watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người lái đò trên sông Pô-cô - tác giả Trần Huy Thuận Trần Huy Thuận

Người lái đò trên sông Pô-cô

Tác giả: Trần Huy Thuận

Nhưng tuổi trẻ chúng tôi
Không ít người đang lỡ thì, mai một.
Theo năm tháng cuộc đời
(PHẠM THỊ XUÂN KHẢI)

Trong buổi họp mặt đồng môn kỷ niệm 50 năm ra trường, ban tổ chức có chương trình ghi hình và tiếng nói tâm sự tất cả các bạn. Người dẫn chương trình cho biết như thế, và nói: Nửa thế kỷ là một đời người, với biết bao bể dâu, bao kỷ niệm vui buồn. Địa điểm Trường cũ thì vẫn đấy, nhưng mái trường trung học Nguyễn Khuyến xa xưa, không còn nữa! Thành phố Nam Định thân thương vẫn mang tên cũ, nhưng địa giới, cảnh vật, con người... thảy đều đã đổi thay.
Chị ngồi đấy, im lặng lắng nghe tâm sự của từng người một. Đúng là mỗi người một số phận: Có người tiếp tục học lên cao, có người phải rẽ ngang tìm nghề kiếm sống. Có bạn còn ở trong nước, nhưng cũng không ít bạn phải long đong nơi đất khách quê người. Có người cầm bút và có người cầm súng. Có người thành danh, có người là dân thường. Có người là tỉ phú, có người đến nay vẫn lận đận chuyện áo cơm. Giọng người dẫn chương trình làm chị cảm thấy trong lòng như đang dâng lên một nỗi buồn vu vơ...
Đến lượt ghi hình người ngồi cạnh chị: một chị bạn đã ở tuổi gần bẩy mươi, sống độc thân cũng ngần ấy năm, như chị:
- Tôi là... sau khi học xong cấp II, cấp III ở quê nhà, rồi được sang học ở Liên Xô... Sau này, khi về công tác ở nhà xuất bản Ngoại văn, tôi lại được sang Pháp học một năm... Tôi có hai cái yếu, một là không biết làm giầu; hai là cái mà mọi người làm được, thậm chí có người làm đi làm lại đến mấy lần, thì tôi lại không làm được(!).
Mọi người cười ồ, nhưng hẳn là ai cũng đều nước mắt chẩy trong tim!
Rồi cũng đến lượt chị thổ lộ tâm sự cùng bè bạn:
- Tôi là Nguyễn Thị Ngọc Oanh... không có biệt hiệu gì cả!... Học xong lớp bẩy, tôi đi học trung cấp Nông Lâm. Ra trường có về công tác ở quê hương và được cử đi học đại học Kinh tế Quốc dân...Năm 1968 vô Nam và từ đấy trở đi... sang hẳn nghề nhà báo! Hai chữ “nhà báo” chị nói rất nhẹ, vừa như muốn nói, vừa như không. Có người nhắc chị:
- Là tác giả phần lời bài hát...?
Chị im lặng! Người đó lại nhắc lại: “Chị phải nói cái chỗ đó...!”. Nhưng chị kiên quyết:
- Không! Không! Không! Không!
Bốn lần khẳng định một chữ “Không”!
Tôi tìm thấy trên một trang Web:
“...Thời gian cao điểm từ mùa khô năm 1965 đến mùa mưa năm 1968, có đêm Puih San chở hơn 30 chuyến đò với hàng trăm lượt bộ đội và hàng hoá qua sông an toàn phục vụ bộ đội ta mở chiến dịch đánh trận Plei Me ở huyện Chư Prông. Tám mùa rẫy cầm chèo, dưới mưa bom, bão đạn, Puih San đã được hai niềm vui lớn: được vinh dự đứng trong hàng ngũ vinh quang của Đảng (ngày 21/1/1965) và đi dự báo cáo điển hình tại Đại hội chiến sỹ thi đua Mặt trận B3 và của Miền. Chiến công hiển hách của Puih San đã mang lại nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sĩ-chiến sĩ. Nhà thơ Mai Trang sáng tác bài thơ: “Người lái đò trên sông Pô Kô” và nhạc sĩ Cẩm Phong phổ nhạc bài thơ này... ‘
Trước đây, từ lâu rồi, tôi đã mang máng biết, chị chính là Mai Trang, cho đến một ngày, không biết ai đó đã đưa cho tôi bài báo viết khá chi tiết về tác giả cùng hoàn cảnh ra đời bài hát, trên đó có in bức ảnh của chị, khi chị sang Liên Xô, thì điều “mang máng” ấy đã được khẳng định! Vẫn trên trang Web:
“Bài hát ấy thường xuyên được truyền đi trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam trong suốt thời kỳ đánh Mỹ như tiếng kèn xung trận giục giã, thôi thúc đồng bào và chiến sĩ cả nước noi gương chiến đấu mưu trí, dũng cảm của A Sanh (bí danh của Puih San) xông lên phía trước “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào...”.
Định Mít đọc thấy đoạn viết này, bảo: chính tao đã hành quân ngang qua dòng sông Pô-kô và khi đêm đêm nghe bài hát đó từ chiếc máy thu thanh bỏ túi, bọn lính chúng tao được cổ súy rất hăng! Tao lúc ấy đâu có ngờ, lời bài hát lại là của Oanh, cô bạn cùng lớp! Mai Trang đã thực sự trở thành “Người lái đò tinh thần” đưa bộ đội ta vượt qua không chỉ con sông Pô-kô cụ thể, mà là tất cả các sông suối Trường Sơn hùng vỹ!...
Nhà văn Trung Trung Đỉnh viết:
“Lời ca giản dị, nét nhạc thiết tha trong sáng đậm chất dân ca Tây Nguyên ấy đã quấn quýt với tâm hồn người lính trẻ chúng tôi. A Sanh, ấy là cái tên được nhà thơ, nhà báo Mai Trang sáng tác dựa trên một nguyên mẫu có thật. Ngay cả nhà thơ cũng không biết rằng, tên nhân vật của mình ngay sau khi ra đời liền trở thành biểu tượng, thành cái tên chung cho những người lái đò trên các dòng sông ở Trường Sơn...”... “Câu chuyện vừa giản dị vừa khá ly kỳ về sự tích bài hát Người lái đò trên sông Pô Cô suốt hai mươi năm qua cho tới hôm nay nó vẫn còn nguyên vẹn vẻ giản dị và sự lạ kỳ,..”.
Đoạn văn trên cho ta thấy, Trung Trung Đỉnh rất biết ai là tác giả lời bài hát; thậm chí còn biết khá rõ! Nhưng ta hãy đọc tiếp đoạn sau, cũng chính của anh:
“Tôi nhớ hồi năm 1998, sau khi nghe tin Puih San được Nhà nước phong Anh hùng Lực lượng vũ trang, có lần tới nhà nhạc sĩ Cầm Phong chơi, tôi kể về ngôi làng có tên Plei Nú ở xã IakRai huyện IagLai, tỉnh Gia Lai có ông Puih San trung uý về hưu, ngày chống Mỹ là chiến sĩ lái đò, là nhân vật chính, tức chàng A Sanh trong bài hát của ông sắp ra Hà Nội tham quan. Ông mừng khôn xiết. Nhưng đúng là "cái số" của hai bác thế nào mà mấy ngày ở Hà Nội, Puih San vì tính quen với kỷ luật nên không thể tách đoàn, lại bị cánh nhà báo quây dữ quá, không cách gì thu xếp được thời gian thăm ông nhạc sĩ, người đã "khai sinh" ra cái tên A Sanh cho mình. Còn ông nhạc sĩ già thì cứ ngồi chờ, đến khi nghe tin A Sanh vào lại trong kia rồi thì cứ ngồi tiếc ngẩn, tiếc ngơ. Ông đành ôm cây ghi-ta hát vọng vào. Một thời gian sau lại nghe tin buồn Puih San đã mất! Thế là cái hẹn lần sau gặp mặt của hai ông không thành. Tôi cũng lại phải đổ tại cái duyên, cái số của hai quan bác vậy thôi, chứ làm sao!”. (Nguồn đã dẫn).
Thế là ngay đến đồng nghiệp văn thơ, cũng chỉ nhớ thoảng qua tác giả phần lời bài hát, còn bao nhiêu tình cảm, anh đều dành cho tác giả phần nhạc; thậm chí còn gán” cả cho nhạc sỹ là “người đã "khai sinh" ra cái tên A Sanh”! Anh đã tự phủ nhận ngay chính điều anh vừa viết ở đoạn trên: “A Sanh, ấy là cái tên được nhà thơ, nhà báo Mai Trang sáng tác dựa trên một nguyên mẫu có thật”.
Không trách trang Web chính thức của hội Nhạc sỹ Việt Nam: “VNmusic.com.vn” cũng cho chạy cái “tít”:

“Người lái đò trên sông Pôkô
Nhạc sĩ:Ns. Cầm Phong
Thể hiện:Đăng Dương + Lan Anh
Album: Đăng Dương + Lan Anh
Thể loại nhạc: Nhạc trữ tình”
&
Ai đó trong số bạn bè đồng môn chúng tôi, khe khẽ cất lên tiếng hát:
“Qua tháng ngày hỏi sông ơi có biết / Anh lái đò tên gọi A Sanh ?”
Còn tôi, tôi muốn hát thật to lên cùng bạn bè:
Qua tháng ngày, hỏi ai ơi có biết / Cô lái đò tên gọi Mai Trang!...
Và tôi tưởng như nghe thấy, tiếng vọng xa xăm từ ngọn núi Ngăm quê hương yêu dấu, nơi đồng môn chúng tôi chọn làm nơi gặp mặt sau 50 năm ra trường:
Qua tháng ngày, hỏi ai ơi có biết..!
Qua tháng ngày, hỏi ai ơi có biết!..

(Khu du lịch sinh thái Núi Ngăm – Nam Định. 12/2007) ■

NGUYỄN KHÔI VÀ CÁI DUYÊN VỚI
“NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN SÔNG PÔ-KÔ”

Nhà thơ Nguyễn Khôi, Hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội, ủy viên BCH Hội VHNT các DTTS Việt Nam, người gốc Đình Bảng (quê hương của Đội TN du kích nổi tiếng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp). Nhưng sống và làm việc ở Sơn La tới 29 năm – cả tuổi thanh xuân của ông gắn bó với núi rừng Tây Bắc. Tháng 4 năm 1984, Nguyễn Khôi được điều về Hà Nội, công tác ở văn phòng Quốc Hội, để lại những câu thơ giã từ đến nao lòng:

“Thôi cứ để cho thời gian gió thổi
Gieo vào lòng một chút sóng sông Lô”
(NGUYỄN KHÔI – “GỬI TUYÊN QUANG”)

Về Văn phòng Quốc hội, Nguyễn Khôi được phân công làm thư ký tổng hợp. Với chức năng ấy, anh có nhiều dịp tiếp xúc thường xuyên với báo giới. Rất nhiều nhà báo muốn làm quen với anh, nhằm mục đích nắm tin tức về nội dung các kì họp Quốc hội, để tác nghiệp kịp thời và chính xác. Trong các nhà báo thời ấy, anh nhớ nhất nữ phóng viên Mai Trang.
Mai Trang những năm đó cũng không còn trẻ, nghĩa là cũng đã ở rất gần cái tuổi “tri thiên mệnh”; cùng lứa tuổi với Nguyễn Khôi. Nguyễn Khôi chú ý đến nhà báo Mai Trang, vì nhiều nhẽ. Thứ nhất, chị không có vẻ một kí giả chút nào, mặc dù sau này được biết, chị đã có thâm niên tới gần ba chục năm trong nghề; trong đó chủ yếu là phóng viên mặt trận phía Nam. Thứ hai, tuy hòa bình đã chục năm, nhưng chị vẫn cứ giữ nguyên bộ y phục của Thanh niên xung phong thời chiến, mặc dù chị vẫn còn đang trong giai đoạn mà bất cứ người con gái nào cũng phải chú ý đến công việc trang điểm! Thứ ba, Mai Trang sinh hoạt rất chan hòa và dễ gần. Chị có thể ngủ trưa trên ghế hội trường của Quốc Hội, để chờ lấy tin tức cuộc họp buổi chiều, cùng với nhiều phóng viên nam giới, mà không hề e thẹn! Đã có những lần chị nằm ngay chiếc ghế bên cạnh Nguyễn Khôi, để tiện trò chuyện, “moi tin”. Chính vì vậy chăng, nên nhiều tin của Mai Trang đưa lên báo, còn nhanh hơn cả Thông tấn xã? Thứ tư, với hình thức rất “đàn ông”, nhưng trong một lần tâm tình, Nguyễn Khôi giật mình nhận ra, Mai Trang còn là một nhà thơ có tên tuổi; chị chính là tác giả bái “người lái đò trên sông Pô-Kô”, với những câu thơ mượt mà tình cảm và xao động lòng người đến thế! Thật không thể ngờ. Không chỉ Nguyễn Khôi bất ngờ, mà ngay các bạn đồng nghiệp với Mai Trang, hàng ngày cùng tác nghiệp với chị, cùng ăn cơm trong những chiếc ”cạp lồng” như chị tại Hội trường Quốc hội này, cũng không một ai hay biết điều đó. Chị quen sống thầm lặng, giấu mình như vậy đấy. Sau phát hiện đó, giữa Mai Trang và Nguyễn Khôi, từ đấy không chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa người đại diện của Văn phòng Quốc hội với một nhà báo; mà còn là sự đồng điệu của hai tâm hồn thơ!
“Hỡi Pô-Cô ơi !
Dòng sông mênh mông đôi bờ cây xanh biếc … "
Đến cuối thập niên chín mươi, trong một cuộc thi “ca nhạc các dân tộc ít người” do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức, Nguyễn khôi được mời vào Ban giám khảo, cơ cấu làm phó trưởng Ban. Nhận thấy đây không phải là sở trường của mình, anh từ chối, nhưng người ta giải thích, vị trí của anh trong ban giám khảo là cần thiết, vì anh đại diện cho Hội đồng Dân tộc, cơ quan đồng tổ chức cuộc thi này. Thành phần Ban giám khảo, còn có mấy nhạc sỹ gạo cội của Đài Tiếng nói Việt Nam, trong đó có tác giả Cầm Phong. Thế là một lần nữa, Nguyễn Khôi có được cái duyên với “NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN SÔNG PÔ-KÔ” – trước là với người viết lời, nay là với người viết nhạc! Trong một lần nghỉ giải lao, Cầm Phong tâm sự: “Mình sáng tác bài Người lái đò trên sông Pô-Kô, nhưng có biết mặt mũi con sông đó thế nào đâu! Đọc trên báo, vớ được bài thơ của Mai Trang, thấy hay quá, rung động quá, thế là nẩy ra tứ nhạc, cứ thế viết ra. Kể cũng lạ, ngồi ở 128 Đại La, giữa Thủ đô Hà Nội, mà lại có cảm hứng viết được nhạc về Tây Nguyên, nơi chưa hề một lần đặt chân tới, thì không thể không nói đấy là một cái duyên tao ngộ trong nghệ thuật, phải không Nguyễn Khôi?!.”. Cầm Phong nói tiếp: “Mình không chỉ chưa biết con sông Pô-Kô, mà ngay cả tác giả bài thơ về người lái đò trên con sông ấy, mình cũng chưa một lần gặp mặt. Ấy vậy mà rất đồng cảm. Vâng! Không đồng cảm thì làm sao có được một bản phổ nhạc ăn nhập hồn thơ đến thế - Nguyễn Khôi nghĩ thầm...
Nhưng duyên của Nguyễn Khôi với “Người lái đò trên sông Pô-Kô” không chỉ có vậy. Anh biên thư tay gửi cho tôi, kể: Năm 1992, anh được điều động về làm thư ký cho bác sỹ Y Ngông Niêkđam, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội – một Già Làng, một Trí thức của núi rừng Tây Nguyên và cũng là một chiến sỹ Cách mạng dày dặn, đạo cao đức trọng! Trong một lần đi công cán, tháp tùng Chủ tịch về giám sát ở huyện Sa Thầy (Kontum), tình cờ anh được gặp “nguyên mẫu” Người lái đò trên sông Pô-Kô, anh A-Sanh (Puih San), một trung úy về hưu, đang sống ở buôn làng! Sau lần gặp ấy mấy năm, Nhà nước đã phong tặng Puih San danh hiệu ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG:

“Dù sông kia có cạn
Dù non kia có khi mòn
Tấm gương anh không mờ…”

Câu hát quen thuộc vang lên trong Nguyễn Khôi, đưa anh về với núi rừng Tây Bắc, nơi anh đã có những kỉ niệm êm đẹp với những đồng nghiệp người Ê-Đê Tây nguyên ở văn phòng Tỉnh ủy Sơn La. Theo Nguyễn Khôi, chính bài hát ấy đã đóng vai trò như một BẢN BÁO CÁO THÀNH TÍCH đầu tiên, quan trọng nhất, về MỘT NGƯỜI CON ANH HÙNG của núi rừng Tây Nguyên.
Thật là DUYÊN KÌ NGỘ hiếm có trên đời!
Bây giờ thì cả A-Sanh, cả Cầm Phong, và cả Y Ngông Niêkđam nữa, cũng đã lần lượt về với Tiên tổ. Chỉ còn Mai Trang, vẫn âm thầm với cuộc sống đơn côi vốn có, trong căn phòng hẹp một khu tập thể nhà báo; trong sự dần dần một lãng quên!..

“Tất cả bằng không cả
Cát bụi, cát bụi thôi”
(NGUYỄN KHÔI – “TỰ KHUYÊN MÌNH”)

Bất giác, Nguyễn Khôi nảy ra ý định “giá mà bây giờ được gặp lại Mai Trang”, để anh được nói với chị rằng, tất cả đều có thể rơi vào quên lãng, nhưng những khúc hát như NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN SÔNG PÔ-KÔ thì sẽ còn vang vọng mãi, vang vọng đến mai sau, vang vọng không chỉ trên núi rừng Tây Nguyên, trên núi rừng Tây Bắc, mà còn khắp non sông đất nước Việt Nam. Bởi vì đó không chỉ là một bài thơ, bản nhạc; mà từ lâu đã trở thành một khúc ca của lòng yêu nước, khúc ca của cuộc kháng chiến thần thánh những năm bẩy mươi của thế kỉ trước. Chắc chắn là như vậy. Là đồng môn với chị, tôi cũng tự hào muốn được nói với chị như thế, Mai Trang ơi!

“…Non cao đâu bằng!
Sông sâu đâu sánh!...
… Chiến công đây thầm lặng!...”



Nhưng tuổi trẻ chúng tôi
Không ít người đang lỡ thì, mai một.
Theo năm tháng cuộc đời
(PHẠM THỊ XUÂN KHẢI)


Trong buổi họp mặt đồng môn kỷ niệm 50 năm ra trường, ban tổ chức có chương trình ghi hình và tiếng nói tâm sự tất cả các bạn. Người dẫn chương trình cho biết như thế, và nói: Nửa thế kỷ là một đời người, với biết bao bể dâu, bao kỷ niệm vui buồn. Địa điểm Trường cũ thì vẫn đấy, nhưng mái trường trung học Nguyễn Khuyến xa xưa, không còn nữa! Thành phố Nam Định thân thương vẫn mang tên cũ, nhưng địa giới, cảnh vật, con người... thảy đều đã đổi thay.

Chị ngồi đấy, im lặng lắng nghe tâm sự của từng người một. Đúng là mỗi người một số phận: Có người tiếp tục học lên cao, có người phải rẽ ngang tìm nghề kiếm sống. Có bạn còn ở trong nước, nhưng cũng không ít bạn phải long đong nơi đất khách quê người. Có người cầm bút và có người cầm súng. Có người thành danh, có người là dân thường. Có người là tỉ phú, có người đến nay vẫn lận đận chuyện áo cơm. Giọng người dẫn chương trình làm chị cảm thấy trong lòng như đang dâng lên một nỗi buồn vu vơ...
Đến lượt ghi hình người ngồi cạnh chị: một chị bạn đã ở tuổi gần bẩy mươi, sống độc thân cũng ngần ấy năm, như chị:
- Tôi là... sau khi học xong cấp II, cấp III ở quê nhà, rồi được sang học ở Liên Xô... Sau này, khi về công tác ở nhà xuất bản Ngoại văn, tôi lại được sang Pháp học một năm... Tôi có hai cái yếu, một là không biết làm giầu; hai là cái mà mọi người làm được, thậm chí có người làm đi làm lại đến mấy lần, thì tôi lại không làm được(!).
Mọi người cười ồ, nhưng hẳn là ai cũng đều nước mắt chẩy trong tim!
Rồi cũng đến lượt chị thổ lộ tâm sự cùng bè bạn:
- Tôi là Nguyễn Thị Ngọc Oanh... không có biệt hiệu gì cả!... Học xong lớp bẩy, tôi đi học trung cấp Nông Lâm. Ra trường có về công tác ở quê hương và được cử đi học đại học Kinh tế Quốc dân...Năm 1968 vô Nam và từ đấy trở đi... sang hẳn nghề nhà báo! Hai chữ “nhà báo” chị nói rất nhẹ, vừa như muốn nói, vừa như không. Có người nhắc chị:
- Là tác giả phần lời bài hát...?
Chị im lặng! Người đó lại nhắc lại: “Chị phải nói cái chỗ đó...!”. Nhưng chị kiên quyết:
- Không! Không! Không! Không!
Bốn lần khẳng định một chữ “Không”!
Tôi tìm thấy trên một trang Web:
“...Thời gian cao điểm từ mùa khô năm 1965 đến mùa mưa năm 1968, có đêm Puih San chở hơn 30 chuyến đò với hàng trăm lượt bộ đội và hàng hoá qua sông an toàn phục vụ bộ đội ta mở chiến dịch đánh trận Plei Me ở huyện Chư Prông. Tám mùa rẫy cầm chèo, dưới mưa bom, bão đạn, Puih San đã được hai niềm vui lớn: được vinh dự đứng trong hàng ngũ vinh quang của Đảng (ngày 21/1/1965) và đi dự báo cáo điển hình tại Đại hội chiến sỹ thi đua Mặt trận B3 và của Miền. Chiến công hiển hách của Puih San đã mang lại nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sĩ-chiến sĩ. Nhà thơ Mai Trang sáng tác bài thơ: “Người lái đò trên sông Pô Kô” và nhạc sĩ Cẩm Phong phổ nhạc bài thơ này... ‘

Trước đây, từ lâu rồi, tôi đã mang máng biết, chị chính là Mai Trang, cho đến một ngày, không biết ai đó đã đưa cho tôi bài báo viết khá chi tiết về tác giả cùng hoàn cảnh ra đời bài hát, trên đó có in bức ảnh của chị, khi chị sang Liên Xô, thì điều “mang máng” ấy đã được khẳng định! Vẫn trên trang Web:
“Bài hát ấy thường xuyên được truyền đi trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam trong suốt thời kỳ đánh Mỹ như tiếng kèn xung trận giục giã, thôi thúc đồng bào và chiến sĩ cả nước noi gương chiến đấu mưu trí, dũng cảm của A Sanh (bí danh của Puih San) xông lên phía trước “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào...”.
Định Mít đọc thấy đoạn viết này, bảo: chính tao đã hành quân ngang qua dòng sông Pô-kô và khi đêm đêm nghe bài hát đó từ chiếc máy thu thanh bỏ túi, bọn lính chúng tao được cổ súy rất hăng! Tao lúc ấy đâu có ngờ, lời bài hát lại là của Oanh, cô bạn cùng lớp! Mai Trang đã thực sự trở thành “Người lái đò tinh thần” đưa bộ đội ta vượt qua không chỉ con sông Pô-kô cụ thể, mà là tất cả các sông suối Trường Sơn hùng vỹ!...

Nhà văn Trung Trung Đỉnh viết:
“Lời ca giản dị, nét nhạc thiết tha trong sáng đậm chất dân ca Tây Nguyên ấy đã quấn quýt với tâm hồn người lính trẻ chúng tôi. A Sanh, ấy là cái tên được nhà thơ, nhà báo Mai Trang sáng tác dựa trên một nguyên mẫu có thật. Ngay cả nhà thơ cũng không biết rằng, tên nhân vật của mình ngay sau khi ra đời liền trở thành biểu tượng, thành cái tên chung cho những người lái đò trên các dòng sông ở Trường Sơn...”... “Câu chuyện vừa giản dị vừa khá ly kỳ về sự tích bài hát Người lái đò trên sông Pô Cô suốt hai mươi năm qua cho tới hôm nay nó vẫn còn nguyên vẹn vẻ giản dị và sự lạ kỳ,..”.

Đoạn văn trên cho ta thấy, Trung Trung Đỉnh rất biết ai là tác giả lời bài hát; thậm chí còn biết khá rõ! Nhưng ta hãy đọc tiếp đoạn sau, cũng chính của anh:
“Tôi nhớ hồi năm 1998, sau khi nghe tin Puih San được Nhà nước phong Anh hùng Lực lượng vũ trang, có lần tới nhà nhạc sĩ Cầm Phong chơi, tôi kể về ngôi làng có tên Plei Nú ở xã IakRai huyện IagLai, tỉnh Gia Lai có ông Puih San trung uý về hưu, ngày chống Mỹ là chiến sĩ lái đò, là nhân vật chính, tức chàng A Sanh trong bài hát của ông sắp ra Hà Nội tham quan. Ông mừng khôn xiết. Nhưng đúng là "cái số" của hai bác thế nào mà mấy ngày ở Hà Nội, Puih San vì tính quen với kỷ luật nên không thể tách đoàn, lại bị cánh nhà báo quây dữ quá, không cách gì thu xếp được thời gian thăm ông nhạc sĩ, người đã "khai sinh" ra cái tên A Sanh cho mình. Còn ông nhạc sĩ già thì cứ ngồi chờ, đến khi nghe tin A Sanh vào lại trong kia rồi thì cứ ngồi tiếc ngẩn, tiếc ngơ. Ông đành ôm cây ghi-ta hát vọng vào. Một thời gian sau lại nghe tin buồn Puih San đã mất! Thế là cái hẹn lần sau gặp mặt của hai ông không thành. Tôi cũng lại phải đổ tại cái duyên, cái số của hai quan bác vậy thôi, chứ làm sao!”. (Nguồn đã dẫn).
Thế là ngay đến đồng nghiệp văn thơ, cũng chỉ nhớ thoảng qua tác giả phần lời bài hát, còn bao nhiêu tình cảm, anh đều dành cho tác giả phần nhạc; thậm chí còn gán” cả cho nhạc sỹ là “người đã "khai sinh" ra cái tên A Sanh”! Anh đã tự phủ nhận ngay chính điều anh vừa viết ở đoạn trên: “A Sanh, ấy là cái tên được nhà thơ, nhà báo Mai Trang sáng tác dựa trên một nguyên mẫu có thật”.
Không trách trang Web chính thức của hội Nhạc sỹ Việt Nam: “VNmusic.com.vn” cũng cho chạy cái “tít”:

“Người lái đò trên sông Pôkô
Nhạc sĩ:Ns. Cầm Phong
Thể hiện:Đăng Dương + Lan Anh
Album: Đăng Dương + Lan Anh
Thể loại nhạc: Nhạc trữ tình”
&
Ai đó trong số bạn bè đồng môn chúng tôi, khe khẽ cất lên tiếng hát:
“Qua tháng ngày hỏi sông ơi có biết / Anh lái đò tên gọi A Sanh ?”
Còn tôi, tôi muốn hát thật to lên cùng bạn bè:
Qua tháng ngày, hỏi ai ơi có biết / Cô lái đò tên gọi Mai Trang!...
Và tôi tưởng như nghe thấy, tiếng vọng xa xăm từ ngọn núi Ngăm quê hương yêu dấu, nơi đồng môn chúng tôi chọn làm nơi gặp mặt sau 50 năm ra trường:
Qua tháng ngày, hỏi ai ơi có biết..!
Qua tháng ngày, hỏi ai ơi có biết!..

(Khu du lịch sinh thái Núi Ngăm – Nam Định. 12/2007) ■

NGUYỄN KHÔI VÀ CÁI DUYÊN VỚI
“NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN SÔNG PÔ-KÔ”

Nhà thơ Nguyễn Khôi, Hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội, ủy viên BCH Hội VHNT các DTTS Việt Nam, người gốc Đình Bảng (quê hương của Đội TN du kích nổi tiếng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp). Nhưng sống và làm việc ở Sơn La tới 29 năm – cả tuổi thanh xuân của ông gắn bó với núi rừng Tây Bắc. Tháng 4 năm 1984, Nguyễn Khôi được điều về Hà Nội, công tác ở văn phòng Quốc Hội, để lại những câu thơ giã từ đến nao lòng:

“Thôi cứ để cho thời gian gió thổi
Gieo vào lòng một chút sóng sông Lô”
(NGUYỄN KHÔI – “GỬI TUYÊN QUANG”)

Về Văn phòng Quốc hội, Nguyễn Khôi được phân công làm thư ký tổng hợp. Với chức năng ấy, anh có nhiều dịp tiếp xúc thường xuyên với báo giới. Rất nhiều nhà báo muốn làm quen với anh, nhằm mục đích nắm tin tức về nội dung các kì họp Quốc hội, để tác nghiệp kịp thời và chính xác. Trong các nhà báo thời ấy, anh nhớ nhất nữ phóng viên Mai Trang.
Mai Trang những năm đó cũng không còn trẻ, nghĩa là cũng đã ở rất gần cái tuổi “tri thiên mệnh”; cùng lứa tuổi với Nguyễn Khôi. Nguyễn Khôi chú ý đến nhà báo Mai Trang, vì nhiều nhẽ. Thứ nhất, chị không có vẻ một kí giả chút nào, mặc dù sau này được biết, chị đã có thâm niên tới gần ba chục năm trong nghề; trong đó chủ yếu là phóng viên mặt trận phía Nam. Thứ hai, tuy hòa bình đã chục năm, nhưng chị vẫn cứ giữ nguyên bộ y phục của Thanh niên xung phong thời chiến, mặc dù chị vẫn còn đang trong giai đoạn mà bất cứ người con gái nào cũng phải chú ý đến công việc trang điểm! Thứ ba, Mai Trang sinh hoạt rất chan hòa và dễ gần. Chị có thể ngủ trưa trên ghế hội trường của Quốc Hội, để chờ lấy tin tức cuộc họp buổi chiều, cùng với nhiều phóng viên nam giới, mà không hề e thẹn! Đã có những lần chị nằm ngay chiếc ghế bên cạnh Nguyễn Khôi, để tiện trò chuyện, “moi tin”. Chính vì vậy chăng, nên nhiều tin của Mai Trang đưa lên báo, còn nhanh hơn cả Thông tấn xã? Thứ tư, với hình thức rất “đàn ông”, nhưng trong một lần tâm tình, Nguyễn Khôi giật mình nhận ra, Mai Trang còn là một nhà thơ có tên tuổi; chị chính là tác giả bái “người lái đò trên sông Pô-Kô”, với những câu thơ mượt mà tình cảm và xao động lòng người đến thế! Thật không thể ngờ. Không chỉ Nguyễn Khôi bất ngờ, mà ngay các bạn đồng nghiệp với Mai Trang, hàng ngày cùng tác nghiệp với chị, cùng ăn cơm trong những chiếc ”cạp lồng” như chị tại Hội trường Quốc hội này, cũng không một ai hay biết điều đó. Chị quen sống thầm lặng, giấu mình như vậy đấy. Sau phát hiện đó, giữa Mai Trang và Nguyễn Khôi, từ đấy không chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa người đại diện của Văn phòng Quốc hội với một nhà báo; mà còn là sự đồng điệu của hai tâm hồn thơ!
“Hỡi Pô-Cô ơi !
Dòng sông mênh mông đôi bờ cây xanh biếc … "
Đến cuối thập niên chín mươi, trong một cuộc thi “ca nhạc các dân tộc ít người” do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức, Nguyễn khôi được mời vào Ban giám khảo, cơ cấu làm phó trưởng Ban. Nhận thấy đây không phải là sở trường của mình, anh từ chối, nhưng người ta giải thích, vị trí của anh trong ban giám khảo là cần thiết, vì anh đại diện cho Hội đồng Dân tộc, cơ quan đồng tổ chức cuộc thi này. Thành phần Ban giám khảo, còn có mấy nhạc sỹ gạo cội của Đài Tiếng nói Việt Nam, trong đó có tác giả Cầm Phong. Thế là một lần nữa, Nguyễn Khôi có được cái duyên với “NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN SÔNG PÔ-KÔ” – trước là với người viết lời, nay là với người viết nhạc! Trong một lần nghỉ giải lao, Cầm Phong tâm sự: “Mình sáng tác bài Người lái đò trên sông Pô-Kô, nhưng có biết mặt mũi con sông đó thế nào đâu! Đọc trên báo, vớ được bài thơ của Mai Trang, thấy hay quá, rung động quá, thế là nẩy ra tứ nhạc, cứ thế viết ra. Kể cũng lạ, ngồi ở 128 Đại La, giữa Thủ đô Hà Nội, mà lại có cảm hứng viết được nhạc về Tây Nguyên, nơi chưa hề một lần đặt chân tới, thì không thể không nói đấy là một cái duyên tao ngộ trong nghệ thuật, phải không Nguyễn Khôi?!.”. Cầm Phong nói tiếp: “Mình không chỉ chưa biết con sông Pô-Kô, mà ngay cả tác giả bài thơ về người lái đò trên con sông ấy, mình cũng chưa một lần gặp mặt. Ấy vậy mà rất đồng cảm. Vâng! Không đồng cảm thì làm sao có được một bản phổ nhạc ăn nhập hồn thơ đến thế - Nguyễn Khôi nghĩ thầm...
Nhưng duyên của Nguyễn Khôi với “Người lái đò trên sông Pô-Kô” không chỉ có vậy. Anh biên thư tay gửi cho tôi, kể: Năm 1992, anh được điều động về làm thư ký cho bác sỹ Y Ngông Niêkđam, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội – một Già Làng, một Trí thức của núi rừng Tây Nguyên và cũng là một chiến sỹ Cách mạng dày dặn, đạo cao đức trọng! Trong một lần đi công cán, tháp tùng Chủ tịch về giám sát ở huyện Sa Thầy (Kontum), tình cờ anh được gặp “nguyên mẫu” Người lái đò trên sông Pô-Kô, anh A-Sanh (Puih San), một trung úy về hưu, đang sống ở buôn làng! Sau lần gặp ấy mấy năm, Nhà nước đã phong tặng Puih San danh hiệu ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG:

“Dù sông kia có cạn
Dù non kia có khi mòn
Tấm gương anh không mờ…”

Câu hát quen thuộc vang lên trong Nguyễn Khôi, đưa anh về với núi rừng Tây Bắc, nơi anh đã có những kỉ niệm êm đẹp với những đồng nghiệp người Ê-Đê Tây nguyên ở văn phòng Tỉnh ủy Sơn La. Theo Nguyễn Khôi, chính bài hát ấy đã đóng vai trò như một BẢN BÁO CÁO THÀNH TÍCH đầu tiên, quan trọng nhất, về MỘT NGƯỜI CON ANH HÙNG của núi rừng Tây Nguyên.
Thật là DUYÊN KÌ NGỘ hiếm có trên đời!
Bây giờ thì cả A-Sanh, cả Cầm Phong, và cả Y Ngông Niêkđam nữa, cũng đã lần lượt về với Tiên tổ. Chỉ còn Mai Trang, vẫn âm thầm với cuộc sống đơn côi vốn có, trong căn phòng hẹp một khu tập thể nhà báo; trong sự dần dần một lãng quên!..

“Tất cả bằng không cả
Cát bụi, cát bụi thôi”
(NGUYỄN KHÔI – “TỰ KHUYÊN MÌNH”)

Bất giác, Nguyễn Khôi nảy ra ý định “giá mà bây giờ được gặp lại Mai Trang”, để anh được nói với chị rằng, tất cả đều có thể rơi vào quên lãng, nhưng những khúc hát như NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN SÔNG PÔ-KÔ thì sẽ còn vang vọng mãi, vang vọng đến mai sau, vang vọng không chỉ trên núi rừng Tây Nguyên, trên núi rừng Tây Bắc, mà còn khắp non sông đất nước Việt Nam. Bởi vì đó không chỉ là một bài thơ, bản nhạc; mà từ lâu đã trở thành một khúc ca của lòng yêu nước, khúc ca của cuộc kháng chiến thần thánh những năm bẩy mươi của thế kỉ trước. Chắc chắn là như vậy. Là đồng môn với chị, tôi cũng tự hào muốn được nói với chị như thế, Mai Trang ơi!

“…Non cao đâu bằng!
Sông sâu đâu sánh!...
… Chiến công đây thầm lặng!...”

Các tác phẩm khác của Trần Huy Thuận

Cái tai và văn hóa nghe

Bài viết của Trần HuyThuận

Sợ!

Nói và... làm!

Nói thẳng và nghe nói thẳng

Ngu lâu!

Đứng và đi

Chiếc ghế và văn hóa ngồi

Túp nhà nhỏ đầu con ngõ hẹp

Trường Đời – Vận Người!

Tôi và ba người khác

Tội sống

Thằng đổ vỏ

Thằng Chột và những người khác

Tang ! Là tang tính tình

Phiếm đàm ... tiền

Hạt cát dưới đáy cuộc đời

Chuyện kể về một kẻ hát rong!

Chú mèo... cảnh

Cha tôi

ĂN TẾT – PHIẾM ĐÀM VỀ CÁI SỰ ĂN!