Ông thối bà thiu
Tác giả: Trần Kim Trắc
Nai đồng quê, thái miếng to, ướp tương bần - Búp sen mở cánh, đặt thịt vào giữa gương vàng túm lại - Đất sét nhào tro bọc bên ngoài xếp bảo quản vào góc bếp dùng dần - Bụi thời gian phủ lên trông như những nắm than quả bàng chẳng ai để ý.
Bác phó mộc Bỉnh chiêu đãi tôi món này: "Đặc biệt huynh là người miền Nam xa quê hương, tôi mới giới thiệu đặc sản này, tự biên tự hưởng, tôi chưa hề tiết lộ công thức với bất cứ ai".
Hưng Yên có táo Thiện Phiến, khoai Lim, nhãn Tiến, cá mòi Dốc Lã, có rượu Trương Xá, bún thang Lươn, tương Bần... có lẽ huynh đã nếm thử, nhưng nếu người bạn lang bạt như huynh rời mảnh đất này mà chưa thưởng thức món "Liên nhục" (sen, thịt) Phó Bỉnh này tôi đắc tội - Mời huynh xuống đây, bên bếp lửa hồng, rượu ngon có bạn hiền, ấm lòng lắm giữa đêm đông gió lạnh.
Bác Phó dùng gắp tre khều những hòn đất lăn ra, vùi vào tro, phủ than hồng lên trên.
Bác bảo:
- Cá nhỏ rán lửa to, cá to lửa nhỏ, nướng món này như rán cá to vậy. Cho âm ỉ nóng dần lên, lớp vỏ đất sét bên ngoài đanh chắc lại hấp thụ nhiệt truyền vào, thực phẩm bên trong không mất mùi vị.
Trẻ chăn trâu đào hố bẫy vịt chạy đồng, không có nồi chảo, cũng dùng cách bọc đất nướng này bằng lửa rơm. Mở ra lông vịt theo với đất, thịt chấm muối ăn.
Bên các tiểu đảo Thái Bình Dương, dân canaque bản xứ bắt được cá to, săn được thú thường ướp nước cốt dừa, trộn khoai củ bọc lá chuối, áo đất. họ chất đá, đốt đá nóng lên sau đó vùi thực phẩm áo đất vào nướng - Món ăn mượn hơi đá, chín thơm được coi như món quốc tuý: Ăn cũng là văn hóa.
Bằng thời gian chín củ khoai, bác Bỉnh lấy ra dùng giẻ lau bụi, bóc đôi ra như vỏ măng cụt. Hé búp sen đặt vào bát.
Nam Bộ có từ "Ngậm mà nghe" khi thưởng thức món ngon - Thú thật, trong sâu kín tôi vẫn che giấu chút tự hào là dân sành điệu, món ngon vật lạ nếm đủ - Đêm nay nghệ thuật ẩm thực độc đáo của ông Phó mộc làm cho tôi phải tự xô ngã mọi sành điệu chủ quan - Ngon tuyệt! Tôi quá đã, "ngậm mà nghe" - Món nhấm thật giản dị, mà sao nghe đâu đây thăm thẳm ngàn xưa, ngào ngạt hương đồng gió nội. Không kích thích mạnh như hành tỏi ngũ vị ớt tiêu, dìu dịu ngát sen mời gọi men nồng.
*
* *
Chủ nhân tiếp đãi tôi món ẩm thực độc đáo là một lãng tử chân què.
Cuộc đời là một chuỗi dài những bất đắc chí.
Hai mươi lăm tuổi, nay đây mai đó, làm mộc, cất nhà, đóng bàn ghế cho thiên hạ, cha mẹ lần theo dấu chân phiêu bạt bắt về cưới vợ.
Nàng đẹp người đẹp nết, tề gia nội trợ giỏi giang, có ý chí rất mạnh mẽ để giữ riệt chồng bên mình, luôn cự tuyệt những bạn bè nào có ý rủ rê chồng rong chơi vắng nhà. Dần dà sự giao tiếp của chồng trở nên thưa thớt - Sợ anh ấy sa ngã, sợ nắng mưa, sợ đau ốm, sợ phải xó chợ đầu đường, rừng thiêng nước độc, sẩy nhà ra thất nghiệp - Muốn rượu có rượu, muốn thịt cá có thịt cá - cơm gà có gỏi sung sướng còn hơn gia cầm vỗ béo. Thời gian đầu chàng cam chịu cho vui cửa vui nhà - Ai cũng mừng giùm rằng "lãng tử sớm quay đầu".
Nhưng như người nghiện bỏ thuốc lá, bỏ rồi hút lại, nghiện lần sau nặng gấp mấy lần trước. Cuộc sống như con cu cườm no ấm ở gia đình làm cho kẻ lãng tử quen giao tiếp, cảm thấy cuộc sống xã hội của mình dần dần bị thu hẹp lại sau lũy tre, bạn bè thưa thớt, diễn biến bốn phương cuộc đời ngoài kia ra sao mình trở nên mù tịt - Cơn khủng hoảng tinh thần lại thúc giục, ngứa cẳng ra đi, lần này biệt tích, lãng tử không quay đầu nữa! - Vợ về thấy mất bộ đồ nghề làm mộc, cưa, bào, búa, đục... biết hắn đi rồi, xa lắm, rừng Nghệ An, rừng Việt Bắc, Tây Bắc mênh mông biết nơi mô tìm về? Sáu năm dài, vọng phu mòn mỏi với thời gian, đá cũng thành cát bụi, vợ ở nhà đành rổ rá cạp lại, xây cuộc đời mới để có chỗ nương thân.
Biền biệt hai ngàn ngày phiêu bạt, thật ra năm hết tết đến, cũng chạch nhớ quê hương, nhưng nghĩ tới sự quản chế ngọt ngào của người đàn bà mà ớn lạnh, đành im hơi lặng tiếng, đón xuân nơi xứ người.
Hỏi sao bây giờ lại chịu phép trở lại quê xưa, bác phó chỉ cái chân tật nguyền thở dài: "Đây là hậu quả của chuyến đi buôn bè. Bè gỗ đang trớn vào mùa nước lũ, muốn bắt bè vào bến lâm nghiệp phải có người nắm đầu dây song (mây) đấu vào các bè khác neo trước - Bè gỗ đang lao tới bất ngờ bị dây hãm lại tấp vào với tốc độ chóng mặt, tôi trượt chân ngã vào lúc ấy, gỗ súc của bè đang trôi và bè tại bến va vào nhau như gọng kềm, đầu gối tôi lại kẹt vào giữa - Tôi tỉnh lại thấy mình đang nằm trong bệnh xá Phố Lu, đầu gối chân đã bị tháo khớp tự lúc nào.
Lá rụng về cội thôi, tôi về làng cũ, còn ít tiền mua tre nứa dựng lại nếp nhà - Mất chân còn hai tay, tôi sống bằng nghề đục mộng thắt cho người ta làm nhà - Tôi làm việc ấy giỏi nhất vùng này, vì mộng thắt là bí truyền của Lỗ Bang cụ tổ nghề mộc - nhà gỗ kê táng không chôn cột, không đóng đinh, chỉ nhờ mộng thắt kết nối nhau mà cả bộ khung nhà vững vàng đối đầu với gió mưa bão tố.
Vợ chồng cô ấy có dắt nhau đến đây để tạ tội với tôi, tôi không trách họ mà còn thầm cám ơn hắn đã thay tôi gánh đỡ cho sự quản lý ngọt ngào.
- Thế bác ở vậy đến bây giờ.
- Lãng tử quày đầu tức thị lãng tử cô đơn. Ham muốn nữa làm gì với cái chân què gây khổ cho đàn bà nữa?
Chẳng phải nhờ những tâm trạng này mà các triết gia có cái để luận về sự đời truyền dạy cho con cháu đó sao?
- Và cái món hoa sen đùm cầy tơ cũng là sáng tạo của bậc trí giả cô đơn?
- Có lẽ thế!
*
* *
Tiên Lữ.
Địa danh của một huyện thuộc Hưng Yên đối diện với Hưng Nhân, Thái Bình cách một con sông.
Tôi là người phương xa, miền Nam trên đất Bắc, không hiểu lịch sử của địa danh đầy nữ tính nên cứ tự hiểu lấy:
Lữ là đi (lữ hành) tức là đường đi của tiên nữ. Nói thế không ngoa. Bạn thử đến đó mà xem, quê hương táo Thiện Phiến ven theo con đường từ thị xã Hưng Yên đến chợ huyện Tiên Lữ nhiều tiên lắm, mỗi người một vẻ, vẹn cả mười phân. Aỏo nâu da trắng, tiếng nói dân ca, gót sen dân dã.
Tôi về đây theo sự phân công của phòng kỹ thuật Ty Công nghiệp Hưng Yên phụ với xã xây dựng nhà xay thóc ngô và chế biến thức ăn gia súc.
Ông Chủ nhiệm Hợp tác xã định kiếm một gia đình ngon lành cho tôi ở. Tôi thưa với ông, tôi vốn cũng là lãng tử muốn quày đầu nhưng công tu dưỡng chưa thâm hậu còn để bị cám dỗ, làng ta nhà nào cũng có mỹ nhân sợ ở chung nhà dễ sanh tâm, đêm đến làm sao ngủ yên để có sức khoẻ lắp đặt máy móc được chính xác. Lại nữa tôi đã có ý trung nhân trên Phố Hiến ước hẹn xây dựng cuộc đời, nhỡ có điều tai tiếng lại hỏng tương lai lần nữa.
Ông già nghe chí lý nên tôi được giới thiệu đến trọ nhà ông thợ mộc, hai cảnh cô đơn, hai kẻ lãng tử quày đầu thân nhau, đến ngày nay dù kẻ Nam người Bắc để còn nhớ lão Bỉnh khi đặt bút viết những dòng này.
Thông thường quen với ai, ta đem thành tích ra kể cho họ nghe, họ chỉ phục ta thậm chí còn cảnh giác xem có thể tin bao nhiêu phần trăm. Nếu ta đem nỗi khổ sớt chia, họ sẽ thương ta. Còn nếu thổ lộ cho họ nghe thói hư tật xấu của ta cho họ nghe, họ sẽ gần với ta hơn, còn nếu họ khinh ta họ không thể là đồng đạo.
Hai tháng góp gạo thổi cơm chung có sẵn hũ tương phơi giữa sân, luống rau muống, su hào, sáng rau muống chấm tương, chiều canh tương nấu su hào, nhưng một khi đã mở nút chai là có món nhấm.
Thời kỳ Johson cho không quân ném bom miền Bắc, nước mắm trở nên khan hiếm. Tàu thuyền đánh cá khó ra khơi, có thành phẩm rồi vận chuyển lên miền xuôi, miền ngược là cả vấn đề. Nước mắm phân phối bằng tem phiếu thường kỳ bị gián đoạn. Trung ương chỉ thị từng địa phương cố gắng sản xuất tương, nước chấm bằng đậu đỏ. Hưng Yên phải cố gắng nâng sản lượng tương Bần. Chỉ thị còn có câu: Công nghiệp hóa nghề làm tương.
Viện thực phẩm cử anh Hải, chị Chung, chị Mai kỹ sư thực phẩm về Bần, Yên Nhân, Mỹ Hào học kinh nghiệm dân gian làm công thức quy trình chế biến khoa học cho sản xuất đại trà trong nhà máy.
Tôi lại được lệnh theo đoàn vừa phụ việc, vừa tập sự để sau này về tổ chức sản xuất cho tỉnh nhà.
Vậy là tôi phải chia tay với bác Bỉnh lên Mỹ Hào công tác - Nghiên cứu khoa học không có ngày Chúa nhật, phải theo đuổi liên tục đến cuối cùng công đoạn sản xuất - Hàng tháng mới được nghỉ gộp một lần - Anh chị em trên Viện có gia đình về Hà Nội, còn tôi đơn thân, đi đâu hơn về Thiện Phiến thăm lại ông bạn già kết nghĩa? Không phải nhớ thịt đùm hoa sen, càng không phải vì giữ lễ đã có thời gian tá túc nhà ông - Giọt nước mắt lăn dài trên má ông khi ông bắt tay tôi từ giã đã làm mềm lòng tôi. Tim tôi xao xuyến khi nhận biết ông thật lòng thương tôi, thông cảm tôi cũng lận đận như ông đã từng lận đận, tôi cũng cô đơn như ông cô đơn, tôi cũng vấp ngã trên tình trường cũng như ông từng thảm bại.
Thuở tôi còn đi học, cha tôi có dặn, muốn nên người hiểu biết, mỗi khi nghe ai nói gì, giảng giải việc gì, cả khi đọc báo văn chương con luôn phải:
Tám phần làm ngốc, hai phần làm khôn
Ngốc bởi vì điều người ta nói, người ta viết in ra con chưa từng biết, chưa từng học, chưa từng nghe.
Khôn bởi vì nội dung nói viết của người ta có thể sai vì chủ quan hoặc có dụng ý không tốt, thậm chí muốn lừa gạt và lôi kéo.
Bởi vậy trên trường đời không nên nghe và đọc như một người ngoan đạo mà phải biết suy xét trước khi biến thành nhận thức - kéo lại cho mình chút đỉnh cái khôn.
Nhưng kể từ khi phát hiện giọt nước mắt của người bạn nghèo nơi tha phương tôi biết bác Bỉnh rất thật lòng với tôi, kẻ cùng cảnh ngộ - vậy làm khôn để làm gì mỗi khi tôi với ông luận bàn thế sự.
Từ trên Bần, Yên Nhân về, đồng lương công nhân phụ động khởi điểm là 35 đồng, đóng hết 18 đồng tiền ăn, mua xà phòng, mua phấn đánh răng, tiêu vặt, xôi sáng... tôi còn được ít tiền chỉ đủ ghé ngã ba Phố Nối, mua hai đĩa chè xôi gói lá chuối treo ghi đông gọi là có chút quà mang về biếu bạn.
Đến nơi, trời đã tắt - Đứng ngoài bờ dậu nhìn vào nhà không đèn đuốc tối om - Có lẽ gia chủ đang nằm ổ rơm gác tay lên trán rung đùi vì có tiếng ư ử ngâm:
Lấy em anh biết ăn gì?
Bóc sắn sắn đắng, hái si si già
Anh về bán Phật Di Đà
Bán chùa Thạch Thất, bán luôn Ba Vì
- Sao không đèn đóm gì thế này?
- Hết dầu rồi, bữa nay 10 giờ có trăng lên.
Chúng tôi nằm sóng đôi ăn chè xôi tán gẫu.
Trường đời có những vấn đề sáng ra trong đêm tối.
- Sao? Công việc mới có gì lý thú không ? - Bác hỏi tôi bằng chất giọng đầy mồm xôi.
- Chẳng những lý thú mà còn lạ và hay - Mỗi nghề của cha ông để lại không phải tự dưng mà nổi tiếng.
- Anh nói làm cho tôi phổng mũi vì mình là dân Hưng Yên rồi đó.
Tôi kể cho bác về những gì lần đầu tiên được trông thấy - Nào người ta đặt cái chảo nghiêng để rang đỗ, dùng một cái trang bằng gỗ đẩy hạt đỗ từ dưới thấy lên cao cho hạt đỗ tự lăn xuống cho đến khi hạt đỗ chín, xoa trên đầu tay vỡ đôi ra vàng đều từ trong ra ngoài mà vỏ vẫn không cháy khét - Nào lần đầu tiên tôi được trông thấy những nong mốc tương tuyền một màu hoa cau màu sắc đẹp như nhung - mà bí quyết là người ta biết dùng bào tử mốc giống gieo lên nong xôi như người nông dân gieo mạ, mạ lên xanh mà cỏ dại không kịp lấn lướt - người ta lại biết đem mốc ra vò tải lại khi mốc phát triển mạnh phát nhiệt làm hơi nước bốc lên ngưng tụ trên lá khoai làm hạt xôi bị ướt tạo môi trường thích hợp cho mốc lạ phát triển - Cho hay, từ xa xưa lắm tổ tiên ta biết ủ dưa, ủ rượu, ủ tương, ủ nấm là đã truyền lại cho con cháu ngày nay môn sinh học.
Hay hơn lại còn có văn hóa nghề nghiệp: Với câu ví của làng nghề:
Ông thối mà gặp bà thiu
Rước muối Đông Triều về chữa
Ông hết thiu, bà hết thối
Thối tức là đỗ tương rang sấy ngâm nước ba hôm dậy mùi, gán cho chức danh là "ông", nam giới tượng trưng cho người chồng - gặp "thiu" tức là xôi nếp đã lên mốc, chức danh là "bà", phái nữ tượng trưng cho người vợ, cả hai đều hư hỏng, đàn ông cũng như đàn bà - thực chất giá trị là nếp là đỗ đều quý cả, nhưng bị cuộc đời nhào nặn nên hư - để xáp lại với nhau biến thành món ăn (tương Bần) rất khái khẩu nhờ có muối Đông Triều.
Chồng thối, vợ thiu, tượng trưng ấy biết rồi vậy muối Đông Triều tượng trưng cho cái gì? Tôi đem ý ấy hỏi ông bạn tật nguyền - Bác không đắn đo:
- Khó gì phải hỏi? Muối tức là đạo nghĩa - Huynh chẳng đã nghe người ta nói "Đạo nghĩa vợ chồng" đó sao?
Nhưng phải chú ý điều này! Đạo nghĩa chỉ cao thâm khi nó ngấm vào những cuộc đời đã bầm dập, còn đối với người tạm gọi là tốt, chưa từng trải nó cũng như muối chấm đỗ chấm nếp còn tươi nguyên, chẳng có gì ngon đâu.
Tôi vỗ lên vai bác thầm nghĩ: "Hưng Yên đất của văn vật ngàn năm, con người của đất ngàn năm như bác quả là thâm thúy".
Giữa lúc ấy, có tiếng chó hùa trước ngõ nhà bên, chen lẫn tiếng con gái gọi cứu Bố ơi! Bố hỡi! Dưới ánh đèn bão, một thân hình mảnh mai nép vào bờ dậu - Tôi thay anh ra xua chó - đưa con gái anh vào nhà. Chiều thứ bảy, cửa hàng hợp tác xã mua bán đóng cửa, phải chờ đến đêm, người bán hàng về nhà trở lại trực cửa hàng, cháu mới mua được dầu hôi đem lên cho cha thắp đèn.
ánh sáng ấm áp soi tỏ ngôi nhà.
Thân hình cháu gái thon thả, có dáng ngồi chắp hai bàn tay buông xuống một bên, nghiêng vai về một phía, uốn người như một cung đàn.
Cháu về rồi, tôi nghe bạn buông tiếng thở dài.
- Huynh có biết cháu nó giống ai không?
Nghe như câu hỏi của một kẻ ghen tuông.
- Tôi làm sao biết được.
- Cháu là con của tôi do vợ tôi sinh ra. Nhưng trớ trêu lắm, sao càng lớn cháu càng giống người yêu đầu đời của tôi như khuôn đúc - Sáu tuổi, là tôi đã nhận ra điều này, càng ngày càng phát sợ cho chính mình.
Tôi có người yêu đầu đời từ năm mười tám.
Tôi ví mình với nàng như là bướm với hoa.
Một khi đã yêu nhau thì cả hai đều như hoa tất cả, nhưng trớ trêu thay, thân phận lại khác nhau, hoa bén rễ sâu xuống lòng đất nơi xóm nhỏ quê hương. Còn bướm lại mặc cho gió cuốn nhởn nhơ, trên đường phiêu lãng lại gặp gỡ bao nhiêu loài hoa khác - Đáp xuống, đáp xuống, lại bay đi.
Bão táp nổi lên từ trong gia đình, cổ tục cha mẹ đặt đâu ngồi đó tôi đâu dám cãi, đau khổ vì tình chia đôi ngả. Rồi phải dạm hỏi cưới xin, yên bề gia thất, sinh ra con bé này.
Nhưng nào có được yên, cho dù sự thật như tôi nói với anh, vợ tôi là cô thôn nữ tốt, vun vén cho gia đình, thương yêu tôi chăm sóc như nuôi con chim cu cườm trong lồng tía. Ôi! Con bướm lượn lờ như tôi, làm sao xua đi được hương thơm của loài hoa cũ.
Trong giấc mơ, trong khi buông cưa buông đục nghỉ xả hơi, rít thuốc sau khi hoàn thành lỗ mộng thắt, hình ảnh người xưa cứ tái hiện trong tâm - Đáng sợ hơn nữa là người xưa lại tái hiện ngay cả lúc ôm vợ nhà trong vòng tay, ảo ảnh thậm chí thốt thành lời, tôi gọi nhầm tên người xưa ngay cả lúc cơ thể run lên đỉnh điểm lúc ấy.
Vợ tôi vốn dịu hiền nên cũng cho qua đến khi con cháu lên 5 tuổi.
Huynh có tin minh chứng truyền miệng dân gian về giới nữ trong các vùng xứ đạo không - Con gái ở xứ đạo đa số là đẹp với vẻ thánh thiện.
Luận rằng do ngày ngày, các bà mẹ cầu kinh ngắm nhìn chân dung Đức Mẹ đồng trinh vô cùng xinh đẹp, ấn tượng kiều diễm ấy ăn sâu vào trong tâm khảm nên bé gái sinh ra là mẫu của thánh nữ. Nhờ vậy con gái xứ đạo rất nên xinh đẹp.
Cho rằng truyền thuyết ấy là có thực đi, nhưng đó là ảnh hưởng trực tiếp của người phái nữ trong tranh đến bào thai khi qua người mẹ cùng là nữ trong cuộc đời.
Chưa hề nghe sách nào nói người cha là nam giới qua đồng sàng dị mộng mà gieo vào người cùng chăn gối hình ảnh của người đàn bà khác trong mộng, vào đứa con do vợ mình sinh ra.
Nhưng từ khi cháu lên 5 tuổi, coi như tôi đã tin, không chối vào đâu được.
Một hôm, đang cưa mẩu gỗ, tôi nghe tiếng trẻ kêu cứu vì lũ chó nhà bên chắn ngõ, tôi chống gậy, nhìn thấy cháu sợ hãi rút vào bờ rào bỗng nhiên tôi phát hiện những đường nét sao chép hình ảnh của người yêu trước kia của tôi, con mắt lá dăm, chân mày lá liễu, chống đòn gánh một bên lại nghiêng mặt về một phía.
Tôi ôm cháu lên để lại nhìn ngắm, quả thật không sai - Rồi thời gian, cháu càng lớn càng không thể chối cãi vào đâu được nữa. Nếu là nam giới, vợ tôi không thể tránh bị tai tiếng ngoại tình vì sinh con giống người khác.
Lại còn sợi dây thiêng liêng tình cảm khó hiểu hơn nữa - Cô ấy (tức người yêu đầu đời) lại mến con cháu như mẹ con - Còn cháu cũng quấn quýt với cô ấy, đi học về hôm nào cũng ghé.
Ngày mai, có xe đạp huynh đèo tôi đi Tiên Lữ, gặp được bà ấy tận mặt, huynh sẽ rõ.
Chúng tôi đến vào lúc bà chị đang đưa đẩy xoay tròn chiếc mui gỗ lên mặt vải tráng bánh đa. Sau khi đậy vung chờ bánh chín, cử chỉ thư nhàn sau phút giây làm việc, hai bàn tay chắp lại buông xuống một bên, vai nghiêng một bên, người uốn lượn như cung đàn sao chép nguyên mẫu dáng ngồi của bé gái đêm qua - Mái tóc đen huyền, nước da mịn màng như trứng gà bóc, thời gian vẫn còn lưu lại vẻ thanh tú một thời đã làm mê mẩn tâm hồn ông thợ mộc.
- Gạo xay bột có người giã rồi, Lý Xích Hoài đến có việc gì đây ? (Theo tích xưa Lý Xích Hoài cầm chày giã gạo).
Chị hướng sang phía khách là tôi xởi lởi:
- Cũng may hồi đó ông ấy ruồng bỏ tôi, nếu không tôi đã phải nợ ông chồng què đó bác!
Kẻ vấp ngã trên tình trường giữ nạng bằng nách để áp bàn tay lên ngực: "Bà hãy đay nghiến trách mắng tôi đi! Tôi nghe tất! Nhưng cái chân què này đâu khổ bằng cái hương xưa đầu đời của cô gánh gạo nó cứ lưu lại mãi ở chỗ này này!".
Ông thợ mộc lảng sang chuyện khác:
- Nghe nói bánh đa ngon, ông bạn này muốn mua mười chiếc.
Bà buộc bánh, thêm hai chiếc: "Phần này tôi gửi cho cháu gái tôi".
Bà lại mở vung - Hơi nước bốc lên lan tỏa một màn sương, không gian như ấm lại.
Bác thợ mộc chống nạng đi trước, tôi đẩy xe đi sau, trở lại con đường tiên đi (Tiên Lữ) lòng bâng khuâng - Số phận con người? Lý giải làm sao đây những hiện tượng lạ.
Lão Bỉnh tự thán:
- Ba phần tư thế kỷ, một đời người, mỗi năm trôi qua phát hiện thêm một sai lầm mới trong nhận thức làm người - Để sống trên đời chả dám gây hấn với bất cứ ai, yêu toàn nhân loại, kiêng cử không dám đấm đá, đâm chém, tham lam bất cứ ai, kiếp bướm mà! Gió đưa thành kẻ lãng du, gặp bất cứ hoa nào cũng đáp thụ phấn cho cây trồng rồi lại bay đi không hề trở lại, biết ai là cốt nhục trong cái xã hội rộng lớn để phân biệt, khỏi choảng nhằm cốt nhục.
- Cuộc đời rồi sẽ qua đi, cái bóng mình trên vách cũng mang đi nốt, làm sao lưu dấu được, xét lại thằng tôi cái tâm thì muốn lên Niết Bàn, cái tính lại đặt trên hai bàn chân lãng tử, không xuống tóc ở chùa được vì chẳng có căn tu.
- Thôi mình lại xuống bếp đi huynh.
Những hòn đất có nhân lại được cời ra lăn vào bếp phủ tro than, than ấy lại nướng bánh đa của người xưa tặng cho ban sáng - có câu ví vịnh chiếc bánh đa:
Khách đa tình - bánh cũng đa tình
Hay bênh vực cho một phía:
Chẳng đa tình sao gọi bánh đa?
Rượu nồng, thịt béo, bánh giòn. Hai chúng tôi lăn ra ngủ, nằm luôn ngay trên mặt đất tổ tiên để lại, đánh một giấc ngon lành.
Nai đồng quê, thái miếng to, ướp tương bần - Búp sen mở cánh, đặt thịt vào giữa gương vàng túm lại - Đất sét nhào tro bọc bên ngoài xếp bảo quản vào góc bếp dùng dần - Bụi thời gian phủ lên trông như những nắm than quả bàng chẳng ai để ý.
Bác phó mộc Bỉnh chiêu đãi tôi món này: "Đặc biệt huynh là người miền Nam xa quê hương, tôi mới giới thiệu đặc sản này, tự biên tự hưởng, tôi chưa hề tiết lộ công thức với bất cứ ai".
Hưng Yên có táo Thiện Phiến, khoai Lim, nhãn Tiến, cá mòi Dốc Lã, có rượu Trương Xá, bún thang Lươn, tương Bần... có lẽ huynh đã nếm thử, nhưng nếu người bạn lang bạt như huynh rời mảnh đất này mà chưa thưởng thức món "Liên nhục" (sen, thịt) Phó Bỉnh này tôi đắc tội - Mời huynh xuống đây, bên bếp lửa hồng, rượu ngon có bạn hiền, ấm lòng lắm giữa đêm đông gió lạnh.
Bác Phó dùng gắp tre khều những hòn đất lăn ra, vùi vào tro, phủ than hồng lên trên.
Bác bảo:
- Cá nhỏ rán lửa to, cá to lửa nhỏ, nướng món này như rán cá to vậy. Cho âm ỉ nóng dần lên, lớp vỏ đất sét bên ngoài đanh chắc lại hấp thụ nhiệt truyền vào, thực phẩm bên trong không mất mùi vị.
Trẻ chăn trâu đào hố bẫy vịt chạy đồng, không có nồi chảo, cũng dùng cách bọc đất nướng này bằng lửa rơm. Mở ra lông vịt theo với đất, thịt chấm muối ăn.
Bên các tiểu đảo Thái Bình Dương, dân canaque bản xứ bắt được cá to, săn được thú thường ướp nước cốt dừa, trộn khoai củ bọc lá chuối, áo đất. họ chất đá, đốt đá nóng lên sau đó vùi thực phẩm áo đất vào nướng - Món ăn mượn hơi đá, chín thơm được coi như món quốc tuý: Ăn cũng là văn hóa.
Bằng thời gian chín củ khoai, bác Bỉnh lấy ra dùng giẻ lau bụi, bóc đôi ra như vỏ măng cụt. Hé búp sen đặt vào bát.
Nam Bộ có từ "Ngậm mà nghe" khi thưởng thức món ngon - Thú thật, trong sâu kín tôi vẫn che giấu chút tự hào là dân sành điệu, món ngon vật lạ nếm đủ - Đêm nay nghệ thuật ẩm thực độc đáo của ông Phó mộc làm cho tôi phải tự xô ngã mọi sành điệu chủ quan - Ngon tuyệt! Tôi quá đã, "ngậm mà nghe" - Món nhấm thật giản dị, mà sao nghe đâu đây thăm thẳm ngàn xưa, ngào ngạt hương đồng gió nội. Không kích thích mạnh như hành tỏi ngũ vị ớt tiêu, dìu dịu ngát sen mời gọi men nồng.
*
* *
Chủ nhân tiếp đãi tôi món ẩm thực độc đáo là một lãng tử chân què.
Cuộc đời là một chuỗi dài những bất đắc chí.
Hai mươi lăm tuổi, nay đây mai đó, làm mộc, cất nhà, đóng bàn ghế cho thiên hạ, cha mẹ lần theo dấu chân phiêu bạt bắt về cưới vợ.
Nàng đẹp người đẹp nết, tề gia nội trợ giỏi giang, có ý chí rất mạnh mẽ để giữ riệt chồng bên mình, luôn cự tuyệt những bạn bè nào có ý rủ rê chồng rong chơi vắng nhà. Dần dà sự giao tiếp của chồng trở nên thưa thớt - Sợ anh ấy sa ngã, sợ nắng mưa, sợ đau ốm, sợ phải xó chợ đầu đường, rừng thiêng nước độc, sẩy nhà ra thất nghiệp - Muốn rượu có rượu, muốn thịt cá có thịt cá - cơm gà có gỏi sung sướng còn hơn gia cầm vỗ béo. Thời gian đầu chàng cam chịu cho vui cửa vui nhà - Ai cũng mừng giùm rằng "lãng tử sớm quay đầu".
Nhưng như người nghiện bỏ thuốc lá, bỏ rồi hút lại, nghiện lần sau nặng gấp mấy lần trước. Cuộc sống như con cu cườm no ấm ở gia đình làm cho kẻ lãng tử quen giao tiếp, cảm thấy cuộc sống xã hội của mình dần dần bị thu hẹp lại sau lũy tre, bạn bè thưa thớt, diễn biến bốn phương cuộc đời ngoài kia ra sao mình trở nên mù tịt - Cơn khủng hoảng tinh thần lại thúc giục, ngứa cẳng ra đi, lần này biệt tích, lãng tử không quay đầu nữa! - Vợ về thấy mất bộ đồ nghề làm mộc, cưa, bào, búa, đục... biết hắn đi rồi, xa lắm, rừng Nghệ An, rừng Việt Bắc, Tây Bắc mênh mông biết nơi mô tìm về? Sáu năm dài, vọng phu mòn mỏi với thời gian, đá cũng thành cát bụi, vợ ở nhà đành rổ rá cạp lại, xây cuộc đời mới để có chỗ nương thân.
Biền biệt hai ngàn ngày phiêu bạt, thật ra năm hết tết đến, cũng chạch nhớ quê hương, nhưng nghĩ tới sự quản chế ngọt ngào của người đàn bà mà ớn lạnh, đành im hơi lặng tiếng, đón xuân nơi xứ người.
Hỏi sao bây giờ lại chịu phép trở lại quê xưa, bác phó chỉ cái chân tật nguyền thở dài: "Đây là hậu quả của chuyến đi buôn bè. Bè gỗ đang trớn vào mùa nước lũ, muốn bắt bè vào bến lâm nghiệp phải có người nắm đầu dây song (mây) đấu vào các bè khác neo trước - Bè gỗ đang lao tới bất ngờ bị dây hãm lại tấp vào với tốc độ chóng mặt, tôi trượt chân ngã vào lúc ấy, gỗ súc của bè đang trôi và bè tại bến va vào nhau như gọng kềm, đầu gối tôi lại kẹt vào giữa - Tôi tỉnh lại thấy mình đang nằm trong bệnh xá Phố Lu, đầu gối chân đã bị tháo khớp tự lúc nào.
Lá rụng về cội thôi, tôi về làng cũ, còn ít tiền mua tre nứa dựng lại nếp nhà - Mất chân còn hai tay, tôi sống bằng nghề đục mộng thắt cho người ta làm nhà - Tôi làm việc ấy giỏi nhất vùng này, vì mộng thắt là bí truyền của Lỗ Bang cụ tổ nghề mộc - nhà gỗ kê táng không chôn cột, không đóng đinh, chỉ nhờ mộng thắt kết nối nhau mà cả bộ khung nhà vững vàng đối đầu với gió mưa bão tố.
Vợ chồng cô ấy có dắt nhau đến đây để tạ tội với tôi, tôi không trách họ mà còn thầm cám ơn hắn đã thay tôi gánh đỡ cho sự quản lý ngọt ngào.
- Thế bác ở vậy đến bây giờ.
- Lãng tử quày đầu tức thị lãng tử cô đơn. Ham muốn nữa làm gì với cái chân què gây khổ cho đàn bà nữa?
Chẳng phải nhờ những tâm trạng này mà các triết gia có cái để luận về sự đời truyền dạy cho con cháu đó sao?
- Và cái món hoa sen đùm cầy tơ cũng là sáng tạo của bậc trí giả cô đơn?
- Có lẽ thế!
*
* *
Tiên Lữ.
Địa danh của một huyện thuộc Hưng Yên đối diện với Hưng Nhân, Thái Bình cách một con sông.
Tôi là người phương xa, miền Nam trên đất Bắc, không hiểu lịch sử của địa danh đầy nữ tính nên cứ tự hiểu lấy:
Lữ là đi (lữ hành) tức là đường đi của tiên nữ. Nói thế không ngoa. Bạn thử đến đó mà xem, quê hương táo Thiện Phiến ven theo con đường từ thị xã Hưng Yên đến chợ huyện Tiên Lữ nhiều tiên lắm, mỗi người một vẻ, vẹn cả mười phân. Aỏo nâu da trắng, tiếng nói dân ca, gót sen dân dã.
Tôi về đây theo sự phân công của phòng kỹ thuật Ty Công nghiệp Hưng Yên phụ với xã xây dựng nhà xay thóc ngô và chế biến thức ăn gia súc.
Ông Chủ nhiệm Hợp tác xã định kiếm một gia đình ngon lành cho tôi ở. Tôi thưa với ông, tôi vốn cũng là lãng tử muốn quày đầu nhưng công tu dưỡng chưa thâm hậu còn để bị cám dỗ, làng ta nhà nào cũng có mỹ nhân sợ ở chung nhà dễ sanh tâm, đêm đến làm sao ngủ yên để có sức khoẻ lắp đặt máy móc được chính xác. Lại nữa tôi đã có ý trung nhân trên Phố Hiến ước hẹn xây dựng cuộc đời, nhỡ có điều tai tiếng lại hỏng tương lai lần nữa.
Ông già nghe chí lý nên tôi được giới thiệu đến trọ nhà ông thợ mộc, hai cảnh cô đơn, hai kẻ lãng tử quày đầu thân nhau, đến ngày nay dù kẻ Nam người Bắc để còn nhớ lão Bỉnh khi đặt bút viết những dòng này.
Thông thường quen với ai, ta đem thành tích ra kể cho họ nghe, họ chỉ phục ta thậm chí còn cảnh giác xem có thể tin bao nhiêu phần trăm. Nếu ta đem nỗi khổ sớt chia, họ sẽ thương ta. Còn nếu thổ lộ cho họ nghe thói hư tật xấu của ta cho họ nghe, họ sẽ gần với ta hơn, còn nếu họ khinh ta họ không thể là đồng đạo.
Hai tháng góp gạo thổi cơm chung có sẵn hũ tương phơi giữa sân, luống rau muống, su hào, sáng rau muống chấm tương, chiều canh tương nấu su hào, nhưng một khi đã mở nút chai là có món nhấm.
Thời kỳ Johson cho không quân ném bom miền Bắc, nước mắm trở nên khan hiếm. Tàu thuyền đánh cá khó ra khơi, có thành phẩm rồi vận chuyển lên miền xuôi, miền ngược là cả vấn đề. Nước mắm phân phối bằng tem phiếu thường kỳ bị gián đoạn. Trung ương chỉ thị từng địa phương cố gắng sản xuất tương, nước chấm bằng đậu đỏ. Hưng Yên phải cố gắng nâng sản lượng tương Bần. Chỉ thị còn có câu: Công nghiệp hóa nghề làm tương.
Viện thực phẩm cử anh Hải, chị Chung, chị Mai kỹ sư thực phẩm về Bần, Yên Nhân, Mỹ Hào học kinh nghiệm dân gian làm công thức quy trình chế biến khoa học cho sản xuất đại trà trong nhà máy.
Tôi lại được lệnh theo đoàn vừa phụ việc, vừa tập sự để sau này về tổ chức sản xuất cho tỉnh nhà.
Vậy là tôi phải chia tay với bác Bỉnh lên Mỹ Hào công tác - Nghiên cứu khoa học không có ngày Chúa nhật, phải theo đuổi liên tục đến cuối cùng công đoạn sản xuất - Hàng tháng mới được nghỉ gộp một lần - Anh chị em trên Viện có gia đình về Hà Nội, còn tôi đơn thân, đi đâu hơn về Thiện Phiến thăm lại ông bạn già kết nghĩa? Không phải nhớ thịt đùm hoa sen, càng không phải vì giữ lễ đã có thời gian tá túc nhà ông - Giọt nước mắt lăn dài trên má ông khi ông bắt tay tôi từ giã đã làm mềm lòng tôi. Tim tôi xao xuyến khi nhận biết ông thật lòng thương tôi, thông cảm tôi cũng lận đận như ông đã từng lận đận, tôi cũng cô đơn như ông cô đơn, tôi cũng vấp ngã trên tình trường cũng như ông từng thảm bại.
Thuở tôi còn đi học, cha tôi có dặn, muốn nên người hiểu biết, mỗi khi nghe ai nói gì, giảng giải việc gì, cả khi đọc báo văn chương con luôn phải:
Tám phần làm ngốc, hai phần làm khôn
Ngốc bởi vì điều người ta nói, người ta viết in ra con chưa từng biết, chưa từng học, chưa từng nghe.
Khôn bởi vì nội dung nói viết của người ta có thể sai vì chủ quan hoặc có dụng ý không tốt, thậm chí muốn lừa gạt và lôi kéo.
Bởi vậy trên trường đời không nên nghe và đọc như một người ngoan đạo mà phải biết suy xét trước khi biến thành nhận thức - kéo lại cho mình chút đỉnh cái khôn.
Nhưng kể từ khi phát hiện giọt nước mắt của người bạn nghèo nơi tha phương tôi biết bác Bỉnh rất thật lòng với tôi, kẻ cùng cảnh ngộ - vậy làm khôn để làm gì mỗi khi tôi với ông luận bàn thế sự.
Từ trên Bần, Yên Nhân về, đồng lương công nhân phụ động khởi điểm là 35 đồng, đóng hết 18 đồng tiền ăn, mua xà phòng, mua phấn đánh răng, tiêu vặt, xôi sáng... tôi còn được ít tiền chỉ đủ ghé ngã ba Phố Nối, mua hai đĩa chè xôi gói lá chuối treo ghi đông gọi là có chút quà mang về biếu bạn.
Đến nơi, trời đã tắt - Đứng ngoài bờ dậu nhìn vào nhà không đèn đuốc tối om - Có lẽ gia chủ đang nằm ổ rơm gác tay lên trán rung đùi vì có tiếng ư ử ngâm:
Lấy em anh biết ăn gì?
Bóc sắn sắn đắng, hái si si già
Anh về bán Phật Di Đà
Bán chùa Thạch Thất, bán luôn Ba Vì
- Sao không đèn đóm gì thế này?
- Hết dầu rồi, bữa nay 10 giờ có trăng lên.
Chúng tôi nằm sóng đôi ăn chè xôi tán gẫu.
Trường đời có những vấn đề sáng ra trong đêm tối.
- Sao? Công việc mới có gì lý thú không ? - Bác hỏi tôi bằng chất giọng đầy mồm xôi.
- Chẳng những lý thú mà còn lạ và hay - Mỗi nghề của cha ông để lại không phải tự dưng mà nổi tiếng.
- Anh nói làm cho tôi phổng mũi vì mình là dân Hưng Yên rồi đó.
Tôi kể cho bác về những gì lần đầu tiên được trông thấy - Nào người ta đặt cái chảo nghiêng để rang đỗ, dùng một cái trang bằng gỗ đẩy hạt đỗ từ dưới thấy lên cao cho hạt đỗ tự lăn xuống cho đến khi hạt đỗ chín, xoa trên đầu tay vỡ đôi ra vàng đều từ trong ra ngoài mà vỏ vẫn không cháy khét - Nào lần đầu tiên tôi được trông thấy những nong mốc tương tuyền một màu hoa cau màu sắc đẹp như nhung - mà bí quyết là người ta biết dùng bào tử mốc giống gieo lên nong xôi như người nông dân gieo mạ, mạ lên xanh mà cỏ dại không kịp lấn lướt - người ta lại biết đem mốc ra vò tải lại khi mốc phát triển mạnh phát nhiệt làm hơi nước bốc lên ngưng tụ trên lá khoai làm hạt xôi bị ướt tạo môi trường thích hợp cho mốc lạ phát triển - Cho hay, từ xa xưa lắm tổ tiên ta biết ủ dưa, ủ rượu, ủ tương, ủ nấm là đã truyền lại cho con cháu ngày nay môn sinh học.
Hay hơn lại còn có văn hóa nghề nghiệp: Với câu ví của làng nghề:
Ông thối mà gặp bà thiu
Rước muối Đông Triều về chữa
Ông hết thiu, bà hết thối
Thối tức là đỗ tương rang sấy ngâm nước ba hôm dậy mùi, gán cho chức danh là "ông", nam giới tượng trưng cho người chồng - gặp "thiu" tức là xôi nếp đã lên mốc, chức danh là "bà", phái nữ tượng trưng cho người vợ, cả hai đều hư hỏng, đàn ông cũng như đàn bà - thực chất giá trị là nếp là đỗ đều quý cả, nhưng bị cuộc đời nhào nặn nên hư - để xáp lại với nhau biến thành món ăn (tương Bần) rất khái khẩu nhờ có muối Đông Triều.
Chồng thối, vợ thiu, tượng trưng ấy biết rồi vậy muối Đông Triều tượng trưng cho cái gì? Tôi đem ý ấy hỏi ông bạn tật nguyền - Bác không đắn đo:
- Khó gì phải hỏi? Muối tức là đạo nghĩa - Huynh chẳng đã nghe người ta nói "Đạo nghĩa vợ chồng" đó sao?
Nhưng phải chú ý điều này! Đạo nghĩa chỉ cao thâm khi nó ngấm vào những cuộc đời đã bầm dập, còn đối với người tạm gọi là tốt, chưa từng trải nó cũng như muối chấm đỗ chấm nếp còn tươi nguyên, chẳng có gì ngon đâu.
Tôi vỗ lên vai bác thầm nghĩ: "Hưng Yên đất của văn vật ngàn năm, con người của đất ngàn năm như bác quả là thâm thúy".
Giữa lúc ấy, có tiếng chó hùa trước ngõ nhà bên, chen lẫn tiếng con gái gọi cứu Bố ơi! Bố hỡi! Dưới ánh đèn bão, một thân hình mảnh mai nép vào bờ dậu - Tôi thay anh ra xua chó - đưa con gái anh vào nhà. Chiều thứ bảy, cửa hàng hợp tác xã mua bán đóng cửa, phải chờ đến đêm, người bán hàng về nhà trở lại trực cửa hàng, cháu mới mua được dầu hôi đem lên cho cha thắp đèn.
ánh sáng ấm áp soi tỏ ngôi nhà.
Thân hình cháu gái thon thả, có dáng ngồi chắp hai bàn tay buông xuống một bên, nghiêng vai về một phía, uốn người như một cung đàn.
Cháu về rồi, tôi nghe bạn buông tiếng thở dài.
- Huynh có biết cháu nó giống ai không?
Nghe như câu hỏi của một kẻ ghen tuông.
- Tôi làm sao biết được.
- Cháu là con của tôi do vợ tôi sinh ra. Nhưng trớ trêu lắm, sao càng lớn cháu càng giống người yêu đầu đời của tôi như khuôn đúc - Sáu tuổi, là tôi đã nhận ra điều này, càng ngày càng phát sợ cho chính mình.
Tôi có người yêu đầu đời từ năm mười tám.
Tôi ví mình với nàng như là bướm với hoa.
Một khi đã yêu nhau thì cả hai đều như hoa tất cả, nhưng trớ trêu thay, thân phận lại khác nhau, hoa bén rễ sâu xuống lòng đất nơi xóm nhỏ quê hương. Còn bướm lại mặc cho gió cuốn nhởn nhơ, trên đường phiêu lãng lại gặp gỡ bao nhiêu loài hoa khác - Đáp xuống, đáp xuống, lại bay đi.
Bão táp nổi lên từ trong gia đình, cổ tục cha mẹ đặt đâu ngồi đó tôi đâu dám cãi, đau khổ vì tình chia đôi ngả. Rồi phải dạm hỏi cưới xin, yên bề gia thất, sinh ra con bé này.
Nhưng nào có được yên, cho dù sự thật như tôi nói với anh, vợ tôi là cô thôn nữ tốt, vun vén cho gia đình, thương yêu tôi chăm sóc như nuôi con chim cu cườm trong lồng tía. Ôi! Con bướm lượn lờ như tôi, làm sao xua đi được hương thơm của loài hoa cũ.
Trong giấc mơ, trong khi buông cưa buông đục nghỉ xả hơi, rít thuốc sau khi hoàn thành lỗ mộng thắt, hình ảnh người xưa cứ tái hiện trong tâm - Đáng sợ hơn nữa là người xưa lại tái hiện ngay cả lúc ôm vợ nhà trong vòng tay, ảo ảnh thậm chí thốt thành lời, tôi gọi nhầm tên người xưa ngay cả lúc cơ thể run lên đỉnh điểm lúc ấy.
Vợ tôi vốn dịu hiền nên cũng cho qua đến khi con cháu lên 5 tuổi.
Huynh có tin minh chứng truyền miệng dân gian về giới nữ trong các vùng xứ đạo không - Con gái ở xứ đạo đa số là đẹp với vẻ thánh thiện.
Luận rằng do ngày ngày, các bà mẹ cầu kinh ngắm nhìn chân dung Đức Mẹ đồng trinh vô cùng xinh đẹp, ấn tượng kiều diễm ấy ăn sâu vào trong tâm khảm nên bé gái sinh ra là mẫu của thánh nữ. Nhờ vậy con gái xứ đạo rất nên xinh đẹp.
Cho rằng truyền thuyết ấy là có thực đi, nhưng đó là ảnh hưởng trực tiếp của người phái nữ trong tranh đến bào thai khi qua người mẹ cùng là nữ trong cuộc đời.
Chưa hề nghe sách nào nói người cha là nam giới qua đồng sàng dị mộng mà gieo vào người cùng chăn gối hình ảnh của người đàn bà khác trong mộng, vào đứa con do vợ mình sinh ra.
Nhưng từ khi cháu lên 5 tuổi, coi như tôi đã tin, không chối vào đâu được.
Một hôm, đang cưa mẩu gỗ, tôi nghe tiếng trẻ kêu cứu vì lũ chó nhà bên chắn ngõ, tôi chống gậy, nhìn thấy cháu sợ hãi rút vào bờ rào bỗng nhiên tôi phát hiện những đường nét sao chép hình ảnh của người yêu trước kia của tôi, con mắt lá dăm, chân mày lá liễu, chống đòn gánh một bên lại nghiêng mặt về một phía.
Tôi ôm cháu lên để lại nhìn ngắm, quả thật không sai - Rồi thời gian, cháu càng lớn càng không thể chối cãi vào đâu được nữa. Nếu là nam giới, vợ tôi không thể tránh bị tai tiếng ngoại tình vì sinh con giống người khác.
Lại còn sợi dây thiêng liêng tình cảm khó hiểu hơn nữa - Cô ấy (tức người yêu đầu đời) lại mến con cháu như mẹ con - Còn cháu cũng quấn quýt với cô ấy, đi học về hôm nào cũng ghé.
Ngày mai, có xe đạp huynh đèo tôi đi Tiên Lữ, gặp được bà ấy tận mặt, huynh sẽ rõ.
Chúng tôi đến vào lúc bà chị đang đưa đẩy xoay tròn chiếc mui gỗ lên mặt vải tráng bánh đa. Sau khi đậy vung chờ bánh chín, cử chỉ thư nhàn sau phút giây làm việc, hai bàn tay chắp lại buông xuống một bên, vai nghiêng một bên, người uốn lượn như cung đàn sao chép nguyên mẫu dáng ngồi của bé gái đêm qua - Mái tóc đen huyền, nước da mịn màng như trứng gà bóc, thời gian vẫn còn lưu lại vẻ thanh tú một thời đã làm mê mẩn tâm hồn ông thợ mộc.
- Gạo xay bột có người giã rồi, Lý Xích Hoài đến có việc gì đây ? (Theo tích xưa Lý Xích Hoài cầm chày giã gạo).
Chị hướng sang phía khách là tôi xởi lởi:
- Cũng may hồi đó ông ấy ruồng bỏ tôi, nếu không tôi đã phải nợ ông chồng què đó bác!
Kẻ vấp ngã trên tình trường giữ nạng bằng nách để áp bàn tay lên ngực: "Bà hãy đay nghiến trách mắng tôi đi! Tôi nghe tất! Nhưng cái chân què này đâu khổ bằng cái hương xưa đầu đời của cô gánh gạo nó cứ lưu lại mãi ở chỗ này này!".
Ông thợ mộc lảng sang chuyện khác:
- Nghe nói bánh đa ngon, ông bạn này muốn mua mười chiếc.
Bà buộc bánh, thêm hai chiếc: "Phần này tôi gửi cho cháu gái tôi".
Bà lại mở vung - Hơi nước bốc lên lan tỏa một màn sương, không gian như ấm lại.
Bác thợ mộc chống nạng đi trước, tôi đẩy xe đi sau, trở lại con đường tiên đi (Tiên Lữ) lòng bâng khuâng - Số phận con người? Lý giải làm sao đây những hiện tượng lạ.
Lão Bỉnh tự thán:
- Ba phần tư thế kỷ, một đời người, mỗi năm trôi qua phát hiện thêm một sai lầm mới trong nhận thức làm người - Để sống trên đời chả dám gây hấn với bất cứ ai, yêu toàn nhân loại, kiêng cử không dám đấm đá, đâm chém, tham lam bất cứ ai, kiếp bướm mà! Gió đưa thành kẻ lãng du, gặp bất cứ hoa nào cũng đáp thụ phấn cho cây trồng rồi lại bay đi không hề trở lại, biết ai là cốt nhục trong cái xã hội rộng lớn để phân biệt, khỏi choảng nhằm cốt nhục.
- Cuộc đời rồi sẽ qua đi, cái bóng mình trên vách cũng mang đi nốt, làm sao lưu dấu được, xét lại thằng tôi cái tâm thì muốn lên Niết Bàn, cái tính lại đặt trên hai bàn chân lãng tử, không xuống tóc ở chùa được vì chẳng có căn tu.
- Thôi mình lại xuống bếp đi huynh.
Những hòn đất có nhân lại được cời ra lăn vào bếp phủ tro than, than ấy lại nướng bánh đa của người xưa tặng cho ban sáng - có câu ví vịnh chiếc bánh đa:
Khách đa tình - bánh cũng đa tình
Hay bênh vực cho một phía:
Chẳng đa tình sao gọi bánh đa?
Rượu nồng, thịt béo, bánh giòn. Hai chúng tôi lăn ra ngủ, nằm luôn ngay trên mặt đất tổ tiên để lại, đánh một giấc ngon lành.