Chương 3
Tác giả: Boileau - Narcejac
Madeleine men theo toà nhà nghị viện nơi có anh quân cảnh ôm cây súng trường có gắn lưỡi lê đi qua đi lại. Cũng như hôm qua, nàng rời khỏi nhà ngay sau khi Gévigne đi làm. Nhưng lần này nàng đi nhanh hơn, và Flavières đi theo sát, nàng băng qua đường không ngó trước ngó sau. Nàng đi đâu đây? Hôm qua nàng mặc bộ quần áo màu nâu bình thường đội mũ bê rê. Ðôi giày mặt bằng làm dáng đi của nàng khác hẳn hôm trước. Nàng trông trẻ hơn hôm qua, có vẽ còn con gái khi mang túi xách dưới vai. Nàng đang đi trên đại lộ Saint Germain và núp dưới bóng mát của bức tường cao. Chắc cô ta đến Luxembourg, hay ở sảnh đường Géographie... Hoặc giả tham dự vào buổi gọi hồn? Thoảng cái, cảm thấy như mình hiểu rõ mọi sự. Ðể chắc chắn hơn, anh bước nhanh đến cạnh nàng. Anh ngửi thấy mùi nước hoa nàng đang dùng, một mùi nước hoa khó diễn tả, mùi thơm mà người ta ngửi thấy nơi bông hao héo tàn, mùi đất sét. Không biết anh đã ngửi qua mùi này ở đâu. Trong lối mòn nghĩa trang Passy?Anh thích mùi này, bởi nó gợi anh nhớ đến ngôi nhà bà ngoại ở cạnh sườn Saumur. Muốn đến nhà bà ngoại phải leo bằng thang giống trong truyện. Những người hàng xóm thì ở trong các hốc đá. Những ống khói nhô lên gần bờ biển, những làn khói đen màu gạch trắng nhả ra từ những khu dơ bẩn. Những ngày hè anh thường rảo nhanh đưa mắt nhìn vào những nới cư trú lạ lùng. Nhà? Hầm?
Không làm sao rõ được. Một lần anh đã vào một hốc đá bỏ trống, chỉ có một chút ánh sáng lọt vào. Tường lạnh lẽo, sấn sùi giống xương sườn của một cái hố, sự im lặng ở đây thật gớm ghiếc. Ðêm xuống tiếng chuột chũi nghe rõ mồn một, đôi khi sâu bọ từ trần rớt xuống, cánh cửa lung lay mở ra, dưới hố một luồn khí ẩm mốc bay lên. Phía trong có thể là những đường hầm quanh co giữa lòng hang đá. Sự sợ hãi bắc đầu từ đó. Trên ngưỡng những hốc đá này mộc đầy nhưng nấm màu xám. Ðất ở đây có mùi nước hoa mà Madeleine đang dùng. Nơi đây, trên con đường ít nắng, có những chiếc lá rụng rải rác, giống như hình dáng của những bàn tay vẫy gọi. Flavières cảm nhận sự thu hút của bóng tối và khám phá ra tại sao Madeleine đã rung động. Những hình ảnh khác lại khơi dậy trong anh. Năm 12 tuổi anh đã đọc một cuốn truyện Kipling tựa đề... Khi ánh sáng tắt... Dưới ánh chiếu của vách đá này. Trang đầu cuốn truyện in hình một thiếu nữ và một chàng thiếu niên. Cả hai nghiêng đầu bên khẩu súng lục, và một dòng chú thích thật vô lý đã luôn là sự xúc động đến rơi nước mắt của Flavières. Ðây Barralong chính là con đường dẫn đến cực nam Châu Phi.
Người con gái trong truyện mặc toàn đen giống Madeleine bây giờ. Người con gái mà trong giấc ngũ anh nghe được bước đi của nàng. Tất cả những điều này thật ngớ ngẩn, ít nhất đối với một người như Gévigne. Nhưng đó lại là sự thật, trên mặt nào đó, một sự cố thật như một giấc mơ đã mất, và tìm lại được trong một huyễn hoặc hiển nhiên. Madeleine vẫn đi phía trước mảnh dẻ, đen huyền trong bóng đêm, và anh ngửi thấy mùi hoa cúc đâu đây. Cô ta quẹo qua đường Saintspères và Flevières cảm nhận một sự thoả mãn cay đắng. Ðiều này thật ra nghĩa gì, nhưng... Ngôi nhà Gévigne đã nói hiện ra kia rồi. Madeliene đã vào đấy, phía dưới, theo lời Gévigne là một tiệm bàn đồ cổ. Nhưng Gévigne đã lầm ở một điểm, ngôi nhà này là một khách sạn. Khách sạn Family Hotel.
Khách sạn này không quá hai mươi phòng, xinh xắn, mà khách phần lớn là tĩnh, các giáo sư, các thẩm phán. Ở cửa treo một tấm bảng để: Hết phòng.
Flavières đẩy cánh cửa gió bước vào, một phụ đang đan áo ở quầy tiếp tân dưới ngọn đèn chong, ngước mắt kiến nhìn lên như dò hỏi:
- Tôi không có ý định thuê phòng. Tôi chỉ muốn hỏi xem bà vừa vào trước tôi tên gì? - Flavières lên tiếng.
- Ông là ai?
Flavières đưa thẻ thanh tra cảnh sát cũ ra, tấm thẻ mà anh đã giữ như giữ ống điếu xưa, những cây bút máy không con xài được, những hóa đơn đã quá hạn...
Bóp anh đầy những lá thư đã đỗi màu, những hoá đơn bưu điện, biên lai gởi tiền, mà đây là lần đầu tiên anh sử dụng. Bà già vừa đan vừa quan sát anh.
- Madeleine Gévigne.
- Có phải Gévigne đến đây lần đầu tiên.
- Không bà ta vẫn thường đến đây luôn.
- Bà ta tiếp ai trong phòng?
- Không. Ðây là một thiếu phụ đứng đắn.
Mặt nhìn xuống mảnh áo len đan dở, bà cười có vẻ ranh mãnh.
- Bà làm ơn cho biết, có phải bà ta tiếp ai đó? Ðại khái một người bạn gái.
- Không, bà ấy không tiếp người nào.
- Vậy bà ta làm gì trong ấy?
- Tôi không biết, tôi không canh chừng khách.
- Bà ấy ở phòng nào?
- Lầu 3 số 19.
- Căn phòng này đẹp?
- Ðây là một phòng đủ tiện nghi, chúng tôi có nhiều phòng đẹp hơn, nhưng bà chẳng màng. Tôi chọn phòng số 12 cho bà, nhưng bà đổi căn số 19. Bà thích ở lầu, nhìn xuống sân.
- Tại sao?
- Không biết. Có thể tại ánh sáng mặt trời.
- Vậy là rõ. Bà ta thuê căn này...
- Thuê tháng
- Ðúng hơn là một tháng
- Bà ta thuê được bao lâu rồi.
Bà lão ngừng đan lật sổ.
- Ðã hơn ba tuần nay.
- Thông thường bà ấy có ở lại lâu?
- Tuỳ. Có lúc một, lúc ngắn hơn - Bà ấy không có hành lý?
- Không có gì.
Hai người nhìn nhau.
- Cám ơn bà.
- Không có chi.
Bà lại tiếp tục đan. Anh đứng chựng lại, bàn tay sờ vào cái quẹt máy trong túi. Vậy là hỏng. Không biết bắt đầu như thế nào. Anh muốn lên trên nhìn vào lỗ khoá, nhưng anh biết rõ là không thể và anh chào bà già để đi ra.
Tại sao là căn phòng ở lầu ba nhìn ra sân? Flavières mang theo những thắc mắc.
Phải chăng là căn phòng xưa kia Pauline đã ở? Nhưng Madeleine đâu có biết được chi tiết này, và nàng cũng không rõ vụ tự tử. Vậy thì sự huyền bí nào đã dẫn nàng đến đây thuê phòng này. Flavières tự tìm vài đáp số: ám thị, thị kiến, khủng khoảng nhân cánh, nhưng cuối cùng anh ta không thấy giả thuyết nào đúng. Madeleine từ trước đến nay vẫn bình thường, quân bình. Hơn nữa, nàng được theo dõi một cách thận trọng bởi các bác sĩ tài giỏi. Vậy thì có điều không ổn gì đấy?
Anh đi trở ra và đột nhiên chạy, Madeleine đi ra khách sạn và đang đi về mé sông. Nàng đã ở lại khách sạn khoảng nửa giờ, nàng đi hấp tấp về phía ga xe lửa Orsay, ra dấu gọi taxi. Flavières cũng nhảy lên chiếc khác và ra lệnh:
- Theo chiếc Renault kia.
Madeleine ngồi trên chiếc Simca phía trước, dường như nàng cố tình tránh anh, nếu nàng nhìn trở lại thì sao nhỉ? Ðường đông nghẹt xe cộ, trên cầu Concorde và đại lộ Champs Elysees đông đúc như trong thời gian trước chiến tranh. Chiếc taxi Madeleine đang chạy về hướng quãng đường Etoile Anh nghĩ: vậy là nàng về nhà.
Lính tráng đầy đường, những chiếc xe đi từng đoàn như trong ngày quốc khánh 14- 07. Flavières không thấy gì đáng phàn nàn với lối sống ồn ào và hơi bị hăm doạ thường xuyên này. Chiếc Renault quẹo qua Arc de Triomphe và hướng về phía Porte Maillot. Con đường Neuilly đang chạy dài trước mắt dưới ánh sáng mặt trời. Xe ít dần và chạy chậm lại, kiếng qua xuống và mui được kéo ra, anh tài xế taxi lên tiếng:
- Chắc là phải cấp thẻ xăng, cả taxi cũng vậy.
Flavières tự nhủ, qua Gévigne, anh cần bao nhiêu xăng cũng có thôi, mười lít, nhiều hơn hay ít hơn trong mưu mô của việc tiếp tế.
Ðột nhiên anh la lên:
- Dừng.
Madeleine đang xuống xe ở dưới dốc cầu Neuilly. Flavières đã chuẩn bị sẵn tiền lẻ để đỡ mất thì giờ. Anh thấy Madeleine đi hững hờ như hôm qua. Nàng đi dọc theo sông Saints Peres và bến sông Courbevoie này. Tại sao nàng lại đi dạo nơi này. Các bến sông ở Paris đẹp hơn nhiều. Chắc nàng muốn trốn tránh nơi đông người, nàng đang suy nghĩ, mộng mơ gì khi theo dõi dòng sông lặng lẽ trôi? Anh nhớ đến những hòn đảo nhỏ ở Loire, những lượn cát nóng bỏng dưới chân, và lũ ếch nhái kêu nho nhỏ từng chập một dưới những rặng liễu. Anh thấy mình hòa đồng với nàng và thèm muốn được bước nhanh và tiếp cận nàng. Cần gì phải nói với nhau. Cả hai cùng đi cạnh nhau nhìn đoàn tàu đang chậm chậm trôi qua. Vậy là bắt đầu lạc đề rồi, anh vội dừng lại, để nàng đi lên trước. Anh nghĩ nên về, nhưng trong cuộc theo dõi này có điều gì đó làm anh chếch choáng, một tí mập mờ, mê hoặc. Từng đống cát, từng đống đá, một chiếc cần câu ọp ẹp, một chiếc cần câu, những toa xe đẩy trên đường ray rỉ sét. Phía bên kia là những hòn đảo Grande Jatte xám xịt.
Nàng đến đây để làm gì? Và còn định đi đến đây nữa. Chung quanh đây chỉ có hai người: kẻ trước người sau. Nàng bước đi, mặt không quay lại, mắt nhìn về núi sông. Thời gian trôi, nỗi sợ hãi xâm chiếm anh. Chết, đây đúng là một cuộc chạy trốn, hoặc một cuộc khủng hoảng thần kinh? Trước đây anh đã từng gặp những kẻ mất trí đi dọc đường, ngớ ngẩn, ngất ngư, nói như trong mộng du.
Anh đến cạnh, vừa lúc Madeleine đang quanh qua ngõ, và ngồi nơi quán nước, một cái quán gồm ba cái bàn ghế cũ kỹ được trải bằng loại vải đã bạc màu.
Flavières ẩn sau mấy thùng thiếc theo dõi từng cử động. Nàng lấy từ trong một túi xách ra một tờ giấy trắng, một cây viết máy, và dùng tay lau mặt bàn, chủ quán chẳng thấy đâu, nàng châm chú viết, mặt căng thẳng. Flavières nghĩ:...
Chắc nàng yêu ai đó, và người này đang bị động viên… , nhưng cuối cùng giả thuyết này cũng chẳng mấy có giá trị hơn những giả thuyết trước. Bởi tại sao nàng lại phải đến đây để viết thư, trong khi nàng có điều kiện viết thư tại nhà mà không bị ai quầy rầy! Nàng viết nhanh, không ngập ngừng, có lẽ trong khi đi hoặc nửa giờ này ở trong khách sạn đã tính sẵn. Ðiều này trông có vẻ tưng tửng, có thể một lá thư tuyệt mạng? Vì sao nàng phải đi mãi lên những lối mòn này?
Tại sao nàng lại đến thăm mộ Pauline Lagerlac?
Chắng thấy ai trong quán đi ra, chủ nhân quán này chắc cũng như bao người khách đang ở nơi trận tuyến.
Madeleine xếp thư và cất lại cẩn thận. Nàng nhìn quanh, vỗ tay, trong nhà vẫn không động đậy. Nàng đứng lên trên tay cầm lá thư. Chắc nàng sắp đi...
Madeleine chần chừ, Flavières tìm cách đọc tên người trên bì thư qua vai nàng.
Nàng lại đi về phía bờ sông cạnh những thùng phuy. Anh ngửi thấy mùi dầu thơm nơi nàng. Một làn gió thổi tốc chiếc váy nàng đang mặc. Mặt nàng nhìn nghiêng bất động, không cảm thấy xúc lo âu, đầu cúi xuống, tay mân mê phong thư, và đột nhiên xé làm đôi, làm bốn và thành những mảnh vụn nhỏ bay trong gió, rải rác khắp nơi, trên đất, trên đá, trên mặt sông lăn tăn sóng và theo dõi chúng. Nàng phủi tay, như phủi bụi, như để phủi sạch một sự tiếp cận nào đó mà nàng không muốn có. Nàng dùng mũi giầy, hất những mảnh giấy vụn trên cỏ, xuống sống. Không còn mảnh giấy vụn nào. Nàng thản nhiên bước thêm một bước nữa, những giọt nước bắn lên bờ, văng tung tóe phía Flavières.
“ÔMadeleine.
Nấp phía sau thùng phuy, anh chẳng rõ gì cả. Chỉ còn mảnh giấy trắng phấp phới bay, rồi đáp, rồi lại bay lên giữa đám sỏi đá, giống như chú chuột con.
- “ÔMadeleine.
Anh cởi áo ngoài, áo gió, và gấp rút nhảy xuống sông. Nước lạnh muốn bể lồng ngực, nhưng anh luôn miệng kêu lớn, giọng điệu điên cuồng “Madeleine, Madeleine”.
Tay anh quơ lung tung, đụng nhằm bùn đen, anh trồi lên, nhìn thấy cách đó mấy thước lưng nàng nổi lên, mềm nhũn và nàng như một thây ma. Anh bơi tới giữa hai làn sóng chụp lấy người nàng, cố sức dành lấy nàng thoát khỏi dòng chảy của sông. Ngực anh nóng ran lên, hít thở mạnh, mắt đầy lệ và nước dường như thấy nàng đang trôi xa dần. Nghỉ thở một lúc, anh nhảy nghiêng, móc phải mảnh vải, tay anh rờ rẫm và đụng cổ nàng, kẹp chặt đầu nàng trong tay, tay kia giơ lên đỡ. Người nàng thật nặng, dường như nhấc lên từ một lỗ trống, vứt khỏi móng vuốt của dòng sông.
Flavières nhìn thấy bờ sông, không xa mấy, nhưng anh bắt đầu kiệt sức. Anh thở mệt nhọc vì lâu nay thiếu luyện tập. Hít một hơi dài không khí, băng chéo qua bên kia nơi có chiếc ghe đang đậu, vai tựa vào dây lòi tói, người ngửa ra, và buông mình xuống mé sông, chân anh cảm thấy đụng mấy bực đá ngập nước.
Rời dây lòi tói, từng bước một leo lên, người Madeleine dáng chặt vào người anh, một dòng nước chảy xuống từ hai người, họ cảm thấy nhẹ dần. Anh đặt nàng xuống một bậc thang đổi lại tư thế, dùng hết sức mạnh, anh ôm nàng dậy dìu lên bên trên, quỵ xuống, nằm xoải tay bên cạnh nàng, mắt trắng bệt. Gió thổi mát mặt. Madeleine trở người. Anh ngồi dậy nhìn nàng. Trông Madeleine thật tội nghiệp tóc dính vào má, da trầy trụa, như đang tìm nhớ lại điều gì.
- Cô không chết.
Nàng nhìn anh. Ánh mắt như từ đâu xa xôi. Nàng thì thào và thiếp đi:
- Tôi không hiểu gì cả. Chết cũng có gì bậy đâu.... Anh siết chặt, nâng nàng đặt trên vai mình. Nàng không nặng lắm nhưng khi anh vác nàng đến cửa quán thì đôi chân anh run lẩy bẩy.
- Có ai trong đó không?
Anh đặt nàng đứng xuống bên quầy rượu. Nàng run run đến tội nghiệp, hai hàm răng đánh bò cạp.
Có tiếng từ bên trong nói ra:
- Tôi đến đây.
Một phụ nữ từ sau bếp đi ra, tay bồng một cậu bé. Anh giải thích:
- Một sự rủi ro. Chị có áo quần nào cũ cho tôi mượn đỡ. Chúng tôi ướt hết.
Anh cười ngớ ngẩn để chị ta yên tâm.
Chú nhóc khóc ré lên và bà mẹ lại ru. Chị ta phân trần:
- Thằng bé mọc răng.
- Có gì cho chúng tôi thay đổi. Tôi sẽ đi kiếm taxi. Tôi phải đi kiếm áo ngoài, bóp tôi để trong ấy. Rót cho bà ta một ly cognac, loại mạnh dùm tôi nhé!
Anh cố tạo một không khí thân mật. Ðể Madeleine tin cậy và để chị chủ quán tin ở sự rủi ro của họ. Anh cảm thấy vui vẻ, ý tứ, và nói với Madeleine.
- Cô ngồi xuống đây.
Anh đi dọc mé sông vắng lặng nhặt áo khoác lên. Tắm vào mùa này cũng không có gì quan trọng, nhưng chắc cũng chẳng mấy ai muốn tắm. Ðiều làm anh xao động nhất là việc Madeleine đã bình thản đi qua bờ sông và hơn nữa, đáng ra phải vùng vẫy nàng lại phó mặc với sự kiên trì ma quái. Dường như nàng chẳng đếm xỉa gì đến cái chết. Anh tự nhủ là sẽ không bao giờ lơ là nữa, và phải bảo vệ cuộc sống của chính nàng, vì theo anh, hiện nàng không hoàn toàn bình thường. Anh mau trở về quán để sưởi ấm. Người thiếu nữ với đứa bé đang ôm trên vai, đang rót hai ly cognac.
- Bà ấy đâu?
- Ðang thay đồ bên cạnh.
- Cho tôi mượn điện thoại để gọi taxi.
- Bên kia. Chị hất hàm chỉ cuối phòng.
- Chỉ có một chiếc áo màu xanh. Ðược không?
- Tốt.
Madeleine từ sau bếp đi ra, và anh cảm thấy thêm một cú... Sốc... Mặc một áo bông, chân mang giày da không vớ, nàng là một Madeleine khác, không đến nổi tệ lắm.
- Anh mau đi sưởi cho khô đi. Thành thật xin lỗi lần sau tôi sẽ để ý hơn.
Flavières càu nhàu:
- Tôi hy vọng không có lần khác.
Anh chờ đợi một lời cảm ơn, chờ đợi một điều gì đó có vẻ cảm động, vậy mà nàng cố làm ra vẻ đùa cợt. Giận dữ, anh thọc tay vào chiếc áo xanh quá khổ.
Trong phòng bên, hai người đàn bà đang thì thầm, có vẻ đồng loả, và anh thấy niềm vui tan vỡ, anh khám phá ra rằng chiếc áo này không nút áo và đầy dầu mỡ chắc dùng để lau chùi gì đây. Cơn giận đột xuất, anh ta trút sang Gévigne.
Gã phải trả giá vụ này thôi, và vợ anh ta rồi sẽ do một người khác săn đón.
Tiếng kèn taxi vang lên ngượng nghịu, mặt anh đỏ rần và anh đẩy cửa vào bên trong.
- Bà chuẩn bị xong chưa?
Madeleine đang bồng đứa bé trong tay:
- Nói nhỏ nhỏ, kẻo đánh thức nó dậy. Nàng nhẹ nhàng trao đứa bé cho mẹ nó, cử chỉ này làm anh phát cáu. Anh gom đồ ướt lại, đặt tờ bạc dưới ly rượu còn đầy rượu và đi ra. Madeleine đi theo, anh hỏi giọng lạnh tanh:
- Bà cần tôi đưa đi đến đâu?
Madeleine lên xe, nàng đề nghị:
- Ðến nhà anh đi. Tôi nghĩ chắc anh cần thay đồ cho đàng hoàng. Phần tôi không có gì quan trọng.
- Nhưng bà cũng cần cho tôi biết tên tuổi, địa chỉ?
- Ở đường Kléber. Tôi là bà Gévigne. Nhà tôi là kỹ nghệ gia đóng tàu.
- Tôi là luật sư Flavières.
Anh hạ kính xuống rồi nói với tài xế.
- Góc đường Maubeuge Lamartine.
- Anh cho tôi rõ điều gì vừa xảy ra.
- Tôi thì biết rõ bà định tự tử.
Anh đợi một lời phản đối.
- Bà nên tin tôi. Tôi đã hiểu rõ câu chuyện. Buồn hay thất vọng làm bà ra thế?
Giọng nàng chùng xuống.
- Không. Không như anh nghĩ.
Một lần nữa, người đàn bà với cây quạt, một Madeleine khác người mới ngày hôm qua đứng trước ngôi mộ bị bỏ quên.
- Tôi muốn nhảy xuống sông, nhưng xin thề là không rõ tại sao!
- Vậy còn lá thư?
Nàng đỏ mặt:
- Thư là gởi ông nhà tôi. Nhưng những điều tôi muốn nói với anh ấy có vẻ kỳ quặc vì thế tôi...
Nàng quay mặt sang Flavières, đặt tay nàng lên cánh tay anh.
- Vâng có nghĩ rằng người ta có thể sống lại? Tôi muốn nói người ta có thể chết rồi sống lại qua một hình hài khác. Vâng thấy đó. Vâng cũng không trả lời được. Chắc ông cho tôi là một người điên.
- Không.
- Tôi đâu có điên, dĩ vãng của tôi như từ đâu xa xôi lắm. Ngoài những kỷ niệm thời con gái, có một cái gì khác, như một đời sống khác mà tôi ý thức được. Không rõ tại sao mà tôi lại thuật cho ông điều này.
Flavières lắp bắp:
- Bà cứ kể tiếp.
- Tôi thấy những điều mà chưa từng thấy... Những gương mặt chỉ sống trong ký ức. Nhiều lúc tôi cảm giác như mình là bà cụ già. Giọng nàng đột nhiên the thé, và Flavières ngồi yên lặng nổi da gà, nàng tiếp:
- Có lẽ tôi bệnh. Nhưng nếu tôi bệnh thì những kỷ niệm như vậy làm sao tôi rõ nét được, nó sẽ không trật tự, không mạch lạc...
- Nhưng ban nãy bà đã bị khuất phục bởi sự kích thích bất ngờ, hay là tuân theo một quyết định có suy nghĩ?
- Dường như theo một quyết định, nhưng không định hình rõ trong đầu. Tôi cảm thấy càng lúc tôi càng giống như một người xa lạ, và đời sống thực của tôi lại ở phía sau. Tại sao? Theo mọi người và cả anh, cái chết là bề trái của sự sống. Riêng với tôi...
- Tôi xin bà đừng bao giờ nên nói vậy. Hãy nghĩ đến chồng bà!
- Tội nghiệp Paul nếu anh ấy biết.
- Ðúng vậy. Ðừng để ông ta biết. Ðiều này nên trở thành điều bí mật.... Ðột nhiên nàng mỉm cười sinh động khác thường. Nàng nói:
- Ðúng là bí mật nghề nghiệp. Tôi ổn định lại rồi. May mắn có anh ở đó lúc ấy.
- Ðúng vậy, tôi cần một ông thầu khoán mà công trường ở đó không xa mấy, nếu trời không đẹp chắc tôi tự lái xe đi.
- Thì tôi sẽ chết.
Taxi ngừng lại.
- Ðến nơi rồi. Xin lỗi trước vì nhà cửa luộm thuộm. Tôi độc thân, lại quá bận rộn.
Không có một ai ở tiền đình toà nhà, cũng không có ai ở cầu thang. Flavières sẽ khó chịu khi gặp ai đó bắt gặp anh ăn mặc như thế này.
Ðiện thoại reo, trong khi anh đang mở cửa cho Madeleine vào.
- Xin lỗi một phút, chắc thân chủ gọi. Bà tự nhiên.
Anh chạy vô văn phòng. Ðầu bên kia tiếng Gévigne.
- Tôi gọi anh hai lần. Tôi vừa bất chợt nhớ đến vài chi tiết về vụ tự tử của bà Pauline. Bà nhảy xuống sông tự tử. Tôi không rõ chi tiết này có ích gì cho anh không, nhưng tôi vẫn phải cần cho anh biết? Có gì lạ?
- Tôi sẽ thuật anh rõ, hiện tôi có khách.