watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Một chuyện chép ở bệnh viện-Chương 5 - tác giả Anh Đức Anh Đức

Anh Đức

Chương 5

Tác giả: Anh Đức

... Những ngày sau đó, lòng tôi không đến nỗi nặng nề sầu thảm như trước. Tôi thấy người hơi khỏe khoắn lại và lòng được vui lên một chút, khi tôi nghĩ đến cái đêm mưa trước, công việc tôi đã làm tại ngôi nhà nhỏ của người đánh xe ở Hiệp Mỹ.
Sau chuyến ấy tôi có trở lại nhiều lần. Đó là tôi bắt đầu thực hiện lời hứa của tôi với chị Ba. Tôi đến nhà vợ chồng anh Mười với cái ý định bấy giờ đã nung nấu trong đời tôi. Làm thế nào cho anh Mười chị Mười, cũng như tôi, hiểu được rằng một con người bị áp bức đánh đá mà cứ lặng lẽ cam chịu không chống cự lại thì con người ấy là dại. Bản thân tôi trước đã từng cam chịu đau đớn, nay cũng chưa phải là hiểu thấu mọi lẽ đâu. Nhưng khi tôi chớm hiểu, thì một sức mạnh trong người tôi trỗi dậy lấn át cả mọi đau thương.
Mặc dù đối với gia đình người đánh xe nghèo ấy, tôi có nhiều thuận lợi để ăn nói. Thuận lợi căn bản nhất là tình cảm của họ đối với tôi, sự hàm ơn của họ đối với tôi. Nhưng việc đời không phải dễ dàng đâu anh ạ. Khi tôi trở lại nhà anh Mười, việc đầu tiên là tôi tiếp tục chăm sóc cho vợ con anh ta. Chị Mười vốn là một người đàn bà làm lụng có sức khỏe, nên sau khi đẻ khổ đẻ sở như vậy, chị cũng không hề hấn gì. Ngày thứ tư chị đã trở dậy đi cho heo ăn, đi tắm ngựa. Chỉ có khổ thân cho đứa con chị. Ngay từ lúc chưa sinh, gót chân của tên Tô-ma đã thúc vào bụng mẹ em đã khiến em đau đớn. Lúc lọt lòng mẹ, em lại bị vất vả lăn lóc suốt ba tiếng đồng hồ. Cho nên những ngày sau đó em cứ khóc, và trong giấc ngủ hơi thở em cứ khọt khẹt không đều. Tôi cố coi sóc em bé, cố gìn giữ sao cho em qua khỏi những ngày đầu tiên gian khó nhất của đời em. Nhiều đêm tôi thức suốt từ đầu hôm cho đến sáng, cứ bế em trên tay mà đi đi lại lại ru cho em ngủ. Có đêm khi em ngớt khóc, giữa canh khuya, tôi vừa đặt em lên giường xong, rồi mệt quá tôi gục xuống góc giường ngủ thiếp đi. Chị Mười phải nâng tôi dậy, bế bổng tôi lên giường như bế một đứa trẻ.
Việc làm đó của tôi đã có ý định hẳn hoi và có coi công việc giúp đỡ ấy như là một phương tiện không. Nếu gọi đó là một phương tiện làm lợi cho công tác, tôi thấy cũng đúng thôi. Nhưng nếu ai bảo đó là thủ đoạn thì hoàn toàn không đúng. Là vì lúc ấy giữa mục đích công tác với lương tâm, hai cái ấy như hòa lẫn với nhau vậy anh ạ. Tôi ở nhà anh Mười lần đó độ một tuần lễ thì đã trở thành như người nhà. Hai vợ chồng cưng tôi hết sức là cưng. Có chuyện gì cũng hỏi tôi. Có miếng ngon nào cũng dành cho tôi. Thế là tôi bắt đầu lấy chuyện bệnh tình của con anh, khêu gợi những uất ức của anh trong đời sống cơ cực trước kia và hiện nay. Rồi tôi nói về kháng chiến, về ý nghĩa của việc cần đặt mầm mống cho cuộc đấu tranh ở vùng địch hậu như Hiệp Mỹ. Tất nhiên là tôi không nói được đầy đủ. Vì lúc đó tôi có giỏi giang gì lắm đâu. Đại để tôi nói là bà con mình ở đây không thể sống im lìm như thế này được, tới lúc phải ăn thua với mấy cái bót tại đây rồi. Anh Mười thì nghe ra. Cuối cùng tôi bảo anh:
- Sẽ có mấy đồng chí cán bộ về. Anh Mười có thể để các đồng chí ở nhà được không?
Anh đáp:
- Sao lại không được.
Tôi nói:
- Các đồng chí ấy là những cán bộ đầu tiên về Hiệp Mỹ để giúp bà con xây dựng phong trào. Tôi thấy không có chỗ nào ở tiện bằng đây. Tôi tin anh chị có thể giúp cho các đồng chí đó.
- Mấy anh em về thím?
- Có hai anh.
- Được.
Tôi hỏi:
- Nhưng rồi anh Mười sẽ giữ gìn anh em như thế nào, để họ ở đâu?
- Thím không lo. Tôi sẽ đào lại cái hầm kín trong nhà. Ban ngày anh em có thể ở tạm trong buồng. Có chuyện gì thì anh em xuống hầm. Còn ban đêm anh em chịu khó ngủ ở dưới thì chắc hơn.
Tôi đòi anh Mười dắt tôi xem lại hầm. Anh Mười dắt tôi vào buồng, rinh cái lu to trong góc buồng sang một bên. Cửa hầm lộ ra. Nhưng đó là một cái hầm kiểu cũ chứ không được bố trí ngách ngõ như kiểu hầm "rễ đước" ở bãi chúng tôi. ở Hiệp Mỹ lâu nay hầm bí mật chỉ để trốn tạm khi giặc nó lùng bắt cu ly, bắt lính. Coi xong, tôi nói:
- Không được đâu, cái hầm này không được đâu.
Và trọn ba ngày sau đó, tôi ở lại chỉ vẽ, cùng anh Mười đào lại hầm.
Chị Mười thấy thế lấy làm lo sợ. Tuy không nói ngay, nhưng tối đến chị cứ lẩn quẩn bên tôi mà hỏi. Tôi bảo chị:
- Chị Mười không ngại. Miễn hết sức cẩn thận là được.
Tôi nói tiếp:
- Chị Mười có muốn không bao giờ có thằng Tô-ma ở đây nữa không. Chị Mười có muốn cho cảnh con cái mình khỏi đau lên đau xuống vì tụi nó nữa không?
Chị nghe tôi nói lặng yên không trả lời gì tôi cả, nhưng tỏ vẻ rất suy nghĩ. Thật là không dễ đâu. Tấm lòng của một con người trước nay quen chịu nhẫn nhục, giờ muốn đốt cho nóng cháy lên thật khó như là nhóm lửa trong mưa sa, gió táp. Vậy đấy, anh à. Thế mà về sau, chính người đàn bà nông dân ấy lắm khi làm tôi phải khóc lên vì sự giúp đỡ tận tình của chị đối với chúng tôi...
... Mặt biển sau những ngày giông tố phũ phàng, nay cũng yên tĩnh trở lại. Buổi sáng, mặt trời như tự đáy biển, lần lần nhô lên trên đầu các ngọn sóng. ở biển chúng tôi buổi rạng đông rất đẹp. Bóng tối, theo khoảnh khắc mà nhợt dần, rồi mặt biển hiển hiện, chói lòa. Tôi thấy rất rõ ràng một ngày mới đến với tôi. Như bóng tối kia, nỗi đau lắng dịu xuống, và như ánh sáng, niềm vui mới rạng chiếu trong lòng tôi. Lâu nay trong bổn phận trợ lực cho những người mẹ, những đứa trẻ sơ sinh ra đời, đã có biết bao sung sướng, hạnh phúc đến với tôi như thế. Nhưng niềm sung sướng lúc chưa xảy chuyện khổ nhục và tang chế là niềm sung sướng toàn vẹn. Lần này, trong đau đớn, tôi cố gắng và nó trở lại an ủi tôi. Sau đó, tôi thấy như mình già dặn hơn. Tôi thấy công việc ấy có thể làm dịu cơn đau đi. Hình như nó là cái cánh tay giông giống như cánh tay của chị Ba đưa ra hôm nọ cho tôi bíu lấy lúc tôi rền rĩ "Chị Ba... mẹ con em biết làm sao bây giờ..."
Chính là buổi sáng ấy, chị Ba Dương sắp đến. Chị ấy đã hẹn với tôi như thế. Nghĩ đến chốc nữa gặp chị Ba, tim tôi đập gấp, hồi hộp. Con Thủy của tôi vẫn còn ngủ. Muốn đỡ hồi hộp hơn, tôi tìm một chuyện làm, liền đi thay nước lu tôm mà cha tôi vừa xịp được hồi đêm. Thay nước tôm xong, tôi bắt chục con đem làm. Đang làm tôm thì chị Ba Dương tới. Tôi nói:
- Em trông chị từ nãy giờ.
Vừa nói tôi vừa đưa mắt nhìn ra phía sau lưng chị Ba. Không thấy có ai cả, tôi hỏi:
- Mấy ảnh không tới à?
Chị Ba Dương ngồi xuống bắt một con tôm bẻ càng, khẽ bảo:
- Có, nhưng mấy thằng lính ở Hiệp Lộ đi đâu xuống bãi sớm quá!
- Đâu?
- Nó cà rà ở đằng cuối bãi. Không biết để làm gì. Thành ra chị phải đưa hai ảnh vô nhà chú Chín tránh tạm. Chốc nữa, nó đi rồi, chú Chín Tốt sẽ đưa hai ảnh lại đây.
Chị Ba nói xong cầm dao làm tôm với tôi. Tôi nhìn về cuối bãi rồi nhìn chị. Tôi thấy chị Ba bình tĩnh như không. Hình như cái chuyện như thế chị thường gặp hàng ngày. Tôi vừa lo vừa phục thầm. Quả nhiên một chốc sau chú Chín Tốt đến, theo sau có hai người. Tôi nhìn thoáng qua, mỉm cười. Nếu không biết trước, không thể nhận ra được là hai đồng chí cán bộ. Một người đứng tuổi và một người còn trẻ. Người đứng tuổi mặc áo đen, quần xá xị trắng. Còn anh trẻ vận một cái áo tiều đơm cúc vải cũ rích, nơi miệng có ngậm một cái ống vố bằng sừng. Gói đồ khoác sau lưng họ là chiếc khăn choàng kiểu hai thước buộc túm.
Hai người tiến đến. Chị Ba đưa mắt nhìn tôi, giới thiệu khẽ với họ:
- Đây là cô Hậu...
Hai người chào tôi. Chị Ba cho tôi biết người có tuổi tức là đồng chí Trương. Và chị vỗ vào vai người trẻ tuổi bảo.
- Đồng chí Dũng là đồng chí này!
Anh cán bộ trẻ khoác áo tiều đó so nhẹ vai cười, miệng bập bập cái ống vố. Khi vạt áo tiều anh ta bị gió thổi bay ra sau, cả người anh ta nổi lên cái dáng khỏe, nửa hơi vui tính nửa có phần hơi kiêu. Cha tôi lúc này đã trở dậy. Thấy họ, cha tôi rất vui, lật đật đi nấu nước. Chín Tốt đưa hai anh cán bộ tới đây rồi, mới xấp lưng quay đi được ít bước bỗng day lại hốt hoảng nói:
- Anh em, hai thằng lính nó lên!
Tôi nghe nói cũng hoảng:
- Chị Ba đưa hai anh vô nhà đi. Có gì thì xuống hầm.
- Được rồi, hai đồng chí vào đi. Còn em, Hậu, em bắt tôm ra, chị ngồi làm với em.
Chị Ba nói rồi, nhanh nhẹn xếp đặt ngay.
Lát sau, từ mé bãi, hai tên lính khệnh khạng đi lên. Trông bộ đi của chúng, tôi hơi yên tâm. Chúng nó đi thất thểu, chậm chạp, không có gì tỏ ra đi sục cán bộ cả. Đi ngang trước mặt chúng tôi; chúng nó bước quá luôn. Nhưng bỗng hai đứa thì thầm nói nhỏ gì với nhau rồi quay lại. Chị Ba tay bẻ càng tôm nhưng mắt không rời hai đứa. Chị nói nhỏ: "Em cứ tỉnh, để chị liệu..."
Hai tên lính đi đến trước mặt chúng tôi. Một tên muốn nói điều gì mà như còn ngại ngùng. Sau đó y trỏ vào mớ tôm dưới đất hỏi:
- Hai chị có dư tôm bán để tôi mua.
- Chị em tôi có đủ ăn thôi, không có dư để bán.
- Chị làm phước để lại ít con mà.
Chị Ba Dương hỏi:
- Anh muốn mua bao nhiêu?
- Để cho bao nhiêu cũng được. Nói thiệt, tôi chỉ còn có hai đồng bạc.
Chị Ba Dương ra vẻ ngần ngừ một lát, đoạn bảo tôi:
- Hậu, em lựa để cho hai ảnh một mớ đi em.
Tôi nghe lời chị Ba, bắt trong lu ra mấy con nữa, túm càng buộc chung lại một chùm đáng trên cân đưa cho tên lính. Song lúc đó, bỗng y không cầm lấy. Y đút hai tờ bạc một đồng trở vô cái túi to nơi bẹn quần của y. Chị Ba thấy thế nói:
- Bao nhiêu tôm tính hai đồng, cũng như cho anh phần nữa mà anh còn chê ít sao?
- Không... không phải tôi chê.
Người lính vừa lắp bắp vừa day ngó tôi trân trân. Mãi sau anh ta hỏi tôi:
- Có phải chị là cô mụ Hậu không?
Tôi không rõ tại sao anh ta biết tên tôi. Tôi chưa kịp chối, thì anh ta nói tiếp một mạch:
- Trời ơi... Tôi cảm ơn chị biết chừng nào.
Tôi với chị Ba sững sờ. Kế anh ta lại nhìn tôi, nói giọng xúc động.
- Chị sanh cho vợ tôi chớ gì... chị đừng giấu, tôi mang ơn chị lắm. Đêm đó, tôi tính vô... mà không vô đặng. Trời ơi, thằng nhó tôi tốt đứa lắm. Vợ tôi nó cứ nhắc tên chị hoài... nó biểu có dịp phải đền ơn chị.
Tôi nghe người lính nói, sực nhớ ra cái đêm nhà tôi về, tôi đi đỡ cho chị vợ lính, té ra là vợ người lính này. Bây giờ tôi đỡ lo, mới hỏi anh ta:
- Sao anh biết tôi:
- ấy, thì chị này vừa kêu tên chị, tôi mới biết. Trước vợ tôi nó cũng có nói chị ở bãi Sao.
Dứt lời anh ta bảo nhỏ người lính bạn:
- Thôi, Tám... đừng lấy tôm của mấy chị nữa.
Rồi anh nói với chị Ba và tôi:
- Tôi không lấy tôm đâu, tụi tôi không đủ tiền.
Chị Ba nói:
- Mới có giữa tháng mà mấy anh hết tiền rồi à?
- Hết rồi, vợ tôi nó đã phải đi mót lúa mấy bữa nay.
- Thôi, anh cầm lấy mấy con tôm đi. Chị em tôi không lấy tiền đâu.
Anh lính ngần ngừ không muốn lấy. Thì anh lính kia có ý tiếc, bảo:
- Hai chị cho thì cầm đi, mày!
Tôi đưa mớ tôm cho anh ta. Hai người cám ơn, chào tôi với chị Ba rồi đi.
Đợi họ đi khuất, tôi nói: "Thiệt hú hồn". Chị Ba nhìn theo bóng hai người lính, dường như nghĩ gì lung lắm. Hồi sau chị nói:
- Tụi nó nghèo quá, cùng đường mới đi làm lính làm lính rồi lại còn nghèo hơn. Trừ mấy đứa như thằng Tư Bửu thì không nói, chớ phần đông thì như vậy cả. Chúng nó cũng là con người, biết buồn, biết giận, biết suy nghĩ, biết hàm ơn... Chi bộ xã chủ trương để em đi đỡ đẻ cho vợ nó lần đó thiệt hay lắm. Nó mang ơn em tức là nó mang ơn kháng chiến... em thấy không Hậu?
Tôi lặng yên, chốc sau mới nói:
- Đã đi ngụy mà còn biết động lòng, sao không chịu trốn phứt cho rồi!
- Em tưởng muốn trọn dễ lắm sao, bao nhiêu cái ràng buộc chân cẳng tụi nó. Nhưng nó có trốn được không là do mình. Ngay từ bây giờ trở đi, mình phải thúc giục cho tụi nó trốn. Nghĩa là phải làm cho nó suy nghĩ, đạp bỏ lô-cốt mà đi...
Chị Ba Dương càng nói mắt càng sáng lên. Đối với vấn đề đó, tôi thấy chị ta rất chú ý, hăm hở. Dường như việc gặp gỡ bất ngờ hai người lính vừa rồi, khiến cho ý tưởng của chị càng nung nấu, cả quyết hơn.
Thấy bọn ngụy đã đi, cha tôi từ trong nhà chạy ra:
- Nó đi chưa?
- Đi rồi!
- Nó làm gì mà đứng cà rà lâu dữ, làm tao hết hồn.
- Nó hỏi mua tôm.
Tôi thuật lại cho cha tôi nghe câu chuyện. Cha tôi nói:
- Vậy cho đáng đời theo Tây!
Chị Ba Dương nghe cha tôi nói thế thì mỉm cười không nói sao cả. Cha tôi bảo:
- Tao tưởng thế nào nó cũng vô nhà nên đem hai anh em xuống hầm ngay.
Vừa nói cha tôi vừa đi vào buồng, thò tay vào gầm phản, khỏa lớp cát trên mặt nền nhà và gõ cộp cộp lên tấm ván hầm mấy cái. Hai đồng chí Trương, Dũng đẩy nắp thò đầu lên.
- "Nó đi rồi, lên đồng chí!" Cha tôi nói.
Hai người lên khỏi hầm. Chị Ba Dương cười bảo:
- Mới chân ước chân ráo tới bị dằn mặt rồi nghe.
- Cho quen dần đi.
Anh cán bộ trẻ thản nhiên như không, lặng lẽ đến ngồi bên đống lưới, rút cái ống vố ra nhồi thêm thuốc, đốt hút phì phà như không có xảy ra chuyện gì. Lát sau anh ta hỏi tôi:
- Chừng nào chị Hậu cho chúng tôi lên đường?
Tôi thấy anh ta rất chú ý nhớ tên tôi. Tôi đáp:
- Hai anh nghỉ một chốc rồi ăn cơm. Ăn cơm xong hai anh có thể ngủ một giấc, mới đi.
Đồng chí Trương xoa hai bàn tay:
- ầy, khoái chưa. Hôm qua ước ngủ, nay tha hồ mà ngủ.
Chị Ba Dương bảo:
- Phải rồi, các đồng chí tranh thủ ngủ hôm nay. Từ ngày mai, các đồng chí không còn được ngủ thoải mái nữa đâu.
Anh cán bộ Dũng nhếch miệng cười:
- Đồng chí Ba à, tôi đã từng ở quen trong những miệt đó, ở hàng tháng, ăn ngủ cứ như thường, có gì đâu mà đồng chí dọa chúng tôi thế.
Chị Ba Dương cười không đáp. Hai anh cán bộ nằm ra bộ vạt định ngủ. Nhưng lúc sau không thể ngủ được liền trở dậy uống trà với cha tôi.
Cơm chín, họ cùng cả nhà ăn, xong mới lăn ra ngủ. Cha tôi ra vạt lưới ngoài sân, vừa buộc lại chì lưới vừa gác chừng. Tôi dắt con Thủy ra ngoài hè, mặc thử cho nó chiếc áo mới may. Chị Ba Dương chuẩn bị đi. Trước khi đi, chị đến bên tôi hỏi:
- Sao, bây giờ chị giao hai đồng chí đó cho em, em có run không?
- Không, em không run. - Tôi đáp.
- Một lần nữa, em thấy cơ sở của em có chắc chắn chưa?
Tôi nói:
- Chắc chắn chị à. Em đã nói chuyện kỹ lưỡng với họ, và họ đã chuẩn bị đâu đó hoàn toàn. Chọn cái ấp đó nói chung phức tạp, nhưng có rất nhiều người tốt. Trước nay em vào đó đỡ đẻ, em biết...
Chị Ba Dương nói lại với tôi:
- Có gì cần nói để các đồng chí đó đề phòng trước.
Tôi nói:
- Không có gì lo lắm. Chỉ có nhà tên hương chủ ở cuối ấp, và cái quán rượu ở đầu cầu sắt. Tên hương chủ thì lừng khừng thôi, tụi bót bảo bắt dân nộp heo gà thì y về đốc thúc, bà con cự nự không nộp hoặc nộp ít thì y năn nỉ, năn nỉ không được y cũng thôi, tom góp từng ấy gà heo đem lên bót. Chỉ có cái quán, như em đã nói với chị, con mụ chủ là con vợ ba Tư Bửu, nó làm khó dễ bà con ghê lắm. Nghe đâu nó là chỉ điểm... Mới đây nó nói là không bao lâu nữa, nó sẽ được thăng chức không thua gì chồng nó.
- Con mụ đó chị biết rồi, không sao... Thôi được. Em ráng cẩn thận nghe, bây giờ chị phải đi. Chỉ có điều muốn nhắc lại với em, đây là chuyến đầu tiên mình đưa cán bộ vào Hiệp Mỹ, nhất định phải hoàn thành cho tốt. Chị tin nơi em.
- Em vẫn lo.
- Lo nhưng phải bình tĩnh. Bác Bảy có nói gì không?
- Ba em không nói chi hết.
- Khoảng chừng nào, ngoài đó vô tới?
- Xế chiều thì xe ngựa tới đây!
Chị Ba Dương đi rồi, tôi dặn cha tôi hễ có biến thì cứ rung chì chài lên. Tôi mang chiếc áo mới ra ướm thử cho con. Bé Thủy mặc áo vào, coi mặt nó sáng lên. Nó hỏi:
"- Má... áo má tâu, má có áo mới không... hả... má?"
Tôi vuốt nếp áo cho con thẳng thắn, bảo nó:
- Có, má may cho bé Thủy trước rồi bữa kia bữa kìa má may cho má.
- Nội ơi, nội...
- Đừng có kêu, để nội sửa lưới. Nội sửa lưới rồi nội đi biển đem cá về cho Thủy ăn.
Tôi vừa nói vừa mằn mằn bắp chân nó: - Cá bây to nè, bằng bắp chân của Thủy nè.
"A... á" - Con tôi nó kêu lên vui vẻ rồi ngả chúi đầu vào lòng tôi. Cứ như thế, hai mẹ con tôi thủ thỉ nói chuyện với nhau. Thỉnh thoảng con bé cứ cười rúc rích. Tôi nhẹ tay bụm miệng nó "Để mấy chú ngủ con!" Con Thủy im bặt. Tôi nhìn vào nhà, chợt thấy anh cán bộ trẻ mở mắt ngó đăm đăm ra. Lúc bấy giờ tôi thấy cặp mắt anh nọ khác hẳn ban sáng. ở trong đôi mắt đó, đang ánh lên vẻ tha thiết và hứng thú lây. Sau đó anh không nhìn nữa mà ngó mông ra biển, vẻ mặt trở nên buồn bã, nghĩ ngợi. Khi ấy gương mặt anh mất đi vẻ khinh đời. Hồi sau có lẽ không ngủ được, anh ngồi dậy hút thuốc. Hút thuốc coi mòi chán rồi, anh bước ra ngoài. Tôi rày con:
- Con cứ giỡn hoài, phá mất giấc ngủ của chú rồi!
- Không sao, tôi hết buồn ngủ rồi chị à.
Nói xong anh chìa hai tay về phía bé Thủy. Tôi nhẹ đẩy con ra:
- Con, lại chú bồng!
Con bé liền sang với anh. Anh ôm nó nhè nhẹ đu đưa rồi hôn trên tóc nó. Chốc sau anh trao lại cho tôi nói:
- Tôi cũng có một đứa con như thế này.
- Cháu với chị giờ ở đâu?
Anh ấy lặng thinh, ngồi ghé xuống một góc vạt. Lâu sau anh thở dài nói:
- Nó không còn mẹ nữa. Tôi gởi nó cho má tôi.
Tôi tỏ vẻ ngạc nhiên muốn hỏi. Lần này anh cán bộ im lặng rất lâu, cứ ngồi nhìn xuống đất, hết nhìn xuống đất lại ngó ra mạn khơi. Mãi một lúc sau mới nói:
- Vợ tôi chết rồi.
Anh chỉ trả lời ngắn ngủi như thế rồi lại ngồi im. Tôi nghe nói lòng thấy xót lên, nhưng không dám hỏi tới nữa. Tôi ước chừng là anh đang bị mối khổ tâm nó dày vò. Ngay khi đó nét mặt anh trở lại lạnh lạt như trước. Anh trở vào giường nằm lại, không lâu sau, tôi nghe tiếng ngáy của anh cất lên.
Chiếc xe ngựa từ phía miễu Cá Ông ngày một hiện rõ ra. Tôi đứng đợi sẵn trên bãi tự nãy giờ liền lột khăn vẫy lên. Trong nắng chiều, đôi vành gỗ uốn cong của chiếc xe bóng ngời. Con ngựa ô hắt màu lông đen nháy, khỏe mạnh phóng nước đại, lôi cỗ xe vun vút chạy tới. Xe chạy quá chỗ tôi đứng, anh Mười đánh xe cho đảo lại. Con ngựa sau khi chạy hết một đoạn đường với chiếc xe không, hình như chưa phỉ sức, nện vó độp độp xuống cát mấy cái và nghiến hàm thiếc ken két. Đằng sau lối xe vừa qua, những vết chân ngựa nằm giữa hai lằn dấu của bánh xe, nổi bật lên một đường dài lượn thành hình vòng cung trên gò cát.
Anh Mười Hợi từ trên nhảy xuống, hăm hở hỏi tôi:
- Sao? Anh em tới chưa thím!
- Tới rồi. Tôi với mấy ảnh đợi anh nãy giờ. Anh Mười vô nghỉ uống nước một chốc rồi đi.
Anh Mười vừa theo tôi vào nhà vừa vung roi nói:
- Thím Tư, hồi nãy đi dọc đường, hai thằng lính gác hai lô cốt đầu cầu Cây Sao hỏi tôi đi đâu. Tôi nói vô Bãi Sao rước khách, nó tưởng thiệt. Mà thứ lính tráng gì như chết đói hồi đời nào vậy thím. Thím Tư coi, ở trên lô cốt nó thả dây thòng xuống một cái giỏ, thứ giỏ rộng cá trê, biểu tôi: "- ủng hộ tụi tôi một vài ngân, năm đồng, mười đồng tùy hỉ..." Tôi mới nói: "Rủi quá, tôi không sẵn tiền theo, khi khác tôi sẽ ủng hộ mấy thầy". Bỗng có một thằng từ trên chĩa súng xuống nói nửa giỡn nửa thiệt "Có ủng hộ không thì nói đặng tôi lãy cò!". Làm tôi phải lựa mấy đồng bạc rách bỏ vô giỏ, tụi nó mới cho đi. Thím coi, thấu trời chưa!
Tôi nghe nói thì không nhịn được cười.
Anh Mười Hợi vào nhà. Cha tôi cứ ngó anh ta châm bẩm.
- Hình như tôi có gặp chú này một lần ở đâu...
Anh Mười uống hết chén nước cười nói:
- Ông già quên tôi rồi sao? Đêm đó... cách đây một tháng tôi có tới đây.
- à... à... nhớ rồi, nhớ rồi?
Cha tôi bước tới gần, nói giọng hơi ngượng ngập.
- Đêm đó... chú bỏ quá cho tôi, đừng có giận nghe.
- Tôi còn mang ơn nhà bác nữa, chớ giận gì.
Nói rồi anh Mười Hợi giục đi sớm. Tôi cùng hai đồng chí Trương, Dũng ra xe. Tôi ngoái lại nói với con Thủy:
- Bé Thủy ở nhà với nội nghe?
- Dạ.
Mọi người lên xe. Mười Hợi dặn:
- Đi ngang qua mấy cái lô cốt cứ để tôi nói chuyện với nó.
Ai nấy gật đầu. Anh Mười vung roi. Chiếc xe chở chúng tôi quay lại đường cũ. Trời mát dịu. Xe ngựa quẹo ngang đầu voi. Trong miễu thờ Cá Ông có mấy du kích đang ngồi gác trên bệ đá. Họ giơ cao những chiếc tù và làm bằng những con ốc lớn màu đồng hun mà vẫy chúng tôi. Chiều xuống trên bãi cát mênh mông, vắng lặng. ở tít xa cao, những cái nóc lô cốt đỏ chót trông chỉ bằng ngón chân cái, nhô giữa rặng sao cao vút. Vạn lưới Bãi Sao tụt dần lại, và con đường sỏi độc nhất chạy Hiệp Mỹ trắng xóa đến gần, đến gần... Chốc sau xe đã lên tới đường cái. Bánh xe nghiến sỏi đường rào rạo. Tiếng vó ngựa từ đầu nện lộp bộp xuống cát giờ đổi sang tiếng lốp cốp, lốp cốp... nghe dòn và khô. Anh Mười ngồi phía trước, hai chân chảng hãng đặt trên dạ xe. Anh kẹp roi vào nách, luôn đưa mắt nhìn xa về phía trước. Hôm nay khác hơn những chuyến đưa khách thường, một chấm đen nhỏ hiện rõ ở cuối đường cũng làm anh chú ý. Cũng như tôi, lần đầu anh Mười Hợi nhận nhiệm vụ bí mật đưa cán bộ về. Trông anh có vẻ hồi hộp, nhưng đầy sự hăng hái. Vốn thuộc làu đường đất, biết rõ cách xét hỏi của địch, anh có tự tin và can đảm. Anh đang sung sướng - cái sung sướng của một người đánh xe nghèo ở vùng địch quanh năm bị đè nén, đánh đá, bấy lâu khao khát muốn ra tay.
Tôi ngồi sau, lòng rạo rực. Tôi nhận ra giờ đây tôi không đến nỗi trơ trọi cô đơn. Chung quanh tôi từ ngày này đã bắt đầu có bè bạn, có đồng chí. Cộng thêm nỗi lo lắng đối với công việc đầu tiên, khiến tôi chan hòa một thứ cảm giác hết sức mới mẻ. Tôi đăm đăm nhìn đoạn đường hun hút trước mặt. Sau những ngày mưa, đường sỏi được phẳng phiu rửa sạch. Gió đường mát mẻ lộng vào xe. Sau lưng tôi, hai đồng chí cán bộ mải mê nhìn cảnh vật bên đường, có vẻ như để mường tượng cái chốn họ sắp đến.
- Nghe nói ở Hiệp Mỹ trái cây nhiều lắm phải không chị? Anh Dũng bật người tới hỏi tôi. Tôi đáp: "Dạ, nhiều lắm"! Anh Trương nói:
- Lần này đồng chí Dũng định vào rồi ở luôn đó. Cô Hậu coi ở Hiệp Mỹ có đám nào khá giới thiệu cho đồng chí Dũng một đám.
Tôi nghe nói làm thinh cười. Dũng vẫn để người nhoài tới trước, nói:
- Anh có muốn thì nói với chị ấy đổ cho tôi làm gì. Còn tôi, tôi mà cưới vợ nữa à, cưới làm gì.
Anh nói hấp tấp mấy tiếng sau cùng, rồi giơ tay vuốt ngược mái tóc. Anh Trương hỏi:
- Có thật không, đã cam đoan như thế à?
- Tôi đã cam đoan với tôi.
Anh Trương ngưng nói, không đùa nữa. Câu chuyện đến chỗ ấy là thôi. Tôi nhận thấy tuy câu chuyện chỉ là thế, nhưng hình như nó khiến cho người cán bộ trẻ cũng có thể đau lên được. Nguyên do thế nào tôi chưa rõ, nhưng xuyên qua câu chuyện ban trưa và bây giờ rõ rệt là người cán bộ trẻ tên Dũng đã mang trong người nỗi thương tâm về vợ con, day dứt đêm ngày.
Xe chạy khỏi quãng đường trống, đi vào giữa hai hàng sao cao vút. Trời tối sẫm. Khói đốt đồng và bụi mờ hòa lẫn bay lên như sương. Anh Mười Hợi cho xe dừng lại, thắp đèn treo lên ngang chỗ anh ngồi. Tôi bảo hai người.
- Qua khỏi hàng Sao thì tới lô-cốt thứ nhất.
Xe qua khỏi rặng cây, chúng tôi đã bắt đầu nhìn thấy đèn măng-sông ở lô-cốt cây Sao chiếu sáng. Lát sau, xe chúng tôi đến gần lô-cốt. Anh Mười nói:
- Anh em cứ bình tĩnh như thường. Nó hỏi gì cứ để tôi ứng đối với nó.
Liền đó, trên lô cốt vọng xuống một tiếng hỏi to:
- Xe ngựa của ai đó, phải của Mười Tân không?
Anh Mười nhanh nhảu đáp:
- Dạ, tôi ở bãi Sao về, thầy Năm.
- Chở khách nào đó?
- Dạ, mấy người bộ hiền ở bãi Sao đi thị trấn.
- ở trong bãi ra có thứ gì nhậu được không?
Tôi nghe thế, khẽ bảo anh Mười: - Vốc cho nó một ít tôm khô, tôi có đem đây.
Anh Mười vờ lắp bắp:
- Dạ... Không có gì... có một ít tôm khô, mấy thầy có dùng tôi để lại mấy thầy một ít.
Những tên lính trên lô-cốt reo lên. Một đứa bảo:
- Có tôm khô phải không. Hay lắm. Tôi thả cái bơ lon xuống anh đổ vô cho tụi tôi nghe!
- Dạ!
Kế thấy trên lô-cốt lủng lẳng thòng xuống một cái giỏ. Anh Mười xuống xe, bước lại bợ lấy cái giỏ. Tên ngụy ở trên lại nói:
- Đó, cái bơ đó. Có hai đồng bạc trong giỏ trả tiền tôm nữa đó.
- Dạ, có cái ống bơ mà không thấy hai đồng.
- Chết rồi... thôi, chắc tiền lọt rớt mất rồi.
Anh Mười nói:
- Thôi, tôi ủng hộ mấy thầy, khỏi tiền bạc cũng được mà.
Dứt lời anh Mười cầm lấy cái ống bơ đi lại xe. Tôi vốc tôm khô vào bơ. Đầy bơ rồi, anh Mười đem lại đặt vào giỏ. Tên ngụi tóm dây từ từ kéo cái giỏ lên. Sau khi xem thấy đúng là tôm khô rồi, một thằng trên lô-cốt bảo:
- Thôi, đi đi. Ê. Cảm ơn nghe già Mười!
- Dạ, ơn nghĩa gì, một chút tôm khô có đáng bao nhiêu đâu... Thôi, xin chào thầy Năm, thầy Bảy tôi đi.
- Được rồi, cứ đi đi già Mười!
Anh Mười Hợi trở lại leo lên xe. Anh lập tức vụt roi.
Con ngựa kéo xe phóng nhanh qua bót. Đi một đỗi, tất cả chúng tôi đều cười rộ. Đồng chí Trương cười lâu hơn hết. Anh nói:
- Tôi ở địch hậu đã lâu, mà chưa gặp lính ngụy nào như tụi ở đây. Thiệt lạ đời. Nè, không biết ai dạy tụi nó kiểu đòi tiền mãi lộ kỳ cục vậy kìa!
- Nó truyền bá cho nhau.
- "Cái này nó mới bày ra, không biết học được của bót nào, trước thì xuống chận xin tiền thôi chớ không có lối đó".
Dũng khều vai Mười Hợi:
- Anh Mười, khi nãy nó kêu anh là già Mười anh nghe không?
- Có nghe. ối, có phải thân mật gì với mình đâu. Hễ có ăn thì nó kêu già, kêu bồ. Già Mười, bồ Mười. Bữa nào tôi chạy xe không đặng khá, nó hỏi xin tôi cà nhầy thì nó kêu tôi là thằng ngựa ô. Tụi lính chết bầm hơi đâu mà nói.
Mọi người lại cười phá lên. Không khí trên xe dẫy đầy vui vẻ. Non nửa tiếng đồng hồ sau, xe ngựa tới lô cốt Đầu Cầu. Chuyện qua lô-cốt cũng xảy ra tương tự như thế. Lần này lính trong cốt đánh bài sát phạt nhau ầm ĩ. Khoảng tám giờ tối thì xe về tới Hiệp Mỹ.
Chúng tôi vào nhà anh Mười. Chị Mười Tân gặp tôi thì mừng quýnh. Chị bế con ra khoe với tôi. Thằng bé tuy lúc sanh gay go, nhưng bây giờ rất cứng cáp.
Đêm đó bố trí hai đồng chí Dũng, Trương xong, tôi ngủ lại. Tới khuya tôi thức dậy sửa soạn về. Chị Mười đã thức trước tôi, hì hục nấu cơm sớm cho tôi ăn. Cơm nước xong, tôi dặn anh Mười:
- Anh Mười, giờ tôi giao hai đồng chí đó cho anh. Anh nhớ cẩn thận, mấy ngày đầu đừng để họ đi đâu nghe. Cứ để họ ở dưới hầm. Anh nói chuyện lại cho chị Mười rõ với.
- Tôi đã dặn vợ tôi rồi!
- Thôi, tôi về. Có chuyện gì thì cho tôi hay nghe anh Mười.
- Dạ!
Tôi đội khăn lên đầu định đi. Chợt trong buồng Dũng trở dậy hỏi sẽ:
- Chị Hậu về đó à?
- Dạ, hai anh ở lại mạnh khỏe nghe!
- Chắc chắn là mạnh khỏe rồi. Chị về cho tôi nhắn với bác Bảy, Tết này chúng tôi sẽ về ăn Tết với bác. Tết về chắc bé Thủy lớn dữ rồi. Thôi, chị đi đi kẻo sáng.
Tôi chào Dũng quay ra cửa. Tôi cảm thấy kính mến hai đồng chí công tác. Nơi họ, tôi nhận ra sự quyết tâm, lòng thành thực và cả vết thương đau nhói day dứt tinh thần họ. Chuyến đi đường ngắn ngủi và phút từ giã ngắn ngủi đó làm tôi thấy nao nao.



... Những ngày sau đó, lòng tôi không đến nỗi nặng nề sầu thảm như trước. Tôi thấy người hơi khỏe khoắn lại và lòng được vui lên một chút, khi tôi nghĩ đến cái đêm mưa trước, công việc tôi đã làm tại ngôi nhà nhỏ của người đánh xe ở Hiệp Mỹ.

Sau chuyến ấy tôi có trở lại nhiều lần. Đó là tôi bắt đầu thực hiện lời hứa của tôi với chị Ba. Tôi đến nhà vợ chồng anh Mười với cái ý định bấy giờ đã nung nấu trong đời tôi. Làm thế nào cho anh Mười chị Mười, cũng như tôi, hiểu được rằng một con người bị áp bức đánh đá mà cứ lặng lẽ cam chịu không chống cự lại thì con người ấy là dại. Bản thân tôi trước đã từng cam chịu đau đớn, nay cũng chưa phải là hiểu thấu mọi lẽ đâu. Nhưng khi tôi chớm hiểu, thì một sức mạnh trong người tôi trỗi dậy lấn át cả mọi đau thương.

Mặc dù đối với gia đình người đánh xe nghèo ấy, tôi có nhiều thuận lợi để ăn nói. Thuận lợi căn bản nhất là tình cảm của họ đối với tôi, sự hàm ơn của họ đối với tôi. Nhưng việc đời không phải dễ dàng đâu anh ạ. Khi tôi trở lại nhà anh Mười, việc đầu tiên là tôi tiếp tục chăm sóc cho vợ con anh ta. Chị Mười vốn là một người đàn bà làm lụng có sức khỏe, nên sau khi đẻ khổ đẻ sở như vậy, chị cũng không hề hấn gì. Ngày thứ tư chị đã trở dậy đi cho heo ăn, đi tắm ngựa. Chỉ có khổ thân cho đứa con chị. Ngay từ lúc chưa sinh, gót chân của tên Tô-ma đã thúc vào bụng mẹ em đã khiến em đau đớn. Lúc lọt lòng mẹ, em lại bị vất vả lăn lóc suốt ba tiếng đồng hồ. Cho nên những ngày sau đó em cứ khóc, và trong giấc ngủ hơi thở em cứ khọt khẹt không đều. Tôi cố coi sóc em bé, cố gìn giữ sao cho em qua khỏi những ngày đầu tiên gian khó nhất của đời em. Nhiều đêm tôi thức suốt từ đầu hôm cho đến sáng, cứ bế em trên tay mà đi đi lại lại ru cho em ngủ. Có đêm khi em ngớt khóc, giữa canh khuya, tôi vừa đặt em lên giường xong, rồi mệt quá tôi gục xuống góc giường ngủ thiếp đi. Chị Mười phải nâng tôi dậy, bế bổng tôi lên giường như bế một đứa trẻ.

Việc làm đó của tôi đã có ý định hẳn hoi và có coi công việc giúp đỡ ấy như là một phương tiện không. Nếu gọi đó là một phương tiện làm lợi cho công tác, tôi thấy cũng đúng thôi. Nhưng nếu ai bảo đó là thủ đoạn thì hoàn toàn không đúng. Là vì lúc ấy giữa mục đích công tác với lương tâm, hai cái ấy như hòa lẫn với nhau vậy anh ạ. Tôi ở nhà anh Mười lần đó độ một tuần lễ thì đã trở thành như người nhà. Hai vợ chồng cưng tôi hết sức là cưng. Có chuyện gì cũng hỏi tôi. Có miếng ngon nào cũng dành cho tôi. Thế là tôi bắt đầu lấy chuyện bệnh tình của con anh, khêu gợi những uất ức của anh trong đời sống cơ cực trước kia và hiện nay. Rồi tôi nói về kháng chiến, về ý nghĩa của việc cần đặt mầm mống cho cuộc đấu tranh ở vùng địch hậu như Hiệp Mỹ. Tất nhiên là tôi không nói được đầy đủ. Vì lúc đó tôi có giỏi giang gì lắm đâu. Đại để tôi nói là bà con mình ở đây không thể sống im lìm như thế này được, tới lúc phải ăn thua với mấy cái bót tại đây rồi. Anh Mười thì nghe ra. Cuối cùng tôi bảo anh:

- Sẽ có mấy đồng chí cán bộ về. Anh Mười có thể để các đồng chí ở nhà được không?

Anh đáp:

- Sao lại không được.

Tôi nói:

- Các đồng chí ấy là những cán bộ đầu tiên về Hiệp Mỹ để giúp bà con xây dựng phong trào. Tôi thấy không có chỗ nào ở tiện bằng đây. Tôi tin anh chị có thể giúp cho các đồng chí đó.

- Mấy anh em về thím?

- Có hai anh.

- Được.

Tôi hỏi:

- Nhưng rồi anh Mười sẽ giữ gìn anh em như thế nào, để họ ở đâu?

- Thím không lo. Tôi sẽ đào lại cái hầm kín trong nhà. Ban ngày anh em có thể ở tạm trong buồng. Có chuyện gì thì anh em xuống hầm. Còn ban đêm anh em chịu khó ngủ ở dưới thì chắc hơn.

Tôi đòi anh Mười dắt tôi xem lại hầm. Anh Mười dắt tôi vào buồng, rinh cái lu to trong góc buồng sang một bên. Cửa hầm lộ ra. Nhưng đó là một cái hầm kiểu cũ chứ không được bố trí ngách ngõ như kiểu hầm "rễ đước" ở bãi chúng tôi. ở Hiệp Mỹ lâu nay hầm bí mật chỉ để trốn tạm khi giặc nó lùng bắt cu ly, bắt lính. Coi xong, tôi nói:

- Không được đâu, cái hầm này không được đâu.

Và trọn ba ngày sau đó, tôi ở lại chỉ vẽ, cùng anh Mười đào lại hầm.

Chị Mười thấy thế lấy làm lo sợ. Tuy không nói ngay, nhưng tối đến chị cứ lẩn quẩn bên tôi mà hỏi. Tôi bảo chị:

- Chị Mười không ngại. Miễn hết sức cẩn thận là được.

Tôi nói tiếp:

- Chị Mười có muốn không bao giờ có thằng Tô-ma ở đây nữa không. Chị Mười có muốn cho cảnh con cái mình khỏi đau lên đau xuống vì tụi nó nữa không?

Chị nghe tôi nói lặng yên không trả lời gì tôi cả, nhưng tỏ vẻ rất suy nghĩ. Thật là không dễ đâu. Tấm lòng của một con người trước nay quen chịu nhẫn nhục, giờ muốn đốt cho nóng cháy lên thật khó như là nhóm lửa trong mưa sa, gió táp. Vậy đấy, anh à. Thế mà về sau, chính người đàn bà nông dân ấy lắm khi làm tôi phải khóc lên vì sự giúp đỡ tận tình của chị đối với chúng tôi...

... Mặt biển sau những ngày giông tố phũ phàng, nay cũng yên tĩnh trở lại. Buổi sáng, mặt trời như tự đáy biển, lần lần nhô lên trên đầu các ngọn sóng. ở biển chúng tôi buổi rạng đông rất đẹp. Bóng tối, theo khoảnh khắc mà nhợt dần, rồi mặt biển hiển hiện, chói lòa. Tôi thấy rất rõ ràng một ngày mới đến với tôi. Như bóng tối kia, nỗi đau lắng dịu xuống, và như ánh sáng, niềm vui mới rạng chiếu trong lòng tôi. Lâu nay trong bổn phận trợ lực cho những người mẹ, những đứa trẻ sơ sinh ra đời, đã có biết bao sung sướng, hạnh phúc đến với tôi như thế. Nhưng niềm sung sướng lúc chưa xảy chuyện khổ nhục và tang chế là niềm sung sướng toàn vẹn. Lần này, trong đau đớn, tôi cố gắng và nó trở lại an ủi tôi. Sau đó, tôi thấy như mình già dặn hơn. Tôi thấy công việc ấy có thể làm dịu cơn đau đi. Hình như nó là cái cánh tay giông giống như cánh tay của chị Ba đưa ra hôm nọ cho tôi bíu lấy lúc tôi rền rĩ "Chị Ba... mẹ con em biết làm sao bây giờ..."

Chính là buổi sáng ấy, chị Ba Dương sắp đến. Chị ấy đã hẹn với tôi như thế. Nghĩ đến chốc nữa gặp chị Ba, tim tôi đập gấp, hồi hộp. Con Thủy của tôi vẫn còn ngủ. Muốn đỡ hồi hộp hơn, tôi tìm một chuyện làm, liền đi thay nước lu tôm mà cha tôi vừa xịp được hồi đêm. Thay nước tôm xong, tôi bắt chục con đem làm. Đang làm tôm thì chị Ba Dương tới. Tôi nói:

- Em trông chị từ nãy giờ.

Vừa nói tôi vừa đưa mắt nhìn ra phía sau lưng chị Ba. Không thấy có ai cả, tôi hỏi:

- Mấy ảnh không tới à?

Chị Ba Dương ngồi xuống bắt một con tôm bẻ càng, khẽ bảo:

- Có, nhưng mấy thằng lính ở Hiệp Lộ đi đâu xuống bãi sớm quá!

- Đâu?

- Nó cà rà ở đằng cuối bãi. Không biết để làm gì. Thành ra chị phải đưa hai ảnh vô nhà chú Chín tránh tạm. Chốc nữa, nó đi rồi, chú Chín Tốt sẽ đưa hai ảnh lại đây.

Chị Ba nói xong cầm dao làm tôm với tôi. Tôi nhìn về cuối bãi rồi nhìn chị. Tôi thấy chị Ba bình tĩnh như không. Hình như cái chuyện như thế chị thường gặp hàng ngày. Tôi vừa lo vừa phục thầm. Quả nhiên một chốc sau chú Chín Tốt đến, theo sau có hai người. Tôi nhìn thoáng qua, mỉm cười. Nếu không biết trước, không thể nhận ra được là hai đồng chí cán bộ. Một người đứng tuổi và một người còn trẻ. Người đứng tuổi mặc áo đen, quần xá xị trắng. Còn anh trẻ vận một cái áo tiều đơm cúc vải cũ rích, nơi miệng có ngậm một cái ống vố bằng sừng. Gói đồ khoác sau lưng họ là chiếc khăn choàng kiểu hai thước buộc túm.

Hai người tiến đến. Chị Ba đưa mắt nhìn tôi, giới thiệu khẽ với họ:

- Đây là cô Hậu...

Hai người chào tôi. Chị Ba cho tôi biết người có tuổi tức là đồng chí Trương. Và chị vỗ vào vai người trẻ tuổi bảo.

- Đồng chí Dũng là đồng chí này!

Anh cán bộ trẻ khoác áo tiều đó so nhẹ vai cười, miệng bập bập cái ống vố. Khi vạt áo tiều anh ta bị gió thổi bay ra sau, cả người anh ta nổi lên cái dáng khỏe, nửa hơi vui tính nửa có phần hơi kiêu. Cha tôi lúc này đã trở dậy. Thấy họ, cha tôi rất vui, lật đật đi nấu nước. Chín Tốt đưa hai anh cán bộ tới đây rồi, mới xấp lưng quay đi được ít bước bỗng day lại hốt hoảng nói:

- Anh em, hai thằng lính nó lên!

Tôi nghe nói cũng hoảng:

- Chị Ba đưa hai anh vô nhà đi. Có gì thì xuống hầm.

- Được rồi, hai đồng chí vào đi. Còn em, Hậu, em bắt tôm ra, chị ngồi làm với em.

Chị Ba nói rồi, nhanh nhẹn xếp đặt ngay.

Lát sau, từ mé bãi, hai tên lính khệnh khạng đi lên. Trông bộ đi của chúng, tôi hơi yên tâm. Chúng nó đi thất thểu, chậm chạp, không có gì tỏ ra đi sục cán bộ cả. Đi ngang trước mặt chúng tôi; chúng nó bước quá luôn. Nhưng bỗng hai đứa thì thầm nói nhỏ gì với nhau rồi quay lại. Chị Ba tay bẻ càng tôm nhưng mắt không rời hai đứa. Chị nói nhỏ: "Em cứ tỉnh, để chị liệu..."
Hai tên lính đi đến trước mặt chúng tôi. Một tên muốn nói điều gì mà như còn ngại ngùng. Sau đó y trỏ vào mớ tôm dưới đất hỏi:

- Hai chị có dư tôm bán để tôi mua.

- Chị em tôi có đủ ăn thôi, không có dư để bán.

- Chị làm phước để lại ít con mà.

Chị Ba Dương hỏi:

- Anh muốn mua bao nhiêu?

- Để cho bao nhiêu cũng được. Nói thiệt, tôi chỉ còn có hai đồng bạc.

Chị Ba Dương ra vẻ ngần ngừ một lát, đoạn bảo tôi:

- Hậu, em lựa để cho hai ảnh một mớ đi em.

Tôi nghe lời chị Ba, bắt trong lu ra mấy con nữa, túm càng buộc chung lại một chùm đáng trên cân đưa cho tên lính. Song lúc đó, bỗng y không cầm lấy. Y đút hai tờ bạc một đồng trở vô cái túi to nơi bẹn quần của y. Chị Ba thấy thế nói:

- Bao nhiêu tôm tính hai đồng, cũng như cho anh phần nữa mà anh còn chê ít sao?

- Không... không phải tôi chê.

Người lính vừa lắp bắp vừa day ngó tôi trân trân. Mãi sau anh ta hỏi tôi:

- Có phải chị là cô mụ Hậu không?

Tôi không rõ tại sao anh ta biết tên tôi. Tôi chưa kịp chối, thì anh ta nói tiếp một mạch:

- Trời ơi... Tôi cảm ơn chị biết chừng nào.

Tôi với chị Ba sững sờ. Kế anh ta lại nhìn tôi, nói giọng xúc động.

- Chị sanh cho vợ tôi chớ gì... chị đừng giấu, tôi mang ơn chị lắm. Đêm đó, tôi tính vô... mà không vô đặng. Trời ơi, thằng nhó tôi tốt đứa lắm. Vợ tôi nó cứ nhắc tên chị hoài... nó biểu có dịp phải đền ơn chị.

Tôi nghe người lính nói, sực nhớ ra cái đêm nhà tôi về, tôi đi đỡ cho chị vợ lính, té ra là vợ người lính này. Bây giờ tôi đỡ lo, mới hỏi anh ta:

- Sao anh biết tôi:

- ấy, thì chị này vừa kêu tên chị, tôi mới biết. Trước vợ tôi nó cũng có nói chị ở bãi Sao.

Dứt lời anh ta bảo nhỏ người lính bạn:

- Thôi, Tám... đừng lấy tôm của mấy chị nữa.

Rồi anh nói với chị Ba và tôi:

- Tôi không lấy tôm đâu, tụi tôi không đủ tiền.

Chị Ba nói:

- Mới có giữa tháng mà mấy anh hết tiền rồi à?

- Hết rồi, vợ tôi nó đã phải đi mót lúa mấy bữa nay.

- Thôi, anh cầm lấy mấy con tôm đi. Chị em tôi không lấy tiền đâu.

Anh lính ngần ngừ không muốn lấy. Thì anh lính kia có ý tiếc, bảo:

- Hai chị cho thì cầm đi, mày!

Tôi đưa mớ tôm cho anh ta. Hai người cám ơn, chào tôi với chị Ba rồi đi.

Đợi họ đi khuất, tôi nói: "Thiệt hú hồn". Chị Ba nhìn theo bóng hai người lính, dường như nghĩ gì lung lắm. Hồi sau chị nói:

- Tụi nó nghèo quá, cùng đường mới đi làm lính làm lính rồi lại còn nghèo hơn. Trừ mấy đứa như thằng Tư Bửu thì không nói, chớ phần đông thì như vậy cả. Chúng nó cũng là con người, biết buồn, biết giận, biết suy nghĩ, biết hàm ơn... Chi bộ xã chủ trương để em đi đỡ đẻ cho vợ nó lần đó thiệt hay lắm. Nó mang ơn em tức là nó mang ơn kháng chiến... em thấy không Hậu?

Tôi lặng yên, chốc sau mới nói:

- Đã đi ngụy mà còn biết động lòng, sao không chịu trốn phứt cho rồi!

- Em tưởng muốn trọn dễ lắm sao, bao nhiêu cái ràng buộc chân cẳng tụi nó. Nhưng nó có trốn được không là do mình. Ngay từ bây giờ trở đi, mình phải thúc giục cho tụi nó trốn. Nghĩa là phải làm cho nó suy nghĩ, đạp bỏ lô-cốt mà đi...

Chị Ba Dương càng nói mắt càng sáng lên. Đối với vấn đề đó, tôi thấy chị ta rất chú ý, hăm hở. Dường như việc gặp gỡ bất ngờ hai người lính vừa rồi, khiến cho ý tưởng của chị càng nung nấu, cả quyết hơn.

Thấy bọn ngụy đã đi, cha tôi từ trong nhà chạy ra:

- Nó đi chưa?

- Đi rồi!

- Nó làm gì mà đứng cà rà lâu dữ, làm tao hết hồn.

- Nó hỏi mua tôm.

Tôi thuật lại cho cha tôi nghe câu chuyện. Cha tôi nói:

- Vậy cho đáng đời theo Tây!

Chị Ba Dương nghe cha tôi nói thế thì mỉm cười không nói sao cả. Cha tôi bảo:

- Tao tưởng thế nào nó cũng vô nhà nên đem hai anh em xuống hầm ngay.

Vừa nói cha tôi vừa đi vào buồng, thò tay vào gầm phản, khỏa lớp cát trên mặt nền nhà và gõ cộp cộp lên tấm ván hầm mấy cái. Hai đồng chí Trương, Dũng đẩy nắp thò đầu lên.

- "Nó đi rồi, lên đồng chí!" Cha tôi nói.

Hai người lên khỏi hầm. Chị Ba Dương cười bảo:

- Mới chân ước chân ráo tới bị dằn mặt rồi nghe.

- Cho quen dần đi.

Anh cán bộ trẻ thản nhiên như không, lặng lẽ đến ngồi bên đống lưới, rút cái ống vố ra nhồi thêm thuốc, đốt hút phì phà như không có xảy ra chuyện gì. Lát sau anh ta hỏi tôi:

- Chừng nào chị Hậu cho chúng tôi lên đường?

Tôi thấy anh ta rất chú ý nhớ tên tôi. Tôi đáp:

- Hai anh nghỉ một chốc rồi ăn cơm. Ăn cơm xong hai anh có thể ngủ một giấc, mới đi.

Đồng chí Trương xoa hai bàn tay:

- ầy, khoái chưa. Hôm qua ước ngủ, nay tha hồ mà ngủ.

Chị Ba Dương bảo:

- Phải rồi, các đồng chí tranh thủ ngủ hôm nay. Từ ngày mai, các đồng chí không còn được ngủ thoải mái nữa đâu.

Anh cán bộ Dũng nhếch miệng cười:

- Đồng chí Ba à, tôi đã từng ở quen trong những miệt đó, ở hàng tháng, ăn ngủ cứ như thường, có gì đâu mà đồng chí dọa chúng tôi thế.

Chị Ba Dương cười không đáp. Hai anh cán bộ nằm ra bộ vạt định ngủ. Nhưng lúc sau không thể ngủ được liền trở dậy uống trà với cha tôi.

Cơm chín, họ cùng cả nhà ăn, xong mới lăn ra ngủ. Cha tôi ra vạt lưới ngoài sân, vừa buộc lại chì lưới vừa gác chừng. Tôi dắt con Thủy ra ngoài hè, mặc thử cho nó chiếc áo mới may. Chị Ba Dương chuẩn bị đi. Trước khi đi, chị đến bên tôi hỏi:

- Sao, bây giờ chị giao hai đồng chí đó cho em, em có run không?

- Không, em không run. - Tôi đáp.

- Một lần nữa, em thấy cơ sở của em có chắc chắn chưa?

Tôi nói:

- Chắc chắn chị à. Em đã nói chuyện kỹ lưỡng với họ, và họ đã chuẩn bị đâu đó hoàn toàn. Chọn cái ấp đó nói chung phức tạp, nhưng có rất nhiều người tốt. Trước nay em vào đó đỡ đẻ, em biết...

Chị Ba Dương nói lại với tôi:

- Có gì cần nói để các đồng chí đó đề phòng trước.

Tôi nói:

- Không có gì lo lắm. Chỉ có nhà tên hương chủ ở cuối ấp, và cái quán rượu ở đầu cầu sắt. Tên hương chủ thì lừng khừng thôi, tụi bót bảo bắt dân nộp heo gà thì y về đốc thúc, bà con cự nự không nộp hoặc nộp ít thì y năn nỉ, năn nỉ không được y cũng thôi, tom góp từng ấy gà heo đem lên bót. Chỉ có cái quán, như em đã nói với chị, con mụ chủ là con vợ ba Tư Bửu, nó làm khó dễ bà con ghê lắm. Nghe đâu nó là chỉ điểm... Mới đây nó nói là không bao lâu nữa, nó sẽ được thăng chức không thua gì chồng nó.

- Con mụ đó chị biết rồi, không sao... Thôi được. Em ráng cẩn thận nghe, bây giờ chị phải đi. Chỉ có điều muốn nhắc lại với em, đây là chuyến đầu tiên mình đưa cán bộ vào Hiệp Mỹ, nhất định phải hoàn thành cho tốt. Chị tin nơi em.

- Em vẫn lo.

- Lo nhưng phải bình tĩnh. Bác Bảy có nói gì không?

- Ba em không nói chi hết.

- Khoảng chừng nào, ngoài đó vô tới?

- Xế chiều thì xe ngựa tới đây!

Chị Ba Dương đi rồi, tôi dặn cha tôi hễ có biến thì cứ rung chì chài lên. Tôi mang chiếc áo mới ra ướm thử cho con. Bé Thủy mặc áo vào, coi mặt nó sáng lên. Nó hỏi:

"- Má... áo má tâu, má có áo mới không... hả... má?"

Tôi vuốt nếp áo cho con thẳng thắn, bảo nó:

- Có, má may cho bé Thủy trước rồi bữa kia bữa kìa má may cho má.

- Nội ơi, nội...

- Đừng có kêu, để nội sửa lưới. Nội sửa lưới rồi nội đi biển đem cá về cho Thủy ăn.

Tôi vừa nói vừa mằn mằn bắp chân nó: - Cá bây to nè, bằng bắp chân của Thủy nè.

"A... á" - Con tôi nó kêu lên vui vẻ rồi ngả chúi đầu vào lòng tôi. Cứ như thế, hai mẹ con tôi thủ thỉ nói chuyện với nhau. Thỉnh thoảng con bé cứ cười rúc rích. Tôi nhẹ tay bụm miệng nó "Để mấy chú ngủ con!" Con Thủy im bặt. Tôi nhìn vào nhà, chợt thấy anh cán bộ trẻ mở mắt ngó đăm đăm ra. Lúc bấy giờ tôi thấy cặp mắt anh nọ khác hẳn ban sáng. ở trong đôi mắt đó, đang ánh lên vẻ tha thiết và hứng thú lây. Sau đó anh không nhìn nữa mà ngó mông ra biển, vẻ mặt trở nên buồn bã, nghĩ ngợi. Khi ấy gương mặt anh mất đi vẻ khinh đời. Hồi sau có lẽ không ngủ được, anh ngồi dậy hút thuốc. Hút thuốc coi mòi chán rồi, anh bước ra ngoài. Tôi rày con:

- Con cứ giỡn hoài, phá mất giấc ngủ của chú rồi!

- Không sao, tôi hết buồn ngủ rồi chị à.

Nói xong anh chìa hai tay về phía bé Thủy. Tôi nhẹ đẩy con ra:

- Con, lại chú bồng!

Con bé liền sang với anh. Anh ôm nó nhè nhẹ đu đưa rồi hôn trên tóc nó. Chốc sau anh trao lại cho tôi nói:

- Tôi cũng có một đứa con như thế này.

- Cháu với chị giờ ở đâu?

Anh ấy lặng thinh, ngồi ghé xuống một góc vạt. Lâu sau anh thở dài nói:

- Nó không còn mẹ nữa. Tôi gởi nó cho má tôi.

Tôi tỏ vẻ ngạc nhiên muốn hỏi. Lần này anh cán bộ im lặng rất lâu, cứ ngồi nhìn xuống đất, hết nhìn xuống đất lại ngó ra mạn khơi. Mãi một lúc sau mới nói:

- Vợ tôi chết rồi.

Anh chỉ trả lời ngắn ngủi như thế rồi lại ngồi im. Tôi nghe nói lòng thấy xót lên, nhưng không dám hỏi tới nữa. Tôi ước chừng là anh đang bị mối khổ tâm nó dày vò. Ngay khi đó nét mặt anh trở lại lạnh lạt như trước. Anh trở vào giường nằm lại, không lâu sau, tôi nghe tiếng ngáy của anh cất lên.

Chiếc xe ngựa từ phía miễu Cá Ông ngày một hiện rõ ra. Tôi đứng đợi sẵn trên bãi tự nãy giờ liền lột khăn vẫy lên. Trong nắng chiều, đôi vành gỗ uốn cong của chiếc xe bóng ngời. Con ngựa ô hắt màu lông đen nháy, khỏe mạnh phóng nước đại, lôi cỗ xe vun vút chạy tới. Xe chạy quá chỗ tôi đứng, anh Mười đánh xe cho đảo lại. Con ngựa sau khi chạy hết một đoạn đường với chiếc xe không, hình như chưa phỉ sức, nện vó độp độp xuống cát mấy cái và nghiến hàm thiếc ken két. Đằng sau lối xe vừa qua, những vết chân ngựa nằm giữa hai lằn dấu của bánh xe, nổi bật lên một đường dài lượn thành hình vòng cung trên gò cát.

Anh Mười Hợi từ trên nhảy xuống, hăm hở hỏi tôi:

- Sao? Anh em tới chưa thím!

- Tới rồi. Tôi với mấy ảnh đợi anh nãy giờ. Anh Mười vô nghỉ uống nước một chốc rồi đi.

Anh Mười vừa theo tôi vào nhà vừa vung roi nói:

- Thím Tư, hồi nãy đi dọc đường, hai thằng lính gác hai lô cốt đầu cầu Cây Sao hỏi tôi đi đâu. Tôi nói vô Bãi Sao rước khách, nó tưởng thiệt. Mà thứ lính tráng gì như chết đói hồi đời nào vậy thím. Thím Tư coi, ở trên lô cốt nó thả dây thòng xuống một cái giỏ, thứ giỏ rộng cá trê, biểu tôi: "- ủng hộ tụi tôi một vài ngân, năm đồng, mười đồng tùy hỉ..." Tôi mới nói: "Rủi quá, tôi không sẵn tiền theo, khi khác tôi sẽ ủng hộ mấy thầy". Bỗng có một thằng từ trên chĩa súng xuống nói nửa giỡn nửa thiệt "Có ủng hộ không thì nói đặng tôi lãy cò!". Làm tôi phải lựa mấy đồng bạc rách bỏ vô giỏ, tụi nó mới cho đi. Thím coi, thấu trời chưa!

Tôi nghe nói thì không nhịn được cười.

Anh Mười Hợi vào nhà. Cha tôi cứ ngó anh ta châm bẩm.

- Hình như tôi có gặp chú này một lần ở đâu...

Anh Mười uống hết chén nước cười nói:

- Ông già quên tôi rồi sao? Đêm đó... cách đây một tháng tôi có tới đây.

- à... à... nhớ rồi, nhớ rồi?

Cha tôi bước tới gần, nói giọng hơi ngượng ngập.

- Đêm đó... chú bỏ quá cho tôi, đừng có giận nghe.

- Tôi còn mang ơn nhà bác nữa, chớ giận gì.

Nói rồi anh Mười Hợi giục đi sớm. Tôi cùng hai đồng chí Trương, Dũng ra xe. Tôi ngoái lại nói với con Thủy:

- Bé Thủy ở nhà với nội nghe?

- Dạ.

Mọi người lên xe. Mười Hợi dặn:

- Đi ngang qua mấy cái lô cốt cứ để tôi nói chuyện với nó.

Ai nấy gật đầu. Anh Mười vung roi. Chiếc xe chở chúng tôi quay lại đường cũ. Trời mát dịu. Xe ngựa quẹo ngang đầu voi. Trong miễu thờ Cá Ông có mấy du kích đang ngồi gác trên bệ đá. Họ giơ cao những chiếc tù và làm bằng những con ốc lớn màu đồng hun mà vẫy chúng tôi. Chiều xuống trên bãi cát mênh mông, vắng lặng. ở tít xa cao, những cái nóc lô cốt đỏ chót trông chỉ bằng ngón chân cái, nhô giữa rặng sao cao vút. Vạn lưới Bãi Sao tụt dần lại, và con đường sỏi độc nhất chạy Hiệp Mỹ trắng xóa đến gần, đến gần... Chốc sau xe đã lên tới đường cái. Bánh xe nghiến sỏi đường rào rạo. Tiếng vó ngựa từ đầu nện lộp bộp xuống cát giờ đổi sang tiếng lốp cốp, lốp cốp... nghe dòn và khô. Anh Mười ngồi phía trước, hai chân chảng hãng đặt trên dạ xe. Anh kẹp roi vào nách, luôn đưa mắt nhìn xa về phía trước. Hôm nay khác hơn những chuyến đưa khách thường, một chấm đen nhỏ hiện rõ ở cuối đường cũng làm anh chú ý. Cũng như tôi, lần đầu anh Mười Hợi nhận nhiệm vụ bí mật đưa cán bộ về. Trông anh có vẻ hồi hộp, nhưng đầy sự hăng hái. Vốn thuộc làu đường đất, biết rõ cách xét hỏi của địch, anh có tự tin và can đảm. Anh đang sung sướng - cái sung sướng của một người đánh xe nghèo ở vùng địch quanh năm bị đè nén, đánh đá, bấy lâu khao khát muốn ra tay.

Tôi ngồi sau, lòng rạo rực. Tôi nhận ra giờ đây tôi không đến nỗi trơ trọi cô đơn. Chung quanh tôi từ ngày này đã bắt đầu có bè bạn, có đồng chí. Cộng thêm nỗi lo lắng đối với công việc đầu tiên, khiến tôi chan hòa một thứ cảm giác hết sức mới mẻ. Tôi đăm đăm nhìn đoạn đường hun hút trước mặt. Sau những ngày mưa, đường sỏi được phẳng phiu rửa sạch. Gió đường mát mẻ lộng vào xe. Sau lưng tôi, hai đồng chí cán bộ mải mê nhìn cảnh vật bên đường, có vẻ như để mường tượng cái chốn họ sắp đến.

- Nghe nói ở Hiệp Mỹ trái cây nhiều lắm phải không chị? Anh Dũng bật người tới hỏi tôi. Tôi đáp: "Dạ, nhiều lắm"! Anh Trương nói:

- Lần này đồng chí Dũng định vào rồi ở luôn đó. Cô Hậu coi ở Hiệp Mỹ có đám nào khá giới thiệu cho đồng chí Dũng một đám.

Tôi nghe nói làm thinh cười. Dũng vẫn để người nhoài tới trước, nói:

- Anh có muốn thì nói với chị ấy đổ cho tôi làm gì. Còn tôi, tôi mà cưới vợ nữa à, cưới làm gì.

Anh nói hấp tấp mấy tiếng sau cùng, rồi giơ tay vuốt ngược mái tóc. Anh Trương hỏi:

- Có thật không, đã cam đoan như thế à?

- Tôi đã cam đoan với tôi.

Anh Trương ngưng nói, không đùa nữa. Câu chuyện đến chỗ ấy là thôi. Tôi nhận thấy tuy câu chuyện chỉ là thế, nhưng hình như nó khiến cho người cán bộ trẻ cũng có thể đau lên được. Nguyên do thế nào tôi chưa rõ, nhưng xuyên qua câu chuyện ban trưa và bây giờ rõ rệt là người cán bộ trẻ tên Dũng đã mang trong người nỗi thương tâm về vợ con, day dứt đêm ngày.

Xe chạy khỏi quãng đường trống, đi vào giữa hai hàng sao cao vút. Trời tối sẫm. Khói đốt đồng và bụi mờ hòa lẫn bay lên như sương. Anh Mười Hợi cho xe dừng lại, thắp đèn treo lên ngang chỗ anh ngồi. Tôi bảo hai người.

- Qua khỏi hàng Sao thì tới lô-cốt thứ nhất.

Xe qua khỏi rặng cây, chúng tôi đã bắt đầu nhìn thấy đèn măng-sông ở lô-cốt cây Sao chiếu sáng. Lát sau, xe chúng tôi đến gần lô-cốt. Anh Mười nói:

- Anh em cứ bình tĩnh như thường. Nó hỏi gì cứ để tôi ứng đối với nó.

Liền đó, trên lô cốt vọng xuống một tiếng hỏi to:

- Xe ngựa của ai đó, phải của Mười Tân không?

Anh Mười nhanh nhảu đáp:

- Dạ, tôi ở bãi Sao về, thầy Năm.

- Chở khách nào đó?

- Dạ, mấy người bộ hiền ở bãi Sao đi thị trấn.

- ở trong bãi ra có thứ gì nhậu được không?

Tôi nghe thế, khẽ bảo anh Mười: - Vốc cho nó một ít tôm khô, tôi có đem đây.

Anh Mười vờ lắp bắp:

- Dạ... Không có gì... có một ít tôm khô, mấy thầy có dùng tôi để lại mấy thầy một ít.

Những tên lính trên lô-cốt reo lên. Một đứa bảo:

- Có tôm khô phải không. Hay lắm. Tôi thả cái bơ lon xuống anh đổ vô cho tụi tôi nghe!

- Dạ!

Kế thấy trên lô-cốt lủng lẳng thòng xuống một cái giỏ. Anh Mười xuống xe, bước lại bợ lấy cái giỏ. Tên ngụy ở trên lại nói:

- Đó, cái bơ đó. Có hai đồng bạc trong giỏ trả tiền tôm nữa đó.

- Dạ, có cái ống bơ mà không thấy hai đồng.

- Chết rồi... thôi, chắc tiền lọt rớt mất rồi.

Anh Mười nói:

- Thôi, tôi ủng hộ mấy thầy, khỏi tiền bạc cũng được mà.

Dứt lời anh Mười cầm lấy cái ống bơ đi lại xe. Tôi vốc tôm khô vào bơ. Đầy bơ rồi, anh Mười đem lại đặt vào giỏ. Tên ngụi tóm dây từ từ kéo cái giỏ lên. Sau khi xem thấy đúng là tôm khô rồi, một thằng trên lô-cốt bảo:

- Thôi, đi đi. Ê. Cảm ơn nghe già Mười!

- Dạ, ơn nghĩa gì, một chút tôm khô có đáng bao nhiêu đâu... Thôi, xin chào thầy Năm, thầy Bảy tôi đi.

- Được rồi, cứ đi đi già Mười!

Anh Mười Hợi trở lại leo lên xe. Anh lập tức vụt roi.

Con ngựa kéo xe phóng nhanh qua bót. Đi một đỗi, tất cả chúng tôi đều cười rộ. Đồng chí Trương cười lâu hơn hết. Anh nói:

- Tôi ở địch hậu đã lâu, mà chưa gặp lính ngụy nào như tụi ở đây. Thiệt lạ đời. Nè, không biết ai dạy tụi nó kiểu đòi tiền mãi lộ kỳ cục vậy kìa!

- Nó truyền bá cho nhau.

- "Cái này nó mới bày ra, không biết học được của bót nào, trước thì xuống chận xin tiền thôi chớ không có lối đó".

Dũng khều vai Mười Hợi:

- Anh Mười, khi nãy nó kêu anh là già Mười anh nghe không?

- Có nghe. ối, có phải thân mật gì với mình đâu. Hễ có ăn thì nó kêu già, kêu bồ. Già Mười, bồ Mười. Bữa nào tôi chạy xe không đặng khá, nó hỏi xin tôi cà nhầy thì nó kêu tôi là thằng ngựa ô. Tụi lính chết bầm hơi đâu mà nói.

Mọi người lại cười phá lên. Không khí trên xe dẫy đầy vui vẻ. Non nửa tiếng đồng hồ sau, xe ngựa tới lô cốt Đầu Cầu. Chuyện qua lô-cốt cũng xảy ra tương tự như thế. Lần này lính trong cốt đánh bài sát phạt nhau ầm ĩ. Khoảng tám giờ tối thì xe về tới Hiệp Mỹ.

Chúng tôi vào nhà anh Mười. Chị Mười Tân gặp tôi thì mừng quýnh. Chị bế con ra khoe với tôi. Thằng bé tuy lúc sanh gay go, nhưng bây giờ rất cứng cáp.

Đêm đó bố trí hai đồng chí Dũng, Trương xong, tôi ngủ lại. Tới khuya tôi thức dậy sửa soạn về. Chị Mười đã thức trước tôi, hì hục nấu cơm sớm cho tôi ăn. Cơm nước xong, tôi dặn anh Mười:

- Anh Mười, giờ tôi giao hai đồng chí đó cho anh. Anh nhớ cẩn thận, mấy ngày đầu đừng để họ đi đâu nghe. Cứ để họ ở dưới hầm. Anh nói chuyện lại cho chị Mười rõ với.

- Tôi đã dặn vợ tôi rồi!

- Thôi, tôi về. Có chuyện gì thì cho tôi hay nghe anh Mười.

- Dạ!

Tôi đội khăn lên đầu định đi. Chợt trong buồng Dũng trở dậy hỏi sẽ:

- Chị Hậu về đó à?

- Dạ, hai anh ở lại mạnh khỏe nghe!

- Chắc chắn là mạnh khỏe rồi. Chị về cho tôi nhắn với bác Bảy, Tết này chúng tôi sẽ về ăn Tết với bác. Tết về chắc bé Thủy lớn dữ rồi. Thôi, chị đi đi kẻo sáng.

Tôi chào Dũng quay ra cửa. Tôi cảm thấy kính mến hai đồng chí công tác. Nơi họ, tôi nhận ra sự quyết tâm, lòng thành thực và cả vết thương đau nhói day dứt tinh thần họ. Chuyến đi đường ngắn ngủi và phút từ giã ngắn ngủi đó làm tôi thấy nao nao.
Một chuyện chép ở bệnh viện
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10