watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tuyển tập truyện ngắn Trần Kim Trắc-Học trò già - tác giả Trần Kim Trắc Trần Kim Trắc

Trần Kim Trắc

Học trò già

Tác giả: Trần Kim Trắc

Đi biền biệt ba mươi năm, được trở về Mỹ Tho, sau khi đoàn tụ với gia đình, việc đầu tiên của tôi là tìm thăm thầy, ông giáo Đức, đẹp trai nhất trường, ai cũng phải ngắm khi thầy thong dong trên chiếc xe alcyon màu đen, lốp công-pho (confort) màu trắng, tóc chải láng mượt, quần tussor, sơ mi trắng, phong thái vừa văn minh vừa quý phái. Trẻ chúng tôi rất tự hào vì được là học trò của người thầy phong lưu nhất tỉnh.
Ngôi nhà của thầy ngày trước vẫn còn đó nhưng đã đổi chủ. Tôi lần dò sang các nhà lân cận và các khu phố, người quen biết thầy trước kia không còn bao nhiêu, chỉ biết rằng sau khi tỉnh lỵ thất thủ năm 1945, thầy đã chuyển đi xứ khác, nghe nói lên Sài Gòn. Nhưng làm sao tìm được giữa rừng người đô hội.
Tôi học thầy 3 năm, một năm lớp moyen, năm sau thầy được cất nhắc lên dạy lớp nhất, tôi lên theo như duyên phận thầy trò sắp sẵn. Học năm đầu tiên đi thi tuyển vào trường cô-le (trung học) đọc danh sách tôi trúng tuyển môn viết, chỉ còn môn oral (hạch miệng) là đỗ nhưng buồn cảnh gia đình sau khi mẹ mất, tôi bỏ không thi hạch miệng, tất nhiên là tôi bị cha tôi dần cho một trận vì cái tính trái gió trở trời và bắt trở lại trường lớp cũ thêm một năm nữa. Cao lêu đêu hơn bạn bè mới cùng lớp một nửa đầu, xếp hàng đứng cuối, ngồi bàn cuối, xấu hổ, nhưng xếp hạng là (major) đáng mặt là đại ca của sư môn.
Mười bốn năm sau, tình cờ gặp chị bạn học cùng lớp. Trường Primaire hồi ấy là của con trai, nhưng đặc biệt lớp tôi có hai trò gái, một cô tên là Huệ, con ông đốc tờ, có lẽ ông đốc tờ mến mộ tài phát âm tiếng Pháp rất ư là Tây của thầy nên xin ưu tiên đặc biệt riêng với thầy cho cô con gái rượu. Còn cô bạn gặp tôi là Muội, cha Trung mẹ Việt, do cô Huệ vòi vĩnh phải có bạn gái với nhau mới dám đơn phương xông pha vào chốn nhất quỷ nhì ma nên được ăn theo.
Cô Muộn chỉ tôi nơi ở của thầy. Mừng quá, tôi quơ hai chai mật ong làm quà, vội vàng lấy xe đến thăm thầy.
Nhà thầy ở gian giữa dãy phố trệt. Hồi ấy mới có kinh tế mở nên chỉ có vài quán cà phê hoặc sửa xe, từng căn phố ngăn cách bằng rào gỗ. Khoảng trống trước nhà có chiếc xích lô đang kê nghiêng để vá bánh. Anh xích lô hao hao giống nên đoán biết là con thầy. Sát vách kê một cái phảng nhỏ, bà lão đang ngồi, cô không nhận ra tôi, nhưng sơn đình còn lưu dấu thời thiếu nữ đã từng lọt mắt xanh ông giáo trường tỉnh.
Tôi chào hỏi và trình bày ý định học trò thăm thầy. Anh con trai vào trong, trở ra mời vào.
Nhìn vào trong tôi thấy thầy thay áo, bộ pyjama của thầy đã ngả màu theo thời gian. Thầy đã già yếu, bước từ từ ra, vừa đi vừa cài nốt nút áo cuối cùng, dáng vẻ vẫn cao đạo tự tin có chút lạnh lùng. Tôi lễ phép cúi chào.
- Thưa thầy! Con đến thăm thầy.
Thầy đưa tay cho tôi bắt, chưa hề bộc lộ thoáng buồn vui mà không để cho tôi chờ đợi. Thầy bất ngờ giáng cho tôi một câu (có lẽ vì trước đây có trò nào đó đã đến thăm thầy trước tôi và nói cách mạng sơ giản với thầy...).
- Tôi không thích nói chính trị à nghe!...
Tôi bị cú bất ngờ choáng váng, chưa lường trước được thái độ của ông già ra sao đây? Vì không thích nói chính trị phải chăng ám chỉ rằng thầy không mấy cảm tình với cách mạng mà bản thân mình lại là kẻ theo kháng chiến trở về.
Thời may ba mươi lăm thủ pháp ứng xử có thủ pháp "đánh gió" nghĩa là có đến bao nhiêu đòn cũngkhông trúng quân mình. Rất may là chính quyển sách "Quốc văn Giáo khoa thư" học từ thuở để chỏm, tái hiện đúng lúc để cứu tôi. Tôi tiếp lời thầy:
- Thưa thầy! Con là Carnot đây. Con nhớ thầy và đến thăm thầy...
Thầy lại ngẩng nhìn tôi, vẫn chưa mỉm cười, nhưng sắc diện không như lúc mới đến, có lẽ đang tái hiện trước mắt thầy thằng học trò nghịch ngợm thường bị thầy cho đứng úp mặt vào vách vì tôi hay nhìn chùm me dốt bên ngoài cửa sổ.
- Ngồi đi !
-Thưa thầy! Năm 75 về Mỹ Tho con đã đến tìm thầy, nhưng thầy đã đổi chỗ biết tìm đâu. Sáng nay, tình cờ gặp cô Muội cũng học lớp thầy cho biết, con lập tức đến ngay. Mừng quá!
Thầy đưa tay cho tôi ngưng lời, nhìn ra ngõ, chỉ tay xuống bàn ra hiệu, không lâu sau anh con trai bưng vô cho một ly cà phê sữa.
Tôi nhẹ nhõm trong lòng, khoảng cách 45 năm như xích gần lại, tôi nhắc kỷ niệm:
- Thầy cho uống cà phê, con chợt nhớ thầy rất thích ăn bánh sầu riêng...
- A! Anh nhớ lâu thật...
- Hồi ấy, đến mùa sầu riêng, trước giờ ra chơi buổi chiều thầy thường gọi con "Viensici". Con liền lên bục... để nhận tiền thầy đưa, đạp chiếc alcyon của thầy ra phố chạy một vòng ra cầu tàu lục tỉnh cho thích, sau đó mới vào "Tiểu Hương tửu lầu" mua về hai cái bánh sầu riêng gói giấy nhật trình còn nóng hổi. Thầy chia cho con một cái, ra chơi con rút dưới gầm cầu thang ăn khoái chí!...
Và đến chiều, tan giờ học, thầy giao cho mang sổ sách về nhà, thấy thầy ghi cho huit points (tám điểm) mà không có phải trả bài gì sất.
Thầy mỉm cười.
- Thì chẳng phải anh redoublant đã trả bài từ năm trước rồi sao? Mà này! Tôi quên hỏi anh Bảy mất trong trường hợp nào. Tôi ở thành vẫn được nghe phong phanh (chẳng cha tôi cũng là giáo viên đồng nghiệp).
- Cha con vào bưng dạy trường Văn Chính không phải dạy học trò để chỏm, mà dạy cán bộ người lớn, thưa thầy dân ta rất nhiều người không được học. Cha mất năm 70, huyết áp cao ngã trên mô đất đào vì lúc ấy nghèo quá, cha con phải đào mương lên líp làm thuê cho người ta lấy tiền nuôi con.
- Tôi nghiệp anh Bảy.
Sợ thầy mất vui, tôi nhắc học trò cũ của thầy:
- Thầy nhớ thằng Huệ không, cũng như con nó vẫn muốn được gặp thầy. Thằng Huệ Rệp ấy.
- Sao lại gọi là Rệp?
Chuyện này có khi nhà sinh vật học không biết nhưng học trò biết. Bàn ghế nhà trường rất nhiều rệp, rệp trăm nhà học học trò mang đến, lại được hút máu con nít bổ béo sinh sôi rất nhanh. Qua hai tháng bãi trường, con nào con nấy đói meo - lạ là chúng không chết. Trước khi tựu trường, thầy bắt cả lớp phải diệt rệp mới cho vào ngồi. Chúng tôi lấy que khều chúng ra từ trong kẽ gỗ, con nào con nấy khô rang, mỏng dính như bánh tráng, màu vàng vàng, dẹp lép, trong suốt, như những mảnh xác khô, thổi nhẹ đã bay - tưởng đâu không còn tí tẹo sự sống - Âởy vậy mà đưa đầu ngón tay đến gần nghe hơi người lập tức những đôi chân nhỏ xíu lại ngoe ngoe thăm dò - đưa gần nữa, lập tức bám lấy, hút lấy hút để, no căng đỏ thẫm, xổng ra bò rất nhanh chui xuống kẹt.
Sau lần tổng vệ sinh, bỗng dưng vài ngày sau, hai cô nữ sinh gãi sồn sột, đem một cái lọ bên trong còn xót vài cái xác rệp lên mách với thầy - Trò nào đã cắc cớ gom xác rệp cho vào góc tủ của hai cô, cả đám giặc đói xông ra bu đốt hai cô bằng thích.
Thầy đưa ve chai lên hỏi ai là thủ phạm và rất giận vì cả lớp im như thóc. Thầy bảo:
- Đáng lý tôi phạt cả lớp, nhưng tôi để chiếc ve chai ở đây - Thầy đặt xuống trước bàn -Tôi để đây không ai được lấy đi! Để khi nào có người nhận tội. Tôi muốn em nào đó đừng để suốt đời bị ám ảnh rằng mình là kẻ hèn - Dám làm không dám chịu... không đáng nhân cách làm học trò tôi!
Sau hơn một tuần, ngày nào cũng bị hình ảnh chiếc ve chai ám ảnh, chịu đựng không thấu thằng Huệ về nhà khóc rấm rứt, ba nó khăn đóng áo dài dắt con đến nhà thầy để cậu quý tử tạ tội.
Nghe xong thầy bảo:
- Trò Huệ? Con ông vựa cá bên bến tắm ngựa phải không?
- Dạ đúng! Cậu ấy bây giờ nên thân lắm, thuyền trưởng tàu biển! Giờ về hưu rồi. Nó vẫn nhắc thầy luôn.
- Năm nay anh bao nhiêu tuổi?
- Dạ thưa thầy con sáu mươi lăm, tuổi con rắn nhưng là rắn nước, hiền lắm!
- Sao lại là rắn nước?
- Dạ hồi trước thầy dạy con phải như vậy?
- Tôi dạy anh cái gì về rắn?
- Dạ! Con rắn cắn Jean Fréron...
- A! Tên này nhớ lâu thật - Bài đó không có trong chương trình sơ học, phải lên cấp cao mới học. Bữa ấy tôi giận lão thầy Mậu lớp D - Ông ấy độc miệng lắm, kích bác tôi trước các thầy, nên tôi về lớp cho các trò chép bài ấy - và thầy ứng khẩu đọc:
L'autre jour, au fond d'un vallon
Un serpent piqua Jean Fréron
Que pensez - vous qu'il arriva
Ce fut le serpent qui creva
Tạm dịch theo văn xuôi: Ngày kia dưới thung lũng sâu, một con rắn cắn Jean Fréron - Biết việc gì xảy đến không? Người không chết mà chính con rắn lăn ra chết (nguyên văn là con rắn vỡ tung ra).
Vậy đó! Trên đời miệng lưỡi con người độc hơn miệng rắn độc. Ông Voltaire làm thơ nhiều ngụ ý...
- Mà này! Anh vẫn chưa nói cho tôi, thoát ly mấy mươi năm, anh làm chức gì?
- Dạ con đi nuôi ong thôi! Không có chức. Dạ! Tuổi con rắn nhưng sinh vào giờ Mùi.
- Nghĩa là sao?
- Người ta định đề bạt con lên một cấp, con lại phạm vào giờ Mùi, nên lại bị đánh tụt xuống một cấp.
- à! Trong Cách mạng, người ta nghiêm khắc chuyện ấy. Vậy có buồn không?
- Dạ, vui vẻ là liều thuốc sống.
- Không nản à?
- Dạ! Vấp ngã thì lồm cồm ngồi dậy đi nữa. Không lẽ nằm mọp luôn.
- Giỏi đấy! Nhưng đi nữa bằng cách nào?
- Biết chấp nhận thực tế - thích ứng và hội nhập.
- Làm sao để thích ứng? Nói nghe coi?
- Dạ! Cuộc đời nó gặm nhấm chúng ta, nó còn chép miệng khen ngon, tội gì mình phụ họa với nó để làm mình buồn thêm? Thân phận condition humaine - tôi ngứa miệng xùy tiếng Tây ra - mỗi người một khác, nếu cả nghìn triệu người trên thế giới không biết tự thích nghi với hoàn cảnh, thế giới này loạn mất.
Thứ hai để thích ứng, phải có cái nghề để tự nuôi sống và trả nợ cơm áo cho xã hội (payer la dette sociale), thầy đã dạy con như vậy. Con bây giờ làm nghề nuôi ong, không dám nào, tiện đây con đem mật ong cây nhà lá vườn, tay con làm ra đến biếu gia đình, xin thầy vui lòng.
- Cám ơn! Anh giỏi đấy! Có cho mình một cái nghề, còn tôi đây sau khi về hưu ngoài ba cái giáo điều trên bục giảng. Moi, je n'ai rien entre mes deux cuisses - (Tôi chẳng có gì giữa hai vế).
- Dạ thưa! Con chưa hiểu ý thầy?
Thầy nói tiếp:
- Sách vở thánh hiền đọc hàng pho - đi đâu cũng tự hào rằng mình là bậc trí giả, ngoài ba cái giáo điều cóc có thực tế, không năng động cũng chẳng có sức bật, đá phòng ngự thôi chứ không dám tiến công đột phá, làm chủ gia đình thì con cái xác xơ, giao cho làm Nhà nước thì quốc gia chỉ có mạt.
Tôi biết thầy ví von để ám chỉ thực tế đạm bạc của mình: vợ chồng già, con đạp xích lô, ngôi nhà cũ kỹ...
Tội vội đỡ lời:
- Dạ thưa thầy không phải giáo điều đâu ạ! Học trò của thầy hàng ngàn đứa đi kháng chiến hoặc lập nghiệp ở năm châu bốn bể. Hiểu vậy mới là chân lý.
- Chân lý ! - Thầy nói theo kiểu chia động từ - Ban đầu: Tôi đúng - anh đúng - nó sai. Rồi : Tôi đúng - anh sai - nó sai. Cho đến khi: Tôi cũng sai rồi... Lúc này mới là chân lý. Có thấy sai mới biết thế nào là đúng.
- Dạ! Đó là tự phê bình và phê bình. Âởy chết! Con lại nói chính trị rồi...
- Không sao đâu, không nói là không nói thứ chính trị nhăng nhăng khó nghe kia! Chứ không có chính trị để mất nước à? Tôi đã đọc không biết bao nhiêu sách Đông Tây kim cổ rồi, tôi chưa hề thấy một triết nhân, một nhà phê bình nào dám nói rằng: "Tôi sai lầm" - Vậy mà Việt Nam dám nói là mình sai để chọn được đúng chiếc chìa khóa mở cửa.
Bụng tôi mừng rơn vì thầy trò tôi đã tìm được điểm tương đồng để tâm đắc.
- Thưa thầy ba năm học, những gì thầy gieo vào đầu óc thời non trẻ con vẫn nhập tâm. Lúc nào con làm đúng là con thành, lúc nào con làm sai là thất bại. Tuổi đời càng chồng chất càng thấm thía bài học của thầy về nhân cách.
Nghe hai chữ nhân cách, bất giác thầy ngẩng lên nhìn thẳng. Bốn mươi lăm năm rồi tôi mới được thấy tái hiện nguyên mẫu thầy Đức trên bục giảng ngày nào:
- Phải rồi! (câu tiếp theo nói nguyên văn tiếng Pháp, rất chuẩn, bàn tay nắm lại chỉ thẳng một ngón về phía trước):
Qui perd sa dignité, perd tout
(Mất nhân cách là mất tất cả)
Hai chữ "p" của từ mất, thầy mím môi phát âm nghe xốc dậy cả cuộc đời.
*
* *
Tôi từ giã thầy, chào cô và anh con trai xích lô ra về sau khi hẹn gặp lại.
Lên xe, đạp một đỗi tôi nhủ thầm: "May quá! Hôm nay mình đi thăm thầy bằng xe đạp...".



Đi biền biệt ba mươi năm, được trở về Mỹ Tho, sau khi đoàn tụ với gia đình, việc đầu tiên của tôi là tìm thăm thầy, ông giáo Đức, đẹp trai nhất trường, ai cũng phải ngắm khi thầy thong dong trên chiếc xe alcyon màu đen, lốp công-pho (confort) màu trắng, tóc chải láng mượt, quần tussor, sơ mi trắng, phong thái vừa văn minh vừa quý phái. Trẻ chúng tôi rất tự hào vì được là học trò của người thầy phong lưu nhất tỉnh.
Ngôi nhà của thầy ngày trước vẫn còn đó nhưng đã đổi chủ. Tôi lần dò sang các nhà lân cận và các khu phố, người quen biết thầy trước kia không còn bao nhiêu, chỉ biết rằng sau khi tỉnh lỵ thất thủ năm 1945, thầy đã chuyển đi xứ khác, nghe nói lên Sài Gòn. Nhưng làm sao tìm được giữa rừng người đô hội.

Tôi học thầy 3 năm, một năm lớp moyen, năm sau thầy được cất nhắc lên dạy lớp nhất, tôi lên theo như duyên phận thầy trò sắp sẵn. Học năm đầu tiên đi thi tuyển vào trường cô-le (trung học) đọc danh sách tôi trúng tuyển môn viết, chỉ còn môn oral (hạch miệng) là đỗ nhưng buồn cảnh gia đình sau khi mẹ mất, tôi bỏ không thi hạch miệng, tất nhiên là tôi bị cha tôi dần cho một trận vì cái tính trái gió trở trời và bắt trở lại trường lớp cũ thêm một năm nữa. Cao lêu đêu hơn bạn bè mới cùng lớp một nửa đầu, xếp hàng đứng cuối, ngồi bàn cuối, xấu hổ, nhưng xếp hạng là (major) đáng mặt là đại ca của sư môn.

Mười bốn năm sau, tình cờ gặp chị bạn học cùng lớp. Trường Primaire hồi ấy là của con trai, nhưng đặc biệt lớp tôi có hai trò gái, một cô tên là Huệ, con ông đốc tờ, có lẽ ông đốc tờ mến mộ tài phát âm tiếng Pháp rất ư là Tây của thầy nên xin ưu tiên đặc biệt riêng với thầy cho cô con gái rượu. Còn cô bạn gặp tôi là Muội, cha Trung mẹ Việt, do cô Huệ vòi vĩnh phải có bạn gái với nhau mới dám đơn phương xông pha vào chốn nhất quỷ nhì ma nên được ăn theo.

Cô Muộn chỉ tôi nơi ở của thầy. Mừng quá, tôi quơ hai chai mật ong làm quà, vội vàng lấy xe đến thăm thầy.

Nhà thầy ở gian giữa dãy phố trệt. Hồi ấy mới có kinh tế mở nên chỉ có vài quán cà phê hoặc sửa xe, từng căn phố ngăn cách bằng rào gỗ. Khoảng trống trước nhà có chiếc xích lô đang kê nghiêng để vá bánh. Anh xích lô hao hao giống nên đoán biết là con thầy. Sát vách kê một cái phảng nhỏ, bà lão đang ngồi, cô không nhận ra tôi, nhưng sơn đình còn lưu dấu thời thiếu nữ đã từng lọt mắt xanh ông giáo trường tỉnh.

Tôi chào hỏi và trình bày ý định học trò thăm thầy. Anh con trai vào trong, trở ra mời vào.

Nhìn vào trong tôi thấy thầy thay áo, bộ pyjama của thầy đã ngả màu theo thời gian. Thầy đã già yếu, bước từ từ ra, vừa đi vừa cài nốt nút áo cuối cùng, dáng vẻ vẫn cao đạo tự tin có chút lạnh lùng. Tôi lễ phép cúi chào.

- Thưa thầy! Con đến thăm thầy.

Thầy đưa tay cho tôi bắt, chưa hề bộc lộ thoáng buồn vui mà không để cho tôi chờ đợi. Thầy bất ngờ giáng cho tôi một câu (có lẽ vì trước đây có trò nào đó đã đến thăm thầy trước tôi và nói cách mạng sơ giản với thầy...).

- Tôi không thích nói chính trị à nghe!...

Tôi bị cú bất ngờ choáng váng, chưa lường trước được thái độ của ông già ra sao đây? Vì không thích nói chính trị phải chăng ám chỉ rằng thầy không mấy cảm tình với cách mạng mà bản thân mình lại là kẻ theo kháng chiến trở về.

Thời may ba mươi lăm thủ pháp ứng xử có thủ pháp "đánh gió" nghĩa là có đến bao nhiêu đòn cũngkhông trúng quân mình. Rất may là chính quyển sách "Quốc văn Giáo khoa thư" học từ thuở để chỏm, tái hiện đúng lúc để cứu tôi. Tôi tiếp lời thầy:

- Thưa thầy! Con là Carnot đây. Con nhớ thầy và đến thăm thầy...

Thầy lại ngẩng nhìn tôi, vẫn chưa mỉm cười, nhưng sắc diện không như lúc mới đến, có lẽ đang tái hiện trước mắt thầy thằng học trò nghịch ngợm thường bị thầy cho đứng úp mặt vào vách vì tôi hay nhìn chùm me dốt bên ngoài cửa sổ.

- Ngồi đi !

-Thưa thầy! Năm 75 về Mỹ Tho con đã đến tìm thầy, nhưng thầy đã đổi chỗ biết tìm đâu. Sáng nay, tình cờ gặp cô Muội cũng học lớp thầy cho biết, con lập tức đến ngay. Mừng quá!

Thầy đưa tay cho tôi ngưng lời, nhìn ra ngõ, chỉ tay xuống bàn ra hiệu, không lâu sau anh con trai bưng vô cho một ly cà phê sữa.

Tôi nhẹ nhõm trong lòng, khoảng cách 45 năm như xích gần lại, tôi nhắc kỷ niệm:

- Thầy cho uống cà phê, con chợt nhớ thầy rất thích ăn bánh sầu riêng...

- A! Anh nhớ lâu thật...

- Hồi ấy, đến mùa sầu riêng, trước giờ ra chơi buổi chiều thầy thường gọi con "Viensici". Con liền lên bục... để nhận tiền thầy đưa, đạp chiếc alcyon của thầy ra phố chạy một vòng ra cầu tàu lục tỉnh cho thích, sau đó mới vào "Tiểu Hương tửu lầu" mua về hai cái bánh sầu riêng gói giấy nhật trình còn nóng hổi. Thầy chia cho con một cái, ra chơi con rút dưới gầm cầu thang ăn khoái chí!...

Và đến chiều, tan giờ học, thầy giao cho mang sổ sách về nhà, thấy thầy ghi cho huit points (tám điểm) mà không có phải trả bài gì sất.

Thầy mỉm cười.

- Thì chẳng phải anh redoublant đã trả bài từ năm trước rồi sao? Mà này! Tôi quên hỏi anh Bảy mất trong trường hợp nào. Tôi ở thành vẫn được nghe phong phanh (chẳng cha tôi cũng là giáo viên đồng nghiệp).

- Cha con vào bưng dạy trường Văn Chính không phải dạy học trò để chỏm, mà dạy cán bộ người lớn, thưa thầy dân ta rất nhiều người không được học. Cha mất năm 70, huyết áp cao ngã trên mô đất đào vì lúc ấy nghèo quá, cha con phải đào mương lên líp làm thuê cho người ta lấy tiền nuôi con.

- Tôi nghiệp anh Bảy.

Sợ thầy mất vui, tôi nhắc học trò cũ của thầy:

- Thầy nhớ thằng Huệ không, cũng như con nó vẫn muốn được gặp thầy. Thằng Huệ Rệp ấy.

- Sao lại gọi là Rệp?

Chuyện này có khi nhà sinh vật học không biết nhưng học trò biết. Bàn ghế nhà trường rất nhiều rệp, rệp trăm nhà học học trò mang đến, lại được hút máu con nít bổ béo sinh sôi rất nhanh. Qua hai tháng bãi trường, con nào con nấy đói meo - lạ là chúng không chết. Trước khi tựu trường, thầy bắt cả lớp phải diệt rệp mới cho vào ngồi. Chúng tôi lấy que khều chúng ra từ trong kẽ gỗ, con nào con nấy khô rang, mỏng dính như bánh tráng, màu vàng vàng, dẹp lép, trong suốt, như những mảnh xác khô, thổi nhẹ đã bay - tưởng đâu không còn tí tẹo sự sống - Âởy vậy mà đưa đầu ngón tay đến gần nghe hơi người lập tức những đôi chân nhỏ xíu lại ngoe ngoe thăm dò - đưa gần nữa, lập tức bám lấy, hút lấy hút để, no căng đỏ thẫm, xổng ra bò rất nhanh chui xuống kẹt.

Sau lần tổng vệ sinh, bỗng dưng vài ngày sau, hai cô nữ sinh gãi sồn sột, đem một cái lọ bên trong còn xót vài cái xác rệp lên mách với thầy - Trò nào đã cắc cớ gom xác rệp cho vào góc tủ của hai cô, cả đám giặc đói xông ra bu đốt hai cô bằng thích.

Thầy đưa ve chai lên hỏi ai là thủ phạm và rất giận vì cả lớp im như thóc. Thầy bảo:

- Đáng lý tôi phạt cả lớp, nhưng tôi để chiếc ve chai ở đây - Thầy đặt xuống trước bàn -Tôi để đây không ai được lấy đi! Để khi nào có người nhận tội. Tôi muốn em nào đó đừng để suốt đời bị ám ảnh rằng mình là kẻ hèn - Dám làm không dám chịu... không đáng nhân cách làm học trò tôi!

Sau hơn một tuần, ngày nào cũng bị hình ảnh chiếc ve chai ám ảnh, chịu đựng không thấu thằng Huệ về nhà khóc rấm rứt, ba nó khăn đóng áo dài dắt con đến nhà thầy để cậu quý tử tạ tội.

Nghe xong thầy bảo:

- Trò Huệ? Con ông vựa cá bên bến tắm ngựa phải không?

- Dạ đúng! Cậu ấy bây giờ nên thân lắm, thuyền trưởng tàu biển! Giờ về hưu rồi. Nó vẫn nhắc thầy luôn.

- Năm nay anh bao nhiêu tuổi?

- Dạ thưa thầy con sáu mươi lăm, tuổi con rắn nhưng là rắn nước, hiền lắm!

- Sao lại là rắn nước?

- Dạ hồi trước thầy dạy con phải như vậy?

- Tôi dạy anh cái gì về rắn?

- Dạ! Con rắn cắn Jean Fréron...

- A! Tên này nhớ lâu thật - Bài đó không có trong chương trình sơ học, phải lên cấp cao mới học. Bữa ấy tôi giận lão thầy Mậu lớp D - Ông ấy độc miệng lắm, kích bác tôi trước các thầy, nên tôi về lớp cho các trò chép bài ấy - và thầy ứng khẩu đọc:

L'autre jour, au fond d'un vallon

Un serpent piqua Jean Fréron

Que pensez - vous qu'il arriva

Ce fut le serpent qui creva

Tạm dịch theo văn xuôi: Ngày kia dưới thung lũng sâu, một con rắn cắn Jean Fréron - Biết việc gì xảy đến không? Người không chết mà chính con rắn lăn ra chết (nguyên văn là con rắn vỡ tung ra).

Vậy đó! Trên đời miệng lưỡi con người độc hơn miệng rắn độc. Ông Voltaire làm thơ nhiều ngụ ý...

- Mà này! Anh vẫn chưa nói cho tôi, thoát ly mấy mươi năm, anh làm chức gì?

- Dạ con đi nuôi ong thôi! Không có chức. Dạ! Tuổi con rắn nhưng sinh vào giờ Mùi.

- Nghĩa là sao?

- Người ta định đề bạt con lên một cấp, con lại phạm vào giờ Mùi, nên lại bị đánh tụt xuống một cấp.

- à! Trong Cách mạng, người ta nghiêm khắc chuyện ấy. Vậy có buồn không?

- Dạ, vui vẻ là liều thuốc sống.

- Không nản à?

- Dạ! Vấp ngã thì lồm cồm ngồi dậy đi nữa. Không lẽ nằm mọp luôn.

- Giỏi đấy! Nhưng đi nữa bằng cách nào?

- Biết chấp nhận thực tế - thích ứng và hội nhập.

- Làm sao để thích ứng? Nói nghe coi?

- Dạ! Cuộc đời nó gặm nhấm chúng ta, nó còn chép miệng khen ngon, tội gì mình phụ họa với nó để làm mình buồn thêm? Thân phận condition humaine - tôi ngứa miệng xùy tiếng Tây ra - mỗi người một khác, nếu cả nghìn triệu người trên thế giới không biết tự thích nghi với hoàn cảnh, thế giới này loạn mất.

Thứ hai để thích ứng, phải có cái nghề để tự nuôi sống và trả nợ cơm áo cho xã hội (payer la dette sociale), thầy đã dạy con như vậy. Con bây giờ làm nghề nuôi ong, không dám nào, tiện đây con đem mật ong cây nhà lá vườn, tay con làm ra đến biếu gia đình, xin thầy vui lòng.

- Cám ơn! Anh giỏi đấy! Có cho mình một cái nghề, còn tôi đây sau khi về hưu ngoài ba cái giáo điều trên bục giảng. Moi, je n'ai rien entre mes deux cuisses - (Tôi chẳng có gì giữa hai vế).

- Dạ thưa! Con chưa hiểu ý thầy?

Thầy nói tiếp:

- Sách vở thánh hiền đọc hàng pho - đi đâu cũng tự hào rằng mình là bậc trí giả, ngoài ba cái giáo điều cóc có thực tế, không năng động cũng chẳng có sức bật, đá phòng ngự thôi chứ không dám tiến công đột phá, làm chủ gia đình thì con cái xác xơ, giao cho làm Nhà nước thì quốc gia chỉ có mạt.

Tôi biết thầy ví von để ám chỉ thực tế đạm bạc của mình: vợ chồng già, con đạp xích lô, ngôi nhà cũ kỹ...

Tội vội đỡ lời:

- Dạ thưa thầy không phải giáo điều đâu ạ! Học trò của thầy hàng ngàn đứa đi kháng chiến hoặc lập nghiệp ở năm châu bốn bể. Hiểu vậy mới là chân lý.

- Chân lý ! - Thầy nói theo kiểu chia động từ - Ban đầu: Tôi đúng - anh đúng - nó sai. Rồi : Tôi đúng - anh sai - nó sai. Cho đến khi: Tôi cũng sai rồi... Lúc này mới là chân lý. Có thấy sai mới biết thế nào là đúng.

- Dạ! Đó là tự phê bình và phê bình. Âởy chết! Con lại nói chính trị rồi...

- Không sao đâu, không nói là không nói thứ chính trị nhăng nhăng khó nghe kia! Chứ không có chính trị để mất nước à? Tôi đã đọc không biết bao nhiêu sách Đông Tây kim cổ rồi, tôi chưa hề thấy một triết nhân, một nhà phê bình nào dám nói rằng: "Tôi sai lầm" - Vậy mà Việt Nam dám nói là mình sai để chọn được đúng chiếc chìa khóa mở cửa.

Bụng tôi mừng rơn vì thầy trò tôi đã tìm được điểm tương đồng để tâm đắc.

- Thưa thầy ba năm học, những gì thầy gieo vào đầu óc thời non trẻ con vẫn nhập tâm. Lúc nào con làm đúng là con thành, lúc nào con làm sai là thất bại. Tuổi đời càng chồng chất càng thấm thía bài học của thầy về nhân cách.

Nghe hai chữ nhân cách, bất giác thầy ngẩng lên nhìn thẳng. Bốn mươi lăm năm rồi tôi mới được thấy tái hiện nguyên mẫu thầy Đức trên bục giảng ngày nào:

- Phải rồi! (câu tiếp theo nói nguyên văn tiếng Pháp, rất chuẩn, bàn tay nắm lại chỉ thẳng một ngón về phía trước):

Qui perd sa dignité, perd tout

(Mất nhân cách là mất tất cả)

Hai chữ "p" của từ mất, thầy mím môi phát âm nghe xốc dậy cả cuộc đời.

*

* *

Tôi từ giã thầy, chào cô và anh con trai xích lô ra về sau khi hẹn gặp lại.

Lên xe, đạp một đỗi tôi nhủ thầm: "May quá! Hôm nay mình đi thăm thầy bằng xe đạp...".
Tuyển tập truyện ngắn Trần Kim Trắc
Chuyện nàng Mimô
Con của chồng
Ông thối bà thiu
Thư đi ... thư lại
Trăng đẹp mình trăng
Anh Ba Đô
Học trò già
Tiếng đàn kìm
Chấp nhận
Con cá bặt tăm
Bộ ấm chén bằng đất nung
Nhà hiền triết