watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Giới thiệu sử nước Việt-Đinh Tiên Hoàng (968-980) - tác giả TieuDiep TieuDiep

TieuDiep

Đinh Tiên Hoàng (968-980)

Tác giả: TieuDiep

Đinh Bộ Lĩnh xuất thân từ động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng, nay là Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Ông là con của Đinh Công Trứ, một nhà tướng dưới thời Dương Đình Nghệ, giữ chức Thứ Sử Châu Hoan. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở. Ông thường hay đi chơi với các lũ trẻ Trong làng, bắt chúng khoanh tay làm kiệu để ngồi cho họ rước và lấy bông lau làm bàn cờ bày trận đánh nhaụ
Lớn lên, nhờ trí thông minh và khí phách của mình, và lại có tài thao lược nên khi Bộ Lĩnh dựng cờ dấy nghĩa mong lập nghiệp lớn, dân làng theo ông rất đông. Vì bất hoà với chú, Bộ Lĩnh cùng với con là Đinh Liễn sang ở với sứ quân Trân Minh Công ở Bồ Hải Khẩu (Kiến Xương, Thái Bình). Thấy Đinh Bộ Lĩnh là người có tài, khôi ngô, có chí khí, Minh Công trao cho Bộ Lĩnh giữ binh quyền. Khi Trần Minh Công qua đời, Bộ Lĩnh đem quân về Hoa Lư, và chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương. Vào năm Tân Hợi (951), thời hậu Ngô Vương, Nam Tấn Vương cùng Thiên Sách vương đem quân đến đánh nhưng cả hai đều thất bại mà phải rút quân về. Đến khi nhà Ngô mất, Đinh Bộ Lĩnh dụ hàng được các sứ quân Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí, lại phá được Đỗ Động của Nguyễn Cảnh Thạc. Từ đó Đinh Bộ Lĩnh đi đến đâu, đánh thắng đến đấy, và được tôn là Vạn Thắng Vương. Chỉ trong vòng một năm, Đinh Bộ Lĩnh đã bình được các sứ quân, lập thành nghiệp đế.
Năm Mậu Thìn (968) Vạn Thắng Vương lên ngôi Hoàng Đế và lấy hiệu là Tiên Hoàng Đế, đặt quốc hiệu cho nước nhà là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lự Đinh Tiên Hoàng xây cung điện, lập triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ, phong cho Nguyễn Bặc là Đinh Quốc Công, Lê Hoàn làm Thập Đạo tướng quân (người làm tổng chỉ huy quân đội) và phong cho con Đinh Liễn là Nam Việt Vương.
Về ngoại giao, để tránh tử chiến với nhà Tống, năm Nhâm Thân (972), Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn mang đồ vật sang cống. Vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt Vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ An Nam đô hô..
Từ đó nước ta giữ lệ sang triều cống phương Bắc. Đinh Tiên Hoàng đã dẹp xong loạn sứ quân. Nhìn chung nhiều nơi nước ta vẫn chưa giữ theo luật lệ của triều đình. Để răng đe kẻ phản loạn, Đinh Tiên Hoàng đặt vạc dầu ở trước điện, nuôi hổ báo trong vườn, tuyên cáo rằng ai phạm tội thì bị bỏ vạc dầu hoặc cho hổ báo ăn thịt. Dù chưa dùng hình phạt đó nhưng mọi người đã sợ oai và phép nước được tuân thủ.
Nhưng Đinh Tiên Hoàng đã phạm sai lầm, bỏ trưởng lập thứ làm Thái Tử. Con trưởng là Nam Việt Vương đã từng theo Tiên Hoàng đi khắp trận mạc từ thuở hàn vi, nhưng lại không được kế vi.. Nam Việt Vương tức giận sai người giết Hạng Lang, thái tử. Họa loạn xảy ra trong hoàng tộc.
Năm Kỷ Mão (979) Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết chết. Đỗ Thích do đêm nằm mơ thấy sao rơi vào miệng tưởng là điềm báo mình sẽ được làm vua nên sát hại minh chủ. Một hôm hắn thấy vua Đinh say rượu nằm trong cung bèn lẻn vào sát hại rồi tìm đến giết luôn cả con cả là Đinh Liễn. Triều thần tìm bắt được Đỗ Thích đem xử tội và tôn Vệ Vương Đinh Toàn làm vuạ Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm và thọ 56 tuổị



Đinh Bộ Lĩnh xuất thân từ động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng, nay là Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Ông là con của Đinh Công Trứ, một nhà tướng dưới thời Dương Đình Nghệ, giữ chức Thứ Sử Châu Hoan. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở. Ông thường hay đi chơi với các lũ trẻ Trong làng, bắt chúng khoanh tay làm kiệu để ngồi cho họ rước và lấy bông lau làm bàn cờ bày trận đánh nhaụ

Lớn lên, nhờ trí thông minh và khí phách của mình, và lại có tài thao lược nên khi Bộ Lĩnh dựng cờ dấy nghĩa mong lập nghiệp lớn, dân làng theo ông rất đông. Vì bất hoà với chú, Bộ Lĩnh cùng với con là Đinh Liễn sang ở với sứ quân Trân Minh Công ở Bồ Hải Khẩu (Kiến Xương, Thái Bình). Thấy Đinh Bộ Lĩnh là người có tài, khôi ngô, có chí khí, Minh Công trao cho Bộ Lĩnh giữ binh quyền. Khi Trần Minh Công qua đời, Bộ Lĩnh đem quân về Hoa Lư, và chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương. Vào năm Tân Hợi (951), thời hậu Ngô Vương, Nam Tấn Vương cùng Thiên Sách vương đem quân đến đánh nhưng cả hai đều thất bại mà phải rút quân về. Đến khi nhà Ngô mất, Đinh Bộ Lĩnh dụ hàng được các sứ quân Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí, lại phá được Đỗ Động của Nguyễn Cảnh Thạc. Từ đó Đinh Bộ Lĩnh đi đến đâu, đánh thắng đến đấy, và được tôn là Vạn Thắng Vương. Chỉ trong vòng một năm, Đinh Bộ Lĩnh đã bình được các sứ quân, lập thành nghiệp đế.

Năm Mậu Thìn (968) Vạn Thắng Vương lên ngôi Hoàng Đế và lấy hiệu là Tiên Hoàng Đế, đặt quốc hiệu cho nước nhà là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lự Đinh Tiên Hoàng xây cung điện, lập triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ, phong cho Nguyễn Bặc là Đinh Quốc Công, Lê Hoàn làm Thập Đạo tướng quân (người làm tổng chỉ huy quân đội) và phong cho con Đinh Liễn là Nam Việt Vương.

Về ngoại giao, để tránh tử chiến với nhà Tống, năm Nhâm Thân (972), Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn mang đồ vật sang cống. Vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt Vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ An Nam đô hô..

Từ đó nước ta giữ lệ sang triều cống phương Bắc. Đinh Tiên Hoàng đã dẹp xong loạn sứ quân. Nhìn chung nhiều nơi nước ta vẫn chưa giữ theo luật lệ của triều đình. Để răng đe kẻ phản loạn, Đinh Tiên Hoàng đặt vạc dầu ở trước điện, nuôi hổ báo trong vườn, tuyên cáo rằng ai phạm tội thì bị bỏ vạc dầu hoặc cho hổ báo ăn thịt. Dù chưa dùng hình phạt đó nhưng mọi người đã sợ oai và phép nước được tuân thủ.

Nhưng Đinh Tiên Hoàng đã phạm sai lầm, bỏ trưởng lập thứ làm Thái Tử. Con trưởng là Nam Việt Vương đã từng theo Tiên Hoàng đi khắp trận mạc từ thuở hàn vi, nhưng lại không được kế vi.. Nam Việt Vương tức giận sai người giết Hạng Lang, thái tử. Họa loạn xảy ra trong hoàng tộc.

Năm Kỷ Mão (979) Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết chết. Đỗ Thích do đêm nằm mơ thấy sao rơi vào miệng tưởng là điềm báo mình sẽ được làm vua nên sát hại minh chủ. Một hôm hắn thấy vua Đinh say rượu nằm trong cung bèn lẻn vào sát hại rồi tìm đến giết luôn cả con cả là Đinh Liễn. Triều thần tìm bắt được Đỗ Thích đem xử tội và tôn Vệ Vương Đinh Toàn làm vuạ Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm và thọ 56 tuổị
Giới thiệu sử nước Việt
Giới Thiệu">Những mẩu chuyện nhỏ này được bạn TieuDiep đăng trên xuviet.org . vnthuquan chuyển sang font unicode và đăng lại cho mọi người cùng đọc ">Giới Thiệu
Truyền thuyết Kinh Dương Vương
Nước Văn Lang và các Vua Hùng
Nước Âu Lạc và nhà Thục
An Dương Vương Dẹp Tần
Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa
An Dương Vương và truyền thuyết nỏ thần
Thục An Dương Vương Bãi Chức Tướng Quân Cao Lỗ
Nhà Triệu và Nước Âu Lạc
Giao Chỉ và nhà Tây Hán
Hai Bà Trưng Khởi Nghiệp
Dòng Sông Hát
Nhà Đông Hán
Truyện Trương Trọng
Lý Tiến và Lý Cầm phá lệ
Nhà Đông Ngô (222-280)
Cuộc Khởi Nghĩa của Triệu Thị Trinh (248)
Nhà Tiền Lý (544-602)
Triệu Việt Vương (540-571)
Hậu Lý nam Đế(571-602)
Mai Hắc Đế (722)
Phùng Hưng (761-801)
Nhà Khúc
Dương Đình Nghệ và Kiều Công Tiễn (931-938)
Ngô Quyền Đánh Quân Nam Hán (897-944)
Dương Tam Kha
Hậu Ngô Vương (950-965)
Đinh Tiên Hoàng (968-980)
Phế Đế (979-980)
Lê Đại Hành (980-1005)