watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người tình kỳ lạ-Chương 8 - tác giả Boileau - Narcejac Boileau - Narcejac

Boileau - Narcejac

Chương 8

Tác giả: Boileau - Narcejac

Không, không phải nàng. Anh lại đến suất thứ hai, lạnh lùng nhìn lên màn ảnh, chờ đợi khuôn mặt ấy xuất hiện, tập trung sẵn sàng chộp lấy và giữ lại hình ảnh này. Và hình ảnh này hiện ra không đầy một giây, một nửa người anh, một lần nữa, run rẩy, trong khi nửa kia bất động. Dứt khoát là không thể nào lầm lẫn được. Người phụ nữ trên màn ảnh lớn 30 tuổi, hơi mập... Rồi sao nhỉ! Cái miệng... Không giống như cách thoa son của nàng, nhưng sự giống nhau không làm sao chối cãi được. Nhất là đôi mắt... Flavières thu người lại, cố đối chiếu kỷ niệm mới đây và kỷ niệm mới đây và kỷ niệm xưa kia, và cuối cùng chỉ nhìn thấy trong anh những chấm chói loà như anh đã ngắm quá lâu một vài ánh sáng cực mạnh. Buổi chiều đó anh trở lại, anh khám phá ra một điều: người được phóng đại trong màn hình hiện ra trước người đàn bà ấy chắc chắn đi chung với nàng, hẳn là chồng hay nhân tình, ông ta đã nắm tay nàng để khỏi lạc trong đám đông. Một chi tiết khác mà Flavières khó quên: Ông ta ăn mặc khá lịch sự, cà vạt có gắn một hột trai lớn, và người đàn bà khoác áo lông. Flavières để ý đến điểm khác nữa, những gì nhỉ...
Anh ra liền sau khi phần thời sự chấm dứt. Ðèn đường không được sáng lắm, và mưa, Flavières ấn chặt nón xuống vì gió lớn. Cử chỉ này giúp anh nhớ lại khung cảnh ở Marseille, người đàn ông đầu trần, mặc dầu mặc áo khoác, và phía sau anh ta rất mờ xuất hiện mặt tiền của một khách sạn, ba chữ cái lớn viết dọc từ trên xuống dưới: RIA. Ðây là những chữ được treo bên hông toà nhà và tối đến được thắp sáng lên. Ðại khái ASTORIA. Tốt... Nhưng sau đó? Sau đó là không còn gì... Flavières thích thú bằng cách xây dựng lại hình ảnh của bộ phim, đã từ lâu anh vẫn không bỏ thói quen suy luận này. Ðiều này làm cho anh thích thú được nghĩ là người đàn ông và người đàn bà này từ khách sạn đi ra để tham gia cuộc diễu hành của đoàn người. Còn sự giống nhau này... Đúng như vậy, người đàn bà này hơi giống Madeleine. Thế thì đã sao? Có phải chỉ cần như thể để anh xúc động? Ở Marseille đang có một người đàn ông hạnh phúc bên cạnh người đàn bà có đôi mắt...
Nhưng từ đây chiến tranh chấm dứt rồi thì thiếu chi những kẻ hạnh phúc.
Phải tập làm quen với những ý tưởng này, dù nó có làm cho ta một chút xót xa.
Anh dùng trước quầy bar nhưng anh cần uống một hai ly để quên vụ mấy du khách ở ASTORIA.
- Whisky.
Và anh uống một hơi ba ly. Có gì quan trọng hơn, bởi trước sau gì anh cũng đi dưỡng bệnh và Whisky có hiệu quả hơn Cognac, ray rứt. Chỉ còn lại hình ảnh hỗn độn của một sự bất công to lớn, mà không có một loại rượu nào giúp giải quyết được đến nơi, đến chốn, Flavières bỏ đi ngủ. Thật ngu xuẩn để dời lại chuyến đi.
Sáng ngày mai anh chễm chệ trên toa xe hạng nhất sau khi dúi cho anh soát vé một ít tiền. Sức mạnh của đồng tiền đến quá chậm, nó không cho anh khỏi nổi khùng, mỏi mệt và gắt gỏng. Trước chiến tranh nếu anh giàu có... Nếu anh có thể cung phụng cho Madeleine... Lại chuyện cổ lỗ sĩ nữa rồi. Không hẳn là do anh giữ lại chiếc quẹt máy này. Có thể do bộ phim ngớ ngẩn vừa rồi. Không ai có thể ngăn cản anh hạ tấm cửa sổ và ném chiếc quẹt máy này ra đường. Có những đồ vật có một quyền lực âm hiểm, chậm rãi đầu độc đời sống con người, đại khái như kim cương. Tại sao không là chiếc quẹt máy? Nhưng cái bật lửa này thì không, đây là luận cứ làm anh hạnh phúc. Anh muốn có phải được đặt cạnh khi anh chết. Chôn dưới lòng đất cùng chiếc bật lửa, đùng là một ý tưởng điên khùng. Cũng với nhịp điệu di chuyển của xe lửa, anh thong thả mơ màng..
. Anh đùa giởn với ý nghĩ này... Tại sao những bí ẩn của các đường hầm đã luôn luôn ám ảnh anh ta, bắt anh chú ý. Tiếng động của một giọt nước dưới lòng đất, hơi thổi lạnh lùng của đêm trường xuyên qua màn lưới của lối đi, của đường hầm, cái thế giới giá băng, quanh co, nhiều ngõ ngách, những ao hồ đen đủi, những loài đá quý nằm im lặng dưới quặng? Khi anh ở Saumur, tất cả đều bắt đầu từ đó, có thể do tuổi thô cô đơn của anh chăng? Ðiều mà anh đọc đi đọc lại với sự rùng mình về cái chết non trẻ, là một cuốn truyện thần thoại cổ xưa, giải thưởng danh dự của ông ngoại anh. Có một câu chuyện châm ngôn ghi ở trang bìa: Labor Omnia vincit improbus (tiếng la tinh có nghĩa: kiên trì lao động sẽ đạt đến mọi việc), khi lật qua những trang sách đã trổ màu vàng, anh khám phá ra những hình ảnh lạ lùng: Sisyphe và tảng đá, những Danaides, và từ dưới ống đất đi lên là hình ảnh Orphee đang nắm tay Eurydice. Với tấm khăn choàng, mặc dầu nhìn nghiêng với nét Hy Lạp, nàng giống như người thiếu nữ trong truyện của Kipling. Ðầu Flavières lắc lư trên tấm trải ghế dơ bẩn, nhìn ra ngoài trời qua cửa kiếng, những hình dáng rộn rịp trong thế giới của cuộc sống. Anh hoàn toàn khỏe mạnh, anh vui đùa với chính mình, với nỗi mệt nhọc cũng như sự tự do vừa tim lại được. Ở đó ban ngày anh ngủ vùi, và tôi đến, khi loài dơi bắt đầu kiếm ăn, như những cánh bướm đen, cất cánh bay, anh sẽ đi rảo quanh đồi, chẳng nghĩ ngợi gì... À! Không nghĩ ngợi gì, cà anh đi vào giấc ngủ như một lữ khách chợt nhận ra cố hương và gấp bước.
Khi đoàn tàu ngừng lại ở Marseille, Flavières đi xuống. Anh chẳng có ý định ở lâu tại đây. Một viên chiếc hoả xa xác nhận cùng anh:
“Với vé này ông có quyền ở lại đây được tám ngày. Vậy thì không có gì cần phải gian lận, mưu mẹo. Mình sẽ rời khỏi đây sớm thôi. Cuộc dừng lại đây không có ước hẹn gì. Thời gian để xác minh chắc cũng lâu. Anh vẫy tay gọi taxi.
- Asroria.
- Khách sạn Waldorf Astoria.
- Ðúng vậy.
Anh nói với một nụ cười vui vui.
Trong khách sạn rộng lớn, anh thận trọng nhìn kỹ chung quanh. Anh biết rõ đây là cuộc chơi. Tự dưng anh thấy sợ. Anh thích thú tình trạng lo âu này, một sự chờ đợi mà anh không rõ lý do.
- Thưa ông thuê phòng bao lâu?
- Khoảng một tuần.
- Chúng tôi chỉ có một phòng lớn, với phòng khách nhỏ ở lầu một.
- Rất thích hợp với tôi.
Ðiều này đặc biệt làm anh thích thú. Anh vẫn tỏ vẻ hào phóng để đóng trọn vai trò mà anh sắp diễn xuất.
Anh hỏi người coi thang máy khi đi:
- Ðại tướng De Gaulle đến Marseille nhằm ngày nào.
- Có hơn 8 ngày tính từ hôm chủ nhật.
Flavières tính nhẩm. Vậy mười hai ngày là đủ.
- Anh có để ý thấy một ông đứng tuổi, sang trọng, có đính một hạt trai ở cà vạt? Anh chờ đợi câu trả lời, và cảm thấy sự đau đớn chầm chậm đến bởi lo âu, mặc dầu anh rõ mọi chuyện sẽ không đem lại điều gì.
Gã giữ thang máy đáp:
- Không, tôi không thấy. Ở đây nhiều người tới lui lắm.
Ðúng thôi. Không có gì nản chí. Anh khoá cửa. Ðây là một thói quan từ trước tối nay của anh. Anh luôn gài chốt, khoá cửa kỹ lưỡng, nhưng lúc này anh đang bi nàng hành hạ. Anh cạo râu, mặc áo quần một cách cầu kỳ. Ðây cũng là một phần trong cuộc chơi. Tay anh hơi run, mắt anh nhìn mắt của kịch sĩ. Anh uể oải đi xuống cầu thang, hướng về quầy rượu, một tay đút vào túi cáo veste như đang chuẩn bị gặp một người bạn cũ, mắt anh rảo nhanh, bên trái, bên phải dừng lại nơi từng phụ nữ một. Anh ngồi trên ghế đẩu và kêu whisky.
Ðó đây là cạnh sàn nhảy chật hẹp, mấy ông đang ngồi tán gẫu. Vài ông đang đứng nói chuyện, tay cầm điếu thuốc. Có những lá cờ tí xíu trong các ly, tia phản chiếu từ các ly rượu, một điệu nhạc giựt gân chầm chậm trỗi lên, như một cơn sốt nhẹ, và cuộc đời tựa như một câu chuyện. Flavières uống ngụm lớn, người như sốt rét, anh cảm thấy như đang sẵn sàng.
Nhưng sẵn sàng cái gì?
- Thêm một ly! Anh gọi lớn.
Sẵn sàng chịu đựng sự có mặt của họ không rên rỉ. Nhìn họ chỉ một lần thôi rồi đi, không đòi hỏi gì. Có thể... Trong phòng ăn? Anh đi về phía ấy, một anh bồi tiến đến lễ phép hướng dẫn anh đến bàn:
- Ông đi một mình?
Hơi bị chói mắt, khó chịu, anh vụng về ngồi xuống ghế, chưa vội nhìn các thuộc khách, anh chọn vài món ăn, và uể oải từ từ xoay đầu. Rất nhiều sĩ quan nhưng ít phụ nữ, họ chẳng buồn để ý đến anh. Ngồi một mình ở góc phòng không ai ngó đến và anh nghĩ là chỉ mất thì giờ vô ích thôi, rằng lý giải của anh không căn cứ, và cặp... Vợ chồng... Nhìn thấy ở rạp chiếu bóng không phải xuất phát từ khách sạn này. Có lẽ tình cờ máy quay phim đã chụp được họ ở lề đường, có thể vừa lúc đó họ từ xe xuống, hoặc từ một khách sạn lân cận. Vậy không lẽ phải lục lọi cả thành phố này? Nhưng để làm gì? Ðể tìm một phụ nữ giống như... Để nhen nhúm một mối tình đã ra tro? Anh cố ăn cho xong bữa.
Phải, anh cực kỳ cô độc, cuộc du lịch ở Paris đã được anh chọn để rồi đắm chìm trong một sự xô bồ mơ hồ, của niềm vui và mối hận đã quét sạch châu Âu.
Cuộc hành hương ư? Chỉ là một cái cớ thôi, và chiều nay anh là một vật thừa bị quẳng đi vào bờ bởi con sóng, tốt nhất nên trở về Dakar, và làm những công việc đơn điệu như trước. Ở đó cũng có bệnh viện, chắc chắn là anh sẽ được chữa lành.
- Cà phê? Rượu mạnh?
- Một mirabelle.
Anh ngồi lặng lẽ hút thuốc, mắt dao động, mồ hôi rịn trên tóc. Chung quanh anh, người ta đứng lên, tiếng muỗng đĩa va chạm lanh canh. Có ích gì đâu để ở lại đây suốt một tuần, phải đi Nice để nghỉ nơi ít lâu rồi từ giã nước Pháp. Anh đứng lên, mấy khớp xương rệu rã, mệt mỏi vì cứ mải đi du lịch. Phòng ăn trồng rỗng, cửa kính phản chiếu lại thân hình ốm o của anh. Anh chầm chậm đi lên cầu thang, để hy vọng một sự may mắn cuối cùng, nhưng chỉ gặp hai lính Mỹ đang bước xuống cầu thang. Trong phong, anh vất đống quần áo trên ghế và ngủ nghiêng. Anh ngủ một cách khó khăn, và trong giấc ngủ anh có cảm tưởng như đang tìm vật gì đó để lẩn trốn trước mắt anh.
Buổi sáng khi mở mắt ra, anh thấy như có gì mằn mặn trong cổ họng, và cảm thấy kiệt sức. Anh ngồi dậy chán nản. Ðây là lỗi tại anh. Nếu như anh quên đi người đàn bà đó vào năm 40, nếu anh không tự hành hạ mình vì nàng... Chắc đúng là kẻ tội đồ. Ðột nhiên anh cảm thấy căm hận nàng. Anh muốn như gã tình cảm phức tạp, xem những nghi vấn lo âu như một mỹ cảm. Anh dụi mắt, chống tay lên trán, một cử chỉ gần như quen thuộc. Bệnh của anh... Kể từ ngày mai, mọi người lễ độ với anh. Anh mặc áo quần, và nhìn vào bản đồ. Maseille, đối với anh như thành phố đầu nghi vấn, với những làn khói, sự ồn ào, một cuộc sống quá mãnh liệt sôi nổi. Anh cũng muốn được các cô y tá chiều chuộng, săn sóc, anh khao khát trong im lặng, anh đang xây dựng một tiểu thuyết để đánh bại ý tưởng hãi hùng, bất chấp mọi sự, thỉnh thoảng lại xuất hiện trong anh như những giòng màu đen ngòm trong tịnh mạch. Anh nghĩ:... Hỏng mất thôi!
Anh đi dọc theo dãy hành lang trải thảm dày. Ðầu anh đau nhức, anh bước từng bước thở mạnh và đi về phía phòng tiếp tân.
Trong gian phòng nhỏ trước quầy thu tiền, nhiều du khách đang dùng bữa sáng, những người to lớn, miệng đang nhai ngấu nghiến một cách thấy sợ. Anh thấy một người to lớn... Phải chăng anh đang nằm mơ? Người đàn ông đeo chiếc cà vạt... Trời... Phải người đàn ông này không?... Một người đàn ông ngoài 50 tuổi đang bẻ đôi miếng bánh mì nhỏ vừa nói chuyện với một người phụ nữ. Bà ta đang quay lưng về phía Flavières. Tóc nàng màu hung dài, dấu một nửa vào chiếc áo khoác bằng lông mà nàng để trên vai. Ðể nhìn rõ mặt nàng, phải đi từ phía khách sạn - Ðợi một tí đã! Hiện anh đang vô cùng xúc động. Quái thật! Những xúc cảm kỳ quặc. Rất máy móc anh rút một điều thuốc từ hộp thuốc ra rồi lại tự động đặt trở lại. Thật không thận trọng. Người đàn ông và người đàn bà này có liên quan gì đến anh đâu. Anh tì tay vào bàn tiếp tân, hỏi nhỏ:
- Anh làm ơn cho tôi biết cái ông đầu hói đang ngồi với một người phụ nữ trẻ tuổi. Tôi quên mất tên ông ta.
- Almaryan.
- Almaryan. Ông ta làm gì?
Gã tiếp tân nheo mắt:
- Làm đủ chuyện. Hiện giờ anh ta khá rồi.
- Vợ ông ta?
- Chắc không phải? Ông ta không giữ họ lâu đâu!
- Anh cho tôi mượn tấm bản đồ thành phố.
Flavières đến phòng khách, ngồi xuống lật bản đồ như chăm chú lắm, rồi anh ngước mắt lên. Từ chỗ ngồi, anh nhìn rõ thiếu phụ hơn và anh chắc chắn...
Đúng là Madeleine, chắc chắn là nàng. Nàng thay đổi nhiều, già đi. Mặt ngày đầy đặn hơn. Ðây là một Madeleine khác, nhưng chính là Madeleine. Mâu thuẩn chăng?
Anh lặng lẽ đến ngồi trên ghế bành, đầu ngẩng lên. Anh không còn đủ sức lực để lấy tay ra khỏi túi áo và mồ hôi đang đẫm ướt trên mặt anh. Có thể mất hết trí nhớ, anh cố làm thêm một cử chủ để hình thành một ý nghĩ. Anh ngồi im lặng, nhưng hình ảnh Madeleine vẫn ở đó trong ký ức anh và lan dần trong đầu anh, làm mắt anh cay cay. Chắc chết mất thôi, nếu đúng là nàng. Cuốn bản đồ thành phố rớt xuống sàn nhà lúc nào không hay. Chậm rãi anh bồi hồi nhớ lại.
Anh đâu đã mất trí nhớ bởi chính anh đã gặp lại nguyên bản của nàng. Anh mở mắt nhìn. Không phải là nguyên bản mà chính thật là nàng. Không phải là người giống người, khó giải thích tại sao người ta có thể xác định rõ khi người ta nhận ra một người nào đó? Bây giờ rõ ràng Madeleine đang ở đó, cạnh gã khổng lồ Almaryan, đúng như anh thấy chứ không phải chiêm bao, anh là Flavières và anh đau khổ một cách khả tố. Anh đau khổ, bởi về mặt khoa học, không thật chính xác, bởi anh vẫn tin là Madeleine đã chết.
Almaryan đứng dậy và giơ tay cho nàng nắm. Flavières cúi xuống nhặt cuống bản đồ, khum người xuống trong khi hai người đang đi sát bên cạnh anh để vào khách sạn. Anh nhìn rõ phần dưới của chiếc áo manteau, đôi giày nhỏ nhắn. Khi anh ngước lên anh bắt gặp trong song cửa thang máy, mặt Madeleine trong song cửa giống như mang một mạng lưới, và một lần nữa, anh cảm nhận vết hằn chát chúa của mối tình xưa. Anh bước đi vô định, ném cuốn bản đồ lên bàn, tự hỏi không rõ nàng có nhận ra mình không?
Nhân viên tiếp tân hỏi:
- Thưa ông vẫn giữ lại phòng?
Flavières càu nhàu:
- Dĩ nhiên.
Hai tiếng này đầy dấu ấn cho vận mệnh của anh và anh sẽ không bao giờ quên.
Suốt buổi sáng, anh đi quan lại dưới ánh mặt trời trên hải khẩu cổ lỗ này.
Chiến tranh và dịch vụ đã trộn lẫn cùng lúc ở đây. Những hòn đá già nua rung chuyển khi từng đoàn công- voa chạy qua như da thịt của một ngọn núi lửa.
Anh không làm sao chịu đựng được tiếng ồn và sự náo nhiệt của đám đông.
Không có ao ai để bảo vệ anh khỏi nỗi hãi hùng này. Bởi vì anh nhìn thấy xác chết... Và Gévigne cũng đã nhìn thấy và bà lão đã tắm rửa phụ trách vụ điều tra kỳ quặc này. Mười người tất cả đã nhận dạng cơ thể nàng. Vậy chắc chắn không phải Madeleine đang đi cùng gã Almaryan. Anh uống một ly rượu ngồi ở một quán bar bên đường Caubidre. Chỉ một ly thôi mà anh cảm thấy choáng váng. Cái quẹt máy không biết nói dối, nó đang ở trong tay anh, láng bóng, vì đã qua nhiều lần sử dụng dưới các ngón tay anh, trọn lời cầu nguyện âm thầm, như các hạt của một xâu chuỗi. Madeleine đã chết dưới chân tháp chuông, và trước nàng là Pauline... Tuy nhiên... Anh lại nâng ly Whisky lên, bởi ý tưởng vừa đi qua trong đầu anh quá kỳ cục, và anh phải tập trung rất cả sức lực để quan sát dưới mọi góc độ. Anh không chút khó khăn nào khi nhớ lại câu chuyện giữa hai người ở viện bảo tàng Lourve:... Tôi đã từng cặp tay một người đàn ông ở đây. Ông ta giống anh, nhưng ăn mặc sang trọng hơn nhiều...
Madeleine đã nói vậy. Và đột nhiên mọi việc trở nên rõ ràng. Lúc ấy làm sao anh hiểu nỗi, lúc ấy anh còn đang tràn đầy sức sống, quá mù quáng trước thành kiến, chưa cảm nhận được sự đau khổ, bệnh tật. Nhưng bây giờ anh sẵn sàng chấp nhận sự khó và sự thật cần được an ủi. Cũng như Pauline đã mượn thân xác Madeleine và Madeleine đã chết... Nhưng còn anh, trong một giây phút quên lãng, có thể anh đã từng nhìn thấy dòng nước tím này, những cánh buồm u ám này. Có thể thần chết đã gõ cửa nơi anh. Ðã bao nhiêu lần rồi nhỉ... Trời ơi!
Nếu ta biết được chắc chắn điều này... Madeleine, chắc nàng rõ! Vậy tại sao mình sợ! Mà sợ cái gì? Ðã bị lừa dối một cách ghê tởm? Không, không phải, anh chỉ sợ gặp lai nàng, bởi vì anh không thể nào tránh không cùng nàng trò chuyện, anh muốn cùng nàng trò chuyện. Nhưng anh có chịu đựng được nơi anh mắt nàng? Nghe nàng nói mà không run rẩy? Anh lảo đảo đứng dậy trở về khách sạn thay đồ dùng bữa trưa. Anh mặc đồ đen như là luôn để tang. Khi anh bước vào quầy bar, anh bắt gặp nàng đang ở trong phòng ăn. Nàng như mơ màng, tay chống cằm, trong khi Almaryan đang nói gì đó với anh trưởng quầy, chắc là để có những thức cần. Flavières ngồi xuống, và giơ lên một ngón tay, gã bồi quen thuộc đem lại cho anh mọt ly rượu mạnh. Trên sàn nhảy chật, nhiều cặp đang khiêu vũ, và từ cánh cửa mở rộng, ngó sang phòng ăn, những thực khách, những thức ăn đang được các gã bồi đẩy đi. Nàng có vẻ âu sầu, và sự sầu não này đã làm anh ngây ngất xưa kia… Tuy nhiên Gévigne đã yêu quý nàng.
Kỳ quặc khi nghĩ nàng đã sống với bao nhiêu gã đàn ông, và từ đây vì nghèo khổ nàng bắt buộc phải sống bên gã Almaryan đầy mưu mẹo này. Nàng đeo hai bông tai xoàn giả, móng tay sơn đỏ chói, Madeleine trước kia thật là dịu dàng.
Flavières có cảm giác như đang xem một phó bản thu tồi tệ. Nàng ăn một cách lấy lệ, thỉnh thoảng lại uống một ngụm rượu. Trông nàng có vẻ thoải mái khi Almaryan đứng lên đi chỗ khác. Họ qua quầy rượu, ngồi xuống trên ghế xoay, nhưng nghe rõ tiếng Almaryan kêu hai ly cà phê phin. Lúc này không biết đã thuận tiện chưa, nếu không chắc anh không đủ can đảm... Anh đưa anh bồi tiền và đứng lên và... Bốn năm ray rứt sẽ thôi đè nặng lên người, dĩ vãng và hiện tại sẽ lại giải hoà. Madeleine ở đó, nhưng anh mới rời xa nàng ngày hôm qua, sau một cuộc đi dạo ở điện Versaille. Và có thể nàng đã quên bằng cách nào nàng đã thoát chết.
Một cách đột ngột, anh bước tới ba bước, trịnh trọng nghiêng người trước người thiếu phụ và mời nàng khiêu vũ. Chỉ trong vài giây, anh nhìn thấy Almaryan sát cạnh, đôi má gã hơi vàng, đôi mắt ươn ướt màu đen và gương mặt Madeleine đang ngẩng lên, cái nhìn nhợt nhạt diễn tả nỗi lo âu. Nàng nhận lời một cách khó chịu. Có thể nàng chưa nhận ra anh? Hai người nhảy bên nhau, và cổ Flavières cảm thấy như thắt lại. Anh có cảm giác như đang vi phạm vài điều răn, khinh thường những điều cấm nghiêm trọng. Anh thì thầm:
- Tôi tên là Flavières. Tên này có nhắc bà nhớ một cái gì không?
Nàng như đang tìm một câu chữ thật lễ phép.
- Thưa, không. Xin lỗi...
- Còn bà, tên là gì?
- Reneé Sourange.
Anh chợt tự phản đối, và chợt nhớ, chắc nàng đã thay đổi hộ tịch, anh tin chắc chắn hơn đúng là Madeleine, khi tay anh đang run lấy bẩy. Anh ngó nghiêng nhìn nàng chu đáo. Trán, màu xanh của mắt, sóng mũi, đôi gò má, mỗi chi tiết của gương mặt yêu dấu này, và nhìn nàng qua ký ức, nàng không có gì khác xưa. Nếu nhắm mắt lại và biến nơi đây thành viện bảo tàng.... Louvre, lần duy nhất… , anh ta ôm nàng trong vòng tay. Nhưng cách bới tóc của Madeleine hiện nay không được sang trọng lắm, môi nàng trông lợt lạt, mặc dầu có thoa son. Như vậy mà hoá ra hay. Nàng không còn làm anh sợ hãi nữa. Anh đã dám ôm sát nàng, cám thấy nàng vẫn đang sống như cuộc sống của anh.
- Thời gian chiếm đóng, cô ở Paris?
- Không tôi ở London.
- Cô dạo trước vẽ chứ?
- Không, không hẳn vậy... Những lúc rãnh tôi cũng có vẽ, chỉ thế thôi.
- Bà có đến Rome?
- Không.
- Tại sao bà muốn lừa tôi?
Nàng nhìn anh bằng đôi mắt sáng, trồng rỗng, khó quên.
- Tôi không lừa ông. Tôi biết như vậy.
- Buổi sáng hôm ấy ở khách sạn cô đã nhận ra tôi, và bây giờ, cô lại...
Nàng cố rời khỏi, nhưng anh càng siết chặt nàng hơn, và yêu cầu ban nhạc tiếp tục. Anh tiếp:
- Tha lỗi cho tôi.
Trong nhiều năm qua Madeleine đã quên hẳn mình thì Pauline nên không có gì lạ khi Renée chưa biết mình là Pauline Madeleine. Flavières nghĩ:... Vậy là mình quá đầy đủ rồi. Anh hỏi vừa liếc về phía Almaryan...
- Anh ta có ghen không?
- Không. Nàng trả lời một cách rầu rĩ.
- Chợ đen?
- Ðúng... Còn ông?
- Luật sư. Anh ta bận lắm?
- Phải. Anh ta suốt ngày bận rộn.
- Vậy hôm sau gặp lại cô được không?
Nàng không trả lời. Anh ve vuốt người nàng, nói nhỏ.
- Nếu có gì cần tôi. Phòng 17, nhớ đừng quên...
- Không... Bây giờ tôi phải trở lại gặp anh ta.
Almaryan đang hút xì gà và đọc báo Dauphine Libéré.
Trong thang máy anh hỏi gã nhân viên:
- Almaryan... Phòng nào?
- Thưa ông. Phòng số 11.
- Người đàn bà đi chung với ông tên gì?
- Renée Sourange.
- Có phải tên thật của cô ta?
- Chà. Ðó là tên trong chứng minh thư.
Trước khi đi ngủ, anh uống mấy ly nước lã, nhưng vẫn không làm sao xoá được lớp sương mù đang quyện chặt anh. Anh phải thú nhận rằng anh đang sợ hãi. Lẽ ra anh nên say, để tin chắc chắn là nàng và nàng cũng đã nhận ra anh.
Hoặc nàng mất trí, hay đang đóng kịch. Hay nàng không phải là Madeleine.
Sáng hôm nay khi thức dậy, anh quyết định đi Nice để dưỡng bệnh. Anh thấy buồn cười với câu chuyện hôm qua. Anh không có gì cần ở lại Marseille. Sức khỏe trên hết và mặc người đàn bà giống Madeleine.
Nhưng anh lại chờ Almaryan đi khỏi để đến gõ cửa phòng nàng. Anh gõ cửa như người rất thân thuộc.
- Ai?
- Flavières.
Nàng mở cửa, hai mắt đỏ hoe, gót chân nàng nhón lên và còn đang mặc áo ngủ.
- Renée, có chuyện gì vậy?
Nàng lại khóc. Anh khép cửa và khoá lại:
- Nào cho biết tại sao?
Renée lắp bắp:
- Anh ta muốn bỏ em.
Flavières phân tích thiếu độ lượng. Ðây đúng là Madeleine, một Madeleine đã phản bội anh để đi với Almaryan và có thể với nhiều kẻ khác. Anh có chặt nắm tay bên trong túi áo, nụ cười méo xẹo. Anh nói giễu cợt:
- Lại một thảm kịch. Ðể anh ta đi đi. Nước mắt nàng đầm đìa:
- Không... Không là anh.
- Tại sao?... Vừa nói anh vừa cúi xuống mặt nàng.
Người tình kỳ lạ
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương Kết