watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chuyện Tình ( Love Story )-Chương 4 - tác giả Erich Segal Erich Segal

Erich Segal

Chương 4

Tác giả: Erich Segal

- Jenny đang nói điện thoại dưới hà.
Cô gái phòng thường trực đã báo ngay cho tôi biết khi tôi chưa kịp xưng tên và nói lý do tôi đến Briggs Hall tối hôm thứ hai ấy. Tôi kết luận ngay đó là dấu hiệu tốt. Rõ ràng cô gái này đã đọc tờ Crimson và biết tôi là ai. Chuyện đó thì đã xảy ra với tôi nhiều lần rồi. Nhưng quan trọng hơn, đó là Jenny đã kể với cô ta tôi là người yêu của nàng.
- Xin cảm ơn, - tôi nói – tôi đợi Jenny ở đây.
- Bậy quá anh nhỉ, trận ở Cornell ấy. Tờ Crimson nói anh bị bốn đối thủ tiến công.
- Đúng. Thế mà tôi lại bị người ta phạt. Phạt năm phút.
- Thế à?
Sự khác nhau giữa một người bạn gái và một người ngưỡng mộ là với loại người thứ hai, chẳng mấy chốc ta không biết nói gì nữa.
- Jenny đã nói xong chưa cô?
Cô ta nhìn vào bảng tổng đài điện thoại và trả lời “Chưa”.
Ai mà Jenny có thể dành cho từng ấy thời gian xen vào cuộc hẹn hò với tôi? Tôi có biết rằng Martin Davidson, sinh viên năm thứ tư trường Adams House và là chỉ huy dàn nhạc tại Hội nhạc Bach, tự coi mình có những đặc quyền đối với Jennỵ Không phải về mặt thể xác, tất nhiên rồi. Tôi tin chắc rằng anh chàng không biết vung lên cái gì khác ngoài cái đũa chỉ huy của mình. Dù thế nào đi nữa, tôi quyết định không thể dung thứ mãi sự lạm dụng này đối với thời gian của tôi.
- Buồng điện thoại ở đâu nhỉ?
- Dưới kia kìa.
Tôi đi về phía cô ta chỉ. Từ xa tôi thấy Jenny đang cầm máy nói. Nàng để ngõ cửa buồn điện thoại. Tôi bước từ từ, dáng thờ ơ, mong nàng sẽ nhìn thấy tôi – Tôi cùng với những vết thương và những miếng băng – và nàng sẽ bỏ máy nghe đến lao vào tay tôi. Bước lại gần, tôi nghe được lõm bõm những lời nàng nói vào máy điện thoại:
- Vâng ạ, được chứ! Nhất định được. Phil yêu quý. Tôi không bước một cách thờ ơ nữa. Nàng nói chuyện với ai vậy? Không phải Davidson tên hắn không có chữ Phil. Tôi đã tìm hiểu về hắn từ lâu trong danh sách lớp hắn: Martin Davidson 70 đường Riverside Drive, New York, sinh viên trường nghệ thuật và âm nhạc Adams Housẹ Tôi cũng đã thấy ảnh hắn rồi, một khuôn mặt tỏ ra có một sự mẫn cảm nhất định, thông minh và một thân hình kém tôi chừng hai mươi lăm kilộ Nhưng rõ ràng đây không phải là Davinston. Hai năm rõ mười là Jenny Cavilleri đã bỏ rơi cả hai đứa chúng tôi vì một kẻ mà ngay lúc này đây, nàng đang hôn gửi qua máy điện thoại (với một vẻ trâng tráo đến thế nào!)
Tôi mới vắng mặt chưa đến bốn mươi lăm tiếng đồng hồ thế mà đã có một kẻ tên là Phil nào đó len vào trái tim Jenny rồi.
- Vâng, được chứ, Phil yêu quý. Nhất định được mà.
Đúng lúc nàng bỏ máy thì nhìn thấy tôi, và chẳng đỏ mặt một tí nào, nàng nhoẻn miệng cười, gửi tôi một cái hôn. Có thể giả dối được đến mức ấy cơ à?
Nàng hôn nhẹ lên bên má lành lặn của tôi.
- Này anh… trông anh khiếp quá.
- Anh bị thương mà, Jenny.
- Còn gã kiả Phải nặng hơn chứ?
- Nặng hơn, nhất định rồi. Với anh thì địch thủ bao giờ cũng bị nặng hơn.
Tôi lấy giọng hết sức hăm dọa mà nói câu này để nàng đồng thời hiểu rằng tôi sẽ loại ngay ra khỏi vòng chiến kẻ nào có ý định lẻn vào trái tim Jenny trong khi tôi xa mặt và tất nhiên là xa lòng nàng. Jenny nắm lấy tay áo tôi và hai chúng tôi bước về phía cửa.
Ra ngoài, lúc sắp bước lên xe, tôi hít đầy lồng ngực không khí ban tối rồi cố hết sức lấy giọng thật thản nhiên làm ra vẻ hỏi một cách bâng quơ:
- Jenny này.
- Gì cơ?
- Hừm… Phil là ai thế?
Vừa bước lên xe nàng vừa trả lời, bình thản:
- Bố em.
***
Tôi đâu tin được chuyện ấy.
- Em gọi bố em cộc lốc là Phil thôi à?
Tên bố em đấy. Còn bố anh, anh gọi là gì?
Có lần Jenny đã kể với tôi cha nàng đâu như làm bánh ngọt tại Cranston, một thị trấn nhỏ ở bang Rhodes Island. Ông đã một mình gà trống nuôi con, mẹ nàng đã qua đời trong một tai nạn xe hơi khi nàng hãy còn nhỏ xíu. Nàng kể chuyện ấy để giải thích tại sao nàng không có bằng lái xe. Về tất cả mọi lĩnh vực khác, cha nàng là một người “rất thông cảm” (đúng như lời nàng nói), nhưng về việc để cho đứa con gái cưng duy nhất của ông được lái xe thì ông rất mê tín không chịu. Điều đó đã làm nàng phải rất vất vả trong năm cuối ở trường trung học khi nàng học thêm dương cầm tại thành phố Providencẹ Nhưng nhờ vậy, nàng đã có dịp đọc hết các tác phẩm của Proust trên những chặng xe buýt dài.
- Bố anh, anh gọi là gì? – Nàng hỏi lại.
Đầu óc tôi đang để ở đâu đâu. Tôi không nghe rõ câu nàng hỏi.
- Em hỏi gỉ nhỉ?
- Khi nói về người sinh thành ra anh, anh gọi bằng gì?
Tôi trả lời bằng cái từ mà xưa nay tôi vẫn mơ dùng.
- Bố khỉ.
- Anh nói ngay vào mặt cụ à? – Nàng hỏi.
- Anh chưa bao giờ nhìn thấy mặt ông ấy.
- Cụ đeo mặt nạ ư?
- Phải, theo một nghĩa nào đó. Một cái mặt nạ bằng đá, loại đá rắn nhất.
- Thôi đi anh… Chắc cụ phải rất tự hào về anh, niềm vinh dự về thể thao của Harvard.
Tôi nhìn nàng, quả thực nàng chưa biết hết.
- Ông ấy cũng vậy, Jenny ạ.
- Cụ nổi tiếng hơn cả hữu biên đội vô địch Hội All Ivy sao?
Tôi hài lòng thấy nàng vui thích với tiếng tăm của tôi trong thể thao. Tôi rất tiếc sẽ phải làm cho tên tuổi mình mờ nhạt đi khi kể ra những thành tích thể thao của cha tôi.
- Ông ấy đã đi dự Thế vận hội năm 1928 trong môn đua thuyền.
- Oâi chao! Cụ giật giải chứ?
- Không!
Hẳn nàng phải nhận thấy rằng việc cha tôi chỉ về thứ sáu trong vòng đua chung kết đã an ủi tôi phần nào.
Hai chúng tôi không nói gì một lúc. Bây giờ Jeny có lẽ sẽ hiểu được rằng mang cái tên Oliver Barrett IV không phải chỉ có nghĩa là cuộc sống với cái tòa nhà bằng đá xám trong sân trường đại học Harvard mà còn phải thừa hưởng một truyền thống thể thao khá nặng nề, tóm lại là nặng nề đối với tôi.
- Nhưng cụ đã làm gì để được mang danh hiệu “Bố khỉ” – Jenny lại hỏi.
- Ông ấy áp chế tôi – tôi đáp
- Anh muốn nói là bố con anh bất hòa à?
Jen, anh xin em thôi đi, hãy miễn cho anh những chuyện gia đình của anh đã quá đủ đối với anh rồi.
- Sao nào, Oliver? Cụ áp chế anh những gì?
- Ông ấy bắt anh phải “giỏi”
- Ơ kìa, “giỏi” thì có gì xấu đâu? – Nàng hỏi, thích thú với cách nói châm chọc đó.
Tôi giải thích cho nàng hiểu tôi ghét cái bị truyền thống của dòng họ Barrett sắp đặt cuộc sống cho mình… Chắc nàng cũng đã đoán ra điều đó khi thấy tôi co vai rụt cổ lúc phải thú nhận tôi mang một số hiệu ở sau tên tôi. Tôi cũng không thích thú gì khi phải bắt buộc chúng ra một con số X thành tích nào đó sau mỗi một quý mà Trời cho tôi sống.
- Ờ, mà đúng thật, - Jenny nói, giọng đầy vẻ châm chọc, - em đã nhận thấy anh rất ghét được điểm A, được đứng trong đội giật giải quán quân…
- Anh ghét là ghét ông ấy coi những điều đó là đương nhiên.
Nói toạc ra như vậy những suy nghĩ vẫn hằng lởn vởn trong đầu tôi (nhưng chưa bao giờ nói ra) khiến tôi vô cùng khó chịu, nhưng bây giờ tôi phải nói cho Jenny hiểu thật hết.
- Ông ấy rất tỉnh bơ mỗi khi anh giật được thành tích gì. Ông ấy coi đó là điều đương nhiên, em hiểu không?
- Cụ là người bận trăm công nghìn việc. Chẳng phải cụ điều khiển một đống nhà băng và bao nhiêu cơ sở kinh doanh khác nữa sao?
- Nhưng mà, hay chưa, em đứng về bên nào thế Jenny?
- Sao vậy, chiến tranh à?
- Rất đúng.
- Anh buồn cười lắm, Oliver ạ.
Rõ ràng tôi đã không thuyết phục được nàng. Thế là lần đầu tiên, tôi thoáng nhìn thấy một cái hố ngăn cách hai chúng tôi, một cái hố giữa hai nền văn minh. Cố nhiên, ba năm rưỡi học tại các trường Harvard và Radcliffe đã gần như biến được chúng tôi thành cùng một người trí thức kênh kiệu mà các học đường này thường nảy sinh, nhưng đến việc chấp nhận ý kiến cho rằng cha tôi là người đá thì nàng lại bám chặt lấy quan niệm của người dân Ý và Địa Trung Hải về tình cảm bố thắm thiết, không làm sao cho nàng nghĩ khác đi được.
Tôi tìm cách dẫn ra một ví dụ. Tôi kể lại buổi trò chuyện tức cười sau trận đấu ở Cornell. Lần này, tôi thấy rõ tôi đã làm cho nàng kinh ngạc, nhưng lại theo chiều hướng khác.
- Cụ đã đến tận Ithaca để xem một trận hockey mèng cơ à?
Tôi cố giải thích rằng cha tôi chỉ là một cái mặt nạ che đậy một cái gì trống rỗng. Còn nàng thì đầu óc cứ nghĩ đến việc ông ấy đã đi cả một chặng đường dài bao nhiêu cây số vì một sự kiện thể thao nhỏ mọn (tương đối thôi) đến vậy.
- Này Jenny, không nói chuyện khác được à?
- Ôi, lạy trời, anh ấm ức về cha anh đấy – nàng trả lời – Điều đó chứng tỏ anh không hoàn hảo.
- À ra thế! Em muốn nói rằng em thì hoàn hảo có phải không?
- Ồ, không đâu, anh Dự bị ạ. Nếu em mà hoàn hảo thì liệu em có đi chơi với anh không?
Lại trở lại chuyện mọi khi.



- Jenny đang nói điện thoại dưới hà.

Cô gái phòng thường trực đã báo ngay cho tôi biết khi tôi chưa kịp xưng tên và nói lý do tôi đến Briggs Hall tối hôm thứ hai ấy. Tôi kết luận ngay đó là dấu hiệu tốt. Rõ ràng cô gái này đã đọc tờ Crimson và biết tôi là ai. Chuyện đó thì đã xảy ra với tôi nhiều lần rồi. Nhưng quan trọng hơn, đó là Jenny đã kể với cô ta tôi là người yêu của nàng.

- Xin cảm ơn, - tôi nói – tôi đợi Jenny ở đây.

- Bậy quá anh nhỉ, trận ở Cornell ấy. Tờ Crimson nói anh bị bốn đối thủ tiến công.

- Đúng. Thế mà tôi lại bị người ta phạt. Phạt năm phút.

- Thế à?

Sự khác nhau giữa một người bạn gái và một người ngưỡng mộ là với loại người thứ hai, chẳng mấy chốc ta không biết nói gì nữa.

- Jenny đã nói xong chưa cô?

Cô ta nhìn vào bảng tổng đài điện thoại và trả lời “Chưa”.

Ai mà Jenny có thể dành cho từng ấy thời gian xen vào cuộc hẹn hò với tôi? Tôi có biết rằng Martin Davidson, sinh viên năm thứ tư trường Adams House và là chỉ huy dàn nhạc tại Hội nhạc Bach, tự coi mình có những đặc quyền đối với Jennỵ Không phải về mặt thể xác, tất nhiên rồi. Tôi tin chắc rằng anh chàng không biết vung lên cái gì khác ngoài cái đũa chỉ huy của mình. Dù thế nào đi nữa, tôi quyết định không thể dung thứ mãi sự lạm dụng này đối với thời gian của tôi.

- Buồng điện thoại ở đâu nhỉ?

- Dưới kia kìa.

Tôi đi về phía cô ta chỉ. Từ xa tôi thấy Jenny đang cầm máy nói. Nàng để ngõ cửa buồn điện thoại. Tôi bước từ từ, dáng thờ ơ, mong nàng sẽ nhìn thấy tôi – Tôi cùng với những vết thương và những miếng băng – và nàng sẽ bỏ máy nghe đến lao vào tay tôi. Bước lại gần, tôi nghe được lõm bõm những lời nàng nói vào máy điện thoại:

- Vâng ạ, được chứ! Nhất định được. Phil yêu quý. Tôi không bước một cách thờ ơ nữa. Nàng nói chuyện với ai vậy? Không phải Davidson tên hắn không có chữ Phil. Tôi đã tìm hiểu về hắn từ lâu trong danh sách lớp hắn: Martin Davidson 70 đường Riverside Drive, New York, sinh viên trường nghệ thuật và âm nhạc Adams Housẹ Tôi cũng đã thấy ảnh hắn rồi, một khuôn mặt tỏ ra có một sự mẫn cảm nhất định, thông minh và một thân hình kém tôi chừng hai mươi lăm kilộ Nhưng rõ ràng đây không phải là Davinston. Hai năm rõ mười là Jenny Cavilleri đã bỏ rơi cả hai đứa chúng tôi vì một kẻ mà ngay lúc này đây, nàng đang hôn gửi qua máy điện thoại (với một vẻ trâng tráo đến thế nào!)

Tôi mới vắng mặt chưa đến bốn mươi lăm tiếng đồng hồ thế mà đã có một kẻ tên là Phil nào đó len vào trái tim Jenny rồi.

- Vâng, được chứ, Phil yêu quý. Nhất định được mà.

Đúng lúc nàng bỏ máy thì nhìn thấy tôi, và chẳng đỏ mặt một tí nào, nàng nhoẻn miệng cười, gửi tôi một cái hôn. Có thể giả dối được đến mức ấy cơ à?

Nàng hôn nhẹ lên bên má lành lặn của tôi.

- Này anh… trông anh khiếp quá.

- Anh bị thương mà, Jenny.

- Còn gã kiả Phải nặng hơn chứ?

- Nặng hơn, nhất định rồi. Với anh thì địch thủ bao giờ cũng bị nặng hơn.

Tôi lấy giọng hết sức hăm dọa mà nói câu này để nàng đồng thời hiểu rằng tôi sẽ loại ngay ra khỏi vòng chiến kẻ nào có ý định lẻn vào trái tim Jenny trong khi tôi xa mặt và tất nhiên là xa lòng nàng. Jenny nắm lấy tay áo tôi và hai chúng tôi bước về phía cửa.

Ra ngoài, lúc sắp bước lên xe, tôi hít đầy lồng ngực không khí ban tối rồi cố hết sức lấy giọng thật thản nhiên làm ra vẻ hỏi một cách bâng quơ:

- Jenny này.

- Gì cơ?

- Hừm… Phil là ai thế?

Vừa bước lên xe nàng vừa trả lời, bình thản:

- Bố em.

***

Tôi đâu tin được chuyện ấy.

- Em gọi bố em cộc lốc là Phil thôi à?

Tên bố em đấy. Còn bố anh, anh gọi là gì?

Có lần Jenny đã kể với tôi cha nàng đâu như làm bánh ngọt tại Cranston, một thị trấn nhỏ ở bang Rhodes Island. Ông đã một mình gà trống nuôi con, mẹ nàng đã qua đời trong một tai nạn xe hơi khi nàng hãy còn nhỏ xíu. Nàng kể chuyện ấy để giải thích tại sao nàng không có bằng lái xe. Về tất cả mọi lĩnh vực khác, cha nàng là một người “rất thông cảm” (đúng như lời nàng nói), nhưng về việc để cho đứa con gái cưng duy nhất của ông được lái xe thì ông rất mê tín không chịu. Điều đó đã làm nàng phải rất vất vả trong năm cuối ở trường trung học khi nàng học thêm dương cầm tại thành phố Providencẹ Nhưng nhờ vậy, nàng đã có dịp đọc hết các tác phẩm của Proust trên những chặng xe buýt dài.

- Bố anh, anh gọi là gì? – Nàng hỏi lại.

Đầu óc tôi đang để ở đâu đâu. Tôi không nghe rõ câu nàng hỏi.

- Em hỏi gỉ nhỉ?

- Khi nói về người sinh thành ra anh, anh gọi bằng gì?

Tôi trả lời bằng cái từ mà xưa nay tôi vẫn mơ dùng.

- Bố khỉ.

- Anh nói ngay vào mặt cụ à? – Nàng hỏi.

- Anh chưa bao giờ nhìn thấy mặt ông ấy.

- Cụ đeo mặt nạ ư?

- Phải, theo một nghĩa nào đó. Một cái mặt nạ bằng đá, loại đá rắn nhất.

- Thôi đi anh… Chắc cụ phải rất tự hào về anh, niềm vinh dự về thể thao của Harvard.

Tôi nhìn nàng, quả thực nàng chưa biết hết.

- Ông ấy cũng vậy, Jenny ạ.

- Cụ nổi tiếng hơn cả hữu biên đội vô địch Hội All Ivy sao?

Tôi hài lòng thấy nàng vui thích với tiếng tăm của tôi trong thể thao. Tôi rất tiếc sẽ phải làm cho tên tuổi mình mờ nhạt đi khi kể ra những thành tích thể thao của cha tôi.

- Ông ấy đã đi dự Thế vận hội năm 1928 trong môn đua thuyền.

- Oâi chao! Cụ giật giải chứ?

- Không!

Hẳn nàng phải nhận thấy rằng việc cha tôi chỉ về thứ sáu trong vòng đua chung kết đã an ủi tôi phần nào.

Hai chúng tôi không nói gì một lúc. Bây giờ Jeny có lẽ sẽ hiểu được rằng mang cái tên Oliver Barrett IV không phải chỉ có nghĩa là cuộc sống với cái tòa nhà bằng đá xám trong sân trường đại học Harvard mà còn phải thừa hưởng một truyền thống thể thao khá nặng nề, tóm lại là nặng nề đối với tôi.

- Nhưng cụ đã làm gì để được mang danh hiệu “Bố khỉ” – Jenny lại hỏi.

- Ông ấy áp chế tôi – tôi đáp

- Anh muốn nói là bố con anh bất hòa à?

Jen, anh xin em thôi đi, hãy miễn cho anh những chuyện gia đình của anh đã quá đủ đối với anh rồi.

- Sao nào, Oliver? Cụ áp chế anh những gì?

- Ông ấy bắt anh phải “giỏi”

- Ơ kìa, “giỏi” thì có gì xấu đâu? – Nàng hỏi, thích thú với cách nói châm chọc đó.

Tôi giải thích cho nàng hiểu tôi ghét cái bị truyền thống của dòng họ Barrett sắp đặt cuộc sống cho mình… Chắc nàng cũng đã đoán ra điều đó khi thấy tôi co vai rụt cổ lúc phải thú nhận tôi mang một số hiệu ở sau tên tôi. Tôi cũng không thích thú gì khi phải bắt buộc chúng ra một con số X thành tích nào đó sau mỗi một quý mà Trời cho tôi sống.

- Ờ, mà đúng thật, - Jenny nói, giọng đầy vẻ châm chọc, - em đã nhận thấy anh rất ghét được điểm A, được đứng trong đội giật giải quán quân…

- Anh ghét là ghét ông ấy coi những điều đó là đương nhiên.

Nói toạc ra như vậy những suy nghĩ vẫn hằng lởn vởn trong đầu tôi (nhưng chưa bao giờ nói ra) khiến tôi vô cùng khó chịu, nhưng bây giờ tôi phải nói cho Jenny hiểu thật hết.

- Ông ấy rất tỉnh bơ mỗi khi anh giật được thành tích gì. Ông ấy coi đó là điều đương nhiên, em hiểu không?

- Cụ là người bận trăm công nghìn việc. Chẳng phải cụ điều khiển một đống nhà băng và bao nhiêu cơ sở kinh doanh khác nữa sao?

- Nhưng mà, hay chưa, em đứng về bên nào thế Jenny?

- Sao vậy, chiến tranh à?

- Rất đúng.

- Anh buồn cười lắm, Oliver ạ.

Rõ ràng tôi đã không thuyết phục được nàng. Thế là lần đầu tiên, tôi thoáng nhìn thấy một cái hố ngăn cách hai chúng tôi, một cái hố giữa hai nền văn minh. Cố nhiên, ba năm rưỡi học tại các trường Harvard và Radcliffe đã gần như biến được chúng tôi thành cùng một người trí thức kênh kiệu mà các học đường này thường nảy sinh, nhưng đến việc chấp nhận ý kiến cho rằng cha tôi là người đá thì nàng lại bám chặt lấy quan niệm của người dân Ý và Địa Trung Hải về tình cảm bố thắm thiết, không làm sao cho nàng nghĩ khác đi được.

Tôi tìm cách dẫn ra một ví dụ. Tôi kể lại buổi trò chuyện tức cười sau trận đấu ở Cornell. Lần này, tôi thấy rõ tôi đã làm cho nàng kinh ngạc, nhưng lại theo chiều hướng khác.

- Cụ đã đến tận Ithaca để xem một trận hockey mèng cơ à?

Tôi cố giải thích rằng cha tôi chỉ là một cái mặt nạ che đậy một cái gì trống rỗng. Còn nàng thì đầu óc cứ nghĩ đến việc ông ấy đã đi cả một chặng đường dài bao nhiêu cây số vì một sự kiện thể thao nhỏ mọn (tương đối thôi) đến vậy.

- Này Jenny, không nói chuyện khác được à?

- Ôi, lạy trời, anh ấm ức về cha anh đấy – nàng trả lời – Điều đó chứng tỏ anh không hoàn hảo.

- À ra thế! Em muốn nói rằng em thì hoàn hảo có phải không?

- Ồ, không đâu, anh Dự bị ạ. Nếu em mà hoàn hảo thì liệu em có đi chơi với anh không?

Lại trở lại chuyện mọi khi.
Chuyện Tình ( Love Story )
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22