watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hoa xuyên tuyết-IV-Những bài học - tác giả Bùi Tín Bùi Tín

Bùi Tín

IV-Những bài học

Tác giả: Bùi Tín

Mấy tháng qua, một số bè bạn ở Paris và một số tỉnh ở Pháp cũng như một số nhà báo Anh, ý, ...hỏi tôi rằng: Sống dưới chế độ cộng sản, ông đã rút ra được những bài học gì sâu sắc nhất? Quả vậy tôi đã gắn bó với chế độ chính trị do đảng cộng sản lãnh đạo hơn 46 năm, tôi là đảng viên cộng sản từ tháng 3. 1946, đến nay vừa tròn 45 năm. Tôi ở trong quân đội do đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo từ tháng 9. 1945 đến tháng 10. 1982, tức là hơn 37 năm. Nhìn lại cả một quãng đời vừa trải qua, quả thật có nhiều điều sâu sắc và thấm thía.
Từ khi trưởng thành, tôi luôn đặt cho mình một thái độ ngay thật và thẳng thắn, không cúi đầu nịnh bợ ai, cũng không muốn ai tán tụng tâng bốc mình. Điều này làdo sự giáo dục, dạy dỗ của cha tôi từ khi tôi còn nhỏ. Tôi không thể nào quên, cha tôi luôn nằm thẳng. Ngủ ban đêm hay ngủ trưa, đều một mực như thế. Hai tay chắp vào nhau đặt trên bụng. Suốt cả một đời người, ông luôn ngủ với một tư thế không thay đổi. Đi từ nhà trên xuống nhà dưới, đi bách bộ ở hành lang, hay ở trong sân nhà, cha tôi bao giờ cũng đi đến góc, rồi rẽ phải hay rẽ trái, không bao giờ đi tắt. Tất cả đều thành nếp sống và nếp nghĩ. Cũng có thể có người cho là lẩm cẩm. Nhưng cái ngay thẳng của người "quân tử" là như thế, phải như thế. Không thể nhượng bộ cho chính mìmh. Tự đòi hỏi một cách khe khắt. Một cụ già hơn 90 tuổi gặp tôi ở huyện Xuân Thủy, Hà Nam Ninh, tháng 7. 1990, kể lại cho chúng tôi rằng, hồi 1927, thầy tôi đến nhậm chức tri phủ Xuân Trường, cái bảng đầu tiên yết ở cổng phủ là "Ai có việc hay đưa đơn, không được mang theo một lễ vật gì qua cổng này". Cả cuộc đời xử án, làm 12 năm thượng thư (là bộ trưởng) bộ tư pháp, xét duyệt cả chục ngàn vụ án lớn nhỏ, ông không hề nhận một đồng xu nhỏ hay bất cứ thứ quà cáp gì kiểu đút lót của bất cứ ai. Sự thanh liêm và thanh bạch thật là tuyệt đối.
Trên tinh thần ấy, tôi không thể quay ngoắt lại chửi bới đảng cộng sản, nói xấu đủ điều, phóng đại những sai lầm và tự phủ định chính mình về tất cả mọi mặt. Cho dù vừa qua, cơ quan lãnh đạo của đảng cộng sản đã chụp mũ tôi là phản bội, là bị đế quốc mua chuộc, lôi kéo và đã khai trừ tôi ra khỏi đảng, truất chức tôi...Tôi không tự ái, bực bội hay phiền muộn gì về chuyện này cả. Họ luôn là như thế, luôn hành động kiểu như thế dưới cái nhãn hiệu bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, tôi chẳng mảy may lấy làm lạ. Điều hệ trọng là chính họ cũng chẳng tin mấy ở những điều ấy, và đông đảo đảng viên và nhất là nhân dân thì cũng chẳng tin gì ở những điều xằng bậy, thiếu công bằng, thiếu công minh như thế.
Bài học tôi tự rút ra sâu sắc nhất trong cuộc đời hoạt động gần 50 năm là: hãy luôn tự là mình! Xin chớ bao giờ thôi là mình. Xin chớ bao giờ đánh rơi mất bản thân mình! Cần luôn luôn tỉnh táo để suy nghĩ bằng cái đầu của mình. Chớ bao giờ bắt chước mù quáng bất cứ ai. Điều này cũng thật là khó. Lười một chút, e ngại một chút, nể nang một chút là đánh mất mình như chơi! Cái kiểu đua đòi chạy theo mốt thời thượng, a dua theo số đông là như thế.
Tôi còn nhớ, cách đây hơn 40 năm, từ những năm 1945 đến năm 1950, những năm đầu thật hào hùng và phấn khởi. Đảng cộng sản tự rút vào bí mật. Tinh thần dân tộc được phát huy cao độ, khi xây dựng chiến khu Việt Bắc và vùng giải phóng khu 4, khu 5, ý thức chiến đấu bảo vệ nền độc lập của tổ quốc thật là sâu đậm. Tình cảm anh em gắn bó chặt chẽ: Cán bộ và chiến sĩ, bộ đội và đồng bào. Đúng là truyền thống chống ngoại xâm là một gia tài quý báu của dân tộc ta, bất kể giầu nghèo, dân tộc, tôn giáo...Sau chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nối liền được với nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa vừa được thành lập tháng 10. 1949. Viện trợ quân sự và dân dụng từ Trung Quốc đưa vào Việt Nam ngày càng nhiêu, tạo thêm điều kiện cho kháng chiến Việt Nam lớn mạnh. Thế nhưng tình hình lại phức tạp hơn, có nhiều mặt căng thẳng hơn. Từng đoàn cố vấn Trung Quốc sang, có mặt ở mọi ngành, mọi cấp. Lúc đó (1952), tôi làm giám đốc của trường quân chính sư đoàn 304, cũng có 2 cố vấn Trung quốc đến làm việc. Họ nói cái gì cũng lạ, cũng mới, cũng hay cả! Có thể nói từ đại tướng đến lính trơn đều cắp sách đi học các ông cố vấn Tàu. Đảng cộng sản là gì, đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, thường xuyên, trực tiếp và tuyệt đối là như thế nào...đấu tranh giai cấp là khách quan, quyết liệt và tất yếu như thế nào. Thế nào là dân chủ tập trung, là lãnh đạo tập thể...Thế nào là chiến thuật Lâm Bưu, là tổ chức theo kiểu tam chế, là phương châm chiến thuật tứ khoái nhất mạn (4 nhanh, một chậm), là chiến thuật công kiên. . Rồi phương châm: chính trị là thống soái, chế độ chính ủy có quyền tối hậu quyết định...Công tác chi bộ và công tác đảng ủy và nhất là nội dung tư tưởng Mao Trạch Đông. Rồi nông dân là lực lượng cách mạng hùng hậu nhất ra sao. Và phương châm tổ chức lấy công nông làm cốt cán là như thế nào...
Ngọn gió phương Bắc ào ạt thổi xuống căn cứ địa Việt Bắc, rồi các vùng giải phóng trong cả nước. Sách dịch Tàu, phim ảnh Tàu, bài hát tàu "Kết đoàn", nhảy ương ca tàu, phong trào học chữ và học nói tiếng tàu lan ra rất rộng. Và từng đoàn cán bộ nối tiếp nhau sang tàu, lên Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh, Nam Ninh, Quảng Châu để học. Bắc Dại (trường đại học Bắc kinh) mở rộng cửa đón hàng trăm cán bộ Việt Nam ta. Trung Quốc là hậu phương rộng lớn, bao la và hào hiệp cho cuộc kháng chiến Việt Nam, lợi thật là lớn và chúng ta phải trả giá cũng thật quá đắt! Vừa thoát khỏi đêm dài nô lệ của thực dân Pháp, chúng ta lóa mắt trước một nền văn minh mới của "cách mạng" Trung Quốc được ta suy tôn là đàn anh, mở đường, mẫu mực.
Chúng tôi tiếp thu một cách ào ạt, ngấu ngiến, không chút suy xét và càng không có một chút phê phán nào cả! Bài hát ca ngợi Mao Trạch Đông "Đông phương hồng", được coi là bài hát chính thức, cùng với "Tiến quân ca", bài suy tôn Hồ Chủ Tịch và bài Quốc Tế Ca. Và thế là ở Đại hội lần thứ hai của đảng cộng sản Việt Nam trên căn cứ địa Việt Bắc, trong cuốn Điều lệ đảng, ở ngay phần đầu được ghi rõ: cơ sở lý luận và tư tưởng của đảng là chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Không một ai nghi ngờ, và tất nhiên không một ai phản đối cả. Nó tự nhiên như ánh sáng, như hơi thở cần cho cuộc sống con người vậy! Cần nói thật rằng những tư duy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, của các vị Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm văn Đồng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp..., lúc ấy đều coi tư tưởng Mao là mẫu mực, là chân lý. Thế mới biết khi đánh rơi mất bản thân mình, bản thân dân tộc mình, quyền tư duy tỉnh táo của mình, mọi người đều có thể phạm sai lầm cực lớn vậy! Gần như trên một trang giấy trắng, chúng ta đã đổ lên một lọ mực tầu đen và ngộ nhận đó là ánh sáng! Tôi còn nhớ sau đó ít lâu, một nhà báo Pháp hỏi Hồ Chủ Tịch: Sao cụ không viết các tác phẩm lý luận, thì được trả lời ngay rằng: "Tôi có gì để viết nữa, tất cả lý luận cần thiết Mao Chủ Tịch đã nghĩ đến và viết ra rồi!" Luồng suy nghĩ bao trùm lúc ấy là như thế.
Và tất cả những người kháng chiến Việt Nam đều coi những tác phẩm: Bạch Mao nữ (trong chuyện và trong phim), Thượng cam lĩnh, Ngu công dời núi, anh hùng Lôi Phong...là những tác phẩm tuyệt đỉnh của loài người. Câu nói bất hủ của Mao: "Ba anh thợ da là một Gia cát Lượng", được coi là một chân lý, nêu cao tác dụng tập thể đối lập với cá nhân, phủ định sạch trơn khả năng và vai trò cá nhân đối với lịch sử và nhận thức của loài người. Con người riêng rẽ là bèo bọt, là yếu hèn, là tội lỗi, đó là hạt cát rời rạc, vô giá trị, giống nhau, để cho tập thể dậm chân lên trên. Tập thể là tất cả!
Có những chuyến nhìn lại vừa buồn cười, vừa xấu hổ vì quá ấu trĩ. Từ đầu năm 1952, tất cả các đơn vị, tiểu đội đều lập tổ tam tam, tổ 3 người, còn gọi là tổ tâm giao. Cứ chiều đến sau khi ăn cơm là tổ tâm giao sinh hoạt tư tưởng. Phải kiểm điểm công việc trong ngày, tự khai ra những tư tưởng không lành mạnh: ngại khó, ngại khổ, sợ chết, ghen tỵ, tư tưởng hưởng lạc, cầu an, địa vị..., nó có tác dụng giữ vững tinh thần, giữ vững kỷ luật, nhưng mặt khác nó đè nặng lên nhân phẩm và nhân cách, làm cho con người luôn mặc cảm tội lổi, phải ăn năn, hối cải.
Có thể nói thời kỳ lan tràn tư tưởng Mao Trạch Đông, sùng bái tư tưởng Mao sau năm 1951 là sự mở đầu của những mụ mẫm về nhận thức, và có những tác hại cho đến tận ngày nay. Chúng ta quên mát những gíá trị cố hữu của dân tộc, đánh rơi niềm tự hào tự tin dân tộc, chấm dứt thời kỳ phơi phới hồn nhiên đoàn kết quý trọng nhau trong cộng đồng dân tộc đi kháng chiến chống Pháp, để choàng vào cổ một cái tròng nhận thức và tư tưởng mang bản chất đặc nông dân. Một sự thụt lùi được ngộ nhận là khai phá và tiến lên! Thế là cải cách ruộng đất đến sau khi nghe hàng trăm vị cố vấn Tàu giới thiệu về quá trình" thủ ti cải cơ" (thổ địa cải cách) và những kinh nghiệm còn nóng hổi của Trung Quốc. Tôi còn nhớ nội dung của 8 bài học chỉnh huấn cải cách ruộng đất cho cán bộ trung cao cấp. Không một cán bộ nào được thoát khỏi cuộc chỉnh huấn này. Đây là một cửa ải, "vượt qua thì mọi con người sẽ lớn lên, trưởng thành, thành người cách mạng chân chính. " 8 buổi lên lớp, hàng chục buổi thảo luận tổ, tranh luận, giúp đỡ nhau để phê phán tội lỗi. Những cuộc tố khổ của nông dân, những cuộc kể lể, triển lãm về tội ác của địa chủ và đế quốc. Những buổi xem phim, xem kịch về địa chủ và nông dân. Mọi sự suy luận dạo ấy đều dẫn đến cực đoan: đã là địa chủ, dù chỉ có 2 mẫu ruộng thì đều là xấu, là tham, là ác, là tay sai đế quốc cả. Đã là cố nông thì đều là tốt, có tinh thần cách mạng, có kỷ luật, có tài năng cả. Sự suy luận bất chấp sự thật nhan nhản. Địa chủ đi kháng chiến, thì chỉ là "giả vờ kháng chiến" để phá hoại cách mạng. Tìm không ra trong một xã ít nhất là hai tên địa chủ ác bá thì là phát động chưa lên, phát mà chưa động, phải làm lại! Đã là học sinh tiểu tư sản thì bản chất luôn là bếp bênh, không vững chắc, chúa là địa vị hưởng lạc, cầu an, bảo mạng, phải gần gũi bần cố nông để học tập và tiến bộ.
Tôi có những anh bạn là chính ủy trung đoàn, tiểu đoàn trưởng, hồi ấy cao hứng theo thời thượng, xúc động tự thâm tâm, thán phục qua bắt rễ xâu chuỗi các anh chị bần cố nông "trong sạch và tuyệt vời", để rồi tìm kiếm trong đó một cô vợ "lý tưởng". Về sau sửa sai cải cách ruộng đất rồi, các chàng bị kẹt cứng, không thể nào sửa được nữa, và thế là ngậm bồ hòn làm ngọt suốt cà đời vì không sao hợp nổi về quan niệm, lối sống, về trí tuệ và tâm hồn với người bạn đời đã kén.
Mỗi một thời có một nhân vật là thời thượng. ê vào những năm 1954, 1955 ấy, giữa khi giông bảo cải cách ruộng đất đang mở rộng, nhân vật thời thượng là các ông đoàn ủy và các ông đội. Đội trưởng cải cách ruộng đất ở một xã thì là nhất thiên hạ rồi. Các vị đoàn ủy chỉ đạo cả một vùng, một huyện. Quyền sinh, quyền sát là trong tay các vị một cách tuyệt đối! Công cụ của các vị là điều lệ cải cách ruộng đất, là các đội cải cách, là tòa án nhân dân, xử án bằng giơ tay, không có luật sư, chẳng có luật pháp. Đội xử án là một tiểu đội súng trường được tuyển lựa trong du kích thuộc thành phần cô nông, mà phải là cố nông không có họ hàng, dây mơ, rể má gì với phú nông và địa chủ...Các vị đoàn ủy luôn giữ bộ mặt trang nghiêm, luôn khoác đại cán xanh mùa hạ, đại cán dạ mùa đông, đi giầy da lộp cộp, tay cắp cặp da đen bóng và đi xe com măng ca Bắc kinh của bác Mao. Tôi từng gặp một vị ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) hồi ấy chữ quốc ngữ viết chưa thạo, chỉ có chữ ký nguệch ngoặc to tướng, từng ký duyệt y án xử tử hàng chục nhân mạng: kẻ thù của giai cấp và kẻ thù của nhân dân...
Về sau này, khi vụ Mười Vân, giám đốc Công An tỉnh, thường vụ tỉnh ủy Biên hòa bị vỡ lở về tội tham nhũng, lừa bịp, cướp đoạt tài sản của công và hắn bị án tử hình năm 1982, tôi tìm ra được một chi tiết là Mười Vân phát lên từ một anh đội trưởng đội cải cách ở Hòa Bình hồi trước. Một chi tiết rất có ý nghĩa! Các ngành công an, tổ chức cán bộ, tòa án, bảo vệ trong quân đội luôn được coi là những ngành quan trọng nhất của chế độ, cần có lập trường vững vàng hơn cả. Theo phương châm công nông là cốt cán, cán bộ chủ chốt trong các ngành đó ắt phải là công nông. Công nhân thì ở nước ta không nhiều, phần không nhỏ lại là thợ thủ công, công nhân tự do, nên thường những người xuất thân từ bần cố nông là được chọn vào các chức vụ quan trọng nhất. Tôi không thể khẳng định tất cả những người ấy là kém cõi, dốt nát và hư hõng, vì vẫn có một tỷ lệ nào đó chịu khó học tập, vươn lên thành những cán bộ có khả năng. Thế nhưng tôi nghiệm thấy rằng, những cán bộ sa đọa, biến chất và hư hỏng sau ngày toàn thắng, khi chạm đến chiến lợi phẩm, tiền và gái thì phần lớn rơi vào những kẻ như Mười Vân. Khi là đội trưởng cải cách, hắn mới học lớp 4, do trình độ văn hóa quá thấp, hiểu biết về xã hội đơn thuần theo cảm tính, nên khi có quyền lực trong tay, hắn mặc sức tác yêu tác quái, thu vén cho mình nào là nhà lầu, vàng bạc, kim cương, phân phát cho họ hàng và bộ hạ, mặc sức rượu ngon và gái đẹp không còn có gì để tự kiềm chế nữa. Chỉ có những người có trình độ văn hóa nhất định mới hiểu được sự cần thiết phải xử sự ở đời ra sao cho phải đạo, tránh những thái quá và cực đoan, giữ được đức liêm sỉ. Kẻ vô văn hóa thường tự cho mình cái "phép" làm được mọi việc xấu xa nhất. Chính hắn là tiêu biểu cho kẻ vô học mà thành đạt để có quyền lực (giám đốc công an một tỉnh lớn). Khi bộ Nội Vụ bật đèn xanh cho thi hành phương án 2 (tổ chức cho dân vượt biên để thu vàng cho ngân quỹ) mổi người định giá từ 3 đến 5 lạng vàng, thì ở tỉnh Biên Hòa hắn cho phép bộ hạ tăng lên đến 10, 12 lạng vàng một người, hắn còn tổ chức trấn lột thêm ở các bãi xuất phát ven biển. Vàng bạc, qúy kim, đồ trang sức, đô la, xe cộ của khách hàng vượt biên bọn chúng tước đoạt hết qua khám xét từng người để chia nhau. Mười Vân đã bị xử tử hình, nhưng còn biết bao tên như hắn, có thể còn cao tay hơn hắn, vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật...
Tôi cho rằng đó là cái giá phải trả cho việc mù quáng du nhập một chủ nghĩa ngoại lai, tôn sùng nó lên thành chân lý tuyệt đối. Cả một dân tộc đã đánh rơi mất những giá trị cố hữu và hiện có của mình để vồ vập lấy một tư tưởng thuần túy nông dân, thì ắt phải trả giá như vậy. Và trong cả khối dân tộc ấy quyền tự do, quyền dân chủ của mỗi công dân bị loại bỏ, cấm chỉ mọi sự hoài nghĩ, mọi ý kiến trái ngược. Mọi người phải cam chịu luật độc đoán vô hình ấy, không dám cãi lại, không dám nói lại cái lý của mình. Cái giá mọi người phải trả càng thêm nghiệt ngã!
Sau việc du nhập tư tưởng Mao là việc du nhập 9 quy luật phổ biến của chủ nghĩa xã hội hồi 1956, việc du nhập phương thức kế hoạch hóa toàn bộ nền kinh tế kiểu Staline (đã có lúc báo chí khoe rằng đã kế hoạch hóa con số sản xuất cụ thể hàng năm bao nhiêu cái kim, bao nhiêu quần đùi, bao nhiêu bọc cao su tránh thai, bao nhiêu hộp tăm tre và tăm gỗ...), du nhập cả đường lối ưu tiên công nghiệp nặng, hợp tác hóa toàn bộ. Tất cả đều được thực hiện với thái độ mù quáng dai dẳng, không chút hoài nghi và cân nhắc về đường đi, nước bước.
Tôi thấy bài học lớn nhất nên rút ra trong gần 50 năm nay là: Dân tộc Việt nam phải tự mình giải quyết lấy công việc của đất nước mình, không thể mù quáng bắt chước ai, không thể đánh rơi mất cái quyền tư duy và quyết định về số phận của nhân dân mình. Mọi giá trị bên ngoài chỉ được coi là gợi ý và tham khảo, để bồi bổ cho chính nhân dân và đất nước mình mà thôi. Và trong cộng đồng dân tộc phải chấp nhận đa nguyên chính kiến, đề xướng việc dân chủ đối thoại, tôn trọng quyền của mọi công dân được suy nghĩ và nhận thức theo cung cách và nội dung của riêng mình, kiên quyết chống lại việc gò ép và ra mệnh lệnh. Theo tôi việc quan trọng nhất là mỗi con người cần tự khẳng định mình: Không phải là một hạt cát vô tri, giống như đúc với những hạt cát khác thụ động nằm dưới ánh mặt trời, cho người ta dẫm đạp lên, mà phải là ngôi sao lấp lánh, với màu sắc khác nhau, tỏa ra những ánh sáng lung linh khác nhau, góp phần riêng để tạo nên một bầu trời chung đầy sao rực sáng...
Tôi có thể khái quát: đây là nổi đau của chủ nghĩa đồng phục.
Vâng ở đất nước ta hồi đó ai cũng mặc đồng phục-Nam là đại cán, nữ quần đen, áo đại cán. Tóc nữ để dài và kẹp lại, uốn tóc phi-dê là tư sản, học đòi đế quốc! Và đồng phục từ ngoài vào trong. Tư duy, quan niệm cũng phải mặc đồng phục tuốt-Chủ nghĩa tập thể trên hết mà! Ăn nói, đi đứng, xử sự, viết lách, suy nghĩ đều phải giống nhau. Một trại lính: Một nhà tù tư tưởng? Khái quát là vậy. Đã đến lúc phải từ bỏ đồng phục để trả lại cho dân tộc mình những giá trị cố hữu, được bồi bổ thêm những giá trị mới của thời đại và trả lại cho mổi công dân mình cái quyền đơn giản và thiêng liêng nhất: được là chính mình, chỉ có thế thôi!
Bài học thứ hai tôi nghĩ đến, đó là trong cuộc sống của công đồng dân tộc cũng như cuộc sống riêng của những công dân phải công bằng và chân thật. Sự bất công và lừa dối là những tai ương khủng khiếp. Hai tội này gắn bó rất chặt chẽ với nhau. Do lừa dối nên bất công và sự bất công lại nuôi dưởng căn bệnh dối trá. Đã mấy năm nay, tôi thường dự những cuộc họp hàng tuần, hàng tháng của cơ quan, nghe những lời phát biểu của mọi người và luôn đưa ra lời phán đoán thầm ở trong bụng: Những ý kiến này là những ý kiến thật, những ý kiến kia là những ý kiến giả? Lúc này anh A mang bộ mặt thật, nhưng lúc khác anh ta lại mang mặt nạ! Cái căn bệnh a-dua nói theo, nói hùa theo lãnh đạo luôn thành một cố tật trong một cơ chế khắt khe. Không nói hùa theo thì anh chỉ có thiệt, anh sẽ mang vạ vào thân, cho anh và cho cả gia đình cũng chưa biết chừng! Cho nên đã thành một thói chung trong xã hội là người ta thường nói ra những điều không thật sự là của mình, không đúng những điều mình nghĩ, mà chỉ đưa ra những cái điều mà chính mình không tin, chính mình không nghĩ đó là của mình!
Những người có quyền thế chi phối rất mạnh nhưng người thuộc quyền mình. Đó là quyền nhận xét hàng năm, quyền phân loại là cán bộ tốt hay xấu, cán bộ có triển vọng hay không có triển vọng, là cán bộ nguồn hay không là cán bộ nguồn (cán bộ nguồn có nghĩa là nằm trong diện được chọn để đề bạt và cất nhăc), là cán bộ sẽ được đề bạt trong đợt xét sắp đến hay chưa, là cán bộ dự định sẽ được đưa lên theo quy hoạch hay không, là cán bộ có được xếp trong quy hoạch bồi dưỡng, được cử đi học trường đảng sơ cấp hay cao cấp, đi học nước ngoài để có nhãn hiệu cần thiết cho đề bạt, cất nhắc hay không...
Rồi việc xét để cập nhà mới, tăng thêm diện tích nhà ở, từ 12 mét vuông lên 15 mét vuông, từ 16 mét vuông lên 19 mét vuông hoặc 21 mét vuông...cũng đều dựa vào nhận xét theo tiêu chuẩn định kỳ...Nếu chẳng may rơi vào số "cán bộ đang có vấn đề" là kẹt cứng, là mang họa. Và cái gọi là "đang có vấn đề" thì thường rất bâng quơ, cảm tính. Cậu này đang có vấn đề hình như đang ngủng ngoẳng với vợ, cô kia dạo này hay làm dáng, thích quần ống loe, lại thường rủ bạn đi khiêu vũ...Anh này dạo này uống bia hơi nhiều-Chú kia không hiểu tiền đâu chuyên hút thuốc lá 3 số 5. Hoặc quan trọng hơn cả là: hòai nghi về chủ nghĩa xã hội, có lần nói xấu lãnh tụ, nói xấu đồng chí Tổng bí thư...Rồi anh kia có vẻ thân thiết với một số Việt kiều về nước từ các nước tư bản...Chị kia thường nhận nhiều thư của bạn bè không rõ ràng từ thành phố Hồ Chí Minh...Tất cả đều có thể coi như là "đang có vấn đề", để chú ý theo dõi, để hãm lại mọi quyết định tăng lương, cân nhắc, đề bạt, cử đi học, để xếp ở bên rìa của những cỗ xe cơ chế đang chạy.
Trong không khí sống dò xét nhau: trên dòm xuống dưới bằng con mắt dọa nạt, ta đây có quyền, dưới nhìn lên trên e dè lo ngại và phải đối phó, cam chịu, cuộc sống luôn căng thẳng, phải dấu kín những điều tuy là ngay thật, chính đáng, nhưng có thể sinh hiểu lầm có hại cho bản thân...
Đầu năm 1990, nghị quyết Trung ương lần thứ 8 nhận định rằng sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là do âm mưu lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động trong và ngoài nước, của bọn CIA và nhà thờ VATICAN...Khi phổ biến ở báo NHÂN DÂN, mọi người đều im lặng tiếp thu...Thế nhưng khi gặp riêng, thì phần lớn đều cho rằng nhận định như thế là chủ quan, láo khoét, chính nhân dân các nước ắy đã vùng dậy, từ bỏ những chế độ quan liêu, thiếu dân chủ, độc đoán và tham nhũng, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Tác dụng bên ngoài dù quan trọng không thể là quyết định. Trước đó tôi viết một bài trong số Nhân dân Tết âm lịch đầu năm 1990 với đầu đề: "Sắc xuân của dòng chảy", nhận xét rằng: Cái gì phải đến đã đến. Nhân dân Đông Âu đã phủ định những chế độ thiếu dân chủ và công bằng xã hội, họ không thể nào cam chịu mãi với bất công và nghèo đói, với chủ nghĩa xã hội hiện thực xa lạ với chủ nghĩa xã hội khoa học...Bài báo này của tôi bị coi là viết trái với nghị quyết của trung ương đảng. Nhiều anh chị em làm báo trẻ rất tán thành nhận định của tôi, bắt tay khen ngợi và hoan nghênh tôi về bài báo trên. Nhưng khi phát biểu trong tổ chức, khi những người trong tổ chức lên án tôi, thì họ ngồi yên lặng, không tán thành, không phụ họa với ý kiến ấy, cũng không lên tiếng phản bác. Tôi biết rằng với cơ chế này, anh chị em dù tốt cũng không thể làm gì hơn được. Con người không còn được là chính mình. Sự dối trá đã ngự trị quá vững bền rồi. Sự bất công là lẽ thường tình. Trừ khi phá bỏ được cơ chế quan liêu và độc đoán, thủ phạm gốc của tất cả những tội lỗi.
Khi việc truy tìm nguồn gốc của giai cấp, khi chủ nghĩa lý lịch công khai hoành hành, khi mọi "liên quan" đều được ghi vào sổ sách, tất nhiên con người phải đối phó để tránh mọi hiểm họa. Hơn 16 năm trước, có anh chị em ruột ở nước ngoài là một điều nguy hiểm và sỉ nhục. Cũng vào thời gian ấy, có bà con anh chị em sống trong Nam, nhất là làm việc trong cái gọi là bộ máy ngụy quân, ngụy quyền thì thật là khốn khổ, vì cái dấu hỏi "liên quan về chính trị". Thế là chi bằng dấu kín, không biết, không khai. Sau ngày thống nhất, cả một phong trào "miền nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng", hòa cả làng, xí xóa cả làng. Sự thật mới rõ ra là gần như gia đình nào cũng có người thân ở phía bên kia, vậy mà trước đó cứ phải kín như bưng. Bà con anh chị em ở nước ngoài cũng vậy. Sự dấu diếm một thời nói lên cả một cơ chế thành kiến, định kiến và suy diễn kiểu quan liêu về chính trị, bắt tội và kết tội nhau một cách vô lý, tạo nên sự xét nét, che dấu và dối trá lẫn nhau trên quy mô toàn xã hội.
Điềm tĩnh nhìn lại những ngày tháng và những cơ quan tôi đã sống và trải qua, tôi bỗng thấy rợn cả người. Biết bao giá trị chân chính, lương thiện của con người bị nhiễu loạn. Những anh nào khéo che đậy những nhược điểm và kém cỏi, lại biết xu nịnh thì ắt tiến thân được thuận lợi. Cả xã hội phải trả giá cho những sự tiến thân theo cửa sau như thế. Vị trí xã hội không được xếp đúng theo tài năng và nhân cách thật sự, mà theo sự lừa dối, nịnh hót và những thủ đoạn tiến thân...
Sau ngày miền Bắc giải phóng năm 1954, hàng nghìn các em trai và gái thuộc các gia đình tư sản bị phân biệt đối xử. Đó là những gia đình tư sản dân tộc, mức sống chẳng hơn gì loại tiểu tư sản ở các nước phương Tây-Vậy mà bị coi thuộc thành phần xấu (bóc lột), thành phần có tội! Thật khổ cho các em đó. Người ta nói: có thể chọn bạn bè chứ ai có thể chọn được cha mẹ! Các em phải đi lao động ở các công trường, nông trường. Thi vào đại học rất khó. Mặc dầu trong các em có rất nhiều người có chí, có nghị lực, biết thân phận mình nên càng gia công học rất giỏi. Các em thường đỗ với điểm cao, nhân cách tốt, thế nhưng cái thành phần giai cấp "xấu" cứ như gông đeo mãi vào cổ, không sao ngóc đầu lên được. Số này rất ít người được đi học ở nước ngoài, không được tin cậy giao công việc, luôn ở vị trí điếu đóm, thừa hành...Những tài năng trẻ ấy cứ bị mai một mãi. Cho đến sau thống nhất, tuổi trẻ ở miền nam cũng lại có một bộ phận gọi là thuộc gia đình ngụy quân, ngụy quyền. Họ vấp phải tình trạng tương tự, làm hao phí biết bao tài năng của đất nước! Sự bất công đối với con người, nhân danh một kiểu đấu tranh giai cấp cực đoan và phi lý đã đưa đến biết bao đau khổ và bất hạnh cho tuổi trẻ, và làm thiệt thòi không ít cho toàn xã hội.
Bất công và lừa dối gần như thành nếp sống! Dở lại những chồng báo cũ, chúng tôi cảm thấy xấu hổ. Cả một thời báo chí đăng tin năng xuất cực cao 1 hec-ta đến 100 tấn, rồi 200 tấn của các thửa ruộng thí nghiệm ở Trung Quốc, đăng cả những tấm ảnh (bịp) các diễn viên ương ca Trung Quốc nhảy múa trên những thảm lúa ken nhau chật cứng, và lừa bịp đến mức độ ca ngợi lên tận mây xanh ý kiến của "Chủ tịch Mao Trạch Đông vĩ đại" là nghề nông sẽ trở thành một nghề dể ợt kiểu làm vườn, làm vườn mà chơi! Thật là một tấc đến trời! Mà vẫn không được phép hoài nghi và phê phán.
Có những lầm lẫn to lớn, mà lại lầm lẩn theo kiểu trịch thượng kia, phạm rồi không cần xin lỗi ai cả! Đó là số báo Nhân dân kỷ niệm đặc biệt 600 năm ngày sinh của nhà văn hoá lớn của dân tộc Nguyễn Trãi, ra cuối năm 1980, đăng lại Đại cáo bình Ngô và một bức ảnh cực lớn đóng khung ở ngay trang 1. Thế mà cái ảnh ấy lại là sai! Không phải ảnh cụ Nguyễn Trãi, mà là bức ảnh của cụ Dương Khuê mặc triều phục của triều Nguyễn cuối thế kỷ 19, nghĩa là cách nhau đúng 5 thế kỷ! Vậy mà đến nay vẫn không một lời xin lỗi bạn đọc!



Mấy tháng qua, một số bè bạn ở Paris và một số tỉnh ở Pháp cũng như một số nhà báo Anh, ý, ...hỏi tôi rằng: Sống dưới chế độ cộng sản, ông đã rút ra được những bài học gì sâu sắc nhất? Quả vậy tôi đã gắn bó với chế độ chính trị do đảng cộng sản lãnh đạo hơn 46 năm, tôi là đảng viên cộng sản từ tháng 3. 1946, đến nay vừa tròn 45 năm. Tôi ở trong quân đội do đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo từ tháng 9. 1945 đến tháng 10. 1982, tức là hơn 37 năm. Nhìn lại cả một quãng đời vừa trải qua, quả thật có nhiều điều sâu sắc và thấm thía.
Từ khi trưởng thành, tôi luôn đặt cho mình một thái độ ngay thật và thẳng thắn, không cúi đầu nịnh bợ ai, cũng không muốn ai tán tụng tâng bốc mình. Điều này làdo sự giáo dục, dạy dỗ của cha tôi từ khi tôi còn nhỏ. Tôi không thể nào quên, cha tôi luôn nằm thẳng. Ngủ ban đêm hay ngủ trưa, đều một mực như thế. Hai tay chắp vào nhau đặt trên bụng. Suốt cả một đời người, ông luôn ngủ với một tư thế không thay đổi. Đi từ nhà trên xuống nhà dưới, đi bách bộ ở hành lang, hay ở trong sân nhà, cha tôi bao giờ cũng đi đến góc, rồi rẽ phải hay rẽ trái, không bao giờ đi tắt. Tất cả đều thành nếp sống và nếp nghĩ. Cũng có thể có người cho là lẩm cẩm. Nhưng cái ngay thẳng của người "quân tử" là như thế, phải như thế. Không thể nhượng bộ cho chính mìmh. Tự đòi hỏi một cách khe khắt. Một cụ già hơn 90 tuổi gặp tôi ở huyện Xuân Thủy, Hà Nam Ninh, tháng 7. 1990, kể lại cho chúng tôi rằng, hồi 1927, thầy tôi đến nhậm chức tri phủ Xuân Trường, cái bảng đầu tiên yết ở cổng phủ là "Ai có việc hay đưa đơn, không được mang theo một lễ vật gì qua cổng này". Cả cuộc đời xử án, làm 12 năm thượng thư (là bộ trưởng) bộ tư pháp, xét duyệt cả chục ngàn vụ án lớn nhỏ, ông không hề nhận một đồng xu nhỏ hay bất cứ thứ quà cáp gì kiểu đút lót của bất cứ ai. Sự thanh liêm và thanh bạch thật là tuyệt đối.
Trên tinh thần ấy, tôi không thể quay ngoắt lại chửi bới đảng cộng sản, nói xấu đủ điều, phóng đại những sai lầm và tự phủ định chính mình về tất cả mọi mặt. Cho dù vừa qua, cơ quan lãnh đạo của đảng cộng sản đã chụp mũ tôi là phản bội, là bị đế quốc mua chuộc, lôi kéo và đã khai trừ tôi ra khỏi đảng, truất chức tôi...Tôi không tự ái, bực bội hay phiền muộn gì về chuyện này cả. Họ luôn là như thế, luôn hành động kiểu như thế dưới cái nhãn hiệu bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, tôi chẳng mảy may lấy làm lạ. Điều hệ trọng là chính họ cũng chẳng tin mấy ở những điều ấy, và đông đảo đảng viên và nhất là nhân dân thì cũng chẳng tin gì ở những điều xằng bậy, thiếu công bằng, thiếu công minh như thế.
Bài học tôi tự rút ra sâu sắc nhất trong cuộc đời hoạt động gần 50 năm là: hãy luôn tự là mình! Xin chớ bao giờ thôi là mình. Xin chớ bao giờ đánh rơi mất bản thân mình! Cần luôn luôn tỉnh táo để suy nghĩ bằng cái đầu của mình. Chớ bao giờ bắt chước mù quáng bất cứ ai. Điều này cũng thật là khó. Lười một chút, e ngại một chút, nể nang một chút là đánh mất mình như chơi! Cái kiểu đua đòi chạy theo mốt thời thượng, a dua theo số đông là như thế.
Tôi còn nhớ, cách đây hơn 40 năm, từ những năm 1945 đến năm 1950, những năm đầu thật hào hùng và phấn khởi. Đảng cộng sản tự rút vào bí mật. Tinh thần dân tộc được phát huy cao độ, khi xây dựng chiến khu Việt Bắc và vùng giải phóng khu 4, khu 5, ý thức chiến đấu bảo vệ nền độc lập của tổ quốc thật là sâu đậm. Tình cảm anh em gắn bó chặt chẽ: Cán bộ và chiến sĩ, bộ đội và đồng bào. Đúng là truyền thống chống ngoại xâm là một gia tài quý báu của dân tộc ta, bất kể giầu nghèo, dân tộc, tôn giáo...Sau chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nối liền được với nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa vừa được thành lập tháng 10. 1949. Viện trợ quân sự và dân dụng từ Trung Quốc đưa vào Việt Nam ngày càng nhiêu, tạo thêm điều kiện cho kháng chiến Việt Nam lớn mạnh. Thế nhưng tình hình lại phức tạp hơn, có nhiều mặt căng thẳng hơn. Từng đoàn cố vấn Trung Quốc sang, có mặt ở mọi ngành, mọi cấp. Lúc đó (1952), tôi làm giám đốc của trường quân chính sư đoàn 304, cũng có 2 cố vấn Trung quốc đến làm việc. Họ nói cái gì cũng lạ, cũng mới, cũng hay cả! Có thể nói từ đại tướng đến lính trơn đều cắp sách đi học các ông cố vấn Tàu. Đảng cộng sản là gì, đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, thường xuyên, trực tiếp và tuyệt đối là như thế nào...đấu tranh giai cấp là khách quan, quyết liệt và tất yếu như thế nào. Thế nào là dân chủ tập trung, là lãnh đạo tập thể...Thế nào là chiến thuật Lâm Bưu, là tổ chức theo kiểu tam chế, là phương châm chiến thuật tứ khoái nhất mạn (4 nhanh, một chậm), là chiến thuật công kiên. . Rồi phương châm: chính trị là thống soái, chế độ chính ủy có quyền tối hậu quyết định...Công tác chi bộ và công tác đảng ủy và nhất là nội dung tư tưởng Mao Trạch Đông. Rồi nông dân là lực lượng cách mạng hùng hậu nhất ra sao. Và phương châm tổ chức lấy công nông làm cốt cán là như thế nào...
Ngọn gió phương Bắc ào ạt thổi xuống căn cứ địa Việt Bắc, rồi các vùng giải phóng trong cả nước. Sách dịch Tàu, phim ảnh Tàu, bài hát tàu "Kết đoàn", nhảy ương ca tàu, phong trào học chữ và học nói tiếng tàu lan ra rất rộng. Và từng đoàn cán bộ nối tiếp nhau sang tàu, lên Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh, Nam Ninh, Quảng Châu để học. Bắc Dại (trường đại học Bắc kinh) mở rộng cửa đón hàng trăm cán bộ Việt Nam ta. Trung Quốc là hậu phương rộng lớn, bao la và hào hiệp cho cuộc kháng chiến Việt Nam, lợi thật là lớn và chúng ta phải trả giá cũng thật quá đắt! Vừa thoát khỏi đêm dài nô lệ của thực dân Pháp, chúng ta lóa mắt trước một nền văn minh mới của "cách mạng" Trung Quốc được ta suy tôn là đàn anh, mở đường, mẫu mực.
Chúng tôi tiếp thu một cách ào ạt, ngấu ngiến, không chút suy xét và càng không có một chút phê phán nào cả! Bài hát ca ngợi Mao Trạch Đông "Đông phương hồng", được coi là bài hát chính thức, cùng với "Tiến quân ca", bài suy tôn Hồ Chủ Tịch và bài Quốc Tế Ca. Và thế là ở Đại hội lần thứ hai của đảng cộng sản Việt Nam trên căn cứ địa Việt Bắc, trong cuốn Điều lệ đảng, ở ngay phần đầu được ghi rõ: cơ sở lý luận và tư tưởng của đảng là chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Không một ai nghi ngờ, và tất nhiên không một ai phản đối cả. Nó tự nhiên như ánh sáng, như hơi thở cần cho cuộc sống con người vậy! Cần nói thật rằng những tư duy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, của các vị Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm văn Đồng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp..., lúc ấy đều coi tư tưởng Mao là mẫu mực, là chân lý. Thế mới biết khi đánh rơi mất bản thân mình, bản thân dân tộc mình, quyền tư duy tỉnh táo của mình, mọi người đều có thể phạm sai lầm cực lớn vậy! Gần như trên một trang giấy trắng, chúng ta đã đổ lên một lọ mực tầu đen và ngộ nhận đó là ánh sáng! Tôi còn nhớ sau đó ít lâu, một nhà báo Pháp hỏi Hồ Chủ Tịch: Sao cụ không viết các tác phẩm lý luận, thì được trả lời ngay rằng: "Tôi có gì để viết nữa, tất cả lý luận cần thiết Mao Chủ Tịch đã nghĩ đến và viết ra rồi!" Luồng suy nghĩ bao trùm lúc ấy là như thế.
Và tất cả những người kháng chiến Việt Nam đều coi những tác phẩm: Bạch Mao nữ (trong chuyện và trong phim), Thượng cam lĩnh, Ngu công dời núi, anh hùng Lôi Phong...là những tác phẩm tuyệt đỉnh của loài người. Câu nói bất hủ của Mao: "Ba anh thợ da là một Gia cát Lượng", được coi là một chân lý, nêu cao tác dụng tập thể đối lập với cá nhân, phủ định sạch trơn khả năng và vai trò cá nhân đối với lịch sử và nhận thức của loài người. Con người riêng rẽ là bèo bọt, là yếu hèn, là tội lỗi, đó là hạt cát rời rạc, vô giá trị, giống nhau, để cho tập thể dậm chân lên trên. Tập thể là tất cả!
Có những chuyến nhìn lại vừa buồn cười, vừa xấu hổ vì quá ấu trĩ. Từ đầu năm 1952, tất cả các đơn vị, tiểu đội đều lập tổ tam tam, tổ 3 người, còn gọi là tổ tâm giao. Cứ chiều đến sau khi ăn cơm là tổ tâm giao sinh hoạt tư tưởng. Phải kiểm điểm công việc trong ngày, tự khai ra những tư tưởng không lành mạnh: ngại khó, ngại khổ, sợ chết, ghen tỵ, tư tưởng hưởng lạc, cầu an, địa vị..., nó có tác dụng giữ vững tinh thần, giữ vững kỷ luật, nhưng mặt khác nó đè nặng lên nhân phẩm và nhân cách, làm cho con người luôn mặc cảm tội lổi, phải ăn năn, hối cải.
Có thể nói thời kỳ lan tràn tư tưởng Mao Trạch Đông, sùng bái tư tưởng Mao sau năm 1951 là sự mở đầu của những mụ mẫm về nhận thức, và có những tác hại cho đến tận ngày nay. Chúng ta quên mát những gíá trị cố hữu của dân tộc, đánh rơi niềm tự hào tự tin dân tộc, chấm dứt thời kỳ phơi phới hồn nhiên đoàn kết quý trọng nhau trong cộng đồng dân tộc đi kháng chiến chống Pháp, để choàng vào cổ một cái tròng nhận thức và tư tưởng mang bản chất đặc nông dân. Một sự thụt lùi được ngộ nhận là khai phá và tiến lên! Thế là cải cách ruộng đất đến sau khi nghe hàng trăm vị cố vấn Tàu giới thiệu về quá trình" thủ ti cải cơ" (thổ địa cải cách) và những kinh nghiệm còn nóng hổi của Trung Quốc. Tôi còn nhớ nội dung của 8 bài học chỉnh huấn cải cách ruộng đất cho cán bộ trung cao cấp. Không một cán bộ nào được thoát khỏi cuộc chỉnh huấn này. Đây là một cửa ải, "vượt qua thì mọi con người sẽ lớn lên, trưởng thành, thành người cách mạng chân chính. " 8 buổi lên lớp, hàng chục buổi thảo luận tổ, tranh luận, giúp đỡ nhau để phê phán tội lỗi. Những cuộc tố khổ của nông dân, những cuộc kể lể, triển lãm về tội ác của địa chủ và đế quốc. Những buổi xem phim, xem kịch về địa chủ và nông dân. Mọi sự suy luận dạo ấy đều dẫn đến cực đoan: đã là địa chủ, dù chỉ có 2 mẫu ruộng thì đều là xấu, là tham, là ác, là tay sai đế quốc cả. Đã là cố nông thì đều là tốt, có tinh thần cách mạng, có kỷ luật, có tài năng cả. Sự suy luận bất chấp sự thật nhan nhản. Địa chủ đi kháng chiến, thì chỉ là "giả vờ kháng chiến" để phá hoại cách mạng. Tìm không ra trong một xã ít nhất là hai tên địa chủ ác bá thì là phát động chưa lên, phát mà chưa động, phải làm lại! Đã là học sinh tiểu tư sản thì bản chất luôn là bếp bênh, không vững chắc, chúa là địa vị hưởng lạc, cầu an, bảo mạng, phải gần gũi bần cố nông để học tập và tiến bộ.
Tôi có những anh bạn là chính ủy trung đoàn, tiểu đoàn trưởng, hồi ấy cao hứng theo thời thượng, xúc động tự thâm tâm, thán phục qua bắt rễ xâu chuỗi các anh chị bần cố nông "trong sạch và tuyệt vời", để rồi tìm kiếm trong đó một cô vợ "lý tưởng". Về sau sửa sai cải cách ruộng đất rồi, các chàng bị kẹt cứng, không thể nào sửa được nữa, và thế là ngậm bồ hòn làm ngọt suốt cà đời vì không sao hợp nổi về quan niệm, lối sống, về trí tuệ và tâm hồn với người bạn đời đã kén.
Mỗi một thời có một nhân vật là thời thượng. ê vào những năm 1954, 1955 ấy, giữa khi giông bảo cải cách ruộng đất đang mở rộng, nhân vật thời thượng là các ông đoàn ủy và các ông đội. Đội trưởng cải cách ruộng đất ở một xã thì là nhất thiên hạ rồi. Các vị đoàn ủy chỉ đạo cả một vùng, một huyện. Quyền sinh, quyền sát là trong tay các vị một cách tuyệt đối! Công cụ của các vị là điều lệ cải cách ruộng đất, là các đội cải cách, là tòa án nhân dân, xử án bằng giơ tay, không có luật sư, chẳng có luật pháp. Đội xử án là một tiểu đội súng trường được tuyển lựa trong du kích thuộc thành phần cô nông, mà phải là cố nông không có họ hàng, dây mơ, rể má gì với phú nông và địa chủ...Các vị đoàn ủy luôn giữ bộ mặt trang nghiêm, luôn khoác đại cán xanh mùa hạ, đại cán dạ mùa đông, đi giầy da lộp cộp, tay cắp cặp da đen bóng và đi xe com măng ca Bắc kinh của bác Mao. Tôi từng gặp một vị ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) hồi ấy chữ quốc ngữ viết chưa thạo, chỉ có chữ ký nguệch ngoặc to tướng, từng ký duyệt y án xử tử hàng chục nhân mạng: kẻ thù của giai cấp và kẻ thù của nhân dân...
Về sau này, khi vụ Mười Vân, giám đốc Công An tỉnh, thường vụ tỉnh ủy Biên hòa bị vỡ lở về tội tham nhũng, lừa bịp, cướp đoạt tài sản của công và hắn bị án tử hình năm 1982, tôi tìm ra được một chi tiết là Mười Vân phát lên từ một anh đội trưởng đội cải cách ở Hòa Bình hồi trước. Một chi tiết rất có ý nghĩa! Các ngành công an, tổ chức cán bộ, tòa án, bảo vệ trong quân đội luôn được coi là những ngành quan trọng nhất của chế độ, cần có lập trường vững vàng hơn cả. Theo phương châm công nông là cốt cán, cán bộ chủ chốt trong các ngành đó ắt phải là công nông. Công nhân thì ở nước ta không nhiều, phần không nhỏ lại là thợ thủ công, công nhân tự do, nên thường những người xuất thân từ bần cố nông là được chọn vào các chức vụ quan trọng nhất. Tôi không thể khẳng định tất cả những người ấy là kém cõi, dốt nát và hư hõng, vì vẫn có một tỷ lệ nào đó chịu khó học tập, vươn lên thành những cán bộ có khả năng. Thế nhưng tôi nghiệm thấy rằng, những cán bộ sa đọa, biến chất và hư hỏng sau ngày toàn thắng, khi chạm đến chiến lợi phẩm, tiền và gái thì phần lớn rơi vào những kẻ như Mười Vân. Khi là đội trưởng cải cách, hắn mới học lớp 4, do trình độ văn hóa quá thấp, hiểu biết về xã hội đơn thuần theo cảm tính, nên khi có quyền lực trong tay, hắn mặc sức tác yêu tác quái, thu vén cho mình nào là nhà lầu, vàng bạc, kim cương, phân phát cho họ hàng và bộ hạ, mặc sức rượu ngon và gái đẹp không còn có gì để tự kiềm chế nữa. Chỉ có những người có trình độ văn hóa nhất định mới hiểu được sự cần thiết phải xử sự ở đời ra sao cho phải đạo, tránh những thái quá và cực đoan, giữ được đức liêm sỉ. Kẻ vô văn hóa thường tự cho mình cái "phép" làm được mọi việc xấu xa nhất. Chính hắn là tiêu biểu cho kẻ vô học mà thành đạt để có quyền lực (giám đốc công an một tỉnh lớn). Khi bộ Nội Vụ bật đèn xanh cho thi hành phương án 2 (tổ chức cho dân vượt biên để thu vàng cho ngân quỹ) mổi người định giá từ 3 đến 5 lạng vàng, thì ở tỉnh Biên Hòa hắn cho phép bộ hạ tăng lên đến 10, 12 lạng vàng một người, hắn còn tổ chức trấn lột thêm ở các bãi xuất phát ven biển. Vàng bạc, qúy kim, đồ trang sức, đô la, xe cộ của khách hàng vượt biên bọn chúng tước đoạt hết qua khám xét từng người để chia nhau. Mười Vân đã bị xử tử hình, nhưng còn biết bao tên như hắn, có thể còn cao tay hơn hắn, vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật...
Tôi cho rằng đó là cái giá phải trả cho việc mù quáng du nhập một chủ nghĩa ngoại lai, tôn sùng nó lên thành chân lý tuyệt đối. Cả một dân tộc đã đánh rơi mất những giá trị cố hữu và hiện có của mình để vồ vập lấy một tư tưởng thuần túy nông dân, thì ắt phải trả giá như vậy. Và trong cả khối dân tộc ấy quyền tự do, quyền dân chủ của mỗi công dân bị loại bỏ, cấm chỉ mọi sự hoài nghĩ, mọi ý kiến trái ngược. Mọi người phải cam chịu luật độc đoán vô hình ấy, không dám cãi lại, không dám nói lại cái lý của mình. Cái giá mọi người phải trả càng thêm nghiệt ngã!
Sau việc du nhập tư tưởng Mao là việc du nhập 9 quy luật phổ biến của chủ nghĩa xã hội hồi 1956, việc du nhập phương thức kế hoạch hóa toàn bộ nền kinh tế kiểu Staline (đã có lúc báo chí khoe rằng đã kế hoạch hóa con số sản xuất cụ thể hàng năm bao nhiêu cái kim, bao nhiêu quần đùi, bao nhiêu bọc cao su tránh thai, bao nhiêu hộp tăm tre và tăm gỗ...), du nhập cả đường lối ưu tiên công nghiệp nặng, hợp tác hóa toàn bộ. Tất cả đều được thực hiện với thái độ mù quáng dai dẳng, không chút hoài nghi và cân nhắc về đường đi, nước bước.
Tôi thấy bài học lớn nhất nên rút ra trong gần 50 năm nay là: Dân tộc Việt nam phải tự mình giải quyết lấy công việc của đất nước mình, không thể mù quáng bắt chước ai, không thể đánh rơi mất cái quyền tư duy và quyết định về số phận của nhân dân mình. Mọi giá trị bên ngoài chỉ được coi là gợi ý và tham khảo, để bồi bổ cho chính nhân dân và đất nước mình mà thôi. Và trong cộng đồng dân tộc phải chấp nhận đa nguyên chính kiến, đề xướng việc dân chủ đối thoại, tôn trọng quyền của mọi công dân được suy nghĩ và nhận thức theo cung cách và nội dung của riêng mình, kiên quyết chống lại việc gò ép và ra mệnh lệnh. Theo tôi việc quan trọng nhất là mỗi con người cần tự khẳng định mình: Không phải là một hạt cát vô tri, giống như đúc với những hạt cát khác thụ động nằm dưới ánh mặt trời, cho người ta dẫm đạp lên, mà phải là ngôi sao lấp lánh, với màu sắc khác nhau, tỏa ra những ánh sáng lung linh khác nhau, góp phần riêng để tạo nên một bầu trời chung đầy sao rực sáng...
Tôi có thể khái quát: đây là nổi đau của chủ nghĩa đồng phục.
Vâng ở đất nước ta hồi đó ai cũng mặc đồng phục-Nam là đại cán, nữ quần đen, áo đại cán. Tóc nữ để dài và kẹp lại, uốn tóc phi-dê là tư sản, học đòi đế quốc! Và đồng phục từ ngoài vào trong. Tư duy, quan niệm cũng phải mặc đồng phục tuốt-Chủ nghĩa tập thể trên hết mà! Ăn nói, đi đứng, xử sự, viết lách, suy nghĩ đều phải giống nhau. Một trại lính: Một nhà tù tư tưởng? Khái quát là vậy. Đã đến lúc phải từ bỏ đồng phục để trả lại cho dân tộc mình những giá trị cố hữu, được bồi bổ thêm những giá trị mới của thời đại và trả lại cho mổi công dân mình cái quyền đơn giản và thiêng liêng nhất: được là chính mình, chỉ có thế thôi!
Bài học thứ hai tôi nghĩ đến, đó là trong cuộc sống của công đồng dân tộc cũng như cuộc sống riêng của những công dân phải công bằng và chân thật. Sự bất công và lừa dối là những tai ương khủng khiếp. Hai tội này gắn bó rất chặt chẽ với nhau. Do lừa dối nên bất công và sự bất công lại nuôi dưởng căn bệnh dối trá. Đã mấy năm nay, tôi thường dự những cuộc họp hàng tuần, hàng tháng của cơ quan, nghe những lời phát biểu của mọi người và luôn đưa ra lời phán đoán thầm ở trong bụng: Những ý kiến này là những ý kiến thật, những ý kiến kia là những ý kiến giả? Lúc này anh A mang bộ mặt thật, nhưng lúc khác anh ta lại mang mặt nạ! Cái căn bệnh a-dua nói theo, nói hùa theo lãnh đạo luôn thành một cố tật trong một cơ chế khắt khe. Không nói hùa theo thì anh chỉ có thiệt, anh sẽ mang vạ vào thân, cho anh và cho cả gia đình cũng chưa biết chừng! Cho nên đã thành một thói chung trong xã hội là người ta thường nói ra những điều không thật sự là của mình, không đúng những điều mình nghĩ, mà chỉ đưa ra những cái điều mà chính mình không tin, chính mình không nghĩ đó là của mình!
Những người có quyền thế chi phối rất mạnh nhưng người thuộc quyền mình. Đó là quyền nhận xét hàng năm, quyền phân loại là cán bộ tốt hay xấu, cán bộ có triển vọng hay không có triển vọng, là cán bộ nguồn hay không là cán bộ nguồn (cán bộ nguồn có nghĩa là nằm trong diện được chọn để đề bạt và cất nhăc), là cán bộ sẽ được đề bạt trong đợt xét sắp đến hay chưa, là cán bộ dự định sẽ được đưa lên theo quy hoạch hay không, là cán bộ có được xếp trong quy hoạch bồi dưỡng, được cử đi học trường đảng sơ cấp hay cao cấp, đi học nước ngoài để có nhãn hiệu cần thiết cho đề bạt, cất nhắc hay không...
Rồi việc xét để cập nhà mới, tăng thêm diện tích nhà ở, từ 12 mét vuông lên 15 mét vuông, từ 16 mét vuông lên 19 mét vuông hoặc 21 mét vuông...cũng đều dựa vào nhận xét theo tiêu chuẩn định kỳ...Nếu chẳng may rơi vào số "cán bộ đang có vấn đề" là kẹt cứng, là mang họa. Và cái gọi là "đang có vấn đề" thì thường rất bâng quơ, cảm tính. Cậu này đang có vấn đề hình như đang ngủng ngoẳng với vợ, cô kia dạo này hay làm dáng, thích quần ống loe, lại thường rủ bạn đi khiêu vũ...Anh này dạo này uống bia hơi nhiều-Chú kia không hiểu tiền đâu chuyên hút thuốc lá 3 số 5. Hoặc quan trọng hơn cả là: hòai nghi về chủ nghĩa xã hội, có lần nói xấu lãnh tụ, nói xấu đồng chí Tổng bí thư...Rồi anh kia có vẻ thân thiết với một số Việt kiều về nước từ các nước tư bản...Chị kia thường nhận nhiều thư của bạn bè không rõ ràng từ thành phố Hồ Chí Minh...Tất cả đều có thể coi như là "đang có vấn đề", để chú ý theo dõi, để hãm lại mọi quyết định tăng lương, cân nhắc, đề bạt, cử đi học, để xếp ở bên rìa của những cỗ xe cơ chế đang chạy.
Trong không khí sống dò xét nhau: trên dòm xuống dưới bằng con mắt dọa nạt, ta đây có quyền, dưới nhìn lên trên e dè lo ngại và phải đối phó, cam chịu, cuộc sống luôn căng thẳng, phải dấu kín những điều tuy là ngay thật, chính đáng, nhưng có thể sinh hiểu lầm có hại cho bản thân...
Đầu năm 1990, nghị quyết Trung ương lần thứ 8 nhận định rằng sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là do âm mưu lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động trong và ngoài nước, của bọn CIA và nhà thờ VATICAN...Khi phổ biến ở báo NHÂN DÂN, mọi người đều im lặng tiếp thu...Thế nhưng khi gặp riêng, thì phần lớn đều cho rằng nhận định như thế là chủ quan, láo khoét, chính nhân dân các nước ắy đã vùng dậy, từ bỏ những chế độ quan liêu, thiếu dân chủ, độc đoán và tham nhũng, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Tác dụng bên ngoài dù quan trọng không thể là quyết định. Trước đó tôi viết một bài trong số Nhân dân Tết âm lịch đầu năm 1990 với đầu đề: "Sắc xuân của dòng chảy", nhận xét rằng: Cái gì phải đến đã đến. Nhân dân Đông Âu đã phủ định những chế độ thiếu dân chủ và công bằng xã hội, họ không thể nào cam chịu mãi với bất công và nghèo đói, với chủ nghĩa xã hội hiện thực xa lạ với chủ nghĩa xã hội khoa học...Bài báo này của tôi bị coi là viết trái với nghị quyết của trung ương đảng. Nhiều anh chị em làm báo trẻ rất tán thành nhận định của tôi, bắt tay khen ngợi và hoan nghênh tôi về bài báo trên. Nhưng khi phát biểu trong tổ chức, khi những người trong tổ chức lên án tôi, thì họ ngồi yên lặng, không tán thành, không phụ họa với ý kiến ấy, cũng không lên tiếng phản bác. Tôi biết rằng với cơ chế này, anh chị em dù tốt cũng không thể làm gì hơn được. Con người không còn được là chính mình. Sự dối trá đã ngự trị quá vững bền rồi. Sự bất công là lẽ thường tình. Trừ khi phá bỏ được cơ chế quan liêu và độc đoán, thủ phạm gốc của tất cả những tội lỗi.
Khi việc truy tìm nguồn gốc của giai cấp, khi chủ nghĩa lý lịch công khai hoành hành, khi mọi "liên quan" đều được ghi vào sổ sách, tất nhiên con người phải đối phó để tránh mọi hiểm họa. Hơn 16 năm trước, có anh chị em ruột ở nước ngoài là một điều nguy hiểm và sỉ nhục. Cũng vào thời gian ấy, có bà con anh chị em sống trong Nam, nhất là làm việc trong cái gọi là bộ máy ngụy quân, ngụy quyền thì thật là khốn khổ, vì cái dấu hỏi "liên quan về chính trị". Thế là chi bằng dấu kín, không biết, không khai. Sau ngày thống nhất, cả một phong trào "miền nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng", hòa cả làng, xí xóa cả làng. Sự thật mới rõ ra là gần như gia đình nào cũng có người thân ở phía bên kia, vậy mà trước đó cứ phải kín như bưng. Bà con anh chị em ở nước ngoài cũng vậy. Sự dấu diếm một thời nói lên cả một cơ chế thành kiến, định kiến và suy diễn kiểu quan liêu về chính trị, bắt tội và kết tội nhau một cách vô lý, tạo nên sự xét nét, che dấu và dối trá lẫn nhau trên quy mô toàn xã hội.
Điềm tĩnh nhìn lại những ngày tháng và những cơ quan tôi đã sống và trải qua, tôi bỗng thấy rợn cả người. Biết bao giá trị chân chính, lương thiện của con người bị nhiễu loạn. Những anh nào khéo che đậy những nhược điểm và kém cỏi, lại biết xu nịnh thì ắt tiến thân được thuận lợi. Cả xã hội phải trả giá cho những sự tiến thân theo cửa sau như thế. Vị trí xã hội không được xếp đúng theo tài năng và nhân cách thật sự, mà theo sự lừa dối, nịnh hót và những thủ đoạn tiến thân...
Sau ngày miền Bắc giải phóng năm 1954, hàng nghìn các em trai và gái thuộc các gia đình tư sản bị phân biệt đối xử. Đó là những gia đình tư sản dân tộc, mức sống chẳng hơn gì loại tiểu tư sản ở các nước phương Tây-Vậy mà bị coi thuộc thành phần xấu (bóc lột), thành phần có tội! Thật khổ cho các em đó. Người ta nói: có thể chọn bạn bè chứ ai có thể chọn được cha mẹ! Các em phải đi lao động ở các công trường, nông trường. Thi vào đại học rất khó. Mặc dầu trong các em có rất nhiều người có chí, có nghị lực, biết thân phận mình nên càng gia công học rất giỏi. Các em thường đỗ với điểm cao, nhân cách tốt, thế nhưng cái thành phần giai cấp "xấu" cứ như gông đeo mãi vào cổ, không sao ngóc đầu lên được. Số này rất ít người được đi học ở nước ngoài, không được tin cậy giao công việc, luôn ở vị trí điếu đóm, thừa hành...Những tài năng trẻ ấy cứ bị mai một mãi. Cho đến sau thống nhất, tuổi trẻ ở miền nam cũng lại có một bộ phận gọi là thuộc gia đình ngụy quân, ngụy quyền. Họ vấp phải tình trạng tương tự, làm hao phí biết bao tài năng của đất nước! Sự bất công đối với con người, nhân danh một kiểu đấu tranh giai cấp cực đoan và phi lý đã đưa đến biết bao đau khổ và bất hạnh cho tuổi trẻ, và làm thiệt thòi không ít cho toàn xã hội.
Bất công và lừa dối gần như thành nếp sống! Dở lại những chồng báo cũ, chúng tôi cảm thấy xấu hổ. Cả một thời báo chí đăng tin năng xuất cực cao 1 hec-ta đến 100 tấn, rồi 200 tấn của các thửa ruộng thí nghiệm ở Trung Quốc, đăng cả những tấm ảnh (bịp) các diễn viên ương ca Trung Quốc nhảy múa trên những thảm lúa ken nhau chật cứng, và lừa bịp đến mức độ ca ngợi lên tận mây xanh ý kiến của "Chủ tịch Mao Trạch Đông vĩ đại" là nghề nông sẽ trở thành một nghề dể ợt kiểu làm vườn, làm vườn mà chơi! Thật là một tấc đến trời! Mà vẫn không được phép hoài nghi và phê phán.
Có những lầm lẫn to lớn, mà lại lầm lẩn theo kiểu trịch thượng kia, phạm rồi không cần xin lỗi ai cả! Đó là số báo Nhân dân kỷ niệm đặc biệt 600 năm ngày sinh của nhà văn hoá lớn của dân tộc Nguyễn Trãi, ra cuối năm 1980, đăng lại Đại cáo bình Ngô và một bức ảnh cực lớn đóng khung ở ngay trang 1. Thế mà cái ảnh ấy lại là sai! Không phải ảnh cụ Nguyễn Trãi, mà là bức ảnh của cụ Dương Khuê mặc triều phục của triều Nguyễn cuối thế kỷ 19, nghĩa là cách nhau đúng 5 thế kỷ! Vậy mà đến nay vẫn không một lời xin lỗi bạn đọc!
Hoa xuyên tuyết
Lời mở đầu
I- Từ những nỗi đau
II-Dấn thân
III-Cây Bút...
IV-Những bài học
IV-Những bài học (2)
V-Nhìn nhận
V Nhìn nhận (2)
VI - Người lính
VII - Mở tầm mắt
VII - Mở tầm mắt (2)
VIII Những tấm lòng
IX Lòng dân-ý trời