watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hoa xuyên tuyết-II-Dấn thân - tác giả Bùi Tín Bùi Tín

Bùi Tín

II-Dấn thân

Tác giả: Bùi Tín

Đến nay đã có hàng trăm lá thư từ các nơi trong nước, từ các nước khác nhau (Thái Lan, Hồng Công ở Châu á, Canada, Hoa Kỳ từ châu Mỹ, Liên Xô, Pháp, Tiệp Khắc, Anh, Đức từ Châu âu, Ai Cập, An giê ri từ Châu Phi), hàng trăm cú điện thọai và hàng trăm bạn bè từng quen hoặc mới làm quen trực tiếp hỏi tôi: Vì sao anh làm việc này, từ Paris, vào lúc này?
Tại sao tôi lại viết bản ""Kiến nghị của một công dân" vào tháng 11-1990 và công bó nó tại Paris?
Từ những suy nghĩ dầu tiên dể trở thành ý định, rồi lớn dần thành chủ định và quyết tâm hành dộng, là cả một quá trình. Tôi đã từng ra nước ngoài gần 20 lần. Năm 1965, tôi sang Trung Quốc rồi Cộng Hòa Dân Chủ Đức (qua Liên Xô) là lần đầu và lần cuối cùng trước khi sang Pháp gần đây là sang In-dô-nê-xi-a năm 1989. Tôi dã dến các nước xã hội chủ nghĩa, đến ấn độ, Cămpuchia, Lào, Thái Lan, In đô nê xia, Mã lai xi a, Phi líp pin, Nhật bản, Xanh ga bo ở Châu á, đến An-giê-ri, Ai-cập, Ê-ti-ô-pi-a, Dim-ba-bu-ê ở Châu Phi, đến ác-hen-ti-na, Hoa Kỳ ở Châu Mỹ. Còn Pháp thì chưa một lần! Đây là lần đầu. Đã từ lâu tôi hằng mong một chuyến đi Pháp. Nền văn hoá Pháp đã hấp dẫn tôi từ những năm 13 đến 17 tuổi, khi tôi học trường Khải Định (Quốc học Huế), với hiệu trưởng, hiệu phó và gần một nửa giáo viên người Pháp. Đến nay tôi còn nhớ nét mặt, dáng đi, cử chỉ, giọng nói của từng người...Những ký ức thật khó quên của tuổi thơ ấu. Những bài văn của Alfonse Daudet, của Victor Hugo, Anatole France, những luận điểm chính trị của Voltaire, Montesquieu, của Jean Jacques Rousseau là một phần hành trang tinh thần của tôi khi từ giã gia đình, nhà trường để đi kháng chiến.
Hàng năm, báo L'Humanité của Đảng Cộng sản Pháp tổ chức ngày hội báo vào tháng 9. Đầu năm 1990, họ gửi giấy mời đích danh tôi, do sứ quán Việt Nam ở Paris chuyển vè Hà Nội.
Từ giữa năm 1975, tôi bắt đầu có những ý kiến riêng và thường phát biểu những chính kiến của mình bằng cách này hay cách khác. Với tư cách phóng viên, hồi đó tôi đã hỏi chuyện tất cả viên tướng, các công chức cao cấp Sài Gòn ở các trại Thủ Đức, Long Thành, Quang Trung...
Họ được báo đi tập trung học tập "vài ngày", sau đó là "vài tuần", rồi cứ ở lại hoài...Tôi từng gặp ông thứ trưởng Nội Vụ Viễn Chi để góp ý về việc này, và cũng gặp cả bộ trưởng Nội Vụ Phạm Hùng để nói về trường hợp tướng Nguyễn Hữu Có, mới làm quyền Tổng tham mưu trưởng có hơn 38 giờ. Khi cải tạo ""tư sản", xoá bỏ "gian thương" ở miền Nam những năm 1977 và 1978, tôi gặp thứ trưởng Nội vụ Sáu Hoàng (Cao dăng Chiếm) và để xuất đến việc lãnh đạo quá lỏng lẻo, tiền bạc, vàng, kim cương, ...thất thoát hết...Sau khi vào Cămpuchia tháng 1, 1979 đến năm 1982 tôi cùng mấy phóng viên báo Quân đội nhân dân Việt Nam và báo Quân đội Cămpuchia đi các chiến trường Bát tam boong và Xiem Riệp về, tôi gặp đại sứ Ngô Điền, vốn là bạn của tôi, cùng thiếu tướng Lê Hai phụ trách công tác chính trị quân Tình nguyện Việt Nam và đưa ra nhận xét: "Tình hình hiện nay là bộ đội ta bị sa lầy, chỉ có cách là rút sớm toàn bộ các đơn vị ta về nước, giao lại cho bạn, và chuyển sớm cho Liên Hợp Quốc cùng Cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề Cămpuchia, nếu không tình hình sẽ còn gay go cho đất nước ta hơn nhiều"...Rồi giữa năm 1985, tại giảng đường Bách Khoa Hà Nội, ủy ban khoa học xã hội tổ chức cuộc hội thảo về ""Mối liên minh dặc biệt giữa 3 nước Đông Dương", tôi lên phát biểu ý kiến cho rằng ngay tên của cuộc Hội thảo là không thích hợp, hai chữ "đặc biệt" bao hàm mối quan hệ không bình thường, không bình đẳng giữa một nước lớn hơn 60 triệu dân với 2 nước nhỏ có 6 triệu và 3 triệu dân, chữ Đông Dương cũng không còn thích hợp...
Rồi đến năm 1986, sau khi ông Lê Duẩn mất, ông Trường Chinh được cử làm quyền Tổng Bí Thư, tôi đã viết một bản kiến nghị dài 5 trang đánh máy (hiện tôi còn giữ được bản lưu) đề nghị đổi mới một cách mạnh mẽ, dứt khoát cả về kinh tế và chính trị, thực hiện hòa giải với tất cả các nước thù địch cũ (Nhật, Pháp, Trung Quốc, Hoa Kỳ) chủ động cử các đoàn đi theo các hướng trên đây, và mở một cuộc Hội nghị Chính trị đặc biệt làm động lực cho công cuộc đổi mới toàn diện, cả về kinh tế và chính trị, về đối nội và đối ngoại...Trong bản Kiến nghị này, tôi đề nghị giảm số quân từ trên 1, 6 triệu xuống 60 vạn trong 3 năm, ngang với mức trung bình của thế giới. Tôi đưa một bản cho ông Hà Nghiệp, thư ký của ông Trường Chinh và một bản cho ông Trường Chinh. Ông Trường Chinh xem qua, nhận xét: "ý kiến mạnh dạn, nhưng phải trình Trung Ương xem xét..." Thế rồi im lặng!
Tôi hiểu ngày càng rõ ràng cái cơ chế này đã trở thành kín mít, có dân chủ chăng chỉ là dân chủ hình thức, lãnh đạo luôn tự cho mình là độc quyền của chân lý, lẽ phải, độc quyền cả lòng yêu nước và sự sáng suốt, yêu cầu mọi người phải tin tưởng, phải tuân theo, không bàn cãi, càng không được có ý kiến ngược, nhân danh" Khối đoàn kết thống nhất vững như bàn thạch của một đảng cộng sản trung kiên và thuần nhất"...
Do đó tôi phải tính đi một con đường khác. Một con đường vòng, quanh co, đầy khó khăn, trắc trở, mang tính chất may rủi, lại có phần mạo hiểm nữa...
Có thể nói đây là một chuyến đi hồi hộp, đơn thương độc mã tác chiến, khi lên đường còn có nhiều ẩn số ở trước mắt. Nước Pháp ra sao? Thái độ của chính quyèn Pháp ra sao? Người Việt ở bên Pháp thế nào? Có thể dựa vào ai? Sẽ sinh sống ra sao, lại còn lo sức khỏe, vì sau khi tôi bị một trận nhồi máu cơ tim nặng tháng 6 năm 1989, tim tôi luôn có khả năng bị tái phát một cơn đau mới.
Có những đêm trằn trọc lo âu. Đang làm việc ổn định, có khí thế nữa, nhất là từ tháng 2, 1989 tôi trực tiếp đảm nhận nội dung xuất bản tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật, đến nay đã gần 2 năm. Tôi lên kế hoạch, định hướng từng thời kỳ, xây dựng một lực lượng rất gọn, nhẹ, chỉ có 12 người, tin cậy nhau và tôn trọng nhau trên ý thức "niềm vui làm báo", một tờ báo kiểu mới, "có ích", không dạy đời, không đại ngôn, cố gắng tăng những lượng thông tin phong phú và bổ ích, với những bài thật ngắn gọn-Xã luận trang 1 chỉ 200 đến 300 chữ (so với báo Nhân dân hàng ngày thường từ 1500 đến 2000 chữ). Cố gắng đưa lên những ý kiến khác nhau, là diển đàn tự do cho bạn đọc...Báo in nhiều trang 4, 5 màu, cố tìm ảnh màu đẹp...và quả nhiên tờ báo ăn khách. Tháng 2, 1989 ra thử 60, 000 số, tháng 4, 1989 lên đến 82, 000 số, tháng 9, 1989 lên 120, 000 và cuối năm lên trên 140, 000 số. Giá từ đầu 350 đồng một số, lãi mỗi số hơn 100 đồng, được thị trường cả nước chấp nhận. Và chúng tôi được lãi lớn, không những chấm dứt thời kỳ bao cấp, bù lỗ triền miên, mà còn lập được quỹ phúc lợi, quỹ thưởng, quỹ đầu tư kỹ thuật, từ đó xây dựng được một quán ăn trưa với khá nhiều thiết bị. Cứ những dịp đầu năm, kỷ niệm, lễ lạc, như những ngày Phụ nữ, Thanh Niên, Thiếu Niên, Nhà báo, Quốc tế lao động, Quốc Khánh...đều là những cớ hợp pháp để phát tiền thưởng cho toàn thể cán bộ, công nhân viên, gồm gần 300 người của toàn toà soạn. Đời sống dể thở hẳn từ đó. Toàn toà soạn đều quan tâm đến số phận của Nhân Dân Chủ Nhật, và lòng quý mến đối với những anh em trực tiếp làm báo Nhân Dân Chủ Nhật cũng biểu hiện rõ rệt, đặc biệt với cá nhân tôi. Lòng say mê nghề nghiệp làm cho tôi vui bao nhiêu với tờ báo mới, thì những cản trở gặp phải làm cho tôi nản lòng. Vì tôi tuy là Trưởng ban biên tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật, trên thực tế làm hết mọi công việc của một Tổng biên tập, nhưng Tổng biên tập báo Nhân Dân lại là người phụ trách cả Nhân dân và Nhân dân chủ nhật trên danh nghĩa. Có những bài báo tôi muốn đưa lên, đã duyệt sơ bộ rồi, như bài của nhà sử học Trần Quốc Vượng nói về thế hệ trẻ, thì lại không được duyệt ở khâu cuối cùng! Và có cả bài tôi viết cũng bị kiểm duyệt1 Tất nhiên đó là 2 bài gai góc, nói về bệnh kiêu ngạo, hoành hành từ năm 1975 đến nay và bài bàn về đa nguyên...Hiện tôi còn giữ được bản thảo của cả 2 bài báo này.
Chính cuộc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo nội dung của Nghị quyết trung ương lần thứ 8 (tháng 3, 1990), được tiến hành ở tòa soạn báo Nhân dân tháng 6 năm 1990 đã làm tôi nhận thấy cần một thái độ dứt khoát và mạnh dạn để đưa đất nước ra khỏi một cuộc khủng hoảng toàn diện, nghiêm trọng chưa từng có, và cũng từ đó cứu số phận của báo chí, của những người làm báo nước ta. Sức chịu đựng của nhân dân, của bản thân tôi đều đã quá mức, đạt đến độ quá tải rồi.
Tôi lên đường, từ biệt gia đình, từ biệt bạn bè thân thiết trong tâm trạng lẫn lộn. Niềm vui có cơ hội làm một việc có ích cho đời. Nỗi lo dấn thân vào một nơi vô định. Nỗi buồn xa vắng cô đơn, Tôi gạt nước mắt ôm hôn 2 cháu ngoại, Hoài Anh lên 4 và Quỳnh Anh lên 8. Hai đứa coi ông ngoại như bạn, hay đòi ông ngoại đưa đi mua tranh, mua sách vẽ, mua báo nhi đồng và thiếu nhi, đi vườn hoa ăn kem, nhất là đi vào khu "Kính dị dạng", nơi thì người soi cao vút lên, nơi thì người soi béo ụ, lùn tịt, cả 3 ông cháu cười sặc sụa...
Có những chuyện "hệ trọng", bí mật của trẻ thơ, truyện ở vườn trẻ, ở lớp học, về cô giáo, về bạn bè, chúng không kể cho bố mẹ mà chỉ kể cho ông ngoại thôi.
Nhưng trên tất cả những đắn đo, lo âu, buồn nhớ là một niềm tin tuy chưa sâu sắc, chưa vững chãi, nhưng là niềm tin mang theo hy vọng. Vì những chính kiến mang dần tính hệ thống của tôi, tôi nhiều lần đưa ra trao đổi với bạn bè, với các đồng nghiệp, những người viết báo lớn tuổi hay còn trẻ, ở Hà Nội hay SàiGòn, ở Thái bình, Hà Sơn Bình hay Hà Nam Ninh, ở Vũng tầu hay ở Sông Bé...tôi đều nhận được những sự đồng tình khá sâu sắc. Rồi những buổi nói chuyện rộng rãi tại trường Đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc, ở trường Tuyên huấn trung ương, ở lớp Báo chí, ở một số cơ sở kinh tế địa phương (những nơi này đều có ghi âm), tôi cố vượt ra ngoài khuôn phép, nói lên chính kiến riêng của mình. Và tôi ngỡ ngàng một cách thú vị nhận ra rằng hầu hết người nghe đều tán đồng những chính kiến của tôi, hầu như không có ai phản đối cả. ở Trường đảng Nguyễn ái Quốc, tôi nói rõ: "Đảng cộng sản Việt Nam đã vi phạm có hệ thống hiến pháp vì trong một thời gian dài đã coi những nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết bộ Chính trị, Nghị quyết Trung Ương như là những quyết định có tính chất pháp luật, bắt buộc Nhà nước và nhân dân phải chấp hành. Hiến pháp chỉ rõ: Toàn bộ quyền lực của nhà nước nằm trong tay nhân dân và các cơ quan dân cử. Dân bầu ra các Hội đồng nhân dân, ra Quốc hội, chứ đâu có bầu ra Trung Ương và Bộ Chính trị..."
Tôi còn nói rõ: các cơ quan dân cử vẫn không thật sự do nhân dân lựa chọn và cử ra, việc bầu cử đều là hình thức, hơn nữa các đại biểu Quốc Hội phần lớn đều nắm chính quyền, là thứ trưởng, là bộ trưởng, chủ tịch Uỷ ban nhân dân, tổng cục trưởng các tổng cục...thành ra vừa nắm quyền lập pháp, vừa nắm quyền hành pháp và quyền giám sát chính quyền, nghĩa là vừa đá bóng vừa thổi còi, gây nên bất lực và hỗn loạn...
Tất cả những chuyện này là những điều bất hợp lý nhất, đã được nêu lên phê phán, nhưng không ai chịu sửa cả!
Tôi đã nói chuyện ở các trường của Đảng, ở các tỉnh về cái tệ phi pháp đã hình thành từ lâu là Đảng bao biện làm thay và tệ hơn nữa là lấn át chính quyền. Các bí thư Tỉnh Uỷ hay Uỷ viên thường vụ tỉnh uỷ tự cho mình có quyền tối cao giải quyết mọi việc. Các vị này đi đến đâu cũng được "xin ý kiến quyết định của các đồng chí", nào là dựng nên nhà máy gì, ở nơi nào, chổ kia xây dựng trường học hay bệnh viện, xuất khẩu ra sao, thay đổi nhân sự thế nào, các vị cứ cho ý kiến tuốt! Rất nhiều khi việc ấy Chủ tịch ủy ban, phó chủ tịch ủy ban không hề biết gì cả! Các hội đồng nhân dân lại càng lép vế, không có quyền hành gì hết. Tất cả các chuyện này tôi nêu lên, anh chị em học viên các trường cao cấp của đảng là thứ trưởng, tổng cục trưởng đều tán thành và nhiệt liệt hoan nghênh, mong mỏi đảng sớm từ bỏ tệ bao biện, gia trưởng, chuyên quyền. Đặc biệt là ở các tỉnh, anh chị em trí thức làm việc ở các cơ quan chuyên môn không còn chịu đựng được sự kém cỏi và phải nói là dốt nát của một số khá lớn các vị lảnh đạo trong cấp žy đảng, họ chỉ có trình độ hiểu biết và văn hoá cấp trung học, tiểu học. Chính anh chị em nói những câu chí lý là:
Sự dốt nát cộng với nhiệt tình thành ra phá hoại và phản động. Vì thường các vị dốt lại thích tỏ ra ta đây không dốt, cứ giải quyết bừa mọi việc và chỉ gây nên khó khăn và đổ vỡ ở địa phương...
Niềm tin mang nhiều hy vọng của tôi còn dựa vào thực tế từ cuối năm 1986, sau Đại hội 6 anh chị em cán bộ trẻ đã dám mạnh dạn nói lên những điều mình nghĩ, không còn e dè, sợ sệt như trước. Khẩu hiệu: "Nói hết, nhìn "thẳng vào sự thật" đã có tác dụng rõ rệt. Những khẩu hiệu mới mẻ ấy lợi hại vô cùng. Khi đã nói ra rồi, công bố rầm rộ trên báo, trên đài rồi, dù có muốn thu về, muốn hạn chế, hoặc xí xoá đi thì cũng thật là khó.
Hơn nữa, có những điều đã mở ra rồi không sao có thể quay ngược lại được. Trước năm 1975, ai nghe đài BBC, đài tiếng nói Hoa Kỳ đều là phải vặn rất nhỏ, chỉ vừa đủ nghe trong nhà. Hàng xóm láng giềng biết được là không ổn, có khi rất phiền. Cán bộ, công an nghe thấy được lại càng rầy rà, sinh chuyện...Từ năm 1975, người ta nghe tự do hơn, cả những băng nhạc cải lương bị cấm lưu hành. Rồi từ năm 1986 quyền tự do được khẳng định thêm một bước lớn, quyền đòi hỏi bình đẳng, chống đặc quyền, đặc lợi được cất lên mạnh mẽ. ở nhiều chi bộ, các đảng viên chất vấn những người lãnh đạo: "Chúng tôi là kỹ sư, tốt nghiệp đại học, có phải là trẻ con đâu mà chúng tôi không được đọc các tài liệu tham khảo kia của Thông tấn xã Việt Nam? Chúng tôi chỉ là cán sự, các vị chuyên viên ăn lương cao hơn chúng tôi, nhưng chưa chắc về hiểu biết, cũng như về nhân cách ai hơn ai đâu! Nói là chống đẳng cấp mà cái đảng này chúa là chia theo đẳng cấp...mỗi đảng viên phải bình đẳng! Mỗi công dân phải bình đẳng!" Thế là từ đó, khó còn có thể ngăn chia thứ, bậc như trước được nữa. Mọi nguồn thông tin được tự do tiếp nhận qua đài phát thanh nước ngoài, qua các tài liệu, báo chí của nước ngoài, tuy còn rất hiếm hoi. Một cửa sổ nhìn ra thế giới khá quan trọng là 10 đến 15 phút tóm tắt tình hình thế giới hàng ngày trên màn truyền hình Việt Nam, được chuyển tiếp từ Đài truyền hình (Liên Xô) qua đài thu phát Hoa Sen. Người xem truyền hình Việt Nam được biết qua hình ảnh sống những biến động của thế giới, như bức tường Berlin sụp đổ, Ceaucescu bị xử bắn ở Ru ma ni, tổng thống Havel xuất hiện ở Tiệp Khắc, cuộc bầu cử đa nguyên ở Mông cổ...Tuy hiện nay sự kiểm soát, lựa chọn nội dung truyền hình có chặt chẽ hơn, cố tránh những sự thật gai góc, nhưng không còn có thể trở về lối cũ, bịt mắt, bịt tai nhân dân như trước. Sự hiểu biết về thế giới là một lợi thế sâu sắc của nhân dân, họ hiểu rõ những sự kiện của thế giới-trông người lại nghĩ đến ta nuôi dưỡng những hy vọng lành mạnh cho tương lai.
Chính những thay đổi tích cực trong nhận thức, tư duy của hàng triệu con người đang vươn tới cái tiến bộ, cái thiện, vươn lên đòi quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, quyết từ bỏ cái gì là bảo thủ, trí tuệ, cũ kỹ...đã tạo nên sức mạnh động viên tôi cố gắng làm một cái gì đó để đất nước thân yêu của tôi có thể thoát ra khỏi cơn khủng hoảng hiễm nghèo.
Và tôi đã tính toán kỹ, cân nhắc kỹ để dấn thân một cách kiên quyết và quả đoán trong chuyến đi Paris, thủ đô nước Pháp vào cuối năm 1990. Trong suy tính của tôi, công cuộc đổi mới như hiện nay là bế tắc. Kinh tế đổi mới, mà chính trị như cũ thì không ổn, hai chân đi khập khiểng sẽ vấp ngã lăn kềnh. Mà lãnh đạo thì rất sợ đổi mới về chính trị, họ sẽ mất quyền, cả quyền lãnh đạo và quyền lợi riêng.
Đất nước bất hạnh chính là vì thế-"Thế cùng tất biến", nhiều người nói như vậy. Vì đó là quy luật. Nhưng lại là quy luật xã hội. Cứ chờ thì không ổn, biết bao giờ mới thay đổi! Phải có sự thức tỉnh, có ý chí, có hành động của con người! Nếu không sức ỳ sẽ lì lợm tồn tại.
Đông đảo nhân dân vốn có sẵn lương tri sẽ thức tỉnh khi có người trình bầy lý lẽ và thuyết phục. Tôi không mong chờ gì ở sự tỉnh ngộ, thức thời của những người lãnh đạo. Họ đã khác xưa quá nhiều rồi! Có hai đức tính cần thiết nhất cho người lãnh đạo thì ở họ quá nghèo nàn. Đó là đức tính biết lắng nghe, tiếp nhận những điều hay, lẽ phải, và đức tính biết thích ứng một cách chủ động với những biến chuyển đi lên của thế giới ngày nay. Tai hoạ của đất nước phải chịu đựng là từ đó, từ hai lỗ hổng tai hại ấy.
Vậy chỉ có nguyện vọng của nhân dân được thức tỉnh, và nguyện vọng đó được bộc lộ rõ ràng, rộng khắp, họa chăng mới tạo lên được áp lực xã hội cần thiết để buộc lãnh đạo phải thay đổi.
Nhiều thế lực ở nước ngoài cho rằng chế độ mất lòng dân và độc đoán chỉ có thể lật đỏ bằng bạo lực từ bên ngoài đưa vào. Tôi hoàn toàn không tán thành chủ trương này. Nhân dân đã quá khổ trong chiến tranh, trong đối địch bằng bạo lực rồi. Đấy chỉ là ảo tưởng rất nguy hiểm, xét cho cùng chỉ là trò thiêu thân vô ích.
Ngay cả những lực lượng ở ngoài nước, có tinh thần dân tộc và dân chủ, đề xướng hoặc tán thành hòa giải và hòa hợp cũng hầu như không có tác dụng gì đối với trong nước. Những tổ chức, những nhân vật của họ hầu như chẳng mấy ai ở trong nước biết đến. Họ không có tiếng nói, không có lực lượng, không có quần chúng. ý muốn của họ mãi mãi chỉ là ý muốn, dù cho có thiện ý đến đâu. Thông tin từ ngoài vào trong nước, từ trong nước ra ngoài, vẫn còn bị kiểm soát, bưng bít, phong tỏa một cách gắt gao.
Tôi nghĩ có thể làm được gì để cưú vãn tình thế hiểm nghèo, đưa đất nước vào con đường dân chủ thực sự, tạo điều kiện để phát triển? Lực lượng quan trọng trực tiếp nhất phải là số đảng viên có lương tâm, có nhân cách và có hiểu biết, cùng với anh em trí thức ngoài đảng và đông đảo tuổi trẻ có tâm huyết với đất nước, cùng chung sức, chung lòng tạo nên sức ép để thay đổi. Dù cho số này ước lượng chỉ độ 10 phần trăm tổng số đảng viên hiện nay là 2 triệu, nhưng cái chất là chính. Khi tình thế biến động họ có thể lôi kéo đông đảo đảng viên khác và đông đảo nhân dân hòa nhập vào một phong trào chung.
Cho nên tôi viết "Bản kiến nghị của một công dân" với 12 điểm chính là hướng về nhà, để gợi ý cho đồng bào và một số đông đảng viên lương thiện một phương hướng suy nghĩ mới. Tôi biết khả năng lãnh đạo chấp nhận đề nghị của tôi là rất ít ỏi. Tôi đã tìm ra cách để ý kiến của tôi đến được với đồng bào ở trong nước. Đó là qua đài BBC. Tôi nghĩ đến khả năng này từ khi ở trong nước, khi nghe đài BBC, thấy làn sóng ổn định, tiếng nói rõ ràng, ít khi bị nhiễu, thời gian buổi sáng và buổi chiều, tối, đều thích hợp cho đông đảo người nghe, tôi trực tiếp thấy cán bộ, đảng viên, các gia đình bình thường cho đến thanh niên, nông dân...đều ưa nghe đài BBC nhất. Tôi còn biết rất rõ ràng rất nhiều ngưới lãnh đạo đất nước như thủ tướng Phạm Văn Đồng trước kia, hay đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đều là người nghe đài chuyên cần của BBC. Trong chiến tranh BBC đưa tin và bình luận về miền Bắc Việt Nam có phần thiên vị. Những năm tháng gần đây, họ đưa tin khách quan, rất đa dạng, phong phú và sớm sủa, chọn nhiều giọng đọc hấp dẫn. Có tiếng nam, tiếng nữ-Các giọng nói đều truyền cảm. Rõ ràng các buổi BBC đã lôi cuốn hàng triệu lượt người nghe đài Việt Nam.
Ông Đỗ Văn làm công tác biên tập và phát thanh trong các buổi tiếng Việt của BBC là người tôi quen biết va sau khi tham khảo với đài BBC đã tỏ ra tán thành...Ông ta hỏi chuyện ai là đi thẳng vào vấn đề, kể cả nhữmg vấn đề gai góc. Tôi và ông ta có những buổi tranh luận khá găng ở ngay Tòa soạn báo Nhân dân. Năm 1988, rồi năm 1989 tôi lại gặp ông ta ở Hà Nội. Vốn là dân Hà Nội, có mấy người em còn ở Hà Nội, xuất thân từ một gia đình trí thức thủ đô, ông là người có hiểu biết, xét đoán khá tinh tường, nói chuyện rất bộc trực, còn biểu lộ nỗi lo âu sâu sắc trước hiện tình đất nước lâm vào khủng hoảng: số thất nghiệp đông, trộm cắp lan tràn, phụ nữ phải bán dâm, trẻ em bị suy dinh dưởng, trí thức giỏi không được tin dùng. Tôi nghĩ ông Đỗ Văn có thể hiểu được việc tôi làm và do đó có thể tham gia việc tiếp sức cho tôi, từ lòng yêu nước. Tôi tìm được số điện thoại của BBC ở Luân Đôn và mời ông Đỗ Văn sang Paris để trao đổi ý kiến. Ông ta nhận lời vào giữa tháng 10, trước khi có cuộc Hội thảo về tướng Le Clerc. Cuộc Hội thảo này, ông đại sứ Phạm Bình xin phép Hà Nội cho tôi ở lại để dự, sau khi tôi đã dự Hội báo L'Humanité ở Paris và cuộc Hội nghị bàn tròn về quan hệ Pháp-Việt ở Marseille (cuộc họp này cũng do đại sứ quán Việt Nam ở Paris mời tôi tham dự).
Tôi gặp ông Dỗ Văn ở phòng số 2 trên gác một của Foyer Việt Nam, cửa hàng ăn của Hội người Việt tại Pháp, 80, phố Monge, giữa quận 5, một quận trung tâm Paris. Tôi ở đây theo sự sắp đặt của Hội, vì ban chấp hành Hội chính thức mời tôi ở lại vài tuần để gặp gỡ những nhân vật trong Hội và tìm hiểu phong trào người Việt.
Ông Đỗ Văn rất quan tâm đến nội dung bản kiến nghị của tôi vừa thảo xong và tỏ ra tán thành việc thực thiện một cuộc phỏng vấn, chừng 4 hoặc 5 câu hỏi, với thời gian độ 25, 30 phút...Tôi nghĩ là chừng đó chưa đủ để nói rõ nội dung, lập luận, chính kiến của mình. Ông Đỗ Văn cho biết xưa nay BBC chưa từng có cuộc phỏng vấn nào đến hơn 30 phút cả! Sau chúng tôi cùng nhau thảo luận là sẽ công bố "Bản kiến nghị của một công dân", làm ngay phần đầu của cuộc phỏng vấn, rồi tùy thuộc vào tình hình, nghe ngóng xem trong nước quan tâm đến đâu để sẽ tính liệu sau, liệu cơm gắp mắm. Kết quả vượt quá dự kiến của chúng tôi. Đài BBC bắt đầu công bố tối thứ tư 28/11/1990 bản kiến nghị của tôi, và tối thứ bảy 31/11 bắt đầu phát về cuộc phỏng vấn với những câu hỏi của Đổ Văn và những câu trả lời của Thành Tín. Ngày 3-12, phóng viên Roi-tơ ở Hà Nội đã điện về Paris và Luân Đôn là: "người nghe đài ở Việt Nam, nhất là ở Hà Nội và Sài Gòn, rất chăm chú nghe các buổi này", "Bùi Tín đã nói ra những điều mà rất nhiều người, kể cả quan chức trong bộ máy nghĩ đến mà không dám nói ra". Ngày 13-12 một nhà báo Pháp ở Việt Nam mới trở về gọi ngay điện thoại cho tôi: "Xin chúc mừng! Bom nguyên tử ở giữa thành phố Hồ Chí Minh! Ai cũng bàn đến chuyện Bùi Tín suốt hai tuần nay! Thứ bảy và chủ nhật phố xá vắng hẳn vì người ta gọi nhau về nghe BBC!".
Tôi rất xúc động, nhưng luôn tỉnh táo. Tôi nói vui trong máy:
"Không! Không phải bom, càng không phải bom nguyên tử, cậu cứ hay thổi phồng. Một trái lựu đạn thôi!". Cậu ta cãi lại: "Không đùa đâu! Thật đấy...", rồi anh ta viết thư kể chuyện, ngoài phong bì còn tinh nghịch đề: "Ông bạn bom nguyên tử của tôi!"...
Qua Đỗ Văn, tôi được biết anh chị em làm việc trong bộ phận tiếng Việt của đài BBC đều chú ý về các buổi phát thanh ăn khách, đã có thư từ trong nước gửi sang cho đài để hoan nghênh. Và cứ thế là mỗi thứ bảy và chủ nhật, trong 12 tuần lễ liên tiếp, cuộc phỏng vấn của tôi được truyền về với bà con trong nước, mỗi buổi từ 9 đến 22 phút, tùy theo câu trả lời ngắn hoặc dài. Tổng cộng tất cả cuộc phỏng vấn này dài 180 phút, thật là cực hiếm trên một đài phát thanh quốc tế. Đã vậy, mỗi tối thứ tư hàng tuần, BBC còn điểm báo chí quốc tế, điểm dư luận trong nước và thế giới về bản kiến nghị của tôi và nội dung cuộc phỏng vấn.
Ngay sau Tết âm lịch, cuối tháng 2, 1991, tôi nhận được một số thư các bạn từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần thơ...cho biết: "Khi được biết về bản kiến nghị của anh, anh chị em trí thức, giáo viên, văn nghệ sĩ, cán bộ bàn tán khá sôi nỗi và có xu thế là mạnh dạn nói lên sự thật, không e dè, ngần ngại như trước. Những người từng mạnh dạn thì mạnh dạn hơn". Tôi coi đó là một dấu hiệu quan trọng. Tôi không bao giờ cho ý kiến của riêng mình là giải pháp duy nhất đúng. Cần thúc đẩy cho thật nhiều sáng kiến và biện pháp, thật nhiều người nuôi dưỡng hoài bão, góp phần cứu đất nước khỏi họa hiểm nghèo. Có vậy mới hình thành được phong trào mang tâm huyết và trí tuệ của thời đại, mới huy động và tập hợp được lực lượng đấu tranh có hiệu quả theo những giải pháp đúng đắn. Cuối tháng 1, 1991, bản kiến nghị của ông Nguyễn Khắc Viện đến được Paris, tạo nên một làn gió mới. Đây là bức thư tâm huyết ông Viện gửi cho Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Hữu Thọ. Sau đó là bản kiến nghị của ông Hoàng Minh Chính, nguyên Viện trưởng Viện Triết Học và sau đó là cả một "Chương trình cấp bách nhằm khắc phục khủng hoảng và tạo điều kiện lành mạnh cho sự phát triển đất nước" do ông Phan Đình Diệu, nhà toán học nỗi tiếng, phó Viện trưởng Viện Khoa Học Việt Nam, khởi thảo và kiến nghị...ở phía Nam, ông Lữ Phương, nhà văn hoá có tầm cỡ, vốn là thứ trưởng Văn hoá của Chính Phủ Cộng Hoà miền Nam Việt Nam, đã viết bài báo: "Chủ nghĩa xã hội Việt Nam, di sản và đổi mới", rất được đồng tình vì đã đề xuất một phương hướng rất táo bạo mà lại hợp đạo lý: đảng Cộng Sản phải giao toàn bộ quyền lực cho nhà nước, trở về với xã hội công dân, tự đặt mình trong luật pháp, bình đẳng với mọi tổ chức chính trị và xã hội, từ đó khẳng định lại năng lực và phẩm chất của mình. Gần đây nhà báo cao niên Vũ Hạnh cũng đã gửi cho đài phát thanh Moscow bài báo nhan đề: Trơ trơ đối mặt với nhân dân của họ" (Thư của một nhà văn Việt Nam). Bài báo được đăng trên Tuần báo Tin Tức Moscow ra bằng 12 thứ tiếng (không có tiếng Việt), ngày 31-3-1991, với câu kết luận: "Những người lãnh đạo của chế độ này đang lo sợ vì cảm thấy trơ trọi, họ quen dựa dẫm vào 'sự ủng hộ', và 'tình đoàn kết' của các nước được gọi là xã hội chủ nghĩa, nhưng thật ra là những chế độ độc đoán vừa sụp đổ, họ cảm thấy mình đứng trơ trọi trước mặt nhân dân và sắp phải trả lời về những đau khổ và thiếu thốn mà họ đã bắt nhân dân phải chịu đựng trong hàng chục năm qua...".
Mỗi tiếng nói gọi thêm nhiều tiếng nói khác, mới mẻ và cộng hưởng. Mỗi ý nghĩ có trách nhiệm gợi lên hàng nghìn ý kiến xác đáng, thức thời. Tất cả đều bị bộ máy trong nước bưng bít, che dấu, kiểm duyệt. Họ lại giả dối và ăn gian. Báo chí ở Việt Nam, đài phát thanh, đài truyền hình đều im lìm về những kiến nghị của những Nguyễn Khắc Viện, Hoàng Minh Chính, Phan Đình Diệu và tôi...Họ sợ sự thay đổi thật. Vì ở họ có "đổi nhưng không có 'mới', có 'thay' mà không có 'đổi'", thay một hồi lại quay về cái cũ rích!
Tức nước ắt phải vỡ bờ.
Sức bị dồn nén lâu ắt phải bật dậy.
Cùng tất biến, là một qui luật của tạo hoá.
Con giun xéo lắm phải quằn, là một sự
thật được nhận thức trong nhân gian.
Cuộc khủng hoảng toàn diện đã đến mức cùng cực. ở Hà Nội tôi từng nghe mấy vị làm báo hóm hỉnh kháo nhau: "Cuộc sống tưởng là hạnh phúc, vì có thể ngoi lên. Thế mà có đến 10 tầng đáy. Và các đáy đều thủng! Cuối cùng là thùng không có đáy!" Để nói lên sự sa sút vẫn còn tiếp tục, đến độ thê thảm, bất bình và phẩn nộ đang lan rộng và ăn sâu trong toàn xã hội! Không chịu được nổi nữa. Sắp đến lúc lịch sử sẽ đi rảo bước, một ngày bằng vài chục năm...Phải làm tất cả để chuẩn bị, tạo điều kiện và thúc đẩy lịch sử bước vào điểm nút quyết định...
Cần tính đến sự lợi hại của khoa học kỹ thuật viễn thông trong thế giới ngày nay. Không còn như ngày xưa, ngày xửa, tin tức từ Thăng Long vào Đàng Trong hoặc từ kinh đô Huế ra Bắc Hà phải chuyển bằng chạy bộ hoặc đi bằng ngựa trạm, rồi có xe lửa, xe ô tô...Cũng không còn là thời kỳ ở rừng núi Việt Bắc, báo chí thư từ đi về mất đến hàng tuần, hàng tháng và tin tức thế giới đến được thì lõm bõm chậm chạp. Ngày nay đồng bào cả nước có máy thu thanh, thu hình hiện đại, có thể biết ngay lập tức mọi diễn biến thời sự sốt dẻo ở trong nước và thế giới, không ai có thể bịt tai, bịt mắt đông đảo nhân dân được. Đây là một lợi thế to lớn luôn luôn phải tính đến và tận dụng.
Đầu tháng 12, 1990, một ông bạn cũ làm việc ở sứ quán Việt Nam ở Paris trách cứ tôi: "Ông làm cái việc này để làm gì thế? Ông dại dột quá thế. Bỗng chốc đổ xuống sông, xuống bể tất cả thành tích, uy tín, công lao gần hết một đời người!"
Tháng 2, 1991, một anh bạn trẻ ở báo Nhân Dân từ Hà Nội gửi thư cho tôi, viết: "Chú ơi, ở đây rất nhiều anh chị em nhớ chú, giữ một niềm tin ở tâm huyết và sự sáng suốt của chú. Thế nhưng một vài anh em trẻ ít suy nghĩ thì cho rằng chú sang đó rồi ở lại là do tuổi lớn rồi, đã đến tuổi nghỉ hưu rồi, chú ắt phải tìm chỗ an nhàn để lo cho thân mình lúc cuối đời thôi, nhất là khi lại có điều kiện. Cháu không nghĩ thế!"
Một nhà báo nước ngoài nhận xét: "Bùi Tín là con người thường có mặt ở địa điểm và thời điểm nỗi bật nhất (the right place at the right time). Lần này cũng vậy. Ông ta lại làm một việc mà ai cũng phải chú ý...". Quả thật, tôi không bao giờ tìm cơ hội để làm nổi mình lên-Không! Đây quả thật là một cuộc dấn thân. Tôi đang có chức có quyền. Từ 4 năm nay, tôi ở bậc lương chuyên viên 8, ngang với một thứ trưởng. Làm báo tôi lại có được một danh tiếng nào đó. Nhất là từ khi phụ trách trực tiếp tờ tuần báo Nhân dân chủ nhật, tôi được hầu như mọi người trong tòa soạn báo Nhân dân (chung cho Nhân dân hàng ngày và Nhân Dân Chủ Nhật) quý trọng hơn. Tờ tuần báo Nhân Dân chủ nhật với chủ trương thoáng đạt, tôn trọng bạn đọc được cả nước đánh giá khá cao, nên anh chị em làm báo Nhân Dân cảm thấy đỡ tủi thân. Báo Nhân Dân vốn vẫn bị chê là khô khan, tẻ nhạt, lên gân hay dạy đời nhất, nghĩa là bảo thủ nhất trong làng báo Việt Nam vốn đã khá bảo thủ. Sao tôi lại bỏ mà đi trong khi tôi đang có uy tín, được quý trọng?
Mỗi lần dấn thân lại có một nét riêng, để lại những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời. Những ngày trước và sau Cách mạng tháng Tám, tuổi trẻ dấn thân sao mà nhẹ nhàng, thanh thoát, tự nhiên đến thế. ở tuổi 18, những bài hát Tiến quân ca, Nào ta đi hồng binh, Nhớ chiến khu, Chiều Bắc Sơn...có sức thôi thúc rất mạnh mẽ. Chúng tôi nhập cuộc như là hít hơi thở trong lành buổi sáng vậy. Sự nhập cuộc mang tính chất lãng mạn của tuổi trẻ, máu hiệp sĩ nổi dậy, bất chấp khó khăn, gian khổ và hy sinh...Tôi lẳng lặng ra đi, gói một bộ quần áo, một chiếc áo len nâu, một chiếc khăn mặt, tất cả trong chiếc túi vải nhỏ. Anh bạn Việt Minh dắt tôi đến ngôi nhà cạnh Bắc Bộ Phủ, trụ sở của chi đoàn Quang Trung mới ở Việt Bắc về. Tối đầu tiên xa nhà, nằm trên chiếc ghế dài, ngủ ngon lành, không chút trằn trọc. Bữa cơm đầu tiên xa nhà, cơm xới từ một chiếc rá đan bằng tre, ăn ngon lành cùng với các đồng chí trong cùng một tiểu đội quân giải phóng...
Sau đó là dấn thân vào những trận chiến liên miên. Ổ địch hậu Quảng trị, ở hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng, ở vùng Khe sanh, Đầu Mầu, Lao Bảo trên đường số 9, ở quanh thị trấn Mường Phìn, gần các bản Nam-Cha-Lo, bản Đông trên đất Lào...Những trận phục kích bắn cối, tiến công các đồn bốt địch...Rồi các trận đánh của sư đoàn 304, được thành lập từ năm 1950, ở các chiến trường Hà Nam Ninh, Hòa Bình, rồi Điện Biên Phủ...Những cuộc hội nghị quân chính, những cuộc học tập nghị quyết về các chiến dịch Thu Đông, Xuân Hè, những cuộc hành quân đêm, rét lạnh, lầy lội, buồn ngủ rũ người...Những cuộc nghiên cứu chiến trường trên bản đồ, trên sa bàn, trên thực địa...Những trận tấn công đồn địch trong tầm phi pháo (máy bay và pháo địch ném nom, bắn phá)..., những cuộc hỏi cung tù binh, binh lính và sĩ quan lê dương, lính dù, cơ quan tham mưu địch, những công việc thường ngày của người lính, báo động tập hợp, hành quân, dừng chân, làm bếp, nấu cơm, giặt giũ, cắm trại, tắm rửa, đào hố vệ sinh...vất vả liên miên, đầy lo toan mà cũng nhẹ nhàng, chẳng mấy nặng nề và cũng không cảm thấy khổ sở vất vả...Vẫn cười, vẫn hát, vẫn kể chuyện tiếu lâm, vẫn trêu chọc nhau...Vẫn cứ yêu đời và lạc quan.
Hồi đầu năm 1964, sau khi có nghị quyết trung ương lần thứ 9, cũng đúng vào lúc hai anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bị chết trong một cuộc đảo chính, và sau là vụ bí hiểm giết tổng thống Hoa Kỳ Kennedy, tôi lại "dấn thân" một chuyến vào miền Nam, qua đường mòn Hồ Chí Minh. Hồi năm 1961, tôi đã đi qua con đường này khi nó thực sự còn là đường mòn, cây cối còn rậm rạp, hành quân còn mang ba lô, chống gậy lách đi trong rừng rậm. Đầu 1964, đường mòn đã mở rộng hơn, nhưng cũng chỉ vài tấc, đến một thước rưỡi, cho xe đạp, thồ đi qua. So với những cuộc dấn thân sau này, qua đường mòn Hồ Chí Minh những năm 1972 và 1975 thì nguy hiểm về bom đạn lúc ấy chưa có gì đáng kể cả. Thế nhưng số người hy sinh trên đường mòn không phải là ít. Cách vài binh trạm (mỗi binh trạm cách nhau 20 đến 30 km) lại có một nghĩa trang, chôn cất anh em hy sinh trên đường mòn. Hồi ấy có đến vừa đúng mười kiểu chết khác nhau trên con đường hành quân Nam-Bắc. Lạc đường trong rừng rậm, đi miết, không tìm được lối trở ra, bị chết đói. Đi tốp nhỏ, ngủ đêm bị hổ vồ. Trời mưa, không nhìn rõ, đạp lên rắn độc, bị cắn chết. Bị đau ruột thừa cấp tính, hoặc bị sốt rét ác tính không chữa chạy kịp. Mắc võng dưới cây to, có cơn lốc bất thường, cành cây lớn gẫy hay cả cây to đổ, bị đè chết. Qua suối lớn, nước chảy xiết, cầu trơn, trượt chân, bị cuốn đi, không cứu kịp...Có khi chỉ con vắt xanh, hàng trăm, hàng nghìn con ngọ nguậy trên đường ngửi thấy hơi người, bám vào chân rồi leo lên người ở nơi có động mạch, hay nơi có tĩnh mạch lớn, cắn và hút thỏa sức, thường là ở nách, ở bẹn và cả ở bộ phận sinh dục của nam và nữ, không cầm máu được. Có khi leo núi đá đầy rêu, trời mưa, đất trơn như đổ mỡ, trượt chân nhào xuống vực sâu cùng với ba lô nặng sau lưng. Lại có khi ăn phải nấm độc, rau độc...Không cứu kịp. Chưa nói đến những vụ lụt cực lớn trên rừng như năm 1965 ở Tây Nguyên, nhà cửa, trâu bò, heo, gà và cả người nữa bị nước dâng lên cao và cuốn đi. Vậy mà chúng tôi vẫn nhẹ nhàng dấn thân vì có một niềm tin vững chắc ở thắng lợi, vì luôn nghĩ: "Chí làm trai thời loạn, phải có mặt ở nơi mũi nhọn. Cầu an, bảo mạng, nhường hy sinh gian khổ, cho người khác là sự ươn hèn và ích kỷ đáng hổ thẹn với lương tâm...".
Năm 1972 rồi 1975, tôi đi dự các chiến dịch lớn ở chiến trường miền Nam là những cuộc dấn thân do máu nghề nghiệp làm báo. Dù biết rằng chiến sự sẽ rất ác liệt, Mỹ đưa vào cả một bộ máy chiến tranh lớn, vối đủ loại vũ khí tân kỳ: Xe tăng Abrams, pháo bầy, xe bọc thép, máy bay Con ma, Thần sấm, pháo đài bay B52, các loại mìn dây, mìn bướm...tôi vẫn nhẹ nhàng khoác ba lô lên đường. Hồi ấy tôi còn ở báo Quân đội nhân dân. Tất cả các chuyến đi ấy là tự tôi nêu ý định ra hỏa tuyến, không có lần nào do cấp trên hay tập thể yêu cầu. Nghiệp vụ làm báo thôi thúc tôi lên đường, tôi quen khá nhiều các nhà báo quốc tế, từ Burchett đến Walters Conkrite, từ Peter Arnett đến Nayan Chanda hay Felix Bolo và Tiziano Terzani...Sao báo chí phương Tây họ xông xáo, họ sưu tầm tài liệu và các sự kiện lớn, họ đưa tin nhanh nhậy, họ viết sách ăn khách...mà phóng viên Việt Nam ta không làm được.
Trong những cuộc ra mặt trận ấy, quả thật có những lúc tôi lo và phảng phất một nỗi sợ. Đó là khi B52 rải thảm bom đầu tiên vào đội hình hành quân hồi 1972, không khí bị lay động như dông bão, cây cối đổ rầm rầm, ánh chớp lóe lên rồi tắt ngấm trong đêm đen...Đó còn là hồi đầu năm 1973, tôi đi trên máy bay lên thẳng chở các phóng viên của žy ban Quân Sự Bốn Bên thi hành Hiệp Định Paris, đi Lộc Ninh, Cần Thơ, Mỹ Tho, Đà Nẵng, Nha Trang...Những ngày đầu qua Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ bị súng ở dưới bắn lên, súng của cả hai bên, có những viên trúng vỏ ngoài của máy bay...Nhất là ngồi trong xe tăng đang hành quân, nghe trưởng xe nhận định: Phía trước ta bên phải, cách một ngàn tám trăm mét, một ổ tên lửa chống tăng xuất hiện, yêu cầu cối và pháo ta diệt những hỏa điểm ấy...Những nỗi lo sợ thoáng qua...
Năm 1979, tôi lại dấn thân trong cuộc hành quân vào Cămpuchia. Cho đến nay, ít người được biết sự kiện quân sự này. Sau ngày giải phóng miền Nam, tôi ở lại phía Nam. Các cuộc xung đột ở biên giới Việt Nam-Cămpuchia nổ ra ngay sau ngày 30-4-1975 và ngày một ác liệt. Đặc biệt là sau đó hai năm, từ đêm 30-4-1977, nổ ra những cuộc thảm sát ở Châu Đốc, rồi suốt cả năm 1978 dọc biên giới các tỉnh Minh Hải, An Giang, Long An và Tây Ninh, quân Khơ-me đỏ ngày càng tỏ ra táo tợn và khát máu hơn. Quân ta chống trả rất khó khăn vì chưa được phép đánh hẳn sang bên kia biên giới. So sánh trong một tháng có khi số quân ta bị chết và bị thương cao hơn trong thời kỳ chống Mỹ. Vì quân Khơ-me đỏ quen thuộc địa hình, lại rất quen chịu đựng thủy thổ, cộng với ý thức quá khích được nuôi dưỡng từ lâu.
Cho đến cuối năm 1978, có quyết định chuẩn bị gấp cuộc hành quân lớn, gần bằng cuộc hành quân mùa xuân 1975, nhằm đánh thẳng lên thủ đô Pnômpênh, giải phóng cả nước, phối hợp với một số đơn vị Cămpuchia ly khai mới vừa được tổ chức lại. Cuộc hành quân này bắt đầu từ ngày lễ Nô-en 25-12-1978 và đến ngày 7-1-1979 thì đánh chiếm xong thủ đô Pnômpênh. Tôi đi cùng với cánh quân phía nam qua Tà Keo lên Pnômpênh, vào đến sân bay Pô-chen-tông tờ mờ sáng 7-1-1979 và trưa đó thì đến Hoàng Cung, chiều đó ghé vào đại sứ quán Trung Quốc, ngôi nhà lớn nhất và hiện đại ở thủ đô. Quân Khơ-me đỏ rất ngô ngáo, gan dạ khi đánh nhau ở vùng gần giáp giới với Việt Nam, nhưng khi hệ thống phòng thủ của chúng bị chọc thủng và tan vỡ thì chúng mất hết tinh thần, bỏ chạy tan tác, hầu như không còn kháng cự có tổ chức nữa. Đêm 6, rạng ngày 7-1 ấy chúng tôi có một kỷ niệm không bao giờ quên trên đường hành quân. Chúng tôi có năm anh em làm báo quân sự đi trên một chiếc xe ô-tô com măng ca Liên Xô do thượng úy Quý lái. Chúng tôi có đại úy Xuể, phóng viên nhiếp ảnh của báo Quân đội nhân dân, hai phóng viên của phòng phát thanh quân sự thuộc Cục Tuyên huấn, tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam, và tôi. Xe nhà báo chúng tôi xuất hành từ chiều ngày 6, ở cuối cuộc hành quân. Cánh quân này gồm có hai sư đoàn (sư đoàn 4 và sư đoàn 8 của quân khu 9). Cả thảy có đến gần 400 xe đủ loại (xe tải chở bộ binh, xe kéo pháo, xe cứu thương, xe thông tin, xe bọc thép, xe tăng, xe chỉ huy, có cả xe công binh làm cầu phà...). Chiếc xe com-măng-ca của chúng tôi len lỏi dần lên phía trên, đến gần nửa đêm thì lên đầu sư đoàn 4, trong khi sư đoàn 8 đã ở phía trước khá xa. Tôi quyết định cho chiếc xe này tách khỏi sư đoàn 4 để cố đuổi cho kịp sư đoàn 8. Xe tắt đèn trong hành quân. Phía trước và phía sau đều có tiếng súng nổ. Quân Khơ-me đỏ mở vài cuộc phục kích, nhất là ở những đoạn đường rừng núi hiểm trở. Chiếc xe con đi một mình trong đêm tối, được chừng 10 km thì đại úy Xuể ghé tai tôi nói:
"Thủ trưởng ạ, ta đi thế này có mạo hiểm không?". Tôi yên lặng không trả lời. Chúng tôi chỉ có hai khẩu súng AK và ba khẩu súng ngắn. Chiếc xe vẫn lao lên phía trước. Bỗng tôi nóng ruột một cách khác thường. Tôi nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với anh em. Cần dũng cảm, nhưng không nên quá mạo hiểm. Tôi bảo thượmg úy Quý: "Dừng lại, Quý ạ. Ta đành chờ sư đoàn 4 lên thôi". Chừng 20 phút sau, sư đoàn 4 đến. Để một xe tăng dẫn đầu đi qua, chiếc xe của chúng tôi lại ghé vào đi tiếp. Chỉ chưa đày 10 phút sau, một tiếng nổ đanh vang dậy với một sức ép nhỏ. Chiếc xe tăng đi đầu khựng lại. Thì ra ở ngã ba đường, giữa một cánh rừng cao su, lính Khơ-me đã đưa một chiếc xe tăng Bát nhất của Trung Quốc còn mới nguyên đặt giữa đường và chĩa thẳng khẩu đại bác 75 ly ra phía trước và đã bắn vào chiếc xe tăng đi đầu, làm một chiến sĩ ta chết, hai bị thương nhẹ, trục truyền lực của xe bị gẫy. Anh em ta nhẩy xuống, bắn đuổi theo bọn lính áo đen đang bỏ chạy, đưa chiếc xe tăng Bát Nhất vào thay chiếc xe tăng bị bắn hỏng và tiếp tục cuộc hành quân. Xác một liệt sĩ ta được quấn vào vải trắng và đặt trên một xe cứu thương. Chúng tôi cả năm anh em hú vía! Nếu cứ đi tới thì chiếc xe con của chúng tôi ắt sẽ bị bắn nát và cả năm chúng tôi đều là liệt sĩ! Từ đó hằng năm, bốn anh em ấy thường ghé nhà tôi, họp mặt vào ngày 7 tháng giêng để nhắc lại những kỷ niệm cũ với tình cảm đồng đội gắn bó trong những ngày khói lửa.
Lần này tôi lại làm một cuộc "dấn thân". Không giống chút nào với những lần trước đây. Tôi sang Pháp cuối tháng 9 năm 1990 một mình, trơ trọi và lẻ loi. Một vé máy bay của Hàng không Việt Nam, một hộ chiếu ngoại giao, một chiếc va ly nhỏ bé có hai bộ quần áo và một chiếc túi xách nhỏ. Một nỗi buồn sâu đậm về đất nước và nhân dân trong cảnh đói nghèo, hỗn loạn, chưa có lối thoát. Một sự mong đợi đang được định hình để góp phần cứu nước khỏi cảnh lầm than, cô quạnh. Còn biết bao khó khăn, thử thách ở trước mắt. Những ý kiến của mình sẽ đạt kết quả phần nào chăng? Hay lại uổng công vô ích và chuốc vạ vào thân? Chuốc vạ cho mình, cho gia đình và cho cả bạn bè mình nữa? Thế nhưng không được ươn hèn, yếu đuối và cam chịu. Không thể bỏ mặc nhân dân trong cảnh lầm than và tuyệt vọng, chỉ biết phận mình, vô trách nhiệm với đồng bào ruột thịt của mình!
Và thế là quyết tâm dấn thân chín dần trong lòng tôi. Các con tôi đã lớn và trưởng thành. Con gái tôi là bác sĩ ở Viện Mắt trung ương. Con rể tôi là cán bộ ở ủy ban nhà nước về Hợp tác và đầu tư. Con trai tôi vượt biên trong đám thuyền nhân từ Hải Phòng sang Hồng Kông từ đầu năm 1989, là kỹ sư chế tạo máy. Sau khi tốt nghiệp trường đại học Bách Khoa Hà Nội, con trai tôi đã chán nản trước cung cách xử dụng nhân tài, muốn học thêm để nâng cao trình độ kiến thức, nhưng chất lương đào tạo trong nước quá thấp nên cố tìm cách ra nước ngoài để có điều kiện trau dồi thêm trình độ. Trong gia đình, vợ chồng tôi không khuyến khích, nhưng cũng không ngăn cản việc cháu đột ngột ra đi với trăm nỗi nguy hiểm trên đường biển. Cháu và người yêu của cháu, một nữ sinh viên sắp tốt nghiệp trường đại học sư phạm ngọai ngữ Hà Nội khoa tiếng Anh, chỉ kịp xin giấy đăng ký kết hôn ở ủy ban phường có một ngày trước hôm lên đường. Mấy tháng sau, chúng tôi mới nhận được thư và biết hai cháu đã lênh đênh trên biển vừa đúng 28 ngày. Sau đó hai cháu ở trong trại cấm gần một năm rưỡi, đến tháng 7, 1990 mới được hưởng quy chế tự do để chờ được phía Hoa Kỳ nhận vào đất Mỹ, do cô em gái ruột tôi hiện ở La Puente (Cali) bảo lãnh. Tôi vừa lo cho con trai, vừa cảm thấy yên tâm và tự hào vì nó có suy nghĩ độc lập, có ý chí và nhân cách.
Đây có lẽ là cuộc dấn thân cuối cùng trong đời tôi, một cuộc dấn thân khác hẳn mọi cuộc lên đường thời trai trẻ, thời sung sức. Thế nhưng tôi vẫn tự bảo: "không thể làm khác được, không thể ươn hèn được, nỗi bất hạnh của đồng bào ta rộng khắp quá, sâu đậm quá! Không thể để mặc cho số phận, phải làm tất cả những gì có thể làm được để góp phần đưa đất nước ra khỏi thảm họa dân tộc chưa từng có này..."
Và đúng một tuần lễ trước khi lên đường, tôi ghé về thăm quê tôi ở xã Liên bạt, huyện _ng Hòa, Hà Sơn Bình (Hà Đông) để thăm viếng mộ thày mẹ tôi. . Từ năm 19 tuổi, tôi vẫn giữ một niềm tin ở lẽ phải, cái thiện và những điều mà từ khi vỡ lòng thầy mẹ tôi đã dạy bảo: "ở hiền gặp lành, tu nhân, tích đức, đói cho sạch rách cho thơm". Thầy tôi sinh ra từ một dòng họ lớn. Cụ nội tôi là Bùi Tuấn, thi đỗ Giải Nguyên, năm 34 tuổi đỗ tiến sĩ, sau đó được cử vào làm giám khảo các cuộc thi Hương ở Nghệ An và Huế, rồi làm tổng đốc tỉnh Ninh Thái (gồm Thái nguyên và Bắc Ninh), và tham tri Bộ Binh khi cụ Nguyễn Tri Phương là thượng thư Bộ Binh. Năm 1869, khi bọn giặc Trung Quốc Ngô Côn quấy nhiễu, cụ cùng với cụ Ông ích Khiêm dẹp loạn, lập nên chiến công hiển hách, được ghi vào sử nước ta. Ông nội tôi là Bùi Tập, tuần phủ tỉnh Hưng hóa, cùng một lớp với các cụ Cao Xuân Dục, Vũ Trọng Bình, Nguyễn Trọng Hợp, Nguyễn Hữu Độ là những quan lại nổi tiếng về thanh liêm và văn học cao thời bấy giờ. Ông nội tôi mất sớm khi mới 47 tuổi.
Ba anh em cha tôi mồ côi từ tấm bé, khi hai anh cha tôi lên 7 và 10 tuổi, còn cha tôi mới lên 5, . Ba anh em phải xuống thị trấn Vân Đình, ở nhà ông chú dượng là cụ Dương Lâm để học chữ Hán. Cạnh nhà ấy là một ngôi chùa nhỏ. Ba anh em ruột Bùi Bằng Phấn, Bùi Bằng Thuận, Bùi Bằng Đoàn sáng dạ, chăm học, thường quét lá đa ở cửa chùa để đến tối đốt lên thay đèn đọc sách. Năm 1906, ba anh em lên đường vào kinh đô Huế cùng dự thi Hương và đều đỗ, gọi là đồng khoa, một điều rất hiếm. Cha tôi đổ cử nhân Hán học lúc mới 17 tuổi, ngay sau đó phải khai thêm 3 tuổi để vào trường Hậu bổ học ba năm tiếng Pháp. Cha tôi đổ đầu thi tốt nghiệp. Sau khi làm chánh án tỉnh Bắc Ninh, Tuần Phủ tỉnh Cao Bằng, rồi tỉnh Ninh Bình, đầu năm 1933, cha tôi được chọn vào Huế làm Thượng Thư (bộ trưởng) bộ Tư Pháp khi mới 44 tuổi. Mười hai năm ở kinh đô, trông nom việc xử kiện của tất cả các tỉnh Trung kỳ, cha tôi giữ một đức tính liêm khiết đến mức tuyệt đối, dồng thời trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo các bộ luật cho Trung Kỳ, các bộ luật mới này đều thảo bằng tiếng Pháp, tiếng Việt và dịch ra cả chữ Hán. Đến năm 1945, sau cách mạng Tháng Tám, cụ Hồ Chí Minh mời cha tôi ra làm việc. Hai lần đầu cha tôi từ chối, viện cớ tuổi đã cao (56 tuổi), sức đã yếu, nhưng chính là do quan điểm Nho giáo: Trung thần không thể theo hai vua!. Đến lần thứ ba cụ Hồ khẩn khoản yêu cầu, cha tôi mới nhận lời sau khi xin ý kiến hai ông anh và cả gia đình. Mới đầu cụ Hồ giao cho cha tôi làm Tổng thanh tra chính Phủ, cùng ông Cù Huy Cận làm ủy viên thanh tra, cha tôi yêu cầu: có chức thì phải có quyền, và được Chủ tịch nước đồng ý. Cha tôi đã xử lý một cách kiên quyết và công tâm một số vụ tham nhũng và lợi dụng quyền hành ở Vĩnh Phú và Hà Nam, trong đó có một số cán bộ cấp tỉnh là đảng viên cộng sản. Cha tôi làm chủ tịch ủy ban thường vụ Quốc hội từ cuối năm 1946, đến đầu năm 1955, thường ở rất gần Hồ Chủ Tịch trên căn cứ địa Việt Bắc. Khi cha tôi mất do bị chảy máu não (tháng 4, 1955), chính phủ làm lễ Quốc táng trọng thể và dự định an táng ở nghĩa trang Mai Dịch ở thủ đô, nhưng cha tôi trước khi tắt thở đã yêu cầu chôn cất ở làng quê, trên mảnh đất quê hương bên những người thân yêu. Ngoài một ngôi nhà nhỏ ba gian ở quê, cha tôi không có một ngôi nhà nào khác ở Hà Nội, hay ở những nơi khác đã từng làm việc. Khi mất, cha tôi không để lại một tài sản nào đáng kể cho tất cả mười người con, tám gái, hai trai. Chúng tôi không có cả đến một chiếc xe đạp để đi. Tất cả chúng tôi đều bảo nhau rằng, gia tài người để lại là cực quý, là vô giá: Đó là đức tính liêm khiết, trong sạch của một ông quan đại thần suốt đời sống dản dị, khiêm nhường, được cả xã hội quý trọng về đức độ và nhân cách. Chính đức tính ngay thật, thẳng thắn tất cả vì lẽ công bằng của xã hội của cha tôi đã cổ vũ tôi hôm nay dấn thân vì cuộc sống của đồng bào và đất nước thân yêu.
Tôi cũng đã thắp nén hương trên mộ mẹ tôi, ở ngay bên mộ cha tôi. Mẹ tôi là vợ thứ hai của cha tôi, bà cả mất sớm trước khi cha tôi vào Huế. Bà cả có năm con đều là con gái. Mẹ tôi đẻ năm lần, hai trai, ba gái. Bà cả thuộc gia đình nho giáo. Mẹ tôi xuất thân từ một gia đình nhà nghèo ở miền quê Bình Lục, Hà nam (nay là Hà Nam Ninh). Chính giọng hát quyến rũ của mẹ tôi với những làn điệu sa mạc, ca trù, ả đào...đã làm cha tôi mê mệt. Mẹ tôi lại ham làm, luôn tay khâu vá, làm bánh, nấu nướng, muối dưa, muối cà, làm tương...ngay cả khi đã được gọi là "bà lớn"...Điều tôi nhớ nhất ở mẹ tôi là tấm lòng nhân ái, thương người, chỉ thích làm quen, kết bạn, chơi thân với những người giản dị, ít kiểu cách. Sau cách mạng Tháng Tám tôi đi bộ đội xa, không cho gia đình biết nơi tôi hoạt động. Mẹ tôi cố đi tìm ở những trại Quân giải Phóng mà không thấy. Từ đó mẹ tôi luôn có các anh em bộ đội ghé qua nhận làm mẹ nuôi và chăm sóc anh em như là chăm sóc con đẻ vậy. Lòng nhân ái và lòng vị tha sâu đậm, sống chan hòa với xung quanh trên căn bản của Tình Người ấy đã có ảnh hưởng quyết định đến cuộc sống tình cảm của tôi, và cũng là một động lực thôi thúc tôi hôm nay...
Tôi tin rằng đất nước mình không thể nghèo khổ, bị đọa đầy mãi được, nhân dân mình không thể cam chịu cảnh đạo lý bị đảo ngược và tan vỡ, xã hội bị đảo điên đến thế này. Đó là điều không ai có thể chấp nhận. Chung một lòng cứu vãn đất nước khỏi khủng hoảng, tất cả những người có lương tri, trọng nhân cách và đạo lý ắt phải tập hợp nhau lại. Sát cánh đấu tranh cho tương lai của dân tộc. Và tôi thấy trong lòng có một sức thôi thúc mạnh mẽ đến quyết liệt để dấn thân...



Đến nay đã có hàng trăm lá thư từ các nơi trong nước, từ các nước khác nhau (Thái Lan, Hồng Công ở Châu á, Canada, Hoa Kỳ từ châu Mỹ, Liên Xô, Pháp, Tiệp Khắc, Anh, Đức từ Châu âu, Ai Cập, An giê ri từ Châu Phi), hàng trăm cú điện thọai và hàng trăm bạn bè từng quen hoặc mới làm quen trực tiếp hỏi tôi: Vì sao anh làm việc này, từ Paris, vào lúc này?
Tại sao tôi lại viết bản ""Kiến nghị của một công dân" vào tháng 11-1990 và công bó nó tại Paris?
Từ những suy nghĩ dầu tiên dể trở thành ý định, rồi lớn dần thành chủ định và quyết tâm hành dộng, là cả một quá trình. Tôi đã từng ra nước ngoài gần 20 lần. Năm 1965, tôi sang Trung Quốc rồi Cộng Hòa Dân Chủ Đức (qua Liên Xô) là lần đầu và lần cuối cùng trước khi sang Pháp gần đây là sang In-dô-nê-xi-a năm 1989. Tôi dã dến các nước xã hội chủ nghĩa, đến ấn độ, Cămpuchia, Lào, Thái Lan, In đô nê xia, Mã lai xi a, Phi líp pin, Nhật bản, Xanh ga bo ở Châu á, đến An-giê-ri, Ai-cập, Ê-ti-ô-pi-a, Dim-ba-bu-ê ở Châu Phi, đến ác-hen-ti-na, Hoa Kỳ ở Châu Mỹ. Còn Pháp thì chưa một lần! Đây là lần đầu. Đã từ lâu tôi hằng mong một chuyến đi Pháp. Nền văn hoá Pháp đã hấp dẫn tôi từ những năm 13 đến 17 tuổi, khi tôi học trường Khải Định (Quốc học Huế), với hiệu trưởng, hiệu phó và gần một nửa giáo viên người Pháp. Đến nay tôi còn nhớ nét mặt, dáng đi, cử chỉ, giọng nói của từng người...Những ký ức thật khó quên của tuổi thơ ấu. Những bài văn của Alfonse Daudet, của Victor Hugo, Anatole France, những luận điểm chính trị của Voltaire, Montesquieu, của Jean Jacques Rousseau là một phần hành trang tinh thần của tôi khi từ giã gia đình, nhà trường để đi kháng chiến.
Hàng năm, báo L'Humanité của Đảng Cộng sản Pháp tổ chức ngày hội báo vào tháng 9. Đầu năm 1990, họ gửi giấy mời đích danh tôi, do sứ quán Việt Nam ở Paris chuyển vè Hà Nội.
Từ giữa năm 1975, tôi bắt đầu có những ý kiến riêng và thường phát biểu những chính kiến của mình bằng cách này hay cách khác. Với tư cách phóng viên, hồi đó tôi đã hỏi chuyện tất cả viên tướng, các công chức cao cấp Sài Gòn ở các trại Thủ Đức, Long Thành, Quang Trung...
Họ được báo đi tập trung học tập "vài ngày", sau đó là "vài tuần", rồi cứ ở lại hoài...Tôi từng gặp ông thứ trưởng Nội Vụ Viễn Chi để góp ý về việc này, và cũng gặp cả bộ trưởng Nội Vụ Phạm Hùng để nói về trường hợp tướng Nguyễn Hữu Có, mới làm quyền Tổng tham mưu trưởng có hơn 38 giờ. Khi cải tạo ""tư sản", xoá bỏ "gian thương" ở miền Nam những năm 1977 và 1978, tôi gặp thứ trưởng Nội vụ Sáu Hoàng (Cao dăng Chiếm) và để xuất đến việc lãnh đạo quá lỏng lẻo, tiền bạc, vàng, kim cương, ...thất thoát hết...Sau khi vào Cămpuchia tháng 1, 1979 đến năm 1982 tôi cùng mấy phóng viên báo Quân đội nhân dân Việt Nam và báo Quân đội Cămpuchia đi các chiến trường Bát tam boong và Xiem Riệp về, tôi gặp đại sứ Ngô Điền, vốn là bạn của tôi, cùng thiếu tướng Lê Hai phụ trách công tác chính trị quân Tình nguyện Việt Nam và đưa ra nhận xét: "Tình hình hiện nay là bộ đội ta bị sa lầy, chỉ có cách là rút sớm toàn bộ các đơn vị ta về nước, giao lại cho bạn, và chuyển sớm cho Liên Hợp Quốc cùng Cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề Cămpuchia, nếu không tình hình sẽ còn gay go cho đất nước ta hơn nhiều"...Rồi giữa năm 1985, tại giảng đường Bách Khoa Hà Nội, ủy ban khoa học xã hội tổ chức cuộc hội thảo về ""Mối liên minh dặc biệt giữa 3 nước Đông Dương", tôi lên phát biểu ý kiến cho rằng ngay tên của cuộc Hội thảo là không thích hợp, hai chữ "đặc biệt" bao hàm mối quan hệ không bình thường, không bình đẳng giữa một nước lớn hơn 60 triệu dân với 2 nước nhỏ có 6 triệu và 3 triệu dân, chữ Đông Dương cũng không còn thích hợp...
Rồi đến năm 1986, sau khi ông Lê Duẩn mất, ông Trường Chinh được cử làm quyền Tổng Bí Thư, tôi đã viết một bản kiến nghị dài 5 trang đánh máy (hiện tôi còn giữ được bản lưu) đề nghị đổi mới một cách mạnh mẽ, dứt khoát cả về kinh tế và chính trị, thực hiện hòa giải với tất cả các nước thù địch cũ (Nhật, Pháp, Trung Quốc, Hoa Kỳ) chủ động cử các đoàn đi theo các hướng trên đây, và mở một cuộc Hội nghị Chính trị đặc biệt làm động lực cho công cuộc đổi mới toàn diện, cả về kinh tế và chính trị, về đối nội và đối ngoại...Trong bản Kiến nghị này, tôi đề nghị giảm số quân từ trên 1, 6 triệu xuống 60 vạn trong 3 năm, ngang với mức trung bình của thế giới. Tôi đưa một bản cho ông Hà Nghiệp, thư ký của ông Trường Chinh và một bản cho ông Trường Chinh. Ông Trường Chinh xem qua, nhận xét: "ý kiến mạnh dạn, nhưng phải trình Trung Ương xem xét..." Thế rồi im lặng!
Tôi hiểu ngày càng rõ ràng cái cơ chế này đã trở thành kín mít, có dân chủ chăng chỉ là dân chủ hình thức, lãnh đạo luôn tự cho mình là độc quyền của chân lý, lẽ phải, độc quyền cả lòng yêu nước và sự sáng suốt, yêu cầu mọi người phải tin tưởng, phải tuân theo, không bàn cãi, càng không được có ý kiến ngược, nhân danh" Khối đoàn kết thống nhất vững như bàn thạch của một đảng cộng sản trung kiên và thuần nhất"...
Do đó tôi phải tính đi một con đường khác. Một con đường vòng, quanh co, đầy khó khăn, trắc trở, mang tính chất may rủi, lại có phần mạo hiểm nữa...
Có thể nói đây là một chuyến đi hồi hộp, đơn thương độc mã tác chiến, khi lên đường còn có nhiều ẩn số ở trước mắt. Nước Pháp ra sao? Thái độ của chính quyèn Pháp ra sao? Người Việt ở bên Pháp thế nào? Có thể dựa vào ai? Sẽ sinh sống ra sao, lại còn lo sức khỏe, vì sau khi tôi bị một trận nhồi máu cơ tim nặng tháng 6 năm 1989, tim tôi luôn có khả năng bị tái phát một cơn đau mới.
Có những đêm trằn trọc lo âu. Đang làm việc ổn định, có khí thế nữa, nhất là từ tháng 2, 1989 tôi trực tiếp đảm nhận nội dung xuất bản tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật, đến nay đã gần 2 năm. Tôi lên kế hoạch, định hướng từng thời kỳ, xây dựng một lực lượng rất gọn, nhẹ, chỉ có 12 người, tin cậy nhau và tôn trọng nhau trên ý thức "niềm vui làm báo", một tờ báo kiểu mới, "có ích", không dạy đời, không đại ngôn, cố gắng tăng những lượng thông tin phong phú và bổ ích, với những bài thật ngắn gọn-Xã luận trang 1 chỉ 200 đến 300 chữ (so với báo Nhân dân hàng ngày thường từ 1500 đến 2000 chữ). Cố gắng đưa lên những ý kiến khác nhau, là diển đàn tự do cho bạn đọc...Báo in nhiều trang 4, 5 màu, cố tìm ảnh màu đẹp...và quả nhiên tờ báo ăn khách. Tháng 2, 1989 ra thử 60, 000 số, tháng 4, 1989 lên đến 82, 000 số, tháng 9, 1989 lên 120, 000 và cuối năm lên trên 140, 000 số. Giá từ đầu 350 đồng một số, lãi mỗi số hơn 100 đồng, được thị trường cả nước chấp nhận. Và chúng tôi được lãi lớn, không những chấm dứt thời kỳ bao cấp, bù lỗ triền miên, mà còn lập được quỹ phúc lợi, quỹ thưởng, quỹ đầu tư kỹ thuật, từ đó xây dựng được một quán ăn trưa với khá nhiều thiết bị. Cứ những dịp đầu năm, kỷ niệm, lễ lạc, như những ngày Phụ nữ, Thanh Niên, Thiếu Niên, Nhà báo, Quốc tế lao động, Quốc Khánh...đều là những cớ hợp pháp để phát tiền thưởng cho toàn thể cán bộ, công nhân viên, gồm gần 300 người của toàn toà soạn. Đời sống dể thở hẳn từ đó. Toàn toà soạn đều quan tâm đến số phận của Nhân Dân Chủ Nhật, và lòng quý mến đối với những anh em trực tiếp làm báo Nhân Dân Chủ Nhật cũng biểu hiện rõ rệt, đặc biệt với cá nhân tôi. Lòng say mê nghề nghiệp làm cho tôi vui bao nhiêu với tờ báo mới, thì những cản trở gặp phải làm cho tôi nản lòng. Vì tôi tuy là Trưởng ban biên tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật, trên thực tế làm hết mọi công việc của một Tổng biên tập, nhưng Tổng biên tập báo Nhân Dân lại là người phụ trách cả Nhân dân và Nhân dân chủ nhật trên danh nghĩa. Có những bài báo tôi muốn đưa lên, đã duyệt sơ bộ rồi, như bài của nhà sử học Trần Quốc Vượng nói về thế hệ trẻ, thì lại không được duyệt ở khâu cuối cùng! Và có cả bài tôi viết cũng bị kiểm duyệt1 Tất nhiên đó là 2 bài gai góc, nói về bệnh kiêu ngạo, hoành hành từ năm 1975 đến nay và bài bàn về đa nguyên...Hiện tôi còn giữ được bản thảo của cả 2 bài báo này.
Chính cuộc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo nội dung của Nghị quyết trung ương lần thứ 8 (tháng 3, 1990), được tiến hành ở tòa soạn báo Nhân dân tháng 6 năm 1990 đã làm tôi nhận thấy cần một thái độ dứt khoát và mạnh dạn để đưa đất nước ra khỏi một cuộc khủng hoảng toàn diện, nghiêm trọng chưa từng có, và cũng từ đó cứu số phận của báo chí, của những người làm báo nước ta. Sức chịu đựng của nhân dân, của bản thân tôi đều đã quá mức, đạt đến độ quá tải rồi.
Tôi lên đường, từ biệt gia đình, từ biệt bạn bè thân thiết trong tâm trạng lẫn lộn. Niềm vui có cơ hội làm một việc có ích cho đời. Nỗi lo dấn thân vào một nơi vô định. Nỗi buồn xa vắng cô đơn, Tôi gạt nước mắt ôm hôn 2 cháu ngoại, Hoài Anh lên 4 và Quỳnh Anh lên 8. Hai đứa coi ông ngoại như bạn, hay đòi ông ngoại đưa đi mua tranh, mua sách vẽ, mua báo nhi đồng và thiếu nhi, đi vườn hoa ăn kem, nhất là đi vào khu "Kính dị dạng", nơi thì người soi cao vút lên, nơi thì người soi béo ụ, lùn tịt, cả 3 ông cháu cười sặc sụa...
Có những chuyện "hệ trọng", bí mật của trẻ thơ, truyện ở vườn trẻ, ở lớp học, về cô giáo, về bạn bè, chúng không kể cho bố mẹ mà chỉ kể cho ông ngoại thôi.
Nhưng trên tất cả những đắn đo, lo âu, buồn nhớ là một niềm tin tuy chưa sâu sắc, chưa vững chãi, nhưng là niềm tin mang theo hy vọng. Vì những chính kiến mang dần tính hệ thống của tôi, tôi nhiều lần đưa ra trao đổi với bạn bè, với các đồng nghiệp, những người viết báo lớn tuổi hay còn trẻ, ở Hà Nội hay SàiGòn, ở Thái bình, Hà Sơn Bình hay Hà Nam Ninh, ở Vũng tầu hay ở Sông Bé...tôi đều nhận được những sự đồng tình khá sâu sắc. Rồi những buổi nói chuyện rộng rãi tại trường Đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc, ở trường Tuyên huấn trung ương, ở lớp Báo chí, ở một số cơ sở kinh tế địa phương (những nơi này đều có ghi âm), tôi cố vượt ra ngoài khuôn phép, nói lên chính kiến riêng của mình. Và tôi ngỡ ngàng một cách thú vị nhận ra rằng hầu hết người nghe đều tán đồng những chính kiến của tôi, hầu như không có ai phản đối cả. ở Trường đảng Nguyễn ái Quốc, tôi nói rõ: "Đảng cộng sản Việt Nam đã vi phạm có hệ thống hiến pháp vì trong một thời gian dài đã coi những nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết bộ Chính trị, Nghị quyết Trung Ương như là những quyết định có tính chất pháp luật, bắt buộc Nhà nước và nhân dân phải chấp hành. Hiến pháp chỉ rõ: Toàn bộ quyền lực của nhà nước nằm trong tay nhân dân và các cơ quan dân cử. Dân bầu ra các Hội đồng nhân dân, ra Quốc hội, chứ đâu có bầu ra Trung Ương và Bộ Chính trị..."
Tôi còn nói rõ: các cơ quan dân cử vẫn không thật sự do nhân dân lựa chọn và cử ra, việc bầu cử đều là hình thức, hơn nữa các đại biểu Quốc Hội phần lớn đều nắm chính quyền, là thứ trưởng, là bộ trưởng, chủ tịch Uỷ ban nhân dân, tổng cục trưởng các tổng cục...thành ra vừa nắm quyền lập pháp, vừa nắm quyền hành pháp và quyền giám sát chính quyền, nghĩa là vừa đá bóng vừa thổi còi, gây nên bất lực và hỗn loạn...
Tất cả những chuyện này là những điều bất hợp lý nhất, đã được nêu lên phê phán, nhưng không ai chịu sửa cả!
Tôi đã nói chuyện ở các trường của Đảng, ở các tỉnh về cái tệ phi pháp đã hình thành từ lâu là Đảng bao biện làm thay và tệ hơn nữa là lấn át chính quyền. Các bí thư Tỉnh Uỷ hay Uỷ viên thường vụ tỉnh uỷ tự cho mình có quyền tối cao giải quyết mọi việc. Các vị này đi đến đâu cũng được "xin ý kiến quyết định của các đồng chí", nào là dựng nên nhà máy gì, ở nơi nào, chổ kia xây dựng trường học hay bệnh viện, xuất khẩu ra sao, thay đổi nhân sự thế nào, các vị cứ cho ý kiến tuốt! Rất nhiều khi việc ấy Chủ tịch ủy ban, phó chủ tịch ủy ban không hề biết gì cả! Các hội đồng nhân dân lại càng lép vế, không có quyền hành gì hết. Tất cả các chuyện này tôi nêu lên, anh chị em học viên các trường cao cấp của đảng là thứ trưởng, tổng cục trưởng đều tán thành và nhiệt liệt hoan nghênh, mong mỏi đảng sớm từ bỏ tệ bao biện, gia trưởng, chuyên quyền. Đặc biệt là ở các tỉnh, anh chị em trí thức làm việc ở các cơ quan chuyên môn không còn chịu đựng được sự kém cỏi và phải nói là dốt nát của một số khá lớn các vị lảnh đạo trong cấp žy đảng, họ chỉ có trình độ hiểu biết và văn hoá cấp trung học, tiểu học. Chính anh chị em nói những câu chí lý là:
Sự dốt nát cộng với nhiệt tình thành ra phá hoại và phản động. Vì thường các vị dốt lại thích tỏ ra ta đây không dốt, cứ giải quyết bừa mọi việc và chỉ gây nên khó khăn và đổ vỡ ở địa phương...
Niềm tin mang nhiều hy vọng của tôi còn dựa vào thực tế từ cuối năm 1986, sau Đại hội 6 anh chị em cán bộ trẻ đã dám mạnh dạn nói lên những điều mình nghĩ, không còn e dè, sợ sệt như trước. Khẩu hiệu: "Nói hết, nhìn "thẳng vào sự thật" đã có tác dụng rõ rệt. Những khẩu hiệu mới mẻ ấy lợi hại vô cùng. Khi đã nói ra rồi, công bố rầm rộ trên báo, trên đài rồi, dù có muốn thu về, muốn hạn chế, hoặc xí xoá đi thì cũng thật là khó.
Hơn nữa, có những điều đã mở ra rồi không sao có thể quay ngược lại được. Trước năm 1975, ai nghe đài BBC, đài tiếng nói Hoa Kỳ đều là phải vặn rất nhỏ, chỉ vừa đủ nghe trong nhà. Hàng xóm láng giềng biết được là không ổn, có khi rất phiền. Cán bộ, công an nghe thấy được lại càng rầy rà, sinh chuyện...Từ năm 1975, người ta nghe tự do hơn, cả những băng nhạc cải lương bị cấm lưu hành. Rồi từ năm 1986 quyền tự do được khẳng định thêm một bước lớn, quyền đòi hỏi bình đẳng, chống đặc quyền, đặc lợi được cất lên mạnh mẽ. ở nhiều chi bộ, các đảng viên chất vấn những người lãnh đạo: "Chúng tôi là kỹ sư, tốt nghiệp đại học, có phải là trẻ con đâu mà chúng tôi không được đọc các tài liệu tham khảo kia của Thông tấn xã Việt Nam? Chúng tôi chỉ là cán sự, các vị chuyên viên ăn lương cao hơn chúng tôi, nhưng chưa chắc về hiểu biết, cũng như về nhân cách ai hơn ai đâu! Nói là chống đẳng cấp mà cái đảng này chúa là chia theo đẳng cấp...mỗi đảng viên phải bình đẳng! Mỗi công dân phải bình đẳng!" Thế là từ đó, khó còn có thể ngăn chia thứ, bậc như trước được nữa. Mọi nguồn thông tin được tự do tiếp nhận qua đài phát thanh nước ngoài, qua các tài liệu, báo chí của nước ngoài, tuy còn rất hiếm hoi. Một cửa sổ nhìn ra thế giới khá quan trọng là 10 đến 15 phút tóm tắt tình hình thế giới hàng ngày trên màn truyền hình Việt Nam, được chuyển tiếp từ Đài truyền hình (Liên Xô) qua đài thu phát Hoa Sen. Người xem truyền hình Việt Nam được biết qua hình ảnh sống những biến động của thế giới, như bức tường Berlin sụp đổ, Ceaucescu bị xử bắn ở Ru ma ni, tổng thống Havel xuất hiện ở Tiệp Khắc, cuộc bầu cử đa nguyên ở Mông cổ...Tuy hiện nay sự kiểm soát, lựa chọn nội dung truyền hình có chặt chẽ hơn, cố tránh những sự thật gai góc, nhưng không còn có thể trở về lối cũ, bịt mắt, bịt tai nhân dân như trước. Sự hiểu biết về thế giới là một lợi thế sâu sắc của nhân dân, họ hiểu rõ những sự kiện của thế giới-trông người lại nghĩ đến ta nuôi dưỡng những hy vọng lành mạnh cho tương lai.
Chính những thay đổi tích cực trong nhận thức, tư duy của hàng triệu con người đang vươn tới cái tiến bộ, cái thiện, vươn lên đòi quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, quyết từ bỏ cái gì là bảo thủ, trí tuệ, cũ kỹ...đã tạo nên sức mạnh động viên tôi cố gắng làm một cái gì đó để đất nước thân yêu của tôi có thể thoát ra khỏi cơn khủng hoảng hiễm nghèo.
Và tôi đã tính toán kỹ, cân nhắc kỹ để dấn thân một cách kiên quyết và quả đoán trong chuyến đi Paris, thủ đô nước Pháp vào cuối năm 1990. Trong suy tính của tôi, công cuộc đổi mới như hiện nay là bế tắc. Kinh tế đổi mới, mà chính trị như cũ thì không ổn, hai chân đi khập khiểng sẽ vấp ngã lăn kềnh. Mà lãnh đạo thì rất sợ đổi mới về chính trị, họ sẽ mất quyền, cả quyền lãnh đạo và quyền lợi riêng.
Đất nước bất hạnh chính là vì thế-"Thế cùng tất biến", nhiều người nói như vậy. Vì đó là quy luật. Nhưng lại là quy luật xã hội. Cứ chờ thì không ổn, biết bao giờ mới thay đổi! Phải có sự thức tỉnh, có ý chí, có hành động của con người! Nếu không sức ỳ sẽ lì lợm tồn tại.
Đông đảo nhân dân vốn có sẵn lương tri sẽ thức tỉnh khi có người trình bầy lý lẽ và thuyết phục. Tôi không mong chờ gì ở sự tỉnh ngộ, thức thời của những người lãnh đạo. Họ đã khác xưa quá nhiều rồi! Có hai đức tính cần thiết nhất cho người lãnh đạo thì ở họ quá nghèo nàn. Đó là đức tính biết lắng nghe, tiếp nhận những điều hay, lẽ phải, và đức tính biết thích ứng một cách chủ động với những biến chuyển đi lên của thế giới ngày nay. Tai hoạ của đất nước phải chịu đựng là từ đó, từ hai lỗ hổng tai hại ấy.
Vậy chỉ có nguyện vọng của nhân dân được thức tỉnh, và nguyện vọng đó được bộc lộ rõ ràng, rộng khắp, họa chăng mới tạo lên được áp lực xã hội cần thiết để buộc lãnh đạo phải thay đổi.
Nhiều thế lực ở nước ngoài cho rằng chế độ mất lòng dân và độc đoán chỉ có thể lật đỏ bằng bạo lực từ bên ngoài đưa vào. Tôi hoàn toàn không tán thành chủ trương này. Nhân dân đã quá khổ trong chiến tranh, trong đối địch bằng bạo lực rồi. Đấy chỉ là ảo tưởng rất nguy hiểm, xét cho cùng chỉ là trò thiêu thân vô ích.
Ngay cả những lực lượng ở ngoài nước, có tinh thần dân tộc và dân chủ, đề xướng hoặc tán thành hòa giải và hòa hợp cũng hầu như không có tác dụng gì đối với trong nước. Những tổ chức, những nhân vật của họ hầu như chẳng mấy ai ở trong nước biết đến. Họ không có tiếng nói, không có lực lượng, không có quần chúng. ý muốn của họ mãi mãi chỉ là ý muốn, dù cho có thiện ý đến đâu. Thông tin từ ngoài vào trong nước, từ trong nước ra ngoài, vẫn còn bị kiểm soát, bưng bít, phong tỏa một cách gắt gao.
Tôi nghĩ có thể làm được gì để cưú vãn tình thế hiểm nghèo, đưa đất nước vào con đường dân chủ thực sự, tạo điều kiện để phát triển? Lực lượng quan trọng trực tiếp nhất phải là số đảng viên có lương tâm, có nhân cách và có hiểu biết, cùng với anh em trí thức ngoài đảng và đông đảo tuổi trẻ có tâm huyết với đất nước, cùng chung sức, chung lòng tạo nên sức ép để thay đổi. Dù cho số này ước lượng chỉ độ 10 phần trăm tổng số đảng viên hiện nay là 2 triệu, nhưng cái chất là chính. Khi tình thế biến động họ có thể lôi kéo đông đảo đảng viên khác và đông đảo nhân dân hòa nhập vào một phong trào chung.
Cho nên tôi viết "Bản kiến nghị của một công dân" với 12 điểm chính là hướng về nhà, để gợi ý cho đồng bào và một số đông đảng viên lương thiện một phương hướng suy nghĩ mới. Tôi biết khả năng lãnh đạo chấp nhận đề nghị của tôi là rất ít ỏi. Tôi đã tìm ra cách để ý kiến của tôi đến được với đồng bào ở trong nước. Đó là qua đài BBC. Tôi nghĩ đến khả năng này từ khi ở trong nước, khi nghe đài BBC, thấy làn sóng ổn định, tiếng nói rõ ràng, ít khi bị nhiễu, thời gian buổi sáng và buổi chiều, tối, đều thích hợp cho đông đảo người nghe, tôi trực tiếp thấy cán bộ, đảng viên, các gia đình bình thường cho đến thanh niên, nông dân...đều ưa nghe đài BBC nhất. Tôi còn biết rất rõ ràng rất nhiều ngưới lãnh đạo đất nước như thủ tướng Phạm Văn Đồng trước kia, hay đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đều là người nghe đài chuyên cần của BBC. Trong chiến tranh BBC đưa tin và bình luận về miền Bắc Việt Nam có phần thiên vị. Những năm tháng gần đây, họ đưa tin khách quan, rất đa dạng, phong phú và sớm sủa, chọn nhiều giọng đọc hấp dẫn. Có tiếng nam, tiếng nữ-Các giọng nói đều truyền cảm. Rõ ràng các buổi BBC đã lôi cuốn hàng triệu lượt người nghe đài Việt Nam.
Ông Đỗ Văn làm công tác biên tập và phát thanh trong các buổi tiếng Việt của BBC là người tôi quen biết va sau khi tham khảo với đài BBC đã tỏ ra tán thành...Ông ta hỏi chuyện ai là đi thẳng vào vấn đề, kể cả nhữmg vấn đề gai góc. Tôi và ông ta có những buổi tranh luận khá găng ở ngay Tòa soạn báo Nhân dân. Năm 1988, rồi năm 1989 tôi lại gặp ông ta ở Hà Nội. Vốn là dân Hà Nội, có mấy người em còn ở Hà Nội, xuất thân từ một gia đình trí thức thủ đô, ông là người có hiểu biết, xét đoán khá tinh tường, nói chuyện rất bộc trực, còn biểu lộ nỗi lo âu sâu sắc trước hiện tình đất nước lâm vào khủng hoảng: số thất nghiệp đông, trộm cắp lan tràn, phụ nữ phải bán dâm, trẻ em bị suy dinh dưởng, trí thức giỏi không được tin dùng. Tôi nghĩ ông Đỗ Văn có thể hiểu được việc tôi làm và do đó có thể tham gia việc tiếp sức cho tôi, từ lòng yêu nước. Tôi tìm được số điện thoại của BBC ở Luân Đôn và mời ông Đỗ Văn sang Paris để trao đổi ý kiến. Ông ta nhận lời vào giữa tháng 10, trước khi có cuộc Hội thảo về tướng Le Clerc. Cuộc Hội thảo này, ông đại sứ Phạm Bình xin phép Hà Nội cho tôi ở lại để dự, sau khi tôi đã dự Hội báo L'Humanité ở Paris và cuộc Hội nghị bàn tròn về quan hệ Pháp-Việt ở Marseille (cuộc họp này cũng do đại sứ quán Việt Nam ở Paris mời tôi tham dự).
Tôi gặp ông Dỗ Văn ở phòng số 2 trên gác một của Foyer Việt Nam, cửa hàng ăn của Hội người Việt tại Pháp, 80, phố Monge, giữa quận 5, một quận trung tâm Paris. Tôi ở đây theo sự sắp đặt của Hội, vì ban chấp hành Hội chính thức mời tôi ở lại vài tuần để gặp gỡ những nhân vật trong Hội và tìm hiểu phong trào người Việt.
Ông Đỗ Văn rất quan tâm đến nội dung bản kiến nghị của tôi vừa thảo xong và tỏ ra tán thành việc thực thiện một cuộc phỏng vấn, chừng 4 hoặc 5 câu hỏi, với thời gian độ 25, 30 phút...Tôi nghĩ là chừng đó chưa đủ để nói rõ nội dung, lập luận, chính kiến của mình. Ông Đỗ Văn cho biết xưa nay BBC chưa từng có cuộc phỏng vấn nào đến hơn 30 phút cả! Sau chúng tôi cùng nhau thảo luận là sẽ công bố "Bản kiến nghị của một công dân", làm ngay phần đầu của cuộc phỏng vấn, rồi tùy thuộc vào tình hình, nghe ngóng xem trong nước quan tâm đến đâu để sẽ tính liệu sau, liệu cơm gắp mắm. Kết quả vượt quá dự kiến của chúng tôi. Đài BBC bắt đầu công bố tối thứ tư 28/11/1990 bản kiến nghị của tôi, và tối thứ bảy 31/11 bắt đầu phát về cuộc phỏng vấn với những câu hỏi của Đổ Văn và những câu trả lời của Thành Tín. Ngày 3-12, phóng viên Roi-tơ ở Hà Nội đã điện về Paris và Luân Đôn là: "người nghe đài ở Việt Nam, nhất là ở Hà Nội và Sài Gòn, rất chăm chú nghe các buổi này", "Bùi Tín đã nói ra những điều mà rất nhiều người, kể cả quan chức trong bộ máy nghĩ đến mà không dám nói ra". Ngày 13-12 một nhà báo Pháp ở Việt Nam mới trở về gọi ngay điện thoại cho tôi: "Xin chúc mừng! Bom nguyên tử ở giữa thành phố Hồ Chí Minh! Ai cũng bàn đến chuyện Bùi Tín suốt hai tuần nay! Thứ bảy và chủ nhật phố xá vắng hẳn vì người ta gọi nhau về nghe BBC!".
Tôi rất xúc động, nhưng luôn tỉnh táo. Tôi nói vui trong máy:
"Không! Không phải bom, càng không phải bom nguyên tử, cậu cứ hay thổi phồng. Một trái lựu đạn thôi!". Cậu ta cãi lại: "Không đùa đâu! Thật đấy...", rồi anh ta viết thư kể chuyện, ngoài phong bì còn tinh nghịch đề: "Ông bạn bom nguyên tử của tôi!"...
Qua Đỗ Văn, tôi được biết anh chị em làm việc trong bộ phận tiếng Việt của đài BBC đều chú ý về các buổi phát thanh ăn khách, đã có thư từ trong nước gửi sang cho đài để hoan nghênh. Và cứ thế là mỗi thứ bảy và chủ nhật, trong 12 tuần lễ liên tiếp, cuộc phỏng vấn của tôi được truyền về với bà con trong nước, mỗi buổi từ 9 đến 22 phút, tùy theo câu trả lời ngắn hoặc dài. Tổng cộng tất cả cuộc phỏng vấn này dài 180 phút, thật là cực hiếm trên một đài phát thanh quốc tế. Đã vậy, mỗi tối thứ tư hàng tuần, BBC còn điểm báo chí quốc tế, điểm dư luận trong nước và thế giới về bản kiến nghị của tôi và nội dung cuộc phỏng vấn.
Ngay sau Tết âm lịch, cuối tháng 2, 1991, tôi nhận được một số thư các bạn từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần thơ...cho biết: "Khi được biết về bản kiến nghị của anh, anh chị em trí thức, giáo viên, văn nghệ sĩ, cán bộ bàn tán khá sôi nỗi và có xu thế là mạnh dạn nói lên sự thật, không e dè, ngần ngại như trước. Những người từng mạnh dạn thì mạnh dạn hơn". Tôi coi đó là một dấu hiệu quan trọng. Tôi không bao giờ cho ý kiến của riêng mình là giải pháp duy nhất đúng. Cần thúc đẩy cho thật nhiều sáng kiến và biện pháp, thật nhiều người nuôi dưỡng hoài bão, góp phần cứu đất nước khỏi họa hiểm nghèo. Có vậy mới hình thành được phong trào mang tâm huyết và trí tuệ của thời đại, mới huy động và tập hợp được lực lượng đấu tranh có hiệu quả theo những giải pháp đúng đắn. Cuối tháng 1, 1991, bản kiến nghị của ông Nguyễn Khắc Viện đến được Paris, tạo nên một làn gió mới. Đây là bức thư tâm huyết ông Viện gửi cho Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Hữu Thọ. Sau đó là bản kiến nghị của ông Hoàng Minh Chính, nguyên Viện trưởng Viện Triết Học và sau đó là cả một "Chương trình cấp bách nhằm khắc phục khủng hoảng và tạo điều kiện lành mạnh cho sự phát triển đất nước" do ông Phan Đình Diệu, nhà toán học nỗi tiếng, phó Viện trưởng Viện Khoa Học Việt Nam, khởi thảo và kiến nghị...ở phía Nam, ông Lữ Phương, nhà văn hoá có tầm cỡ, vốn là thứ trưởng Văn hoá của Chính Phủ Cộng Hoà miền Nam Việt Nam, đã viết bài báo: "Chủ nghĩa xã hội Việt Nam, di sản và đổi mới", rất được đồng tình vì đã đề xuất một phương hướng rất táo bạo mà lại hợp đạo lý: đảng Cộng Sản phải giao toàn bộ quyền lực cho nhà nước, trở về với xã hội công dân, tự đặt mình trong luật pháp, bình đẳng với mọi tổ chức chính trị và xã hội, từ đó khẳng định lại năng lực và phẩm chất của mình. Gần đây nhà báo cao niên Vũ Hạnh cũng đã gửi cho đài phát thanh Moscow bài báo nhan đề: Trơ trơ đối mặt với nhân dân của họ" (Thư của một nhà văn Việt Nam). Bài báo được đăng trên Tuần báo Tin Tức Moscow ra bằng 12 thứ tiếng (không có tiếng Việt), ngày 31-3-1991, với câu kết luận: "Những người lãnh đạo của chế độ này đang lo sợ vì cảm thấy trơ trọi, họ quen dựa dẫm vào 'sự ủng hộ', và 'tình đoàn kết' của các nước được gọi là xã hội chủ nghĩa, nhưng thật ra là những chế độ độc đoán vừa sụp đổ, họ cảm thấy mình đứng trơ trọi trước mặt nhân dân và sắp phải trả lời về những đau khổ và thiếu thốn mà họ đã bắt nhân dân phải chịu đựng trong hàng chục năm qua...".
Mỗi tiếng nói gọi thêm nhiều tiếng nói khác, mới mẻ và cộng hưởng. Mỗi ý nghĩ có trách nhiệm gợi lên hàng nghìn ý kiến xác đáng, thức thời. Tất cả đều bị bộ máy trong nước bưng bít, che dấu, kiểm duyệt. Họ lại giả dối và ăn gian. Báo chí ở Việt Nam, đài phát thanh, đài truyền hình đều im lìm về những kiến nghị của những Nguyễn Khắc Viện, Hoàng Minh Chính, Phan Đình Diệu và tôi...Họ sợ sự thay đổi thật. Vì ở họ có "đổi nhưng không có 'mới', có 'thay' mà không có 'đổi'", thay một hồi lại quay về cái cũ rích!
Tức nước ắt phải vỡ bờ.
Sức bị dồn nén lâu ắt phải bật dậy.
Cùng tất biến, là một qui luật của tạo hoá.
Con giun xéo lắm phải quằn, là một sự
thật được nhận thức trong nhân gian.
Cuộc khủng hoảng toàn diện đã đến mức cùng cực. ở Hà Nội tôi từng nghe mấy vị làm báo hóm hỉnh kháo nhau: "Cuộc sống tưởng là hạnh phúc, vì có thể ngoi lên. Thế mà có đến 10 tầng đáy. Và các đáy đều thủng! Cuối cùng là thùng không có đáy!" Để nói lên sự sa sút vẫn còn tiếp tục, đến độ thê thảm, bất bình và phẩn nộ đang lan rộng và ăn sâu trong toàn xã hội! Không chịu được nổi nữa. Sắp đến lúc lịch sử sẽ đi rảo bước, một ngày bằng vài chục năm...Phải làm tất cả để chuẩn bị, tạo điều kiện và thúc đẩy lịch sử bước vào điểm nút quyết định...
Cần tính đến sự lợi hại của khoa học kỹ thuật viễn thông trong thế giới ngày nay. Không còn như ngày xưa, ngày xửa, tin tức từ Thăng Long vào Đàng Trong hoặc từ kinh đô Huế ra Bắc Hà phải chuyển bằng chạy bộ hoặc đi bằng ngựa trạm, rồi có xe lửa, xe ô tô...Cũng không còn là thời kỳ ở rừng núi Việt Bắc, báo chí thư từ đi về mất đến hàng tuần, hàng tháng và tin tức thế giới đến được thì lõm bõm chậm chạp. Ngày nay đồng bào cả nước có máy thu thanh, thu hình hiện đại, có thể biết ngay lập tức mọi diễn biến thời sự sốt dẻo ở trong nước và thế giới, không ai có thể bịt tai, bịt mắt đông đảo nhân dân được. Đây là một lợi thế to lớn luôn luôn phải tính đến và tận dụng.
Đầu tháng 12, 1990, một ông bạn cũ làm việc ở sứ quán Việt Nam ở Paris trách cứ tôi: "Ông làm cái việc này để làm gì thế? Ông dại dột quá thế. Bỗng chốc đổ xuống sông, xuống bể tất cả thành tích, uy tín, công lao gần hết một đời người!"
Tháng 2, 1991, một anh bạn trẻ ở báo Nhân Dân từ Hà Nội gửi thư cho tôi, viết: "Chú ơi, ở đây rất nhiều anh chị em nhớ chú, giữ một niềm tin ở tâm huyết và sự sáng suốt của chú. Thế nhưng một vài anh em trẻ ít suy nghĩ thì cho rằng chú sang đó rồi ở lại là do tuổi lớn rồi, đã đến tuổi nghỉ hưu rồi, chú ắt phải tìm chỗ an nhàn để lo cho thân mình lúc cuối đời thôi, nhất là khi lại có điều kiện. Cháu không nghĩ thế!"
Một nhà báo nước ngoài nhận xét: "Bùi Tín là con người thường có mặt ở địa điểm và thời điểm nỗi bật nhất (the right place at the right time). Lần này cũng vậy. Ông ta lại làm một việc mà ai cũng phải chú ý...". Quả thật, tôi không bao giờ tìm cơ hội để làm nổi mình lên-Không! Đây quả thật là một cuộc dấn thân. Tôi đang có chức có quyền. Từ 4 năm nay, tôi ở bậc lương chuyên viên 8, ngang với một thứ trưởng. Làm báo tôi lại có được một danh tiếng nào đó. Nhất là từ khi phụ trách trực tiếp tờ tuần báo Nhân dân chủ nhật, tôi được hầu như mọi người trong tòa soạn báo Nhân dân (chung cho Nhân dân hàng ngày và Nhân Dân Chủ Nhật) quý trọng hơn. Tờ tuần báo Nhân Dân chủ nhật với chủ trương thoáng đạt, tôn trọng bạn đọc được cả nước đánh giá khá cao, nên anh chị em làm báo Nhân Dân cảm thấy đỡ tủi thân. Báo Nhân Dân vốn vẫn bị chê là khô khan, tẻ nhạt, lên gân hay dạy đời nhất, nghĩa là bảo thủ nhất trong làng báo Việt Nam vốn đã khá bảo thủ. Sao tôi lại bỏ mà đi trong khi tôi đang có uy tín, được quý trọng?
Mỗi lần dấn thân lại có một nét riêng, để lại những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời. Những ngày trước và sau Cách mạng tháng Tám, tuổi trẻ dấn thân sao mà nhẹ nhàng, thanh thoát, tự nhiên đến thế. ở tuổi 18, những bài hát Tiến quân ca, Nào ta đi hồng binh, Nhớ chiến khu, Chiều Bắc Sơn...có sức thôi thúc rất mạnh mẽ. Chúng tôi nhập cuộc như là hít hơi thở trong lành buổi sáng vậy. Sự nhập cuộc mang tính chất lãng mạn của tuổi trẻ, máu hiệp sĩ nổi dậy, bất chấp khó khăn, gian khổ và hy sinh...Tôi lẳng lặng ra đi, gói một bộ quần áo, một chiếc áo len nâu, một chiếc khăn mặt, tất cả trong chiếc túi vải nhỏ. Anh bạn Việt Minh dắt tôi đến ngôi nhà cạnh Bắc Bộ Phủ, trụ sở của chi đoàn Quang Trung mới ở Việt Bắc về. Tối đầu tiên xa nhà, nằm trên chiếc ghế dài, ngủ ngon lành, không chút trằn trọc. Bữa cơm đầu tiên xa nhà, cơm xới từ một chiếc rá đan bằng tre, ăn ngon lành cùng với các đồng chí trong cùng một tiểu đội quân giải phóng...
Sau đó là dấn thân vào những trận chiến liên miên. Ổ địch hậu Quảng trị, ở hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng, ở vùng Khe sanh, Đầu Mầu, Lao Bảo trên đường số 9, ở quanh thị trấn Mường Phìn, gần các bản Nam-Cha-Lo, bản Đông trên đất Lào...Những trận phục kích bắn cối, tiến công các đồn bốt địch...Rồi các trận đánh của sư đoàn 304, được thành lập từ năm 1950, ở các chiến trường Hà Nam Ninh, Hòa Bình, rồi Điện Biên Phủ...Những cuộc hội nghị quân chính, những cuộc học tập nghị quyết về các chiến dịch Thu Đông, Xuân Hè, những cuộc hành quân đêm, rét lạnh, lầy lội, buồn ngủ rũ người...Những cuộc nghiên cứu chiến trường trên bản đồ, trên sa bàn, trên thực địa...Những trận tấn công đồn địch trong tầm phi pháo (máy bay và pháo địch ném nom, bắn phá)..., những cuộc hỏi cung tù binh, binh lính và sĩ quan lê dương, lính dù, cơ quan tham mưu địch, những công việc thường ngày của người lính, báo động tập hợp, hành quân, dừng chân, làm bếp, nấu cơm, giặt giũ, cắm trại, tắm rửa, đào hố vệ sinh...vất vả liên miên, đầy lo toan mà cũng nhẹ nhàng, chẳng mấy nặng nề và cũng không cảm thấy khổ sở vất vả...Vẫn cười, vẫn hát, vẫn kể chuyện tiếu lâm, vẫn trêu chọc nhau...Vẫn cứ yêu đời và lạc quan.
Hồi đầu năm 1964, sau khi có nghị quyết trung ương lần thứ 9, cũng đúng vào lúc hai anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bị chết trong một cuộc đảo chính, và sau là vụ bí hiểm giết tổng thống Hoa Kỳ Kennedy, tôi lại "dấn thân" một chuyến vào miền Nam, qua đường mòn Hồ Chí Minh. Hồi năm 1961, tôi đã đi qua con đường này khi nó thực sự còn là đường mòn, cây cối còn rậm rạp, hành quân còn mang ba lô, chống gậy lách đi trong rừng rậm. Đầu 1964, đường mòn đã mở rộng hơn, nhưng cũng chỉ vài tấc, đến một thước rưỡi, cho xe đạp, thồ đi qua. So với những cuộc dấn thân sau này, qua đường mòn Hồ Chí Minh những năm 1972 và 1975 thì nguy hiểm về bom đạn lúc ấy chưa có gì đáng kể cả. Thế nhưng số người hy sinh trên đường mòn không phải là ít. Cách vài binh trạm (mỗi binh trạm cách nhau 20 đến 30 km) lại có một nghĩa trang, chôn cất anh em hy sinh trên đường mòn. Hồi ấy có đến vừa đúng mười kiểu chết khác nhau trên con đường hành quân Nam-Bắc. Lạc đường trong rừng rậm, đi miết, không tìm được lối trở ra, bị chết đói. Đi tốp nhỏ, ngủ đêm bị hổ vồ. Trời mưa, không nhìn rõ, đạp lên rắn độc, bị cắn chết. Bị đau ruột thừa cấp tính, hoặc bị sốt rét ác tính không chữa chạy kịp. Mắc võng dưới cây to, có cơn lốc bất thường, cành cây lớn gẫy hay cả cây to đổ, bị đè chết. Qua suối lớn, nước chảy xiết, cầu trơn, trượt chân, bị cuốn đi, không cứu kịp...Có khi chỉ con vắt xanh, hàng trăm, hàng nghìn con ngọ nguậy trên đường ngửi thấy hơi người, bám vào chân rồi leo lên người ở nơi có động mạch, hay nơi có tĩnh mạch lớn, cắn và hút thỏa sức, thường là ở nách, ở bẹn và cả ở bộ phận sinh dục của nam và nữ, không cầm máu được. Có khi leo núi đá đầy rêu, trời mưa, đất trơn như đổ mỡ, trượt chân nhào xuống vực sâu cùng với ba lô nặng sau lưng. Lại có khi ăn phải nấm độc, rau độc...Không cứu kịp. Chưa nói đến những vụ lụt cực lớn trên rừng như năm 1965 ở Tây Nguyên, nhà cửa, trâu bò, heo, gà và cả người nữa bị nước dâng lên cao và cuốn đi. Vậy mà chúng tôi vẫn nhẹ nhàng dấn thân vì có một niềm tin vững chắc ở thắng lợi, vì luôn nghĩ: "Chí làm trai thời loạn, phải có mặt ở nơi mũi nhọn. Cầu an, bảo mạng, nhường hy sinh gian khổ, cho người khác là sự ươn hèn và ích kỷ đáng hổ thẹn với lương tâm...".
Năm 1972 rồi 1975, tôi đi dự các chiến dịch lớn ở chiến trường miền Nam là những cuộc dấn thân do máu nghề nghiệp làm báo. Dù biết rằng chiến sự sẽ rất ác liệt, Mỹ đưa vào cả một bộ máy chiến tranh lớn, vối đủ loại vũ khí tân kỳ: Xe tăng Abrams, pháo bầy, xe bọc thép, máy bay Con ma, Thần sấm, pháo đài bay B52, các loại mìn dây, mìn bướm...tôi vẫn nhẹ nhàng khoác ba lô lên đường. Hồi ấy tôi còn ở báo Quân đội nhân dân. Tất cả các chuyến đi ấy là tự tôi nêu ý định ra hỏa tuyến, không có lần nào do cấp trên hay tập thể yêu cầu. Nghiệp vụ làm báo thôi thúc tôi lên đường, tôi quen khá nhiều các nhà báo quốc tế, từ Burchett đến Walters Conkrite, từ Peter Arnett đến Nayan Chanda hay Felix Bolo và Tiziano Terzani...Sao báo chí phương Tây họ xông xáo, họ sưu tầm tài liệu và các sự kiện lớn, họ đưa tin nhanh nhậy, họ viết sách ăn khách...mà phóng viên Việt Nam ta không làm được.
Trong những cuộc ra mặt trận ấy, quả thật có những lúc tôi lo và phảng phất một nỗi sợ. Đó là khi B52 rải thảm bom đầu tiên vào đội hình hành quân hồi 1972, không khí bị lay động như dông bão, cây cối đổ rầm rầm, ánh chớp lóe lên rồi tắt ngấm trong đêm đen...Đó còn là hồi đầu năm 1973, tôi đi trên máy bay lên thẳng chở các phóng viên của žy ban Quân Sự Bốn Bên thi hành Hiệp Định Paris, đi Lộc Ninh, Cần Thơ, Mỹ Tho, Đà Nẵng, Nha Trang...Những ngày đầu qua Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ bị súng ở dưới bắn lên, súng của cả hai bên, có những viên trúng vỏ ngoài của máy bay...Nhất là ngồi trong xe tăng đang hành quân, nghe trưởng xe nhận định: Phía trước ta bên phải, cách một ngàn tám trăm mét, một ổ tên lửa chống tăng xuất hiện, yêu cầu cối và pháo ta diệt những hỏa điểm ấy...Những nỗi lo sợ thoáng qua...
Năm 1979, tôi lại dấn thân trong cuộc hành quân vào Cămpuchia. Cho đến nay, ít người được biết sự kiện quân sự này. Sau ngày giải phóng miền Nam, tôi ở lại phía Nam. Các cuộc xung đột ở biên giới Việt Nam-Cămpuchia nổ ra ngay sau ngày 30-4-1975 và ngày một ác liệt. Đặc biệt là sau đó hai năm, từ đêm 30-4-1977, nổ ra những cuộc thảm sát ở Châu Đốc, rồi suốt cả năm 1978 dọc biên giới các tỉnh Minh Hải, An Giang, Long An và Tây Ninh, quân Khơ-me đỏ ngày càng tỏ ra táo tợn và khát máu hơn. Quân ta chống trả rất khó khăn vì chưa được phép đánh hẳn sang bên kia biên giới. So sánh trong một tháng có khi số quân ta bị chết và bị thương cao hơn trong thời kỳ chống Mỹ. Vì quân Khơ-me đỏ quen thuộc địa hình, lại rất quen chịu đựng thủy thổ, cộng với ý thức quá khích được nuôi dưỡng từ lâu.
Cho đến cuối năm 1978, có quyết định chuẩn bị gấp cuộc hành quân lớn, gần bằng cuộc hành quân mùa xuân 1975, nhằm đánh thẳng lên thủ đô Pnômpênh, giải phóng cả nước, phối hợp với một số đơn vị Cămpuchia ly khai mới vừa được tổ chức lại. Cuộc hành quân này bắt đầu từ ngày lễ Nô-en 25-12-1978 và đến ngày 7-1-1979 thì đánh chiếm xong thủ đô Pnômpênh. Tôi đi cùng với cánh quân phía nam qua Tà Keo lên Pnômpênh, vào đến sân bay Pô-chen-tông tờ mờ sáng 7-1-1979 và trưa đó thì đến Hoàng Cung, chiều đó ghé vào đại sứ quán Trung Quốc, ngôi nhà lớn nhất và hiện đại ở thủ đô. Quân Khơ-me đỏ rất ngô ngáo, gan dạ khi đánh nhau ở vùng gần giáp giới với Việt Nam, nhưng khi hệ thống phòng thủ của chúng bị chọc thủng và tan vỡ thì chúng mất hết tinh thần, bỏ chạy tan tác, hầu như không còn kháng cự có tổ chức nữa. Đêm 6, rạng ngày 7-1 ấy chúng tôi có một kỷ niệm không bao giờ quên trên đường hành quân. Chúng tôi có năm anh em làm báo quân sự đi trên một chiếc xe ô-tô com măng ca Liên Xô do thượng úy Quý lái. Chúng tôi có đại úy Xuể, phóng viên nhiếp ảnh của báo Quân đội nhân dân, hai phóng viên của phòng phát thanh quân sự thuộc Cục Tuyên huấn, tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam, và tôi. Xe nhà báo chúng tôi xuất hành từ chiều ngày 6, ở cuối cuộc hành quân. Cánh quân này gồm có hai sư đoàn (sư đoàn 4 và sư đoàn 8 của quân khu 9). Cả thảy có đến gần 400 xe đủ loại (xe tải chở bộ binh, xe kéo pháo, xe cứu thương, xe thông tin, xe bọc thép, xe tăng, xe chỉ huy, có cả xe công binh làm cầu phà...). Chiếc xe com-măng-ca của chúng tôi len lỏi dần lên phía trên, đến gần nửa đêm thì lên đầu sư đoàn 4, trong khi sư đoàn 8 đã ở phía trước khá xa. Tôi quyết định cho chiếc xe này tách khỏi sư đoàn 4 để cố đuổi cho kịp sư đoàn 8. Xe tắt đèn trong hành quân. Phía trước và phía sau đều có tiếng súng nổ. Quân Khơ-me đỏ mở vài cuộc phục kích, nhất là ở những đoạn đường rừng núi hiểm trở. Chiếc xe con đi một mình trong đêm tối, được chừng 10 km thì đại úy Xuể ghé tai tôi nói:
"Thủ trưởng ạ, ta đi thế này có mạo hiểm không?". Tôi yên lặng không trả lời. Chúng tôi chỉ có hai khẩu súng AK và ba khẩu súng ngắn. Chiếc xe vẫn lao lên phía trước. Bỗng tôi nóng ruột một cách khác thường. Tôi nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với anh em. Cần dũng cảm, nhưng không nên quá mạo hiểm. Tôi bảo thượmg úy Quý: "Dừng lại, Quý ạ. Ta đành chờ sư đoàn 4 lên thôi". Chừng 20 phút sau, sư đoàn 4 đến. Để một xe tăng dẫn đầu đi qua, chiếc xe của chúng tôi lại ghé vào đi tiếp. Chỉ chưa đày 10 phút sau, một tiếng nổ đanh vang dậy với một sức ép nhỏ. Chiếc xe tăng đi đầu khựng lại. Thì ra ở ngã ba đường, giữa một cánh rừng cao su, lính Khơ-me đã đưa một chiếc xe tăng Bát nhất của Trung Quốc còn mới nguyên đặt giữa đường và chĩa thẳng khẩu đại bác 75 ly ra phía trước và đã bắn vào chiếc xe tăng đi đầu, làm một chiến sĩ ta chết, hai bị thương nhẹ, trục truyền lực của xe bị gẫy. Anh em ta nhẩy xuống, bắn đuổi theo bọn lính áo đen đang bỏ chạy, đưa chiếc xe tăng Bát Nhất vào thay chiếc xe tăng bị bắn hỏng và tiếp tục cuộc hành quân. Xác một liệt sĩ ta được quấn vào vải trắng và đặt trên một xe cứu thương. Chúng tôi cả năm anh em hú vía! Nếu cứ đi tới thì chiếc xe con của chúng tôi ắt sẽ bị bắn nát và cả năm chúng tôi đều là liệt sĩ! Từ đó hằng năm, bốn anh em ấy thường ghé nhà tôi, họp mặt vào ngày 7 tháng giêng để nhắc lại những kỷ niệm cũ với tình cảm đồng đội gắn bó trong những ngày khói lửa.
Lần này tôi lại làm một cuộc "dấn thân". Không giống chút nào với những lần trước đây. Tôi sang Pháp cuối tháng 9 năm 1990 một mình, trơ trọi và lẻ loi. Một vé máy bay của Hàng không Việt Nam, một hộ chiếu ngoại giao, một chiếc va ly nhỏ bé có hai bộ quần áo và một chiếc túi xách nhỏ. Một nỗi buồn sâu đậm về đất nước và nhân dân trong cảnh đói nghèo, hỗn loạn, chưa có lối thoát. Một sự mong đợi đang được định hình để góp phần cứu nước khỏi cảnh lầm than, cô quạnh. Còn biết bao khó khăn, thử thách ở trước mắt. Những ý kiến của mình sẽ đạt kết quả phần nào chăng? Hay lại uổng công vô ích và chuốc vạ vào thân? Chuốc vạ cho mình, cho gia đình và cho cả bạn bè mình nữa? Thế nhưng không được ươn hèn, yếu đuối và cam chịu. Không thể bỏ mặc nhân dân trong cảnh lầm than và tuyệt vọng, chỉ biết phận mình, vô trách nhiệm với đồng bào ruột thịt của mình!
Và thế là quyết tâm dấn thân chín dần trong lòng tôi. Các con tôi đã lớn và trưởng thành. Con gái tôi là bác sĩ ở Viện Mắt trung ương. Con rể tôi là cán bộ ở ủy ban nhà nước về Hợp tác và đầu tư. Con trai tôi vượt biên trong đám thuyền nhân từ Hải Phòng sang Hồng Kông từ đầu năm 1989, là kỹ sư chế tạo máy. Sau khi tốt nghiệp trường đại học Bách Khoa Hà Nội, con trai tôi đã chán nản trước cung cách xử dụng nhân tài, muốn học thêm để nâng cao trình độ kiến thức, nhưng chất lương đào tạo trong nước quá thấp nên cố tìm cách ra nước ngoài để có điều kiện trau dồi thêm trình độ. Trong gia đình, vợ chồng tôi không khuyến khích, nhưng cũng không ngăn cản việc cháu đột ngột ra đi với trăm nỗi nguy hiểm trên đường biển. Cháu và người yêu của cháu, một nữ sinh viên sắp tốt nghiệp trường đại học sư phạm ngọai ngữ Hà Nội khoa tiếng Anh, chỉ kịp xin giấy đăng ký kết hôn ở ủy ban phường có một ngày trước hôm lên đường. Mấy tháng sau, chúng tôi mới nhận được thư và biết hai cháu đã lênh đênh trên biển vừa đúng 28 ngày. Sau đó hai cháu ở trong trại cấm gần một năm rưỡi, đến tháng 7, 1990 mới được hưởng quy chế tự do để chờ được phía Hoa Kỳ nhận vào đất Mỹ, do cô em gái ruột tôi hiện ở La Puente (Cali) bảo lãnh. Tôi vừa lo cho con trai, vừa cảm thấy yên tâm và tự hào vì nó có suy nghĩ độc lập, có ý chí và nhân cách.
Đây có lẽ là cuộc dấn thân cuối cùng trong đời tôi, một cuộc dấn thân khác hẳn mọi cuộc lên đường thời trai trẻ, thời sung sức. Thế nhưng tôi vẫn tự bảo: "không thể làm khác được, không thể ươn hèn được, nỗi bất hạnh của đồng bào ta rộng khắp quá, sâu đậm quá! Không thể để mặc cho số phận, phải làm tất cả những gì có thể làm được để góp phần đưa đất nước ra khỏi thảm họa dân tộc chưa từng có này..."
Và đúng một tuần lễ trước khi lên đường, tôi ghé về thăm quê tôi ở xã Liên bạt, huyện _ng Hòa, Hà Sơn Bình (Hà Đông) để thăm viếng mộ thày mẹ tôi. . Từ năm 19 tuổi, tôi vẫn giữ một niềm tin ở lẽ phải, cái thiện và những điều mà từ khi vỡ lòng thầy mẹ tôi đã dạy bảo: "ở hiền gặp lành, tu nhân, tích đức, đói cho sạch rách cho thơm". Thầy tôi sinh ra từ một dòng họ lớn. Cụ nội tôi là Bùi Tuấn, thi đỗ Giải Nguyên, năm 34 tuổi đỗ tiến sĩ, sau đó được cử vào làm giám khảo các cuộc thi Hương ở Nghệ An và Huế, rồi làm tổng đốc tỉnh Ninh Thái (gồm Thái nguyên và Bắc Ninh), và tham tri Bộ Binh khi cụ Nguyễn Tri Phương là thượng thư Bộ Binh. Năm 1869, khi bọn giặc Trung Quốc Ngô Côn quấy nhiễu, cụ cùng với cụ Ông ích Khiêm dẹp loạn, lập nên chiến công hiển hách, được ghi vào sử nước ta. Ông nội tôi là Bùi Tập, tuần phủ tỉnh Hưng hóa, cùng một lớp với các cụ Cao Xuân Dục, Vũ Trọng Bình, Nguyễn Trọng Hợp, Nguyễn Hữu Độ là những quan lại nổi tiếng về thanh liêm và văn học cao thời bấy giờ. Ông nội tôi mất sớm khi mới 47 tuổi.
Ba anh em cha tôi mồ côi từ tấm bé, khi hai anh cha tôi lên 7 và 10 tuổi, còn cha tôi mới lên 5, . Ba anh em phải xuống thị trấn Vân Đình, ở nhà ông chú dượng là cụ Dương Lâm để học chữ Hán. Cạnh nhà ấy là một ngôi chùa nhỏ. Ba anh em ruột Bùi Bằng Phấn, Bùi Bằng Thuận, Bùi Bằng Đoàn sáng dạ, chăm học, thường quét lá đa ở cửa chùa để đến tối đốt lên thay đèn đọc sách. Năm 1906, ba anh em lên đường vào kinh đô Huế cùng dự thi Hương và đều đỗ, gọi là đồng khoa, một điều rất hiếm. Cha tôi đổ cử nhân Hán học lúc mới 17 tuổi, ngay sau đó phải khai thêm 3 tuổi để vào trường Hậu bổ học ba năm tiếng Pháp. Cha tôi đổ đầu thi tốt nghiệp. Sau khi làm chánh án tỉnh Bắc Ninh, Tuần Phủ tỉnh Cao Bằng, rồi tỉnh Ninh Bình, đầu năm 1933, cha tôi được chọn vào Huế làm Thượng Thư (bộ trưởng) bộ Tư Pháp khi mới 44 tuổi. Mười hai năm ở kinh đô, trông nom việc xử kiện của tất cả các tỉnh Trung kỳ, cha tôi giữ một đức tính liêm khiết đến mức tuyệt đối, dồng thời trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo các bộ luật cho Trung Kỳ, các bộ luật mới này đều thảo bằng tiếng Pháp, tiếng Việt và dịch ra cả chữ Hán. Đến năm 1945, sau cách mạng Tháng Tám, cụ Hồ Chí Minh mời cha tôi ra làm việc. Hai lần đầu cha tôi từ chối, viện cớ tuổi đã cao (56 tuổi), sức đã yếu, nhưng chính là do quan điểm Nho giáo: Trung thần không thể theo hai vua!. Đến lần thứ ba cụ Hồ khẩn khoản yêu cầu, cha tôi mới nhận lời sau khi xin ý kiến hai ông anh và cả gia đình. Mới đầu cụ Hồ giao cho cha tôi làm Tổng thanh tra chính Phủ, cùng ông Cù Huy Cận làm ủy viên thanh tra, cha tôi yêu cầu: có chức thì phải có quyền, và được Chủ tịch nước đồng ý. Cha tôi đã xử lý một cách kiên quyết và công tâm một số vụ tham nhũng và lợi dụng quyền hành ở Vĩnh Phú và Hà Nam, trong đó có một số cán bộ cấp tỉnh là đảng viên cộng sản. Cha tôi làm chủ tịch ủy ban thường vụ Quốc hội từ cuối năm 1946, đến đầu năm 1955, thường ở rất gần Hồ Chủ Tịch trên căn cứ địa Việt Bắc. Khi cha tôi mất do bị chảy máu não (tháng 4, 1955), chính phủ làm lễ Quốc táng trọng thể và dự định an táng ở nghĩa trang Mai Dịch ở thủ đô, nhưng cha tôi trước khi tắt thở đã yêu cầu chôn cất ở làng quê, trên mảnh đất quê hương bên những người thân yêu. Ngoài một ngôi nhà nhỏ ba gian ở quê, cha tôi không có một ngôi nhà nào khác ở Hà Nội, hay ở những nơi khác đã từng làm việc. Khi mất, cha tôi không để lại một tài sản nào đáng kể cho tất cả mười người con, tám gái, hai trai. Chúng tôi không có cả đến một chiếc xe đạp để đi. Tất cả chúng tôi đều bảo nhau rằng, gia tài người để lại là cực quý, là vô giá: Đó là đức tính liêm khiết, trong sạch của một ông quan đại thần suốt đời sống dản dị, khiêm nhường, được cả xã hội quý trọng về đức độ và nhân cách. Chính đức tính ngay thật, thẳng thắn tất cả vì lẽ công bằng của xã hội của cha tôi đã cổ vũ tôi hôm nay dấn thân vì cuộc sống của đồng bào và đất nước thân yêu.
Tôi cũng đã thắp nén hương trên mộ mẹ tôi, ở ngay bên mộ cha tôi. Mẹ tôi là vợ thứ hai của cha tôi, bà cả mất sớm trước khi cha tôi vào Huế. Bà cả có năm con đều là con gái. Mẹ tôi đẻ năm lần, hai trai, ba gái. Bà cả thuộc gia đình nho giáo. Mẹ tôi xuất thân từ một gia đình nhà nghèo ở miền quê Bình Lục, Hà nam (nay là Hà Nam Ninh). Chính giọng hát quyến rũ của mẹ tôi với những làn điệu sa mạc, ca trù, ả đào...đã làm cha tôi mê mệt. Mẹ tôi lại ham làm, luôn tay khâu vá, làm bánh, nấu nướng, muối dưa, muối cà, làm tương...ngay cả khi đã được gọi là "bà lớn"...Điều tôi nhớ nhất ở mẹ tôi là tấm lòng nhân ái, thương người, chỉ thích làm quen, kết bạn, chơi thân với những người giản dị, ít kiểu cách. Sau cách mạng Tháng Tám tôi đi bộ đội xa, không cho gia đình biết nơi tôi hoạt động. Mẹ tôi cố đi tìm ở những trại Quân giải Phóng mà không thấy. Từ đó mẹ tôi luôn có các anh em bộ đội ghé qua nhận làm mẹ nuôi và chăm sóc anh em như là chăm sóc con đẻ vậy. Lòng nhân ái và lòng vị tha sâu đậm, sống chan hòa với xung quanh trên căn bản của Tình Người ấy đã có ảnh hưởng quyết định đến cuộc sống tình cảm của tôi, và cũng là một động lực thôi thúc tôi hôm nay...
Tôi tin rằng đất nước mình không thể nghèo khổ, bị đọa đầy mãi được, nhân dân mình không thể cam chịu cảnh đạo lý bị đảo ngược và tan vỡ, xã hội bị đảo điên đến thế này. Đó là điều không ai có thể chấp nhận. Chung một lòng cứu vãn đất nước khỏi khủng hoảng, tất cả những người có lương tri, trọng nhân cách và đạo lý ắt phải tập hợp nhau lại. Sát cánh đấu tranh cho tương lai của dân tộc. Và tôi thấy trong lòng có một sức thôi thúc mạnh mẽ đến quyết liệt để dấn thân...
Hoa xuyên tuyết
Lời mở đầu
I- Từ những nỗi đau
II-Dấn thân
III-Cây Bút...
IV-Những bài học
IV-Những bài học (2)
V-Nhìn nhận
V Nhìn nhận (2)
VI - Người lính
VII - Mở tầm mắt
VII - Mở tầm mắt (2)
VIII Những tấm lòng
IX Lòng dân-ý trời