I- Từ những nỗi đau
Tác giả: Bùi Tín
Đã 15 năm nay, từ những ngày Hòa Bình, nhiều nỗi đau giằng xé lòng tôi. Những nỗi đau không vật chất, không thể xác. Những nỗi đau ngấm sâu trong tâm linh. Không phải nỗi đau của sinh, lão, bệnh, tử. Dù cho lưỡi hái của Tử thần đã kề cổ tôi vào đêm 2-6-1989 ấy trong một cơn nhồi máu cơ tim cực hiểm.
Đó là nỗi đau của tinh thần, của trí tuệ...Lý tưởng xâm nhập tôi tự nhiên, sâu sắc ở tuổi 18. Tôi sống từ đó lạc quan, hừng hực cả thời tuổi trẻ. Vào bộ đội, nhẹ tênh, phơi phới, chỉ một bộ quần áo cũ, một chiếc áo len nâu cụt tay, thủng một lỗ ổ bên ngực. Đại đội trưởng ở dịch hậu (hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng, Quảng Trị), khi chưa tới 19 tuổi, lo chuyện súng đạn, gạo, muối, lo chuyện trinh sát đồn địch, dẫn anh em đi phục kích, chan hòa với đồng bào sống dọc những bãi cát, sung sướng với củ khoai luộc ăn cùng cà muối của các bọ, các mạ (các bố, các mẹ), cũng có hồi cả đại đội bị sốt rét, bị bệnh ghẻ lở sâu quảng-những vết lở tròn sâu hoắm-mà vẫn vui hát náo nức trong các buổi lửa trại quân dân...Nhiều lúc vuốt mắt cho đồng chí, xé lòng tiễn đưa cậu đại đội phó Dung, cùng dân học trò, bạn thân, để sau đó lại phơi phới, hăm hở, lao vào những trận đánh mới dọc đường số 9, từ Khe Sanh lên Lao Bảo, rồi Sê-Pôn, Mường Phìn...Nghĩa làm trai, thời buổi loạn ly. Mang sức trẻ đền bồi non nước...Lòng yêu nước, tình đồng chí, nghĩa đồng bào, lòng tự tin dân tộc, niềm tin vững chắc ở chính nghĩa...là nguồn vui sống đẹp của cả một thời tuổi trẻ. Vào đảng ở tuổi 19, tôi tuyên thệ dưới ánh đèn dầu mãi mãi trung thành với lý tưởng: Giải phóng nhân dân, giải phóng nhân loại. Ôi, thật là sung sướng, là hạnh phúc trong đấu tranh và tin tưởng. Cuộc sống sôi nổi mà giản đơn, lẽ đòi vằng vặc sáng trong, không gợn chút ngần ngại băn khoăn...
Từ sau 1975, sau những ngày hoan hỉ tràn đày hứng khởi, vào tuổi gần 50, tôi sinh ra nghĩ ngợi, đăm chiêu, lòng chẳng thấy mấythư thái và thanh thản. Những câu hỏi khá gay gắt cứ xoáy sâu vào tâm trí để tìm sự lý giải của chính mình, đúng ra là tìm sự lý giải về số phận của đồng bào mình. Lạ vậy, khi chiến đấu căng thẳng, vất vả, cuộc sống nội tâm khá giản đơn, còn trong hòa binh mới thật lắm chuyện, mà lại những chuyện lạ lùng, khó hiểu, cần tìm cho ra nhẽ.
Đã bao lần tôi thầm thốt lên: Ôi! Số phận của con người!
Cuộc chiến tranh đã hao phí hàng triệu sinh linh, đều là con em đất Việt, đồng bào ruột thịt cả. Để làm gì? Để đến nỗi này chăng? Nói là giải phóng đất nước, giải phóng đồng bào, mà sao hàng trăm nghìn người lại phải vào ngồi tù trong các trại tập trung cải tạo, kéo dài hàng trăm, hàng ngàn ngày, với biết bao tủi cực và khổ đau...Nhân danh lẽ phải? Nhân danh lẽ công bằng? Nhân danh cách mạng? Tôi chẳng sao lý giải nỗi nữa!
Và cách mạng, hy sinh, chiến đấu để làm gì? Để sau toàn thắng, cuộc sống của nhân dân ta còn lầm than, bi đát hơn cả thời chiến tranh, để Nguyễn Du sống lại sẽ còn phải khóc cho thân phận hàng chục vạn nàng Kiều hiện đại, đang nhan nhản trên các hè phố Hà Nội, Sài Gòn khi nắng chiều vừa tắt, ...
Tôi đã vào Campuchia ngày 7-1-1979 cùng một mũi tiến quân lớn của bộ đội Việt Nam, sáng sớm đến sân bay Pochentong, trưa vào Hoàng Cung và sau đó vào sứ quán Tàu, ngôi nhà lớn nhất của Pnompenh. Hàng vạn người gầy ốm, ghẻ lở, ngơ ngác như ở địa ngục trở về, lang thang suốt hơn 3 tháng trời trên các nẻo đường cát bụi, không giầy guốc, giữa nắng gắt và mưa rào. Những hố chôn người tập thể rộng lớn, những cánh đồng đầy đầu lâu, xương sọ vỡ của những người bị đánh chết, ám ảnh tôi hàng chục ngày đêm ròng rã...Tất cả những điều rùng rợn ấy là từ một chủ trương "xây dựng một xã hộ cộng sản trong sạch nhất, công bằng nhất, tinh khiết nhất..."Tôi sững sờ tìm đọc và nhờ mấy anh bạn Cămpuchia dịch những tập nguyệt san lý luận "Cờ đỏ" xuất bản trong những năm 1977 và 1978 để hiểu rõ những cơ sở lý luận của những hành động tột cùng man rợ ấy, suy nghĩ về khả năng tha hóa đến mức nào của những tư duy bệnh hoạn.
Sau đó, tôi sống trên các chốt tiền tiêu dọc biên giới Cămpuchia, Thái Lan với người lính " tình nguyện " Việt Nam, 2 chữ tình nguyện này ngày càng trở nên khó nghe và mĩa mai đối với tôi, chúng tôi chắt từng giọt nước đọng trên lá chuối và lá cây báng súng vào chiếc đĩa nhôm để uống, lau mặt và nấu cơm...Trên những chuyến bay định kỳ An-to-nốp 24 của Liên xô, tôi từng trở về thành phố Hồ Chí Minh cùng anh em thương binh ta, phần lớn bị cụt một hoặc hai chân do vấp mìn cá nhân của Trung Quốc chế tạo, ở bên trong biên giới. Có hôm cùng chờ với anh em trong nhà chứa máy bay ở sân bay Pochentong, tôi tranh thủ làm một cuộc phỏng vấn điều tra nhỏ. Cả 16 anh đều là con em các gia đình nông dân ở Long an, Trà Vinh và Long Xuyên. Không một ai là con đảng viên, con cán bộ cả. Những cuộc điều tra tiếp theo làm tôi sững sờ và day dứt không nguôi. Thì ra gánh nặng của cuộc chiến tranh này đè lên vai một tầng lớp xã hội nằm ngoài quyền lực! Con cái của các quan lớn nhỏ hình như không phải sinh ra để đi làm cái "nghĩa vụ quốc tế cao cả" này, như chính cha anh họ không ngớt loan truyền. Các gia đình "thượng lưu" về chính trị đã có nhã tâm "nhường" lại vinh quang này cho kẻ khác, cho những người thấp cổ, bé họng trong xã hội, để giành lấy phần mình cái "gánh nặng" lo lắng cho con em đi xuất ngoại, nghĩa là gánh nặng " tiền " và " hàng " về cho gia đình. Những bất công xã hội đang lan rộng một cách cụ thể nhãn tiền như vậy đó...Những nấm mộ quân " Tình Nguyện" Việt Nam rải rộng từ bến Sỏi (Tây Ninh) đến Hồng Ngự, Long An, từ ngoại ô Pnom Pênh đến Xiêm Riệp và Bát tam bang, ở Pai Lin, Xằm Lốt...ám ảnh tôi suốt hơn 10 năm! Đã có tới 52 ngàn liệt sĩ và gần 200 ngàn thương binh Việt Nam cần có chính sách trợ cấp, từ giải đất Khờ Me bất hạnh này!
Đi trên đường phố Hà Nội những năm này là chịu một sự tra tấn tinh thần dữ dội và triền miên. Trẻ em gầy còm, nói năng tục tĩu. Các chị phụ nữ hốc hắc, tức tưởi, đăm chiêu, cống rảnh ngập ngụa. Đây đó, bất cứ lúc nào, đều có thể bùng nổ những cuộc cãi cọ, chửi bới, đánh đập, đến cả đâm chém, thanh toán lẫn nhau...Cờ bạc, số đề, trộm cắp, đĩ điềm, hút sách nhan nhản...Tôi ở số nhà 221 C Khâm Thiên, một phố sầm uất từ thời xa xưa, nay là phố thợ may với gần 200 hiệu bán và đo may quần áo. Tôi có những người bạn lâu năm khá thân thiết, qua đó có thể bắt mạch được xã hội theo nhu cầu của người viết báo. Đó là một anh công nhân hơn 40 tuổi đã có 4 con, 3 trai, 1 gái, bị thải hồi từ một nhà máy quốc doanh, vợ anh là công nhân vệ sinh, quét hè phố thủ đô. Anh làm đủ nghề, mà nghề nào cũng có hoa tay: xây nhà, đắp nền, đóng bàn, tủ, giường, sửa chữa xe đạp, xe máy, may quần áo., nhất là chớm đông, may áo NATO lót vải len y hệt như áo nhập từ Thái Lan. Chiều đến anh cùng đứa con trai nhỏ dọn hàng ra bán nước chè, thuốc lá trước ngôi nhà của tài chính quận, khi họ thu hồi vé xổ số, đó là bà hàng bán cháo lòng to béo mà hiền lành, xởi lởi, ông chồng vừa chết vì ung thư vòm họng. Đó là bà cụ hơn 80 tuổi với gánh quà vặt cho trẻ em. Đó còn là ông đại tá chuyên nghiên cứu lịch sử quân chủng phòng không không quân, vừa về hưu, bán sữa chua. Đó cũng là ông trung tá về hưu từng đánh trận phá máy bay Pháp ở sân bay Bạch Mai thời Điện Biên Phủ, nay sống bằng chiếc bơm xe đạp cũ, đầu vòi bơm luôn quấn một sợi cao su đỏ cũ, và một ông bác sĩ y khoa tốt nghiệp từ Paris (Pháp) trở về làm việc tại bệnh viện mắt trung ương, sống cô đơn trong một căn phòng 12 mét vuông, cặm cụi đọc sách, cặm cụi nấu cơm bằng chiếc bếp đầu cũ kỹ, cặm cụi xách từng xô nước vẩn đục, chảy thất thường, ông không còn thói quen ăn sáng để đi làm...Những con người sống nhẫn nại, chịu đựng, đăm chiêu, chẳng mấy hào hứng với cuộc đời, chai lỳ với cúp điện, cúp nước, với môi trường hôi hám xung quanh. người ta thét vang lên sung sướng khi điện tắt ngầm bổng vụt sáng. Ôi! Những niềm đau cháy lòng khi nghĩ đến thân phận con người.
Đã hơn 15 năm nay, cho đến tận hôm nay, khi cầm bút để khởi đầu một cuốn sách, tôi cảm thấy ngày càng rõ ràng và sâu sắc nhân dân Việt Nam đang là cả một khối bất hạnh lớn trên thế gian này. Nỗi đau này không của riêng ai, nó ắt phải có căn nguyên của nó. Hay là ông cha ta đã phạm tội gì tầy đình lắm để con cháu ngày nay phải gánh chịu món nợ tiền kiếp? Ắt không phải như vậy. Đã mấy năm nay tôi cố tìm ra lời giải. Tai họa chồng chất trên đất nước này không phải do hoàn cảnh ngẫu nhiên, do sơ xuất hoặc vụng dại nhất thời, cũng chẳng phải do đế quốc, phong kiến, chiến tranh và thiên tai như lập luận chính trị hay nói đến. Nó ắt phải có nguyên nhân sâu xa lắm! Không cùng nhau nhận ra thật rõ ràng và đày đủ thì không thể sửa đổi và thoát khỏi tai họa! Vâng. Tai họa, nỗi bất công và thống khổ vô cùng mà người Việt Nam đang phải chịu đựng phải chăng là do từ những cách nghĩ, cách làm, những quan điểm sai trái về con người, về xã hội, từ ý muốn làm cách mạng để cho cuộc sống tốt đẹp hơn thì trên thực tế lại làm cho cuộc sống tủi nhục và cùng cực, nhân danh giải phóng con người lại dẫn đến kềm kẹp con người, nhân danh tập thể, cổ xúy tập thể mà thủ tiêu mọi cá tính sáng tạo của con người và dìm cả tập thể nhân dân và đất nước vào thế khốn cùng. Và có lẽ điều tệ hại nhất là một cơ chế, một hệ thống chính trị, xã hội đã đè nặng, chụp lên số phận của mỗi con người, thủ tiêu một cách tinh vi và trắng trợn và-thật khủng khiếp-một cách triệt để nữa, nhân cách của mỗi công dân. Một sự hủy diệt rất ác độc. Có thể nói trong mấy chục năm qua, xã hội Việt Nam ta đã bị giam hãm trong những quan niệm sai lầm, dẫn đến những bất hạnh rộng lớn. Đã đến lúc bỏ hết những chấn song của nhà tù vô hình này, điều tiên quyết để có tự do và chân lý, mở đường cho tương lai.
Tôi viết cuốn sách này trong nỗi đau lòng của một người cộng sản ở trong Đảng Cộng sản Việt Nam vừa tròn 45 năm, sau khi bị khai trừ tháng 3, 1991. Tôi không chút cay đắng hoặc căm hờn. Tôi cố viết trong sự tỉnh trí và sáng suốt. Tôi cố nói lên sự thật như nó vốn là thế, không chút thổi phồng, thêu dệt, bóp méo. Tôi nghĩ đến tất cả tuổi trẻ Việt Nam ta khi viết cuốn hồi ký này. Các bạn trẻ là tương lai của đất nước. Hãy tìm hiểu quá khứ và hiện tại, cố lý giải cho mimh bạch mọi vấn đề và từ đó bắt tay xây dựng tương lai gần và xa. Các bạn hãy coi đây là tâm sự, là lời tâm huyết của một người đi trước nhận tội lỗi của thế hệ mình, của chính mình trước thế hệ trẻ thân yêu và tin cậy.
Lịch sử luôn sòng phẳng. Tư duy xã hội luôn sòng phẳng. Nó rất công bằng trong đánh giá đúng sai, tốt xấu, công tội, vượt qua những nhiễu loạn của thế hệ đương thời.
Một anh bạn thân ở Hà Nội biết tôi viết sách liền gửi thư sang khuyến khích. Anh dặn tôi hãy viết lên sự thật một cách ngay thẳng chớ ngại nói thật mất lòng. Cuối thư, anh lấy từ cuốn cổ học tinh hoa câu chuyện tu thân của Tuân Tử, chép gửi cho tôi như sau:
Thấy người hay thì phải cố mà bất chước, thấy người dở thì phải tự xem mình có dở như thế không? Chính mình có điều hay thì cố mà giữ lấy, chính mình có điều dở thì cố mà trừ đi.
Người chê ta, mà chê phải, ấy là thầy ta. Người khen ta, mà khen phải, ấy là bạn ta. Còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy. Cho nên quân tử trọng thầy, quý bạn, ghét cừu địch, thích mà không chán điều phải, nghe lời can mà biết răn mình, như thế là muốn không hay cũng không được
Kẻ tiểu nhân không thế, đã bậy lại ghét người chê mình, đã dở lại thích người khen mình. Bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú. Thấy người không phục mình lại không bằng lòng, thân với kẻ xiểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì chê, thấy người trung tín thì cười, như thế dù muốn không dở cũng không được.
Đây là sự đúc kết rất sâu sắc thâm thúy sự cư xử ở đời tôi ghi nhận, suy ngẫm và cố gắng làm đúng: khen, chê cho đúng sự thật, không nói quá, không tâng bốc, cũng không dèm pha. Xin cám ơn anh bạn về sự hổ trợ quý báu này.
Nếu cuốn sách này làm thay đổi được những nếp nghĩ cũ sai lệch đã hằn sâu trong thời gian dài của bạn đọc, thì người viết cảm thấy hạnh phúc và biết ơn.
Đã 15 năm nay, từ những ngày Hòa Bình, nhiều nỗi đau giằng xé lòng tôi. Những nỗi đau không vật chất, không thể xác. Những nỗi đau ngấm sâu trong tâm linh. Không phải nỗi đau của sinh, lão, bệnh, tử. Dù cho lưỡi hái của Tử thần đã kề cổ tôi vào đêm 2-6-1989 ấy trong một cơn nhồi máu cơ tim cực hiểm.
Đó là nỗi đau của tinh thần, của trí tuệ...Lý tưởng xâm nhập tôi tự nhiên, sâu sắc ở tuổi 18. Tôi sống từ đó lạc quan, hừng hực cả thời tuổi trẻ. Vào bộ đội, nhẹ tênh, phơi phới, chỉ một bộ quần áo cũ, một chiếc áo len nâu cụt tay, thủng một lỗ ổ bên ngực. Đại đội trưởng ở dịch hậu (hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng, Quảng Trị), khi chưa tới 19 tuổi, lo chuyện súng đạn, gạo, muối, lo chuyện trinh sát đồn địch, dẫn anh em đi phục kích, chan hòa với đồng bào sống dọc những bãi cát, sung sướng với củ khoai luộc ăn cùng cà muối của các bọ, các mạ (các bố, các mẹ), cũng có hồi cả đại đội bị sốt rét, bị bệnh ghẻ lở sâu quảng-những vết lở tròn sâu hoắm-mà vẫn vui hát náo nức trong các buổi lửa trại quân dân...Nhiều lúc vuốt mắt cho đồng chí, xé lòng tiễn đưa cậu đại đội phó Dung, cùng dân học trò, bạn thân, để sau đó lại phơi phới, hăm hở, lao vào những trận đánh mới dọc đường số 9, từ Khe Sanh lên Lao Bảo, rồi Sê-Pôn, Mường Phìn...Nghĩa làm trai, thời buổi loạn ly. Mang sức trẻ đền bồi non nước...Lòng yêu nước, tình đồng chí, nghĩa đồng bào, lòng tự tin dân tộc, niềm tin vững chắc ở chính nghĩa...là nguồn vui sống đẹp của cả một thời tuổi trẻ. Vào đảng ở tuổi 19, tôi tuyên thệ dưới ánh đèn dầu mãi mãi trung thành với lý tưởng: Giải phóng nhân dân, giải phóng nhân loại. Ôi, thật là sung sướng, là hạnh phúc trong đấu tranh và tin tưởng. Cuộc sống sôi nổi mà giản đơn, lẽ đòi vằng vặc sáng trong, không gợn chút ngần ngại băn khoăn...
Từ sau 1975, sau những ngày hoan hỉ tràn đày hứng khởi, vào tuổi gần 50, tôi sinh ra nghĩ ngợi, đăm chiêu, lòng chẳng thấy mấythư thái và thanh thản. Những câu hỏi khá gay gắt cứ xoáy sâu vào tâm trí để tìm sự lý giải của chính mình, đúng ra là tìm sự lý giải về số phận của đồng bào mình. Lạ vậy, khi chiến đấu căng thẳng, vất vả, cuộc sống nội tâm khá giản đơn, còn trong hòa binh mới thật lắm chuyện, mà lại những chuyện lạ lùng, khó hiểu, cần tìm cho ra nhẽ.
Đã bao lần tôi thầm thốt lên: Ôi! Số phận của con người!
Cuộc chiến tranh đã hao phí hàng triệu sinh linh, đều là con em đất Việt, đồng bào ruột thịt cả. Để làm gì? Để đến nỗi này chăng? Nói là giải phóng đất nước, giải phóng đồng bào, mà sao hàng trăm nghìn người lại phải vào ngồi tù trong các trại tập trung cải tạo, kéo dài hàng trăm, hàng ngàn ngày, với biết bao tủi cực và khổ đau...Nhân danh lẽ phải? Nhân danh lẽ công bằng? Nhân danh cách mạng? Tôi chẳng sao lý giải nỗi nữa!
Và cách mạng, hy sinh, chiến đấu để làm gì? Để sau toàn thắng, cuộc sống của nhân dân ta còn lầm than, bi đát hơn cả thời chiến tranh, để Nguyễn Du sống lại sẽ còn phải khóc cho thân phận hàng chục vạn nàng Kiều hiện đại, đang nhan nhản trên các hè phố Hà Nội, Sài Gòn khi nắng chiều vừa tắt, ...
Tôi đã vào Campuchia ngày 7-1-1979 cùng một mũi tiến quân lớn của bộ đội Việt Nam, sáng sớm đến sân bay Pochentong, trưa vào Hoàng Cung và sau đó vào sứ quán Tàu, ngôi nhà lớn nhất của Pnompenh. Hàng vạn người gầy ốm, ghẻ lở, ngơ ngác như ở địa ngục trở về, lang thang suốt hơn 3 tháng trời trên các nẻo đường cát bụi, không giầy guốc, giữa nắng gắt và mưa rào. Những hố chôn người tập thể rộng lớn, những cánh đồng đầy đầu lâu, xương sọ vỡ của những người bị đánh chết, ám ảnh tôi hàng chục ngày đêm ròng rã...Tất cả những điều rùng rợn ấy là từ một chủ trương "xây dựng một xã hộ cộng sản trong sạch nhất, công bằng nhất, tinh khiết nhất..."Tôi sững sờ tìm đọc và nhờ mấy anh bạn Cămpuchia dịch những tập nguyệt san lý luận "Cờ đỏ" xuất bản trong những năm 1977 và 1978 để hiểu rõ những cơ sở lý luận của những hành động tột cùng man rợ ấy, suy nghĩ về khả năng tha hóa đến mức nào của những tư duy bệnh hoạn.
Sau đó, tôi sống trên các chốt tiền tiêu dọc biên giới Cămpuchia, Thái Lan với người lính " tình nguyện " Việt Nam, 2 chữ tình nguyện này ngày càng trở nên khó nghe và mĩa mai đối với tôi, chúng tôi chắt từng giọt nước đọng trên lá chuối và lá cây báng súng vào chiếc đĩa nhôm để uống, lau mặt và nấu cơm...Trên những chuyến bay định kỳ An-to-nốp 24 của Liên xô, tôi từng trở về thành phố Hồ Chí Minh cùng anh em thương binh ta, phần lớn bị cụt một hoặc hai chân do vấp mìn cá nhân của Trung Quốc chế tạo, ở bên trong biên giới. Có hôm cùng chờ với anh em trong nhà chứa máy bay ở sân bay Pochentong, tôi tranh thủ làm một cuộc phỏng vấn điều tra nhỏ. Cả 16 anh đều là con em các gia đình nông dân ở Long an, Trà Vinh và Long Xuyên. Không một ai là con đảng viên, con cán bộ cả. Những cuộc điều tra tiếp theo làm tôi sững sờ và day dứt không nguôi. Thì ra gánh nặng của cuộc chiến tranh này đè lên vai một tầng lớp xã hội nằm ngoài quyền lực! Con cái của các quan lớn nhỏ hình như không phải sinh ra để đi làm cái "nghĩa vụ quốc tế cao cả" này, như chính cha anh họ không ngớt loan truyền. Các gia đình "thượng lưu" về chính trị đã có nhã tâm "nhường" lại vinh quang này cho kẻ khác, cho những người thấp cổ, bé họng trong xã hội, để giành lấy phần mình cái "gánh nặng" lo lắng cho con em đi xuất ngoại, nghĩa là gánh nặng " tiền " và " hàng " về cho gia đình. Những bất công xã hội đang lan rộng một cách cụ thể nhãn tiền như vậy đó...Những nấm mộ quân " Tình Nguyện" Việt Nam rải rộng từ bến Sỏi (Tây Ninh) đến Hồng Ngự, Long An, từ ngoại ô Pnom Pênh đến Xiêm Riệp và Bát tam bang, ở Pai Lin, Xằm Lốt...ám ảnh tôi suốt hơn 10 năm! Đã có tới 52 ngàn liệt sĩ và gần 200 ngàn thương binh Việt Nam cần có chính sách trợ cấp, từ giải đất Khờ Me bất hạnh này!
Đi trên đường phố Hà Nội những năm này là chịu một sự tra tấn tinh thần dữ dội và triền miên. Trẻ em gầy còm, nói năng tục tĩu. Các chị phụ nữ hốc hắc, tức tưởi, đăm chiêu, cống rảnh ngập ngụa. Đây đó, bất cứ lúc nào, đều có thể bùng nổ những cuộc cãi cọ, chửi bới, đánh đập, đến cả đâm chém, thanh toán lẫn nhau...Cờ bạc, số đề, trộm cắp, đĩ điềm, hút sách nhan nhản...Tôi ở số nhà 221 C Khâm Thiên, một phố sầm uất từ thời xa xưa, nay là phố thợ may với gần 200 hiệu bán và đo may quần áo. Tôi có những người bạn lâu năm khá thân thiết, qua đó có thể bắt mạch được xã hội theo nhu cầu của người viết báo. Đó là một anh công nhân hơn 40 tuổi đã có 4 con, 3 trai, 1 gái, bị thải hồi từ một nhà máy quốc doanh, vợ anh là công nhân vệ sinh, quét hè phố thủ đô. Anh làm đủ nghề, mà nghề nào cũng có hoa tay: xây nhà, đắp nền, đóng bàn, tủ, giường, sửa chữa xe đạp, xe máy, may quần áo., nhất là chớm đông, may áo NATO lót vải len y hệt như áo nhập từ Thái Lan. Chiều đến anh cùng đứa con trai nhỏ dọn hàng ra bán nước chè, thuốc lá trước ngôi nhà của tài chính quận, khi họ thu hồi vé xổ số, đó là bà hàng bán cháo lòng to béo mà hiền lành, xởi lởi, ông chồng vừa chết vì ung thư vòm họng. Đó là bà cụ hơn 80 tuổi với gánh quà vặt cho trẻ em. Đó còn là ông đại tá chuyên nghiên cứu lịch sử quân chủng phòng không không quân, vừa về hưu, bán sữa chua. Đó cũng là ông trung tá về hưu từng đánh trận phá máy bay Pháp ở sân bay Bạch Mai thời Điện Biên Phủ, nay sống bằng chiếc bơm xe đạp cũ, đầu vòi bơm luôn quấn một sợi cao su đỏ cũ, và một ông bác sĩ y khoa tốt nghiệp từ Paris (Pháp) trở về làm việc tại bệnh viện mắt trung ương, sống cô đơn trong một căn phòng 12 mét vuông, cặm cụi đọc sách, cặm cụi nấu cơm bằng chiếc bếp đầu cũ kỹ, cặm cụi xách từng xô nước vẩn đục, chảy thất thường, ông không còn thói quen ăn sáng để đi làm...Những con người sống nhẫn nại, chịu đựng, đăm chiêu, chẳng mấy hào hứng với cuộc đời, chai lỳ với cúp điện, cúp nước, với môi trường hôi hám xung quanh. người ta thét vang lên sung sướng khi điện tắt ngầm bổng vụt sáng. Ôi! Những niềm đau cháy lòng khi nghĩ đến thân phận con người.
Đã hơn 15 năm nay, cho đến tận hôm nay, khi cầm bút để khởi đầu một cuốn sách, tôi cảm thấy ngày càng rõ ràng và sâu sắc nhân dân Việt Nam đang là cả một khối bất hạnh lớn trên thế gian này. Nỗi đau này không của riêng ai, nó ắt phải có căn nguyên của nó. Hay là ông cha ta đã phạm tội gì tầy đình lắm để con cháu ngày nay phải gánh chịu món nợ tiền kiếp? Ắt không phải như vậy. Đã mấy năm nay tôi cố tìm ra lời giải. Tai họa chồng chất trên đất nước này không phải do hoàn cảnh ngẫu nhiên, do sơ xuất hoặc vụng dại nhất thời, cũng chẳng phải do đế quốc, phong kiến, chiến tranh và thiên tai như lập luận chính trị hay nói đến. Nó ắt phải có nguyên nhân sâu xa lắm! Không cùng nhau nhận ra thật rõ ràng và đày đủ thì không thể sửa đổi và thoát khỏi tai họa! Vâng. Tai họa, nỗi bất công và thống khổ vô cùng mà người Việt Nam đang phải chịu đựng phải chăng là do từ những cách nghĩ, cách làm, những quan điểm sai trái về con người, về xã hội, từ ý muốn làm cách mạng để cho cuộc sống tốt đẹp hơn thì trên thực tế lại làm cho cuộc sống tủi nhục và cùng cực, nhân danh giải phóng con người lại dẫn đến kềm kẹp con người, nhân danh tập thể, cổ xúy tập thể mà thủ tiêu mọi cá tính sáng tạo của con người và dìm cả tập thể nhân dân và đất nước vào thế khốn cùng. Và có lẽ điều tệ hại nhất là một cơ chế, một hệ thống chính trị, xã hội đã đè nặng, chụp lên số phận của mỗi con người, thủ tiêu một cách tinh vi và trắng trợn và-thật khủng khiếp-một cách triệt để nữa, nhân cách của mỗi công dân. Một sự hủy diệt rất ác độc. Có thể nói trong mấy chục năm qua, xã hội Việt Nam ta đã bị giam hãm trong những quan niệm sai lầm, dẫn đến những bất hạnh rộng lớn. Đã đến lúc bỏ hết những chấn song của nhà tù vô hình này, điều tiên quyết để có tự do và chân lý, mở đường cho tương lai.
Tôi viết cuốn sách này trong nỗi đau lòng của một người cộng sản ở trong Đảng Cộng sản Việt Nam vừa tròn 45 năm, sau khi bị khai trừ tháng 3, 1991. Tôi không chút cay đắng hoặc căm hờn. Tôi cố viết trong sự tỉnh trí và sáng suốt. Tôi cố nói lên sự thật như nó vốn là thế, không chút thổi phồng, thêu dệt, bóp méo. Tôi nghĩ đến tất cả tuổi trẻ Việt Nam ta khi viết cuốn hồi ký này. Các bạn trẻ là tương lai của đất nước. Hãy tìm hiểu quá khứ và hiện tại, cố lý giải cho mimh bạch mọi vấn đề và từ đó bắt tay xây dựng tương lai gần và xa. Các bạn hãy coi đây là tâm sự, là lời tâm huyết của một người đi trước nhận tội lỗi của thế hệ mình, của chính mình trước thế hệ trẻ thân yêu và tin cậy.
Lịch sử luôn sòng phẳng. Tư duy xã hội luôn sòng phẳng. Nó rất công bằng trong đánh giá đúng sai, tốt xấu, công tội, vượt qua những nhiễu loạn của thế hệ đương thời.
Một anh bạn thân ở Hà Nội biết tôi viết sách liền gửi thư sang khuyến khích. Anh dặn tôi hãy viết lên sự thật một cách ngay thẳng chớ ngại nói thật mất lòng. Cuối thư, anh lấy từ cuốn cổ học tinh hoa câu chuyện tu thân của Tuân Tử, chép gửi cho tôi như sau:
Thấy người hay thì phải cố mà bất chước, thấy người dở thì phải tự xem mình có dở như thế không? Chính mình có điều hay thì cố mà giữ lấy, chính mình có điều dở thì cố mà trừ đi.
Người chê ta, mà chê phải, ấy là thầy ta. Người khen ta, mà khen phải, ấy là bạn ta. Còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy. Cho nên quân tử trọng thầy, quý bạn, ghét cừu địch, thích mà không chán điều phải, nghe lời can mà biết răn mình, như thế là muốn không hay cũng không được
Kẻ tiểu nhân không thế, đã bậy lại ghét người chê mình, đã dở lại thích người khen mình. Bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú. Thấy người không phục mình lại không bằng lòng, thân với kẻ xiểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì chê, thấy người trung tín thì cười, như thế dù muốn không dở cũng không được.
Đây là sự đúc kết rất sâu sắc thâm thúy sự cư xử ở đời tôi ghi nhận, suy ngẫm và cố gắng làm đúng: khen, chê cho đúng sự thật, không nói quá, không tâng bốc, cũng không dèm pha. Xin cám ơn anh bạn về sự hổ trợ quý báu này.
Nếu cuốn sách này làm thay đổi được những nếp nghĩ cũ sai lệch đã hằn sâu trong thời gian dài của bạn đọc, thì người viết cảm thấy hạnh phúc và biết ơn.