Chương 19
Tác giả: Erich Segal
Bây giờ ít ra tôi không còn sợ về nhà. Tôi không khiếp sợ sự việc phải “cư xử cho bình thường”. Jenny và tôi lại cùng nhau chia xẻ mọi điều trong cuộc sống, cả cái ý nghĩa ghê tởm và khủng khiếp là biết chắc rằng thời gian chung sống với nhau của chúng tôi nay đã tính từng ngày.
Chúng tôi có những việc phải bàn bạc với nhau những việc mà những cặp vợ chồng hai mươi bốn tuổi thường không đề cập.
- Em trông mong anh sẽ cứng cỏi, nhà vô địch ạ, - nàng bảo tôi.
- Nhất định rồi, nhất định rồi – tôi trả lời mà trong lòng tự hỏi không biết Jenny vốn bao giờ cũng đọc được hết ý nghĩ của tôi liệu có đoán nhà vô địch vĩ đại của nàng đã thấy sợ rồi không.
Nàng nói tiếp:
- Em muốn nói là anh phải cứng cỏi để làm chỗ dựa cho bố. Đối với bố việc này quá nặng nề. Còn anh, dẫu sao anh sẽ là người chồng góa vợ vui vẻ.
- Anh sẽ không vui vẻ đâu.
- Anh phải vui vẻ. Em muốn anh vui vẻ. Anh có nghe em không?
- Nghe.
- Thế thì được.
***
Hôm ấy là gần một tháng sau, đúng vào lúc sau bữa ăn tối Jenny vẫn tiếp tục làm bếp, nàng muốn thế. Cuối cùng tôi cũng đã thuyết phục được nàng để tôi giành lấy việc thu dọn (tuy nàng gắt với tôi bảo rằng “đây không phải là việc của đàn ông”). Tôi đang cất dọn bác đĩa trong khi nàng chơi piano bản Chopin, bỗng nghe thấy nàng dừng lại giữa chừng một bản Dạo đầu. Ngay lập tức tôi lao vào phòng khách và thấy nàng ngồi yên bất động trên ghế.
- Sao em, Jennỷ – Tôi hỏi với nhiều ý ngầm.
Nàng trả lời tôi bằng một câu hỏi khác:
- Anh có tiền trả taxi không?
- Có chứ – tôi đáp – Em muốn đi đâu?
- Chẳng hạn… đến bệnh viện.
Trong lúc làm những động tác chớp nhoáng liền ngay sau, tôi hiểu ra rằng điều đó đã xảy ra. Jenny sẽ ra đi khỏi căn nhà chúng tôi để không bao giờ trở lại nữa. Trong khi nàng ngồi đó và tôi xếp một vài thứ cần dùng cho nàng, tôi tự hỏi không biết nàng đang nghĩ đến cái gì. Ý tôi muốn nói về gian phòng: nàng muốn nhìn vào cái gì để nhớ lại sau này?
Không nhìn vào cái gì cả. Nàng ngồi yên không nhúc nhích và đôi mắt nàng không đặt vào đâu cả.
- Em ơi – tôi nói, - Em có muốn đem theo cái gì không em?
- Hừm – nàng lắc đầu ra hiệu bảo không, nhưng rồi như để nghĩ lại, nàng nói thêm: - Anh.
***
Không dễ gọi được taxi đúng vào giờ tan rạp hát. Người gác cổng huýt còi vung tay y như một trọng tài hockey trong lúc lộn xộn. Jenny dựa vào người tôi và tôi thầm mong taxi không bao giờ đến để nàng cứ thế dựa vào người tôi mãi mãi. Nhưng cuối cùng có một xe, và tài xế – may cho chúng tôi – thuộc loại vui tính. Khi biết chúng tôi đến bệnh viện Mount Sinai bác ta nhập ngay vào cuộc:
- Đừng lo, các bạn trẻ ạ. Các bạn được gửi gấm vào những bàn tay đáng tin cậy đấy. Bà đỡ và tôi đã cộng tác với nhau từ nhiều năm nay rồi.
Trên ghế sau, Jenny áp sát người vào tôi. Tôi hôn lên mái tóc nàng. Bác tài vui tính hỏi han chúng tôi:
- Con đầu lòng của hai anh chị à?
Jenny đoán chắc là tôi sắp tỏ ra cục cằn với bác này thì nàng thì thầm vào tai tôi:
- Tử tế với người ta nhé, Oliver. Người ta chỉ định tử tế với mình thôi mà.
- Vâng bác ạ – tôi nói, - con đầu lòng. Và nhà tôi thấy người khó chịu, vậy bác có thể bỏ qua mấy cái đèn đỏ được không?
Loáng một cái bác ta đã đưa chúng tôi đến Mount Sinai. Quả thực bác ta rất tử tế, mở cửa xe cho chúng tôi, vân vân. Trước khi đi, bác ta còn nói một thôi một hồi chúng chúng tôi hạnh phúc và may mắn. Jenny cảm ơn bác ta.
***
Nàng tỏ vẻ không đứng vững, tôi định bế nàng vào trong bệnh viện, nhưng nàng gạt đi:
- Không. Không thích bế qua ngưỡng cửa này.
Chúng tôi cùng nhau bước vào và trải qua những chuyện hạnh họe khi nhập viện.
- Anh chị có mua bảo hiểm hay đóng quỹ Tương tế không?
- Không?
(Làm sao chúng tôi có thể nghĩ đến những chuyện dớ dẩn ấy? Chúng tôi còn quá bận mua sắm bát đĩa).
Việc Jenny đến đây cố nhiên không phải là bất ngờ. Bệnh viện đã được báo trước, và nàng bây giờ đã được bác sĩ Bernard Ackerman theo dõi. Ông này, như Jenny đã nói với tôi, là một người giỏi và tốt, tuy đã học ở Ien từ đầu đến cuối.
Bác sĩ Ackerman bảo tôi:
- Chúng tôi sẽ truyền cho bà nhà hồng huyết cầu và tiểu cầu. Đó là những gì cần thiết trong lúc này. Bà nhà hoàn toàn không cần đến những chất chống chuyển hóa.
- Thế nghĩa là thế nào? – Tôi hỏi.
- Đó là một liệu pháp làm chậm đi sự phá hủy của các tế bào, nhưng như bà nhà đã biết… nó có thể có tác dụng phụ, gây khó chịu.
- Này ông bác sĩ – tôi biết tôi căn dặn ông ta là thừa – Vợ tôi là người ra lệnh. Các ông hãy làm tất cả những gì vợ tôi yêu cầu. Công việc của các ông là làm tất cả những gì có thể làm được cho nhà tôi khỏi đau đớn.
- Ông cứ yên tâm, chúng tôi sẽ hết sức chu đáo.
- Tốn kém bao nhiêu đối với tôi không hề gì.
Hình như tôi nói hơi to.
- Việc điều trị có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng – bác sĩ nhắc nhở.
- Tốn kém bao nhiêu không sao hết, - tôi nói to.
Tôi đối xử với ông ta quả là thô bạo, nhưng ông vẫn tỏ ra rất kiên nhẫn với tôi. Ông ta giải thích:
- Tôi chỉ muốn nói chúng tôi thực sự không thể biết có thể kéo dài bao lâu … cuộc sống của bà nhà.
- Bất luận thế nào, ông bác sĩ – tôi ra lệnh cho ông chớ quên là tôi muốn vợ tôi được hưởng những thứ gì tốt nhất. Phòng riêng, y tá túc trực, vân vân. Tất cả mọi thứ. Tôi yêu cầu ông như vậy. Tôi có tiền trả hết.
Bây giờ ít ra tôi không còn sợ về nhà. Tôi không khiếp sợ sự việc phải “cư xử cho bình thường”. Jenny và tôi lại cùng nhau chia xẻ mọi điều trong cuộc sống, cả cái ý nghĩa ghê tởm và khủng khiếp là biết chắc rằng thời gian chung sống với nhau của chúng tôi nay đã tính từng ngày.
Chúng tôi có những việc phải bàn bạc với nhau những việc mà những cặp vợ chồng hai mươi bốn tuổi thường không đề cập.
- Em trông mong anh sẽ cứng cỏi, nhà vô địch ạ, - nàng bảo tôi.
- Nhất định rồi, nhất định rồi – tôi trả lời mà trong lòng tự hỏi không biết Jenny vốn bao giờ cũng đọc được hết ý nghĩ của tôi liệu có đoán nhà vô địch vĩ đại của nàng đã thấy sợ rồi không.
Nàng nói tiếp:
- Em muốn nói là anh phải cứng cỏi để làm chỗ dựa cho bố. Đối với bố việc này quá nặng nề. Còn anh, dẫu sao anh sẽ là người chồng góa vợ vui vẻ.
- Anh sẽ không vui vẻ đâu.
- Anh phải vui vẻ. Em muốn anh vui vẻ. Anh có nghe em không?
- Nghe.
- Thế thì được.
***
Hôm ấy là gần một tháng sau, đúng vào lúc sau bữa ăn tối Jenny vẫn tiếp tục làm bếp, nàng muốn thế. Cuối cùng tôi cũng đã thuyết phục được nàng để tôi giành lấy việc thu dọn (tuy nàng gắt với tôi bảo rằng “đây không phải là việc của đàn ông”). Tôi đang cất dọn bác đĩa trong khi nàng chơi piano bản Chopin, bỗng nghe thấy nàng dừng lại giữa chừng một bản Dạo đầu. Ngay lập tức tôi lao vào phòng khách và thấy nàng ngồi yên bất động trên ghế.
- Sao em, Jennỷ – Tôi hỏi với nhiều ý ngầm.
Nàng trả lời tôi bằng một câu hỏi khác:
- Anh có tiền trả taxi không?
- Có chứ – tôi đáp – Em muốn đi đâu?
- Chẳng hạn… đến bệnh viện.
Trong lúc làm những động tác chớp nhoáng liền ngay sau, tôi hiểu ra rằng điều đó đã xảy ra. Jenny sẽ ra đi khỏi căn nhà chúng tôi để không bao giờ trở lại nữa. Trong khi nàng ngồi đó và tôi xếp một vài thứ cần dùng cho nàng, tôi tự hỏi không biết nàng đang nghĩ đến cái gì. Ý tôi muốn nói về gian phòng: nàng muốn nhìn vào cái gì để nhớ lại sau này?
Không nhìn vào cái gì cả. Nàng ngồi yên không nhúc nhích và đôi mắt nàng không đặt vào đâu cả.
- Em ơi – tôi nói, - Em có muốn đem theo cái gì không em?
- Hừm – nàng lắc đầu ra hiệu bảo không, nhưng rồi như để nghĩ lại, nàng nói thêm: - Anh.
***
Không dễ gọi được taxi đúng vào giờ tan rạp hát. Người gác cổng huýt còi vung tay y như một trọng tài hockey trong lúc lộn xộn. Jenny dựa vào người tôi và tôi thầm mong taxi không bao giờ đến để nàng cứ thế dựa vào người tôi mãi mãi. Nhưng cuối cùng có một xe, và tài xế – may cho chúng tôi – thuộc loại vui tính. Khi biết chúng tôi đến bệnh viện Mount Sinai bác ta nhập ngay vào cuộc:
- Đừng lo, các bạn trẻ ạ. Các bạn được gửi gấm vào những bàn tay đáng tin cậy đấy. Bà đỡ và tôi đã cộng tác với nhau từ nhiều năm nay rồi.
Trên ghế sau, Jenny áp sát người vào tôi. Tôi hôn lên mái tóc nàng. Bác tài vui tính hỏi han chúng tôi:
- Con đầu lòng của hai anh chị à?
Jenny đoán chắc là tôi sắp tỏ ra cục cằn với bác này thì nàng thì thầm vào tai tôi:
- Tử tế với người ta nhé, Oliver. Người ta chỉ định tử tế với mình thôi mà.
- Vâng bác ạ – tôi nói, - con đầu lòng. Và nhà tôi thấy người khó chịu, vậy bác có thể bỏ qua mấy cái đèn đỏ được không?
Loáng một cái bác ta đã đưa chúng tôi đến Mount Sinai. Quả thực bác ta rất tử tế, mở cửa xe cho chúng tôi, vân vân. Trước khi đi, bác ta còn nói một thôi một hồi chúng chúng tôi hạnh phúc và may mắn. Jenny cảm ơn bác ta.
***
Nàng tỏ vẻ không đứng vững, tôi định bế nàng vào trong bệnh viện, nhưng nàng gạt đi:
- Không. Không thích bế qua ngưỡng cửa này.
Chúng tôi cùng nhau bước vào và trải qua những chuyện hạnh họe khi nhập viện.
- Anh chị có mua bảo hiểm hay đóng quỹ Tương tế không?
- Không?
(Làm sao chúng tôi có thể nghĩ đến những chuyện dớ dẩn ấy? Chúng tôi còn quá bận mua sắm bát đĩa).
Việc Jenny đến đây cố nhiên không phải là bất ngờ. Bệnh viện đã được báo trước, và nàng bây giờ đã được bác sĩ Bernard Ackerman theo dõi. Ông này, như Jenny đã nói với tôi, là một người giỏi và tốt, tuy đã học ở Ien từ đầu đến cuối.
Bác sĩ Ackerman bảo tôi:
- Chúng tôi sẽ truyền cho bà nhà hồng huyết cầu và tiểu cầu. Đó là những gì cần thiết trong lúc này. Bà nhà hoàn toàn không cần đến những chất chống chuyển hóa.
- Thế nghĩa là thế nào? – Tôi hỏi.
- Đó là một liệu pháp làm chậm đi sự phá hủy của các tế bào, nhưng như bà nhà đã biết… nó có thể có tác dụng phụ, gây khó chịu.
- Này ông bác sĩ – tôi biết tôi căn dặn ông ta là thừa – Vợ tôi là người ra lệnh. Các ông hãy làm tất cả những gì vợ tôi yêu cầu. Công việc của các ông là làm tất cả những gì có thể làm được cho nhà tôi khỏi đau đớn.
- Ông cứ yên tâm, chúng tôi sẽ hết sức chu đáo.
- Tốn kém bao nhiêu đối với tôi không hề gì.
Hình như tôi nói hơi to.
- Việc điều trị có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng – bác sĩ nhắc nhở.
- Tốn kém bao nhiêu không sao hết, - tôi nói to.
Tôi đối xử với ông ta quả là thô bạo, nhưng ông vẫn tỏ ra rất kiên nhẫn với tôi. Ông ta giải thích:
- Tôi chỉ muốn nói chúng tôi thực sự không thể biết có thể kéo dài bao lâu … cuộc sống của bà nhà.
- Bất luận thế nào, ông bác sĩ – tôi ra lệnh cho ông chớ quên là tôi muốn vợ tôi được hưởng những thứ gì tốt nhất. Phòng riêng, y tá túc trực, vân vân. Tất cả mọi thứ. Tôi yêu cầu ông như vậy. Tôi có tiền trả hết.