Chương 14
Tác giả: Erich Segal
Thư đến vào tháng Bảy.
Thư được chuyển tiếp từ Cambridge đến Denis Port thành ra tôi nhận tin có lẽ chậm mất một ngày. Tôi chạy vội đến chỗ Jenny đang đứng trông mấy đứa trẻ đang đá bóng (hay đá nhau), và bằng một giọng hệt tài tử Boga, tôi gọi:
- Này em, lại đây.
- Gì đấy?
- Lại đây em – tôi nhắc lại với một vẻ hách dịch làm nàng phải đi theo tôi.
- Gì đấy, Oliver? Có nói đi không nào?
Tôi cứ tiếp tục bước, oai nghiêm và lạnh lùng.
- Lên thuyền, - tôi giơ tay chỉ chiếc thuyền, bằng đúng bàn tay đang cầm bức thư mà nàng vẫn chưa nhận ra.
- Oliver, em còn phải trông bọn trẻ, - nàng phản kháng nhưhg vẫn ngoan ngoãn nghe lời.
***
- Oliver, cuối cùng anh có kể là có việc gì đi không nào?
Bây giờ thuyền chúng tôi đã cách xa bờ khoảng một trăm mét. Tôi tuyên bố:
- Anh muốn báo với em tin này.
- Không nói được trên bờ à? Hả nỡm? – nàng thét lên.
- Không! Không nói được! – Tôi cũng hét lên. (Hai chúng tôi không ai nổi cáu gì đâu, nhưng vì gió thổi khá mạnh nên chúng tôi buộc phải hét lên mới nghe được nhau). Anh chỉ muốn có riêng mình anh với em. Này, nhìn xem anh nhận được cái gì đây này.
Tôi giơ ra bức thự Nàng nhận ra ngay nơi gửi in ngoài phong bì.
- A… trường luật Harvard. Họ tống cổ anh à?
- Lạc quan quá nhỉ. Thử đoán lại xem nào, - tôi gào lên:
- Anh nhất lớp à? – Nàng đoán.
Tôi bỗng thấy gần như hổ thẹn!
- Không hẳn vậy. Thứ ba.
Ê! Thứ ba thôi à?
- Nghe này… như vậy cũng có nghĩa là anh sẽ được cộng tác với Tạp chí luật học
Vẻ mặt nàng hoàn toàn không bộc lộ một cảm nghĩ gì.
- Nhưng mà, Jenny – giọng tôi gần như rên rỉ – em nói một câu gì đi chứ?
- Chưa nói chừng nào em chưa gặp mặt người nhất và người nhì.
Tôi nhìn nàng, mong thấy xuất hiện trên gương mặt nàng cái nụ cười mà tôi biết nàng đang ghim lại.
- Jenny này… - tôi van vỉ.
- Em đi đây. Xin chào.
Nói xong, nàng nhảy ngay xuống nước. Tôi nhào người xuống theo và một giây sau, hai chúng tôi cùng bám lấy thành thuyền, cười như nắc nẻ. Tôi giở giọng triết lý:
- Em thấy không, dù sao em đã phải nhảy xuống nước để chúc mừng anh.
- Đừng lên mặt quá, anh ơi. Thứ ba thì bao giờ vẫn chỉ là thứ ba thôi.
- Này em, ngốc ơi, - tôi bảo.
- Gì vậy hả ngốc? – nàng đáp.
- Công em rất nhiều, - tôi nói, giọng thành thực.
- Sai rồi, ngốc ạ, sai rồi.
- Sai? Tôi hỏi lại, hơi ngạc nhiên.
Công em tất cả.
Tối hôm đó, chúng tôi bỏ ra hai mươi ba đôla cho một bữa tôm hùm tại một tiệm ăn cực sang ở Yarmouth. Jenny vẫn chưa chịu phát biểu điều gì cho đến khi biết thêm về hai anh chàng, nói như nàng, đã “hạ” tôi.
***
Kể ra có vẻ ngớ ngẩn song tôi quý nàng đến nỗi vừa về đến Cambridge là tôi lao đi tìm hiểu xem hai gã kia là ai. Tôi nhẹ người đi được biết gã thứ nhất là Erwin Blasband. Khoá City College năm 1964, loại học gạo, không có dáng thể thao, đeo kính cận, hoàn toàn không phải là loại người hợp sở thích của Jenny và gã thứ nhì thì không phải là gã mà là một cô gái tên là Bella Landau, khóa Bryn Mawr năm 1964. Rất may là Bella Landau lại khá kháu khỉnh (đối với một cô sinh viên luật) làm tôi có thể chọc được Jenny đôi chút về “chi tiết trong những buổi tối tôi ở lại làm việc muộn tại Gannett House”, trụ sở Tạp chí luật học. Khi tôi muộn là muộn thật sự. Nhiều lần tôi phải làm việc đến hai ba giờ sáng mới về tới nhà. Nghĩa là phải theo sáu lớp, cộng với việc biên tập tờ báo, ngoài ra chính tôi đã viết được một bài trên một tờ báo (Bài Sự trợ giúp pháp lý đối với dân nghèo đô thị: khảo cứu về quận Roxbury, thành phố Boston của Oliver Barrett IV. Tạp chí luật học, số tháng 3-1966 tr. 861 – 908)
- Một bài viết tốt, quả là một bài viết tốt.
Đó là tất cả những gì mà ông chủ být Joel Fleishman nhắc đi nhắc lại mãi. Thành thực mà nói, tôi hy vọng sẽ nhận được một lời khen dài hơn của một người năm tới sẽ phụ tá cho thẩm phán Tòa án tối cao Douglas. Nhưng ông chỉ nói thế sau khi đọc bản thảo cuối cùng của tôi, Jenny đã bảo tôi là bài báo “sắc bén, thông minh và rất khéo”. Fleishman không đánh giá nổi như nàng à?
- Fleishman bảo đây là một bài tốt, Jenny ạ.
- Em thức đến giờ này chỉ nghe có thế thôi à? Ông ta kh6ng nhận xét gì về cách khảo cứu, sưu tầm tài liệu, văn phong và gì gì nữa à?
- Không, Jenny ạ. Ông ấy chỉ bảo là tốt, thế thôi.
- Thế anh làm gì đến bây giờ mới về?
Tôi khẽ nháy mắt:
- Anh có việc bận với Bella Landau.
- À! – Nàng khẽ thét lên.
Tôi không đọc được ý gì trong giọng nàng. Tôi hỏi thẳng:
- Em có ghen không?
- Không. Chân em đẹp hơn chân cô ấy nhiều.
- Em có biết lập hồ sơ cho một vụ kiện không?
- Thế cô ấy biết làm mì thanh kiểu không?
- Có chứ. Chính tối nay cô ấy đã đem đến Gannett Housẹ Mọi người đều bảo mì ấy ngon như cặp chân em ấy.
- Đúng thế – nàng nói.
- Em còn nói được gì nữa nào?
- Bella Landau có trả tiền nhà cho anh không?
- Thôi xin chịu – Tôi đáp – dại quá sao anh không chịu kết thúc lúc mình đang thắng.
- Bởi vì, anh Dự bị Ơi, với em thì anh không bao giờ thắng – người vợ yêu thương của tôi nói.
Thư đến vào tháng Bảy.
Thư được chuyển tiếp từ Cambridge đến Denis Port thành ra tôi nhận tin có lẽ chậm mất một ngày. Tôi chạy vội đến chỗ Jenny đang đứng trông mấy đứa trẻ đang đá bóng (hay đá nhau), và bằng một giọng hệt tài tử Boga, tôi gọi:
- Này em, lại đây.
- Gì đấy?
- Lại đây em – tôi nhắc lại với một vẻ hách dịch làm nàng phải đi theo tôi.
- Gì đấy, Oliver? Có nói đi không nào?
Tôi cứ tiếp tục bước, oai nghiêm và lạnh lùng.
- Lên thuyền, - tôi giơ tay chỉ chiếc thuyền, bằng đúng bàn tay đang cầm bức thư mà nàng vẫn chưa nhận ra.
- Oliver, em còn phải trông bọn trẻ, - nàng phản kháng nhưhg vẫn ngoan ngoãn nghe lời.
***
- Oliver, cuối cùng anh có kể là có việc gì đi không nào?
Bây giờ thuyền chúng tôi đã cách xa bờ khoảng một trăm mét. Tôi tuyên bố:
- Anh muốn báo với em tin này.
- Không nói được trên bờ à? Hả nỡm? – nàng thét lên.
- Không! Không nói được! – Tôi cũng hét lên. (Hai chúng tôi không ai nổi cáu gì đâu, nhưng vì gió thổi khá mạnh nên chúng tôi buộc phải hét lên mới nghe được nhau). Anh chỉ muốn có riêng mình anh với em. Này, nhìn xem anh nhận được cái gì đây này.
Tôi giơ ra bức thự Nàng nhận ra ngay nơi gửi in ngoài phong bì.
- A… trường luật Harvard. Họ tống cổ anh à?
- Lạc quan quá nhỉ. Thử đoán lại xem nào, - tôi gào lên:
- Anh nhất lớp à? – Nàng đoán.
Tôi bỗng thấy gần như hổ thẹn!
- Không hẳn vậy. Thứ ba.
Ê! Thứ ba thôi à?
- Nghe này… như vậy cũng có nghĩa là anh sẽ được cộng tác với Tạp chí luật học
Vẻ mặt nàng hoàn toàn không bộc lộ một cảm nghĩ gì.
- Nhưng mà, Jenny – giọng tôi gần như rên rỉ – em nói một câu gì đi chứ?
- Chưa nói chừng nào em chưa gặp mặt người nhất và người nhì.
Tôi nhìn nàng, mong thấy xuất hiện trên gương mặt nàng cái nụ cười mà tôi biết nàng đang ghim lại.
- Jenny này… - tôi van vỉ.
- Em đi đây. Xin chào.
Nói xong, nàng nhảy ngay xuống nước. Tôi nhào người xuống theo và một giây sau, hai chúng tôi cùng bám lấy thành thuyền, cười như nắc nẻ. Tôi giở giọng triết lý:
- Em thấy không, dù sao em đã phải nhảy xuống nước để chúc mừng anh.
- Đừng lên mặt quá, anh ơi. Thứ ba thì bao giờ vẫn chỉ là thứ ba thôi.
- Này em, ngốc ơi, - tôi bảo.
- Gì vậy hả ngốc? – nàng đáp.
- Công em rất nhiều, - tôi nói, giọng thành thực.
- Sai rồi, ngốc ạ, sai rồi.
- Sai? Tôi hỏi lại, hơi ngạc nhiên.
Công em tất cả.
Tối hôm đó, chúng tôi bỏ ra hai mươi ba đôla cho một bữa tôm hùm tại một tiệm ăn cực sang ở Yarmouth. Jenny vẫn chưa chịu phát biểu điều gì cho đến khi biết thêm về hai anh chàng, nói như nàng, đã “hạ” tôi.
***
Kể ra có vẻ ngớ ngẩn song tôi quý nàng đến nỗi vừa về đến Cambridge là tôi lao đi tìm hiểu xem hai gã kia là ai. Tôi nhẹ người đi được biết gã thứ nhất là Erwin Blasband. Khoá City College năm 1964, loại học gạo, không có dáng thể thao, đeo kính cận, hoàn toàn không phải là loại người hợp sở thích của Jenny và gã thứ nhì thì không phải là gã mà là một cô gái tên là Bella Landau, khóa Bryn Mawr năm 1964. Rất may là Bella Landau lại khá kháu khỉnh (đối với một cô sinh viên luật) làm tôi có thể chọc được Jenny đôi chút về “chi tiết trong những buổi tối tôi ở lại làm việc muộn tại Gannett House”, trụ sở Tạp chí luật học. Khi tôi muộn là muộn thật sự. Nhiều lần tôi phải làm việc đến hai ba giờ sáng mới về tới nhà. Nghĩa là phải theo sáu lớp, cộng với việc biên tập tờ báo, ngoài ra chính tôi đã viết được một bài trên một tờ báo (Bài Sự trợ giúp pháp lý đối với dân nghèo đô thị: khảo cứu về quận Roxbury, thành phố Boston của Oliver Barrett IV. Tạp chí luật học, số tháng 3-1966 tr. 861 – 908)
- Một bài viết tốt, quả là một bài viết tốt.
Đó là tất cả những gì mà ông chủ být Joel Fleishman nhắc đi nhắc lại mãi. Thành thực mà nói, tôi hy vọng sẽ nhận được một lời khen dài hơn của một người năm tới sẽ phụ tá cho thẩm phán Tòa án tối cao Douglas. Nhưng ông chỉ nói thế sau khi đọc bản thảo cuối cùng của tôi, Jenny đã bảo tôi là bài báo “sắc bén, thông minh và rất khéo”. Fleishman không đánh giá nổi như nàng à?
- Fleishman bảo đây là một bài tốt, Jenny ạ.
- Em thức đến giờ này chỉ nghe có thế thôi à? Ông ta kh6ng nhận xét gì về cách khảo cứu, sưu tầm tài liệu, văn phong và gì gì nữa à?
- Không, Jenny ạ. Ông ấy chỉ bảo là tốt, thế thôi.
- Thế anh làm gì đến bây giờ mới về?
Tôi khẽ nháy mắt:
- Anh có việc bận với Bella Landau.
- À! – Nàng khẽ thét lên.
Tôi không đọc được ý gì trong giọng nàng. Tôi hỏi thẳng:
- Em có ghen không?
- Không. Chân em đẹp hơn chân cô ấy nhiều.
- Em có biết lập hồ sơ cho một vụ kiện không?
- Thế cô ấy biết làm mì thanh kiểu không?
- Có chứ. Chính tối nay cô ấy đã đem đến Gannett Housẹ Mọi người đều bảo mì ấy ngon như cặp chân em ấy.
- Đúng thế – nàng nói.
- Em còn nói được gì nữa nào?
- Bella Landau có trả tiền nhà cho anh không?
- Thôi xin chịu – Tôi đáp – dại quá sao anh không chịu kết thúc lúc mình đang thắng.
- Bởi vì, anh Dự bị Ơi, với em thì anh không bao giờ thắng – người vợ yêu thương của tôi nói.