watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hoa xuyên tuyết-V Nhìn nhận (2) - tác giả Bùi Tín Bùi Tín

Bùi Tín

V Nhìn nhận (2)

Tác giả: Bùi Tín

Có một giả thuyết trong suy nghĩ của một số tướng lĩnh tôi quen. Những người này đã viết sách chưa được in, kiên quyết bác bỏ những lời nói có tính chất bôi đen và vu cáo của ông Duẩn đối với ông Giáp. Họ chứng minh rầng ông Giáp luôn có tinh thần kiên quyết trong tiến công, và ông Giáp thực sự là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ cuộc Tổng tiến công đầu xuân 1975 cho đến Toàn thắng. Họ đưa ra tất cả Nhật ký chỉ huy ở phòng Tác chiến Bộ tổng tham mưu, ghi rõ những mệnh lệnh của đại tướng vào giờ phút nào, có ghi âm cẩn thận...Họ chỉ rõ những phương châm: thần tốc, thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa...tranh thủ thời gian từng giờ, từng phút, thời gian là lực lượng...đều do tướng Giáp đề xuất ra, còn có bút tích của ông hồi ấy. Ông luôn có mặt trong chỉ huy sở đặt trong thành Hà Nội để theo dõi, uốn nắn, ra lệnh kịp thời. Một viên tướng ở Cục tác chiến nói với tôi: "Đó là sự thật, có chém đầu tao, tao cũng nói như vậy. Tổng bí thư mà nói sai nói bậy tao cũng cãi lại chớ! Sự thật là sự thật..."Số cán bộ ngay thẳng, có công tâm nay đặt giả thuyết rầng ông Duẩn ghét ông Giáp là vì từ hồi năm 1945, 1946 ông Duẩn phải ở vị trí qúa thấp kém: trưởng phòng dân quân Nam Bộ, dứơi trướng của trung tướng Nguyễn Bình, và còn dưới quyền của nhìều người khác. (Ông Trần Văn Giầu, ông Phạm Văn Bạch cũng từng bị "trù dễ sợ" do cái "tội" là trong dịp cách mạng tháng Tám đã bỏ quên những đồng chí của mình trong đó có ông Lê Duẩn đang bị thực dân Pháp cầm tù ở Côn Đảo, để một tuần sau mới nhớ ra và cho tầu đi dón về).
Sau khi phát hiện ra sai lầm của cải cách ruộng đất, việc thay thế Tổng bí thư Trường Chinh được đật ra. Có một số cán bộ thân cận với chủ tịch Hồ Chí Minh kể rằng lúc ấy chủ tịch nghĩ đến hai người: ông Giáp và ông Duẩn, và thậm chí còn ngiêng về ông Giáp là người cộng tác gần gủi lâu năm với mình. Nhiều người còn nhớ rằng, hồi năm 1955 khi mở ra chiến dịch sửa sai", cần giải thích cặn kẽ cho những cán bộ và gia đình bị oan ức (có đến gần 10. 000 bị xử bắn mà hầu hết bị quy oan và kết tội oan). Trong không khí bất bình và phẩn nộ, để ổn định lòng dân, thì ai là người có thể thay mặt cho ban lãnh đạo của đảng làm được cái việc khó khăn ấy? Cuối cùng Hồ chủ tịch chọn ông Giáp, ông ra trước sân vận động Hàng Đẩy để "chịu trận", tiếp nhận tất cả sự bực bội của những đại biểu các địa phương trải qua tàn phá của cải cách ruộng đất, nhận lỗi lầm và xin lỗi nhân dân. Người chỉ huy chiến thắng ở Điện Biên Phủ quả nhiên đả xoa dịu được phẫn nộ rộng lớn bởi sự thành thật đau xót và bằng cả hào quang của chiến thắng lịch sử.
Thế nhưng ông Duẩn đã được đề cử làm Tổng bí thư, vì một tiêu chuẩn tất nhiên hồi ấy, ở tù lâu năm, một bằng cấp cần thiết để được giao quyền cao chức trọng, vì từ đó được coi là được thử thách nhiều hơn, đáng tin cậy hơn...ý kiến của ông Lê Đức Thọ trong vấn đề này có ý nghĩa quyết định vì từ đó ông đảm nhận công tác tổ chức. Hồi 1977, tôi theo đoàn đại biểu quân sự cấp cao sang Berlin và Budapest. Một hôm tôi nói chuyện với ông Giáp.
Ông rất thích trò chuyện với nhà báo, anh em quay phim và chụp
ảnh. Ông cho rằng, một sai lầm lớn của ta về công tác tổ chức làkhông phân biệt việc khen thưởng với việc giao chức vụ. Ông kể hồi phong kiến, công tác tổ chức còn khá hơn ta, được ghi thành luật và điều lệ hẳn hoi. Thời đó phân biệt rất rõ: chức, tước, phẩm, hàm, bổng, lộc. Chức là quan trọng nhất-Giao chức là cần thận trọng nhất-Còn tước, phẩm, hàm, bổng, lộc là thứ yếu. Là để thưởng công, khuyến khích, ghi nhận và tăng công quỹ-Ta thì không phân biệt gì cả, có khi dùng chức để thưởng công, sinh ra rối loạn, bất lực và tai họa. Ông vốn là nhà sử học, lại là luật gia, nên ông kể vanh vách về luật Hồng Đức, về đời Lê, đời Trần, cả việc phong chức tước: công, hầu, bá, tử, nam ở bên Pháp, Anh, Đức thời trước.
Một số khá đông cán bộ và đảng viên nghĩ rằng: hồi đại hội V (cuối 1982), ông Giáp bị đưa ra khỏi bộ chính trị là do "sáng kiến" của các ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, và để cho khỏi quá lộ liễu, ông Giáp bị đưa ra cùng với các vị khác: Nguyễn Văn Linh, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh, Trần Quốc Hoàn...theo cách dung dăng dung dẻ, chúng ta cùng nhảy...ra! Một số người vì động cơ riêng, trước kia e ngại ánh hào quang của người chỉ huy chiến dịch Diện Biên Phủ thì ngày nay lại e ngại ánh hào quang quá sáng của người chỉ huy chiến dịch HỒ CH MINH.
Tôi đã trao đổi ý kiến với một số cán bộ ở Bộ Tổng tham mưu, về cái cớ ông Duẩn rêu rao rằng ông Võ Nguyên Giáp nhát gan, sợ Mỹ. Hồi đầu năm 1975, ông Giáp có phần lưỡng lự khi cân nhắc có nên đưa cả 15 sư đoàn bộ binh vào miền Nam không, lúc đầu ý ông dự định để quân đoàn 1 ở lại giữ "gôn", có nghiã là giữ nhà, giữ căn cứ địa lớn của cả nước. Về sau, trên thực tế thì chỉ có 1 sự đoàn 308 ở lại mà thôi. Thêm nữa hồi tháng 3. 1975 ông chỉ thị cho các đơn vị phòng không và không quân chuẩn bị chu đáo đề phòng Mỹ dùng không quân dánh phá lại miền Bắc (do có một tin tức nào đó từ bên Mỹ truyền về Cục quân báo rằng có khả năng Mỹ sẽ phản ứng và ném bom trở laị)-Ông nêu lên khả năng ấy để cảnh giác là cần thiết.
Tôi nghĩ dùng những sự việc trên đây để chụp mũ ông Giáp là vừa đánh vừa run, là nhút nhát như thỏ đế là một thái độ chơi xấu, rất không đàng hoàng, lại từ người lãnh đạo cao nhất hồi đó thì lại càng đáng trách.
Dù bị nhiều lần chơi xấu, ông Giáp vẫn tỏ ra không cay cú, không buồn nản. Tuy nhiên ông cũng trở nên "cẩn thận" hơn, chặt chẽ với mình hơn, người khác khó mượn cớ để vu cáo. Trong những chuyện đi nước ngoài cùng ông, khi tôi làm tin vê hoạt động, bao giờ ông cũng không quên dặn ghi thêm những câu đại thể là: đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chuyến lời chào mừng hữu nghị của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn, của chủ tịch Hội đồng nhà nước Trường Chinh, của Chủ tịch Hội động Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước khác đến...vân vân và vân vân...Đây là một kiểu cẩn thận để giữ mình, tránh hở sườn để có thể bị "nốc ao".
Có những chuyện khá lạ lùng. Trong cuộc bầu cử Quốc Hội gần đây nhất, ông Giáp bị ban tổ chức trung ương do ông Nguyễn Đức Tâm trực tiếp làm trưởng ban "bỏ quên" và ông là phó thủ tướng mà lại không đồng thời là đại biểu quốc hội, khác với tất cả phó thủ tướng khác từ xưa đến nay.
Trước Đại hội VII có tin đồn rằng, ông sẽ trở lại Bộ Chính trị, sẽ đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng nhà nước, do nguyện vọng của đông đảo cán bộ và nhân dân. Theo tôi tin ấy vừa tốt như rượu ngọt nhưng lại pha chút cay đắng vì tuổi ông đã cao (80), sức đã xuống. Ông là người trí thức có hiểu biết rộng, lại liêm khiết (điều này ngày càng hiếm và do hiếm nên càng quý) có uy tín ở trong và ngoài nước.
Thế nhưng đại hội VII vẫn chưa có dân chủ thật, chỉ có dân chủ hình thức, khó có một bước đi rõ rệt hợp lòng dân như thế.
Tôi nhớ lại hồi năm 1989, nhân 35 năm kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi yêu cầu ông viết cho tuần báo Nhân Dân chủ nhật một bài thật đầy đủ và trung thực về chiến dịch Điện Biên Phủ-ông đã nhận lời và viết bài "Quyết định khó khăn nhất" được dư luận cả nước chú ý, ông đã nhắc đến những nhân vật từ trước đến nay không được nói vì dính vào những vụ án chính trị xét lại, chống đảng như: tướng Đặng Kim Giang, tướng Lê Liêm, các sĩ quan cấp cao Đỗ Đức Kiên, Nguyễn Minh Nghĩa, và nói đến trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc ở Điện Biên Phủ là tướng Vi Quốc Thanh với tất cả sự thật khách quan.
Tính ông rất cẩn thận-Ông sửa đi sửa lại bài viết, ông gửi cho tôi đến năm bức thư và trực tiếp gọi điện thoại cho tôi hơn một chục lần về bài báo này. Khi thì thêm, khi thì bớt, khi thì sửa vài chữ, khi thì dùng những ảnh nào cho thích hợp-Tất nhiên phải có ảnh Bác Hồ và có đoạn nói đến Bác Hồ với lời dặn là:
"Tướng quân xuất trận được toàn quyền quyết định, nhưng đã đánh là phải chắc thắng. "
Tôi còn giữ bức ảnh ông Giáp chụp ở Đại hội VI, ngay buổi bế mạc. Khi ý kiến khá đông người muốn đưa ông vào vị trí cao nhất đã không thành, ông vẫn giữ một thái độ vui vẻ, hòa nhã.
Tôi đã có lần gạn hỏi ông một điều mà khá nhiều người trách ông: Sao ông không can thiệp để đòi công bằng cho những người làm việc dưới quyền ông bị oan ức kéo dài, bị giam tù, bị mất tự do, thiệt thòi hàng chục năm? Ông trả lời đại ý: có chứ, nhưng không thể làm gì nổi trong cái cơ chế kỳ lạ này, khi ngành tổ chức, ngành an ninh là chúa tể, lộng hành. Nếu không cẩn thận thì tất cả còn bị trù nặng nề và kéo dài hơn nữa, và bản thân ông cũng bị tai họa như chơi!
Về ông Nguyễn Văn Linh, tôi tiếp xúc với ông khá nhiều lần và có vài nhận định: tận tụy với sự nghiệp, được rèn luyện trong nhà tù đế quốc, sống dản dị, bản tính hiền lành, chân thật-Chỗ yếu rõ của ông là trình độ hiểu biết chưa tương xứng, thiếu quả đoán, đơn giản, cả tin, luôn bị các trợ lý kém thao túng-Khi mới trở lại Bộ Chính Trị, rồi đến Đại hội VI nhận chức Tổng bí thư, ông hăng hái, phấn chấn trong đổi mới. Năm 1977, khi gặp các văn nghệ sĩ và trí thức, chính ông đi xuống bắt tay ông Nguyễn Khắc Viện và khuyến khích nhà văn Dương Thu Hương bầy tỏ hết ý kiến của mình. Chính ông khuyên văn nghệ sĩ không đựơc uốn cong ngời bút, phải có khí phách sống, tự cứu lấy mình. Trong thử thách mới thấy hết bản lĩnh của người lãnh đạo-ông Nguyễn Văn Linh đã không vượt được thử thách. Cách phân tích tình hình ở Đông Âu và Liên Xô của ông vừa thiếu sâu sắc khách quan, vừa biểu hiện sự lo sợ, giật mình-Làm sao đổ vấy cho đế quốc là tội phạm chủ yếu của sự sụp đổ của các nước ấy, mà coi nhẹ sự phấn nộ và phủ định của chính nhân dân! Thật đáng trách khi chính ông lại tin và lớn tiếng nói rằng Viêt Nam đang trở thành đối tượng chủ yếu để dế quốc và CIA, cùng các thể lực phản động khác lật đổ và gây bạo loạn. Tôi đã gặp nhiều nhà báo tiến bộ Mỹ và Pháp. Không một ai đồng tình với nhận định này-Họ cho rằng chính phủ Mỹ, chính phủ Pháp và ngay cả CIA đều mong muốn Việt Nam ổn định và phát triển-Gây hỗn lọan để làm gì, có lợi gì cho Mỹ! Chính phủ Mỹ không yểm trợ cho Khơ me đỏ và không yểm trợ cho cánh chủ trương bạo động là thế. Một điều rất dở nữa của ông Linh là đã khẳng định một cách máy móc, như đinh đóng cột rằng: đảng cộng sản Việt Nam một mình lãnh đạo đất nước là một tất yếu lịch sử, xưa kia là như thế, hiện nay là như thế và mãi mãi sẽ là như thế. Một kiểu nói cứng nhắc khó nghe và không còn đất để lui được nữa! Đăng đàn lớn tiếng nói lên điều đó, để ngay đó toàn thế giới đều biết đến, cả kẻ thù và đông đảo bạn bè đều lắc đầu thì thật là dở vô cùng vậy! Tất cả điều ấy là do ông Linh thiếu một tư duy tỉnh táo và độc lập, rất hay phân vân và thường nghe theo các trợ lý. Ông lại ít đọc sách báo nước ngoài, nhận ít thông tin, ít hiểu biết trực giác (vì ít đi ra nước ngoài và khi đi lại đi theo kiểu hiếu hỷ, cữơi ngựa xem hoa). Nhiều người ở trong nước và nước ngoài đặt kỳ vọng ở ông hồi 1986, 1987 bao nhiêu thì từ năm 1989 đến nay càng thất vọng bấy nhiêu. Một số lần tôi gặp ông khi ông ở cương vị Chủ tịch tổng Công đòan, ông đã tỏ ra hay phân vân, lưỡng lự, thiếu hẳn sự quyết đoán và từ đó thiếu bản lĩnh của một người lãnh đạo, chưa nói đến người lãnh đạo cao nhất của một đảng.
Về ông Lê Đức Thọ, tôi được gặp ông khá nhiều lần trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, cũng như ở Campuchia từ đầu năm 1979 đến năm 1983-Tôi vẫn cho rằng việc ông từ chối giải thưởng Nobel Hòa Bình là một thái độ thiếu khôn khéo, quá cứng rắn và dại dột, không tranh thủ được dư luận thế giới, nhất là dư luận tiến bộ. Đó là do cả một căn bệnh tự phụ, trích thượng với kẻ thù cũ-Thái độ ấy không làm cho ông và Việt Nam được quý trọng hơn, trái lại.
Ông là con người có vẻ mô phạm, nhưng lại cực đoan và lắm mưu. Khi sang Pháp tham gia hòa đàm bí mật, ông không có đức tính tò mò của một người ham hiểu biết. Ông hầu như không xem truyền hình, ít tham quan đây đó. Những anh chị em Việt kiều ở Paris từng cộng tác hoặc có quan hệ với đoàn do ông cầm đầu đều có chung cảm tưởng ấy. Rất nhiều người cho rằng ông sống dản dị, nhưng trong ý thức thì quan cách và gia trưởng-Tôi từng nghe ông nhiều lần nói chuyện, khi thì phổ biến nghị quyết trung ương, khi thì lên lớp về công tác tổ chức. Ông nói rất mạnh mẽ say sưa, và một nét luôn luôn rõ, ấy là rất hay mắng mỏ và răn dạy người khác. "Một ông thầy dạy đạo đức" như một số anh em học ở Trường Nguyễn ái Quốc nói với tôi. Ông là người phụ trách chủ yếu về toàn bộ công tác tổ chức của đảng và của cả chính quyền nhưng bao giờ nói chuyện hay lên lớp ông cũng chê bai, phê phán công tác này một cách quyết liệt. Chưa một lần nào ông nhận lấy một khuyết điểm nhỏ về mặt này của chính mình hay của Ban tổ chức trung ương mà ông phụ trách! Ai nấy đều biết công tác tổ chức của đảng và nhà nước là công tác yếu kém nhất, và sai lầm, gây tác hại vô cùng lớn lao. Những định kiến với trí thức, việc đề ra tiêu chuẩn hồng và chuyên, thiếu chuẩn bị lớp kế tiếp, khinh thị cán bộ trẻ...tồn tại keó dài. Ông là ngươì chịu trách nhiệm chính trong gần 30 năm, nhưng ông lại tỏ ra mình là người vô can! Đây là sự thiếu sót, lỗi lầm, kém cỏi, vô trách nhiệm của kẻ khác, "của các anh!"
Tôi từng nghe ông nói chuyện với cán bộ Campuchia, một lần ở Hoàng Cung Pnom Penh hồi giữa năm 1981 và một lần ở Thủ Đức đầu nâm 1982-Tôi không thể tin chuyện đó là có thật nếu không tự đích thân dự. Ông là người phụ trách chính trong Bộ Chính trị chỉ đạo việc giải phóng Campuchia và giúp nước này xây dựng Đảng và chính quyền. Ông cho triệu tập những cán bộ chủ chốt, từ chủ tịch nước, tổng bí thư, thủ tướng, bộ trưởng, thứ trướng, những đảng viên vừa được vào đảng, tất cả đều là những người Campuchia...Tôi nghe mà rợn cả người! Khi cao hứng ông quở mắng những đảng viên và cán bộ đảng nước này như là con cháu trong nhà vậy! Tôi ngồi nghe mà chỉ mong ông cán bộ phiên dịch dịch sai đi, nhẹ đi một chút, kẻo nghe chối tai vô cùng: "Các đồng chí phải học cho chăm, phải làm việc cho đứng đắn, phải trau dồi đạo đức của người cán bộ công sản để xứng đáng với sự tin cậy của chúng tôi, của cách mạng. Cần hiểu rằng cán bộ luôn được sàng lộc, ai lộ ra yếu kém thì phải thay! Rượu thì uống vừa vừa thôi! Nhiều đồng chí để vợ dắt mũi, đi buôn kiếm lợi là không được!...". Tôi cứ nghĩ sao không để cho người Campuchia làm lấy việc dạy bảo ấy! Việc bồi dưỡng là rất cần vì đó đều là những cán bộ đảng viên mới, nhưng đó là quan hệ dân tộc với dân tộc, quốc gia với quốc gia.
Tác phong gia trưởng kẻ cả ấy ảnh hưởng rất nặng đến tắc phong của các chuyên gia Việt nam ở Campuchia-Thật là tai hại. Tôi ghé đến báo Campuchia hồi năm 1985, đang có môt chuyện gia báo Nhân Dân Hà Nội vào giúp đỡ-Ông đưa cho tôi một bài xã luận do Tổng biên tập báo Campuchia viết, được dịch ra tiếng Việt để chuyên gia ta góp ý, và khoe: "Anh thấy đấy, họ viết kém quá, tôi phải chữa đến nát ra như thế này đây". Tôi cầm lấy bài khó chịu vô cùng và nói: "Tốt nhất anh đừng nên chữa một chữ nào-Mà nên góp ý cho người viết tự sửa khi thật sự cần thiết-Làm cách như của anh phải buộc họ nghe, vì nể, vì sợ chuyên gia, nhưng trong bụng sé chửi mình đấy!" Một lát có một cậu đến xin gặp, một cô đến rỉ tai chuyên gia, họ mời đi họp, họ hỏi ý kiến về kết nạp đoàn cho anh này, về kỷ luật hai cô cậu viết thư tỏ tình với nhau...Tôi nghĩ căn bệnh gia trưởng từ "cụ chuyên gia cao nhất" đã lây lan khá rộng và gây nên tai hại vô cùng!
Vào những năm trước khi mất, ông đã mạnh dạn phát biểu ý kiến về một loạt vấn đề lịch sử của đất nước-Ông khẳng định: trong ý đồ tổng tấn công và tổng khởi nghĩa năm 1975 đã không có tổng khởi nghĩa, đã không có nổi dậy của quần chúng, trong các cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân 1968, đã chỉ đạo thiếu linh hoạt, cố dám ăn xôi, đáng nhẽ đợt một vào dịp Tết tạo nên chấn động vào hậu phương của nước Mỹ là đủ, các dợt sau, nhất là các dợt tháng năm và tháng chín năm 1968 chỉ gây thêm tổn thất cho ta. Ông cho rằng: Việc đế quân ở Campuchia quá lâu đã bị sa lầy. Nền công nghiệp nước ta đã bị chỉ đạo sai lầm đến nỗi như một con bò sữa chỉ còn xương bọc da gầy ốm. Quân đội Việt Nam trở thành quân đội "Ba nhất", nghĩa là: anh hùng nhất khổ sở nhất, vô kỷ luật nhất...Đây là những cuộc nói chuyện hẹp ở Viện lịch sử quân đội, Nhà xuất bản Sự thật, ở cơ quan tỉnh ủy Lâm Đồng (Đà Lạt)-Có một số cán bộ nghe, ghi chép, phổ biến lại thì bị cơ quan bảo vệ quân đội gọi lên chất vấn, có người bị giữ lại gần 7 tháng để điều tra vì đã phổ biến những "luận điệu của địch" (!)". Như đại tá Ngọc Bằng phụ trách Ban lịch sử của quân khu Bảy, Anh đã chứng minh là mình không bịa đặt, chỉ phổ biến trong một cuộc họp của cơ quan công an thành phố Hồ Chí Minh những điều ông Lê Đức Thọ từng nói. Anh "được" về nhà mà không hề có một lời xin lỗi, sau khi bị đưa ra khỏi đảng và cầm quyết định về hưu!
Về ông Đỗ Mười, người vừa được bầu làm Tổng bí thư đảng cộng sản Vịêt Nam thay thế ông Nguyễn Văn Linh, tôi đã quen biết từ khi ông làm chính ủy quân khu tả ngạn ở đồng bằng Bắc bộ trước thời kỳ Điện Biên Phủ. Ông xuất thân từ thợ thủ công, làm nghề sơn cửa, hoạt động cách mạng từ 18 tuổi, chưa học hết cấp trung học. Ông sống có nghị lực, sinh hoạt dản dị, không tham nhũng. Ông nổi tiếng là cán bộ đốc chiến, có nghĩa là giỏi đôn đốc công việc, chuyên về thực hành. Ông từng trực tiếp chỉ đạo cải tạo tư sản công thương nghiệp ở Hà Nội và Hải Phòng vào những năm 1959, 1960 và sau năm 1975 ông cũng trực tiếp chỉ đạo cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam, đặc biệt là ỏ Sài Gòn và Chợ Lớn, một công việc mang nặng tính chất duy ý chí, hiệu quả xã hội rất xấu và để lại một ấn tưởng tệ hại do không có hiệu quả và tệ tham nhũng tràn lan. Ông cũng là người trực tiếp đôn đốc xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng hai công trình cực lớn của "thế kỷ": Cầu Thăng Long và Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Cả hai công trình này đều là tiêu biểu cho tệ duy ý chí, phớt lờ ý kiến của giới khoa học kỹ thuật, đã trót lao vào làm không sao sửa được nữa, tốn kém tiền của, thời gian không sao tính hết-Tổng bí thư lẽ ra cần phải là một nhà lý luận sâu sắc, có nhiều kiến thức vững vàng, am hiểu xã hội và thế giới ngày nay, có tư duy chính trị và óc tưởng tượng phong phú, thì trên thực tế chỉ là một cán bộ rất hăng hái hoạt động! Nhiều trí thức ở Hà Nội thường nói: kém hiểu biết + nhiệt tình = hỏng việc, phá hoại và phản động. Rõ ràng ông Đỗ Mừơi không hề thiếu nhiệt tình trong các chiến dịch cải tạo công thương nghiệp và trong việc đôn đốc xây dựng các công trình cực lớn.
Phải nói rằng việc khoe rằng ông Đỗ Mười ít hơn ông Nguyễn Văn Linh hai tuổi là nói lấy được! Khi ông Nguyễn Văn Linh nhận trọng trách Tổng bí thư gần năm năm trước, ông hơn 71 tuổi, còn ông Đỗ Mười nhận chức khi đã hơn 74 tuổi! Qua đại hội 7, ông để lại hình ảnh của một vận động viên chạy tiếp sức, đến giới hạn vấn không chịu chuyển "rơ-le" cho người kế tiếp, nhất định tự mìmh chạy cho tới đích mặc dầu đã xuống sức quá rồi.
Ông Lê Đức Anh (bí danh là Sáu Nam) vừa được đưa vọt lên trong đại hội 7. Ông quê ở Thừa Thiên-Huế, xuất thân từ trường kỹ nghệ thực hành thời Pháp. Người cao lớn, ông bị bệnh đậu mùa từ nhỏ, hỏng một mắt, mặt hơi rỗ hoa. Thời kháng chiến chống Pháp ông làm cán bộ tiểu đoàn, chỉ huy bộ đội địa phương. Từ năm 1962, ông là cục phó cục tác chiến bộ Tổng tham mưu. Sau đó đựơc cử vào Nam, ở khu 9. Ông là từ lệnh Quân khu 9 từ năm 1967. Cuối năm 1974, ông được đề bạt vượt cấp từ đại tá lên trung tướng do thành tích của khu 9, đã mở rộng vùng giải phóng đáng kể sau Hiệp định Pa-ri. Ông là người dẫn đầu cuộc diển binh lớn ở trứơc Dinh Độc lập đầu tháng 5. 1975. Đầu năm 1979, ông cùng đại tướng Lê Trọng Tấn tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy cuộc hành quân vào Campuchia. Sau đó ông được cử ở lại chỉ huy quân tình nguyện Việt Nam cho đến năm 1985. -Hồi đó mỗi lần tôi sang Pnôm Pênh, ông cho mời sang ăn cơm để hỏi chuyện về tình hình đất nước, tình hình quốc tế và hai lần yêu cầu tôi nói chuyện thời sự cho các sĩ quan của Bộ chỉ huy. -Tính ông điềm đạm, ý thức tổ chức kỹ luật cao, hiểu biết về chính trị, kinh tế, nhất là quốc tế còn hạn chễ. Ông luôn ở chiến trường, sống dản dị. Ông được đưa vào Bộ Chính và nhận chức Bộ trưởng Bộ quốc phòng hơi bất ngờ, sau khi ông Lê Trọng Tân bị đột tử trước khi khai mạc Đại hội VI đúng 10 ngày, hồi tháng 12. 1986.
Ông Đào Duy Tùng quê ở Hải Hưng, vốn là Tổng biên tập tạp chí Học Tập (nay là tạp chí Cộng sản). Hồi ấy ông thường yêu cầu tôi viết bài cho tạp chí-Tôi đã viết tới hơn chục bài, có bài ông rất hài lòng và dánh giá khá cao như bài tôi viết giới thiệu cuốn sách của Davis Hamberstam: "Những người tài giỏi và xuất sắc nhất nước Mỹ". Ông sống dản dị, nhưng quan điểm chính trị thì cứng nhắc, mang tính giáo điều. Qua các cuộc họp trung ương 7, 8, và 9 khoa 6 (cuối năm 1989 và đầu năm 1990), ông Đào Duy Tùng, ông Nguyễn Đức Bình (giám đốc trường đảng cao cấp Nguyễn i Quốc), ông Nguyễn Hà Phan (bí thư tỉnh ủy Hậu Giang), ông Nông Đức Mạnh (bí thư tỉnh ủy Bắc Thái) là những người có quan điểm cứng nhắc, mang tính giáo điều cục đoan nhất và cũng là những người phê phán nặng nề nhất quan điểm đa nguyên của ông Trần Xuân Bách, dẫn đến việc khai trừ ông Bách ra khỏi Bộ Chính trị, Ban bí thư và Ban Chấp hành trung ương đảng.
Ông Hồng Hà, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân từ năm 1982 đến năm 1986, sau đó là Chánh Văn phòng Trung ương đảng, vừa được bầu vào ban bí thư, tôi quen và hiểu rất rõ (xin chớ lầm với Hồng Hà ở Bộ Nội vụ và sau ở Bộ Thượng binh xã hội). Nét nổi bật ở ông là bản chất của một viên chủ cần mẫn, chăm chỉ, kín đáo và tận tâm, đúng như anh ruột ông là ông Thép Mới đánh giá về ông: Thằng em tao đúng là đứng đầu ở hàng thư lại...
Nhiều bạn ở Paris hỏi tôi về trường hợp ông Trần Xuân Bách.
Quan điểm chính trị của ông Bách là thế nào? Từ đâu mà một người như ông vốn có tiếng là "bảo thủ" lại đổi mới được đến như vậy? Hiện ông làm gì?
Ông Bách quê ở Hà Nam Ninh, cùng tỉnh với ông Lê Đức Thọ, Nguyễn Cơ Thạch...hoạt động sớm từ phong trào thanh niên học sinh ở Nam Định-Sau khi làm phó bí thư tỉnh ủy, ông lên cơ quan trung ương làm Trưởng ban tôn giáo của chính phủ (vì khi ở tỉnh, ông am hiểu khá tường tận vùng Bùi Chu, Phát Diệm, trung tâm công giáo lớn nhất ở Việt Nam). Về sau, ông làm chánh văn phòng Trung ương đảng-Năm 1980, ông được cử sang Campuchia làm Trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam, bí thư đảng ủy của đoàn. Đây là chức vụ rất quan trọng khi vấn đề xây dựng khối liên minh đặc biệt ba nước Đông Dương được đặt ra. Chính nhiệm vụ này làm cho ông được ông Lê Đức Thọ, người phụ trách công tác tổ chức (trong đó việc sắp xếp cán bộ là việc lớn nhất), và cũng là người đảm nhận chính việc giúp đỡ Campuchia tín nhiệm thêm. Ông được đưa vào Ban bí thư ở đại hội đảng lần thứ 5 và vào Ban Bí thư và Bộ Chính trị ở đại hội đảng lần thứ 6 (12. 1986). Ông là ủy viên bộ Chính trị trẻ nhất, ở tuổi 60 hồi ấy. Ngay sau đại hội 6 ông được phân công những phần việc sau đây: quan hệ với hai nước Lào và Campuchia, quan hệ giữa đảng cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản và công nhân chưa giành được chính quyền, chỉ đạo Ban Đối ngoại trung ương và Ban Việt kiều trung ương.
Có một điều ít ai được biết là từ giữa năm 1987 ông được Bộ Chính trị giao thêm một việc nữa: làm công tác thông tin cho Bộ Chính trị, nghĩa là thu thập tình hình trong và ngoài nước, đọc các sách báo tin tức từ nước ngoài để tổng hợp và báo cáo, thông báo cho các ủy viên Bộ Chính trị khác. Ông tập hợp một nhóm nghiên cứu trong văn phòng làm việc của ông gồm có 6 cán bộ chuyên thu thập sách báo các nước (Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Thái Lan, Hồng Kông...), đọc, lược dịch các sách báo tiếng Anh, Pháp, Nga, Hoa...và làm các bản tóm tắt. Ông cũng trực tiếp xử dụng các cơ quan thông tin của ủy ban Khoa học xã hội và của thông tấn xã Việt Nam...Văn phòng của ông trở thành nơi có nhiều sách quý và sớm nhất. Chính tôi đã mượn được cuốn The Brothers Enmemis của Nayan Chanda ở văn phòng ông. Đây là cuốn sách trình bầy chân thực, sống động nhất những cuộc đảo lộn liên minh diễn ra trong thế giới cộng sản và xã hội chủ nghĩa, với không ít tư liệu hiếm và quý. Nhóm giúp ông làm việc thu lượm thông tin được ông gọi là "nhóm tư vấn", từ cuối năm 1987, qua thông tin và xử lý thông tin nhóm còn giúp ông đề xuất những ý kiến nhằm hình thành chính sách.
Do những nguồn thông tin phong phú, mới mẻ và kịp thời như thế, quan điểm của ông Trần Xuân Bách thay đổi, "xanh lại, trẻ lại", theo tôi nghĩ. Tôi được biết rất rõ, từ đầu năm 1989, khi chưa xẩy ra sự kiện Thiên An Môn (tháng 5. 1989) ông đã phát biểu trong một cuộc nói chuyện với cán bộ tuyên huấn và cán bộ đối ngoại:
• Việc khôi phục quan hệ Trung-Xô là một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, với chu kỳ hòa hoãn, đối thoại mới Xô-Mỹ, tính đa cực của thế giới đảng biểu hiện ngày càng rõ, đồng thời tính đa nguyên trong phong trào cộng sản quốc tế là một điều tất yếu.
• Cần chuyển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ tính chất thù địch sang tính chất bạn bè, coi Trung Quốc là bạn nhưng luôn luôn cảnh giác với bản chất bành trướng, bá chủ biện Đông của họ.
• Nói về sự khủng hoảng trong các nước xã hội chủ nghĩa lúc ấy ông cho rằng: khủng hoảng kinh tế tài chính là do thiếu hàng hóa, năng xuất quá thấp, khủng hoảng xã hội là do thiếu lòng tin đến mất lòng tin ở chủ nghĩa xã hội, ở đảng lãnh đạo.
• Ông cho rằng trong xã hội có ba loại nhân vật: nhân vật chính trị, nhân vật khoa học và nhân vật kinh doanh. Việt Nam hiện thiếu nhất nhân vật kinh doanh, cần quan tâm bồi dưỡng. Cần khắc phục thái độ xã hội hiện nay là coi thường nhân vật chính trị, kỳ thị nhân vật khoa học và định kiến với nghề quản lý kinh doanh.
• Ông chủ trương đề xuất một hệ thống giải pháp tình thế vì khủng hoảng kinh tế, xã hội đã đụng tới đáy và đang manh nha khủng hoảng chính trị. Đầu năm 1989, sức mua của đồng tiền đã giãm 3. 300 lần so với năm 1976, tiền phát hành thêm để lưu thông đã đưa khối lượng tiền trong xã hội năm 1988 gấp 175, 5 lần so với năm 1980.
Ông kết luận: hai động lực, hai sức bật trong lịch sử nhân loại là hàng hóa thị trường và dân chủ đa nguyên-ở Việt Nam cả hai mặt ấy đều chưa thành động lực. Tuy nhiên trong phát triển kinh tế hàng hóa và thị trường không thể chấp nhận thị trường đen và trong dân chủ đa nguyên không thể chấp nhận đa nguyên biến dạng thành đối lập chính trị và lật đổ...
Cuối năm 1989, khi họp hội nghị Trung ương lần thứ 7, ông Trần Xuân Bách đọc tham luận và nhấn mạnh: phải đi trên hai chân, chân kinh tế đi mạnh vào kinh tế hàng hóa, phát triển thị trường và chân chính trị là đi mạnh vào áp dụng dân chủ rộng rãi, chấp nhận đa nguyên. ý kiến của ông bị bác bỏ, bị coi là quá khích, nguy hiểm. Ông đã tuyên bố bảo lưu ý kiến. Đầu năm 1990, ông viết báo, ông đi nói chuyện giải thích về quan điểm của ông. Đài tiếng nói Việt Nam và đài truyền hình trung ương phát lại bài báo của ông đăng trên báo Khoa học và Đời sống và báo Tiền Phong. Ngay sau đó Ban Tư tưởng và văn hóa phê bình những phương tiện thông tin đại chúng này đã tuyên truyền những quan điểm cá nhân, trái với quan điểm cuả đảng. Trong một cuộc giao ban hàng tuần, trưởng ban tư tưởng và văn hóa trung ương đã nhận xét trước những người làm công tác báo chí ở trung ương: Cái sai lớn nhất của Trần Xuân Bách là đã xếp cùng một duộc chủ nghĩa Pôn Pốt, chủ nghĩa Mao và chủ nghĩa Staline.
hội nghị trung ương lần thứ 8 ông Bách bị thi hành kỹ luật, đưa ra khỏi cả ba chức vụ: ủy viên trung ương, ủy viên ban bí thư, ủy viên bộ Chính trị. Thật ra lúc vào hội nghị, Bộ Chính trị chỉ dự kiến và đề nghị với trung ương đưa ông Bách ra khỏi Ban bí thư và Bộ Chính trị, còn giữ lại trong ban chấp hành trung ương. Thế nhưng khi thảo luận một số đại biểu nói rất găng (các bí thư tỉnh ủy miền trung, miền núi và đại biểu trong quân đội) còn phê phán rằng không xứng đáng là đảng viên, vô kỹ luật, vô tổ chức trong khi cần sự nhất trí, đoàn kết và thống nhất nhất...Do đó khi bỏ phiếu thì ông Bách bị trên một nửa (hơn 70 người) số ủy viên chính thức đề nghị đưa ra khỏi trung ương. Ông Bách chấp nhận kỷ luật nhưng yêu cầu trường hợp của ông sẽ được đưa ra bàn lại tại đại hội đảng lần thứ VII. Yêu cầu này không bao giờ được đáp ứng vì ông không thể là đại biểu đị dự đại hội và sẽ chẳng còn ai nhắc đến ông nữa.
Sau đó ông Nguyễn Cơ Thạch kéo ông về bộ ngoại giao, làm chuyên viên nghiên cứu vừa do tình đồng hương, vừa muốn tận dụng sự nghiên cứu của ông. Đến hội nghị trung ương lần thư 9 (tháng 8. 1990), nhiều đại biểu phê phán ông Thạch là hữu khuynh, mất cảnh giác trong việc này. Ông Bách bị về hưu bắt buộc, về ở một xã ở huyện Gia Lâm, quê vợ ông và không còn ai biết đến ông nữa.
Trường hợp ông Bách là một nét lý thú về tác động của công tác nghiên cứu và thông tin, một mặt rất yếu của cơ quan lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Khi được tiếp xúc với nhiều thực tế của thế giới qua thông tin, quan điểm của người ta có thể thay đổi theo hướng tiến bộ-Mặt khác cũng cần thấy ông Bách không bao giờ đề xướng đa đảng cả. Ông luôn rào đón, thanh minh là ông chủ trương đa nguyên (nhiều thành phần kinh tế, nhiều phong cách và trường phái trong sáng tạo văn học nghệ thuật, tôn trọng các tôn giáo với những nhân sinh quan khác nhau, chấp nhận việc thảo luận về những chính kiến, quan điểm chính trị khác nhau), nhưng đều dừng lại trước ngưỡng cửa đa đảng.
Trên đây là chân dung đại thể của một số người lãnh đạo đắt nước trong thời gian qua mà tôi cố khắc họa một cách chủ quan, tất nhiên không thể đầy đủ và đúng đắn, xin để bạn đọc tham khảo. Tôi quen biết ông Trần Văn Trà từ tháng 2. 1973 khi vào trại Davis, Tân Sơn Nhất làm việc. Ông Trà là trung tướng, Trưởng đoàn chính phủ cách mạng lâm thời. Ông hoạt bát, thông minh. Vốn học trường kỹ nghệ thực hành Huế thời Pháp. Ông biết kết hợp nguyên tắc với sự linh hoạt. Chính tôi đã khuyến khích ông viết hồi ký, nhiều lần trao đổi trò chuyện với ông về báo chí, về viết sách, về văn hóa văn nghệ và âm nhạc. Ông là viên tướng có văn hóa-Cuốn Ba Mươi Năm Kết Thúc Chiến Tranh của ông ra hồi năm 1982 được anh em bộ đội miền Nam rất ưa thích. Ngay sau đó Tổng Cục Chính trị ra chỉ thị cấm lưu hành trong quân đội. Ông Lê Đức Thọ cũng chỉ trích cuốn sách này và phê bình ông Hà Mậu Nhai, giám đốc nhà xuất bản thành Phố Hồ Chí Minh về việc ra cuốn sách. Ông Thọ nhận xét trước các vị phụ trách báo chí và xuất bản: Cuốn sách ấy sai từ đầu đến cuối! Thật ra nhược điểm chính của nó là coi nhẹ các "quả đấm" chủ lực từ miền Bắc đưa vào. Theo tôi việc thu hồi, cấm lưu hành là không dúng-có gì thiếu sót thì thảo luận, tranh luận, bổ xung. Cái kỳ cục là nhiều nhà lãnh đạo cứ muốn mỗi cuốn hồi ký phải nói thật đúng, thật đủ! Lẽ ra phải thấy mỗi cuốn hồi ký có một nét riêng, mới người viết có chỗ đứng riêng. Tất cả các hồi ký góp lại mỗi phản ảnh được toàn cục của cuộc chiến tranh. Vẫn là căn bệnh chủ quan, cầu tòan, không chấp nhận những nét riêng, đặc sắc của cá nhân...
Trong "Bản kiến nghị của một công dân" tôi đã nêu lên trách nhiệm đặc biệt của 3 ngành: tuyên huấn, tổ chức và công an đối với hiện tình của đất nước. Tôi có nhiều bạn bè ở 3 ngành này và cũng không ít người tốt, có lương tâm trong đó. Thế nhưng những sai lầm của 3 ngành này vô cùng tai hại. Ngành tuyên huấn rất lạc hậu so với sự phát triển của tình hình trong nước và thế giới. Những quan điểm bảo thủ, giáo điều còn rất nặng. Họ lạc hậu đến 30, 40 năm. Tôi vừa được biết khi cuộc đảo chánh của bọn bảo thủ, giáo điều ở Liên Xô khởi đầu ngày thứ hai 19/08/1991, ở Hà Nội, ông THI NINH phó ban tư tưởng và văn hóa của trung ương đảng vội vã hý hửng loan báo cho ngành tuyên huấn, báo chí rằng đây là "những người cộng sản trung kiên" (!), rằng "cuộc lật đổ GORBATCHEV là dấu hiệu rất đáng mừng, có thể cứu vãn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác Lênin ở Liên Xô, và sẽ tác động rất thuận lợi đến Việt Nam!" Theo tinh thần ấy, chiều thứ ba 20/08/1991, bà HỒ THỂ LAN, người phát ngôn của bộ ngoại giao tại một cuộc họp báo cũng hý hửng rằng: "Cuộc đảo chánh là một mối quan tâm lớn, một sự kiện rất có lợi cho chúng tôi (!) và hy vọng quan hệ Việt Xô sẽ lại tốt đẹp như trước kia (!)" Một quan chức cao cấp ở Hà Nội trả lời phỏng vấn của hãng REUTERS còn chấp hành sự hướng dẫn của ban tư tưởng và văn hóa, đi xa hơn, kể "tội" của tổng thống GORBATCHEV là "đã đi vào con đường của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh..." Bây giờ họ ăn nói làm sao, khi "các đồng chí trung kiên" ấy chỉ sau có 70 giờ đồng hồ đã bị thất bại ê chề, chúng lộ nguyên hình là những tên tội phạm, phản bội, bị tóm cổ và đưa ra xét xử theo luật pháp. Những tên phó tổng thống, bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng an ninh...hèn hạ, thét ra lửa một thời đã bị đền tội theo pháp luật.
Nhân dân đã vùng dậy, không còn biết sợ xe tăng, sợ quân đội, sở cảnh sát, mật vụ và an ninh. Chính quyền bảo thủ bị mất niềm tin của nhân dân muốn tồn tại thường dựa trên nỗi sợ của nhân dân, thì nhân dân cốc sợ chúng nữa! Điểm mấu chốt là ở đó.
Tôi nhớ lại đầu năm 1990, khi cộng đoàn Đoàn kết lên nắm chính quyền ở Ba Lan qua một cuộc bỏ phiếu dân chủ, ông Trần Trọng Tân, trưởng ban tư tưởng và văn Hóa đã vội vã viết bài xã luận: "Tình hình BA Lan và thái độ của chúng ta", nhận định rằng đây là một cuộc đảo chánh phản cách mạng (!), kêu gọi nhân dân Ba Lan vùng dậy đạp tan bọn phản động (!) Ông còn ra chỉ thị cho các ngành họp mít tinh ủng hộ nhân dân Ba Lan giáng trả công đoàn Đoàn kết. Bài xã luận được gửi đến báo Nhân dân yêu cầu phải đăng ngay vì cấp trên đã duyệt. Tổng biên tập báo Nhân dân là ông Hà Đăng, một công chức ngoan ngoãn gọi dạ bảo vâng, liền chấp hành không chút do dự, mặc dầu trước đó đã có quy định rằng báo phải có tinh thần độc lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mỗi bài vở in trên báo.
Bài xã luận kỳ quặc ấy bị cả thế giới chê cười, bị sứ quán Ba Lan ở Hà Nội phản đối ngay chiều hôm đó, thế nhưng tổng biên tập và tác giả của nó là ông Trần Trọng Tân vẫn dửng dưng như không! Đã thành lệ, những sai lầm tả khuynh luôn được thể tất, còn được coi là có "thừa" tinh thần cách mạng! (Cần chỉ rõ ông Tân là con người đạo đức giả. Ông chuyên lên lớp cho mọi người, nhưng bản thân ông dấu rất kỹ quá khứ của mình-Ông từng cùng anh ruột là Trần Trọng Biền làm phiên dịch tiếng Nhật, phục vụ và hợp tác với bọn phát xít Nhật ở Quảng Trị quê ông. Việc này ông Trần Hữu Đức, chánh án tòa án tối cao đã về hưu, cùng quê ông, hiểu rất rõ) Lần này ông Thái Ninh phó ban tư tưởng và văn hóa trung ương vừa được bầu vào Ban chấp hành trung ương khóa VII, lại biểu hiện một tinh thần sốt sắng hoan nghênh "các đồng chí trung kiên Liên Xô", và lại bị nhỡ tàu! Ông ta thường hay chỉ đạo các cơ quan truyền thông: đài phát thanh, đài truyền hình và báo chí. Các nhà báo có ít nhiều suy nghĩ độc lập đều lắc đầu kinh hoàng về "cái lưỡi gỗ" tiêu biểu ấy! đến nay "cái lưỡi gỗ" ấy vẫn còn lải nhải không chút ngượng nghịu về: 2 phe, 4 mâu thuẫn, sự rẫy chết của chủ nghĩa tư bản...
Về ngành an ninh, những sai lầm nặng nề của ngành này đến nay vẫn chưa được chấm dứt, lại còn chồng chất thêm. Có đến hàng trăm vụ án chính trị, , gọi là: "chống đảng", "chống lãnh đạo", "chống chủ nghĩa xã hội". "xét lại", "phản động", "bị thực dân và mật vụ đế quốc mua chuộc"...vẫn không được thanh minh, đính chính và giải tỏa những nỗi oan ức. Trong "bản kiến nghị của một công dân", tôi đã dấn ra một số tên rất không đầy đủ của những người bị oan ức trong mấy chục năm qua. Họ bị tù, có người đến hàng chục năm, bị ngược đãi, bị ép cứng, bị sỉ nhục. Gia đình vợ con bạn bè của họ điêu đứng vì bị phân biệt đối xử. Có người đã chết trong oán ức và tủi nhục. Có người khiếu nại đến hơn một trăm lần mà vẫn không nhận được một câu trả lời! Qua cuốn sách này, tôi lại xin thét lên một tiếng nói đòi công lý và công bằng xã hội, cho các vị sau đây: các tướng Đặng Kim Giang, Nguyễn Vinh, Lê Liêm, các đại tá Đỗ Đức Kiên, Nguyễn Minh Nghĩa, Lê Minh Nghĩa, Nguyễn Hiếu, Phan Hoàng, các giáo sư: Bùi Công Trừng, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, các nhà báo: Hoàng Thế Dũng, Nguyến Kiên Giang, Quang Hân, Mai Luân, Mai Hiến, Định Chân, Trân Thư, Khắc Tiếp, Hồng Văn..., các văn nghệ sĩ: Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Nguyễn Bính, Hữu Loan, Minh Giang, Quang Dũng, Trần Châu, Trần Đĩnh, Hà Minh Tuân, Việt Phương, Anh Chính, Sỹ Ngọc, Văn Cao, Tử Phác, Đặng Đình Hưng, Trần Lê Văn, Chu Ngọc, Hòang Tích Linh, bộ trưởng _ng Văn Khiêm, vụ trưởng Vũ Đình Huỳnh, các đại tá Ngọc Bằng, Cao Nham, Đỗ Trường, Nguyễn Trần Thiết bị giữ, bị xét hỏi sau đại hội đảng toàn quân năm 1986, vụ các vị tướng ở Học viện quân sự cấp cao bị chất vấn, điều tra hồi đó (do cục bảo vệ quân đội tiến hành) cũng cần được kết luận công khai, minh bạch, theo đúng thủ tục pháp luật. Vụ ông Tạ Đình Đề nguyên chỉ huy các lực lượng biệt động nội thành, sau ở Tổng cục Đường sắt bị giam giữ quá lâu, ra tòa không kết án được, đến nay vẫn không được kết luận! Trên đây có một số người đã mất, họ nhắm mắt trong oan ức và uất hận. Đây cần được coi là một nỗi đau của mỗi công dân lương thiện. Thật đáng buồn là chưa có một đại biểu Quốc hội nào chất vấn nhà nước và đảng về những vụ vi phạm pháp luật, ngang nhiên xâm phạm quyền công dân như trên. Vậy mà họ cứ nói thao thao bất tuyệt về: lấy dân làm gốc! sống theo luật pháp! công bằng xã hội! Con người mới! Con người mới thật sự không bao giờ vô trách nhiệm, mặc kệ những nỗi oan trái và bất công của đồng bào mình. Vì lẽ phải có sự quan tâm chung và cũng vì lẽ: hôm nay họ chà đạp lên quyền sống của anh thì ngày mai họ sẽ có thể chà đạp lên quyền sống của tôi! Không ai cảm thấy an toàn cả!
Lại còn những vụ khác rất cần làm rõ trước công luận: việc bắt giữ xét hỏi, quản thúc ông Tạ Bá Tòng, ông Nguyễn Hộ thuộc Câu Lạc Bộ những người kháng chiến cũ, việc quản thúc linh mục Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan, việc bắt giữ bác sĩ Nguyễn Đan Quế lần thứ hai mà không hề có xét xử, những vụ án liên quan đến nhà văn, nhà báo Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Chí Thiện, Như Phong, Lê Văn Tiến, đến các đại đức Phật giáo: Tâm Căn, Tuệ Sỹ, Trí Siêu, Đức Nhuận, đang bị giam, đều cần thực hiện theo đúng thủ tục pháp lý, có tòa án, có luật sư bào chữa, có kết luận rõ ràng, và công bố công khai để nhân dân đều biết.
Việc nhà văn nữ Dương Thu Hương bị bắt giữ từ tháng 4. 1991, không hề có xét xử, chỉ được giải thích một cách chung chung là: vi phạm an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật quốc gia...cũng cần được làm sáng tỏ trước công luận! "Hai tài liệu bí mật định truyền ra nước ngoài" mà Tổng cục an ninh kết tội bà Dương Thu Hương phải chăng đó là thư của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện gửi chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và bản kiến nghị của viện trưởng Hoàng Minh Chính, 2 văn kiện mà toàn thế giới đã được biết từ tháng 3 năm 1991? Đã có hơn 1000 nhân vật nổi tiếng ở phương Tây ký bản kêu gọi đòi trả lại tự do cho nữ văn sĩ gan góc này. Ngoài những người bị oan trái "có tên tuổi" trên đây, còn hàng vạn trường hợp người dân thường thấp cổ bé họng bị bắt oan, bị giam giữ, bị nhục hình, bị ép cung...thì không sao kể xiết! Cả một hệ thống nhà tù chật cứng, không có điều kiện vệ sinh, người tù bị giam trong điều kiện khủng khiếp, đọa đầy...Đã có một đại biểu Quốc hội nào lên tiếng chất vấn nhà nước và đòi điều tra về tình trạng bi thảm đó? Trách nhiệm thuộc về ai? Giải quyết ra sao đây? Vấn đề quyền con người là chính ở đây. Hàng nghìn vụ kiện về nhà cửa, vườn và ruộng đất, trong đó một số cán bộ đảng viên có chức có quyền ở địa phương cưỡng đoạt của người dân, cũng cần được giải quyết minh bạch và công khai...
Trong "Bản kiến nghị của một công dân", tôi đã chỉ rõ một chế độ không có trách nhiệm cá nhân rõ ràng thì không thể có trật tự và luật pháp. . Ơ Việt Nam, người ta đề cao lãnh đạo tập thể tới độ cực đoan nhất, đến mực cá nhân không còn có ý nghĩa gì cả! Và thế là khi có sai lầm, tội lỗi, tập thể là cái lá chăn để cá nhân tha hồ ẩn nấp, phủi sạch trách nhiệm! Hàng trăm vụ án oan ức, vi phạm quyền công dân do đâu? Không ai biết cả! Không ai trả lời cả! Họp đại hội đảng không một ai được nêu ra bất cứ vấn đề gì! Đã có chương trình sẵn, chỉ có chấp hành! Như một lớp học vậy! Trong quốc hội cũng là của đảng tuốt! Mà đảng có hai triệu người, số công dân ngoài đảng gần 40 triệu, gấp 20 lần số đảng viên, nhưng chỉ có 2 đến 3% trong Quốc hội! Đã có một số đảng viên chán nản mất niềm tin, xin ra đảng, có không ít thanh niên không thiết gì vào đảng khi đảng chỉ biết chọn người biết cúi đầu vâng dạ, để tìm người đi bằng đầu gối để vào đảng! Có những chuyện mỉa mai: Khi chi bộ đảng muốn kết nạp ai họ bầy trò lấy ý kiến của đồng đáo cán bộ công nhân viên về người đó. Thế là anh chị em thanh niên bảo nhau: "Thôi, cứ đồng ý cho những người đó vào đảng để hàng ngũ người ngoài đảng được trong sạch!" Đó, tính chất tiền phong mà đảng vẫn rêu rao hóa ra là thế!
Và suốt 4 kỳ đại hội đảng từ 1973, có ai giám nêu lên vấn đề chiến lợi phẩm, giá trị 5 đến 6 tỷ đô-la, bị phân tán, bị rơi vãi, bị chiếm đoạt bởi các ngành, các địa phương, vào cả túi cá nhân ra sao...?
Vấn đề người di tản còn mắc kẹt ở các nước Đông Nam á, số người ra đi, theo chương trình HO (gần nửa triệu người) cũng không ai bàn đến, chẳng ai bàn đến gần hai triệu người Việt ở nước ngoài, với tất cả tiềm lực to lớn của họ đối với đất nước! Cứ để mặc cho những vết thương chiến tranh chảy máu dài dài...Đó là thái độ vô trách nhiệm với nhân dân, với lịch sử, với biết bao chiến sĩ và đồng bào dã hy sinh xương máu trong chiến tranh. Và gần đây khi Việt Nam xích lại gần Trung Quốc, chẳng có ai dám lên tiếng báo động rằng rồi sẽ có sự bắt tay nguy hiểm với Khmer Đỏ, rằng họ cũng lại có thể quay lại gọi bọn Pol Pốt-những tên đồ tể diệt chủng là "đồng chí" nữa cho mà xem! Rồi Việt Nam sẽ lại bị cô lập với cả khu vực Đông Nam á!
Đó là điều tất yếu! Vì đảng cộng sản Việt Nam du nhập chủ nghĩa Mác Lênin theo một con đường tắt: qua những tác phẩm của Staline (nhất là cuốn Lịch sử đảng cộng sản Liên Xô và cuốn Những quy luật cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa công sản) và những tác phẩm của Mao Trạch Đông. Do đó cái còn lại rất sâu, rất nặng là chủ nghĩa Staline và chủ nghĩa Mao, mang mầu sắc vừa phong kiến vừa nông dân, duy tâm, gia trưởng và độc đoán, rất bảo thủ và trí trệ, hoàn toàn xa lạ với tư tưởng dân chủ, với cơ chế dân chủ của thời đại mới.
Cuộc đảo chính phản động của bọn giáo điều, cục đoan ở Liên Xô là một tiếng chuông cảnh tỉnh rất cần thiết! Những ai buồn rầu về số phận của "những đồng chí trung kiến" ấy sau khi hí hửng chuẩn bị sẵn điện mừng, để rồi bị lỡ tàu, cần xét kỹ lại mình.
Bám lấy những tín điều cổ lỗ, đi ngược lại nguyện vọng dân chủ
của nhân dân thì không thể có tương lai. ở đâu cũng vậy. Chớ có ảo tưởng rằng: người châu á khác, phương thức sản xuất châu á cònnuôi dưỡng ý thức phong kiến độc đoán và ý thức nông dân thụ động, nên khó bật dậy! Không! Người Châu á ngày nay, người Việt Nam chúng ta ngày nay rất khác rồi. Dân chủ, tự do, phát triển là hoài bão cháy bỏng của đông đáo nhân dân , không có sức nào ngăn chận, kìm hãm nổi, chỉ chờ dịp là bùng dậy và tất thắng!
Cái ổn định được rêu rao hiện nay là ổn định chính trị giả tạo, không thực chất, một thứ ổn định hình thức, che dấu sự không ổn định về tâm lý xã hội rất sâu sắc, che dấu một sự trì trệ, quay về lối cũ. Chỉ có đi vào con đường dân tộc và dân chủ đa nguyên một cách có bài bản, có đường đi nước bước hợp lý, mới đi đến ổn định và phát triển thật sự. Đó là sự ổn định trong phát triển, ổn định động, ổn định trong tiến lên, chứ không phải sự ngưng đọng và quay về lối cũ rất nguy hiểm hiện nay.
Vấn đề này sẽ được nói rõ ở phần cuối, phần thứ 9 của cuốn sách này.
Hoa xuyên tuyết
Lời mở đầu
I- Từ những nỗi đau
II-Dấn thân
III-Cây Bút...
IV-Những bài học
IV-Những bài học (2)
V-Nhìn nhận
V Nhìn nhận (2)
VI - Người lính
VII - Mở tầm mắt
VII - Mở tầm mắt (2)
VIII Những tấm lòng
IX Lòng dân-ý trời