Hồi 38
Tác giả: Thanh Phong (dịch giả)
Nói về Thiên tử ở phủ Tòng giang mỗi ngày đi cùng Châu Nhựt Thanh du sơn ngoạn thủy, khắp các châu quận rồi lại hỏi thăm tánh nết các quan sở tại, ăn ở với dân thể nào . Nghe lại nhiều người có lòng thương dân thì Thiên tử vui mừng hết sức.
Ngày kia đi đến Thiệu Bá trấn thuộc phủ Dương châu.
Thiên tử xem thấy chợ ấy, phố xá nguy nga, buôn bán đông đảo, qua lại dập dìu thì lòng rất mừng, vừa đi vừa khen.
Đi đến một chổ tửu lầu thì dắt Châu Nhựt Thanh lên đó ăn uống và xem thiên hạ buôn bán.
Lên tới nơi Thiên tử chọn một chổ gần cửa sổ mà ngồi.
Ngồi rồi thì kêu tửu bảo dặn rằng :
- Trong tiệm người có vật chi ngon hơn hết, bất luận giá mắc bao nhiêu, cứ việc đem ra cho ta ăn rồi ta trả tiền y giá .
Tửu bảo rất mừng mà rằng :
- Vậy thì xin mời khách quan ngồi chờ một chút, đặng tôi xuống dưới dặn người nấu ăn biện lấy mà nấu .
Nói rồi chạy xuống lầu . Giây lâu bưng lên một mâm đầy những trân tu mỹ vị và thưa với Thiên tử rằng :
- Nếu mấy món này không vừa lòng nhị vị thì xin chờ một chút tôi sẽ bưng món khác lên cho nhị vị dùng.
Thiên tử gặt đầu ngồi lại ăn uống với Châu Nhựt Thanh .
Trong lúc Thiên tử đương có ăn uống trò chuyện vói Châu Nhựt Thanh, xảy thấy một người cao lớn, đi thẳng lên lầu , mặt có sắc giận, trợn mắt chau mày, kêu tửu bảo nói rằng :
- Mau mau đem rượu và đồ ăn cho ta ăn.
Tửu bảo thấy người ấy mặt có sắc giận, mà lại nóng nảy như vậy thì cũng không dám trể nải, lật đật đem rượu và đồ ăn lại tức thì.
Người ấy vừa ăn vừa nói lầm bầm một mình, dường như có điều giận dữ .
Thiên tử xem thấy tình hình như vậy thì củng lấy làm lạ mà nghỉ thầm rằng :
- Cử chỉ của thằng nầy như vậy, chi là nó có điều chi oan ức đây , mà không minh cáo đặng, hoặc bị người hiếp đáp chi đây mà không báo thù đặng, cho nên nó mới có bộ giận dữ và gương mặt buồn rần như vậy.
Suy nghĩ giây lâu mà cũng không rõ cớ gì, lại thấy người ấy uống rượu chừng nào càng giận chừng nấy, thì Thiên tử càng nghi về việc oán cừu, ý muốn hỏi ra sự tích đặng giúp sức báo thù cho người ấy. Bèn bước lại gần bàn người ấy nói khích rằng :
- Nay tôi lên đây ăn uống là dùng cho vui lòng, chú có việc buồn thì ở nhà, sao lại lên đây làm chi than dài thở vắn, sắc giận dữ, làm cho mất hết điều vui của tôi như vậy ?
Người ấy chứa giận đã nhiều, nghe Thiên tử hỏi bấy nhiêu lời, lại càng thêm giận, bèn nói lớn tiếng rằng :
- Chú vui trối thây chú, tôi giận mặc kệ tôi, hai đàng không quen biết với nhau, can chi đến chú mà chú mừng tôi như vậy .
Nói rồi liền đứng dậy mà đánh Thiên tử.
Thiên tử tránh dang ra khỏi, rồi cũng xốc tới đánh với người ấy.
Người ấy cự địch không lại, bị Thiên tử đánh té nằm mẹp giữa lầu .
Châu Nhựt Thanh sợ Thiên tử đánh bồi mà chết người ấy, chạy lại can gián Thiên tử, rồi đở người ấy ngồi dậy.
Người ấy than rằng :
- Tôi đã đang cơn giận dữ chưa biết kế chi trả thù đặng, bây giờ lại thêm một điều nhục nầy thì còn sống nữa làm gì ! Ôi thôi, đã đành tự vận hồn xuống huỳnh tuyền đi cho rồi.
Nói rồi liền bước lại mở gói lấy ra một cây đao vắn, ý muốn liều mình .
Thiên tử đã nghe mấy lời than ấy, lại thấy tình cảnh như vậy thì động lòng thương, bèn nhảy tới giựt đao, lấy lời êm dịu hỏi người ấy rằng :
- Túc hạ có điều chi oan khúc, xin hãy nói thiệt với tôi, tôi sẻ ráng sức tính giùm, may khi trả thù cũng đặng, lựa phải liều thác làm gì. người ấy nói :
- Ở đây có con Diệp Hồng Cơ tên là Diệp Chấn Thinh thường muốn báo thù cho cha, mà chưa gặp dịp cho nên giao thông cùng bọn sơn tặc, tới lui thông đồng với nhau mà toan việc lớn, nay vì một việc lương thảo chưa đủ, cử sự không nổi cho nên cất một cái nhà giữa đường, đón ngăn thương khách mà thâu thuế hàng hóa. Ôi thôi, từ ngày bày việc ấy cho đến ngày nay chặt lột của dân không biết là bao nhiêu ! Nay tôi bán rau, đi ngang qua đó , bị bọn nó đánh thuế rất nặng, tôi không chịu đóng, cải lẩy với nó, ra việc đánh lộn, nhưng quả bất địch chúng, tôi đã bị đánh mà lại rau cũng không còn, đến chùng tôi giải khỏi vây rồi, lòng đương giận dữ, cho nên đến đây uống ít chén rượu tiêu khiển. Chẳng dè uống rượu chừng nào, thêm giận chừng nấy, lại gặp khách quan hỏi tôi mấy lời ấy tôi cũng không rảnh mà xét cho kỷ, cho nên mới làm ra điều tội lỗi với khách quan như vậy .
Thiên tử nói :
- Vậy chớ túc hạ tên họ là chi, nói cho tôi biết, tôi sẽ báo cừu tiết hận giùm cho .
Người ấy nói :
- Tôi là Sài Ngọc, cháu của Hàn Lâm viện Sài Vận Tòng đây.
Thiên tử nói :
- Điều ấy tôi không tin đặng. Ai đời cháu quan Hàn lâm mà lại bán rau bao giờ ?
Sài Ngọc nói :
- Khách quan không tin điều ấy cũng phải . Nguyên khi chú tôi ở nơi Hàn lâm việc, làm đến chức Thị Độc học sĩ, duy có một việc tế tảo Hoàng lăng mà bị hôn quân đuổi về quê quán, vì vậy cho nên từ ấy đến nay trong nhà nghèo khổ, chú tôi phải lập trường dạy học mà nuôi miệng cho qua tháng ngày, lại khiến tôi buôn bán nho nhỏ đặng kiếm lời chút đỉnh, chớ có vốn liếng chi nhiều mà buôn bán lớn đặng.
Thiên tử nghe nói thì nghĩ thầm rằng :
- Ấy cũng là điều lỗi của ta đây. Nguyên năm trước Sài hàn lâm theo Thiên tử mà tế tảo Hoàng lăng, văn võ bá quan đều đến tại đó, Thiên tử thấy người bằng đá, ngựa bằng đá đứng dàn hai bên nơi hoàng lăng, ý muốn hỏi thử cho biết sức học Sài Vận Tòng thế nào . Bèn chỉ người bằng đá mà hỏi Sài Vận Tòng rằng :
- Người bằng đá đó tên họ là chi, dựng vô Hoàng lăng nầy, lấy ý gì vậy ?
Sàì Vận Tòng tâu rằng :
- Ấy là trung thần đời trước tên là Trọng Ung, bình sanh người giử một lòng trung nghĩa, mến cố chúa, xin giử lăng mà đền ơn. Vì tích ấy cho nên đời nay bắt chước theo xưa, dựng hình người ấy đặng một là nêu gương trung nghĩa hai là xinh đẹp trong hoàng lăng. Thiên tử nghe nói thì nỗi giận mà rằng :
- Hàn lâm học sĩ sao mà sức học như vậy kìa , biết việc ấy mà lại nói không trúng tên, ấy bởi công phu chưa đến, sức học còn non, cho nên mới có chuyện sai ấy. Chớ người bằng đá đây lên là Ông Trọng, vốn cũng là hiền thần đời thượng cổ, còn thầy Trọng Ung là học trò đức Khỗng Tử, hai việc cách nhau xa lắm , sao lại đem tích nầy nói qua tích kia, như vậy thì làm Thị Độc học sĩ sao đặng .
Bèn hạ chiếu tướt chức Hàn Lâm của Sài Vận Tòng .
Sài Vận Tòng trở về quê quán , gia đạo bần hàn , phải dạy học trò mà độ nhựt.
Ngày nay thời may Sài Ngọc đặng gặp Thiên tử mà nhắc tích ấy. Thiên tử nhớ lại biết mình là lỗi, lòng rất không an, bèn nói với Sài Ngọc rằng :
- Tôi là Cao Thiên Tứ, khi trước tôi có giúp việc nơi Quân Cơ phòng cũng quen biết với lịnh thúc, ấy vậy ngươi hãy về trước thông báo với người rằng : Để tôi phá nát nhà thâu thuế của Diệp Chấn Thinh rồi sẽ đến đó ra mắt lịnh thúc.
Sài Ngọc nghe nói rất mừng, bèn từ giả Thiên tử và Châu Nhựt Thanh, trã tiền cho tửu bảo, xuống lầu mà trở về nhà.
Thiên tử thấy Sài Ngọc đi rồi thì thương nghị với Châu Nhựt Thanh rằng :
- Diệp Chấn Thinh ỷ thế làm ngang mong lòng bội nghịch, lại dám cả gan lập nhà thâu thuế, thay nước hại dân tội ấy rất lớn chẳng nên để vậy. Vã lại ta đã chịu báo cừu cho Sài Ngọc thì cũng chẳng nên quên lời ấy , vậy mau mau trả tiền cho tửu bảo, đặng có thẳng tới nhà thâu thuế của Diệp Chấn Thinh coi thử có thiệt như vậy hay không, rồi sẽ ráng sức mà trừ nó.
Châu Nhựt Thanh khen phải.
Bèn lấy bạc trã cho tửu bảo rồi bước xuống lầu ra khỏi đầu chợ đi một đỗi tới chổ ngã tư .
Châu Nhựt Thanh nói với Thiên tử rằng :
- Bây giờ biết đi đường nào mà tới chổ thâu thuế đó đặng ?
Thiên tử nói :
- Uổng thay, khi ấy ta quên hỏi Sài Ngọc, bây giờ biết liệu làm sao .
Châu Nhựt Thanh nói :
- Vậy thì ngồi đây nhà nghĩ, chờ có người nào đi ngang qua đây rồi sẽ hỏi đường.
Nói vừa dứt lời kế thấy hai người đầu kia đi lại, vai khiêng vật chi không biết, vừa đi vừa nói láp dáp với nhau, đến chừng đi gần tới thì nghe một người nói rằng :
- Bây giờ chúng ta mới rõ biết nhà thâu thuế của Diệp công tử nơi Thượng Quan kiều đó là người lập riêng, chớ không phải là có thánh chỉ ban cho ai hết .
Châu Nhựt Thanh nghe nói, lật đật chạy tới vòng tay hỏi hai người ấy rằng :
- Đường nào đi lại Thượng Quan kiều đặng, và từ đây đến đó gần xa thế nào xin chú làm ơn chỉ vẽ.
Người ấy đứng nhắm Châu Nhựt Thanh một hồi rồi mới đáp rằng :
- Coi bộ khách quan chắc là người ở phương xa phải chăng ?
Châu Nhựt Thanh nói :
- Phài.
Người ấy nói :
- Nguyên chỗ cầu Thượng Quan, thuộc về huyện Cang Tuyền, từ đây đến đó cách chừng năm dặm, đi thẳng một đường rồi lại quẹo qua phía tả thì tới. Tại chổ cầu ấy, đường thủy, đường bộ, thông thương , những kẻ buôn thuyền, những người bán bộ, qua lại dập dìu . Khách quan đến đó coi chơi một phen thì rõ.
Châu Nhựt Thanh thi lễ từ giả trở lại thuật rỏ mấy lời ấy cho Thiên tử nghe .
Thiên tử hối Nhựt Thanh đi cho mau, mà thẳng tới chỗ ấy .
Ði đến ngã ba quẹo qua phía tả chẳng bao xa thấy có một cái cầu lớn, thiên hạ qua lại dập dìu .
Châu Nhựt Thanh nói :
- Cầu ấy chắc là Thượng Quan kiều đó.
Thiên tử nói :
- Phãi hay không, tới đó sẽ biết.
Chưa bao lâu đã đến cầu, thấy có một tấm bia đá để ba chữ :
- Thượng Quan kiều rất lớn, dưới cầu này thuyền đậu chật sông, còn hai bên đầu cầu phố cất dài theo rất nhiều, buôn bán rất đông, trà đình tữu điếm thảy thảy đều đủ. Còn nhà thâu thuế thì cất tại đầu cầu, thương khách giành nhau nạp thuế.
Thiên tử thấy vậy nỗi giận ra đứng giữa đường nói lớn rằng :
- Xin các anh em hãy nghe tôi nói . Nguyên tôi là Cao Thiên Tứ khi trước có giúp việc nơi Quân Cơ phòng, nay tôi đi với Châu Nhựt Thanh đến đây, nghe có Diệp Chấn Thinh khuấy nước hại dân làm điều ngang trái, lại cất một nhà thâu thuế tại đầu cầu, ép dân phải nạp thuế riêng cho mình, vì vậy cho nên tôi mới đến đây quyết đốt nhà thâu thuế ấy đặng cho những người thương khách khỏi nạp tiền thuế, song tôi còn e quả bất địch chúng, cho nên tôi phải nói trước với anh em, như ai có gan xin ra giúp sức với tôi mà đốt nhà thâu thuế ấy, như có gây ra họa lớn thì để một mình tôi bao chịu, lỗi chẳng để cho các anh bị tội liên can đâu mà phòng sợ Nói rồi thì đi với Nhựt Thanh vào nhà thâu thuế, giả ý hỏi rằng :
- Liệt vị lập nhà thâu thuế, vậy mà có phép quan cho hay không, nay tôi có chở một trăm thang thuốc bắc, không biết nạp thuế tại đây đặng chăng ?
Mấy người thâu thuế nhắm nhía diện mạo Thiên tử, biết là không phải người nhà quê lại nghe Thiên tử nói chở thuốc rất nhiều thì cũng có ý vui mầng, bèn lật đặt mời ngồi mà rằng :
- Khách quan chưa rỏ, để tôi phân lại cho mà nghe. Ngày nay Binh bộ thiếu lương, không đủ phát cho quân sĩ, cho nên Binh bộ đại nhơn tâu cùng Thiên tử, xin lập nhà này mà thâu thuế đã hơn nữa năm nay rồi , nếu khách quan ý muốn đóng thuế, thì đóng tại đây thiệt là rất tiện.
Thiên tữ nghe nói nổi giận nạt rằng:
- Lời ấy chúng bây nói với con nít ba tuổi thì đặng, còn nói với ta thì không có ích gì, nay đã có ta đến đây, chúng bây hãy nói thiệt đi, bằng không thì ta thưa với quan trên, xin bắt chúng bây mà xử trảm .
Mấy người thâu thuế nghe nói như vậy nổi giận mắng rằng :
- Mi là người ở xứ nào , sao dám đến đây toan xỉa răng cọp hay là mi còn chưa nghe danh tiếng của chủ ta chăng . Hay là mi đã phát cuồng nói bậy nói bạ đến đây mà liều thác chăng ? Chúng ta thấy mi là người phương xa, chưa biết phong tục xứ này, nên ta làm ơn nói giùm, mi hạy mau mau đi ra khỏi cửa, nếu để chủ ta đến đây ắt hồn mi về chín suối.
Thiên tử nghe nói nổi giận mắng rằng :
- Chúng bây thiệt là chuột bầy cáo lũ, chẳng biết phải quấy chi cả, ta phải ra sức bây mới biết tài.
Nói rồi liền lượm các vật trên ghế thâu thuế mà quăng xuống đất, Châu Nhựt Thanh đem lửa đốt nhà.
Bá tánh thấy vậy ôm rơm đến đó mà bỏ.
Trong giây phút lữa cháy rần rần, nhà thâu thuế ấy đã cháy rụi hết.
Lúc ấy bọn thâu thuế liệu mình cự địch không lại, lật đật chạy về báo với Diệp công tử .
Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đốt nhà thâu thuế cháy rồi, lại đứng giữa đường mà nói lớn rằng :
- Tôi là Cao Thiên Tứ, quê ở Bắc kinh, bây giờ đến đây ở đậu tại nhà Sài Vận Tống , vì thấy Diệp Chấn Thinh lập nhà thâu thuế mà lấy của dân, cho nên nỗi giận, đến đốt nhà nầy. Nay tôi đã đốt rụi
rồi , chắc là nó cũng đem binh báo cừu, lòng tôi chuyến lo một điều lụy tới bá tánh, cho nên tôi phải nói trước cho các anh rõ : Như nó đến thì nói với nó rằng : Tôi có dặn nó hãy đến tại nhà Sài Vận Tống mà tìm tôi, đừng có hoành hành chổ nầy mà hiếp đáp bá tánh.
Nói rồi liền đi vói Châu Nhựt Thanh thẳng tới nhà Sài Vận Tòng.
Nói về Sài Ngọc , trong lúc nghe Thiên tử dặn bảo mấy lời thì có sắc vui, nhưng mà lòng còn nghi ngại vì mình không biết Cao Thiên Tứ là người thể nào, quê quán ở đâu cho nên còn chưa dám tin. Tuy vậy cũng lật đật trở về đặng có thông báo cho chú mình.
Về tới nhà, Sài Ngọc mệt thở hào hển, Sài Vận Tòng thấy y không biết có gì, lật đật hỏi rằng :
- Bửa nay sao cháu về sớm lắm vậy ?
Sài Ngọc tỏ hết các việc bị bọn thâu thuế nơi Thượng Quan kiều, gặp Cao Thiên Tứ nơi tửu lâu cho Sài Vận Tòng nghe.
Sài Vận Tòng hỏi rằng :
- Mi biết Cao Thiên Tứ là ai hay chăng ?
Sài Ngọc nói :
- Không biết .
Sài Vận Tòng nói :
- Người là đương kim Thiên tử đó , năm ngoái có người đến nói với ta rằng : Thánh thượng lén tới Giang Nam, cải tên là Cao Thiên Tứ dạo khắp các nơi, tìm hỏi tham quan ô lại đặng mà xét điều oan uổng cho dân . Nếu ngày nay người có đến thì phải hết lòng cung kính mà nghinh tiếp .
Liền hối Sài Ngọc dọn quét nhà cửa, dọn tiệc sẳn sàng mà chờ Thiên tử.
Nói về Thiên tư đi với Nhựt Thanh, hỏi thăm nhà Sài Vận Tòng mà tới.
Tới nơi Châu Nhựt Thanh vào trước nó vói Sài Vận Tòng rằng :
- Nay có Cao Thiên Tứ đến xin ra mắt .
Sài Vận Tòng lật dật sửa sang áo mảo, dắt hết con cháu trong nhà ra trước cửa ngỏ, quì mọp bên đường mà nghinh tiếp .
Thiên tử thấy vậy sợ tiếng đồn lần ra ngoài, sanh việc thị phi, cho nên nháy nhó Sài Vận Tòng khiến đừng làm như vậy .
Sài Vận Tòng hiểu ý liền đứng dậy vòng tay thưa rằng :
- Cao lão gia tưởng tình đến đây, vậy thì mời thẳng vào nhà rồi sẽ đàm đạo .
Thiên tử nắm tay Sài Vận Tòng mà vào nhà, thết đãi trà xong rồi thì Sài Vận Tòng thưa rằng :
- Cách mặt bấy lâu, lòng hằng hoài vọng, ngày nay đặng thấy Thiên nhan, rất phỉ tam sanh chi nguyện.
Thiên tữ nói :
- Vì tôi có gặp lịnh điệt, mới biệt Thái huynh ở đây, cho nên tìm tới thăm viếng.
Sài Vận Tòng nói :
- Lão gia có lòng đoái tưởng như vậy, lòng tôi cảm đội vô cùng.
Nói vừa dứt lời, kế thấy gia đinh thưa rằng :
- Tiệc rượu dọn đã sẳn rồi, xin mời Cao lão gia nhập cuộc.
Sài Vận Tòng lật đật đứng dậy mời Thiên tử và Châu Nhựt Thanh vầy tiệc ăn uống cũng nhau .
Trong lúc ăn uống, xảy nghe pháo nổ vang dầy, ba người đều thất kinh, khòng biết có gì, kế thấy Sài Ngọc chạy vào báo rằng :
- Diệp Chấn Thinh dem binh rất đông, đến vây nhà nầy trùng trùng điệp diệp, chắc là nó muốn báo cừu về việc đốt nhà thâu thuế.
Thiên tử nghe nói thì hỏi rằng :
- Không có Diệp Chấn Thinh bổn thân đến đây, hay là nó sai đứa khác, ngươi hay ra đó thám thính minh bạch vào đây báo lại với ta, rồi ta sẽ tính.
Sài Ngọc vâng lời, ra nơi cửa ngỏ, thấy Diệp Chấn Thinh đương có diệu võ giương oai, bộ tướng rất nên mạnh bạo, hai bên có bảy tám người giáo sư, lại có vài ngàn binh mạnh theo hầu một bên . Khi thấy Sài Ngọc ra đó thì điểm mặt mà mắng rằng :
- Cao Thiên Tứ đốt nhà thâu thuế cúa ta, rối đến đây mà trốn, cho nên ta mới tới đây bắt nó, ấy vậy ngươi phải mau mau vào đó thông báo cho nó hay, khiến nó phải ra đây dánh với ta một trận, đặng cho rõ tài hào kiệt nếu nó không ra thì ta phá hết nhà nầy đạp làm đất bằng, chẳng để một ngọn cỏ, chừng ấy có khi trong nhà chúng bây cũng bị liên can, ăn năn không kịp.
Sài Ngọc nghe nói vào thuật các việc Diệp Chấn Thinh đã nói cho Thiên tử nghe.
Thiên tư nói :
- Tưởng là việc chi lạ, chớ việc của Diệp Chấn Thinh đó, ta đã định trước rồi. Vậy thì để ta ra đó giết hết bọn nó, trừ hại cho dân.
Nói rồi liền đi vói Sài Vận Tòng, Sài Ngọc và Châu Nhựt Thanh ra cửa xem.
Ra đến cửa, xem thấy binh vây trùng trùng điệp điệp, Thiên tử mặt chẳng có sắc sợ, bèn khiến Sài Vận Tòng đốc bọn gia đinh cứ việc giữ cửa, còn mình thì đi với Châu Nhựt Thanh, Sài Ngọc ra đối địch .
Ra khỏi cửa rồi thì gặp giáo sư của Diệp Chấn Thinh là Trần Nhơn, tay cầm họa kích xông ra đón đường .
Châu Nhựt Thanh nạt rằng :
- Ngươi có phải là Diệp Chấn Thinh hay không ?
Trần Nhơn nói :
- Không phải, ta là giáo sư của Diệp công tử , họ Trần tên Nhơn.
Châu Nhựt Thanh nói :
- Nếu vậy ngươi chẳng phải là người đối thủ với ta mau mau kêu Diệp Chấn Thinh ra đây mà nạp mạng.
Trần Nhơn nỗi giận hươi kích đâm Châu Nhựt Thanh.
Hai đàng giao chiến với nhau đặng hai mươi hiệp, chưa định hơn thua.
Thiên tử thấy châu Nhựt Thanh thắng không đặng Trần Nhơn, thì lật đật đi cùng Sài Ngọc xông ra tiếp chiến .
Nói về Thiên tử ở phủ Tòng giang mỗi ngày đi cùng Châu Nhựt Thanh du sơn ngoạn thủy, khắp các châu quận rồi lại hỏi thăm tánh nết các quan sở tại, ăn ở với dân thể nào . Nghe lại nhiều người có lòng thương dân thì Thiên tử vui mừng hết sức.
Ngày kia đi đến Thiệu Bá trấn thuộc phủ Dương châu.
Thiên tử xem thấy chợ ấy, phố xá nguy nga, buôn bán đông đảo, qua lại dập dìu thì lòng rất mừng, vừa đi vừa khen.
Đi đến một chổ tửu lầu thì dắt Châu Nhựt Thanh lên đó ăn uống và xem thiên hạ buôn bán.
Lên tới nơi Thiên tử chọn một chổ gần cửa sổ mà ngồi.
Ngồi rồi thì kêu tửu bảo dặn rằng :
- Trong tiệm người có vật chi ngon hơn hết, bất luận giá mắc bao nhiêu, cứ việc đem ra cho ta ăn rồi ta trả tiền y giá .
Tửu bảo rất mừng mà rằng :
- Vậy thì xin mời khách quan ngồi chờ một chút, đặng tôi xuống dưới dặn người nấu ăn biện lấy mà nấu .
Nói rồi chạy xuống lầu . Giây lâu bưng lên một mâm đầy những trân tu mỹ vị và thưa với Thiên tử rằng :
- Nếu mấy món này không vừa lòng nhị vị thì xin chờ một chút tôi sẽ bưng món khác lên cho nhị vị dùng.
Thiên tử gặt đầu ngồi lại ăn uống với Châu Nhựt Thanh .
Trong lúc Thiên tử đương có ăn uống trò chuyện vói Châu Nhựt Thanh, xảy thấy một người cao lớn, đi thẳng lên lầu , mặt có sắc giận, trợn mắt chau mày, kêu tửu bảo nói rằng :
- Mau mau đem rượu và đồ ăn cho ta ăn.
Tửu bảo thấy người ấy mặt có sắc giận, mà lại nóng nảy như vậy thì cũng không dám trể nải, lật đật đem rượu và đồ ăn lại tức thì.
Người ấy vừa ăn vừa nói lầm bầm một mình, dường như có điều giận dữ .
Thiên tử xem thấy tình hình như vậy thì củng lấy làm lạ mà nghỉ thầm rằng :
- Cử chỉ của thằng nầy như vậy, chi là nó có điều chi oan ức đây , mà không minh cáo đặng, hoặc bị người hiếp đáp chi đây mà không báo thù đặng, cho nên nó mới có bộ giận dữ và gương mặt buồn rần như vậy.
Suy nghĩ giây lâu mà cũng không rõ cớ gì, lại thấy người ấy uống rượu chừng nào càng giận chừng nấy, thì Thiên tử càng nghi về việc oán cừu, ý muốn hỏi ra sự tích đặng giúp sức báo thù cho người ấy. Bèn bước lại gần bàn người ấy nói khích rằng :
- Nay tôi lên đây ăn uống là dùng cho vui lòng, chú có việc buồn thì ở nhà, sao lại lên đây làm chi than dài thở vắn, sắc giận dữ, làm cho mất hết điều vui của tôi như vậy ?
Người ấy chứa giận đã nhiều, nghe Thiên tử hỏi bấy nhiêu lời, lại càng thêm giận, bèn nói lớn tiếng rằng :
- Chú vui trối thây chú, tôi giận mặc kệ tôi, hai đàng không quen biết với nhau, can chi đến chú mà chú mừng tôi như vậy .
Nói rồi liền đứng dậy mà đánh Thiên tử.
Thiên tử tránh dang ra khỏi, rồi cũng xốc tới đánh với người ấy.
Người ấy cự địch không lại, bị Thiên tử đánh té nằm mẹp giữa lầu .
Châu Nhựt Thanh sợ Thiên tử đánh bồi mà chết người ấy, chạy lại can gián Thiên tử, rồi đở người ấy ngồi dậy.
Người ấy than rằng :
- Tôi đã đang cơn giận dữ chưa biết kế chi trả thù đặng, bây giờ lại thêm một điều nhục nầy thì còn sống nữa làm gì ! Ôi thôi, đã đành tự vận hồn xuống huỳnh tuyền đi cho rồi.
Nói rồi liền bước lại mở gói lấy ra một cây đao vắn, ý muốn liều mình .
Thiên tử đã nghe mấy lời than ấy, lại thấy tình cảnh như vậy thì động lòng thương, bèn nhảy tới giựt đao, lấy lời êm dịu hỏi người ấy rằng :
- Túc hạ có điều chi oan khúc, xin hãy nói thiệt với tôi, tôi sẻ ráng sức tính giùm, may khi trả thù cũng đặng, lựa phải liều thác làm gì. người ấy nói :
- Ở đây có con Diệp Hồng Cơ tên là Diệp Chấn Thinh thường muốn báo thù cho cha, mà chưa gặp dịp cho nên giao thông cùng bọn sơn tặc, tới lui thông đồng với nhau mà toan việc lớn, nay vì một việc lương thảo chưa đủ, cử sự không nổi cho nên cất một cái nhà giữa đường, đón ngăn thương khách mà thâu thuế hàng hóa. Ôi thôi, từ ngày bày việc ấy cho đến ngày nay chặt lột của dân không biết là bao nhiêu ! Nay tôi bán rau, đi ngang qua đó , bị bọn nó đánh thuế rất nặng, tôi không chịu đóng, cải lẩy với nó, ra việc đánh lộn, nhưng quả bất địch chúng, tôi đã bị đánh mà lại rau cũng không còn, đến chùng tôi giải khỏi vây rồi, lòng đương giận dữ, cho nên đến đây uống ít chén rượu tiêu khiển. Chẳng dè uống rượu chừng nào, thêm giận chừng nấy, lại gặp khách quan hỏi tôi mấy lời ấy tôi cũng không rảnh mà xét cho kỷ, cho nên mới làm ra điều tội lỗi với khách quan như vậy .
Thiên tử nói :
- Vậy chớ túc hạ tên họ là chi, nói cho tôi biết, tôi sẽ báo cừu tiết hận giùm cho .
Người ấy nói :
- Tôi là Sài Ngọc, cháu của Hàn Lâm viện Sài Vận Tòng đây.
Thiên tử nói :
- Điều ấy tôi không tin đặng. Ai đời cháu quan Hàn lâm mà lại bán rau bao giờ ?
Sài Ngọc nói :
- Khách quan không tin điều ấy cũng phải . Nguyên khi chú tôi ở nơi Hàn lâm việc, làm đến chức Thị Độc học sĩ, duy có một việc tế tảo Hoàng lăng mà bị hôn quân đuổi về quê quán, vì vậy cho nên từ ấy đến nay trong nhà nghèo khổ, chú tôi phải lập trường dạy học mà nuôi miệng cho qua tháng ngày, lại khiến tôi buôn bán nho nhỏ đặng kiếm lời chút đỉnh, chớ có vốn liếng chi nhiều mà buôn bán lớn đặng.
Thiên tử nghe nói thì nghĩ thầm rằng :
- Ấy cũng là điều lỗi của ta đây. Nguyên năm trước Sài hàn lâm theo Thiên tử mà tế tảo Hoàng lăng, văn võ bá quan đều đến tại đó, Thiên tử thấy người bằng đá, ngựa bằng đá đứng dàn hai bên nơi hoàng lăng, ý muốn hỏi thử cho biết sức học Sài Vận Tòng thế nào . Bèn chỉ người bằng đá mà hỏi Sài Vận Tòng rằng :
- Người bằng đá đó tên họ là chi, dựng vô Hoàng lăng nầy, lấy ý gì vậy ?
Sàì Vận Tòng tâu rằng :
- Ấy là trung thần đời trước tên là Trọng Ung, bình sanh người giử một lòng trung nghĩa, mến cố chúa, xin giử lăng mà đền ơn. Vì tích ấy cho nên đời nay bắt chước theo xưa, dựng hình người ấy đặng một là nêu gương trung nghĩa hai là xinh đẹp trong hoàng lăng. Thiên tử nghe nói thì nỗi giận mà rằng :
- Hàn lâm học sĩ sao mà sức học như vậy kìa , biết việc ấy mà lại nói không trúng tên, ấy bởi công phu chưa đến, sức học còn non, cho nên mới có chuyện sai ấy. Chớ người bằng đá đây lên là Ông Trọng, vốn cũng là hiền thần đời thượng cổ, còn thầy Trọng Ung là học trò đức Khỗng Tử, hai việc cách nhau xa lắm , sao lại đem tích nầy nói qua tích kia, như vậy thì làm Thị Độc học sĩ sao đặng .
Bèn hạ chiếu tướt chức Hàn Lâm của Sài Vận Tòng .
Sài Vận Tòng trở về quê quán , gia đạo bần hàn , phải dạy học trò mà độ nhựt.
Ngày nay thời may Sài Ngọc đặng gặp Thiên tử mà nhắc tích ấy. Thiên tử nhớ lại biết mình là lỗi, lòng rất không an, bèn nói với Sài Ngọc rằng :
- Tôi là Cao Thiên Tứ, khi trước tôi có giúp việc nơi Quân Cơ phòng cũng quen biết với lịnh thúc, ấy vậy ngươi hãy về trước thông báo với người rằng : Để tôi phá nát nhà thâu thuế của Diệp Chấn Thinh rồi sẽ đến đó ra mắt lịnh thúc.
Sài Ngọc nghe nói rất mừng, bèn từ giả Thiên tử và Châu Nhựt Thanh, trã tiền cho tửu bảo, xuống lầu mà trở về nhà.
Thiên tử thấy Sài Ngọc đi rồi thì thương nghị với Châu Nhựt Thanh rằng :
- Diệp Chấn Thinh ỷ thế làm ngang mong lòng bội nghịch, lại dám cả gan lập nhà thâu thuế, thay nước hại dân tội ấy rất lớn chẳng nên để vậy. Vã lại ta đã chịu báo cừu cho Sài Ngọc thì cũng chẳng nên quên lời ấy , vậy mau mau trả tiền cho tửu bảo, đặng có thẳng tới nhà thâu thuế của Diệp Chấn Thinh coi thử có thiệt như vậy hay không, rồi sẽ ráng sức mà trừ nó.
Châu Nhựt Thanh khen phải.
Bèn lấy bạc trã cho tửu bảo rồi bước xuống lầu ra khỏi đầu chợ đi một đỗi tới chổ ngã tư .
Châu Nhựt Thanh nói với Thiên tử rằng :
- Bây giờ biết đi đường nào mà tới chổ thâu thuế đó đặng ?
Thiên tử nói :
- Uổng thay, khi ấy ta quên hỏi Sài Ngọc, bây giờ biết liệu làm sao .
Châu Nhựt Thanh nói :
- Vậy thì ngồi đây nhà nghĩ, chờ có người nào đi ngang qua đây rồi sẽ hỏi đường.
Nói vừa dứt lời kế thấy hai người đầu kia đi lại, vai khiêng vật chi không biết, vừa đi vừa nói láp dáp với nhau, đến chừng đi gần tới thì nghe một người nói rằng :
- Bây giờ chúng ta mới rõ biết nhà thâu thuế của Diệp công tử nơi Thượng Quan kiều đó là người lập riêng, chớ không phải là có thánh chỉ ban cho ai hết .
Châu Nhựt Thanh nghe nói, lật đật chạy tới vòng tay hỏi hai người ấy rằng :
- Đường nào đi lại Thượng Quan kiều đặng, và từ đây đến đó gần xa thế nào xin chú làm ơn chỉ vẽ.
Người ấy đứng nhắm Châu Nhựt Thanh một hồi rồi mới đáp rằng :
- Coi bộ khách quan chắc là người ở phương xa phải chăng ?
Châu Nhựt Thanh nói :
- Phài.
Người ấy nói :
- Nguyên chỗ cầu Thượng Quan, thuộc về huyện Cang Tuyền, từ đây đến đó cách chừng năm dặm, đi thẳng một đường rồi lại quẹo qua phía tả thì tới. Tại chổ cầu ấy, đường thủy, đường bộ, thông thương , những kẻ buôn thuyền, những người bán bộ, qua lại dập dìu . Khách quan đến đó coi chơi một phen thì rõ.
Châu Nhựt Thanh thi lễ từ giả trở lại thuật rỏ mấy lời ấy cho Thiên tử nghe .
Thiên tử hối Nhựt Thanh đi cho mau, mà thẳng tới chỗ ấy .
Ði đến ngã ba quẹo qua phía tả chẳng bao xa thấy có một cái cầu lớn, thiên hạ qua lại dập dìu .
Châu Nhựt Thanh nói :
- Cầu ấy chắc là Thượng Quan kiều đó.
Thiên tử nói :
- Phãi hay không, tới đó sẽ biết.
Chưa bao lâu đã đến cầu, thấy có một tấm bia đá để ba chữ :
- Thượng Quan kiều rất lớn, dưới cầu này thuyền đậu chật sông, còn hai bên đầu cầu phố cất dài theo rất nhiều, buôn bán rất đông, trà đình tữu điếm thảy thảy đều đủ. Còn nhà thâu thuế thì cất tại đầu cầu, thương khách giành nhau nạp thuế.
Thiên tử thấy vậy nỗi giận ra đứng giữa đường nói lớn rằng :
- Xin các anh em hãy nghe tôi nói . Nguyên tôi là Cao Thiên Tứ khi trước có giúp việc nơi Quân Cơ phòng, nay tôi đi với Châu Nhựt Thanh đến đây, nghe có Diệp Chấn Thinh khuấy nước hại dân làm điều ngang trái, lại cất một nhà thâu thuế tại đầu cầu, ép dân phải nạp thuế riêng cho mình, vì vậy cho nên tôi mới đến đây quyết đốt nhà thâu thuế ấy đặng cho những người thương khách khỏi nạp tiền thuế, song tôi còn e quả bất địch chúng, cho nên tôi phải nói trước với anh em, như ai có gan xin ra giúp sức với tôi mà đốt nhà thâu thuế ấy, như có gây ra họa lớn thì để một mình tôi bao chịu, lỗi chẳng để cho các anh bị tội liên can đâu mà phòng sợ Nói rồi thì đi với Nhựt Thanh vào nhà thâu thuế, giả ý hỏi rằng :
- Liệt vị lập nhà thâu thuế, vậy mà có phép quan cho hay không, nay tôi có chở một trăm thang thuốc bắc, không biết nạp thuế tại đây đặng chăng ?
Mấy người thâu thuế nhắm nhía diện mạo Thiên tử, biết là không phải người nhà quê lại nghe Thiên tử nói chở thuốc rất nhiều thì cũng có ý vui mầng, bèn lật đặt mời ngồi mà rằng :
- Khách quan chưa rỏ, để tôi phân lại cho mà nghe. Ngày nay Binh bộ thiếu lương, không đủ phát cho quân sĩ, cho nên Binh bộ đại nhơn tâu cùng Thiên tử, xin lập nhà này mà thâu thuế đã hơn nữa năm nay rồi , nếu khách quan ý muốn đóng thuế, thì đóng tại đây thiệt là rất tiện.
Thiên tữ nghe nói nổi giận nạt rằng:
- Lời ấy chúng bây nói với con nít ba tuổi thì đặng, còn nói với ta thì không có ích gì, nay đã có ta đến đây, chúng bây hãy nói thiệt đi, bằng không thì ta thưa với quan trên, xin bắt chúng bây mà xử trảm .
Mấy người thâu thuế nghe nói như vậy nổi giận mắng rằng :
- Mi là người ở xứ nào , sao dám đến đây toan xỉa răng cọp hay là mi còn chưa nghe danh tiếng của chủ ta chăng . Hay là mi đã phát cuồng nói bậy nói bạ đến đây mà liều thác chăng ? Chúng ta thấy mi là người phương xa, chưa biết phong tục xứ này, nên ta làm ơn nói giùm, mi hạy mau mau đi ra khỏi cửa, nếu để chủ ta đến đây ắt hồn mi về chín suối.
Thiên tử nghe nói nổi giận mắng rằng :
- Chúng bây thiệt là chuột bầy cáo lũ, chẳng biết phải quấy chi cả, ta phải ra sức bây mới biết tài.
Nói rồi liền lượm các vật trên ghế thâu thuế mà quăng xuống đất, Châu Nhựt Thanh đem lửa đốt nhà.
Bá tánh thấy vậy ôm rơm đến đó mà bỏ.
Trong giây phút lữa cháy rần rần, nhà thâu thuế ấy đã cháy rụi hết.
Lúc ấy bọn thâu thuế liệu mình cự địch không lại, lật đật chạy về báo với Diệp công tử .
Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đốt nhà thâu thuế cháy rồi, lại đứng giữa đường mà nói lớn rằng :
- Tôi là Cao Thiên Tứ, quê ở Bắc kinh, bây giờ đến đây ở đậu tại nhà Sài Vận Tống , vì thấy Diệp Chấn Thinh lập nhà thâu thuế mà lấy của dân, cho nên nỗi giận, đến đốt nhà nầy. Nay tôi đã đốt rụi
rồi , chắc là nó cũng đem binh báo cừu, lòng tôi chuyến lo một điều lụy tới bá tánh, cho nên tôi phải nói trước cho các anh rõ : Như nó đến thì nói với nó rằng : Tôi có dặn nó hãy đến tại nhà Sài Vận Tống mà tìm tôi, đừng có hoành hành chổ nầy mà hiếp đáp bá tánh.
Nói rồi liền đi vói Châu Nhựt Thanh thẳng tới nhà Sài Vận Tòng.
Nói về Sài Ngọc , trong lúc nghe Thiên tử dặn bảo mấy lời thì có sắc vui, nhưng mà lòng còn nghi ngại vì mình không biết Cao Thiên Tứ là người thể nào, quê quán ở đâu cho nên còn chưa dám tin. Tuy vậy cũng lật đật trở về đặng có thông báo cho chú mình.
Về tới nhà, Sài Ngọc mệt thở hào hển, Sài Vận Tòng thấy y không biết có gì, lật đật hỏi rằng :
- Bửa nay sao cháu về sớm lắm vậy ?
Sài Ngọc tỏ hết các việc bị bọn thâu thuế nơi Thượng Quan kiều, gặp Cao Thiên Tứ nơi tửu lâu cho Sài Vận Tòng nghe.
Sài Vận Tòng hỏi rằng :
- Mi biết Cao Thiên Tứ là ai hay chăng ?
Sài Ngọc nói :
- Không biết .
Sài Vận Tòng nói :
- Người là đương kim Thiên tử đó , năm ngoái có người đến nói với ta rằng : Thánh thượng lén tới Giang Nam, cải tên là Cao Thiên Tứ dạo khắp các nơi, tìm hỏi tham quan ô lại đặng mà xét điều oan uổng cho dân . Nếu ngày nay người có đến thì phải hết lòng cung kính mà nghinh tiếp .
Liền hối Sài Ngọc dọn quét nhà cửa, dọn tiệc sẳn sàng mà chờ Thiên tử.
Nói về Thiên tư đi với Nhựt Thanh, hỏi thăm nhà Sài Vận Tòng mà tới.
Tới nơi Châu Nhựt Thanh vào trước nó vói Sài Vận Tòng rằng :
- Nay có Cao Thiên Tứ đến xin ra mắt .
Sài Vận Tòng lật dật sửa sang áo mảo, dắt hết con cháu trong nhà ra trước cửa ngỏ, quì mọp bên đường mà nghinh tiếp .
Thiên tử thấy vậy sợ tiếng đồn lần ra ngoài, sanh việc thị phi, cho nên nháy nhó Sài Vận Tòng khiến đừng làm như vậy .
Sài Vận Tòng hiểu ý liền đứng dậy vòng tay thưa rằng :
- Cao lão gia tưởng tình đến đây, vậy thì mời thẳng vào nhà rồi sẽ đàm đạo .
Thiên tử nắm tay Sài Vận Tòng mà vào nhà, thết đãi trà xong rồi thì Sài Vận Tòng thưa rằng :
- Cách mặt bấy lâu, lòng hằng hoài vọng, ngày nay đặng thấy Thiên nhan, rất phỉ tam sanh chi nguyện.
Thiên tữ nói :
- Vì tôi có gặp lịnh điệt, mới biệt Thái huynh ở đây, cho nên tìm tới thăm viếng.
Sài Vận Tòng nói :
- Lão gia có lòng đoái tưởng như vậy, lòng tôi cảm đội vô cùng.
Nói vừa dứt lời, kế thấy gia đinh thưa rằng :
- Tiệc rượu dọn đã sẳn rồi, xin mời Cao lão gia nhập cuộc.
Sài Vận Tòng lật đật đứng dậy mời Thiên tử và Châu Nhựt Thanh vầy tiệc ăn uống cũng nhau .
Trong lúc ăn uống, xảy nghe pháo nổ vang dầy, ba người đều thất kinh, khòng biết có gì, kế thấy Sài Ngọc chạy vào báo rằng :
- Diệp Chấn Thinh dem binh rất đông, đến vây nhà nầy trùng trùng điệp diệp, chắc là nó muốn báo cừu về việc đốt nhà thâu thuế.
Thiên tử nghe nói thì hỏi rằng :
- Không có Diệp Chấn Thinh bổn thân đến đây, hay là nó sai đứa khác, ngươi hay ra đó thám thính minh bạch vào đây báo lại với ta, rồi ta sẽ tính.
Sài Ngọc vâng lời, ra nơi cửa ngỏ, thấy Diệp Chấn Thinh đương có diệu võ giương oai, bộ tướng rất nên mạnh bạo, hai bên có bảy tám người giáo sư, lại có vài ngàn binh mạnh theo hầu một bên . Khi thấy Sài Ngọc ra đó thì điểm mặt mà mắng rằng :
- Cao Thiên Tứ đốt nhà thâu thuế cúa ta, rối đến đây mà trốn, cho nên ta mới tới đây bắt nó, ấy vậy ngươi phải mau mau vào đó thông báo cho nó hay, khiến nó phải ra đây dánh với ta một trận, đặng cho rõ tài hào kiệt nếu nó không ra thì ta phá hết nhà nầy đạp làm đất bằng, chẳng để một ngọn cỏ, chừng ấy có khi trong nhà chúng bây cũng bị liên can, ăn năn không kịp.
Sài Ngọc nghe nói vào thuật các việc Diệp Chấn Thinh đã nói cho Thiên tử nghe.
Thiên tư nói :
- Tưởng là việc chi lạ, chớ việc của Diệp Chấn Thinh đó, ta đã định trước rồi. Vậy thì để ta ra đó giết hết bọn nó, trừ hại cho dân.
Nói rồi liền đi vói Sài Vận Tòng, Sài Ngọc và Châu Nhựt Thanh ra cửa xem.
Ra đến cửa, xem thấy binh vây trùng trùng điệp điệp, Thiên tử mặt chẳng có sắc sợ, bèn khiến Sài Vận Tòng đốc bọn gia đinh cứ việc giữ cửa, còn mình thì đi với Châu Nhựt Thanh, Sài Ngọc ra đối địch .
Ra khỏi cửa rồi thì gặp giáo sư của Diệp Chấn Thinh là Trần Nhơn, tay cầm họa kích xông ra đón đường .
Châu Nhựt Thanh nạt rằng :
- Ngươi có phải là Diệp Chấn Thinh hay không ?
Trần Nhơn nói :
- Không phải, ta là giáo sư của Diệp công tử , họ Trần tên Nhơn.
Châu Nhựt Thanh nói :
- Nếu vậy ngươi chẳng phải là người đối thủ với ta mau mau kêu Diệp Chấn Thinh ra đây mà nạp mạng.
Trần Nhơn nỗi giận hươi kích đâm Châu Nhựt Thanh.
Hai đàng giao chiến với nhau đặng hai mươi hiệp, chưa định hơn thua.
Thiên tử thấy châu Nhựt Thanh thắng không đặng Trần Nhơn, thì lật đật đi cùng Sài Ngọc xông ra tiếp chiến .