watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Sống như Tiểu Cường-Chương 3 - 4 - tác giả BuKLa BuKLa

BuKLa

Chương 3 - 4

Tác giả: BuKLa

Tôi trả lời: “Cũng được thôi, nhưng tôi đã mua nó với giá 500 đồng đấy.”
Tôi bắt đầu gợi ý: “Tôi không thể trả không cho cô được, cô phải chuộc lại.” Lúc đầu tôi định đưa ra giá 1000 tệ nhưng nhìn cái điện thoại cũng cũ rồi nên chắc cao nhất cũng chỉ đáng giá 500 tệ.
“Vậy tôi trả cho anh 500 tệ anh sẽ trả lại điện thoại cho tôi chứ?” Cô ấy nói.
Tôi lại nói: “Nhưng hiện tại tôi không ở trong thành phố, tôi ở thị trấn Tam Thủy, nếu bạn muốn lấy lại máy thì tôi phải đến đưa cho bạn, vậy còn tiền phí đi đường thì …”
Cô ta nói luôn: “Tôi sẽ trả.”
“Thế 800 được không?” tôi bắt đầu thăm dò cô ta, cái di động cũ này bán với giá 800 cũng đáng lắm chứ.
“Được!” cô ấy chẳng suy nghĩ gì đồng ý ngay.
Tôi ân hận quá, biết cô ta chấp nhận đề nghị của tôi dễ dàng đến vậy tôi đã đòi cao hơn một chút.
Mẹ tôi đã từng nói: “Làm người không được nhân đạo quá”, tiếc là tôi lại quên lời mẹ dạy, thật đáng hổ thẹn.
Tôi tìm mẹ thương lượng về việc tôi vào thành phố. Ngày bé tôi đã vào đó, nghỉ hè phải vừa học vừa làm. Tôi đi dạo trên phố cùng cô Năm và bố cô, nếu thấy người nào thật thà là chúng tôi lao đến, cô Năm nói: “Anh ơi (chị ơi), chúng tôi vào thành phố tiêu đến đồng xu cuối cùng rồi, đứa trẻ này đã mấy ngày phải nhịn đói, xin anh chị làm ơn làm phúc.”
Tôi chẳng nói chẳng rằng, chỉ nhìn họ một cách rụt rè, mồm méo xẹo, làm như sắp khóc, chỉ dùng ánh mắt và vài động tác đơn giản là tôi đã thể hiện một cách hoàn hảo nội tâm của một đứa trẻ đã trải qua bao đau thương. Khi tôi làm mọi người rung động bằng ánh mắt đầy thương cảm ấy, thường thì họ chẳng suy nghĩ thêm giây nào nữa mà móc tiền trong túi ra mà giúi vào tay tôi, có người còn cho tôi đồ đạc của họ hoặc cái gì đó, và còn thêm thắt vào đó chút nước mắt thương hại nữa chứ.
Tôi chỉ nhớ có một lần duy nhất tôi thất bại đó là khi gặp một người phụ nữ bị cận rất nặng, do không đeo kính nên phải nhìn gần mới thấy và vì thế diễn xuất của tôi bị bại lộ.
Trong thị trấn có nhiều trẻ con lắm nhưng bố cô và cô Năm thích đem theo tôi nhất, vì trình độ diễn xuất của tôi kiếm được số tiền gấp vào lần những đứa trẻ khác, nhưng mỗi lần trở về thị trấn, họ lại lột sạch tiền của tôi và đưa lại cho bố mẹ tôi một ít.
Tiền thật lạ, để lâu trong người sẽ nảy sinh tình cảm với nó, chính tôi không cam lòng đưa hết toàn bộ số tiền kiếm được cho bố con cô Năm, lần nào tôi cũng giấu một ít vào trong quần áo lót, cô Năm và bố cô chẳng bao giờ biết được điều đó.
Lần nào về nhà bố con cô Năm cũng khen tôi nức nở: “diễn rất có sức truyền cảm”, hay “đã đạt đến trình độ không cần diễn đạt bằng lời”, thế là mẹ tôi mãn nguyện lắm, vừa xoa tay bà vừa khiêm tốn nói “đâu có, đâu có”, có lúc bà lại tru mỏ lên mà rằng: “Tôi đã nói rồi mà.”
Tôi bảo với mẹ: “Con định vào thành phố một chuyến mẹ ạ.”
Mẹ hơi bất ngờ: “Vào thành phố làm gì vậy?”
Tôi bảo với bà việc tôi định vào thành phố bán lại chiếc điện thoại cho chủ nhân cũ của nó.
Mẹ nói: “Con đúng là người có lương tâm, chỉ nhận được có chút tiền vậy mà đã đem trả lại, thời buổi hỗn loạn này, sống trong giang hồ kỵ nhất là lòng khoan dung!”
Rồi mẹ lại thở dài: “Thật ra mẹ cũng giống con, hay nghĩ cho người khác quá, thôi con cứ yên tâm vào thành phố đi, đôi lúc làm chút việc thiện cũng được, nhưng giờ trong thành phố đang là thời gian hoạt động của bọn tội phạm hình sự nên môi trường không được an toàn, con phải hết sức cẩn trọng.”
Tôi trả lời mẹ: “Con biết rồi, con định lần này ở lại thành phố một thời gian để đi chơi, tiện thể đi thăm Tứ Mao luôn mẹ ạ.”
Ngành cướp bóc cạnh tranh hết sức quyết liệt, nên lợi nhuận ngày càng nhỏ mà nguy hiểm không ngừng tăng, năm ngoái Tứ Mao cùng mấy chiến hữu vào thành phố hy vọng tìm được công việc gì đó có ý nghĩa một chút. Lần rước chú Năm về cũng mang theo thư của Tứ Mao, trong thư nó mời chúng tôi khi nào có cơ hội vào thành phố chơi.
Chú Năm nói cuộc sống của Tứ Mao và các anh em rất ổn, dạo này làm văn bằng, giấy chưngd nhận giả, do nhu cầu của thị trường lớn nên công việc làm ăn rất phát đạt.
Số tôi đúng là may mắn vì vừa hay chú Hai, chú Sáu và chú Chín vào thành phố có công chuyện nên cho tôi đi cùng luôn. Tôi đem theo mấy bộ quần áo rồi ngồi lên xe các chú nhằm hướng thành phố thẳng tiến.
Trên xe có mùi hơi khó chịu vì các chú để rất nhiều thùng sơn, hàng ngày họ bằng mấy thùng sơn đó mà mưu sinh.
Nhưng đừng nghĩ họ là thợ sơn, những ông chú của Tiểu Cường này sao có thể làm mấy việc đơn giản và kém hấp dẫn thế được.
Chú Hai là một “nhà thư pháp”, tuy chú chỉ mới học hết lớp 3 và biết chữ không quá 300 từ, vậy mà chú lại là nhà thư pháp hàng đầu đấy. Chú điêu luyện nhất 8 chữ bởi 8 chữ này chú viết thường xuyên. Mọi người đã đọc truyện ông lão bán dầu chưa? Thường xuyên luyện tập một thứ như nhau sẽ dễ dàng đạt đến trình độ điêu luyện.
Chú Hai tôi viết chữ bằng một phong cách độc đáo, chú không dùng bút mà dùng chổi, như vậy chữ mới có khí thế.
Hình như tôi vẫn chưa nói cho mọi người 8 chữ đó là gì nhỉ, đó là: “Vẫn, không, trả, tiền, giết, sạch, cả, nhà.”
Chú Sáu là một “họa sỹ”, sở trường của chú ấy là vẽ tranh thủy mặc, sau khi chú Hai đã viết chữ lên tường, chú Sáu sẽ vẩy lên nền đất hoặc cửa nhà những bức tranh thủy mặc bằng sơn đỏ.
“Thư pháp” của chú Hai và “tranh” của chú Sáu được thị trấn Tam Thủy chúng tôi phong là “lương tuyệt thư họa”.
Chú Chín còn đáng nể hơn, chú ấy là một kỹ sư chuyên ngành đốt nổ, nếu những lời cảnh cáo của chú Hai và chú Sáu không có tác dụng, chú Chín sẽ khóa cửa nhà đối tượng lại, chú Sáu phụ trách đổ xăng còn chú Chín phụ trách châm lửa.



CHƯƠNG 4
Đường từ Tam Thủy vào thành phố rất gồ ghề, đến năm nay con đường này đã được sửa bảy lần rồi, sáu lần trước đều do bố cô Tư đảm nhiệm, nhưng đến lần thứ sáu, ông ấy không cẩn thận thế nào lại dùng nhầm xi măng, ba tháng liền đường không bị hỏng, lãnh đạo cơ quan quản lý đường bộ mấy tháng nay không có công ăn việc làm, do vậy mà lần thứ bảy bỏ thầu bố cô Tư không còn cơ hội tham gia nữa.
Chúng tôi đến thành phố sau hai tiếng lắc lư trên xe, các chú thả tôi ở gần nhà Tứ Mao rồi đi công chuyện luôn.
Tôi cầm theo địa chỉ của Tứ Mai và lần mò tìm đường, Tứ Mao sống ở một nơi rất hẻo lánh, tôi tìm mãi mới ra, đó là một ngôi nhà nhỏ cũ nát ba tầng, tôi nhớ chú Năm từng kể rằng cuộc sống của Tứ Mao rất khá, sao giờ lại ở một nơi tồi tàn thế được nhỉ? Lẽ nào cậu ấy đi tu? Sống một cuộc đời thanh đạm sao?
“Tứ Mao! Tứ Mao!” tôi đứng dưới sân gọi với lên.
Bỗng trên tầng có ai đổ ào một chậu nước xuống, may tôi tránh kịp, một bà với cái mặt to béo ló ra và quát lên: “đứa nào ầm ĩ lên thế? Làm mất giấc ngủ trưa của bà.”
Trời đất, đã bốn giờ chiều rồi mà vẫn còn ngủ trưa, chả trách mụ già chết tiệt ấy to béo đến vậy.
“Mụ béo kia gào cái gì đấy?” Đứa như tôi mà phải chịu bỏ qua sao, tôi cãi nhau tay đôi với mụ luôn.
“Thằng nhãi ranh ở đâu ra mà dám gọi ta là mụ béo hả?”, bà ta tiếp đòn về phía tôi bằng một chậu nước nữa.
Tôi bắt đầu nhặt đá phản công. Ném đá là sở trường của tôi, ngày bé tôi thường nấp ở bên ngoài cầu tiêu bên sườn dốc rồi lấy đá ném vào trong, mỗi lần tôi chỉ ném một hòn đá, nhằm đúng lúc họ đang sung sướng nhất, đang cao trào nhất mà ném, ném trúng mông họ là tuyệt nhất, còn nếu bị trệch một chút mà trúng vào trong hố, một số thứ sẽ bắn lên và hiệu quả cũng không tồi, rất nhiều người vì thế mà bị táo bón, có người còn vừa ngồi trong nhà tiêu vừa che ô.
Đá từ tay tôi bay ra tới tấp, vừa nhanh vừa chuẩn. Mụ béo bị ném đến nỗi không chịu nổi phải chui vào nhà trốn không dám thò đầu ra, mụ cũng chửi lấy chửi để nhưng lại là mấy câu chửi cũ mèm, nào là “thằng chết tiệt”, “thằng con hoang”.
Trình độ chửi bới của mụ cũng chỉ bằng trình độ của tôi hồi sáu tuổi. Thím Bảy của tôi được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất chửi bới ở Tam Thủy, thím đã từng chửi đến độ làm mấy bà xuất huyết não, có lúc thím còn “giáo dục” mấy ông lái xe không chịu móc tiền ra hoặc cho ít quá đến nỗi mấy ông không dám ngẩng mặt lên.
Hôm nay tôi không muốn đấu khẩu với mụ béo vì tuy trình độ tôi có hơn mụ vài lần nhưng giọng tôi không được tốt bằng, hơn nữa mụ lại có vị trí thuận lợi, mụ đứng trên cao, thính giả sẽ đông hơn và nghe rõ hơn.
Từ nhỏ thím Bảy đã dạy tôi, chửi là một môn nghệ thuật đòi hỏi kỹ năng cao chứ không thể chửi bừa, bài chửi của thím có 7 bước mà mọi người gọi là: “Thím Bảy – nghệ thuật bảy bước nghiên cứu tổng hợp kỹ năng chửi”, trong “Sách quý Tam Thủy” có ghi lại chi tiết 7 điều này, tôi giới thiệu qua cho mọi người cùng biết.
Một là: Phải có tính sát thực. Đối phương sợ cái gì thì mình phải chửi cái đó, dùng bí mật đời tư để chửi, mà mấy thứ bí mật đó có thể thu hoạch từ mấy bà ngồi lê đôi mách trong thị trấn. Bạn còn có thể đem bí mật đời tư của cô Ba kể cho cô Năm nghe và cô Năm thế nào cũng tiết lộ cho bạn bí mật của cô Sáu, sau đó lại đem bí mật của cô Sáu buôn với cô Ba thế là lại thu được bí mật của cô Năm.
Hai là: Phải có sức hấp dẫn. Chuyện bắt gà trộm chó là chuyện chẳng mấy ai để ý trong thị trấn này, phỉa lựa chọn được đề tài thật bóng bẩy, có thế những khán giả qua đường mới dừng lại thưởng thức; biểu diễn yêu cầu phải có sức truyền cảm; miêu tả sinh động như thể mắt thấy tai nghe, nói đến đoạn mấu chốt của vấn đề phải nhấn mạnh và ngắt quãng; làm như chuyện đó thật thối tha làm bạn không dám mở miệng ra kể tiếp. Mọi người có hỏi thế nào bạn cũng không nói, trí tưởng tượng của con người vốn rất phong phú, hôm sau trong thị trận sẽ xuất hiện hàng chục câu chuyện được tái bản với nội dng dâm loạn và tồi tệ ngoài sức tưởng tượng của bạn.
Ba là: phải biết thêu dệt câu chuyện. Nếu bạn không có chuyện hấp dẫn nào để kể về đối phương thì lúc ấy bạn phải sáng tác ra một câu chuyện, và một nguyên tắc quan trọng khi sáng tác là bạn không được hoàn toàn bịa đặt, ba câu nói phét phải thêm một câu nói thật. Ví dụ cô Chín hôm ấy vào thị trấn mua son phấn thì bạn nói: “Hôm đó cô Chín vào thị trấn cặp bồ được người tình tặng cho son phấn”. Thế nào cũng có người xác nhận rõ ràng hôm đó cô Chín có vào thị trấn, cũng lại có người làm chứng cô ta mang về rất nhiều son phấn, bạn có không ít người làm chứng về thời gian và địa điểm, nên mọi người chắc chắn sẽ tin chuyện cô Chín cặp bồ, chuyện đi mua son phấn chỉ là lấy cớ thôi.
Bốn là: Vừa cương vừa nhu. Bạn tiết lộ chuyện của cô ta, cô ta ắt sẽ tìm cách báo thù, nếu tiếp tục cãi vã với cô ta thì sẽ rơi vào tình thế đọ giọng nói, chi bằng bạn tạm giải lao ít phút xem cô ta gào thét, bạn làm cho người xem thấy rằng bạn không hề muốn kể ra bí mật đó, chỉ là bạn bị cô ta ép quá, bạn hãy thể hiện một thái độ cao thượng nhắc nhở mọi người: Ai bị người khác nói trúng tim đen thường mất bình tĩnh, mong mọi người hãy rộng lượng với cô ấy.
Năm là: Phải biết nguyền rủa. Nếu cô ta mà không điên tiết lên thì coi như kế hoạch của bạn bị sụp đổ, bạn phải biết kết hợp việc nguyền rủa sao cho lượng âm thanh đủ lớn để chỉ mình cô ta nghe thấy mà người khác không nghe thấy, có thế họ mới không nghĩ bạn độc ác. Nội dung nguyền rủa tùy vào đối tượng, nam thanh niên thì rủa kém cỏi về mặt đó, con gái trẻ trung rủa gặp yêu râu xanh, phụ nữ trung niên rủ chồng nuôi bồ nhí. Không được nhầm lẫn các đối tượng này vì nếu chửi mấy bà trung niên gặp yêu râu xanh thì chẳng có tác dụng gì, có khi bà ấy còn vui vì chuyện đó cũng nên.
Sáu là: Xúi giục quần chúng. Dù có là cao thủ cũng không đối phó kịp với một lượng khán giả hùng hậu mồm năm miệng mười, cho nên khi thấy mình yếu thế hơn thì phải biết lợi dụng sức mạnh quần chúng để cùng tấn công, quy trình thực hiện cụ thể như sau: Nếu cô Ba từng ăn trộm một con gà của hàng xóm là một trong những khán giả có mặt ở đây, mà cô Chín không biết chuyện này thì bạn phải kéo câu chuyện sang chủ đề trộm cắp để cô Chín chửi, sau đó lại nói với cô Ba rằng cô Chính đang mượn gió bẻ măng nhằm vào cô Ba, vậy là bạn có thêm nhiều trợ thủ.
Bảy là: Vận dụng linh hoạt, tùy cơ ứng biến. Điểm này khó thực hiện nhất, bạn phải biết kết hợp và xâu chuỗi sáu nguyên tắc trên, thêm sự hiểu biết và kinh nghiệm tích lũy được, bạn mới có thể đạt đến trình độ cao nhất, đó là bí quyết ngầm hiểu chứ không cần diễn đạt bằng lời.
Cuốn “Sách quý Tam Thủy” mà tôi đã nói đến là quyển sách ghi lại tinh hoa của mọi ngành nghề, tôi cũng là một trong những thành viên của ban biên tập.
Ngoài cuốn “Thím Bảy – nghệ thuật bảy bước nghiên cứu tổng hợp kỹ năng chửi” mà tôi vừa giới thiệu còn nhiều những ghi chép khác. Lấy ví dụ như:
“Làm thế nào để nàng yêu – Thời khắc dễ mềm lòng nhất của phụ nữ”, tác giả: chú Tám, nghề nghiệp: bám váy vợ.
“Tâm lý học thư tín”, tác giả: cô Năm và bố cô Năm, nghề nghiệp: lừa đảo.
“Đánh giá tài sản tống tiền và tính toán mức độ nguy hiểm”, tác giả: chú Ba, nghề nghiệp: bắt cóc tống tiền.
“Nghệ thuật đối phó với cảnh sát”, tác giả: dì Quế Hoa, nghề nghiệp: gái bán hoa.
“Bút pháp viết thư nặc danh và thư dọa dẫm”, tác giả: chú Hai, chú Sáu, chú Chín, nghề nghiệp: đòi nợ.
Những kinh nghiệm này tôi không giới thiệu chi tiết với mọi người nữa, lý luận suông không thể một lần hấp thụ quá nhiều được.
Sống như Tiểu Cường
Chương 1 - 2
Chương 3 - 4
Chương 5 - 6
Chương 7 - 8
Chương 9 - 10
Chương 11 - 12
Chương 13 - 14
Chương 15 - 16
Chương 17 - 18
Chương 19 - 20
Chương 21 - 22
Chương 23 - 24
Chương 25 - 26
Chương 27 - 28
Chương 29 - 30
Chương 31 - 32
Chương 33 - 34
Chương 35 - 36
Chương 37 - 38
Chương 39 - 40
Chương 41 - 42
Chương 43 - 44
Chương 45 - 46
Chương 47 - 48
Chương 49 - 50
Chương 51 - 52
Chương 53 - 54
Chương 55 - 56
Chương 57 - 58
Chương 59 - 60
Chương 61 - 62
Chương 63 - 64
Chương 65 - 66
Chương 67 - 68
Chương 69 - 70
Chương 71 - 72
Chương 73 - 74
Chương 75 - 76
Chương 77 - 78
Chương 79 - 80
Chương 81 - 82
Chương 83 - 84
Chương 85 - 86
Chương 87 - 88
Chương 89 - 90
Chương 91 - 92
Chương 93 - 94
Chương 95 - 96
Chương 97 - 98
Chương 99 - 100
Chương 101 - 102
Chương 103 - 104
Chương Kết