp vào nơi nguy hiểm .
Thiên tử nói :
- Bá đạt đến đây phen nầy chắc là tìm trẫm về trào, ý trẫm cũng muốn về trào đã lâu , ngặt vì vụ nầy chưa xong, về không an dạ ; vậy thì khanh hãy đi đến tiệm ấy nói với kẻ tùng nhơn, và giao cái nang chỉ của trẫm cho khanh lúc trước đó cho hắn, biểu hắn dâng cho Bá Đạt, hễ Bá Đạt xem thấy thì phải ra mặt với khanh, chừng ấy khanh sẽ nói thiệt với Bá Đạt rằng trẫm ở tại Sài gia thành, lại dặn va, hễ khi thấy trẫm thì đừng có làm đại lễ mà thiên hạ biết.
Đường Hoán vâng mạng.
Kế lấy chủ tiệm dọn ra một tiệc bỉ bàn, mấy người đều ngồi lại ăn uống,
ăn uống rồi bèn phân nhau đi nghĩ .
Sáng ra bửa sau, Thiên tử dạy Lâm Báo về nhà , còn Đường Hoán thì trở qua tiệm Đường gia .
Khi hai người đi rồi , Thiên tử bèn tính tiền cơm , tiền phòng trả cho tiệm, rồi dắt Nhựt Thanh trở về Sài gia trang .
Sài viên ngoại chạy ra rước vào mừng và hỏi thăm rằng :
- Hổm nay anh sui dạo chơi xứ nào .
Thiên tử nói :
- Tôi đi cùng các xứ , chỗ nào cũng có dạo chơi.
Chuyện vãn một hồi , rồi bước qua Đông thính thay đồ mà nghĩ.
Nói về Đườn Hoán qua đến tiệm Đường gia vào nói với kẻ tùng nhơn ấy rằng :
- Nay ta vâng mạng Cao Thiên Tứ lão gia, muốn ra mắt chủ ngươi, như không tin, thì đem cái nang chỉ nầy giao cho người xem thì rõ minh bạch.
Kẻ tùng nhơn lãnh cái nang chỉ đem vào , chẳng bao lâu liền trở ra nói với Đường Hoán rằng :
- Chủ tôi thỉnh ngài vào trong.
Đường Hoán nói :
- Xin dắt dùm tôi vào .
Tùng nhơn dắt Đường Hoán vào ra mắt Bá chế quân.
Bá chế quân bèn hỏi rằng :
- Chẳng hay thai huynh tên họ là chi ? Ở tại đâu mà gặp đặng Thánh thượng, xin hãy ngồi đây nói chuyện cùng nhau .
Đường Hoán nói :
- Đại nhơn ngồi đó tôi đâu đám ngồi.
Bá chế quân nói :
- Thai huynh vâng mạng chúa tới đây, thì khác chi như một vị Khâm sai, có lý nào chẳng dám ngồi.
Đường Hoán thấy Bá chế quân khiêm nhường lắm , nên phải cáo lỗi rồi mới ngồi xuống mà nói rằng :
- Tôi họ Đường tên Hoán, người ở tĩnh Phước Kiến , lúc trước tôi ở nơi Anh võ viện của Diệp hoằng Cơ là em của Diệp binh bộ mà làm giáo đầu ; nhơn vì thánh chúa vào đó xem chơi, sau gây việc ra, bi sắp gia đinh vây khổn , tôi đang ngủ ngày, có thần nhơn mách bảo, nên tôi mới hay mà cứu giá, thánh thượng bèn cho tôi một cái nang chỉ, rồi chúa tôi phân biệt nhau ai đi đàng nấy, từ ấy đến nay tôi trôi nổi giang hồ, duy có mãi võ mà độ nhựt, mới đây tôi đến Dương châu ở tại miễu Mã vương mãi võ, thì gặp Thánh thượng cũng đương bị khổn, tôi liều ra sức bảo giá đặng an, rồi dắt nhau về tiệm, chúa tôi chuyện vãn với nhau, mới hay Tri phủ Dương châu ăn hối lộ mà giết oan người vô tội.
Nói rồi liền đem chuyện Huỳnh Nhơn muốn cưới thiếp Nguyệt Kiều và Thiên tử làm đơn giùm cho Lâm Báo, quan Phủ chẳng chấp, lại xé mà quăng đi, đầu đuôi nhứt nhứt thuật hết một hồi .
Rồi lại nói rằng :
- Nay nghe đại nhơn đã đến đây , nên tôi vâng mạng thánh thượng đến đây cậy Đại nhơn biện tra vụ ấy .
Bá chế quân nghe nói bèn trả lời rằng :
- Tôi cũng đang lo tìm kiếm Thánh thượng hơn mấy tháng nay mà không gặp, nay may mà người ở đây, xin Thai huynh dắt tôi đến nơi đặng lạy mừng Thánh thượng, ước có nên chăng ?
Đường Hoán nói :
- Lúc tôi ra đi, thì Thánh thượng có dặn tôi rằng : Người về ở tại Sài gia trang, như đại nhơn có đến ra mắt thì chớ có làm đại lễ mà thiên hạ biết, duy làm theo bằng hữu mà thôi.
Bá chế quân nói :
- Nếu có mạng vua thì tôi phải vâng theo.
Nói rồi liền dẫn hai đứa tùng nhơn theo Đường Hoán thẳng đến Sài gia trang.
Khi đến nơi khiến người thông báo .
Thiên tử liền cho Nhựt Thanh ra rước vào trong, hai người theo Nhựt Thanh vào đến thơ phòng, lấy lễ thường mà ra mắt Thiên tử.
Lúc ấy Thiên tử dã làm một đạo mật chỉ sẵn rồi , bèn khiến Nhựt Thanh lấy ra trao cho Bá Đạt và dặn rằng :
- Khanh hãy cứ y theo đó mà làm.
Bá Đạt lãnh tờ mật chỉ rồi, lại lấy tờ ý chỉ của Thái hậu mà dâng cho Thiên tử và tâu rằng :
- Xin Thánh thượng hãy tuan theo trong chỉ ấy, mựa chớ ở lâu, mà Thái hậu nhọc lòng trông đợi.
Thiên tử nói :
- Ta đã hiểu rồi, để chờ vụ nầy cho xong thì ta sẽ trở về, khanh hãy dắt Đường khanh theo với mà biện việc ấy cho xong.
Bá chế quân dâng lịnh, rồi với Đường Hoán dắt kẻ tùng nhơn trở về chỗ ngụ mở thánh chỉ mà xem .
Tờ mật chỉ như vầy :
Vâng trời nương vận, Hoàng đế chiếu rằng : Trẫm đi dạo chơi Giang Nam đây . Một là tìm kẻ hiền lương , hai là tra sát quân gian nịnh. Hôm tháng trước đến phủ Dương châu gặp một người tuổi trẻ tên là Lâm Báo khóc lóc cũng đường, trẫm hỏi ra duyên cớ thì người trẻ ấy nói rằng : Dượng nó là Ân Kế Phong, dì nó là Dương-thị sanh đặng một đứa con gái tên là Nguyệt Kiều, dượng nó chẳng may mất sớm, dì nó mẹ goá con côi, hủ hỉ mẹ con cho qua ngày tháng, mới hồi tháng ba năm nay, hai mẹ con dắt nhau đi tảo mộ, bị cha con Huỳnh Nhơn ngó thấy Nguyết Kiều vốn có nhan sắc, nên muốn cưỡng bức mà cưới cho đặng, lại đem lễ vật bỏ vãi trong nhà, hai mẹ con Dương thị từ chối , rằng mình đã hứa gã cho Trương tú tài rồi.
Huỳnh Nhơn lại âm mưu hạ thác Trương tú tài đi , rồi làm hôn thơ giả và hối lộ với Tri phủ là Quế Văn Phương vu cho Dương thị loại hôn và giựt của. Quan phủ chẳng xét lại bắt hết mẹ con Nguyệt Kiều và Lâm Phiêu mà giam, ép uỗng đánh khảo làm cho Dương thị vô tội bị thác oan ; còn Nguyệt Kiều và Lâm Phiêu thì giam vào ngục , Lâm Báo viết đơn kêu oan, Tri phủ lại xé mà quăng đi và đánh đuổi ra ngoài. Lâm Báo lại làm đơn khác, đến với Niết đài đã hơn một tháng mà chưa thấy hỏi tới, thiệt là coi dân mạng như không. Nay trẫm đã tra rõ, khanh phải xuất trát cho Niết đài là Hoát Đạt thành, lập tức bắt Tri phủ Quế văn Phương đến nha mà tra hỏi : và bắt cha con thổ hào là Huỳnh Nhơn và Huỳnh Phi Hồng, mai dong là Trần má , côn đồ là Ngũ Bình, giam hết vào ngục, rồi phân biệt án luật trượng khinh mà xử đoán, chớ nên vi mạng ; khanh hãy tuân lấy.
Khi Bá chế quân xem tờ mật chỉ ấy rồi, liền viết trát, sai người đem qua Niết đài nha môn ; rồi khiến Đường Hoán làm Trung quân quan, dắt nhau qua đó hiệp đồng tra biện .
Ngày ấy Niết đài đang ngồi trong nha thự, bỗng nghe quan báo có trát của Bá chế sai đến, Niết đài tiếp lấy mở xem.
Trát như vầy :
Khâm mạng tuần dượt Trường giang Thuỷ sư quân vụ Tổng đốc Bổ đường Bá.
Vì trát xuất sự, cứ theo đơn Lâm Báo cáo bẩm, nguyên dượng nó là Ân Kế Xương đã thác, để mẹ con dì nó lập là Dương thị với Nguyệt Kiều, nhơn lúc tháng ba năm nay dắt nhau đi tảo mộ, bị cha con thổ hào là Huỳnh Nhơn ngó thấy Nguyệt Kiều có nhan sắc, muốn cưới về làm dâu, Dương thị có nói rằng con mình đã hứa gã cho Tú tài Trương Chiêu, không lẽ mà gả hai chồng.
Thổ hào lại sai người đem đồ lễ vật bỏ vãi trong nhà. Dương thị chẳng chịu, thổ hào lại vu rằng loại hôn, rồi hối lộ với quan Phủ mà hiếp bức cho Dương thị với Trương tú tài chết đi, lại bắt Nguyệt kiều với Lâm Phiêu giam nữa ; vì sự oan ức nên nó đã có đến nha Tri phủ đặng cầu tha, quan phủ lại giận mà xé đơn rồi lại đuổi nó ra. Nay ta đã rõ những điều tình tệ nên phải , phú cho Gai ti tuân chiếu biện , hễ trát đến ngày nào thì phải lập tức truyền đòi Tri phủ Quế Văn Phương đến án đường mà hầu tra, và phải bắt cho đặng cha con Huỳnh Nhơn, cùng Trần má với Ngũ Bình giam lại mà tra hỏi . Chớ nên trễ nải, phải tuân theo trát này.
Khi Hoạt niết đài đặng trát của Bá chế quân rồi, thì chẳng dám trễ nảy , vội vàng cho đòi Tri phủ đến nha mà hầu tra, lại khiến quân sai dịch đi bắt Huỳnh Nhơn, Phi Hồng, Trần má và Ngũ Bình đem về giam hết vào ngục ; lại sai người qua bên nha Tri phủ mở ngục tha Nguyệt Kiều và Lâm Phiêu ra , rồi dắt hết về nha để quì trước công án.
Hoạt niết đài bèn lấy lời dịu ngọt mà vỗ về rằng :
- Ta đã rõ biết những việc oan ức của mi nên nay ta tha hai anh em mi về nhà, và phải làm tội hành hình cha con Huỳnh Nhơn mà báo cừu cho mẹ và chồng mi.
Nguyệt Kiều nghe nói vùng khóc rống lên.
Hoạt niết đài bảo :
- Nay ta đã quyết báo cừu cho mi, sao mi còn khóc là cớ chi vậy ?
Nguyệt Kiều nói :
- Chồng tôi bị cha con Huỳnh Nhơn mà thác, vậy xin đại nhơn cho tôi đến nơi mộ chồng tôi mà lạy một phen, thì tôi đội ơn đại nhơn vô cùng.
Niết đài nói :
- Nếu mi muốn như vậy thì để ta cho người đi với mi.
Nói rồi liền sai người dắt Nguyệt Kiều đến mộ Trương tú tài.
Nguyệt Kiều vừa ngó thấy mộ , liền lăn khóc một hồi rồi đập đầu vào bia đá mà thác .
Tuy đã thác rồi mà thây không chịu ngã , người ấy sững sốt vội vã chạy về bẩm lại cho quan Niết đài hay .
Quan Niết đài thất kinh liền đi theo người ấy đến đó mà coi, thấy thây đứng trơ như sống, mặt không đổi sắc, bèn hứa rằng :
- Thôi, để ta đem cha con Huỳnh Nhơn đến đây mà chém, còn Trần má và Ngũ Bình thì mỗi đứa đánh một trăm roi, rồi đóng gông cả hai trói để nơi trước mộ cho đủ một tháng mà răn chúng, Quế Tri phủ thì ta lại đày ra chốn Quân đài đặng lấy công mà chuộc tội .
Quan Niết đài liền trở về nha làm văn thơ gởi cho Bá chế quân xin tâu cho trào đình hay, đặng truyền cho quan địa phương lập miếu mà thờ, bốn mùa tế tự .
Nói về Đường Hoán đã biện cái án ấy xong rồi liền từ giã Bá chế quân trở về Sài gia trang mà tâu hết đầu đuôi cho Thiên tử hay.
Thiên tử nghe đến việc Nguyệt Kiều liều mình mà thác thì khen rằng :
- Thiệt rõ ràng là trang liệt nữ.
Thiên tử khen rồi viết một bức chiếu chỉ giao cho Hoát niết đài đem về kinh đặng thăng bố đi nơi khác.
Hoát niết đài lãnh chiếu đem về Kinh giao cho quan lại học sĩ là Lưu Dung.
Lưu Dung tiếp lấy rồi mở ra xem .
Chiếu rằng :
Vâng trời nương vận Hoàng đế chiếu rằng : Trẫm đạo chơi Giang Nam, đi ngang qua Dương châu thấy có một người liệt nữ tên là Nguyệt Kiều, đã hứa gã cho Trương tú tài mà chưa kịp cưới, bị thổ hào là Huỳnh Nhơn cưỡng bức mà cưới, lại hối lộ với tri phủ là Quế Văn Phương bắt chồng giam cho đến chết, lại còn bắt Nguyệt Kiều cầm ngục, khi trẫm hay đặng thì trẫm khiến Hoạt án sát tha nàng ấy ra, chẳng dè nàng lại đến nơi mã chồng than khóc rồi đập đầu vào bia đá mà thác đi ; khi thác rồi thây không ngã, trẫm thấy người trinh tiết như ấy thiệt rất đáng thương, khanh hãy khiến quan địa phương lập tại chỗ đó một liệt nữ từ, bốn mùa tế tự cho an trinh hồn, phải xuất bạc kho tại xứ ấy ra chừng vài ngàn lượng mua điền sản, lấy huê lợi chi phí việc tế tự mỗi năm, khanh hãy tuân theo mà làm, chớ phụ ý trẫm.
Khi Lưu Dung đọc chiếu rồi, liền tuân theo đó, khiến quan địa phương tại phủ Dương châu lo lập liệt nữ từ, và xuất bạc kho ra hai ngàn lượng mua điền sản , bốn mùa tế tự hương hoả chẳng dứt.
Đến sau thường hay hiển thánh hò hộ dân gian. Còn Hoạt Đạt Thành thì thăng lên chức Bố chánh , bổ đi trấn nhậm lại Chiết giang .
Nói về Thiên tử từ ngày hạ chỉ rồi, nhưng còn nghĩ Nguyệt Kiều trinh tiết, người mẹ là Dương thị lại bị Tri phủ đánh chết , thương tiếc chẳng cùng, bèn viết một tờ mật chiếu khiến Lâm Phiêu nối dòng cho Ân Kế Xương mà giữ phần hương hoả, còn những sự nghiệp của Ân Kế Xương cũng giao lại cho Lâm Phiêu gìn giữ và thưởng thêm một ngàn lượng bạc cho Lâm Phiêu để cưới vợ, như sau có sanh đặng con trai thì để một đứa nối dòng cho Trương Chiêu ; lại thưởng áo mão theo hàng Thất phẩm , bổ làm chức Bá tổng, cho học trập cung mã, chừng nào Lâm Phiêu học đặng tinh thục rồi sẽ đến chỗ nhậm lãnh chức cho tỏ lòng trung nghĩa.
Khi viết mật chỉ rồi liền giao cho Lâm Báo , khiến đem trao lại cho anh, lại dặn dò chẳng cần chi phải đến tạ ơn.
Lâm Báo lãnh chỉ đi rồi, Thiên tử lại nói với Đường Hoán rằng :
- Nay trẫm với Nhựt thanh còn đi các chỗ khác dạo chơi ít bữa, khanh hãy theo Bá Đạt tuần thị các xứ, chừng nào công việc xong rồi sẽ về Kinh, thì khanh phải đến ra mắt đại học sĩ Lưu Dung, hễ người thấy chiếu chỉ của trẫm thì người ắt sai khanh đi trấn nhậm, nay trẫm gia phong khanh làm chức Hiệp trấn .
Nói rồi liền viết một tờ mật chỉ giao cho Đường Hoán.
Đường Hoán lãnh chỉ rồi cúi đầu tạ ơn lui ra, tìm qua theo Bá chế quân đi tuần thị các xứ.
Nói về quan Phủ dạy Dương thị gã Nguyệt Kiều cho con họ Huỳnh, chẳng dè Dương thị quyết ý chẳng gã, lại nói nhiều lời cứng cỏi, bèn nổi giận mà đánh chết đi . Chừng nghĩ lại thì trong lòng không an, nên không nỡ làm bức Nguyệt Kiều nữa, song mắc hối lộ của Huỳnh Nhơn đã nhiều nên phải làm cho hết lòng đặng nuốt cho trơn cổ , bèn dạy giam Nguyệt Kiều và Lâm Phiêu vào ngục, rồi khiến bọn đờn bà bị giam thủng thẳng dỗ lần, chẳng dè Nguyệt Kiều quả nhiên trinh tiết, chẳng hề đổi chí .
Tri phủ cũng không biết làm sao, sang nói dối vời Huỳnh Nhơn rằng :
- Mình dỗ lần phải đặng , chẳng nay thì mai Nguyệt Kiều cũng phải về tay .
Phi Hồng nghe vậy thì tin rằng thiệt, cho nên trong mình giảm bịnh hết nhiều , lần lần đi ra đi vào mạnh lành như cũ .
Việc ấy còn lâu. Đây nói về quan Chế quân là Bá Đạt, từ ngày gặp đặng Thiên tử tại Trấn giang, Đơn đồ huyện khuyên thỉnh Thiên tử hồi trào, ngặt vì người đi chơi chưa đủ nên chưa chịu về .
Bá Đạt đã tuân thánh chỉ , sai trung quân quan đem binh đến bắt cả nhà Thái Chấn Võ mà giải về tỉnh, lại đem mật chỉ giao cho Trang tuần phủ , bắt hết cả nhà Diệp binh bộ giải về kinh , rồi dẫn bổn bộ binh đinh đi tuần miệt Trường Giang mãn kỳ một năm, bèn trở về trào phục mạng , lại đem việc mình gặp Thiên tử tại Đơn đồ huyện tâu cho Thái hậu hay .
Thái hậu liền sai Bá Đạt đi tuần theo miệt Trường Giang một lần nữa, lại dặn dò phải ráng mà tìm Thiên tử , khuyên thỉnh về trào, chớ nên lưu luyến ở ngoài lâu ngày không ổn.
Bá Đạt lãnh mật chỉ của Thái hậu rồi vội vã dẫn kẻ tùng nhơn dọn thuyền nhắm Giang Nam tấn phát.
Khi đi đến nơi , thuyền vừa đậu vào bờ, quan địa phương liền nghinh tiếp vào nhà công quán mà nghĩ .
Bá Đạt bèn sai người tâm phúc đi rảo khắp nơi tìm Thiên tử, kiếm hơn mấy tháng mà chưa đặng tin, bèn dắt bốn tên gia đinh qua Dương châu tìm quán ở ngụ, đặng có dạo chơi các chỗ , trước là dọ tin Thiên tử , sau là thăm coi các quan địa phương hiền dữ thể nào.
Nói về Thiên tử và Châu Nhựt Thanh, ngày ấy đi dạo chơi nơi Ma vương miếu mà về, đi đến giữa đường, vùng gặp một người thiếu niên than khóc cùng đường, bèn đón lại hỏi thăm duyên cớ.
Thiếu niên ấy liền bước tới vừa khóc vừa nói rằng :
- Tôi họ Lâm tên Báo , nhơn vì dượng tôi tên là Ân Kế Xương, vốn là người ở Quảng Đông, cửa nhà giàu có, dì tôi là Dương thị sanh đặng một gái tên là Nguyệt Kiều, ở tại xứ này buôn bán, năm ngoái nấy dượng tôi đã mất sớm rồi , qua năm nay hai mẹ con dì tôi dắt nhau đi tảo mộ, trong xứ nầy lại có một người thổ hào , họ Huỳnh tên Nhơn, cũng dắt người con thứ ba là Phi Hồng đi tảo mộ , nhơn thấy Nguyệt Kiều xinh đẹp nên muốn cưới thiếp cho mình, dì tôi không chịu vì đã có hứa gã cho Trương tú tài rồi . Huỳnh Nhơn bèn lo với quan Phủ sở tại, phao vu cho Trương tú tài là ăn cướp, quan Phủ nghe lời bèn bắt Trương tú tài giam cầm cho đến chết đi ; rồi Huỳnh Nhơn lại khiến người khiêng lễ vật qua bỏ đại trong nhà dì tôi . Dì tôi nổi giận mắng nhiếc va một hồi, va bèn làm hôn thơ giả bẩm với quan Phủ, nói rằng bọn tôi gạt gẫm lễ vật và loại hôn . Quan phủ lại nghe lời bắt hết hai mẹ con dì tôi , với anh tôi là Lâm Phiêu mà giam và tra hỏi dì tôi ; vì bởi dì tôi ăn nói khẳng khái, nên bị tham quan đánh chết tại giữa công đường ; nay còn anh tôi và em tôi còn giam tại ngục, chắc chết chớ không sống đặng ; tôi không biết phương chi cứu đặng , nên mới than khóc mà thôi .
Thiên tử nghe nói nổi giận, bèn muốn phát tác, song nhớ lại mấy lần trước ghe phen gặp nhiễu nguy hiểm, nên phải dằn lòng, bèn nói với Lâm Báo rằng :
- Thôi, để ta làm giùm cho mi một lá đơn , mi đem đến nha Tri phủ mà đầu đệ, như va chẳng chấp, thì mi phải về cho hãy đặng ta lo phương khác, ta ở tại tiệm Lý gia chờ mi.
Lâm Báo nghe nói liền tạ ơn và hỏi thăm tên họ.
Thiên tử nói :
- Ta họ Cao tên Thiên Tứ.
Nói rồi bèn dắt Lâm Báo vào quán mua giấy mực mà viết đơn, viết rồi coi lại một hồi , lại khiến Nhựt Thanh chép lại, rồi mới giao cho Lâm Báo, lại khiến Nhựt Thanh lấy ra một đính bạc ròng mà cho và dặn rằng : Ngươi hãy cứ việc đem đi chớ có sợ chi .
Lâm Báo lãnh bạc và đơn rồi từ tạ Thiên tử tuốt đến nha Tri phủ .
Lúc ấy nhằm ngày mồng tám, là ngày xử kiện, bá tánh đến nha thưa kiện rất đông , trời vừa đúng ngọ quan Phủ mới ra hầu, hai bên sai dịch hầu hạ nghiêm trang, bá tánh lục tục đem đơn vào dâng lên, Lâm Báo cũng dâng theo, quan phủ tiếp lấy đơn Lâm Báo, liền mở thư ra xem .
Đơn như vầy :
Tôi là Lâm Báo, tuổi vừa mười chín . người Dương châu, bẩm vì thô hào ỷ thế, hiếp buộc việc hôn nhơn. Nguyên vì tôi có một bà dì, nhơn lúc tháng ba, dắt em tôi là Nguyệt Kiều đi tảo mộ, cha con Huỳnh Nhơn là người thổ hào xứ nầy , thấy em tôi có nhan sắc, bèn muốn cưỡng bức cưới cho đặng, lại đem lễ vật bỏ vãi vào nhà, dì tôi không chịu , va lại làm hôn thơ giả và vu việc hiệp loã ăn cướp , thông gian loại hôn mà cáo dì tôi, làm cho mẹ con dì tôi và anh tôi đến đổi bị giam ; cũng vì vụ ấy mà Trương tú tài uổng mạng, dì tôi lại bỏ mình, nay còn anh tôi là Lâm Phiêu, và em tôi là Nguyệt Kiều, còn đang bị giam xin ngài tha ra cho khỏi thác . Chí như cha con Huỳnh Nhơn, mai dong là Trần má, ác ôn là Ngũ Bình, xin hãy bắt hết đem về tra cứu , nhờ ơn Công tổ đại lão gia . Muôn đời tôi vẫn ghi tạc.
Năm.. tháng.. ngày..
Lâm Báo cúi bẩm
Tri phủ xem đơn của Lâm Báo rồi bèn nổi giận vỗ án mắng rằng :
- Mi chớ nói hồ đồ ; anh của mi gian dâm dâu người, chiếm đoạt vợ người , ta tra đã rõ ràng, mi còn dám đến đây cáo gian nữa sao, lẽ thì bắt mi trị tội, song ta nghĩ vì mi tuổi còn thơ ấu vốn chẳng biết chi, nên ta tạm tha cho đó .
Nói rồi liền xé nát lá đơn và hối lính đuổi ra.
Khi Lâm Báo bị lính đuổi ra rồi, chạy tuốt về tiệm Lý gia, ra mắt Thiên tử và thuật việc ấy lại.
Thiên tử nghe nói cả giận, bèn nói rằng :
- Thôi, để ta làm một lá đơn khác nữa, ngươi hãy đem đến tỉnh thành tìm vào nha Án sát mà cáo .
Lâm Báo nói :
- Vậy thì xin khách quan viết giùm, đặng tôi đi một phen nữa.
Thiên tử ngẫm nghĩ một hồi, liền lấy viết ra não, rồi khiến Nhựt Thanh chép lại, và cũng lấy thêm một đính bạc nữa giao cho Lâm Báo và dặn rằng :
Ngươi hãy đem lá đơn nầy đến tỉnh thành đầu đệ, mựa chớ dần dà, ta sẽ ở đây chờ ngươi.
Lâm Báo lãnh bạc và đơn rồi vội vã xuống bến sông tìm đò mà đi.
Ngày kia đi đến tỉnh thành, Lâm Báo bèn bước lên bờ, thấy trời còn tối phải tìm quán xá nghỉ ngơi.
Sáng ra bữa sau kêu chủ tiệm dọn cơm, lót lòng , rồi tuốt vào thành tìm đến nha Án sát, hỏi thăm lại thì ngày ấy Niết đài chẳng có xuất nha, nên phải trở lại tiệm mà nghĩ .
Qua bữa sau là bữa Niết đài ra hầu , bá tánh lăng xăng đem đơn vào nạp .
Nguyên quan Niết đài này họ Hoát tên Đạt Thanh , người ở tỉnh Quảng Đông , làm quan thanh liêm chánh trực , xử đoán cẩn thận, duy có một điều là nhu nhược lắm mà thôi.
Ngày ấy ra ngồi nơi công án, thâu hết đơn của bá tánh ; khi thu tới đơn của Lâm Báo , thấy cáo quan Tri phủ Dương châu, thì trong lòng kinh hãi.
Đơn như vầy :
Người đứng đơn là Lâm Báo, mười chín tuổi, ở tại phủ Dương châu. Bẩm vì sự vũ đoán vầy vò, giết oan người vô tội, xin quan trên lấy đức cứu sanh, và rửa oan cho người cơ quả . Nguyên tôi có một bà dì, người quán Quảng Đông, dượng tôi buôn bán, bất hạnh đã mất sớm đi rồi, có để lại một người con gái ; đã định hôn vói một viên Tú tài tên là Trương Chiêu . Khi nhằm tiết tháng ba , dì tôi với em tôi là Nguyệt Kiều nhơn đi tảo mộ , cha con thổ hào là Huỳnh Nhơn ngó thấy em tôi xinh đẹp , nên muốn cưỡng bức , quyết cưới cho được mới nghe, lại đem lễ vật bỏ vãi trong nhà, bởi dì tôi không chịu, nên va vu cáo dì tôi . Quan phủ lại chẳng xét trước sau cho rõ, trước đã ăn hối lộ , hại Trương tú tài chịu thác oan , sau lại bắt dì tôi, anh tôi và em tôi giam và ngục, xử ép dì tôi phải gả con cho họ Huỳnh, dì tôi không chịu, cho nên quan Phủ dạy quân sai dịch đánh vã dì tôi cho đến bõ mạng, nay còn giam anh tôi và em tôi nơi ngục. Tôi thấy vậy nên phải làm đơn đến phủ đường kêu oan ; chẳng dè quan Phủ mắc ăn hối lộ đám kia, cho nên chẳng hề thương xót dân lành, bèn xé lá đơn của tôi, lại khiến nha dịch đánh đuổi tôi ra cho khỏi cửa ; việc rất nên oan ức, nếu chẳng bẩm nơi quan trên, thì cái oan nầy làm sao cho rõ đặng, nên phải đến đây khẩn cầu xin quan trên hãy tra lại Dương châu Tri phủ, và tha giùm anh tôi là Lâm Phiêu, em tôi à Nguyệt Kiều là người không tội mà bị giam , còn nhưng thổ hào là cha con Huỳng Nhơn, mai dong là Trần má, ác côn là Ngũ Bình, xin bắt chúng nó đến trị tội ; thiệt là tôi cảm đức muôn đời .
Cúi trông quan cả án chuẩn thi hành.
năm . . . . . tháng . . . . .ngày . . . . .
Lâm Báo cúi bẩm.
Khi Hoát niết đài xem lá đơn rồi, bèn nói với Lâm Báo rằng :
- Ngươi cáo quan Tri phủ ăn hối lộ và giết oan người vô tội, việc ấy hoặc chơn hoặc giả ta chưa tin đặng, vậy thì để ta sai người đi thám cho rõ ràng, rồi sẽ thẩm tra minh bạch.
Lâm Báo bẩm rằng :
- Việc ấy chắc chắn rõ ràng, nếu có gian dối tôi cam chịu tội .
Niết đài nói :
- Vậy thì ngươi hãy về mà chờ lịnh , để ta ta hỏi cho ra rồi ta sẽ xử .
Lâm Báo thấy nói làm vậy không biết làm sao, nên phải từ tạ lui ra khỏi nha, về chỗ ngụ quảy đồ hành lý xuống đò trở lại Dương châu, tìm đến tiệm Lý gia ra mắt Thiên tử và đem hết những lời Niết đài mà thuật lại một hồi .
Thiên tử nói :
- Như quan Niết đài nói vậy thì đễ chờ chừng nữa tháng hoặc mười ngày, coi ra làm sao rồi sẽ liệu bề khác nữa .
Lâm Báo nói :
- Cao khách quan có lòng cố cập, tôi phải vưng lời .
Nói rồi liền từ biệt trở về nhà đợi hơn một tháng có dư , lại cậy người dọ nghe công việc trong phủ , thì chẳng có tin tức chi của Niết đài hết.
Nguyên quan Niết đài nầy vốn là anh em bạn thiết với quan Tri phủ, nên khi thấy lá đơn của Lâm Báo cáo quan Tri phủ thì yểm đi không ngó tới Lâm Báo dọ đặng tin ấy bèn tìm đến tiệm tõ cho Thiên tử nghe, và xin người lập kế chi khác giải cứu .
Thiên tử nghe nói cả giận mắng rằng :
- Loài cẩu quan thiệt là đáng giận, để mai ta vào thành luận biện với nó mới xong.
Đêm ấy nghỉ ngơi, sáng ra bữa sau hối người chủ tiệm dọn cơm lót lòng, ba người dùng rồi, liền dắt nhau vào thành , đến nha Tri phủ.
Thiên tử bèn khiến Lâm Báo đánh trống lên.
Tri phủ nghe trống vội vã ra trước công đường, nạt quân sai dịch rằng :
- Hãy bắt người đánh trống vào đây cho mau.
Sai dịch áp ra bắt Lâm Báo dẫn vào để quì trước công án .
Quan Phủ ngó thấy Lâm Báo thì nổi giận nạt rằng :
- Mi đến có việc chi, dám cả gan đánh trống om sòm như vậy ?
Lâm báo nói :
- Hôm tháng trước tôi có vào đơn, nhưng lão gia không thèm chấp, nay phải đến một lần nữa mà cầu lão gia, xin tha đại ca và biểu muội tôi ra, và bắt cha con Huỳnh Nhơn mà tra hỏi , thì tôi rất cảm đức muôn đời.
Quan Phủ nạt rằng :
- Mi thiệt lớn gan, hôm tháng trước đến đây cáo gian cho người , ta thấy ngươi nhỏ dại nên ta chẳng bắt tội, ngươi lại tìm qua nha Niết đài cáo ta rằng thiên đoán, nếu chẳng trừng trị mi, thì kẻ sau hay bắt chước.
Nói rồi liền khiến kẻ tả hữu đè xuống mà đánh một trăm roi .
Thiên tử liền bước tới nói rằng :
- Ngươi làm quan Phủ, sao lại hiếp đáp bá tánh như vậy, đã giết oan Trương tú tài và đánh chết Dương thị là người vô tội, ấy cũng là lớn gan về sự làm quấy đã rồi, nay còn dám đánh hiếp người lương thiện nữa sao ; ta khuyên ngươi hay nghe lời ta , phải mau mau thả Lâm phiêu và Nguyệt Kiều ra, bằng dụ dự thì phép vua ngươi khó thoát.
Tri phủ nạt rằng :
- Ngươi ở đâu dám đến đây mà nói lẽ thể ấy , ngươi biết chỗ nầy là chỗ chi chăng ?
Thiên tử nói :
- Sá chi một cái nha Tri phủ như vầy, nơi tướng phủ kia ta còn coi cũng như không.
Tri phủ nói :
- Ngươi khi bổn Phủ là nhỏ, để ta làm cho mi biết lợi hại thế nào.
Nói rồi liền nạt quân sai dịch đuổi ra.
Quân sai dịch vâng lịnh ào ra, bị Thiên tử tay thoi chơn đá, quân sai dịch ngã lăn , Tri phủ liệu thế không xong, liền chạy vào nhà trong, xảy có mấy mươi sai dịch tay cầm binh khí áp ra phủ vây thiên tử.
Lúc ấy Lâm Báo và Nhựt Thanh thấy việc chẳng hiền , nên đã chạy trước ra ngoài , còn Thiên tử thấy có một tên sai dịch cầm thương đâm tới liền né qua một bên, rồi thừa cơ giựt đặng cây thương đánh với bọn kia mở đường chạy tuốc ra ngoài, quân sai dịch rượt theo .
Thiên tử vừa đánh vừa chạy tuốt ra khỏi thành, vừa đến Mã vương miễu .
Nói về Đường Hoán, từ ngày cứu giá đến nơi Anh võ viện đến sau, đã ghe phen muốn vào Kinh sư , ngặt không tiền lộ phí, lại không dám về Anh võ viện, nên phải lánh mặt đi xa, đi dọc đường cứ chuyên một nghề mãi võ mà nuôi miệng, đến Dương châu đã hơn một tháng.
Ngày ấy vừa muốn khai tràng mãi võ nơi miễu Ma vương, bỗng thấy một người tay cầm thương bén , hơ hải chạy tới còn sau lưng hơn mấy mươi người đều cầm binh khí rượt theo .
Đường Hoán coi kỹ lại, mới biết là Thiên tử, mà mình đã gặp nơi Anh võ viện lúc trước ; trong lòng thất kinh liền hươi thiết côn xốc ra kêu lớn lên rằng :
- Cao lão gia chớ sợ, có tôi đến đây .
Thiên tử coi lại thì là Đường Hoán, hai người liền hiệp lực trở lại rượt đánh, quân sai dịch rượt theo vừa đến bị Đường Hoán hươi thiết côn đánh lia, đánh thôi, quân sai dịch kẻ bể đầu , người nát óc, máu chảy dầm dề, liền dắt nhau chạy ráo .
Đường Hoán vừa muốn đuổi theo, Thiên tử cản lại mà nói rằng :
- Chớ rượt nữa làm chi, hãy theo trẫm về tiệm rồi sẽ chuyện vãn với nhau .
Đường Hoán liền dẹp hết võ cụ, theo Thiên tử về tiệm.
Nhựt Thanh và Lâm Báo đang ở trong mà chờ, thấy Thiên tử về tới thì mầng rỡ hỏi thăm, Thiên tử bèn đem việc Đường Hoán giúp sức mà thuật lại một hồi , rồi xuất tiền ra trao cho chủ tiệm đi mua ngỗng, và rượu, thịt về làm tiệc đặng có ăn uống với nhau .
Rồi đó Thiên tử hỏi Đường Hoán rằng :
- Đường khanh , từ ngày biệt trẫm nơi Anh võ quán đến nay bề ăn ở thế nào ?
Đường Hoán nói :
- Từ tôi cách biệt Thánh thượng đến sau, chẳng dám trở về Anh võ viện, cũng muốn tìm xuống Kinh sư, song không biết Thánh thượng đã về trào hay chưa, nên chưa dám ra đi , phần thì lộ phí không có nên phải chuyên nghề mãi võ cho qua ngày ; còn thánh thượng chẳng hay vì cớ chi mà bị chúng quân rượt theo dữ vậy ?
Thánh thiên tử nói :
- Ấy cũng là tại tánh trẫm hào hiệp, thấy sự bất bình thì không nín đặng nên mới có chuyện như vậy .
Nói rồi bèn đem việc gặp Lâm Báo khóc lóc dọc đường, đầu đuôi thuật hết một hồi rồi lại hỏi rằng :
- Chẳng hay Đường khanh ở đâu; có anh em chi chăng ? Đặng có dùng một chước cho hay mà cứu Lâm Phiêu , Nguyệt Kiều ra , và giết phứt Tri phủ ấy đi mà trả hờn cho trẫm .
Đường Hoán tâu rằng :
- Thánh thượng là một vì thiên tử, xin chớ làm điều nguy hiểm như vậy, hãy làm một tờ mật chỉ, giao cho Chiết giang Tuần phủ lấy lẽ công mà xử đoán ; vã chăng hôm trước đây, có một người tùng nhơn mang bịnh ở tại nơi tiẹm Đường gia . Tôi cho thuốc mạnh rồi, bèn hỏi thăm người chủ là ai ; người ấy xưng mình là kẻ tùng nhơn của quan Khâm mạng tuần giang Bá Tổng đốc, nhơn đến đây phỏng sát dân tình, vậy xin thánh thượng giao cho người biện thẩm vụ nầy thì mới tiện cho , chớ chẳng nên đạp vào nơi nguy hiểm .
Thiên tử nói :
- Bá đạt đến đây phen nầy chắc là tìm trẫm về trào, ý trẫm cũng muốn về trào đã lâu , ngặt vì vụ nầy chưa xong, về không an dạ ; vậy thì khanh hãy đi đến tiệm ấy nói với kẻ tùng nhơn, và giao cái nang chỉ của trẫm cho khanh lúc trước đó cho hắn, biểu hắn dâng cho Bá Đạt, hễ Bá Đạt xem thấy thì phải ra mặt với khanh, chừng ấy khanh sẽ nói thiệt với Bá Đạt rằng trẫm ở tại Sài gia thành, lại dặn va, hễ khi thấy trẫm thì đừng có làm đại lễ mà thiên hạ biết.
Đường Hoán vâng mạng.
Kế lấy chủ tiệm dọn ra một tiệc bỉ bàn, mấy người đều ngồi lại ăn uống,
ăn uống rồi bèn phân nhau đi nghĩ .
Sáng ra bửa sau, Thiên tử dạy Lâm Báo về nhà , còn Đường Hoán thì trở qua tiệm Đường gia .
Khi hai người đi rồi , Thiên tử bèn tính tiền cơm , tiền phòng trả cho tiệm, rồi dắt Nhựt Thanh trở về Sài gia trang .
Sài viên ngoại chạy ra rước vào mừng và hỏi thăm rằng :
- Hổm nay anh sui dạo chơi xứ nào .
Thiên tử nói :
- Tôi đi cùng các xứ , chỗ nào cũng có dạo chơi.
Chuyện vãn một hồi , rồi bước qua Đông thính thay đồ mà nghĩ.
Nói về Đườn Hoán qua đến tiệm Đường gia vào nói với kẻ tùng nhơn ấy rằng :
- Nay ta vâng mạng Cao Thiên Tứ lão gia, muốn ra mắt chủ ngươi, như không tin, thì đem cái nang chỉ nầy giao cho người xem thì rõ minh bạch.
Kẻ tùng nhơn lãnh cái nang chỉ đem vào , chẳng bao lâu liền trở ra nói với Đường Hoán rằng :
- Chủ tôi thỉnh ngài vào trong.
Đường Hoán nói :
- Xin dắt dùm tôi vào .
Tùng nhơn dắt Đường Hoán vào ra mắt Bá chế quân.
Bá chế quân bèn hỏi rằng :
- Chẳng hay thai huynh tên họ là chi ? Ở tại đâu mà gặp đặng Thánh thượng, xin hãy ngồi đây nói chuyện cùng nhau .
Đường Hoán nói :
- Đại nhơn ngồi đó tôi đâu đám ngồi.
Bá chế quân nói :
- Thai huynh vâng mạng chúa tới đây, thì khác chi như một vị Khâm sai, có lý nào chẳng dám ngồi.
Đường Hoán thấy Bá chế quân khiêm nhường lắm , nên phải cáo lỗi rồi mới ngồi xuống mà nói rằng :
- Tôi họ Đường tên Hoán, người ở tĩnh Phước Kiến , lúc trước tôi ở nơi Anh võ viện của Diệp hoằng Cơ là em của Diệp binh bộ mà làm giáo đầu ; nhơn vì thánh chúa vào đó xem chơi, sau gây việc ra, bi sắp gia đinh vây khổn , tôi đang ngủ ngày, có thần nhơn mách bảo, nên tôi mới hay mà cứu giá, thánh thượng bèn cho tôi một cái nang chỉ, rồi chúa tôi phân biệt nhau ai đi đàng nấy, từ ấy đến nay tôi trôi nổi giang hồ, duy có mãi võ mà độ nhựt, mới đây tôi đến Dương châu ở tại miễu Mã vương mãi võ, thì gặp Thánh thượng cũng đương bị khổn, tôi liều ra sức bảo giá đặng an, rồi dắt nhau về tiệm, chúa tôi chuyện vãn với nhau, mới hay Tri phủ Dương châu ăn hối lộ mà giết oan người vô tội.
Nói rồi liền đem chuyện Huỳnh Nhơn muốn cưới thiếp Nguyệt Kiều và Thiên tử làm đơn giùm cho Lâm Báo, quan Phủ chẳng chấp, lại xé mà quăng đi, đầu đuôi nhứt nhứt thuật hết một hồi .
Rồi lại nói rằng :
- Nay nghe đại nhơn đã đến đây , nên tôi vâng mạng thánh thượng đến đây cậy Đại nhơn biện tra vụ ấy .
Bá chế quân nghe nói bèn trả lời rằng :
- Tôi cũng đang lo tìm kiếm Thánh thượng hơn mấy tháng nay mà không gặp, nay may mà người ở đây, xin Thai huynh dắt tôi đến nơi đặng lạy mừng Thánh thượng, ước có nên chăng ?
Đường Hoán nói :
- Lúc tôi ra đi, thì Thánh thượng có dặn tôi rằng : Người về ở tại Sài gia trang, như đại nhơn có đến ra mắt thì chớ có làm đại lễ mà thiên hạ biết, duy làm theo bằng hữu mà thôi.
Bá chế quân nói :
- Nếu có mạng vua thì tôi phải vâng theo.
Nói rồi liền dẫn hai đứa tùng nhơn theo Đường Hoán thẳng đến Sài gia trang.
Khi đến nơi khiến người thông báo .
Thiên tử liền cho Nhựt Thanh ra rước vào trong, hai người theo Nhựt Thanh vào đến thơ phòng, lấy lễ thường mà ra mắt Thiên tử.
Lúc ấy Thiên tử dã làm một đạo mật chỉ sẵn rồi , bèn khiến Nhựt Thanh lấy ra trao cho Bá Đạt và dặn rằng :
- Khanh hãy cứ y theo đó mà làm.
Bá Đạt lãnh tờ mật chỉ rồi, lại lấy tờ ý chỉ của Thái hậu mà dâng cho Thiên tử và tâu rằng :
- Xin Thánh thượng hãy tuan theo trong chỉ ấy, mựa chớ ở lâu, mà Thái hậu nhọc lòng trông đợi.
Thiên tử nói :
- Ta đã hiểu rồi, để chờ vụ nầy cho xong thì ta sẽ trở về, khanh hãy dắt Đường khanh theo với mà biện việc ấy cho xong.
Bá chế quân dâng lịnh, rồi với Đường Hoán dắt kẻ tùng nhơn trở về chỗ ngụ mở thánh chỉ mà xem .
Tờ mật chỉ như vầy :
Vâng trời nương vận, Hoàng đế chiếu rằng : Trẫm đi dạo chơi Giang Nam đây . Một là tìm kẻ hiền lương , hai là tra sát quân gian nịnh. Hôm tháng trước đến phủ Dương châu gặp một người tuổi trẻ tên là Lâm Báo khóc lóc cũng đường, trẫm hỏi ra duyên cớ thì người trẻ ấy nói rằng : Dượng nó là Ân Kế Phong, dì nó là Dương-thị sanh đặng một đứa con gái tên là Nguyệt Kiều, dượng nó chẳng may mất sớm, dì nó mẹ goá con côi, hủ hỉ mẹ con cho qua ngày tháng, mới hồi tháng ba năm nay, hai mẹ con dắt nhau đi tảo mộ, bị cha con Huỳnh Nhơn ngó thấy Nguyết Kiều vốn có nhan sắc, nên muốn cưỡng bức mà cưới cho đặng, lại đem lễ vật bỏ vãi trong nhà, hai mẹ con Dương thị từ chối , rằng mình đã hứa gã cho Trương tú tài rồi.
Huỳnh Nhơn lại âm mưu hạ thác Trương tú tài đi , rồi làm hôn thơ giả và hối lộ với Tri phủ là Quế Văn Phương vu cho Dương thị loại hôn và giựt của. Quan phủ chẳng xét lại bắt hết mẹ con Nguyệt Kiều và Lâm Phiêu mà giam, ép uỗng đánh khảo làm cho Dương thị vô tội bị thác oan ; còn Nguyệt Kiều và Lâm Phiêu thì giam vào ngục , Lâm Báo viết đơn kêu oan, Tri phủ lại xé mà quăng đi và đánh đuổi ra ngoài. Lâm Báo lại làm đơn khác, đến với Niết đài đã hơn một tháng mà chưa thấy hỏi tới, thiệt là coi dân mạng như không. Nay trẫm đã tra rõ, khanh phải xuất trát cho Niết đài là Hoát Đạt thành, lập tức bắt Tri phủ Quế văn Phương đến nha mà tra hỏi : và bắt cha con thổ hào là Huỳnh Nhơn và Huỳnh Phi Hồng, mai dong là Trần má , côn đồ là Ngũ Bình, giam hết vào ngục, rồi phân biệt án luật trượng khinh mà xử đoán, chớ nên vi mạng ; khanh hãy tuân lấy.
Khi Bá chế quân xem tờ mật chỉ ấy rồi, liền viết trát, sai người đem qua Niết đài nha môn ; rồi khiến Đường Hoán làm Trung quân quan, dắt nhau qua đó hiệp đồng tra biện .
Ngày ấy Niết đài đang ngồi trong nha thự, bỗng nghe quan báo có trát của Bá chế sai đến, Niết đài tiếp lấy mở xem.
Trát như vầy :
Khâm mạng tuần dượt Trường giang Thuỷ sư quân vụ Tổng đốc Bổ đường Bá.
Vì trát xuất sự, cứ theo đơn Lâm Báo cáo bẩm, nguyên dượng nó là Ân Kế Xương đã thác, để mẹ con dì nó lập là Dương thị với Nguyệt Kiều, nhơn lúc tháng ba năm nay dắt nhau đi tảo mộ, bị cha con thổ hào là Huỳnh Nhơn ngó thấy Nguyệt Kiều có nhan sắc, muốn cưới về làm dâu, Dương thị có nói rằng con mình đã hứa gã cho Tú tài Trương Chiêu, không lẽ mà gả hai chồng.
Thổ hào lại sai người đem đồ lễ vật bỏ vãi trong nhà. Dương thị chẳng chịu, thổ hào lại vu rằng loại hôn, rồi hối lộ với quan Phủ mà hiếp bức cho Dương thị với Trương tú tài chết đi, lại bắt Nguyệt kiều với Lâm Phiêu giam nữa ; vì sự oan ức nên nó đã có đến nha Tri phủ đặng cầu tha, quan phủ lại giận mà xé đơn rồi lại đuổi nó ra. Nay ta đã rõ những điều tình tệ nên phải , phú cho Gai ti tuân chiếu biện , hễ trát đến ngày nào thì phải lập tức truyền đòi Tri phủ Quế Văn Phương đến án đường mà hầu tra, và phải bắt cho đặng cha con Huỳnh Nhơn, cùng Trần má với Ngũ Bình giam lại mà tra hỏi . Chớ nên trễ nải, phải tuân theo trát này.
Khi Hoạt niết đài đặng trát của Bá chế quân rồi, thì chẳng dám trễ nảy , vội vàng cho đòi Tri phủ đến nha mà hầu tra, lại khiến quân sai dịch đi bắt Huỳnh Nhơn, Phi Hồng, Trần má và Ngũ Bình đem về giam hết vào ngục ; lại sai người qua bên nha Tri phủ mở ngục tha Nguyệt Kiều và Lâm Phiêu ra , rồi dắt hết về nha để quì trước công án.
Hoạt niết đài bèn lấy lời dịu ngọt mà vỗ về rằng :
- Ta đã rõ biết những việc oan ức của mi nên nay ta tha hai anh em mi về nhà, và phải làm tội hành hình cha con Huỳnh Nhơn mà báo cừu cho mẹ và chồng mi.
Nguyệt Kiều nghe nói vùng khóc rống lên.
Hoạt niết đài bảo :
- Nay ta đã quyết báo cừu cho mi, sao mi còn khóc là cớ chi vậy ?
Nguyệt Kiều nói :
- Chồng tôi bị cha con Huỳnh Nhơn mà thác, vậy xin đại nhơn cho tôi đến nơi mộ chồng tôi mà lạy một phen, thì tôi đội ơn đại nhơn vô cùng.
Niết đài nói :
- Nếu mi muốn như vậy thì để ta cho người đi với mi.
Nói rồi liền sai người dắt Nguyệt Kiều đến mộ Trương tú tài.
Nguyệt Kiều vừa ngó thấy mộ , liền lăn khóc một hồi rồi đập đầu vào bia đá mà thác .
Tuy đã thác rồi mà thây không chịu ngã , người ấy sững sốt vội vã chạy về bẩm lại cho quan Niết đài hay .
Quan Niết đài thất kinh liền đi theo người ấy đến đó mà coi, thấy thây đứng trơ như sống, mặt không đổi sắc, bèn hứa rằng :
- Thôi, để ta đem cha con Huỳnh Nhơn đến đây mà chém, còn Trần má và Ngũ Bình thì mỗi đứa đánh một trăm roi, rồi đóng gông cả hai trói để nơi trước mộ cho đủ một tháng mà răn chúng, Quế Tri phủ thì ta lại đày ra chốn Quân đài đặng lấy công mà chuộc tội .
Quan Niết đài liền trở về nha làm văn thơ gởi cho Bá chế quân xin tâu cho trào đình hay, đặng truyền cho quan địa phương lập miếu mà thờ, bốn mùa tế tự .
Nói về Đường Hoán đã biện cái án ấy xong rồi liền từ giã Bá chế quân trở về Sài gia trang mà tâu hết đầu đuôi cho Thiên tử hay.
Thiên tử nghe đến việc Nguyệt Kiều liều mình mà thác thì khen rằng :
- Thiệt rõ ràng là trang liệt nữ.
Thiên tử khen rồi viết một bức chiếu chỉ giao cho Hoát niết đài đem về kinh đặng thăng bố đi nơi khác.
Hoát niết đài lãnh chiếu đem về Kinh giao cho quan lại học sĩ là Lưu Dung.
Lưu Dung tiếp lấy rồi mở ra xem .
Chiếu rằng :
Vâng trời nương vận Hoàng đế chiếu rằng : Trẫm đạo chơi Giang Nam, đi ngang qua Dương châu thấy có một người liệt nữ tên là Nguyệt Kiều, đã hứa gã cho Trương tú tài mà chưa kịp cưới, bị thổ hào là Huỳnh Nhơn cưỡng bức mà cưới, lại hối lộ với tri phủ là Quế Văn Phương bắt chồng giam cho đến chết, lại còn bắt Nguyệt Kiều cầm ngục, khi trẫm hay đặng thì trẫm khiến Hoạt án sát tha nàng ấy ra, chẳng dè nàng lại đến nơi mã chồng than khóc rồi đập đầu vào bia đá mà thác đi ; khi thác rồi thây không ngã, trẫm thấy người trinh tiết như ấy thiệt rất đáng thương, khanh hãy khiến quan địa phương lập tại chỗ đó một liệt nữ từ, bốn mùa tế tự cho an trinh hồn, phải xuất bạc kho tại xứ ấy ra chừng vài ngàn lượng mua điền sản, lấy huê lợi chi phí việc tế tự mỗi năm, khanh hãy tuân theo mà làm, chớ phụ ý trẫm.
Khi Lưu Dung đọc chiếu rồi, liền tuân theo đó, khiến quan địa phương tại phủ Dương châu lo lập liệt nữ từ, và xuất bạc kho ra hai ngàn lượng mua điền sản , bốn mùa tế tự hương hoả chẳng dứt.
Đến sau thường hay hiển thánh hò hộ dân gian. Còn Hoạt Đạt Thành thì thăng lên chức Bố chánh , bổ đi trấn nhậm lại Chiết giang .
Nói về Thiên tử từ ngày hạ chỉ rồi, nhưng còn nghĩ Nguyệt Kiều trinh tiết, người mẹ là Dương thị lại bị Tri phủ đánh chết , thương tiếc chẳng cùng, bèn viết một tờ mật chiếu khiến Lâm Phiêu nối dòng cho Ân Kế Xương mà giữ phần hương hoả, còn những sự nghiệp của Ân Kế Xương cũng giao lại cho Lâm Phiêu gìn giữ và thưởng thêm một ngàn lượng bạc cho Lâm Phiêu để cưới vợ, như sau có sanh đặng con trai thì để một đứa nối dòng cho Trương Chiêu ; lại thưởng áo mão theo hàng Thất phẩm , bổ làm chức Bá tổng, cho học trập cung mã, chừng nào Lâm Phiêu học đặng tinh thục rồi sẽ đến chỗ nhậm lãnh chức cho tỏ lòng trung nghĩa.
Khi viết mật chỉ rồi liền giao cho Lâm Báo , khiến đem trao lại cho anh, lại dặn dò chẳng cần chi phải đến tạ ơn.
Lâm Báo lãnh chỉ đi rồi, Thiên tử lại nói với Đường Hoán rằng :
- Nay trẫm với Nhựt thanh còn đi các chỗ khác dạo chơi ít bữa, khanh hãy theo Bá Đạt tuần thị các xứ, chừng nào công việc xong rồi sẽ về Kinh, thì khanh phải đến ra mắt đại học sĩ Lưu Dung, hễ người thấy chiếu chỉ của trẫm thì người ắt sai khanh đi trấn nhậm, nay trẫm gia phong khanh làm chức Hiệp trấn .
Nói rồi liền viết một tờ mật chỉ giao cho Đường Hoán.
Đường Hoán lãnh chỉ rồi cúi đầu tạ ơn lui ra, tìm qua theo Bá chế quân đi tuần thị các xứ.