watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tuyển tập truyện ngắn Trần Kim Trắc-Trăng đẹp mình trăng - tác giả Trần Kim Trắc Trần Kim Trắc

Trần Kim Trắc

Trăng đẹp mình trăng

Tác giả: Trần Kim Trắc

Sống là để yêu và được yêu.
Tạo hóa ban phát ân huệ ấy cho mọi người đâu phân biệt đối xử hoặc hẹp hòi với bất kỳ ai.
Chân lý thật đơn giản, ai cũng biết. Thị Nở kia còn có được phút giây âu yếm nhất với anh Chí Phèo ngoài lò gạch để lại cho đời "nụ cười Thị Nở". Những người chủ trương diệt dục đi nữa đọc đến đoạn này cũng phải gật gù thừa nhận chân lý hiện thực của cụ Nam Cao.
Chúng tôi 12 người cùng phòng trong ký túc xá đại học. Mười một người đã có ý trung nhân hẹn nhau đến ngày ra trường có sự nghiệp sẽ thu xếp cuộc đời. Ai cũng lo lắng đến thương hại bạn Thuận, người duy nhất chưa được lọt mắt xanh của bạn trai. Học giỏi, đức hạnh, cần mẫn siêng năng vượt trội hơn nhiều người, duy nhan sắc không mấy rực rỡ. Ngày Chúa nhật, từng đôi đưa nhau đi dạo phố hoặc về thăm nhà. Đi chán lại về quấn quýt lấy nhau bày ăn uống chan húp sì sụp nhìn nhau để cười hoặc thượng lên giường lầu ngồi không khoảng cách, tựa lưng vào tường tâm sự... Riêng bạn tôi, thui thủi một mình làm bạn với trang sách, hay tâm sự với cặp que đan.
Sau tốt nghiệp, đến ngày chia tay, các con chim non sẽ từ mái trường tung cánh ra bốn phương, khi ôm chầm lấy nhau giã biệt, tôi vẫn thấy nhoi nhói trong tim lo nghĩ đến hạnh phúc mai sau của bạn. Tôi thầm trách tạo hóa hẹp hòi chi để không ban phát cho bạn tôi chút nhan sắc.
Đâu có ngờ, trong khi mười một đứa chúng tôi còn chạy đáo chạy đôn đi tìm việc, cô bé lọ lem lại chọn được hoàng tử sớm nhất. Hai người mang thiệp mời đến nhà tôi. Lúc nào cũng mỉm cười với hạnh phúc, đẹp trai, cao lớn, con đại bàng hùng vĩ lại say tiếng hót thủ thỉ của con chim nhỏ, sẵn sàng dang đôi cánh rộng che chở cho người mình chọn để yêu, để in tên sóng đôi bằng chữ vàng lên lá thiếp.
Nghe chào hỏi, ngoại tôi ngưng bút, nâng gọng kính ngắm nhìn đôi uyên ương : "Ông cũng được thiệp hồng nữa à ! Ông sẽ đến dự, mừng cho hai cháu".
Ông đứng lên chậm rãi bước ra vườn nhà, hồi lâu ông trở vào với bông hoa hồng thắm nhất tặng cô dâu chú rể tương lai.
Thuận ngỏ ý mời tôi làm phù dâu. Khi bạn được hạnh phúc, sao tôi chẳng sẵn lòng. Tôi sẽ chọn bộ xoa-rê màu, khăn voan màu, sẽ đeo đôi hoa tai ngày cưới trước kia của mẹ, tôi sẽ để một buổi đi làm đầu, sẽ nhờ bàn tay nghệ sĩ chuyên nghiệp của các nhà trang điểm đánh phấn thoa son để góp phần rực rỡ cho ngày vui của bạn.
Bộ xoa-rê phù dâu chưa được trắng tuyết như màu áo cô dâu cũng là dịp cho mình được tập sự cho ngày ấy của riêng tôi sau này.
Ông tôi lại đặt bút xuống, ra hiệu cho tôi vào trong.
- Nghe ông đi ! Con không nên nhận lời làm phù dâu. Lý do ông sẽ nói sau !
Tôi không dám cãi lời nhưng thật lòng mất hứng nhiều lắm. Ông tôi vỗ đầu cho tôi an tâm rồi bước ra bảo :
- Đến hôm làm lễ, ông sẽ tặng hai cháu tất cả những bông hoa đẹp nhất trong vườn nhà ông để trang trí. Các chị em của cháu ngoại ông sẽ đến trước lo khánh tiết và tiếp tân.
Riêng việc cháu Dung làm phù dâu hai cháu nên chọn chị em khác, vì cháu ngoại của ông yếu tim (lần đầu tiên tôi nghe ông nói dối) e đang vui, có làm sao, sẽ ảnh hưởng đến ngày trọng đại...
Tiễn bạn ra cổng, tôi trở vào nhà tất nhiên với vẻ mặt không vui.
- Cháu ngồi xuống, giận ông rồi phải không ? Ông chỉ muốn tránh cho cháu một việc làm ác.
- Làm phù dâu, sao lại là ác hở ông ?
- Vì cháu của ông xinh đẹp quá. Cái đẹp đặt không đúng chỗ sẽ phản tác dụng. Cô phù dâu đẹp hơn cô dâu, chú rể và mọi người sẽ nhìn ngắm ai đây.
- Eo ơi !
- Cháu có đi xem cải lương không ? Có những khi khán giả thích ngắm cô tỳ nữ hơn ngắm nàng Nguyệt Nga vai chính. Trên sàn diễn thì miền cưỡng châm chước được, nhưng ở ngoài đời nhất là vào ngày trăm năm chỉ có một lần mà vô ý theo ông phải bắt đạo diễn cúi đánh bằng roi cá đuối. Trong ngày cưới phải đặt cô dâu vào vị trí đặc biệt, không được lẫn lộn vào cái chung làm phân tán cái nhìn của quan khách...
- Ông cười gì vậy ?
Ông nhớ lại ngày xưa, thuở ông đi coi mắt bà con. Bà ngoại con chị em đông lắm, cô nào cũng đẹp cho nên con trai bên ông đi theo rất đông để được dịp nhìn ngắm. Nhưng nhà gái trừ hai ông bà cố cháu và vài bậc trưởng thượng tuyệt nhiên không cô gái nào được xuất hiện trong phòng khách, tất cả phải giấu mình dưới bếp. Chờ đến khi chủ khách đã an tọa, chỉ duy nhất có bà ngoại cháu xuất hiện, khay trà nước trên tay cúi đầu chào cho người ta coi mắt. Ôi sao lúc ấy bà cháu đẹp lạ lùng đến vậy. Cảnh vật như sáng rỡ ra với sự xuất hiện của thần tượng ông nhìn một lần nhớ mãi đến trăm năm...
- Thời của ông cũng hiện đại dữ dội...
- Chứ sao ?
Trăng đẹp vì chỉ có mỗi mình trăng.
- Ông cũng lãng mạn dữ dội...
- Chứ sao ? Cháu không nghe câu hát Việt Nam :
Cây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc... bờ ao
Chị Hai xinh tang tình là chị Hai đứng một mình tôi thấy xinh càng xinh.
Quan điểm thẩm mỹ của dân tộc ngàn năm nay là vậy. "Đứng một mình mới xinh càng xinh".
Ngày hội làng là ngày hội chung của trăm hoa, đó là cái toàn thể (ensemble) của cả cộng đồng, ai muốn diện ngất trời đến đâu cũng được, nhưng ngày cưới ngày phải suy tôn cô dâu. Hàng trăm ánh mắt chỉ hướng về cô dâu để ngắm nhìn và ngưỡng mộ, nhớ mãi về lâu. Tranh cạnh vào vị trí để mọi người và cả chú rể nữa phải sao lãng là làm việc bất nhân.
Thế giới quan này của người Nhật cũng tương đồng với Việt Nam ta vì cũng nguồn gốc á Đông với nhau cả.
Có một nhà nông người Nhật trồng được loài hoa cúc đại đóa quý hiếm, nổi tiếng gần xa, rực rỡ tuyệt vời. Tiếng đồn đến tận hoàng cung, thấu tai Nhật Hoàng. Nhà vua có nhã ý đến tận nơi ngự lãm. Trước khi ngài ngự đến, người nông dân ra vườn cắt bỏ hết tất cả vườn hoa cúc hằng yêu mến của mình, chỉ để lại duy nhất mỗi một cành, một bông hoa tuyệt vời nhất hầu thỏa lòng ngưỡng mộ của đức vua.
Người nước ngoài có thể không thấu hiểu rõ ràng ý nghĩa của giai thoại này, nhưng đối với người Nhật chân lý ấy rất đơn giản. Khi luyện thói quen tập trung quan sát, con người có thể cải thiện cuộc sống thường nhật sâu sắc hơn và phong phú hơn. Loại bỏ cả vườn hoa, để lại duy nhất một bông hoa toàn bích để nhà vua không bị phân tâm để mắt vào các bông hoa kém sắc khác, tạo cơ hội để nhà vua mở mắt nhìn thấu đáo vẻ đẹp của loại hoa cúc đến tuyệt đỉnh thẩm mỹ từng chi tiết sắc màu.
Lóa mắt trước cái chung, thiếu tỷ mỷ khi ngắm nhìn làm sao chắt lọc tinh hoa cho được. Đó là sự mất mát muôn thuở của kẻ có quá nhiều mà hời hợt.
*
* *
Tôi đem câu chuyện hụt làm dâu phụ và những ý tưởng của ông ngoại kể lại cho má tôi nghe.
Quan hệ chung sống của ba má tôi rất đặc biệt. Má tôi là mẫu người thích sống tưng bừng. Trong gia đình hình như ba tôi bị má tước mất cái lộc nói. Trái lại ba tôi gỡ hòa bằng cách tước mất của má tôi cái lộc cười. Má tôi nói gì, vui buồn, trách móc, than thở, thậm chí nhiếc mắng nữa, ba tôi chỉ tủm tỉm cười. Thanh âm ngôn từ phát ra từ trong chất giọng của má tôi có ma lực nào mà ba tôi luôn tỏ ra thích thú như nghe ca vậy. Phải chăng đó là bí quyết gia đình tôi trường tồn đến lũ nhóc chúng tôi lớn lên, ăn học thành tài và nên gia đình lại con đàn cháu đống.
Má tôi nói :
- Ông ngoại con vậy đó. Rất cổ nhưng cũng rất hiện đại. Chất thâm thúy khi xử thế của ông, trẻ ngày nay chạy nước rút cũng chẳng dễ gì theo kịp.
- Phải đó má ! Con nghe mướt mồ hôi khi ông bảo con đi làm phù dâu là chơi ác với bạn.
- Chớ sao ! Sắc đẹp hoa hậu đi nữa lúc nào cũng mang theo con dao hai lưỡi.
Về cái chất thâm nho này, con rể, cha vợ, ba con giống ông ngoại con như đúc. Để má kể cho con nghe một câu chuyện hồi còn ngoài Bắc...
Lúc ấy là thời chiến phòng không máy bay Mỹ, tàu hỏa có toa quân sự, quy định đặc biệt quân nhân đi toa riêng, không ngồi lẫn lộn với hành khách dân thường. Hồi ấy có danh từ gọi doanh trại bộ đội là làng đực vì trong doanh trại chỉ có đàn ông, không có đàn bà. Bấy giờ lên tàu hỏa, toa quân sự có con trai, không có con gái thành thử hóa ra là toa đực nốt.
Tàu bắt đầu chuyển bánh, bỗng dưng có một hành khách muộn nhảy tàu lên được là vội vàng lủi vào trong toa. Hóa ra là một cô gái như trên trời rơi xuống. Cả trăm con mắt lính bừng tỉnh chú mục về một mục tiêu như Nhật Hoàng ngắm nhìn bông hoa cúc duy nhất trong vườn vậy. "Lên xe nhường chỗ bạn ngồi", lập tức có người đứng dậy ngay còn hối người ngồi phía cửa sổ nhích ra để ấn cô gái vào trong góc, lấy cái nón nhà binh úp lên mái tóc để che mắt xa trưởng kiểm soát đuổi cô gái sang toa dân sự, uổng còn hơn được vàng mà không biết giữ.
Cả toa tàu bừng sôi lên như câu lạc bộ. Ai cũng tỏ ra quan tâm, người ngồi xa chồm lên thành ghế để bắt chuyện và ngắm. Rồi hỏi thăm thầy u có còn mạnh khỏe ? Quê quán ở đâu ? Học hành công tác ra sao ? Lại xin địa chỉ ghi đến mỏi tay, đời lính, lúc nào cũng tao ngộ chiến, cũng tốc quyết, vội mà, khoảng cách giao tiếp đâu có thể nào thực hiện từng bước A, B, C, A phẩy, B phẩy như trong sách dạy về trình tự giao tiếp. Tiếng sét ai tình gặp từ trường là nổ ngay thôi. Gái khôn giữa chốn ba quân tha hồ hỏi đáp, ba quân lại trổ tài thơ ca, đây không chỉ là lính mà còn là nghệ sĩ nữa.
Trong khi mọi người săn đón vui vẻ hồ hởi, có gì cũng bộc bạch ra nói cười, thứ gì cũng moi ra từ trong túi ba lô mời mọc đặt đầy lên chiếc bàn con trước mặt cô gái, có cả bánh lương khô, kẹo bột... đến đỗi bác soát vé tàu già nói tiếng miền Trung biết tỏng cái trò úp nón lên đầu cô gái cũng không nỡ cắt đứt niềm vui của các chú em bộ đội, duy nhất chỉ có một anh chàng ngồi ghế bên kia đối diện trước mặt cô vẫn giữ nét mặt bình thản khác người. Anh chàng tỳ cằm lên cánh tay gác lên bệ cửa nhìn ra ngoài bầu trời, cảnh vật lướt qua theo con tàu di chuyển. Có một tràng cười cô lại để mắt đến cái vẻ để ngoài tai khác người ấy.
Tàu qua cầu Lèn, đền Bà Triệu, đền Sòng, qua nông trường Đồng Giao, qua thị xã Ninh Binh, không khí trong toa vẫn còn sống động, cô gái lấy quả từ trong giỏ xách ra mời nhưng không có dao bổ cam.
"Có anh nào có dao con, cho em mượn ?"
Chẳng ai có dao. Anh chàng lúc ấy mới động tay mò vào thắt lưng lấy ra một xâu, gỡ con dao xếp ra khỏi khoẻn, kéo lưỡi ra ngoài, nắm đằng mũi trao đằng cán đúng phép đưa dao. Trao nhưng không nhìn, mắt vẫn để tâm vào cảnh vật bên ngoài. Cô gái đón lấy, ngỡ ngàng một thoáng cúi xuống mỉm cười với quả cam.
Tàu đến ga Nam Định. Anh chàng với tay lên kệ, khoác hành lý lên vai. Lần đầu tên cô gái có lý do để hỏi :
- Anh xuống ga này à ?
- Vâng.
- Em cũng xuống. - Nói xong mới gom hành lý như một quyết định bất ngờ. Chào các anh ! Chào các anh ! Các anh đi mạnh giỏi ! Thắng lợi !
Anh chàng bước xuống sân ga, bước vài bước lại dừng. Khi cô gái bước đến gần, anh chàng đưa tay xách phụ hành lý, ga-lăng với phái yếu đúng phép văn minh, không chê vào đâu được, lại còn đặt bàn tay rỗi rảnh lên vai người đẹp dìu đi như thân quen từ bao giờ.
Trên tàu, quân phục màu cỏ úa chen nhau nhô ra đặc các khung cửa sỗ. Chờ lúc ấy anh chàng quay lại cười, nheo mắt lấy le với "đoàn quân thất trận...".
- Má nói ba đó phải không má !
- Còn ai trồng khoai đất này ? Hí ! ổng đó ! Hôm sau ổng ở lại căng Ga rô - doanh trại Quân khu 3, còn má phải lên tàu đi tiếp về tận Hải Phòng.
- Sao má biết ba để ý mà má dám xuống tàu giữa đường để đi theo ổng.
- Ba mày ghê lắm, mủ mỷ trở khu đĩ. ổng o mèo mà diễn kịch câm. Các con biết hôn ? Má vừa cầm cái cán dao, bị ông ghịt nhẹ lại bằng hai đầu ngón, bất ngờ không ai thấy mà má nghe rần như điện giật toàn thân... ổng ghê lắm...
Cha tôi ngả người lên thành ghế, ngửa cổ cười khì cho kỷ niệm sống dậy.
xoay vần
Bên cổng Quân khu là nhà thường trực - liền vách với nơi kiểm soát ra vào này, xây tiếp thêm dăm gian nhà trệt, có giường đôi, có màn, ấm pha trà phích nước. Biển treo đề là nhà tiếp tân nhưng đúng nghĩa hơn phải gọi là nhà hạnh phúc. Quân nhân nào có người nhà đến thăm được sum họp ở đây một ngày đêm.
Lần ấy, anh em quân nhân ra vào cổng, nhìn qua chấn song cửa sổ gian cuối, có một anh lính nằm, tay gác trán, chân chống tường thỉnh thoảng huýt sáo hoặc nghêu ngao đôi câu. Cửa không khóa nên không phải là trại tạm giam nhưng trưởng phòng thường thực dặn mở cửa ra ngoài phải xin phép. Cơm nước có người bưng đến phục vụ ngày ba bữa. Nghe đâu anh chàng phạm kỷ luật nhiều lần về quan hệ nam nữ bất chính nên chuyển lên Quân khu xử lý.
Tư lệnh trưởng bảo: "Trường hợp này chờ Chính ủy về giải quyết!".
Hai ngày sau, có lẽ hồn thơ thức dậy trong cô đơn, mọi người nhìn qua ô cửa sổ thấy trên tường hai câu viết bằng than:
Cũng liều nhắm mắt đưa chân.
Thử xem Chính ủy xoay vần đến đâu ?
Cụ Nguyễn Du sống dậy cũng phải nghiêng nón bái phục, bọn hậu sinh ngày nay, bình cũ rượu mới đến thế là tài.
Người dám bạo gan thách đố có vẻ bất cần đời ấy là Trần Anh Trung, quê gốc Phú Thọ.
Cuộc đời rong ruổi, tôi có ngờ đâu sáu năm sau, con người ấy lại là ân nhân của tôi
*
* *
Khi người con trai cô đơn, đêm đêm trăn trở trong chăn, trên chiếc giường chín mươi phân rộng từ tỉnh thức đến lúc mơ sâu, thậm chí vừa tự vuốt ve lấy thân thể mình, vừa thể hiện lên từng phần hay trọn vẹn bao nhiêu hình ảnh của người khác phái đã từng gặp ngoài đời quen hoặc chưa quen, gây nên sự hoan lạc bằng hình ảnh với bao nhiêu người cùng một lúc. Đó là sự trăng hoa trong tâm tưởng mỗi riêng mình biết. Đó cũng là bệnh của kẻ đa tình còn gọi là phong tình như gió thoảng mây bay.
Trạng thái tâm sinh ấy kéo dài theo thời gian tuỳ theo thể trạng và tính cách của mỗi người, không ai giống ai. Cho đến một ngày nào đó, tự dưng anh ta phát hiện ra tại sao những ngày gần đây trong mơ chỉ lập lại hình ảnh của mỗi một người. Đa tình là bệnh của thời gian, trị liệu cũng bằng phương thức của thời gian. Lúc ấy trái tim mới mách bảo: Hay là mình đã yêu? Người bạn đời trăm năm là đây! Không chối vào đâu được nữa.
Trinh tiết là nghĩa ngữ dành riêng cho phái nữ. Ai giữ gìn được chữ ấy nguyên vẹn đến trọn đời được phong là nữ thánh.
Còn cánh nam giới, sách thánh hiền đọc kỹ chưa thấy có chữ nào ràng buộc họ na ná như thế? Cho nên đã hai mươi tám cái lá vàng rơi, từ cảnh mộng ra ngoài đời, trừ một ít cá biệt nghìn người có một, ai có thể nói mình chưa từng biết trăng hoa.
Khác thường đến lạ thường, tự khi tôi quen biết nàng, trăng hoa như đã dứt. những người con gái khác như hòa tan trong dòng người xuôi ngược, không còn để ý nữa.
Một hôm, tôi vác một bộ sinh hàn bằng ống đồng từ xưởng sản xuất cồn đến nhà máy cơ khí để hàn lại những chỗ rò rỉ hơi, mình mẩy dính dầu mỡ, áo lại đứt khuy, trông thấy nàng đạp xe từ xa ngược chiều lại, tự dưng bước chân dẫn dắt tôi rẽ vào lối khác để che giấu vẻ tồi tàn của mình. Bước được mấy bước, tôi lại tự hỏi tại sao mình phải trốn? Vậy là tôi trở lại lối cũ cho đến lúc nàng đạp xe qua, tôi tự nhủ thầm: Hay là mình đã yêu?
Từ ấy, tôi theo đuổi nàng kiên trì và lì lợm. Quanh người phụ nữ đẹp, lúc nào cũng vô hình có nhiều mạn radar theo dõi, nhất cử nhất động có một biểu hiện gì là dư luận lập tức lan truyền ra ngay khắp phố phường từ đầu đến cuối thị xã tỉnh lẻ. Khốn nỗi góc nhìn để loan tin là mây mưa trăng gió, bất cần biến đến chuyện của trái tim.
Nói theo kiểu trong lý lịch: Tay này không vừa đâu, khối cô rồi... Theo kiểu đặt lên bàn cân: Lạ chửa, khối anh đeo đuổi, có cỡ cả... lại đi vơ gã cha căn chú kiết tận cái xứ mô tê nào. Theo kiểu dự báo: Ba bảy hăm mốt ngày, không có kiên trì đâu.
Nếu tôi nói với họ rằng tôi chưa hề nói với cô ấy rằng "anh yêu em !", có ma nào tin lời tôi được, trong khi thật sự là chúng tôi chưa hề nói với nhau như thế.
Khi ông Johnson ra lệnh ném bom miền Bắc Việt Nam, chẳng rõ ông có tính đến không? Bom đạn của ông bên cạnh sức công phá của nó còn có tác dụng "phục vụ" cho tình yêu đôi lứa nảy nở.
Thị xã tỉnh lẻ phải sơ tán toàn bộ. Hợp tác xã may mặc của nàng phải đóng thùng máy khâu chở về làng quê, xưởng rượu cồn nơi tôi làm công cũng đóng cửa. Nàng định theo về với gia đình trên rừng núi Tuyên Quang nhưng khổ nỗi chưa biết đường đi nưóc bước, lại thân gái dặm trường, tàu xe khó khăn trong tình trạng chiến tranh. Tôi mừng rơn vì nhờ có ông Jonhson mà mình chủ được vai cận vệ "anh hùng hộ tống mỹ nhân". Tôi đạp xe đèo nàng lên Hà Nội để đáp tàu hỏa lên Phú Thọ, sau đó mới chuyển sang ô tô về Đoan Hùng đi Tuyên Quang.
Tàu hỏa chỉ chạy ban đêm vì phòng không. Suốt cuộc hành trình, tàu phải dừng bất thường ba lần giữa đồng để hành khách tỏa đi trú ẩn vì có báo động. Vốn bản tính mạnh mẽ, nàng kéo tôi ngồi lại trong góc tối toa đen, không chịu xuống. Bom rơi đạn lạc ở đâu cũng vậy, chạy cho lấm chân.
Tình trong lửa đạn, thơ mộng biết mấy ? Âởy thế mà thằng tôi vẫn không dám hó hé. Tại sao? Có lẽ cái gì ta quý trọng, ta luôn cẩn thận, sẽ dễ vỡ.
Tàu về đến ga Phú Thọ, hành khách lên Tuyên Quang phải chuyển sang xe ca về Đoan Hùng chờ đến 5 giờ sáng mới xuất phát. Loa phóng thnah hối thúc mọi nguời xuống ga phải ngồi xa đường tàu hai cây số, càng xa càng tốt vì nhà ga là mục tiêu oanh tạc.
Tay xách nách mang, chúng tôi lần theo đưòng tre đi hết thôn xóm. Đồi núi trung du chập chùng, trên nền trời trăng in bóng những lá cọ hình rẽ quạt. Vượt qua một cầu gỗ, nhìn xuống nước suối róc rách trong veo. Chúng tôi lần theo bờ suối, đặt hành lý lên bãi cỏ, ngồi xuống chờ thời gian trôi. Nàng lần xuống suối, trút bỏ xiêm y tắm mình trong dòng nước mát xóa mệt nhọc sau cuộc hành trình xa.
Tôi ngồi hút thuốc, lâng lâng với cảm giác được nàng tin cậy. Aỏnh trăng vàng trên trời cao vẫn lung linh soi mình dưới nước.
Thiên nhiên cũng biết giữ chân người nên nàng tắm rất lâu.
Nàng gọi tôi lấy hộ chiếc khăn bông. Tôi kéo dây miệng túi. Chiếc khăn rộng, tôi nắm hai chéo lần xuống bờ suối, nàng ngâm chân dưới nước đứng lên, che hai tay trước ngực quay lưng về phía tôi. Thằng khờ như tỉnh như mơ, choàng tấm khăn lên bờ vai trần để cho ma khiến, tôi ôm chầm nàng trong vòng tay. Sự khởi đầu cho đến ngày nay tôi đã bảy mươi tuổi ấy, đột nhiên bị tiếng cu - lách đẩy đạn lên nòng nghe như sét đánh kèm theo đồng loạt tiếng thét: "Đứng im! Giơ tay lên!". Bốn cái bóng chạy lõm bõm trên nước suối lao tới. Tôi lúng túng che chắn cho nàng mặc áo.
- Chứng minh thư?
- Dạ, có đủ đây (hai chiếc).
- Đi!
Đi! Nghĩa là bị áp giải, hai khẩu súng trường mở đường đi trước, hai khẩu chỉa lăm lăm sau lưng.
Aỏnh trăng soi, thấy nàng liếc xéo tôi mỉm cười. Còn tôi cứ tự trách mình đã để khổ cho nàng.
Đi rất lâu, đến một chân đồi bị cắt đôi lấy lối phẳng cho đường tàu đặt ray. Giữa bức vách đất, khoét một cái hang sâu rộng bằng gian nhà. Nghe nói trước kia lực lượng làm đường nước láng giềng đến giúp ta sửa chữa đường sắt đã đào sâu vào trong đồi để chữa thiết bị hoặc tìm di sản gì đó, nay đã di chuyển đi nơi khác bỏ trống hang. Đội dân quân phòng không chọn nơi ấy làm trụ sở, đứng ngoài trông vào như một cái động. Một chiếc đèn bão che phía ngoài hắt ánh sáng vào vách đất màu đá đỏ. Trên mặt bàn có một quyển sổ bìa vở học sinh. Cái điếu thuốc lào ngóc đầu trên hai chân tre, vài que đóm đã tắt so le ra mép bàn. Vẻ uy nghi là bốn khẩu trung liên đầu bạc và mươi khẩu súng trường dựng trên giá.
Đương sự giải tới bị giữ ngoài bóng tối chờ một người xách súng vào báo cáo. Hồi lâu có lệnh truyền cho vào.
- Chứng minh thư ?
- Dạ, đã giao cho các ông đây!
- Giấy đi đường?
- Dạ, có đây!
- Vé tàu?
- Dạ, nộp ngoài cửa ga rồi.
- Anh đi phép sao không giữ vé về thanh toán?
Câu hỏi chứng tỏ ông đội trường dân quân là người thông minh khó qua mặt. Ông có đáng cao, mặt chữ điền, có vẻ ưa nhìn nhưng ít bộc lộ tình cảm:
- Cô này là gì của anh?
- Dạ, là bạn thôi, ở cùng địa phương.
- Còn cô! Anh này là gì của cô?
- Dạ, là người yêu, nhưng chưa cưới ạ!
- Hai người về đâu?
- Dạ, em sơ tán về với gia đình ở Tuyên, còn anh này đưa đi!
- Hừ! Thân gái dặm trường. Thơ mộng đấy chứ? Này cầm lấy!
Ông gộp hai tờ chứng minh thư đưa cho cô ấy:
- Đi đi! Ra bến xe cho sớm, gà rừng sắp gáy rồi.
Tai nghe rõ mà chẳng dám tin rằng mình được thả, cả bốn anh chàng vừa áp giải còn đứng đó cũng ngơ ngác khó hiểu. Tôi xách túi bước đi như cái máy sợ "ơn trên" đổi ý.
Hai chúng tôi ngồi trên rễ gốc gạo chờ giờ xe ra bến.
- Anh không cẩn thận quan sát trước sau trên đường đi làm khổ em!
- Cứ coi như là một việc tình cờ đáng nhớ lâu đi! Rồi anh sẽ thấy hay hay, đời phẳng lặng quá có chi mà đáng nhớ. Chuyện này có súng ống nhưng đáng gì với miệng lưỡi của người ta xầm xì về anh và em ở thị xã tỉnh lẻ, thế mà em vẫn cám ơn họ đã tạo cho anh và em được dịp chứng minh rằng mình vượt qua để được yêu như ý mình. Có gì đâu mà khổ! Nàng nói theo lý lẽ thợ may đời người như mảnh vải liền khổ, để y nguyên như mới là vô dụng, có cắt ra mảnh bầu, mảnh chéo, mảnh lượn... ráp lại gia công mới thành áo. Cứ xem như vừa rồi được thêm một mảnh khâu miệng túi, lâu lâu đưa tay nhấc nắp lên xuống nhắc lại thành kỷ niệm hay hay.
- Nhưng anh cứ tự hỏi, tại sao ông ấy chịu thả mình dễ dàng đến vậy!
- Làm sao mình biết được, nhưng có thể tạm xét đoán ông này từng trải đường đời, lõi hơn mấy anh chàng nhỏ tuổi kia...
Yên chỗ cho nàng trên bờ sông Lô xong, làm khách của gia đình một tuần, tôi lại xuôi về đến Phú Thọ có người bạn cũ làm nghề phó nhòm (chụp ảnh dạo) ở đây, tôi theo địa chỉ tìm đến. Trong gian nhà lợp lá cọ, trẻ em và phụ nữ đã tản cư, những cánh lưng trần nam giới trải chiếu dưới đất quây quần bên mâm rượu. Gia chủ, anh Tư Giản ngửa đôi mục kỉnh cận, à lên đưa tay ra bắt.
- Ngồi xuống đây luôn! Để tôi giới thiệu.
Tôi bắt tay từng người, đến người cuối cùng, anh ta không tiếp mà vả vào bàn tay tôi, lại còn nháy mắt "xi nhan" làm tôi đỏ mặt khi nhận ra ông trưởng đội dân quân phòng không hôm ấy.
- Hai người đã quen nhau à!
- Quen và biết nữa, chỉ chưa kịp kết nạp vào "hội" thôi!
- Vậy thì làm một ly! Cho vào hội luôn.
Tôi kể lại chuyện trên dòng suối. Anh Tư Giản bảo: "May cho cậu đó! Gặp được quới nhân". Và cũng qua anh Tư Giản, tôi được biết tác giả từng viết hai câu thơ bình cũ rượu mới viết bằng than trên vách nhà tiếp tân Quân khu, Trần Thành Trung chính là anh. Tôi tò mò hỏi:
- Hôm đó, anh nghĩ sao mà thả tôi đi dễ dàng vậy?
- Tôi thả là thả cô ấy, chứ thả làm cái thá gì cái thằng anh! Lắp ba lắp bắp, giấu đầu lòi đuôi. Sao không tự nhiên như cô ấy: "Dạ! Yêu nhau nhưng chưa cưới...".
- Vậy mấy anh em áp giải về họ không thắc mắc sao?
- Thắc mắc giống gì? Chúng nó đứa nào chẳng đã dắt gái lên đồi. Dễ ta nhưng khó người cứ khó vậy mà! Đời tôi phục lăn có hai người. Thứ nhất là Chính ủy Trần, thứ hai là vợ tôi. Hai người đều vị tha, biết tha thứ để làm cho tôi hối cải.
Vui miệng, anh kể lại chuyện ngày trước ở Quân khu:
- Nghe lệnh triệu lên văn phòng Chính ủy, tôi sắp đặt sẵn trong đầu tâm lý đối phó. Bước vào trước mặt ổng, tôi dập gót thật mạnh, lên gân để đặt bàn tay xoè lên đuôi mắt chào!
- Trung đấy à! Ngồi đi! Uống trà nhé!
Nói xong, tiện tay Chính ủy bê ấm rót nước cho tôi uống. Chỉ mới vậy mà bao nhiêu tâm lý đối phó tan biến tất trong tôi. Cảm giác như kéo quân hùng hổ vào khung thành bỏ trống. Đối diện là một ông già hiền từ gọi là anh là chú hay bác đều được cả. Ông ấy cười xởi lởi hỏi:
- Cậu làm sao giỏi vậy? Trong vòng một quý làm thổn thức đến năm quả tim. Chỉ có từng này thôi hay còn nữa, nói thật đi!
- Chính ủy hỏi em không dám giấu, thực tế còn nhiều hơn nữa. Có đến gấp đôi ba lần.
- Thế cơ à! Có khi nào bị chị em phản ứngkhông?
- Dạ không ạ! Trước kia còn tiến hành bước một, bước hai, sau này dễ lắm ạ! Tự chị em chủ động tìm đến.
- Như tôi sao không thấy cô nào tìm đến?
- Dạ! Vì Chính ủy là người tốt, đứng đắn quá, mô phạm quá nên quỷ ma ít dám bén mảng. Còn em là thằng nổi tiếng trai lơ, công bố kỷ luật tiếng tăm càng lừng lẫy.
- Thôi thế này nghe! Tôi không dại để đi làm cái việc tuyên truyền không công cho cậu. Tôi không quyết định kỷ luật đâu. Tôi giúp cho cậu thay đổi môi trường. Dưới đơn vị họ đưa cậu về đây là họ muốn tống khứ cho đỡ phiền phức. Cậu có trở về sống chẳng thoải mái đâu. Tôi ký điều động cậu về Sư đoàn! Còn sau này có tiến bộ hay không, tự thân mình xoay vần lấy. Chính ủy làm sao xoay vần giùm được.
"Tự xoay lấy!" ba tiếng ấy của Chính ủy Trần mãi đến bây giờ, khi chiều tà, lúc trăng lên đa đoan tâm sự hay lặng lẽ trong cô đơn, gặp cảnh là ba tiếng ấy ong ong trong đầu tôi. Nói nhờ vậy là tôi đã sửa chữa được bệnh mây mưa trăng gió, có ma nào tin đàn ông cho được? Nhưng dầu sao tôi cũng không còn quá ẩu, bạ đâu trút đó như trước. Bệnh của thời gian phải nhờ thuốc chữa bệnh của thời gian.
- Nghĩa là còn được phép lai rai! - Tư Giản chen vào: Nào, nâng ly ta lai rai!
- Tôi đeo ba lô về đơn vị mới. Thời gian sau đó, tiểu đoàn của tôi được chuyển sang làm kinh tế xây dựng khu Công nghiệp Việt Trì. Trái đất vốn tròn run rủi, tôi lại tình cờ được gặp người con gái đã làm cho trái tim đầu đời của tôi tan nát thời còn là trai làng ở quê. Cô đang phụ trách căntin của khu công nghiệp. Chồng cũng đang làm công nhân của nhà máy hóa chất. Nhắc lại dĩ vãng, cô ta bảo: "Chị em cùng thôn, tắm truồng chung ở bến sông Hồng, cái Lụa bảo nó yêu anh, anh lại theo đuổi tôi làm tôi rất khó xử, tôi phải quyết định cuộc đời riêng của tôi, anh lại oán trách bỏ đi ra quân, từ bấy nay không về nữa. Anh tệ lắm đó! Lụa nó vẫn đợi anh". Trái tim thất tình của tôi thuở ấy đã tự buông thả vào bể dục tình, buông thả cuộc đời vào những phút vui ngắn ngủi, rốt cuộc đến cuối đường hầm mới tìm thấy ánh sáng của tình yêu đích thực. Chẳng ở đâu xa, chính tại quê mình, là Lụa của tôi bây giờ đó!
Gẫm lại, anh tò mò muốn hiểu tại sao tôi lại thả hai người đi là phải. Theo thời gian, nhất là đã trải qua bao nhiêu va vấp trụy lạc, đến lúc nào đó tâm sinh của con người phải đổi thay.
Tôi đã thua đau vì hai câu thơ bình cũ rượu mới để thách đố với cả Chính ủy vì đã xài thứ rượu mới chưa tinh chế, nên đã bị Chính ủy đảo ngược tình thế bảo tự xoay vần?
Hoàn cảnh của hai anh chị hôm ấy có khác gì tôi? Xét cho cùng về chuyện gió trăng ta là động đạo với nhau cả nếu tôi gây khó khăn cho các bạn, khác nào tôi để mình thua một lần nữa!
Bây giờ tôi đã có vợ rồi. Tôi quý Lụa vì cô ấy sống hướng nội, không quá đòi hỏi lý trí, cũng chẳng bao giờ tỏ ra có lý luận. Đến khi đầu gối tay ấp với nhau rồi cô ấy không hề tò mò muốn biết dĩ vãng của tôi, cô cần tôi và tôi cần cô, chúng tôi không cần tới dĩ vãng. Tình yêu mà đem tiêu chuẩn ra so kè, thử hỏi tìm đâu được trong ấy sự tin cậy?
Tôi thích cái khoảng cách nhất định và sự kín đáo của cô ấy. Khoảng cách ấy như phong thư riêng của người vợ hoặc người chồng mà người kia không hề tò mò muốn xem và tự ý xé ra vậy. Cho hay trái tim đơn giản và bình dị của cô thôn nữ lại gần với văn minh hiện đại là vậy đó!
Tôi đi xuôi ngược qua không biết bao nhiêu nẻo đường đời, quen biết và làm tình nữa với biết bao nhiêu là người, nhưng đều gặp những đối tượng luôn đặt ra trên đầu lưỡi phải thế này, phải thế khác... dễ mất lòng nhau quá... nên sau đó lại quên đi như gió thoảng mây bay... Đâu có ngờ đi ba đông bảy xứ rồi trở lại cái xóm nhỏ quê mình lại gặp: đây rồi Lụa! Nàng yêu tôi mà không cần tìm cách biến đổi tôi. Nàng dấn thân để yêu tôi. Tình yêu của Lụa cần sự đồng điệu, không tìm cách chinh phục. Cần sự tin cậy, không cần sự ghen tuông. Cần sự tự giác, không cần tò mò theo dõi, không cần làm vú em, là có khoảng cách để tôn trọng tự do tạo điều kiện cho cuộc đời của từng người nẩy nở tiến bộ để mỗi khi gặp lại là như đám cưới mới.
*
* *
Tôi gặp chị Lụa ngoài trận địa phòng không. Mảnh mai, tươi trẻ, đẹp như một liền chị quan họ nhưng lại chít áo bằng thắt lưng da, vai đeo súng trường, đội khăn mỏ quạ.
Đánh tay đôi với phi công Mỹ không khó, nhưng đánh làm sao để bảo vệ những đoàn tàu dài mấy mươi toa, bảo vệ sinh mạng hành khách, hàng hoá, lại đánh với thằng chuyên cắn trộm ban đêm: phi cơ siêu thanh F.111 là cả một thách thức. Đầu óc quân sự răn đe hù dọa bộc lộ rõ trong văn hóa đặt tên nên các nhà chiến lược quơ tất thần thánh và ma quỷ dùng làm đại từ danh xưng cho các loại phi cơ tân kỳ. Thằng F.111 là máy bay con ma, nó hiện hình lúc trẻ ngủ chưa đẫy giấc từ ngoài biển bay là là sát mặt sông Hồng nhanh hơn tiếng động để tránh bị rađa phát hiện, bay sâu vào tận Yên Bái, Lao Cai, bất ngờ quay ngược lại oanh tạc suốt chiều dài đường tàu về tận Hải Phòng.
Tôi đã từng thấy, người ta đặt súng lên xe jeep, lên xe tăng, lên tàu thủy để làm phòng tuyến di động đánh máy bay tầm thấp, nhưng chưa hề thấy ai đánh như kiểu Trần Anh Trung. Anh chàng có sở trường "chém chạy" (1) khi kiếm gái vận dụng vào chiến thuật di động săn mục tiêu. Anh đề nghị nhà ga xuất cho mượn mươi chiếc xe goòng tuỳ theo kiểu trung liên, đại liên đội dân quân có, lắp thêm cho mỗi xe goòng một giá đỡ súng sao vừa tầm đứng bắn.
Xạ thủ và người tiếp đạn đứng trên xe, người ở dưới đẩy xe lao nhanh bước trên sóng đường sắt láng bóng rất êm chân nhưng nếu bước trượt xuống nền đá xah có đau, ráng chịu! Cô Lụa bắn trung liên không có xạ thủ phụ nên thấy Tư Giản được cầm máy ảnh giao cho Trung và tôi đẩy xe. Trận địa bố trí cự ly trăm mét một xe, hình chữ I vì tất cả đều lăn bánh trên cùng một đường ray. Khi bắn cũng hình chữ I thẳng băng lên cao theo chiều đường sắt. Vị trí giả định có tàu về là sân ga nên chia xe ra làm hai thê đội. Một thê đội hướng về phía Tây, một thê đội hướng từ đuôi đoàn tàu về phía Đông. Khi có súng lệnh là đồng loạt nổ và đẩy xe di chuyển. F.111 sẽ khó phân biệt đâu là mục tiêu. Thành Trung bảo nó thua mình vì 5 giây vô dụng mà thằng phi công nào cũng phải chịu từ khi chỉnh chiếc máy bay cho thẳng mục tiêu đến khi xác định vào vòng ngắm và động tác lẩy cò, tối thiểu là 5 giây. Nhanh hơn 5 giây ấy là ta thắng vì ta đồng loạt bắn ngay khi nghe pháo lệnh lại có đến 10 hỏa điểm rải ra trên một cây số cùng bắn thẳng, thoát được nơi này sẽ dính đạn nơi kia. Trong 5 giây ấy nếu phi công bị giật mình vì tia lửa bên dưới bắn lên tất nhiên sẽ lệch mục tiêu, bắn khó trúng đích.
Ông lính từng 4 lần bị kỷ luật, một lần được tha vì cái chuyện tình ái, giải ngũ về địa phương làm đội trưởng dân quân xã bố trí trận địa choảng nhau với tư lệnh không quân Huê Kỳ điều khiển bằng khí tài hiện đại như vậy đó. Tất nhiên trên đỉnh bên đây đồi cọ, bên kia đồi chè, còn hai phòng tuyến súng trường bắn chéo thành một lưới đạn dày đặc mà chỉ cần một viên mồ côi nào đó thôi cũng tiêu hủy mấy chục triệu đôla của nhà giàu. Cho bọn con trai lấy nhôm, cưa làm lược tặng cho bạn gái tắm truồng ngoài bến sông Hồng.
Về cái khoản đúng giờ, không thể chê người Mỹ vào đây được. Tàu hỏa vào ga chưa được 2 phút là hai chiếc F.111 bay là là sát mặc sông nhô khỏi bờ đê lên trời như sao xẹt, vòng lại bổ xuống.
- Lụa! Bắn đi cưng!
Lửa rạch lên bầu trời như pháo hoa ngày hội. Một ánh lửa to bừng phát giữa không trung. Chiếc F.111 đi đầu không lướt qua như tên mà quay theo vũ điệu khúc củi đang cháy.
Khắp nơi trên mặt đất reo hò. Người yếu bóng vía nhất cũng vọt lên khỏi miệng hầm để xem cho đã mắt.
Cái xe chúng tôi đẩy đang trên dốc lao xuống nên không dừng được. Trung và tôi vội đánh đu bám theo.
Lụa buông khẩu súng quay lại bấu vào tóc, ôm cái đầu của chồng lắc lấy lắc để reo to:
- Em bắn trúng! Em bắn trúng
Còn một cái flash anh Tư Giản bấm đúng "nụ hôn": "Khà! Khà! Mấy bô ở trên trời quá đã, bô này còn đã hơn!...".
Nụ hôn của Lụa gây phản xạ có điều kiện vào ngón tay bấm máy của ông phó nháy cho ánh sáng flash phựt sáng lên. Còn đối với ông chồng đội trưởng dân quân, nó khơi dậy sự vô chừng tự nhiên của thói quen cũng là phản xạ có điều kiện dù đang lúc bom rơi đạn nổ.
Khi hết dốc xe dừng, áp nhau lôi xe goòng ra khỏi đường ray, mọi gnười kéo nhau về ga. Lụa lại giục:
- Chạy nhanh về nhà ga trước gọi điện thoại báo tụi mình bắn rơi nhanh lên đi! Kẻo người ta xí phần mất. Sao chưa đi đi!
- Âồy mà!
- Lại ậy mà! Nhanh lên đi!
- Có nhanh lên thế nào, nó cũng đã nằm dưới đất rồi. Không biết chừng ở nơi nó rơi người ta đã có trong tay tù binh, có cả súng ống đạn dược. Còn mình chưa chi đã báo cáo, nhỡ họ hỏi nó rơi ở đâu mình chưa chắc đã trả lời đúng, làm sao họ tin?
- Chả lẽ để vuột mất cái thi đua? Làm sao bây giờ hở anh?
- Ta phải lên đồi cao thôi! Để đủ tầm nhìn xác định phương hướng nó rơi, ít ra cũng được sai số một phần trăm thôi mới đủ lý lẽ...
Nói xong kéo tay dắt vợ lên đồi chè, bỏ hai thằng chúng tôi ngồi canh khẩu súng.
Chưa quá 15 phút thấy cô cậu đi xuống, tay cô xạ thủ vẫn còn sờ lên sóng áo như sợ còn để sót chiếc khuy nào chưa cài cúc.
- Ông ý! Bố trẻ con rồi mà vẫn chứng nào tật ý, đến xuống lỗ chưa chắc đã chừa!
- Biết vậy mà có người vẫn không bỏ được, cứ đeo phải không?
- Chứ còn gì nữa.
Thấy chúng tôi vẫn còn đứng chờ, Lụa vội nói như thanh minh:
- Lấy ông này làm chồng lắm lúc xấu hổ chết được các bác ạ. Tại phải nợ nên không bỏ được thôi!...
- Chớ không phải vì những thằng trai lơ làm vui cuộc đời hơn sao? Lấy phải mấy ông đạo mạo, có mà thiệt suốt đời đấy em ạ!
Đội trưởng nhận ba nắm đấm sau lưng, rút cổ cười:
- Bị lừa mà có lợi, nên để cho người ta lừa bằng thích, em ạ!
Anh vỗ dưới lưng bà Lụa một cái:
- Thôi thôi! Nhận phần thưởng của tôi rồi. Bây giờ, bà đi trước về bắt một con gà đem đến chỗ thầy Tư Giản, còn anh em tôi đi mua nước trong. Phải uống mừng thành tích hạ máy bay của bà chứ!
*
* *
Tôi đem câu chuyện trên mười năm đợi chờ của chị Lụa kể cho người bạn đời của tôi nghe, lúc ấy nước sông Lô dâng cao ngập đến chân đồi chè nơi chúng tôi đang ngồi. Nàng ngưng tay đan một lúc, bảo:
- Anh nhầm rồi, đàn ông các anh làm sao hiểu tâm trạng tình yêu và hi vọng của người con gái như chị Lụa. Tình yêu đơn phương lúc nào cũng sâu nặng hơn tình yêu song phương vì tình yêu gần gũi với những gì nhuốm màu đau khổ hơn bởi nó khắc khoải đợi chờ, nó đối mặt với vô tình, hờ hững, thậm chí đối mặt với cả bội bạc trai lơ, biết tỏng hết tất cả vẫn tha thứ để mà yêu.
Câu thơ tình có chi là hay, câu thơ tình buồn mới làm xao xuyến đến sâu thẳm con tim chứ!
Nàng mỉm môi. Như anh vậy! Không cô đơn xa nhà, không mặc áo đứt khuy, không lang thang từ tấm bé chưa chắc em...
- Chưa chắc cái gì?
- Tự biết ấy!...
(1) Tiếng lóng ám chỉ những anh chàng mò gái



Sống là để yêu và được yêu.
Tạo hóa ban phát ân huệ ấy cho mọi người đâu phân biệt đối xử hoặc hẹp hòi với bất kỳ ai.

Chân lý thật đơn giản, ai cũng biết. Thị Nở kia còn có được phút giây âu yếm nhất với anh Chí Phèo ngoài lò gạch để lại cho đời "nụ cười Thị Nở". Những người chủ trương diệt dục đi nữa đọc đến đoạn này cũng phải gật gù thừa nhận chân lý hiện thực của cụ Nam Cao.

Chúng tôi 12 người cùng phòng trong ký túc xá đại học. Mười một người đã có ý trung nhân hẹn nhau đến ngày ra trường có sự nghiệp sẽ thu xếp cuộc đời. Ai cũng lo lắng đến thương hại bạn Thuận, người duy nhất chưa được lọt mắt xanh của bạn trai. Học giỏi, đức hạnh, cần mẫn siêng năng vượt trội hơn nhiều người, duy nhan sắc không mấy rực rỡ. Ngày Chúa nhật, từng đôi đưa nhau đi dạo phố hoặc về thăm nhà. Đi chán lại về quấn quýt lấy nhau bày ăn uống chan húp sì sụp nhìn nhau để cười hoặc thượng lên giường lầu ngồi không khoảng cách, tựa lưng vào tường tâm sự... Riêng bạn tôi, thui thủi một mình làm bạn với trang sách, hay tâm sự với cặp que đan.

Sau tốt nghiệp, đến ngày chia tay, các con chim non sẽ từ mái trường tung cánh ra bốn phương, khi ôm chầm lấy nhau giã biệt, tôi vẫn thấy nhoi nhói trong tim lo nghĩ đến hạnh phúc mai sau của bạn. Tôi thầm trách tạo hóa hẹp hòi chi để không ban phát cho bạn tôi chút nhan sắc.

Đâu có ngờ, trong khi mười một đứa chúng tôi còn chạy đáo chạy đôn đi tìm việc, cô bé lọ lem lại chọn được hoàng tử sớm nhất. Hai người mang thiệp mời đến nhà tôi. Lúc nào cũng mỉm cười với hạnh phúc, đẹp trai, cao lớn, con đại bàng hùng vĩ lại say tiếng hót thủ thỉ của con chim nhỏ, sẵn sàng dang đôi cánh rộng che chở cho người mình chọn để yêu, để in tên sóng đôi bằng chữ vàng lên lá thiếp.

Nghe chào hỏi, ngoại tôi ngưng bút, nâng gọng kính ngắm nhìn đôi uyên ương : "Ông cũng được thiệp hồng nữa à ! Ông sẽ đến dự, mừng cho hai cháu".

Ông đứng lên chậm rãi bước ra vườn nhà, hồi lâu ông trở vào với bông hoa hồng thắm nhất tặng cô dâu chú rể tương lai.

Thuận ngỏ ý mời tôi làm phù dâu. Khi bạn được hạnh phúc, sao tôi chẳng sẵn lòng. Tôi sẽ chọn bộ xoa-rê màu, khăn voan màu, sẽ đeo đôi hoa tai ngày cưới trước kia của mẹ, tôi sẽ để một buổi đi làm đầu, sẽ nhờ bàn tay nghệ sĩ chuyên nghiệp của các nhà trang điểm đánh phấn thoa son để góp phần rực rỡ cho ngày vui của bạn.

Bộ xoa-rê phù dâu chưa được trắng tuyết như màu áo cô dâu cũng là dịp cho mình được tập sự cho ngày ấy của riêng tôi sau này.

Ông tôi lại đặt bút xuống, ra hiệu cho tôi vào trong.

- Nghe ông đi ! Con không nên nhận lời làm phù dâu. Lý do ông sẽ nói sau !

Tôi không dám cãi lời nhưng thật lòng mất hứng nhiều lắm. Ông tôi vỗ đầu cho tôi an tâm rồi bước ra bảo :

- Đến hôm làm lễ, ông sẽ tặng hai cháu tất cả những bông hoa đẹp nhất trong vườn nhà ông để trang trí. Các chị em của cháu ngoại ông sẽ đến trước lo khánh tiết và tiếp tân.

Riêng việc cháu Dung làm phù dâu hai cháu nên chọn chị em khác, vì cháu ngoại của ông yếu tim (lần đầu tiên tôi nghe ông nói dối) e đang vui, có làm sao, sẽ ảnh hưởng đến ngày trọng đại...

Tiễn bạn ra cổng, tôi trở vào nhà tất nhiên với vẻ mặt không vui.

- Cháu ngồi xuống, giận ông rồi phải không ? Ông chỉ muốn tránh cho cháu một việc làm ác.

- Làm phù dâu, sao lại là ác hở ông ?

- Vì cháu của ông xinh đẹp quá. Cái đẹp đặt không đúng chỗ sẽ phản tác dụng. Cô phù dâu đẹp hơn cô dâu, chú rể và mọi người sẽ nhìn ngắm ai đây.

- Eo ơi !

- Cháu có đi xem cải lương không ? Có những khi khán giả thích ngắm cô tỳ nữ hơn ngắm nàng Nguyệt Nga vai chính. Trên sàn diễn thì miền cưỡng châm chước được, nhưng ở ngoài đời nhất là vào ngày trăm năm chỉ có một lần mà vô ý theo ông phải bắt đạo diễn cúi đánh bằng roi cá đuối. Trong ngày cưới phải đặt cô dâu vào vị trí đặc biệt, không được lẫn lộn vào cái chung làm phân tán cái nhìn của quan khách...

- Ông cười gì vậy ?

Ông nhớ lại ngày xưa, thuở ông đi coi mắt bà con. Bà ngoại con chị em đông lắm, cô nào cũng đẹp cho nên con trai bên ông đi theo rất đông để được dịp nhìn ngắm. Nhưng nhà gái trừ hai ông bà cố cháu và vài bậc trưởng thượng tuyệt nhiên không cô gái nào được xuất hiện trong phòng khách, tất cả phải giấu mình dưới bếp. Chờ đến khi chủ khách đã an tọa, chỉ duy nhất có bà ngoại cháu xuất hiện, khay trà nước trên tay cúi đầu chào cho người ta coi mắt. Ôi sao lúc ấy bà cháu đẹp lạ lùng đến vậy. Cảnh vật như sáng rỡ ra với sự xuất hiện của thần tượng ông nhìn một lần nhớ mãi đến trăm năm...

- Thời của ông cũng hiện đại dữ dội...

- Chứ sao ?

Trăng đẹp vì chỉ có mỗi mình trăng.

- Ông cũng lãng mạn dữ dội...

- Chứ sao ? Cháu không nghe câu hát Việt Nam :

Cây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc... bờ ao

Chị Hai xinh tang tình là chị Hai đứng một mình tôi thấy xinh càng xinh.

Quan điểm thẩm mỹ của dân tộc ngàn năm nay là vậy. "Đứng một mình mới xinh càng xinh".

Ngày hội làng là ngày hội chung của trăm hoa, đó là cái toàn thể (ensemble) của cả cộng đồng, ai muốn diện ngất trời đến đâu cũng được, nhưng ngày cưới ngày phải suy tôn cô dâu. Hàng trăm ánh mắt chỉ hướng về cô dâu để ngắm nhìn và ngưỡng mộ, nhớ mãi về lâu. Tranh cạnh vào vị trí để mọi người và cả chú rể nữa phải sao lãng là làm việc bất nhân.

Thế giới quan này của người Nhật cũng tương đồng với Việt Nam ta vì cũng nguồn gốc á Đông với nhau cả.

Có một nhà nông người Nhật trồng được loài hoa cúc đại đóa quý hiếm, nổi tiếng gần xa, rực rỡ tuyệt vời. Tiếng đồn đến tận hoàng cung, thấu tai Nhật Hoàng. Nhà vua có nhã ý đến tận nơi ngự lãm. Trước khi ngài ngự đến, người nông dân ra vườn cắt bỏ hết tất cả vườn hoa cúc hằng yêu mến của mình, chỉ để lại duy nhất mỗi một cành, một bông hoa tuyệt vời nhất hầu thỏa lòng ngưỡng mộ của đức vua.

Người nước ngoài có thể không thấu hiểu rõ ràng ý nghĩa của giai thoại này, nhưng đối với người Nhật chân lý ấy rất đơn giản. Khi luyện thói quen tập trung quan sát, con người có thể cải thiện cuộc sống thường nhật sâu sắc hơn và phong phú hơn. Loại bỏ cả vườn hoa, để lại duy nhất một bông hoa toàn bích để nhà vua không bị phân tâm để mắt vào các bông hoa kém sắc khác, tạo cơ hội để nhà vua mở mắt nhìn thấu đáo vẻ đẹp của loại hoa cúc đến tuyệt đỉnh thẩm mỹ từng chi tiết sắc màu.

Lóa mắt trước cái chung, thiếu tỷ mỷ khi ngắm nhìn làm sao chắt lọc tinh hoa cho được. Đó là sự mất mát muôn thuở của kẻ có quá nhiều mà hời hợt.

*

* *

Tôi đem câu chuyện hụt làm dâu phụ và những ý tưởng của ông ngoại kể lại cho má tôi nghe.

Quan hệ chung sống của ba má tôi rất đặc biệt. Má tôi là mẫu người thích sống tưng bừng. Trong gia đình hình như ba tôi bị má tước mất cái lộc nói. Trái lại ba tôi gỡ hòa bằng cách tước mất của má tôi cái lộc cười. Má tôi nói gì, vui buồn, trách móc, than thở, thậm chí nhiếc mắng nữa, ba tôi chỉ tủm tỉm cười. Thanh âm ngôn từ phát ra từ trong chất giọng của má tôi có ma lực nào mà ba tôi luôn tỏ ra thích thú như nghe ca vậy. Phải chăng đó là bí quyết gia đình tôi trường tồn đến lũ nhóc chúng tôi lớn lên, ăn học thành tài và nên gia đình lại con đàn cháu đống.

Má tôi nói :

- Ông ngoại con vậy đó. Rất cổ nhưng cũng rất hiện đại. Chất thâm thúy khi xử thế của ông, trẻ ngày nay chạy nước rút cũng chẳng dễ gì theo kịp.

- Phải đó má ! Con nghe mướt mồ hôi khi ông bảo con đi làm phù dâu là chơi ác với bạn.

- Chớ sao ! Sắc đẹp hoa hậu đi nữa lúc nào cũng mang theo con dao hai lưỡi.

Về cái chất thâm nho này, con rể, cha vợ, ba con giống ông ngoại con như đúc. Để má kể cho con nghe một câu chuyện hồi còn ngoài Bắc...

Lúc ấy là thời chiến phòng không máy bay Mỹ, tàu hỏa có toa quân sự, quy định đặc biệt quân nhân đi toa riêng, không ngồi lẫn lộn với hành khách dân thường. Hồi ấy có danh từ gọi doanh trại bộ đội là làng đực vì trong doanh trại chỉ có đàn ông, không có đàn bà. Bấy giờ lên tàu hỏa, toa quân sự có con trai, không có con gái thành thử hóa ra là toa đực nốt.

Tàu bắt đầu chuyển bánh, bỗng dưng có một hành khách muộn nhảy tàu lên được là vội vàng lủi vào trong toa. Hóa ra là một cô gái như trên trời rơi xuống. Cả trăm con mắt lính bừng tỉnh chú mục về một mục tiêu như Nhật Hoàng ngắm nhìn bông hoa cúc duy nhất trong vườn vậy. "Lên xe nhường chỗ bạn ngồi", lập tức có người đứng dậy ngay còn hối người ngồi phía cửa sổ nhích ra để ấn cô gái vào trong góc, lấy cái nón nhà binh úp lên mái tóc để che mắt xa trưởng kiểm soát đuổi cô gái sang toa dân sự, uổng còn hơn được vàng mà không biết giữ.

Cả toa tàu bừng sôi lên như câu lạc bộ. Ai cũng tỏ ra quan tâm, người ngồi xa chồm lên thành ghế để bắt chuyện và ngắm. Rồi hỏi thăm thầy u có còn mạnh khỏe ? Quê quán ở đâu ? Học hành công tác ra sao ? Lại xin địa chỉ ghi đến mỏi tay, đời lính, lúc nào cũng tao ngộ chiến, cũng tốc quyết, vội mà, khoảng cách giao tiếp đâu có thể nào thực hiện từng bước A, B, C, A phẩy, B phẩy như trong sách dạy về trình tự giao tiếp. Tiếng sét ai tình gặp từ trường là nổ ngay thôi. Gái khôn giữa chốn ba quân tha hồ hỏi đáp, ba quân lại trổ tài thơ ca, đây không chỉ là lính mà còn là nghệ sĩ nữa.

Trong khi mọi người săn đón vui vẻ hồ hởi, có gì cũng bộc bạch ra nói cười, thứ gì cũng moi ra từ trong túi ba lô mời mọc đặt đầy lên chiếc bàn con trước mặt cô gái, có cả bánh lương khô, kẹo bột... đến đỗi bác soát vé tàu già nói tiếng miền Trung biết tỏng cái trò úp nón lên đầu cô gái cũng không nỡ cắt đứt niềm vui của các chú em bộ đội, duy nhất chỉ có một anh chàng ngồi ghế bên kia đối diện trước mặt cô vẫn giữ nét mặt bình thản khác người. Anh chàng tỳ cằm lên cánh tay gác lên bệ cửa nhìn ra ngoài bầu trời, cảnh vật lướt qua theo con tàu di chuyển. Có một tràng cười cô lại để mắt đến cái vẻ để ngoài tai khác người ấy.

Tàu qua cầu Lèn, đền Bà Triệu, đền Sòng, qua nông trường Đồng Giao, qua thị xã Ninh Binh, không khí trong toa vẫn còn sống động, cô gái lấy quả từ trong giỏ xách ra mời nhưng không có dao bổ cam.

"Có anh nào có dao con, cho em mượn ?"

Chẳng ai có dao. Anh chàng lúc ấy mới động tay mò vào thắt lưng lấy ra một xâu, gỡ con dao xếp ra khỏi khoẻn, kéo lưỡi ra ngoài, nắm đằng mũi trao đằng cán đúng phép đưa dao. Trao nhưng không nhìn, mắt vẫn để tâm vào cảnh vật bên ngoài. Cô gái đón lấy, ngỡ ngàng một thoáng cúi xuống mỉm cười với quả cam.

Tàu đến ga Nam Định. Anh chàng với tay lên kệ, khoác hành lý lên vai. Lần đầu tên cô gái có lý do để hỏi :

- Anh xuống ga này à ?

- Vâng.

- Em cũng xuống. - Nói xong mới gom hành lý như một quyết định bất ngờ. Chào các anh ! Chào các anh ! Các anh đi mạnh giỏi ! Thắng lợi !

Anh chàng bước xuống sân ga, bước vài bước lại dừng. Khi cô gái bước đến gần, anh chàng đưa tay xách phụ hành lý, ga-lăng với phái yếu đúng phép văn minh, không chê vào đâu được, lại còn đặt bàn tay rỗi rảnh lên vai người đẹp dìu đi như thân quen từ bao giờ.

Trên tàu, quân phục màu cỏ úa chen nhau nhô ra đặc các khung cửa sỗ. Chờ lúc ấy anh chàng quay lại cười, nheo mắt lấy le với "đoàn quân thất trận...".

- Má nói ba đó phải không má !

- Còn ai trồng khoai đất này ? Hí ! ổng đó ! Hôm sau ổng ở lại căng Ga rô - doanh trại Quân khu 3, còn má phải lên tàu đi tiếp về tận Hải Phòng.

- Sao má biết ba để ý mà má dám xuống tàu giữa đường để đi theo ổng.

- Ba mày ghê lắm, mủ mỷ trở khu đĩ. ổng o mèo mà diễn kịch câm. Các con biết hôn ? Má vừa cầm cái cán dao, bị ông ghịt nhẹ lại bằng hai đầu ngón, bất ngờ không ai thấy mà má nghe rần như điện giật toàn thân... ổng ghê lắm...

Cha tôi ngả người lên thành ghế, ngửa cổ cười khì cho kỷ niệm sống dậy.

xoay vần

Bên cổng Quân khu là nhà thường trực - liền vách với nơi kiểm soát ra vào này, xây tiếp thêm dăm gian nhà trệt, có giường đôi, có màn, ấm pha trà phích nước. Biển treo đề là nhà tiếp tân nhưng đúng nghĩa hơn phải gọi là nhà hạnh phúc. Quân nhân nào có người nhà đến thăm được sum họp ở đây một ngày đêm.

Lần ấy, anh em quân nhân ra vào cổng, nhìn qua chấn song cửa sổ gian cuối, có một anh lính nằm, tay gác trán, chân chống tường thỉnh thoảng huýt sáo hoặc nghêu ngao đôi câu. Cửa không khóa nên không phải là trại tạm giam nhưng trưởng phòng thường thực dặn mở cửa ra ngoài phải xin phép. Cơm nước có người bưng đến phục vụ ngày ba bữa. Nghe đâu anh chàng phạm kỷ luật nhiều lần về quan hệ nam nữ bất chính nên chuyển lên Quân khu xử lý.

Tư lệnh trưởng bảo: "Trường hợp này chờ Chính ủy về giải quyết!".

Hai ngày sau, có lẽ hồn thơ thức dậy trong cô đơn, mọi người nhìn qua ô cửa sổ thấy trên tường hai câu viết bằng than:

Cũng liều nhắm mắt đưa chân.

Thử xem Chính ủy xoay vần đến đâu ?

Cụ Nguyễn Du sống dậy cũng phải nghiêng nón bái phục, bọn hậu sinh ngày nay, bình cũ rượu mới đến thế là tài.

Người dám bạo gan thách đố có vẻ bất cần đời ấy là Trần Anh Trung, quê gốc Phú Thọ.

Cuộc đời rong ruổi, tôi có ngờ đâu sáu năm sau, con người ấy lại là ân nhân của tôi

*

* *

Khi người con trai cô đơn, đêm đêm trăn trở trong chăn, trên chiếc giường chín mươi phân rộng từ tỉnh thức đến lúc mơ sâu, thậm chí vừa tự vuốt ve lấy thân thể mình, vừa thể hiện lên từng phần hay trọn vẹn bao nhiêu hình ảnh của người khác phái đã từng gặp ngoài đời quen hoặc chưa quen, gây nên sự hoan lạc bằng hình ảnh với bao nhiêu người cùng một lúc. Đó là sự trăng hoa trong tâm tưởng mỗi riêng mình biết. Đó cũng là bệnh của kẻ đa tình còn gọi là phong tình như gió thoảng mây bay.

Trạng thái tâm sinh ấy kéo dài theo thời gian tuỳ theo thể trạng và tính cách của mỗi người, không ai giống ai. Cho đến một ngày nào đó, tự dưng anh ta phát hiện ra tại sao những ngày gần đây trong mơ chỉ lập lại hình ảnh của mỗi một người. Đa tình là bệnh của thời gian, trị liệu cũng bằng phương thức của thời gian. Lúc ấy trái tim mới mách bảo: Hay là mình đã yêu? Người bạn đời trăm năm là đây! Không chối vào đâu được nữa.

Trinh tiết là nghĩa ngữ dành riêng cho phái nữ. Ai giữ gìn được chữ ấy nguyên vẹn đến trọn đời được phong là nữ thánh.

Còn cánh nam giới, sách thánh hiền đọc kỹ chưa thấy có chữ nào ràng buộc họ na ná như thế? Cho nên đã hai mươi tám cái lá vàng rơi, từ cảnh mộng ra ngoài đời, trừ một ít cá biệt nghìn người có một, ai có thể nói mình chưa từng biết trăng hoa.

Khác thường đến lạ thường, tự khi tôi quen biết nàng, trăng hoa như đã dứt. những người con gái khác như hòa tan trong dòng người xuôi ngược, không còn để ý nữa.

Một hôm, tôi vác một bộ sinh hàn bằng ống đồng từ xưởng sản xuất cồn đến nhà máy cơ khí để hàn lại những chỗ rò rỉ hơi, mình mẩy dính dầu mỡ, áo lại đứt khuy, trông thấy nàng đạp xe từ xa ngược chiều lại, tự dưng bước chân dẫn dắt tôi rẽ vào lối khác để che giấu vẻ tồi tàn của mình. Bước được mấy bước, tôi lại tự hỏi tại sao mình phải trốn? Vậy là tôi trở lại lối cũ cho đến lúc nàng đạp xe qua, tôi tự nhủ thầm: Hay là mình đã yêu?

Từ ấy, tôi theo đuổi nàng kiên trì và lì lợm. Quanh người phụ nữ đẹp, lúc nào cũng vô hình có nhiều mạn radar theo dõi, nhất cử nhất động có một biểu hiện gì là dư luận lập tức lan truyền ra ngay khắp phố phường từ đầu đến cuối thị xã tỉnh lẻ. Khốn nỗi góc nhìn để loan tin là mây mưa trăng gió, bất cần biến đến chuyện của trái tim.

Nói theo kiểu trong lý lịch: Tay này không vừa đâu, khối cô rồi... Theo kiểu đặt lên bàn cân: Lạ chửa, khối anh đeo đuổi, có cỡ cả... lại đi vơ gã cha căn chú kiết tận cái xứ mô tê nào. Theo kiểu dự báo: Ba bảy hăm mốt ngày, không có kiên trì đâu.

Nếu tôi nói với họ rằng tôi chưa hề nói với cô ấy rằng "anh yêu em !", có ma nào tin lời tôi được, trong khi thật sự là chúng tôi chưa hề nói với nhau như thế.

Khi ông Johnson ra lệnh ném bom miền Bắc Việt Nam, chẳng rõ ông có tính đến không? Bom đạn của ông bên cạnh sức công phá của nó còn có tác dụng "phục vụ" cho tình yêu đôi lứa nảy nở.

Thị xã tỉnh lẻ phải sơ tán toàn bộ. Hợp tác xã may mặc của nàng phải đóng thùng máy khâu chở về làng quê, xưởng rượu cồn nơi tôi làm công cũng đóng cửa. Nàng định theo về với gia đình trên rừng núi Tuyên Quang nhưng khổ nỗi chưa biết đường đi nưóc bước, lại thân gái dặm trường, tàu xe khó khăn trong tình trạng chiến tranh. Tôi mừng rơn vì nhờ có ông Jonhson mà mình chủ được vai cận vệ "anh hùng hộ tống mỹ nhân". Tôi đạp xe đèo nàng lên Hà Nội để đáp tàu hỏa lên Phú Thọ, sau đó mới chuyển sang ô tô về Đoan Hùng đi Tuyên Quang.

Tàu hỏa chỉ chạy ban đêm vì phòng không. Suốt cuộc hành trình, tàu phải dừng bất thường ba lần giữa đồng để hành khách tỏa đi trú ẩn vì có báo động. Vốn bản tính mạnh mẽ, nàng kéo tôi ngồi lại trong góc tối toa đen, không chịu xuống. Bom rơi đạn lạc ở đâu cũng vậy, chạy cho lấm chân.

Tình trong lửa đạn, thơ mộng biết mấy ? Âởy thế mà thằng tôi vẫn không dám hó hé. Tại sao? Có lẽ cái gì ta quý trọng, ta luôn cẩn thận, sẽ dễ vỡ.

Tàu về đến ga Phú Thọ, hành khách lên Tuyên Quang phải chuyển sang xe ca về Đoan Hùng chờ đến 5 giờ sáng mới xuất phát. Loa phóng thnah hối thúc mọi nguời xuống ga phải ngồi xa đường tàu hai cây số, càng xa càng tốt vì nhà ga là mục tiêu oanh tạc.

Tay xách nách mang, chúng tôi lần theo đưòng tre đi hết thôn xóm. Đồi núi trung du chập chùng, trên nền trời trăng in bóng những lá cọ hình rẽ quạt. Vượt qua một cầu gỗ, nhìn xuống nước suối róc rách trong veo. Chúng tôi lần theo bờ suối, đặt hành lý lên bãi cỏ, ngồi xuống chờ thời gian trôi. Nàng lần xuống suối, trút bỏ xiêm y tắm mình trong dòng nước mát xóa mệt nhọc sau cuộc hành trình xa.

Tôi ngồi hút thuốc, lâng lâng với cảm giác được nàng tin cậy. Aỏnh trăng vàng trên trời cao vẫn lung linh soi mình dưới nước.

Thiên nhiên cũng biết giữ chân người nên nàng tắm rất lâu.

Nàng gọi tôi lấy hộ chiếc khăn bông. Tôi kéo dây miệng túi. Chiếc khăn rộng, tôi nắm hai chéo lần xuống bờ suối, nàng ngâm chân dưới nước đứng lên, che hai tay trước ngực quay lưng về phía tôi. Thằng khờ như tỉnh như mơ, choàng tấm khăn lên bờ vai trần để cho ma khiến, tôi ôm chầm nàng trong vòng tay. Sự khởi đầu cho đến ngày nay tôi đã bảy mươi tuổi ấy, đột nhiên bị tiếng cu - lách đẩy đạn lên nòng nghe như sét đánh kèm theo đồng loạt tiếng thét: "Đứng im! Giơ tay lên!". Bốn cái bóng chạy lõm bõm trên nước suối lao tới. Tôi lúng túng che chắn cho nàng mặc áo.

- Chứng minh thư?

- Dạ, có đủ đây (hai chiếc).

- Đi!

Đi! Nghĩa là bị áp giải, hai khẩu súng trường mở đường đi trước, hai khẩu chỉa lăm lăm sau lưng.

Aỏnh trăng soi, thấy nàng liếc xéo tôi mỉm cười. Còn tôi cứ tự trách mình đã để khổ cho nàng.

Đi rất lâu, đến một chân đồi bị cắt đôi lấy lối phẳng cho đường tàu đặt ray. Giữa bức vách đất, khoét một cái hang sâu rộng bằng gian nhà. Nghe nói trước kia lực lượng làm đường nước láng giềng đến giúp ta sửa chữa đường sắt đã đào sâu vào trong đồi để chữa thiết bị hoặc tìm di sản gì đó, nay đã di chuyển đi nơi khác bỏ trống hang. Đội dân quân phòng không chọn nơi ấy làm trụ sở, đứng ngoài trông vào như một cái động. Một chiếc đèn bão che phía ngoài hắt ánh sáng vào vách đất màu đá đỏ. Trên mặt bàn có một quyển sổ bìa vở học sinh. Cái điếu thuốc lào ngóc đầu trên hai chân tre, vài que đóm đã tắt so le ra mép bàn. Vẻ uy nghi là bốn khẩu trung liên đầu bạc và mươi khẩu súng trường dựng trên giá.

Đương sự giải tới bị giữ ngoài bóng tối chờ một người xách súng vào báo cáo. Hồi lâu có lệnh truyền cho vào.

- Chứng minh thư ?

- Dạ, đã giao cho các ông đây!

- Giấy đi đường?

- Dạ, có đây!

- Vé tàu?

- Dạ, nộp ngoài cửa ga rồi.

- Anh đi phép sao không giữ vé về thanh toán?

Câu hỏi chứng tỏ ông đội trường dân quân là người thông minh khó qua mặt. Ông có đáng cao, mặt chữ điền, có vẻ ưa nhìn nhưng ít bộc lộ tình cảm:

- Cô này là gì của anh?

- Dạ, là bạn thôi, ở cùng địa phương.

- Còn cô! Anh này là gì của cô?

- Dạ, là người yêu, nhưng chưa cưới ạ!

- Hai người về đâu?

- Dạ, em sơ tán về với gia đình ở Tuyên, còn anh này đưa đi!

- Hừ! Thân gái dặm trường. Thơ mộng đấy chứ? Này cầm lấy!

Ông gộp hai tờ chứng minh thư đưa cho cô ấy:

- Đi đi! Ra bến xe cho sớm, gà rừng sắp gáy rồi.

Tai nghe rõ mà chẳng dám tin rằng mình được thả, cả bốn anh chàng vừa áp giải còn đứng đó cũng ngơ ngác khó hiểu. Tôi xách túi bước đi như cái máy sợ "ơn trên" đổi ý.

Hai chúng tôi ngồi trên rễ gốc gạo chờ giờ xe ra bến.

- Anh không cẩn thận quan sát trước sau trên đường đi làm khổ em!

- Cứ coi như là một việc tình cờ đáng nhớ lâu đi! Rồi anh sẽ thấy hay hay, đời phẳng lặng quá có chi mà đáng nhớ. Chuyện này có súng ống nhưng đáng gì với miệng lưỡi của người ta xầm xì về anh và em ở thị xã tỉnh lẻ, thế mà em vẫn cám ơn họ đã tạo cho anh và em được dịp chứng minh rằng mình vượt qua để được yêu như ý mình. Có gì đâu mà khổ! Nàng nói theo lý lẽ thợ may đời người như mảnh vải liền khổ, để y nguyên như mới là vô dụng, có cắt ra mảnh bầu, mảnh chéo, mảnh lượn... ráp lại gia công mới thành áo. Cứ xem như vừa rồi được thêm một mảnh khâu miệng túi, lâu lâu đưa tay nhấc nắp lên xuống nhắc lại thành kỷ niệm hay hay.

- Nhưng anh cứ tự hỏi, tại sao ông ấy chịu thả mình dễ dàng đến vậy!

- Làm sao mình biết được, nhưng có thể tạm xét đoán ông này từng trải đường đời, lõi hơn mấy anh chàng nhỏ tuổi kia...

Yên chỗ cho nàng trên bờ sông Lô xong, làm khách của gia đình một tuần, tôi lại xuôi về đến Phú Thọ có người bạn cũ làm nghề phó nhòm (chụp ảnh dạo) ở đây, tôi theo địa chỉ tìm đến. Trong gian nhà lợp lá cọ, trẻ em và phụ nữ đã tản cư, những cánh lưng trần nam giới trải chiếu dưới đất quây quần bên mâm rượu. Gia chủ, anh Tư Giản ngửa đôi mục kỉnh cận, à lên đưa tay ra bắt.

- Ngồi xuống đây luôn! Để tôi giới thiệu.

Tôi bắt tay từng người, đến người cuối cùng, anh ta không tiếp mà vả vào bàn tay tôi, lại còn nháy mắt "xi nhan" làm tôi đỏ mặt khi nhận ra ông trưởng đội dân quân phòng không hôm ấy.

- Hai người đã quen nhau à!

- Quen và biết nữa, chỉ chưa kịp kết nạp vào "hội" thôi!

- Vậy thì làm một ly! Cho vào hội luôn.

Tôi kể lại chuyện trên dòng suối. Anh Tư Giản bảo: "May cho cậu đó! Gặp được quới nhân". Và cũng qua anh Tư Giản, tôi được biết tác giả từng viết hai câu thơ bình cũ rượu mới viết bằng than trên vách nhà tiếp tân Quân khu, Trần Thành Trung chính là anh. Tôi tò mò hỏi:

- Hôm đó, anh nghĩ sao mà thả tôi đi dễ dàng vậy?

- Tôi thả là thả cô ấy, chứ thả làm cái thá gì cái thằng anh! Lắp ba lắp bắp, giấu đầu lòi đuôi. Sao không tự nhiên như cô ấy: "Dạ! Yêu nhau nhưng chưa cưới...".

- Vậy mấy anh em áp giải về họ không thắc mắc sao?

- Thắc mắc giống gì? Chúng nó đứa nào chẳng đã dắt gái lên đồi. Dễ ta nhưng khó người cứ khó vậy mà! Đời tôi phục lăn có hai người. Thứ nhất là Chính ủy Trần, thứ hai là vợ tôi. Hai người đều vị tha, biết tha thứ để làm cho tôi hối cải.

Vui miệng, anh kể lại chuyện ngày trước ở Quân khu:

- Nghe lệnh triệu lên văn phòng Chính ủy, tôi sắp đặt sẵn trong đầu tâm lý đối phó. Bước vào trước mặt ổng, tôi dập gót thật mạnh, lên gân để đặt bàn tay xoè lên đuôi mắt chào!

- Trung đấy à! Ngồi đi! Uống trà nhé!

Nói xong, tiện tay Chính ủy bê ấm rót nước cho tôi uống. Chỉ mới vậy mà bao nhiêu tâm lý đối phó tan biến tất trong tôi. Cảm giác như kéo quân hùng hổ vào khung thành bỏ trống. Đối diện là một ông già hiền từ gọi là anh là chú hay bác đều được cả. Ông ấy cười xởi lởi hỏi:

- Cậu làm sao giỏi vậy? Trong vòng một quý làm thổn thức đến năm quả tim. Chỉ có từng này thôi hay còn nữa, nói thật đi!

- Chính ủy hỏi em không dám giấu, thực tế còn nhiều hơn nữa. Có đến gấp đôi ba lần.

- Thế cơ à! Có khi nào bị chị em phản ứngkhông?

- Dạ không ạ! Trước kia còn tiến hành bước một, bước hai, sau này dễ lắm ạ! Tự chị em chủ động tìm đến.

- Như tôi sao không thấy cô nào tìm đến?

- Dạ! Vì Chính ủy là người tốt, đứng đắn quá, mô phạm quá nên quỷ ma ít dám bén mảng. Còn em là thằng nổi tiếng trai lơ, công bố kỷ luật tiếng tăm càng lừng lẫy.

- Thôi thế này nghe! Tôi không dại để đi làm cái việc tuyên truyền không công cho cậu. Tôi không quyết định kỷ luật đâu. Tôi giúp cho cậu thay đổi môi trường. Dưới đơn vị họ đưa cậu về đây là họ muốn tống khứ cho đỡ phiền phức. Cậu có trở về sống chẳng thoải mái đâu. Tôi ký điều động cậu về Sư đoàn! Còn sau này có tiến bộ hay không, tự thân mình xoay vần lấy. Chính ủy làm sao xoay vần giùm được.

"Tự xoay lấy!" ba tiếng ấy của Chính ủy Trần mãi đến bây giờ, khi chiều tà, lúc trăng lên đa đoan tâm sự hay lặng lẽ trong cô đơn, gặp cảnh là ba tiếng ấy ong ong trong đầu tôi. Nói nhờ vậy là tôi đã sửa chữa được bệnh mây mưa trăng gió, có ma nào tin đàn ông cho được? Nhưng dầu sao tôi cũng không còn quá ẩu, bạ đâu trút đó như trước. Bệnh của thời gian phải nhờ thuốc chữa bệnh của thời gian.

- Nghĩa là còn được phép lai rai! - Tư Giản chen vào: Nào, nâng ly ta lai rai!

- Tôi đeo ba lô về đơn vị mới. Thời gian sau đó, tiểu đoàn của tôi được chuyển sang làm kinh tế xây dựng khu Công nghiệp Việt Trì. Trái đất vốn tròn run rủi, tôi lại tình cờ được gặp người con gái đã làm cho trái tim đầu đời của tôi tan nát thời còn là trai làng ở quê. Cô đang phụ trách căntin của khu công nghiệp. Chồng cũng đang làm công nhân của nhà máy hóa chất. Nhắc lại dĩ vãng, cô ta bảo: "Chị em cùng thôn, tắm truồng chung ở bến sông Hồng, cái Lụa bảo nó yêu anh, anh lại theo đuổi tôi làm tôi rất khó xử, tôi phải quyết định cuộc đời riêng của tôi, anh lại oán trách bỏ đi ra quân, từ bấy nay không về nữa. Anh tệ lắm đó! Lụa nó vẫn đợi anh". Trái tim thất tình của tôi thuở ấy đã tự buông thả vào bể dục tình, buông thả cuộc đời vào những phút vui ngắn ngủi, rốt cuộc đến cuối đường hầm mới tìm thấy ánh sáng của tình yêu đích thực. Chẳng ở đâu xa, chính tại quê mình, là Lụa của tôi bây giờ đó!

Gẫm lại, anh tò mò muốn hiểu tại sao tôi lại thả hai người đi là phải. Theo thời gian, nhất là đã trải qua bao nhiêu va vấp trụy lạc, đến lúc nào đó tâm sinh của con người phải đổi thay.

Tôi đã thua đau vì hai câu thơ bình cũ rượu mới để thách đố với cả Chính ủy vì đã xài thứ rượu mới chưa tinh chế, nên đã bị Chính ủy đảo ngược tình thế bảo tự xoay vần?

Hoàn cảnh của hai anh chị hôm ấy có khác gì tôi? Xét cho cùng về chuyện gió trăng ta là động đạo với nhau cả nếu tôi gây khó khăn cho các bạn, khác nào tôi để mình thua một lần nữa!

Bây giờ tôi đã có vợ rồi. Tôi quý Lụa vì cô ấy sống hướng nội, không quá đòi hỏi lý trí, cũng chẳng bao giờ tỏ ra có lý luận. Đến khi đầu gối tay ấp với nhau rồi cô ấy không hề tò mò muốn biết dĩ vãng của tôi, cô cần tôi và tôi cần cô, chúng tôi không cần tới dĩ vãng. Tình yêu mà đem tiêu chuẩn ra so kè, thử hỏi tìm đâu được trong ấy sự tin cậy?

Tôi thích cái khoảng cách nhất định và sự kín đáo của cô ấy. Khoảng cách ấy như phong thư riêng của người vợ hoặc người chồng mà người kia không hề tò mò muốn xem và tự ý xé ra vậy. Cho hay trái tim đơn giản và bình dị của cô thôn nữ lại gần với văn minh hiện đại là vậy đó!

Tôi đi xuôi ngược qua không biết bao nhiêu nẻo đường đời, quen biết và làm tình nữa với biết bao nhiêu là người, nhưng đều gặp những đối tượng luôn đặt ra trên đầu lưỡi phải thế này, phải thế khác... dễ mất lòng nhau quá... nên sau đó lại quên đi như gió thoảng mây bay... Đâu có ngờ đi ba đông bảy xứ rồi trở lại cái xóm nhỏ quê mình lại gặp: đây rồi Lụa! Nàng yêu tôi mà không cần tìm cách biến đổi tôi. Nàng dấn thân để yêu tôi. Tình yêu của Lụa cần sự đồng điệu, không tìm cách chinh phục. Cần sự tin cậy, không cần sự ghen tuông. Cần sự tự giác, không cần tò mò theo dõi, không cần làm vú em, là có khoảng cách để tôn trọng tự do tạo điều kiện cho cuộc đời của từng người nẩy nở tiến bộ để mỗi khi gặp lại là như đám cưới mới.

*

* *

Tôi gặp chị Lụa ngoài trận địa phòng không. Mảnh mai, tươi trẻ, đẹp như một liền chị quan họ nhưng lại chít áo bằng thắt lưng da, vai đeo súng trường, đội khăn mỏ quạ.

Đánh tay đôi với phi công Mỹ không khó, nhưng đánh làm sao để bảo vệ những đoàn tàu dài mấy mươi toa, bảo vệ sinh mạng hành khách, hàng hoá, lại đánh với thằng chuyên cắn trộm ban đêm: phi cơ siêu thanh F.111 là cả một thách thức. Đầu óc quân sự răn đe hù dọa bộc lộ rõ trong văn hóa đặt tên nên các nhà chiến lược quơ tất thần thánh và ma quỷ dùng làm đại từ danh xưng cho các loại phi cơ tân kỳ. Thằng F.111 là máy bay con ma, nó hiện hình lúc trẻ ngủ chưa đẫy giấc từ ngoài biển bay là là sát mặt sông Hồng nhanh hơn tiếng động để tránh bị rađa phát hiện, bay sâu vào tận Yên Bái, Lao Cai, bất ngờ quay ngược lại oanh tạc suốt chiều dài đường tàu về tận Hải Phòng.

Tôi đã từng thấy, người ta đặt súng lên xe jeep, lên xe tăng, lên tàu thủy để làm phòng tuyến di động đánh máy bay tầm thấp, nhưng chưa hề thấy ai đánh như kiểu Trần Anh Trung. Anh chàng có sở trường "chém chạy" (1) khi kiếm gái vận dụng vào chiến thuật di động săn mục tiêu. Anh đề nghị nhà ga xuất cho mượn mươi chiếc xe goòng tuỳ theo kiểu trung liên, đại liên đội dân quân có, lắp thêm cho mỗi xe goòng một giá đỡ súng sao vừa tầm đứng bắn.

Xạ thủ và người tiếp đạn đứng trên xe, người ở dưới đẩy xe lao nhanh bước trên sóng đường sắt láng bóng rất êm chân nhưng nếu bước trượt xuống nền đá xah có đau, ráng chịu! Cô Lụa bắn trung liên không có xạ thủ phụ nên thấy Tư Giản được cầm máy ảnh giao cho Trung và tôi đẩy xe. Trận địa bố trí cự ly trăm mét một xe, hình chữ I vì tất cả đều lăn bánh trên cùng một đường ray. Khi bắn cũng hình chữ I thẳng băng lên cao theo chiều đường sắt. Vị trí giả định có tàu về là sân ga nên chia xe ra làm hai thê đội. Một thê đội hướng về phía Tây, một thê đội hướng từ đuôi đoàn tàu về phía Đông. Khi có súng lệnh là đồng loạt nổ và đẩy xe di chuyển. F.111 sẽ khó phân biệt đâu là mục tiêu. Thành Trung bảo nó thua mình vì 5 giây vô dụng mà thằng phi công nào cũng phải chịu từ khi chỉnh chiếc máy bay cho thẳng mục tiêu đến khi xác định vào vòng ngắm và động tác lẩy cò, tối thiểu là 5 giây. Nhanh hơn 5 giây ấy là ta thắng vì ta đồng loạt bắn ngay khi nghe pháo lệnh lại có đến 10 hỏa điểm rải ra trên một cây số cùng bắn thẳng, thoát được nơi này sẽ dính đạn nơi kia. Trong 5 giây ấy nếu phi công bị giật mình vì tia lửa bên dưới bắn lên tất nhiên sẽ lệch mục tiêu, bắn khó trúng đích.

Ông lính từng 4 lần bị kỷ luật, một lần được tha vì cái chuyện tình ái, giải ngũ về địa phương làm đội trưởng dân quân xã bố trí trận địa choảng nhau với tư lệnh không quân Huê Kỳ điều khiển bằng khí tài hiện đại như vậy đó. Tất nhiên trên đỉnh bên đây đồi cọ, bên kia đồi chè, còn hai phòng tuyến súng trường bắn chéo thành một lưới đạn dày đặc mà chỉ cần một viên mồ côi nào đó thôi cũng tiêu hủy mấy chục triệu đôla của nhà giàu. Cho bọn con trai lấy nhôm, cưa làm lược tặng cho bạn gái tắm truồng ngoài bến sông Hồng.

Về cái khoản đúng giờ, không thể chê người Mỹ vào đây được. Tàu hỏa vào ga chưa được 2 phút là hai chiếc F.111 bay là là sát mặc sông nhô khỏi bờ đê lên trời như sao xẹt, vòng lại bổ xuống.

- Lụa! Bắn đi cưng!

Lửa rạch lên bầu trời như pháo hoa ngày hội. Một ánh lửa to bừng phát giữa không trung. Chiếc F.111 đi đầu không lướt qua như tên mà quay theo vũ điệu khúc củi đang cháy.

Khắp nơi trên mặt đất reo hò. Người yếu bóng vía nhất cũng vọt lên khỏi miệng hầm để xem cho đã mắt.

Cái xe chúng tôi đẩy đang trên dốc lao xuống nên không dừng được. Trung và tôi vội đánh đu bám theo.

Lụa buông khẩu súng quay lại bấu vào tóc, ôm cái đầu của chồng lắc lấy lắc để reo to:

- Em bắn trúng! Em bắn trúng

Còn một cái flash anh Tư Giản bấm đúng "nụ hôn": "Khà! Khà! Mấy bô ở trên trời quá đã, bô này còn đã hơn!...".

Nụ hôn của Lụa gây phản xạ có điều kiện vào ngón tay bấm máy của ông phó nháy cho ánh sáng flash phựt sáng lên. Còn đối với ông chồng đội trưởng dân quân, nó khơi dậy sự vô chừng tự nhiên của thói quen cũng là phản xạ có điều kiện dù đang lúc bom rơi đạn nổ.

Khi hết dốc xe dừng, áp nhau lôi xe goòng ra khỏi đường ray, mọi gnười kéo nhau về ga. Lụa lại giục:

- Chạy nhanh về nhà ga trước gọi điện thoại báo tụi mình bắn rơi nhanh lên đi! Kẻo người ta xí phần mất. Sao chưa đi đi!

- Âồy mà!

- Lại ậy mà! Nhanh lên đi!

- Có nhanh lên thế nào, nó cũng đã nằm dưới đất rồi. Không biết chừng ở nơi nó rơi người ta đã có trong tay tù binh, có cả súng ống đạn dược. Còn mình chưa chi đã báo cáo, nhỡ họ hỏi nó rơi ở đâu mình chưa chắc đã trả lời đúng, làm sao họ tin?

- Chả lẽ để vuột mất cái thi đua? Làm sao bây giờ hở anh?

- Ta phải lên đồi cao thôi! Để đủ tầm nhìn xác định phương hướng nó rơi, ít ra cũng được sai số một phần trăm thôi mới đủ lý lẽ...

Nói xong kéo tay dắt vợ lên đồi chè, bỏ hai thằng chúng tôi ngồi canh khẩu súng.

Chưa quá 15 phút thấy cô cậu đi xuống, tay cô xạ thủ vẫn còn sờ lên sóng áo như sợ còn để sót chiếc khuy nào chưa cài cúc.

- Ông ý! Bố trẻ con rồi mà vẫn chứng nào tật ý, đến xuống lỗ chưa chắc đã chừa!

- Biết vậy mà có người vẫn không bỏ được, cứ đeo phải không?

- Chứ còn gì nữa.

Thấy chúng tôi vẫn còn đứng chờ, Lụa vội nói như thanh minh:

- Lấy ông này làm chồng lắm lúc xấu hổ chết được các bác ạ. Tại phải nợ nên không bỏ được thôi!...

- Chớ không phải vì những thằng trai lơ làm vui cuộc đời hơn sao? Lấy phải mấy ông đạo mạo, có mà thiệt suốt đời đấy em ạ!

Đội trưởng nhận ba nắm đấm sau lưng, rút cổ cười:

- Bị lừa mà có lợi, nên để cho người ta lừa bằng thích, em ạ!

Anh vỗ dưới lưng bà Lụa một cái:

- Thôi thôi! Nhận phần thưởng của tôi rồi. Bây giờ, bà đi trước về bắt một con gà đem đến chỗ thầy Tư Giản, còn anh em tôi đi mua nước trong. Phải uống mừng thành tích hạ máy bay của bà chứ!

*

* *

Tôi đem câu chuyện trên mười năm đợi chờ của chị Lụa kể cho người bạn đời của tôi nghe, lúc ấy nước sông Lô dâng cao ngập đến chân đồi chè nơi chúng tôi đang ngồi. Nàng ngưng tay đan một lúc, bảo:

- Anh nhầm rồi, đàn ông các anh làm sao hiểu tâm trạng tình yêu và hi vọng của người con gái như chị Lụa. Tình yêu đơn phương lúc nào cũng sâu nặng hơn tình yêu song phương vì tình yêu gần gũi với những gì nhuốm màu đau khổ hơn bởi nó khắc khoải đợi chờ, nó đối mặt với vô tình, hờ hững, thậm chí đối mặt với cả bội bạc trai lơ, biết tỏng hết tất cả vẫn tha thứ để mà yêu.

Câu thơ tình có chi là hay, câu thơ tình buồn mới làm xao xuyến đến sâu thẳm con tim chứ!

Nàng mỉm môi. Như anh vậy! Không cô đơn xa nhà, không mặc áo đứt khuy, không lang thang từ tấm bé chưa chắc em...

- Chưa chắc cái gì?

- Tự biết ấy!...

(1) Tiếng lóng ám chỉ những anh chàng mò gái
Tuyển tập truyện ngắn Trần Kim Trắc
Chuyện nàng Mimô
Con của chồng
Ông thối bà thiu
Thư đi ... thư lại
Trăng đẹp mình trăng
Anh Ba Đô
Học trò già
Tiếng đàn kìm
Chấp nhận
Con cá bặt tăm
Bộ ấm chén bằng đất nung
Nhà hiền triết