watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thạch Kiếm-Hồi 43 - tác giả Eiji Yoshikawa Eiji Yoshikawa

Eiji Yoshikawa

Hồi 43

Tác giả: Eiji Yoshikawa

Trong xóm Liễu, lác đác đã có vài quán rượu và tiệm ăn lên đèn. Khách làng chơi thưa thớt. Giờ này, các ả giang hồ còn bận trang điểm, không mấy ả đứng phất phơ đón khách trước cửa.
Trời chưa tối, nhưng hai chiếc đèn lồng lớn treo trước quán Lạc Thiên đã được thắp sáng. Giang đến xóm yên hoa, nhận ra ngay nơi mình muốn tìm, nên dừng chân trước cổng chính Lạc Thiên Quán nghe ngóng. Nó không rõ xóm Liễu ở đâu, cứ tưởng phải đi xa nên đã chuẩn bị kỹ cho cuộc hành trình. Nói là chuẩn bị nhưng thực ra có gì đâu, đeo thêm cái túi vải gai trong bỏ vài thứ lặt vặt, kể cả cái mặt nạ nó ưa thích, thường lúc nào nhàn rỗi lại đem ra ngắm và đeo vào mặt, và thanh gươm gỗ dài. Đôi dép vẫn là đôi dép cỏ cũ, xơ xác, mòn vẹt gót.
Qua cánh cửa khép hờ, đang ngó nghiêng nhìn vào trong sân, bỗng thấy một người dáng dấp và y phục có vẻ như gia nhân trong quán đi ra. Thấy Giang, gã ngạc nhiên hỏi giọng hách dịch.
- Mày là ai ? Trẻ con đến đây làm gì ?
- Tôi tìm sư phụ. Thạch Đạt Lang ở đây phải không ? Bác làm ơn báo cho ông ấy biết có học trò ông đợi ngoài này.
Sự ngạc nhiên trên mặt gã gia nhân bỗng biến mất, nhường chỗ cho sự khó chịu và tức giận. Cũng vì Thạch Đạt Lang mà hai ngày nay, phái Hoa Sơn cho người đi lục soát khắp xóm, công việc làm ăn của gã bị đình trệ, tiền trà nước thu vào sút kém hẳn đi.
Nhớ đến lời dặn của viên quản lý, gã cau mặt:
- Ở đây không có ai tên đó cả. Nhãi con, mới mở cửa chưa có khách đã đến quấy rầy ! Đi ra !
Đoạn xô Giang ra khỏi cổng. Giang vung tay gạt mạnh:
- Ơ hay ! Bác này làm gì thế ? Tôi hỏi tin, không cho biết thì thôi, can gì đẩy tôi !
- Á à ...thằng này bướng ! Mày đến đây do thám hả ?
- Và không đợi trả lời, gã nắm ngay lấy cổ áo Giang nhấc bổng lên, ném bịch ra ngoài cửa.
Giang ngã ngồi xuống vệ đường, đau điếng. Cơn giận nổi dậy, phừng phừng, mắt hoa lên, nhớ đến lúc đánh nhau với con chó đen trong trang trại nhà Trúc Mộ, Giang rút phắt thanh kiếm gỗ cầm tay xông vào chém bừa vào mặt kẻ thù. Gã gia nhân tránh kịp nhưng cũng bị lưỡi kiếm sướt qua má, máu chảy ròng ròng. Tay ôm má, miệng la, tay kia túm áo Giang, gã quật thằng bé xuống đất. Song Giang lấy chân đạp lên đùi địch thủ, tung mình đứng ngay dậy được, rồi sẵn gươm và nhân lúc kẻ thù hãy còn ở thế nửa quỳ nửa đứng chưa vững, nó giơ kiếm chém một nhát lên đầu gã. Nhát chém khá mạnh vì Giang dùng cả hai tay nắm chuôi kiếm bổ xuống. Nhưng may cho gã, thanh kiếm gỗ không sắc, tóc gã lại rậm buộc lên thành búi lớn trên đỉnh đầu nên chỉ nghe tiếng bịch, gã gia nhân thở phì một cái, quay lơ ra đất, như một khúc gỗ bị vất lên cỏ.
Trời chạng vạng. Lợi dụng lúc tranh tối tranh sáng, Giang lẩn vào bụi rậm bên cổng và thoắt cái đã biệt dạng.
Sự việc xảy ra mau chóng, song không qua được mắt một ả kỹ nữ đứng trên lầu tiệm ăn nhỏ gần đấy. Ả hô hoán:
- Giết người ! Có kẻ giết người ! Thằng bé mặc áo đen mang gươm giết gia nhân quán Lạc Thiên rồi !
Người ta đổ xô ra gọi nhau í ới, mang đèn bu xung quanh xác gã gia nhân Lạc Thiên quán. Nhưng gã không chết, chỉ ngất đi. Xoa rượu và giật tóc mai một hồi thì tỉnh, gã được dìu vào nhà. Hú vía ! Ở cái xóm yên hoa này, ẩu đả xảy ra hàng đêm. Nếu không đổ máu chết người thì chẳng ai để ý và chủ quán cũng giấu nhẹm nội vụ đi hay tìm cách giảm bớt sự trầm trọng để khỏi bị điều tra phiền phức và tránh tai tiếng.
Phố chính đã lên đèn rực rỡ. Rặng liễu trồng hai bên vệ đường tỏa ánh sáng xanh mát huyền ảo. Khách chơi bắt đầu đổ đến tấp nập. Nhưng không phải con lộ nào trong xóm cũng đông đúc và sáng sủa như thế. Quanh co giữa những căn nhà gỗ nhỏ của những người buôn bán lặt vặt hoặc những kẻ sống bám vào các tiệm nước, các nhà hành lạc, là những bãi hoang tối tăm, những đoạn đường sình lầy ít người qua lại. Khu Rokyjo này đang được mở rộng nhưng sự phát triển quá nhanh, các tiện nghi về giao thông không theo kịp.
Giang trốn trong bãi hoang một lúc lâu, hay ít ra nó tưởng thế. Tiếng mõ cầm canh từ xa vẳng lại rời rạc. Sao khuya cũng đã lác đác trên bầu trời vẩn đục và mờ mờ do ánh sáng trong xóm hắt lên. Thấy không ai đuổi theo tìm mình, Giang vững dạ, nhưng lại áy náy lo cho Oa Tử và buồn phiền chẳng biết bây giờ sư phụ nó ở đâu. Nó đánh liều tìm đường ra khỏi bãi hoang, theo lối mòn để ra đường chính. Nhưng đi được một quãng chạm ngay phải hàng rào, Giang phải quay lại tìm lối khác. Không hiểu sao, lối này cũng lại dẫn đến chân hàng rào như lúc nãy. Rào thì cao, làm toàn bằng cây gỗ to bằng bắp đùi đẽo nhọn, dựng khít bên nhau, những khe hở nhỏ đến nỗi thò bàn tay qua không lọt. Giang phân vân lo sợ. Nó không biết xóm này chỉ có một cổng chính, xung quanh là hàng rào cao một trượng bao bọc để giữ an ninh cho xóm.
Giang quay trở lại, cứ nhắm nơi nào có ánh đèn mà tới. Nhưng nó cũng cẩn thận, tránh những chỗ sáng quá. Nó lùi lũi đi, hy vọng thoát khỏi khu này, một nơi mà nó cho là toàn những người không tốt, mặc dầu họ ăn mặc đẹp đẽ.
Qua một ngã tư, bỗng có tiếng gọi phía sau. Lúc đầu không để ý, Giang cứ đi, nhưng tiếng chân dường như đuổi theo nó. Giang quay lại không thấy ai, chỉ có một cô bé ăn mặc ra dáng nữ tỳ, tuổi cũng khoảng cùng trang lứa với nó, đang cố gắng chạy theo.
Giang dừng lại. Cô bé tiến đến hỏi:
- Anh có phải là người đến tìm Thạch Đạt Lang ở quán Lạc Thiên không ?
Giang định chối, song nhìn dáng điệu cô bé hiền lành, thở hổn hển, có vẻ không làm hại mình được, nên gật đầu:
- Phải - Tên anh là Giang hả ?
- Phải.
- Vậy anh theo tôi, tôi đưa anh đến gặp Thạch Đạt Lang.
Nghe nói gặp sư phụ, Giang mừng hết sức. Nhưng e ngại, nó hỏi:
- Cô là ai, sao biết Thạch Đạt Lang ?
Cô bé cắt nghĩa nàng là tỳ nữ của Yến Nương. Nghe tên Yến Nương, Giang không còn nghi ngờ gì nữa. Nó cũng tâm sự:
- Thạch tiên sinh là sư phụ tôi, tôi phải đến gặp ông tức khắc. Nhưng sư phụ tôi có chắc ở đó không ?
- Nếu không ở đó, cô tôi sai đi tìm anh làm gì ?
Cô bé đi bên cạnh Giang không ưa bắt chuyện. Hỏi câu gì nó cũng chỉ trả lời gióng một.
- Yến Nương là ai vậy ?
- Chủ tôi.
- Bà đã già chưa ?
- Chưa.
- Bà làm gì ?
- Làm ở Lạc Thiên quán.
- Sư phụ tôi ở nhà bà hả ?
- Phải.
- Ông ở đó làm gì ?
Cô bé quay nhìn Giang, lát sau mới đáp nhưng không đúng câu hỏi:
- Sắp đến rồi đấy. Tới cái cổng treo chiếc đèn lồng kia, anh cứ đẩy mà vào. Tôi phải đi làm việc khác.
Dứt lời, rẽ vào một đường hẻm lát đá, hai bên trồng toàn mẫu đơn đã bắt đầu trổ nụ.
Theo lời chỉ, Giang đến trước cổng. Cổng gỗ, thấp và hẹp, chắc là cửa sau của một trại nhỏ. Cánh cổng khép hờ, Giang đẩy nhẹ vào không một tiếng động. Qua khu vườn trồng nhiều cây không rõ loại gì, được cắt xén gọn ghẽ hiện lên trong bóng tối lờ mờ như những hình kỷ hà đủ cỡ, Giang thấy một căn nhà gỗ.
Trong nhà vắng lặng, có vẻ bỏ hoang. Giang hơi ngạc nhiên, chẳng lẽ cô bé đó đánh lừa mình, nhưng đã vào đây cũng cứ thử xem. Nếu không thấy sư phụ thì đi ra, có gì mà ngại.
Bèn gõ cửa. Đến năm sáu tiếng chẳng ai trả lời. Đợi khá lâu lại gõ nữa. Cũng không động tĩnh. Sốt ruột, Giang đi vòng quanh. Bếp, chỗ ở gia nhân, vựa củi, kho chứa đồ, nơi nào cũng vắng lặng tối om. Cửa sổ độc nhất trông ra vườn lại quá cao, Giang cố kiễng chân, đầu mới chạm tới khung gỗ.
Tìm quanh mãi, thấy một khúc cây, Giang hì hục vần sát vào chân tường dưới cửa sổ rồi trèo lên, dí mũi qua hàng song tre. Nó bỗng suýt kêu lớn.
Trong phòng, Thạch Đạt Lang, thầy nó, nằm trước lò sưởi, tay co lại gối đầu, trên mình đắp chiếc chăn thêu. Lửa lò đã lụi nhưng ánh than còn hồng chiếu lên những đường thêu vàng óng ánh. Giang chưa bao giờ thấy thầy nó đắp tấm chăn đẹp đến thế !
Quanh chỗ Thạch Đạt Lang nằm, rải rác một nghiên mực, mấy ngọn bút và ba bốn tấm giấy đã vẽ xong, tấm thì bông hoa, tấm thì bụi trúc. Một tấm vẽ con gà còn bỏ dở.
Trông thấy sư phụ, Giang muốn đưa tay ra ôm ngay lấy người nó quý mến và cảm phục xa vắng bấy lâu nay, nhưng nhìn cách ăn mặc và công việc thầy nó đang làm, nó giận.
- Sao sư phụ ta lại có thể yên tâm ngồi vẽ những bức tranh nhưng thế kia được ?
Ông không biết cô Oa Tử đang ốm hay sao ?
Tấm chăn Thạch Đạt Lang đắp, nó cho là biểu hiện của nếp sống khoái lạc, sa đọa sư phụ nó đang bị chìm đắm vào. Lại nhớ đến lúc Thạch Đạt Lang ôm một thiếu nữ không quen biết dưới chân cầu ngày đầu năm, nó tự nhủ:
- Thầy ta bây giờ khác rồi, không còn như trước.
Sự bực tức tràn đến kèm theo niềm cay đắng. Giang hờn dỗi không muốn gặp thầy nữa. Nó thong thả tuột xuống.
- Giang ! Thạch Đạt Lang gọi. Ai dẫn con đến đây ?
Giang lại ngẩng đầu lên nhìn vào. Thạch Đạt Lang vẫn nằm bên lò sưởi, nhưng mắt hé mở và nụ cười thật tươi. Nó nhảy bổ xuống khỏi khúc gỗ, chạy vội về phía trước, đẩy mạnh cửa, xông vào phòng như vũ bão, ôm lấy cổ sư phụ:
- Thầy ! Thầy !
Thạch Đạt Lang cũng ôm lấy đầu đầy bụi đất của Giang, ghì vào ngực mình:
- Lâu lắm ta không gặp con. Sao con biết ta ở đây ? Thầy Đại Quán chỉ cho phải không ?
Rồi ngồi dậy, để đầu Giang vào lòng mình. Hơi ấm của sư phụ truyền sang, Giang thấy dễ chịu vô cùng, bao nhiêu hờn giận quên đi hết cả. Nước mắt chạy quanh, nó như con chó con nằm bên mẹ, sung sướng nhận những cái vuốt ve âu yếm. Lát sau mới sực nhớ:
- Thầy ! Oa Tử ốm nặng. Cô ấy muốn gặp thầy lắm. Cô ấy mong thầy hết sức. Thầy đến thăm cô ấy đi. Chỉ một lần thôi, con chắc cô ấy sẽ chóng khỏi.
- Tội nghiệp !
- Tết vừa rồi, cô Oa Tử có đến chân đại kiều đường Gojo đợi thầy, thấy thầy ôm một cô gái nào đấy, cô Oa Tử giận và từ bấy giờ không vui, ít nói, ít cười, ăn ngủ cũng thất thường, cô gầy lắm !
- Thế ư ? Ngày hôm đó ta cũng xúc động quá. A Kế Mỹ đột nhiên hiện ra làm ta lúng túng.
- A Kế Mỹ là bà con gì với thầy ?
- Người quen cũ, đã lâu. Nhưng thôi đừng nói chuyện ấy nữa. Bây giờ Oa Tử ra sao?
- Cô Oa Tử đang ở trong dinh tướng công Lưu Cát. Thầy đến thăm đi. Gặp thầy, thế nào cô ấy cũng khỏi bệnh.
Giang còn nói rất nhiều, câu nào cũng không ngoài mục đích thuyết phục sư phụ đến thăm cô nó. Nhưng Thạch Đạt Lang như ở tận đâu đâu, mặt đăm chiêu suy nghĩ.
Những lời cầu khẩn của thằng bé chẳng khác gì nước vỗ vào thành đá, vẫn trơ trơ không suy suyển. Thạch Đạt Lang chỉ trả lời ậm ừ.
Giang khó chịu, giật tay áo sư phụ, định bắt ông phải tỏ thái độ dứt khoát, bỗng nghe tiếng chân người. Nữ tỳ của Yến Nương bước vào, mang bộ áo của Thạch Đạt Lang đặt lên kỷ:
- Tiểu tỳ đã giặt xong áo và gột sạch vết máu. Xin đại hiệp kiểm lại.
- Cám ơn cô. Thế còn Yến Nương đâu ?
- Chủ nhân tiểu tỳ bận tiếp khách, sai tiểu tỳ về vấn an và hỏi xem đại hiệp có cần gì nữa không ?
- Ta ở đây rất vừa ý, nhưng nếu ở lại lâu hơn nữa sợ làm phiền chủ nhân. Cho nên xin cáo biệt. Phiền cô chuyển lời cảm ơn chân thành của ta đến chủ nhân.
Nghe sư phụ nói, Giang sung sướng quá, nhảy cẫng. Ờ ! Có thế chứ. Chắc ông đã quyết định đi thăm Oa Tử. Ông đúng là một mẫu người tốt và ngay thẳng, xứng đáng làm sư phụ nó.
- Ngoài ra, ta muốn nhờ cô chỉ đường cho chú em đây ra khỏi xóm, mang áo này đến ngõ Kim Phong hoàn lại cho Cổ Huy Đạo tiên sinh. Giang ! Con làm việc ấy giúp ta được không ?
- Thưa không được !
Ả nữ tỳ xen vào làm cả hai thầy trò cùng ngạc nhiên.
- Anh này đã đả thương một gia nhân ở quán Lạc Thiên. Chuyện đó được bỏ qua vì chủ nhân tiểu tỳ đích thân can thiệp và bảo lãnh. Nhưng để anh ấy ra ngoài tất sẽ bị theo dõi. Mấy hôm nay, đồ chúng Hoa Sơn canh gác ngặt lắm, xin đại hiệp cẩn trọng !
- Cảm ơn cô, nhưng ta cũng có kế hoạch riêng.
Tuy nhiên, sợ nguy hiểm đến tính mạng Giang, Thạch Đạt Lang đồng ý giao cho một người khác mang áo đến ngõ Kim Phong trả Cổ lão bà.
Ả nữ tỳ đi rồi, Thạch Đạt Lang mặc lại bộ áo bằng vải thô của hắn. Bộ áo bạc màu vì sương nắng, mồ hôi loang lổ, nhưng sao hắn thấy đẹp và trân quý vô cùng, mặc vào thoải mái hơn lụa là nhiều.
Khi thắt đến thắt lưng và đeo kiếm, cảm giác cô đơn của Thạch Đạt Lang biến mất. Hắn thấy tự tin và an toàn hơn. Thanh kiếm đối với Thạch Đạt Lang thân thiết như ruột thịt, như bố mẹ anh em và có lẽ thay cho vợ con hắn suốt đời. Mà đúng vậy:
từ trước đến nay Thạch Đạt Lang vẫn tâm nguyện như thế.
Giang ra vườn, ngẩng mặt nhìn trời. Sao đêm lấp lánh. Mảnh trăng hạ huyền lấp ló sau ngọn cây.
- Khuya rồi, nhưng không sao, mình đánh thức cô Oa Tử dậy. Chắc sự bất ngờ này sẽ làm cho cô sung sướng lắm.
Thạch Đạt Lang đến bên, vỗ vai Giang:
- Con ra cửa sau đợi ta.
- Thế thầy không đi cùng với con à ?
- Đi chứ. Nhưng ta muốn đích thân từ biệt Yến Nương. Cũng không lâu đâu !
- Vâng. Vậy con đợi thầy ngoài cửa.
Con đường kiếm đạo còn dài và gian khổ. Lạc Thiên quán, đối với Thạch Đạt Lang là nơi nghỉ chân nhiều hứng thú nhưng tạm thời. Mấy ngày nhàn rỗi ở đây đã giúp hắn lấy lại được quân bình về tâm hồn cũng như thể chất, giúp hắn cảm thông được với cái đẹp, hòa đồng với thiên nhiên. Hắn không mảy may nghi ngờ sự chính trực của đời sống khổ hạnh hắn đang sống, nhưng sự chối bỏ tất cả mọi lạc thú đôi khi khiến hắn tự cảm thấy nhỏ mọn hẹp hòi.
Giây đàn căng quá sẽ đứt, tinh thần căng quá sẽ khủng hoảng. Sau trận giao chiến với Điền Chính, tinh thần và thể chất Thạch Đạt Lang đã gắng sức tột độ, cần được nghỉ ngơi. Hắn cũng đã uống chút rượu, muốn ngủ thì ngủ, muốn đọc sách vẽ tranh thì đọc sách vẽ tranh. Cứ để tâm hồn đôi khi tự do như thế, quả nhiên hắn thấy thư thái hơn trước.
Mở cửa sau, Thạch Đạt Lang định vào cảm ơn Yến Nương. Nhưng nghe tiếng đàn phách vọng ra, tự nhiên hắn đổi ý. “Vô ích mà cũng chẳng hợp thời. Cái thường của họ là cái vô thường của ta. Mình không thuộc về xã hội ấy”. Hắn lặng lẽ cúi đầu, tạ Ơn người tri kỷ trong lòng, rồi lui bước.
Nữ tỳ của Yến Nương chạy theo, trao cho Thạch Đạt Lang phong thư nhỏ. Hắn mở ra, mùi hương trầm thoang thoảng phả trên giấy hoa tiên:
“Mỗi đêm hoa mỗi tàn, chỉ ánh nguyệt lung linh vĩnh cửu. Bên chén rượu nồng thiếp ngồi nhỏ lệ. Trân trọng gửi chàng những hàng chữ này làm duyên hội ngộ”.
- Thư ai đấy thầy ?
- Hỏi làm gì, con không biết đâu !
Giang hểnh mũi:
- Chà ! Mùi hương trầm ! Thơm quá !
Thạch Kiếm
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85