watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Một chuyện chép ở bệnh viện-Chương 10 - tác giả Anh Đức Anh Đức

Anh Đức

Chương 10

Tác giả: Anh Đức

Mùa xuân năm nay hơi ngắn. Chừng như nó chỉ vừa xuất hiện thì mùa hè lại đến. Ve sầu ở các cây đường phố đã họp bầy kêu ra rả. Từ sau khi tôi ra khỏi bệnh viện thì bệnh trạng chị Tư Hậu tăng lên cách đột ngột. Không có dịp gặp chị, nói chuyện như trước nữa. Nhưng tôi vẫn thường tới lui thăm chị. Y hẹn, tôi đem đến cho chị mấy quyển sách. Cũng không rõ là chị có đọc được hết chưa. Cổ chị càng sưng lên nhiều và óc chị nhức nhối. Chị đã không thể đi dạo quanh như trước, ngày ngày nằm liệt trên giường. Ngày mát trời thì chị tỉnh, những đêm oi bức chị bắt đầu mê sảng. Nhiều khi tôi đến thăm ngồi bên đầu giường mà chị không hề hay biết.
Một chiều mát tôi đến. Cô Hiền hộ lý đưa tôi vào. Vừa đi cô ta vừa nói giọng rầu rầu:
- Anh biết không, hồi trưa chị ấy lại nói mê nữa đấy.
Tôi hỏi:
- Chị ấy nói những gì?
- Toàn gọi tên con thôi anh ạ. Gọi con xong, ú ớ một lúc, khi tỉnh dậy chị ấy quờ quạng tay trên giường như tìm thứ gì, mà nước mắt cứ giàn giụa cả ra. Em ở liền bên chị cả ngày lẫn đêm, nhiều lúc khổ tâm quá.
Tôi chau mày. Chân bước vội vã theo Hiền, lòng tôi bồn chồn lo lắng. Vào đến nơi, Hiền dắt tôi đến bên chị Tư Hậu:
- Chị Tư, có người đến thăm chị.
Tôi nhấc chiếc ghế đến ngồi bên. Chị Hậu nằm ruỗi thẳng chân. Người chị có gầy hơn trước, da mặt thì trắng nhợt. Nhìn chung thấy chị yếu đi nhiều, nhưng đôi mắt vẫn y nguyên, vẫn sáng dịu. Chị nằm nhìn tôi, gượng nhếch miệng cười. Tôi hỏi:
- Chị Tư hôm nay có đỡ không/
Chị gật đầu, có vẻ như đỡ, cũng có vẻ như không đỡ. Hiền đặt lên trán chị một chiếc khăn trắng dúng nước. Chị đặt nhẹ tay lên khăn. Lâu lắm chị mới nói với tôi:
- Anh ạ... Tôi sắp mổ. Cùng lắm là năm hôm nữa.
- Thế à?
- Bác sĩ đã quyết định và tôi cũng đã đồng ý rồi!
- Mổ được thì khỏi hẳn đấy chị ạ.
- Tôi cũng tin thế, nhưng...
- Sao?
Chị chép miệng nói:
- Rủi quá. Không biết chừng nào sắp nhỏ tôi nó về nước.
Tôi ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói:
- Chị cứ yên tâm lo mổ. Đừng nghĩ ngợi nhiều. Nếu các cháu có về tôi đi đón hộ cho.
Chị Tư Hậu nói:
- Nếu anh giúp được... thì cám ơn anh lắm.
- Sao tôi lại không giúp được. Chị đừng lo.
Chị Tư Hậu nằm yên không nói. Hình như chị đang suy nghĩ điều gì lung lắm. Một lúc sau chị nói chậm rãi:
- Anh ạ, tôi nói là nói thế. Chứ rủi ro mà tôi có sao đi nữa, tôi cũng không còn phải lo ngại lắm về các con tôi, phải không anh. Ngày nay, tương lai của con cái mình đã nắm chặt trong tay, cuộc đời mới này sẽ dạy chúng thành người. Tôi tiếc là tiếc chưa tận mắt nhìn thấy sự lớn khôn của chúng nó thôi...
- Chị Tư nói phải lắm. Tôi cũng nghĩ như chị. Nói ví dụ, có hề gì thì các cháu nó vẫn bước đi trên một đoạn đường rất đẹp, rất sáng sủa. Nhưng mà... sao chị lại cứ nghĩ đến cái chết thế nhỉ? Đừng nghĩ lẩn quẩn thế chị Tư à. Tôi không bao giờ nghĩ rằng chị lại mất đi được...
Chị Tư Hậu nghe mấy lời tôi nói thì lừ lừ nhìn tôi có ý hơi giận. Nhưng nét mặt chị dịu ngay xuống. Chị đặt hai tay lên ngực, nhìn lên trần nhà thong thả nói:
- Không bao giờ tôi nghĩ đến cái chết nữa. Kể từ những ngày đầu, khi tâm hồn tôi còn yếu đuối nhất đã có lần tôi nghĩ tới cái phương sách đáng chê đó... Thế mà tôi vẫn sống đến bây giờ. Anh ạ bây giờ thì tôi không thể bỏ cuộc sống này mà đi đâu cả. Ngoài các con tôi ra, tôi còn có nhiều điều khác phải nghĩ đến. Tôi còn có những đồng chí của tôi... Vả lại đời sống hiện nay cũng còn phải khổ nhọc nhiều mới sướng được. Tôi có thể góp phần. ở xưởng, tôi dệt được... Với lại, anh biết đấy, chúng ta còn có quê hương hiện đang oằn oại...
Nói tới đó, chị Tư Hậu dừng lại mím chặt nhẹ môi. Cái đôi môi bấy giờ trông hơi nhàn nhạt chứ không được thắm như trước. Sợ nói chuyện lâu làm chị mệt, tôi ngồi im một chốc rồi đứng dậy:
- Thôi chị Tư nghỉ nhé, tôi về đây!
- Anh về, có gì mong anh giúp tôi.
- Chị cứ yên tâm.
Tôi quay ra. Hiền hộ lý nãy giờ đứng im sau lưng tôi, giờ rón rén bước tới giường kéo chăn đắp kín ngực chị Tư Hậu. Tôi chưa kịp đi thì Hiền gọi tôi lại. Cô nhấc chồng sách trên kệ trao cho tôi.
- Chị Tư nhờ trả anh.
- Chị ấy đã đọc hết rồi à?
Hiền lắc đầu:
- Chị ấy mới đọc cuốn "Người mẹ". Còn cuốn "Dôi-a", đọc đâu mới được tập một thì bác sĩ không cho đọc nữa. Nói đọc nhiều, suy nghĩ có hại cho óc. Chị ấy đọc sách mê quá. Chị nói trả lại anh, sau sẽ mượn đọc tiếp, sợ anh cần mà không có... Mà anh có cần không, nếu không thì cho tôi mượn.
- Cô cứ giữ lấy mà đọc.
Tôi nói rồi đi thẳng ra ngoài. Vừa đi tôi vừa ngẫm nghĩ, buồn rầu và căm tức sự bệnh hoạn. Chiến tranh đã dày vò chị Tư Hậu chưa đủ, hòa bình rồi, con bệnh lại tiếp tục dày vò chị. Sắp mổ một sống một chết mà chưa gặp được con. Bất đỗi đã nằm liệt giường, đến sách còn không được đọc.
Dọc đường ra cổng, tình cờ tôi gặp bác sĩ. Tôi hỏi thăm về bệnh trạng chị Tư Hậu. Người thầy thuốc già thọc sâu tay vào túi áo "bờ-lui", đoạn rút tay ra nhấc cặp kính xuống, nhìn tôi suốt lượt. Tôi biết rằng ông không còn lạ gì tôi nữa, nhưng đó là cái tật của ông. Nhìn tôi xong, ông rút khăn vừa lau kính, vừa nói:
- Chúng tôi đã xét kỹ. Nhất thiết là phải mổ rồi. Nhưng trường hợp này, nói riêng với anh, rất gay go đấy. Hạch lao đã phát triển từ lâu. Do cơ thể gian khổ nhiều, mất sức nhiều, bị nhiễm trùng sớm. Trong y học, khoa giải phẫu cũng thường gặp nó. Nhưng có trường hợp nặng, trường hợp nhẹ. Đây là một trường hợp nặng. Mổ được hạch lao, lưỡi dao phải tránh nhiều tĩnh mạch và động mạch. Vô ý trệch giao một tí thôi, là nguy ngay.
Nói tới đây ông ngừng lại, nhìn tôi và hỏi:
- Anh là thế nào, ở cùng quê với chị ấy à?
Tôi gật đầu. Ông ta cũng gật đầu tự trỏ vào người:
- Anh lo lắm phỏng. Lo là phải. Nhưng tôi còn lo hơn anh nhiều. Tuần lễ nay, tôi để tâm nghiên cứu vị trí chính xác của hạch lao. Ngoài ra còn phải nghiên cứu tài liệu, tham khảo ý kiến các bác sĩ bạn Liên Xô, Hung...
Rồi ông lẩm bẩm một mình:
- Đối với chị ấy, tôi biết... Chị ta là một phụ nữ đặc biệt. Một nữ cán bộ, một người mẹ. Cán bộ ra cán bộ, người mẹ ra người mẹ... ở Nam Bộ các anh, còn nhiều chị cán bộ như thế lắm phải không?
Tôi nói:
- Rất nhiều người tương tự như vậy.
- Tôi là người ngoài mà, nhưng tôi có vào Nam Bộ ít lâu. Thành thật mà nói, tôi thú nơi các anh lắm. Đất đai phì nhiêu, cái đó đã đành. Nhưng con người... con người thì dễ chịu lắm.
- Dễ chịu à?
- Phải, rất dễ chịu, phóng khoáng, rộng rãi và thật lòng. Bụng dạ nghĩ sao là cứ nói thế. Tôi không có nịnh các anh đâu, nhưng thật thế. ở trong bệnh viện này, tôi biết lắm... Có lần một anh Nam Bộ nói thẳng là ghét tôi, bảo là tôi cứ gặp anh ta nhìn chằm chặp, coi anh ta như là gián điệp ở đâu lọt vào bệnh viện. ấy, thế đấy... nhờ đó mình thấy ra ngay, về sau anh ta lại rất thân với tôi...
Nghe bác sĩ thổ lộ, tôi hơi bối rối. Cuối cùng ông vỗ vỗ vào vai tôi:
- Anh cứ yên trí, không sao đâu.
- Tôi tin ở các đồng chí.
- Anh vẫn vào thăm chị ấy thường chứ?
- Vâng.
- Thế hôm mổ anh có đến được không?
Tôi nói:
- Thế nào tôi cũng đến.
- Được rồi. Giờ tôi bận đi thăm bệnh, thôi chào anh.
- Chào đồng chí.
Bác sĩ già hấp tấp đi. Tôi nhìn theo khổ người gầy gầy của ông. Không phải riêng gì tôi, đúng là ông ta cũng đã thấu hiểu đời chị Tư Hậu. Điều đó khiến cho tôi càng vững tâm hơn. Rõ ràng là ông ta đang chuẩn bị, tận tâm để cứu lấy một người đàn bà dũng cảm của quê hương tôi. Tôi thầm chúc cho ông ta thành công, hết lòng mong mỏi ông ta cứu được chị, để mang đến hạnh phúc chứ không đem lại đau thương cho các con chị.
Tôi về đến nhà trời đã sẩm tối. Tôi ngồi lại bàn đem sấp bản thảo ghi chép chuyện chị Hậu ra đọc từng đoạn một. Đọc lại xong rồi, tôi cứ ngồi suy nghĩ miên man. Xem đồng hồ đã thấy mười một giờ. Tôi đứng dậy đến bên cửa sổ. Tôi nghĩ đến một cái tên cho truyện. Nhưng nghĩ mãi mà vẫn chưa chọn được một cái tên nào cho dứt khoát. Tôi thấy mình như đang đứng trước một màn kịch sắp kết thúc. Chừng kết thúc, mới rõ được tính chất mà đặt tên được. Nhan đề của truyện có thể mang ý nghĩa đau thương, cũng có thể nói lên những niềm vui lớn. Ngoài kia, đêm khuya dần. Phố phường đã bắt đầu trở về yên tĩnh. Tôi nhìn xuyên qua đêm, trong đầu vụt mường tượng ra một cảnh bão biển. Bên dưới sóng cả gào thét. ở trên quả biển bay lượn từng bầy chực cắp lấy mấy con gà con trên bãi mà ăn thịt. Biển lặng rồi, gà con lớn lên và gà mẹ bị trọng thương...
Trong đêm khuya tôi hình dung ra thế. Nghĩ rằng cảnh sống côi cút của mẹ con chị Tư Hậu trước kia cũng không khác gì thế. Bây giờ, bóng đêm bao bọc quanh tôi càng lắng sâu xuống. Trong bóng tối ấy, nồng lên cái oi ả của thời tiết trời sang hạ.

Buổi sáng ngày Chị Hậu mổ, tôi đến bệnh viện. Một chị hộ lý cản tôi trước phòng mổ không cho tôi vào. Kinh nghiệm tôi biết là năn nỉ cũng vô ích. Tôi bèn hỏi dò chị ta:
- Chị Hậu đã mổ chưa, và ra thế nào rồi, cho tôi biết với!
Chị hộ lý chớp mắt, nói khẽ vào tai tôi:
- Chưa mổ, nhưng sắp sửa. Tôi cũng chưa biết ra sao cả. Có lẽ là vừa chụp thuốc mê xong. Anh tới sớm thế. Không được vào đâu!
Tim tôi đập mạnh. Nỗi lo lắng kéo tới quấy động trong đầu tôi. Qua khung cửa chớp của phòng mổ, tôi chợt nhìn thấy dạng những chiếc áo "bờ-lui" trắng thấp thoáng qua lại. Và cái sống áo của một nào giống như bác sĩ, cúi xuống rất lâu không động đậy.
Chị hộ lý tựa lưng vào tay thang gác, nhìn tôi hỏi:
- Anh lo lắm phải không? Tôi không đáp. Chị ta tiếp lời:
- Không phải chỉ có một mình anh lo. Tôi cũng lo lắng cho chị ấy còn hơn anh lo. Nhưng nỗi lo lắng của tôi và anh vẫn còn thua bác sĩ. Mấy đêm trước, anh biết không, ông ta đều thức đến một hai giờ để theo dõi bệnh tình của chị Hậu. Hồi hôm thì ông ta đi ngủ sớm để bữa nay làm việc... Tôi thì tôi tin. Còn anh, anh cũng phải tin là...
- Tin sao?
- Tin là chị ấy sẽ sống. Ba giờ nữa anh đến đây, mọi việc rồi sẽ rõ hết!
Tôi im lặng và chào chị ta.
Ra khỏi cổng, tôi rảo bước trên đường phố, đầu óc cứ bị nỗi lo lắng quấy nhiễu. Một cuộc đấu tranh giữa sinh mệnh và cái chết, giữa hy vọng với đau thương giờ đây đang diễn ra trong gian buồng mổ bệnh viện. Nếu người chị đồng hương của tôi có mệnh hệ nào thì các con chị sắp về chuyến nghỉ hè tới thật là không may mắn. Hai đứa trẻ xinh xắn kia sẽ trở nên đáng tội nghiệp nhất trong đời. Còn như Dũng, người đồng chí thân thiết đã nhóm lại hạnh phúc tuổi xuân cho chị, hiện ở nước bạn xa xôi, lúc nào cũng nghĩ đến chị, nếu mà nhận được tin ấy, anh sẽ đau đớn là dường nào. Bản thân tôi, người đồng hương đã hiểu rõ cảnh tình và đời sống của chị, chắc cũng không tránh sao được nỗi đau đớn sẽ giày xéo tâm can.
Phố xá trước mặt, người và xe cộ đi trên đường không ngớt rộn rịp. Tôi không chú ý gì đến. Cảnh vật ấy hôm nay đối với tôi, dường như đang ở giữa lằn ranh giới của hai ý nghĩa. Một là nó sẽ càng rộn rịp tươi vui hơn, hoặc rồi tôi sẽ thấy nó ảm đạm. Song sau đó hình ảnh lúi húi tận tình của bác sĩ và những nhân viên phục vụ ở cửa kính phòng mổ lại hiện ra. Tôi gìn giữ lấy hình ảnh đó mà tin, mà hy vọng... Tôi bước đi từ hè phố này sang hè phố khác. Cứ thế mà đi mãi, lẩn quẩn loanh quanh. Khi còi hụ lên, bụng đã thấy đói, nhưng nghĩ đến về tới nhà thì ngại. Liền tạt vào vườn hoa nhà hát, đến ngồi bên một ghế đá. Những chiếc ghế đá ban trưa rất vắng người. ở gần cuối vườn hoa, sau đám cúc tím, độc nhất chỉ có một cặp tình nhân đang trò chuyện thủ thỉ. Giữa ban trưa giờ nghỉ thế này, thật chỉ có thể còn những đôi lứa yêu đương và người có tâm trạng lo lắng chờ đợi như tôi là lưu lại. Bầu trời âm âm u u... Hè rồi, mà khí tượng bấy giờ xem chẳng có gì là hè cả. Tôi ngồi một lúc lại nhìn đồng hồ. Còn tới hai mươi phút nữa, nhưng tôi đứng dậy đi trở lại bệnh viện.
Một chị khác đã thay chị hộ lý ban nãy, đứng trước phòng mổ. Tôi tiến đến trước chị ta nói:
- Xin cho tôi vào thăm người bệnh đang mổ, tôi là thân nhân...
Chị hộ lý nhìn tôi suốt lượt và lắc đầu. Trời, trông chị ta khó tính làm sao. Đã không cho vào mà cũng không nói với tôi một lời. Không kể thế nào, tôi dẫm chân lên bậc thang, tỏ vẻ như bất cần cái lắc đầu của chị ta. Chị liền chụp lấy tôi. Hai bàn tay béo nung núc của chị ta bơi bơi trước mắt tôi:
- Cái đồng chí này, ai cho phép đồng chí vào.
Ngừng một chút, vả lại, thấy tôi có vẻ thành khẩn nhận lỗi, chị dịu giọng:
- Mổ rồi. Chị ấy đang mê man. Chưa biết ra sao. Hai tiếng đồng hồ qua bác sĩ cũng chưa cho tôi vào đâu. Đồng chí đừng nóng, đợi một tí nữa thôi!
Tôi bóp chặt hai bàn tay, tim đập gấp. Rồi liền quày quả trở ra, quên cả chào chị hộ lý. Tôi không đủ cam đảm đứng ở đấy lâu nữa, chỉ sợ cái tin cuộc mổ kết thúc thất bại từ trong phòng mổ bất thần xổ ra đâm thẳng vào tim mình. Ra khỏi cổng tôi đi một mạch về nhà. Khi về đến nhà tôi chưa kịp lên thang gác thì gặp bà cụ già nấu cơm giữ tôi lại:
- Anh đi đâu mà không về ăn cơm. Tôi dọn cho anh ăn nhé.
Tôi nói:
- Thôi cụ ạ, cháu không ăn đâu.
Nói xong tôi lại trở ra, đi như chạy đến bệnh viện.
Lần này khi tới đến nơi, trước phòng mổ không còn chị hộ lý nữa. Cánh cửa phòng mổ mở hoác. Trong phòng vắng ngắt chẳng có ai. Chiếc bàn mổ bằng đá trắng trơi trọi, lấp loáng nước. Tôi lặng người giây lâu. Cố lấy lại bình tĩnh tôi chạy đi tìm chị hộ lý thường trực. Tìm mãi mà không gặp chị ta. Không luận thế nào, tôi thẳng tới phòng bác sĩ. Nghe tiếng gõ cửa, bên trong một tiếng vọng ra:
- Cứ vào!
Tôi đẩy cửa. Trong phòng, bác sĩ già thoáng thấy tôi liền nở một nụ cười. Ông ngồi im lặng, tay không rời chiếc thìa quấy cốc cà phê nóng khói. Tôi nhìn bấy nhiêu cử chỉ đó của ông, mắt lóe lên vì sung sướng. Bác sĩ chưa nói nhưng tôi đoán ra được rồi. Bác sĩ đứng dậy nắm lấy tay tôi. Tôi miết chặt mấy ngón tay đó, cố sao cho nước mắt khỏi ứa ra. Bác sĩ nói một câu rất gọn: "Giờ thì chúng ta có thể yên tâm lắm rồi!". Giọng nói của ông lộ rõ xúc động và sung sướng. Tôi muốn vụt ôm lấy khổ người cao gầy của ông mà nói mấy lời cảm tạ. Bàn tay của bác sĩ vẫn nắm chặt lấy tay tôi. Cái nắm tay của chúng tôi như biểu hiện sự khánh chúc thắng lợi. Phải rồi, hai bàn tay chúng tôi đang siết chặt nhau đó chính đang nói lên cái thắng lợi của sự hàn gắn những mất mát và đau thương. Trong hòa bình ngày nay, cuộc giao tranh với cái chết do chiến tranh để lại đã chiến thắng.
Bấy giờ giữa cơn cảm xúc của tôi, thình lình truyện đời cũ của chị Tư Hậu vụt hiện ra. Tai tôi hình như nghe thấy có tiếng sóng vỗ dìu dịu, xa xôi... Tự nhiên tôi nghĩ tới những cái gì rất đẹp đẽ đang chờ đợi người chị đồng hương của tôi. Mối tình giữa Dũng và chị rồi sẽ ra sao. Hai đứa cháu sắp về nghỉ hè sẽ gặp gỡ chị rồi mẹ con sẽ sung sướng như thế nào... Cuộc sống chân chính và có ý nghĩa của chị rồi đây sẽ cứ tiếp tục.
Nắng trưa trong bệnh viện vẫn chói chang. Cởi mở và nồng nhiệt, nắng trang trải tắm đều mọi vật. Từ con đường nhỏ rải sỏi cho đến các ghế đá. Vàng như mật, nắng tráng chảy trên cửa kính. ánh nắng đem theo niềm vui rộn rã của một ngày sang hạ tỏa rực cả lòng tôi.
Hà Nội, mùa đông 1957



Mùa xuân năm nay hơi ngắn. Chừng như nó chỉ vừa xuất hiện thì mùa hè lại đến. Ve sầu ở các cây đường phố đã họp bầy kêu ra rả. Từ sau khi tôi ra khỏi bệnh viện thì bệnh trạng chị Tư Hậu tăng lên cách đột ngột. Không có dịp gặp chị, nói chuyện như trước nữa. Nhưng tôi vẫn thường tới lui thăm chị. Y hẹn, tôi đem đến cho chị mấy quyển sách. Cũng không rõ là chị có đọc được hết chưa. Cổ chị càng sưng lên nhiều và óc chị nhức nhối. Chị đã không thể đi dạo quanh như trước, ngày ngày nằm liệt trên giường. Ngày mát trời thì chị tỉnh, những đêm oi bức chị bắt đầu mê sảng. Nhiều khi tôi đến thăm ngồi bên đầu giường mà chị không hề hay biết.

Một chiều mát tôi đến. Cô Hiền hộ lý đưa tôi vào. Vừa đi cô ta vừa nói giọng rầu rầu:

- Anh biết không, hồi trưa chị ấy lại nói mê nữa đấy.

Tôi hỏi:

- Chị ấy nói những gì?

- Toàn gọi tên con thôi anh ạ. Gọi con xong, ú ớ một lúc, khi tỉnh dậy chị ấy quờ quạng tay trên giường như tìm thứ gì, mà nước mắt cứ giàn giụa cả ra. Em ở liền bên chị cả ngày lẫn đêm, nhiều lúc khổ tâm quá.

Tôi chau mày. Chân bước vội vã theo Hiền, lòng tôi bồn chồn lo lắng. Vào đến nơi, Hiền dắt tôi đến bên chị Tư Hậu:

- Chị Tư, có người đến thăm chị.

Tôi nhấc chiếc ghế đến ngồi bên. Chị Hậu nằm ruỗi thẳng chân. Người chị có gầy hơn trước, da mặt thì trắng nhợt. Nhìn chung thấy chị yếu đi nhiều, nhưng đôi mắt vẫn y nguyên, vẫn sáng dịu. Chị nằm nhìn tôi, gượng nhếch miệng cười. Tôi hỏi:

- Chị Tư hôm nay có đỡ không/

Chị gật đầu, có vẻ như đỡ, cũng có vẻ như không đỡ. Hiền đặt lên trán chị một chiếc khăn trắng dúng nước. Chị đặt nhẹ tay lên khăn. Lâu lắm chị mới nói với tôi:

- Anh ạ... Tôi sắp mổ. Cùng lắm là năm hôm nữa.

- Thế à?

- Bác sĩ đã quyết định và tôi cũng đã đồng ý rồi!

- Mổ được thì khỏi hẳn đấy chị ạ.

- Tôi cũng tin thế, nhưng...

- Sao?

Chị chép miệng nói:

- Rủi quá. Không biết chừng nào sắp nhỏ tôi nó về nước.

Tôi ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói:

- Chị cứ yên tâm lo mổ. Đừng nghĩ ngợi nhiều. Nếu các cháu có về tôi đi đón hộ cho.

Chị Tư Hậu nói:

- Nếu anh giúp được... thì cám ơn anh lắm.

- Sao tôi lại không giúp được. Chị đừng lo.

Chị Tư Hậu nằm yên không nói. Hình như chị đang suy nghĩ điều gì lung lắm. Một lúc sau chị nói chậm rãi:

- Anh ạ, tôi nói là nói thế. Chứ rủi ro mà tôi có sao đi nữa, tôi cũng không còn phải lo ngại lắm về các con tôi, phải không anh. Ngày nay, tương lai của con cái mình đã nắm chặt trong tay, cuộc đời mới này sẽ dạy chúng thành người. Tôi tiếc là tiếc chưa tận mắt nhìn thấy sự lớn khôn của chúng nó thôi...

- Chị Tư nói phải lắm. Tôi cũng nghĩ như chị. Nói ví dụ, có hề gì thì các cháu nó vẫn bước đi trên một đoạn đường rất đẹp, rất sáng sủa. Nhưng mà... sao chị lại cứ nghĩ đến cái chết thế nhỉ? Đừng nghĩ lẩn quẩn thế chị Tư à. Tôi không bao giờ nghĩ rằng chị lại mất đi được...

Chị Tư Hậu nghe mấy lời tôi nói thì lừ lừ nhìn tôi có ý hơi giận. Nhưng nét mặt chị dịu ngay xuống. Chị đặt hai tay lên ngực, nhìn lên trần nhà thong thả nói:

- Không bao giờ tôi nghĩ đến cái chết nữa. Kể từ những ngày đầu, khi tâm hồn tôi còn yếu đuối nhất đã có lần tôi nghĩ tới cái phương sách đáng chê đó... Thế mà tôi vẫn sống đến bây giờ. Anh ạ bây giờ thì tôi không thể bỏ cuộc sống này mà đi đâu cả. Ngoài các con tôi ra, tôi còn có nhiều điều khác phải nghĩ đến. Tôi còn có những đồng chí của tôi... Vả lại đời sống hiện nay cũng còn phải khổ nhọc nhiều mới sướng được. Tôi có thể góp phần. ở xưởng, tôi dệt được... Với lại, anh biết đấy, chúng ta còn có quê hương hiện đang oằn oại...

Nói tới đó, chị Tư Hậu dừng lại mím chặt nhẹ môi. Cái đôi môi bấy giờ trông hơi nhàn nhạt chứ không được thắm như trước. Sợ nói chuyện lâu làm chị mệt, tôi ngồi im một chốc rồi đứng dậy:

- Thôi chị Tư nghỉ nhé, tôi về đây!

- Anh về, có gì mong anh giúp tôi.

- Chị cứ yên tâm.

Tôi quay ra. Hiền hộ lý nãy giờ đứng im sau lưng tôi, giờ rón rén bước tới giường kéo chăn đắp kín ngực chị Tư Hậu. Tôi chưa kịp đi thì Hiền gọi tôi lại. Cô nhấc chồng sách trên kệ trao cho tôi.

- Chị Tư nhờ trả anh.

- Chị ấy đã đọc hết rồi à?

Hiền lắc đầu:

- Chị ấy mới đọc cuốn "Người mẹ". Còn cuốn "Dôi-a", đọc đâu mới được tập một thì bác sĩ không cho đọc nữa. Nói đọc nhiều, suy nghĩ có hại cho óc. Chị ấy đọc sách mê quá. Chị nói trả lại anh, sau sẽ mượn đọc tiếp, sợ anh cần mà không có... Mà anh có cần không, nếu không thì cho tôi mượn.

- Cô cứ giữ lấy mà đọc.

Tôi nói rồi đi thẳng ra ngoài. Vừa đi tôi vừa ngẫm nghĩ, buồn rầu và căm tức sự bệnh hoạn. Chiến tranh đã dày vò chị Tư Hậu chưa đủ, hòa bình rồi, con bệnh lại tiếp tục dày vò chị. Sắp mổ một sống một chết mà chưa gặp được con. Bất đỗi đã nằm liệt giường, đến sách còn không được đọc.

Dọc đường ra cổng, tình cờ tôi gặp bác sĩ. Tôi hỏi thăm về bệnh trạng chị Tư Hậu. Người thầy thuốc già thọc sâu tay vào túi áo "bờ-lui", đoạn rút tay ra nhấc cặp kính xuống, nhìn tôi suốt lượt. Tôi biết rằng ông không còn lạ gì tôi nữa, nhưng đó là cái tật của ông. Nhìn tôi xong, ông rút khăn vừa lau kính, vừa nói:

- Chúng tôi đã xét kỹ. Nhất thiết là phải mổ rồi. Nhưng trường hợp này, nói riêng với anh, rất gay go đấy. Hạch lao đã phát triển từ lâu. Do cơ thể gian khổ nhiều, mất sức nhiều, bị nhiễm trùng sớm. Trong y học, khoa giải phẫu cũng thường gặp nó. Nhưng có trường hợp nặng, trường hợp nhẹ. Đây là một trường hợp nặng. Mổ được hạch lao, lưỡi dao phải tránh nhiều tĩnh mạch và động mạch. Vô ý trệch giao một tí thôi, là nguy ngay.

Nói tới đây ông ngừng lại, nhìn tôi và hỏi:

- Anh là thế nào, ở cùng quê với chị ấy à?

Tôi gật đầu. Ông ta cũng gật đầu tự trỏ vào người:

- Anh lo lắm phỏng. Lo là phải. Nhưng tôi còn lo hơn anh nhiều. Tuần lễ nay, tôi để tâm nghiên cứu vị trí chính xác của hạch lao. Ngoài ra còn phải nghiên cứu tài liệu, tham khảo ý kiến các bác sĩ bạn Liên Xô, Hung...

Rồi ông lẩm bẩm một mình:

- Đối với chị ấy, tôi biết... Chị ta là một phụ nữ đặc biệt. Một nữ cán bộ, một người mẹ. Cán bộ ra cán bộ, người mẹ ra người mẹ... ở Nam Bộ các anh, còn nhiều chị cán bộ như thế lắm phải không?

Tôi nói:

- Rất nhiều người tương tự như vậy.

- Tôi là người ngoài mà, nhưng tôi có vào Nam Bộ ít lâu. Thành thật mà nói, tôi thú nơi các anh lắm. Đất đai phì nhiêu, cái đó đã đành. Nhưng con người... con người thì dễ chịu lắm.

- Dễ chịu à?

- Phải, rất dễ chịu, phóng khoáng, rộng rãi và thật lòng. Bụng dạ nghĩ sao là cứ nói thế. Tôi không có nịnh các anh đâu, nhưng thật thế. ở trong bệnh viện này, tôi biết lắm... Có lần một anh Nam Bộ nói thẳng là ghét tôi, bảo là tôi cứ gặp anh ta nhìn chằm chặp, coi anh ta như là gián điệp ở đâu lọt vào bệnh viện. ấy, thế đấy... nhờ đó mình thấy ra ngay, về sau anh ta lại rất thân với tôi...

Nghe bác sĩ thổ lộ, tôi hơi bối rối. Cuối cùng ông vỗ vỗ vào vai tôi:

- Anh cứ yên trí, không sao đâu.

- Tôi tin ở các đồng chí.

- Anh vẫn vào thăm chị ấy thường chứ?

- Vâng.

- Thế hôm mổ anh có đến được không?

Tôi nói:

- Thế nào tôi cũng đến.

- Được rồi. Giờ tôi bận đi thăm bệnh, thôi chào anh.

- Chào đồng chí.

Bác sĩ già hấp tấp đi. Tôi nhìn theo khổ người gầy gầy của ông. Không phải riêng gì tôi, đúng là ông ta cũng đã thấu hiểu đời chị Tư Hậu. Điều đó khiến cho tôi càng vững tâm hơn. Rõ ràng là ông ta đang chuẩn bị, tận tâm để cứu lấy một người đàn bà dũng cảm của quê hương tôi. Tôi thầm chúc cho ông ta thành công, hết lòng mong mỏi ông ta cứu được chị, để mang đến hạnh phúc chứ không đem lại đau thương cho các con chị.

Tôi về đến nhà trời đã sẩm tối. Tôi ngồi lại bàn đem sấp bản thảo ghi chép chuyện chị Hậu ra đọc từng đoạn một. Đọc lại xong rồi, tôi cứ ngồi suy nghĩ miên man. Xem đồng hồ đã thấy mười một giờ. Tôi đứng dậy đến bên cửa sổ. Tôi nghĩ đến một cái tên cho truyện. Nhưng nghĩ mãi mà vẫn chưa chọn được một cái tên nào cho dứt khoát. Tôi thấy mình như đang đứng trước một màn kịch sắp kết thúc. Chừng kết thúc, mới rõ được tính chất mà đặt tên được. Nhan đề của truyện có thể mang ý nghĩa đau thương, cũng có thể nói lên những niềm vui lớn. Ngoài kia, đêm khuya dần. Phố phường đã bắt đầu trở về yên tĩnh. Tôi nhìn xuyên qua đêm, trong đầu vụt mường tượng ra một cảnh bão biển. Bên dưới sóng cả gào thét. ở trên quả biển bay lượn từng bầy chực cắp lấy mấy con gà con trên bãi mà ăn thịt. Biển lặng rồi, gà con lớn lên và gà mẹ bị trọng thương...

Trong đêm khuya tôi hình dung ra thế. Nghĩ rằng cảnh sống côi cút của mẹ con chị Tư Hậu trước kia cũng không khác gì thế. Bây giờ, bóng đêm bao bọc quanh tôi càng lắng sâu xuống. Trong bóng tối ấy, nồng lên cái oi ả của thời tiết trời sang hạ.



Buổi sáng ngày Chị Hậu mổ, tôi đến bệnh viện. Một chị hộ lý cản tôi trước phòng mổ không cho tôi vào. Kinh nghiệm tôi biết là năn nỉ cũng vô ích. Tôi bèn hỏi dò chị ta:

- Chị Hậu đã mổ chưa, và ra thế nào rồi, cho tôi biết với!

Chị hộ lý chớp mắt, nói khẽ vào tai tôi:

- Chưa mổ, nhưng sắp sửa. Tôi cũng chưa biết ra sao cả. Có lẽ là vừa chụp thuốc mê xong. Anh tới sớm thế. Không được vào đâu!

Tim tôi đập mạnh. Nỗi lo lắng kéo tới quấy động trong đầu tôi. Qua khung cửa chớp của phòng mổ, tôi chợt nhìn thấy dạng những chiếc áo "bờ-lui" trắng thấp thoáng qua lại. Và cái sống áo của một nào giống như bác sĩ, cúi xuống rất lâu không động đậy.

Chị hộ lý tựa lưng vào tay thang gác, nhìn tôi hỏi:

- Anh lo lắm phải không? Tôi không đáp. Chị ta tiếp lời:

- Không phải chỉ có một mình anh lo. Tôi cũng lo lắng cho chị ấy còn hơn anh lo. Nhưng nỗi lo lắng của tôi và anh vẫn còn thua bác sĩ. Mấy đêm trước, anh biết không, ông ta đều thức đến một hai giờ để theo dõi bệnh tình của chị Hậu. Hồi hôm thì ông ta đi ngủ sớm để bữa nay làm việc... Tôi thì tôi tin. Còn anh, anh cũng phải tin là...

- Tin sao?

- Tin là chị ấy sẽ sống. Ba giờ nữa anh đến đây, mọi việc rồi sẽ rõ hết!

Tôi im lặng và chào chị ta.

Ra khỏi cổng, tôi rảo bước trên đường phố, đầu óc cứ bị nỗi lo lắng quấy nhiễu. Một cuộc đấu tranh giữa sinh mệnh và cái chết, giữa hy vọng với đau thương giờ đây đang diễn ra trong gian buồng mổ bệnh viện. Nếu người chị đồng hương của tôi có mệnh hệ nào thì các con chị sắp về chuyến nghỉ hè tới thật là không may mắn. Hai đứa trẻ xinh xắn kia sẽ trở nên đáng tội nghiệp nhất trong đời. Còn như Dũng, người đồng chí thân thiết đã nhóm lại hạnh phúc tuổi xuân cho chị, hiện ở nước bạn xa xôi, lúc nào cũng nghĩ đến chị, nếu mà nhận được tin ấy, anh sẽ đau đớn là dường nào. Bản thân tôi, người đồng hương đã hiểu rõ cảnh tình và đời sống của chị, chắc cũng không tránh sao được nỗi đau đớn sẽ giày xéo tâm can.

Phố xá trước mặt, người và xe cộ đi trên đường không ngớt rộn rịp. Tôi không chú ý gì đến. Cảnh vật ấy hôm nay đối với tôi, dường như đang ở giữa lằn ranh giới của hai ý nghĩa. Một là nó sẽ càng rộn rịp tươi vui hơn, hoặc rồi tôi sẽ thấy nó ảm đạm. Song sau đó hình ảnh lúi húi tận tình của bác sĩ và những nhân viên phục vụ ở cửa kính phòng mổ lại hiện ra. Tôi gìn giữ lấy hình ảnh đó mà tin, mà hy vọng... Tôi bước đi từ hè phố này sang hè phố khác. Cứ thế mà đi mãi, lẩn quẩn loanh quanh. Khi còi hụ lên, bụng đã thấy đói, nhưng nghĩ đến về tới nhà thì ngại. Liền tạt vào vườn hoa nhà hát, đến ngồi bên một ghế đá. Những chiếc ghế đá ban trưa rất vắng người. ở gần cuối vườn hoa, sau đám cúc tím, độc nhất chỉ có một cặp tình nhân đang trò chuyện thủ thỉ. Giữa ban trưa giờ nghỉ thế này, thật chỉ có thể còn những đôi lứa yêu đương và người có tâm trạng lo lắng chờ đợi như tôi là lưu lại. Bầu trời âm âm u u... Hè rồi, mà khí tượng bấy giờ xem chẳng có gì là hè cả. Tôi ngồi một lúc lại nhìn đồng hồ. Còn tới hai mươi phút nữa, nhưng tôi đứng dậy đi trở lại bệnh viện.

Một chị khác đã thay chị hộ lý ban nãy, đứng trước phòng mổ. Tôi tiến đến trước chị ta nói:

- Xin cho tôi vào thăm người bệnh đang mổ, tôi là thân nhân...

Chị hộ lý nhìn tôi suốt lượt và lắc đầu. Trời, trông chị ta khó tính làm sao. Đã không cho vào mà cũng không nói với tôi một lời. Không kể thế nào, tôi dẫm chân lên bậc thang, tỏ vẻ như bất cần cái lắc đầu của chị ta. Chị liền chụp lấy tôi. Hai bàn tay béo nung núc của chị ta bơi bơi trước mắt tôi:

- Cái đồng chí này, ai cho phép đồng chí vào.

Ngừng một chút, vả lại, thấy tôi có vẻ thành khẩn nhận lỗi, chị dịu giọng:

- Mổ rồi. Chị ấy đang mê man. Chưa biết ra sao. Hai tiếng đồng hồ qua bác sĩ cũng chưa cho tôi vào đâu. Đồng chí đừng nóng, đợi một tí nữa thôi!

Tôi bóp chặt hai bàn tay, tim đập gấp. Rồi liền quày quả trở ra, quên cả chào chị hộ lý. Tôi không đủ cam đảm đứng ở đấy lâu nữa, chỉ sợ cái tin cuộc mổ kết thúc thất bại từ trong phòng mổ bất thần xổ ra đâm thẳng vào tim mình. Ra khỏi cổng tôi đi một mạch về nhà. Khi về đến nhà tôi chưa kịp lên thang gác thì gặp bà cụ già nấu cơm giữ tôi lại:

- Anh đi đâu mà không về ăn cơm. Tôi dọn cho anh ăn nhé.

Tôi nói:

- Thôi cụ ạ, cháu không ăn đâu.

Nói xong tôi lại trở ra, đi như chạy đến bệnh viện.

Lần này khi tới đến nơi, trước phòng mổ không còn chị hộ lý nữa. Cánh cửa phòng mổ mở hoác. Trong phòng vắng ngắt chẳng có ai. Chiếc bàn mổ bằng đá trắng trơi trọi, lấp loáng nước. Tôi lặng người giây lâu. Cố lấy lại bình tĩnh tôi chạy đi tìm chị hộ lý thường trực. Tìm mãi mà không gặp chị ta. Không luận thế nào, tôi thẳng tới phòng bác sĩ. Nghe tiếng gõ cửa, bên trong một tiếng vọng ra:

- Cứ vào!

Tôi đẩy cửa. Trong phòng, bác sĩ già thoáng thấy tôi liền nở một nụ cười. Ông ngồi im lặng, tay không rời chiếc thìa quấy cốc cà phê nóng khói. Tôi nhìn bấy nhiêu cử chỉ đó của ông, mắt lóe lên vì sung sướng. Bác sĩ chưa nói nhưng tôi đoán ra được rồi. Bác sĩ đứng dậy nắm lấy tay tôi. Tôi miết chặt mấy ngón tay đó, cố sao cho nước mắt khỏi ứa ra. Bác sĩ nói một câu rất gọn: "Giờ thì chúng ta có thể yên tâm lắm rồi!". Giọng nói của ông lộ rõ xúc động và sung sướng. Tôi muốn vụt ôm lấy khổ người cao gầy của ông mà nói mấy lời cảm tạ. Bàn tay của bác sĩ vẫn nắm chặt lấy tay tôi. Cái nắm tay của chúng tôi như biểu hiện sự khánh chúc thắng lợi. Phải rồi, hai bàn tay chúng tôi đang siết chặt nhau đó chính đang nói lên cái thắng lợi của sự hàn gắn những mất mát và đau thương. Trong hòa bình ngày nay, cuộc giao tranh với cái chết do chiến tranh để lại đã chiến thắng.

Bấy giờ giữa cơn cảm xúc của tôi, thình lình truyện đời cũ của chị Tư Hậu vụt hiện ra. Tai tôi hình như nghe thấy có tiếng sóng vỗ dìu dịu, xa xôi... Tự nhiên tôi nghĩ tới những cái gì rất đẹp đẽ đang chờ đợi người chị đồng hương của tôi. Mối tình giữa Dũng và chị rồi sẽ ra sao. Hai đứa cháu sắp về nghỉ hè sẽ gặp gỡ chị rồi mẹ con sẽ sung sướng như thế nào... Cuộc sống chân chính và có ý nghĩa của chị rồi đây sẽ cứ tiếp tục.

Nắng trưa trong bệnh viện vẫn chói chang. Cởi mở và nồng nhiệt, nắng trang trải tắm đều mọi vật. Từ con đường nhỏ rải sỏi cho đến các ghế đá. Vàng như mật, nắng tráng chảy trên cửa kính. ánh nắng đem theo niềm vui rộn rã của một ngày sang hạ tỏa rực cả lòng tôi.

Hà Nội, mùa đông 1957
Một chuyện chép ở bệnh viện
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10