watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người có trái tim trên miền cao nguyên-Chương 9 - tác giả William Saroyan William Saroyan

William Saroyan

Chương 9

Tác giả: William Saroyan

Truyện này do người anh em họ của tôi, Kirk Minasian kể lại về chính anh, nhân ngày sinh nhật thứ năm mươi của anh mà tôi được vinh hạnh đến dự với gia đình tại San Francisco năm 1965, anh và tôi là chỗ thân quen từ thuở hàn vi đầu đời. Những chuyện tưởng như tâm thường, xảy ra hàng ngày, ở mỗi đời riêng, chẳng phải là không đáng viết, nhưng không tài nào viết hết được. Những gì xảy ra trong thiên hạ vẫn luôn luôn quyến rũ tôi, nhưng gần đây tôi càng lưu ý đến những gì xảy ra với trẻ con, những ngôn ngữ gần như ám hiệu ấy của chúng. Dĩ nhiên công việc của một nhà văn là khám phá cho ra cái ám hiệu đó, hẳn là chẳng dễ dàng gì.Cchẳng hạn "Wow, like now" có thể mang nhiều ẩn nghĩa khác nhau,tuỳ theo cơ địa và thời tính lúc đó của nó.
"Cô muốn em cười à?"


Nó thấy cô đơn và yếu đuối trong lớp học trống trơn, tụi bạn nó đi về hết rồi, Dan Seed, James Missipo, Dick Corcoran, tất cả bọn chúng đi bộ dọc theo đường xe lửa Nam Thái Bình Dương, nô giỡn nghịch ngợm thoả thích, và cái ý nghĩ điên khùng của cô Wissig này làm nó phát ốm.
"Phải".
Đôi môi nghiêm nghị chợt máy động, run run, hai mắt nó trĩu xuống, sa sầm đa cảm.
"Nhưng…nhưng em không muốn cười".
Nghĩ thật là lạ, toàn thể thế giới cùng những sự vật vận hành theo cái cung cách biến động của nó sao sao ấy.
"Cười đi".
Sự căng thẳng gia tăng, những cử động lúng túng của thân hình và đôi tay của cô, cái lạnh lùng cô cố tạo ra và cái yếu đuối trong máu cậu bé.
"Nhưng tại sao vậy?"
Tại sao? Tất cả cứng nhắc, tất cả vô duyên và xấu xí, cái tâm trạng bị bắt kịp, một cái gì đó bị giăng bẫy, vô nghĩa lý.
"Tôi phạt em vì em cười trong lớp. Bây giờ em bị phạt phải cười một tiếng đồng hồ, tự cười một mình. Nhanh lên, em đã làm mất bốn phút rồi đấy".
Thật là chán ngấy. Chẳng có gì buồn cười cả, bị giữ lại sau giờ học, bị bắt phải cười. Phát kiến gì mà quái chiêu. Nó phải cười với cái gì bây giờ đây? Người ta không phải cứ muốn cười là cười được. Phải có cớ gì vui nhộn hay hay, hoặc nhuốm vẻ biếm hài một chút chứ. Điều này ngộ ghê, bởi vì cái điệu bộ của cô giáo, cái cách cô nhìn nghía nó, vẻ khôn ngoan, thật là dễ sợ. Cô muốn gì ở nó cơ chứ? Và này, cái mùi nhà trường, mùi dầu trên sàn nhà, bụi phấn, cái mùi của ý nghĩ đó, tụi trẻ về hết. Cô đơn buồn tẻ.
"Em xin lỗi cô, em đã lỡ cười".


Bông hoa gập xuống, hổ thẹn. Nó thấy ái ngại thật, không phải cho nó mà cho cô. Cô là một cô giáo trẻ, một cô giáo dạy thế cho cô Shrob, nơi cô thoáng một nét buồn, cái buồn xa vời pha chút khó hiểu, cái buồn đến với cô mỗi buổi sáng và nó đã cười cho cái buồn đó, điều cô nói và cách diễn ý nó khôi hài chi lạ, cái cách cô nhìn chằm chằm vào mọi người, phác từng cử chỉ này nọ. quả thật nó chẳng thấy buồn cười chút nào, nhưng bỗng nhiên nó lại cười, cười rộ lên, và cô quắc mắt nhìn về phía nó, nó cũng nhìn thẳng vào mắt cô, thoáng một nỗi cảm thông trong chốc lát, rồi bực tức và căm giận hiện ra trong ánh mắt cô. "Em phải ở lại sau giờ học". Nó đã không muốn cười, chuyện lỡ xảy ra, và nó hối hận lắm, cả hổ thẹn nữa, cô phải biết cho điều đó, nó đã trình bày với cô như thế. Mèng đéc ơi!
"Em làm mất thì giờ quá. Bắt đầu cười đi".
cô quay lưng lại và xoá những chữ trên bảng: Phi châu, Cairo, Kim tự tháp, Quái thần, Sông Nile, và những con sợ 1865, 1914. Cho dù cô có quay lưng, sự căng thẳng vẫn còn đó trong lớp học, căng thẳng được phóng đại thêm lên vì sự trống trải, quá rõ rồi còn gì, trong lòng nó và cả cô giáo đều có một sự buồn bã tương giao tương khắc. Tại sao vậy chứ? Nó muốn được thân thiện. Sáng nay khi cô vào lớp, nó đã muốn bày tỏ chút lòng thân ái, ngay lập tức nhìn cái vẻ ngơ ngác hay hay, nét xa vời mỏng mảnh của cô, vậy cớ làm sao nó lại cười? Mọi thứ xảy ra đều tréo cẳng ngỗng hết thảy vậy sao? Tại sao chính nó lại là người làm cho cô buồn giận, khi mà thực ra nó muốn kết thân với cô ngay từ đầu?
"Em không muốn cười".
giọng nó nói vừa có vẻ thách thức vừa nhuốm đầy nước mắt, nó khóc vì hổ thẹn. Cái quyền gì đến khiến nó phải tự phá huỷ một điều ngay thật chính trong lòng nó được? Nó không hề có ý xấu, tại sao cô lại không hiểu? Và nó bắt đầu cảm thấy phiền giận biết chừng nào về sự trì độn, sự chậm lụt, và cả cái ý thích ương bướng của cô. Nó nghĩ thầm, mình nhất định không cười, cô có muốn thì cứ gọi ông giám thị Cassvell, mình cứ không cười. Đó chẳng qua là một sơ suất nhỏ, dù sao mình cũng đã khóc, muốn làm một cái gì khác, tốt hơn là cười. Mình chịu đòn là thường, ái da, đau thật đấy, nhưng không khốn khổ khó chịu như thế này, những roi vọt hằn trên lưng, đau thắt nhưng đầy khí thế.
Ờ, thì người ta cứ đánh nó đi, nó cần quái gì chứ? Nhức nhối vài ngày là cùng chứ bắt nó cúi gằm mặt xuống như thế này thì kỳ quá, nó cứ không cười.
Nó thấy cô ngồi nơi bàn nhìn nó đăm đăm, trông cô mệt mỏi và xúc động vì đã hét to, nó thấy ngao ngán và tội nghiệp cho cô quá, và nó cũng tự sỉ mình sao lại cắc cớ gây ra phiền nhiễu cho một cô giáo đáng thương mà thực lòng nó rất quý mến, đâu phải một cô giáo già xấu hắc ám gì cho cam, đàng này là một cô gái nhỏ nhắn, xinh xẻo và nó đã bắt mắt ngay từ đầu?
"Làm ơn, cười giùm cho".
Và mới hạ mình làm sao, không còn ra lệnh, mà là nài nỉ nó, xin nó cười giúp cho khi mà nó chẳng muốn cười tí nào. Thật ra thì người ta phải làm gì mới đúng, cố ý chứ không phải ngẫu nhiên như là làm bậy? Và ý cô muốn gì chứ, nghe nó cười thì có thụ vị gì? một thế giới mông muội làm sao, những tình cảm lạ lùng, những u mật mà mỗi người giấu kín tự đáy lòng, muốn cái này thì lại được trao cái khác, hoặc ngược lại, tréo ngoe hết mọi thứ. À vậy thì cười. Bây giờ nó sẽ cười, vì cô hơn là vi nó. Nó cười, dù việc đó khiến nó ngán ngẩm quá trời. Nó muốn biết sự thật, sự thật ra sao. Cô không bắt ép nó cười, cô khẩn khoản nó, xin nó cười. Nó không biết thực hư ra sao, nhưng nó tò mò. Nó nghĩ, mình nhớ đến một chuyện phiếu giễu nào đó, và nó bắt đầu hồi tưởng. Nhưng lạ quá, tất cả đều như trôi tuột, dửng dưng trơ tráo. Này cái tướng đi uốn éo của con bé Annie Gran, chao ôi, chẳng thấy tếu chút nào. Henry Mayo đem Hiavatha ra giễu, làm trò hề líu giọng đọc nhầm câu, cũng chẳng buồn cười. Tất cả những trò đó vẫn thường làm nó cười sặc lên tía tai đỏ mặt, đến nghẹn thở, nhưng giờ đây sao nó chết cứng và nhạt nhẽo dễ ghét. Qua nước biển lớn, lớn biển nước qua, gã khổng lồ đi, đi khổng…mẹ kiết, cười không nổi, dù là gượng gạo, ha ha, ha như máy anh tài tử lúc cương. Khó quá, chẳng dễ chút nào.
Tuy thế nó vẫn bắt đầu cười vì cảm thấy hổ thẹn và ngán ngẩm. Nó ngại không nhìn vào mắt cô nữa, mắt nó dán lên chiếc đồng hồ và cười. Quả là lạ lùng khi bắt một thằng bé cười cả tiếng đồng hồ, cười khơi khơi, cười không màu, cười vô cớ bất nhân. Nhưng nó đã quyết, nó nhất định cười, có thể không tới một tiếng đồng hồ, nhưng nó sẽ gắng, dù sao.
Điều tức cười nhất chính là cái giọng cười của nó, sượng sần vì giả dối, và nó cảm thấy buồn cười thật, nên nó cười rũ ra, cười cho sự giả trá khoác lác của mình. Nó cười và không còn hổ thẹn vì tiếng cười này không gian dối, đó là sự thật, cái lớp học trống rỗng tràn ngập tiếng cười của nó, các thứ như có vẻ đâu vào đó, đều tuyệt diệu, và hai phút trôi qua.
Được thể, nó liền nghĩ đến những cái đáng tức cười khác trong mọi nơi mọi chốn, này những người đi nghiêm chỉnh ngoài đường phố cố làm ra vẻ quan trọng, biết tỏng tòng tong đi rồi, đừng hòng bịp được nó, cung cách hợm hĩnh và giả tạo thì thầm điệu bộ, khiến nó phì cười, chẳng khác nào cái ông mục sư ở nhà thờ trưởng lão, cái lối cầu nguyện thờ ơ trêu ngươi của ông. Chúa ơi, nếu đó là ý Ngài, và chả có đức tin nào cả. Những người quan trọng với ô tô lớn, nào Cadillac, nào Packard phóng xuôi ngược khắp xứ, như thể họ có nơi nào để phải đến vậy, tất cả những sự lếu láo đó khiến nó bụm miệng không nổi. Nó cười cho những gã trai mới lớn động cỡn chạy náo lên ve vãn những gái tơ, những xe cộ ngược xuôi tiêu tốn vô ích, ngố hết sức và cũng buồn cười thấy mẹ. Nó lăn ra cười, cười hụt hơi, cười đỏ mặt, cười báng bổ, cười sầu đắng…và bỗng nhiên nó nhìn thấy cô Wissig: Ôi chao! Mắt cô đẫm lệ. Lạy trời, nó đâu có cười cô, nó đang cười lũ ngu đó, những kẻ ngày đêm miệt mài lao theo các trò ngu xuẩn, láo toét. Thật là tởm lợm. Nó luôn luôn muốn làm điều hay lẽ phải, nhưng kết quả bao giờ cũng ngược lại. Nó muốn biết tại sao, và cô cảm thấy thế nào trong lòng mình, nó cười cho cô và vì cô chứ không cho ý thích của nó. Và rồi cô vẫn ngồi đấy, run rẩy, đôi mắt ướt tuôn trào, môi má buồn phiền, nhưng nó vẫn cười vì giận dỗi, vì xót và và tuyệt vọng dâng lên trong lòng. Nó tiếp tục cười, cười cho những chuyện đáng cảm động, những chuyện khiến c'cô tâm hồn lương thiện phải khóc, những con chó hoang ngoài đường, những chú ngựa lảo đảo vì roi vọt và mệt lử đường dài, những con người khép nép rụt rè bị đè nén ngấm ngầm bởi béo bở tàn bạo của xôi thịt, của hào nhoáng rẻ rúng. Ơi những chú chim chết rã bên đường, những ngộ nhận bời bời, những ung nhọt bẩn thỉu, những âm hiểm trong lòng nhân thế…Và nó tức điên lên, cơn oán hận đã biến đổi tiếng cười của nó, lệ trào như chưa bao giờ thảm thiết đến vậy.
Hai con người xô đẩy nhau trong lạc lõng của lớp học trống trơn, cùng trần trụi trong nỗi cô đơn và hoang mang, như chị em, cả hai đều mơ ước thanh khiết và dịu dàng về đời sống, đều muốn chia xẻ sự thật của nhau, thế nhưng, không hiểu sao, cả hai đều lại xa lạ, cách biệt và lạc loài vời vợi.
Nó nghe cô giáo nén tiếng khóc, thế là mọi sự đảo ngược, nó gục đầu lên cánh tay, ngực phập phồng bồi hồi, nó thực sự oà khóc như một đứa bé, và cảm thấy không thiết sống nữa, nó thèm chết.
Không rõ đã khóc vùi bao lâu, nhưng bỗng nhiên nó thấy mình không còn khóc hay cười nữa. Căn phòng yên lặng quá. Nó xấu hổ không dám ngẩng đầu lên nhìn cô giáo. Thật quái ác.
"Ben".
Ôi cái giọng sao mà điềm tĩnh, dịu ngọt và nghiêm mật quá. Còn mặt mũi nào mà nhìn cô nữa?
"Ben à".
Nó ngước lên. Đôi mắt cô đã ráo lệ, khuôn mặt cô hình như linh động và xinh đẹp hơn bao giờ hết.
"Làm ơn lau nước mắt đi. Em có khăn tay không?"
"Dạ có".
Lau nước mắt và hỉ mũi. Cái thế giới mới bệnh hoạn làm sao. Mọi sự mới ảm đạm quá chừng.
"Em được mấy tuổi rồi Ben?"
"Dạ mười"
"Em định làm gì? Cô muốn nói…"
"Em không biết"
"Thế còn ba em?"
"Ba em làm thợ may"
"Em thích ở đây không?"
"Dạ chắc thích"
"Em có anh chị gì không?"
"Ba anh, hai chị"
"Có bao giờ em nghĩ tới việc đi đâu không? Những thành phố khác chẳng hạn?"
Thật là ngạc nhiên, nói chuyện với nó như nói chuyện với một người lớn vậy, thâm nhập những bí ẩn riêng tư.
"Dạ có"
"Đi đâu?"
"Em không biết. Có lẽ là New York, không chừng lại về quê".
"Về quê?"
"Milan, thành phố quê ba em".
"Á à"
Nó muốn gần gũi thăm hỏi cô, cô ở đâu, sẽ về đâu, nó muốn chững chạc như người lớn, nhưng nó sợ. Cô vào lấy áo choàng, mũ và ví ra, rồi cô mặc vào.
"Mai cô sẽ không đến dạy thế nữa. Cô Shrob đã khoẻ lại rồi. Còn cô ,sẽ đi xa".
Nó thấy buồn thắt ruột, nhưng không nghĩ được điều gì để nói. Cô buộc dây áo choàng và đội mũ lên đầu, cười mát dịu. Mẹ kiếp, cái thế gian này nó mới lạ lùng làm sao, đầu tiên thì cô bắt nó cười, rồi cô làm nó khóc ngất, và giờ là vậy đấy. Và nó cảm thấy một niềm cô biệt đang phủ chụp lấy cô. Cô sẽ về đâu, và nó sẽ mãi mãi không còn gặp lại cô nữa sao?
"Em về được rồi đấy, Ben ạ".
Và kìa, nó ngước nhìn cô như muốn níu lại, nó khao khát ngồi mãi đó và nhìn cô. Nhưng dù gì chăng nữa thì nó cũng phải đứng dậy, lấy mũ áo để ra về. Nó bước lên thềm cửa và cảm thấy muốn phát ốm vì quạnh quẽ. Nó ngoái lại nhìn cô lần cuối.
"Thưa cô Wissig em về".
"Ờ em về, Ben".
Nó cúi người xuống và phóng chạy như bay qua sân trường, và cô giáo dạy thế rất trẻ ấy vẫn đứng sững trong sân, nhìn hút theo nó. Nó không biết phải nghĩ gì, nhưng cảm thấy buồn chín ruột, nó sợ không dám quay lại xem cô có nhìn theo mình không. Nó nghĩ, nếu đi gấp, chắc sẽ bắt kịp bọn thằng Dan Seed, thằng Dick Corcoran và mấy đứa khác cũng nên, lại không chừng còn kịp giờ xem chuyến xe lửa chở hàng rời thành phố. Nhưng dù sao, chẳng ai biết được cái gì đã xảy ra, cái tấn tuồng đã khiến nó hết khóc rồi lại cười, như thế nào.


Nó chạy một mạch đến đường xe lửa Nam Thái bình Dương, tất cả tụi nhóc đã biến mất, xe lửa cũng không còn, và nó ngồi xuống dưới rặng cây khuynh diệp. Chưa bao giờ nó thấy cái thế gian này lại hỗn độn đến như vậy.


Ngồi xuống, và bắt đầu khóc trở lại. Khóc ngập lòng thơ dại.
Người có trái tim trên miền cao nguyên
Lời giới thiệu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9