Sáo diều
Tác giả: Dương Bình Nguyên
Tôi đèo thằng Tú bằng chiếc xe đạp địa hình, tôi vừa đạp vừa giảng giải, thuyết minh, mệt đến bở hơi tai. Chạy theo sau là đám nhóc tì trong làng mà mấy năm xa tôi chỉ biết mặt nhưng quên tên. Chốc chốc thằng Tú lại phải nói to: Ấy ấy, các cậu làm kẹt xe bây giờ…” Cứ như thế từ đường về làng cho tới cổng mới thôi.
Cổng nhà tôi mới làm lại, lát xi măng kẻ carô, có lắp cánh bằng gỗ vàng óng. Chắc ông với mẹ tôi đi làm, nhà có vẻ im ắng lắm. Chúng tôi nhẹ nhàng dắt xe vào sân, thấy trong gian bếp có tiếng nói. Em Mai tôi đang đứng giữa con lợn đất, con búp bê với mấy thứ lỉnh kỉnh khác, má trát mực mồng tơi tím bầm, bắt chước giọng hài hước trên tivi: “Con gà nhà bà ở nhà bà thì nó là công là phượng…”, nghe rõ buồn cười. Tôi gọi: “Mai ơi!”. Mai ngoảnh ra, thấy tôi liền bổ nhào đến. Nó cao đến ngang hông tôi. Nó mừng nên vừa đứng vừa khóc nhè. Thấy vậy, Tú mới bảo: “Nữ danh hài khóc nhè làm nhòe hết son phấn rồi kìa”. Mai nhìn Tú như dò xét rồi ù té đi rửa mặt. Tú bảo: “Cô bé dễ thương nhỉ?”. Tôi cười mà sống mũi cay cay.
Tôi hỏi Mai: “Nhà mình mới mua tivi à?”. Mai bảo: “Cả ba người cùng góp” vốn” mua. Mẹ bán hai con lơn tạ, ông dốc tiền một năm đánh lưới, còn em mổ con lơn đất được năm mươi nghìn. Tivi nhà mình đẹp hơn tivi nhà chúng nó, tối thế nào chẳng có đứa sang xem nhờ”. Tú vừa nghe vừa cười, bảo: “Mai góp tiền thế có được mở tivi xem thỏa thích không ?”. Mai từ đầu đến giờ cứ nhìn Tú, không chịu làm thân. Tôi mới bảp: “Anh Tú đấy, thư nào mà anh chả kể với em”. Mai hỏi: “Có phải anh học vẽ giỏi lắm ?”. Tú bảo: “Để hôm nào anh sẽ vẽ tặng em”. Mai lại bảo: “Anh vẽ sông nhá, sông đẹp lắm”. “Sông ở đâu ?” – Tú hỏi. Mai kéo Tú hướng ra phía sông: “Đấy, thấy chưa, cái dải xanh ơi là xanh í”. Chúng tôi cùng hướng ra phía ấy, tấy thấp thấp thóang bóng người nhỏ thẳm như dấu chấm than dưới nắng. Nghe thật sâu, trong mạch đất vọng về tiếng sóng nước vỗ man mác, gợi nét đằm sâu bền chặt đất quê làng.
Tú với Mai vào nhà dò kênh tivi, một mình tôi lững thững ra vườn. Hơn hai năm qua mà nố vẫn gọn ghê và dịu dàng hương như xưa, có thể cảm nhận thấy rõ hơi hướng đôi tay chăm vén của mẹ. Nhưng cây hồng xiêm quả trĩu cành, ong bay rập rờn, vườn rau ngót, cả giậu mồng tơi vẫn xanh mướt và cây ngâu đang trổ hoa vàng. Hương hoa ngâu không tỏa tãi ra trong nắng vàng mà e ấp tỏa về đêm. Ông tôi chồng từ lúc mẹ mười ba. Tôi cứ tần ngần trong vườn đến khi ông ngoại về. Ông ngoại đã vào tuổi sáu hai nhưng vẫn cường sức. Da ông hồng đỏ như trái lê chin, thật chẳng giống con người của sông nước, dáng đi vẫn nhanh nhẹn. Từ khi bố mẹ tôi ly hôn, ông buồn nhiều và sức làm phải tăng lên. Vừa để nguôi buồn vừa để lo cho em Mai tôi phần tôi học hành. Ông ngoại bước thoăn thoắt vào ngõ, trông cái xe dựng ở sân, ông gọi tóang: “Phú về có phải không ?”. Cả ba đứa cùng chạy ra, đứa xách giỏ, đứa cầm vợt. Ông xoa đầu, hỏi: “Cháu có phải Tú không ?”. Tú khẽ “dạ”, bẽn lẽn như con gái, vội lẩn ra khỏi vòng tay ông. Ông ngoại tôi bảo thêm: “Về đây cháu với anh Phú và em Mai đều như nhau, đừng ngại”.
Mai đổ giỏ cá ra cái chậu nhôm, được ngang lưng chậu. Cá lớn có con bằng bắp chân. Ông tôi đi làm cá. Chúng tôi đi bắt cào cào cho con liếu điếu cộc đuôi. Con liếu điếu tinh ranh như người, chỉ ông tôi chăm nó mới chịu. Hồi tôi còn ở nhà, ông tôi đã cắt lưỡi cho nó 9 lần để dạy cho nó nhưng nó nói, tòan nói bậy. Cứ trông thấy anh em tôi là nó cứ quang quác kêu như bị đòn oan. Mẹ tôi bảo đừng đến gần, nó sắp thành tinh rồi. Ông tôi còn bảo mẹ: “Chim nó cũng có cuộc sống như người. Chỉ được cái hù dọa trẻ con”.
Chúng tôi ra đồng vồ cào cào thả vào cái ông tre. Tú bắt long ngóng tòan bị trượt, nó cũng sợ gặp đỉa nữa. Tôi hỏi: “Bây giờ con chim còn hay chửi bậy không?”. Mai bảo: “Nó khôn lắm rồi, hôm nay em sẽ bảo nó gọi anh. Chúng tôi bắt đầy ống thì về. Đang mùa lúa nên cào cào bắt rất dễ. Con chim mở mắt thao láo nhìn người. Mai bảo: “Chào Tú đi !”. Nó cứ há hốc cái miệng rộng ra, kêu: “Tú đểu ! Tú đểu !”. RÕ là con láu cá. Tú bỏ con cào cào vào lồng, nó mổ ngon lành. Mai lại bảo: “Chào Tú đi !” nó kêu: “Chào Tú ! Chào Tú ! Chào Tú” Tú cười, bảo: “Hay nhỉ !”.
Khi chúng tôi trở vào thì mẹ đã về từ khi nào. Mâm cơm nghi ngút khói đặt giữa nhà. Mẹ giục vào ăn cơm. Cơm trưa có cá rán, canh mồng tơi nấu thịt cá trê, có cả thịt gà. Mẹ tôi gắp hai cái còng gà đưa cho Mai và Tú, bảo “của hai đứa út”. Thằng Tú hơn Mai ba tuổi, kém tôi một tuổi. Nó vẫn bị dì tôi mắng là lơn rồi mà lười, thế mà mẹ tôi vẫn gọi nó là con út, vẫn được ăn còng. Chắc là nó thấy lạ và không khỏi xúc động. Chỉ tại sự mất mát quá sớm làm quá nhạy cảm trước tình cảm của người. Tú bảo với mẹ tôi: “Ở nhà mẹ cháu bảo cháu là con cả và cũng là con út luôn”. Mẹ bất giác nhìn tôi, mắt chợt hằn lên nét buồn.
Bưa cơn đi qua nhanh. Sau giấc ngủ trưa mẹ tôi đi làm từ bao giờ. Chỉ ông tôi ngồi cạp lại cái miệng rổ bị bật mê. Đã nghe tiếng sáo diều văng vẳng lại phía bãi sông. Tú bật dậy, hỏi: “Tiếng gì thế hả anh ?”. “Sáo diều” – tôi đáp. “Hay hơn lời anh kể đó chứ”. Ông tôi lấy cái diều để trên gác bếp, buộc lại dây rồi bảo chúng tôi đi theo. Ba anh em tôi đuổi hụt hơi theo ông. Ông chạy nhanh, vừa chạy vừa giật vừa thả dây. Đến khi diều đứng mà tiếng sáo đã trong, nghỏanh xuống đã đến bãi sông từ lúc nào, ông tôi buộc dây diều vào gốc duối rồi bảo: “Mấy đứa ở đây chơi, trông không thì diều nó đứt dây, ông đi kéo vài mẻ lưới”. Chúng tôi ngồi tựa lưng vào gốc cây, hướng mắt nhìn diều làm chảy mũi hắt hơi liên tục. Sáo diều vi vu như kéo giãn mây cho trời thêm rộng. Diều bay cả một vùng, cánh bãi rộng thênh thênh. Chợt Mai bảo “Anh vẽ tranh về của ông nhá”. Tú bảo: “Ừ. Để anh lấy giấy bút đã”. Chiều say gió nên mây không kịp sà xuống. Nắng cực đậm đỏ phía góc Tây. Tú cắp giác ngồi cạnh góc cây, rồi lặng lẽ vẽ như họa sĩ thực thụ. Nhìn nó say mê, tôi nghĩ, tí chút nữa tôi đã bắt nó bỏ “mấy cái đồ lãng mạn” ở nhà.
Đến lúc hòang hôn sẫm đỏ khúc sông thì bức vẽ cũng hòan thành. Những gam màu tô rất đậm. Tôi ngạc nhiên tại sao nó có thể yêu cái màu chói chang này được. Những đứa trẻ ngước nhìn trời, cả khuôn mặt lẫn quần áo cũng màu đỏ sậm pha vàng. Con sông thì ngăn ngắt xanh. Chỉ cánh diều là đẹp. Cánh diều như những con thuyền, bồng bềnh trong mây. Chắc nó muốn tôi cả tiếng sáo và hình ảnh cánh diều.
Tôi về, mẹ tôi hỏi: “Ở đây, Tú thấy thế nào ?”. Tú bảo: “Thích ạ. Gió ở quê cứ ngòn ngọt như muốn đớp lấy”. Ông tôi bảo: “Chàng họa sĩ này lãng mạn lắm”. Cơm tối xong, không ai xem tivi cùng quây quanh ông nghe kể chuyện.Vẫn chuyện về cánh diều, về hội thi thả diều, những cánh diều rộng hơn cái nong, thân vót cả cây tre già, tiếng sáo bay qua ba tổng vẫn nghe thấy. Lần đầu tiên nghe chuyện nên Tú rất ngạc nhiên. Tuy nghe nhiều nhưng tôi vẫn thấy thú vị. Chuyện của ông không bao giờ chán.
Mẹ tôi gọt hồng xiêm cho chúng tôi ăn, hồng xiêm nhiều cắt ăn ngọt lịm. Nhìn qua anh trăng, tôi thấy mẹ tôi già đi nhiều, già ngay cả dưới ánh sáng huyền hồ này. Mẹ tôi mới bốn mươi tuổi, lẽ nào cứ lặng lẽ thế này. Đêm ấy tôi nằm trằn trọc không ngủ được vì nghĩ đến mẹ, nghĩ đến một ngày nào đó chỉ mình mẹ vào ra với mảnh vườn dần hóa phong rêu như cổ tích. Không biết có bao giờ bố tôi nghĩ thế này chưa?
Thằng Tú cũng khó ngủ, nó hỏi tôi vẻ hoang mang “Mai nhõ bố anh vào băt svề thì làm thế nào? Cả mẹ em nữa. Em sợ !”. Tôi trấn an nó, bảo ngủ đi. Nhưng thực tình tôi cũng lo. Bố tôi rất nghiêm khắc. Gần ba năm chúng tôi xin về nhưng bố cấm. Hình như chia tay với mẹ, bố tôi đã có hẳn một lời thề. Còn dì tôi thì bảo: “Quê của Phú chứ có phải của Tú đâu. Quê Tú là ở đây, ở thành phố”. Rồi dì trách: “Chỉ tại Phú cứ bày ra trong đầu nó những chuyện linh tinh…” Chúng tôi đành im lặng. Nhưng nghe tôi kể là Tú lại thích chơi diều, cái ý thích cứ lớn dần trong lòng nó. Có lần an hem tôi cũng tự thả diều giấy trên sân thượng nhưng vừa thả nó đã mắc dây điện.
Chính vì cái ý thích ấy nên đúng hôm bố tôi đi công tác, dì tôi đi làm sơm, Tú mới giục tôi về quê. Chúng tôi bổ con lợn nhựa, lấy tiền mua quà cho em Mai rồi về quê, khi đi cũng để lại giấy trên bàn cho dì khỏi lo. Nghĩ thì nghĩ vậy, chứ biết đâu, mai bố tôi mà đột xuất về thì không biết mọi chuyện sẽ đi đến đâu. Còn dì tôi nữa. Tôi vẫn bảo Tú: “Chắc chẳng có gì xảy ra đâu. Mà về quê đâu phải là có tội !”. Tú im lặng nhưng không ngủ. Không biết nó nghĩ gì.
*
Sáng sau, trong sự mệt mỏi của giấc ngủ không đẫy, an hem tôi tỉnh dậy. Đang ăn sáng thì dì tôi phóng xe về. Dì xin lỗi ông và mẹ tôi, rồi bắt Tú ra xe về để đi học thêm. Dì bảo tôi: “Phú ở lại cũng được, nhưng hôm qua bố con gọi điện bảo con phải chú ý tới những môn chính, sau hè sẽ là năm học cuối”. Mẹ tôi im lặng như lệ thường hút nhìn Tú ngoái lại vẫy tay. Chỉ em Mai tôi bật khóc, tay nó vẫn mân mê bức tranh chời lòa màu sắc ban chiều. Mẹ tôi bảo: “Phú về ngay với em đi. Kẻo mai bố con về, không thấy con đâu lại mắng dì và đánh em Tú thì tội”. Tôi đứng nhìn mẹ, đến bây giờ mẹ vẫn chẳng giữ lại gì cho riêng mình cả.
Tôi về thành phố. Làng quên bịn tịn sau mỗi vòng xe. Hình như mẹ tôi khóc. Oong ngoại đưa con liếu điếu ra, nó kêu “Phú ơi ! Phú ơi !”.
Rồi thành phố sẽ dần lãng quên tiếng sáo diều trong tâm trí Tú. Hoặc giả chăng, có nhờ Tú cũng coi như kỷ niệm đã qua rồi. Nó phải về thành phố, gốc gác nó vĩnh viễn là ở đó. Còn tôi thì khác, dù cho chúng tôi sống chung dưới một mái nhà. Mảnh đất này là nỗi đau tột cùng và cũng là niềm hạnh phúc vô biên, nơi mẹ sinh tôi ra giữa cuộc đời. Mỗi lúc trong lòng xao động, tôi luôn hướng về nó. Người ta gọi đó là Quê Hương.
Tôi đèo thằng Tú bằng chiếc xe đạp địa hình, tôi vừa đạp vừa giảng giải, thuyết minh, mệt đến bở hơi tai. Chạy theo sau là đám nhóc tì trong làng mà mấy năm xa tôi chỉ biết mặt nhưng quên tên. Chốc chốc thằng Tú lại phải nói to: Ấy ấy, các cậu làm kẹt xe bây giờ…” Cứ như thế từ đường về làng cho tới cổng mới thôi.
Cổng nhà tôi mới làm lại, lát xi măng kẻ carô, có lắp cánh bằng gỗ vàng óng. Chắc ông với mẹ tôi đi làm, nhà có vẻ im ắng lắm. Chúng tôi nhẹ nhàng dắt xe vào sân, thấy trong gian bếp có tiếng nói. Em Mai tôi đang đứng giữa con lợn đất, con búp bê với mấy thứ lỉnh kỉnh khác, má trát mực mồng tơi tím bầm, bắt chước giọng hài hước trên tivi: “Con gà nhà bà ở nhà bà thì nó là công là phượng…”, nghe rõ buồn cười. Tôi gọi: “Mai ơi!”. Mai ngoảnh ra, thấy tôi liền bổ nhào đến. Nó cao đến ngang hông tôi. Nó mừng nên vừa đứng vừa khóc nhè. Thấy vậy, Tú mới bảo: “Nữ danh hài khóc nhè làm nhòe hết son phấn rồi kìa”. Mai nhìn Tú như dò xét rồi ù té đi rửa mặt. Tú bảo: “Cô bé dễ thương nhỉ?”. Tôi cười mà sống mũi cay cay.
Tôi hỏi Mai: “Nhà mình mới mua tivi à?”. Mai bảo: “Cả ba người cùng góp” vốn” mua. Mẹ bán hai con lơn tạ, ông dốc tiền một năm đánh lưới, còn em mổ con lơn đất được năm mươi nghìn. Tivi nhà mình đẹp hơn tivi nhà chúng nó, tối thế nào chẳng có đứa sang xem nhờ”. Tú vừa nghe vừa cười, bảo: “Mai góp tiền thế có được mở tivi xem thỏa thích không ?”. Mai từ đầu đến giờ cứ nhìn Tú, không chịu làm thân. Tôi mới bảp: “Anh Tú đấy, thư nào mà anh chả kể với em”. Mai hỏi: “Có phải anh học vẽ giỏi lắm ?”. Tú bảo: “Để hôm nào anh sẽ vẽ tặng em”. Mai lại bảo: “Anh vẽ sông nhá, sông đẹp lắm”. “Sông ở đâu ?” – Tú hỏi. Mai kéo Tú hướng ra phía sông: “Đấy, thấy chưa, cái dải xanh ơi là xanh í”. Chúng tôi cùng hướng ra phía ấy, tấy thấp thấp thóang bóng người nhỏ thẳm như dấu chấm than dưới nắng. Nghe thật sâu, trong mạch đất vọng về tiếng sóng nước vỗ man mác, gợi nét đằm sâu bền chặt đất quê làng.
Tú với Mai vào nhà dò kênh tivi, một mình tôi lững thững ra vườn. Hơn hai năm qua mà nố vẫn gọn ghê và dịu dàng hương như xưa, có thể cảm nhận thấy rõ hơi hướng đôi tay chăm vén của mẹ. Nhưng cây hồng xiêm quả trĩu cành, ong bay rập rờn, vườn rau ngót, cả giậu mồng tơi vẫn xanh mướt và cây ngâu đang trổ hoa vàng. Hương hoa ngâu không tỏa tãi ra trong nắng vàng mà e ấp tỏa về đêm. Ông tôi chồng từ lúc mẹ mười ba. Tôi cứ tần ngần trong vườn đến khi ông ngoại về. Ông ngoại đã vào tuổi sáu hai nhưng vẫn cường sức. Da ông hồng đỏ như trái lê chin, thật chẳng giống con người của sông nước, dáng đi vẫn nhanh nhẹn. Từ khi bố mẹ tôi ly hôn, ông buồn nhiều và sức làm phải tăng lên. Vừa để nguôi buồn vừa để lo cho em Mai tôi phần tôi học hành. Ông ngoại bước thoăn thoắt vào ngõ, trông cái xe dựng ở sân, ông gọi tóang: “Phú về có phải không ?”. Cả ba đứa cùng chạy ra, đứa xách giỏ, đứa cầm vợt. Ông xoa đầu, hỏi: “Cháu có phải Tú không ?”. Tú khẽ “dạ”, bẽn lẽn như con gái, vội lẩn ra khỏi vòng tay ông. Ông ngoại tôi bảo thêm: “Về đây cháu với anh Phú và em Mai đều như nhau, đừng ngại”.
Mai đổ giỏ cá ra cái chậu nhôm, được ngang lưng chậu. Cá lớn có con bằng bắp chân. Ông tôi đi làm cá. Chúng tôi đi bắt cào cào cho con liếu điếu cộc đuôi. Con liếu điếu tinh ranh như người, chỉ ông tôi chăm nó mới chịu. Hồi tôi còn ở nhà, ông tôi đã cắt lưỡi cho nó 9 lần để dạy cho nó nhưng nó nói, tòan nói bậy. Cứ trông thấy anh em tôi là nó cứ quang quác kêu như bị đòn oan. Mẹ tôi bảo đừng đến gần, nó sắp thành tinh rồi. Ông tôi còn bảo mẹ: “Chim nó cũng có cuộc sống như người. Chỉ được cái hù dọa trẻ con”.
Chúng tôi ra đồng vồ cào cào thả vào cái ông tre. Tú bắt long ngóng tòan bị trượt, nó cũng sợ gặp đỉa nữa. Tôi hỏi: “Bây giờ con chim còn hay chửi bậy không?”. Mai bảo: “Nó khôn lắm rồi, hôm nay em sẽ bảo nó gọi anh. Chúng tôi bắt đầy ống thì về. Đang mùa lúa nên cào cào bắt rất dễ. Con chim mở mắt thao láo nhìn người. Mai bảo: “Chào Tú đi !”. Nó cứ há hốc cái miệng rộng ra, kêu: “Tú đểu ! Tú đểu !”. RÕ là con láu cá. Tú bỏ con cào cào vào lồng, nó mổ ngon lành. Mai lại bảo: “Chào Tú đi !” nó kêu: “Chào Tú ! Chào Tú ! Chào Tú” Tú cười, bảo: “Hay nhỉ !”.
Khi chúng tôi trở vào thì mẹ đã về từ khi nào. Mâm cơm nghi ngút khói đặt giữa nhà. Mẹ giục vào ăn cơm. Cơm trưa có cá rán, canh mồng tơi nấu thịt cá trê, có cả thịt gà. Mẹ tôi gắp hai cái còng gà đưa cho Mai và Tú, bảo “của hai đứa út”. Thằng Tú hơn Mai ba tuổi, kém tôi một tuổi. Nó vẫn bị dì tôi mắng là lơn rồi mà lười, thế mà mẹ tôi vẫn gọi nó là con út, vẫn được ăn còng. Chắc là nó thấy lạ và không khỏi xúc động. Chỉ tại sự mất mát quá sớm làm quá nhạy cảm trước tình cảm của người. Tú bảo với mẹ tôi: “Ở nhà mẹ cháu bảo cháu là con cả và cũng là con út luôn”. Mẹ bất giác nhìn tôi, mắt chợt hằn lên nét buồn.
Bưa cơn đi qua nhanh. Sau giấc ngủ trưa mẹ tôi đi làm từ bao giờ. Chỉ ông tôi ngồi cạp lại cái miệng rổ bị bật mê. Đã nghe tiếng sáo diều văng vẳng lại phía bãi sông. Tú bật dậy, hỏi: “Tiếng gì thế hả anh ?”. “Sáo diều” – tôi đáp. “Hay hơn lời anh kể đó chứ”. Ông tôi lấy cái diều để trên gác bếp, buộc lại dây rồi bảo chúng tôi đi theo. Ba anh em tôi đuổi hụt hơi theo ông. Ông chạy nhanh, vừa chạy vừa giật vừa thả dây. Đến khi diều đứng mà tiếng sáo đã trong, nghỏanh xuống đã đến bãi sông từ lúc nào, ông tôi buộc dây diều vào gốc duối rồi bảo: “Mấy đứa ở đây chơi, trông không thì diều nó đứt dây, ông đi kéo vài mẻ lưới”. Chúng tôi ngồi tựa lưng vào gốc cây, hướng mắt nhìn diều làm chảy mũi hắt hơi liên tục. Sáo diều vi vu như kéo giãn mây cho trời thêm rộng. Diều bay cả một vùng, cánh bãi rộng thênh thênh. Chợt Mai bảo “Anh vẽ tranh về của ông nhá”. Tú bảo: “Ừ. Để anh lấy giấy bút đã”. Chiều say gió nên mây không kịp sà xuống. Nắng cực đậm đỏ phía góc Tây. Tú cắp giác ngồi cạnh góc cây, rồi lặng lẽ vẽ như họa sĩ thực thụ. Nhìn nó say mê, tôi nghĩ, tí chút nữa tôi đã bắt nó bỏ “mấy cái đồ lãng mạn” ở nhà.
Đến lúc hòang hôn sẫm đỏ khúc sông thì bức vẽ cũng hòan thành. Những gam màu tô rất đậm. Tôi ngạc nhiên tại sao nó có thể yêu cái màu chói chang này được. Những đứa trẻ ngước nhìn trời, cả khuôn mặt lẫn quần áo cũng màu đỏ sậm pha vàng. Con sông thì ngăn ngắt xanh. Chỉ cánh diều là đẹp. Cánh diều như những con thuyền, bồng bềnh trong mây. Chắc nó muốn tôi cả tiếng sáo và hình ảnh cánh diều.
Tôi về, mẹ tôi hỏi: “Ở đây, Tú thấy thế nào ?”. Tú bảo: “Thích ạ. Gió ở quê cứ ngòn ngọt như muốn đớp lấy”. Ông tôi bảo: “Chàng họa sĩ này lãng mạn lắm”. Cơm tối xong, không ai xem tivi cùng quây quanh ông nghe kể chuyện.Vẫn chuyện về cánh diều, về hội thi thả diều, những cánh diều rộng hơn cái nong, thân vót cả cây tre già, tiếng sáo bay qua ba tổng vẫn nghe thấy. Lần đầu tiên nghe chuyện nên Tú rất ngạc nhiên. Tuy nghe nhiều nhưng tôi vẫn thấy thú vị. Chuyện của ông không bao giờ chán.
Mẹ tôi gọt hồng xiêm cho chúng tôi ăn, hồng xiêm nhiều cắt ăn ngọt lịm. Nhìn qua anh trăng, tôi thấy mẹ tôi già đi nhiều, già ngay cả dưới ánh sáng huyền hồ này. Mẹ tôi mới bốn mươi tuổi, lẽ nào cứ lặng lẽ thế này. Đêm ấy tôi nằm trằn trọc không ngủ được vì nghĩ đến mẹ, nghĩ đến một ngày nào đó chỉ mình mẹ vào ra với mảnh vườn dần hóa phong rêu như cổ tích. Không biết có bao giờ bố tôi nghĩ thế này chưa?
Thằng Tú cũng khó ngủ, nó hỏi tôi vẻ hoang mang “Mai nhõ bố anh vào băt svề thì làm thế nào? Cả mẹ em nữa. Em sợ !”. Tôi trấn an nó, bảo ngủ đi. Nhưng thực tình tôi cũng lo. Bố tôi rất nghiêm khắc. Gần ba năm chúng tôi xin về nhưng bố cấm. Hình như chia tay với mẹ, bố tôi đã có hẳn một lời thề. Còn dì tôi thì bảo: “Quê của Phú chứ có phải của Tú đâu. Quê Tú là ở đây, ở thành phố”. Rồi dì trách: “Chỉ tại Phú cứ bày ra trong đầu nó những chuyện linh tinh…” Chúng tôi đành im lặng. Nhưng nghe tôi kể là Tú lại thích chơi diều, cái ý thích cứ lớn dần trong lòng nó. Có lần an hem tôi cũng tự thả diều giấy trên sân thượng nhưng vừa thả nó đã mắc dây điện.
Chính vì cái ý thích ấy nên đúng hôm bố tôi đi công tác, dì tôi đi làm sơm, Tú mới giục tôi về quê. Chúng tôi bổ con lợn nhựa, lấy tiền mua quà cho em Mai rồi về quê, khi đi cũng để lại giấy trên bàn cho dì khỏi lo. Nghĩ thì nghĩ vậy, chứ biết đâu, mai bố tôi mà đột xuất về thì không biết mọi chuyện sẽ đi đến đâu. Còn dì tôi nữa. Tôi vẫn bảo Tú: “Chắc chẳng có gì xảy ra đâu. Mà về quê đâu phải là có tội !”. Tú im lặng nhưng không ngủ. Không biết nó nghĩ gì.
*
Sáng sau, trong sự mệt mỏi của giấc ngủ không đẫy, an hem tôi tỉnh dậy. Đang ăn sáng thì dì tôi phóng xe về. Dì xin lỗi ông và mẹ tôi, rồi bắt Tú ra xe về để đi học thêm. Dì bảo tôi: “Phú ở lại cũng được, nhưng hôm qua bố con gọi điện bảo con phải chú ý tới những môn chính, sau hè sẽ là năm học cuối”. Mẹ tôi im lặng như lệ thường hút nhìn Tú ngoái lại vẫy tay. Chỉ em Mai tôi bật khóc, tay nó vẫn mân mê bức tranh chời lòa màu sắc ban chiều. Mẹ tôi bảo: “Phú về ngay với em đi. Kẻo mai bố con về, không thấy con đâu lại mắng dì và đánh em Tú thì tội”. Tôi đứng nhìn mẹ, đến bây giờ mẹ vẫn chẳng giữ lại gì cho riêng mình cả.
Tôi về thành phố. Làng quên bịn tịn sau mỗi vòng xe. Hình như mẹ tôi khóc. Oong ngoại đưa con liếu điếu ra, nó kêu “Phú ơi ! Phú ơi !”.
Rồi thành phố sẽ dần lãng quên tiếng sáo diều trong tâm trí Tú. Hoặc giả chăng, có nhờ Tú cũng coi như kỷ niệm đã qua rồi. Nó phải về thành phố, gốc gác nó vĩnh viễn là ở đó. Còn tôi thì khác, dù cho chúng tôi sống chung dưới một mái nhà. Mảnh đất này là nỗi đau tột cùng và cũng là niềm hạnh phúc vô biên, nơi mẹ sinh tôi ra giữa cuộc đời. Mỗi lúc trong lòng xao động, tôi luôn hướng về nó. Người ta gọi đó là Quê Hương.