watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Một chuyện chép ở bệnh viện-Chương 7 - tác giả Anh Đức Anh Đức

Anh Đức

Chương 7

Tác giả: Anh Đức

... Đêm đó, là một đêm tháng tư mờ trời. tôi cõng con trai một tuổi, tay dắt con gái lên bốn, băng đồng. Gần một năm trời tôi mới thực hiện được ý định ấy, sau bao nhiêu sự cấu xé giằng co trong lòng. Xa các con là xa nguồn an ủi lớn nhất đối với tôi. Nhưng không có cách nào nữa - khi bản thân tôi đã thấu hiểu ý nghĩa về những lời nói của chị Ba Dương, thấu hiểu nguyên nhân những đau đớn mà đám phụ nữ chúng tôi phải chịu. Tôi cần có mặt trong trường hợp sinh đẻ của bất cứ người mẹ nào, nhất thiết phải nhóm lên trong những gian nhà tôi đã sinh đỡ, những tấm lòng bền chặt với kháng chiến, những ngọn lửa sau này có thể xua đuổi bóng thù địch từ các lô-cốt tỏa xuống xóm làng.
Vì tôi muốn như vậy, nên tôi đem gởi các con tôi. Mẹ con tôi ăn cơm từ sớm và chập choạng tối thì từ giã cái nhà bãi Sao. Lưng cõng con, tay dắt con, tôi đi băng qua những cánh đồng dâu Hiệp Hưng. Không còn bao xa nữa thì đến nhà thím nông dân đón nuôi con tôi. Xa xa phía đồng dâu mông quạnh đã thấy có ánh đèn le lói.
Cái nhà ở giữa đồng, vắng vẻ trơ vơ. Mặt ngoài là bãi biển. Hai bên và mé trong hậu toàn là ruộng dâu, rẫy bí. Những con chồn đen ban đêm mò đi ăn, chạy nghe sột soạt. Con Ngọc Thủy bíu lấy tay tôi. Tôi chỉ ánh đèn bảo nó:
- Thủy, tới nhà bác Ba rồi kìa!
Con bé lấy làm thích lắm. Nó đã tới đây vài bận với tôi, những lần đi thăm con thím ba Tuất ốm. Về sau đứa con thím Ba chết, thím buồn bã khóc lóc mấy ngày trời. Lần nào tôi dắt con Thủy vào, thím cưng nó như vàng, thím dắt nó ra rẫy hái bí, hái dưa, làm bánh nấu chè cho nó ăn. Thành thử nó cứ nhắc thím với tôi mãi. Khi đến nơi, chính nó vùng khỏi tay tôi chạy lại đập cửa mà kêu. Thím Ba vội xô cửa ra. Thím ôm con Thủy, hỏi:
- Con ăn cơm rồi chưa?
- Dạ con ăn cơm rồi.
- Đợi mãi, tưởng mẹ con bây không lên chớ.
Thím Ba vừa nói vừa quàng một cánh tay bế luôn cả thằng Nhã tôi, mỗi bên một đứa, cứ thế mà nói chuyện với chúng không ngớt. Con Ngọc Thủy thì hớn hở lên, lúc nào cũng lẩn quẩn bên thím. Về khuya, thằng Nhã đã ngủ, nhưng con Ngọc Thủy vẫn ngồi bên tôi và thím Ba. Do đó, tôi thật khó mà nói chuyện về chúng nó với thím Ba. Tôi bảo con Thủy:
- Đi ngủ con!
- Thủy không buồn ngủ.
- Đi ngủ rồi sáng bác Ba cho đi rẫy.
Khi cả hai đứa đều ngủ cả, tôi nói với thím Ba Tuất:
- Thím Ba à, giờ tôi phải đi đây.
- Đi đâu, ở ngủ rồi mai hẵng đi.
Tôi lắc đầu: - Đêm nay tôi phải đi Hiệp Lộ có công chuyện.
Tôi nói xong ngồi thừ ra đó. Sắp sửa tới giờ tạm biệt hai con, lòng tôi bùi ngùi vô hạn. Bắt đầu từ đêm nay tôi sẽ xa chúng nó, và những ngày tới đầy nguy hiểm, gian khổ, đang chờ đợi tôi. Trong những ngày ấy tôi sẽ không còn các con bên cạnh để âu yếm thương yêu chúng nó nữa. Gởi con cho thím Tuất, tôi yên lòng, nhưng vẫn có cái gì bắt tôi cứ áy náy, lo lắng. Tôi móc túi lấy món tiền trăm bạc xanh dành dụm được bấy lâu đưa cho thím Ba và nói:
- Nói thiệt với thím, nhà cửa của tôi bị tụi nó phá phách, gạo lúa cũng không còn...
Thấy cảnh tôi bồng bế con cái tới, thím Ba đã xót lòng, giờ thấy tôi đưa tiền nói thế, thím khóc. Tôi lại nói:
- Tôi còn có một trăm, thím cầm lấy. Nhờ thím trông nom các cháu thay tôi, còn tôi, tôi phải đi công tác.
Thím Ba chùi nước mắt, cầm tiền nhét trả lại túi tôi, nghiêm giọng nói:
- Cô Tư cất đem theo mà xài, tôi không có lấy đâu.
- Thím không nhận thì tôi không dám nhờ thím đâu.
- Tôi đủ sức nuôi các cháu. Cô coi tôi là người thế nào mà cô nói vậy. Tôi không nuôi mướn, tôi làm việc chung, việc của cô tôi làm không được thì tôi nuôi mấy cháu thay cô, đó là phận sự của tôi.
Tôi nghe thím Tuất nói, nghẹn ngào ôm chầm lấy thím. Hai thím cháu chúng tôi cùng thông cảm, ôm nhau với cả chân tình. Lát sau tôi buông thím ra, buộc lại khăn cổ, khoác bọc quần áo lên vai định đi. Nhưng lúc ấy chừng như có sức mạnh gì níu kéo tôi lại. Tôi đặt bọc áo quần xuống, nhè nhẹ bước trở vào buồng. Hai con tôi đang yên giấc. ánh đèn mờ chiếu vẻ mặt thơ ngây của hai đứa. Tôi đứng ngây ngất nhìn chúng nó rất lâu. Rồi nghĩ tới lúc sáng sớm mai dậy, các con nó không thấy mình, tôi xót cả lòng. Lần cuối cùng, tôi lặng lẽ cúi xuống hôn hai đứa, rồi mới trở ra.
Thím Ba Tuất cầm hộ bọc quần áo, đưa chân tôi qua một thửa ruộng dâu.
Ra đến nhà anh Mười, tôi đã gặp anh Dũng chờ tôi ở đấy. Thấy vắng mặt anh Trương, tôi hỏi:
- Anh Trương đâu rồi anh?
- Đi bố trí rồi. Còn tôi ở nhà đợi chị nãy giờ đây.
- Tôi phải đưa mấy cháu đi thành ra hơi trễ.
Dũng xem đồng hồ tay và nói:
- Không, mới mười rưỡi. Sao, hai cháu mạnh không chị?
- Nó vẫn mạnh. Con Ngọc Thủy biết coi chừng em rồi.
- Tôi nhớ nó quá. Nói hồi Tết về thăm nó mà về không được. Tôi cúi đầu không đáp, đưa bọc quần áo cho anh Mười cất dùm rồi cùng đi với anh Dũng. Chúng tôi đến nhà chị Tám vợ lính. Khi chúng tôi đến ấp ngoài đã gặp chị Mười đón ở đầu Cầu Sắt. Gặp nhau, chúng tôi trở về nhà chị. Chị Tám, tức là vợ Tám Tân, người lính đã gặp tôi một lần ở bãi Sao. Nhà chị Tám ở cách Cầu Sắt non trăm thước. Sau khi tôi căn dặn chị lần chót, chị liền ra đi. Còn chị Mười thì bế con chị Tám đi ngõ tắt về trước trong ấp trong.
Anh Dũng, anh Trương dắt tiểu đội du kích ra đầu cầu. Tôi cũng cùng theo. Trời tối đen như mực. Đứng ở đầu cầu nhìn vào quán Tư Bửu thấy rõ cả. Đèn măng-xông thắp sáng. Trong buồng bọn lính đánh "dì dách" rì rầm to nhỏ, ăn thua nhau quyết liệt. Tiếng cái vừa tiền, tiếng mụ Tư Bửu lấy xâu cũng nghe rõ. Bọn Tư Bửu từ lâu coi vùng Cầu Sắt này như vùng tự do của chúng. Một bên là bót Long Hưng, một bên là lô-cốt, chúng nó cứ tha hồ lui tới quán uống rượu, chơi gái, đánh bài. Mụ vợ Tư Bửu dung chứa hết, lấy tiền mối, ăn xâu. Đôi khi Tư Bửu tới, muốn ngủ với mụ, nhưng nhằm lúc mụ bận lo toan, mụ tìm cho Tư Bửu một con điếm hạng khá. Thế là hai đứa đều được việc.
Đêm nay, sòng bài rất đông tay con. Tư Bửu có mặt từ đầu hôm, đóng vai thủ cái. Mụ Tư vừa lấy xâu vừa làm hổ cho chồng.
Anh lính Tân, người lính có vợ được tôi sinh cho, đêm nay cũng có mặt trong sòng bài. Chính anh ta làm nội ứng đêm nay. Giác ngộ được anh Tám Tân, tôi đã mất một thời kỳ lui tới khá lâu. Vợ anh - chị Tám là người cương quyết nhất trong việc thúc giục chồng rời bót mà đi. Bấy lâu nay, sau khi gây được một số cơ sở nội ứng ở các bốt, chúng tôi gặp khó khăn - không rõ vì sao vừa rồi - Tư Bửu đều đổi số lính đó đi. Tôi bực quá. Song tôi gắng sức theo dõi điều tra nơi đến mới của số lính ấy. Vất vả lắm mới biết được chớ không phải dễ đâu. Sau khi biết chính xác rồi, tôi báo cáo về huyện. Huyện báo cáo lên Tỉnh. Tỉnh ủy liền mật thị cho những địa phương ấy bắt liên lạc với số lính tốt đó. Như vậy tác dụng của cơ sở nội ứng vẫn không mất mát đi đâu. Trừ phi các địa phương chưa phát triển phong trào. Nhưng mà, anh nghĩ lúc đó thì ở trong mình, vùng nào lại không làm ngụy địch vận kia chớ... Còn nói về số lính mới tới, tuy bắt đầu được ta vận động tuyên truyền, nhưng chưa thấm, kế đó Tư Bửu tuyên bố với chúng nó: "Việt Minh chỉ có cái miệng tài. Tôi mà còn ở đây, các anh đừng có lo. Các anh cứ ngồi trong lô-cốt, tới tháng tôi phát lương cho xài".
Thực ra, sở dĩ có đội võ trang tổ chức nội ứng hôm nay không phải vì lời nói của Tư Bửu. Nếu anh đã từng qua công tác đó, chắc anh cũng hiểu. Đội công tác võ trang không thể chỉ có bắc loa thét vào bót mà còn phải có sức mạnh gây hiệu lực cho tiếng loa ấy...
Chị Tư Hậu nói cách linh lợi. Tôi thấy gương mặt chị hơi khác trước, và đôi mắt sáng ánh dữ dội. Tôi đang nghe chị giảng một lý luận. Cái lý luận rút trong thực tế, do lòng căm thù sinh ra. Chính trong trường hợp ấy, làm tôi mới hiểu sâu sắc, căm thù là ngọn lửa nóng bốc dậy mãnh liệt hơn mọi ngọn lửa thường. Và cũng chính lúc ấy tôi mới thật rõ vì sao chị Tư Hậu dám đem hai con mình gởi đi, dám tạm rời nguồn an ủi yêu thương nhất của mình... Tôi nói với chị:
Chị hãy kể tiếp cho tôi nghe câu chuyện xảy ra đêm đó đi!
Chị Tư Hậu gật đầu và nói:
- Chị Tám rời chúng tôi đi sang quán gọi chồng. Tám Tân thấy vợ tới thì biết rồi. Anh nói với sòng bài:
- Con nhỏ tôi nóng đầu, tôi xin nghỉ chơi.
Mụ Tư Bửu tiếc mất tay chơi, nài nỉ:
- Thì có gì đâu, con nó nóng sơ sơ mà về gì... ở chơi hồi nữa đi. Anh Tám Tân nói về một chút rồi sẽ lại liền, đoạn bỏ sòng bài bước ra. Anh nháy mắt ra hiệu cho hai người lính cùng bọn, rồi lấy cây súng khoác lên vai đi. Bọn lính còn lại bảy đứa cộng với chồng Tư Bửu là chín, tiếp tục sát phạt nhau. Bên ngoài anh Dũng ra lệnh anh em du kích xông vào bao kín ngôi quán. Tám Tân dắt ba du kích trở lại chĩa súng vào sòng bài. Tư Bửu vùng chạy. Nhưng hắn đã bị một anh lính túm lại. Cả bọn trở tay không kịp, đều bị bắt sống. Tốp du kích lùa chúng qua đầu cầu. Tôi nhập vào cùng đi. Con mụ Tư Bửu đi một chập thì dừng lại không chịu đi. Du kích dí súng vào lưng mụ, mụ cũng không nhúc nhích. Nó khôn lắm, biết là bọn chúng tôi còn ở trong vùng cốt, không dám nổ súng. Anh em du kích lôi cái thân béo mập của mụ lên. Kéo được mụ ta qua khỏi ngõ rẽ, mụ lại nằm rị xuống, cất tiếng rống như heo, ai nấy đều lo. Chợt tôi thấy anh Dũng đi lui lại bàn nhỏ với đồng chí Trương. Sau đó Dũng bước tới chỗ mụ ta nằm, rút súng lục kề vào đầu mụ. Và tôi chỉ kịp nghe một tiếng chát. Rồi thân hình của con mụ chỉ điểm không động đậy nữa.
Lần đó tên Tư Bửu biến sắc khi gặp mặt tôi. Lúc du kích đem hắn về tới ấp trong, tôi định bụng đến trước mặt hắn kể tội hắn và xem hắn có nhận ra tôi không như câu hắn đã hỏi tôi ba năm trước. Nhưng đến khi tôi sắp vào nhà giam hắn, bỗng nhiên tôi lại do dự không muốn vào. Gian nhà không đến nỗi tồi lắm. Hắn vẫn có thể nhìn ra tôi. Khi thoạt trông thấy tôi, cặp mắt hắn vụt nhìn xuống. Còn tôi, bao nhiêu lời định kể tội hắn cũng vụt biến đi cả. Tôi nhìn thẳng vào mặt hắn một chập, thế rồi đi ra ngoài. Hai tay tôi ôm lấy mặt bước đi từng bước. Dũng nhìn thấy hỏi:
- Chị Hậu khóc à? Sao vậy?
- Không, tôi có khóc hồi nào đâu.
Sự thực thì tôi đã khóc. Tuyện không phải là vì tôi sợ hắn. Hắn đã không còn đáng sợ nữa. Song le tôi sợ cái bộ mặt của hắn. Cái bộ mặt khả ố khiến tôi không chịu nổi và bỗng chốc gợi lại chuyện đau đớn cũ. Tôi bảo anh Dũng:
- Anh Dũng à, như vậy là xong, chiều tôi về đồng dâu.
Anh Dũng nhìn tôi bảo:
- Có thể đợi tôi cùng đi với!
- Anh cũng về à!
- Tôi lên huyện, định tối ngủ lại ở bãi.
Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo:
- Đợi anh có lâu không?
- Bố trí công việc sâm sẩm tối thì đi!
Tôi có vẻ ngần ngại: - Tối quá... tôi muốn về sớm gấp coi mấy cháu thế nào. Dũng bấy giờ cũng không nài ép. Anh bảo rằng nếu thế thì tôi cứ về trước. Nói xong anh quay đi. Tôi thì tôi vẫn còn đứng ở đấy. Tôi tần ngần hối hận ngay sau những câu tôi vừa nói. Cái gìn giữ ý tứ của tôi nó bộc lộ ra rõ quá, đến đỗi Dũng nhận thấy được. Và ăn cơm xong rồi tôi cũng chưa đi. Lát sau Dũng trở về. Thấy tôi vẫn còn đó, anh lộ vẻ ngạc nhiên:
- Chị Hậu chưa đi sao?
- Lỡ cỡ rồi, đợi anh cùng đi luôn thể!
Chúng tôi từ giã anh Mười. Chúng tôi ra khỏi Hiệp Lộ. Vầng trăng đã lấp ló treo trên đầu các ngọn sao. ánh trăng chiếu vô vòm lá, khiến lá sao lấp loáng như có thoa mỡ. Rặng sao hứng lấy ánh trăng, chỉ buông rơi xuống mặt đường sỏi vắng vẻ những đốm sáng lỗ chỗ. Lúa tháng mười ở bên đường thoảng ngát mùi thơm ngọt của sữa gạo mới đọng lại trong vỏ hạt. Chúng tôi lặng lẽ đi bên nhau. Vẫn chưa ai nói chuyện với ai một câu nào. Kể ra cái chuyến đi trên xe ngựa từ năm trước có lẽ giữa tôi với anh ấy còn được tự nhiên hơn nhiều. Chưa quen biết mà lại dễ nói. Chừng hơi quen hơi thân rồi sao lại khó nói. Người cán bộ trẻ đã làm tôi hơi khó chịu khi mới gặp, lâu nay anh ta thật là người đáng sợ đối với tôi. Cái bóng dáng của anh cứ xen vào cuộc đời tôi, muốn tháo gỡ mà tháo gỡ không xong, đành cứ để nó xen vào. Đôi lúc cảm thấy được an ủi, cảm thấy bớt trống trải. Song lẽ một chốc chi đó tôi lại đâm lo ngại rồi.
- Chị Hậu à, gởi hai cháu đi, chị có nhớ chúng nó nhiều không?
Đang im lặng, chợt Dũng hỏi tôi, tôi thẫn thờ đáp:
- Tôi cắn rứt quá. Không biết có thể quen dần được không, chớ như thế này... chắc là chịu không nổi.
Dũng yên lặng nhìn vào mắt tôi. Lâu sau, anh hất mớ tóc ngược ra sau nói:
- Nói là xa mấy cháu, nhưng chị có xa gì cho lắm, vẫn có thể gặp luôn. Ví dụ như chốc nữa thì gặp rồi. Chỉ có như tôi, không biết chừng nào tôi mới gặp con gái nhỏ tôi. Có lẽ là ngày kháng chiến thắng lợi.
Tôi hỏi, mặc dù đã biết chuyện riêng của Dũng do anh Trương kể lại:
- Dạo trước anh Dũng có nói là cháu nhỏ ở với bác, còn chị mất. Tại sao vậy.
Dũng nghe hỏi, anh lặng thinh lùi lũi đi tới. Dáng điệu Dũng trông hơi ảo não. Tiếng chân anh dẫm sỏi rào rạo, nghe khô và lạnh. Hồi sau Dũng nói với tôi:
- Vợ tôi mất thật là đau đớn...
- Sao vậy anh? Chị đã mất lâu chưa? Bệnh gì?
- Không...
Kế đó Dũng thở ra một cái. Anh nói, giọng như lắng xuống:
- Kể cũng hơi dài dòng. Năm 49 tôi bị địch bắt ở địch hậu Vĩnh Châu. Dạo đó tôi cũng hoạt động như thế này. Gián điệp nó chỉ điểm thế nào mà bọn giặc nó sục đúng ngay hầm tôi. Trong hầm gồm có ba người, tôi và hai anh nữa. Chúng nó chất rơm đốt. Khói luồn vào hầm làm chúng tôi ngột không thể tả. Hầm bí mật ở Vĩnh Châu đều có ngách trổ ra đồng cả. Nhưng tại ngách đó cũng bị chúng nó chặn. Liệu ở lâu dưới hầm chắc là phải chết ngạt. Tôi mới quyết định lên cái ngách giữa đồng. Có chết thì cũng chết sao cho đáng. Tôi dọn đường bằng một loạt lựu đạn, rồi cầm súng lục nhảy lên. Anh em cứ thế lên theo. Chúng nó sáu thằng toàn Tây trắng bu lại. Tôi bắt chết ngay hai thằng. Nhưng chúng nó bắn lại chết ngay một anh. Tôi vừa kịp nhìn thấy thế, thì sau gáy đau nhói một cái. Mắt tôi đổ lửa, chân quỵ xuống...
Kể đến đó, Dũng ngừng nói, chắp hai tay ra sau lưng:
- Ngã xuống tôi ngất đi. Lúc sực tỉnh, thấy mình đã nằm trên xe "gíp". Tôi mới biết là mình chưa chết, nhưng hai tay thì bị sợi dây dù trói chặt... Tôi nghĩ phải chi lúc đó đạn chui tọt vô óc, thế mà yên... Đi tù, tôi cũng quen dần với cảnh tù tội, tra tấn. Nhưng mới vào tù là tôi đã nuôi cái ý chỉ muốn thoát ra. Cuối cùng thì thoát ra được thật. Thành thử ở tù chỉ có một năm. Một năm thôi mà thấy dài ghê quá, bị đánh đập nhiều phen, ăn uống còn thua thú vật. Vậy nhưng vẫn chịu nổi để mà trốn ra được. Trốn ra được rồi, tôi định bụng trước khi trở lại công tác, thế nào cũng phải về thăm vợ con một chuyến. Trước khi bị bắt, vì bận bịu công tác nên chưa về nhà lần nào... Vợ tôi, anh Trương biết, không đẹp nhưng coi được. Có duyên nhứt là cái răng hơi khểnh một chút, với lại tính tình hiền hậu quá. Còn con gái nhỏ tôi, sanh nó hồi tôi còn làm thợ ở Ba Son, dễ thương biết chừng nào.. nhưng việc đời xảy ra lại ngược với mong muốn của mình, tôi về tới An Thới, quê vợ tôi, thì vợ tôi đã chết trước đó một tháng. Một viên đạn đại bác chín mươi của đồn An Thới đã giết vợ tôi trong lúc vợ tôi chạy đi bế con bé xuống hầm. May mà mảnh đạn nó không trúng con tôi... Bà con đùm bọc nuôi con tôi một tháng trời, ở từ nhà này sang nhà khác...
Dũng nói tới đấy lại nín lặng. Chúng tôi đã đi vượt khỏi đoạn đường sỏi ra tới bãi cát. Dũng bước chậm chậm, lắng nghe tiếng sóng cuộn dồn một chốc rồi kể tiếp:
- Tôi ở lại hai đêm với con tôi. Sau đó tôi nhắn má tôi ở ngoài thành vào. Tôi gởi con cho má tôi và ra đi ngay. Lòng tôi nặng nề như có dằn đá. Thời hạn đi phép của tôi chưa hết nhưng không thể nấn ná lại một ngày nào nữa. Tốt hơn hết là đi. Ra đi, tôi nghĩ tội nghiệp cho con tôi với má tôi. Con nhỏ còn bé quá... Mà sau chuyến ấy tai con bé nó nghe không rõ nữa chị à. Chưa điếc, nhưng nó chỉ nghe tiếng được tiếng không. Thế mới khổ chứ. Còn má tôi... bà già quá, trước đã phải oằn lưng xuống lo nuôi các anh em tôi, giờ vẫn phải đi may vá mướn nuôi con tôi...
Nghe Dũng nói, trong đầu tôi cứ nghĩ: Trời, như vậy thì có phải riêng gì tôi đâu. Trên khắp các ngõ đường, chiến tranh cứ đào thành những hào hố thê thảm. Bao giờ thì những hào hố ấy được lấp bằng như cũ. Tôi nghĩ tới đứa con bé của anh Dũng. Đứa bé sớm mang tật nguyền và mất mẹ, vắng cha. Từ lâu, qua những chuỗi ngày dài, em chỉ sống với bà... Tôi đưa mắt nhìn Dũng, thấy vẻ mặt hơi ảo não một chút thôi. Dũng bấy giờ không nói thêm tiếng nào nữa. Anh lần lần trong túi áo tìm cái ống vố nhồi thuốc vào, rồi anh ngồi thụp xuống bật lửa đốt. Nhưng gió quá đốt mấy lần không cháy. Tôi tháo khăn cầm chắn gió cho anh, chừng ấy cối thuốc mới cháy. Dũng hít mấy hơi, cối thuốc đỏ rực lên, khói bay tản ra sau. Đêm càng khuya, trăng càng chiếu sáng xuống bãi. Sóng biển nghe ồ ạt, gần kề. Dưới ánh trăng, những đợt sóng ngoài xa nhảy cỡn lên, tóe màu xanh lam biếc. Sau khi hút mấy hơi thuốc rồi, Dũng khoan thai bước. Tôi yên lặng nhìn anh. Lòng tôi chợt tràn ngập một thứ cảm giác nửa như tội nghiệp nửa như khâm phục. Bất chợt tôi nghĩ đến một sự bù đắp nào đó. Nhưng vừa nghĩ tới đấy, tôi vội xua đi. Không, không lý nào... Tôi gạt qua mọi ý nghĩ và hấp tấp đi vượt lên. Ngoài khơi xa hòn Con Nghê đêm trăng trong hiện lên rõ quá. Dũng thấy tôi bỗng đi nhanh thì hơi ngạc nhiên nhìn tôi. Anh vẫn chậm rãi bước. Tôi đi gấp mấy cũng không lướt qua được cái bóng của Dũng đang in dài trên cát. Cho tới khi về tới nhà thím Ba Tuất, tôi mới bình tĩnh trở lại. Thím Ba Tuất sau khi sửa soạn chỗ ngủ cho Dũng, đã đi ngủ. Chỉ còn có tôi là thức. Tôi ngồi xuống giường, nơi hai con tôi đang yên giấc. Con Ngọc Thủy với em nó, hai đứa nằm cuộn trong chăn, ló đầu ra ngoài. Đôi mắt chúng nó nhắm cách êm ái, nhịp thở đều đều, tôi hấp tấp cúi hôn chùn chụt vào má hai đứa, rồi lòn tay qua, kéo cả hai sát vào lòng. Hai chị em nằm gọn trong cánh tay tôi, vẫn không hay biết. Chốc sau thấy con Thủy liếm môi chút chút. Tôi muốn bật cười. Tật con gái tôi khi ngủ hay thế... Mới có đi mấy bữa, nay trở về, tôi thấy như xa các con tôi hàng tháng. Nhất là tâm trạng tôi vừa qua một diễn biến mới, có quan hệ tới số phận mẹ con tôi. Tôi lăn xả vào ôm ấp các con, tin là hai chị em nó có thể giữ gìn cho tôi bảo vệ sự trong sáng cho tâm hồn tôi. Ngọn đèn treo trên vách hết dầu, phụt sáng rồi tắt. Gian buồng tuy thế cũng không tối, nhờ ánh trăng chiết lọt vào. Ngoài tấm phản trước, Dũng trở mình, ván phản bật kêu rin rít. Tôi lắng nghe biết Dũng hãy còn thức. Sực nghĩ tới câu chuyện trên đường về, lâu lắm tôi mới chợp mắt được.



... Đêm đó, là một đêm tháng tư mờ trời. tôi cõng con trai một tuổi, tay dắt con gái lên bốn, băng đồng. Gần một năm trời tôi mới thực hiện được ý định ấy, sau bao nhiêu sự cấu xé giằng co trong lòng. Xa các con là xa nguồn an ủi lớn nhất đối với tôi. Nhưng không có cách nào nữa - khi bản thân tôi đã thấu hiểu ý nghĩa về những lời nói của chị Ba Dương, thấu hiểu nguyên nhân những đau đớn mà đám phụ nữ chúng tôi phải chịu. Tôi cần có mặt trong trường hợp sinh đẻ của bất cứ người mẹ nào, nhất thiết phải nhóm lên trong những gian nhà tôi đã sinh đỡ, những tấm lòng bền chặt với kháng chiến, những ngọn lửa sau này có thể xua đuổi bóng thù địch từ các lô-cốt tỏa xuống xóm làng.

Vì tôi muốn như vậy, nên tôi đem gởi các con tôi. Mẹ con tôi ăn cơm từ sớm và chập choạng tối thì từ giã cái nhà bãi Sao. Lưng cõng con, tay dắt con, tôi đi băng qua những cánh đồng dâu Hiệp Hưng. Không còn bao xa nữa thì đến nhà thím nông dân đón nuôi con tôi. Xa xa phía đồng dâu mông quạnh đã thấy có ánh đèn le lói.

Cái nhà ở giữa đồng, vắng vẻ trơ vơ. Mặt ngoài là bãi biển. Hai bên và mé trong hậu toàn là ruộng dâu, rẫy bí. Những con chồn đen ban đêm mò đi ăn, chạy nghe sột soạt. Con Ngọc Thủy bíu lấy tay tôi. Tôi chỉ ánh đèn bảo nó:

- Thủy, tới nhà bác Ba rồi kìa!

Con bé lấy làm thích lắm. Nó đã tới đây vài bận với tôi, những lần đi thăm con thím ba Tuất ốm. Về sau đứa con thím Ba chết, thím buồn bã khóc lóc mấy ngày trời. Lần nào tôi dắt con Thủy vào, thím cưng nó như vàng, thím dắt nó ra rẫy hái bí, hái dưa, làm bánh nấu chè cho nó ăn. Thành thử nó cứ nhắc thím với tôi mãi. Khi đến nơi, chính nó vùng khỏi tay tôi chạy lại đập cửa mà kêu. Thím Ba vội xô cửa ra. Thím ôm con Thủy, hỏi:

- Con ăn cơm rồi chưa?

- Dạ con ăn cơm rồi.

- Đợi mãi, tưởng mẹ con bây không lên chớ.

Thím Ba vừa nói vừa quàng một cánh tay bế luôn cả thằng Nhã tôi, mỗi bên một đứa, cứ thế mà nói chuyện với chúng không ngớt. Con Ngọc Thủy thì hớn hở lên, lúc nào cũng lẩn quẩn bên thím. Về khuya, thằng Nhã đã ngủ, nhưng con Ngọc Thủy vẫn ngồi bên tôi và thím Ba. Do đó, tôi thật khó mà nói chuyện về chúng nó với thím Ba. Tôi bảo con Thủy:

- Đi ngủ con!

- Thủy không buồn ngủ.

- Đi ngủ rồi sáng bác Ba cho đi rẫy.

Khi cả hai đứa đều ngủ cả, tôi nói với thím Ba Tuất:

- Thím Ba à, giờ tôi phải đi đây.

- Đi đâu, ở ngủ rồi mai hẵng đi.

Tôi lắc đầu: - Đêm nay tôi phải đi Hiệp Lộ có công chuyện.

Tôi nói xong ngồi thừ ra đó. Sắp sửa tới giờ tạm biệt hai con, lòng tôi bùi ngùi vô hạn. Bắt đầu từ đêm nay tôi sẽ xa chúng nó, và những ngày tới đầy nguy hiểm, gian khổ, đang chờ đợi tôi. Trong những ngày ấy tôi sẽ không còn các con bên cạnh để âu yếm thương yêu chúng nó nữa. Gởi con cho thím Tuất, tôi yên lòng, nhưng vẫn có cái gì bắt tôi cứ áy náy, lo lắng. Tôi móc túi lấy món tiền trăm bạc xanh dành dụm được bấy lâu đưa cho thím Ba và nói:

- Nói thiệt với thím, nhà cửa của tôi bị tụi nó phá phách, gạo lúa cũng không còn...

Thấy cảnh tôi bồng bế con cái tới, thím Ba đã xót lòng, giờ thấy tôi đưa tiền nói thế, thím khóc. Tôi lại nói:

- Tôi còn có một trăm, thím cầm lấy. Nhờ thím trông nom các cháu thay tôi, còn tôi, tôi phải đi công tác.

Thím Ba chùi nước mắt, cầm tiền nhét trả lại túi tôi, nghiêm giọng nói:

- Cô Tư cất đem theo mà xài, tôi không có lấy đâu.

- Thím không nhận thì tôi không dám nhờ thím đâu.

- Tôi đủ sức nuôi các cháu. Cô coi tôi là người thế nào mà cô nói vậy. Tôi không nuôi mướn, tôi làm việc chung, việc của cô tôi làm không được thì tôi nuôi mấy cháu thay cô, đó là phận sự của tôi.

Tôi nghe thím Tuất nói, nghẹn ngào ôm chầm lấy thím. Hai thím cháu chúng tôi cùng thông cảm, ôm nhau với cả chân tình. Lát sau tôi buông thím ra, buộc lại khăn cổ, khoác bọc quần áo lên vai định đi. Nhưng lúc ấy chừng như có sức mạnh gì níu kéo tôi lại. Tôi đặt bọc áo quần xuống, nhè nhẹ bước trở vào buồng. Hai con tôi đang yên giấc. ánh đèn mờ chiếu vẻ mặt thơ ngây của hai đứa. Tôi đứng ngây ngất nhìn chúng nó rất lâu. Rồi nghĩ tới lúc sáng sớm mai dậy, các con nó không thấy mình, tôi xót cả lòng. Lần cuối cùng, tôi lặng lẽ cúi xuống hôn hai đứa, rồi mới trở ra.

Thím Ba Tuất cầm hộ bọc quần áo, đưa chân tôi qua một thửa ruộng dâu.

Ra đến nhà anh Mười, tôi đã gặp anh Dũng chờ tôi ở đấy. Thấy vắng mặt anh Trương, tôi hỏi:

- Anh Trương đâu rồi anh?

- Đi bố trí rồi. Còn tôi ở nhà đợi chị nãy giờ đây.

- Tôi phải đưa mấy cháu đi thành ra hơi trễ.

Dũng xem đồng hồ tay và nói:

- Không, mới mười rưỡi. Sao, hai cháu mạnh không chị?

- Nó vẫn mạnh. Con Ngọc Thủy biết coi chừng em rồi.

- Tôi nhớ nó quá. Nói hồi Tết về thăm nó mà về không được. Tôi cúi đầu không đáp, đưa bọc quần áo cho anh Mười cất dùm rồi cùng đi với anh Dũng. Chúng tôi đến nhà chị Tám vợ lính. Khi chúng tôi đến ấp ngoài đã gặp chị Mười đón ở đầu Cầu Sắt. Gặp nhau, chúng tôi trở về nhà chị. Chị Tám, tức là vợ Tám Tân, người lính đã gặp tôi một lần ở bãi Sao. Nhà chị Tám ở cách Cầu Sắt non trăm thước. Sau khi tôi căn dặn chị lần chót, chị liền ra đi. Còn chị Mười thì bế con chị Tám đi ngõ tắt về trước trong ấp trong.

Anh Dũng, anh Trương dắt tiểu đội du kích ra đầu cầu. Tôi cũng cùng theo. Trời tối đen như mực. Đứng ở đầu cầu nhìn vào quán Tư Bửu thấy rõ cả. Đèn măng-xông thắp sáng. Trong buồng bọn lính đánh "dì dách" rì rầm to nhỏ, ăn thua nhau quyết liệt. Tiếng cái vừa tiền, tiếng mụ Tư Bửu lấy xâu cũng nghe rõ. Bọn Tư Bửu từ lâu coi vùng Cầu Sắt này như vùng tự do của chúng. Một bên là bót Long Hưng, một bên là lô-cốt, chúng nó cứ tha hồ lui tới quán uống rượu, chơi gái, đánh bài. Mụ vợ Tư Bửu dung chứa hết, lấy tiền mối, ăn xâu. Đôi khi Tư Bửu tới, muốn ngủ với mụ, nhưng nhằm lúc mụ bận lo toan, mụ tìm cho Tư Bửu một con điếm hạng khá. Thế là hai đứa đều được việc.

Đêm nay, sòng bài rất đông tay con. Tư Bửu có mặt từ đầu hôm, đóng vai thủ cái. Mụ Tư vừa lấy xâu vừa làm hổ cho chồng.

Anh lính Tân, người lính có vợ được tôi sinh cho, đêm nay cũng có mặt trong sòng bài. Chính anh ta làm nội ứng đêm nay. Giác ngộ được anh Tám Tân, tôi đã mất một thời kỳ lui tới khá lâu. Vợ anh - chị Tám là người cương quyết nhất trong việc thúc giục chồng rời bót mà đi. Bấy lâu nay, sau khi gây được một số cơ sở nội ứng ở các bốt, chúng tôi gặp khó khăn - không rõ vì sao vừa rồi - Tư Bửu đều đổi số lính đó đi. Tôi bực quá. Song tôi gắng sức theo dõi điều tra nơi đến mới của số lính ấy. Vất vả lắm mới biết được chớ không phải dễ đâu. Sau khi biết chính xác rồi, tôi báo cáo về huyện. Huyện báo cáo lên Tỉnh. Tỉnh ủy liền mật thị cho những địa phương ấy bắt liên lạc với số lính tốt đó. Như vậy tác dụng của cơ sở nội ứng vẫn không mất mát đi đâu. Trừ phi các địa phương chưa phát triển phong trào. Nhưng mà, anh nghĩ lúc đó thì ở trong mình, vùng nào lại không làm ngụy địch vận kia chớ... Còn nói về số lính mới tới, tuy bắt đầu được ta vận động tuyên truyền, nhưng chưa thấm, kế đó Tư Bửu tuyên bố với chúng nó: "Việt Minh chỉ có cái miệng tài. Tôi mà còn ở đây, các anh đừng có lo. Các anh cứ ngồi trong lô-cốt, tới tháng tôi phát lương cho xài".

Thực ra, sở dĩ có đội võ trang tổ chức nội ứng hôm nay không phải vì lời nói của Tư Bửu. Nếu anh đã từng qua công tác đó, chắc anh cũng hiểu. Đội công tác võ trang không thể chỉ có bắc loa thét vào bót mà còn phải có sức mạnh gây hiệu lực cho tiếng loa ấy...

Chị Tư Hậu nói cách linh lợi. Tôi thấy gương mặt chị hơi khác trước, và đôi mắt sáng ánh dữ dội. Tôi đang nghe chị giảng một lý luận. Cái lý luận rút trong thực tế, do lòng căm thù sinh ra. Chính trong trường hợp ấy, làm tôi mới hiểu sâu sắc, căm thù là ngọn lửa nóng bốc dậy mãnh liệt hơn mọi ngọn lửa thường. Và cũng chính lúc ấy tôi mới thật rõ vì sao chị Tư Hậu dám đem hai con mình gởi đi, dám tạm rời nguồn an ủi yêu thương nhất của mình... Tôi nói với chị:

Chị hãy kể tiếp cho tôi nghe câu chuyện xảy ra đêm đó đi!

Chị Tư Hậu gật đầu và nói:

- Chị Tám rời chúng tôi đi sang quán gọi chồng. Tám Tân thấy vợ tới thì biết rồi. Anh nói với sòng bài:

- Con nhỏ tôi nóng đầu, tôi xin nghỉ chơi.

Mụ Tư Bửu tiếc mất tay chơi, nài nỉ:

- Thì có gì đâu, con nó nóng sơ sơ mà về gì... ở chơi hồi nữa đi. Anh Tám Tân nói về một chút rồi sẽ lại liền, đoạn bỏ sòng bài bước ra. Anh nháy mắt ra hiệu cho hai người lính cùng bọn, rồi lấy cây súng khoác lên vai đi. Bọn lính còn lại bảy đứa cộng với chồng Tư Bửu là chín, tiếp tục sát phạt nhau. Bên ngoài anh Dũng ra lệnh anh em du kích xông vào bao kín ngôi quán. Tám Tân dắt ba du kích trở lại chĩa súng vào sòng bài. Tư Bửu vùng chạy. Nhưng hắn đã bị một anh lính túm lại. Cả bọn trở tay không kịp, đều bị bắt sống. Tốp du kích lùa chúng qua đầu cầu. Tôi nhập vào cùng đi. Con mụ Tư Bửu đi một chập thì dừng lại không chịu đi. Du kích dí súng vào lưng mụ, mụ cũng không nhúc nhích. Nó khôn lắm, biết là bọn chúng tôi còn ở trong vùng cốt, không dám nổ súng. Anh em du kích lôi cái thân béo mập của mụ lên. Kéo được mụ ta qua khỏi ngõ rẽ, mụ lại nằm rị xuống, cất tiếng rống như heo, ai nấy đều lo. Chợt tôi thấy anh Dũng đi lui lại bàn nhỏ với đồng chí Trương. Sau đó Dũng bước tới chỗ mụ ta nằm, rút súng lục kề vào đầu mụ. Và tôi chỉ kịp nghe một tiếng chát. Rồi thân hình của con mụ chỉ điểm không động đậy nữa.

Lần đó tên Tư Bửu biến sắc khi gặp mặt tôi. Lúc du kích đem hắn về tới ấp trong, tôi định bụng đến trước mặt hắn kể tội hắn và xem hắn có nhận ra tôi không như câu hắn đã hỏi tôi ba năm trước. Nhưng đến khi tôi sắp vào nhà giam hắn, bỗng nhiên tôi lại do dự không muốn vào. Gian nhà không đến nỗi tồi lắm. Hắn vẫn có thể nhìn ra tôi. Khi thoạt trông thấy tôi, cặp mắt hắn vụt nhìn xuống. Còn tôi, bao nhiêu lời định kể tội hắn cũng vụt biến đi cả. Tôi nhìn thẳng vào mặt hắn một chập, thế rồi đi ra ngoài. Hai tay tôi ôm lấy mặt bước đi từng bước. Dũng nhìn thấy hỏi:

- Chị Hậu khóc à? Sao vậy?

- Không, tôi có khóc hồi nào đâu.

Sự thực thì tôi đã khóc. Tuyện không phải là vì tôi sợ hắn. Hắn đã không còn đáng sợ nữa. Song le tôi sợ cái bộ mặt của hắn. Cái bộ mặt khả ố khiến tôi không chịu nổi và bỗng chốc gợi lại chuyện đau đớn cũ. Tôi bảo anh Dũng:

- Anh Dũng à, như vậy là xong, chiều tôi về đồng dâu.

Anh Dũng nhìn tôi bảo:

- Có thể đợi tôi cùng đi với!

- Anh cũng về à!

- Tôi lên huyện, định tối ngủ lại ở bãi.

Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo:

- Đợi anh có lâu không?

- Bố trí công việc sâm sẩm tối thì đi!

Tôi có vẻ ngần ngại: - Tối quá... tôi muốn về sớm gấp coi mấy cháu thế nào. Dũng bấy giờ cũng không nài ép. Anh bảo rằng nếu thế thì tôi cứ về trước. Nói xong anh quay đi. Tôi thì tôi vẫn còn đứng ở đấy. Tôi tần ngần hối hận ngay sau những câu tôi vừa nói. Cái gìn giữ ý tứ của tôi nó bộc lộ ra rõ quá, đến đỗi Dũng nhận thấy được. Và ăn cơm xong rồi tôi cũng chưa đi. Lát sau Dũng trở về. Thấy tôi vẫn còn đó, anh lộ vẻ ngạc nhiên:

- Chị Hậu chưa đi sao?

- Lỡ cỡ rồi, đợi anh cùng đi luôn thể!

Chúng tôi từ giã anh Mười. Chúng tôi ra khỏi Hiệp Lộ. Vầng trăng đã lấp ló treo trên đầu các ngọn sao. ánh trăng chiếu vô vòm lá, khiến lá sao lấp loáng như có thoa mỡ. Rặng sao hứng lấy ánh trăng, chỉ buông rơi xuống mặt đường sỏi vắng vẻ những đốm sáng lỗ chỗ. Lúa tháng mười ở bên đường thoảng ngát mùi thơm ngọt của sữa gạo mới đọng lại trong vỏ hạt. Chúng tôi lặng lẽ đi bên nhau. Vẫn chưa ai nói chuyện với ai một câu nào. Kể ra cái chuyến đi trên xe ngựa từ năm trước có lẽ giữa tôi với anh ấy còn được tự nhiên hơn nhiều. Chưa quen biết mà lại dễ nói. Chừng hơi quen hơi thân rồi sao lại khó nói. Người cán bộ trẻ đã làm tôi hơi khó chịu khi mới gặp, lâu nay anh ta thật là người đáng sợ đối với tôi. Cái bóng dáng của anh cứ xen vào cuộc đời tôi, muốn tháo gỡ mà tháo gỡ không xong, đành cứ để nó xen vào. Đôi lúc cảm thấy được an ủi, cảm thấy bớt trống trải. Song lẽ một chốc chi đó tôi lại đâm lo ngại rồi.

- Chị Hậu à, gởi hai cháu đi, chị có nhớ chúng nó nhiều không?

Đang im lặng, chợt Dũng hỏi tôi, tôi thẫn thờ đáp:

- Tôi cắn rứt quá. Không biết có thể quen dần được không, chớ như thế này... chắc là chịu không nổi.

Dũng yên lặng nhìn vào mắt tôi. Lâu sau, anh hất mớ tóc ngược ra sau nói:

- Nói là xa mấy cháu, nhưng chị có xa gì cho lắm, vẫn có thể gặp luôn. Ví dụ như chốc nữa thì gặp rồi. Chỉ có như tôi, không biết chừng nào tôi mới gặp con gái nhỏ tôi. Có lẽ là ngày kháng chiến thắng lợi.

Tôi hỏi, mặc dù đã biết chuyện riêng của Dũng do anh Trương kể lại:

- Dạo trước anh Dũng có nói là cháu nhỏ ở với bác, còn chị mất. Tại sao vậy.

Dũng nghe hỏi, anh lặng thinh lùi lũi đi tới. Dáng điệu Dũng trông hơi ảo não. Tiếng chân anh dẫm sỏi rào rạo, nghe khô và lạnh. Hồi sau Dũng nói với tôi:

- Vợ tôi mất thật là đau đớn...

- Sao vậy anh? Chị đã mất lâu chưa? Bệnh gì?

- Không...

Kế đó Dũng thở ra một cái. Anh nói, giọng như lắng xuống:

- Kể cũng hơi dài dòng. Năm 49 tôi bị địch bắt ở địch hậu Vĩnh Châu. Dạo đó tôi cũng hoạt động như thế này. Gián điệp nó chỉ điểm thế nào mà bọn giặc nó sục đúng ngay hầm tôi. Trong hầm gồm có ba người, tôi và hai anh nữa. Chúng nó chất rơm đốt. Khói luồn vào hầm làm chúng tôi ngột không thể tả. Hầm bí mật ở Vĩnh Châu đều có ngách trổ ra đồng cả. Nhưng tại ngách đó cũng bị chúng nó chặn. Liệu ở lâu dưới hầm chắc là phải chết ngạt. Tôi mới quyết định lên cái ngách giữa đồng. Có chết thì cũng chết sao cho đáng. Tôi dọn đường bằng một loạt lựu đạn, rồi cầm súng lục nhảy lên. Anh em cứ thế lên theo. Chúng nó sáu thằng toàn Tây trắng bu lại. Tôi bắt chết ngay hai thằng. Nhưng chúng nó bắn lại chết ngay một anh. Tôi vừa kịp nhìn thấy thế, thì sau gáy đau nhói một cái. Mắt tôi đổ lửa, chân quỵ xuống...

Kể đến đó, Dũng ngừng nói, chắp hai tay ra sau lưng:

- Ngã xuống tôi ngất đi. Lúc sực tỉnh, thấy mình đã nằm trên xe "gíp". Tôi mới biết là mình chưa chết, nhưng hai tay thì bị sợi dây dù trói chặt... Tôi nghĩ phải chi lúc đó đạn chui tọt vô óc, thế mà yên... Đi tù, tôi cũng quen dần với cảnh tù tội, tra tấn. Nhưng mới vào tù là tôi đã nuôi cái ý chỉ muốn thoát ra. Cuối cùng thì thoát ra được thật. Thành thử ở tù chỉ có một năm. Một năm thôi mà thấy dài ghê quá, bị đánh đập nhiều phen, ăn uống còn thua thú vật. Vậy nhưng vẫn chịu nổi để mà trốn ra được. Trốn ra được rồi, tôi định bụng trước khi trở lại công tác, thế nào cũng phải về thăm vợ con một chuyến. Trước khi bị bắt, vì bận bịu công tác nên chưa về nhà lần nào... Vợ tôi, anh Trương biết, không đẹp nhưng coi được. Có duyên nhứt là cái răng hơi khểnh một chút, với lại tính tình hiền hậu quá. Còn con gái nhỏ tôi, sanh nó hồi tôi còn làm thợ ở Ba Son, dễ thương biết chừng nào.. nhưng việc đời xảy ra lại ngược với mong muốn của mình, tôi về tới An Thới, quê vợ tôi, thì vợ tôi đã chết trước đó một tháng. Một viên đạn đại bác chín mươi của đồn An Thới đã giết vợ tôi trong lúc vợ tôi chạy đi bế con bé xuống hầm. May mà mảnh đạn nó không trúng con tôi... Bà con đùm bọc nuôi con tôi một tháng trời, ở từ nhà này sang nhà khác...

Dũng nói tới đấy lại nín lặng. Chúng tôi đã đi vượt khỏi đoạn đường sỏi ra tới bãi cát. Dũng bước chậm chậm, lắng nghe tiếng sóng cuộn dồn một chốc rồi kể tiếp:

- Tôi ở lại hai đêm với con tôi. Sau đó tôi nhắn má tôi ở ngoài thành vào. Tôi gởi con cho má tôi và ra đi ngay. Lòng tôi nặng nề như có dằn đá. Thời hạn đi phép của tôi chưa hết nhưng không thể nấn ná lại một ngày nào nữa. Tốt hơn hết là đi. Ra đi, tôi nghĩ tội nghiệp cho con tôi với má tôi. Con nhỏ còn bé quá... Mà sau chuyến ấy tai con bé nó nghe không rõ nữa chị à. Chưa điếc, nhưng nó chỉ nghe tiếng được tiếng không. Thế mới khổ chứ. Còn má tôi... bà già quá, trước đã phải oằn lưng xuống lo nuôi các anh em tôi, giờ vẫn phải đi may vá mướn nuôi con tôi...

Nghe Dũng nói, trong đầu tôi cứ nghĩ: Trời, như vậy thì có phải riêng gì tôi đâu. Trên khắp các ngõ đường, chiến tranh cứ đào thành những hào hố thê thảm. Bao giờ thì những hào hố ấy được lấp bằng như cũ. Tôi nghĩ tới đứa con bé của anh Dũng. Đứa bé sớm mang tật nguyền và mất mẹ, vắng cha. Từ lâu, qua những chuỗi ngày dài, em chỉ sống với bà... Tôi đưa mắt nhìn Dũng, thấy vẻ mặt hơi ảo não một chút thôi. Dũng bấy giờ không nói thêm tiếng nào nữa. Anh lần lần trong túi áo tìm cái ống vố nhồi thuốc vào, rồi anh ngồi thụp xuống bật lửa đốt. Nhưng gió quá đốt mấy lần không cháy. Tôi tháo khăn cầm chắn gió cho anh, chừng ấy cối thuốc mới cháy. Dũng hít mấy hơi, cối thuốc đỏ rực lên, khói bay tản ra sau. Đêm càng khuya, trăng càng chiếu sáng xuống bãi. Sóng biển nghe ồ ạt, gần kề. Dưới ánh trăng, những đợt sóng ngoài xa nhảy cỡn lên, tóe màu xanh lam biếc. Sau khi hút mấy hơi thuốc rồi, Dũng khoan thai bước. Tôi yên lặng nhìn anh. Lòng tôi chợt tràn ngập một thứ cảm giác nửa như tội nghiệp nửa như khâm phục. Bất chợt tôi nghĩ đến một sự bù đắp nào đó. Nhưng vừa nghĩ tới đấy, tôi vội xua đi. Không, không lý nào... Tôi gạt qua mọi ý nghĩ và hấp tấp đi vượt lên. Ngoài khơi xa hòn Con Nghê đêm trăng trong hiện lên rõ quá. Dũng thấy tôi bỗng đi nhanh thì hơi ngạc nhiên nhìn tôi. Anh vẫn chậm rãi bước. Tôi đi gấp mấy cũng không lướt qua được cái bóng của Dũng đang in dài trên cát. Cho tới khi về tới nhà thím Ba Tuất, tôi mới bình tĩnh trở lại. Thím Ba Tuất sau khi sửa soạn chỗ ngủ cho Dũng, đã đi ngủ. Chỉ còn có tôi là thức. Tôi ngồi xuống giường, nơi hai con tôi đang yên giấc. Con Ngọc Thủy với em nó, hai đứa nằm cuộn trong chăn, ló đầu ra ngoài. Đôi mắt chúng nó nhắm cách êm ái, nhịp thở đều đều, tôi hấp tấp cúi hôn chùn chụt vào má hai đứa, rồi lòn tay qua, kéo cả hai sát vào lòng. Hai chị em nằm gọn trong cánh tay tôi, vẫn không hay biết. Chốc sau thấy con Thủy liếm môi chút chút. Tôi muốn bật cười. Tật con gái tôi khi ngủ hay thế... Mới có đi mấy bữa, nay trở về, tôi thấy như xa các con tôi hàng tháng. Nhất là tâm trạng tôi vừa qua một diễn biến mới, có quan hệ tới số phận mẹ con tôi. Tôi lăn xả vào ôm ấp các con, tin là hai chị em nó có thể giữ gìn cho tôi bảo vệ sự trong sáng cho tâm hồn tôi. Ngọn đèn treo trên vách hết dầu, phụt sáng rồi tắt. Gian buồng tuy thế cũng không tối, nhờ ánh trăng chiết lọt vào. Ngoài tấm phản trước, Dũng trở mình, ván phản bật kêu rin rít. Tôi lắng nghe biết Dũng hãy còn thức. Sực nghĩ tới câu chuyện trên đường về, lâu lắm tôi mới chợp mắt được.
Một chuyện chép ở bệnh viện
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10