Nhà hiền triết
Tác giả: Trần Kim Trắc
Cháu bé nũng nịu. Để không làm phiền, ông đang có khách, mẹ vội vàng dắt tay ra đường. Lúc trở vào bé ôm chặt một chai Pepsi, vừa lẫm đẩm bước vừa hút ngon lành.
Ông khách nhà văn lắc đầu: "Trẻ bây giờ đứa nào cũng thích Pepsi - CoCa, thảo nào một nhà báo Mỹ hỏi ông cựu binh ta: "Ông nghĩ gì khi giới trẻ Việt Nam bây giờ uống nước giải khát Mỹ, mặc quần áo mang mác Mỹ?".
Ông nội cháu cười:
- Anh muốn nói là con cháu ta sẽ thành Mỹ hết phải không? Nhà văn anh khéo lo quá! Anh đừng lo! Đến hai lăm, ba mươi tuổi anh có cho nó cũng không thèm. Đến lúc ấy chúng sẽ chỉ thích cái này, hề... hề... ông vừa nói vừa đưa chai đế Gò Đen lên - Của ngọt để dụ con nít - con muốn lấy lòng một dân tộc như mình cần những thứ này: canh chua và cá kho tộ... Nào, vô đi! Năm mươi phần trăm!
Khách uống cạn dằn ly xuống bàn tỏ ý hòa đồng.
- Tôi phục thằng cha này! Luôn luôn có ý kiến lắc léo, rất độc đáo thảo nào hồi chín năm anh em bộ đội gán cho anh biệt danh là "NHà HIềN TRIếT".
Nhà hiền triết dân gốc Trà Ôn, tên cúng cơm là Nguyễn Văn Khoẻ vào bộ đội 307 lấy bí danh là Cần - Đến thời nằm vùng lúc Mỹ Ngụy tiếp quản Tỉnh ủy bí mật Bạc Liêu bảo đổi danh tánh sợ chọn tên đẹp dễ trùng tên với đồng bào nhỡ có lộ hành tung giặc truy tìm nhằm tên người khác khổ cho bà con, bèn chọn cái tên thật xấu là Cù, Tư Cù. Trước Cần giờ là Cù "Cần Cù" không kỵ úy với bất cứ tên ai.
Trong tiểu đội có hai anh trùng tên Lộc - Đơn vị bảo gọi Lộc A và Lộc B cho phân biệt. Nhà hiền triết thấy thiếu hình tượng bèn gọi theo ý mình: anh có nước da đen là Lộc Chà, anh thứ hai là Lộc Na vì mặt rỗ trông giống như hột na (mãng cầu). Vậy là con chữ "A" "B" biến mất - Thư ký văn phòng cũng ghi luôn là Lộc Chà và Lộc Na vào sổ bộ.
Trung đội vận động mỗi tháng ra một tờ bích báo, mỗi chiến sĩ phải có một bài - mọi người viết văn, thơ, hò vè, xã luận chính trị - Nhà hiền triết chuyên vẽ tranh châm biếm.
Anh vẽ một chiếc xuồng ba lá trên dòng nước ngược, đằng mũi một anh gầy nhom ngồi bơi nhưng khẳm đến líp be, đằng lái chỏng ngược lên trời dầm bơi không tới nước mặc dầu chở một anh chàng mập ú miệng toe toét cười - Tiêu đề ghi dưới bức tranh bốn chữ "SAU KHI Tự PHÊ BìNH". Ngược đời nhưng thuận tâm, nghịch lý nhưng thuận ý muốn nói rằng sau khi tự phê bình tâm hồn ta nhẹ tênh thoải mái như anh chàng ngồi sau lái vậy.
Bức tranh khác vẽ mẹ vịt xiêm (ngan) dẫn một đàn con đông đúc tìm mồi, diều hâu trên cao xòe móng lao xuống, vịt mẹ quyết hy sinh vì đàn con bất kể móng vuốt cắm sâu vào thịt da, cắn cổ diều hâu dìm xuống bùn cho đến nghẹt thở. Cảnh tượng này ai sống ở miệt vườn đều có dịp trông thấy, không lạ, nhưng rất có ý nghĩa khi họa sĩ ghi vào bãi bùn ba chữ "Đầm lầy Việt Nam". Ai xem cũng hiểu diều hâu là thực dân sa lầy.
Còn nữa, bức sau này chia làm ba ô liền ý vẽ một chiếc nóp dựng đứng che không thấy người, phía dưới thò ra hai bàn chân lò dò đi về phía bên trong kê một chiếc giường có cô con gái chủ nhà nằm ngủ xõa tóc. Bên ngoài cửa nhìn vào có anh lính gác cầm súng chĩa vào, miệng hô khẩu lệnh từng ô:
- Cái nóp đi đâu ?
- Cái nóp đứng lại !
- Cái nóp nằm xuống ! Cái nóp ngủ đi !
Ô thứ ba vẽ cái nóp lật mũi tàu nằm xuống từ trong tia ra mấy chữ Khò! Khò! Ngoan lắm, giả vờ ngủ.
Từ cụ La Fontaine ngày xưa chuyên viết ngụ ngôn đến WalDisney ngày nay chuyên vẽ cổ tích, đã từng có cái bình tích biết nói, con sói giở lý lẽ để ăn thịt cừu hoặc đe dọa thỏ "Hãy đợi đấy!", chưa ai nhân hình hóa cái nóp biết đi. Có lẽ chỉ vì duy nhất có dân Đồng Tháp Mười biết nằm nóp và chỉ độc quyền đời lính mới có chuyện cái nóp biết đi và biết ngáy. Văn học hay khi nào độc giả thấy mình giống nhân vật trong truyện, "Cái nóp biết đi" hay đến cỡ nào thật khó đánh giá chỉ thấy lính ta anh nào xem cũng cười.
Cái nhà hiền triết xưa nay ngoài những đức tính triết gia còn cần có đức tính lạc quan là vậy đó! Thánh hiền chẳng phải đã mơ ước cho chúng sanh được yên vui là gì? Lạc quan là lẽ sống.
Sau một trận đụng độ với ruồng bố nhỏ, tiểu đội có một anh bị thương nằm dưới xuồng. Nhà hiền triết được phân công chèo xuồng đưa thương binh về quân y viện. Xuồng rẽ nước qua ngang một ruộng cấy; chị em thợ cấy trông thấy chạy ra hỏi thăm, lời lẽ mộc mạc:
- Anh ơi! Aónh bị thương xương cốt có sao không anh?
Nhà hiền triết vừa chèo vừa đáp:
- Không sao đâu ! Gãy xương nhưng còn cốt.
Chị em ngớ ra một lúc, chừng hiểu được, mới xô nhau chạy toé nước, đấm nhau cười rúc rích. Anh chàng bị thương đang méo mặt rên hừ hừ cũng phải phì cười.
Trước trận đánh đồn Bảy Ngàn nhà hiền triết được đề bạt lên làm Trung đội phó, nắm một mũi đột phá. Sau khi dẫn quân trầm mình xuống nước tiếp cận vị trí xung kích, súng, bộc phá đã nổ, nhà hiền triết bị rào kẽm gai ngáng đường. Khẩu súng máy Lewis của giặc từ trên "tua me" quét đạn xuống, người được phân công lên trước cắt rào không thấy ra. Giờ phút quyết định này, khẩu lệnh động viên của người chỉ huy rất quan trọng. Người viết bài này được dịp nghe nhiều vị chỉ huy chiến trường ra khẩu lệnh. Nào là vì truyền thống, vì Tổ quốc, vì nhân dân hoặc vì trả thù cho đồng bào... Tiến lên! Chưa hề được nghe kiểu động viên của nhà hiền triết - Tiểu đội trưởng dưới quyền con trai ruột của ông Năm Châu nghệ sĩ bậc thầy cả nước biết tiếng, tên là anh Trúc Sơn. Nhà hiền triết vỗ vai Trúc Sơn động viên theo kiểu riêng:
- Ê ! Con trai Năm Châu ! Lên đi !
Nghe nhắc đến tên Cha, Trúc Sơn rút mã tấu chồm dậy, dùng sức cả hai tay, đứng thẳng, chém suốt dọc theo thân trụ sắt, toé lửa. Giây thép gai đứt phăng theo từng nhát chém, tạo ra một cửa mở cho đội xung kích xông vào bắt được xếp đồn tây vốn là chủ đồn điền tên Gressier và buộc hắn kêu gọi người em là Remy từ trên "tua me" ném khẩu Lewis xuống đầu hàng.
Trên đường áp tải tù binh rút về bờ kênh Nàng Mao dưới cơn mưa tầm tã. Khi chặt lá chuối cho anh em che đầu, Trúc Sơn nói với nhà hiền triết:
- Hồi nãy, anh động viên ác quá !
Nhà hiền triết cười khá:
- Thì lâu lâu cũng phải cho ông già cậu (tức nghệ sĩ Năm Châu) tham gia trận mạc với chứ !
*
* *
Tập kết ngược nghĩa là ra đến gần tàu lớn của Liên Hiệp đình chiến để chuyển quân ra miền Bắc, một chiếc ghe bí mật quay lái, người nằm xuống lấy chiếu phủ lên giả dạng ghe thương hồ, chèo ngược với đội hình trở lại rừng U Minh. Từ đấy đơn vị cũ không còn biết tung tích.
Mười hai người chọn toàn chiến sĩ thi đua còn gọi là gạo cội ở lại bí mật, nghe phổ biến là ở lại để bảo vệ Trung ương Cục.
Nhưng chèo về Thới Bình, vào địa chỉ liên lạc trong rạch Bà Hội mới hay chủ trương đã thay đổi - Có chỉ thị chôn dấu vũ khí, đạn dược. Lợi dụng chủ trương quy hồi của Ngô Đình Diệm, cài người của ta vào hàng ngũ đối phương để làm công tác binh vận, mặc áo lính Cộng hòa, bí mật hoạt động cách mạng, ngủ một đêm tới sáng đã ngồi trong đồn giặc, cầm súng cho giặc.
Tất nhiên trước khi ra "quy hồi" phải học để đả thông tư tưởng. Lúc lên lớp, nhà hiền triết ngứa miệng hỏi: "Gà bịt cựa làm sao đá?".
Edốp ngày xưa nói : Ngon cũng lưỡi - dở cũng lưỡi là nói nói người khác, còn nhà hiền triết của chúng ta lại tự thè lưỡi mình ra giữa thời buổi nghiêm trọng, tư tưởng của từng người được theo dõi rất kỹ.
"Gà bịt cựa" lỡ lời chỉ bấy nhiêu mà bị tách ra, cho ở lại, không được cử đi làm lính Cộng hòa - Rủi hay là may? Trong khi mười hai anh em cùng thuyền vài hôm sau đó được "ăn cơm quốc gia làm ma cộng sản" giữ tương đương chức vị hồi kháng chiến trong đồn bót của Ngô tổng thống.
Riêng nhà hiền triết phải lội bộ trở vô rừng tràm trình diện lại với Tỉnh ủy bí mật tỉnh Bạc Liêu - gặp ông Năm Chờ đại diện thường vụ. Đoán biết được tâm lý mặc cảm của anh bị ám ảnh vì sự không tin tưởng của lãnh đạo, ông Năm Chờ mỉm cười, vỗ vai thân mật bảo: "Có sao đâu! Gà bịt cựa không chịu đá thì mình ôm gà mình về".
"Ôm gà về" tức là phân công việc khác: rút vào bí mật bám dân, bám đất nằm vùng ở địa phương. Bấy giờ không còn ai gọi là hiền triết nữa mà là Tư Cù - hoạt động bí mật vùng Khánh Lâm đến Kinh Xáng Bà Kẹo.
Chiến tranh ở miền Nam sau hiệp định Giơ-neo-vơ là chiến tranh từ một phía. Một bên là chính quyền mới do Mỹ ngụy tiếp quản vũ trang đến tận răng tha hồ bắn giết chặt đầu máy chém, giết nhầm hơn tha nhầm - Một bên tay không chống lại bằng ý chí - Không thể có định nghĩa nào hợp lý để mô tả hình thái đối đầu kiểu ấy trong định luật đấu tranh.
Giặc âm mưu tát nước bắt cá tách đảng viên ra khỏi nhân dân để dễ bề tiêu diệt, thành lập ngũ gia liên bảo, bắt dân tố cáo lẫn nhau, một nhà dấu cán bộ, năm nhà phải tội - Bắt dân chuẩn bị đèn dây, gậy trống, thấy ai tình nghi lập tức nổi trống mõ rượt bắt, ai không làm bị buộc tội ủng hộ cộng sản.
Tư Cù cay đắng trong nỗi đau chung khi chính các trai trẻ ngày nào đó là con em của vùng kháng chiến nay buộc phải hò hét rượt đuổi, lùng bắt chính mình. Con hổ ở rừng xanh gặp thợ săn còn có bản năng ra nanh vuốt vồ lại. Còn chạy mãi, cái chết cầm chắc, mặt khác còn phải nghiêm chỉnh thi hành hiệp định, trong khi đối phương bất cần tha hồ tàn sát.
Làm sao đây ? Để phá rã âm mưu giặc giành lại được dân ?
Một cán bộ bị rượt nà, chạy gần đứt hơi, có khẩu súng lục, bèn rút ra quơ lên trời để răn đe, bọn trưởng ấp ác ôn thấy súng biết là không dám bắn càng thúc dân rượt đuổi - Buộc lòng, người bị săn phải nhảy xuống sông, nhờ bơi lặn giỏi mới thoát chết.
Rút kinh nghiệm vụ ấy, Tỉnh ủy Bạc Liêu chỉ thị tuyệt đối cấm thị uy bằng súng.
Tư Cù được phân công về bắt liên lạc với các nội ứng trong đồn bót, vừa dưới ghe bước lên rủi chạm mặt với tên tề xã. Hắn tìm cách lẻn về nhà lấy súng nổi trống mõ.
Tư Cù đánh bài chuồn - chạy đến đâu cũng nghe trống mõ. Người trong các nóc gia tràn ra hò hét bám đuổi, băng ra đồng sẽ sa xuống ruộng, nhảy xuống sông, nước thủy triều xuống trơ bãi bùn, buộc lòng phải chạy đường độc đạo. Phía sau đuổi theo mỗi lúc một gần.
Vượt qua cây cầu khỉ, chạy thêm một đỗi, hùng khí thuở chín năm nổi dậy, Bác Hồ chẳng đã dạy "Dĩ bất biến ứng vạn biến" (lấy sự không biến ứng phó với vạn sự biến)? - Phải ăn thua đủ cho dù không cân sức.
Tư Cù đột ngột đứng lại, lượm cành củi khô bẻ lấy một đoạn, quay phắt lại vạch lên mặt đường một vạch ngang - dõng dạc thét lên:
- Thằng nào ngon bước qua khỏi vạch này !
Cả bọn khựng lại lấm lét nhìn nhau.
Không để mất một giây - Tiếng chửi thề đúng lúc có uy vũ riêng của nó:
- Đ. ! Sao chưa chạy đi ! Còn đứng đó !...
Khi nghe mệnh lệnh, mọi người quay lưng cắm đầu chạy, cúi mọp mà chạy, ớn xương rờn rợn sợ bàn tay giấu trong áo ấy rút súng từ sau bắn tới, xô đẩy kêu la đến nỗi tên tề ấp ác ôn cầm súng ở phía sau không rõ tai họa gì xảy đến cũng tháo chạy.
Trở về sâu trong rừng tràm, Tư Cù gặp lại Tỉnh ủy báo cáo, ông Năm Chờ vỗ vai bảo:
- Gà bịt cựa mà đá được lắm ! Đúng là dân ba lẻ bảy (307)!
Ông hóm hỉnh quan sát người đồng chí đến chân: "Nghe đâu hồi còn ở bộ đội anh em gọi cậu là "Nhà hiền triết"? Anh nghĩ thế nào mà dám đứng lại ?"
- Vì họ rượt theo tôi mà vẫn giữ khoảng cách - sức tôi làm sao chạy mau hơn bọn trẻ. Tôi chậm họ chậm, tôi nhanh họ nhanh - tôi linh cảm rằng họ miễn cưỡng hò hét theo sự bắt buộc.
Lúc cậu thét bảo họ chạy có lẽ giống Trương Phi án ngư cầu Trường Bản, thét một tiếng là cụ dậy ?
- Tôi làm gì mà có râu và xà mâu ? Nhưng tôn tin cái uy của kháng chiến vẫn còn - Không biết Tỉnh uỷ có đồng ý không ? Theo tôi cứ triệt mấy thằng tề ác ôn có súng ở phía sau là chúng rã đám. Anh xin ý kiến Tỉnh ủy đi! Tôi làm thử coi !
*
* *
Trống mõ lại nổi lên. Người gióng tiếng mõ đầu tiên là vợ Tư Cù. Các nhà khác nghe thấy đang ăn cơm phải bỏ đũa cầm dùi nện lên bất cứ vật gì khua được. Cả làng dậy lên không khí báo động. Không còn ai dám ở lại trong nhà. Già trẻ đổ ra đường gậy gộc cầm tay. Trưởng ấp lăm lăm súng chạy đến họ hét:
- Đâu đâu ? Nó chạy hướng nào.
- Dạ ! Hướng này !
- Sao còn đứng đó ? Rượt theo !
Chờ cho mọi người lướt qua gần hết hắn chạy đuổi theo sau chĩa súng vào lưng họ quát tháo. Từ trong ngôi nhà ven đường, một người mặc áo trắng, quấn khăn rằn che cằm lao ra phụ họa hò hét, tay cầm một đoạn củi tràm - Trên trời mây đen vần vũ, cành lá chao nghiêng theo gió, sấm chớp rung chuyển, đất trời ảm đạm một màu tang tóc.
Người áo trắng nối sát gót trưởng ấp hối hắn mau lên!
Đến đoạn đường vắng, thưa thớt nhà cửa, bất ngờ, trưởng ấp bị thộp cổ kéo ngược, khẩu súng chổng lên trời - Thanh củi tràm bổ mạnh vào cánh tay, hắn chưa kịp kêu, khẩu súng đã nằm gọn trong tay người áo trắng: "Oan gia gặp oan gia rồi con ạ!".
Đoàn người rượt đuổi khựng lại trông thấy chủ ấp nằm ngửa dưới đất lầy - Họng súng chĩa vào giữa ngực.
- Tao thay mặt cách mạng cảnh cáo mày! Tao coi như mày đã chết ! Tao không cần giết mày để mày còn sống nói với mấy thằng ác ôn nếu còn ép dân, cách mạng sẽ không tha đâu !
Nói với chúng nó, cách mạng nói là làm... biết chưa! Nằm úp mặt xuống !
Khi hắn dám mở mắt ngóc lên nhìn theo, hắn thấy gậy gộc, dao búa vẹt ra hai bên nhường đường cho Tư Cù cầm súng trở về căn cứ.
Chiều đến tàu sắt vào vào còng trưởng ấp giải về Cà Mau vì tội giao súng cho Việt cộng. Tung tích hắn không còn thấy nữa.
ít lâu sau đó, tiếng trống mõ săn người kiểu thời Trung cổ này im dần. Bọn tề ấp không dại gì ra mặt vì bên kia có chủ trương cứ nhắm vào kẻ chủ mưu cầm súng hò hét ở phía sau mà nện.
*
* *
Bữa cơm bạn bè xong, vợ Tư Cù, tức nhà hiền triết phu nhân pha trà mời khách. Tôi tò mò hỏi:
- Hồi anh Tư hét "Sao không chạy đi!" chị có chạy không chị Tư?
- Tôi làm gì phải chạy ! ổng chỉ có cái cù thoi dấu trong áo làm bộ ra oai, súng ống lựu đạn có cái đếch gì mà phải chạy! Có chạy luôn theo ổng thì có. Cái lần tước súng thằng Trưởng ấp đó, tôi đánh mõ báo động giả nên sợ bị lộ, tôi ôm con vô rừng theo ổng luôn.
Cháu bé nũng nịu. Để không làm phiền, ông đang có khách, mẹ vội vàng dắt tay ra đường. Lúc trở vào bé ôm chặt một chai Pepsi, vừa lẫm đẩm bước vừa hút ngon lành.
Ông khách nhà văn lắc đầu: "Trẻ bây giờ đứa nào cũng thích Pepsi - CoCa, thảo nào một nhà báo Mỹ hỏi ông cựu binh ta: "Ông nghĩ gì khi giới trẻ Việt Nam bây giờ uống nước giải khát Mỹ, mặc quần áo mang mác Mỹ?".
Ông nội cháu cười:
- Anh muốn nói là con cháu ta sẽ thành Mỹ hết phải không? Nhà văn anh khéo lo quá! Anh đừng lo! Đến hai lăm, ba mươi tuổi anh có cho nó cũng không thèm. Đến lúc ấy chúng sẽ chỉ thích cái này, hề... hề... ông vừa nói vừa đưa chai đế Gò Đen lên - Của ngọt để dụ con nít - con muốn lấy lòng một dân tộc như mình cần những thứ này: canh chua và cá kho tộ... Nào, vô đi! Năm mươi phần trăm!
Khách uống cạn dằn ly xuống bàn tỏ ý hòa đồng.
- Tôi phục thằng cha này! Luôn luôn có ý kiến lắc léo, rất độc đáo thảo nào hồi chín năm anh em bộ đội gán cho anh biệt danh là "NHà HIềN TRIếT".
Nhà hiền triết dân gốc Trà Ôn, tên cúng cơm là Nguyễn Văn Khoẻ vào bộ đội 307 lấy bí danh là Cần - Đến thời nằm vùng lúc Mỹ Ngụy tiếp quản Tỉnh ủy bí mật Bạc Liêu bảo đổi danh tánh sợ chọn tên đẹp dễ trùng tên với đồng bào nhỡ có lộ hành tung giặc truy tìm nhằm tên người khác khổ cho bà con, bèn chọn cái tên thật xấu là Cù, Tư Cù. Trước Cần giờ là Cù "Cần Cù" không kỵ úy với bất cứ tên ai.
Trong tiểu đội có hai anh trùng tên Lộc - Đơn vị bảo gọi Lộc A và Lộc B cho phân biệt. Nhà hiền triết thấy thiếu hình tượng bèn gọi theo ý mình: anh có nước da đen là Lộc Chà, anh thứ hai là Lộc Na vì mặt rỗ trông giống như hột na (mãng cầu). Vậy là con chữ "A" "B" biến mất - Thư ký văn phòng cũng ghi luôn là Lộc Chà và Lộc Na vào sổ bộ.
Trung đội vận động mỗi tháng ra một tờ bích báo, mỗi chiến sĩ phải có một bài - mọi người viết văn, thơ, hò vè, xã luận chính trị - Nhà hiền triết chuyên vẽ tranh châm biếm.
Anh vẽ một chiếc xuồng ba lá trên dòng nước ngược, đằng mũi một anh gầy nhom ngồi bơi nhưng khẳm đến líp be, đằng lái chỏng ngược lên trời dầm bơi không tới nước mặc dầu chở một anh chàng mập ú miệng toe toét cười - Tiêu đề ghi dưới bức tranh bốn chữ "SAU KHI Tự PHÊ BìNH". Ngược đời nhưng thuận tâm, nghịch lý nhưng thuận ý muốn nói rằng sau khi tự phê bình tâm hồn ta nhẹ tênh thoải mái như anh chàng ngồi sau lái vậy.
Bức tranh khác vẽ mẹ vịt xiêm (ngan) dẫn một đàn con đông đúc tìm mồi, diều hâu trên cao xòe móng lao xuống, vịt mẹ quyết hy sinh vì đàn con bất kể móng vuốt cắm sâu vào thịt da, cắn cổ diều hâu dìm xuống bùn cho đến nghẹt thở. Cảnh tượng này ai sống ở miệt vườn đều có dịp trông thấy, không lạ, nhưng rất có ý nghĩa khi họa sĩ ghi vào bãi bùn ba chữ "Đầm lầy Việt Nam". Ai xem cũng hiểu diều hâu là thực dân sa lầy.
Còn nữa, bức sau này chia làm ba ô liền ý vẽ một chiếc nóp dựng đứng che không thấy người, phía dưới thò ra hai bàn chân lò dò đi về phía bên trong kê một chiếc giường có cô con gái chủ nhà nằm ngủ xõa tóc. Bên ngoài cửa nhìn vào có anh lính gác cầm súng chĩa vào, miệng hô khẩu lệnh từng ô:
- Cái nóp đi đâu ?
- Cái nóp đứng lại !
- Cái nóp nằm xuống ! Cái nóp ngủ đi !
Ô thứ ba vẽ cái nóp lật mũi tàu nằm xuống từ trong tia ra mấy chữ Khò! Khò! Ngoan lắm, giả vờ ngủ.
Từ cụ La Fontaine ngày xưa chuyên viết ngụ ngôn đến WalDisney ngày nay chuyên vẽ cổ tích, đã từng có cái bình tích biết nói, con sói giở lý lẽ để ăn thịt cừu hoặc đe dọa thỏ "Hãy đợi đấy!", chưa ai nhân hình hóa cái nóp biết đi. Có lẽ chỉ vì duy nhất có dân Đồng Tháp Mười biết nằm nóp và chỉ độc quyền đời lính mới có chuyện cái nóp biết đi và biết ngáy. Văn học hay khi nào độc giả thấy mình giống nhân vật trong truyện, "Cái nóp biết đi" hay đến cỡ nào thật khó đánh giá chỉ thấy lính ta anh nào xem cũng cười.
Cái nhà hiền triết xưa nay ngoài những đức tính triết gia còn cần có đức tính lạc quan là vậy đó! Thánh hiền chẳng phải đã mơ ước cho chúng sanh được yên vui là gì? Lạc quan là lẽ sống.
Sau một trận đụng độ với ruồng bố nhỏ, tiểu đội có một anh bị thương nằm dưới xuồng. Nhà hiền triết được phân công chèo xuồng đưa thương binh về quân y viện. Xuồng rẽ nước qua ngang một ruộng cấy; chị em thợ cấy trông thấy chạy ra hỏi thăm, lời lẽ mộc mạc:
- Anh ơi! Aónh bị thương xương cốt có sao không anh?
Nhà hiền triết vừa chèo vừa đáp:
- Không sao đâu ! Gãy xương nhưng còn cốt.
Chị em ngớ ra một lúc, chừng hiểu được, mới xô nhau chạy toé nước, đấm nhau cười rúc rích. Anh chàng bị thương đang méo mặt rên hừ hừ cũng phải phì cười.
Trước trận đánh đồn Bảy Ngàn nhà hiền triết được đề bạt lên làm Trung đội phó, nắm một mũi đột phá. Sau khi dẫn quân trầm mình xuống nước tiếp cận vị trí xung kích, súng, bộc phá đã nổ, nhà hiền triết bị rào kẽm gai ngáng đường. Khẩu súng máy Lewis của giặc từ trên "tua me" quét đạn xuống, người được phân công lên trước cắt rào không thấy ra. Giờ phút quyết định này, khẩu lệnh động viên của người chỉ huy rất quan trọng. Người viết bài này được dịp nghe nhiều vị chỉ huy chiến trường ra khẩu lệnh. Nào là vì truyền thống, vì Tổ quốc, vì nhân dân hoặc vì trả thù cho đồng bào... Tiến lên! Chưa hề được nghe kiểu động viên của nhà hiền triết - Tiểu đội trưởng dưới quyền con trai ruột của ông Năm Châu nghệ sĩ bậc thầy cả nước biết tiếng, tên là anh Trúc Sơn. Nhà hiền triết vỗ vai Trúc Sơn động viên theo kiểu riêng:
- Ê ! Con trai Năm Châu ! Lên đi !
Nghe nhắc đến tên Cha, Trúc Sơn rút mã tấu chồm dậy, dùng sức cả hai tay, đứng thẳng, chém suốt dọc theo thân trụ sắt, toé lửa. Giây thép gai đứt phăng theo từng nhát chém, tạo ra một cửa mở cho đội xung kích xông vào bắt được xếp đồn tây vốn là chủ đồn điền tên Gressier và buộc hắn kêu gọi người em là Remy từ trên "tua me" ném khẩu Lewis xuống đầu hàng.
Trên đường áp tải tù binh rút về bờ kênh Nàng Mao dưới cơn mưa tầm tã. Khi chặt lá chuối cho anh em che đầu, Trúc Sơn nói với nhà hiền triết:
- Hồi nãy, anh động viên ác quá !
Nhà hiền triết cười khá:
- Thì lâu lâu cũng phải cho ông già cậu (tức nghệ sĩ Năm Châu) tham gia trận mạc với chứ !
*
* *
Tập kết ngược nghĩa là ra đến gần tàu lớn của Liên Hiệp đình chiến để chuyển quân ra miền Bắc, một chiếc ghe bí mật quay lái, người nằm xuống lấy chiếu phủ lên giả dạng ghe thương hồ, chèo ngược với đội hình trở lại rừng U Minh. Từ đấy đơn vị cũ không còn biết tung tích.
Mười hai người chọn toàn chiến sĩ thi đua còn gọi là gạo cội ở lại bí mật, nghe phổ biến là ở lại để bảo vệ Trung ương Cục.
Nhưng chèo về Thới Bình, vào địa chỉ liên lạc trong rạch Bà Hội mới hay chủ trương đã thay đổi - Có chỉ thị chôn dấu vũ khí, đạn dược. Lợi dụng chủ trương quy hồi của Ngô Đình Diệm, cài người của ta vào hàng ngũ đối phương để làm công tác binh vận, mặc áo lính Cộng hòa, bí mật hoạt động cách mạng, ngủ một đêm tới sáng đã ngồi trong đồn giặc, cầm súng cho giặc.
Tất nhiên trước khi ra "quy hồi" phải học để đả thông tư tưởng. Lúc lên lớp, nhà hiền triết ngứa miệng hỏi: "Gà bịt cựa làm sao đá?".
Edốp ngày xưa nói : Ngon cũng lưỡi - dở cũng lưỡi là nói nói người khác, còn nhà hiền triết của chúng ta lại tự thè lưỡi mình ra giữa thời buổi nghiêm trọng, tư tưởng của từng người được theo dõi rất kỹ.
"Gà bịt cựa" lỡ lời chỉ bấy nhiêu mà bị tách ra, cho ở lại, không được cử đi làm lính Cộng hòa - Rủi hay là may? Trong khi mười hai anh em cùng thuyền vài hôm sau đó được "ăn cơm quốc gia làm ma cộng sản" giữ tương đương chức vị hồi kháng chiến trong đồn bót của Ngô tổng thống.
Riêng nhà hiền triết phải lội bộ trở vô rừng tràm trình diện lại với Tỉnh ủy bí mật tỉnh Bạc Liêu - gặp ông Năm Chờ đại diện thường vụ. Đoán biết được tâm lý mặc cảm của anh bị ám ảnh vì sự không tin tưởng của lãnh đạo, ông Năm Chờ mỉm cười, vỗ vai thân mật bảo: "Có sao đâu! Gà bịt cựa không chịu đá thì mình ôm gà mình về".
"Ôm gà về" tức là phân công việc khác: rút vào bí mật bám dân, bám đất nằm vùng ở địa phương. Bấy giờ không còn ai gọi là hiền triết nữa mà là Tư Cù - hoạt động bí mật vùng Khánh Lâm đến Kinh Xáng Bà Kẹo.
Chiến tranh ở miền Nam sau hiệp định Giơ-neo-vơ là chiến tranh từ một phía. Một bên là chính quyền mới do Mỹ ngụy tiếp quản vũ trang đến tận răng tha hồ bắn giết chặt đầu máy chém, giết nhầm hơn tha nhầm - Một bên tay không chống lại bằng ý chí - Không thể có định nghĩa nào hợp lý để mô tả hình thái đối đầu kiểu ấy trong định luật đấu tranh.
Giặc âm mưu tát nước bắt cá tách đảng viên ra khỏi nhân dân để dễ bề tiêu diệt, thành lập ngũ gia liên bảo, bắt dân tố cáo lẫn nhau, một nhà dấu cán bộ, năm nhà phải tội - Bắt dân chuẩn bị đèn dây, gậy trống, thấy ai tình nghi lập tức nổi trống mõ rượt bắt, ai không làm bị buộc tội ủng hộ cộng sản.
Tư Cù cay đắng trong nỗi đau chung khi chính các trai trẻ ngày nào đó là con em của vùng kháng chiến nay buộc phải hò hét rượt đuổi, lùng bắt chính mình. Con hổ ở rừng xanh gặp thợ săn còn có bản năng ra nanh vuốt vồ lại. Còn chạy mãi, cái chết cầm chắc, mặt khác còn phải nghiêm chỉnh thi hành hiệp định, trong khi đối phương bất cần tha hồ tàn sát.
Làm sao đây ? Để phá rã âm mưu giặc giành lại được dân ?
Một cán bộ bị rượt nà, chạy gần đứt hơi, có khẩu súng lục, bèn rút ra quơ lên trời để răn đe, bọn trưởng ấp ác ôn thấy súng biết là không dám bắn càng thúc dân rượt đuổi - Buộc lòng, người bị săn phải nhảy xuống sông, nhờ bơi lặn giỏi mới thoát chết.
Rút kinh nghiệm vụ ấy, Tỉnh ủy Bạc Liêu chỉ thị tuyệt đối cấm thị uy bằng súng.
Tư Cù được phân công về bắt liên lạc với các nội ứng trong đồn bót, vừa dưới ghe bước lên rủi chạm mặt với tên tề xã. Hắn tìm cách lẻn về nhà lấy súng nổi trống mõ.
Tư Cù đánh bài chuồn - chạy đến đâu cũng nghe trống mõ. Người trong các nóc gia tràn ra hò hét bám đuổi, băng ra đồng sẽ sa xuống ruộng, nhảy xuống sông, nước thủy triều xuống trơ bãi bùn, buộc lòng phải chạy đường độc đạo. Phía sau đuổi theo mỗi lúc một gần.
Vượt qua cây cầu khỉ, chạy thêm một đỗi, hùng khí thuở chín năm nổi dậy, Bác Hồ chẳng đã dạy "Dĩ bất biến ứng vạn biến" (lấy sự không biến ứng phó với vạn sự biến)? - Phải ăn thua đủ cho dù không cân sức.
Tư Cù đột ngột đứng lại, lượm cành củi khô bẻ lấy một đoạn, quay phắt lại vạch lên mặt đường một vạch ngang - dõng dạc thét lên:
- Thằng nào ngon bước qua khỏi vạch này !
Cả bọn khựng lại lấm lét nhìn nhau.
Không để mất một giây - Tiếng chửi thề đúng lúc có uy vũ riêng của nó:
- Đ. ! Sao chưa chạy đi ! Còn đứng đó !...
Khi nghe mệnh lệnh, mọi người quay lưng cắm đầu chạy, cúi mọp mà chạy, ớn xương rờn rợn sợ bàn tay giấu trong áo ấy rút súng từ sau bắn tới, xô đẩy kêu la đến nỗi tên tề ấp ác ôn cầm súng ở phía sau không rõ tai họa gì xảy đến cũng tháo chạy.
Trở về sâu trong rừng tràm, Tư Cù gặp lại Tỉnh ủy báo cáo, ông Năm Chờ vỗ vai bảo:
- Gà bịt cựa mà đá được lắm ! Đúng là dân ba lẻ bảy (307)!
Ông hóm hỉnh quan sát người đồng chí đến chân: "Nghe đâu hồi còn ở bộ đội anh em gọi cậu là "Nhà hiền triết"? Anh nghĩ thế nào mà dám đứng lại ?"
- Vì họ rượt theo tôi mà vẫn giữ khoảng cách - sức tôi làm sao chạy mau hơn bọn trẻ. Tôi chậm họ chậm, tôi nhanh họ nhanh - tôi linh cảm rằng họ miễn cưỡng hò hét theo sự bắt buộc.
Lúc cậu thét bảo họ chạy có lẽ giống Trương Phi án ngư cầu Trường Bản, thét một tiếng là cụ dậy ?
- Tôi làm gì mà có râu và xà mâu ? Nhưng tôn tin cái uy của kháng chiến vẫn còn - Không biết Tỉnh uỷ có đồng ý không ? Theo tôi cứ triệt mấy thằng tề ác ôn có súng ở phía sau là chúng rã đám. Anh xin ý kiến Tỉnh ủy đi! Tôi làm thử coi !
*
* *
Trống mõ lại nổi lên. Người gióng tiếng mõ đầu tiên là vợ Tư Cù. Các nhà khác nghe thấy đang ăn cơm phải bỏ đũa cầm dùi nện lên bất cứ vật gì khua được. Cả làng dậy lên không khí báo động. Không còn ai dám ở lại trong nhà. Già trẻ đổ ra đường gậy gộc cầm tay. Trưởng ấp lăm lăm súng chạy đến họ hét:
- Đâu đâu ? Nó chạy hướng nào.
- Dạ ! Hướng này !
- Sao còn đứng đó ? Rượt theo !
Chờ cho mọi người lướt qua gần hết hắn chạy đuổi theo sau chĩa súng vào lưng họ quát tháo. Từ trong ngôi nhà ven đường, một người mặc áo trắng, quấn khăn rằn che cằm lao ra phụ họa hò hét, tay cầm một đoạn củi tràm - Trên trời mây đen vần vũ, cành lá chao nghiêng theo gió, sấm chớp rung chuyển, đất trời ảm đạm một màu tang tóc.
Người áo trắng nối sát gót trưởng ấp hối hắn mau lên!
Đến đoạn đường vắng, thưa thớt nhà cửa, bất ngờ, trưởng ấp bị thộp cổ kéo ngược, khẩu súng chổng lên trời - Thanh củi tràm bổ mạnh vào cánh tay, hắn chưa kịp kêu, khẩu súng đã nằm gọn trong tay người áo trắng: "Oan gia gặp oan gia rồi con ạ!".
Đoàn người rượt đuổi khựng lại trông thấy chủ ấp nằm ngửa dưới đất lầy - Họng súng chĩa vào giữa ngực.
- Tao thay mặt cách mạng cảnh cáo mày! Tao coi như mày đã chết ! Tao không cần giết mày để mày còn sống nói với mấy thằng ác ôn nếu còn ép dân, cách mạng sẽ không tha đâu !
Nói với chúng nó, cách mạng nói là làm... biết chưa! Nằm úp mặt xuống !
Khi hắn dám mở mắt ngóc lên nhìn theo, hắn thấy gậy gộc, dao búa vẹt ra hai bên nhường đường cho Tư Cù cầm súng trở về căn cứ.
Chiều đến tàu sắt vào vào còng trưởng ấp giải về Cà Mau vì tội giao súng cho Việt cộng. Tung tích hắn không còn thấy nữa.
ít lâu sau đó, tiếng trống mõ săn người kiểu thời Trung cổ này im dần. Bọn tề ấp không dại gì ra mặt vì bên kia có chủ trương cứ nhắm vào kẻ chủ mưu cầm súng hò hét ở phía sau mà nện.
*
* *
Bữa cơm bạn bè xong, vợ Tư Cù, tức nhà hiền triết phu nhân pha trà mời khách. Tôi tò mò hỏi:
- Hồi anh Tư hét "Sao không chạy đi!" chị có chạy không chị Tư?
- Tôi làm gì phải chạy ! ổng chỉ có cái cù thoi dấu trong áo làm bộ ra oai, súng ống lựu đạn có cái đếch gì mà phải chạy! Có chạy luôn theo ổng thì có. Cái lần tước súng thằng Trưởng ấp đó, tôi đánh mõ báo động giả nên sợ bị lộ, tôi ôm con vô rừng theo ổng luôn.