Mưa phù du
Tác giả: Dương Bình Nguyên
1. Khi tôi đang viết những dòng này thì cha tôi đang say ngủ trên chiếc chõng tre cũ. Ông mang vào giấc ngủ hy vọng mong manh rằng Ngữ - em trai tôi đã bình tâm quay lại. Và một sớm mai kia, ông sẽ ngồi thổi kèn acmonica nời đầu thềm để đón nó về như những ngày nó còn thơ dại. Giờ đây, khi đã đi qua rất nhiều những nỗi thương yêu, tôi mới mường tượng nổi tình cảm mà
một người cha dành cho những đứa con khác thường và mãnh liệt đến nhường nào.
2. Chúng tôi sinh ra giữa rừng đại ngàn trong một đêm mưa rả rích. Tôi không biết mặt mẹ, nhưng từ tập ảnh kỷ niệm đã ố vàng của cha, tôi nhận rõ nỗi buồn dai dẳng và tội nghiệp phả ra từ đôi mắt một người con gái đẹp. Nỗi buồn ấy in lại vào đôi mắt Ngữ, em tôi. Hai anh em sinh đôi nhưng không hợp nhau về tính. Từ nhỏ tôi đã hấp thụ hầu như tòan bộ những khí chất bướng bỉnh đến bạo liệt và cả nỗi cô đơn tột cùng của cha. Còn Ngữ yếu đuối và bé nhỏ những cô bé búp bê gỗ. Điều đó là không đúng với những đứa con sinh ra trên nền lá phủ mịn màng của đất rừng mạnh mẽ. Cha tôi coi đây là một điều xấu hổ. Tôi hiểu cha cần gì ở những đứa con.Từ nhỏ, anh em tôi đã hiểu rằng mình là những đứa trẻ nghèo. Sự nghèo khổ vằn lên từng lớp áo quần, lên đôi mắt trố mở to và cái bụng ỏng eo của Ngữ. Cha tôi đi làm từ sớm tới tối, những bữa ăn vội vã thất thường. Một cuộc sống dưới mức bần hàn nhưng vẫn im lặng trôi đi. Một sự im lặng cố tình. Một sự im lặng cần thiết.
Cha tôi tích cóp mười năm trời để dựng được ba gian nhà gỗ. Khi từng chiếc gianh tết bằng lá đao phủ kín căn nhà thì phía bên trong, ngòai chiếc giường dẻ quạt mọt nghiến lỗ chỗ, chẳng còn vật gì đáng giá. Có chăng thì là chiếc đài bán dẫn đã rọt rẹt lắm, cha tôi để nghe thời sự. Có lần người buôn gạo đổi nó lấy mười cân gạo, cha tôi không bằng lòng. Nó là sự tự hào của cha tôi với những người thợ rừng trong làng. Nhà họ có cả trâu, cả lợn, có tài vun quén của một người mẹ. Nhưng họ không có cái đài để tiếp cận với những cái “văn minh”. Tôi không coi đó là điều quan trọng, tôi chỉ thấy lũ bạn hàng xóm mắt tròn mắt dẹt ồ ề nhìn cái đài thì đầu hãnh diện. Những lúc như thế Ngữ nhìn tôi đầy lạ lẫm, như một sự chế giễu. Nó bảo: “Các cậu có thích nghe đọc truyện không, hay lắm”. Rồi nó lấy cái đài đang treo ở trên cột xuống, dò sóng lẹt xẹt một hồi. Chiếc đài không còn là sự hãnh diện đơn thuần nữa, nó là một điều kỳ diệu với lũ trẻ.Chúng quên tôi ngay lập tức và nhập ngay vào truyện “Tây du ký” đang đọc trên chương trình của Đài Trung Quốc. Hết chương, Ngữ tắt đài, bảo: “Mỗi hôm chỉ nghe thế thôi, mới thích, lại đỡ tốn pin”. Những đứa khác trầm trồ hỏi:
“Có thật là được phát từ Trung Quốc không? Làm sao mà lại thu được”. “À, thu được là nhớ có sóng điện”. “Sóng điện là gì ?”. “Cái đó để tớ hỏi bố tớ đã”. Ngữ mang thắc mắc ấy đi hỏi bố tôi. Ông ngần ngừ một hồi rồi lảng sang chuyện khác. Tôi nhận ra một điều gì đó đang vỡ dần trong mắt Ngữ. Một sự thất vọng lẫn ngạc nhiên làm nước mắt nó trào ra. Chính điểm yếu này làm Ngữ hay bị mắng. Lần nào cũng vậy. “Lại khóc. Làm sao cơ chứ. Ai chém giết gì mày Con trai mà khóc lóc ỉ ôi thế à? Hừ, không biết ở đây nảy nòi ra thứ bạc nhạc này cơ chứ ?”. Tôi không bênh Ngữ mà còn có đôi phần hả hê vì chuyện mở đài lúc chiều. Tôi bảo: “Cho mày sướng đời. Khóc lóc cái gì cơ chứ ?”. Ngữ nín bặt nhìn tôi như căm giận: “Anh hèn lắm”. Tôi giật mình. Thằng em lặng lẽ trong cam chịu đã lên tiếng rồi. “Mày bảo ai hèn cơ ?”. “Anh hèn lắm, Nguyên ạ. Anh không hay khóc nhưng anh cũng chẳng bản lĩnh gì”. Chúng tôi lôi nhau ra giữa bãi cỏ sau nhà. Những đứa trẻ đánh nhau là chuyện cơm bữa. Nhưng khi anh em xông vào chỏang nhau chí mạng thì là chuyện động trời. Lũ trẻ hàng xóm bu đến, quây tròn như đang xem thi đấu quyền Anh. Tôi ra đòn không tiếc tay vào người Ngữ, những tiếng kêu “hự” vang lên, đập và tâm trí khiến tôi chững lại và nó ám ảnh đến tận bây giờ. Thứ ám ảnh tội lỗi và ân hận, thường ùa về bủa vây mỗi khi tôi nghĩ tới Ngữ. Suốt cà dại khờ nó hứng trọn vẹn tất cả những thua thiệt. Cuộc đấu ác liệt ấy – đến lúc này – tôi hiểu chỉ đáng có của những kẻ giết người đổi xuống kẻ thù.
3. Cha tôi lôi hai anh em về nhà. Ngữ mệt lắm rồi, máu cam chảy tràn xuống môi. Cha tôi lấy thuốc lá đắp cho Ngữ và bắt nó nằm yên. Xong xuôi, ông ra ngoài hiên rút cái roi mây. “Quỳ xuống!” – Ông quát. Tôi lập cập ngồi xuống. “Có bao giờ bố dạy các con đánh nhau không ?”. “…”. “Có hay không ?”. “Dạ không!”. “Thế con là anh hay là em ?”. Ông trói tôi vào cột nhà bằng dây thừng rồi bỏ đi. Tôi nhìn theo bóng cha. Đau đớn. Sợ hãi. Và ân hận.
Tôi nghĩ sẽ chẳng ai cứu giúp mình nữa.Không ai cứu giúp người đã đánh mình một cách túi bụi không tiếc thương. Suốt đêm ấy cha tôi không về. Tôi biết ông đau đớn và bị dày vò. Tôi đứng mỏi nhừ hết cả hai chân. Hai tay thì bị trói nghiến vào cột. Không thể gục xuống hay ngã khuỷu. Tôi lờ đờ mệt mỏi và thiếp đi.
Gần sáng có ai đó lay tôi dậy. Sợ dây trói đang được cởi. Là Ngữ. Ngữ đứng đến tai tôi. Nó phải nghển cổ để tháo được sợi dây. Cái sợ dây bé nhỏ nhưng đủ sức níu giữ tôi lại, không biến tôi thành một con quỷ lốt người. Cái sợi dây vô cảm vô tri ấy đủ sức neo tôi lại bên Ngữ, để tôi nhận ra mình kém còn kém cỏi và nhỏ bé hơn nhiều lần cái vóc dáng còm cõi kia. Tôi lờ đờ nhìn Ngữ đi ra, muốn nói với nó một lời xin lỗi nhưng sao lòng cứ đắng đót đến lặng câm. Tôi quay đi. Tôi khóc.
Khi bắt đầu một ngày mới thì cha tôi quay về. Tôi biết chắc cha vừa đi ra từ một quán rượu nào đó. Mặt ông tái lại nhưng vết sẹo dài nơi thái dương kéo lên giật xuống đỏ ửng. Bước chân ông liêu siêu trên con đường gồ ghề sỏi cuội. Ông đã đi trên con đường này gần cả cuộc đời mình mà giờ đây đi thêm đoạn cuối lại thấy quá cực nhọc khó khăn. Ngữ đến bên, dìu ông đi. Nó đứng chưa tới nách, tay cố cắp vào một bên hông để cha vững bước. Trông nó giống như một điểm tựa, mảnh dẻ nhưng chắc bền.
4. Cuộc rượu thâu đêm và mưa sương của một ngày tàn hạ có khả năng đánh quỵ bất kể thân sức trẻ trai nào. Huống hồ cha tôi đã già và năm tháng rừng rú đã đánh cắp dầnmòn những sức lực dẻo dai. Tôi không muốn nói đến từ ốm bệnh, chỉ cầu mong cha tôi cảm hàn xòang nhẹ và sớm khỏe mạnh trở lại. Nhưng bệnh tật không phụ thuộc vào lời của tôi. Nó hành hạ cha tôi khổ sở. Những thang thuốc của ông già người Mán đã cứu được cha nhưng đồng nghĩa với việc những đồng tiền còm cõi trong ống mai của cha con tôi đã ra đi lặng lẽ. Gạo đã hết rồi. Tôi và Ngữ nhìn nhau. Và chiếc đài là đồ dùng cuối cùng có thể bán. Trong tao đoạn bi đát này, cứu cánh là sức khỏe cho cha tôi. Anh em tôi bọc chiếc đài vào và mang ra thị trấn. Bằng những ưu điểm mà Ngữ chỉ ra của chiếc đài “cổ điển” chúng tôi đã thu vào số tiền tương đương ba yến gạo. Tôi biết cha rất buồn. Nhưng đây là phương cách cuối cùng.
Chiếc đài thân thuộc và quý giá đã từ giã chúng tôi như thế. Sau này vào trung học, bằng những sáng tác đầu tay của mình được đăng báo. Ngữ đã dành dụm khỏan tiền nhuận bút còm cõi để mua chiếc đài mới, hai cửa băng lại còn chạy được cả đĩa CD. Chiếc đài sáng bừng cả gian nhà và ngày ngày nó vẫn phát ra những thông tin cho cha tôi, sẽ cất lên những giai điệu trầm buồn của những khúc tình ca cho Ngữ và tường thuật những trận bóng đá cho tôi. Nó là tính yêu, là cuộc sống, là một phần niềm tin của chúng tôi vào cuộc sống.
5. Tôi vào đại học. Còn Ngữ ở nhà. Không phải vì Ngữ học dốt. Mà Ngữ luôn là người nhận phần thiệt thòi về mình. Nó ở nhà đi làm nuôi tôi. Sang năm thứ hai tôi kiếm việc làm thêm, viết thư xin cắt mọi khỏan viện trợ và động viên Ngữ ôn thi lại. Ngữ tha thiết được trở thành chiến sỹ phòng cháy. Nhưng cha tôi ao ước nó sẽ thi lâm nghiệp để nối nghiệp mình. Cha tôi là người không dễ thỏa hiệp. Ông kiên quyết áp đặt ý kiến của mình lên tương lai của Ngữ. Ngữ im lăng chấp nhận như đã từng im lặng. Nhưng âm ỉ đằng sau là những ước muốn đang nhen dần và trở nên bạo liệt lúc nào không hay. Nó đã bỏ thi lâm nghiệp và quyết tâm thi đại học phòng cháy – một nghề vất vả, nguy hiểm và hết sức lặng thầm. Tôi chở Ngữ đi thi và đứng ngòai chờ giữa nắng và cát bụi, lòng thầm mong nó thành công. Tôi hồi hộp như chính mình đang tiến về phòng thi để thực hiện tương lai của mình. Tối về phòng trọ, cái dáng gầy của nó lại cặm cụi bên những trang ôn, lòng tôi không khỏi nhói lên một tình cảm chân thành. Một thứ tình cảm không gọi thành tên nhưng chan chứa biết bao, như đang kề sát mặt và ta cầm nắm được. Ngày thi cuối cùng, nó vào phòng thi với tâm trạng kỳ lạ, vừa bồn chồn vừa sợ hãi. Tôi hiểu nó sợ sẽ trượt. Đây là cơ hội đầu nhưng cũng là duy nhất cho nó. Tôi nắm tay Ngữ, lắc mạnh: “Gắng lên. Anh tin ở em”.
Thi xong, tôi bảo Ngữ đi chơi cho biết Hà Nội nhưng Ngữ nằng nặc đòi về. Đành đưa nó ra xe, cố len lên chuyến xe chật ních, nó cười: “E, đã trót hẹn “người ta” ra đón rồi”. Tôi bật cười. Ngữ bằng tuổi tôi cơ mà. Ngữ đã thành người lớn.
6. Chuyến trở về gấp khiến tôi không kịp chuẩn bị gì. Chế độ quân kỷ nghiêm khắc nên tôi chỉ có ba ngày kể cả đi và về.Cha tôi gọi điện báo Ngữ đi thi mãi vẫn chưa về nhà. Tôi nghĩ Ngữ sẽ không làm gì dại dột nhưng đáng sợ biết bao cho cha tôi, cứ từng giờ từng phút lo âu những những rủi ro ập xuống đôi vai gầy gò của Ngữ. Tôi muốn nói với cha những lời an ủi. Chỉ đơn giản là Ngữ đã làm theo ý mình nên sợ cha nổi giận. Nó cần vắng mặt một thời gian để bầu rượu nóng trong người ông hạ nhiệt, nó sẽ trở về
Tôi ngồi trước hiên nhà, dưới những tán lá rừng lặng lẽ. Năm tháng gian khó đã qua rồi. Nó qua đi bình thản như ấu thơ. Ở đó khong có tiếng thở dài vào những phiền lo của cuộc đời. Tôi nằm xuống nền đất mịn. Trong giấc mơ, tôi thấy Ngữ đang trở về trong cơn mưa phù du. Nhưng cơn mưa nhỏ nhẹ mà mềm mại phủ xuống cuộc đời của chúng tôi như một người mẹ, xoa dịu những cơn nắng rát bỏng và nghiệt ngã. Tựa mồ hồi tri kỷ tri âm, đôi khi hờn dỗi và cãi vã để rồi hiểm thắm thiết, thủy chung và yêu nhau hơn. Mảnh đất bao la này, anh em tôi đã lớn lên cùng mưa nắng…
Hà Nội, 11 – 7 – 2000
D.B.N
1. Khi tôi đang viết những dòng này thì cha tôi đang say ngủ trên chiếc chõng tre cũ. Ông mang vào giấc ngủ hy vọng mong manh rằng Ngữ - em trai tôi đã bình tâm quay lại. Và một sớm mai kia, ông sẽ ngồi thổi kèn acmonica nời đầu thềm để đón nó về như những ngày nó còn thơ dại. Giờ đây, khi đã đi qua rất nhiều những nỗi thương yêu, tôi mới mường tượng nổi tình cảm mà
một người cha dành cho những đứa con khác thường và mãnh liệt đến nhường nào.
2. Chúng tôi sinh ra giữa rừng đại ngàn trong một đêm mưa rả rích. Tôi không biết mặt mẹ, nhưng từ tập ảnh kỷ niệm đã ố vàng của cha, tôi nhận rõ nỗi buồn dai dẳng và tội nghiệp phả ra từ đôi mắt một người con gái đẹp. Nỗi buồn ấy in lại vào đôi mắt Ngữ, em tôi. Hai anh em sinh đôi nhưng không hợp nhau về tính. Từ nhỏ tôi đã hấp thụ hầu như tòan bộ những khí chất bướng bỉnh đến bạo liệt và cả nỗi cô đơn tột cùng của cha. Còn Ngữ yếu đuối và bé nhỏ những cô bé búp bê gỗ. Điều đó là không đúng với những đứa con sinh ra trên nền lá phủ mịn màng của đất rừng mạnh mẽ. Cha tôi coi đây là một điều xấu hổ. Tôi hiểu cha cần gì ở những đứa con.Từ nhỏ, anh em tôi đã hiểu rằng mình là những đứa trẻ nghèo. Sự nghèo khổ vằn lên từng lớp áo quần, lên đôi mắt trố mở to và cái bụng ỏng eo của Ngữ. Cha tôi đi làm từ sớm tới tối, những bữa ăn vội vã thất thường. Một cuộc sống dưới mức bần hàn nhưng vẫn im lặng trôi đi. Một sự im lặng cố tình. Một sự im lặng cần thiết.
Cha tôi tích cóp mười năm trời để dựng được ba gian nhà gỗ. Khi từng chiếc gianh tết bằng lá đao phủ kín căn nhà thì phía bên trong, ngòai chiếc giường dẻ quạt mọt nghiến lỗ chỗ, chẳng còn vật gì đáng giá. Có chăng thì là chiếc đài bán dẫn đã rọt rẹt lắm, cha tôi để nghe thời sự. Có lần người buôn gạo đổi nó lấy mười cân gạo, cha tôi không bằng lòng. Nó là sự tự hào của cha tôi với những người thợ rừng trong làng. Nhà họ có cả trâu, cả lợn, có tài vun quén của một người mẹ. Nhưng họ không có cái đài để tiếp cận với những cái “văn minh”. Tôi không coi đó là điều quan trọng, tôi chỉ thấy lũ bạn hàng xóm mắt tròn mắt dẹt ồ ề nhìn cái đài thì đầu hãnh diện. Những lúc như thế Ngữ nhìn tôi đầy lạ lẫm, như một sự chế giễu. Nó bảo: “Các cậu có thích nghe đọc truyện không, hay lắm”. Rồi nó lấy cái đài đang treo ở trên cột xuống, dò sóng lẹt xẹt một hồi. Chiếc đài không còn là sự hãnh diện đơn thuần nữa, nó là một điều kỳ diệu với lũ trẻ.Chúng quên tôi ngay lập tức và nhập ngay vào truyện “Tây du ký” đang đọc trên chương trình của Đài Trung Quốc. Hết chương, Ngữ tắt đài, bảo: “Mỗi hôm chỉ nghe thế thôi, mới thích, lại đỡ tốn pin”. Những đứa khác trầm trồ hỏi:
“Có thật là được phát từ Trung Quốc không? Làm sao mà lại thu được”. “À, thu được là nhớ có sóng điện”. “Sóng điện là gì ?”. “Cái đó để tớ hỏi bố tớ đã”. Ngữ mang thắc mắc ấy đi hỏi bố tôi. Ông ngần ngừ một hồi rồi lảng sang chuyện khác. Tôi nhận ra một điều gì đó đang vỡ dần trong mắt Ngữ. Một sự thất vọng lẫn ngạc nhiên làm nước mắt nó trào ra. Chính điểm yếu này làm Ngữ hay bị mắng. Lần nào cũng vậy. “Lại khóc. Làm sao cơ chứ. Ai chém giết gì mày Con trai mà khóc lóc ỉ ôi thế à? Hừ, không biết ở đây nảy nòi ra thứ bạc nhạc này cơ chứ ?”. Tôi không bênh Ngữ mà còn có đôi phần hả hê vì chuyện mở đài lúc chiều. Tôi bảo: “Cho mày sướng đời. Khóc lóc cái gì cơ chứ ?”. Ngữ nín bặt nhìn tôi như căm giận: “Anh hèn lắm”. Tôi giật mình. Thằng em lặng lẽ trong cam chịu đã lên tiếng rồi. “Mày bảo ai hèn cơ ?”. “Anh hèn lắm, Nguyên ạ. Anh không hay khóc nhưng anh cũng chẳng bản lĩnh gì”. Chúng tôi lôi nhau ra giữa bãi cỏ sau nhà. Những đứa trẻ đánh nhau là chuyện cơm bữa. Nhưng khi anh em xông vào chỏang nhau chí mạng thì là chuyện động trời. Lũ trẻ hàng xóm bu đến, quây tròn như đang xem thi đấu quyền Anh. Tôi ra đòn không tiếc tay vào người Ngữ, những tiếng kêu “hự” vang lên, đập và tâm trí khiến tôi chững lại và nó ám ảnh đến tận bây giờ. Thứ ám ảnh tội lỗi và ân hận, thường ùa về bủa vây mỗi khi tôi nghĩ tới Ngữ. Suốt cà dại khờ nó hứng trọn vẹn tất cả những thua thiệt. Cuộc đấu ác liệt ấy – đến lúc này – tôi hiểu chỉ đáng có của những kẻ giết người đổi xuống kẻ thù.
3. Cha tôi lôi hai anh em về nhà. Ngữ mệt lắm rồi, máu cam chảy tràn xuống môi. Cha tôi lấy thuốc lá đắp cho Ngữ và bắt nó nằm yên. Xong xuôi, ông ra ngoài hiên rút cái roi mây. “Quỳ xuống!” – Ông quát. Tôi lập cập ngồi xuống. “Có bao giờ bố dạy các con đánh nhau không ?”. “…”. “Có hay không ?”. “Dạ không!”. “Thế con là anh hay là em ?”. Ông trói tôi vào cột nhà bằng dây thừng rồi bỏ đi. Tôi nhìn theo bóng cha. Đau đớn. Sợ hãi. Và ân hận.
Tôi nghĩ sẽ chẳng ai cứu giúp mình nữa.Không ai cứu giúp người đã đánh mình một cách túi bụi không tiếc thương. Suốt đêm ấy cha tôi không về. Tôi biết ông đau đớn và bị dày vò. Tôi đứng mỏi nhừ hết cả hai chân. Hai tay thì bị trói nghiến vào cột. Không thể gục xuống hay ngã khuỷu. Tôi lờ đờ mệt mỏi và thiếp đi.
Gần sáng có ai đó lay tôi dậy. Sợ dây trói đang được cởi. Là Ngữ. Ngữ đứng đến tai tôi. Nó phải nghển cổ để tháo được sợi dây. Cái sợ dây bé nhỏ nhưng đủ sức níu giữ tôi lại, không biến tôi thành một con quỷ lốt người. Cái sợi dây vô cảm vô tri ấy đủ sức neo tôi lại bên Ngữ, để tôi nhận ra mình kém còn kém cỏi và nhỏ bé hơn nhiều lần cái vóc dáng còm cõi kia. Tôi lờ đờ nhìn Ngữ đi ra, muốn nói với nó một lời xin lỗi nhưng sao lòng cứ đắng đót đến lặng câm. Tôi quay đi. Tôi khóc.
Khi bắt đầu một ngày mới thì cha tôi quay về. Tôi biết chắc cha vừa đi ra từ một quán rượu nào đó. Mặt ông tái lại nhưng vết sẹo dài nơi thái dương kéo lên giật xuống đỏ ửng. Bước chân ông liêu siêu trên con đường gồ ghề sỏi cuội. Ông đã đi trên con đường này gần cả cuộc đời mình mà giờ đây đi thêm đoạn cuối lại thấy quá cực nhọc khó khăn. Ngữ đến bên, dìu ông đi. Nó đứng chưa tới nách, tay cố cắp vào một bên hông để cha vững bước. Trông nó giống như một điểm tựa, mảnh dẻ nhưng chắc bền.
4. Cuộc rượu thâu đêm và mưa sương của một ngày tàn hạ có khả năng đánh quỵ bất kể thân sức trẻ trai nào. Huống hồ cha tôi đã già và năm tháng rừng rú đã đánh cắp dầnmòn những sức lực dẻo dai. Tôi không muốn nói đến từ ốm bệnh, chỉ cầu mong cha tôi cảm hàn xòang nhẹ và sớm khỏe mạnh trở lại. Nhưng bệnh tật không phụ thuộc vào lời của tôi. Nó hành hạ cha tôi khổ sở. Những thang thuốc của ông già người Mán đã cứu được cha nhưng đồng nghĩa với việc những đồng tiền còm cõi trong ống mai của cha con tôi đã ra đi lặng lẽ. Gạo đã hết rồi. Tôi và Ngữ nhìn nhau. Và chiếc đài là đồ dùng cuối cùng có thể bán. Trong tao đoạn bi đát này, cứu cánh là sức khỏe cho cha tôi. Anh em tôi bọc chiếc đài vào và mang ra thị trấn. Bằng những ưu điểm mà Ngữ chỉ ra của chiếc đài “cổ điển” chúng tôi đã thu vào số tiền tương đương ba yến gạo. Tôi biết cha rất buồn. Nhưng đây là phương cách cuối cùng.
Chiếc đài thân thuộc và quý giá đã từ giã chúng tôi như thế. Sau này vào trung học, bằng những sáng tác đầu tay của mình được đăng báo. Ngữ đã dành dụm khỏan tiền nhuận bút còm cõi để mua chiếc đài mới, hai cửa băng lại còn chạy được cả đĩa CD. Chiếc đài sáng bừng cả gian nhà và ngày ngày nó vẫn phát ra những thông tin cho cha tôi, sẽ cất lên những giai điệu trầm buồn của những khúc tình ca cho Ngữ và tường thuật những trận bóng đá cho tôi. Nó là tính yêu, là cuộc sống, là một phần niềm tin của chúng tôi vào cuộc sống.
5. Tôi vào đại học. Còn Ngữ ở nhà. Không phải vì Ngữ học dốt. Mà Ngữ luôn là người nhận phần thiệt thòi về mình. Nó ở nhà đi làm nuôi tôi. Sang năm thứ hai tôi kiếm việc làm thêm, viết thư xin cắt mọi khỏan viện trợ và động viên Ngữ ôn thi lại. Ngữ tha thiết được trở thành chiến sỹ phòng cháy. Nhưng cha tôi ao ước nó sẽ thi lâm nghiệp để nối nghiệp mình. Cha tôi là người không dễ thỏa hiệp. Ông kiên quyết áp đặt ý kiến của mình lên tương lai của Ngữ. Ngữ im lăng chấp nhận như đã từng im lặng. Nhưng âm ỉ đằng sau là những ước muốn đang nhen dần và trở nên bạo liệt lúc nào không hay. Nó đã bỏ thi lâm nghiệp và quyết tâm thi đại học phòng cháy – một nghề vất vả, nguy hiểm và hết sức lặng thầm. Tôi chở Ngữ đi thi và đứng ngòai chờ giữa nắng và cát bụi, lòng thầm mong nó thành công. Tôi hồi hộp như chính mình đang tiến về phòng thi để thực hiện tương lai của mình. Tối về phòng trọ, cái dáng gầy của nó lại cặm cụi bên những trang ôn, lòng tôi không khỏi nhói lên một tình cảm chân thành. Một thứ tình cảm không gọi thành tên nhưng chan chứa biết bao, như đang kề sát mặt và ta cầm nắm được. Ngày thi cuối cùng, nó vào phòng thi với tâm trạng kỳ lạ, vừa bồn chồn vừa sợ hãi. Tôi hiểu nó sợ sẽ trượt. Đây là cơ hội đầu nhưng cũng là duy nhất cho nó. Tôi nắm tay Ngữ, lắc mạnh: “Gắng lên. Anh tin ở em”.
Thi xong, tôi bảo Ngữ đi chơi cho biết Hà Nội nhưng Ngữ nằng nặc đòi về. Đành đưa nó ra xe, cố len lên chuyến xe chật ních, nó cười: “E, đã trót hẹn “người ta” ra đón rồi”. Tôi bật cười. Ngữ bằng tuổi tôi cơ mà. Ngữ đã thành người lớn.
6. Chuyến trở về gấp khiến tôi không kịp chuẩn bị gì. Chế độ quân kỷ nghiêm khắc nên tôi chỉ có ba ngày kể cả đi và về.Cha tôi gọi điện báo Ngữ đi thi mãi vẫn chưa về nhà. Tôi nghĩ Ngữ sẽ không làm gì dại dột nhưng đáng sợ biết bao cho cha tôi, cứ từng giờ từng phút lo âu những những rủi ro ập xuống đôi vai gầy gò của Ngữ. Tôi muốn nói với cha những lời an ủi. Chỉ đơn giản là Ngữ đã làm theo ý mình nên sợ cha nổi giận. Nó cần vắng mặt một thời gian để bầu rượu nóng trong người ông hạ nhiệt, nó sẽ trở về
Tôi ngồi trước hiên nhà, dưới những tán lá rừng lặng lẽ. Năm tháng gian khó đã qua rồi. Nó qua đi bình thản như ấu thơ. Ở đó khong có tiếng thở dài vào những phiền lo của cuộc đời. Tôi nằm xuống nền đất mịn. Trong giấc mơ, tôi thấy Ngữ đang trở về trong cơn mưa phù du. Nhưng cơn mưa nhỏ nhẹ mà mềm mại phủ xuống cuộc đời của chúng tôi như một người mẹ, xoa dịu những cơn nắng rát bỏng và nghiệt ngã. Tựa mồ hồi tri kỷ tri âm, đôi khi hờn dỗi và cãi vã để rồi hiểm thắm thiết, thủy chung và yêu nhau hơn. Mảnh đất bao la này, anh em tôi đã lớn lên cùng mưa nắng…
Hà Nội, 11 – 7 – 2000
D.B.N