Chương 4
Tác giả: Anh Đức
"- Hậu à, chị đã nói với em rồi, giờ em thấy thế nào?"
Chị Ba Dương vừa hỏi vừa ngước nhìn tôi. Đôi mắt của người bí thư phụ nữ huyện ấy chứa đựng một cái gì hy vọng vừa trìu mến. Chị ta bế con Thủy tôi trên tay, áp sát nó vào khổ người hơi gầy gò của chị, rồi lấy tay nựng cằm nó - cái bàn tay đã mất hết bốn ngón.
Tôi nói:
- Chị Ba, em không ngại gì hết, chỉ sợ con em còn nhỏ quá, đi như vậy rồi biết gửi nó cho ai. Với lại em đương có nghén. Bấy lâu nay em cũng vẫn đi đỡ cho bà con, em đâu có nề hà gì... em muốn... như vậy nè, chị Ba coi có được không nghe...
Thấy tôi ngập ngừng, chị Ba Dương hỏi:
- Sao? em cứ nói đi!
Tôi nắm tay chị ấy nói:
- Từ giờ em cũng đi đỡ cho bà con như thường... nhưng khoan lãnh nhiệm vụ mới. Khi em sanh rồi, em nhận.
Chị Ba nghe tôi nhận lời thì mắt sáng lên, ghì chặt tay tôi:
- Thiệt không?
- Tôi nói: - Em hứa với chị như vậy!
Chị Ba Dương đặt bàn tay trụi ngón của chị lên tay tôi, nói giọng sung sướng:
- Miễn em đồng ý là được rồi, còn chuyện con cái sanh đẻ của em, em đừng lo. Em sanh thì cũng như người khác sanh, chuyện đó phải vậy rồi. Công việc của trên giao đâu phải là chuyện một ngày một buổi. Nó là công việc trường kỳ Hậu à. Hậu coi, đây em đi vào địch hậu đỡ đẻ rồi em biết. Ban đầu phải làm cho họ đừng ngại mình. Sau khi họ dạn rồi thì mình phải làm sao cho họ mến mình. Chừng mình với họ có tình cảm khăng khít rồi, lúc đó mình tuyên truyền họ...
Tôi nghe nói rất lo. Tôi lắc đầu:
- Em biết gì mà tuyên truyền. Em dốt lắm.
Chị Ba Dương cười. Tôi càng lo lắng thêm, mới bảo:
- Thôi chị à, đừng giao cái đó cho em. Em cứ lo việc hộ sinh đỡ đẻ. Họ có cảm tình với mình, với kháng chiến là được rồi. Còn chuyện này khác, em dốt thiệt...
Chị Ba thôi cười. Nét mặt đứng tuổi và khắc khổ của chị vụt trở nên lặng lẽ. Hình như chị cảm thấy điều chị vừa nói với tôi hơi sớm quá. Chị bảo:
- Em không lo. Dần dà rồi em sẽ biết... như chị trước đây cũng vậy. Thiệt còn dốt hơn em nữa. Không lo, rồi sẽ quen dần em à.
- Chị nói thì em tin chị...
Chị Ba Dương lộ vẻ xúc động, nắm tay tôi rất chặt. Chị đưa mắt nhìn ra mạn biển và hỏi tôi:
- Em biết tại sao hồi trước chị bị đày đi Côn Lôn không?
- Tại chị đi biểu tình chống thuế ở huyện Long Hưng nên tụi nó bắt chị.
- Em nói sai rồi, kỳ đó nó đâu có bắt được chị... Nhưng đó chỉ là một việc thôi. Cái chính tại vì chị thấy bọn phụ nữ mình khổ cực quá.
Câu nói của chị Ba Dương khiến tôi rùng mình. Trong phút chốc, tôi thấy bồi hồi, vày như là nước mắt lại có cơ hội chảy ra. May mà nước mắt nó chỉ vừa đọng nặng ở quanh mi tôi thôi. Chị Ba Dương lại nói tiếp:
- Nhưng làm cách mạng thì phải chịu cực. Cực khổ hơn đời sống thường ở nhà mình nhiều. Có khi chết không ai biết, đổ máu phải bấm bụng chịu.
Chị Ba thôi nói, lại ngó mông ra biển. Hồi sau chị quay lại áp sát má vào làn tóc đen nhánh của con Thủy tôi. Tôi ngó chị Ba, thấy thương cho chị quá. Người chị có tuổi này, tôi quen hai năm nay. Mỗi lần gặp chị tôi cảm thấy chị thật là tốt, thật là một người chị lớn. Chị ta nói mấy câu làm tôi tủi thân quá chừng. Bấy lâu tôi cũng thấy cuộc đời của chúng tôi là cực, nhưng chỉ thấy một cách mang máng. Hoặc giả thấy thế rồi thì chỉ có trông cậy vào đàn ông thanh niên giải thoát cho, chứ có bao giờ nghĩ rằng chính mình có thể tự tháo gỡ ra được đâu. Khi ấy tôi để nguyên bàn tay tôi nằm trong bàn tay trụi ngón của chị Ba, bồi hồi nghĩ ngợi.
Thấy trời đã xế bóng, tôi hỏi chị:
- Chừng nào chị Ba về trên huyện?
- Chị tính về ngay bây giờ.
- ở lại ăn cơm với em rồi hãy đi, còn sớm lắm.
Chị Ba gật đầu. Tôi đi vo gạo nấu cơm. Tôi nói:
- Chị cứ để cháu xuống ván nó chơi.
Chị Ba đặt bé Thủy xuống. Con bé hí hửng dợm lần tới đầu vách, nơi đó có treo một hàng lục lạc làm bằng càng cua biển. ở bãi Sao, khi bắt được cua to lúc ăn, chúng tôi giữ cái càng lại. Rút thịt trong càng ra rồi xoi lỗ, bỏ vào đó một con ốc len nhỏ làm thành lục lạc cho con nít chơi. Lục lạc cua treo trên vách nhà ngoài. Gió biển thổi vô, những cái lục lạc bằng càng cua đỏ tươi cứ khua lắc cắc lụp cụp. Con Thủy thích lắm. Nó cứ lần đi từ đầu vách tới cuối vách, cố ngước đầu lên nghe tiếng lục lạc khua. Đi hết lượt nó ngoái nhìn chị Ba như để khoe. Chị Ba vỗ tay khen. Bé Thủy cười quýnh lên rồi chập chững đi nữa. Chợt nhớ ra điều gì, chị Ba hỏi tôi:
- Bác Bảy đi đâu rồi em?
- Ba em lên Long Hưng.
- Mắt bác Bảy dạo này có đỡ hơn trước không?
- Cũng không đỡ mấy. Hễ gió chướng thì mắt ba xốn lắm!
Chị Ba lấy trong túi ra một chai nhỏ đưa cho tôi:
- Chị mua cho bác Bảy chai thuốc đau mắt. Em cất để nhỏ cho bác, nhớ nhỏ trước khi đi ngủ nghe.
- Cảm ơn chị!
Vừa lúc ấy, ngoài nhà có tiếng chân ai bước vào. Kế đó có tiếng hỏi:
- Thím Tư có nhà không? Đi đâu mà bỏ con nhỏ một mình vậy kìa.
Tôi nhận ra tiếng chú Tư Bường, liền nói ra:
- Cháu có nhà đây, chú Tư ơi!
- Thím Tư có thơ đây.
- Dạ.
Tôi chạy ra. Chú Tư liên lạc trao cái thư cho tôi. Tôi nói:
- Chú Tư ở ăn cơm rồi hẵng đi.
- Tôi ăn rồi. Thôi, tôi đi... gấp quá.
Chú Tư Bường nói rồi liền đi. Tôi nhìn qua bao thơ, thấy không phải là chữ của nhà tôi, nhưng đúng là đơn vị của nhà tôi gởi. Tôi vừa xé thơ vừa nói với chị Ba:
- Lạ quá, thư của đơn vị anh ấy gởi.
- Đâu đọc coi.
Tôi rút mảnh giấy trong bao thơ ra. Mới nhìn lướt qua mấy hàng chữ đầu, mắt tôi hoa lên. "Chị Nguyễn Thị Hậu. Chúng tôi viết thư này cho chị thật là bất đắc dĩ. Chúng tôi biết chị sẽ đau đớn còn hơn chúng tôi đau đớn, nhưng chẳng lẽ chúng tôi lại giấu chị. Xin chị hãy giữ bình tĩnh và can đảm..." Tôi rùng mình và thấy lạnh gai người. Chân tôi như bắt rễ xuống đất. Tôi vội vàng đưa mắt đọc tiếp. Đọc chưa xong bức thư, tôi đứng hết vững. Tôi kêu trời và lảo đảo tựa người xuống bộ phản, không khóc được, không nói được. Chị Ba Dương hốt hoảng chạy tới đỡ tôi, một tay chị dằng lấy bức thư đọc. Đọc xong chị cắn môi lặng lẽ nhìn tôi và nhè nhẹ vuốt vai tôi. Tôi ngẩng mặt lên, mắt lóa đi không còn nhìn thấy gì nữa. Chị Ba cầm bức thư đọc lại cho tôi nghe. Đơn vị công binh xưởng báo tin chồng tôi chết trong một trận chống giặc nhảy dù, bảo vệ xưởng. Tôi cứ nghĩ là không khi nào lại như thế được. Nhưng những dòng chữ, con dấu và chữ ký của đồng chí xưởng trưởng rành rành ra đó. Sự thật quả là như thế đó. Đúng là nhà tôi đã hy sinh rồi. Chỗ nương tựa chắc chắn nhất của tôi giờ như bị lìa đứt, khiến tôi cảm thấy trơ trọi ghê gớm. Tôi vùng dậy khóc nức, quờ quạng tay bíu lấy chị Ba Dương như bíu lấy một cái gì có thể làm cho nỗi trơ trọi khủng khiếp kia bớt đe dọa tôi. Chị Ba ngồi ghé bên đầu phản. Bên ngoài con tôi lần vách cháu đang gọi: "Má... má..." Chị Ba đi ra bế nó vào. Chị ngồi bên vuốt tóc tôi. Con bé tôi vùng khỏi tay chị Ba, vụt ôm lấy tôi kêu "má má" liền miệng. Tôi ngước nhìn con, như nói với nó: "Con ơi, từ đây má với con sẽ sống ra sao đây?".
Chị Ba nói từng lời một:
- Em Hậu, việc đã xảy ra rồi. Chú ấy mất, có khóc chú ấy cũng không sống lại được nữa. Cố mà bình tĩnh... Chị khuyên em. Chị biết, em đau đớn... Nhưng chị khuyên em, lúc này cần phải có gan chịu đựng. ở bên em, còn có chị và bà con, còn có bác Bảy. Em nên nhớ là em đang có thai, em phải chịu đựng mà nuôi con Thủy, nuôi đứa con nhỏ mà em sắp sanh nó ra đây...
Tôi gục khóc lặng người. Lòng tôi nặng trĩu cô đơn. Chưa lúc nào nỗi đau đớn và cô đơn xâm chiếm lòng tôi cách cực mạnh như lúc này. Cha và mẹ tôi mất hồi tôi chưa biết khóc thương. Lớn lên tôi đã biết thế nào là số phận mồ côi, cái bơ vơ lạc loài của một đứa trẻ không cha không mẹ. Tôi đã sống qua những phút tê tái nhục hờn của một người vợ, một người mẹ, bị kẻ địch làm mất trinh tiết. Song tất cả từng ấy khổ não, chưa cái nào dằn vặt cấu xé tâm hồn tôi bằng cái tin buồn bất ngờ đến với tôi hôm nay. Là vì người vừa mất hôm nay chính là người đã dìu dắt tôi ra khỏi chỗ bơ vơ, là người đã làm an dịu được vết thương tủi nhục trên người tôi. Tôi vừa khóc nấc vừa gọi:
- Chị Ba, chị Ba... Mẹ con em biết làm sao bây giờ...
Chị Ba dỗ tôi:
- "Em nghe lời chị, gắng lên. Chú ấy mất em buồn là phải. Nhưng theo chị, em nên lấy làm vinh dự, vì chú Tư chết cách xứng đáng. Em thấy trong thư các đồng chí đó nói không. Chú Tư cùng với anh em thợ chiến đấu trọn ngày, giết trên ba mươi tên địch, cứu cả xưởng thoát khỏi vòng vây. Đó... như vậy đó. Hậu, em thấy chưa? Em không hổ thẹn có được một người chồng như thế. Con Thủy và cả đứa em nó sắp ra đời, em phải nuôi cho chúng nó khôn lớn. Sau này, em nói cho chúng nó biết rằng chúng nó có một người cha như vậy..."
Tôi càng nghe càng khóc. Không biết lúc ấy nước mắt của tôi ở đâu mà lắm thế. Đến chiều tôi bỏ cơm không ăn. Chị Ba cán bộ xới cơm đút cho bé Thủy. Đêm đó chị ngủ lại với tôi.
Chị Tư Hậu kể cho tôi nghe tới đây thì dừng lại. Chị không khóc, nhưng đôi mắt đỏ lên. Chị ngó đăm đăm về phía hàng cây xa. Chiều đông lạnh, lá cây se mình run rẩy. Tôi ngồi im trên ghế đá. Chị Tư Hậu cũng ngồi im rất lâu. Có đến mươi phút sau chị mới nói: - Những ngày sau khi nhà tôi chết, trời u ám quá. Ban trưa hết sức nồng nực, mồ hôi trong người cứ vã ra. Đến chiều cơn giông gió từ xa đi tới ù ù, nghe như tiếng hàng ngàn cái cối xay lúa đang xay cùng một lúc. Mặt biển tối đen như mực. Biển như đầy bụng, no căng lên. Trên trời những tảng mây màu trắng bấy giờ bị vẩn đục, quyện lại. Gió cứ nổi lên, thổi mây bay rất nhanh và thấp lướt qua đầu các ngọn sao. Đứng tại bãi biển chiều hôm giông tới, người yếu bóng vía có thể cuống lên mà bỏ chạy anh ạ. Lúc đó, con người trở nên bé nhỏ lạ lùng. Gió thổi trên những ngọn cỏ loại nhọn đầu và sắc, rít lên hu hú nghe thật dễ sợ. Chính gió ấy làm cho động biển. Rồi mưa sa đầy trời...
Tôi, tôi đã sống qua những chiều hôm như thế.
Cha tôi vốn không hay khóc, lúc hay tin nhà tôi chết, người từ thị trấn về tới nhà, thở ra mấy tiếng, rồi tiện đống lưới gần đấy người dựa lưng nằm vật ngửa. Tôi đến cha tôi khêu nhỏ ngọn đèn mỡ cá rồi thu người ngồi lặng lẽ như một cái bóng, còn tôi thì cứ ôm con ngồi giường trong. Trong đầu tôi hiện ra không biết mấy mươi lần, hình ảnh của trận ác chiến, chỗ chồng tôi hy sinh. Nghe nói nơi đó là một cánh rừng tràm láng nước, có những thân tràm to nhỏ mọc đứng và Tây nhảy dù trên đầu những ngọn tràm ấy... Cứ thế mà tôi hình dung, nghĩ ngợi. Bên ngoài cha tôi vẫn ngồi trên bộ vạt. Đêm trước cha tôi cũng ngồi thức như thế. Tới khuya người đem rượu ra uống khan một mình. Biết cha tôi đau mắt uống rượu có hại, nhưng tôi không dám can.
Đêm thứ ba, cảnh trời giông gió bên ngoài càng làm tôi tê tái, cô đơn. Con Thủy tôi hãy còn bé quá, nó chưa biết gì. Ngồi trên lòng tôi, hai tay nó cứ bíu tôi hoặc bò quanh quẩn ở góc giường. Mỗi lần sét đánh ầm một cái, con bé vùng nhào lại ôm choàng lấy tôi. Tôi ôm lấy con. Bên ngoài, giông gió ngày một lớn. Mặt biển gào thét dữ dội. Tiếng sóng cả vỗ bờ, tưởng chừng như không lâu sau nó sẽ tràn vào đến nơi mẹ con tôi. Đêm tháng mười động biển như đe dọa tôi, đe dọa con gái lên hai và cả đứa con sắp sửa ra đời của tôi. Trong tiếng gầm gào ấy, tôi nghe vẳng tới lời nói của nhà tôi: "... Con thì còn nhỏ, anh thì đi xa, chỉ trông vào một tay Tư chăm sóc nuôi nấng nó. Con Thủy là hy vọng của anh và Tư, nhưng giờ anh chưa lo được nên anh giao nó cho Tư..." Lời nói khiến tôi đầy xúc động cất lên một tiếng dạ trong đêm nọ, làm thấm thía lòng tôi bấy lâu nay, hóa ra là những lời trăn trối thật. Tôi không mê tín đâu, nhưng tôi tưởng rằng những người trước khi chết, câu nói của họ nó lạ lắm.
Tâm trạng đầy đau xót lẫn âu lo, tôi thầm nghĩ: "Số phận mình như thế rồi, từ nay đành chịu côi cút nuôi con. Xin miễn cho mình sống, sống cực khổ mấy cũng được, để nuôi con nó khôn lớa nghĩ tôi vừa áp đầu con Thủy vào mặt. Trong bóng tối, những giọt nước mắt của tôi ứa ra khóe, từ từ lăn qua gò má và rơi xuống mái tóc đứa con bé bỏng. Bấy giờ bé Thủy đã nằm yên, ngoan ngoãn nghẹo đầu ngủ. Tôi đặt nó nằm xuống giường, kéo chăn đắp lên người nó. ánh sáng chiếc đèn bên ngoài lọt qua kẽ vách, chiếu mờ vào gian buồng. Con Thủy ngủ say. Trên gương mặt nó từ đôi mi mắt đen nháy đến đôi gò má mũm mĩm đều không thấy gợn lên một chiều tư lự nào. Tôi ngồi nhìn con, thấy nó thật đáng tội nghiệp. Con gái đầu lòng của tôi càng lớn lên càng ngoan ngoãn tốt nết. Khổ nỗi, nó lại xinh xẻo nữa. Ngay khuôn mặt, đôi mắt của nó, trông tươi thắm lắm. Không phải vì quá thương con mà dưới mắt tôi con tôi hóa ra đẹp. Rõ ràng cái xinh xắn thơ ngây của nó đã bắt đầu đượm vẻ dịu dàng thùy mị. Nhưng nó còn nhỏ quá, chỉ biết bập bẹ nói cười, ăn và ngủ. Giờ đây nó chưa cảm biết nỗi khổ của tôi. Lúc nó mới bập bẹ nói tiếng nói đầu tiên, mỗi lần đút cơm cho con, tôi thường chìa muỗng cơm bảo: "Bé Hai, bé Hai kêu ba đi". Thế là nó vừa kêu "ba ba" vừa đón lấy muỗng cơm. Đút cho nó ăn một muỗng, tôi lại nói: "Bé Hai ăn cho mau lớn, ba về ba bồng bé Hai nghe!" Cứ thế tôi tập cho con. Đại để cũng như bao nhiêu người mẹ khác tập con gọi cha gọi mẹ. Giờ tôi thấy thật là hoài công quá. Phải chi ban đầu đừng dậy như thế, để tránh được những tiếng gọi gợi thành tủi xót cho tôi và chỉ đem tới thất vọng cho con từ đây trở đi. Nhớ lại một lần, con bé nghe nói ba, nó ngơ ngác tìm, một cô em lối xóm đến chơi liền trỏ ra biển: "Kia, kìa". Con tôi nó quay nhìn ra. Ngoài khơi nó chỉ thấy sóng chao lượn chớ không có người nào là ba nó. Tôi rày cô em nọ và ôm con nói: "Không có đâu, chừng nào ba về thì má bảo". Tôi không muốn nói gạt con, dù là một việc nhỏ, khi nó bắt đầu tiếp xúc được với sự vật xung quanh.
Đứa con mà nhà tôi giao phó cho tôi ấy vừa lớn lên một chút thì mầm thai đứa con thứ hai đã tượng hình trong người tôi. Nó là cái kết quả, cái kỷ niệm sâu sắc của những ngày hạnh phúc trong đau thương - những ngày anh ấy về biển, an ủi khuyến khích và tỏ nghĩa tình đối với tôi. Sau ngày nhà tôi đi, lâu sau tôi thấy trong người có sự thay đổi, sự thay đổi mà tôi đã trải qua một lần. Tôi có viết thư cho anh ấy. Một tháng trước khi nhận được tin anh ấy chết, anh ấy còn gởi thư về căn dặn tôi đủ điều. Khuyên tôi ráng giữ gìn sức khỏe cẩn thận tránh mọi tai vạ bất ngờ để sanh con và nuôi con. Bức thư ấy tôi hãy còn cất đây. Nhưng tai họa không đến với tôi mà lại đến với chồng tôi. Tôi thấy như nhà tôi đã gánh lấy cái chết cho mẹ con tôi vậy.
Trong lúc tôi nghĩ ngợi lan man, bé Thủy đã ngủ được một giấc dài. Nó cựa mình quờ tay tìm tôi. Tôi nằm xuống với nó, nhưng vẫn không tài nào ngủ được. Bên ngoài mưa không ngớt hột. Và biển vẫn gào thét mãi không thôi. Hết nghĩ tới cái chết của nhà tôi, tôi lại nghĩ về những ngày sắp tới. Tôi suy tính và lo lắng trước gánh nặng từ nay đè trĩu trên vai. Người cha mà tôi phải phụng dưỡng thay cho chồng, con cái tôi phải nuôi dạy, nhiệm vụ mà tôi phải lo cho những người mẹ. Bằng từng cái ấy, tôi phải làm tròn. Lại thêm cái việc mới mẻ của chị Ba, bí thư phụ nữ huyện, bàn với tôi hôm trước mà tôi đã nhận lời nữa. Nhưng thôi... có lẽ là tôi sẽ nói với chị Ba cho tôi thôi việc ấy - tôi định thế. Nhưng tính thế rồi, đâu đây những lời của chồng tôi lại vẳng tới"... Cái nghề của Tư có thể giúp cho bà con, có thể làm được công tác, nếu các đồng chí trên có đặt vấn đề đỡ đẻ kết hợp với ngụy vận thì Tư cứ nhận..." Thế là tôi đâm băn khoăn nghĩ lại. Có nên thoái thác không? Nếu tỏ ý thoái thác với chị Ba, chẳng hóa ra mình sai hứa với chính mình, sai hứa với người thân yêu đã khuất. Nỗi cay đắng thân thể bị ô nhục, cái đau đớn chồng chết, hai sự kiện đó như nung như đốt tim tôi - thứ lửa cháy âm ỉ không bốc ngọn, nhưng nóng bỏng lạ lùng. Thực tâm tôi muốn nhận việc, cả trước và sau khi hay tin chồng chết. Tôi biết công việc chị Ba nói với tôi là một công việc hệ trọng, mà tôi có nhiều thuận lợi để làm. Cái trở ngại cho tôi là bận con mọn, không biết bỏ nó cho ai... Qua hai đêm không chợp mắt, mải suy tính lo nghĩ, tôi mỏi mệt ngủ thiếp đi...
Ngủ được một chốc, không biết bao lâu, tôi chợt giật mình bởi một tiếng ngựa hí dài... Trong mơ màng, tôi nghe tiếng một người nào đó đang nói chuyện với cha tôi ngoài nhà. Hồi sau tôi nghe rõ hơn, tiếng một người đàn ông, giọng nói vội vã:
- Bác làm ơn... cho tôi gặp thím ấy một chút.
- Có chuyện gì vậy? - Tiếng cha tôi hỏi.
Người đàn ông vừa thở vừa nói:
- Vợ tôi nó chuyển bụng, nó sắp đẻ. Không nói dấu gì bác, tôi ở Hiệp Mỹ lên đây. Đêm hôm khuya khoắt tôi sợ làm phiền thím ấy. Nhưng tội nghiệp cho con vợ tôi... khổ thân nó.
Cha tôi bảo người đàn ông:
- Anh nên đi mời một cô mụ khác... ở gần chợ, thiếu gì. Con dâu tôi nó ngủ rồi, với lại...
Người đàn ông van lơn:
- Bác à, bác làm ơn giúp tôi... nói với thím ấy. Tôi biết bây giờ đi thì cực lắm, giông gió lớn... Nhưng tôi sẵn có xe ngựa, tôi sẽ đưa thím ấy đi. Tôi đánh xe... à, quên, tôi quên chưa nói với bác là tôi làm nghề đưa bộ hành... bác không lo, tôi để thím ấy ngồi trong mui... tôi đưa thím đi, bác làm ơn...
- Anh nè... nếu như mọi bữa thì tôi kêu nó dậy đi liền. Còn bữa nay... anh lạ nên không biết, chớ chồng nó mới chết, nó đang buồn bực thái quá, nó không muốn đi đâu hết.
- "Ra vậy..." Người đánh xe nói xong thở ra một cái. Hình như sau đó anh ta ngồi phịch xuống đống lưới một cách thất vọng. Bên ngoài, con ngựa của anh ta đập vó xuống cát kéo nhích gọng xe nghe ken két. Giông gió vẫn thổi vù vù. Cứ một chốc con ngựa lại vùng cất tiếng hí vang. Lát sau tôi lại nghe người đánh xe năn nỉ cha tôi, lần này giọng đầy vẻ lo sợ và đau đớn:
- Vậy thì tôi đành về... Tôi e vợ tôi nó không sống được, cả đứa con tôi nữa. Bác nghĩ coi, vợi tôi hôm trước dắt ngựa đi cho ăn cỏ. Thằng xếp bót ra giựt ngựa cưỡi chơi. Sợ nó lấy thiệt, vợ tôi chạy theo đòi. Giữa lúc thằng xếp bị con ngựa tôi hất rớt xuống đất. Đương bị đau, nó lồm cồm bò dậy áp lại đánh vợ tôi...
Nói tới đây giọng người đánh xe như có đọng nước mắt:
- Đá vô bụng... vợ tôi đang có chửa tám tháng, có ác không? Bác coi, bà mẹ nó, nó đánh vợ tôi sao không đánh ở đâu, nhè bụng mà đá... Tôi hỏi bác, như bác thì bác có tức không. Bây giờ vợ tôi sắp sanh, kiếm một con mẹ mụ không ra, thiệt chó đẻ... chó đẻ quá sức!
Trong buồng tôi vùng ngồi dậy. Tim tôi như bị bóp mạnh. ở ngoài anh đánh xe ngưng lại một chút rồi nói tiếp:
- Bác biểu tôi kiếm mụ ở gần chợ à? Đêm hôm mò ra đó đặng ăn đạn của nó sao? Tôi chạy xe vô đây còn phải năn nỉ thằng hương chủ tề thiếu điều gẫy lưỡi nó mới cho đi. Đi còn phải treo đèn, không thời bót nó bắn... Mà vô tới đây rồi cũng như không. Thôi vậy thì thôi, tôi về.
Nói xong, người đánh xe đứng dậy xô cửa. Anh ta còn nói với lại:
- Chồng thím ấy chết, thì bề nào cũng là chết rồi, còn người ta chưa chết mà nỡ để người ta chết luôn sao. Thôi, tôi đi... từ đây tôi biệt có vô đây nữa!
Cánh cửa khép lại một cái rầm đầy vẻ hằn học. Tôi không còn nghĩ ngợi gì nữa, liền chạy xổ ra. Lách mình khỏi cửa, tôi kêu giật giọng:
- Anh ơi! Đợi tôi với... Tôi đi, tôi đi!
Rồi tôi trở vô quờ quạng tìm túi đựng dụng cụ, chạy vụt ra. Tôi nói với cha tôi:
- Phải đi cho họ ba à!
Dứt lời tôi chạy lao ra bóng tối. Xe ngựa mới quay đi mấy bước. Anh đánh xe chưa kịp ra roi, nghe tiếng gọi của tôi thì gò ngựa lại. Anh ta sững sờ nhìn tôi chạy tới. Tôi nhờ anh cầm hộ túi thuốc, rồi đặt chân nơi bàn đạp xe leo lên. Anh đánh xe kinh ngạc nhìn tôi suốt từ đầu tới chân. Nỗi bực dọc của anh ta dịu ngay xuống. Bằng một giọng nóng ấm, anh ta khẽ bảo:
- Thím ngồi nới vô trong không thôi ướt.
Rồi quay mặt ra trước, anh ta vút roi. Con ngựa nhích lui mấy bước, cất vó phóng đi. Chiếc xe mang ánh đèn treo mầu đỏ, xồng xộc chạy trong cơn mưa và trong những luồng gió thổi loạn.
Xe ngựa đến nơi vào lối nửa đêm. Cái nhà anh đánh xe rất hẹp. Nói là nhà không đúng, nó giống như một cái chòi giữ dưa. Trận giông vừa rồi bới nóc nhà tung lên, và vách lá cũng xơ xác cả ra. Tôi nhảy xuống xe vào nhà. Một cảnh tượng đáng thương hiện ra trước mắt tôi. Trên chiếc chõng tre ọp ẹp, chị đàn bà vợ anh đánh xe nằm rũ ra, miệng méo xệch. Chị ta oằn người như bị vật gì phang trúng xương sống. Đầu chị vật sang một bên, tóc xổ tung rũ rượi. Tôi vô cùng bất nhẫn khi nhìn thấy đôi môi chị bặm lại. Cái đôi môi mà bấy giờ những chiếc răng trên cắn chặt môi dưới vẫn không thấy hằn lên một dấu máu. Còn bên dưới, đứa bé đã lọt ra từ bao giờ. Bé em ở giữa hai chân mẹ và mình chưa rời khỏi dây rốn. Miệng em nhóp nhép khóc, nhưng khóc không thành tiếng nữa rồi. Trên người em, nhau nhớt đã khô lại, tóc như bị một lượt hồ đắp lên. Thân thể bé bỏng của em càng trông càng đáng tội nghiệp. Nghe tiếng khóc đã khản và nhìn nhau nhớt dán khô trên mình em bé, tôi biết là em lọt khỏi lòng mẹ đã lâu, có thể ngót hai tiếng đồng hồ, khi chúng tôi bắt đầu ở bãi đi. Anh chồng tái mặt đứng líu díu bên tôi. Việc đầu tiên là tôi vuốt sợi giây máu nơi cuống rốn cho máu sang hết qua người đứa bé. Sau đó tôi mở túi lấy một lưỡi dao, thứ lưỡi dao cạo râu, cắt rời đứa bé và người mẹ ra. Tôi thét bảo anh chồng đi nấu nước. Anh ta vâng lời tôi ngay. Lúc đó tôi ra lệnh gì anh ta cũng phải làm.
Chị vợ càng kêu thét tợn, và chị giương cặp mắt lờ đờ nhìn tôi. Chị ta đang đau đớn, vì cuống rốn còn, nhau chưa ra được. Trường hợp này tôi biết, không lấy nhau ra kịp, có thể nhau sẽ dính vào tử cung, và tính mạng người mẹ mười phần chết chín. Lúc đó tôi thấy mồ hôi tháo khắp ra người. Anh biết tôi nghĩ gì không? Chắc anh sẽ tưởng là tôi kinh hãi trước tính mạng nguy kịch của người mẹ? Không phải. Tuy lúc tôi đến thì chị ấy đã đẻ rồi, nhưng nói muộn thì chưa muộn. Đứng trước cảnh đó, tôi sợ hãi vì tôi nghĩ rằng nếu ban nãy tôi không dẹp nổi cơn buồn bã để đi đến đây thì rồi chắc tôi sẽ phải mang tội và ân hận suốt đời.
- Trời ơi là trời! - Chị đàn bà lại kêu.
Tôi cúi xuống vuốt lại tóc chị:
- Chị đau lắm à! Cố chịu một chút. Có tôi đây, không sao đâu. Chị ta nghe tôi nói nhìn tôi một chặp. Rồi bỗng chị bíu lấy tôi. Anh biết để làm gì không. Chị ta véo ngắt vào tay vào sườn tôi. Véo ngắt đến đau. Nhưng tôi vẫn cứ để yên. Những cái ngắt véo của chị ta tôi đâu có lạ gì. Tôi đi đỡ gặp như thế là thường. Mà tôi đã trải qua, tôi biết. Đẻ đã đau rồi huống chi như chị ta đẻ xong hằng mấy tiếng đồng hồ mà nhau vẫn chưa lấy ra.
Anh chồng cho hay là nước đã sôi. Tôi bảo anh ta đổ nước sôi vào hai chậu. Thông thường một chậu để tắm em, một chậu để rửa ráy. Nhưng khổ nỗi trong nhà chỉ có một cái vịm.
- Làm sao bây giờ thím? - Anh ta quýnh quáng hỏi tôi.
Đàn ông gì mà vợ sắp đẻ lại khờ như thế, không lo trước để bây giờ cứ cuống lên. Tôi nửa muốn trách anh ta nửa muốn bật cười. Tôi sục vào bếp, lôi ra được một cái trã lớn, thứ trã nấu bánh. Tôi liền kỳ cọ sạch rồi đổ nước nóng vào pha với thuốc đỏ, lo khử trùng dụng cụ. Dụng cụ dùng vào việc đỡ đẻ của tôi hồi ấy đơn giản thôi. Một lưỡi lam cạo râu thay cho kéo để cắt rốn, hai cây kẹp, một cái "póc" để làm la-vơ-măng, một hộp bông băng với chai thuốc đỏ. Ngoài ra thì có chiếc ống tiêm với vài mũi uyn-cam-phrê.
Sau khi cắt nốt rốn và buộc chỉ nơi đầu rốn cho đứa bé xong, tôi sắp lo đem cái nhau ra, bỗng nhiên có tiếng súng nổ ran lên. Súng nổ rất gần nghe điếc cả tai. Tôi và anh chồng chị nọ hoảng quá. Anh ta dậm chân kêu:
- Mấy ông du kích ra khuấy lô-cốt Cầu Sắt rồi. Mưa gió như vầy mà mấy ông phá nó làm chi, khổ thân tôi, biết làm sao bây giờ!
Tôi cũng lính quýnh. Dứt cái loạt súng vừa rộ lên đó, kế lại có tiếng súng nổ tạch tạch đùng đùng. Anh đánh xe bứt tai:
- Động ổ nó rồi, trời!
Quả là bọn lô-cốt Cầu Sắt bắn trả lại du kích. Chúng nó bắn lung tung không ngớt. Đạn bay véo véo trong mưa. Thình lình nhiều viên đạn từ vách lá bên này lọt sang vách bên nọ, cắm chen chét xuống đất ướt quanh nền nhà. Tôi lúng túng không biết day trở ra sao. Cái chết kề bên tôi. Muốn sống có thể nhân tiếng súng vừa ngớt bỏ chạy may ra thì sống. Tôi run lên. Có thể một viên đạn nào đó sẽ ghim vào người tôi, bắt tôi phải bỏ con tôi được lắm. Mấy phen tôi dậm chân muốn chạy rồi anh ạ. Mà tôi không chạy được. Cái buộc chân tôi lại lúc ấy là lương tâm tôi, là người mẹ trên giường và em bé sơ sinh kia. Chị ta còn bị đe dọa hơn tôi gấp bội phần. Tiếng súng nổ ra giữa lúc cái nhau còn dính trong người chị. Đứa con chị thân thể vẫn còn nhầy nhụa tanh bẩn, ngóc đầu quờ quạng.
Tôi cố lấy lại bình tĩnh. Vả lại ban đầu thì sợ, nhưng sau hình như cũng dạn tai với tiếng súng nổ vậy. Liệu chừng hướng đạn đi xé vách ban nãy tôi tránh luồng đạn bằng cách thụp hai gối chân xuống. Tôi bắt đầu đè tay lên dạ con chị nọ, xoay xở tìm cách đem cái nhau ra. Bọn giặc ở lô-cốt vẫn bắn vãi chung quanh. Tiếng súng nổ bấy giờ không làm tôi lo lắng bằng tiếng kêu rên của người mẹ. Không thể chậm trễ được một phút nào nữa. Một tay tôi nắn nhẹ, một tay dùng kẹp kẹp lấy mép nhau. Cuối cùng tôi lấy cái nhau ra được. Tôi thở một hơi dài, nhẹ cả người. Lúc ấy tiếng súng cũng ngớt đi. Anh chồng nọ nói như khấn:
- Có lẽ mấy ổng rút rồi đa thím?
Tôi rửa ráy thay quần áo cho chị ta, đoạn tắm đứa bé. Em bé được tôi ủ chăn cho, xem chừng ấm áp, cất tiếng khóc oe oe. Anh chồng bưng bếp củi lên. Tôi dọn dẹp mọi thứ, thay chiếu, và lấy một chiếc chiếu khác vắt lên xà ngang che gió từ ngoài lùa vào. Anh chồng tuy dốt về việc vợ đẻ, nhưng được cái hết tình, tôi bảo gì cũng làm ngay. Khi tôi tỏ ý lo ngại về mấy chỗ vách bị gió giật rách, tức thì anh ta đi ôm một bó lá chầm lui cui che lại cho kín. Gian nhà nhờ vậy mới có vẻ yên ổn, ấm cúng lên. Qua ánh lửa than riu riu cháy và qua tiếng khóc oe oe của em bé, vẻ mặt của người mẹ trên giường cũng khác trước. Đôi mắt chị ta ướt sáng, gò má chị ta mới hồng lên được một chút.
Tôi đến ngồi bên, kéo chăn đắp lên ngực chị. Tôi hỏi chị có thấy bớt đau chưa. Chị gật đầu. Kế đó chị mở mắt nhìn tôi không chớp, nhếch miệng muốn nói gì, nhưng lại rụt rè cúi mặt xuống. Tôi bảo chị:
- Xong cả rồi. Bây giờ ngủ đi, cứ ngủ đi nghe!
Chính lúc tôi thốt bảo chị ta ngủ thì mắt tôi cũng cay xè. Do hai đêm qua tôi không chợp được mắt. Mới vừa đi xa, đến nơi bắt tay vào lại bị cái tiếng súng kia khủng bố, nên sau đó trong người rất mệt. Gà trong xóm đã gáy hiệp nhất. Anh chồng sửa soạn cho tôi một chỗ ngủ. Vừa đặt mình xuống, hai mắt đã híp lại. Trong lúc mơ màng vào giấc, mơ hồ nghe có tiếng gì kêu oác oác, và tiếng đập cánh phành phạch. Mệt quá, tôi ngủ thiếp đi.
Trời rực sáng tôi trở dậy. Chị đàn bà với em bé qua đêm bình yên. Tôi căn dặn anh chồng mấy điều coi sóc vợ con rồi sửa soạn ra về. Anh giữ tôi lại, bưng lên một nồi cháo và một đĩa thịt gà xé lớn, buộc tôi phải ăn. Thấy tôi đòi về bộ, anh ta nhất định không chịu, hè hụi dắt ngựa đi thắng xe để đưa tôi lên bãi Sao. Tôi phải cản lại:
- Nhà anh đơn chiếc không có ai, anh ở nhà mà coi sóc chị ấy với cháu. Tôi đi bộ về được rồi.
Nói mãi anh ta mới nghe. ảnh vò vò hai bàn tay nói:
- Tôi mang ơn thím lắm. Thế nào cũng có bữa tôi vô trả ơn thím. Chừng nào có đi ngang ghé nhà tôi nghe. Hỏi Mười Hợi xe ngựa ai cũng biết!
"- Hậu à, chị đã nói với em rồi, giờ em thấy thế nào?"
Chị Ba Dương vừa hỏi vừa ngước nhìn tôi. Đôi mắt của người bí thư phụ nữ huyện ấy chứa đựng một cái gì hy vọng vừa trìu mến. Chị ta bế con Thủy tôi trên tay, áp sát nó vào khổ người hơi gầy gò của chị, rồi lấy tay nựng cằm nó - cái bàn tay đã mất hết bốn ngón.
Tôi nói:
- Chị Ba, em không ngại gì hết, chỉ sợ con em còn nhỏ quá, đi như vậy rồi biết gửi nó cho ai. Với lại em đương có nghén. Bấy lâu nay em cũng vẫn đi đỡ cho bà con, em đâu có nề hà gì... em muốn... như vậy nè, chị Ba coi có được không nghe...
Thấy tôi ngập ngừng, chị Ba Dương hỏi:
- Sao? em cứ nói đi!
Tôi nắm tay chị ấy nói:
- Từ giờ em cũng đi đỡ cho bà con như thường... nhưng khoan lãnh nhiệm vụ mới. Khi em sanh rồi, em nhận.
Chị Ba nghe tôi nhận lời thì mắt sáng lên, ghì chặt tay tôi:
- Thiệt không?
- Tôi nói: - Em hứa với chị như vậy!
Chị Ba Dương đặt bàn tay trụi ngón của chị lên tay tôi, nói giọng sung sướng:
- Miễn em đồng ý là được rồi, còn chuyện con cái sanh đẻ của em, em đừng lo. Em sanh thì cũng như người khác sanh, chuyện đó phải vậy rồi. Công việc của trên giao đâu phải là chuyện một ngày một buổi. Nó là công việc trường kỳ Hậu à. Hậu coi, đây em đi vào địch hậu đỡ đẻ rồi em biết. Ban đầu phải làm cho họ đừng ngại mình. Sau khi họ dạn rồi thì mình phải làm sao cho họ mến mình. Chừng mình với họ có tình cảm khăng khít rồi, lúc đó mình tuyên truyền họ...
Tôi nghe nói rất lo. Tôi lắc đầu:
- Em biết gì mà tuyên truyền. Em dốt lắm.
Chị Ba Dương cười. Tôi càng lo lắng thêm, mới bảo:
- Thôi chị à, đừng giao cái đó cho em. Em cứ lo việc hộ sinh đỡ đẻ. Họ có cảm tình với mình, với kháng chiến là được rồi. Còn chuyện này khác, em dốt thiệt...
Chị Ba thôi cười. Nét mặt đứng tuổi và khắc khổ của chị vụt trở nên lặng lẽ. Hình như chị cảm thấy điều chị vừa nói với tôi hơi sớm quá. Chị bảo:
- Em không lo. Dần dà rồi em sẽ biết... như chị trước đây cũng vậy. Thiệt còn dốt hơn em nữa. Không lo, rồi sẽ quen dần em à.
- Chị nói thì em tin chị...
Chị Ba Dương lộ vẻ xúc động, nắm tay tôi rất chặt. Chị đưa mắt nhìn ra mạn biển và hỏi tôi:
- Em biết tại sao hồi trước chị bị đày đi Côn Lôn không?
- Tại chị đi biểu tình chống thuế ở huyện Long Hưng nên tụi nó bắt chị.
- Em nói sai rồi, kỳ đó nó đâu có bắt được chị... Nhưng đó chỉ là một việc thôi. Cái chính tại vì chị thấy bọn phụ nữ mình khổ cực quá.
Câu nói của chị Ba Dương khiến tôi rùng mình. Trong phút chốc, tôi thấy bồi hồi, vày như là nước mắt lại có cơ hội chảy ra. May mà nước mắt nó chỉ vừa đọng nặng ở quanh mi tôi thôi. Chị Ba Dương lại nói tiếp:
- Nhưng làm cách mạng thì phải chịu cực. Cực khổ hơn đời sống thường ở nhà mình nhiều. Có khi chết không ai biết, đổ máu phải bấm bụng chịu.
Chị Ba thôi nói, lại ngó mông ra biển. Hồi sau chị quay lại áp sát má vào làn tóc đen nhánh của con Thủy tôi. Tôi ngó chị Ba, thấy thương cho chị quá. Người chị có tuổi này, tôi quen hai năm nay. Mỗi lần gặp chị tôi cảm thấy chị thật là tốt, thật là một người chị lớn. Chị ta nói mấy câu làm tôi tủi thân quá chừng. Bấy lâu tôi cũng thấy cuộc đời của chúng tôi là cực, nhưng chỉ thấy một cách mang máng. Hoặc giả thấy thế rồi thì chỉ có trông cậy vào đàn ông thanh niên giải thoát cho, chứ có bao giờ nghĩ rằng chính mình có thể tự tháo gỡ ra được đâu. Khi ấy tôi để nguyên bàn tay tôi nằm trong bàn tay trụi ngón của chị Ba, bồi hồi nghĩ ngợi.
Thấy trời đã xế bóng, tôi hỏi chị:
- Chừng nào chị Ba về trên huyện?
- Chị tính về ngay bây giờ.
- ở lại ăn cơm với em rồi hãy đi, còn sớm lắm.
Chị Ba gật đầu. Tôi đi vo gạo nấu cơm. Tôi nói:
- Chị cứ để cháu xuống ván nó chơi.
Chị Ba đặt bé Thủy xuống. Con bé hí hửng dợm lần tới đầu vách, nơi đó có treo một hàng lục lạc làm bằng càng cua biển. ở bãi Sao, khi bắt được cua to lúc ăn, chúng tôi giữ cái càng lại. Rút thịt trong càng ra rồi xoi lỗ, bỏ vào đó một con ốc len nhỏ làm thành lục lạc cho con nít chơi. Lục lạc cua treo trên vách nhà ngoài. Gió biển thổi vô, những cái lục lạc bằng càng cua đỏ tươi cứ khua lắc cắc lụp cụp. Con Thủy thích lắm. Nó cứ lần đi từ đầu vách tới cuối vách, cố ngước đầu lên nghe tiếng lục lạc khua. Đi hết lượt nó ngoái nhìn chị Ba như để khoe. Chị Ba vỗ tay khen. Bé Thủy cười quýnh lên rồi chập chững đi nữa. Chợt nhớ ra điều gì, chị Ba hỏi tôi:
- Bác Bảy đi đâu rồi em?
- Ba em lên Long Hưng.
- Mắt bác Bảy dạo này có đỡ hơn trước không?
- Cũng không đỡ mấy. Hễ gió chướng thì mắt ba xốn lắm!
Chị Ba lấy trong túi ra một chai nhỏ đưa cho tôi:
- Chị mua cho bác Bảy chai thuốc đau mắt. Em cất để nhỏ cho bác, nhớ nhỏ trước khi đi ngủ nghe.
- Cảm ơn chị!
Vừa lúc ấy, ngoài nhà có tiếng chân ai bước vào. Kế đó có tiếng hỏi:
- Thím Tư có nhà không? Đi đâu mà bỏ con nhỏ một mình vậy kìa.
Tôi nhận ra tiếng chú Tư Bường, liền nói ra:
- Cháu có nhà đây, chú Tư ơi!
- Thím Tư có thơ đây.
- Dạ.
Tôi chạy ra. Chú Tư liên lạc trao cái thư cho tôi. Tôi nói:
- Chú Tư ở ăn cơm rồi hẵng đi.
- Tôi ăn rồi. Thôi, tôi đi... gấp quá.
Chú Tư Bường nói rồi liền đi. Tôi nhìn qua bao thơ, thấy không phải là chữ của nhà tôi, nhưng đúng là đơn vị của nhà tôi gởi. Tôi vừa xé thơ vừa nói với chị Ba:
- Lạ quá, thư của đơn vị anh ấy gởi.
- Đâu đọc coi.
Tôi rút mảnh giấy trong bao thơ ra. Mới nhìn lướt qua mấy hàng chữ đầu, mắt tôi hoa lên. "Chị Nguyễn Thị Hậu. Chúng tôi viết thư này cho chị thật là bất đắc dĩ. Chúng tôi biết chị sẽ đau đớn còn hơn chúng tôi đau đớn, nhưng chẳng lẽ chúng tôi lại giấu chị. Xin chị hãy giữ bình tĩnh và can đảm..." Tôi rùng mình và thấy lạnh gai người. Chân tôi như bắt rễ xuống đất. Tôi vội vàng đưa mắt đọc tiếp. Đọc chưa xong bức thư, tôi đứng hết vững. Tôi kêu trời và lảo đảo tựa người xuống bộ phản, không khóc được, không nói được. Chị Ba Dương hốt hoảng chạy tới đỡ tôi, một tay chị dằng lấy bức thư đọc. Đọc xong chị cắn môi lặng lẽ nhìn tôi và nhè nhẹ vuốt vai tôi. Tôi ngẩng mặt lên, mắt lóa đi không còn nhìn thấy gì nữa. Chị Ba cầm bức thư đọc lại cho tôi nghe. Đơn vị công binh xưởng báo tin chồng tôi chết trong một trận chống giặc nhảy dù, bảo vệ xưởng. Tôi cứ nghĩ là không khi nào lại như thế được. Nhưng những dòng chữ, con dấu và chữ ký của đồng chí xưởng trưởng rành rành ra đó. Sự thật quả là như thế đó. Đúng là nhà tôi đã hy sinh rồi. Chỗ nương tựa chắc chắn nhất của tôi giờ như bị lìa đứt, khiến tôi cảm thấy trơ trọi ghê gớm. Tôi vùng dậy khóc nức, quờ quạng tay bíu lấy chị Ba Dương như bíu lấy một cái gì có thể làm cho nỗi trơ trọi khủng khiếp kia bớt đe dọa tôi. Chị Ba ngồi ghé bên đầu phản. Bên ngoài con tôi lần vách cháu đang gọi: "Má... má..." Chị Ba đi ra bế nó vào. Chị ngồi bên vuốt tóc tôi. Con bé tôi vùng khỏi tay chị Ba, vụt ôm lấy tôi kêu "má má" liền miệng. Tôi ngước nhìn con, như nói với nó: "Con ơi, từ đây má với con sẽ sống ra sao đây?".
Chị Ba nói từng lời một:
- Em Hậu, việc đã xảy ra rồi. Chú ấy mất, có khóc chú ấy cũng không sống lại được nữa. Cố mà bình tĩnh... Chị khuyên em. Chị biết, em đau đớn... Nhưng chị khuyên em, lúc này cần phải có gan chịu đựng. ở bên em, còn có chị và bà con, còn có bác Bảy. Em nên nhớ là em đang có thai, em phải chịu đựng mà nuôi con Thủy, nuôi đứa con nhỏ mà em sắp sanh nó ra đây...
Tôi gục khóc lặng người. Lòng tôi nặng trĩu cô đơn. Chưa lúc nào nỗi đau đớn và cô đơn xâm chiếm lòng tôi cách cực mạnh như lúc này. Cha và mẹ tôi mất hồi tôi chưa biết khóc thương. Lớn lên tôi đã biết thế nào là số phận mồ côi, cái bơ vơ lạc loài của một đứa trẻ không cha không mẹ. Tôi đã sống qua những phút tê tái nhục hờn của một người vợ, một người mẹ, bị kẻ địch làm mất trinh tiết. Song tất cả từng ấy khổ não, chưa cái nào dằn vặt cấu xé tâm hồn tôi bằng cái tin buồn bất ngờ đến với tôi hôm nay. Là vì người vừa mất hôm nay chính là người đã dìu dắt tôi ra khỏi chỗ bơ vơ, là người đã làm an dịu được vết thương tủi nhục trên người tôi. Tôi vừa khóc nấc vừa gọi:
- Chị Ba, chị Ba... Mẹ con em biết làm sao bây giờ...
Chị Ba dỗ tôi:
- "Em nghe lời chị, gắng lên. Chú ấy mất em buồn là phải. Nhưng theo chị, em nên lấy làm vinh dự, vì chú Tư chết cách xứng đáng. Em thấy trong thư các đồng chí đó nói không. Chú Tư cùng với anh em thợ chiến đấu trọn ngày, giết trên ba mươi tên địch, cứu cả xưởng thoát khỏi vòng vây. Đó... như vậy đó. Hậu, em thấy chưa? Em không hổ thẹn có được một người chồng như thế. Con Thủy và cả đứa em nó sắp ra đời, em phải nuôi cho chúng nó khôn lớn. Sau này, em nói cho chúng nó biết rằng chúng nó có một người cha như vậy..."
Tôi càng nghe càng khóc. Không biết lúc ấy nước mắt của tôi ở đâu mà lắm thế. Đến chiều tôi bỏ cơm không ăn. Chị Ba cán bộ xới cơm đút cho bé Thủy. Đêm đó chị ngủ lại với tôi.
Chị Tư Hậu kể cho tôi nghe tới đây thì dừng lại. Chị không khóc, nhưng đôi mắt đỏ lên. Chị ngó đăm đăm về phía hàng cây xa. Chiều đông lạnh, lá cây se mình run rẩy. Tôi ngồi im trên ghế đá. Chị Tư Hậu cũng ngồi im rất lâu. Có đến mươi phút sau chị mới nói: - Những ngày sau khi nhà tôi chết, trời u ám quá. Ban trưa hết sức nồng nực, mồ hôi trong người cứ vã ra. Đến chiều cơn giông gió từ xa đi tới ù ù, nghe như tiếng hàng ngàn cái cối xay lúa đang xay cùng một lúc. Mặt biển tối đen như mực. Biển như đầy bụng, no căng lên. Trên trời những tảng mây màu trắng bấy giờ bị vẩn đục, quyện lại. Gió cứ nổi lên, thổi mây bay rất nhanh và thấp lướt qua đầu các ngọn sao. Đứng tại bãi biển chiều hôm giông tới, người yếu bóng vía có thể cuống lên mà bỏ chạy anh ạ. Lúc đó, con người trở nên bé nhỏ lạ lùng. Gió thổi trên những ngọn cỏ loại nhọn đầu và sắc, rít lên hu hú nghe thật dễ sợ. Chính gió ấy làm cho động biển. Rồi mưa sa đầy trời...
Tôi, tôi đã sống qua những chiều hôm như thế.
Cha tôi vốn không hay khóc, lúc hay tin nhà tôi chết, người từ thị trấn về tới nhà, thở ra mấy tiếng, rồi tiện đống lưới gần đấy người dựa lưng nằm vật ngửa. Tôi đến cha tôi khêu nhỏ ngọn đèn mỡ cá rồi thu người ngồi lặng lẽ như một cái bóng, còn tôi thì cứ ôm con ngồi giường trong. Trong đầu tôi hiện ra không biết mấy mươi lần, hình ảnh của trận ác chiến, chỗ chồng tôi hy sinh. Nghe nói nơi đó là một cánh rừng tràm láng nước, có những thân tràm to nhỏ mọc đứng và Tây nhảy dù trên đầu những ngọn tràm ấy... Cứ thế mà tôi hình dung, nghĩ ngợi. Bên ngoài cha tôi vẫn ngồi trên bộ vạt. Đêm trước cha tôi cũng ngồi thức như thế. Tới khuya người đem rượu ra uống khan một mình. Biết cha tôi đau mắt uống rượu có hại, nhưng tôi không dám can.
Đêm thứ ba, cảnh trời giông gió bên ngoài càng làm tôi tê tái, cô đơn. Con Thủy tôi hãy còn bé quá, nó chưa biết gì. Ngồi trên lòng tôi, hai tay nó cứ bíu tôi hoặc bò quanh quẩn ở góc giường. Mỗi lần sét đánh ầm một cái, con bé vùng nhào lại ôm choàng lấy tôi. Tôi ôm lấy con. Bên ngoài, giông gió ngày một lớn. Mặt biển gào thét dữ dội. Tiếng sóng cả vỗ bờ, tưởng chừng như không lâu sau nó sẽ tràn vào đến nơi mẹ con tôi. Đêm tháng mười động biển như đe dọa tôi, đe dọa con gái lên hai và cả đứa con sắp sửa ra đời của tôi. Trong tiếng gầm gào ấy, tôi nghe vẳng tới lời nói của nhà tôi: "... Con thì còn nhỏ, anh thì đi xa, chỉ trông vào một tay Tư chăm sóc nuôi nấng nó. Con Thủy là hy vọng của anh và Tư, nhưng giờ anh chưa lo được nên anh giao nó cho Tư..." Lời nói khiến tôi đầy xúc động cất lên một tiếng dạ trong đêm nọ, làm thấm thía lòng tôi bấy lâu nay, hóa ra là những lời trăn trối thật. Tôi không mê tín đâu, nhưng tôi tưởng rằng những người trước khi chết, câu nói của họ nó lạ lắm.
Tâm trạng đầy đau xót lẫn âu lo, tôi thầm nghĩ: "Số phận mình như thế rồi, từ nay đành chịu côi cút nuôi con. Xin miễn cho mình sống, sống cực khổ mấy cũng được, để nuôi con nó khôn lớa nghĩ tôi vừa áp đầu con Thủy vào mặt. Trong bóng tối, những giọt nước mắt của tôi ứa ra khóe, từ từ lăn qua gò má và rơi xuống mái tóc đứa con bé bỏng. Bấy giờ bé Thủy đã nằm yên, ngoan ngoãn nghẹo đầu ngủ. Tôi đặt nó nằm xuống giường, kéo chăn đắp lên người nó. ánh sáng chiếc đèn bên ngoài lọt qua kẽ vách, chiếu mờ vào gian buồng. Con Thủy ngủ say. Trên gương mặt nó từ đôi mi mắt đen nháy đến đôi gò má mũm mĩm đều không thấy gợn lên một chiều tư lự nào. Tôi ngồi nhìn con, thấy nó thật đáng tội nghiệp. Con gái đầu lòng của tôi càng lớn lên càng ngoan ngoãn tốt nết. Khổ nỗi, nó lại xinh xẻo nữa. Ngay khuôn mặt, đôi mắt của nó, trông tươi thắm lắm. Không phải vì quá thương con mà dưới mắt tôi con tôi hóa ra đẹp. Rõ ràng cái xinh xắn thơ ngây của nó đã bắt đầu đượm vẻ dịu dàng thùy mị. Nhưng nó còn nhỏ quá, chỉ biết bập bẹ nói cười, ăn và ngủ. Giờ đây nó chưa cảm biết nỗi khổ của tôi. Lúc nó mới bập bẹ nói tiếng nói đầu tiên, mỗi lần đút cơm cho con, tôi thường chìa muỗng cơm bảo: "Bé Hai, bé Hai kêu ba đi". Thế là nó vừa kêu "ba ba" vừa đón lấy muỗng cơm. Đút cho nó ăn một muỗng, tôi lại nói: "Bé Hai ăn cho mau lớn, ba về ba bồng bé Hai nghe!" Cứ thế tôi tập cho con. Đại để cũng như bao nhiêu người mẹ khác tập con gọi cha gọi mẹ. Giờ tôi thấy thật là hoài công quá. Phải chi ban đầu đừng dậy như thế, để tránh được những tiếng gọi gợi thành tủi xót cho tôi và chỉ đem tới thất vọng cho con từ đây trở đi. Nhớ lại một lần, con bé nghe nói ba, nó ngơ ngác tìm, một cô em lối xóm đến chơi liền trỏ ra biển: "Kia, kìa". Con tôi nó quay nhìn ra. Ngoài khơi nó chỉ thấy sóng chao lượn chớ không có người nào là ba nó. Tôi rày cô em nọ và ôm con nói: "Không có đâu, chừng nào ba về thì má bảo". Tôi không muốn nói gạt con, dù là một việc nhỏ, khi nó bắt đầu tiếp xúc được với sự vật xung quanh.
Đứa con mà nhà tôi giao phó cho tôi ấy vừa lớn lên một chút thì mầm thai đứa con thứ hai đã tượng hình trong người tôi. Nó là cái kết quả, cái kỷ niệm sâu sắc của những ngày hạnh phúc trong đau thương - những ngày anh ấy về biển, an ủi khuyến khích và tỏ nghĩa tình đối với tôi. Sau ngày nhà tôi đi, lâu sau tôi thấy trong người có sự thay đổi, sự thay đổi mà tôi đã trải qua một lần. Tôi có viết thư cho anh ấy. Một tháng trước khi nhận được tin anh ấy chết, anh ấy còn gởi thư về căn dặn tôi đủ điều. Khuyên tôi ráng giữ gìn sức khỏe cẩn thận tránh mọi tai vạ bất ngờ để sanh con và nuôi con. Bức thư ấy tôi hãy còn cất đây. Nhưng tai họa không đến với tôi mà lại đến với chồng tôi. Tôi thấy như nhà tôi đã gánh lấy cái chết cho mẹ con tôi vậy.
Trong lúc tôi nghĩ ngợi lan man, bé Thủy đã ngủ được một giấc dài. Nó cựa mình quờ tay tìm tôi. Tôi nằm xuống với nó, nhưng vẫn không tài nào ngủ được. Bên ngoài mưa không ngớt hột. Và biển vẫn gào thét mãi không thôi. Hết nghĩ tới cái chết của nhà tôi, tôi lại nghĩ về những ngày sắp tới. Tôi suy tính và lo lắng trước gánh nặng từ nay đè trĩu trên vai. Người cha mà tôi phải phụng dưỡng thay cho chồng, con cái tôi phải nuôi dạy, nhiệm vụ mà tôi phải lo cho những người mẹ. Bằng từng cái ấy, tôi phải làm tròn. Lại thêm cái việc mới mẻ của chị Ba, bí thư phụ nữ huyện, bàn với tôi hôm trước mà tôi đã nhận lời nữa. Nhưng thôi... có lẽ là tôi sẽ nói với chị Ba cho tôi thôi việc ấy - tôi định thế. Nhưng tính thế rồi, đâu đây những lời của chồng tôi lại vẳng tới"... Cái nghề của Tư có thể giúp cho bà con, có thể làm được công tác, nếu các đồng chí trên có đặt vấn đề đỡ đẻ kết hợp với ngụy vận thì Tư cứ nhận..." Thế là tôi đâm băn khoăn nghĩ lại. Có nên thoái thác không? Nếu tỏ ý thoái thác với chị Ba, chẳng hóa ra mình sai hứa với chính mình, sai hứa với người thân yêu đã khuất. Nỗi cay đắng thân thể bị ô nhục, cái đau đớn chồng chết, hai sự kiện đó như nung như đốt tim tôi - thứ lửa cháy âm ỉ không bốc ngọn, nhưng nóng bỏng lạ lùng. Thực tâm tôi muốn nhận việc, cả trước và sau khi hay tin chồng chết. Tôi biết công việc chị Ba nói với tôi là một công việc hệ trọng, mà tôi có nhiều thuận lợi để làm. Cái trở ngại cho tôi là bận con mọn, không biết bỏ nó cho ai... Qua hai đêm không chợp mắt, mải suy tính lo nghĩ, tôi mỏi mệt ngủ thiếp đi...
Ngủ được một chốc, không biết bao lâu, tôi chợt giật mình bởi một tiếng ngựa hí dài... Trong mơ màng, tôi nghe tiếng một người nào đó đang nói chuyện với cha tôi ngoài nhà. Hồi sau tôi nghe rõ hơn, tiếng một người đàn ông, giọng nói vội vã:
- Bác làm ơn... cho tôi gặp thím ấy một chút.
- Có chuyện gì vậy? - Tiếng cha tôi hỏi.
Người đàn ông vừa thở vừa nói:
- Vợ tôi nó chuyển bụng, nó sắp đẻ. Không nói dấu gì bác, tôi ở Hiệp Mỹ lên đây. Đêm hôm khuya khoắt tôi sợ làm phiền thím ấy. Nhưng tội nghiệp cho con vợ tôi... khổ thân nó.
Cha tôi bảo người đàn ông:
- Anh nên đi mời một cô mụ khác... ở gần chợ, thiếu gì. Con dâu tôi nó ngủ rồi, với lại...
Người đàn ông van lơn:
- Bác à, bác làm ơn giúp tôi... nói với thím ấy. Tôi biết bây giờ đi thì cực lắm, giông gió lớn... Nhưng tôi sẵn có xe ngựa, tôi sẽ đưa thím ấy đi. Tôi đánh xe... à, quên, tôi quên chưa nói với bác là tôi làm nghề đưa bộ hành... bác không lo, tôi để thím ấy ngồi trong mui... tôi đưa thím đi, bác làm ơn...
- Anh nè... nếu như mọi bữa thì tôi kêu nó dậy đi liền. Còn bữa nay... anh lạ nên không biết, chớ chồng nó mới chết, nó đang buồn bực thái quá, nó không muốn đi đâu hết.
- "Ra vậy..." Người đánh xe nói xong thở ra một cái. Hình như sau đó anh ta ngồi phịch xuống đống lưới một cách thất vọng. Bên ngoài, con ngựa của anh ta đập vó xuống cát kéo nhích gọng xe nghe ken két. Giông gió vẫn thổi vù vù. Cứ một chốc con ngựa lại vùng cất tiếng hí vang. Lát sau tôi lại nghe người đánh xe năn nỉ cha tôi, lần này giọng đầy vẻ lo sợ và đau đớn:
- Vậy thì tôi đành về... Tôi e vợ tôi nó không sống được, cả đứa con tôi nữa. Bác nghĩ coi, vợi tôi hôm trước dắt ngựa đi cho ăn cỏ. Thằng xếp bót ra giựt ngựa cưỡi chơi. Sợ nó lấy thiệt, vợ tôi chạy theo đòi. Giữa lúc thằng xếp bị con ngựa tôi hất rớt xuống đất. Đương bị đau, nó lồm cồm bò dậy áp lại đánh vợ tôi...
Nói tới đây giọng người đánh xe như có đọng nước mắt:
- Đá vô bụng... vợ tôi đang có chửa tám tháng, có ác không? Bác coi, bà mẹ nó, nó đánh vợ tôi sao không đánh ở đâu, nhè bụng mà đá... Tôi hỏi bác, như bác thì bác có tức không. Bây giờ vợ tôi sắp sanh, kiếm một con mẹ mụ không ra, thiệt chó đẻ... chó đẻ quá sức!
Trong buồng tôi vùng ngồi dậy. Tim tôi như bị bóp mạnh. ở ngoài anh đánh xe ngưng lại một chút rồi nói tiếp:
- Bác biểu tôi kiếm mụ ở gần chợ à? Đêm hôm mò ra đó đặng ăn đạn của nó sao? Tôi chạy xe vô đây còn phải năn nỉ thằng hương chủ tề thiếu điều gẫy lưỡi nó mới cho đi. Đi còn phải treo đèn, không thời bót nó bắn... Mà vô tới đây rồi cũng như không. Thôi vậy thì thôi, tôi về.
Nói xong, người đánh xe đứng dậy xô cửa. Anh ta còn nói với lại:
- Chồng thím ấy chết, thì bề nào cũng là chết rồi, còn người ta chưa chết mà nỡ để người ta chết luôn sao. Thôi, tôi đi... từ đây tôi biệt có vô đây nữa!
Cánh cửa khép lại một cái rầm đầy vẻ hằn học. Tôi không còn nghĩ ngợi gì nữa, liền chạy xổ ra. Lách mình khỏi cửa, tôi kêu giật giọng:
- Anh ơi! Đợi tôi với... Tôi đi, tôi đi!
Rồi tôi trở vô quờ quạng tìm túi đựng dụng cụ, chạy vụt ra. Tôi nói với cha tôi:
- Phải đi cho họ ba à!
Dứt lời tôi chạy lao ra bóng tối. Xe ngựa mới quay đi mấy bước. Anh đánh xe chưa kịp ra roi, nghe tiếng gọi của tôi thì gò ngựa lại. Anh ta sững sờ nhìn tôi chạy tới. Tôi nhờ anh cầm hộ túi thuốc, rồi đặt chân nơi bàn đạp xe leo lên. Anh đánh xe kinh ngạc nhìn tôi suốt từ đầu tới chân. Nỗi bực dọc của anh ta dịu ngay xuống. Bằng một giọng nóng ấm, anh ta khẽ bảo:
- Thím ngồi nới vô trong không thôi ướt.
Rồi quay mặt ra trước, anh ta vút roi. Con ngựa nhích lui mấy bước, cất vó phóng đi. Chiếc xe mang ánh đèn treo mầu đỏ, xồng xộc chạy trong cơn mưa và trong những luồng gió thổi loạn.
Xe ngựa đến nơi vào lối nửa đêm. Cái nhà anh đánh xe rất hẹp. Nói là nhà không đúng, nó giống như một cái chòi giữ dưa. Trận giông vừa rồi bới nóc nhà tung lên, và vách lá cũng xơ xác cả ra. Tôi nhảy xuống xe vào nhà. Một cảnh tượng đáng thương hiện ra trước mắt tôi. Trên chiếc chõng tre ọp ẹp, chị đàn bà vợ anh đánh xe nằm rũ ra, miệng méo xệch. Chị ta oằn người như bị vật gì phang trúng xương sống. Đầu chị vật sang một bên, tóc xổ tung rũ rượi. Tôi vô cùng bất nhẫn khi nhìn thấy đôi môi chị bặm lại. Cái đôi môi mà bấy giờ những chiếc răng trên cắn chặt môi dưới vẫn không thấy hằn lên một dấu máu. Còn bên dưới, đứa bé đã lọt ra từ bao giờ. Bé em ở giữa hai chân mẹ và mình chưa rời khỏi dây rốn. Miệng em nhóp nhép khóc, nhưng khóc không thành tiếng nữa rồi. Trên người em, nhau nhớt đã khô lại, tóc như bị một lượt hồ đắp lên. Thân thể bé bỏng của em càng trông càng đáng tội nghiệp. Nghe tiếng khóc đã khản và nhìn nhau nhớt dán khô trên mình em bé, tôi biết là em lọt khỏi lòng mẹ đã lâu, có thể ngót hai tiếng đồng hồ, khi chúng tôi bắt đầu ở bãi đi. Anh chồng tái mặt đứng líu díu bên tôi. Việc đầu tiên là tôi vuốt sợi giây máu nơi cuống rốn cho máu sang hết qua người đứa bé. Sau đó tôi mở túi lấy một lưỡi dao, thứ lưỡi dao cạo râu, cắt rời đứa bé và người mẹ ra. Tôi thét bảo anh chồng đi nấu nước. Anh ta vâng lời tôi ngay. Lúc đó tôi ra lệnh gì anh ta cũng phải làm.
Chị vợ càng kêu thét tợn, và chị giương cặp mắt lờ đờ nhìn tôi. Chị ta đang đau đớn, vì cuống rốn còn, nhau chưa ra được. Trường hợp này tôi biết, không lấy nhau ra kịp, có thể nhau sẽ dính vào tử cung, và tính mạng người mẹ mười phần chết chín. Lúc đó tôi thấy mồ hôi tháo khắp ra người. Anh biết tôi nghĩ gì không? Chắc anh sẽ tưởng là tôi kinh hãi trước tính mạng nguy kịch của người mẹ? Không phải. Tuy lúc tôi đến thì chị ấy đã đẻ rồi, nhưng nói muộn thì chưa muộn. Đứng trước cảnh đó, tôi sợ hãi vì tôi nghĩ rằng nếu ban nãy tôi không dẹp nổi cơn buồn bã để đi đến đây thì rồi chắc tôi sẽ phải mang tội và ân hận suốt đời.
- Trời ơi là trời! - Chị đàn bà lại kêu.
Tôi cúi xuống vuốt lại tóc chị:
- Chị đau lắm à! Cố chịu một chút. Có tôi đây, không sao đâu. Chị ta nghe tôi nói nhìn tôi một chặp. Rồi bỗng chị bíu lấy tôi. Anh biết để làm gì không. Chị ta véo ngắt vào tay vào sườn tôi. Véo ngắt đến đau. Nhưng tôi vẫn cứ để yên. Những cái ngắt véo của chị ta tôi đâu có lạ gì. Tôi đi đỡ gặp như thế là thường. Mà tôi đã trải qua, tôi biết. Đẻ đã đau rồi huống chi như chị ta đẻ xong hằng mấy tiếng đồng hồ mà nhau vẫn chưa lấy ra.
Anh chồng cho hay là nước đã sôi. Tôi bảo anh ta đổ nước sôi vào hai chậu. Thông thường một chậu để tắm em, một chậu để rửa ráy. Nhưng khổ nỗi trong nhà chỉ có một cái vịm.
- Làm sao bây giờ thím? - Anh ta quýnh quáng hỏi tôi.
Đàn ông gì mà vợ sắp đẻ lại khờ như thế, không lo trước để bây giờ cứ cuống lên. Tôi nửa muốn trách anh ta nửa muốn bật cười. Tôi sục vào bếp, lôi ra được một cái trã lớn, thứ trã nấu bánh. Tôi liền kỳ cọ sạch rồi đổ nước nóng vào pha với thuốc đỏ, lo khử trùng dụng cụ. Dụng cụ dùng vào việc đỡ đẻ của tôi hồi ấy đơn giản thôi. Một lưỡi lam cạo râu thay cho kéo để cắt rốn, hai cây kẹp, một cái "póc" để làm la-vơ-măng, một hộp bông băng với chai thuốc đỏ. Ngoài ra thì có chiếc ống tiêm với vài mũi uyn-cam-phrê.
Sau khi cắt nốt rốn và buộc chỉ nơi đầu rốn cho đứa bé xong, tôi sắp lo đem cái nhau ra, bỗng nhiên có tiếng súng nổ ran lên. Súng nổ rất gần nghe điếc cả tai. Tôi và anh chồng chị nọ hoảng quá. Anh ta dậm chân kêu:
- Mấy ông du kích ra khuấy lô-cốt Cầu Sắt rồi. Mưa gió như vầy mà mấy ông phá nó làm chi, khổ thân tôi, biết làm sao bây giờ!
Tôi cũng lính quýnh. Dứt cái loạt súng vừa rộ lên đó, kế lại có tiếng súng nổ tạch tạch đùng đùng. Anh đánh xe bứt tai:
- Động ổ nó rồi, trời!
Quả là bọn lô-cốt Cầu Sắt bắn trả lại du kích. Chúng nó bắn lung tung không ngớt. Đạn bay véo véo trong mưa. Thình lình nhiều viên đạn từ vách lá bên này lọt sang vách bên nọ, cắm chen chét xuống đất ướt quanh nền nhà. Tôi lúng túng không biết day trở ra sao. Cái chết kề bên tôi. Muốn sống có thể nhân tiếng súng vừa ngớt bỏ chạy may ra thì sống. Tôi run lên. Có thể một viên đạn nào đó sẽ ghim vào người tôi, bắt tôi phải bỏ con tôi được lắm. Mấy phen tôi dậm chân muốn chạy rồi anh ạ. Mà tôi không chạy được. Cái buộc chân tôi lại lúc ấy là lương tâm tôi, là người mẹ trên giường và em bé sơ sinh kia. Chị ta còn bị đe dọa hơn tôi gấp bội phần. Tiếng súng nổ ra giữa lúc cái nhau còn dính trong người chị. Đứa con chị thân thể vẫn còn nhầy nhụa tanh bẩn, ngóc đầu quờ quạng.
Tôi cố lấy lại bình tĩnh. Vả lại ban đầu thì sợ, nhưng sau hình như cũng dạn tai với tiếng súng nổ vậy. Liệu chừng hướng đạn đi xé vách ban nãy tôi tránh luồng đạn bằng cách thụp hai gối chân xuống. Tôi bắt đầu đè tay lên dạ con chị nọ, xoay xở tìm cách đem cái nhau ra. Bọn giặc ở lô-cốt vẫn bắn vãi chung quanh. Tiếng súng nổ bấy giờ không làm tôi lo lắng bằng tiếng kêu rên của người mẹ. Không thể chậm trễ được một phút nào nữa. Một tay tôi nắn nhẹ, một tay dùng kẹp kẹp lấy mép nhau. Cuối cùng tôi lấy cái nhau ra được. Tôi thở một hơi dài, nhẹ cả người. Lúc ấy tiếng súng cũng ngớt đi. Anh chồng nọ nói như khấn:
- Có lẽ mấy ổng rút rồi đa thím?
Tôi rửa ráy thay quần áo cho chị ta, đoạn tắm đứa bé. Em bé được tôi ủ chăn cho, xem chừng ấm áp, cất tiếng khóc oe oe. Anh chồng bưng bếp củi lên. Tôi dọn dẹp mọi thứ, thay chiếu, và lấy một chiếc chiếu khác vắt lên xà ngang che gió từ ngoài lùa vào. Anh chồng tuy dốt về việc vợ đẻ, nhưng được cái hết tình, tôi bảo gì cũng làm ngay. Khi tôi tỏ ý lo ngại về mấy chỗ vách bị gió giật rách, tức thì anh ta đi ôm một bó lá chầm lui cui che lại cho kín. Gian nhà nhờ vậy mới có vẻ yên ổn, ấm cúng lên. Qua ánh lửa than riu riu cháy và qua tiếng khóc oe oe của em bé, vẻ mặt của người mẹ trên giường cũng khác trước. Đôi mắt chị ta ướt sáng, gò má chị ta mới hồng lên được một chút.
Tôi đến ngồi bên, kéo chăn đắp lên ngực chị. Tôi hỏi chị có thấy bớt đau chưa. Chị gật đầu. Kế đó chị mở mắt nhìn tôi không chớp, nhếch miệng muốn nói gì, nhưng lại rụt rè cúi mặt xuống. Tôi bảo chị:
- Xong cả rồi. Bây giờ ngủ đi, cứ ngủ đi nghe!
Chính lúc tôi thốt bảo chị ta ngủ thì mắt tôi cũng cay xè. Do hai đêm qua tôi không chợp được mắt. Mới vừa đi xa, đến nơi bắt tay vào lại bị cái tiếng súng kia khủng bố, nên sau đó trong người rất mệt. Gà trong xóm đã gáy hiệp nhất. Anh chồng sửa soạn cho tôi một chỗ ngủ. Vừa đặt mình xuống, hai mắt đã híp lại. Trong lúc mơ màng vào giấc, mơ hồ nghe có tiếng gì kêu oác oác, và tiếng đập cánh phành phạch. Mệt quá, tôi ngủ thiếp đi.
Trời rực sáng tôi trở dậy. Chị đàn bà với em bé qua đêm bình yên. Tôi căn dặn anh chồng mấy điều coi sóc vợ con rồi sửa soạn ra về. Anh giữ tôi lại, bưng lên một nồi cháo và một đĩa thịt gà xé lớn, buộc tôi phải ăn. Thấy tôi đòi về bộ, anh ta nhất định không chịu, hè hụi dắt ngựa đi thắng xe để đưa tôi lên bãi Sao. Tôi phải cản lại:
- Nhà anh đơn chiếc không có ai, anh ở nhà mà coi sóc chị ấy với cháu. Tôi đi bộ về được rồi.
Nói mãi anh ta mới nghe. ảnh vò vò hai bàn tay nói:
- Tôi mang ơn thím lắm. Thế nào cũng có bữa tôi vô trả ơn thím. Chừng nào có đi ngang ghé nhà tôi nghe. Hỏi Mười Hợi xe ngựa ai cũng biết!