watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Putin - Từ Trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga-Thời đại học của Putin - tác giả Vladimir Vladimirovich Putin Vladimir Vladimirovich Putin

Vladimir Vladimirovich Putin

Thời đại học của Putin

Tác giả: Vladimir Vladimirovich Putin

Năm 1970, Putin 18 tuổi, tốt nghiệp trung học và đạt thành tích xuất sắc. Ông thi vào Khoa Luật Đại học Leningrad, ngành Luật Quốc tế. Thật là một niềm vui to lớn đối với một gia đình công nhân. Trong con mắt người bố, Putin đã trở thành niềm hy vọng cho cả gia đình.
Khoa Luật Đại học Leningrad vốn rất nổi tiếng, nằm trên phố 22 đảo Vasilevski, đối diện với bờ sông Neva. Bây giờ, trên đường phố này hầu như toàn quán cà phê và các tiệm ăn thư thái. Còn thời bấy giờ sinh viên phải qua mấy phố mới tới được quán cà phê pha bằng thùng. Muốn uống rượu phải mua tại quán hàng ngầm cạnh ga xe điện ngầm và chỉ có thể chui vào ký túc xá mà uống.
Các bạn thời đại học của Putin nhớ lại hầu như chẳng có lúc nào Putin đi uống cà phê hay uống rượu mà chỉ nhớ chuyện Putin cần cù học tập.
Trong trường đại học của Liên Xô những năm 1970 của thế kỷ 20, sinh hoạt văn hóa rất đa dạng. Mỗi tối các khoa đều tổ chức các buổi dạ hội hoặc hoạt động văn nghệ. Nhưng Putin cũng ít khi tham gia vào các buổi dạ hội. Vào những lúc đó, Putin thường trốn vào thư viện đọc sách, nên các bạn chỉ có thể gặp Putin trong thư viện. Nhìn Putin đọc sách rất chăm chú trong thư viện, mấy ai nỡ quấy rầy hoặc kéo cậu ta đi dạ hội. Do vậy, thành tích học tập của Putin luôn xếp hàng đầu, thành tích các môn đều đạt điểm 5.
Là một sinh viên đại học, Putin rất quan tâm đến tình hình nước nhà với một tinh thần trách nhiệm cao. Putin đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là: "Nguyên tắc tối huệ quốc trong Luật Quốc tế". Lúc đó, quan hệ giữa hai cường quốc Nga - Mỹ đang hòa hoãn, các hạng mục hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật đang tăng nhiều. Chàng thanh niên Putin đã nhạy cảm chụp bắt nhiều vấn đề mấu chốt nhất trong đời sống kinh tế một cách gián tiếp qua sự giao lưu kinh tế mậu dịch đó, đủ thấy sự nhạy cảm của Putin trong lĩnh vực kinh tế.
Trong thời gian học đại học, ngoài việc thích đọc sách, Putin còn thích hoạt động thể thao và tích cực tham gia các môn thi đấu không phải của dân tộc Nga như vật kiểu Sambo và Judo. Khi đang học năm thứ 2 đại học, nhà trường cử Putin thành lập một đội vật để tham gia thi đấu giữa các trường đại học. Lúc đó đội viên có kinh nghiệm rất ít, nên số người thi đấu cũng không nhiều. Để tổ chức một đội vật tham gia thi đấu giữa các trường đại học, giành vinh quang cho trường và cho thành phố Leningrad, Putin kiên nhẫn đi thuyết phục một số bạn học ghi tên thi đấu.
Trong số đó, có một bạn đồng song vừa mới tiếp xúc với môn vật Sambo và cũng là người bạn thân nhất của Putin được Putin thuyết phục ghi tên thi đấu. Nhưng việc không may xảy ra, người bạn này trong khi thi đấu đã bị gãy đốt sống cổ, đưa vào bệnh viện cấp cứu được mấy hôm thì chết. Sự việc này là một đòn nặng nề không chịu đựng nổi đối với Putin, chàng trai còn thiếu từng trải. Xót thương khóc lóc và hối hận khiến Putin xa lánh bạn bè, cuộc sống cô độc tách khỏi mọi người cho đến khi tốt nghiệp đại học. Tuy sau này sự nghiệp của Putin thuận buồm xuôi gió, cũng không làm vợi nỗi đau trong tâm khảm, hằn sâu trong tính cách của Putin. Năm 1974, Putin đoạt chức Vô địch thi đấu Judo thành phố Leningrad và đạt danh hiệu kiện tướng thể thao.
Năm 1975, vào ngày khai giảng đại học năm thứ 5, một người tên là Ivan Vasilevich đã có cuộc trò chuyện khá lâu với Putin trong phòng học. Cuộc trò chuyện này làm cho Putin thực hiện được lý tưởng của mình thời niên thiếu là gia nhập KGB.
Ivan Vaxilievich là nhân viên công tác ở KGB, nói với Putin: "Anh bạn Vladimir Putin, mấy hôm nay tôi đã thông qua nhà trường và tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản của Khoa Luật để tìm hiểu về anh. Thời gian qua, thông qua nhiều điều tra tìm hiểu và quan sát, tôi thấy anh có đầu óc linh hoạt, tư duy sắc bén, là một thanh niên tốt hiếm có".
Những câu nói đó làm cho Putin ngượng ngùng. Anh nói: "Thưa đồng chí Ivan Vasilevich, đồng chí nói thế chứ, tôi chưa làm được gì". Ivan Vasilevich hỏi: "Đã năm thứ 5 đại học rồi, tốt nghiệp xong định làm gì?".
Ngừng một chút, nhìn Putin, không để Putin kịp trả lời, Ivan Vasilevich nói thẳng luôn: "Tôi là nhân viên của KGB Leningrad, anh có muốn sau khi tốt nghiệp vào công tác trong cơ quan an ninh quốc gia không?".
Lúc đó việc KGB chiêu mộ nhân viên tình báo tương lai trong sinh viên là rất phổ biến. Có một nguyên tắc công khai là tìm mọi cách thu hút nhân tài ưu tú có tri thức, lòng can đảm, ý chí kiên cường. Nên khi tuyển người thường trước hết do tổ chức cơ sở Đảng tiến cử, rồi do "Ban cán bộ" của tổ chức Đảng chuyển những người dự tuyển đến Cục Quản lý nhân sự của KGB thẩm tra, đồng thời do bộ phận điều tra đặc biệt tiến hành điều tra mọi mặt, thậm chí còn gài bẫy để thử thách đối tượng dự tuyển, tất cả những điều đó đều không được để cho đối tượng biết.
Rõ ràng Ivan Vasilevich là nhân viên điều tra mọi mặt của bộ phận điều tra và Putin đã là đối tượng dự tuyển từ lâu, trải qua thẩm tra chặt chẽ, được chấp nhận đủ tiêu chuẩn.
Lúc đó Putin xúc động. Tuy có biết về KGB, nhưng nói chung KGB đối với Putin vẫn đầy bí hiểm. Đồng thời đó cũng là nghề nghiệp mà các bạn học đều ngưỡng mộ. Vì ngoài cơ hội ra nước ngoài, nhân viên KGB còn được đãi ngộ lương cao mà người thường không thể so được. Thông thường sĩ quan KGB, nhất là sĩ quan công tác ở nước ngoài, có cách tính tiền lương rất phức tạp. Lương cơ bản xác định theo quân hàm, cứ thăng một cấp lại tăng thêm 10 rúp một tháng. Sau 5 năm phục vụ trong KGB được tăng 5% lương cơ bản, sau 10 năm tăng 20%. Ngoài quân hàm và tuổi quân, nếu được đề bạt vào cương vị lãnh đạo thì cũng sẽ được tăng lương. Thiếu tá trợ lý trưởng phòng hoặc phó phòng ở cơ quan bộ Mátxcơva, có thể được mức lương còn cao hơn đại tá trưởng phòng thông thường. Ngoài ra, sĩ quan làm việc ở nước ngoài còn được lĩnh tiền trợ cấp vỏ bọc nghề nghiệp. Người có vỏ bọc là phóng viên, nếu viết một bài đăng báo được trợ cấp thêm tiền, để khuyến khích họ làm tốt vỏ bọc. Ngoài ra, mỗi tháng còn được một khoản tiền bằng nửa tháng lương bình thường chuyển vào tài khoản của họ ở KGB.
Cho nên nghe nói được KGB tuyển mộ, Putin đã xúc động nói: "Tôi vốn muốn vào KGB từ lâu, tôi thích công tác tình báo, vì tôi có những tư tưởng lớn. Tôi cho rằng tôi có thể sử dụng tốt sở trường của mình để làm người có ích nhất cho xã hội. Tôi nguyện hiến dâng Tổ quốc tuổi thanh xuân và bầu máu nóng của mình".
Từ đó Putin trở thành một nhân viên của KGB Leningrad. Ít lâu sau các bạn học sinh ngạc nhiên thấy Putin có một chiếc ô tô con "Giaporogiets", lúc đó có thể coi là một loại hàng xa xỉ. Bản thân Putin giải thích, anh ta rút thăm trúng thưởng ô tô, nhưng ít ai tin lời giải thích đó.
Khi vừa bảo vệ xong luận án, 3 sinh viên trong đó có Putin được đưa ngay đến Cục tình báo đối ngoại KGB Liên Xô để huấn luyện chuyên ngành, từ đó Putin bước vào đời sống điệp báo 15 năm, thoả mãn niềm mơ ước thủa nhỏ.
Thời đại học, Putin còn có một vận may là quen biết Sovchak. Lúc đó Sovchak là Giáo sư Luật Kinh tế, thường chủ trì các buổi thảo luận trên giảng đường của sinh viên khoa luật, Putin thường tham gia thảo luận. Putin cũng thường xin ý kiến chỉ đạo của Sovchak về một số vấn đề học thuật, qua đó Putin đã gây được ấn tượng rất tốt với Sovchak. Càng may mắn hơn, giáo sư chỉ đạo và bảo vệ luận án của Putin lại là Sovchak. Với bản luận án "Nguyên tắc tối huệ quốc trong Luật Quốc tế", Putin đã đạt điểm ưu tú hiếm thấy thời đó, điều càng làm cho Sovchak thêm yêu mến Putin. Nhưng Putin hoàn toàn không biết rằng mối tình thầy trò trên đảo Vasilevski đã quyết định vận mệnh cuộc đời mình.
Đào tạo trong "thành đặc vụ"
KGB là một tổ chức được chọn lựa kỹ càng, có nhiều đặc quyền, muốn gia nhập KGB phải qua nhiều sàng lọc, có thể nói trăm người chọn một. Mà muốn trở thành một nhân viên KGB có cương vị công tác lại không dễ.
Putin sau khi gia nhập KGB đầu tiên phải tập trung về trường đào tạo KGB để huấn luyện. Đời sống nhà trường quân sự hóa, kỷ luật hết sức nghiêm khắc, liên lạc thư từ phải dùng địa chỉ giả, thời gian huấn luyện một năm rưỡi.
Ở Liên Xô, KGB mở hơn 200 trường đào tạo, đều là những "thành đặc vụ", không có ghi trên bản đồ. Có 7 trường loại lớn, đó là:
"Kaduma" nằm ở đông nam cách Kubyshev khoảng 200 km, trường chia thành các bộ phận: Anh, Canada, Mỹ, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nam Phi.
"Chitaitskaia" ở phía nam Yarkusk khoảng 75 km, gần hồ Baical, giáp biên giới Liên Xô - Mông Cổ, trường chia thành các bộ phận Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.
"Prakhovka", ở đông bắc thành phố Minsk khoảng 70 km, trong trường chia làm mấy bộ phận: bộ phận Bắc là 4 nước Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan); Tây Nam là bộ phận Hà Lan; Nam là Thụy Sĩ và Áo; Đông Nam là Đức.
"Sukivnaia" cách Chicalop 110 km, chuyên huấn luyện gián điệp quốc gia ngữ hệ Latinh gồm: Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp.
"Ostodonaia" phía đông Khabarovsk 105 km, huấn luyện điệp viên Liên Xô ở các nước châu Á khác ngoài trường Chitaitskaia.
"Novaia" ở tây nam Tasken khoảng 90 km, đối phó với các nước châu Phi.
"Suidonaia" ở đông nam thành phố Tula khoảng 85 km, chuyên nhằm vào các nước Đông Âu, gồm: bộ phận Tây Bắc là Tiệp Khắc; Bắc là Ba Lan; Nam là Rumania; Đông Nam là Albania và Nam Tư.
Những "thành đặc vụ" này, nếu không có giấy phép đặc biệt của KGB, bất cứ ai cũng không được đến gần vì bên ngoài có một đơn vị bộ đội tinh nhuệ của KGB bao bọc, toàn bộ khu vực được KGB bảo vệ nghiêm ngặt. Trên bản đồ của Liên Xô cũng không tìm thấy vị trí của trường, ngay cả dân Liên Xô cũng không biết có nơi như thế.
Putin và những người khác được máy bay riêng của KGB đón từ Leningrad đưa thẳng đến Phân hiệu Đức của trường "Prakhovka" ở đông bắc Minsk khoảng 70 km. Khi đó họ không biết được tu nghiệp ở trường gì và sau mới biết mình được đặt trong một môi trường nước ngoài.
Đào tạo trong "thành đặc vụ".
Cũng giống như các trường quân sự khác, bài học đầu tiên đối với học viên mới là giáo dục truyền thống cách mạng. Bài học này cho Putin sự hiểu biết và nhận thức sâu sắc, toàn diện về KGB.
Tiền thân của KGB vốn là “Ủy ban đặc biệt trấn áp phản cách mạng và lãn công” được thành lập ngày 20/12/1917, gọi tắt là "Che ka". Lúc đó chủ yếu là để đối phó với những hoạt động bạo loạn, gây rối, phá hoại và ám sát của bọn cựu sĩ quan quân đội Sa hoàng và giai cấp tư sản. Năm 1918, Lenin bị ám sát, "Che ka" đã điều tra bắt giữ ngay thủ phạm. "Che ka" nhanh chóng phát triển thành một tổ chức công tác đặc vụ tập trung các công việc thu thập tình báo, phản gián, bảo vệ bắt bớ, thẩm vấn, xét xử, tống giam và thi hành án. Về sau căn cứ vào tình hình thay đổi và nhu cầu của cuộc đấu tranh, tên gọi và chức trách của bộ máy "Che ka" cũng thay đổi nhiều lần: tháng 2/1922 được đổi thành Cục bảo vệ Chính trị Bộ Nội vụ, tháng 11/1922 tách khỏi Bộ Nội vụ; đổi thành Tổng cục Bảo vệ Chính trị; tháng 7/1934 đổi thành Tổng cục An ninh Quốc nội, lại sáp nhập vào Bộ Nội vụ; năm 1942 lại tách ra độc lập, mở rộng thành Bộ An ninh Quốc gia; tháng 6/1942, Bộ An ninh Quốc gia nhập với Bộ Nội vụ, đồng thời thành lập riêng bộ phận trừ gian làm công tác phản gián, trấn áp phản cách mạng và bọn Nga gian hàng Đức (còn có tên là Cục Diệt gián điệp); tháng 4/1943, Bộ An ninh Quốc gia lại tách khỏi Bộ Nội vụ, cho đến khi kết thúc Đại chiến thế giới lần thứ 2.
Tháng 10/1946, nhân việc Mỹ rậm rịch thành lập Cục Tình báo Trung ương, Liên Xô hợp nhất toàn bộ các bộ phận đặc vụ tình báo đối ngoại trong bộ máy Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Ngoại giao và cả Tổng cục Tình báo của Bộ Tổng tham mưu quân đội, thành Ủy ban Tình báo Trung ương thống nhất, hùng mạnh thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1952, Ủy ban Tình báo Trung ương lại giải tán, các thành viên thuộc bộ nào lại về bộ cũ, làm việc theo chức năng riêng.
Tháng 3/1954, căn cứ vào tình hình ngày càng nghiêm trọng của cuộc chiến tranh lạnh Xô - Mỹ, Khrusov lên nắm quyền sau khi Stalin qua đời, đã lệnh cho các ngành Đảng, Chính quyền, Quân đội điều các cán bộ nòng cốt, tổ chức ra Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô, gọi tắt là KGB do Tchelov làm Chủ tịch đầu tiên.
KGB là một bộ máy công tác đặc vụ được thành lập có quy mô lớn nhất trong lịch sử loài người, cơ quan tổng bộ hơn 1 vạn người, nhân viên các ngành tình báo, phản gián và trinh sát kỹ thuật, phân bố trong và ngoài nước hơn 20 vạn người, còn có 30 vạn bộ đội biên phòng, đầy đủ các quân chủng hải, lục, không quân. Tổng quân số của bộ máy này vượt quá 50 vạn người, tổng kinh phí hàng năm tới 110 tỷ USD, nên người ta gọi nó là “khủng long” trong bộ máy công tác đặc vụ thế giới.
Căn cứ vào Điều lệ Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô, nhiệm vụ của KGB là:
1. Làm công tác tình báo, gián điệp đối ngoại, gồm cả những hoạt động đặc biệt như ám sát, lật đổ, phá hoại và tuyên truyền kích động.
2. Phụ trách công tác phản gián trong nước, gồm theo dõi, giám sát người nước ngoài đến Liên Xô, kiểm soát các ngành trọng yếu của chính phủ và quân đội.
3. Đấu tranh với những phần tử có chính kiến khác, các phần tử dân tộc ly khai, các nhân vật tôn giáo hoạt động ngầm, gồm cả những hoạt động khống chế giám sát làm mất danh dự, đưa vào bệnh viện tâm thần, bỏ tù, bắt lao động cải tạo.
4. Bảo vệ an toàn cho những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, gồm cả cử bảo vệ tiếp cận chuyên trách cho những người lãnh đạo từ Ủy viên Bộ Chính trị trở lên, bảo vệ các chính khách quan trọng nước ngoài đến thăm.
5. Giám sát và kiểm soát thông tin liên lạc, gồm bảo đảm an toàn cho thông tin mật mã trong nước, và kiểm soát thu nghe, mã thám mật mã thông tin nước ngoài.
6. Bảo vệ đường biên giới quốc gia của Liên Xô.
7. Chấp hành các nhiệm vụ đặc biệt mà Trung ương Đảng và Chính phủ Liên Xô giao cho.
Để hoàn thành những nhiệm vụ đó, KGB đã lập ra 4 Tổng cục (tương đương cấp bộ), 7 cục quản lý và 5 phòng độc lập. Lúc đó, lãnh đạo Liên Xô đã phát động trong toàn xã hội cuộc tuyên truyền vận động nhằm nâng cao uy tín của KGB và cảnh sát nhân dân. Giới báo chí đã tuyên truyền nhiều cho KGB. Đồng thời xuất hiện hàng loạt các tác phẩm văn học với các hình thức hồi ký, truyện ký, phim tài liệu và phim truyện mạo hiểm, ca ngợi KGB và thành tích của KGB. Thông qua các loại phương tiện thông tin thời đó, tuyên truyền rầm rộ cho nhân viên KGB bằng việc đọc và xem xét rất nhiều tác phẩm văn học phản ánh cuộc đấu tranh và đời sống của nhân viên KGB, chàng trai trẻ Putin thấy việc lựa chọn nghề nghiệp của mình là chính xác, càng tăng thêm ý thức trách nhiệm và lòng tự hào để làm việc cho KGB.
Nhưng việc học tập và huấn luyện lại không lãng mạn và thú vị như tác phẩm văn học mô tả. Nó hoàn toàn khô khan, căng thẳng và gian khổ.
Khi sĩ quan huấn luyện công bố kế hoạch huấn luyện, Putin và các bạn học đều ngớ cả người. Chương trình huấn luyện và học tập phải nhồi nhét rất căng thẳng. Trong thời gian một năm rưỡi, phải hoàn thành 2.913 giờ học, như vậy nghĩa là không có nghỉ hè, nghỉ đông. Trừ các ngày chủ nhật, mỗi ngày ít nhất phải học tập và huấn luyện 6-7 giờ, như vậy, đối với các chàng trai như Putin, vừa mới bước chân khỏi mái trường đầy lãng mạn, thật là hết chịu nổi.
Học tập các khoa mục cơ sở có Số học, Hóa học, Vật lý, Hội họa, Tốc ký, Địa lý, Ngoại ngữ, Kinh tế nước ngoài, Giáo dục, Chính trị thường thức, Văn học nước ngoài, chiếm 698 giờ. Khóa trình quân sự có biên chế, thiết bị công trình quân sự, vũ khí trang bị của tổ chức quân sự nước ngoài, tin tức tình báo về người lãnh đạo nước ngoài, gồm những tư liệu tỉ mỉ của từng nhân vật lãnh đạo trọng yếu, cả tập quán và đặc trưng sinh hoạt của họ, chiếm 392 giờ.
Khoa mục đặc biệt có nội dung phong phú nhất, chiếm 1.824 giờ gồm: địa hình học, kỹ thuật chụp ảnh, kỹ thuật thu phát vô tuyến điện, phương pháp thông tin liên lạc đặc chủng, dùng mực tàng hình ghi chú và đánh dấu bí mật trên bản đồ, kỹ thuật đặc biệt ghi chép tin tình báo bí mật lên mặt kính, huấn luyện phản giản, phương pháp giải vây, tự cứu và chạy trốn; về dược học gồm cách sử dụng thuốc độc, ma tuý, thuốc mê.
Trong các khoa mục đặc biệt, có các mục như cách bắt mồi liên lạc, cách tránh bị theo dõi, cách cắt đuôi bám, cách hẹn gặp các nhân viên khác trong mạng v.v... là những bài cơ bản. Khoá trình bày này chia làm 2 phần:
Phần một, trước hết phải học cách nhận biết mật thám, nếu bị họ bám sát phải sử dụng cách nào để cắt đuôi bám. Chỉ khi nào hoàn toàn cắt được "đuôi" mới có thể bắt được liên lạc với nhân viên mới. Để huấn luyện môn này sát với thực tiễn, còn sử dụng cả hình thức thực tập.
Phần hai của khoá trình còn phức tạp hơn nhiều, đó là cách "chiêu mộ cộng tác viên cung cấp tình báo", thầy giáo đóng vai quan chức, nhà khoa học, nhân viên kỹ thuật, học viên phải tìm cách "mua chuộc" họ làm gián điệp, đương nhiên những thầy giáo đó không phải dễ mà "mua chuộc" được, học viên sẽ nhận thức được "đối tượng" nước ngoài không dễ dàng trở thành "con mồi" của họ. Như vậy, các học viên sẽ phải nghĩ ra nhiều mưu kế, tìm cách đặt bẫy, để đối tượng sa bẫy. Thầy giáo còn dạy họ cách nắm những nhược điểm khác nhau của các loại người, để tiến hành công việc đúng người đúng tật. Những kẻ hám tiền, dễ dùng tiền dụ dỗ; có một số người lại phóng túng về sinh hoạt tình dục, dễ dùng gái đẹp để mồi chài; đối với những kẻ có biến thái về sinh hoạt tình dục thì dùng đồng tính luyến ái để dụ chúng mắc câu, khi chúng đang làm trò đồi bại thì chụp ảnh hoặc quay phim, để đe doạ khống chế chúng, buộc phải vào khuôn phép. Để đạt được mục đích, cả học viên nam và nữ đều phải học sử dụng mọi cách mồi chài, thậm chí dùng cả bản thân mình làm mồi.
Như vậy, trải qua một năm rưỡi huấn luyện, lại qua cuộc khảo thí nghiêm ngặt với các chuyên gia đặc biệt trong đoàn giám khảo, Putin đã tốt nghiệp trường tình báo "Prakhovca", với thành tích loại ưu. Đoàn giám khảo đã nhận xét về Putin: "Có đầu óc linh hoạt, phản ứng nhanh nhạy, cẩn trọng, già dặn, kiên cường, cương nghị, tính kỷ luật vững, có ý thức trách nhiệm cao".



Năm 1970, Putin 18 tuổi, tốt nghiệp trung học và đạt thành tích xuất sắc. Ông thi vào Khoa Luật Đại học Leningrad, ngành Luật Quốc tế. Thật là một niềm vui to lớn đối với một gia đình công nhân. Trong con mắt người bố, Putin đã trở thành niềm hy vọng cho cả gia đình.

Khoa Luật Đại học Leningrad vốn rất nổi tiếng, nằm trên phố 22 đảo Vasilevski, đối diện với bờ sông Neva. Bây giờ, trên đường phố này hầu như toàn quán cà phê và các tiệm ăn thư thái. Còn thời bấy giờ sinh viên phải qua mấy phố mới tới được quán cà phê pha bằng thùng. Muốn uống rượu phải mua tại quán hàng ngầm cạnh ga xe điện ngầm và chỉ có thể chui vào ký túc xá mà uống.

Các bạn thời đại học của Putin nhớ lại hầu như chẳng có lúc nào Putin đi uống cà phê hay uống rượu mà chỉ nhớ chuyện Putin cần cù học tập.

Trong trường đại học của Liên Xô những năm 1970 của thế kỷ 20, sinh hoạt văn hóa rất đa dạng. Mỗi tối các khoa đều tổ chức các buổi dạ hội hoặc hoạt động văn nghệ. Nhưng Putin cũng ít khi tham gia vào các buổi dạ hội. Vào những lúc đó, Putin thường trốn vào thư viện đọc sách, nên các bạn chỉ có thể gặp Putin trong thư viện. Nhìn Putin đọc sách rất chăm chú trong thư viện, mấy ai nỡ quấy rầy hoặc kéo cậu ta đi dạ hội. Do vậy, thành tích học tập của Putin luôn xếp hàng đầu, thành tích các môn đều đạt điểm 5.

Là một sinh viên đại học, Putin rất quan tâm đến tình hình nước nhà với một tinh thần trách nhiệm cao. Putin đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là: "Nguyên tắc tối huệ quốc trong Luật Quốc tế". Lúc đó, quan hệ giữa hai cường quốc Nga - Mỹ đang hòa hoãn, các hạng mục hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật đang tăng nhiều. Chàng thanh niên Putin đã nhạy cảm chụp bắt nhiều vấn đề mấu chốt nhất trong đời sống kinh tế một cách gián tiếp qua sự giao lưu kinh tế mậu dịch đó, đủ thấy sự nhạy cảm của Putin trong lĩnh vực kinh tế.

Trong thời gian học đại học, ngoài việc thích đọc sách, Putin còn thích hoạt động thể thao và tích cực tham gia các môn thi đấu không phải của dân tộc Nga như vật kiểu Sambo và Judo. Khi đang học năm thứ 2 đại học, nhà trường cử Putin thành lập một đội vật để tham gia thi đấu giữa các trường đại học. Lúc đó đội viên có kinh nghiệm rất ít, nên số người thi đấu cũng không nhiều. Để tổ chức một đội vật tham gia thi đấu giữa các trường đại học, giành vinh quang cho trường và cho thành phố Leningrad, Putin kiên nhẫn đi thuyết phục một số bạn học ghi tên thi đấu.

Trong số đó, có một bạn đồng song vừa mới tiếp xúc với môn vật Sambo và cũng là người bạn thân nhất của Putin được Putin thuyết phục ghi tên thi đấu. Nhưng việc không may xảy ra, người bạn này trong khi thi đấu đã bị gãy đốt sống cổ, đưa vào bệnh viện cấp cứu được mấy hôm thì chết. Sự việc này là một đòn nặng nề không chịu đựng nổi đối với Putin, chàng trai còn thiếu từng trải. Xót thương khóc lóc và hối hận khiến Putin xa lánh bạn bè, cuộc sống cô độc tách khỏi mọi người cho đến khi tốt nghiệp đại học. Tuy sau này sự nghiệp của Putin thuận buồm xuôi gió, cũng không làm vợi nỗi đau trong tâm khảm, hằn sâu trong tính cách của Putin. Năm 1974, Putin đoạt chức Vô địch thi đấu Judo thành phố Leningrad và đạt danh hiệu kiện tướng thể thao.

Năm 1975, vào ngày khai giảng đại học năm thứ 5, một người tên là Ivan Vasilevich đã có cuộc trò chuyện khá lâu với Putin trong phòng học. Cuộc trò chuyện này làm cho Putin thực hiện được lý tưởng của mình thời niên thiếu là gia nhập KGB.

Ivan Vaxilievich là nhân viên công tác ở KGB, nói với Putin: "Anh bạn Vladimir Putin, mấy hôm nay tôi đã thông qua nhà trường và tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản của Khoa Luật để tìm hiểu về anh. Thời gian qua, thông qua nhiều điều tra tìm hiểu và quan sát, tôi thấy anh có đầu óc linh hoạt, tư duy sắc bén, là một thanh niên tốt hiếm có".

Những câu nói đó làm cho Putin ngượng ngùng. Anh nói: "Thưa đồng chí Ivan Vasilevich, đồng chí nói thế chứ, tôi chưa làm được gì". Ivan Vasilevich hỏi: "Đã năm thứ 5 đại học rồi, tốt nghiệp xong định làm gì?".

Ngừng một chút, nhìn Putin, không để Putin kịp trả lời, Ivan Vasilevich nói thẳng luôn: "Tôi là nhân viên của KGB Leningrad, anh có muốn sau khi tốt nghiệp vào công tác trong cơ quan an ninh quốc gia không?".

Lúc đó việc KGB chiêu mộ nhân viên tình báo tương lai trong sinh viên là rất phổ biến. Có một nguyên tắc công khai là tìm mọi cách thu hút nhân tài ưu tú có tri thức, lòng can đảm, ý chí kiên cường. Nên khi tuyển người thường trước hết do tổ chức cơ sở Đảng tiến cử, rồi do "Ban cán bộ" của tổ chức Đảng chuyển những người dự tuyển đến Cục Quản lý nhân sự của KGB thẩm tra, đồng thời do bộ phận điều tra đặc biệt tiến hành điều tra mọi mặt, thậm chí còn gài bẫy để thử thách đối tượng dự tuyển, tất cả những điều đó đều không được để cho đối tượng biết.

Rõ ràng Ivan Vasilevich là nhân viên điều tra mọi mặt của bộ phận điều tra và Putin đã là đối tượng dự tuyển từ lâu, trải qua thẩm tra chặt chẽ, được chấp nhận đủ tiêu chuẩn.

Lúc đó Putin xúc động. Tuy có biết về KGB, nhưng nói chung KGB đối với Putin vẫn đầy bí hiểm. Đồng thời đó cũng là nghề nghiệp mà các bạn học đều ngưỡng mộ. Vì ngoài cơ hội ra nước ngoài, nhân viên KGB còn được đãi ngộ lương cao mà người thường không thể so được. Thông thường sĩ quan KGB, nhất là sĩ quan công tác ở nước ngoài, có cách tính tiền lương rất phức tạp. Lương cơ bản xác định theo quân hàm, cứ thăng một cấp lại tăng thêm 10 rúp một tháng. Sau 5 năm phục vụ trong KGB được tăng 5% lương cơ bản, sau 10 năm tăng 20%. Ngoài quân hàm và tuổi quân, nếu được đề bạt vào cương vị lãnh đạo thì cũng sẽ được tăng lương. Thiếu tá trợ lý trưởng phòng hoặc phó phòng ở cơ quan bộ Mátxcơva, có thể được mức lương còn cao hơn đại tá trưởng phòng thông thường. Ngoài ra, sĩ quan làm việc ở nước ngoài còn được lĩnh tiền trợ cấp vỏ bọc nghề nghiệp. Người có vỏ bọc là phóng viên, nếu viết một bài đăng báo được trợ cấp thêm tiền, để khuyến khích họ làm tốt vỏ bọc. Ngoài ra, mỗi tháng còn được một khoản tiền bằng nửa tháng lương bình thường chuyển vào tài khoản của họ ở KGB.

Cho nên nghe nói được KGB tuyển mộ, Putin đã xúc động nói: "Tôi vốn muốn vào KGB từ lâu, tôi thích công tác tình báo, vì tôi có những tư tưởng lớn. Tôi cho rằng tôi có thể sử dụng tốt sở trường của mình để làm người có ích nhất cho xã hội. Tôi nguyện hiến dâng Tổ quốc tuổi thanh xuân và bầu máu nóng của mình".

Từ đó Putin trở thành một nhân viên của KGB Leningrad. Ít lâu sau các bạn học sinh ngạc nhiên thấy Putin có một chiếc ô tô con "Giaporogiets", lúc đó có thể coi là một loại hàng xa xỉ. Bản thân Putin giải thích, anh ta rút thăm trúng thưởng ô tô, nhưng ít ai tin lời giải thích đó.

Khi vừa bảo vệ xong luận án, 3 sinh viên trong đó có Putin được đưa ngay đến Cục tình báo đối ngoại KGB Liên Xô để huấn luyện chuyên ngành, từ đó Putin bước vào đời sống điệp báo 15 năm, thoả mãn niềm mơ ước thủa nhỏ.

Thời đại học, Putin còn có một vận may là quen biết Sovchak. Lúc đó Sovchak là Giáo sư Luật Kinh tế, thường chủ trì các buổi thảo luận trên giảng đường của sinh viên khoa luật, Putin thường tham gia thảo luận. Putin cũng thường xin ý kiến chỉ đạo của Sovchak về một số vấn đề học thuật, qua đó Putin đã gây được ấn tượng rất tốt với Sovchak. Càng may mắn hơn, giáo sư chỉ đạo và bảo vệ luận án của Putin lại là Sovchak. Với bản luận án "Nguyên tắc tối huệ quốc trong Luật Quốc tế", Putin đã đạt điểm ưu tú hiếm thấy thời đó, điều càng làm cho Sovchak thêm yêu mến Putin. Nhưng Putin hoàn toàn không biết rằng mối tình thầy trò trên đảo Vasilevski đã quyết định vận mệnh cuộc đời mình.

Đào tạo trong "thành đặc vụ"

KGB là một tổ chức được chọn lựa kỹ càng, có nhiều đặc quyền, muốn gia nhập KGB phải qua nhiều sàng lọc, có thể nói trăm người chọn một. Mà muốn trở thành một nhân viên KGB có cương vị công tác lại không dễ.

Putin sau khi gia nhập KGB đầu tiên phải tập trung về trường đào tạo KGB để huấn luyện. Đời sống nhà trường quân sự hóa, kỷ luật hết sức nghiêm khắc, liên lạc thư từ phải dùng địa chỉ giả, thời gian huấn luyện một năm rưỡi.

Ở Liên Xô, KGB mở hơn 200 trường đào tạo, đều là những "thành đặc vụ", không có ghi trên bản đồ. Có 7 trường loại lớn, đó là:

"Kaduma" nằm ở đông nam cách Kubyshev khoảng 200 km, trường chia thành các bộ phận: Anh, Canada, Mỹ, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nam Phi.

"Chitaitskaia" ở phía nam Yarkusk khoảng 75 km, gần hồ Baical, giáp biên giới Liên Xô - Mông Cổ, trường chia thành các bộ phận Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.

"Prakhovka", ở đông bắc thành phố Minsk khoảng 70 km, trong trường chia làm mấy bộ phận: bộ phận Bắc là 4 nước Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan); Tây Nam là bộ phận Hà Lan; Nam là Thụy Sĩ và Áo; Đông Nam là Đức.

"Sukivnaia" cách Chicalop 110 km, chuyên huấn luyện gián điệp quốc gia ngữ hệ Latinh gồm: Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp.

"Ostodonaia" phía đông Khabarovsk 105 km, huấn luyện điệp viên Liên Xô ở các nước châu Á khác ngoài trường Chitaitskaia.

"Novaia" ở tây nam Tasken khoảng 90 km, đối phó với các nước châu Phi.

"Suidonaia" ở đông nam thành phố Tula khoảng 85 km, chuyên nhằm vào các nước Đông Âu, gồm: bộ phận Tây Bắc là Tiệp Khắc; Bắc là Ba Lan; Nam là Rumania; Đông Nam là Albania và Nam Tư.

Những "thành đặc vụ" này, nếu không có giấy phép đặc biệt của KGB, bất cứ ai cũng không được đến gần vì bên ngoài có một đơn vị bộ đội tinh nhuệ của KGB bao bọc, toàn bộ khu vực được KGB bảo vệ nghiêm ngặt. Trên bản đồ của Liên Xô cũng không tìm thấy vị trí của trường, ngay cả dân Liên Xô cũng không biết có nơi như thế.

Putin và những người khác được máy bay riêng của KGB đón từ Leningrad đưa thẳng đến Phân hiệu Đức của trường "Prakhovka" ở đông bắc Minsk khoảng 70 km. Khi đó họ không biết được tu nghiệp ở trường gì và sau mới biết mình được đặt trong một môi trường nước ngoài.

Đào tạo trong "thành đặc vụ".

Cũng giống như các trường quân sự khác, bài học đầu tiên đối với học viên mới là giáo dục truyền thống cách mạng. Bài học này cho Putin sự hiểu biết và nhận thức sâu sắc, toàn diện về KGB.

Tiền thân của KGB vốn là “Ủy ban đặc biệt trấn áp phản cách mạng và lãn công” được thành lập ngày 20/12/1917, gọi tắt là "Che ka". Lúc đó chủ yếu là để đối phó với những hoạt động bạo loạn, gây rối, phá hoại và ám sát của bọn cựu sĩ quan quân đội Sa hoàng và giai cấp tư sản. Năm 1918, Lenin bị ám sát, "Che ka" đã điều tra bắt giữ ngay thủ phạm. "Che ka" nhanh chóng phát triển thành một tổ chức công tác đặc vụ tập trung các công việc thu thập tình báo, phản gián, bảo vệ bắt bớ, thẩm vấn, xét xử, tống giam và thi hành án. Về sau căn cứ vào tình hình thay đổi và nhu cầu của cuộc đấu tranh, tên gọi và chức trách của bộ máy "Che ka" cũng thay đổi nhiều lần: tháng 2/1922 được đổi thành Cục bảo vệ Chính trị Bộ Nội vụ, tháng 11/1922 tách khỏi Bộ Nội vụ; đổi thành Tổng cục Bảo vệ Chính trị; tháng 7/1934 đổi thành Tổng cục An ninh Quốc nội, lại sáp nhập vào Bộ Nội vụ; năm 1942 lại tách ra độc lập, mở rộng thành Bộ An ninh Quốc gia; tháng 6/1942, Bộ An ninh Quốc gia nhập với Bộ Nội vụ, đồng thời thành lập riêng bộ phận trừ gian làm công tác phản gián, trấn áp phản cách mạng và bọn Nga gian hàng Đức (còn có tên là Cục Diệt gián điệp); tháng 4/1943, Bộ An ninh Quốc gia lại tách khỏi Bộ Nội vụ, cho đến khi kết thúc Đại chiến thế giới lần thứ 2.

Tháng 10/1946, nhân việc Mỹ rậm rịch thành lập Cục Tình báo Trung ương, Liên Xô hợp nhất toàn bộ các bộ phận đặc vụ tình báo đối ngoại trong bộ máy Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Ngoại giao và cả Tổng cục Tình báo của Bộ Tổng tham mưu quân đội, thành Ủy ban Tình báo Trung ương thống nhất, hùng mạnh thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1952, Ủy ban Tình báo Trung ương lại giải tán, các thành viên thuộc bộ nào lại về bộ cũ, làm việc theo chức năng riêng.

Tháng 3/1954, căn cứ vào tình hình ngày càng nghiêm trọng của cuộc chiến tranh lạnh Xô - Mỹ, Khrusov lên nắm quyền sau khi Stalin qua đời, đã lệnh cho các ngành Đảng, Chính quyền, Quân đội điều các cán bộ nòng cốt, tổ chức ra Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô, gọi tắt là KGB do Tchelov làm Chủ tịch đầu tiên.

KGB là một bộ máy công tác đặc vụ được thành lập có quy mô lớn nhất trong lịch sử loài người, cơ quan tổng bộ hơn 1 vạn người, nhân viên các ngành tình báo, phản gián và trinh sát kỹ thuật, phân bố trong và ngoài nước hơn 20 vạn người, còn có 30 vạn bộ đội biên phòng, đầy đủ các quân chủng hải, lục, không quân. Tổng quân số của bộ máy này vượt quá 50 vạn người, tổng kinh phí hàng năm tới 110 tỷ USD, nên người ta gọi nó là “khủng long” trong bộ máy công tác đặc vụ thế giới.

Căn cứ vào Điều lệ Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô, nhiệm vụ của KGB là:

1. Làm công tác tình báo, gián điệp đối ngoại, gồm cả những hoạt động đặc biệt như ám sát, lật đổ, phá hoại và tuyên truyền kích động.

2. Phụ trách công tác phản gián trong nước, gồm theo dõi, giám sát người nước ngoài đến Liên Xô, kiểm soát các ngành trọng yếu của chính phủ và quân đội.

3. Đấu tranh với những phần tử có chính kiến khác, các phần tử dân tộc ly khai, các nhân vật tôn giáo hoạt động ngầm, gồm cả những hoạt động khống chế giám sát làm mất danh dự, đưa vào bệnh viện tâm thần, bỏ tù, bắt lao động cải tạo.

4. Bảo vệ an toàn cho những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, gồm cả cử bảo vệ tiếp cận chuyên trách cho những người lãnh đạo từ Ủy viên Bộ Chính trị trở lên, bảo vệ các chính khách quan trọng nước ngoài đến thăm.

5. Giám sát và kiểm soát thông tin liên lạc, gồm bảo đảm an toàn cho thông tin mật mã trong nước, và kiểm soát thu nghe, mã thám mật mã thông tin nước ngoài.

6. Bảo vệ đường biên giới quốc gia của Liên Xô.

7. Chấp hành các nhiệm vụ đặc biệt mà Trung ương Đảng và Chính phủ Liên Xô giao cho.

Để hoàn thành những nhiệm vụ đó, KGB đã lập ra 4 Tổng cục (tương đương cấp bộ), 7 cục quản lý và 5 phòng độc lập. Lúc đó, lãnh đạo Liên Xô đã phát động trong toàn xã hội cuộc tuyên truyền vận động nhằm nâng cao uy tín của KGB và cảnh sát nhân dân. Giới báo chí đã tuyên truyền nhiều cho KGB. Đồng thời xuất hiện hàng loạt các tác phẩm văn học với các hình thức hồi ký, truyện ký, phim tài liệu và phim truyện mạo hiểm, ca ngợi KGB và thành tích của KGB. Thông qua các loại phương tiện thông tin thời đó, tuyên truyền rầm rộ cho nhân viên KGB bằng việc đọc và xem xét rất nhiều tác phẩm văn học phản ánh cuộc đấu tranh và đời sống của nhân viên KGB, chàng trai trẻ Putin thấy việc lựa chọn nghề nghiệp của mình là chính xác, càng tăng thêm ý thức trách nhiệm và lòng tự hào để làm việc cho KGB.

Nhưng việc học tập và huấn luyện lại không lãng mạn và thú vị như tác phẩm văn học mô tả. Nó hoàn toàn khô khan, căng thẳng và gian khổ.

Khi sĩ quan huấn luyện công bố kế hoạch huấn luyện, Putin và các bạn học đều ngớ cả người. Chương trình huấn luyện và học tập phải nhồi nhét rất căng thẳng. Trong thời gian một năm rưỡi, phải hoàn thành 2.913 giờ học, như vậy nghĩa là không có nghỉ hè, nghỉ đông. Trừ các ngày chủ nhật, mỗi ngày ít nhất phải học tập và huấn luyện 6-7 giờ, như vậy, đối với các chàng trai như Putin, vừa mới bước chân khỏi mái trường đầy lãng mạn, thật là hết chịu nổi.

Học tập các khoa mục cơ sở có Số học, Hóa học, Vật lý, Hội họa, Tốc ký, Địa lý, Ngoại ngữ, Kinh tế nước ngoài, Giáo dục, Chính trị thường thức, Văn học nước ngoài, chiếm 698 giờ. Khóa trình quân sự có biên chế, thiết bị công trình quân sự, vũ khí trang bị của tổ chức quân sự nước ngoài, tin tức tình báo về người lãnh đạo nước ngoài, gồm những tư liệu tỉ mỉ của từng nhân vật lãnh đạo trọng yếu, cả tập quán và đặc trưng sinh hoạt của họ, chiếm 392 giờ.

Khoa mục đặc biệt có nội dung phong phú nhất, chiếm 1.824 giờ gồm: địa hình học, kỹ thuật chụp ảnh, kỹ thuật thu phát vô tuyến điện, phương pháp thông tin liên lạc đặc chủng, dùng mực tàng hình ghi chú và đánh dấu bí mật trên bản đồ, kỹ thuật đặc biệt ghi chép tin tình báo bí mật lên mặt kính, huấn luyện phản giản, phương pháp giải vây, tự cứu và chạy trốn; về dược học gồm cách sử dụng thuốc độc, ma tuý, thuốc mê.

Trong các khoa mục đặc biệt, có các mục như cách bắt mồi liên lạc, cách tránh bị theo dõi, cách cắt đuôi bám, cách hẹn gặp các nhân viên khác trong mạng v.v... là những bài cơ bản. Khoá trình bày này chia làm 2 phần:

Phần một, trước hết phải học cách nhận biết mật thám, nếu bị họ bám sát phải sử dụng cách nào để cắt đuôi bám. Chỉ khi nào hoàn toàn cắt được "đuôi" mới có thể bắt được liên lạc với nhân viên mới. Để huấn luyện môn này sát với thực tiễn, còn sử dụng cả hình thức thực tập.

Phần hai của khoá trình còn phức tạp hơn nhiều, đó là cách "chiêu mộ cộng tác viên cung cấp tình báo", thầy giáo đóng vai quan chức, nhà khoa học, nhân viên kỹ thuật, học viên phải tìm cách "mua chuộc" họ làm gián điệp, đương nhiên những thầy giáo đó không phải dễ mà "mua chuộc" được, học viên sẽ nhận thức được "đối tượng" nước ngoài không dễ dàng trở thành "con mồi" của họ. Như vậy, các học viên sẽ phải nghĩ ra nhiều mưu kế, tìm cách đặt bẫy, để đối tượng sa bẫy. Thầy giáo còn dạy họ cách nắm những nhược điểm khác nhau của các loại người, để tiến hành công việc đúng người đúng tật. Những kẻ hám tiền, dễ dùng tiền dụ dỗ; có một số người lại phóng túng về sinh hoạt tình dục, dễ dùng gái đẹp để mồi chài; đối với những kẻ có biến thái về sinh hoạt tình dục thì dùng đồng tính luyến ái để dụ chúng mắc câu, khi chúng đang làm trò đồi bại thì chụp ảnh hoặc quay phim, để đe doạ khống chế chúng, buộc phải vào khuôn phép. Để đạt được mục đích, cả học viên nam và nữ đều phải học sử dụng mọi cách mồi chài, thậm chí dùng cả bản thân mình làm mồi.

Như vậy, trải qua một năm rưỡi huấn luyện, lại qua cuộc khảo thí nghiêm ngặt với các chuyên gia đặc biệt trong đoàn giám khảo, Putin đã tốt nghiệp trường tình báo "Prakhovca", với thành tích loại ưu. Đoàn giám khảo đã nhận xét về Putin: "Có đầu óc linh hoạt, phản ứng nhanh nhạy, cẩn trọng, già dặn, kiên cường, cương nghị, tính kỷ luật vững, có ý thức trách nhiệm cao".
Putin - Từ Trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga
Lời nói đầu
Xuất phát từ KGB
Thời đại học của Putin
Leningrad: 8 năm tẻ nhạt
Cộng hòa Dân chủ Đức - 5 năm bí hiểm.
Nổi danh trên chính trường
Lạnh lùng xem thời cuộc xoay vần
Từ “ngựa ô chính trị” đến “Thủ tướng cứng rắn”
Nhậm chức lúc nguy nan, Putin nắm quyền Chính phủ
Con thuyền ngược dòng
Vị Tổng Tư lệnh tiễu phỉ.
Vị Tổng Tư lệnh tiễu phỉ.
Vị Tổng Tư lệnh tiễu phỉ.
Chechnya cầu hòa, Putin đáp lại bằng pháo