Chương 1
Tác giả: Erich Segal
Biết kể gì về một người con gái hai mươi nhăm tuổi khi nàng đã chết?
Kể rằng nàng đẹp, và vô cùng thông minh. Nàng yêu Mozart và Bach, yêu nhóm Beatles, và tôi nữa. Một hôm nàng bỏ hẳn tôi vào cùng một rọ với tất cả mấy người ấy và âm nhạc của họ, tôi hỏi nàng xếp bọn tôi theo thứ tự nào. Nàng nhoẻn miệng cười và bảo”Theo thứ tự chữ cái”. Lúc đó, tôi cũng cười theo. Giờ đây, tôi tự hỏi trên bảng danh sách những người nàng yêu, nàng ghi tên tôi theo tên riêng – tức là đứng sau Mozart – hay theo họ của tôi, tức là cho phép tôi được len lỏi vào giữa Bach và nhó Beatles. Dù thế nào đi nữa, tôi cũng không phải là người đứng đầu. Nói ra thì có vẻ ngớ ngẩn, song tôi không thể chịu được ý nghĩ ấy, vì tôi đã lớn lên với ý nghĩ là ở đâu tôi cũn phải đứng đầu. Ở một số dòng họ có những truyền thống như thế.
***
Đầu năm học cuối cùng, tôi thường đến đọc sách tại thư viện trường nữ sinh Radcliffẹ Không phải chỉ vì cảnh vật ở đấy đáng ngắm, dù rằng phải thú thật nó không làm tôi thờ ơ mà ngược lại, còn vì đó là một nơi yên tĩnh, không ai biết đến tôi, và các sách tra cứu lại ít bị mượn. Mai đã là ngày thi sử và tôi vẫn chưa giở trang nào trong số các cuốn sách cần đọc – một bệnh dịch tràn lan ở trường đại học Harvard. Tôi mới đi kiếm tại thư viện Radcliffe một trong những cuốn sách thông thái ấy để nó giúp tôi thoát nạn ngày hôm sau. Ở quầy thủ thư có hai cô gái. Một cô trông như một cái cây xanh tươi được tưới tắm chu đáo, dễ hình dung ra với cái vợt quần cặp bên nách, còn cô kia là một con mèo đeo kính. Tôi chọn con mèo con bốn mắt.
Chỗ bạn có cuốn Sự suy tàn của thời kỳ Trung cổ không?
Cô nàng ngẩng đầu lên nhìn tôi:
- Trường anh không có thư viện à?
- Cô bạn ơi, sinh viên trường Harvard có quyền đến đọc sách ở thư viện Harvard cơ mà.
- Tôi không nói đến quyền, anh sinh viên Dự bị ạ. Tôi nói đến đạo lý con người. Trường các anh có năm triệu cuốn sách, còn ở đây chúng tôi vỏn vẹn chỉ có vài ba nghìn.
May cho tôi chưa, cô nàng thuộc loại đáo để! Loại con gái nghĩ rằng số nữ sinh viên trường Radcliffe chỉ bằng một phần năm số nam sinh viên trường Harvard cho nên họ thông minh gấp năm lần. Nói chung, đó là loại thiếu nữ mà tôi thích xắt ra thành mảnh nhỏ, nhưng trong lúc này tôi cần đến cuốn sách khốn kiếp kia quá đi mất.
- Này cô bạn, tôi cần đến cuốn sách khốn kiếp ấy lắm.
- Yêu cầu không được nói năng lỗ mãng ở đây, anh Dự bị ạ.
- Cái gì mà cô bạn nghĩ tôi đã theo lớp Dự bị.
Cô gái bỏ cặp kính xuống rồi mới trả lời:
- Anh trông có vẻ giàu và ngốc.
- Nhầm rồi – tôi báo lại – sự thật là tôi nghèo và học giỏi.
- Ồ, không phải thế đâu, anh Dự bị ạ, tôi mới là học trò nghèo và giỏi.
Nàng nhìn thẳng vào đôi mắt tôi với đôi mắt nâu. Tôi có thể có vẻ giàu có, đúng thế, nhưng tôi không chịu để cho một con mèo con Radcliffe coi thường tôi, dù cho con mèo đó có đôi mắt đẹp đi nữa.
- Cô giỏi cái gì? – Tôi vặn hỏi.
- Giỏi vì tôi sẽ không nhận lời đi uống cà phê với anh.
- Nào tôi đã mời đâu.
- Aáy đấy, anh đã thấy anh ngốc chưa?
***
Tôi xin giải thích với các bạn tại sao tôi lại mời nàng đi uống cà phệ Nhờ không ngoan biết đầu hàng vào giây phút quyết định – nghĩa là bỗng nhiên làm ra vẻ muốn mời – tôi mượn được cuốn sách cần. Vì nàng không thể bỏ đi trước giờ đóng cửa thư viện nên tôi có đủ thời giờ nhồi nhét vào óc một số câu tủ về thời kỳ ảnh hưởng suy tàn của giới giáo sĩ nhường chỗ cho ảnh hưởng của chính quyền vào cuối thế kỷ mười một. Trong cuộc thi tôi được A trừ, đúng số điểm tôi thầm cho đôi chân của Jenny khi nàng từ sau quầy thủ thư bước ra. Tôi không thể nói là tôi cũng tặng ngần ấy điểm cho cách ăn mặc của nàng, nó hơi quá lôi thôi so với sở thích của tôi. Tôi đặc biệt không ưa cái túi kiểu túi của người da đỏ mà nàng dùng làm ví. May mà tôi không nói ra, vì sau đó tôi phát hiện chính nàng đã tự nghĩ kiểu và may lấy.
Hai chúng tôi đến cửa hàng Mitgie cách đó vài bước. Tôi gọi hai tách cà phê và một chiếc bánh kem chocolate (cho nàng).
- Tôi tên là Jennifer Cavilleri, gốc Ý.
Tôi cũng đoán vậy.
- Tôi ở khoa nhạc – nàng nói tiếp.
- Còn tôi là Oliver
- Tên riêng hay họ? – Nàng hỏi.
- Tên riêng – Rồi tôi thú nhận tên gần đầy đủ của tôi (nghĩa là gần như đầy đủ) là Oliver Barrett.
- Thế à? – Nàng thốt lên – Viết như nữ thi sĩ Barrett ấy à?
- Đúng – Tôi đáp – Nhưng không có họ hàng gì.
Trong giây phút im lặng tiếp theo tôi thầm cảm ơn thánh thần là nàng đã không đặt câu hỏi khó chịu quen thuộc: “Viết như hội trường Barrett ấy à?”. Bởi vì làm con cháu của kẻ đã cho xây hội trường Barrett là một nỗi nhục nhằn đeo đẳng của đời tôi. Đó là tòa nhà to lớn nhất và gớm ghiếc nhất ở trường Harvard, một kiến trúc khổng lồ dựng lên để suy tôn tiền bạc, tính hợm hĩnh và sự tôn sùng quá đáng trường Harvard của dòng họ nhà tôi.
Nàng vẫn im lặng. Lẽ nào chúng tôi đã không còn gì để nói với nhau? Hay tôi đã làm nàng chưng hửng khi bảo rằng tôi không phải là một người bà con của nữ thi sĩ Barrett? Nàng vẫn ngồi đấy, hơi mỉm cười với tôi một chút, nhưng chỉ có thế thôi. Để khỏi ngồi ngây ra như phỗng, tôi giơ mấy quyển vở ghi bài của nàng. Nét chữ của nàng thật kỳ cục, những chữ nhỏ và nhọn, hoàn toàn không có chữ hoa. Và nàng đang theo một số lớp khá chúa: văn học so sánh 103, nhạc lý 150, nhạc lý 201…
- Nhạc lý 201? Có phải là lớp cuối khóa không? Nàng gật đầu, không dấu được vẻ hãnh diện:
- Giáo trình âm nhạc đa âm của thời kỳ Phục hưng.
- Đa âm là cái gì?
- Không dính dáng gì đến xác thịt đâu, anh Dự bị ạ.
Mãi thế này, thực không thể chịu đựng được! Nàng không đọc từ Crimdon sao? Nàng không biết tôi là ai sao?
- Cô bạn ơi, cô bạn không biết tôi là ai à?
- Biết chứ – nàng trả lời với vẻ khinh miệt – Anh là kẻ có cái hội trường Barrett chứ gì?
Đúng nàng không biết tôi là ai rồi.
- Hội trường Barrett không phải là của tôi – tôi chống chế. Chẳng qua là bố của ông nội tôi đã tặng nó cho trường Harvard.
- Để cho cháu nội của con trai cụ cầm chắc một chỗ ở đấy phải không?
Thật quá lắm.
- Jenny này, nếu cô tin chắc tôi là một thằng mẻng như thế rồi, việc quái gì tôi phải đóng kịch để tôi mời cô đi cà phê?
Nàng nhìn thẳng vào mặt tôi, nhoẻn cười.
***
Nghệ thuật giành thắng lợi, đó còn là phải biết chịu thua một cách thoải mái. Không nghịch lý đâu. Và cái giỏi riêng của trường Harvard là nó có thể biến bất kỳ thất bại nào thành chiến thắng.
“Không may hả Barrett? Kể ra các cậu đã chơi một trận cũng ra trò đấy chứ?”
“Mình rất mừng là các cậu đã thắng. Mình muốn nói là các cậu đang quá cần một trận thắng”.
Tất nhiên, thắng lợi tuyệt đối thì tốt hơn. Tôi muốn nói nếu có thể, làm bàn vào phút cuối cùng tôi vẫn chưa hết hy vọng cuối cùng sẽ chinh phục được cô gái học gạo này của trường Radcliffe.
- Cô em học gạo này, tối thứ sáu này là trận đấu khúc côn cầu trên băng với đội Dacmao đấy.
- Thì sao?
- Tôi muốn cô em đến xem.
Với niềm tôn trọng thường có của trường Radcliffe đối với thể thao, nàng trả lời:
- Tại sao tôi phải làm khổ mình bằng cách đến xem một trận hốc cây mèng cơ chứ?
- Vì tôi chơi trong trận ấy – tôi trả lời với giọng hờ hững.
Im lặng một vài phút. Tôi tưởng như nghe thấy cả tiếng tuyết rơi.
- Chơi cho bên nào? – Nàng hỏi.
Biết kể gì về một người con gái hai mươi nhăm tuổi khi nàng đã chết?
Kể rằng nàng đẹp, và vô cùng thông minh. Nàng yêu Mozart và Bach, yêu nhóm Beatles, và tôi nữa. Một hôm nàng bỏ hẳn tôi vào cùng một rọ với tất cả mấy người ấy và âm nhạc của họ, tôi hỏi nàng xếp bọn tôi theo thứ tự nào. Nàng nhoẻn miệng cười và bảo”Theo thứ tự chữ cái”. Lúc đó, tôi cũng cười theo. Giờ đây, tôi tự hỏi trên bảng danh sách những người nàng yêu, nàng ghi tên tôi theo tên riêng – tức là đứng sau Mozart – hay theo họ của tôi, tức là cho phép tôi được len lỏi vào giữa Bach và nhó Beatles. Dù thế nào đi nữa, tôi cũng không phải là người đứng đầu. Nói ra thì có vẻ ngớ ngẩn, song tôi không thể chịu được ý nghĩ ấy, vì tôi đã lớn lên với ý nghĩ là ở đâu tôi cũn phải đứng đầu. Ở một số dòng họ có những truyền thống như thế.
***
Đầu năm học cuối cùng, tôi thường đến đọc sách tại thư viện trường nữ sinh Radcliffẹ Không phải chỉ vì cảnh vật ở đấy đáng ngắm, dù rằng phải thú thật nó không làm tôi thờ ơ mà ngược lại, còn vì đó là một nơi yên tĩnh, không ai biết đến tôi, và các sách tra cứu lại ít bị mượn. Mai đã là ngày thi sử và tôi vẫn chưa giở trang nào trong số các cuốn sách cần đọc – một bệnh dịch tràn lan ở trường đại học Harvard. Tôi mới đi kiếm tại thư viện Radcliffe một trong những cuốn sách thông thái ấy để nó giúp tôi thoát nạn ngày hôm sau. Ở quầy thủ thư có hai cô gái. Một cô trông như một cái cây xanh tươi được tưới tắm chu đáo, dễ hình dung ra với cái vợt quần cặp bên nách, còn cô kia là một con mèo đeo kính. Tôi chọn con mèo con bốn mắt.
Chỗ bạn có cuốn Sự suy tàn của thời kỳ Trung cổ không?
Cô nàng ngẩng đầu lên nhìn tôi:
- Trường anh không có thư viện à?
- Cô bạn ơi, sinh viên trường Harvard có quyền đến đọc sách ở thư viện Harvard cơ mà.
- Tôi không nói đến quyền, anh sinh viên Dự bị ạ. Tôi nói đến đạo lý con người. Trường các anh có năm triệu cuốn sách, còn ở đây chúng tôi vỏn vẹn chỉ có vài ba nghìn.
May cho tôi chưa, cô nàng thuộc loại đáo để! Loại con gái nghĩ rằng số nữ sinh viên trường Radcliffe chỉ bằng một phần năm số nam sinh viên trường Harvard cho nên họ thông minh gấp năm lần. Nói chung, đó là loại thiếu nữ mà tôi thích xắt ra thành mảnh nhỏ, nhưng trong lúc này tôi cần đến cuốn sách khốn kiếp kia quá đi mất.
- Này cô bạn, tôi cần đến cuốn sách khốn kiếp ấy lắm.
- Yêu cầu không được nói năng lỗ mãng ở đây, anh Dự bị ạ.
- Cái gì mà cô bạn nghĩ tôi đã theo lớp Dự bị.
Cô gái bỏ cặp kính xuống rồi mới trả lời:
- Anh trông có vẻ giàu và ngốc.
- Nhầm rồi – tôi báo lại – sự thật là tôi nghèo và học giỏi.
- Ồ, không phải thế đâu, anh Dự bị ạ, tôi mới là học trò nghèo và giỏi.
Nàng nhìn thẳng vào đôi mắt tôi với đôi mắt nâu. Tôi có thể có vẻ giàu có, đúng thế, nhưng tôi không chịu để cho một con mèo con Radcliffe coi thường tôi, dù cho con mèo đó có đôi mắt đẹp đi nữa.
- Cô giỏi cái gì? – Tôi vặn hỏi.
- Giỏi vì tôi sẽ không nhận lời đi uống cà phê với anh.
- Nào tôi đã mời đâu.
- Aáy đấy, anh đã thấy anh ngốc chưa?
***
Tôi xin giải thích với các bạn tại sao tôi lại mời nàng đi uống cà phệ Nhờ không ngoan biết đầu hàng vào giây phút quyết định – nghĩa là bỗng nhiên làm ra vẻ muốn mời – tôi mượn được cuốn sách cần. Vì nàng không thể bỏ đi trước giờ đóng cửa thư viện nên tôi có đủ thời giờ nhồi nhét vào óc một số câu tủ về thời kỳ ảnh hưởng suy tàn của giới giáo sĩ nhường chỗ cho ảnh hưởng của chính quyền vào cuối thế kỷ mười một. Trong cuộc thi tôi được A trừ, đúng số điểm tôi thầm cho đôi chân của Jenny khi nàng từ sau quầy thủ thư bước ra. Tôi không thể nói là tôi cũng tặng ngần ấy điểm cho cách ăn mặc của nàng, nó hơi quá lôi thôi so với sở thích của tôi. Tôi đặc biệt không ưa cái túi kiểu túi của người da đỏ mà nàng dùng làm ví. May mà tôi không nói ra, vì sau đó tôi phát hiện chính nàng đã tự nghĩ kiểu và may lấy.
Hai chúng tôi đến cửa hàng Mitgie cách đó vài bước. Tôi gọi hai tách cà phê và một chiếc bánh kem chocolate (cho nàng).
- Tôi tên là Jennifer Cavilleri, gốc Ý.
Tôi cũng đoán vậy.
- Tôi ở khoa nhạc – nàng nói tiếp.
- Còn tôi là Oliver
- Tên riêng hay họ? – Nàng hỏi.
- Tên riêng – Rồi tôi thú nhận tên gần đầy đủ của tôi (nghĩa là gần như đầy đủ) là Oliver Barrett.
- Thế à? – Nàng thốt lên – Viết như nữ thi sĩ Barrett ấy à?
- Đúng – Tôi đáp – Nhưng không có họ hàng gì.
Trong giây phút im lặng tiếp theo tôi thầm cảm ơn thánh thần là nàng đã không đặt câu hỏi khó chịu quen thuộc: “Viết như hội trường Barrett ấy à?”. Bởi vì làm con cháu của kẻ đã cho xây hội trường Barrett là một nỗi nhục nhằn đeo đẳng của đời tôi. Đó là tòa nhà to lớn nhất và gớm ghiếc nhất ở trường Harvard, một kiến trúc khổng lồ dựng lên để suy tôn tiền bạc, tính hợm hĩnh và sự tôn sùng quá đáng trường Harvard của dòng họ nhà tôi.
Nàng vẫn im lặng. Lẽ nào chúng tôi đã không còn gì để nói với nhau? Hay tôi đã làm nàng chưng hửng khi bảo rằng tôi không phải là một người bà con của nữ thi sĩ Barrett? Nàng vẫn ngồi đấy, hơi mỉm cười với tôi một chút, nhưng chỉ có thế thôi. Để khỏi ngồi ngây ra như phỗng, tôi giơ mấy quyển vở ghi bài của nàng. Nét chữ của nàng thật kỳ cục, những chữ nhỏ và nhọn, hoàn toàn không có chữ hoa. Và nàng đang theo một số lớp khá chúa: văn học so sánh 103, nhạc lý 150, nhạc lý 201…
- Nhạc lý 201? Có phải là lớp cuối khóa không? Nàng gật đầu, không dấu được vẻ hãnh diện:
- Giáo trình âm nhạc đa âm của thời kỳ Phục hưng.
- Đa âm là cái gì?
- Không dính dáng gì đến xác thịt đâu, anh Dự bị ạ.
Mãi thế này, thực không thể chịu đựng được! Nàng không đọc từ Crimdon sao? Nàng không biết tôi là ai sao?
- Cô bạn ơi, cô bạn không biết tôi là ai à?
- Biết chứ – nàng trả lời với vẻ khinh miệt – Anh là kẻ có cái hội trường Barrett chứ gì?
Đúng nàng không biết tôi là ai rồi.
- Hội trường Barrett không phải là của tôi – tôi chống chế. Chẳng qua là bố của ông nội tôi đã tặng nó cho trường Harvard.
- Để cho cháu nội của con trai cụ cầm chắc một chỗ ở đấy phải không?
Thật quá lắm.
- Jenny này, nếu cô tin chắc tôi là một thằng mẻng như thế rồi, việc quái gì tôi phải đóng kịch để tôi mời cô đi cà phê?
Nàng nhìn thẳng vào mặt tôi, nhoẻn cười.
***
Nghệ thuật giành thắng lợi, đó còn là phải biết chịu thua một cách thoải mái. Không nghịch lý đâu. Và cái giỏi riêng của trường Harvard là nó có thể biến bất kỳ thất bại nào thành chiến thắng.
“Không may hả Barrett? Kể ra các cậu đã chơi một trận cũng ra trò đấy chứ?”
“Mình rất mừng là các cậu đã thắng. Mình muốn nói là các cậu đang quá cần một trận thắng”.
Tất nhiên, thắng lợi tuyệt đối thì tốt hơn. Tôi muốn nói nếu có thể, làm bàn vào phút cuối cùng tôi vẫn chưa hết hy vọng cuối cùng sẽ chinh phục được cô gái học gạo này của trường Radcliffe.
- Cô em học gạo này, tối thứ sáu này là trận đấu khúc côn cầu trên băng với đội Dacmao đấy.
- Thì sao?
- Tôi muốn cô em đến xem.
Với niềm tôn trọng thường có của trường Radcliffe đối với thể thao, nàng trả lời:
- Tại sao tôi phải làm khổ mình bằng cách đến xem một trận hốc cây mèng cơ chứ?
- Vì tôi chơi trong trận ấy – tôi trả lời với giọng hờ hững.
Im lặng một vài phút. Tôi tưởng như nghe thấy cả tiếng tuyết rơi.
- Chơi cho bên nào? – Nàng hỏi.