watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chuyện Tình ( Love Story )-Chương 12 - tác giả Erich Segal Erich Segal

Erich Segal

Chương 12

Tác giả: Erich Segal

Nếu có thể chỉ dùng một từ mà mô tả cuộc sống của hai vợ chồng chúng tôi trong ba năm đầu chung sống đó là từ “chắt bóp”. Trong cuộc sống đó, hễ tỉnh dậy là chúng tôi cùng nghĩ đến cách làm sao có đủ tiền để làm những việc mà chúng tôi không thể đừng. Nói chung là cố gắng lắm thì may ra vừa đủ. Cuộc sống đó chẳng có gì là thơ mộng đâu. Chắc các bạn còn nhớ đoạn thơ của Omar Khayyám chứ? Một tập thơ dưới lùm cây, một ổ bánh mì, một vỏ rượu vang, vân vân? Các bạn hãy thay tập thơ bằng cuốn Scott nói về cacdre và thử tưởng tượng cách nhìn nên thơ đó có tác dụng gì đối với cuộc sống của tôi. Thiên đường chăng? Tôi chỉ muốn biết là giá cuốn sách đó bao nhiêu (có thể may ra kiếm được ở một cửa hàng sách cũ nào không) và mua chịu được ở đâu bánh mì và rượu vang “nên thơ” kia không. Rồi sau đó có thể bớt xén được những khoản chỉ tiêu nào để lấy tiền trả nợ.
Cuộc sống thay đổi. Có lúc mà những quyết định đơn giản nhất cũng phải đưa ra thông qua Ủy ban ngân sách lúc nào cũng họp thường trực trong đầu chúng tôi.
“Anh Oliver này, tối nay đi xem Backhet đị”
- Thế là ba đô-la.
- Anh bảo sao?
- Một đô-la rưỡi cho em và một đô-la rưỡi cho anh.
- Có nghĩa là đi hay không nào?
- Không có nghĩa là đi hay không. Chỉ có nghĩa là ba đô-la thế thôi”.
Chúng tôi hưởng tuần trăng mật trên một chiếc thuyền buồm với hai mươi mốt đứa trẻ. Nói cụ thể hơn là: tôi thì điều khiển một chiếc thuyền buồm Rode dài 11 mét, từ bảy giờ sáng cho đến khi nào các khách đi thuyền của tôi phát chán thì thôi, còn Jenny thì làm cô trông trẻ. Tuần trăng mật đó diễn ra ở một nơi tên là Nhà thuyền Pequod tại Denis Port (không xa Hyannis bao nhiêu). Denis Port là một quần cư gồm một khách sạn lớn, một bến tàu nhỏ xíu và vài chục nếp nhà cho thuệ Bên ngoài một trong những ngôi nhà gỗ nhỏ nhất, tôi treo một tấm biển tưởng tượng: “Ở đây Jenny và Oliver đã chung sống với nhau”. Tôi cho rằng sau suốt một ngày phải ân cần tử tế với các khách hàng nhỏ xíu của tôi, - vì nguồn thu nhập của chúng tôi chủ yếu thuộc vào họ – Jenny và tôi vẫn còn có thể tử tế ân cần được với nhau thì phải nói là giỏi. Tôi chỉ nói “tử tế ân cần” thôi, vì tôi không tìm ra từ ngữ để miêu tả việc yêu Jenny Cavilleri và được nàng yêu lại là như thế nào. Aáy xin lỗi, tôi muốn nói là Jennifer Barrett.
Trước khi lên đường đi hưởng tuần trăng mật tại Denis Port chúng tôi đã tìm được một căn nhà rẻ tiền ở Cambridge Bắc tuy rằng về mặt kỹ thuật, địa chỉ thì ghi là khu Somerville và nhà thì nói như Jenny “Ở vào tình trạng không thể sửa chữa được”. Ban đầu nhà này xây cho hai gia đình, nhưng bây giờ thì được chuyển thành bốn căn hộ, với giá cho thuê cắt cổ tuy được gọi là “rẻ”. Nhưng kén chọn thế nào được đối với sinh viên mới ra trường trong khi nhà cho thuê thì ít mà người thuê thì nhiều?
- Anh Oliver, tại sao nhà chức trách không đến ra lệnh cấm ở tại căn nhà ọp ẹp này?
- Có lẽ vì họ sợ không dám đặt chân đến.
- Em cũng thế.
- Hồi tháng Sáu em có sợ đâu.
(Cuộc đối thoại diễn ra trong tháng Chín, khi chúng tôi đi nghỉ về).
- Tháng Sáu em chưa lấy chồng. Nay đã thành người đàn bà có chồng, em coi chỗ này là nguy hiểm.
- Thì em định làm gì?
- Nói với chồng em, chồng em sẽ lo liệu.
- Em nói đi, anh là chồng em đây, - tôi bảo nàng.
- Thật không? Anh hãy chứng tỏ anh là chồng em xem nào.
- Em bảo sao? – Tôi hỏi trong bụng nghĩ: “Aáy đừng! Đừng ở ngoài phố!”
Nàng nói tiếp:
Anh hãy bế em qua bậc cửa đi.
- Em không tin những trò mê tín vớ vẩn này chứ?
- Anh cứ bế em đi, em sẽ quyết định tin hay không sau.
Thôi được. Tôi bế nàng, lên năm bậc thềm đến tận cửa:
- Sao anh dừng lại! – Nàng hỏi.
- Đây chẳng phải là bậc cửa rồi ư?
- Không phải, không phải.
- Anh thấy tên hai chúng mình ghi bên cạnh nút bấm chuông kia kìa.
- Đây chưa phải là bậc cửa chính thức. Bế em lên tầng một, anh lười.
Đến chỗ ở “chính thức” của vợ chồng chúng tôi là phải leo hai mươi bốn bậc nữa. Tôi phải dừng lại gần nửa chừng để lấy hơi. Tôi hỏi nàng:
- Sao em nặng thế?
- Anh không nghĩ là em có thể có thai à, - A ha! Anh sợ, phải không?
- Đâu có.
- Không dối được em đâu.
- Ừ, đúng. Anh có hoảng trong một giây thôi.
Tôi bế nàng nốt đoạn đường còn lại. Đó là một trong những giây phút hiếm hoi và quý báu mà tôi nhớ là không dính dáng đến cái từ “chắt bóp”.
***
Cái tên lừng lẫy của tôi cho phép vợ chồng tôi được mua ghi sổ nợ Ở một cửa hàng thực phẩm mà ông chủ thường không bao giờ bán chịu cho sinh viên. Ngược lại, chính cái tên ấy lại hại chúng tôi ở chỗ chúng tôi ít ngờ tới nhất: tại trường Shady Lane nơi mà Jenny sẽ đến đây dạy học, Ann Miller Whitman, bà hiệu trưởng nói với vợ tôi:
- Tất nhiên trường Shady Lane chúng tôi không có khả năng trả lương cho các cô giáo như ở các trường công.
Rồi bà nói thêm là dù sao cũng không nghĩ những người trong dòng họ Barrett lại quan tâm đến “khía cạnh này” của vấn đề.
Jenny cố tìm cách xua tan những ảo tưởng của bà ta, nhưng ngoài ba nghìn năm trăm đô la một năm mà nhà trường đã đề xuất, nàng chỉ nhận được thêm khoảng hai phút “hô, hô, hô” của bà hiệu trưởng. Bà Whitman thấy ý kiến của Jenny nói rằng vợ chồng nhà Barrett phải trả tiền thuê nhà như bất cứ ai thật là khôi hài.
Khi Jenny đã kể lại với tôi chuyện ấy, tôi đưa ra một vài gợi ý về những gì mà bà Whitman có thể làm được với ba nghìn năm trăm đô la, hô, hô, hô của bà tạ Thấy thế Jenny hỏi liệu tôi có sẵn sàng bỏ trường luật để kiếm sống nuôi nàng trong khi chờ đợi nàng những kỳ thi cần thiết để vào dạy ở trường công không. Tôi suy nghĩ rất nghiêm túc trong hai giây đồng hồ về toàn bộ tình hình và đi đến một kết luận vừa ngắn gọn vừa chính xác.
- Mẹ kiếp.
- Một câu khá hùng hồn – vợ tôi bảo.
- Chứ em chờ anh nói gì, Jenny, - Hô, hô, hô à?
- Không đâu. Anh thấy chịu khó tập thích món mì ống Ý, thế thôi.
***
Tôi nghe theo lời nàng. Tôi tập ưa thích món mì ống còn Jenny tập làm quen với tất cả những cách nấu nướng có thể tưởng tượng được để làm cho món mì có cái vẻ gì khác chứ không phải là mì suông. Với chút tiền đã kiếm trong kỳ hè cộng với đồng lương của Jenny và khoản thu nhập dự kiến của công việc ban đêm mà tôi tính sổ đến nhận tại bưu điện trong dịp Nôen thứ tư dồn dập, chúng tôi thấy cũng tạm được. Tất nhiên có hàng đống bộ phim mà chúng tôi không đi xem (và hàng đống buổi hòa nhạc mà Jenny cũng bỏ), nhưng dù sao chúng tôi cũng thu xếp cuộc sống được tàm tạm.
Nhưng tất nhiên, chúng tôi cố thu xếp tạm tạm được ở mỗi mặt sinh sống thôi.
Về mặt xã hội, cuộc sống của hai chúng tôi đã thay đổi hoàn toàn. Chúng tôi vẫn ở Cambridge và trên lý thuyết Jeny có thể vẫn cứ tham gia tất cả các hội âm nhạc của nàng. Nhưng nàng không có thời giờ. Ở trường Shađy Lane về là nàng đã mệt nhoài rồi, lại còn phải làm bữa tốt (đi ăn hiệu là điều nằm ngoài khả năng hiện thực). Về phía tôi, các bạn bè tôi cũng tế nhị để chúng tôi yên. Nghĩa là họ không mời mọc gì chúng tôi nữa, cốt để chúng tôi khỏi phải mời mọc lại họ, các bạn có hiểu ý tôi muốn nói gì không?
Chúng tôi thậm chí còn bỏ các trận đấu bóng.
Với tư cách hội viên câu lạc bộ Varsity, tôi được mua vé ở khu ghế chính giữa, tức là những chỗ rất tốt nhưng cũng rất đắt. Giá mỗi vé là sáu đô la, tổng cộng là mười hai đô lạ Jenny bảo tôi:
- Sai rồi, chỉ sáu đô la thôi. Anh có thể đi xem một mình, không có em. Em chẳng hiểu gì về bóng đá với bóng đẩy, ngoài cái điều là có những kẻ la hét ầm ĩ: “Xông lên, xông vào đi!” Mà anh thì lại thích những trò ấy, vì thế, em muốn anh cứ đi xem đi!
- Thôi không nói chuyện này nữa – tôi cắt ngang vì dù sao tôi là chồng và là chủ gia đình – Với lại, anh còn dùng thời gian để học.
Dẫu vậy, các chiều thứ bảy, tôi không thể không áp chiếc máy thu thanh bán dẫn vào tai, lắng nghe những tiếng reo hò của các cổ động viên. Về mặt địa lý họ chỉ cách tôi không đến một cây số nhưng đối với tôi bây giờ họ như sống trên một hành tinh khác.
Tôi dùng các đặc quyền hội viên câu lạc bộ Varsity của tôi để mua vé trận đấu với trường lên cho Robbie Walde, một bạn học ở trường luật. Robbie cảm ơn mãi. Khi anh ta về rồi, Jenny yêu cầu tôi giải thích một lần nữa những ai có quyền ngồi ở khu ghế đặc biệt dành cho câu lạc bộ Varsitỵ Tôi giảng giải lại cho nàng hiểu rằng khu ghế ấy dành cho tất cả những ai bất kể lứa tuổi, tầm vóc cao thấp hoặc vị trí xã hội, đã phục vụ một cách xuất sắc thể thao trường Harvard trong các môn. Nàng hỏi tiếp:
- Cả những nhà thể thao trên nước nữa?
Một nhà thể thao là một nhà thể thao, dù là không hay ướt.
- Trừ anh, Oliver ạ. Anh là một nhà thể thao bị đóng băng rồi.
Tôi chuyển sang vấn đề khác, cho rằng đó chỉ là một câu châm chọc thông thường của Jenny chứ tôi không muốn nghĩ là có một ẩn ý gì khác đằng sau câu hỏi của nàng về các truyền thống thể thao của trường Harvard. Như có thể là nàng ám chỉ một cách tế nhị rằng tuy sân vận động Soldier Field có tới 54.000 chỗ, nhưng tất cả những cựu động viên đều sẽ ngồi ở cùng khu chúa sừng, tất cả, già lẫn trẻ, cả những vận động viên ướt, khô hoặc đã đóng băng. Có phải chỉ riêng sáu đô la làm tôi xa sân vận động những chiều thứ bảy hay không?
Thôi kệ, nếu Jenny quả thực nghĩ đến chuyện khác trong đầu không nên bàn cãi làm gì.



Nếu có thể chỉ dùng một từ mà mô tả cuộc sống của hai vợ chồng chúng tôi trong ba năm đầu chung sống đó là từ “chắt bóp”. Trong cuộc sống đó, hễ tỉnh dậy là chúng tôi cùng nghĩ đến cách làm sao có đủ tiền để làm những việc mà chúng tôi không thể đừng. Nói chung là cố gắng lắm thì may ra vừa đủ. Cuộc sống đó chẳng có gì là thơ mộng đâu. Chắc các bạn còn nhớ đoạn thơ của Omar Khayyám chứ? Một tập thơ dưới lùm cây, một ổ bánh mì, một vỏ rượu vang, vân vân? Các bạn hãy thay tập thơ bằng cuốn Scott nói về cacdre và thử tưởng tượng cách nhìn nên thơ đó có tác dụng gì đối với cuộc sống của tôi. Thiên đường chăng? Tôi chỉ muốn biết là giá cuốn sách đó bao nhiêu (có thể may ra kiếm được ở một cửa hàng sách cũ nào không) và mua chịu được ở đâu bánh mì và rượu vang “nên thơ” kia không. Rồi sau đó có thể bớt xén được những khoản chỉ tiêu nào để lấy tiền trả nợ.

Cuộc sống thay đổi. Có lúc mà những quyết định đơn giản nhất cũng phải đưa ra thông qua Ủy ban ngân sách lúc nào cũng họp thường trực trong đầu chúng tôi.

“Anh Oliver này, tối nay đi xem Backhet đị”

- Thế là ba đô-la.

- Anh bảo sao?

- Một đô-la rưỡi cho em và một đô-la rưỡi cho anh.

- Có nghĩa là đi hay không nào?

- Không có nghĩa là đi hay không. Chỉ có nghĩa là ba đô-la thế thôi”.

Chúng tôi hưởng tuần trăng mật trên một chiếc thuyền buồm với hai mươi mốt đứa trẻ. Nói cụ thể hơn là: tôi thì điều khiển một chiếc thuyền buồm Rode dài 11 mét, từ bảy giờ sáng cho đến khi nào các khách đi thuyền của tôi phát chán thì thôi, còn Jenny thì làm cô trông trẻ. Tuần trăng mật đó diễn ra ở một nơi tên là Nhà thuyền Pequod tại Denis Port (không xa Hyannis bao nhiêu). Denis Port là một quần cư gồm một khách sạn lớn, một bến tàu nhỏ xíu và vài chục nếp nhà cho thuệ Bên ngoài một trong những ngôi nhà gỗ nhỏ nhất, tôi treo một tấm biển tưởng tượng: “Ở đây Jenny và Oliver đã chung sống với nhau”. Tôi cho rằng sau suốt một ngày phải ân cần tử tế với các khách hàng nhỏ xíu của tôi, - vì nguồn thu nhập của chúng tôi chủ yếu thuộc vào họ – Jenny và tôi vẫn còn có thể tử tế ân cần được với nhau thì phải nói là giỏi. Tôi chỉ nói “tử tế ân cần” thôi, vì tôi không tìm ra từ ngữ để miêu tả việc yêu Jenny Cavilleri và được nàng yêu lại là như thế nào. Aáy xin lỗi, tôi muốn nói là Jennifer Barrett.

Trước khi lên đường đi hưởng tuần trăng mật tại Denis Port chúng tôi đã tìm được một căn nhà rẻ tiền ở Cambridge Bắc tuy rằng về mặt kỹ thuật, địa chỉ thì ghi là khu Somerville và nhà thì nói như Jenny “Ở vào tình trạng không thể sửa chữa được”. Ban đầu nhà này xây cho hai gia đình, nhưng bây giờ thì được chuyển thành bốn căn hộ, với giá cho thuê cắt cổ tuy được gọi là “rẻ”. Nhưng kén chọn thế nào được đối với sinh viên mới ra trường trong khi nhà cho thuê thì ít mà người thuê thì nhiều?

- Anh Oliver, tại sao nhà chức trách không đến ra lệnh cấm ở tại căn nhà ọp ẹp này?

- Có lẽ vì họ sợ không dám đặt chân đến.

- Em cũng thế.

- Hồi tháng Sáu em có sợ đâu.

(Cuộc đối thoại diễn ra trong tháng Chín, khi chúng tôi đi nghỉ về).

- Tháng Sáu em chưa lấy chồng. Nay đã thành người đàn bà có chồng, em coi chỗ này là nguy hiểm.

- Thì em định làm gì?

- Nói với chồng em, chồng em sẽ lo liệu.

- Em nói đi, anh là chồng em đây, - tôi bảo nàng.

- Thật không? Anh hãy chứng tỏ anh là chồng em xem nào.

- Em bảo sao? – Tôi hỏi trong bụng nghĩ: “Aáy đừng! Đừng ở ngoài phố!”

Nàng nói tiếp:

Anh hãy bế em qua bậc cửa đi.

- Em không tin những trò mê tín vớ vẩn này chứ?

- Anh cứ bế em đi, em sẽ quyết định tin hay không sau.

Thôi được. Tôi bế nàng, lên năm bậc thềm đến tận cửa:

- Sao anh dừng lại! – Nàng hỏi.

- Đây chẳng phải là bậc cửa rồi ư?

- Không phải, không phải.

- Anh thấy tên hai chúng mình ghi bên cạnh nút bấm chuông kia kìa.

- Đây chưa phải là bậc cửa chính thức. Bế em lên tầng một, anh lười.

Đến chỗ ở “chính thức” của vợ chồng chúng tôi là phải leo hai mươi bốn bậc nữa. Tôi phải dừng lại gần nửa chừng để lấy hơi. Tôi hỏi nàng:

- Sao em nặng thế?

- Anh không nghĩ là em có thể có thai à, - A ha! Anh sợ, phải không?

- Đâu có.

- Không dối được em đâu.

- Ừ, đúng. Anh có hoảng trong một giây thôi.

Tôi bế nàng nốt đoạn đường còn lại. Đó là một trong những giây phút hiếm hoi và quý báu mà tôi nhớ là không dính dáng đến cái từ “chắt bóp”.

***

Cái tên lừng lẫy của tôi cho phép vợ chồng tôi được mua ghi sổ nợ Ở một cửa hàng thực phẩm mà ông chủ thường không bao giờ bán chịu cho sinh viên. Ngược lại, chính cái tên ấy lại hại chúng tôi ở chỗ chúng tôi ít ngờ tới nhất: tại trường Shady Lane nơi mà Jenny sẽ đến đây dạy học, Ann Miller Whitman, bà hiệu trưởng nói với vợ tôi:

- Tất nhiên trường Shady Lane chúng tôi không có khả năng trả lương cho các cô giáo như ở các trường công.

Rồi bà nói thêm là dù sao cũng không nghĩ những người trong dòng họ Barrett lại quan tâm đến “khía cạnh này” của vấn đề.

Jenny cố tìm cách xua tan những ảo tưởng của bà ta, nhưng ngoài ba nghìn năm trăm đô la một năm mà nhà trường đã đề xuất, nàng chỉ nhận được thêm khoảng hai phút “hô, hô, hô” của bà hiệu trưởng. Bà Whitman thấy ý kiến của Jenny nói rằng vợ chồng nhà Barrett phải trả tiền thuê nhà như bất cứ ai thật là khôi hài.

Khi Jenny đã kể lại với tôi chuyện ấy, tôi đưa ra một vài gợi ý về những gì mà bà Whitman có thể làm được với ba nghìn năm trăm đô la, hô, hô, hô của bà tạ Thấy thế Jenny hỏi liệu tôi có sẵn sàng bỏ trường luật để kiếm sống nuôi nàng trong khi chờ đợi nàng những kỳ thi cần thiết để vào dạy ở trường công không. Tôi suy nghĩ rất nghiêm túc trong hai giây đồng hồ về toàn bộ tình hình và đi đến một kết luận vừa ngắn gọn vừa chính xác.

- Mẹ kiếp.

- Một câu khá hùng hồn – vợ tôi bảo.

- Chứ em chờ anh nói gì, Jenny, - Hô, hô, hô à?

- Không đâu. Anh thấy chịu khó tập thích món mì ống Ý, thế thôi.

***

Tôi nghe theo lời nàng. Tôi tập ưa thích món mì ống còn Jenny tập làm quen với tất cả những cách nấu nướng có thể tưởng tượng được để làm cho món mì có cái vẻ gì khác chứ không phải là mì suông. Với chút tiền đã kiếm trong kỳ hè cộng với đồng lương của Jenny và khoản thu nhập dự kiến của công việc ban đêm mà tôi tính sổ đến nhận tại bưu điện trong dịp Nôen thứ tư dồn dập, chúng tôi thấy cũng tạm được. Tất nhiên có hàng đống bộ phim mà chúng tôi không đi xem (và hàng đống buổi hòa nhạc mà Jenny cũng bỏ), nhưng dù sao chúng tôi cũng thu xếp cuộc sống được tàm tạm.

Nhưng tất nhiên, chúng tôi cố thu xếp tạm tạm được ở mỗi mặt sinh sống thôi.

Về mặt xã hội, cuộc sống của hai chúng tôi đã thay đổi hoàn toàn. Chúng tôi vẫn ở Cambridge và trên lý thuyết Jeny có thể vẫn cứ tham gia tất cả các hội âm nhạc của nàng. Nhưng nàng không có thời giờ. Ở trường Shađy Lane về là nàng đã mệt nhoài rồi, lại còn phải làm bữa tốt (đi ăn hiệu là điều nằm ngoài khả năng hiện thực). Về phía tôi, các bạn bè tôi cũng tế nhị để chúng tôi yên. Nghĩa là họ không mời mọc gì chúng tôi nữa, cốt để chúng tôi khỏi phải mời mọc lại họ, các bạn có hiểu ý tôi muốn nói gì không?

Chúng tôi thậm chí còn bỏ các trận đấu bóng.

Với tư cách hội viên câu lạc bộ Varsity, tôi được mua vé ở khu ghế chính giữa, tức là những chỗ rất tốt nhưng cũng rất đắt. Giá mỗi vé là sáu đô la, tổng cộng là mười hai đô lạ Jenny bảo tôi:

- Sai rồi, chỉ sáu đô la thôi. Anh có thể đi xem một mình, không có em. Em chẳng hiểu gì về bóng đá với bóng đẩy, ngoài cái điều là có những kẻ la hét ầm ĩ: “Xông lên, xông vào đi!” Mà anh thì lại thích những trò ấy, vì thế, em muốn anh cứ đi xem đi!

- Thôi không nói chuyện này nữa – tôi cắt ngang vì dù sao tôi là chồng và là chủ gia đình – Với lại, anh còn dùng thời gian để học.

Dẫu vậy, các chiều thứ bảy, tôi không thể không áp chiếc máy thu thanh bán dẫn vào tai, lắng nghe những tiếng reo hò của các cổ động viên. Về mặt địa lý họ chỉ cách tôi không đến một cây số nhưng đối với tôi bây giờ họ như sống trên một hành tinh khác.

Tôi dùng các đặc quyền hội viên câu lạc bộ Varsity của tôi để mua vé trận đấu với trường lên cho Robbie Walde, một bạn học ở trường luật. Robbie cảm ơn mãi. Khi anh ta về rồi, Jenny yêu cầu tôi giải thích một lần nữa những ai có quyền ngồi ở khu ghế đặc biệt dành cho câu lạc bộ Varsitỵ Tôi giảng giải lại cho nàng hiểu rằng khu ghế ấy dành cho tất cả những ai bất kể lứa tuổi, tầm vóc cao thấp hoặc vị trí xã hội, đã phục vụ một cách xuất sắc thể thao trường Harvard trong các môn. Nàng hỏi tiếp:

- Cả những nhà thể thao trên nước nữa?

Một nhà thể thao là một nhà thể thao, dù là không hay ướt.

- Trừ anh, Oliver ạ. Anh là một nhà thể thao bị đóng băng rồi.

Tôi chuyển sang vấn đề khác, cho rằng đó chỉ là một câu châm chọc thông thường của Jenny chứ tôi không muốn nghĩ là có một ẩn ý gì khác đằng sau câu hỏi của nàng về các truyền thống thể thao của trường Harvard. Như có thể là nàng ám chỉ một cách tế nhị rằng tuy sân vận động Soldier Field có tới 54.000 chỗ, nhưng tất cả những cựu động viên đều sẽ ngồi ở cùng khu chúa sừng, tất cả, già lẫn trẻ, cả những vận động viên ướt, khô hoặc đã đóng băng. Có phải chỉ riêng sáu đô la làm tôi xa sân vận động những chiều thứ bảy hay không?

Thôi kệ, nếu Jenny quả thực nghĩ đến chuyện khác trong đầu không nên bàn cãi làm gì.
Chuyện Tình ( Love Story )
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22